Lúc tôi “gơ” những ḍng chữ này th́ u tôi vừa mừng sinh nhật lần thứ một trăm. Bây giờ u tôi hoàn toàn bị lẫn, không c̣n biết ǵ nữa. Con cái ngồi bên cạnh cũng chẳng biết là ai. Đầu óc gần như không c̣n hoạt động nhưng cơ thể th́ vẫn khoẻ mạnh. Những chuyện bốn năm chục năm về trước, u tôi nhớ đến từng chi tiết. Chuyện ǵ mới xẩy ra ngày hôm nay hoặc cách vài ba năm th́ lại quên chẳng biết đâu vào đâu. U tôi vẫn đi lại ăn uống b́nh thường và không hề phải dùng bất cứ loại thuốc men ǵ. Mỗi ngày u tôi c̣n nhai nát mấy quả cau. Lúc nào u tôi cũng cười, môi đỏ tươi, chuyện tṛ rôm rả, “Cốt trầu đỏ thắm làn môi mẹ.” Ở vào tuổi của u tôi mà có được sức khoẻ như vậy cũng hiếm lắm. Ông chú tôi cứ nói đùa:

“Ngày trước, mỗi lần sinh các anh chị th́ bác uống đến mấy chục bát nước đái nên bây giờ mới được như vậy.”

Tôi nhớ cách đây có đến mười năm, ông Thủ Tướng Ấn Độ khuyên dân chúng mỗi ngày nên uống lấy một bát nước đái. Bản thân ông ngày nào cũng đái vào cái ly rồi uống chính nước đái của ông. Chắc là ông Thủ Tướng phải kinh qua những kinh nghiệm bản thân cũng như có nhiều dữ kiện chắc chắn nên mới khuyên bảo dân chúng như vậy.

U tôi là thường trú nhân của nuớc Mỹ nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Đă mấy năm nay u tôi “cư trú bất hợp pháp” ngay trên quê hương ḿnh. Cứ mỗi ba tháng u tôi phải “nộp phạt” bốn trăm ngàn đồng bạc Việt Nam v́ “tội” cư ngụ trong ngôi nhà trên nền đất thấm ướt mồ hôi và nước mắt của chính ḿnh. Cả cuộc đời của u tôi là một chuỗi ngày vất vả khó nhọc. Đến tuổi già cũng được an nhàn, các con cháu hết ḷng phụng dưỡng nên u tôi cũng phần nào được an ủi và yên ḷng. Trải qua bao nhiêu cay đắng nhục nhằn của cuộc đời, u tôi vẫn luôn vui vẻ chịu đựng và phó thác tất cả trong sự quan pḥng của Thiên Chúa. U tôi rất ngoan đạo, mỗi ngày vài ba lần đi nhà thờ cầu nguyện. Trong nhà lúc nào cũng rầm ŕ những câu kinh, buổi sáng lúc vừa thức dậy, buổi tối trước khi đi ngủ. U tôi thuộc nhiều bài hát đạo, thỉnh thoảng cũng cất tiếng hát một ḿnh rất nhỏ nhẹ và cung kính. Chắc thời con gái u tôi cũng đă là một ca viên trong hội hát của nhà thờ. Tiếng hát con gái của u tôi phải mượt mà như giải lụa dưới nắng xuân, phải tinh khôi trong suốt như khối thủy tinh trong nắng hè.

Năm mới đến với những ngày Tết vui tươi rộn ràng. Người giầu có Tết của người giầu với cỗ bàn đủ món, quần áo lụa là đủ bộ. Người nghèo manh áo vá che thân, ngày đầu năm dè dặt đụng đũa miếng thịt gọi là hơi hướm “Tết Nhất.” Nhưng giầu hay nghèo th́ ai cũng hy vọng, cũng mơ ước vào ngày tháng trong năm mới được khoẻ mạnh hơn, may mắn hơn, cơm no hơn và áo ấm hơn.

Những ngày Tết năm xưa đang chạy nhẩy trong tôi, quê hương mến thương xa đến nửa ṿng trái đất và lại không được ngồi bên cạnh người mẹ yêu qúy trong giây phút giao ḥa của Trời Đất. Quang cảnh chợ Tết và bao nhiêu niềm vui của ngày Tết lúc tôi mới lên năm tuổi đang lao xao chạy nhẩy trên chuyến xe u tôi cơng tôi đưa về miền dĩ văng. U tôi dắt tay tôi đi chợ Tết, tay kia xách một cái bị cói. Hôm nay u tôi diện đẹp lắm. Khăn nhung quần lĩnh, áo len mầu đỏ thẫm, lưng thắt ruột tượng mầu xanh da trời buông thơng bên hông. Thời con gái u tôi là một thiếu nữ xinh đẹp nhất vùng. Chẳng thế mà thày tôi, một học sinh đă nhiều năm “nói tiếng tây nhiều hơn tiếng ta” và quen với lối sống thành thị đă “phải ḷng” u tôi. Măi đến cách đây mấy năm, u tôi vẫn c̣n nhớ lại ngày cưới với hơn một trăm chiếc xe tay và tiệc tùng đ́nh đám đến cả hơn tuần lễ.

Đường đê dưới cơn mưa phùn ở miền Bắc chỉ hơi ẩm ướt. Những vạt hoa cải vàng nhạt nḥa dưới chân đê chạy dài ra đến tận bờ sông. U tôi rón rén bước đi nhẹ nhàng dưới làn nước mờ sương của buổi sớm mai lúc Trời Đất chuyển ḿnh bước sang Xuân. Tiếng người gọi nhau nói cười rộn ră. Ai cũng hớn hở chờ đón những ngày tháng trong năm mới tràn đầy phúc lộc và thật nhiều may mắn. Con đường đi đến chợ huyện tràn ngập những xôn xao rộn ràng của một mùa Xuân mới. Đến chợ Huyện, u tôi mua cho tôi hai cái bánh rán. Chiếc bánh rán tṛn như quả quít, lớp mật bóng nhẫy dưới những hạt vừng óng ả vàng rộm. Nhân đậu xanh ngậy mùi đường mía thơm ngào ngạt. Tôi bám áo u tôi đi xem chợ, vừa ăn bánh vừa xem một ông già làm những con “ṭ-he” đủ mầu sắc với nhiều h́nh thù của muông thú. Phiên chợ ngày Tết chắc hẳn phải nhiều người mua bán hơn những buổi chợ quanh năm. Người đi người đến ai cũng có vẻ vội vàng tất bật mua bán. Gặp những người trong làng, u tôi đều đứng lại chuyện tṛ một lúc. Chuyện mùa màng, chuyện sắm sửa những vật dụng và đồ ăn thức uống cho ba ngày Tết.

Chợ Tết ở nơi thôn dă nghèo nàn nhưng thật vui vẻ. Mọi người ai cũng muốn quên đi những khó nhọc vất vả trong năm, những buồn phiền lo lắng cũng được xếp lại một xó để có được một niềm vui sau những ngày dầm mưa giăi nắng ngoài đồng ruộng,“bán mặt cho đất bán lưng cho trời.” Cô hàng xén cười tươi, áo nâu non quần lĩnh đen nhánh, cất lời chào hỏi mời mọc mua bán. Giọng chào hàng trong trẻo thật duyên dáng của cô hàng xén như cầm chân đám trai tráng ngẩn ngơ nh́n. Những chiếc bút máy bên một chồng vở c̣n thơm mùi giấy của cô hàng xén là một ước ao của tôi nhưng ước ao ấy chỉ là mộng mơ vào những ngày mới chập chững đánh vần tập đọc. Ông hàng thịt mặt mũi bóng nhẫy, tay dao tay thớt ḥ hét sai bảo vợ con. Thày u tôi đánh đụng với chú tôi con lợn gần một tạ, đủ thịt để làm gị nem ninh mọc trong suốt cả những ngày Tết kéo dài cho đến giữa tháng Giêng. U tôi đi ngang qua hàng thịt nhưng cũng đứng lại hỏi han xem giá cả ra sao. Cụ lang ngồi giữa hai bồ đựng thuốc Nam bắt mạch hốt thuốc; mùi thơm của những vị thuốc Bắc thoang thoảng trong cơn gió nhẹ. Ông thầy bói ngồi chồm hổm ngáp vặt chờ thân chủ, đôi kính đen như mờ mịt sau cây nhang đă gần tàn, hai cái chân gà khô khẳng khiu trong một cái đĩa đặt trên mặt tráp nh́n thật trơ trọi như vận may rủi của chính ông thầy. Chỗ ngồi của người bán rau quả chiếm gần nửa chợ. Những bó cải ngồng non xanh biếc bên cạnh rổ quưt vàng thẫm. Rau thơm rau mùi chẳng thiếu thứ nào. Mấy bà hàng rau khăn mỏ quạ kín đầu, bă trầu đỏ thắm cắn răng chuyện tṛ ầm ĩ. Mấy tiếng căi nhau lọt thỏm vào tiếng nói tiếng cười hớn hơ mừng Xuân đón Tết.

Đến gần trưa, u tôi dẫn tôi đến khu hàng quán ăn uống. Gánh phở, hàng thịt chó, hàng bán ḷng lợn tiết canh và nhiều thức ăn uống khác. U tôi xà vào một gánh bún riêu có vẻ quen thuộc. Gọi là gánh bún riêu nhưng khi cô hàng dọn lên chiếc mẹt có một nắm rau chuối rau thơm th́ hai bát “bún” lại là bánh đúc thái nhỏ. Gạch cua đồng nổi lềnh bềnh trên bát “bún” lấm tấm vàng. Nước canh cua ngọt lịm thơm ngai ngái mùi đất. Chắc là những con cua từ trong hang ḅ ra chưa kịp rũ sạch bùn đất đă ḅ vào nồi làm món ăn ngọt ngào thơm ngon cho người dân quê. Tôi cũng được ăn một bát to như bát của u tôi, húp cạn bát mà vẫn tḥm thèm. Ăn xong cô hàng bún cho tôi một cái kẹo bột và mời u tôi miếng trầu. Chuyện tṛ qua lại với cô hàng bún một lúc rồi u tôi dẫn tôi sang chỗ bán đồ chơi cho trẻ con. U tôi mua cho tôi một con gà làm bằng đất. Con gà trống có cái mào đỏ chót và bộ lông vàng mượt. Trên lưng con gà có một cái ống c̣n thơm mùi tre, tôi thổi hết hơi vào, con gà gáy vang trời. Thích quá! U tôi c̣n mua cho tôi một bức tranh Tết vẽ một đám lợn con đang bú mẹ. Con lợn xề nằm lim dim mắt âu yếm đàn con. Năm nay tôi đă biết đọc biết viết nhưng đêm đến tôi vẫn rúc vào nách u tôi ngủ mê mệt. Hơi ấm của u tôi là bếp lửa mến yêu, dạt dào ḷng mẹ bao bọc chở che.

Sắm sửa Tết cho tôi xong rồi, u tôi mới đến chỗ bán mật. Bà bán mật gặp khách hàng quen cầm tay u tôi mời chào rối rít. U tôi lấy trong bị cói ra một cái lọ sành mua đầy mật rồi cũng mua một lọ chè Tầu và vài loại mứt cho ngày Tết. Đến hàng bán vải vóc th́ u tôi mới thực sự bận rộn so sánh hàng tốt xấu và giá cả cho khỏi bị hớ. Tiếng xé những vuông vải đủ mầu xoàn xoạt trong gió. U tôi mua vải cho cả nhà để sang Xuân gọi thợ may đến đo cắt. U tôi cũng không quên mua vải để khâu cho bà nội tôi cái áo bông.

Chợ búa mua sắm xong th́ cũng đă đến giờ phải đi về. U tôi một tay xách cái bị cói, tay kia cặp những xấp vải c̣n thơm bột hồ đi trên đường đê. Tôi nắm áo u tôi nhẩy chân sáo giữa những người đi người về. Ai cũng cười cợt chuyện tṛ to tiếng. Các bà mời nhau ăn trầu, các ông dừng chân bên bờ đê mang cái điếu cầy ra hút thuốc lào khói mù mịt. Lúc xuống khỏi bờ đê rẽ xuống con đường ngay đ́nh làng, u tôi bảo đến mùng năm Tết có phường hát đến “làm tṛ.” Tôi chưa được xem “làm tṛ” bao giờ nên cũng không có ǵ thích thú. Tôi thích ở nhà thổi con gà trống gáy và chơi cục pháo xiết. Tiếng gáy của con gà trống và tiếng lẹt đẹt của cục pháo xiết là Tết, là mùa Xuân mới rộn ràng của tôi.

Tôi gọi điện thoại về chúc thọ và mừng tuổi u tôi:

“U có khoẻ không? U ăn Tết có to không?”

Tiếng nói của u tôi vẫn to và khỏe, giọng thật vui:

“Cám ơn ông, Chúa thương tôi vẫn khỏe. Chiều nay mời ông về sơi cơm nhá.”

U tôi đă không nhận ra được tiếng nói của đứa con mà u đă mang nặng đẻ đau. Tôi ngậm ngùi chưa biết nói ǵ th́ u tôi tiếp:

“Cây quít nhà ḿnh sai quả lắm. Mấy con lợn chóng nhớn quá.”

Cây quít và mấy con lợn u tôi nói đến là chuyện ngày xửa ngày xưa, nơi chốn mà u tôi đă cầm tay dắt tôi đi chợ Tết, một làng quê nhỏ bé nghèo nàn dưới chân núi Gôi cạnh ḍng sông Ḷ Gạch bốn mùa nước đỏ quạch như nhuộm phẩm. U tôi vẫn c̣n những ngày Tết đầy hương sắc với một trời kỷ niệm và một mùa Xuân vui tươi chan hoà Hồng Ân.


Trương Phú Thứ
(Xuân Tân Măo 2011)