Results 1 to 7 of 7

Thread: Những chiến sĩ bị bỏ rơi

  1. #1
    An Loc Đia
    Khách

    Những chiến sĩ bị bỏ rơi


    Năm 1974, khi người bạn Hoa Kỳ bỏ Lào, hy vọng một nước Lào tự do của người Hmong coi như tan vỡ. Khi Hoa Kỳ rút đi, kháng chiến quân bị kẻ thù săn đuổi khắp nơi, trên núi, trong thung lũng, nơi rừng rậm... Chúng tôi bị bỏ rơi, chúng tôi không trốn thoát được, chúng tôi không thể đến Thái Lan, chúng tôi không được tự do. Cấp chỉ huy của chúng tôi đă bỏ chúng tôi... Bây giờ ở trên đất Mỹ này, chúng tôi vẫn cảm thấy như chúng tôi đang bị bỏ rơi.”
    Lữ Giang
    Tướng Vang Pao đă qua đời hôm 6.1.2011 tại Fresno, California, sau khi nhập viện 10 ngày v́ bệnh sưng phổi, hưởng thọ 81 tuổi.
    Cái chết của Tướng Vang Pao đă khiến báo chí thế giới cũng như Việt một lần nữa nhắc những chuyện bi thảm mà người Hmong đă và đang phải gánh chịu v́ đă hợp tác với CIA để chống lại Cộng Sản Lào và Việt Nam. Họ đă chiến đấu rất anh dũng, nhưng rồi bị bỏ rơi và lâm vào cảnh cùng khốn.
    Các kư giả Tây phương đă bỏ nhiều công sức để mở các cuộc điều tra và viết về thân phận bi thảm của người Hmong sau khi Mỹ rút khỏi Đông Dương. Đây là những tài liệu qúy báu giúp chúng ta rút ra nhiều bài học kinh nghiệm.
    Trong bài này chúng tôi xin tóm lược thân phận của người Hmong trong cuộc chiến và sau cuộc chiến. Trong bài tới chúng tôi sẽ nói đến vụ án Vang Pao, một vụ án mà những người Việt “chống cộng” trên đất Mỹ không thể không biết đến.
    VÀI NÉT VỀ NGƯỜI HMONG
    Người Hmong thuộc ngữ hệ Mèo – Dao vốn ở phía nam Trung Quốc. Họ tạo thành nhóm sắc tộc lớn thứ 5 trong số 56 sắc tộc được chính thức công nhận ở Trung Quốc với dân số hiện nay khoảng 10 triêu người. Họ thường sống tại các tỉnh Quư Châu, Hồ Nam, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng Tây và Hồ Bắc. Một số đă di cư xuống Đông Nam Á vào khoảng thế kỷ 16 và 17.
    Hiện nay tại Việt Nam, người Hmong chiếm khoảng 0,8% dân số ở khắp vùng rẻo cao trên 1500 thước ở các tỉnh miền núi phía Bắc, chủ yếu tại ba tỉnh Lao Cay, Hà Giang và Tuyên Quang.
    Trong chiến tranh Việt Nam, số người Hmong ở Lào được ước lượng có khoảng 350.000 người, chia ra làm ba ḍng tộc khác nhau: Hmong Sọc, Hmong Xanh (c̣n gọi là Hmong Hoa) và Hmong Trắng. Những tên này được đặt theo trang phục của người Hmong.
    Người Hmong Sọc và Hmong Xanh sống ở phía tây Lào. Hai ḍng tọc này rất hiền ḥa, chỉ lo canh tác làm ăn, không muốn can dự vào cuộc chiến. Người Hmong Trắng sống ở các đồi núi chung quanh Cánh Đồng Chum ở phía đông bắc Lào, gần sát với biên giới Việt Nam. Đây là một ḍng tộc tương đối văn minh hơn hai ḍng tộc kia và thường được coi là những chiến sĩ kiên cường (tenacious warriors). V́ thế, người Hmong Trắng được cơ quan t́nh báo CIA khai thác.
    ĐI VÀO CUỘC CHIẾN
    Người Hmong sống chủ yếu tại các vùng núi, với tập tục di canh di cư, làm nương rẫy và trồng cây thuốc phiện. Thuốc phiện có thể nói là một trong những nguồn thu nhập chính của nhiều thế hệ người Hmong. Bổng nhiên họ bị đưa vào một cuộc chiến bi thảm.
    Tháng 8 năm 1960, Đại Úy Kong Le, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù, một biệt kích được CIA huấn luyện, đă làm đảo chánh, lật đổ chính phủ thân Tây phương ở Lào và lên nắm quyền ở Vạn Tượng.
    Chính quyền Eisenhower lúc đó sợ Kong Le đi theo Cộng Sản, đă yểm trợ mạnh mẽ cho quân đội của Hoàng Thân Phoumi Nosavan đang đặt bản doanh tại Savannakhet. Đồng thời, theo đề nghị của CIA, chính phủ Eisenhower cho phép tuyển dụng và huấn luyện người Hmong để thành lập một đạo quân thường được gọi là “đạo quân bí mật” dưới sự điều khiển của Tướng Vang Pao để chống Cộng. Người Hmong bắt dầu dính vào với CIA từ đó.
