Results 1 to 3 of 3

Thread: tia phóng xạ nguy hiểm ra sao?

  1. #1
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Location
    san jose CA
    Posts
    64

    tia phóng xạ nguy hiểm ra sao?



    các máy bay trực thăng phải dùng nước để phủ lên ḷ phản ứng điện hạt nhân Nhật FUKISHIMA do tai nạn Meltdown từ thảm nạn động đất 8.9 và sóng thần hôm 11/3/ 2011


    thí nghiệm cho thấy tia Gamma xuyên phá sâu nhất

    Như chúng ta đă biết sự phân ră và phát tán phóng xạ (radioactive elimination)là hiện tượng tự nhiên của các quặng vật chất nặng trong thiên nhiên và nhân tạo thí dụ như từ nổ bom hạt nhân hay tai nạn meltdown -nóng chảy chất liệu hạt nhân tại các nhà máy điện hạt nhân-cũng có thể có được.
    Nhưng từ dạng nào chăng nữa các tia phóng xạ đều nguy hiểm cho con người hay các sinh vật khác.

    Các dạng hạt alpha, beta, neutron, hay các tia gamma hay tia vũ trụ phóng đi trong phản ứng hạch tâm tất cả đều có khả năng ion hóa, có nghĩa rằng khi nó tương tác với các nguyên tử chúng có khả năng bứt tung vành đai âm điện tử. Sự mất mát âm điện tử do các tia này bắn qua sẽ gây ra hậu quả gồm v́ nó hủy diệt tế bào sống cùng làm lệch lạc đi cấu trúc của gene đưa đến ung thư .

    V́ rằng hạt Alpha (alpha particle) tương đối lớn, chúng không có khả năng xuyên qua vật chất ngay cả 1 tờ giấy chăng nữa.

    V́ rằng hạt Alpha (alpha particle) tương đối lớn, chúng không có khả năng xuyên qua vật chất ngay cả 1 tờ giấy chăng nữa. Vậy tia alpha (hạt Alpha)không gây hại cho con người. Ngoại trừ con người ăn hay hít thở các nguyên tử có phát tán hạt alpha th́ có thể gây nguy hiểm cho cơ thể con người.

    C̣n hạt beta th́ nó có khả năng xuyên phá sâu hơn một phần và nguy nhất là do ăn vào hay hít vào các nguyên tử có khả năng phóng ra hạt beta này (chúng ta c̣n gọi tia beta)

    tia beta có thể ngăn bằng tấm nhôm mỏng.
    C̣n tia gamma (x ray) có thể bị ngăn bằng 1 tấm ch́ càng dày càng tốt

    Neutrons , các hạt này từ phản ứng phân hạch (Nuclear fission) các nguyên tố nặng như Uranium 235, v́ nó không mang điện năng (trung tính = neutral) nên nguy hiểm nhất v́ nó xuyên phá sâu nhất. Chúng chỉ bị ngăn từ các thành bê tông dày hay các chất lỏng như nước hay dầu nhiên liệu . Tia gamma và neutron v́ tính xuyên phá sâu nhất nên nguy hiểm cho con người nhất!



    tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Nhật bản FUKISHIMA 11/3/2011
    t́nh trạng MELTDOWN do các thanh nhiên liệu Fuel Rod không c̣n điều phối được đưa đến t́nh trạng overheat và bùng nổ áp suất , phát tán phóng xạ ra ngoài môi trường xung quanh
    [Đây là lư do tại sao tai nạn meltdown từ nhà máy điên hạt nhân của Nhật ngày 11/3/2011 do trận động đất 8.9 độ Richter, các máy bay trực thăng dùng nước dội lên các ḷ 1, 2, 3, 4 đang bị hư hại từ meltdown và đang phát xạ ra ngoài với mức độ 4/7]



    phản ứng hạch nhân bắn ra nhiều neutron có khả năng xuyên phá sâu và phá hủy tế bào cùng các gene con người

