Trải qua bao thế hệ tổ tiên người Việt Nam đă không ngừng tranh đấu để có chữ quốc ngữ thay thế chữ Nho (Hán) với mục đích là bảo vệ và phát huy nền văn hóa và độc lập của dân tộc. Chữ Nôm ra đời cũng v́ mục đích này. Sử sách đă có ghi:

Cùng một nhịp với các ngành chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa đầu đời Trần cũng được đà tiến triển. Đáng chú ư là chữ Nôm được xuất hiện và đắc dụng là nhờ đời Trầncó sáng kiến, có tinh thần độc lập, tự lập, nên xu hướng văn Nôm mới có dịp bành trướng sau ngh́n năm học nhờ viết mướn của Trung Quốc. Tiếng Việt được dùng làm thi ca, khúc ngâm. Hàn Thuyên quê ở huyện Thanh Lâm tỉnh Hải Dương là người rất giỏi thơ phú Nôm. Toàn Thư quyển 5, tờ 41 chép rằng dưới triền Trần Nhân Tông, Thuyên làm H́nh bộ thượng thư có cá sấu đến sông Lô giết hại dân chúng. Vua sai Thuyên làm văn ném xuống sông. Cá sấu tự rời đi nơi khác. Vua cho việc này giống chuyện Hàn Dũ đời Đường liền đổi họ Nguyễn ra họ Hàn do mục đích khen thưởng nhân tài. Nước ta dùng quốc ngữ trong thi phú bắt đầu từ đó. (1)

Toàn Thư quyển 5, tờ 41 chép rằng dưới triền Trần Nhân Tông, Thuyên làm H́nh bộ thượng thư có cá sấu đến sông Lô giết hại dân chúng. Vua sai Thuyên làm văn ném xuống sông. Cá sấu tự rời đi nơi khác.
Đây chỉ là màn kịch mục đích đề thúc đẩy việc học chữ Nôm chứ cá sấu là loài súc sinh mà cũng biết đọc hay sao, nhất là c̣n biết phân biệt chữ Nôm và chữ Hán.

Nói vậy không phải là nhà Trần đă triệt để dùng chữ Nôm. Các chiếu chỉ của nhà Vua vẫn c̣n biết bằng chữ Hán. Mỗi khi lệnh vua ban bố ra ngoài, ty Hành khiển phải giảng cả âm lẫn nghĩa ra tiếng Việt cho dân hiểu (phàm thư) và dự biết mọi việc triều đ́nh định làm. Tóm lại chữ Hán vẫn được dùng vào các công văn, từ lệnh, biểu chương, sớ tấu. Chữ Nôm được địa vị đặc biệt hẳn hoi là về sau này với nhà Nguyễn Tây Sơn cuối thế kỷ thứ 18, nhưng trong khi chữ Nôm phát triển mạnh để đi tới chỗ đại chúng, một số nho gia trung thành với Hán tự vẫn c̣n luyến tiếc và đă bài xích nó kịch liệt.(2)

Nếu chữ Hán (Nho) là của người Việt th́ tại sao khi lệnh vua viết bằng chữ Hán ban ra Ty Hành Khiển phải giảng cả âm lẩn nghĩa ra tiếng Việt cho dân hiểu. Nếu là chữ viết của người Việt th́ khi đọc lên người Việt phải hiểu chứ. Lẽ đơn giản này không cần phải có học thức cao mới hiểu.

Trong lịch sử Việt Nam, Hồ Qúy Ly được coi là một nhà cải cách lớn. Công cuộc cải cách của ông có tính toàn diện, có hệ thống, bao gồm nhiều lănh vực, từ chính trị , hành chính, pháp chế, an ninh quốc pḥng, đến kinh tế tài chính, xă hội, văn hóa, giáo dục.(3)

Hồ Qúy Ly thể hiện chủ trương phát huy văn hóa dân tộc, đề cao chữ Nôm, đồng thời bài bác tư tưởng nho sĩ Trung Hoa mà giới nho gia lúc bấy giờ ai cũng cho là bất khả xâm phạm. Cuối năm Nhân Thân, 1392, Qúy Ly đă soạn sách Minh Đạo, nhận định rằng Chu Công là Tiên thánh, Khổng Tử là Tiên sư hàm ư hạ thấp vai tṛ của Khổng Tử, đồng thời nêu lên 4 điểm đáng ngờ trong sách Luận Ngữ. Năm 1395, Qúy Ly biên dịch thiên Vô Dật trong Kinh thư từ chữ Hán ra chữ quốc ngữ để dạy vua. Năm sau, ông làm sách Quốc Ngữ Thi nghĩa (giải thích Kinh thi bằng quốc ngữ), bỏ bài tựa của Chu Tử và viết lại theo ư của ḿnh.(4)

Đáng chú ư là việc trọng dụng chữ Nôm đă biểu lộ một tinh thần quốc gia mănh liệt, một ư niệm cách mạng rất thực tế của vua Quang Trung, nghĩa là tuy trong khoa cử, học hành chữ Nho vẫn được dùng nhưng trong chiếu, biểu, sắc, dụ, thi phú, văn Nôm đă được đặc vào một địa vị quan trọng. (5)

Dùng chữ Quốc Ngữ thay chữ Hán (Nho) để tiến đến độc lập và tự lập là sách luợc nhà Trần; để thể hiện chủ trương phát huy văn hóa dân tộc là chủ trương của nhà Hồ; để biểu lộ một tinh thần quốc gia mănh liệt, một ư niệm cách mạng rất thực tế của Vua Quang Trung. Việc cổ vơ đem dạy lại chữ Hán có khác gi đi ngược lại với hoài băo của tổ tiên.


(1), (2), & (3) Việt Sử Toàn Thư của Phạm Văn Sơn trang 241
(3) & (4) http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=469961
(5) Việt Sử Toàn Thư của Phạm Văn Sơn trang 561