    Ḍng tộc Hmong Trắng có hai lănh tụ lớn là Vang Pao và Touby LyFong. Vang Pao là một nhà lănh đạo quân sự, đă từng lănh đạo ḍng tộc Hmong từ thập niên 1940 đến giữa thập niên 1970. C̣n Touby LyFong thiên về các hoạt động chính trị và xă hội.
    Đến mùa hè năm 1961, CIA đă huấn luyện và cung cấp vũ khí cho khoảng 9.000 quân Hmong chiến đấu. Tuy nhiên, tháng 5 năm 1962, với sự yểm trợ của bộ đội Việt Nam, Pathet Lào đă chiếm được thủ phủ Nam Tha ở bắc Lào. Tổng Thống Kennedy phải ra lệnh cho khoảng 3.000 nhân viên quân sự Mỹ rút qua Thái và sau đó mở hội nghị với Khrushchev bàn về một giải pháp trung lập cho Lào, v́ Tổng Thống Kennedy tin tưởng một cách ngây thơ rằng nếu đặt Lào dưới quy chế trung lập, Việt Cộng sẽ không thể mượn lănh thổ Lào để xâm nhập miền Nam Việt Nam nữa! Công việc thương thuyết để trung lập hóa Lào được giao cho Averell W. Harriman, Phụ Tá Ngoại Giao về Đông Nam Á Sự Vụ, phụ trách. Harriman đă thực hiện việc trung lập hóa Lào bằng mọi giá, bất chấp sự phản đối của chính phủ Ngô Đ́nh Diệm. Ngày 23.7.1962 Tuyên Ngôn Trung Lập Lào được công bố. Khoảng 666 cố vấn quân sự của Mỹ c̣n lại rút ra khỏi Lào. Đạo quân Hmong được CIA huấn luyện bị bỏ rơi!
    Nhưng theo báo cáo của CIA, sau khi tuyên bố trung lập, khoảng 7000 quân đội Việt Nam chẳng những không chịu rút khỏi Lào mà c̣n bành trướng thêm. Trong năm 1963, chính quyền Kennedy lại cho phép CIA trở lại Lào, huấn luyện và trang bị cho khoảng 20.000 quân Hmong để chống lại quân Bắc Việt lẫn Pathet Lào. Người Hmong được huấn luyện và trang bị đă chiến đấu rất kiên cường, phá hủy nhiều hệ thống tiếp tế của Bắc Việt. Tuy nhiên, quân số Hmong quá ít và không được trang bị đầy đủ, đă không thể chống lại các đơn vị khổng lồ và thiện chiến của Bắc Việt.
    Vào tháng 5 năm 1968, CIA ước lượng có khoảng 35.000 quân Bắc Việt có mặt tại Lào. Trong khi đó, lực lượng Hmong bị tổn thất quá nặng. Nhưng cứ 1000 quân Hmong bị tổn thất, CIA chỉ huấn luyện và đưa vào bổ sung được 300 quân. Người ta phải vét cả những trẻ vị thành niên, người lớn tuổi và cả phụ nữ để đưa vào cuộc chiến. Theo sự ước tính của CIA, có 30% quân Hmong từ 10 đến 14 tuổi, 30% từ 15 đến 16 tuổi, 40% c̣n lại đa số trên 55 tuổi. Có khi CIA phải tuyển thêm những lính đánh thuê người Thái để bổ sung vào, nhưng vẫn không thấm vào đâu. Cuối cùng, Hoa Kỳ quyết định dùng không quân để chống lại Cộng quân. Khi Hoa Kỳ quyết định rút khỏi Đông Dương vào năm 1973, thân phận của các chiến sĩ Hmong chống cộng bắt đầu trở nên bi thảm.
    Năm 1975, với sự hổ trợ của quân Bắc Việt, Pathet Lào hoàn toàn kiểm soát Lào. Ngày 2.12.1975 Pathet Lào làm đảo chánh, chấm dứt chế độ quân chủ. Vua Sisavang Vatthana bị buộc thoái vị nhưng được chỉ định làm Cố Vấn Tối Cao cho chính phủ mới. Thủ Tướng Souvana Phouma mới bị lật đổ, cũng được chỉ định làm “Cố Vấn Chính Phủ”.
    MỘT CHƯƠNG BI THẢM
    Anh Chia Vue Yang kể lại rằng lúc mới 10 tuổi, anh bị bắt đưa lên trực thăng của cơ quan t́nh báo Hoa Kỳ và đưa vào một trại ở giữa rừng. Họ gọi anh là “chú lính quân dịch”. Anh có biết ǵ đâu. Trước hết anh phải lo nấu nướng, giặt áo quần và phục vụ cho người Mỹ. Khi anh lớn lên, họ dạy cho anh xử dụng súng máy và cách đánh trận. Rồi anh ra trận. Ông Jerry Daniel, một nhân viên CIA, thường đến và nói với anh: “Đứng lo. Tao lo cho mày”. Họ đều tin ở ông Jerry. Nay th́ họ cảm thấy bị phản bội. Những trường hợp “tuyển mộ” khác cũng đă xẩy ra tương tự.
    Trong chiến tranh, người Hmong Trắng đă chịu nhiều thương vong nặng nề. Người ta ước lượng đă có khoảng từ 18.000 đến 20.000 chiến sĩ Hmong tử trận, trong đó có cả trẻ vị thành niên và phụ nữ. Đó là chưa kể số dân chúng bị thiệt hại v́ chiến cuộc.
    Nhưng khi chiến tranh chấm dứt, số phận của họ c̣n bi thảm hơn. Trong bài “Forgotten Soldiers” (Những chiến sĩ bị bỏ rơi), bà Susan M. Barbieri đă ghi lại những đau khổ mà các chiến sĩ Hmong đă gánh chịu khi Mỹ rút khỏi Lào. Tou Yang, một chiến sĩ Hmong năm nay 41 tuổi, đang định cư tại Hoa Kỳ, đă nói với bà:
    “Năm 1974, khi người bạn Hoa Kỳ bỏ Lào, hy vọng một nước Lào tự do của người Hmong coi như tan vỡ. Khi Hoa Kỳ rút đi, kháng chiến quân bị kẻ thù săn đuổi khắp nơi, trên núi, trong thung lũng, nơi rừng rậm... Chúng tôi bị bỏ rơi, chúng tôi không trốn thoát được, chúng tôi không thể đến Thái Lan, chúng tôi không được tự do. Cấp chỉ huy của chúng tôi đă bỏ chúng tôi... Bây giờ ở trên đất Mỹ này, chúng tôi vẫn cảm thấy như chúng tôi đang bị bỏ rơi.”
    Khi Cộng Sản chiến miền Nam Việt Nam, trên 200.000 người Hmong đă vượt sông Mekong chạy thoát qua Thái Lan. Phần lớn đă lần lượt được đi định cư ở Hoa Kỳ hay Úc Châu. Người ta ước lượng hiện nay có khoảng 160.000 người Hmong đang định cư tại Hoa Kỳ, tập trung ở ba tiểu bang Wisconsin, Minnesota và California. Nhưng một số người Hmong c̣n bị kẹt lại ở Thái Lan đang lâm vào t́nh trạng khốn đốn.
    Khi chính phủ Thái Lan và Liên Hiệp Quốc quyết định đóng cửa các trại tỵ nạn, khoảng 26.000 người Hmong đă bị đẩy trở lại Lào. Một số trốn thoát được khỏi trại và đến xin tá túc tại tu viện Phật Giáo Tham Krabok, một trung tâm bài trừ ma túy. Nhật báo New York Times số ra ngày 12.3.1997 có đăng một bài dưới nhan đề “Những dân du mục Lào: những người c̣n lại của trận chiến Việt Nam” của Seth Mydans nói về số phận của 17.000 dân Hmong đang tạm trú tại tu viện này. Họ được chính phủ Thái Lan mô tả là “di dân bất hợp pháp và nguồn gốc không được xác định”. Thái Lan không muốn cho họ định cư tại Thái, c̣n chính phủ Hoa Kỳ t́m cách chối bỏ trách nhiệm. Họ phải lao động rất vất vả với đồng lương chết đói và có một đời sống rất cơ cực. Đến nay, thân phận họ vẫn chưa được giải quyết.
    Trong khi đó, những người Hmong bị kẹt lại trên đất Lào c̣n lâm vào t́nh trạng bi thảm hơn. Trong bài “Được cấp giấy phép để giết” (Licensed to Kill) của kư giả Andrew Perrin đăng trên tạp chí Time số ra ngày 23.6.2003 cho biết như sau:
    “Nhiều tù nhân chính trị và thanh niên đă bị giam giữ trong nhiều năm qua trong ngục tối mà không cần xét xử, nhiều người đă bị tra tấn. Các Kitô hữu bị ngược đăi và bị bắt phải bỏ đạo nều không sẽ bị tù. Có nhiều phụ nữ Hmong và trẻ em bị mắc kẹt ở vùng núi, đói, bị bắn và lần hồi bị chết. Hầu hết những sự tàn bạo đă xẩy ra đều không được các quốc gia Tây phương chú ư hoặc lên tiếng bênh vực, bởi v́ Lào không nằm trên địa bàn quan sát của họ.”
    Chế độ cộng sản ở Lào hiện nay là một chế độ khắt khe và bạo tàn, chỉ sau Bắc Hàn.
    Trong cuộc triển lăm về thảm trạng của người Hmong Lào từ 17 tháng 1 đến 7 tháng 2 năm 2004 tại Sweden’s National Museum of History ở Stockholm, một tấm ảnh đă gây xúc động mạnh cho mọi người, đó là tấm ảnh của Philip Blenkinsop, một nhiếp ảnh gia người Úc, chụp 850 người Hmong đang qúy gối xuống và chảy nước mắt mừng rỡ khi thấy hai kỳ giả Mỹ t́m đến gặp họ ở bắc Lào, v́ họ tưởng đó là nhân viên CIA đến cứu họ! Tấm ảnh này đă được đăng trên nhiều báo lớn trên thế giới (Chúng tôi có tấm h́nh này).
    BI THẢM VẪN C̉N THEO ĐUỔI
    Các kư giả Tây phương kể lại những chuyện bi thảm của người Hmong theo Mỹ quá nhiều, chúng tôi chỉ mới đưa ra một vài thí dụ điển h́nh. Nhưng cho đến nay, bi thảm vẫn c̣n tiếp tục. Mới đây, trên tờ Bangkok Post số ra ngày 29.12.2010, dưới đầu đề “Sự đối xử đau buồn với người Hmong”, kư giả Larry Fraser, đă viết về số phận của người Hmong theo Mỹ c̣n lại ở Thái Lan như sau:
    “Chủ Nhật thư của bạn thông báo rằng thứ hai Thái Lan sẽ bắt đầu sử dụng quân đội để hồi hương hàng ngàn người tị nạn Hmong trở về Lào... Đó là một t́nh huống rất đáng buồn khi có những người đang bị chỉa mũi súng buộc trở lại một nơi mà họ muốn rời bỏ. Tuy nhiên, trong bối cảnh của câu chuyện buồn này, một bi kịch thực sự đang diễn ra - một điều đang đem lại sự xấu hổ cho cả Mỹ và Thái Lan.
    Trước tiên hăy nhớ rằng người Hmong là chiến sĩ rừng núi của Lào đă chiến đấu nhân danh Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Họ được coi như là những người chiến sĩ, và họ đă đóng một phần quan trọng trong việc ǵn giữ Lào dưới sự kiểm soát của các đồng minh của chúng ta cho đến cùng.
    Trong số những người tị nạn Hmong hiện nay là một nhóm nhỏ được gọi là "Người Hmong Rừng Núi” (Jungle Hmong), những người sẽ bị bắt trở lại với sự tàn bạo có thể đoán trước và có thể bị giết. Họ là một nhóm nổi loạn vẫn c̣n ở trong rừng núi sau khi Cộng sản chiến thắng và từ chối hội nhập hay hợp tác. Họ nghĩ ḿnh là người yêu nước và chờ đợi ngày họ có thể giúp giải phóng quê hương khỏi kẻ cựu thù của họ – như sự cổ vơ liên tục của một số người Hmong đă chạy thoát sang các nước khác. Trong những năm qua chính phủ Lào coi họ như những kẻ tội phạm và kẻ phản quốc, đă t́m cách tiêu diệt họ có hệ thống. Bây giờ nhiều người trong số họ muốn t́m cách hội nhập, nhưng họ có lư do chính đáng để tin rằng họ sẽ bị bỏ tù hay giết chết nếu họ bị đặt dưới sự kiểm soát của các viên chức chức Lào.
    Người Hmong Rừng Núi hiện nay ở Thái Lan (hầu hết là phụ nữ, trẻ em và người già) đă được chính thức công nhận là những người tị nạn, và các chính phủ khác đă tuyên bố sẵn sàng chấp nhận họ. Tháng tư vừa qua xem ra lẽ phải và ḷng nhân đạo có thể áp dụng khi Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan thông báo rằng Thái Lan sẽ tạo điều kiện tái định cư cho 158 Người Hmong Rừng Núi được tổ chức tại Nông Kai. Tuy nhiên, một tháng sau, Lào yêu cầu họ phải được trả về và Thái Lan đă nhượng bộ... Một vài tháng trước đây, Lào đă trở thành một thành viên của hiệp ước quan trọng của Liên Hợp Quốc về nhân quyền, nhưng nhiều nhà quan sát tin rằng sự thù hận của Cộng Sản đối Người Hmong Rừng Núi rất sâu đậm và mạnh mẽ, mặc dù chính sách chính thức hiện nay, những người Hmong có thể sẽ bị đối xử tàn bạo nếu trở về Lào.
    Thái Lan và Mỹ đă trả một số dịch vụ để tái định cư cho Người Hmong Rừng Núi, nhưng cả hai chính phủ trên căn bản đă đă tỏ ra nhu nhược. Họ biết rằng Người Hmong Rừng Núi là người tị nạn chính trị hợp pháp, họ biết rằng những người này đang sợ hăi trở lại Lào, họ biết rằng họ có lư do để cảm thấy như vậy, họ biết rằng những người đó và gia đ́nh họ là đồng minh của chúng ta, và họ biết rằng hầu hết các người ở Thái Lan không gây ra mối đe dọa cho bất cứ ai. Tuy nhiên, họ sẽ không làm ǵ để tiến hành (việc định cư cho người Hmong). Người ta không ngạc nhiên nếu người Afghanistan chú ư đến ư nghĩa của sự cam kết mà nước Mỹ đă dành cho quân đội đồng minh cũ của họ.
    Trong một câu chuyện liên quan, Vang Pao, Tướng già huyền thoại của Hmong, đă công bố một vài tuần trước rằng ông thích đi du lịch quay trở lại Lào để xem ông ta có thể làm giảm bớt căng thẳng giữa các chiến hữu cũ của ông và chính phủ hiện nay hay không. Tuy nhiên, chính phủ Lào tỏ ra coi thường ư tưởng đó bằng cách nói rằng ông ta phải thi hành án tử h́nh của ông ta trước.”
    Trong bài “The great betrayal”, kư giả Bernard đă viết:
    "Những người Hmong hy vọng cuộc chiến đấu của họ sẽ giúp cho chính phủ Lào đồng minh của Mỹ thắng trận và đối xử với họ như những công dân đầy đủ quyền lợi. Họ không thất bại trong vai tṛ của các chiến sĩ Lực Lượng Đặc Biệt nơi chiến trường. Họ chỉ thất bại v́ đă tin vào khả năng thắng cuộc chiến của người Mỹ và người Mỹ giữ lời hứa.”
    Ngày 18.1.2011
    Lữ Giang

  2. #2
    Lê Thị vc phản động
    Khách

    Bài học cho trận chiến "Đánh cho chệt cộng cút, ngụy vc phản động nhào" sắp tới - Đồng Minh của Mỹ - Oh, No!

    Bài học về Đồng Minh của Mỹ hay với Mỹ -

    Bài học cho trận chiến "Đánh cho chệt cộng cút, ngụy vc phản động nhào" sắp tới

    Tướng Vang Pao


    NGƯỜI HÙNG VĨ ĐẠI NHẤT CỦA CUỘC CHIẾN VIỆT NAM: TƯỚNG VANG PAO TỪ TRẦN NGÀY 06.01.2011 (1929 - 2011)


    ----------
    Những cựu tướng lănh đă từng tham chiến trong cuộc chiến tranh Việt Nam lưu vong sang định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1975 và sau này, Trung Tướng Vang Pao là vị tướng lănh được báo giới và nhiếu chính trị gia Hoa Kỳ ngưỡng mộ nhất.

    Giám Đốc Cơ quan T́nh Báo Quốc Gia Hoa Kỳ - CIA - William Colby từng tuyên bố về Tướng Vang Pao: The Greatest General in the Viet Nam War - Người Hùng vĩ đại nhất của cuộc chiến Việt Nam.

    Tướng Vang Pao sinh năm 1929 ở Lào, thuộc sắc dân H'Mong - một sắc dân thiểu số ở đất nước Lào, ông trút hơi thở cuối cùng lúc 4:20 pm ngày thứ năm 06.01.2011 tại Clovis Community Medical Center (Fresno hay Westminster? - California. Trên tờ báo Bee ngày 07.01 cũng không nói thành phố nào chỉ nói là chết ở California). Tướng Vang Pao bị bệnh viêm phổi (pneumonia) và chết với chứng " Vang died of heart failure" - đau tim.

    Sự ra đi của Tướng Vang Pao là một sự mất mát to lớn của cộng đồng người H'Mong lưu vong tỵ nạn cộng sản và ngay những người H'Mong trong nước và các sắc dân khác của Lào cũng vô cùng thương tiếc và ngưỡng mộ. Tướng Vang Pao là một lănh tụ vĩ đại nhất, một "Cha Già Dân Tộc" của người H'Mong ở hải ngoại và trong nước Lào.

    Tại Hoa Kỳ, cũng nhờ công lao tranh đấu trường kỳ và quyết liệt của Tướng Vang Pao có trên 350,000 người H'Mong được định cư tại Hoa Kỳ từ tháng tư năm 1975 và măi kéo dài cho đến những năm gần đây.
    Người H'Mong định cư trên nhiều tiểu bang Hoa Kỳ từ Alaska đến Carolinas, Minnesota, Wisconsin... Đông đảo nhất, người H'Mong định cư ở tiểu bang California với Fresno - Thủ Đô của người tỵ nạn H'Mong và thành phố thứ 2 là Sacramento. Ngoài ra thành phố Saint Paul của Minnesota là thành phố có đông người H'Mong chỉ đứng sau Fresno. Twin cities của Minnesota (Minneapolis & St Paul) có một nữ luật sư gốc H'Mong đă đắc cử nhiều nhiệm kỳ Nghị Sĩ tiểu bang Minnesota.

    Người H'Mong c̣n có một số lưu vong sống rải rác trên vài nước ở Âu Châu, Úc Châu, Canada.
    Nhiều người H'Mong đă nói rằng, người lănh đạo dân tộc H'Mong kiệt xuất nhất là Tướng Vang Pao , ông mất đi, cộng đồng người H'Mong hụt hẩng và phải nhiều thế hệ (có người H'Mong nói có đến 10 thế hệ nữa) mới mong có người thay thế vai tṛ lănh đạo này.

    Trong một cuộc phỏng vấn của nhật báo Sacramento Bee năm 2009 tại nhà Tướng Vang Pao ở Westminster, ông đă khẳng định, nếu CIA không tổ chức lực lượng đối kháng với cộng sản Lào và cộng sản Việt Nam ngay trong ḷng địch th́ tổn thất về nhân mạng của Mỹ sẽ rất cao và chính lực lượng kháng chiến này đă cứu sống nhiều phi công Mỹ bị cộng sản bắn rơi máy bay, thoát hiểm trong rừng sâu.

    Trong rừng núi lực kháng chiến quân H'Mong tấn công và phá hủy những mật khu, kho tiếp liệu và những căn cứ địa của cộng sản sử dụng làm bàn đạp tấn công xâm lăng Miền Nam Việt Nam. Nếu không có lực lượng chiến đấu theo mô h́nh du kích chống cộng của Tướng Vang Pao, không những chiến sĩ Hoa Kỳ chỉ có 58,000 người hy sinh và hàng trăm ngàn chiến sĩ HK kỳ bị thương, mà con số tử vong của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam có thể lên đến con số 300,000 chiến sĩ chết... V́ vậy, người Việt chúng ta không lấy làm lạ tại sao người Mỹ hay nói đúng hơn là cơ quan CIA rất trọng vọng Tướng Vang Pao.

    Được biết, tại Nghĩa Trang Quốc Gia của Hoa Kỳ ở Virginia - Arlington National Cemetery có 700 phần mộ của các chiến sĩ kháng chiến quân H'Mong cũng được danh dự an táng tại đây.

    Trong suốt cuộc chiến chống cộng trong chiến tranh Việt Nam ác liệt (1961-1975), các chiến sĩ H'Mong đă có trên 35,000 chiến sĩ hy sinh và vài trăm ngàn thương phế binh.

    Gần đây, tháng 6 năm 2007, trong một vụ án gọi là người H'Mong âm mưa đảo chánh Lào cộng bằng vũ lực và Tướng Vang Pao cùng với 10 chiến hữu của ông bị FBI cài bắt giam nhóm người H'Mong này do Tướng Vang Pao chỉ huy lănh đạo.