    Như thế từ các tia và hạt phóng xạ đáng sợ nhất là tia Gamma và neutron nó phá hủy nghiêm trọng tế bào con ngừoi hay động vật khác. Bạn c̣n có nghe danh từ bom neutron như người viết có đề cập trước đây tựu trung ứng dụng tính "sát thủ" của tia gamma và neutron dùng gây sự chết chóc cho các tế bào sống và không có tính hủy diệt vật lư như sụp đổ tan nát (explosion) nói chung chỉ "giết người" chứ không làm sụp nhà nên c̣n có cái tên mai mỉa là bom "lịch sự" =NEUTRON BOMB


    Như chúng ta đă thấy tia phóng xạ cũng có tính cách "tự nhiên" do quy tŕnh thoái hóa của các nguyên tố có xạ tố(radioactive elements)
    lấy thí dụ Carbon-14 một đồng vị (isotope) của C-12. Cũng có một số các nguyên tố có phóng xạ nhân tạo trong môi trường gây nguy hiểm cho chúng ta. Phóng xạ hạt nhân có mặt có ích như nhà máy điện hạt nhân hay dùng trong y khoa, lấy thí dụ xạ trị radiotheraphy nhưng lại gây lo sợ cho con người như trường hợp tai biến tại nhà máy điện hạt nhân Nhật bản trong tháng 3 năm 2011 này đang đưa cường quốc Nhật bản vào cơn khủng hoảng ngoài dự tính.

    xuan khe bien soan 19/3/2011
    Last edited by xuân khê; 19-03-2011 at 01:46 PM. Reason: type

  2. #2
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Location
    san jose CA
    Posts
    64

    NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN HOẠT ĐỘNG RA SAO?



    Hiện nay làn khói xám đang bốc lên từ 2 ḷ phản ứng bị đổ nát sau trận động đất kinh hoàng 11/3/2011 làm chúng ta nhớ lai thảm nạn Chernobyl mấy chục năm trước


    BÊN TRONG NHÀ MỘT MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN

    Để chuyển hóa phản ứng hạch tâm thành điện năng, bước đầu của nhân viên vận hành phải biết cách thức điều khiển nguồn năng lượng khổng lồ thu được từ nguồn Uranium đă được "làm giàu" (enriched) đun nóng nguồn nước tạo thành nguồn lực từ hơi nước.

    Uranium đă được "làm giàu" phải đúc theo một khuôn mẫu nhất định dài 2.5 centimet, mỗi viên có đường kính bằng đồng 10 xu (dime)= 1.791mm. Bước kế những viên nhỏ h́nh trụ này được xếp thành từng thanh dài, và những thanh dài này được bó với nhau thành từng BÓ.Chúng ta tạm gọi là THANH NHIÊN LIỆU. Những thanh nhiên liệu này được nhúng vào trong nước đựng trong những nồi áp lực . Tác dụng của nước dùng để làm nguội. Để ḷ phản ứng hoạt động được những thanh nhiên liệu nói trên phải ở trạng thái SIÊU ĐẠT một phần nào.
    Nếu chỉ đơn giản vậy thôi cứ để yên vậy uranium sẽ quá nóng và cuối cùng nóng chảy ra. Muốn tránh t́nh trạng quá nóng, chúng ta phải có nhiều THANH ĐIỀU PHỐI tạo ra từ những chất liệu có tính hấp thụ các neutron và những thanh này lại được nhét vào trong các thanh nhiên liệu cùng với kỹ thuật người ta có thể gia tăng hay giảm hiệu năng hấp thụ của các thanh điều phối này. Việc tăng giảm hiệu năng hấp thụ từ các thanh điều phối này cho phép các điều khiển viên kiểm soát được tỷ lệ phản ứng hạt nhân. Khi một nhân viên điều khiển muốn các thanh nhiên liệu cung ứng tối đa nhiệt năng th́ các thanh điều phối này được rút ra khỏi các thanh nhiên liệu. Trái lại muốn bớt nhiệt năng th́ các thanh điều phối này được thả sâu vào trong các thanh nhiên liệu uranium nói trên . Cho đến khi các thanh điều phối ấn sâu hoàn toàn vào các thanh nhiên liệu Uranium th́ xem như phản ứng bị đóng lại hoàn toàn dành cho trường hợp tai nạn nhà máy hay khi thay thế nhiên liệu hạt nhân.

    Những thanh nhiên liệu uranium có tác nhân như là nguồn nhiệt cực lớn cho ḷ phản ứng. Nó đun nóng nguồn nước tạo thành hơi. Các luồng hơi chạy thẳng vào các tua-bin làm quay động cơ thế là tạo ra điện năng.(Nhân loại từng biết cách tận dụng tính năng sức mạnh của hơi nước hàng trăm năm rồi chuyện này thiết tưởng không có ǵ mới lạ . Vấn đề là nguồn năng lượng đề làm nóng nước mới là vấn đề:người dịch)
    Tại vài nhà máy điện hạt nhân khác , luồng hơi nước từ ḷ phản ứng đầu tiên sẽ đi qua cơ phận trung gian hay c̣n gọi là thứ cấp , luồng năng lượng này lại làm bốc hơi ḷ nước thứ cấp luồng hơi thứ cấp này mới đi tới chuyện vận turbine . Lợi điểm phương pháp này là chúng ta tránh được nước hay hơi có nhiễm phóng xạ giai đoạn 1 không bao giờ tiếp xúc với turbine. Cũng thế, có vài nhà máy khác chất lỏng làm nguội (coolant fluid)trực tiếp tiếp xúc với các thanh hạt nhân được thay bằng khí (carbon dioxide) hay kim loại lỏng (sodium potassium )Những nhà máy như vậy cho phép các thanh nhiên liệu hoạt động ở nhiệt độ cao hơn nhiều.
    (xuan khe)

    Sự kiện này đang đưa nưoc Nhật vào t́nh trạng khủng hoảng , v́ hậu quả không lường được từ nhà máy điện hạt nhân lịch sử và khoa học đă và đang chứng minh rằng :
    Nhà máy điện hạt nhân là chọn lựa hết sức sai lầm của nhân loại
    Như bài viết xk đă dẫn ngay dù chưa có tai nạn , nhà máy điện hạt nhân cũng đă bế tắc về vấn đề chất thải phóng xạ.
    Thêm thay tai nạn ḷ máy là chuyện không thể tránh đươc v́ có nhiều nguyên do khách quan hay chủ quan. Trong lúc này hiện tượng thiên nhiên thay đổi đă cộng hưởng tăng thêm độ rũi ro cho chọn lựa con người- đó là sự gia tăng đầu tư vào việc xây dựng thêm nhiều nhà máy điện hạt nhân trên thế giới .
    Hiện nay VN có thể là nạn nhân nhiều rũi ro nhất khi các ekip "khoa học gia " VN đang say sưa cho biện pháp trên là "QUỐC SÁCH" ?
    xk

  3. #3
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Location
    san jose CA
    Posts
    64

    Ḷ phản ứng nguyên tử ở Mỹ sẽ nguy hiểm nếu mất điện lâu

    [nguoiviet.com]...

    Từ lâu, trước khi có thảm họa phóng xạ ở Nhật, các nhà điều tra Hoa Kỳ đă biết rơ, khi nhà máy phát điện nguyên tử ở Mỹ bị mất điện kéo dài vài ngày, bất kể v́ lư do ǵ, có thể đưa đến nguy cơ bị ṛ rỉ phóng xạ. Dù biết vậy, họ vẫn chỉ đ̣i hỏi 104 ḷ phản ứng trên toàn quốc thực hiện một kế hoạch đối phó với thời gian bị mất điện ngắn ngủi hơn, kỳ vọng rằng điện sẽ sớm được phục hồi.

    Một thử nghiệm mô phỏng theo mô h́nh thật do Ủy Ban Điều Hành Năng Lượng thực hiện hồi năm 2009 cho thấy, một nhà máy nguyên tử ở Pennsylvania có thể để phóng xạ thoát ra ngoài trong thời gian chưa đến một ngày, nếu lỡ bị mất điện do động đất, lụt lội hay hỏa hoạn, và không có cách ǵ để làm nguội được ḷ phản ứng sau khi b́nh điện dự pḥng hết hoạt động. Nhà máy này chính là Peach Bottom Atomic Power Station nằm bên ngoài Lancaster, nơi các ḷ phản ứng có cùng cấu trúc và thiết kế cũ kỹ như các ḷ ở Fukushima.

    Giống như nhà máy Fukushima, nhà máy Peach Bottom có b́nh điện dự pḥng trong trường hợp khẩn cấp chỉ hoạt động được tám tiếng. Kinh nghiệm ở Nhật cho thấy thời gian như vậy không đủ để phục hồi lại nguồn điện.

    Theo điều tra, nguy cơ mất điện để dẫn đến lơi ḷ phản ứng bị hư hại, tuy khó thể xảy ra, vẫn hiện hữu ở mọi nhà máy điện nguyên tử ở Mỹ. Trong khi các nhà điều tra nói họ tin tưởng ở các biện pháp an toàn đang áp dụng tại Hoa Kỳ, sẽ ngăn ngừa được hoặc làm chậm lại đáng kể thời gian lơi ḷ phản ứng bị nóng chảy và để thoát ra chất phóng xạ, biến cố xảy ra ở Nhật nêu lên thắc mắc, liệu các nhà máy ở Mỹ đă chuẩn bị đủ kỹ càng chưa.

    Theo đ̣i hỏi xét lại của Tổng Thống Barack Obama sau khủng hoảng ở Nhật, một giới chức cao cấp của Ủy Ban Điều Hành Nguyên Tử tuyên bố hôm Thứ Ba rằng, họ sẽ điều tra xem các ḷ phản ứng ở Hoa Kỳ có đối phó được với một t́nh huống mất điện hay không, đồng thời xét xem các đ̣i hỏi an toàn có đủ mạnh mẽ chưa.

    Ông Bill Borchardt, giám đốc điều hành của ủy ban nói, câu hỏi hiển nhiên là liệu các nhà máy nguyên tử có cần tăng cường thêm b́nh điện dự pḥng hay không, hay cần có những b́nh điện có thể hoạt động được lâu hơn.

    Ở Nhật, người ta dùng đến cả những máy phát điện lưu động, kể cả xối vào ḷ hằng tấn nước biển để t́m cách làm nguội.

    Một phân tích của chính phủ liên bang hồi năm 2003 t́m hiểu xem làm sao để phỏng định được nguy cơ, phân tích này nói, khi bị mất điện do động đất hay băo lốc, “hẳn nhiên là không thể nào phục hồi lại nguồn điện kịp thời để lơi ḷ phản ứng không bị nóng chảy.”

    Một bản phân tích từng ḷ phản ứng một ở Hoa Kỳ do Ủy Ban Điều Hành Nguyên Tử thực hiện hồi năm 2003 cho thấy, 39 trong số 104 ḷ có nguy cơ ḷ bị nóng chảy do mất điện ở xác suất lớn hơn 1 trên 100,000. Ở 45 ḷ khác, nguy cơ này lớn hơn 1 trên một triệu. (TP)

    ==================== =============

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 08-10-2011, 06:57 PM
  2. Nh́n lại Phong trào Biểu t́nh Hè 2011
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 5
    Last Post: 05-09-2011, 02:26 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 07-08-2011, 03:52 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 28-06-2011, 04:35 PM
  5. Nguy Hiểm ! Nguy Hiểm ! Thông báo Virus tấn công!!!!
    By việtdươngnhân in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 11-09-2010, 04:48 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •