Quote Originally Posted by Triệu Thiên Kim View Post

Kim chưa hiểu sao gọi là thông vận?
Câu này Kim đọc tới đọc lui vẫn không thấy vần hay thông nhau chỗ nào:

Túi rổng con ơi phải ngậm ngùi (nếu ui với ngùi th́ Kim hiểu)

Cảm ơn trước nhiều.
Kim úi uiiiiiiiiiiii
Chính vận th́ dễ hiểu rồi v́ những chữ vần nhau theo chính vận phải cùng spelling với nhau (trừ phụ âm đầu). Thí dụ đông, hồng...

Thông vận là rắc rối nhất. Theo định nghĩa "thông vận là những chữ không cùng spelling với nhau nhưng khi đọc lên chúng ta nghe âm hưởng gần giống nhau nên tạm chấp nhận cho là vần với nhau".
Chính vận là luật nên dễ. Thông vận là qui ước nên khó thống nhất.
Nhiều người không nắm vững nguồn gốc của thông vận nên làm thơ lạc vận.
Trước nhất chúng ta cùng t́m hiểu do đâu mà có thông vận.

Như chúng ta đă biết tiếng Hán đọc âm Việt của nước ta gọi là tiếng Hán-Việt là thứ tiếng Hán phát âm đời Đường v́ nhà Đường đô hộ nước ta lâu dài nhất trong lịch sử Bắc thuộc, lâu hơn cả nhà Đông Hán.
V́ chữ Hán phát âm theo Đường nhân và Việt nhân có một số chữ bị biến âm thí dụ như hùng và hồng (sứ nói những nhà chép sử Việt Nam chắc có sự nhầm lẫn Hùng Vương, Hồng Bàng) hoặc một số chữ cổ như thỉ và thủy (Tần Thỉ Hoàng=Tần Thủy Hoàng) v.v... phần biến âm này nhiều không thể nhớ hết trong nhất thời.

Thứ nữa là trong nhiều triều đại quân chú chuyên chế vấn đề kỵ húy phải được tôn trọng. Tức là phải cữ tên vua, hoàng hậu, thái tử ... hoặc các quan lớn địa phương nơi ḿnh ở. Từ đó có trường quy là các thí sinh sĩ tử khi làm bài thi phải tránh viết đích danh những chữ phải kỵ húy. Nếu vô t́nh hay cố ư phạm húy th́ dù làm bài hay cách mấy cũng đương nhiên bị đánh rớt. Do đó mà có một số chữ bị viết trại ra coi như đọc biến âm. Trải qua nhiều triều đại, chữ viết trại ra để tránh phạm húy cũng nhiều (trường quy có niêm yết những chữ để tránh phạm húy).
Rồi do những lần di dân trong lịch sử, pha trộn thổ âm phương ngữ tiếng nói cũng bị biến âm tuy rằng cùng nguồn gốc và cùng nghĩa.
Truy nguyên ra nguồn gốc của những chữ và tiếng bị biến âm (như đă nói trên), người ta xếp những chữ biến âm được tính vần theo chữ nguyên thủy, nhưng không thể gọi là chính vận (v́ khác spelling) mà gọi là thông vận nghĩa là tuy khác spelling nhưng chấp nhận là vần với nhau. Nếu nói theo ngôn ngữ luật pháp th́ chính vận là luật lệ c̣n thông vận là án lệ hoặc tu chính án.

Phần này dài ḍng lắm, nói tóm tắt th́ khó thông suốt hết, v́ phải hiểu biết sơ sơ về ngôn ngữ học. Bây giờ chỉ nói sơ về phạm húy và biến âm do di dân.

1. Phạm húy (tránh viết và nói tên vua chúa): thí dụ tên vua Tự Đức là Hồng Nhậm v́ vậy phải cữ tiếng hồng và tiếng nhậm. Vua Tự Đức cũng có tên là Th́ v́ vậy phài cữ tiếng Th́.
Do đó Hồng biến âm là Hường, Nhậm biến âm là Nhiệm, Th́ biến âm là Thời.
Từ đó ta thấy hồng nhan=hường nhan, má hồng=má hường, Ngô Th́ Nhậm=Ngô Thời Nhiệm, th́ giờ=thời giờ v.v...
Chúa Nguyễn Phúc Nguyên tên Nguyên nên khi gặp chữ nguyên phải đọc là nguơn thí dụ rằm thượng nguơn, Nguơn Thỉ Tiên Ông v.v...
Vua minh Mạng tên Đảm nên gặp chữ đảm phải đọc là đởm như đảm lược=đởm lược v.v...
Chúa Nguyễn Hoàng tên Hoàng nên chữ hoàng phải đọc là huỳnh như lưu hoàng=lưu huỳnh v.v...
Nhiều lắm ... như đường=đàng, trường=tràng, cát=kiết, long=luông an=yên, b́nh=bằng, mạng=mệnh, thanh=thinh, diên=duyên, đảm đang=đởm đương, cang thường=cương thường, tiêu dao=tiêu diêu, dao=diêu v.v... và v.v...

2. Biến âm (do di dân): nhiều đợt di dân từ miền này qua miền nọ, tiếng nói bị pha trộn thành biến âm như tôi=tui, trời ơi=trùi ui, hết rồi=hết rùi v.v... và v.v...
Bởi vậy TTK mới thấy ơi vần với ui trong câu:
Túi rổng con ơi phải ngậm ngùi

Đại để thông vận là như vậy. Do đó chúng ta thấy có nhiều bài thơ các vần không giống nhau về spelling nhưng vẫn cho là "vần" với nhau theo thông vận.

Tuy nhiên cũng có không ít người v́ không nắm vững nguyên tắc cũng như nguồn gốc của thông vận (chữ nào cùng nguồn gốc với chữ nào) nên họ làm thơ bị lạc vận không ít.

Vấn đề thông vận cũng nhiêu khê lắm. Chắc ăn nhất là chúng ta nên làm thơ chính vận hoặc thông vận gần (cận vận) mà không nên làm thơ thông vận xa (viễn vận).

Về viễn vận có một vài chữ mà đọc lên ít ai chấp nhận.
Thí dụ ông Nguyễn Kim là thái tổ của triều Nguyễn Gia Miêu ở nước ta (nước ta có hai triều đại nhà Nguyễn là Nguyễn Tây Sơn và Nguyễn Gia Miêu. Nguyễn Tây Sơn phát tích ở ấp Tây Sơn tỉnh B́nh Định, Nguyễn Gia Miêu phát tích ở làng Gia Miêu tỉnh Thanh Hóa).
Ông Nguyễn Kim tên Kim nên khi triều Tự Đức xử tử h́nh ông Cao Bá Quát can tội phản nghịch. Bạn Cao Bá Quát là Nguyễn Văn Siêu có làm bài thơ khóc Cao Bá Quát gặp chữ Kim phải biến âm thành Câm như sau:

Ai điếu

Duy biên thiên sử bích thiên cầm
Nhất mộng du du nhất hảo âm
Sơn hải di tang hà sứ ẩn
Hương quan ly hận thử hồi thâm
Văn chương hữu mạng tương chung thủy
Thanh khí đồng bi tự cổ câm (kim )
Ngô đạo vị kham phân hiển bối
Âu y kỳ năi sĩ lưu tâm

Phương Đ́nh Nguyễn Văn Siêu


Bản dịch:

Đàn c̣n bên vách sách bên màn
Một giấc ngàn thu bặt tiếng vang
Điên đảo non sông nḥa lối cũ
Âm thầm đất nước ngấm bi thương
Duyên văn đă kết đây cùng đó
Nghĩa cũ dù ai nhớ chẳng buồn
Đạo học tỏ mờ chưa dễ biết
Cửa người khép nép măi sao đương (đang)


Như bài thơ Thu Vịnh sau đây của Nguyễn Khuyến dùng thông vận. HTL đọc trên internet thấy có người đă phê b́nh ông Nguyễn Khuyến làm thơ sai (lạc vận):

Thu vịnh

Trời thu xanh ngắt mấy từng cao
Cần trúc lơ thơ gió hắt hiu
Nước biếc trông chừng như khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nước nào
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra sợ thẹn với ông Đào

Nguyễn Khuyến


Ghi chú: Trong sách có nói các đại danh gia thi sĩ cũng có người làm thơ sai luật thất đối phạm thi bịnh. Nhưng chúng ta không nên thấy họ là đại danh gia thi sĩ mà nghĩ rằng họ hoàn toàn đúng rồi bắt chước theo, rốt cuộc chúng ta cũng bị sai !