    Tướng Vang Pao cùng với 10 chiến hữu của ông bị FBI cài bắt giam nhóm người H'Mong này do Tướng Vang Pao chỉ huy lănh đạo.

    Riêng Tướng Vang Pao bị giam 6 tuần lễ, được đóng tiền thế chân "ngoại hầu tra" và một phiên ṭa liên bang năm năm 2009 xử chung thẩm Tướng Vang Pao trắng án.

    Khi Tướng Vang Pao bị giam và khi ra trước ṭa án liên bang, làn sóng người H'Mong ủng hộ Tướng Vang Pao khắp nơi trên thế giới đối với vụ án nổi lên dữ dội, nhiều cuộc biểu t́nh rầm rộ hàng chục ngàn ngướ trước điện Capitol và trước nơi xử vụ án của ṭa án liên bang tại Sacramento.

    Tin nói rằng, lưc lượng kháng chiến yêu nước của sắc dân H'Mong đă gây qũy nhiều triệu dollars và mua vũ khí để "phục quốc", nhưng bị FBI phát hiện và truy tố ra ṭa án liên bang. Vụ án kéo dài vài năm và Tướng Vang Pao được ṭa án liên bang tha bổng v́ ông vô tội, tháng 9 năm 2009, tuy nhiên c̣n một ít nhân viên dưới quyền ông trong vụ án này bị kết án và tiếp tục bị giam...

    Tại thành phố Madison của tiểu bang Wisconsin, có nhiều cư dân H'Mong, thành phố này đă đặt tên Vang Pao cho một công viên và một ngôi trường học. Nhưng sau đó, có tác giả Mỹ viết một cuốn sách nói rằng Tướng Vang "độc ác" khi lực lượng du kích của ông được Mỹ huấn luyện và chu cấp phương tiện trong rừng sâu từ năm 1961 chống lại cộng sản, lực lượng du kích này tra tấn dă man và sát hại tù binh. V́ vậy, tên một công viên và một trường học ở thành phố Madison, Wisconsin cũng bị lấy xuống.

    Cuộc đời của Vang Pao rất lẫy lừng, từ hồi c̣n trai trẻ niên thiếu, năm 1944, Vang Pao đă t́nh nguyện vào lực lượng chống trả cuộc xâm lăng của quân đội Thiên Hoàng Nhật Bản. Sau đó, Vang Pao vào quân đội Pháp để chống các lực lượng Lào Cộng. Năm 1961, cơ quan t́nh báo Hoa Kỳ - CIA đă thu phục và tuyển mộ Vang Pao lănh đạo các lực lượng du kích người H'Mong và Iu Mien trong suốt cuộc chiến Việt Nam có Hoa Kỳ tham dự.
    Khi định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1975 cho đến ngày nay, Tướng Vang Pao đă tổ chức một hệ thống điều hành chung cộng đồng người H'Mong thống nhất trên toàn quốc Hoa Kỳ với tên gọi "Lao Family Community Center" để giúp người H'Mong có cuộc sống mới thích nghi với xă hội Hoa Kỳ. Nơi nào có tổ chức cộng đồng người H'Mong nơi đó có 3 cơ sở hoạt động song hành: trụ sở cộng đồng, 1 ngôi chùa và một trường học mà các cộng đồng người Việt cần rút kinh nghiệm.

    Tŕnh độ văn hóa, thành đạt học vị cao và giàu có của sắc dân thiểu số này thua xa đồng bào Việt Nam chúng ta ở hải ngoại. Nhưng, tinh thần đoàn kết và thương yêu giúp đở nhau của họ đáng được chúng ta giở nón cúi chào, khâm phục. Một tấm gương sáng để cho cộng đồng người Việt khắp nơi học hỏi vậy.

    ( Xin mời qúy vị t́m đọc thêm trên tờ nhât báo Sacramento Bee ngày thứ sáu 07.01.2011 trang 1 & 9 của kư giả Stephen Magagnini - một kư giả gần gũi với CĐVN tại Sacramento. Qúy vị có thể t́m đọc trên báo điện tử Calitoday và nhiều diễn đàn điện tử khác. Đặc biệt trên website của nhật báo Sacramento Bee có bài viết và nhiều h́nh ảnh của Tướng Vang Pao)./.

    Sacramento ngày 07.01.2011
    Nhà báo già Trần Văn

  3. #3
    Người Hmong bị kẹt giữa 3 nước Lào, Việt Nam, Trung Quốc nên về mặt chiến lược đ̣i ly khai => độc lập là sai lầm cực lớn. Ông Vàng Pao nghe lời Mỹ chống lại CS, nhưng nếu không phải CS th́ sự ly khai của Ông và người Hmong bên Lào vẫn bị tiêu diệt âm thầm thôi.

    Ở Việt Nam, người Hmong c̣n gọi là người Mèo (từ này dần dần ít được dùng v́ có ư coi thường), sống rải rác ở miền núi phía Bắc kéo dài cho tới một số nơi miền núi ở phía bắc miền Trung. Họ không phải là dân tộc bản địa sống từ lâu ở Việt Nam. Họ di cư từ bên kia Trung Quốc sang Việt Nam mới khoảng vài trăm năm. Trong khi đó đất tổ Việt Nam đă có từ lâu đời từ nên văn minh sông Hồng (miền Bắc) và sông Mă (miền Trung).

    Cho nên sự ly khải của người Hmong bên Lào, dĩ nhiên Việt Nam và cả Trung Quốc bất luận thể chế, chính quyền nào sẽ không đồng ư và sẽ triệt tiêu nếu có sự liên kết với người Hmong ở Việt Nam và Trung Quốc. Người Hmong sống ở cả 3 nước, đông nhất là bên Trung Quốc.

    Đó là lư do người Hmong ở Việt Nam vẫn được coi trọng, tôn vinh, đề cao, bảo tồn văn hoá đặc sắc của người Hmong

    T́nh trạng này cũng giống như người Cuốc ở bên Irắc và Thổ Nhĩ Kỳ vậy.

  4. #4
    ahem
    Khách
    Quote Originally Posted by dangcongsanvietnam View Post
    Người Hmong bị kẹt giữa 3 nước Lào, Việt Nam, Trung Quốc nên về mặt chiến lược đ̣i ly khai => độc lập là sai lầm cực lớn. Ông Vàng Pao nghe lời Mỹ chống lại CS, nhưng nếu không phải CS th́ sự ly khai của Ông và người Hmong bên Lào vẫn bị tiêu diệt âm thầm thôi.

    Ở Việt Nam, người Hmong c̣n gọi là người Mèo (từ này dần dần ít được dùng v́ có ư coi thường), sống rải rác ở miền núi phía Bắc kéo dài cho tới một số nơi miền núi ở phía bắc miền Trung. Họ không phải là dân tộc bản địa sống từ lâu ở Việt Nam. Họ di cư từ bên kia Trung Quốc sang Việt Nam mới khoảng vài trăm năm. Trong khi đó đất tổ Việt Nam đă có từ lâu đời từ nên văn minh sông Hồng (miền Bắc) và sông Mă (miền Trung).

    Cho nên sự ly khải của người Hmong bên Lào, dĩ nhiên Việt Nam và cả Trung Quốc bất luận thể chế, chính quyền nào sẽ không đồng ư và sẽ triệt tiêu nếu có sự liên kết với người Hmong ở Việt Nam và Trung Quốc. Người Hmong sống ở cả 3 nước, đông nhất là bên Trung Quốc.

    Đó là lư do người Hmong ở Việt Nam vẫn được coi trọng, tôn vinh, đề cao, bảo tồn văn hoá đặc sắc của người Hmong

    T́nh trạng này cũng giống như người Cuốc ở bên Irắc và Thổ Nhĩ Kỳ vậy.
    Đ̣i ly khai, độc lập là sai lầm !!! Phải CHẤP NHẬN là 1 tỉnh của tàu, phải RƯƠC tàu vô làm ÔNG CHỦ đất nước mới là " U .. VỊT" chớ !!

  5. #5
    Quote Originally Posted by ahem View Post
    Đ̣i ly khai, độc lập là sai lầm !!! Phải CHẤP NHẬN là 1 tỉnh của tàu, phải RƯƠC tàu vô làm ÔNG CHỦ đất nước mới là " U .. VỊT" chớ !!
    Bạn nên đọc lại bài tôi viết, dĩ nhiên người Hmong cũng không phải là dân tộc bản địa của các bộ tộc Lào, mà họ di cư từ bên Trung Quốc sang.

    Nước Việt Nam đă có chủ từ hàng ngàn năm rồi, nên v́ sao mà trong tiềm thức người Việt luôn phản kháng/cảnh giác những ư đồ xâm lược của phương Bắc. Phương Bắc không có nghĩa là chỉ có người Hán, mà cả người Mông Cổ (nhà Nguyên), người Măn Thanh (nhà Thanh) ...

    Chính v́ thế mà người Hmong ở Việt Nam rất lành, sống yên ổn, hoà nhập với cộng đồng dân tộc Việt Nam.

  6. #6
    ahem
    Khách
    Quote Originally Posted by dangcongsanvietnam View Post
    Bạn nên đọc lại bài tôi viết, dĩ nhiên người Hmong cũng không phải là dân tộc bản địa của các bộ tộc Lào, mà họ di cư từ bên Trung Quốc sang.

    Nước Việt Nam đă có chủ từ hàng ngàn năm rồi, nên v́ sao mà trong tiềm thức người Việt luôn phản kháng/cảnh giác những ư đồ xâm lược của phương Bắc. Phương Bắc không có nghĩa là chỉ có người Hán, mà cả người Mông Cổ (nhà Nguyên), người Măn Thanh (nhà Thanh) ...

    Chính v́ thế mà người Hmong ở Việt Nam rất lành, sống yên ổn, hoà nhập với cộng đồng dân tộc Việt Nam.
    Th́ ĐỌC Kỹ lại câu Đ̣i ly khai, độc lập là sai lầm !!! Phải CHẤP NHẬN là 1 tỉnh của tàu, phải RƯƠC tàu vô làm ÔNG CHỦ đất nước mới là " U .. VỊT" chớ !! đi nha !! May là người Hmong CHỈ là 1 thiểu số mà tinh thần TỰ CHỦ VẪN có , c̣n đội quân "uy vũ ngất Trời", "bách chiến bách thằng " , từng co1 "chiến thắng THẦN THÁNH" mà chỉ DÁM ... đứng yên cho chệt bắn như bắn ... SÚC VẬT , đă vậy c̣n tiếp tục ca "núi liền núi , sông liền sông" nữa chớ !! Chắc tụi nó KHÔNG biết chữ "NHỤC" là ǵ !!

  7. #7
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Đàn anh ...răn đe chăng?

    Originally Posted by dangcongsanvietnam
    Người Hmong bị kẹt giữa 3 nước Lào, Việt Nam, Trung Quốc nên về mặt chiến lược đ̣i ly khai => độc lập là sai lầm cực lớn. Ông Vàng Pao nghe lời Mỹ chống lại CS, nhưng nếu không phải CS th́ sự ly khai của Ông và người Hmong bên Lào vẫn bị tiêu diệt âm thầm thôi.
    Ông này dùng chữ "bị kẹt" nghiã là thế nào?
    Và có phần nào trong bài viết trên nói họ "đòi ly khai => độc lập"?

    Theo ...cái nguồn cuả tôi - nguồn ông thì ai cũng biết chảy ra từ đâu rồi - đọc từ dailyvnews.wordpress , trong bài "Vang Pao và tương lai người Hmong tại Lào", posted ngày 01/27/11 cuả Nguyễn V Huy, đã viết rất chi tiết về xuất xứ và lý do..."bị kẹt" cuả người Hmong tại Bắc Lào cho đến nay.
    Họ có mặt và sinh sống độc lập tại vùng núi non này từ thế kỷ 15, khi chạy từ Vân Nam xuống. Chỉ sau khi Pháp chiếm đóng và bảo hộ Lào, đã "giao cho người Lào cai trị tất cả các sắc tộc miền núi, trong đó là người Hmong mà từ trước tới nay họ sống độc lập..."( Theo Vang Pao và tương lai ...).
    Điều này cho thấy họ đã định cư có đến hàng trăm năm tại những vùng núi non hiểm trở này, không đụng chạm tới ai, không tranh giành đất sống cuả ai, ̀mà cũng không ai có thể ...leo núi cao hay lôi cổ họ xuống mà khống chế họ (họ sinh sống ở núi cao từ 1000 tới 1500mét).
    Cái chữ "bị kẹt" cuả ông này có lẽ ám chỉ ba tay quỷ quyệt Lào cộng, Việt cộng va Chệt cộng lúc nào cũng muốn khống chế người Hmong? Và tại sao vậy? Đây la điểm then chốt được nhắc đến trong bài viết cuả NVHuy.
    Trích: "Trong thực tế, người Hmong tại Lào, kể cả tại VN, từ sau 1954 cho tới nay, chưa bao giờ nổi lên đòi độc lập hay quyền tự trị, dù không ưa gì người Lào hay người Việt, họ chỉ muốn đươc sống yên ổn tại nơi sinh trú."
    Bài báo viết tiếp:
    "Chính ước muốn đươc sống yên ổn tại nơi sinh trú này mới là nguyên nhân cuả mọi biến động, vì nơi sinh trú cuả người Hmong hiện nay nằm trong khu Tam Giác Vàng, một trung tâm sản xuất ma túy lớn nhất thế giới..." Ngưng trich.
    Trên đây là để cho thấy rõ hơn cái thế "bị kẹt" mà ông này (chả lẽ tôi cứ phải gõ ba cái chữ ...thổ tả mà ông này đi lấy làm nick cuả mình? vô lý, tạm gọi là "ông", tôi nghĩ cũng tỏ tình ...hữu nghị lắm rồi!) đã dõng dạc "cảnh báo" hay răn đe về số phận người Hmong, rằng thì là "liệu cái thần hồn", cỡ nào cũng sẽ bị bóp chết hoặc bị "tiêu diệt âm thầm"? Ủa , mà ai sẽ tiêu diệt họ "âm thầm" và bằng cách nào mà giết người "âm thầm" được, xin giải đáp thắc mắc này?
    Dân tộc nào cũng phải có niềm tự hào và khao khát đươc sinh tồn, lưu truyền dòng giống cuả mình. Không có ai tự hèn hạ mình mà "biết thân" quy hàng bọn người xâm lăng, cam tâm nhìn giống nòi mình bị đồng hoá và tiêu diệt. Đó cũng là lý do người Hmong nhất quyết đòi sống yên ổn là người Hmong từ ba bốn trăm năm nay, chứ không phải là Hmong Lào cộng hay Hmong Việt cộng, và Hmong chệt cộng.
    Còn những quốc gia có chủ quyền hẳn hòi như Việt Nam kia mà nhìn xem, dân VN ngày nay, nhất là tuổi trẻ VN trong nươc, có biết cội nguồn dân tộc bắt đầu từ đâu? Hay chỉ từ khi có "đảng ta'? Mà "đảng ta" thì đươc đẻ ra từ "đảng tầu, đảng Nga", thế cho nên đã có thời từng vật vã khóc Sít-ta-lin, thờ Mao như thờ ông nội, giờ còn tế tướng chệt Mã Viện như tế sao! Thế mà là "luôn phản kháng ý đồ xâm lược cuả phương Bắc " ư?
    PS: Xin bớt chút thời giờ quá bộ sang post "Xin hỏi..." cuả ông hôm trước mà trả lời cho bà con với, posted xong ông lặn luôn vậy?
    Last edited by Tiếng Xưa; 10-02-2011 at 10:08 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-05-2012, 10:14 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 11-03-2012, 02:51 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 03-09-2011, 10:11 AM
  4. Replies: 29
    Last Post: 04-07-2011, 01:47 AM
  5. Những Chiếc Thẻ Bài Bị Bỏ Quên
    By ChacCaDao in forum Thơ Văn Tự Sáng Tác
    Replies: 14
    Last Post: 12-09-2010, 12:22 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •