Results 1 to 6 of 6

Thread: Dịch thuật là phản bội?- Đoàn Thanh Liêm

  1. #1
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Dịch thuật là phản bội?- Đoàn Thanh Liêm

    Từ lâu lắm rồi, lúc tôi c̣n đang theo học cấp trung học ở Hanoi, th́ đă đọc được một câu tiếng Pháp: “Traduire, c’est trahir”, nghĩa là “Dịch thuật là Phản bội”.
    Đại khái, tôi hiểu rằng đây là lời cảnh giác cho những dịch giả cần phải rất thận trọng mỗi khi chuyển dịch một bản văn, hay một cuốn sách nào từ nguyên tác sang một ngôn ngữ khác, để mà tránh được những sai sót khiến gây ra sự biến dạng trái ngược hẳn với chủ ư của tác giả nguyên thủy.
    Và do đó, về phần cá nhân ḿnh, th́ tôi luôn cố gắng làm việc hết sức chuyên cần nghiêm túc, mỗi khi phải đứng ra dịch thuật một bản văn nào từ tiếng Pháp, tiếng Anh ra Việt ngữ, hay ngược lại từ Việt ngữ sang Anh ngữ, Pháp ngữ.
    Nhất là đối các văn bản luật pháp, th́ lại càng cần phải được dịch một cách chính xác trôi chảy, rơ nghĩa hơn.
    Nhưng gần đây, th́ tôi được biết đến một số bản dịch được xuất bản trong nước, mà v́ lư do luôn có sự “nhậy cảm chính trị” sao đó, nên dịch giả và nhà xuất bản đă cố t́nh tự ư sửa đổi, cắt xén bớt đi nhiều đoạn văn trong bản nguyên tác, khiến gây cho người đọc hiểu lầm quan điểm đích thực và chính xác của tác giả.
    Điển h́nh là bản dịch cuốn Hồi kư của ông Lư Quang Diệu, vị nguyên thủ tướng rất nổi tiếng của Singapore.
    Để bạn đọc có thể dễ dàng theo dơi câu chuyện, tôi xin đưa ra phóng ảnh mấy trang sách của cả hai cuốn nguyên tác bằng Anh ngữ và bản dịch Việt ngữ như sau đây:

    Xin xem h́nh 1, 2.



    Nguyên tác của cuốn Hồi kư viết bằng tiếng Anh có nhan đề là : “From Third World to First – The Singapore Story: 1965 – 2000” – Lee Kuan Yew”, dài 729 trang, khổ chữ nhỏ được nhà xuất bản Harper Collins ở New York ấn hành năm 2000.

    Và bản dịch sang Việt ngữ do hai tác giả Phạm Viêm Phương và Hùynh Văn Thanh thực hiện, do nhà Xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành vào năm 2001.
    Bản dịch này có nhan đề tiếng Việt là :
    Hồi kư Lư Quang Diệu (1965-2000), dài 936 trang, cũng khổ chữ nhỏ. Bản dịch này không hề có ghi chú đó là “bản lược dịch” hay “bản phỏng dịch”, nên người đọc có thể coi như đây là “bản dịch ṭan văn” (texte intégral như người Pháp thường nói).

    Và sau đây là chuyện “tùy tiện cắt bỏ” trong bản dịch Việt ngữ :

    1/ Chương 19 nhan đề : “Vietnam, Myanmar, and Cambodia : Coming to Terms with the Modern World” từ trang 309 đến trang 328 trong nguyên tác.
    Th́ như bạn đọc đă thấy trong h́nh 1 và 2, bản dịch đă cắt bỏ hẳn trên 3 trang đầu dài tới 2000 chữ của chương 19 này.
    Phần bị cắt bỏ khá dài này có thể tóm lược vào mấy ư chính như sau:
    “ Năm 1977, một máy bay Dakota của Việt nam bị đánh cướp bay sang Singapore. Chúng tôi để cho bên Việt nam đem chiếc máy bay này về nước.
    Và chúng tôi đă truy tố kẻ cướp và xử phạt anh ta 14 năm tù. Nhưng chánh quyền Việt nam lại liên tục đe dọa, buộc chúng tôi phải trả người cướp về cho Chúng tôi nhất quyết không thể nhượng bộ về chuyện này.
    Nói chung, th́ sau khi chiến thắng vào năm 1975, người cộng sản Việt nam đă tỏ ra kênh kiệu, ngoan cố.
    Họ cho ḿnh là quan trọng, chẳng coi chúng tôi ra cái ǵ cả. Rơ ràng họ như là “một lọai người Phổ của Đông Nam Á” (Prussians of Southeast Asia)…
    Năm 1978, Thủ tướng Phạm Văn Đồng qua thăm Singapore. Ông này vẫn tỏ ra vẻ “cứng rắn như đinh sắt” (tough as nails). Ông đưa lư do là Singapore đă được lợi nhiều từ cuộc chiến tranh Việt nam, do đó mà bây giờ Singapore có nghĩa vụ phải đóng góp vào việc tái thiết Việt nam…
    Làm sao mà chúng tôi lại có thể chấp nhận được cái lối lập luận như thế của người lănh đạo Việt nam cơ chứ?
    Tôi phải trả lời ông Đồng rằng chúng tôi sẵn sàng buôn bán giao thương với Việt nam, chứ không có chuyện viện trợ chi cả
    . Ông Đồng tỏ vẻ không bằng ḷng. Và chúng tôi chia tay, lịch sự nhưng lạnh nhạt (We parted civil but cold).”

    2 / Như thế đấy, bản dịch ra Việt ngữ đă tùy tiện cắt hết cả một phần đầu của chương 19 này dài đến trên 2000 chữ.
    Việc làm này của các dịch giả và nhà xuất bản, không những đă tỏ ra bất chấp coi thường công chúng độc giả người Việt nam chúng ta, mà c̣n là một sự phản bội đối với tác giả Lư Quang Diệu, nhân vật được giới lănh đạo Việt nam trân trọng mời làm cố vấn cho chánh quyền, sau khi ông đă về nghỉ hưu, không c̣n giữ chức vụ thủ tướng của Singapore nữa.

    3/ Mặt khác, để cho được công bằng, người viết cũng xin đưa ra một chứng từ đáng tin cậy của nhà văn Phạm Xuân Đài như sau. Nhà văn thuật lại đại khái rằng:
    Hồi ông bị giam giữ trong trại tù cải tạo ở ngoài Bắc, th́ do tai nạn mà bị trẹo xương đầu gối, phải chống nạng mới di chuyển được.
    V́ thế, mà ông không phải đi lao động bên ngoài trại, chỉ ở quanh quẩn trong trại.
    Vào thời gian này, ông có dịp đọc rất nhiều bản dịch các tác phẩm văn học quốc tế từ nhiều ngôn ngữ khác nhau, như tiếng Anh, Pháp, Trung hoa, Tây ban nha, Nga, Đức v.v…
    Ông nhận thấy tất cả các bản dịch này được thực hiện một cách rất trung thực, chu đáo, phơi bày hết sức rơ ràng được tinh hoa của tác phẩm nguyên gốc.

    4/ Ấy thế, mà như đă ghi ra ở trên, khi động đến loại sách về chính trị thời sự, th́ giới chức phụ trách về văn hóa ở Hanoi đă tỏ ra hết sức “dị ứng” (allergic) đối với các đề tài mà họ cho là “nhậy cảm” này (sensitive issues).
    Cho nên họ mới tự cho ḿnh cái quyền cắt bỏ các đoạn văn trong Hồi kư của cựu thủ tướng Lư Quang Diệu như thế.
    Nhân tiện, cũng nên nhắc lại là vừa mới đây bản dịch ra Việt ngữ cuốn sách nổi danh của tác giả Alexis de Tocqueville nhan đề “De la Démocratie en Amérique” xuất bản từ năm 1835, trước cả “Bản Tuyên ngôn Cộng sản” (Communist Manifesto) của Karl Marx công bố năm 1848.
    Th́ cũng v́ dị ứng chính trị sao đó, mà lại lấy nhan đề là “Nền Dân trị ở Hoa kỳ”, tránh dùng chữ vẫn thông dụng là “Nền Dân chủ”!
    Là một dân tộc vốn tự hào đă có trên “4000 năm văn hiến”, mà lại để cho xảy ra cái tệ nạn bừa băi, đến độ trâng tráo, vô liêm sỉ trong lănh vực văn hóa như thế này, th́ thật là không thể nào mà bày tỏ hết được nỗi xót xa tủi hổ của tầng lớp sĩ phu trí thức Việt nam được nữa vậy.

    CA, 3/ 2011

    Đoàn Thanh Liêm

  2. #2
    Member
    Join Date
    17-11-2010
    Posts
    32

    Dịch là Phản

    Xin phép góp chút ư như sau: - Thuở học tṛ cũng như sau này đă trải qua thời gian phải dịch, bị dịch cũng Anh, Pháp, Việt nên đă nằm ḷng chỉ 3 chữ DỊCH là PHẢN, đây là lần đầu tiên được đọc cụm từ "Dịch thuật là Phản bội", nhất là 2 chữ PHẢN BỘI trong Dịch thuật th́ hơi khó đọc, khó nghe; thường là phản bội (ai đó) vợ / chồng; người t́nh; bạn bè, đồng đội, Tổ chức, Tổ quốc . . . chứ rất ít ai, thậm chí không ai xử dụng 2 chữ phản bội một bản dịch, bài dịch, tác phẩm, văn kiện hay tài liệu, sách báo v.v... - xin đưa ra đây vài định nghĩa từ những tự điễn và cách dùng chữ PHẢN như sau:
    - Phản (v.t) : to betray, to play (s.o) false, to deceive
    - phản (comb. f. m.): to send back, to return, to rebel, to revolt, to rise up, against, to betray; (a) contrary, opposite (prep.) anti, counter
    (Trích: Tự Điển Phổ Thông Việt-Anh, Nhà xuất bản Tao Đàn, Ság̣n 1975 - Tác giả: Nguyễn văn Tạo, trang 1344, cột phải, ḍng 29, 30)
    - Phản (bt) :trahir :chống, nghịch lại, làm nghịch lại
    - phản bội : traitre ( đúng ra trên chữ i là dấu mũ "^" nhưng không đánh được / gơ được đúng của nó, xin lỗi vậy )
    (Trích: Việt Nam Tân Tự Điển, Nhà sách Khai Trí, 62 Đại lộ Lê Lợi, Sàig̣n, xuất bản 27/12/1967 - Tác giả: Thanh Nghị - nơi trang 1039, cột bên phải, ḍng 29 và 40.
    - trahir: to misrepresent, to distort.
    Hiểu cách đơn giản, dù tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Việt hay bất cứ một thứ tiếng nào mà phải dịch qua một tiếng/ngôn ngữ khác đều khó và phải đắn đo, dè dặt, cẩn thận tối đa, nhất là những lănh vực về Tư Pháp c̣n đưa đến "chết người như không" chỉ v́ một chữ, thậm chí một cái dấu chấm, phẩy, chấm hỏi v.v... ( " "," "?" .... ), không dám lạm bàn về việc dịch / translation ở đây mà chỉ xin góp ư về cái chủ đề " Dịch thuật là Phản bội " nên là " Dịch là Phản " chăng ?
    Xin đưa ra một chữ OLD (adj) của Anh, Mỹ đi kèm với những chữ sau nó như: old man, old story, old car và dịch là: ông cũ, chuyện già, xe xưa th́ nó có "phản bội" ai đâu mà nó chỉ ngồ ngộ, kỳ kỳ thế thôi.
    Xin thứ lỗi nếu có điều sai phạm. Trân trọng.

  3. #3
    Member
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4

    ư kiến nhỏ

    Dịch là Phản,nhưng ở đây VC có dịch đâu. Chúng bỏ qua phấn mà chúng coi là "nhạy cảm" như có lần dịch cuốn sách HCM của tác giả người Pháp,chúng đả bỏ qua mấy chục trang viết về đời tư của HCM.Ngay cả sách tiếng Việt viết thời trước 75 tái bản trong nước chúng củng biên tập lại.Gần dây là cuốn nhật kư của ĐTTrâm củng đả được nhiều người chỉ ra cái Sai từ bản chính góc qua bản biên tập...Do đó không thể nói dịch là phản đươc v́ chúng có dich đâu,chúng đảtự ư kiểm duyệt loại bỏ rồi..
    Vả lại tác giả củng khen chúng dịch nhửng sách về văn học không dính tới chinh trị là dịch rất tới...Vậy không thể nói chúng dịch phản nguyên tác mà nói là chúng đả rất mất văn hóa khi tự ư đục bỏ từng doạn văn của tác giả mà không cần hỏi xin phép.
    Có phai như vậy không ?

    [/SIZE][/SIZE]

  4. #4
    Member
    Join Date
    17-11-2010
    Posts
    32

    ...Do đó không thể nói dịch là phản đươc v́ chúng có dich đâu,chúng đảtự ư kiểm duyệt loại bỏ rồi..

    Xin có chút Ư kiến nhỏ xíu / nhỏ tí gọi là cuối tuần ... "văn ôn .... " cho vui. Chúng tôi chỉ xin có chút ư kiến với cái tựa titre / title / heading là thường nói Dịch là Phản chứ chưa nghe Dịch thuật là phản bội, bởi căn bản của chữ TRAHIR là phản, phản bội - nhưng Phản bội ai đó (someone) chứ không nói Phản bội cái ǵ đó (something) mà phản bội, phản trắc th́ thường dùng chữ traître (Pháp) "être traître à sa patrie": phản bội tổ quốc. Anh, Mỹ th́ kẻ phản bội được dịch là Traitor bởi trong tiếng Anh, Mỹ có 26% lấy từ gốc tiếng Pháp - đơn cử: garage, magazine . . . Tiếng Anh, Mỹ là tổng hợp cả trăm ngôn ngữ bởi thế mới có quyển "Crazy English - Crazy American", đọc th́ cong cả lưỡi, méo cả miệng mà có khi mấy người Anh, Mỹ cũng chẳng hiểu ḿnh nói ǵ - thế nên bạn bè nói với nhau "nếu muốn tập đôi tay có bắp như vơ sĩ th́ cứ t́m mấy người Anh, Mỹ mà nói chuyện" - bởi nói không hiểu th́ phải xử dụng đôi tay thôi. Trở lại với chủ đề th́ như câu : "...Do đó không thể nói dịch là phản được v́ chúng có dịch đâu,chúng đă tự ư kiểm duyệt loại bỏ rồi.. " của lêthiái th́ mấy ông/bà VC có dịch đâu bởi chúng đă tự ư kiểm duyệt loại bỏ rồi, vậy đă xác nhận, khẳng định (affirmative) là không có dịch th́ nói mà làm chi, c̣n dịch th́ trăm cách, nào là dịch từng chữ (mot à mot/Pháp - word by word/Anh-Mỹ), dịch câu, dịch thoát, dịch ư ... mà sợ nhất là dịch thuật ngữ (terminology) - Chữ th́ tương đối không căng lắm như one, two, three - là một, hai, ba (ai mà không biết !?) câu : No place like home hoặc Where the freedom is ...., nhưng dịch thoát, dịch ư như Gone with the wind: Cuốn theo chiều gío hay River of no return th́ được dịch Ḍng sông vĩnh biệt; chứ nếu dịch Đă đi với gío hay Ḍng sông không trở lại th́ nó kỳ kỳ, chẳng những thế mà Clark Gable, Vivien Leigh và Robert Michum, Marilyn Monroe buồn mà sống lại th́ ... hay biết mấy?; c̣n tiếng Việt ḿnh mà dịch qua Anh. Pháp c̣n ngất ngư nữa, như câu "Thấy cô tôi cũng thương thương" dịch là "See miss I also love love" th́ đúng qúa đi rồi và "Núi cao c̣n có núi cao hơn" ... "Mountain high has mountain higher" - Dịch như thế có phản bội ai đâu mà c̣n được thiên hạ ngả nón bái sư là đàng khác. Dịch thường, những áng văn, châm ngôn, thơ phú ... là sợ khiếp luôn. Có mẫu đối thoại giữa một trong ba thiếu nữ đi trên bờ đê và một trong ba ông sư ngồi duới tàng cây bên lề như sau: Nhà sư: " Tam nương đồng hành, tung hoành lục khẩu" - Thiếu nữ đáp lại: " Tam sư đồng tọa, Thiên - Địa lục đầu " - xin nhờ chư vị dịch dùm. Cám ơn lắm lắm.
    Dịch thuật th́ xin đừng đề cập đến mấy ông/bà VC mà làm ǵ - máy bay phục kích / núp / nấp trong mây chờ máy bay địch bay đến là ra khỏi mây bắn hạ máy bay địch liền; 2 du kích xâm nhập một đồn lính ngụy, chỉ trong nửa tiếng đả hạ / sát hại trên 500 (năm trăm tên); một bó rau muống bổ hơn hai con gà và v.v... th́ đề cập làm ǵ đến dịch tài liệu, nhất là tài liệu quốc tế, sách lịch sử - như lêthiái đă viết trong Ư kiến nhỏ. "Do đó không thể nói dịch là phản đươc v́ chúng có dịch đâu, chúng đă tự ư kiểm duyệt loại bỏ rồi..". Cũng xin góp chút ư và mong thứ lỗi nếu vô t́nh phiền đến ai. Trân trọng

  5. #5
    Member
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4

    không dih sao gọi là phản ?

    Dich thuật là phản bội (nói ngăn gọn và hay dùng "dịch là phản").Phản bội ai,phản bội cái ǵ (như phản bội tổ quốc =phản quốc).Dich nếu không đúng là phản bội lại nguyên tác,gây hiểu lầm(ykhoa,triéthọc.. .).
    Tác giả muốn nói tới các sách viết về chính trị của các tác giả thế giới mà nhửng đoạn "nhạy cảm" nếu VC dịch sai là phản bội lại tư tưởng của tác giả,công tŕnhnghiên cứu,uy tín và dẩn dắc người đọc vào con đường sai lầm khi đọc (to betray s.one into errors)tác phẩm,sai lầm về tác giả.Nhưng đây VC KHÔNG DỊCH mà bỏ hẳn,không thèm dịch như đả viết ở trên. Không dịch sao gọi là phản ? Chỉ nói là "ăn gian"(như tríchmộtcâu nói bỏ đầu bỏ đuội gây hiểu lầm tới Cha NQKiệt trước đây),
    C̣n gone with the wind (cuốn theochiêu gió) hay hay river ̣ no return (gịng sông vỉnh biệt ) là dịch rất hay,rất Vn.Gịng sông không trở lại tức vinh biệt .Dùng chử vỉnh biệt vừa gọn vừa hay chớ sao nửa. Nó rất sát nghỉa và dể hiểu....Có phimphải dịch thoát đi như The world ̣ Suzie Wong (nước chảy huê trôi ) :dịch theo nội dung ,không xa với cốt truyên và hấp dẩn người xem,có tính cách thương mại....Nhưng ở đây tác giả không bàn đền vấn đề này hay có th́ 6ng khen Viêt cộng dịch rất đúng nguyên bản...
    Nói tóm lại,phê phán VC dịch(thuật) là phản (bội) nhưng đây chúng có thèm dịch nhửng chương ,nhửng đoạn nói sự thưc xấu xa của chúng đâu -như bỏ hẳn đoạn văn của tập hồi kư của lqdiệu....-như vậy dâu phải dịch là phản mà họ tự ư gạch bỏ phần nào xem ra nhạy cảm, một cách lưumanh, để lừa nhửng ai không đọc được nguyên tác mà thôi....

  6. #6
    Member
    Join Date
    17-11-2010
    Posts
    32

    Thôi thế th́ thôi !- (Dù sao cũng cám ơn)

    May mà c̣n nhớ, từ hồi c̣n đi học, bạn bè thường nhắc nhau: ra đường gặp Nữ giới, tối thiểu lùi ba bước mà lêthiái chẳng lẽ Nam, nên lùi ba bước cho phải đạo, cũng lại nhớ trong "h́nh học", 2 đường thẳng song song - không bao giờ gặp nhau, rồi học tiếng Anh th́ có chữ "Gentleman", chữ Pháp, trong một bài chính tả có chữ "Galant" ...
    và cuối cùng ông thầy đọc ... "Point final".

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Nguyễn Thanh Giang có c̣n liêm sỉ?
    By trantamsaigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 10
    Last Post: 26-07-2012, 09:45 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 16-07-2011, 12:07 PM
  3. Đôi lời về liêm sỉ của báo chí Cộng sản VN
    By nguoibatcao in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 14-07-2011, 12:37 PM
  4. Cụ Lê Quang Liêm – Lời phản đối tối hậu
    By Tu_Nhan_Dan_ in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 15-03-2011, 10:12 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •