Page 5 of 11 FirstFirst 123456789 ... LastLast
Results 41 to 50 of 104

Thread: LƯ DO ĐEM DẠY LẠI CHỮ NHO KHÔNG ĐỦ THUYẾT PHỤC

  1. #41
    Member Nguyễn Kiến-Hưng's Avatar
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    623
    Quote Originally Posted by Tiếng Việt View Post

    Thưa ông Nguyễn Kiến Hưng,
    1. Trong những câu mà tôi dùng làm thí dụ trên, có nhiều câu là thành ngữ mà tôi nghĩ nhiều người biết, và những câu đó xưa nay cũng vẫn chỉ có bao nhiêu tiếng (chữ) đó mà thôi.
    Tiếng Việt dùng trong văn nói, có rất nhiều câu không theo qui tắc văn phạm như văn phạm tây phương mà chữ quốc ngữ đă mượn. Trước khi có chữ quốc ngữ, tiếng Việt không có khái niệm "văn phạm" mà chỉ có "cú pháp". Ngày xưa muốn viết văn hay phải giỏi cú pháp. Môn văn phạm mới có hơn thế kỷ nay, trong khi tiếng Việt đă có mấy ngàn năm nay. Ngày xưa tổ tiên ta vẫn nói như vậy mà ai cũng hiểu. Tiếng Việt, trước khi có chữ quốc ngữ và môn văn phạm đi kèm, cách nói (và viết) không theo qui tắc cấu tạo mệnh đề như ngày nay mà ông Nguyễn Kiến Hưng nói, nghĩa là không nhất thiết phải có chủ từ, động từ (và túc từ) như ông Nguyễn Kiến Hưng đ̣i hỏi.
    Tôi xin thí dụ:
    Thoắt trông nhờn nhợt màu da
    Ăn ǵ to lớn đẫy đà làm sao
    (Kiều - Nguyễn Du)
    Cả hai câu ttên đều không có chủ từ.
    Hoặc:
    Trước đèn xem truyện Tây Minh
    Gẫm cười hai chữ nhân t́nh éo le
    (Lục Vân Tiên - Nguyễn Đ́nh Chiểu)
    Cả hai câu này cũng không có chủ từ.
    Những câu thành ngữ thường ít có chủ từ, thí dụ:
    - Tốt dây xấu củ.
    - Xanh vỏ đỏ ḷng.
    - Đen bạc đỏ t́nh.
    - Chồn chân mỏi gối.
    - Tím ruột bầm gan.
    - Tan vàng nát ngọc.
    - Lạc phím chùng tơ.
    - Trắng răng thơm miệng.
    - Trắng da dài tóc.
    - Vân vân... (c̣n nhiều nữa)
    2. Nếu dịch tiếng Việt sang Anh văn (hoặc Pháp văn chẳng hạn), th́ bị lệ thuộc vào văn phạm của (những) ngôn ngữ đó, sẽ làm sai lạc cấu trúc ngôn ngữ tiếng Việt. Hơn nữa ở đây chúng ta cùng bàn về tiếng Việt (và chữ Việt), chúng ta đang bàn về cú pháp chữ Việt (và tiếng Việt), không bàn về văn phạm Anh văn.
    Văn nói của tiếng Việt, một câu có khi chỉ có một tiếng (hoặc chữ) nên không cần chủ từ (và túc từ).
    Thí dụ:
    Hỏi: Anh ăn cơm chưa ?
    Trả lời: Chưa.
    Hỏi: Tết anh mua dưa hấu loại nào ?
    Trả lời: Ruột đỏ.
    Hỏi: Chuyến xe đ̣ này về đâu ?
    Trả lời: Saigon.
    Có những sách viết theo văn nói, kể cả những đoạn văn miêu tả chứ không riêng ǵ những đoạn văn đối thoại.

    Trong câu đối thoại không riêng ǵ tiếng Việt mà tiếng các nước khác cũng vậy, có nhiều từ được hiểu ngầm.

    Thí dụ:
    Hỏi: Anh ăn cơm chưa ?
    Anh -> chủ từ, ăn -> động từ, cơm -> túc từ.
    Trả lời: Chưa. Tôi ->chủ từ được hiểu ngầm, chưa -> trạng từ, ăn -> động từ được hiểu ngầm.
    Hỏi: Tết anh mua dưa hấu loại nào ? anh -> chủ từ, mua -> động từ, dưa hấu -> túc từ của động từ mua.
    Trả lời: Ruột đỏ. Tôi -> chủ từ được hiểu ngầm, mua -> động từ được hiểu ngầm, dưa hấu -> túc từ được hiểu ngầm, ruột đỏ -> tĩnh từ bổ túc cho túc từ dưa hấu.
    Hỏi: Chuyến xe đ̣ này về đâu ? Chuyến xe đ̣ này -> chủ từ, về -> động từ, đâu -> trạng từ cho động từ về.
    Trả lời: Saigon. Chuyến xe đ̣ này -> chủ từ được hiểu ngầm, về -> động từ được hiểu ngầm, Saigon -> túc từ.
    Last edited by Nguyễn Kiến-Hưng; 07-02-2011 at 09:06 AM.

  2. #42
    Tiếng Việt
    Khách

    Ư tôi muốn nói là câu trả lời, c̣n câu hỏi là để phụ cho rơ ư nghĩa thôi, v́ nếu không có câu hỏi th́ ông nói là viết ngắt đoạn không trọn câu.
    Cái ư chính mà tôi muốn nói ở đây là tiếng Việt vẫn có nhiều trường hợp danh từ đi theo sau tĩnh từ, chứ không phải như ông Nguyễn Kiến Hưng nói "đặc tính của tiếng Việt là danh từ đi trước tĩnh từ, trái ngợpc với tiếng Hán.
    Cho nên ở đây tôi chỉ muốn ông giải thích và chứng minh dùm khẳng định của ông "tĩnh từ đứng trước danh từ là Hán, tĩnh từ đứng sau danh từ là Việt".
    Những thí dụ của tôi ở trên đều là tĩnh từ đứng trước danh từ, vậy có câu nào, chữ nào là Hán đâu. Hoàn toàn Việt đấy ông ạ.


  3. #43
    Member Nguyễn Kiến-Hưng's Avatar
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    623

    Xin ông Sơn Hà và Tiếng Việt giới hạn phạm vi của vấn đề

    Tôi cho là tiếng Việt để danh từ đi trước tĩnh từ. Nếu quư vị có thắc mắc th́ xin hăy chỉ đưa ra một hai câu trong đó có cụm từ mà quư vị thắc mắc là đủ rồi. Xin đừng đi quá xa đề rồi sẽ đi đến lạc đề. Nếu tôi không giải thích được th́ một câu không giải thích được cũng đủ để nói lên điều đó. Một câu cũng đủ rồi.

    Nguyễn Kiến-Hưng
    Last edited by Nguyễn Kiến-Hưng; 07-02-2011 at 08:51 AM.

  4. #44
    Member Nguyễn Kiến-Hưng's Avatar
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    623
    Quote Originally Posted by Tiếng Việt View Post

    Ư tôi muốn nói là câu trả lời, c̣n câu hỏi là để phụ cho rơ ư nghĩa thôi, v́ nếu không có câu hỏi th́ ông nói là viết ngắt đoạn không trọn câu.
    Cái ư chính mà tôi muốn nói ở đây là tiếng Việt vẫn có nhiều trường hợp danh từ đi theo sau tĩnh từ, chứ không phải như ông Nguyễn Kiến Hưng nói "đặc tính của tiếng Việt là danh từ đi trước tĩnh từ, trái ngợpc với tiếng Hán.
    Cho nên ở đây tôi chỉ muốn ông giải thích và chứng minh dùm khẳng định của ông "tĩnh từ đứng trước danh từ là Hán, tĩnh từ đứng sau danh từ là Việt".
    Những thí dụ của tôi ở trên đều là tĩnh từ đứng trước danh từ, vậy có câu nào, chữ nào là Hán đâu. Hoàn toàn Việt đấy ông ạ.

    Xin ông Tiếng Việt chỉ ra câu nào tĩnh từ đi trước danh từ. Và nói rơ hàm ư của nguyên câu nói đó.

    Từ ngữ trong một câu nói tùy theo vị trí và cách dùng mà phân loại đó là danh từ hay là tĩnh từ. Không phải một từ ngữ là danh từ th́ chỉ được dùng như danh từ mà thôi. Thí dụ trong "Lính Nhái" th́ "Lính" là danh từ, nhưng trong "trại lính" th́ lính là tĩnh từ.
    Last edited by Nguyễn Kiến-Hưng; 07-02-2011 at 08:54 AM.

  5. #45
    Member Nguyễn Kiến-Hưng's Avatar
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    623

    Danh Từ Và Tĩnh Từ

    Quote Originally Posted by Tiếng Việt View Post
    Thưa ông Nguyễn Kiến Hưng,
    Xin ông chỉ rơ, những chữ mà ông dùng để dẫn chứng, th́ chữ nào là tĩnh từ ?



    Thưa ông Tiếng Việt,

    Tất cả chữ tô đỏ đậm là danh từ, c̣n những chử mầu đem là tĩnh từ. Như trong bài trước tôi đă viết, tùy theo vị trí và cách dùng để xác định nhiệm vụ (function) của chữ đó. Những chữ cho là tĩnh từ ở đây có thể dùng làm danh từ trong câu khác; hoặc những chữ tôi cho là tĩnh từ ở đây có thể dùng như danh từ ở những câu khác.

    Nguyễn Kiến-Hưng
    Last edited by Nguyễn Kiến-Hưng; 07-02-2011 at 01:42 PM. Reason: sửa "danh ở" thành "danh từ ở"

  6. #46
    Tiếng Việt
    Khách
    Quote Originally Posted by Nguyễn Kiến-Hưng View Post
    Xin ông Tiếng Việt chỉ ra câu nào tĩnh từ đi trước danh từ. Và nói rơ hàm ư của nguyên câu nói đó.

    Từ ngữ trong một câu nói tùy theo vị trí và cách dùng mà phân loại đó là danh từ hay là tĩnh từ. Không phải một từ ngữ là danh từ th́ chỉ được dùng như danh từ mà thôi. Thí dụ trong "Lính Nhái" th́ "Lính" là danh từ, nhưng trong "trại lính" th́ lính là tĩnh từ.

    Đây là câu ca dao để hát ru con mà ai cũng nghe:

    Ghe anh đỏ vỏ xanh lườn
    Ở trên Gia Định xuống vườn thăm em


    Đỏ và xanh là tĩnh từ, vỏ và lườn là danh từ.
    Rơ ràng tiếng Việt tĩnh từ đứng trước danh từ.
    Nh́n một câu văn ai cũng biết chữ nào là tĩnh từ chữ nào là danh từ, cần ǵ phải nói rơ ra.

    Ghi chú: Tất cả những thí dụ dẫn chứng của tôi (tĩnh từ đứng trước danh từ cũng là tiếng Việt) đều là ca dao, tục ngữ; chứ không phải do tôi đặt ra (tự chế) để biện minh cho lập luận của tôi (tĩnh từ đứng trước danh từ cũng là tiếng Việt).
    Những dẫn chứng của tôi nhằm phản bác ư kiến của ông Nguyễn Kiến Hưng cho rằng tĩnh từ đứng trước danh từ là tiếng Hán (và chữ Hán)


  7. #47
    Tiếng Việt
    Khách
    Quote Originally Posted by Nguyễn Kiến-Hưng View Post


    Thưa ông Tiếng Việt,

    Tất cả chữ tô đỏ đậm là danh từ, c̣n những chử mầu đen là tĩnh từ. Như trong bài trước tôi đă viết, tùy theo vị trí và cách dùng để xác định nhiệm vụ (function) của chữ đó. Những chữ cho là tĩnh từ ở đây có thể dùng làm danh từ trong câu khác; hoặc những chữ tôi cho là tĩnh từ ở đây có thể dùng như danh ở những câu khác.

    Nguyễn Kiến-Hưng

    Tất cả những chữ màu đen đều là tĩnh từ th́ để cho quư bậc thức giả nhận xét.


  8. #48
    Member Nguyễn Kiến-Hưng's Avatar
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    623

    Mỹ Từ Pháp

    Quote Originally Posted by Tiếng Việt View Post

    Đây là câu ca dao để hát ru con mà ai cũng nghe:

    Ghe anh đỏ vỏ xanh lườn
    Ở trên Gia Định xuống vườn thăm em


    Đỏ và xanh là tĩnh từ, vỏ và lườn là danh từ.
    Rơ ràng tiếng Việt tĩnh từ đứng trước danh từ.
    Nh́n một câu văn ai cũng biết chữ nào là tĩnh từ chữ nào là danh từ, cần ǵ phải nói rơ ra.

    Ghi chú: Tất cả những thí dụ dẫn chứng của tôi (tĩnh từ đứng trước danh từ cũng là tiếng Việt) đều là ca dao, tục ngữ; chứ không phải do tôi đặt ra (tự chế) để biện minh cho lập luận của tôi (tĩnh từ đứng trước danh từ cũng là tiếng Việt).
    Những dẫn chứng của tôi nhằm phản bác ư kiến của ông Nguyễn Kiến Hưng cho rằng tĩnh từ đứng trước danh từ là tiếng Hán (và chữ Hán)

    Thưa ông Tiếng Việt,

    Thí dụ ông đưa ra quả thật là tĩnh từ đi trước danh từ. Chắc ông không đi học cùng thời với tôi ở bậc trung học trong miền nam trước năm 1975. Ông có bao giờ nghe nói đến Mỹ Từ Pháp chưa? Xin ông xem phần trích sau đây. Trường hợp ông đưa ra là theo cách Đảo Ngữ trong Mỹ Từ Pháp.

    Tuy ông có quan niệm khác nhưng tôi cám ơn cách góp ư/phản biện đúng với logic.

    Kính,

    Nguyễn Kiến-Hưng


    barbiemodel
    05-19-2006, 12:20 AM
    Mỹ từ pháp


    A. Định nghĩa: Mỹ từ pháp là một phương cách sử dụng từ-ngữ bóng bẩy, văn hoa để làm cho lời nói hay câu văn thêm sinh động, nhẹ nhàng, tế nhị hơn so với lời nói hay câu văn quá lộ liễu hay b́nh dân, không che đậy.

    B. H́nh thức: Các h́nh thức mỹ pháp được thấy dùng là:

    1. Ẩn dụ (analogy): diễn tả bằng cách ví sự việc hay sự vật với một sự việc hay sự vật khác.

    nói líu lo, oanh vàng thỏ thẻ, mắt phượng mày ngài, tôm tép, gió trăng

    2. Biếm ngữ (satire): Ngôn ngữ châm biếm một cách nhẹ nhàng:

    Bao giờ chạch đẻ ngọn đa,
    Sáo đẻ dưới nước th́ ta lấy ḿnh
    (Ca dao)

    3. Điển tích (hay điển cố -- literary allusion): Sự tích ngày xưa được sử dụng để nói được nhiều ư mà không phải nhiều lời. Xem phần phụ lục để có thêm khái niệm về các điển tích này.

    Châu về Hiệp phố, cầu hoàng, Tần phi, chiếc dao vàng, một đi không trở lại (tích Kinh Kha qua sông Dịch), kết cỏ ngậm vành, kín cống cao tường

    4. Điệp ngữ (duplicative): Sự nhắc đi nhắc lại một chữ, một tiếng để tạo sự sinh động của sự việc, nhấn mạnh đến hành động nhằm tạo sự chú ư của người đọc.

    Ai biết t́nh ai có đậm đà
    (Hàn Mặc Tử, Ai Về thôn Vĩ Dạ)

    C̣n non, c̣n nước, c̣n dài,
    C̣n về, c̣n nhớ đến người hôm nay.

    (Nguyễn Du, Kim Vân Kiều câu 556, 557)

    5. Điệp thanh (derivative): Một tiếng được lặp lại hoặc hai tiếng gần tương đương đi với nhau thành cặp để làm tăng thêm hay giảm bớt mức độ mà do các tiếng đó diễn tả nếu chỉ đứng một ḿnh.

    Xanh xanh, đỏ đỏ, đo đỏ, se sẽ, chầm chậm, thoang thoảng, thơm thơm

    cay cay, chát chát, chua chua, ng̣n ngọt, lợ lợ (= lờ lợ),

    6. Đảo ngữ (inversion): Việt ngữ là loại ngôn ngữ thứ tự. Nghĩa là vị trí của từ-ngữ trong câu có thể làm cho nghĩa của từ-ngữ đó hay câu đó thay đổi. Nay dùng h́nh thức thay đổi thứ tự này để phần diễn tả trong bài thêm sống động. Trong văn thường đàm, không nên lạm dụng h́nh thức đảo ngữ này.

    Tấc gang đồng tỏa nguyên phong,
    Tịt mù nào thấy bóng hồng nào ra.

    (Nguyễn Du, Kim Vân Kiều, câu 284, 285)

    Hoặc:

    Gác mái ngư ông về viễn phố,
    Gơ sừng mục tử lại cô thôn.

    (Bà Huyện Thanh Quan, Trời Hôm Nhớ Nhà)

    7. Hoán dụ (metonymy): Dùng hai danh từ có liên hệ nhân quả, liên hệ nội dung với h́nh thức:

    Thôi rồi một đóa trà mi, (Đóa trà mi chỉ một thiếu nữ đẹp)

    Con ong đă tỏ đường đi lối về. (Con ong để chỉ người con trai; đă tỏ đường đi lối về chỉ sự việc chàng trai đă chinh phục được người thiếu nữ kia)

    8. Hội ư (implicature): Lối nói khiến người nghe phải lấy ư mà hiểu.

    Một người dễ có mấy thân,
    Hoa xuân đương nhuỵ, ngày xuân c̣n dài

    (Nguyễn Du, Kim Vân Kiều câu 1038, 1039)

    Ư muốn nói sính mạng con người rất quư giá. Hơn nữa tuổi nàng con gaí c̣n đang xuân sắc, tương lai c̣n dài.)

    9. Ngụ ngữ (allegory): Dùng một sự việc hay sự vật để ám chỉ đến một ư khác nữa:

    Con nhà lính tính nhà quan. (Ư nói nhà nghèo mà ham cuộc sống xa hoa.)

    Con ếch mà muốn làm con ḅ. (Ư nói sức vóc yếu đuối, nhỏ thó mà muốn ngang hàng với người to lớn và khoẻ mạnh.)

    10. Nhân cách hóa (personification): Xem các đồ vật, con vật như con người, biết diễn tả cảm t́nh, ư nghĩ:

    Nhớ nước đau ḷng con quốc quốc.
    Nước c̣n cau mặt với tang thương.

    (Bà Huyện Thanh Quan)

    11. Khiêm ngôn (euphemistic diminutive) Lối nói mang tính cách khiêm nhường nhưng đầy ḷng tự cao

    Anh về chẻ lạt bó tro.
    Vắt sành ra mỡ em cho làm chồng.

    (Ca dao)

    12. Thậm ngôn (exaggeration) Cách nói quá dáng về một sự việc không bao giờ xảy ra trong thực tế

    Ch́m đáy nước cá lờ đờ lặn,
    Lửng lơ trời nhạn ngẩn ngơ sa. (Có sách chép lửng da trời)
    Hương trời đắm nguyệt say hoa,
    Tây Thi mất viá, Hằng Nga giật ḿnh.

    (Cung Oán Ngâm Khúc)

    13. Thành ngữ (idiomatic expression): Diễn tả ư nghĩa bằng một lối riêng biệt:

    tan theo mây khói. (tan tành, không c̣n ǵ nữa, thất bại hoàn toàn.)

    râu ông nọ cắm cằm bà kia (sử dụng người, việc, vật không đúng chỗ.)

    14. Tượng h́nh (pictographic): Diễn tả bằng từ-ngữ tả h́nh dáng, màu sắc:

    cheo leo; đen điu; lốm đốm; lô nhô, khúc khuỷu; lẽo đẽo

    15. Tượng thanh (onomatopoeia): Bắt chước theo tiếng chim, thú, sự vật, hiện tượng mà diễn tả:

    ầm ầm; chíp chíp; eng-éc; gâu gâu; lộp độp; ̣-ó-o-o-o-̣, meo meo, tích tắc, rào rào, rầm rầm, ...;

    16. Ví von (simile): Lối so sánh việc này với việc khác để làm tăng thêm ư nghĩa câu nói mà không phải trực tiếp nói đến người nào hay việc ǵ. thương người như thể thương thân; anh em như thể tay chân, như nước với lửa, như mặt trời với mặt trăng, như chó với mèo, như người dưng nước lă, như thùng không đáy, như nón không quai, như mèo vờn chuột, như thúng lủng khu, như người chết rồi, như gái môt con, ...

    Trần Ngọc Dụng
    Giảng Viên Việt ngữ/UCR/CCC/SAC
    (trích từ KHOAHOC.NET)

    Trích từ: http://www.dthoi.com/forums/archive/...hp?t-9753.html
    Last edited by Nguyễn Kiến-Hưng; 07-02-2011 at 11:27 AM.

  9. #49
    Member
    Join Date
    21-10-2010
    Posts
    209
    Quote Originally Posted by Nguyễn Kiến-Hưng View Post

    Ngày xưa tôi có nghe tụi nhỏ đố nhau "rắn hổ ngựa ḅ mấy chân". Trong câu này nếu chúng ta coi đây là câu nói hoàn chỉnh th́ chủ từ là "rắn hổ ngựa", động từ là "ḅ", th́ câu trả lời sẽ là không có chân nào. V́ rắn hổ ngựa vốn không có chân. Nhưng đứa ra câu đố căi lại là 12 chân v́ hổ có bốn chân, ngựa có bốn chân, và ḅ có bốn chân nữa cộng lại là 12 chân. Thực ra câu trả lời 12 chân là sai v́ ngay trong câu hỏi chủ từ là con rắn hổ ngựa chứ không phải là "con rắn, con hổ, con ngựa, và con ḅ có mấy chân." Hăy xét câu hỏi được viết lại:

    1) Rắn hổ ngựa ḅ bằng mấy chân?
    2) Rắn, hổ, ngựa, và ḅ có mấy chân?

    Trong câu thứ nhất chủ từ là "rắn hổ ngựa". Chữ "rắn hổ" là danh từ trong cụm từ "rắn hổ ngựa". Trong cụm từ "rắn hổ" th́ "rắn" là danh từ và "hổ'" là tĩnh từ dùng để phân loại con rắn được nhắc tới thuộc loại rắn nào. Nhưng trong loài rắn hổ cũng cũng phân ra nhiều loại như rắn hổ trâu, rắn hổ đất, rắn hổ mang, rắn hổ hành, rắn hổ ngựa, v.v. Chữ "ngựa" trong cụm từ "rắn hổ ngựa" là tĩnh từ để nói rơ con rắn hổ được nhắc tới thuộc loại hổ "ngựa". Nếu chúng ta cố t́nh nói "ḅ" là con ḅ th́ câu 1 th́ sẽ thiếu phần động từ làm câu nói không hoàn chỉnh, gây nên sự lắt léo khiến ư không rơ ràng. Tuy nhiên, giới từ "bằng" vẫn cần được thêm vào làm sáng tỏ ư của câu hỏi. Và khi ư của câu hỏi được sáng tỏ, câu trả lời sẽ hiển nhiên là không có chân nào.

    Câu thứ hai, chủ từ gồm có bốn con vật, đó là: rắn, hổ, ngựa, và ḅ. Động từ trong câu này là "có". Trong một câu nói hoàn chỉnh th́ ư cũng được rơ ràng và câu trả lời không sợ bị lắt léo. Câu trả lời đúng phải là 12 chân cho câu 2.
    Xin phép đi lạc chủ đề để bàn góp thêm về câu đố đưa ra của ông Nguyễn Kiến-Hưng.

    Thưa ông Hưng, đă gọi là đố th́ người đố cố t́nh đưa ra câu nói lắt léo để thử tài người bị đố. Cho nên câu đố "Rắn hổ ngựa ḅ mấy chân?" không có ǵ là sai cả. Ăn chung là tài luận ở người giải. Khi ra câu đố chắc chắn rằng người đố dùng lời nói chứ không viết xuống giấy. Khi ta nghe người đọc lướt lẹ "Rắn Hổ Ngựa ḅ mấy chân" là ta biết con rắn hổ ngựa lúc trườn ḅ không dùng chân nào, c̣n nếu người đố đọc gằn từng tiếng theo lối "Rắn, Hổ, Ngựa, Ḅ mấy chân" là ta biết người đố muốn đố bốn con vật, rắn, hổ, ngựa, ḅ có bao nhiêu chân. Khi ta lư giải theo cách đọc của người đố th́ người đố không bao giờ có thể chối căi được câu đáp ta lư giải.

  10. #50
    Member Nguyễn Kiến-Hưng's Avatar
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    623
    Quote Originally Posted by vogiacu View Post
    Xin phép đi lạc chủ đề để bàn góp thêm về câu đố đưa ra của ông Nguyễn Kiến-Hưng.

    Thưa ông Hưng, đă gọi là đố th́ người đố cố t́nh đưa ra câu nói lắt léo để thử tài người bị đố. Cho nên câu đố "Rắn hổ ngựa ḅ mấy chân?" không có ǵ là sai cả. Ăn chung là tài luận ở người giải. Khi ra câu đố chắc chắn rằng người đố dùng lời nói chứ không viết xuống giấy. Khi ta nghe người đọc lướt lẹ "Rắn Hổ Ngựa ḅ mấy chân" là ta biết con rắn hổ ngựa lúc trườn ḅ không dùng chân nào, c̣n nếu người đố đọc gằn từng tiếng theo lối "Rắn, Hổ, Ngựa, Ḅ mấy chân" là ta biết người đố muốn đố bốn con vật, rắn, hổ, ngựa, ḅ có bao nhiêu chân. Khi ta lư giải theo cách đọc của người đố th́ người đố không bao giờ có thể chối căi được câu đáp ta lư giải.
    Ông vogiacu phân tách rất đúng. Cách đọc của người đố rất quan trọng để xác định rắn hổ ngựa hay rắn, hổ, ngựa, và ḅ.

    Trong câu "Rắn, Hổ, Ngựa, Ḅ mấy chân" th́ động từ "có" được hiểu ngầm, không cần nói ra.

    Kính
    Last edited by Nguyễn Kiến-Hưng; 07-02-2011 at 11:49 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 5
    Last Post: 13-09-2014, 06:39 AM
  2. Replies: 41
    Last Post: 17-03-2013, 12:27 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 12-04-2012, 10:05 PM
  4. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  5. Replies: 115
    Last Post: 25-04-2011, 08:47 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •