Ông Cope mong muốn đưa mẹ ruột sang thăm Hoa Kỳ trong tương lai.
(H́nh: Ty Cope)

Sau chục năm trở tới Hoa Kỳ, trở thành con nuôi của một người đàn ông bản xứ đầy ḷng nhân ái, ông Ty Cope đă gặp lại cha mẹ ruột của ḿnh, nhờ một tin nhắn gửi qua mạng Internet.

‘Tôi tên là Nguyễn Đức Tâm. Tôi có một cậu con trai thất lạc tên là Nguyễn Đức Thắng sinh năm 1968. Con tôi bị đưa vào trại trẻ mồ côi Cam Ranh hồi năm 1972. Nếu ai biết con tôi c̣n sống th́ xin hăy báo cho chúng tôi biết’.

Những thông tin t́m con ngắn ngủi, để lại trên trang web The Cam Ranh Orphan, do những người từng là trẻ mồ côi ở thành phố Nha Trang hồi những năm 70 lập nên, đă thôi thúc ông Ty Cope (tức Nguyễn Đức Thắng) trở về Việt Nam.

Người giáo viên ở thành phố College Station, Texas, kể lại với báo chí về ‘tâm trạng khác lạ’ khi gặp ông Tâm: “Cuộc gặp của tôi với cha ḿnh diễn ra trong không khí không thoải mái và không b́nh thường v́ lúc đó có mặt những người khác nữa. Thật sự khi ấy, tôi chưa biết chắc đó có phải là cha đẻ của ḿnh hay không, và tôi c̣n phải chuyện tṛ để kiểm chứng lời của ông nữa”.

Sau đó, ông Cope cùng vợ, hai cô con gái và cha nuôi lên thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) để t́m mẹ. Cha mẹ của ông đă chia tay từ trước khi ông chào đời.

Người mẹ 67 tuổi vẫn c̣n giữ một túi đựng áo len và một cái khăn bà dùng để quấn con khi đưa tới trại trẻ mồ côi.

Công dân Mỹ gốc Việt nói: “Cuộc gặp của tôi với mẹ diễn ra hết sức riêng tư, thậm chí không có mặt các thành viên gia đ́nh của tôi tại đó. Chúng tôi đă tṛ chuyện một cách thân mật và t́nh cảm. Bà kể cho tôi nghe những chuyện đă xảy ra khi tôi c̣n nhỏ. Bà c̣n cho tôi xem cái khăn mà bà quấn quanh người tôi khi bà đưa tôi đến trại mồ côi”.

Sau khi gặp cha mẹ ḿnh, ông Cope cho hay rằng ông đă hiểu rơ hơn hoàn cảnh dẫn tới sự ly tán sau này.

Người đàn ông 42 tuổi nói rằng mẹ ông ‘không hề có ư định bỏ mặc ông mà chỉ muốn con được học hành cũng như có điều kiện sống cũng như khả năng tồn tại tốt hơn trong t́nh cảnh chiến tranh, khi bà phải một ḿnh làm việc cật lực để nuôi ba người con’.

Những cuộc hội ngộ bất ngờ này cũng đă giúp ông Cope lần lại kư ức một cách cụ thể.

Khi Chiến tranh Việt Nam chuẩn bị kết thúc hồi năm 1975, lănh đạo của Trung tâm trẻ mồ côi Công giáo Cam Ranh, quyết định đưa con cái của họ cùng cậu bé Thắng và gần 70 trẻ mồ côi khác tới Sài G̣n trên một chiếc tàu chật chội mong kiếm t́m một tương lai tươi sáng hơn cho các em.

Nhưng sau khi chứng kiến thành phố này trong cảnh rối loạn, chiếc thuyền chở các em nhỏ hướng ra biển Đông, và được đưa tới Singapore sau nhiều ngày lênh đênh trên đại dương. Tại đây, các em bé đă được các nhà truyền giáo hỗ trợ thủ tục đưa sang Hoa Kỳ và tạm trú tại một nơi dành cho các trẻ mồ côi Buckner ở Dallas, Texas.

Câu chuyện này đă thu hút sự chú ư của giới truyền thông ở thành phố, và sau đó cậu bé Thắng được một người đàn ông độc thân tên là John Cope nhận làm con nuôi.

Ông John, một đầu bếp trong Không lực Hoa Kỳ và từng làm t́nh nguyện viên tại trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi Cam Ranh, và đă biết một số trẻ em ở đó, trong đó có cậu bé Thắng.

Sau này, ông Cope cùng với cha nuôi vẫn tham gia các cuộc đoàn tụ năm năm một lần của trẻ em mồ côi từng được đưa tới Dallas.

Cho dù biết rơ hơn về thân thế của ḿnh, ông cho biết vẫn rất biết ơn người cha đă nuôi ông khôn lớn, và đă ‘không hề bực ḿnh hay tức giận’ khi ông gặp lại cha mẹ đẻ. Ông Cope tâm sự: “Ông là một con người tràn đầy t́nh yêu thương. Tôi nghĩ ông yêu đất nước và con người Việt Nam kể từ khi ông sang đây trong thời kỳ chiến tranh. Ông là một người tuyệt vời, đă có công nuôi tôi nên người, dạy tôi trở thành một công dân Hoa Kỳ tốt. Cho dù ông không phải là cha đẻ ra tôi, nhưng t́nh cảm mà ông dành cho tôi, khiến tôi coi ông như cha ruột của ḿnh”.

Nguồn: http://vietvungvinh.org/index.php?op...oai&Itemid=122