Page 1 of 3 123 LastLast
Results 1 to 10 of 26

Thread: Các Hồn Ma của MAO - Ngọc Nhân -

  1. #1
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    345

    Các Hồn Ma của MAO - Ngọc Nhân -

    TinParis. Đoạn văn dưới đây được trích ra từ quyển sách " Các Hồn Ma của Mao " của ông Ngọc Nhân, phỏng dịch theo quyển "La Grande Famine de Mao ", Jasper BECKER Ed. Dagorno, Paris 1998. J. Backer là một kư giả nổi tiếng người ANH , chuyên về các nước Á Châu, đóng đô tại Hong Kong. Sau khi Trung Cộng thay đổi chính sách " bế quan tỏa cảng " vào thập niên 80, ông được phép thăm viếng nội địa Trung Hoa và thực hiện cuộc sưu tầm nghiên cứu tài liệu dưới thời Mao, cũng như phỏng vấn những chứng nhân trong nạn đói khủng khiếp nhất của lịch sử Trung Hoa trong giai đoạn 1958-1962 ( có hơn 30 triệu người chết ). Điều ngạc nhiên nhất là KHÔNG MỘT AI trên thế giới hay biết và đề cập đến nạn đói đă xảy ra tại lục địa Trung Hoa.

    Phần thứ nhất

    Trung quốc: Đất nước của sự ĐÓI KÉM

    CHƯƠNG 1

    Trung quốc và nạn đói


    - Việc ǵ là quan trọng trước hơn mọi việc ? Đó là con người phải có ǵ để ăn, đó là việc quan trọng hơn cả mọi việc.

    *Lời của ông Chengduxhiu, sáng lập viên đảng cộng sản Trung quốc.

    - Sau khi một quân đội hùng mạnh đă tiến quân đi qua, các mùa màng đều thất bát.

    *Lời của Lăo Tử


    Trong một ngôi mộ xưa của đời nhà Thương (Shang) là đời đầu tiên của lịch sử Trung quốc từ năm 1480 đến 1050 trước Công Nguyên, nơi ngôi mộ này đă có ghi: "V́ sao đă xảy ra các thảm họa ? V́ đó là Thượng Đế ( Ông Trời ) muốn trừng phạt nhân loại." Các văn khố về lịch sử đă đều ghi lại là Trung quốc là một đất nước của nạn đói và các người dân Trung quốc vẫn luôn luôn thần phục và quy lụy trước quyền lực của các vị vua trị v́ "Thiên Tử." Các biên niên sử, các triều đại nối tiếp nhau cai trị nước Trung quốc, đă cho chúng ta được biết về những trận lụt cùng với các nạn hạn hán đă liên tiếp xảy ra ở một địa phận này hay ở một địa phận khác của Đế Quốc này.

    Thực vậy, vào các năm của thập niên 1930, các nhà nghiên cứu đă phát giác ra các bằng chứng là từ năm 108 trước Công Nguyên, đă xảy ra 1828 nạn đói to lớn.

    Đối với các vị Hoàng Đế trị v́ cùng với các quan lại bộ trưởng th́ nhiệm vụ và bổn phận của họ là chống lại các nạn lụt và khẩn cầu trời đất làm mưa xuống vào mỗi khi xảy ra nạn hạn hán. Dưới thời nhà Zhou (1122-221) trước Công Nguyên, vị vua đă cho tổ chức các nghi lễ và trong các nghi lễ này đă quẳng xuống sông các cô thiếu nữ để pḥng ngừa các trận lụt đừng xảy ra; và nhà vua cũng chủ tọa các buổi lễ tế và có các việc lễ dùng người làm vật hiến sinh trên các lễ đài hầu để làm bớt cơn giận của các thần linh. Vào dưới thời nhà Ming, cách đây khoảng 500 năm, vị hoàng đế phải đi chân không để đến đài của Thượng Đế để cầu nguyện và ngủ đêm tại đây trong 3 ngày với toàn y phục trên thân ḿnh, để cầu đảo hầu xin với Trời làm các cơn mưa cho dân có được nước để làm ruộng. Trong những năm cuối cùng của triều đại nhà Thanh (Qin-1644-1911) vị Hoàng Đế đă ra lệnh cho các vị quan chức ở các địa phương vào mỗi năm phải xây các ngôi chùa và phải đến cầu niệm tại đây. Cho đến thời hiện đại ngày nay, tất cả các việc này cũng ít thay đổi. Vào các năm cuối thập niên 30, các báo chí cũng đă từng tường thuật về các cuộc lễ tế đă diễn ra ở các địa phương với cách hành lễ giống như cách hành lễ của các xă hội "sơ khai" và người ta đă giết các con thú vật như dê, ḅ hay trâu để cúng các thần linh, để cầu khẩn các vị thần linh hăy làm cho các cơn mưa xuống. Vị tỉnh trưởng tỉnh Hunan (vào thời c̣n chính phủ quốc gia) đă đến khấn vái ở các ngôi đền chùa và đă ném các bộ xương của các con cọp xuống các chiếc ao hầu cầu con rồng ở Thủy Cung được hài ḷng. Vị tỉnh trưởng này cũng cấm nhân dân trong 3 ngày liên tiếp không được giết các súc vật. Chính phủ quốc gia cũng đặc biệt thỉnh vị Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Lama) từ Tây Tạng đến để ngài đọc các pho kinh và cầu khẩn để cho được các cơn mưa xuống.

    Vị Hoàng Đế, cũng có bổn phận thâu các sắc thuế do các nông dân đóng và thiết lập các kho dự trữ ngũ cốc thặng dư, các kho này được đặt dưới sự quản trị của các vị quan chức. Nếu khi nào xảy ra các nạn đói, nếu các vị quan chức ở địa phương không thực hành đúng các nhiệm vụ hay bổn phận của họ, hay là họ đă bán ra các thóc lúa hay ngũ cốc được dự trữ để thủ lợi cho cá nhân và các người dân đă chết v́ đói ăn hay là các người dân mưu toan đi trốn qua các địa phương khác trong nước. Khi các người dân không c̣n có ǵ để bán, họ bán luôn các đứa con của họ. Việc ăn thịt người là việc thường xảy ra và cũng thỉnh thoảng xảy ra việc chính cha mẹ ăn thịt của các đứa con của họ. Vào năm 1877 tại tỉnh Shanxi (Sơn Tây) ông Louis Monagata là giám mục đạo cơ đốc, ông này đă viết: "Bây giờ họ đă giết các người c̣n sống để làm lương thực. Người chồng ăn thịt người vợ. Các cha mẹ ăn thịt cả các đứa con trai và các đứa con gái, và các đứa con cũng ăn cả thịt của người cha và người mẹ."

    Vào thế kỷ thứ 19, tại Trung quốc đă xảy ra các nạn đói khủng khiếp, việc này đă làm cho các người dân Âu Châu, đang hiện diện tại đây, phải tin vào sự nhận xét đúng của ông Thomas Malthus: tại Trung quốc, việc dân số gia tăng lên mau hơn việc sản xuất ra lương thực. Các vị giảng viên đại học người Trung quốc đă giải thích việc tăng trưởng là do chính sách của đế chế. Khi các bộ lạc của Măn Châu thiết lập ra triều đại nhà Thanh, đế chế này đă băi bỏ loại thuế tính trên mỗi đầu người và thiên về thâu thuế thổ trạch. V́ vậy các hộ gia đ́nh không c̣n phải lo về việc phải đóng thuế trên con số người của gia đ́nh và v́ vậy đă sinh đẻ thêm nhiều đứa con. Việc này đưa đến việc có thêm đất thổ trạch. Hàng năm dân số đă gia tăng đến 2,5%: vào năm 1762, việc kiểm tra dân số đă cho biết dân số Trung quốc có 200 triệu dân, vào năm 1790 dân số đă tăng lên 300 triệu dân và đến năm 1834, dân số đă tăng quá 400 triệu dân.

    Việc khủng hoảng này đă xảy ra v́ nạn dân số đă gia tăng quá nhiều đă làm đảo lộn trật tự xă hội Trung quốc và khiến triều đại nhà Thanh gần như sụp đổ. Vào năm 1851, ông Hồng Tú Toàn (Hong Xiu Quan) là một người nông dân, ông này đă tự xưng là "đứa em của đấng Thiên Chúa Christ" các người phiến loạn này đă tự xưng là Thái B́nh Thiên Quốc (Tai Ping) và đưa ra các cuộc cải cách xă hội: họ đă chia các phần điền địa của tư nhân và phân chia đồng đều các ruộng đất cho các người dân. Nhờ vào các sự viện trợ của các nước Tây Phương, quân đội của triều đ́nh Măn Thanh đă thắng được quân đội của Thái B́nh Thiên Quốc và tái lập lại được trật tự cho toàn quốc Trung quốc. Nhưng triều đ́nh đă không thể xóa bỏ nạn đói kém và c̣n trở nên trầm trọng hơn. Vào năm 1876 đă xảy ra 3 năm liên tiếp hạn hán tại miền Bắc của Trung quốc và làm chết 13 triệu người. Mười năm về sau, trận lụt do sông Hoàng Hà gây ra 2 triệu người chết đuối và chết đói v́ nước của sông này đă gây lụt lội tàn phá hoa mầu của các ruộng ở vùng phụ cận.

    Nhiều người phương Tây đă nhận định là nạn đói kém là một chiếc van (soupape) xả hơi an toàn tự nhiên để chống lại số dân quá đông, là một cái hại cần thiết Một người Mỹ tên A.K. Norton, tác giả sách "Nước Trung quốc với các cường quốc" ông Norton đă nhận định là dân số cần phải giảm đi, v́ do các cuộc chiến tranh, bệnh truyền nhiểm hay lư do khác không đủ để làm giảm dân số th́ cần có các cuộc đói kém để làm việc này. Và đây đúng là sự thật để giải quyết vấn đề của Trung quốc.

    Triều đại Măn Thanh đang cai trị Trung quốc đă cho phép các người dân được di cư ra các nước ngoài hay đến định cư tại các xứ Nội Mông hay Măn Châu. Cho đến mực độ này v́ đă đạt được sự chấp thuận của các người Mông Cổ là đồng minh, các người Mông Cổ đă từ lâu cấm người Trung quốc chính gốc đến khai phá các vùng đồng cỏ thưa dân của người Mông. Vào đầu thế kỷ 20, nhiều triệu người nông dân Trung quốc đă vượt qua Vạn Lư Trường Thành để định cư tại Măn Châu và tại Nội Mông cùng với nhiều nơi khác. Chính sách đi khai phá ở các nơi này đă được sự hỗ trợ của các nước phương Tây và đă tạo sự dễ dàng để thiết lập các cục đường sắt dùng cho xe hỏa nối liền các địa phương ở trung tâm nước Trung quốc.

    Việc đưa nhập từ Mỹ Châu vào Trung quốc các loại cây lương thực đă tạo nên sự dễ dàng để khai thác các vùng đất mới của Trung quốc mà từ trước đă bị xao lăng. Bắp ngô, đậu phọng và khoai lang ngọt đă được thích nghi với thủy thổ của các vùng đất gồ ghề và chất đất xấu, cho phép người dân tự bảo đảm sự sống ở các nơi mà về trước không sản xuất được ǵ. Nhưng các thu hoạch về các loại cây lương thực này thường là phù du. Việc đa canh thường làm giảm sự màu mở của đất và thường đưa đến các vụ mùa xấu làm thất thu. Vào năm 1941, một du khách người Âu, ông Graham Peck đă thuật lại các điều ông đă trông thấy tại tỉnh Shaanxi (Sơn Tây) ở tại Tây Bắc:

    Vùng đất đă chết và con người cũng vậy. Các người Âu đầu tiên đă đi qua vùng Shuangshipu vào đầu thế kỷ 19, họ đă thuật lại đây là một vùng hoang dại được bao phủ bởi các khu rừng cây thông, gần như khó đi vào được. Nơi này chỉ có vài trang trại biệt lập nằm dài theo một con sông cuồn cuộn. Đến ngày hôm nay đă có nhiều tiểu trại khai thác lên tận các đỉnh núi. Ngoài các vườn cây ăn trái được cham sóc kỷ lưỡng ở các trang trại; chỉ c̣n lại các nơi mà việc đi lại hầu như khó có và các cây ăn trái không được chăm sóc. Đă xảy ra ở các triền núi với các lớp đất có thực vật mọc, màu đỏ và vàng, lớp đất này đă bị soi ṃn làm trôi đi lớp đất màu mở. C̣n lại vài khoảng đất tốt ở các vùng thung lũng cao th́ các khoảng đất này lại bị bao phủ bởi các ḥn đá cuội lớn và nhỏ gây ra do các trận mưa lớn tầm tă, thường xảy ra vào mùa Hè. Các trận mưa lớn này làm trôi đi các mùa màng và luôn cả lớp đất tốt."

    Việc chặt đốn các cây đă diễn ra một cách không mực độ. Ông Peck đă nhận xét xác thực: đó là sự chết ṃn của cả một cả một vùng đất, gây ra bởi sự soi ṃn mau chóng các lớp đất tốt với tốc độ nước mưa chảy quá mau. Ngày hôm nay, các sự kiện này vẫn c̣n tồn tại, nước đă chảy đổ vào các con sông lớn hàng ngàn tấn đất bùn phù sa v́ vậy có thể làm xảy ra các vụ lụt lớn.

    Các người quan sát người Trung quốc và của các nước ngoài cũng như với ông Peck, tất cả đều ghi chép là số người chết quá nhiều, thêm vào số người c̣n sống, đă làm giảm bớt số diện tích các đất tốt dùng để trồng cây lương thực.Ông Peck đă viết, ở trong vùng này, số người c̣n sống c̣n ít hơn số mồ mả của của các người chết và trên các g̣ đống mà phía dưới các người chết đang an nghỉ và phía trên là các mộ bia hay là nhà thờ cúng được sử dụng để làm thuyên giảm các cơn thịnh nộ của các thần linh. Các nấm mộ mới luôn luôn được chôn giữa các khoảnh ruộng có đất tốt, việc này đă làm giảm đi một diện tích canh tác để nuôi các người c̣n sống sót. Ông Walter H. Mallory, tổng thơ kư của Ủy Ban Quốc Tế chống lại nạn đói ở Trung quốc và nhiều quan sát viên khác đă đồng nh́n nhận là có nhiều nông dân đă cho việc ĺa bỏ vùng đất mà tổ tiên họ đă từng sinh sống, đối với họ, việc này là ghê tởm v́ họ có bổn phận là phải ở lại để săn sóc mồ mả của tổ tiên họ.

    Vào đầu thế kỷ 20, các người Âu đă từng đi du lịch ở khắp vùng của Trung quốc, các người này đă cảm thấy có các quan hệ đối với việc đấu tranh chống lại nạn đói. Vào năm 1920, một nạn đói lớn đă xảy ra tại tỉnh Gansu (Kan Su) và ở tỉnh Shanxi (Sơn Tây), các giáo sĩ người Tây phương đă đưa ra thành lập một ư kiến thành lập một Ủy Ban Quốc Tế chống lại nạn đói tại Trung quốc và họ đă quyên được nhiều tiền tại Trung quốc và ở các nước ngoại. Cũng cùng vào thời điểm này, ông Woodrow Wilson, tổng thống Mỹ quốc đă cho thành lập một Ủy Ban Mỹ quốc chống lại nạn đói. Lănh đạo ủy ban này là ông Thomas Lamont, một chủ nhân ngân hàng rất lỗi lạc, ông này đă quyên được 4,6 triệu đôla tại nước Mỹ. Tổng số tiền đă quyên được đă lên đến 37 triệu đồng tiền đôla Mễ Tây Cơ, tiền của xứ Mễ được dùng làm đơn vị hối đoái vào thời đó, trong việc giao thương với Trung quốc. Ủy Ban Quốc Tế chống nạn đói đă ước lượng là các cố gắng này đă vượt qua xa các sự mong ước của ủy ban v́ trong số 9.500.000 nạn nhân được cứu đói, chỉ có 500.000 đă chết v́ kiệt sức.

    Tuy vậy nạn đói vẫn tiếp tục diễn ra. Ông M.H. Hutton đă viết lại trong nhậy kư về chuyến đi của ông vào năm 1924 khi ông đi từ tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan) đến tỉnh Quư Châu (Guizhou): Các trường hợp làm xảy ra nạn đói đă làm đau ḷng, các con chó đă ăn thịt các xác người chết. Ở tất cả mọi nơi đều có hàng ngàn bộ xương người phơi ngoài trời. Trong lúc chúng tôi tiến bước trên đường đi, các người khiêng chiếc "cáng" của tôi đă phải bước qua các xác người gục chết trên đường đi. Một trong các h́nh ảnh bi thảm đă diễn ra: một nữ nạn nhân đáng thương đang quỳ gối trước một ngôi nhà thờ và người nữ này cũng đă chết. Đă có rất nhiều người, ở đầu thế kỷ này, đă chú ư đến t́nh h́nh ở Trung quốc, và họ đă là chứng nhân của nạn đói và nạn đói này đă trở thành một cuộc từng trải được coi là quyết định. Ông Edgar Snow là kư giả người Mỹ là một trong các người chứng nhân, và ông này đă lần đầu tiên phỏng vấn Mao Trạch Đông tại cứ điểm ở Diên An (Yan An), một vùng thuộc tỉnh Sơn Tây (Shanxi) đang bị nạn đói tàn phá. Do một sự trớ trêu của định mạng, vào năm 1960, ông Snow đă trở lại Trung quốc trong lúc diễn ra Bước Nhảy Vọt lớn, và trong dịp này ông Snow đă viết là trong năm 1960 ở Trung quốc không hề có xảy ra nạn đói làm chết người.Trong năm 1927, khi nạn đói đang diễn ra tại vùng Đông-Bắc nước Trung quốc và nạn đói này đă gây ra đau khổ cho 60 triệu người, ông Snow đă đi với một người bạn đồng hành là ông Rewi Alley, người nước Tân Tây Lan (New Zealand), ông Alley đă ở lại Trung quốc và trở thành một tên a ṭng (c̣ mồi) của Mao. Vào thời điểm này, ông Snow đă mô tả trong một bài viết rất là cảm động về các sự kiện đă xảy ra mà ông Snow đă tận mắt trông thấy:

    "Anh có bao giờ trông thấy một người - một con người can đảm và cần cù làm việc nặng nhọc suốt cả đời, đó là một người công dân đáng quư, biết tôn trọng luật pháp và cũng không bao giờ làm hại ai cả. Về sau suốt cả tháng trời con người này không hề có ǵ để ăn ? Đây là một cảnh tượng quá ác không chịu nổi. Các lớp da của người này đă teo lại và treo lủng lẵng vào thân ḿnh; và người ta đă trông thấy rơ ràng các khớp xương người. Đôi mắt của người này đă ngó trừng trừng nhưng chả trông thấy ǵ cả và dù người này chỉ có độ 20 tuổi đời nhưng người này đă đi đứng như một cụ già để đi từ một chỗ này đến một chỗ khác. Nếu nói là người này có được một sự may mắn là từ lâu người này đă bán người vợ và cả người con gái. Người này đă bán tất cả các thứ ǵ mà người này đă có - luôn cả các sườn bằng gỗ của nóc nhà và tất cả quần áo mà người này đă có. Trên thực trạng, người này một đôi khi cũng bán luôn cả các quần áo rách để che thân. Người này không c̣n ǵ cả trên thân ḿnh và đang đứng dưới ánh mặt trời nóng bức, các "ḥn dái" treo lủng lẳng giống như các trái cây khô treo trên cành cây, giống như là tṛ khôi hài cuối cùng để nhắc lại cho các anh là trước kia người nạn nhân khốn nạn này đă từng là một con người.

    Nh́n vào các đứa trẻ con th́ lại càng làm động ḷng trắc ẩn và thương xót v́ các bộ xương nhỏ bé đă bị "méo mó" và nghiêng về phía trước, các cánh tay của các em này giống như các que củi, bụng của các em đă tím bầm v́ các em đă ăn các vỏ cây và các mạt cưa, các thức ăn này đă làm nổi lên các chỗ sưng. Các người phụ nữ đă quá suy yếu và đang ngồi ở các góc nhà, chờ đợi thần chết đến đón họ. Mông đít của các người phụ nữ này đă trở thành đen và nhô ra giống như các lưỡi dao và đôi vú của họ đă giống như các chiếc bao nhỏ đă xẹp hết hơi. Nhưng sau tất cả mọi nơi, không c̣n có nhiều phụ nữ và em gái. Phần lớn đă chết rồi hay đă bị bán đi.

    Tôi không muốn bi thảm hóa sự ghê tởm này. Đó là những ǵ mà chính đôi mắt tôi đă từng trông thấy và tôi không bao giờ quên được. Hàng triệu người đă chết đói như vậy và nhiều chục ngàn người cũng sẽ chết đói như vậy ở Trung quốc. ôi đă gặp các xác người chết c̣n nóng ở trên các đường phố ở Saratsi, và ở các làng mạc tôi đă thấy các ngôi mộ đào không sâu, nơi này cả chục người đă chết v́ đói hay là v́ bệnh tật được chôn chung một chỗ. Nhưng sau hết đó không phải là chướng nghịch. Việc chướng nghịch hơn cả là ở các thành phố c̣n có các người giàu có nhiều của cải, các người này tích trữ gạo và sữa, các người cho vay tiền hay là các địa chủ, họ có các toán người vơ trang bảo vệ cho họ và họ đă thủ lợi rất nhiều trên sự thiếu ăn và chết đói của các nạn nhân xấu số. Việc làm chướng mắt và chướng nghịch hơn cả là ở các thành phố các người công chức vẫn vui đùa và khiêu vũ với các ca nhi, tại các thành phố này có các thức ăn và lúa từ nhiều tháng."

    Ông Snow đă ước lượng là nạn đói đă làm chết từ 3 đến 6 triệu nạn nhân. Từ nơi mọi người, việc trông thấy các người đang bị cơn đói hành hạ là một việc ghê tởm nhưng cũng có thêm nhiều việc ghê tởm khác, đó là việc đă xuất hiện tại các ngôi chợ các gian hàng bán thịt người. Người ta bán các đứa con trai nói là để mua làm con nuôi. Các trẻ em gái th́ bị bán để đem về làm vợ hay làm hầu thiếp, làm nô lệ hay là để làm măi dâm. Vào năm 1927, tại Bắc Kinh đă có một bản phúc tŕnh của Ủy Ban Quốc Tế chống lại nạn đói, bản phúc tŕnh này đă xác nhận là ở nhiều hạt hay vùng đă có xảy ra việc hàng nhiều ngàn trẻ em đă được đem ra bán khi xảy ra nạn đói. Tại thành phố Shijianhuang, thành phố này tọa tại Tây Nam của thủ đô Bắc Kinh, đă trở thành trung tâm lớn mua bán trẻ em. Một người chuyên môn đă từng có kinh nghiệm đă nói về sự tương phản về việc đă có một đoàn goong xe hỏa chở đi các lương thực để cứu đói th́ lại có một đoàn goong xe hỏa khác chở đến các thiếu nữ được mua từ các nơi ở vùng quê, được đưa xuống sân nhà ga. Một bài viết khác của ông Walter H. Mallory đă mô tả về các người nông dân đang bị đói và các người này đă ăn ǵ: "Một loại bột do từ lá cây xay ra, ăn với đất sét để nén dạ, các loại hột của các loại hoa, các nụ lá của cây liễu, các cùi của bắp ngô, một loại các viên cỏ được hấp chín được gọi tên là hongqing, các mạt cưa, các loại cây có gai thuộc loại cúc, các quả mọng của các cây có độc tố, vỏ của lúa miến (bo bo), hột của bông vải, vỏ của cây du, các chiếc bánh làm bằng các hột, các thân lá của loại khoai lang…

    Các người giám định người Trung quốc cũng như người nước ngoài đă đều đồng thuận về việc muốn tránh nạn đói đừng xảy ra lâu ngày, việc cần phải làm là phát triển hệ thống đường lộ giao thông. Tại Ấn Độ, các người Anh quốc cai trị xứ này đă đạt được việc "bóp tắt" nạn đói mang dịch kỳ ở địa phương. Như đă được viết trên "Nhật Báo Hoàng Gia Ấn Độ": Thành quả của 20 năm vừa qua về vấn đề hành chính của nước này là việc gia tăng hệ thống đường lộ giao thông. Các đường sắt cho xe hỏa đă làm thay đổi vấn đề vận chuyển hàng hóa. Bóng ma của nạn đói toàn diện về việc thiếu hụt lương thực đă biến mất. Tại Trung quốc, việc bi thảm là hệ thống đường sắt đă kém phát triển nhiều so với Ấn Độ. Nếu có một vùng sản xuất thặng dư lương thực trong khi đó th́ ở một vùng khác th́ lại bị nạn đói hoành hành, việc khó khăn là không có phương tiện để chuyên chở lương thực từ một vùng này đến một vùng khác. Tuy vậy, và năm 1925 đă có một bản phúc tŕnh của Ủy Ban Quốc Tế: "Trong một nước Trung quốc quá rộng lớn với sự cách biệt về khí hậu của mỗi vùng, việc có thể xảy ra là mùa màng thâu hoạch khó có thể xấu ở tất cả mọi nơi và cùng một lúc. Dù là 4 hay 5 tỉnh mất mùa, cũng c̣n 17 hay 18 tỉnh khác, việc thâu hoạch ngũ cốc vẫn diễn ra như thường và đương nhiên là có vài tỉnh vẫn có được số lượng thặng dư về ngũ cốc.

    Trong quá khứ đă có nhiều triều đại vua đă cố gắng giải quyết về vấn đề chuyển vận lương thực; như việc đào con sông đào Lớn, để dùng thuyền chuyên chở lúa từ phía Nam lên phía Bắc. Các con sông lớn cũng được dùng để vận tải thóc đi khắp nơi trong nước. Nhưng một phần lớn của các vùng vẫn phải dùng sức người để vận chuyển lương thực. Các trâu ḅ là các vật quư để dùng vào việc chuyên chở. Trong các năm thuộc thập niên 1920, nước Trung quốc có diện tích rộng lớn so với nước Mỹ mà Trung quốc chỉ có 3.000 kilô mét đường lộ. Hàng hóa và các người hành khách đều được di chuyển do sức người, sức của các người được gọi tên là "coolie" (cu li), họ đi trên các đường đất chật hẹp và bất chấp về địa thế của đồi núi và việc đi lại cần rất nhiều thời giờ. Một kư giả đă tính là nếu có một người nông dân ở sâu trong lục địa, người này cho không lúa của họ cho một nhà máy ở Shanghai, th́ giá tiền vận chuyển c̣n cao hơn là giá mua lúa từ Mỹ quốc, dù là phải chuyên chở qua một đại dương vẩn c̣n ít tốn kém hơn.

    Triều đại nhà Thanh (Qing) không thích cho các công ty nước ngoài xây dựng các đường sắt cho xe hỏa trên đất Trung quốc; đến khi triều đại này sụp đổ th́ nước Cộng Ḥa trẻ trung này lại không được ổn định và đă không có được tiền bạc để trợ cấp cho việc xây dựng các đường lộ lớn hay các đường sắt. Ngoại trừ các thung lũng của các con sông lớn và các vùng đồng bằng ở duyên hải, phần lớn các vùng nằm sâu trong lục địa th́ lại có nhiều núi, việc này khiến việc xây dựng đường lộ tốn rất nhiều công và của. Thêm vào việc giao thông cũng không có được công hiệu, không thể nghĩ đến việc thiết lập một thị trường cho lúa và lương thực. Các người nông dân khi họ thành công trong việc sản xuất ra lương thực, họ đă phải thua thiệt v́ hệ thống này. Các giá cả đă thay đổi một cách "man rợ" và hầu như tất cả các người sản xuất đều là sản xuất nhỏ, vốn liếng của họ có rất khiêm nhượng và họ không có thể vay được tiền với một lăi xuất nhỏ ít. Người nông dân đă phải bị bắt buộc bán ngay các hoa lợi thâu hoạch ngay sau ngày gặt hái, và vào lúc này th́ giá nông sản lại thấp v́ mọi người đều đem ra bán. Trong khi đó th́ các thương gia có thể giữ tồn kho các nông sản và bán ra khi được giá cao. Để có lương thực để ăn trong lúc giáp hạt (giao mùa) từ lúc gieo cấy cho đến lúc hái gặt, các người nông dân thường phải vay mượn tiền. Các đại địa chủ ở địa phương và các nhân viên của họ đă cho vay với mức tiền lời là 60% và phải "cầm thế" bằng đất ruộng, từ 30% nếu là vay bằng tiền và 50% nếu vay bằng hạt lúa. Phần lớn các nông dân là các người mắc nợ thường xuyên. Cũng như ông John Ridley là thông tín viên của nhật báo Daily Telegraph, đă viết: "Người nông dân Trung quốc, tính trung b́nh chỉ sống nhờ vào khoảng đất từ 100 đến 200 mét vuông. Một phân nửa của thâu hoạch thuộc về người chủ đất hay ruộng. Việc giao thông xấu và kém đă làm khó khăn cho việc làm cho thị trường rộng lớn ra thêm. Nguời nông dân không có được một động cơ cá nhân nào để canh tác thêm diện tích canh tác v́ họ không bán ra được các hoa màu thặng dư. Các lối chuyên chở vẫn c̣n thô sơ: như xe do ḅ hay con la đực kéo và có khi do người gồng gánh, việc này lại chậm chạp và giá quá cao so với xe hỏa.

    Việc các nạn đói gây chết người là chủ đề của các sự nghiên cứu về đời sống của các người nông dân. Giáo sư John Lossing Buck, một giảng viên đại học người Mỹ, đă thành lập một toán nghiên cứu viên tại đại học đường Nam Kinh (Nanking) và các vị này đă công bố các bản điều tra tŕnh bày kỹ các chi tiết về nền canh nông của Trung quốc. Bà Pearl S. Buck là phu nhân của ông John Lossing Buck đă nhận được giải Nobel về văn chương và các giải văn chương khác với tác phẩm của bà tựa "Đất đai Trung quốc" thuật về đời sống hàng ngày của một người nông dân ở An Huy (Anhui) và người nông dân đă phải bỏ đất để đi xa v́ nạn hạn hán và nạn đói. Các nhà nghiên cứu đă nhận định là nạn đói đă không phải là xảy ra có định kỳ, mà đó là việc có thường xuyên hàng ngày của nhiều triệu người. Trong tác phẩm về Đất đai và công tác tại Trung quốc của tác giả R.H. Tawney được xuất bản vào năm 1932, đă ghi là đă có ở nhiều nơi và địa hạt mà các người dân ở thôn quê đă phải chịu đựng cảnh của một người mà nước ngập đến ngang cổ họng và chỉ cần có một làn sóng nhỏ cũng gây cho người này phải chết đuối. Một người văn sĩ khác, ông A.K. Norton đă cố gắng đưa ra các con số:

    "Người ta ước lượng là có 30 triệu người Trung quốc đang ở trong t́nh trạng được sống c̣n (sau khi các người khác đă chết) và các người này chỉ có được các khẩu phần hàng ngày dưới con số tối thiểu cần có của một phần ăn b́nh thường. Hàng ngày đă có nhiều ngàn người đă chết, tuy vậy, chỉ xảy ra khi nào có các tai ương lớn do thiên nhiên gây ra như nước ngập lụt hay là hạn hán v́ các tai trời ách nước này đă tập trung lại hàng triệu người ở trong một vùng, và khi đó người ta nói là nạn đói làm chết người đă xảy ra. Người ta hàng ngày cũng ít nói về nạn đói: và hàng năm đă có ba triệu người chết v́ nạn đói v́ hoàn cảnh đă không cho phép họ thích nghi với các sự đổi thay của khí hậu, và việc này được coi là b́nh thường tạo ra sự chết người của một nhóm người trong dân số.

    Các người ở phương Tây đă khẳng định là Trung quốc cần phải canh tân và hiện đại hóa nền canh nông để đạt được sự tự túc về lương thực. Một ngàn năm về trước, Trung quốc đă từng là nước tiên phong về canh tác nông nghiệp; ngày hôm nay công tác này được coi là sơ đẳng. Đă có quá nhiều người nông dân v́ quá nghèo nên không có tiền để mua trâu hay ḅ để giúp họ trong việc cày đất và chính sức người phải kéo những chiếc cày. Các chiếc cày bằng gỗ chứ không phải bằng sắt nên luống cày không sâu, chỉ làm trầy mặt đất. Ở một vài vùng, các người nông dân chỉ dùng các chiếc cuốc lưỡi cong bằng gỗ để cuốc đất v́ họ đă không có các chiếc cày. Đă có một tác giả đă gọi người nông dân Trung quốc là người anh em sinh đôi với con ḅ.

    Đất cũng mau mất chất màu v́ thiếu phân bón và phân bón cũng hiếm có v́ đă phải chịu thuế nặng, v́ vậy đất đă phải chịu hưu canh. Sau mỗi mùa gặt hái, các người nông dân đă nhổ tất cả các "gốc rạ" để dùng vào việc nấu ăn, v́ họ không có củi để đốt hay là than và các người nông dân đă dùng phân người để làm phân bón vào ruộng. Vào giữa thế kỷ 19, các người Anh đi ngược trên con sông đào lớn đă lấy làm ngạc nhiên khi thấy các người nông dân đă đi theo họ để chờ lấy phân: "Vào mỗi khi các người đày tớ hay các người quân nhân rời các chiếc thuyền chở họ, các người nông dân đă theo quấy nhiễu cho đến nơi họ dừng chân để "tiểu tiện" các người nông dân đều có các chiếc rổ để lấy các chất phân dùng để bón vào ruộng.

    Vào năm 1949, người ta đă ước tính là một người nông dân canh tác có thể có thặng dư lương thực để nuôi 4 người dân sống ở thành phố; c̣n tại Trung quốc th́ 4 người nông dân canh tác đủ để tự nuôi thân và số lương thực thặng dư chỉ đủ để nuôi một người dân ở thành phố. Nếu nước Trung quốc đạt được sự sản xuất lương thực như người Anh th́ nước Trung quốc có thể tự túc được về lương thực. Tất cả các kế hoạch để hiện đại hóa nền canh nông, để hợp lư hóa quyền sở hữu đất đai, việc giải quyết các trục lộ mới và các đường xe hỏa, đào thêm các con sông đào mới cùng đắp các con đê mới, tất cả các kế hoạch này đều thất bại v́ sự bất ổn về chính trị.

    Vào cuối thế kỷ 10, bà Từ Hi (Cixi) Thái Hậu đă ra lệnh ngưng lại việc canh tân và hiện đại hóa Trung quốc, sợ rằng việc này sẽ làm mở cửa Trung quốc cho các người phương Tây và sự hiện diện này sẽ phá hoại ngấm ngầm quyền uy của triều đ́nh Măn Thanh. Vào năm 1911, triều đại Măn Thanh đă bị lật đổ và Trung quốc đă trở thành một nước Cộng Ḥa. Nhưng thêm một lần nữa, dịp may để hiện đại hóa đă mất đi v́ một viên tướng Cộng Ḥa tên Viên Thế Khải (Yuan Shi Kai) đă mưu toan cướp lấy chính quyền để thiết lập một triều đại mới. Vào năm 1916, khi viên tướng này đă qua đời, đă làm nảy sinh ra nhiều viên lănh tướng chiếm đóng các địa phương khiến chính quyền trung ương đă trở nên bất lực. Vào năm 1928, một chính Đảng đă đoạt được chính quyền, đó là Quốc Dân Đảng (Kou Ming Tan – KMT)

    Đảng KMT là một Đảng cách mạng do ông Tôn Dật Tiên (Sun Yat Sen) thành lập với sự hỗ trợ của các người Mát Xít do Moscou cử ra và nguồn gốc của đảng cộng sản Trung quốc (PCC) Đảng Quốc Dân (KMT) có khuynh hướng quốc gia và chống lại đế quốc.. Đảng này đă chủ trương thống nhất Trung quốc và cho nhập vào nước này các tư tưởng khoa học và các phương pháp quản trị về chính quyền của các nước ở Tây phương. Khi ông Tôn Dật Tiên từ trần vào năm 1925, tướng Tưởng Giới Thạch (Tchang Kaï Chek) đă lên nắm quyền lănh đạo Quốc Dân Đảng. Một năm sau, năm 1926, tướng Tưởng Giới Thạch phát động cuộc Bắc Phạt để triệt hạ các vị lănh chúa v́ các người này có thể làm hại uy quyền của chính phủ trung ương. Nhưng chả bao lâu, tướng Tưởng Giới Thạch lại phải lo đối đầu với đảng cộng sản đang bành trướng và đe dọa đến địa vị của tướng Tưởng Giới Thạch và luôn đến chính quyền trung ương. Vào lúc đầu, đảng cộng sản hợp tác với chính quyền trung ương nhưng về sau lại chống lại.

    Lénin đă nghĩ rằng muốn trở thành cộng sản th́ Trung quốc không cần có một cuộc cách mạng tư sản, nhưng sau khi Lénin đă chết th́ các người cộng sản lại chọn một đường hướng khác.Vào năm 1927, các người cộng sản đă phát động nhiều cuộc nổi loạn ở các vùng thôn quê và ở các thành phố; chính quyền Quốc Dân Đảng đă chống lại các người cộng sản bằng cách phá hủy các tổ chức cộng sản ở tại các thành phố và đặc biệt là ở Thượng Hải (Shanghai). Và từ đây phong trào cộng sản chỉ c̣n ảnh hưởng ở các vùng thôn quê và họ đă kiểm soát các vùng có nhiều ngọn núi và thành lập tại đây các ủy ban Sô Viết, thường là nằm giáp ranh của hai tỉnh. Vào năm 1930, tướng Tưởng Giới Thạch đă phát động một chiến dịch lớn để tiểu trừ các vùng do cộng sản chiếm đóng và đến năm 1934 đă bao vây được cứ điểm chính của cộng sản, bắt buộc các người cộng sản phải tháo chạy về sau, mô tả trong bài tường thuật nổi tiếng: Cuộc Vạn Lư Trường Chinh. Trong cuộc bỏ chạy này, Mao Trạch Đông đă đoạt được quyền lao động đảng cộng sản và đă đưa được đoàn quân tổn thương này về một căn cứ mới tại Diên An, nằm tại ranh giới giữa hai tỉnh Sơn Tây (Shanxi) và Sơn An Tây (Shaanxi).

    Các người Quốc Dân Đảng không đạt được thực sự việc kiểm soát toàn thể Trung quốc. Các tỉnh thành quan trọng ở ven biển như thành phố Thượng Hải (Shanghai) th́ do người ngoại quốc quản trị một phần tỉnh, đó là các tô giới. Tại Măn Châu, quân đội Nhật Bản đă chiếm đóng và thiết lập một chính phủ bù nh́n từ năm 1932, và đến năm 1937 th́ xâm lăng các phần đất ở về phía Nam của Vạn Lư Trường Thành, buộc quân đội quốc gia phải rút lui. Thủ đô phải thuyên chuyển từ Nam Kinh (Nanking) về Chungking (Trùng Khánh) trong tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan) và chính quyền của người quốc gia đă mất sự kiểm soát một phần lớn lănh thổ. Khi xảy ra cuộc Đệ Nhị Thế Chiến, các người cộng sản đă xâm nhập vào phía sau các pḥng tuyến của quân đội Nhật Bản và khuấy rối các phần nông thôn ở về phía Bắc. Sau ngày nước Nhật Bản đă bại trận, cuộc nội chiến đă xảy ra giữa các người quốc gia và các người cộng sản và đưa đến kết quả cuối cùng là vào năm 1949, các người quốc gia đă phải chạy về đảo Đài Loan (Taiwan).

    Từ năm 1912 cho đến 1949, các sự liên minh dưới nhiều sắc thái của các vị sứ quân lănh chúa và về sau với sự chiếm đóng khác nhau của các quân đội dù đó là các quân đội cộng sản, quốc gia hay Nhật Bản, đă để lại nhiều vùng, tỉnh của Trung quốc trong một t́nh trạng vô chính phủ và đói kém.Đă có nhiều triệu người nông dân v́ đă quá nghèo, không có đất để canh tác, họ đă gia nhập vào các lực lượng vơ trang của các sứ quân lănh chúa, hay đă gia nhập vào đội ngũ quân đội cộng sản hay quân đội quốc gia. Một nghiên cứu về tỉnh Sơn Đông (Shandong hay Chan dong) đă ước lượng vào năm 1930 đă có 192.000 lính chính quy và thêm vào con số là 310.000 người tham dự vào các đội dân quân hay là đi theo các băng Đảng lớn ăn cướp, các băng Đảng ăn cướp này đă sinh sống bám vào các người nông dân. Vào năm 1929, Ủy Ban Quốc Tế chuyên trách về các vùng ở phía Tây, đă viết một bản phúc tŕnh và đă kết luận về nạn người chết đói đă ít hơn là số người đă chết do các thiên tai (nước lụt hay hạn hán) gây ra do sự vô ư thức của con người. Con số các triệu người có vơ trang, họ đă t́m được lương thực bằng cách cưỡng đoạt của các người nông dân, họ đă trưng dụng các thú vật và luôn cả các đứa con trai và hàng năm c̣n bắt các người nông dân phải đóng thuế và có khi c̣n bắt phải đóng luôn cả các năm sắp đến, và luôn cả thế hệ về trước. Nếu người nông dân nào từ chối không nộp thuế th́ các người này sẽ phải chịu các sự hành xử theo kiểu lính tráng, họ tịch thu tất cả của cải và các người này chỉ c̣n có cách là trở thành các tên ăn cướp khác. Ở tất cả các nơi nào mà các băng đảng vơ trang đă đi qua là nơi đó xuất hiện nạn đói kém: "Các vùng xảy ra nạn người chết đói là các vùng thuộc vào các vùng chiếm đóng của quân hai phía quốc cộng, tùy theo các cuộc tiến hay lui quân của hai quân đội trong các trận nội chiến xảy ra ở hướng Đông."

    Hội Hồng Thập Tự của Mỹ quốc cũng đă có kết luận như Ủy Ban Quốc Tế về nạn đói chết người khi nạn này xảy ra tại vùng Đông Bắc của nước Trung quốc, vào năm 1929. Nạn đói này khởi ra vào lúc ban đầu do nạn hạn hán nghiêm trọng và nạn đói trở nên trầm trọng hơn do các sự sách nhiễu tàn phá của các sứ quân lănh chúa cùng với các sự làm hư hỏng và gây thiệt hại do các băng đảng ăn cướp gây ra và thêm vào việc tịch thu cưỡng bách bằng các sắc thuế có tính cách tịch thu. Hội Hồng Thập Tự đă nghĩ rằng giải pháp là thiết lập một chính quyền trung ương mạnh và ổn định, và chính quyền này phải có được các quyền lực và tài nguyên để thực hiện lâu dài một chính sách hầu để Trung quốc có thể ra khỏi sự rối loạn triền miên và đi vào một kỷ nguyên ḥa b́nh, thịnh vượng và an ninh. Và để có thể tiên đoán được các t́nh thế khốc hại sẽ đưa đến các sự đau khổ sẽ tái diễn lại và cũng tái diễn lại thêm cho đến khi một chính phủ mới được thiết lập.

    Vào mùa Xuân năm 1943, một người kư giả Mỹ của tuần báo Times magasine, ông Théodore White, đă theo dơi trận chiến giữa quân đội Nhật Bản và quân đội quốc gia Trung quốc tại tỉnh Hồ Nam (Henan) tọa tại trung tâm của Trung quốc. Đă có hàng triệu người dân đă chạy trốn trước cuộc tiến quân của quân đội Nhật, nhưng ông White đă phát giác ra là số người đă chết v́ đói c̣n cao hơn nhiều số người đă chết v́ chiến trận."Không phải việc làm đổ máu khiến tôi xúc động nhiều hơn: đó là việc không thể t́m ra được một sự giải thích nào cho các điều mà tôi đă trông thấy. Trong nạn đói, chả có người nào đă giết người, các thi thể của các người đă chết không hề có một dấu vết nào gây ra chết chóc, là thiên nhiên đă là kẻ thù, và chỉ có chính phủ là có thể che chở cho con người để chống lại thiên nhiên. Tôi đă không thể hiểu nổi là từ đâu bắt đầu sự khởi đầu.

    Về sau ông White đă trở thành niên trưởng của các người phóng viên về chính trị, và ông đă tin chắc là các người cộng sản sẽ tạo được chính quyền ổn định. Trong quyển sách của ông với tựa đề: Đi t́m hiểu lịch sử, ông đă thuật lại việc các quân đội quốc gia đă giải quyết nạn đói xảy ra tại tỉnh Hồ Nam (Henan), vào thời điểm này, ông White tạm trú tại nhà một vị linh mục đạo Cơ Đốc, là một giáo sĩ đi truyền đạo tại vùng Lộc Dương (Louyang) là thủ đô của tỉnh:

    "Vị giáo sĩ chỉ đi khỏi trú quán khi nào cần lắm, v́ con người nào vận y phục đi trên đường phố là hy vọng cuối cùng của người dân, và là yếu tố duy nhất; người giáo sĩ này sẽ bị bao vây bởi nhiều người đă kiệt sức, các phụ nữ với thân h́nh yếu ớt, các đứa trẻ em đă gục đầu xuống đất, tất cả đều van lạy, quỳ gối, cầu khẩn để có được thức ăn. Một số ít người giáo sĩ đă nổi lên trong khuôn khổ của các người giáo đồ Gia Tô trong các vùng xảy ra nạn đói và các vị giáo sĩ này là sợi giây để đảm bảo cho sự sống là một vật quư… Những ǵ mà chúng tôi đă trông thấy, chúng tôi đă không thể tin được. Nhưng với các gịng chữ mà tôi đă ghi chép đă xác nhận: những ǵ tôi đă trông thấy. Trước hết là tôi đă trông thấy, khi đi độ một giờ xa Lộc Dương, đă vùi trong tuyết trắng, đă chết cách đây độ một hay hai ngày, các gương mặt đă khô cứng của xương sọ người. Gương mặt có lẽ là c̣n trẻ, tuyết đă rơi vào các lỗ của hai mắt người và chả có ai để chôn cất, đưa đến việc các con quạ và các con chó đă ăn rữa hết các phần thịt vào sát tận xương. Các con chó cũng lẩn quẩn quanh đây, dài theo đường lộ và các con chó này cũng quay lại theo vết chân cũ của nó, và có cả các con chó sói và các con chó sói có vẻ là đă ăn no đủ, lông của chúng nó láng mướt. Chúng tôi đă dừng chân để chụp ảnh các con chó đang lôi xác của các người đă chết được vùi dưới các đống cát: đă có vài xác chết đă bị ăn thịt đến một nửa, và các con chó đă ăn sạch phần thịt của các chiếc xương sọ người. Ngôi làng đă trống đi một nửa số dân cư và trở nên thưa vắng, đă có vài ngôi làng đă không c̣n có người trở nên trống trải và vắng bóng người và các ngôi làng khác đă bị cướp phá; các đống phân để bón đất vào mùa Xuân vẫn c̣n y nguyên, không được săn sóc đến. Người ta bỗng giật ḿnh khi xảy ra một tiếng động hay là trông thấy một người ở trong làng; một người già yếu đang lảo đảo đi một ḿnh trên các đường làng; hay là ở nơi khác hai người đàn bà đang căi nhau mà không có người đứng chứng kiến v́ như trong quá khứ thường hay có đông đảo người đứng quanh để coi việc ǵ xảy ra khi các người căi nhau túm lấy nhau. Hai người đàn bà này căi nhau v́ lẽ ǵ bên cạnh xác của một người đă chết ?

    Ông White cũng đă viết rằng cái đói đă đưa các người nông dân đến việc vi phạm vào các điều cấm kỵ.

    "Tôi trông thấy các việc tồi tệ liên quan đến việc ăn thịt người. Tôi không bao giờ trông thấy cảnh tưởng một người ra tay giết một người hầu để ăn thịt người bị giết và tôi cũng không bao giờ nếm thịt người. Nhưng đă không thể chối căi được là đă có xảy ra việc người ăn thịt người và các người này đă tự bào chữa là đă ăn thịt của các người đă chết. Và lời xin lỗi này đă do từng mỗi trường hợp mà chúng tôi đă phỏng vấn. Ở trong một ngôi làng đă có một người phụ nữ đă chợt bị bắt gặp khi đang nấu chín thi thể của một em bé mới được độ 2 tuổi. Trong một trường hợp khác có một người cha đă bóp cổ cho chết hai đứa con trai của ḿnh để ăn thịt; người cha này đă tự bào chữa và nói hai đứa con này đă chết về trước. Một trường hợp khác hệ trọng hơn đă xảy ra ở một ngôi làng khác: quân đội đă ra lệnh là dân làng này phải tiếp nhận các đứa trẻ em vô phước không c̣n cha mẹ, và đă có một trẻ em trai vừa được 8 tuổi đă được quân đội cưỡng bách một gia đ́nh nông dân phải nuôi. Đứa con trai này đă biến mất. Sau một cuộc điều tra, người ta đă t́m thấy xương cốt của đứa trẻ này đựng trong một cái lu ở nhà của người vợ bé của người nông dân. Câu hỏi được đặt ra là người ta đă ăn thịt đứa trẻ này sau khi nó đă chết hay là người ta đă giết đứa trẻ này để ăn thịt ? Trong hai giờ đồng hồ chúng tôi đă điều tra ở ngôi làng này, chúng tôi đă không đủ thời giờ để nhận định về những việc ǵ đă xảy ra: ai đă là người nói dối và ai là người không nói dối ? Và chúng tôi lại tiếp tục ra đi.

    Ông White nghĩ rằng nguyên do của nạn đói lớn không phải là do chiến tranh gây ra mà là do sự quản trị hay là lănh đạo "tồi - xấu"Các người phe quốc gia rất lấy làm ghê tởm về việc bắt dân phải đóng thuế để có nguồn tài lực hầu để đeo đuổi một cuộc chiến tranh và họ cũng không tin cậy vào giá trị của các số tiền giấy mà họ in ra, quân đội của các phe quốc gia đang hành quân đă được lệnh phải thâu thuế bằng hiện vật như lúa gạo hay trâu ḅ mà phần lớn là thâu bằng lúa hột bằng cách trưng dụng. Tại tỉnh Hồ Nam (Henan), ông White đă phát giác ra là việc quân đội của phe quốc gia đă trưng dụng một số lượng hạt lúa quá nhiều hơn số mà tỉnh này có thể sản xuất ra. Quân đội này hầu như đă tận thu vét tất cả số lương thực của dân ở thôn quê và không c̣n để lại ǵ để cho các người dân ăn để sinh sống. Các người nông dân đă bắt buộc phải bán đi các gia súc của họ, các dụng cụ nông nghiệp và sau cùng phải bán luôn cả ngôi nhà mà họ đang cư trú. Cũng trong thời gian này, các nhân viên thuế vụ lại đến để đ̣i thâu thuế sau khi quân đội đă trưng dụng lúa gạo. Ông White cũng đă để ư đến các đoàn quân có kỷ luật th́ ở trong các nhà kho đều chứa đầy lúa gạo được coi là thặng dư và các người sĩ quan đă bán ra số lương thực thặng dư và lấy tiền, bán lương thực để tư lợi. Các người giáo sĩ và các người công chức lương thiện đă mua lại các số lương thực thặng dư do các vị sĩ quan đă bán ra và đă dùng số lương thực này để nuôi sống các người đang bị nạn đói hành hạ.

    Tại Trùng Khánh (Chonqing) chính quyền Quốc Dân Đảng do Tchang Kaï Check lănh đạo đă phản ứng lại khi nhận được các bản tường tŕnh về nạn đói và đă phản ứng lại là sẽ không thu thuế nông nghiệp trong năm sắp đến. Biện pháp này không có nghĩa lư ǵ cả v́ các ngân khoản dùng để chi cho cơ quan hành chính cũng chả có ư nghĩa lư ǵ cả v́ tiền giấy đă không c̣n một giá trị ǵ cả.

    Khi ông trở về Trùng Khánh, ông đă nhận thấy là tướng Tchang Kaï Chek không có chú ư về việc nạn đói đang xảy ra. Các cấp bực của bộ máy hành chánh thơ lại đă được coi là cắt đứt với hiện trạng. Sau cùng, ông White đă phải đến gơ cửa tướng Tchang Kaï Chek và trưng cho vị tướng này các bức ảnh đă chụp được về các người đang đói lả người và các con chó đang xâu xé các tử thi. Đến lúc này, tướng chính sách mới tin vào các lời nói của ông White và đă đưa ra các biện pháp để chống lại nạn đói. Đă có nhiều đoàn xe hơi chở lương thực tiếp tế cho tỉnh Sơn An Tây (ShaanXi), tại tỉnh Hồ Nam (Henan) quân đội đă mở cửa các nhà kho lương thực và ở các tỉnh khác chính quyền đă tổ chức các cuộc phát cháo cho nhân dân. Nạn đói đă giảm dần, dù là bệnh dịch tả và bệnh chấy rận c̣n đang gây ra chết người. Đă có 5 triệu người đă chết, dù cho đến ngày hôm nay, người ta chưa biết được con số chính xác về số người đă chết v́ nạn đói.

    Ông White đă nghĩ rằng: các sự phá hoại do quân đội Nhật Bản gây ra, cộng với việc thản nhiên của các người lănh đạo thuộc phía quốc gia và với nạn đói "đặc hữu" tất cả đang làm băng hoại truyền thống xă hội Trung quốc.

    "Tất cả những ǵ c̣n lại không c̣n là một xă hội nữa và giống như một khối chất xốp bọt biển hay là tổ con ong đă bị đập nát ra, và trong tổ này hăy c̣n các chiếc nọc của con ong. Các ngôi làng cũng đă chia nhau ra các phe phái: phe này ủng hộ các người quốc gia, phe kia ủng hộ các người cộng sản, phe nọ ủng hộ chính quyền địa phương. Nhưng điều cốt yếu là họ ủng hộ phe phái nào có thể bảo vệ cho họ sống và đáp ứng được cho nhu cầu này và tránh cho vợ của họ không bị hăm hiếp do các quân nhân Nhật Bản gây ra và để dân làng không bị trưng dụng đi làm dân cu li (cooli). Các người Nhật Bản đến đây chỉ làm việc chém giết, các người cộng sản th́ chống lại các người giết người và các người cộng sản làm việc có hiệu năng hơn.

    Vào năm 1945, sau khi người Nhật Bản đă đầu hàng, các người Quốc Dân Đảng đă trở thành chính phủ chính thức của Trung quốc, nhưng việc này đă không ngăn chận được nạn đói vẫn hoành hành trên lănh thổ Trung quốc.Trong năm 1946, 19 tỉnh của Trung quốc đă lâm vào nạn đói lớn và đă làm thiệt mạng khoảng 20 triệu người. Kư giả người Anh, ông John Ridley đă thuật lại về các điều ông đă trông thấy tại tỉnh Hồ Nam: "Đây là một kinh nghiệm (thử thách) hăi hùng khi phải đi qua các ngôi làng hay các thành phố. Ở chung quanh anh chỉ có toàn là các người uể oải và dửng dưng và các người đang chết v́ đói hay là v́ bệnh tật, các người này nh́n anh với vẻ như một con thú vật với đôi mắt mở ra trừng trừng, tuy là sáng nhưng lại tỏ vẻ buồn thảm, gương mặt của họ th́ gầy ṃn và hốc hác, màu sáp ong. Khi anh đi qua các ngôi nhà đổ nát th́ từ trong những ngôi nhà này bốc ra một mùi hôi thối từ các xác chết.

    Khi ông Ridley đi bộ qua những ngôi làng này, đă có một đứa trẻ em đă ngă gục trước mắt ông: : "Đứa trẻ này đă nằm trên đường đi, h́nh dáng nhỏ bé lờ mờ khiến làm cảm động cho ai trông thấy, nơi phần da của dạ dày th́ teo lại trông rất ghê sợ, tuy tay và chân của cậu này trông giống như các que củi và mỏng manh như bộ xương của con chim. Ông Ridley đă ẵm cậu bé này trên tay và đưa cậu bé này đến một bệnh việc gần đó. Nửa giờ sau, cậu bé này đă chết mà không tỉnh lại được. Vị bác sĩ điều trị tại nhà thương này đă nói với ông Ridley: "Cậu bé này đă chết v́ quá đói. Mỗi ngày người ta đả đưa đến bệnh viện hàng chục trẻ em bị đói như vậy. Toàn thể các người dân của tỉnh Hồ Nam đă phải ăn cỏ, các rễ cây, các lá cây và luôn cả ăn thịt người. Các trẻ em đă bị bỏ rơi hay là bị bán đi để đổi lấy một ít lương thực.

    Khoảng 12 năm về sau, tỉnh Hồ Nam đă đi vào kế hoạch Bước Nhảy Vọt lớn của Mao và Mao đă hứa là sẽ chiến thắng vĩnh viễn nạn đói, với sự nhiệt tâm càng lớn hơn của tỉnh này so với các tỉnh khác của Trung quốc. Tuy vậy, nạn đói đă xảy ra ở tỉnh Hồ Nam, do kế hoạch Bước Nhảy Vọt lớn, tại tỉnh này c̣n đă to lớn hơn mọi thời điểm khác và có thể nói là chưa có nạn đói nào như xảy ra bao giờ.Để hiểu các nguyên nhân, chúng ta cần phải t́m hiểu người dân Trung quốc và các người dân này đă trù định cách nào để làm cho đất nước này tránh được nạn đói.

    (c̣n tiếp )
    http://www.tinparis.net/vn_index.html

  2. #2
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    345

    Những người khốn khổ v́ nạn đói hăy vùng lên

    (tiếp theo)
    CHƯƠNG 2

    Những người khốn khổ v́ nạn đói hăy vùng lên


    *Tại Trung quốc,điều mà người ta gọi là sự bất b́nh đẳng giữa người giàu và người nghèo là không có cách phân biệt được giữa các người nghèo nhiều và các người nghèo ít.

    - Lời của ông Tôn Dật Tiên-

    *Hăy vùng lên các người bị đày đọa ở trên địa cầu này
    *Hăy vùng lên các người khốn khổ v́ nạn đói.

    -Lời của bài Quốc Tế Ca-

    Ở Trung quốc, đối với các người nông dân th́ tất cả các ư nghĩa của: Dân Chủ, Tự Do và chủ nghĩa cộng sản, tất cả đều gồm vào là phân chia điền địa.Từ thời xa xưa, các người nông dân đă từng ủng hộ các cuộc nổi loạn với hy vọng là các người thắng cuộc sẽ phân chia đất đai cho họ. Mỗi khi một triều đại mới được thiết lập, vị tân Hoàng Đế đă hủy bỏ có phương pháp tất cả các khoảng tiền nợ, các số tiền nợ về đóng thuế, các khoảng tiền về các hợp đồng cho thuê đất canh nông và các hợp đồng khác. Cho đến các nơi có các mồ mả của các triều đại trước, các nơi này cũng được san bằng. Các người quân nhân của vị tân Hoàng Đế cũng được phần thưởng bằng cách được ban cho các khu điền địa với đất tốt, c̣n các người ủng hộ triều đại cũ th́ bị tịch thu tất cả tài sản. Dưới triều đại nhà Thanh, dân số đă gia tăng có thể gọi là bùng nổ, kèm theo các hệ quả trực tiếp, việc thiếu các diện tích canh tác cho nông nghiệp, đă khiến cho các người nông dân đă có lại ư chí của tổ tiên, phải có một sự thay đổi trong nước. Một dịp mới đă đến cho các người nông dân đó là sự bành trướng mau chóng của cuộc nổi loạn của phong trào Thái B́nh Thiên Quốc nổi lên chống lại triều đ́nh Măn Thanh. Phong trào này hứa là sẽ thiết lập điều luật điền địa mới cho Thiên Quốc. Người cày sẽ có ruộng, ruộng đất sẽ được phân chia công bằng cho tất cả các gia đ́nh nào đă ủng hộ phong trào Thái B́nh, tùy theo số nhân khẩu của mỗi gia đ́nh. Các người sáng lập ra phong trào Thái B́nh đă ước mong là sẽ lập được một Nhà Nước sẽ đi dần đến cộng sản, và Nhà Nước này sẽ thâu gom lại các số nông sản thặng dư vào các kho chứa cộng đồng,và các người phụ trách sự an ninh trong xă hội sẽ được ủy nhiệm việc kiểm soát những việc ǵ sẽ xảy ra trong các tổ gồm 25 gia đ́nh (Nhị thập ngũ gia liên bảo).

    Phong trào Thái B́nh Thiên Quốc đă bại trận vào năm 1864, nhưng khi triều đại nhà Thanh bị sụp đổ vào năm 1911, các người nông dân vẫn hy vọng là sẽ có một cuộc phân chia toàn diện về điền địa. Sự mong đợi của các người nông dân đă không diễn ra và họ đă thất vọng ngay sau khi triều đại này sụp đổ và các người tân lănh đạo Trung quốc vẫn hứa hẹn là điền địa sẽ được phân chia trong một ngày gần đó. Ông Tôn Dật Tiên đă tuyên bố là "người cày sẽ có ruộng" và ông này đă đưa ra một chương tŕnh sẽ là làm công bằng việc sở hữu điền địa. Trước ngày ông Tôn Dật Tiên qua đời, các người quốc gia đă đặt vấn đề nông thôn lên mục tiêu ưu tiên trong chương tŕnh chính trị. Vào năm 1924, bản tuyên ngôn của Quốc Dân Đảng (KMT) trong kỳ đại hội toàn quốc đă nhấn mạnh:

    "Trung quốc là một nước canh nông và các người nông dân là một giai cấp đă phải chịu khổ hơn các giai cấp khác. Quốc Dân Đảng phải có một chính sách là các người nông dân không có đất và các người cấy rẽ (tá điền), các người này phải được Nhà Nước cấp đất để canh tác. Nhà Nước có bổn phận lo việc "dẫn thủy nhập điền" cùng với việc khai phá các đất bỏ hoang để làm gia tăng các khả năng sản xuất nông nghiệp. Các người nông dân phải được vay vốn để ăn và để làm mùa với lăi xuất nhẹ và họ sẽ không bị bắt buộc phải vay với tiền lời quá cao làm họ phải mắc nợ suốt đời. Nhà Nước phải thiết lập các Quỹ Nông Tín ở khắp nơi trên toàn quốc. Và về sau cho đến khi nào các người nông dân có thể được việc vui sống.

    Khi các người quốc gia c̣n liên hiệp với các người cộng sản, các người quốc gia đă thiết lập một Học Viện để đào tạo một phong trào nông dân, và Mao là con của một địa chủ ở tỉnh Hồ Nam đă tham gia nhiều vào Học Viện này.Vào năm 1924, Mao trở thành nhân viên "phụ khuyết" của ủy ban hành pháp của Quốc Dân Đảng (KMT) và trở thành Hiệu Trưởng của Học Viện này. Hơn mọi người ở trong đảng cộng sản Trung quốc, Mao đă là người biện hộ cho "vấn đề chính cho cuộc cách mạng quốc gia" Các người sáng lập ra đảng cộng sản Trung quốc phần lớn là các người trí thức, họ là thị dân và đă có các tư tưởng của Tây phương và họ đă nghiên cứu các biến cố ở Âu Châu, đặc biệt là ở nước Nga. Khi các người trí thức sáng lập ra đảng cộng sản, họ đă đặt tên là Đảng của công nhân (Gong Chan Dang) để cám dỗ các người nông dân và coi như là để "phân chia điền địa" Nhưng mặc dù vậy, họ đă chấp nhận giáo lư Mát Xít với đường hướng là các người lao động - các người vô sản ở thành thị - sẽ là các người tiên phong của cuộc cách mạng.Mao, về phía của ông, đă ư thức là tại Trung quốc, chính là các người nông dân sẽ đem lại chính quyền cho Đảng. Về sau, Mao đă nói với một kư giả người Mỹ là ông Edgar Snow: "Người nào được sự ủng hộ của các người nông dân, người đó sẽ được Trung quốc. Người nào giải quyết được vấn đề điền địa, người đó sẽ được sự ủng hộ của nông dân."

    Như vậy, ở các vùng nông thôn, các người cộng sản đă hứa sẽ thực hiện các cuộc cải cách điền địa bằng cách phân chia công b́nh các điền địa, băi bỏ các sắc thuế và các khoản nợ. Và trái ngược lại với các người quốc gia chỉ hứa là sẽ cải cách điền địa, các người cộng sản đă thực hiện ngay tại các vùng mà họ kiểm soát.
    Như ông Dean Acheson là ngoại trưởng của Mỹ quốc vào năm 1948, ông đă nói khi các người Quốc Dân Đảng đă bại trận: "Tất cả cuộc tuyên truyền của cộng sản đều thiên về các lời hứa giải quyết vấn đề điền địa. Các người Quốc Dân Đảng đă chỉ có vài giải pháp để giải quyết nhưng họ đă thất bại v́ đă không có được các kết quả thực tiễn. Lời hứa của các người cộng sản là cho mọi người một phần đất, lời hứa này đă cho phép các người cộng sản, hoạt động ở các vùng nông thôn, tuyển mộ được các người nông dân, không có đất để canh tác, sung quân vào các lực lượng vơ trang của cộng sản. Trong năm 1927, Mao đă viết một bài tường tŕnh về vấn đề nông dân ở tỉnh nơi ông sinh quán, bài tường tŕnh được rất nhiều người biết đến: Mao đă tiên đoán là trong một thời gian sắp đến sẽ có hàng trăm người nông dân, thuộc các tỉnh ở miền Nam và miền Bắc Trung quốc sẽ nổi dậy như một cơn gió lốc hay như một trận băo và sẽ trở thành một lực lượng phi thường và mau lẹ mà sẽ không có một quyền lực nào, dù có to lớn đến một bực nào đi nữa, cũng không có thể chế ngự được cuộc nổi loạn này. Lực lượng nông dân nổi loạn sẽ bẻ găy các giây xiềng xích đă trói buộc họ. Vào ngày hôm nay và lực lượng này sẽ tiến lên trên đường giải phóng.

    Các người quốc gia đă cố gắng thực hiện các chủ trương cải cách điền địa với chính sách của họ, nhưng các người quốc gia đă bị các sự lệ thuộc của họ và các sự lệ thuộc này đă gây cản trở cho họ. Các sự lệ thuộc này là do các vị lănh chúa sứ quân gây ra v́ các vị lănh chúa này là chủ nhân ông của các vùng đất đai - điền địa rộng lớn v́ bên cạnh các vị lănh chúa này có các tiểu địa chủ và tiểu quư tộc đă ủng hộ các vị lănh chúa. Tất cả các người là sở hữu chủ một diện tích điền địa, dù chỉ là một diện tích nhỏ bé, họ đều kinh sợ việc phân chia điền địa cưỡng bách của các người cộng sản. Trong các ủy ban được gọi là các Sô Viết của Đảng đă được thành lập, các người điền chủ và toàn gia đ́nh của họ đều bị giết hết tất cả và ruộng đất của họ đă được tái phân chia cho các người nghèo.

    Đa số giới nông dân Trung quốc đều không giàu có và cũng không là nghèo và không có đất để canh tác, nhưng đă có một hiện trạng về sự phân chia rất tế nhị trong sự nghèo khó. Không nghĩ đến cá chi tiết các người cộng sản đă phân chia giới nông dân ra ba giai cấp khác nhau: các người phú nông, các người trung nông và các người bần nông.Đối với các người cộng sản đang công tác ở các vùng nông thôn, vấn đề then chốt là biết được các chi tiết của giới trung nông và phải gây cho các người trung nông biết được họ sẽ hưởng được ǵ trong việc tái phân chia về quyền sở hữu điền địa, và nếu như không, như các người trung nông ít ra họ đang là sở hữu chủ sẽ v́ sợ hăi sẽ bị tịch thu đất đai của họ, họ sẽ đi ủng hộ các người quốc gia v́ họ tin là các người quốc gia sẽ đạt được sự ổn định về chính trị. Về điểm này, các người cộng sản đă có được sự may mắn v́ các nhà cầm quyền lực của chế độ Cộng Ḥa Dân Chủ Trung Hoa đă thất bại về việc thực hiện những điều ǵ mà mọi người đang trông đợi ở nơi họ để thay đổi một xă hội mà "chủ nghĩa gia trưởng" truyền thống của các chính phủ liên tục. Sau khi triều đại Măn Thanh đă sụp đổ, các kho lúa dự trữ của Nhà Nước đă bị xao lảng, có thể nói đă đóng cửa, các nông sản và lương thực đă được bán ra và các vị lănh chúa đă thu các số tiền bán lương thực vào túi riêng của họ. V́ vậy đă không c̣n các dự trữ về lương thực khi xảy ra nạn đói. Các cơ quan phụ trách cũng không nghĩ đến việc miễn thuế khi xảy ra các vụ mất mùa, như theo truyền thống đă có, là vua miễn thuế cho các người dân khi xảy ra mất mùa, khi mà các số tiền thuế đă không được dùng để tăng cường cho việc bảo tŕ các chiếc đê hay các bờ sông.V́ vậy các người quốc gia đă phá bỏ "khế ước xă hội" và khế ước này đă kết hợp giới nông dân với các người lănh đạo quốc gia, khế ước này đă có từ lâu, có từ thời các triều đại đầu tiên và có thể nói là các người quốc gia chính là tự họ đă gieo các mầm của sự thất bại cuối cùng.

    Cũng không thể nhận định là các người cộng sản muốn tái lập lại một triều đại phong kiến: các người cộng sản muốn thiết lập một cái ǵ mới mẽ. Các người lănh đạo đảng cộng sản và các người cố vấn đều được đào tạo ở Moscou, và họ muốn áp dụng tư tưởng của Karl Marx, của Lénin và của Stalin.Trong bản tuyên cáo của Đảng cộng sản, Karl Marx đă không có trù liệu việc phân chia đất đai với các người tiểu nông dân, nhưng tổ chức nền canh nông theo quy mô của các xí nghiệp kỹ nghệ. Karl Marx đă đề cập đến việc hủy bỏ chế độ sở hữu điền địa, cải tiến điền địa trong một chương tŕnh chung. Tổ chức các đội quân kỹ nghệ cho nền canh nông với việc liên hiệp giữa nền canh nông và nền kỹ nghệ biến chế đi đến việc dần dần hủy bỏ sự phân biệt giữa các thành phố và nông thôn.

    Vào năm 1927 tại nước Nga, sau khi các người bôn sê vít đă đoạt được chính quyền, họ đă tái phân chia ruộng đất cho các người nông dân, nhưng rồi sau đă mau tịch thu lại các ruộng đất này để thiết lập các nông trại kỹ nghệ to lớn mà Marx đă chủ trương. V́ vậy, đă có các nông trại Nhà Nước và các sự tập hợp trở lại để làm việc tập thể gọi là các nông trường tập thể gọi là kolkhoze. Như đă biết ước vọng của các nông dân là có được đất để canh tác và các nông dân không muốn phải theo một lược đồ ảo tưởng, các người cách mạng Nga đă thất vọng.Người sáng lập ra chủ nghĩa Mát Xít Nga, ông Georgi Plekhanov là người dẫn đầu, ông này đă mô tả về người nông dân Nga giống như "người cày dă man" ác độc và không thương xót, giống như các con trâu ḅ mà suốt đời đă không có được một sự suy tư. Và ông Maxime Gorki, một trong các nhà văn mà các người bôn sê vít ưa chuộng, ông Gorki đă phiền trách các người nông dân về tính chất cá nhân của loài thú và thiếu sót hoàn toàn về lương tâm xă hội.Lénin cũng thường hay thích thú mà kể ra các câu nói của Marx về sự "ngu ngốc của đời sống nông thôn" và nghĩ rằng đă lâu không có tư tưởng tập thể do truyền thống hay do bản năng, người nông dân là người quyết liệt về cá nhân tính và đê tiện.. Lẽ dĩ nhiên, Marx và Lénin đă coi người tiểu chủ đất là một tên khi đẻ ra đă là một tên tư bản, không thể sửa chữa được và ngày qua ngày, giờ qua giờ, các nguồn sản xuất nhỏ sẽ làm sinh ra chủ nghĩa tư bản. Vào lúc đầu, giới nông dân có thể là hữu ích, nhưng tất cả những ǵ mà Marx đă nói về cuộc Cách Mạng vô sản chỉ có thể có được với sự hỗ trợ của giới nông dân như đă được biểu hiện của các sự nổi loạn của các người nông dân Đức quốc, đă từng xảy ra vào thế kỷ thứ 16, nhưng quyền lợi của họ lại bất đồng Vào năm 1905, Lénin đă viết và đặt câu hỏi: "Dân Chủ là cái ǵ ?" Và Lénin đă viết là mặc dầu là "một chế độ dân chủ của giới vô sản và của giới nông dân" có thể là đă có vào lúc khởi đầu, và đó không có ǵ khác hơn là một thao tác có tính cách chiến thuật. Đến về sau "sẽ trở thành lố bịch" để nói đến sự đơn thuần của ư chí của giới vô sản và giới nông dân, về các quy tắc về dân chủ: và khi đó chúng ta phải nghĩ đến việc chuyên chế vô sản và của xă hội."

    Các lư thuyết của Moscou, mà các người cộng sản Trung quốc đă "nuốt chững" và các người cố vấn Sô Viết như Borodine và Otto Braun, tất cả đều là căn bản để làm một sự phân tích về phong kiến như đă có tại Âu Châu và ở nước Nga vào thế kỷ trước. Đến khi các người cộng sản Trung quốc trong tương lai là các ông Lưu Thiếu Kỳ (Liu Shao Qi) hay là ông Đặng Tiểu B́nh (Deng Xiao Ping), các ông này từng là sinh viên của trường Đại Học của các công nhân của phương Đông, các tài liệu học tập của họ đều thiên về việc giải phóng các người nông nô, lật đổ các giới quư tộc chủ nhân điền địa và tập trung lại các khoảng đất lớn của các chế độ phong kiến ở các nước Đức, Pháp hay ở Nga. Tại Trung quốc th́ t́nh thế lại khác hẳn; các người giáo sĩ ḍng Tên đă đến Trung quốc vào thế kỷ 18 đă nhận thấy, cùng với các thiên nghiên cứu của một giảng viên đại học là ông R.H. Tawney, bản nghiên cứu này đă được công bố vào các năm thuộc thập niên 1920 là: tại Trung quốc không có giới quư tộc chủ nhân điền địa, cũng không có giới tiểu chủ điền địa giống như các người chủ quư tộc người Phổ hay là các người squire (lớp quư tộc "cỡ thấp" ở nước Anh). Tại Trung quốc cũng không có các quyền thừa hưởng của phong kiến, và cũng không có các đất đai sở hữu cơ nghiệp mà sự bảo tŕ cần phải có sự lao động của các sự lao dịch bắt buộc. Và khác hẳn với Châu Âu, tại Trung quốc đă không có các khu rừng, các đồng cỏ và các nơi được gọi là tài sản công cộng. Các bản thống kê của bộ Canh Nông đă ghi là vào năm 1918, ở Trung quốc đă có một số lớn địa chủ trong giới canh nông so với người địa chủ ở các nước Đức, Nhật Bản hay ở Mỹ quốc. Tại Trung quốc đă có 51,6% các chủ đất đứng ra tự canh tác và trong số các người này có 22,8% đă có đất để cho người khác thuê để canh tác.

    Các người quan sát khác nhau đều đă nhấn mạnh, không trừ người nào, về việc giới người Trung quốc rất quyến luyến đến đất đai của họ khi họ là sở hữu chủ. Một vị bá tước người Đức đă đi du lịch tại Trung quốc, hồi thế kỷ 19, đă viết: "Trên thế giới này chỉ có các người nông dân Trung quốc là đă tỏ ra rất chân thật tuyệt đối và đă tỏ ra sự quan hệ với đất đai của họ. Ở tại đây cả cuộc đời của các người nông dân này và cho đến ngày họ chết vẫn là ở trên các phần đất mà họ đă thừa hưởng được của các người tổ tiên. Con người là thuộc về đất và ngược lại, đất thuộc về người và các người này không để các người con bỏ đất để đi nơi khác. Nhà xă hội học Fei Xiaotong đă viết, vào cuối thập niên 30 "Danh vọng, tham vọng, tận tâm, được sự tán thành của xă hội: tất cả các việc này đều liên hệ với đất đai. Ở tại các ngôi làng, người ta đă phán đoán con người tốt hay xấu là tùy theo sự lao động của con người đó. Một trang trại không được dọn cỏ th́ người chủ nhân của trang trại này được coi là đă không tích cực làm việc. V́ vậy động cơ lao động c̣n mạnh hơn cái đói. Đă từ lâu, các người nông dân đă có quan niệm là có được đất đai là có được sự an toàn nào đó. Dù là đă có các mùa thu hoạch kém đi, đất đă không bao giờ làm cho họ thất vọng hoàn toàn, v́ họ vẫn c̣n hy vọng một ngày mai dồi dào và việc này đă khuyến khích họ và việc này đă thỉnh thoảng xảy ra."
    Trong quyển sách của bà Pearl Buck với tựa đề: "Đất đai Trung quốc" nhân vật chính của quyển sách này là Wang Lung, nhân vật này đă không hiểu là một người nào đă nghèo khó đến tột bực lại có thể ĺa bỏ mảnh đất của ḿnh ? Ông Wang Lung đă nói: "Nó bán đất của nó ? Chắc chắn là nó đă nghèo đi. Đó là máu, là thịt của mỗi người."

    Lénin và Stalin đă không hề đưa ra lư thuyết đấu tranh giai cấp ở các giai cấp ở nông thôn, nhưng các người cộng sản Trung quốc đă lại dùng việc đấu tranh này và để qua một bên sự quan hệ về đất đai của nước này. Các người phú nông ở nước Nga, được gọi là các người koulak, họ đă bị buộc tội bóc lột sức lao động của các người khác và cho vay lấy lăi nặng. Các người cộng sản Nga đă cố gắng thuyết phục các người nghèo gia nhập vào đội ngũ của họ để tấn công các người koulak, nhóm các người koulak có nhiều ảnh hưởng ở các vùng nông thôn và các người koulak là những người đă chống lại việc tập thể hóa ruộng đất. Vào năm 1918, ủy ban hành pháp trung ương của nước Nga đă nhận xét rằng: "Chúng ta cần phải nghiêm trọng chuyên tâm vào vấn đề phân chia các người dân ở ngôi làng ra thành các giai cấp và thiết lập thành 2 phía chống đối nhau bằng cách khởi động các từng lớp dân chúng chống lại các người phú nông koulak - Chỉ khi nào chúng ta có thể chia các người dân ở các ngôi làng thành 2 phía và khơi động được việc đấu tranh giai cấp cũng như ở các thành phố, chúng ta đă hoàn thành được việc ở nơi này cũng như ở nơi kia, tức là cả 2 nơi.

    Các người cộng sản Nga đă phát động một cuộc chiến tranh "không nhân nhượng" chống lại các người koulak và đưa đến cao điểm là đi đến việc "giết hết các người koulak" trong kế hoạch ngũ niên của Stalin, từ năm 1928 đến năm 1933. Việc tập thể hóa đă lan rộng đến toàn thể giới nông dân. Vào tháng 12 năm 1929, Stalin đă ra lệnh thủ tiêu tất cả các người koulak và coi các người này là một giai cấp và Stalin đă ra lệnh thủ tiêu cả triệu người hay đưa các người koulak đi đày ở các trại lao động khổ sai. Một chính sách như vậy rất có thể thực thi được tại Trung quốc và đă gây ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi giữa các người cộng sản lănh đạo. Việc tuyển mộ dễ dàng các người nông dân nghèo khốn cùng và là các người tuyệt vọng hơn cả, nhưng lại đúng hơn đối với các người nông dân trung lưu hay là các người nông dân giàu có ?Vậy Đảng có cần đến việc hỗ trợ của các người nông dân giàu có hay là về sau sẽ xét đến các người này ?

    Đối với các người Nga, th́ đây là một vấn đề khá "tinh tế" để thiết lập một sự phân biệt đă được định đoạt; đối với và tại Trung quốc, trong các năm thuộc thập niên 1930, vấn đề này vẫn c̣n là phải đặt ra. Vào lúc khởi đầu, các người cộng sản chỉ kiểm soát được các vùng đất nhỏ và vẫn c̣n cần dùng các người nông dân để thực hiện các công việc trồng tỉa. Như ông Sun Yat Sen đă nói là mọi người nông dân đều là các người nghèo, và người ta khó thực hiện được việc phân biệt được những ǵ đă có giữa các người nông dân. Trước năm 1949, số các người nông dân không có đất để canh tác và số các người có đất mà không canh tác, tổng số các người này đă lên đến 10% của toàn số dân sinh sống ở các vùng nông thôn. Các người cấy rẽ (tá điền) hay là lao động canh nông với tính cách làm thuê, các người này chỉ là một lực lượng nhỏ bé trong lực lượng lao động ở nông thôn. Thêm vào, ở trong nhiều ngôi làng, phần lớn các người dân đều cùng thuộc về một gia đ́nh hay họ hàng xa gần với nhau, có khi là hai gia đ́nh. Có khi cả một làng chỉ có một tên họ. Người tộc trưởng của một thị tộc. Người gia trưởng của tộc họ thường là người sở hữu chủ của của nhiều phần đất và người này là người hay giúp đỡ nhiều nhất cho các người có quan hệ ḍng máu hay là họ hàng, bằng cách cho vay tiền bạc hay là dùng như nhân công cho các đứa cháu trong lúc gặt mùa. V́ vậy, khi người cộng sản đả kích người tộc trưởng, các người cộng sản có thể bị cả dân làng chống lại họ.

    Trong các vùng đất mà các người cộng sản đă kiểm soát được, các người cán bộ cộng sản đă phân loại các gia đ́nh nông dân ra thành bần nông, trung nông hay là phú nông.Việc phân loại này được căn cứ trên số lượng nông sản thu hoạch được sau mỗi mùa gặt hái trong năm. Đảng đă coi là địa chủ các người nào sở hữu đất đai nhiều hơn cả, người này đă cho thuê đất để canh tác hay là đă gọi thuê các nhân công để canh tác các đồng ruộng mà người này là sở hữu chủ. Và cũng được coi là phú nông là người nào đă tự tay ḿnh canh tác các ruộng đất và có thuê mướn thêm nhân công để phụ sức canh tác. Hai tầng lớp người này đă được đồng hóa vào giai cấp các người bóc lột, và sự giàu có của họ đă được coi là thủ đắc bất chính, v́ họ đă thủ lợi trong việc hưởng thụ sức lao động của các người cấy rẽ (tá điền) hay là của các người công nhân mà họ đă thuê mướn. Được phân loại là người trung nông là người đă có được một ít đất (điền địa) và lao động thêm bằng cách canh tác trên các phần đất của người khác. Người bần nông được tập họp lại thành một nhóm là các người chỉ có một mảnh đất rất nhỏ mà họ tự canh tác, và các người cấy rẽ (tá điền) hoàn toàn thời gian hay bán thời gian. Một khi các người này đă được gắn các "phân loại" này, th́ sẽ không có việc thay đổi hay chuyển khác như đă có truyền từ thế hệ này cho thế hệ sau. Vào năm 1931, khi Mao và các người lănh đạo cộng sản c̣n đóng căn cứ ở trong các vùng núi non của tỉnh Jiang Si (Kiang Si), họ đă thực thi một cuộc cải cách điền địa, có thể gọi là vô nhân, được coi là không có trong cao đỉnh của cuộc cải cách của các người vô sản. Các người trung nông được cho phép giữ lại các phần đất của họ, nhưng đất của các người phú nông th́ bị tịch thu và họ được đền bù lại bằng các phần đất ít ph́ nhiêu hơn. Về sau, tại vùng Diên An (Yan'an) đă bị hạn hán v́ vậy đă bị bần cùng đi, v́ vậy Mao đă lănh đạo để thành lập một căn cứ mới vào năm 1935. Mao đă nhấn mạnh là phải theo tư tưởng của Stalin về sự đấu tranh giai cấp phải được áp dụng triệt để. Trong 14 năm kế tiếp, đảng cộng sản đă gia tăng ảnh hưởng và quyền lực trên nhiều vùng đất và tại tất cả các nơi, họ cũng đă áp dụng chính sách này. Các người nông dân đă được phân loại ra thành các giai cấp, và thường là người gia trưởng hay là người địa chủ là các người bị đưa ra đấu tố, và có thể bị giết chết, khi mà đảng cộng sản đă phát động chiến dịch trừng phạt các địa chủ.

    Theo các tài liệu chính thức của đảng cộng sản đă công bố trong nhiều thập niên, th́ khó mà biết được về việc đấu tranh giai cấp đă diễn ra cách nào ở các làng quê ở Trung quốc và đă từng xảy ra với cường độ nào và thô bạo như đă diễn ra tại Liên Sô. Các người văn sĩ đă đi đến phỏng vấn Mao tại Diên An, như ông Edgar Snow, tất cả các người này đă lấy làm nhạy cảm về các cố gắng của Đảng đă giúp đỡ vật chất cho các người nông dân nghèo. Cũng như ông William Hinton đă viết về lịch sử của một ngôi làng tại Sơn Tây (Shan Xi) hay là việc bà Hàn Thúy Anh đă tường thuật coi là h́nh ảnh rất tốt về cuộc cải cách điền địa của người cộng sản.Các vị này có một cách nhận định về các việc quá độ đă xảy ra trong cuộc cải cách và coi đó là một sự đột nhiên đáng tiếc, nhưng cũng được coi là dễ hiểu v́ sự nổi giận của các người nông dân.

    Dù trên hết, trong các năm gần đây đă được công bố các niên giám tường thuật về các cuộc cải cách điền địa đầu tiên và đă chứng tỏ đó là các chiến dịch khủng bố tàn nhẫn để chống lại tất cả các người nào là sở hữu chủ hay đă có bất cứ vật ǵ. Trong năm 1947, Mao đă viết bản phúc tŕnh về phong trào nông dân ở tỉnh Hồ Nam (Henan) và với bản phúc tŕnh này, Mao đă tỏ ra minh bạch: "Chúng ta cần thiết lập một sự khủng bố ngắn hạn tại các vùng thôn quê. Cuộc cách mạng không phải là một bữa ăn của giới thượng lưu hay là viết một bài báo, người ta không thêu một bức tranh. Cách mạng là một cuộc nổi dậy." Và từ thời kỳ này, trong mọi trường hợp, các người lănh đạo Đảng đă ra lệnh cho tất cả các người cán bộ phải giết chết tất cả các người địa chủ cùng với các người ủng hộ địa chủ, và khuyến khích các việc cướp phá và đốt nhà. Và gần đây đă có xuất bản tác phẩm của ông Zhao Xiaomin: Lịch Sử của cuộc Cải Cách Điền Địa tại Trung quốc, 1921-1949. Tác phẩm này đă xác định là đă có vài người cán bộ đă không làm đúng các chỉ tiêu của chính sách, đă bị giết chết. Theo như sự nhận xét của ông Zhao, th́ vào năm 1931, việc thực thi chính sách cải cách điền địa tại Trung quốc th́ cũng tàn bạo giống như ở Liên Sô, và có thể nói là tàn bạo hơn.
    "Khởi từ năm 1931, các người cộng sản Trung quốc các chỉ thị của tổ chức Komintern (Cộng Sản Quốc Tế) là các người địa chủ không c̣n có quyền là chủ nhân điền địa và họ chỉ c̣n ngồi mà đợi chết. Tại Trung quốc cũng có nhiều người địa chủ đă bị kết án lao động khổ sai và cũng có các người khác đă bị đuổi đi khỏi nơi họ cư trú, tất cả các việc này là do đảng cộng sản phát động và kiểm soát, và cũng có các người địa chủ khác cũng đă bị giết chết. Cũng đă giống như ở Trung quốc, các người koulak (phú nông) cũng đă bị giết chết và tất cả các tài sản của họ đă bị tịch thâu. Khẩu hiệu đă được đưa ra là "giết chết hết các người nông dân có của."

    Và gần đây, đă có xuất bản quyển sách "Niên giám của cuộc Cách Mạng Đất Đai, 1927-1937 của tác giả Tong Yingming,
    sách này đă nhận định vào lúc khởi đầu cuộc cách mạng này, các người cộng sản đă muốn làm hơn các người Nga. Tác giả đă viết là sau năm 1929, khi người cộng sản phát động chính sách canh nông tập thể th́ họ muốn đạt được các thành tích cấp tiến hơn Liên Sô. Các người cộng sản Trung quốc đă chống lại việc sở hữu chủ đất đai, cấm việc bán đất và thuê dụng các nhân công và việc này đă khiến xảy ra sự chống đối của các người nông dân và các người quân nhân v́ các người này muốn trở thành sở hữu chủ đất đai. Ông Tong và vài người khác đă nhận định là vào các năm thuộc thập niên 30, người ta vẫn tiếp tục tái phân chia đất đai cho các người trung nông, nhưng chính sách này đă được giảm bớt đi khi các người cộng sản đă hiệp lực với các người Quốc Dân Đảng khi chiến tranh xâm lăng do người Nhật Bản gây ra hầu để đạt được một sự thống nhất chống xâm lăng. Và vào lúc đó đất đai đă không bị tịch thâu và lăi xuất tiền cho vay, cũng được hạ xuống.

    Sau năm 1946, chính sách được thi hành là bảo vệ các người phú nông và trung nông trong những vùng do người cộng sản kiểm soát. Một đạo luật tạm thời về cải cách điền địa được ban hành vào năm này đă chứng tỏ một đường lối ôn ḥa trên lư thuyết, nhưng đă không thực dụng khi được thi hành. Dù là đă có việc là các người, chính họ, đang canh tác trên các sở đất của họ, họ cũng bị xếp loại vào là địa chủ. Những người nào, mà cha mẹ hay ông bà được xếp lại là Đại Địa Chủ, những người này cũng bị hành quyết, và mồ mả của cha ông cũng bị san bằng, và cha mẹ của các người này cũng bị tra tấn nếu họ bị nghi là đă cất giấu vàng hay bạc. Đạo luật năm 1948, h́nh như đă che chở cho các người trung nông, nhưng khi thi hành đạo luật này đă được đưa ra ưu tiên việc thỏa măn các sự đ̣i hỏi của các người bần nông để các người này có được thêm đất để canh tác, và cũng có thêm được các chiếc xe và các con lừa để kéo các chiếc xe này.

    Những người đă là các thành phần ủng hộ Mao trong chính sách Bước Nhảy Vọt lớn và trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa, các người này đă là các người đi đầu trong việc giai cấp đấu chiến với nhau. Ông Chen Boda, người cố vấn thân cận của Mao, trong các thời gian này, ông này đă có làm một bản nghiên cứu về Tiền Thuê đất để cày cấy ở Trung quốc vào năm 1945. Ông Chen đă chứng minh về việc phải cần sử dụng các phương pháp gắt gao dù là hà khắc và đă được chứng minh tổng quát về việc các người địa chủ hay là các người koulak đă bóc lột các người nông dân.

    Một nhân vật khác, ông Khang Sinh (Kang Seng) đă là người chỉ huy và thực hành việc tiêu diệt các người chống đối Mao ở trong Đảng khi diễn ra cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Ông Khang Sinh cũng là người chủ trương tiêu diệt các người phú nông. Một thiên khảo cứu về cuộc đời của ông Khang Sinh, có tựa là "Trong móng vuốt của con Rồng" thiên khảo cứu này đă căn bản trên các tài liệu văn khố của Đảng, đă tả lại một cuộc viếng thăm của ông Khang, tại tỉnh Gansu vào năm 1946 để kiểm soát việc cải cách điền địa. Ông Khang đă tố cáo các người lănh đạo tỉnh này đă là các người "xa rời chính hữu khuynh" chính sách của Đảng và khi ông Khang trở về Diên An, ông đă thuyết tŕnh nhiều lần tại trường học trung ương đào tạo cán bộ Đảng để tố cáo các việc có khuynh hướng "nhân từ" đối với các người địa chủ.Các người đồng tác giả của thiên nghiên cứu này đă ghi về các lời chỉ trích cay độc của ông Khang về việc đă xảy ra nhiều việc trả thù đă xảy ra ở các ngôi làng. Thay v́ chỉ đơn giản việc tịch thu các của cải và nhà đất, và nhân danh cho công lư của xă hội, họ đă đi đến việc giết chết các người địa chủ và các người phú nông.

    Sau này, ông Khang đă liên tiếp đến ở tại một hạt trong tỉnh Sơn An Tây (Shaanxi) để kiểm soát việc phát động cuộc cải cách điền địa và ông cũng chủ trương việc giết chết các địa chủ như là thuộc vào chương tŕnh của cuộc cải cách này. Một cơn cuồng dại này đă đến với các người cán bộ và các người có thiện cảm với Đảng. Trong một hạt ở tại Lin, đă có hai người trung nông đă ủng hộ các người cộng sản chống lại cuộc xâm lăng của quân đội Nhật Bản, hai người trung nông đă bị đưa ra đấu tốMột trong hai người trung nông này tên là Niu (tên Niu chỉ một con ḅ cái bị xỏ mũi). Người trung nông này đă bị xỏ mũi bằng một cái ṿng sắt và người con trai của người trung nông này đă cầm sợi giây buộc vào chiếc ṿng sắt và lôi người cha đi diễn khắp các nẻo đường đi trong làng.Và cũng vào thời điểm này, các người thành viên của Đảng và các người cán bộ, các người nào không thuộc thành phần nông dân hay là công nhân, họ đă bị điều tra và đă bị tố cáo và đánh đập trong các buổi tố cáo nhiều người. Việc này do ông Khang bắt buộc phải làm và ông cũng bắt buộc các người có cha mẹ ở vào một địa vị "hơi cao" hơn các người khác, các người này phải ngồi ở một bàn ăn cơm riêng biệt.

    Chính sách được đưa ra là giám định tài sản của các người địa chủ, được căn cứ trên số người bần nông được thuê mướn để làm mùa và gặt lúa. Ông Khang đă nhận định là chính sách này là ôn ḥa. Ông này đă quy định ra ba yếu tố để được chấp thuận: Lư lịch, cách sống và thái độ chính trị. Các tiêu chuẩn này đă được hiểu rất rộng lớn và người ta có thể dùng để buộc tội bất cứ người nào. Ở một ngôi làng ở trong địa hạt này có 552 gia đ́nh th́ họ đă xếp loại là có 124 gia đ́nh thuộc loại phú nông. Các gia đ́nh nạn nhân này đă bị tịch thâu các cánh đồng ruộng của họ, họ đă bị làm nhục và đánh đập trước dân chúng. Cũng có vài người đă bị xử bắn chết, hay bị chặt đầu hay bị đốt cháy cho chết.

    Tuy là trước dân chúng, Mao đă tỏ ra dè dặt về các hành động của ông Khang Sinh, nhưng Mao cũng đă khen ngợi các hành động đóng góp của ông này để loại các người "trật đường có tư tưởng hữu khuynh" ở tại địa hạt này. Trong một buổi hội thảo các cán bộ cao cấp của Đảng, trước ngày cộng sản đă toàn thắng vào năm 1949, ông Khang Sinh đă phúc tŕnh là có một việc cần phải làm là tái phân chia toàn bộ điền địa và giảm diện tích ruộng đất của các người trung nông. Cuộc hội thảo này đă chấp nhận một chính sách cứng rắn hơn chính sách đă được áp dụng trong lúc liên minh với Quốc Dân Đảng để chống lại cuộc xâm lăng của người Nhật Bản và trong thời xảy ra cuộc nội chiến. Ông Khang được phái đi để kiểm soát cuộc cải cách điền địa tại tỉnh nơi ông đă sinh ra đời, đó là tỉnh Sơn Đông (Shan Dong). Tại nơi này, ông đă phát giác ra tại cấp tỉnh là đại diện của đảng cộng sản là các người phú nông và điền chủ. Các người lănh đạo Đảng tại đây đă bị bắt giam vào khám đường và vị bí thư Đảng là ông Li Yu đă bị tố cáo là đă theo "chính sách của các người phú nông" vị này đă bị bắt giam trong 6 tháng và đă bị "sụt chức" xuống kém hơn.
    Tại nhiều nơi, đă xảy ra về việc cải cách điền địa đă làm sinh ra các băng đảng xuất phát từ các từng lớp bần cùng của xă hội của làng, khi người ta muốn tập họp các người thành các ủy ban, các buổi tập họp này thường kết thúc bằng các tiếng ḥ hét:Treo cổ chúng, hay là Hăy giết chết, hăy giết chết.



    Sự hung bạo của các chiến dịch cải cách điền địa đă được viên tổng lănh sự Mỹ tại HongKong, viết một bài phúc tŕnh tường thuật về các việc đă xảy ra tại tỉnh Hồ Nam (Henan) vào năm 1949. Những người nào bị gán vào giai cấp đại điền chủ th́ sẽ bị xử bắn chết, hoặc là bị treo cổ, bị đánh chết, bị đốt cháy hay bị đóng đinh vào tường. vào giai cấp đại điền chủ th́ sẽ bị xử bắn chết, hoặc là bị treo cổ, bị đánh chết, bị đốt cháy hay bị đóng đinh vào tường. Nếu là trong mùa Đông, người nạn nhân sẽ buộc phải vận quần áo mỏng, bị dội nước vào suốt thân thể và bị buộc phơi ở ngoài trời với độ lạnh ở độ con số không (0°). Họ đă gọi cách hành quyết này là "vận quần áo bằng thủy tinh." Chôn sống các nạn nhân bằng cách vùi xuống tuyết được gọi là "để vào tủ lạnh." Một cách hành quyết khác được gọi là "làm cho hoa nở": Nạn nhân được chôn đứng trong một cái lỗ được đào dưới đất, c̣n cái đầu th́ lộ ra trên mặt đất, người ta dùng các chiếc chày lớn bằng gỗ đập cho vỡ đầu nạn nhân để làm cho óc tung tóe ra.

    Người ta không biết chính xác về con số người đă chết do phong trào cải cách điền địa đă gây ra trước năm 1949. Ngược lại, người ta đă ước lượng là có từ 2 đến 5 triệu người điền chủ đă bị giết chết kể từ khi đảng cộng sản đă kiểm soát toàn Trung quốc. Cuộc "khủng bố đỏ" này đă cho phép Đảng kiểm soát được các làng quê nhưng đă không được tiếp tục theo với một chương tŕnh đúng đắn để tập thể hóa. Ngược lại, việc tái phân chia ruộng đất đă làm lợi nhiều cho các người nông dân và Đảng đă không ngăn cản được các người được tuyển mộ mà gốc của các người này xuất phát là các quân nhân đă bỏ ngũ để trở về làng của họ, khi cuộc cải cách được bắt đầu.
    Việc tập thể hóa đă luôn luôn là mục tiêu của Đảng khi đă đạt được chính quyền, nhưng cũng được biết rơ là các điền địa chia cho các người nông dân sẽ được lấy lại.


    Trước năm 1949, Đảng đă phân phát các tờ truyền đơn để tuyên truyền sôi nổi về các thành quả rực rỡ của việc tập thể hóa canh nông và kỹ nghệ tại Liên Sô. Các h́nh vẽ, in từ các bảng khắc bằng gỗ, các chiếc máy cày và các máy gặt lúa đă là các việc mới lạ đối với các người nông dân, cùng h́nh ảnh các cánh đồng ph́ nhiêu với các mùa gặt lúa. Trong một dịp chiếu các phim ảnh tuyên truyền của Liên Sô, một người cán bộ, người này có trách nhiệm đă chỉ cho các nông dân thấy:

    "Người ta đă tŕnh bày nhiều về các việc tuyên truyền về các công xă ở Liên Sô. Và luôn cũng có các người mê say cuồng tin vào các máy gặt lúa quá đẹp này và có nhiều người đă hát vang khi đi ra canh tác tại các cánh đồng. Trong những phim chiếu này, luôn luôn có các đống, nhiều đống lương thực. Có nhiều phim chiếu nói về đời sống sung sướng tại các trại canh nông tập thể.Tôi nhớ lại các cậu học sinh vận đồng phục và có được một sức khỏe khả quan. Trong các đoạn phim chiếu về các bữa ăn ở tại nhà các nông dân th́ họ đă có thừa thải các thức ăn."


    Sau năm 1949, các phái đoàn nông dân đă đi tham quan tại nước Ukraine hay là ở Kazakstan để thăm viếng các trại canh nông tập thể, tại các nơi này có trang bị các pḥng chiếu phim, các nhà tắm và các bệnh viện. Các người của phái đoàn đă ăn cơm tại nhà của các người nông dân được dọn với nhiều thức ăn, họ đă tham quan cảnh các chiếc máy cày đă cày đất trên các cách đồng, và các máy gặt lúa thu hoạch mùa lúa và đập lúa. Nhiều nhóm các cán bộ của làng, khi trở về sau chuyến đi thăm viếng nghiên cứu các trại canh nông tập thể Sô Viết, họ đă có ư chí là làm sao để có thể làm bằng như các người Nga. Trên thực tế đă có các người cộng sản Trung quốc cũng đă biết được là việc tập thể hóa ở Liên Sô là một thất bại thê thảm. Khi Stalin đă cưỡng ép dân phải tham gia vào cuộc tập thể hóa, Stalin đă tạo ra một nạn đói tồi tệ trong lịch sử của nước Nga và đă gây cho nhiều người chết v́ Đói và nước Nga đă không t́m lại được việc tự túc về lương thực. sử của nước Nga và đă gây cho nhiều người chết v́ Đói và nước Nga đă không t́m lại được việc tự túc về lương thực. Nạn đói đă xảy ra tại xứ Ukraine vào các năm 30 là các dấu hiệu báo trước về nạn đói sẽ xảy ra tại Trung quốc. Mao và các người thân cận của ông đă được biết về các biến cố mà sẽ được tả ở chương sau.

    Đọc tiếp: Chương 3 . Nạn Đói Sô Viết

    (c̣n tiếp )


  3. #3
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    345

    Phần thứ nhất . Trung quốc: Đất nước của sự ĐÓI KÉM

    CHƯƠNG 3
    Nạn Đói Sô Viết


    các con số này. Tất cả những ǵ mà chúng tôi được biết là đă có rất nhiều người đă chết v́ Đói.
    Nikita Khrouchtchev
    *Hiện trạng của Liên Sô là tương lai của Trung quốc.
    Mao Trạch Đông


    Các nguồn gốc của nạn đói lớn do Mao gây ra, có từ lịch sử của Nga và cũng từ lịch sử Trung quốc. Vào cuối thế kỷ thứ 19, đế quốc Nga đă là nơi xảy ra các cuộc đói kém trầm trọng, việc đói kém này đă làm cho Lénin nảy sinh ra tư tưởng là phải có một cuộc Cách Mạng là không thể tránh được. Lénin và các người môn đồ của ông đă đồng nghĩ rằng là sự đ̣i hỏi của các người nông dân cần có đất để canh tác, việc này sẽ giúp cho Lénin phá vỡ được trật tự xă hội đang hiện có. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng ở nông thôn đă được giải quyết một phần sau ngày vị thủ tướng của Nga Hoàng, ông P.A. Stolypine, một nhân vật đầy nghị lực, ông này đă thực thi một cuộc cải cách điền địa để thỏa măn cho vài yêu sách của các người nông dân để làm chủ đất đai. Việc cải cách này đă tạo ra một từng lớp người phát đạt.

    Các người bôn sê vít đă đều tỏ ra thất vọng về các thay đổi do cuộc cải cách điền địa của ông Stolypine gây ra, Lénin đổi hướng đấu tranh về hướng các người vô sản ở thành phố, v́ các người vô sản này đang trên đà phát triển về nhân số và có tiềm năng là sẽ làm cách mạng. Dù vậy, vào lúc quân đội của Nga Hoàng đă bại trận vào năm 1917 (cuộc Đệ Nhất Thế Chiến) đă gây ra sụp đổ triều đại Nga Hoàng, các người cách mạng Mát Xít Nga vẫn cần sự hỗ trợ của giới nông dân, v́ các người nông dân đa số đă bị sung làm lính trong quân lực của Nga Hoàng. Các người cách mạng đă hứa với các người "nông dân-quân nhân" này là điền địa sẽ được tái phân chia lại cho họ, và kết quả đă đưa đến việc các người "nông dân-quân nhân" này đă bỏ ngũ đề trở về làng hầu để tham gia vào việc tái phân chia điền địa.

    Tuy vậy, khi Lénin và các môn đệ của ông đă đoạt được chính quyền và đạt đuợc việc kiểm soát các thành phố, đương nhiên là Lénin đă coi việc giải quyết các quyền lợi của giới nông dân là việc làm "để tâm" của ông. Vài tháng sau khi đă đoạt được chính quyền, các người Mát Xít Cách Mạng đă ban hành các biện pháp và các biện pháp này đă gây ra nạn đói đầu tiên của Tân Nhà Nước này. Vào tháng 5 năm 1918, một đạo luật đă được ban ra, cho phép Ủy Ban về Lương Thực có được tất cả các quyền hành để tịch thâu tất cả các số lúa gạo mà được coi là thặng dư của các người nông dân, ngoài số lượng mà Nhà Nước đă ấn định. Nhân danh "chủ nghĩa cộng sản chiến tranh" các toán công nhân, đă có các tư tưởng chính trị vững chắc, đă được phái đi về các vùng ở nông thôn với sứ mạng là tịch thu các số lương thực thặng dư của các người nông dân. Các người nông dân đă từ chối không giao các số lương thực được coi là thặng dư, và việc này đă làm xảy ra các cuộc nổi dậy chống đối. Các cuộc nổi dậy này đă bị đàn áp và làm đổ máu. đảng cộng sản đă lựa chọn việc "tuyên chiến giai cấp" ở nông thôn và cố gắng tuyển mộ các người nông dân nghèo vào đội ngũ của họ để sử dụng các người nông dân nghèo để chiến đấu chống lại các người phú nông (koulak) và các người chiếm đoạt lương thực. Nhiều triệu người đă chết hay chạy trốn đi nơi khác và việc sản xuất ra lương thực đă sụt giảm chỉ c̣n một nửa so với thời thanh b́nh vào tháng 8 năm 1914. Trong 3 năm, nạn đói đă lan tràn ra khắp nước và năm 1921, chính quyền cộng sản đă bắt buộc phải kêu gọi đến sự giúp đỡ quốc tế về lương thực. Một chiến dịch lớn đă được phát động để chống lại nạn đói và trong một khoảng thời gian, chính quyền Mỹ và vài cơ quan khác đă giúp lương thực cho 10 triệu người đang bị đói, có được thức ăn hàng ngày. Mặc dầu có sự viện trợ này, đă có vài người đă ước lượng là một phần mười (1/10) dân đă chết v́ Đói khi xảy ra cuộc nội chiến. Sau cùng, cuộc nổi dậy của các thủy thủ của căn cứ hải quân Kronstadt đă bắt buộc Lénin phải thay "rút lui chiến thuật." Lénin liền đưa ra Tân Chính Sách Kinh Tế Chính Trị, để cho lại "sinh khí" cho Đảng thay việc trưng thu lương thực bằng các sắc thuế và cho tái lập lại các ngôi chợ để dân chúng buôn bán các lương thực, băi bỏ các ảo tưởng không dùng đồng tiền và nh́n nhận quyền sở hữu tư, các việc mà Lénin đă ra lệnh thi hành từ năm 1916.


    Trong năm 1923, ông Boukharine, một chiến hữu của Lénin đă đọc một bài diễn văn coi là nổi danh, ông này đă hứa với các người nông dân: "Tôi nói với các anh: hăy làm giàu đi, hay phát triển các nông trại của anh, và đừng sợ nữa các việc hạn chế đă có. Cũng như việc ngược đời đă xảy ra, chúng ta phải phát triển các nông trại trù phú để giúp đỡ các người nông dân nghèo và các người trung nông."
    Và sáu chục năm về sau, ông Đặng Tiểu B́nh (Deng Xiao Ping) cũng đă áp dụng các câu nói tuyệt đối này bằng các "Công Xă Nhân Dân" do Mao ra lệnh thiết lập và đă nói với các người nông dân hăy "trở nên giàu có là việc vẻ vang." Tân chính sách kinh tế chính trị là kết quả đưa việc sản xuất canh nông của Liên Sô trở lại mức sản xuất lương thực của năm 1914.

    Vào năm 1924, sau khi Lénin đă chết, Stalin đă thêm một lần nữa mưu toan để thực hiện dự án của Karl Marx, thiết lập các "nông trại-xưởng kỹ nghệ" to lớn.Vào năm 1928, Stalin đă hủy bỏ "Tân Chính Sách Kinh Tế Chính Trị" và đă cho phát động một chương tŕnh 5 năm, và chương tŕnh này đă được Mao lấy làm kiểu mẫu để thực hiện kế hoạch Bước Nhảy Vọt lớn. Đó là một đợt vận động kỹ nghệ hóa cưỡng bách mà Stalin muốn trong 5 năm sẽ gia tăng lên gấp đôi số sản xuất ra thép, gấp ba số sản xuất ra gang thép và các máy cày ruộng. Để có tiền để đầu tư cần thiết th́ phải khai thác bằng cách "vắt ép" các người nông dân, việc này chỉ có thể được bằng cách kiểm soát các trại sản xuất canh nông tập thể.

    Tại điện Cẩm Linh (Kremlin) đă xay ra một cuộc tranh luận sôi nổi và đă đưa đến việc Stalin đă loại được các người đối thủ chống lại ông và đă bịt được miệng tất cả các người đối lập lại kế hoạch của ông. Stalin đă tố cáo ông Boukharine muốn tái lập lại chủ nghĩa tư bản tại nông thôn, và sau cùng đă đưa ông Boukharine ra trước ṭa án và xử bắn chết ông này. Những người nào đă ủng hộ các quan niệm của ông Boukharine, theo quan niệm này th́ các trang trại tập thể sẽ được lần lần tiến triển với tư cách có sức thuyết phục, các người này cũng bị cô lập và phải câm miệng. Chiến dịch tập thể hóa của Stalin đă được phát động một cách tàn bạo, dữ dội và xảy ra th́nh ĺnh. Và liên tục từ ngày này đến ngày khác, các khu đất nhỏ bé của các người nông dân đă được tập họp lại thành các kolkhoze (nông trại tập thể), các nông trại khổng lồ này có diện tích 100.000 mẫu tây đất. Stalin đă hứa với các nông trại tập thể này sẽ tạo ra một thế giới dồi dào lương thực cho nông dân. "Trong 3 năm, Liên Sô sẽ trở thành "vựa lúa" của thế giới và sẽ là giàu có hơn cả. Các chiếc máy cày sẽ làm việc trên các đồng ruộng mênh mông và sẽ tăng gấp hai các nông sản, bơ sửa, phó mát và thịt, số sản lượng này sẽ tăng lên gấp 4 lần. Một cuộc sống mới sẽ bắt đầu cho các người nông dân. Các người nông dân sẽ không ở các ngôi làng "trung cổ" để đến sinh sống ở các thành phố "xă hội canh nông" hiện đại, mỗi thành phố này sẽ có dân số là 44.000 người, họ sẽ ở trong các "cao ốc", tại nơi này sẽ có các thư viện, các hiệu bán thức ăn, các pḥng đọc sách, và các nơi tập thể dục… Tại các nơi sinh sống tập thể này, đồng tiền sẽ không hoàn toàn được băi bỏ, chỉ có đồng tiền lương là được băi bỏ, các người nông dân sẽ được cấp các "điểm" lao động. Vị bị thư của Đảng sẽ tính về giá trị của các điểm lao động gộp lại và sẽ trả cho người nông dân một phân số tương đương với sự sản xuất tập thể nông sản. Để có thể băi bỏ được sự sở hữu của cá nhân, tại một vài nơi người ta đă khuyến khích các người nông dân hăy hủy bỏ các vật dụng cá nhân hiện đang có, gồm cả các nồi, soong chảo để nấu ăn, và họ sẽ được dọn ăn ở các cửa hàng ăn, các căng tin và đến ngủ tại các nhà ngủ tập trung. Cũng như Karl Marx đă nói một cách không rơ trong bản Tuyên Cáo, các người nông dân sẽ được tổ chức thành các đội ngũ giống như đạo quân kỹ nghệ và ít ra các hoạt động cũng được mô tả trong lối hành động với các ngôn từ được dùng trong quân đội. Các người nông dân được chia thành từng "toán" họ sẽ được dàn ra trên các "mặt trận canh nông" và nếu có xảy ra các trường hợp "cấp bách" họ sẽ can thiệp và được coi là "đội quân xung kích" hay là "công nhân xung kích."


    Việc không thể tránh được là các người nông dân đă phản đối dữ dội chống lại các đạo luật này, và từ năm 1929 đă có xảy ra các vụ vơ trang nổi loạn xảy ra ở vùng nông thônĐể minh oan cho các vụ trấn áp dữ dội này, Stalin đă đổ lỗi cho các người nông dân là đă gây ra nạn đói ở mọi nơi, ở nông thôn cũng như ở các thành phố v́ các người nông dân đă là thủ phạm đă cất dấu các lương thực, họ đă đầu cơ và chống lại các việc trưng dụng lương thực và đây là việc phá hoại. Trên thực trạng, các người nông dân đă có thái độ ngập ngừng để bán cho Nhà Nước v́ giá được định là quá thấp. Việc cưỡng bách thu mua đă được thực hành cùng một lượt với việc đánh phá các người koulak (phú nông) và việc đă đuổi các người koulak khỏi các làng xóm mà họ đang sinh sống, hay là đă giết các người này cùng với việc đưa họ đi đày ở các trại lao động khổ sai. Để làm tăng thêm cơn cuồng loạn tập thể chống lại các người phú nông, Đảng đă sử dụng các "ủy ban người nông dân nghèo" mà Đảng đă cho thành lập ở các làng xă vào sau năm 1918. Việc muốn biết ai là người koulak và ai không phải là người koulak, việc này thật là "mập mờ." Việc người nào đă thuê một nhân công làm việc giúp ḿnh, hay là đă cho ai vay tiền th́ cũng được coi là koulak, và luôn cả người vợ và các người con của người koulak cũng phải gánh chịu các hậu quả: tất cả mọi người có thể bị Đảng ở địa phương kín đáo cho là koulak.

    Các người nông dân đă chống lại và đă sử dụng tất cả các loại vũ khí mà họ đă t́m được, họ đă phá hoại luôn tất cả các tài sản của họ, đốt bỏ các kho lẫm dự trữ thóc lúa cho mùa năm sau và giết chết các trâu ḅ và ngựa dùng làm sức kéo. Đă có nhiều gia súc bị giết chết vào lúc xảy ra cuộc tập thể hóa và vào lúc này, các người nông dân đă ăn quá nhiều thịt đến độ không c̣n đói nữa. Các người dân xứ Kazakh và các người dân thuộc các bộ lạc Du Mục, tất cả các người này đă phải cưỡng bách định cư và trong việc này họ đă mất một phần lớn các đàn súc vật của họ, đưa đến việc làm chết đói một phần tư dân số của xứ Kazakh.

    Để ngăn cản các người nông dân đừng phá hủy các trang trại và các gia súc, Stalin đă ra lệnh là tất cả các tài sản công cộng, tính luôn cả các con ḅ và ngựa, các cây trái và các loại khác, các dụng cụ dùng cho nông nghiệp, tất cả là tài sản của Nhà Nước. Tất cả kẻ nào xâm phạm vào các tài sản này sẽ bị coi là người phá hoại, một người đập phá và là kẻ thù của nhân dân và sẽ không được dung tha. Khi mà đă có hàng triệu dân làng đă bỏ làng ra đi, Stalin đă ra lệnh cấp phát các giấy hộ chiếu nội địa. Ở các cửa ngơ đi vào các thành phố, các toán công an đă thiết lập các"rào cản" để kiểm soát các giấy hộ chiếu chính thức này. Những người nào không được đăng kư sinh sống ở thành phố sẽ bị đuổi đi, và các người được cấp phát một hộ chiếu thị dân th́ sẽ được cấp phát phiếu mua bánh ḿ. Cấm việc các người nông dân bỏ làng ra đi nếu không có giấy phép, cũng giống như thời xưa người nông dân c̣n là nông nô.

    Việc phát động phong trào tập thể hóa cũng là việc khởi đầu tấn công vào đời sống ở nông thôn. Stalin và các người khác đă nói đây là một cuộc Cách Mạng Văn Hóa.Tôn giáo đă bị coi là ngoài ṿng pháp luật, các vị giáo sĩ đă bị bắt giam vào khám đường, các giáo đường đă phải đóng cửa và bị biến thành các nhà kho để chứa lương thực. Nhà Nước cũng lo về việc xóa bỏ tất cả các đặc trưng của các sắc tộc, ở nơi các người dân của xứ Ukraine và các nước cộng ḥa khác của cựu đế quốc Nga.

    Vào năm 1930 đă có một cuộc tạm ngừng nghỉ việc tập thể hóa và Stalin đă lên án các việc quá độ đă xảy ra, tố cáo vài người cán bộ đă "đi trệch hướng tả khuynh" v́ đă không làm đúng các "nguyên tắc tự nguyện của Lénin" và đă để cho sự thành công làm say mê.Trong thời điểm ngắn ngủi này, các người nông dân đă có thể không tham gia lao động vào các kolkhoze, và chỉ ít lâu sau, người ta đă cưỡng bách các người nông dân phải tái trở lại làm việc ở các kolkhoze. Và cũng cùng thời điểm này, Liên Sô đă tăng gấp hai số lượng xuất cảng về lúa ḿ, hầu để có ngoại tệ cần thiết để nhập cảng các thiết bị cho kỹ nghệ. Cũng như về sau, ông Nikita Krouchtchev, khi nói về Stalin và các bạn đồng nghiệp: "Phương pháp của họ là như sau: họ đă bán lúa ḿ cho các người nước ngoài trong khi đó tại nhiều vùng đất nước ta đang có nhiều người đang bị cơn đói hành hạ, và cũng có nhiều người đă chết đói v́ không có thức ăn."

    Ba mươi năm về sau, cũng như đă xảy ra ở Trung quốc, việc Nhà Nước đă cưỡng bách trưng thu các lương thực là nguyên do chính gây ra các vụ đói kém liên tục do sự tập thể hóa. Tại Liên Sô đă xảy ra từ năm 1931 đến năm 1933, khi mà Đảng đă lấy lương thực của các người nông dân, khi Đảng đă ư thức được và đă thảo luận về tất cả các số lương thực mà họ đă có thể lấy được. Các người cán bộ đă giả mạo các con số đúng đắn về việc thu hoạch của các mùa gặt hái và đă thay vào bằng các con số cao hơn được coi là không nghiêm túc, tính theo năng xuất được gọi là theo "năng xuất của sinh vật" nếu định theo các từ khác, là việc quan sát về các gốc của các cây lúa trong thời kỳ tăng trưởng. Dù là các nông trại đă cung cấp đủ số lúa đă được dự trù của các "quota" tiên định, các nông trại này cũng đă phải cung cấp thêm một số lượng lúa phụ thêm cho đến độ tất cả các số lúa đều bị "cuỗm tất." Để tạo thêm sự quyết tâm cứng rắn, các người cán bộ nông thôn, Moscou đă cho tăng cường thêm 25.000 người công nhân của các thành phố để đi về các vùng nông thôn. Về sau họ đă cho thêm các người thợ đang làm việc ở các công xưởng, đưa các người này về nông thôn để tham gia vào việc gặt lúa hay vào việc cày đất. Tính theo con số trung b́nh th́ các người nông dân chỉ thu hoạch được có 1/3 so với số lượng họ đă thu hoạch được trong các năm từ 1926 đến 1930, và đây chỉ là tính về các vùng trù phú sản xuất nông sản ở Liên Sô, đó là các vùng thuộc về lưu vực sông Volga, ở miền Bắc vùng Caucase, tại xứ Ukraine và tại các nơi này nạn đói đă xảy ra trầm trọng hơn. Bây giờ đă được hiểu rơ hơn là Stalin đă sử dụng nạn đói đề đè nát tinh thần quốc gia của dân tộc xứ Ukraine và để tiêu diệt giai cấp các người Cosaque đă chống đối lại chế độ và Stalin đă tố cáo các người đă gởi các bản phúc tŕnh là trệch đường lối và là hữu khuynh có tư tưởng đầu hàng. Tất cả các người cán bộ nào đă từ chối không tham dự vào các cuộc trưng thâu nông sản th́ sẽ bị bắt giam và ghép vào tội "cơ hội chủ nghĩa hữu khuynh" và một phong trào chống các người này đă được phát động.

    Vào năm 1931, Stalin đă cho phép tiếp tế nông sản cho các vùng đất bị hạn hán và đă đưa ra các biện pháp để làm giảm bớt các khổ đau do nạn đói gây ra ở tất cả các vùng đất nhưng lại không cho tiếp tế cho xứ Ukraine. Ngược lại, các người cán bộ công chức đă đi từng nhà một, lùng kiếm lương thực, họ đă chọc vào các bức vách tường và đào các nền nhà cùng các nơi lân cận để t́m kiếm lương thực chôn giấu, họ đă làm như vậy để có đủ lương thực cung cấp như quota đă định trước. Một trong các người cán bộ này, ông Lev Kopolev đă ghi lại trong quyển nhật kư của ông với tựa: "Giáo dục một người tin tưởng vào lư thuyết cộng sản": Tôi đă tham gia vào việc đi t́m kiếm các lương thực, tôi đă đi về các vùng nông thôn, sục t́m các nơi chôn giấu các hạt lúa bằng cách dùng một cây sắt tṛn đâm xuống mặt đất mềm hầu để phát giác ra các hầm chôn giấu các hạt lúa hầu đạt được số quota mà cấp trên đă dự thu. Và cũng hành động giống như các người cán bộ khác, tôi đă lấy hết các tủ chứa thức ăn của các người già cả, tôi đă bịt cả hai lỗ tai để đừng phải nghe các lời rên rỉ của các đứa trẻ em và các người phụ nữ. Bởi v́ tôi đă được thuyết phục là tôi tham gia vào việc thay đổi đời sống ở nông thôn. Một người nông dân là nạn nhân của phong trào này đă tường tŕnh với các người điều tra của Thượng Viện Mỹ, là các người cán bộ đă đi "lục t́m" trên các cánh đồng bằng cách dùng các cây sắt nhọn đâm xuống mặt đất và khi lấy lên các cây sắt này đă xem xét tỉ mỉ để coi các dấu vết của đất. Nếu họ t́m thấy dấu vết của một hạt lúa, họ coi là đă có việc chôn giấu lúa không cung cấp cho Nhà Nước. Các người này đă đi khắp mọi nơi để lùng t́m lương thực.

    Khi các người nông dân của xứ Ukraine đă lâm vào cảnh tuyệt vọng và đă có các hành động để t́m ra lương thực để có cái ăn, người ta đă cho các đội "thân binh" đến canh gác các nhà kho chứa lương thực và bảo vệ các đoàn xe chuyển chở lương thực. Và vào khi đó Stalin đă ban hành một đạo luật mới: "Để bảo vệ tài sản xă hội." Đạo luật này đă quy định án tử h́nh cho kẻ nào ăn cắp một cây lúa, và từ năm 1932 là năm đầu tiên luật này được áp dụng, đă có 20% các can phạm, bị các ṭa án Sô Viết kết án, là vi phạm vào đạo luật mới này. Có các người chứng nhân đă từng trông thấy vào lúc nạn đói này đă lên đến cao điểm, đă trông thấy các người nông dân đang đói nh́n các thâu hoạch mùa màng của họ xuống tàu chở đi nơi khác.

    Là một đảng viên trung thành, ông Lev Kopolev đă thuật lại:

    "Trong mùa Xuân khủng khiếp của năm 1932, tôi đă trông thấy các người đă chết v́ Đói. Tôi đă trông thấy các phụ nữ và các trẻ em với các "chiếc Bụng" xọp hẳn, làn da của các người này xanh đi, họ c̣n ngoi ngóp thở với đôi mắt không c̣n cử động, không c̣n thần sắc. Và mọi nơi đều ngổn ngang các xác người chết, họ chỉ c̣n có chiếc da trừu để che thân, các chiếc da này cũng rách nát và chân của họ th́ chỉ có giày bằng dạ. Trong các chiếc lều với nóc bằng cỏ chỉ có xác chết của các người nông dân, và trên các đống tuyết đang tan rả chỉ thấy các xác chết, tại Volograd và dưới các chiếc cầu của thành phố Kharkov. Tôi đă trông thấy xác chết ở mọi nơi mà không trở thành điên loạn và cũng không nghĩ đến việc tự sát. Tôi cũng không nghĩ đến việc nguyền rủa các người đă đưa tôi đi công tác tại nơi này để tịch thu lương thực của các người nông dân trong mùa Đông vừa qua, và đă cưỡng bách các người nông dân, chỉ c̣n da bọc xương, phải ra đồng làm việc trở lại. "Họ đă cố gắng để bước đi, các người này thân thể đă sưng phù lên v́ bệnh tật để họ đạt được các kế hoạch bôn sê vít về gieo hạt giống như các người công nhân "xung kích." Không v́ vậy mà tôi mắt niềm tin vào Đảng, cũng như trước, tôi vẫn c̣n niềm tin ở Đảng như tôi đă từng tin như vậy."


    Và cũng năm 1932, đă có một mùa Xuân c̣n khủng khiếp hơn, đă được nhà văn Vassily Grossman thuật lại:

    "Khi tuyết bắt đầu tan ră, nạn đói đă xảy ra. Các người đă có mặt, chân và bụng sưng phồng lên. Họ đă đái ra bừa băi và không c̣n tự ḱm chế được, và bây giờ họ đă ăn tất cả mọi thứ. Họ đă bắt các con chuột, các con chim sẻ, các con kiến, các con giun đất. Họ đă nghiền nát các khúc xương thành bột, họ đă nấu chín các chiếc đế giày; họ đă cắt nhỏ các chiếc áo da cũ của thú vật để làm một loại ḿ sợi và họ nấu cả các loại "hồ keo." Và đến khi cỏ mọc ra, họ đă đào lôi cả gốc lên và họ đă nấu cả cỏ để ăn, họ đă sử dụng tất cả các vật ǵ họ có được dưới tay và tất cả thảo mộc như: rau bồ công, cây ngưu bàng, cây hương lan, gốc của các cây liễu, cỏ trường sinh và cả các cây tầm ma."
    Và đây là bài tường thuật của một người đă tận mắt trông thấy, ông này đă khai với Ủy Ban điều tra thuộc Thượng Viện Mỹ: "Vào mùa Xuân năm 1933, vùng đất ph́ nhiêu của xứ Ukraine đă ngổn ngang các xác người chết - có tại khắp nơi: ở trên đường đi, trên các cánh đồng, ở các nhà ga xe hỏa. Đă có nhiều lần tôi đă trở về nơi làng cũ của tôi v́ tôi c̣n có thân nhân ở tại nơi này, và tôi đă tận mắt trông thấy các hành động của các toán người đặc biệt đi lượm xác người chết nằm rải rác trên các đường đi trong ngôi làng và trong các căn nhà và đưa các xác chết này chở trên các chiếc xe để đưa đi đem chôn ở các chiếc hố tập thể bằng cách chỉ quăng các xác người này xuống các chiếc hố. Các người làm việc này th́ cũng lảo đảo yếu ớt và như gần chết."


    Ngay tại thủ đô của xứ Ukraine là thành phố Kharkov, vị lănh sự của nước Ư Đại Lợi cũng phát hiện được việc bán thịt người đă gia tăng và ở nông thôn người ta đă giết các trẻ em để ăn thịt. Nhân viên của chính quyền đă treo bảng viết khuyến cáo: "Ăn thịt các trẻ em là một hành động dă man và hung bạo" và vị tổng biện lư đă kư một nghị định về việc thiếu sót trong bộ dân luật cấm việc ăn thịt người, nếu xảy ra trường hợp ăn thịt người th́ các việc này cần chuyển hồ sơ cho cơ quan công an Mật Vụ là cơ quan Guépou.


    Nhưng việc đói kém đă trở nên càng ngày càng trầm trọng hơn, dân chúng ở tại đây đă chạy trốn đi các nơi khác. Ông Victor Serge (1901-1941) đă viết trong quyển hồi kư của ông:

    "Hồi kư của một người Cách Mạng" ông đă kể lại: Lũ lượt các người hôi hám và dơ bẩn đă tràn vào các nhà ga; đàn ông, đàn bà và các trẻ em quần áo rách rưới đứng đợi mà chỉ có Trời biết, một chuyến xe hỏa nào đó. Người ta đă xua đuổi các con người đáng thương này, họ vẫn quay trở lại, các con người này không có vé để đi xe hỏa và cũng không có đồng tiền nào cả. Các con người này đă leo lên bất kỳ chuyến xe hỏa nào. Người ta đă thêm một lần nữa xua đuổi các con người này nhưng họ vẫn ở lại cho đến khi họ bị đạp xuống xe. Các người khốn nạn này đă tỏ ra im lặng không c̣n nghị lực và im lặng. Họ đi đâu ? Việc đơn giản là họ đi t́m đủ loại thức ăn: bánh ḿ và khoai lang.

    Các người này biết là ở các thành phố c̣n có bán bánh ḿ và họ đă bỏ rơi, ở các ga xe hỏa các hài nhi hy vọng là người ta sẽ đưa các hài nhi này vào các viện trẻ em mồ côi để các em hài nhi này được săn sóc. Đây chỉ là một hy vọng mỏng manh. Vào năm 1932, tại Kharkov, vào mỗi buổi sáng, công an đă phải thu lượm đến 250 xác người chết. Công an cũng đă chở đi các người c̣n sống, luôn cả các trẻ em, và đă giam tất cả các người này vào khám và về sau đă đưa các người này trở về thôn quê bằng cách sử dụng các chiếc xe tải hàng hay trên các chuyến xe hỏa. Và tại thôn quê, người ta đă vứt các người đă chết hay là các người đang thoi thóp gần chết xuống các chiếc hố to để chôn các người này.
    Các người nông dân đă hy vọng là họ có thể mua được bánh ḿ ở tại các thành phố bằng cách bán vàng bạc hay là với các ngoại tệ mà họ đang có tại các tiệm chuyên bán về ngoại thương được gọi tên là Torgsin mà chính phủ vừa cho thiết lập, với mục đích là mua được vàng bạc với giá hạ cùng với các ngoại tệ mà chính phủ đang cần có. Các gia đ́nh có thân nhân ở nước ngoài đă kêu van thân nhân họ hăy cứu giúp họ hăy gởi tiền về giúp đỡ qua trung gian của các Torgsin. Các người không có thân nhân ở nước ngoài, họ đă đào mả hầu trộm vàng ở nơi người chết."

    Trong lúc này, các nhà đương cuộc đă âm thầm tổ chức cuộc âm mưu. Họ đă cấm các vị y sĩ không được ghi trên giấy khai tử là người chết đă chết v́ Đói. Việc này đă do một người đă tận mắt trông thấy kể lại với ủy ban điều tra của Thượng Viện Mỹ. Chính quyền Sô Viết đă khuyến cáo các nhà chức trách ở các vùng và các hạt là không được viết trên các chứng chỉ từ trần về lư do là chết v́ Đói. Cũng như trách nhiệm của các nhà chức trách là phải ghi chép các vụ từ trần, dù là tính luôn các người đă chết trên các đường lộ hay là ở trên các đường phố trong thành thị, các người công chức đă đặt ra nhiều lư do: chết v́ đủ chứng bệnh, v́ đau tim hay là đau ruột là nguyên do gây ra sự chết.


    Vào năm 1933, khi nạn đói đă đạt đến cao độ, đảng cộng sản đă mời thủ tướng Pháp là ông Edouard Herriot đến viếng thăm Liên Sô như là quốc khách, ông này đă viếng thăm thành phố Kiev. Khi ông này đến nơi, côn an đă xua đuổi và quét sạch tất cả những người đang đứng xếp hàng trước các hiệu bán lương thực và công an đă giết chết vài người. Đă có nhiều cá nhân khác đă cố gắng làm sáng tỏ việc các người Sô Viết đă nói là không hề có nạn đói xảy ra. Ông Walter Duranty là thông tín viên của nhật báo New York Times tại Moscou, bà Anna Louise Strong kư giả người Mỹ (bà này về sau đă phủ nhận việc là tại Trung quốc không có xảy ra nạn đói), ông Sydney Webb và vợ là bà Béatrice, hai người này là người Anh chuyên về cải cách xă hội là các người đă tham gia vào các cuộc du lịch được tổ chức để thăm viếng các nông trại tập thể, khi họ trở về xứ họ đă viết các bài đả kích tất cả các người nào đă nói đến việc đói kém đă có xảy ra tại Liên Sô. Và cũng có vài người, tuy là không đông, đă đi đến tận chỗ và các người này đă nói lên sự thật, như vị thông tín viên của nhật báo Guardian tại Moscou là ông Malcom Maggeridge, nhưng tất cả các người nói lên sự thật đă không ai tin cả.

    Vào năm 1934, nạn đói ở xứ Ukraine đă được chấm dứt, sau khi Stalin đă thôi không thi hành việc trưng thu lúa ḿ. Ba năm về sau, Stalin đă thi hành việc thanh trừng Đảng với việc "khủng bố lớn" đuổi ra khỏi Đảng các người cộng sản lăo thành và đă giết các người đă từng cộng tác với ông qua một vụ xử án gọi là có h́nh thức. Stalin cũng đă đưa đi vào các trại lao động khổ sai các đảng viên, các vị sĩ quan của quân đội và các người trí thức. Ông Boris Pasternak là văn sĩ, là người đă viết lên các sự liên hệ của nạn đói với các cuộc thanh trừng của Stalin. Trong tác phẩm "Bác sĩ Jivago" đă thuật lại: "Việc tập thể hóa là một biện pháp sai lầm và không công hiệu và đă ra việc là không thể t́m ra nguồn gốc của sự sai lầm. Để che giấu sự thất bại này, cần phải sửa chữa thay đổi cách suy tư của mọi người và để các người phải tự phán xét về các phương pháp khủng bố có thể có được và bắt buộc các người này phải nhận định về việc cái ǵ không có và phải nhận thức việc ngược lại các việc mà người ta đă tŕnh bày cho họ trông thấy.

    Việc nạn đói đă xảy ra với việc nạn đói đă lan rộng và gây ra các tai họa to lớn này do thái độ của nhiều người, tất cả các sự việc này đă được giữ bí mật rất kỹ cho đến ngày Stalin qua đời vào năm 1953. Đến năm 1956, các sự bí mật này đă được ông Nikita Khrouchtchev tiết lộ ra một phần nào đó trong bài diễn văn của ông tố cáo các tội ác do Stalin gây ra. Về sau trong quyển hồi kư của ông Khrouchtchev đă được xuất bản sau khi ông này đă không c̣n ở chính quyền đă tố cáo các tội ác đă xảy ra do Stalin ra lệnh.

    Sau năm 1956, đă có vài nhà văn Sô Viết, như ông Pasternak đă được phép cho xuất bản các quyển tiểu thuyết ám chỉ về các tội ác này. Chỉ đến cuối các năm thuộc thập niên 80 th́ mới thấy xuất hiện các tác phẩm mô tả tỉ mỉ về các tội ác đă xảy ra dưới thời Stalin. Cho măi đến thời Gorbachev th́ đường lối chính thức được gọi là của Nhà Nước th́ đường lối này được coi là không thể chê trách được và đổ lỗi cho các người cán bộ địa phương họ đă lạm dụng quyền lực của họ để gây ra các tội ác.

    Trong tác phẩm của nhà sử gia, ông Robert Conquest với tựa đề: "Các mùa gặt hái đẫm máu" ông này đă ước lượng là trong khoảng từ năm 1930 cho đến năm 1937, tại Liên Sô đă có 11 triệu người nông dân đă chết và được thêm vào 3,5 triệu người đă chết ở các trại lao động khổ sai. Ông Conquest đă ước lượng là tại xứ Ukraine trong dân số của các người nông dân là từ 20 đến 25 triệu người th́ đă có 5 triệu người đă chết v́ nạn đói.
    Và gần đây, đă có được các bản thống kê nhờ vào các bản kiểm tra dân số của năm 1937. Một viên giám định, ông Michel Ellman đă ước tính về phân xuất tử vong do nạn đói gây ra và đưa ra kết luận là có thể có từ 7,2 triệu đến 8,1 triệu người đă chết v́ đói trong năm 1933; và vào năm 1988, ủy ban điều tra của Thượng Viện Mỹ đă phán xét là Stalin đă được biết tường tận về việc nạn đói đă gây ra chết cho nhiều người và chính Stalin và các người thân cận của ông đă là thủ phạm về việc diệt chủng của nước Ukraine.

    Vào năm 1946, vào lúc ông Khrouchtchev được cử làm bí thơ của xứ Ukraine, vùng này đă thêm một lần nữa xảy ra đói kém và ông này đă thuật lại việc các người dân mắc phải chứng phù thủng và lại một lần nữa xảy ra việc ăn thịt người. Nền canh nông của Liên Sô và việc các nông trại tập thể không bao giờ đạt được sự thành công, dù chỉ là một lần. Vào các năm thuộc thập niên 1930, mức lượng sản xuất nông sản, tính theo mỗi đầu người, đă không đạt được mức lượng sản xuất trước năm 1914; và vào thời gian sau Đệ Nhị Thế Chiến, việc tiếp tế lương thực cho dân đă không bao giờ bằng được so với các nước ở phương Tây dù là đă có nhập cảng thêm lúa ḿ. Về thực tế, tất cả các nông sản đă được sản xuất ra đều do từ các khoảng đất mà Nhà Nước đă cho là "đất tư hữu."

    Sau năm 1934, Stalin đă nhượng bước (rút lui) về chính trị bằng cách cho phép mỗi gia đ́nh được sử dụng một mảnh đất để trồng các loại rau, đủ đất để nuôi một con ḅ cái, một con lợn hay tối đa là 10 con trừu. Trong 50 năm kế tiếp, các mảnh đất tư hữu này đă cung cấp gần như toàn phần các lương thực cho dân chúng ở Liên Sô.

    Cho đến một điểm nào các người cộng sản Trung quốc đă được biết rơ về tất cả những ǵ mà họ đă tạo ra khi họ tuyên bố thành lập nền Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc, việc này khó có thể nói ra. Nhiều người cộng sản Trung quốc đă từng du học tại Liên Sô và cũng đă từng lao động tại đây, vào 3 thập niên trước.


    Rất khó được biết các người này đă không biết hay không nghe được nói đến các vụ chết v́ đói đă xảy ra tại các vùng ở Liên Sô hay là đă không để ư đến các vụ khó khăn về việc tiếp tế lương thực. Do đó không phải là trường hợp, họ cũng cần phải biết đến việc ông Khrouchtchev và các nhà văn Liên Sô đă bắt đầu tŕnh bày các việc làm xấu-hại của Stalin và cũng đă có vài người cũng đă chống lại việc dại dột đi theo chính sách của Stalin. Vậy mà, và cũng làm ngạc nhiên như đă từng xảy ra, đúng như những ǵ mà Mao đă làm, dù là đă không có một sự chống đối đáng kể ở trong nội bộ của đảng cộng sản Trung quốc.

    Đọc tiếp Chương 4 . Cuộc Tập Thể Hóa đầu tiên : 1949 - 1958

    (c̣n tiếp )
    http://www.tinparis.net/vn_index.html

  4. #4
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    345

    Trung quốc: Đất nước của sự ĐÓI KÉM

    (tiếp theo)

    CHƯƠNG 4
    Cuộc tập thể hóa đầu tiên :1949 – 1958


    *Dân chúng đang Đói. Bởi v́ các người cầm quyền, ngồi ở trên cao quá tham lam, đă lấy thuế quá nhiều.
    - Lăo Tử -


    Sau ngày chính thức tuyên cáo chế độ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc vào tháng 10 năm 1949, Mao Trạch Đông muốn mau chóng thực hành chế độ nông trại tập thể. Đă có vài người đồng chí thân cận với ông đă khuyến cáo ông nên từ từ và tuần tự thi hành việc tập thể hóa này, và đă có một cuộc tranh luận sôi nổi đă diễn ra ở nội bộ Đảng về việc tập thể hóa này để t́m hiểu cùng với nhịp độ nào để tập thể hóa giới nông dân. Đă có nhiều vị đảng viên đă nói lên là đất nước này đang cần có các việc ưu tiên khác, đó là hàn gắn các vết thương do cuộc nội chiến đă gây ra, thiết lập một chế độ hành chính cho thích nghi với chế độ mới và chấm dứt việc thiếu hụt lương thực ở nhiều tỉnh vùng. Ở tại các vùng nông thôn, các người cán bộ đang bối rối về các công tác cải cách điền địa cùng với các việc "đánh địa chủ." Ở các vùng tiếp cận biên giới, các cán bộ đang bận rộn về việc kiểm soát xứ Tây Tạng (Xizang), xứ Tân Cuơng (Xinkiang), xứ Măn Châu và đảo Hải Nam. Thêm vào nữa, các người lănh đạo Đảng vẫn lo âu về sự đe dọa của các thành phần của Quốc Dân Đảng v́ các người này đang c̣n chiếm đóng đảo Đài Loan, và ít lâu sau đă đưa một đạo quân sang chiến đấu tại bán đảo Cao Ly, trong lực lượng của đạo quân Liên Hiệp Quốc Tế dưới sự chỉ huy của người Mỹ.

    Vấn đề tập thể hóa đă chia rẽ các thành viên của đảng cộng sản ra làm 2 phe phái. Phe phái các người ôn ḥa th́ coi việc tập thể hóa là một công việc phải thực thi trong dài hạn và phải thực thi trước việc kỹ nghệ hóa đất nước cần thiết để sản xuất ra các chiếc máy cày đất cùng với các chiếc máy nông cụ khác cần thiết cho ngành canh nông để hiện đại hóa cho ngành này đang chậm phát triểnCác người ôn ḥa đă lấy lư thuyết của Lénin: "nếu chúng ta có 100.000 chiếc máy cày đất, các người nông dân sẽ nói ra: chúng ta có thể khởi đầu thực thi chủ nghĩa cộng sản." Vào thời điểm này, Trung quốc chưa hề có một nhà máy sản xuất dây chuyền các chiếc máy cày đất và cũng chả có người nào biết được là chiếc máy cày đất h́nh thù ra sao ? Cũng có người đảng viên đă ước tính là với diện tích đất đai của Trung quốc th́ cần phải có 1.500.000 chiếc máy cày đất th́ mới đạt được sự cơ giới hóa nền canh nông và đạt được hiệu năng sản xuất của các chiếc máy cày đất. Các diện tích đất nhỏ mà các người nông dân đang canh tác, các diện tích này cần được tái tổ chức lại để biến thành các cánh đồng rộng lớn. Chiếc máy cày đất đầu tiên do Trung quốc chế tạo đă được đưa ra sử dụng vào năm 1958. Ngoài các việc liên quan đến các máy cày, cần phải giải quyết nhiều vấn đề liên hệ đến chiếc máy cày đất như tiếp tế các đồ phụ tùng máy móc để chữa máy cày khi chiếc máy cày bị hư hỏng, xăng và dầu. Khi mà các người nông dân không tận mắt trông thấy các lợi ích của cơ giới và các cải cách để có được một canh tác hiện đại, khó mà có thể khuyến dụ được họ để họ từ bỏ canh tác trên các khoảnh diện tích nhỏ. Các người cán bộ ôn ḥa đă ước tính là cần phải có một thời gian từ 15 đến 20 năm để đạt được các mục tiêu.


    Một phe phái các cán bộ khác đă nghĩ rằng cách duy nhất để thực hiện việc kỹ nghệ hóa th́ cần phải khai thác triệt để các người nông dân.
    Stalin đă thực thi chính sách này, và các nhà kinh tế Sô Viết đă đưa ra bằng chứng là vào khi nước Nhật Bản đă kỹ nghệ hóa đất nước của họ là nhờ vào 60% vốn đầu tư có được là do việc các người nông dân đă đóng thuế nông nghiệp. Để có thể có được các nguồn tài chính này, các nhà kinh tế đă suy tính là nền canh nông phải do Nhà Nước kiểm soát hoàn toàn, và do từ việc này đưa đến việc độc quyền về thương măi cùng với việc phân phối nông sản. Các việc vừa kể trên đă cho phép Nhà Nước mua các nông sản với giá hạ và bán lại cho người tiêu thụ với giá cao hơn và với nguồn lợi thu được, Trung quốc sẽ dùng vào việc xây dựng các "ḷ nấu thép" để có thép hầu sản xuất ra các chiếc máy cày đất cho nông dân sử dụng. Và việc đă được mau chứng tỏ ra ở nơi người "anh lớn" là Liên Sô, hoặc là đă không muốn hay là không có khả năng cung cấp các khoản tín dụng để cho Trung quốc mua các chiếc máy cày đất và cũng không có ư định "biếu không." Và cũng có thể có việc là Mao muốn chạy thi với Liên Sô để đạt được các kết quả cao hơn cả Stalin. Vào thời điểm này, ông Khrouchtchev là người đang phụ trách về vấn đề công nhân đă là người trực tiếp thi hành các kế hoạch của Stalin để xây dựng các nông trại tập thể càng ngày càng lớn hơn, đó là các kolkhoze khổng lồ với diện tích tương đương với diện tích của một tỉnh, các nông trại này bao quanh một thành phố nông nghiệp.

    Việc đương nhiên và rơ ràng là sự thiết lập một sự "độc quyền của Nhà Nước"về thu mua các lương thực và nông sản với giá hạ đă khiến xảy ra sự chống đối đáng kể của các người nông dân, v́ vậy họ đă sản xuất ít đi. Không thể tránh được, các người nông dân khi càng sản xuất nhiều hơn th́ lại mất mát nhiều hơn v́ vậy họ càng chống đối lại nhiều hơn. đảng cộng sản chỉ có cách là buộc các người nông dân phải gia nhập vào các nông trại tập thể để có thể kiểm soát họ. Và dù có cách nào khác đi nữa, chỉ có cách này để kiểm soát việc phân chia sử dụng các nông cụ và giúp các người nông dân không có nông cụ để có được việc phân chia đồng đều việc sử dụng các nông cụ.


    Các người lănh đạo Đảng đă từng đi du học ở Liên Sô trong thời kỳ ở Liên Sô đă thi hành chính sách cộng sản thời chiến tranh,
    các người lănh tụ này đă hiểu biết tường tận về nạn đói thảm khốc do Lénin gây ra do việc cưỡng bách áp đặt "thật mau" việc Nhà Nước độc quyền thu mua nông sản và lương thực. Các người lănh đạo này không muốn thấy Trung quốc noi theo gương của Liên Sô và cũng không muốn sẽ có xảy ra một cuộc nội chiến mới do gây ra bởi việc trưng thu cưỡng bách các nông sản, v́ các nông dân sẽ chống đối lại. Theo ư kiến của các người lănh đạo này, sự điên cuồng của một dự án to lớn như vậy đối với Trung quốc sẽ không thành công được v́ sự chống đối của giới nông dân, không giống như ở quá khứ đă nhờ vào sự ủng hộ rộng lớn của giới nông dân mà đảng cộng sản đă thắng trận nội chiến.

    Ông Lưu Thiếu Kỳ đă đi theo nhóm người ôn ḥa; và vào năm 1921, ông đă thuộc vào toán sinh viên đầu tiên được mời sang Moscou như là sinh viên của đại học đường Tôn Dật Tiên của các công nhân Trung quốc. Khi ông trở về nước, ông đă giữ một vai tṛ quan trọng ở trong đảng cộng sản và vào năm 1949, ông là một thành viên thường trực của Bộ Chính Trị. Vào năm 1959, ông đă trở thành Chủ Tịch Nhà Nước và là nhân vật thứ hai trong Đảng sau Mao. Nhưng về sau, vào cuối đời của ông, ông đă là nạn nhân của cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Dù không phải là một người tự do, các bài viết của ông trong thời xảy ra cuộc Cách Mạng Văn Hóa đă nói lên từ năm 1950 là ông đă ủng hộ việc cần phải bảo vệ cho các người phú nông và chống lại việc trưng dụng các đất đai. Đây là một chính sách cần lâu ngày để thực hiện. Việc cần thiết là phải có được một nền kinh tế với các người phú nông và nền kinh tế này chỉ đổi thay khi các hoàn cảnh sẽ diễn ra để áp dụng một cách khuếch trương thuận lợi cho việc cơ giới hóa nền canh nông, để tổ chức các nông trại tập thể và việc cải cách xă hội ở các vùng nông thôn, tất cả các việc này rất cần một thời gian dài.

    Nhưng, mặc dù cho các người chống lại, Mao đă quyết định là: các hợp tác xă là việc phải thực hiện trước tiên và về sau chúng ta sẽ sử dụng các cơ giới nặng.Một năm về sau, ông Lưu Thiếu Kỳ đă trách Mao về dự án của ông đă muốn tổ chức các nông trại tập thể trong "sớm hôm" và việc này là việc "nguy hiểm" và là ảo tưởng. Trong trường cao học Marx-Lénin của Đảng, ông Lưu đă nói: "Các lực lượng bất giác này khó có thể giải tỏa được. Việc khai thác các nông trại cá thể này cùng việc thâu nhận các người công nhân nông nghiệp phải không được có một sự hạn chế nào. Việc sản xuất và tái kiến thiết là những ưu tiên chính. Không có việc tập thể hóa nông nghiệp nếu chưa có việc cơ giới hóa nền nông nghiệp. Việc sản xuất và việc tái tổ chức lại nền tài chính là những ưu tiên chính. Ông Lưu Thiếu Kỳ được sự hỗ trợ của các người lănh đạo lăo thành như vị lănh tụ ở miền Bắc là ông Bo Yi Bo, và ông này coi như là "huyền tưởng" và "không tưởng" về ư muốn của người nông dân có đất để canh tác để ư muốn này bị loại đi để tổ chức các hợp tác xă.

    Không có ǵ để khuyên can được Mao và các người đảng viên ôn ḥa đă bị thất sủng.Và chính phủ đă bắt đầu thực hiện việc độc quyền để thu mua các nông sản với chiêu bài là việc này sẽ giúp được việc lạm phát tiền và đảm nhận được việc tiếp tế lương thực. Ông Chen Yu là người đă phát động kế hoạch 5 năm của Đảng 1953-1957 đă chống lại các luận chứng này và ông đă đề nghị thay v́ cấm buôn bán ở các ngôi chợ ở nông thôn, người ta hăy tăng các giá cả. Nhưng các đề nghị của ông Chen Yu đă bị bác bỏ, các ngôi chợ nơi buôn bán các nông sản đă bị đóng cửa, các giá chính thức th́ rất hạ và Nhà Nước đă bắt đầu thu mua một phần lớn các nông sản quan trọng được gặt hái sau mỗi vụ mùa. Các người nông dân đă phải đóng thuế về hiện vật, thuế c̣n cao hơn năm 1949 trong khi việc đầu tư của Nhà Nước về canh nông chỉ có được 7% suốt trong thời gian thi hành kế hoạch 5 năm. Vào thời điểm giữa các năm 50, Đảng đă kiểm soát việc phân phối lương thực ở các tỉnh thành bằng cách tổ chức việc phân phát các chiếc thẻ để mua thực phẩm. Các người cán bộ đă được phái đi về các ngôi làng ở nông thôn, để dùng sức mạnh, để trưng thu các nông sản theo các "hạn mức" (quota) do chính phủ định ra và cưỡng bức các nông dân phải kư giấy hứa trước sẽ chuyển giao nhiều hơn nông sản. Sức ép này đă khiến các người đảng viên lănh đạo ở địa phương hay là các người nông dân, khi không thực hiện được các quota th́ liền bị đánh đập trong các buổi hội họp tập thể kiểm thảo. Đă có nhiều người tự sát chết khi họ tự thấy là không đủ để nuôi sống gia đ́nh của họ.

    Mao vẫn quyết định thực hành cấp bách việc tập thể hóa. Vào năm 1955, Mao đă đả kích các người nào đă ngờ vực đường lối của ông và đă gọi các người này là các "người đàn bà bị bó chân" và Mao cho phát động chính sách "Bước Nhỏ Nhảy Vọt về phía trước"trong chiến dịch này, các người nông dân bị bắt buộc phải gia nhập vào các hợp tác xă rộng lớn hay là gia nhập vào một chế độ c̣n hơn chế độ cộng đồng. Sau năm 1949, người ta đă khuyến khích các người nông dân gia nhập vào các "tổ chức giúp đỡ tương trợ" mỗi tổ gồm có từ 5 đến 15 gia đ́nh. Rồi đến năm 1953, người ta đă bước thêm một bước nữa và đă tái tổ chức lại thành các "hợp tác xă canh nông" gồm có từ 20 cho đến 40 gia đ́nh. Vào tháng 10 năm 1955, Mao đă ra lệnh là các người nông dân được tổ chức thành các "hợp tác xă to lớn hơn các kolkhoze của các người Sô Viết, và trung b́nh các hợp tác xă tiên tiến này có được 245 gia đ́nh. Mao đă sử dụng lại các câu chuyện của Stalin để lên án các người nông dân nhỏ là "tư bản từ cốt yếu." Đă thành lập được 752.000 hợp tác xă loại này và quy tụ 400 triệu nông dân gia nhập vào.

    Nói đúng ra, người ta đă không tịch thu đất của các người nông dân nhưng người ta đă cưỡng bách họ phải đưa vào làm của chung các con trâu và ḅ, các dụng cụ dùng cho nông nghiệp, các lúa giống và làm việc trong các toán người.Vị bí thư Đảng là người chỉ huy. Các phương pháp được sử dụng là bắt chước các phương pháp đă được thực hành tại Liên Sô. Các người nông dân được triệu tập đến dự các đại hội và phải ở đây vài ngày, có khi cả tuần lễ cho đến khi nào họ chịu gia nhập vào các đội t́nh nguyện gia nhập vào các công xă. Mao cũng xác nhận là Trung quốc đă không thoát được nạn đói kém kinh niên và chỉ có cách tránh được nạn này bằng các hủy bỏ các mảnh đất nhỏ của các người tiểu nông: "Từ nhiều năm qua, một phương cách cá nhân sản xuất nhỏ đă được đại khối nông dân sử dụng tùy theo đó là gia đ́nh là một đơn vị sản xuất: h́nh thức cá thể này là cơ bản của nền kinh tế "phong kiến" và việc này đă khiến cho người nông dân phải lâm vào cảnh nghèo khó triền miên.
    Các kế hoạch đầy tham vọng của Mao đă liên hệ đến giới nông dân và đă xa vời với khu vực kinh tế. Vào các năm đầu năm 50 dưới chiêu bài "cải cách" về dân chủ đă khiến cho toàn giới nông dân bị ră rời tơi bời. Mao đă đánh cuộc "là sẽ sáng tạo một xă hội mới, Đảng đă tấn công có phương pháp, vào tất cả các việc liên hệ của đời sống ở nông thôn. Việc được coi là tích cực là việc xóa bỏ nạn mù chữ, đặt lại giá trị của phụ nữ, cải thiện việc săn sóc về y tế và các biện pháp về vệ sinh công cộng và sau hết là việc không bó chân các trẻ em cùng với việc hút thuốc phiện và gả cưới các thiếu nhi. Cũng đă có được các việc đổi thay về đời sống cơ cực của các người nông dân nghèo.

    Trong 8 năm liên tiếp sau năm 1949, đời sống tâm linh đă bị xóa bỏ sau khi Đảng đă đóng cửa các ngôi chùa và các ṭa giáo đường và các tu viện.Tất cả các người phù thủy, phong thủy, bói toán và các vị giáo sĩ của các tôn giáo được tổ chức: đạo Lăo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo và cải cách, từ trước đến nay từng là các người hướng dẫn về tâm linh và giúp đỡ về tinh thần cho dân chúng, tất cả các người này đều bị đưa đi đày, hoặc phải bỏ đạo hay là bị bắt giam. Các buổi hành lễ cùng với các việc nghi lễ được thực hiện để cho các chu kỳ canh tác về canh nông, được coi là các giai đoạn về đời sống của người nông dân từ khi mới sinh ra cho đến ngày tạ thế tất cả đều phải hủy bỏ hay là bị cản trở. Để thay thế vào các buổi lễ truyền thống của dân tộc, Đảng đă tổ chức các buổi họp liên tục có tính cách chính trị cùng với các buổi họp lớn ở các ngôi chợ. Ở trong tỉnh Jiang Su (Kiang Su) các người nông dân có các bài hát riêng biệt của họ để được sử dụng vào các buổi lễ cưới vợ, vào lúc giặt quần áo hay là lúc giẫy cỏ, lúc họ cày bừa ruộng đất, các người nông dân này đă hát các bài hát dài này trong nhiều ngày. Từ đây, các bài hát về t́nh ái này và các ban hát của họ đă bị cấm đoán. Các ngôi chợ buôn bán đă phải đóng cửa. Chính quyền đă ra lệnh giảm thiểu các cuộc vui chơi của dân chúng và các đám cưới vợ cũng được làm giản dị đi để tránh các việc phung phí tiền bạc cùng với các sự ngông cuồng v́ đất nước đang cần được tái xây dựng lại.

    Bắt đầu từ năm 1956, Mao đă cho thiết lập chế độ giấy thông hành trong quốc nội để cho dân chúng sử dụng để đi lại trong nước.Các người nông dân đă bị cấm đoán không được đi chợ nếu không xin phép hay là trong những tháng ngoài mùa không có việc làm ở thôn quê th́ không có quyền đi t́m việc làm ở các thành phố. Các tin tức của thế giới bên ngoài, về trước được các người buôn bán, các người bán dạo, các kẻ ăn xin, các người ăn xin lang thang, các người ca hát dạo hay các vị tu sĩ đi khất thực, họ đưa các tin tức này, nay th́ bị cấm đoán và c̣n có ai biết được các tin tức của thế giới bên ngoài cùng với các việc xảy ra trong nước. Việc tuyên truyền của chính quyền đều hướng về việc sản xuất ra nhiều số lương thực ở các công xă thêm vào với việc hạn chế di chuyển, làm nản ḷng các ngành thủ công nghệ như khắc trên bản gỗ, thêu trên vải, dù là các nghề này là nghề phụ của các nông dân.

    Tất cả các tiểu xí nghiệp của cá thể ở các ngôi làng đă yếu dần đi và lệ thuộc vào Nhà Nước, các xí nghiệp này đă dần dần biến mất và từ đây đời sống của dân làng đă hoàn toàn lệ thuộc vào sự sản xuất ra lương thực và ở nơi Nhà Nước.Các người nông dân là các người mấu chốt cuối cùng của giây chuỗi phân phối và đă đưa đến việc không thể c̣n t́m được các vật dụng cần thiết cho đời sống. Các người vô sản ở các thành phố được dành quyền ưu tiên và chính sách "Nhà Nước Ân Nhân" đă được thiết lập. Cũng như, thí dụ, khi mà Đảng đă đặt ra ngoài ṿng pháp luật ngành y khoa cổ truyền cùng với các vị lương y th́ các người nông dân đă khó mua được thuốc uống để trị bệnh hay là t́m đưọc một vị y sĩ để có được thuốc uống hiện đại và để vị y sĩ được chính quyền công nhận hầu săn sóc cho sức khỏe của họ. "Đảng đă coi các tiêu chuẩn và các phong tục của nông dân là các kẻ thù" đây là lời kết luận của một tác giả người Mỹ về một thiên nghiên cứu ở một ngôi làng ở Hồ Bắc (Hebei) với tựa: Một ngôi làng ở Trung quốc xă hội chủ nghĩa. Cho đến mồ mả tỏ tiên mà các người nông dân sùng kính, các ngô mồ mả này cũng bị cày lên với lư do là đă chiếm diện tích các phần đất tốt.

    Mặc dù vậy, dù là đă có nhiều thay đổi và cũng v́ các sự thay đổi này, số lượng nông sản được sản xuất ra đă bị xé lẻ ra và nạn đói kém đă lan tràn ra. Riêng về năm 1956, việc sản xuất ra nông sản đă sụt kém đi 40%. Các tác giả của thiên nghiên cứu Một ngôi làng ở Trung quốc xă hội chủ nghĩa đă ghi là một phần của tỉnh Hồ Bắc, đă có nhiều dân làng đă sực nhớ lại là năm 1956 là năm đầu tiên phát động cuộc tập thể hóa là năm của con số không (0) về t́nh thế kinh tế sinh sống. Các dữ kiện thu thập được chỉ là từng khúc hay từng đoạn, nhưng h́nh như tại ngôi làng tên Wu Gong, cũng giống như ở các nơi cộng đồng khác ở tỉnh Hồ Bắc, đă phải chịu đựng một nạn đói và tai ương này đă làm nhớ lại nạn đói lớn đă xảy ra vào năm 1943 đă gây ra các sự mất mát về nhân mạng. Các con số người đă chết rất khó biết được và có thể gọi là tin được, nhưng đă có vài người đối thoại với chúng tôi đă nói là đă trông thấy một số rất nhiều người đă chết v́ đói ở các tỉnh Yunnan, Gansu, Guangxi (Kouang Si) và Tứ Xuyên (Sichuan). Trong tỉnh Fujian (Foukien) người ta nói là các người nông dân đă ăn các vỏ cây. Ở tại hạt Shun Yi, gần Bắc Kinh (Pékin) đă có nhiều nguồn tin nói là các người nông dân đă phải ăn các chiếc bánh làm bằng rơm rạ và vỏ cây. Ở nhiều nơi khác ở trong nước, các người nông dân đă bắt đầu ĺa bỏ các ngôi nhà ở của họ để đi các nơi khác hầu để t́m cho có các miếng ăn hàng ngày; dân tộc xứ Tây Tạng đă nổi loạn ở các tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan) và Thanh Hải (Qinghai).


    Việc tập thể hóa các gia súc (trâu ḅ ngựa lừa) đă khiến cho các người nông dân giết chết các gia súc này để bán thịt để tránh việc các công xă trưng thu
    . Trong hạt Fenyang ở tỉnh Anhui, các văn khố đă ghi chép rơ ràng lư do: Công xă chỉ mua một con ḅ với giá 5,5 đồng Nguyên Tệ (tiền chính thức), nếu giết con ḅ này và bán thịt th́ thu được 30 hay 40 đồng nguyên tệ. Trong trường hợp các gia súc này đă sống sót lại sau cuộc tập thể hóa và trở thành tài sản công cộng th́ không có ai là người chịu trách nhiệm về việc săn sóc và cho các con vật này ăn cỏ. Các người nông dân đă bắt buộc các con vật này phải làm việc đến kiệt lực cho đến chết, và đă lấy các thức ăn dành cho các con vật này đem cho các con lợn ăn. Vào mùa Thu năm 1956, tại hạt Fenyang đdă có 2.100 trâu ḅ đă chết: đến khi tuyết rơi lại có thêm 440 trâu ḅ đă chết v́ không chịu được sức lạnh. Các người nông dân đă có bài hát: "Ngày xưa, nếu con ḅ cái chết đi, chúng tôi đă khóc than là v́ con ḅ cái là của chúng tôi. Nhưng ngày hôm nay, con ḅ cái chết đi, chúng tôi lấy làm bằng ḷng v́ chúng tôi được thịt ḅ để ăn." Tại tỉnh Hồ Bắc, các trâu ḅ dùng vào việc cày đất đă giảm đi từ 4,3 triệu con c̣n lại 3,3 triệu triệu con vào năm 1956. Và đến năm sau, vị đệ nhất bí thư của tỉnh Hồ Nam, là ông Pan Fusheng đă than phiền là các người phụ nữ đang mang thai cũng phải ra kéo cày để cày đất v́ lư do là việc khan hiếm rộng lớn các trâu ṿ dùng cho việc cày đất.

    Tuy vậy, bộ máy tuyên truyền của Đảng vẫn tiếp tục nêu ra các thành tích của việc sản xuất nông sản và nói đến các thành quả tốt và lớn lao về sản xuất nông nghiệp, nhất là việc sản xuất ra thóc lúa, ông John Lossing Buck là người đă quan sát nền nông nghiệp của Trung quốc trước năm 1949, ông này đă tỏ ra nghi ngờ về các lời tuyên truyền đă được đưa ra.Ông Buck đang cư ngụ tại Mỹ quốc, ông đă so sánh các con số và kết luận là các người cộng sản đă sửa đổi các con số của các bản thống kê về năng xuất của thóc lúa đă được sản xuất ra trước năm 1949. Các người cộng sản đă đưa ra các con số cao lên trong các bản thống kê mới không đúng với con số thật. Dù là họ đă làm như vậy cũng không che dấu được sự thật về con số trung b́nh của sự thu hoạch của các mùa lúa giữa các năm 1949 và năm 1958 đă thu hoạch dưới con số của năm 1931 đến năm 1937 v́ các nông dân đă sống thoải mái và dễ chịu trong các năm 1923 cho đến năm 1933 (năm xảy ra nạn đói lớn ở miền Bắc Trung quốc) khi sự sản xuất thóc lúa tính theo từng đầu người dân sự sản xuất này được coi là quan trọng.

    Các đảng viên ôn ḥa trong ban lănh đạo của Đảng, trong số người này có ông Chu Ân Lai muốn băi bỏ việc tập thể hóa. Đă có người hiểu rơ là chiến dịch Bước Nhảy Vọt nhỏ về phía trước của Mao là một thất bại về kinh tế và cũng là một nguồn gốc gây ra sự "náo động" về chính trị. Trong các bản tường tŕnh cho nội bộ Đảng đă báo cho biết là ở vài địa phương đă xảy ra việc các người nông dân đă tấn công vào các người cán bộ của Đảng, đă đánh đập các người cán bộ này và nông dân đă ĺa bỏ các công xă lấy đi theo các thóc lúa và các con trâu ḅ. Năm 1956, ông Khrouchtchev đă đọc diễn văn tố cáo các tội ác của Stalin và phê b́nh chính sách canh nông của Stalin, việc này như đổ dầu vào lửa. Việc tập thể hóa xảy ra dưới thời Stalin đă không c̣n là một thành công lớn. Ông Khrouchtchev đă coi đó là một thảm họa cho các ngôi làng ở nông thôn mà đă không hề có kể từ khi có các cuộc xâm lăng của các người Thát Đát (Tartare) một sắc dân của vùng Trung Á. Nếu có một người nào đi qua một ngôi làng, người này sẽ có cảm tưởng là vị tướng lănh người Thát Đát tên Mamai và bộ lạc của ông vừa đi qua ngôi làng này. Không hề có được một ngôi nhà tranh mới mà các ngôi nhà cũ cũng bị bỏ phế.


    Dưới sự lănh đạo của Khrouchtchev, Liên Sô đă lùi một bước so với thời chủ nghĩa Stalin ngự trị bằng cách cho tăng giá các hàng buôn sĩ, giảm bớt các sắc thuế trên các vườn cây ăn trái và các vườn trồng rau và đồng thời băi bỏ các việc trưng thu cưỡng bách các sản phẩm của các khu đất tư.
    Tại Trung quốc đă có rất ít các lời phê b́nh của chính quyền về bài diễn văn "Mật" của ông Khrouchtchev, mặc dù Mao đă ngờ vực về việc bài Stalin đang lan tràn ra khắp Liên Sô và có thể liên lụy đến chính sách của Trung quốc.

    Vào năm 1957, Mao đă phản ứng lại bằng cách phát động một cuộc thanh trừng về chính trị, đó là phong trào chống tả khuynh.Về đại cương, đó là chống lại các người trí thức v́ các người này đă nói lên các lời phê b́nh trong thời điểm tự do phát biểu do Mao chủ trương (Phong trào Trăm Hoa Đua Nở) trong vài tuần lễ vào năm 1957 với tiêu đề: "Trăm nhà đua tiếng nói." Mao đă giương một cái bẫy cho các người trí thức và người nào đă lên tiếng nói th́ chẳng bao lâu liền bị bắt giam và bị ghép vào tội "tả khuynh." Có người đă nghĩ là Mao đă ngạc nhiên v́ các số lời chỉ trích và Mao cũng lo sợ sẽ xảy ra một cuộc nổi dậy như đă từng có xảy ra tại nước Hung Gia Lợi. Dù vậy, cũng đă có nửa triệu người đă bị bắt giam trong chiến dịch chống tả khuynh, và người tổ chức là tổng bí thư của đảng cộng sản là ông Đặng Tiểu B́nh.

    Nhưng mà, các lư do chính của cuộc thanh trừng này là không c̣n ngờ được là sự thất bại của lúc đầu việc tập thể hóa. Thực vậy, các mục tiêu chống tả khuynh ở nông thôn không phải là các người trí thức mà là số đông các người công chức lớn hay nhỏ v́ các người này đă có lời than phiền về chính sách canh nông của Mao đưa ra. Trong số các người đầu tiên bị thanh trừng, có ông Deng Zi Hui là người chịu trách nhiệm về lao động ở nông thôn của Đảng và ông này đă bị tố cáo là tả khuynh v́ ông này đă chống lại việc tập thể hóa. Ông này được một cán bộ có khuynh hướng theo Stalin, là ông Chen Boda. Ở tại các tỉnh, đă có nhiều vị phó bí thư và luôn cả các vị tỉnh ủy đă mất chức vụ. Tại tỉnh Hồ Nam, vị đệ nhất bí thư là ông Pan Fusheng đă bị bắt giam v́ ông đă nói là các hợp tác xă là một sự lăng phí và quá không cân đối để đạt được sự công hiệu. Ông Pan đă quyết định phân chia nhỏ ra các công xă và cho phép các người nông dân được ra đi nếu họ mong muốn. V́ vậy ông Pan đă bị tố cáo là muốn đi theo chủ nghĩa của ông Boukharine và là người che chở cho giới nông dân nhỏ bé. Mao đă cho ông Wu Zhifu thay thế ông Pan, v́ ông Wu là người nhiệt t́nh thiết lập công xă và Mao đă đưa ông Wu ra làm gương mẫu và Mao đă đề tặng cho ông Wu một quyển sách của ông đă viết ra với tựa đề: "Làn sóng lớn của chủ nghĩa xă hội ở nông thôn." Tại tỉnh Anhui, vị đệ nhất bí thư là ông Zeng Xisheng đă cho bắt giam một số lớn các người công chức và người trí thức, mà luôn cả vị phụ tá cho ông là ông Li Shinong cùng với tất cả các người công chức đă tỏ ra là phê b́nh hay là đă bị nghi kỵ đă chống lại chế độ công xă. Riêng ở hạt Fenyang đă có 4632 người cán bộ của Đảng đă bị dính líu, 22 người đă chết trong các cuộc hỏi cung và 160 người đă bị đưa đi các trại lao động khổ sai.

    Ở trong Đảng, chiến dịch chống "tả khuynh" đă làm các đảng viên có tinh thần chống đối trở nên thụ động và kể luôn các người có chuyên môn về canh nông cũng không phát biểu ra các sự nhận xét mới.Các sự kiện này đă mở đường khiến Mao đă đưa ra kế hoạch "Bước Nhảy Vọt lớn về phía trước." Vào năm 1957, Mao đă phác họa ra chính sách. Rồi đến một năm sau, Mao đă sẵn sàng bắt chước và thực hành chính sách của Stalin và phát động khẩn trương kế hoạch kỹ nghệ hóa. Từ đây, Mao không c̣n là người đồng đều với các người đồng chí chiến hữu mà đă trở thành một người "bán thần linh" và Mao cũng không c̣n muốn nghe các lời khuyến cáo của các vị cố vấn của ông và luôn cả các lời khuyến cáo của người "Anh Lớn" ở Moscou. Các người Liên Sô đă khuyên can Mao đừng vướng phải các sai lầm của Stalin và nói là Trung quốc c̣n nghèo hơn Liên Sô vào thời 1928. Tại Trung quốc số sản xuất thóc lúa chỉ bằng một nửa số sản xuất ở Liên Sô, tính theo đầu người dân trong các năm 20: v́ vậy đă hạn chế giảm các hành động chỉ là giảm đi so với Liên Sô.


    Chính Khrouchtchev đă nói với Mao là trong thập niên 20, những người nào đă thành lập các kolkhoze là các người chỉ có các sự hiểu biết "tồi dở" về những ǵ liên quan đến chủ nghĩa cộng sản cùng với cách phải làm cách nào để xây dựng chủ nghĩa này.
    Nhưng v́ ông Khrouchtchev đă dùng các lời nói mỉa mai cay độc để nói ra các lời nói và ông đă nhận định: "Mao tự coi là một vị "bán thần linh" và tự coi là con người đă được Thượng Đế lựa chọn để thực hiện các Thiên Mệnh. Thực trạng Mao nghĩ rằng có thể là Thượng Đế đă là người đă thi hành các ư muốn của Mao." Ông Khrouchtchev có cảm tưởng là Mao muốn chứng tỏ là người dân Trung quốc có thể xây dựng chủ nghĩa xă hội và "làm ngạc nhiên thế giới" - nhờ vào thiên tài của Mao, xây dựng một thế giới xă hội chủ nghĩa.


    Ḷng tham vọng của Mao, là người thứ nhất trong thế giới cộng sản không đơn giản là thực hiện cho "ngang bằng" với Liên Sô và thử xem ai là người đạt được việc tiến trước lên chủ nghĩa cộng sản.
    Các công xă và các thành phố nông nghiệp ở Liên Sô, và lại cộng sản hơn v́ đă hủy bỏ các khoảng đất nhỏ dành cho cá thể canh tác riêng, cùng với các vật dụng thuộc về tư hữu - một việc mà Stalin đă phải lùi bước nhượng bộ.

    Về phần ông Khrouchtchev thay v́ tỏ ra khiêm nhượng khi đề cập đến các mục tiêu, vào năm 1958, ông đă tuyên bố là trong ṿng 3 hay 4 năm, Liên Sô sẽ sản xuất ra thịt, sữa và trứng cho mỗi người dân bằng như nước Mỹ. Cũng vào thời điểm này, ông Khrouchtchev đă cho phát động kế hoạch khai thác các vùng "đất c̣n hoang vu" với mục tiêu khẩn hoang 15 triệu mẫu đất tại xứ Kazakstan và tại vùng Sibéria, để đưa vào trồng tỉa. Mao đă phản ứng lại và nói là sẽ sản xuất "gang thép" và số lượng sản xuất ra sẽ vượt qua số lượng "gang thép" do Anh quốc sản xuất ra. Vào lúc đầu th́ Mao nói là cần 15 năm, về sau lại hạ thấp con số này xuống c̣n 3 năm, rồi c̣n 2 năm. Đă có một sự đua tranh giữa hai chế độ về các vấn để dù là khiêm nhượng.

    Vào năm 1958, các người Sô Viết đă có ư định là sẽ giao các chiếc máy cày đất cho các kolkhoze thay v́ giao các chiếc máy cày này cho đơn vị cơ giới và máy cày, cơ quan hành chính quản trị tự quản ở Bắc Kinh đă hoăn lại việc thông báo tin này cho đến ngày Trung quốc thông báo tin này, với tư cách là độc lập và Trung quốc sẽ tự làm lấy. Vào năm 1958, các người cộng sản Trung quốc đă tuyên bố là chế độ cộng sản sẽ "tức vị" đưa đến việc không c̣n có Nhà Nước và đây sẽ là một biến cố sẽ xảy ra gần đây, không c̣n lâu nữa. Các người lănh đạo Trung quốc đă nói ra giống như người ta sẽ đạt đến việc này trong ṿng 3 hay 4 năm. Vị y sĩ riêng của Mao đă nhận xét: Lúc cùng với giới thân cận của Mao, ông này đă khoe khoang là từ nhiều thập niên qua, Liên Sô đă thử nghiệm thiết lập một h́nh thức tiên tiến về phát triển xă hội nhưng luôn luôn đă thất bại. Mao nói là chúng ta đă thành công dưới 10 năm. Vào năm 1961, ông Khrouchtchev đă chấp nhận sự thách đố này và tuyên bố là Liên Sô sẽ đi vào giai đoạn cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản trong ṿng 15 năm sắp đến.

    Hai nước Liên Sô và Trung quốc lại ngang sát nhau về nhiều vấn đề khác, như việc Moscou ḥa hoăn với Tây phương, thêm vào Moscou đă từ chối không giúp đỡ Trung quốc trong việc chế tạo ra bom nguyên tử.Vào tháng 7 năm 1960, sự rạn nứt nghiêm trọng giữa Moscou và Trung quốc đă xảy ra trong vài tuần lễ. Moscou đă ra lệnh rút về nước tất cả các ngàn người chuyên viên kỹ thuật đang làm việc giúp đỡ Trung quốc sau năm 1949, và việc rạn nứt này lại càng nặng hơn v́ cả 2 bên đều đă bêu xấu và chửi nhau thậm tệ. Tuy vậy, Mao vẫn tin tưởng với ḷng nhiệt t́nh vào chính sách của Stalin, luôn cả chính sách về canh nông cùng với các phép lạ của nền canh nông Sô Viết. Mao muốn Trung quốc noi gương Liên Sô và sau sẽ vượt qua Liên Sô, sử dụng các phương pháp của các nhà bác học Liên Sô như ông Trofin Lyssenko, các nhà bác học Liên Sô đă tự phụ là đạt được các năng xuất cao về sản xuất trong việc canh tác các khu ruộng đất.

    Khởi đầu, ông Khrouchtchev đă coi ông Lyssenko là một kẻ lừa dối, nhưng về sau đă thay đổi ư kiến khi ông phát động kế hoạch khai thác lớn các khu đất c̣n hoang vu. Ông Lyssenko đă thuyết phục được ông Khrouchtchev là ông vừa phát minh ra một phương pháp để làm các cánh đồng cỏ trở nên ph́ nhiêu, sẽ làm tiết kiệm được việc chế tạo và sử dụng phân bón và các loại thuốc trừ cỏ mọc. Ḷng tin tưởng không được đặt đúng chỗ trong các sự kỳ diệu của nền khoa học Sô Viết đă làm Mao và Khrouchtchev đều phạm phải sai lầm, khiến cho hai ông này tưởng là đă có được chiếc ch́a khóa để đạt được sự dồi dào về lương thực. Các kế hoạch cao xa về phát triển canh nông của Khrouchtchev, các kế hoạch này đều thất bại, các vùng đất hoang vu đă biến thành "cát bụi" và số lượng sản xuất thịt ăn của Liên Sô đă bị giả mạo, như chúng ta đă được biết vào ngày hôm nay.

    Vào năm 1964, Khrouchtchev đă bị hạ bệ và đă rời bỏ chính quyền, một phần v́ do sự thất bại về canh nông. Mao đă không chịu chung một số phận như vậy, dù là vào năm 1958, Mao đă tưởng là đă có được một công thức có thể làm tăng trưởng cho sự sản xuất nông sản, việc này sẽ đảm bảo cho sự thành công cho việc ảo tưởng của ông. Sẽ có được rất nhiều lương thực cho nhân dân có được "cái ăn" giống như các lời tiên tri của Karl Marx và thời gian đă đến để có thể cung cấp cho một người tùy theo sự cần dùng của họ. Không c̣n có sự chờ đợi lần lượt cũng như Hegel đă nói, sự tiến bộ sẽ nhảy từng bước một cùng với các bước nhảy th́nh ĺnh cũng như việc tiến bộ. Cũng v́ vậy Mao đă đặt tên cho chương tŕnh của ông là "Bước Nhảy Vọt lớn về phía trước."

    Đọc tiếp theo Chương 5 . Khoa Học sai trái - Lời hứa giả tạo

    http://www.tinparis.net/vn_index.html
    (c̣n tiếp )


  5. #5
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    345

    Trung quốc: Đất nước của sự ĐÓI KÉM

    CHƯƠNG 5
    Khoa học sai trái -Lời hứa giả tạo.


    Về khoa canh nông, việc thành công của thực hành là tiêu biểu cuối cùng của sự thật.
    * Stalin.
    Khi trông thấy mọi người đều cư xử như các người say rượu th́ một ḿnh tôi có thể tự coi là điều độ được.
    Thi ca đời nhà Đường của Trung quốc


    Để phát động phong trào Bước Nhảy Vọt lớn về phía trước, Mao đă khơi động các hy vọng hăng hái của toàn dân Trung quốc, việc này cũng hiển nhiên giống như sự cuồng loạn tập thể.Mao là vị "đại lănh tụ" là con người không thể sai lầm, một người "Mát Xít" sáng chói, một thiên tài tuyệt đối, đă hứa kiến tạo nên Thiên Đường trên trái đất này. Cũng như trong các năm 40, Đảng đă khuyến khích sùng bái Mao, nhưng lần này người ta đă đi đến cao độ của sự "lố lăng quái dị": Mao đă trở thành một "bán-thần linh" không thể sai lầm. Các thi sĩ, các văn sĩ, các người kư giả và các khoa học gia của toàn Trung quốc và luôn toàn thể đảng cộng sản đă đồng lên tiếng là ảo tưởng của Mao sẽ đến trong tầm tay. Từ một nước mà nạn đói xảy ra triền miên, sẽ nhờ vào thiên tài của Mao, đất nước này sẽ trở nên phong phú và dồi dào lương thực và của cải. Các người dân Trung quốc sẽ có được thức ăn dư thừa mà họ sẽ không biết phải dùng cho việc ǵ và dân chúng sẽ sống một cuộc đời "nhàn hạ", mỗi ngày chỉ cần lao động vài giờ đồng hồ. Dưới sự lănh đạo sáng suốt của Mao, Trung quốc sẽ đạt được cao độ của chủ nghĩa cộng sản, sẽ tiến bộ hơn tất cả các nước khác trên địa cầu. Nếu các người Sô Viết dự định là sẽ đạt được chủ nghĩa cộng sản trong ṿng từ 10 đến 20 năm, th́ các người Trung quốc có thể đạt được trong 1 hay 2 năm. Trên việc làm, Mao hứa là trong một năm việc sản xuất lương thực sẽ gia tăng gấp hai hoặc gấp ba lần. Chính nơi ông Lưu Thiếu Kỳ cũng để bị lây bởi tư tưởng của thời điểm và đưa ra khẩu hiệu: "Làm việc "cật lực" trong vài năm, sẽ hưởng hạnh phúc cả ngàn năm."

    Một phong trào sùng bái cá nhân Mao đă tiên khởi trước khi phát động chiến dịch Bước Nhảy Vọt lớn về phía trước. Phong trào sùng bái Mao cũng ngang hàng với phong trào sùng bái Stalin.Bắt đầu từ cuối năm 1957, các h́nh ảnh lớn và nhỏ của Mao đă bắt đầu xuất hiện ở khắp mọi nơi. Mao được so sánh như một "mặt trời" và các người dân đă so sánh là thời đại của Mao, đă là thiên đường ở địa cầu. Nhật báo Trung quốc đă viết bài: "Các cha mẹ của chúng ta là các người thân hơn cả trên đời này, nhưng dù vậy cũng không thể so sánh được với chủ tịch Mao." Về các bài hát, Mao đă được đưa lên tột đỉnh vinh quang:

    Chủ tịch Mao là người vô cùng tốt bụng,
    Mười ngàn bài hát cũng không đủ để ca ngợi ông.
    Chúng ta dùng các thân cây làm bút,
    Dùng khuôn trời làm giấy để viết
    Và dùng đại dương làm mực viết
    Cũng c̣n có vô số điều để viết ra.


    Vào năm 1958, các người cán bộ công chức đă đi khắp nơi để tuyên truyền và miêu tả hạnh phúc và đại phúc đă đang báo trước.
    . Vị bộ trưởng canh nông là ông Tan Chenblin đă sử dụng thi ca để nói lên việc các người nông dân đang sinh sống trong các ngôi nhà tranh vách đất sẽ trong giây lát sẽ được sinh sống trong các ṭa cao ốc, và không c̣n phải cởi trên các con lừa để di chuyển mà sẽ sử dụng phi cơ để đi đó đi đây.

    Sau hết, chủ nghĩa cộng sản có ư nghĩa ǵ ?

    Điều thứ nhấtlà được ăn no, không phải chỉ nhét đầy dạ dầy. Vào mỗi bữa cơm sẽ được thưởng thức thịt gà, cá hay là trứng gà trứng vịt…. các món ăn ngon như bộ óc của các con khỉ, các tổ chim yến, các nấm trắng sẽ dọn cho mọi người ăn tùy theo nhu cầu của mỗi người.

    Điều thứ hailà về quần áo. Tất cả các nhu cầu về quần áo sẽ được cung cấp. Quần áo sẽ có được nhiều kiểu mẫu, sẽ không phải là chỉ có một màu xanh hay màu nâu. Sau những giờ làm việc, mọi người đều có quần áo bằng tơ lụa hay là bằng hàng len hay dạ. Sẽ nuôi thêm các con chồn để lấy lông. Khi mà tất cả các Công Xă Nhân Dân đă đồng đều chăn nuôi các con chồn, tất cả mọi người đều sẽ có các chiếc áo "măng tô" được lót bằng lông chồn.

    Điều thứ balà về nhà ở. Các nhà ở sẽ đạt được các tiêu chuẩn của các nhà ở nơi các thị trấn hiện đại. Vậy cần phải được hiện đại hóa cách nào ? Các cao ốc ở miền Bắc sẽ được trang bị với hệ thống "sưởi ấm trung tâm" và ở miền Nam sẽ được trang bị hệ thống điều ḥa không khí. Tất cả mọi người đều sinh sống trong các ṭa cao ốc to lớn. Không cần nói đến việc có điện để thắp đèn, có điện thoại, có nước để dùng hàng ngày, có máy radio và máy truyền h́nh.

    Điều thứ tưlà bàn về giao thông và di chuyển. Trừ ra các người chạy để luyện tập cho thân thể, tất cả các người đi làm việc đều sử dụng phương tiện di chuyển bằng xe chuyên chở công cộng. Các đường bay hàng không sẽ được thiết lập để đi về mọi "nơi hướng" và mỗi một tỉnh (xian) đều có một phi cảng. Và sẽ không lâu, mỗi người sẽ có một phi cơ riêng.

    Điều thứ năm là việc Cao Học sẽ được dân chủ hóa. Đó là chế độ và chủ nghĩa cộng sản: lương thực, quần áo, nhà ở, việc vận chuyển chuyên chở, việc giải trí và văn hóa, các học viện về khoa học và thể dục. Đó là đáp số của các điều mà chúng ta gọi là chủ nghĩa cộng sản.

    Các huyền tưởng của mức sống của nước Mỹ cũng đă được tuyên truyền cho các người nông dân đang sinh sống ở nước xa xôi là xứ Tây Tạng, ở một xứ mà người dân chưa hề trông thấy một chiếc phi cơ hay là nói đến một cao ốc:chúng ta có thể cùng chung sống như một đại gia đ́nh. Chúng ta sẽ không phải cần lo nghĩ đến thức ăn hằng ngày, lo nghĩ về quần áo và nhà ở v́ tất cả mọi người đều vận một loại quần áo, cùng đồng ăn một loại thức ăn và cùng chung sống trong một ngôi nhà, cùng lao động và hầu hết là các chiếc máy sẽ sản xuất ra các vật dụng. Và đến một thời điểm nào đó sẽ có các chiếc máy đưa đến tận miệng chúng ta các bữa cơm ăn.

    Với các câu chuyện thần tiên về một việc thịnh vượng đă bất th́nh ĺnh được đưa ra tuyên truyền vào năm 1956. Đă có một đối thoại với chúng tôi, người này là một cựu kư giả ở tỉnh Sơn An Tây, ông này đă trực nhớ lại trong một buổi hội họp (meeting) để tuyên truyền vào năm 1956, ông đă nghe Mao nói là trong ṿng 3 năm làm việc cực nhọc, Trung quốc sẽ đạt được một sự thịnh vượng mà tất cả mọi người sẽ không c̣n phải làm việc cực nhọc nữa dù là ở nông thôn hay ở thành phố và tất cả mọi người đều sẽ sinh sống trong sự sung túc.

    Các vị văn sĩ cũng phụ họa vào để nói lên những điều tô điểm thêm vào cuộc sống hạnh phúc này. Một nhân vật tên Qin Chao Yang trong tác phẩm: Các câu chuyện xảy ra trong làng, đă miêu tả lại các việc xảy đến:

    Chủ nghĩa xă hội, đó là toàn hạt đầy núi non của chúng ta sẽ được trồng cây ở khắp nơi, các chiếc nụ của các trái Đào và của các trái Lê sẽ phủ đầy các ngọn đồi. Các trại cưa gỗ sẽ được thiết đặt ở trong hạt chúng ta và sẽ có một đường sắt được thiết đặt. Các cây ăn trái sẽ được tưới với các thuốc do phi cơ rải xuống và chúng ta sẽ có một chiếc hồ lớn để chứa trữ nước để tưới cây.

    Chúng ta có thể trồng cây phủ lên đầy các triền núi ở trong hạt của chúng ta và sẽ có toàn các cây xanh và làn nước của các ḍng sông sẽ trở nên trong sạch hơn. Chúng ta có thể làm cho đất dùng để trồng tỉa trở nên ph́ nhiêu hơn và làm cho các gương mặt của các dân làng được hân hoan và mạnh khỏe hơn ! Chúng ta sẽ làm tiến bộ xă hội chủ nghĩa ở hạt có nhiều núi non này. Nếu quư vị có đặt câu hỏi với tôi th́ tôi sẽ trả lời là việc này có thể làm được ! Chúng tôi có quyết tâm, và có đôi cánh tay. Chúng tôi có thể làm được !

    Một thiên tiểu thuyết khác:Các sự thay đổi lớn ở một ngôi làng ở miền núi, tác giả là ông Zhou Libo, đă miêu tả viên bí thư của một hội thanh niên của làng đă tiên liệu là dân làng sẽ được có tất cả các tiện nghi cho đời sống hiện tại.

    Chẳng bao lâu nữa, chúng ta sẽ có được các tiện nghi hiện đại cho đời sống của chúng ta, không cần phải đợi đến 5 hay 10 năm nữa. Lúc ấy chúng ta sẽ dùng các số tiền tích lũy của các hợp tác xă để mua một chiếc xe "camiông" và khi các người phụ nữ ở trong làng muốn đi lên tỉnh để xem hát tuồng, các vị phụ nữ này sẽ biết lái (điều khiển) chiếc xe này. Chúng ta sẽ có điện để sử dụng, có các máy điện thoại, các xe camiông và các chiếc máy cày đất. Chúng ta sẽ sinh sống với đầy đủ các tiện nghi, hơn cả các người dân sống ở thành phố bởi v́ chúng ta có được các phong cảnh đẹp và khí hậu trong sạch và lành. Bông hoa sẽ nở quanh năm, các trái cây rừng sẽ có quá nhiều đến nỗi chúng ta ăn không hết như các loại: các hạt dẻ, các trái hồ đào, tất cả các loại cây này đều mọc trên các triền núi.

    Lẽ dĩ nhiên, tất cả mọi nơi ở Trung quốc, các người nông dân đều hỏi han khi nào th́ đạt đến chủ nghĩa cộng sản th́ các người nông dân được trả lời là sắp đến, gần sắp đến rồi. Sự lạc quan cùng với sự cuồng tin là do sự "dốt nát" của Mao về các khoa học hiện đại. V́ Mao đă hiếm khi đi ra khỏi lănh thổ của Trung quốc và cũng không có học tập các khoa học của phương Tây, Mao tin tưởng là khoa học cho phép ông thực hiện được các giấc mơ của ông. Trong những ngày ông sinh sống ở trong vùng núi hẻo lánh tại Diên An, Mao và các người đồng nghiệp của ông đă đồng nghiên cứu kỹ lưỡng các việc tuyên truyền của Moscou với các sự thành công của các nhà khoa học Sô Viết, của các ông Pavlov, Lyssenko và các người đồng nghiệp của các ông này, và Mao và các đồng nghiệp của ông đềutin tưởng vào các sự chính xác của các nhà khoa học Liên Sô.

    Tiên khởi, chủ nghĩa Mát Xít tự cho là một "chủ nghĩa khoa học" là một học thuyết được áp dụng vào các nguyên tắc cho các khoa học chính trị và của xă hội.Về lư do này Mao tưởng là khoa học hiện đại có thể biến đổi đời sống của nhiều triệu người nông dân dốt nát đă từng trải qua nhiều thế kỷ sinh sống ở trong "bùn đen" của các sự mê tín phong kiến. Không cần phải mất thời gian để thuyết phục các người nông dân "dốt nát" này, phải cưỡng bách họ đi vào thế kỷ 20 này. Tất cả mọi việc liên quan đển sự tín ngưỡng truyền thống đều bị để qua một bên hay bị hủy bỏ khi thi hành kế hoạch Bước Nhảy Vọt lớn về phía trước (đă có nhiều người quan sát viên đă có khuynh hướng nghĩ là việc hủy bỏ các tín ngưỡng truyền thống đă chỉ xảy ra khi phong trào Cách Mạng Văn Hóa được phát động), nhưng trớ trêu thay, chính Mao lại là người buộc phải thay thế các sự tín ngưỡng này bằng một "giấc mơ" mà giấc mơ này lại không có được một căn bản khoa học nào và hoàn toàn không hợp lư, không hơn không kém, đảng cộng sản lại cho là "lố bịch" các sự dị đoan và mê tín của các người nông dân.

    Ông Khang Sinh là một người a ṭng của Mao, là một con người hiện thân gần như hoàn hảo việc đến gần sự thực tế đặc biệt này: "Cũng như Karl Marx đă nói, chúng ta phải tự cho phép nói bất cứ ǵ" đây là lời ông Khang Sinh đă nói với tất cả mọi người, và ông đă đi khắp nơi trong nước để diễn thuyết về đề tài cần phải chứng tỏ ra có khả năng sáng tạo về khoa học. Năm 1958, ông Khang Sinh đă đặt các câu hỏi với các vị giáo sư ở thành phố Zhengzhou thuộc tỉnh Hồ Nam: "Khoa học là cái ǵ ? Và ông tiếp tục nói với đề tài này: "Không có khó khăn ǵ để làm ra các chiếc máy phản lực nguyên tử, các chiếc máy "gia tốc cộng hưởng từ tính" (cyclotron) hay là các hỏa tiển (fusée). Khoa học là gồm có sự đơn giản là hành động táo bạo, chả có ǵ là bí mật cả. Tại tỉnh Hefei, ông Khang Sinh cũng vẫn nói lại như vậy: các ông đừng có sợ ǵ cả về các việc này: khi mà các ông dám hành động một cách táo bạo, các ông có thể mau chóng thành công. Các ông phải tự tin là hơn cả mọi người, cũng giống như chả có người nào ở sau lưng của các ông… Các ông không cần lo nghĩ đến các Bộ, Sở của Động Cơ thứ nhất, của Động Cơ thứ hai, và cũng không cần đến Viện Đại Học Qinghua, mà cần phải hành động táo bạo, không cần đặt ra các câu hỏi rồi mọi việc sẽ được giải quyết tốt đẹp.


    Cũng trong năm 1958, tại Thượng Hải (Shanghai), ông Khang Sinh đă tuyên bố với các người cán bộ là vào năm 1950, các trường học ở Shanghai có thể phóng lên không gian một hỏa tiển vào loại thứ ba, bay trên độ cao 300 kilômét, th́ các trường học sẽ được thưởng 3 điểm.
    Nếu phóng lên không gian một hỏa tiển loại thứ ba có chở theo một vệ tinh th́ sẽ được thưởng 5 điểm. Việc là đơn giản như vậy. Vào Tết đầu năm, dân chúng đă đốt các chiếc pháo thăng thiên, th́ chắc chắn là các học sinh cũng có thể phóng lên các hỏa tiển thực sự.

    Ông Qian Xusen, là một giáo sư về Vật Lư Nguyên Tử được đào tạo ở Mỹ quốc, ông đă trở về nước phục vụ cho Mao, hầu để chế tạo ra quả bom nguyên tử đầu tiên của Trung quốc, ông Qian Xusen cũng đă hưởng ứng sự lạc quan này.Ông Qian đă viết các bài báo và đă diễn thuyết trước các nhà chuyên khoa giỏi về canh nông, ông này đă nói theo ư kiến của ông về việc có thể có được nhiều mùa gặt hái trong một năm là việc làm có thể là thực tế và có thể làm tăng số thu hoạch nông sản lên gấp 10 lần và cũng có thể đến 100 lần nhiều hơn. Ông Qian đă tự phụ nói là một diện tích đất nhỏ có thể sản xuất được 12 tấn thóc nếu các năng lượng của ánh sáng mặt trời được sử dụng có "ư thức."

    Một sự mù quáng về sự thật đă làm các nhà bác học Sô Viết, đang viếng thăm thân hữu Trung quốc, phải lấy làm chướng tai, ví dụ như ông Mikhail Klochko. Ông này đă viếng tỉnh Vân Nam, nơi có nhiều mỏ đồng, ông đă viếng một trường dạy chuyên nghiệp và nhận thấy là các người học sinh đă biên chép các bài học về hóa học hữu cơ theo từng bài giảng và các học sinh này chỉ chuyên học về đồng là môn vô cơ và cũng không học về các kim loại khác cùng với các nguyên tố khác nhau. Đường lối học tập này cũng đă từng diễn ra tại Liên Sô vào thời điểm Stalin đă phát động kế hoạch Ngũ Niên đầu tiên. Cũng vào thời điểm này, các thông báo trên nhiều sách học và các bài viết từng tương tự như ở Trung quốc: việc không có được các lời khuyến cáo của các người chuyên khoa v́ các người này đang "nhút nhát" v́ bị coi là những "người chuyên khoa trưởng giả" họ đang ẩn náu trong "tháp ngà" và họ chỉ tiến từng bước nhỏ "rởm." Các người nông dân được đề cao là các nhà bác học thật sự, các người giàu của là nhờ vào sự hiểu biết trực giác, tất cả đều do sự lănh đạo của các đảng viên đầy nhiệt t́nh cách mạng - và nhờ vậy sẽ đạt được các việc phi thường.Quyển tiểu thuyết vô sản Izbrannoe (Kẻ ưu tú) của tác giả Isaac Babel,đây là một ví dụ, thuật lại việc một vị chuyên gia về dầu hỏa đă bị một đảng viên trẻ tuổi quở trách: Chúng tôi không nghi ngờ về sự hiểu biết về ngành dầu hỏa cùng với thiện chí của giáo sư. Nhưng chúng tôi bác bỏ các sự tôn sùng về các con số v́ các con số này đă bó tay và nô lệ chúng ta. Chúng tôi từ chối việc sử dụng bảng toán nhân để làm căn bản cho chính sách của chúng tôi."


    Trong lúc thi hành kế hoạch Bước Nhảy Vọt lớn về phía trước như là đă gần như ít có việc đă xảy ra tại Trung quốc, nhưng lần này là trong thực trạng.
    Tờ Nhật Báo Nhân Dân đă thuật lại việc các người sinh viên của các phân khoa khoa học của Viện Đại Học đă không chuyên cần học các lư thuyết căn bản và đă không viết đúng vị trí của các "dấu phẩy" ở hàng các con số "thập phân" và các sinh viên khác đă làm sai trật việc tính các con số của "căn bậc hai của con số A." C̣n tệ hại hơn, đă có một thông tư đă phát biểu ư kiến là về khoa học đă trở thành đơn giản dù là một đứa trẻ em cũng có thể hiểu được. Một quyển sách chuyên về tuyên truyền với tựa đề: "Chúng nó đă đạt được các sự phi thường" miêu tả việc các trẻ em của một trường tiểu học, đă từ một khoảnh đất với diện tích nhỏ bé, đă trồng được 10 loại cây trồng loại mới, và đây là một việc làm được coi là đă được xác nhận là một việc đă lấy ra ra từ một quyển sách về khoa học "tưởng tượng" không đúng vậy hởi các bạn trẻ, không đúng vậy ! Đây là một việc có thật xảy ra. Không hề là truyện phù thủy hay là một việc thần tiên và cũng không có việc một vị phù thủy với bộ râu dài và màu trắng đến từ đâu không ai được biết. Các vị anh hùng của truyện của chúng tôi là một nhóm các thiếu niên trẻ tuổi Tiên Phong, họ đang theo học tại một trường tiểu học giống như các thiếu niên khác.

    Vào năm 1958, Đảng đă cho tổ chức tại Trung quốc nhiều ngàn trường trung học tân lập, các viện đại học và các viện nghiên cứu tân lập, trong khi đó th́ lại giam cầm các vị bác học hay là kết án lao động khổ sai các vị bác học này. . Để thay thế cho các vị bác học này, Đảng đă đưa nhiều ngàn nông dân "không có kiến thức" vào làm các việc "nghiên cứu về khoa học." Và các việc phi thường đă được công bố ra, nhưng Bước Nhảy Vọt lớn về phía trước đă nặng ư nghĩa là gia tăng việc sản xuất thóc lúa và gang thép. Đây là "Hai Việc Chính" mà Mao đă nói là sẽ hiện đại Trung quốc.

    Cũng giống như Stalin đă nhận định là việc sản xuất "to lớn" đang làm gia tăng số lượng sản xuất "sắt thép" là căn bản cho chương tŕnh "kỹ nghệ hóa thái quá", Mao đă dự kiến sẽ trong ṿng một năm, gia tăng sản xuất số "sắt thép" lên gấp hai hay gấp ba lần, khắp mọi nơi ở Trung quốc,từ các ngôi làng hẻo lánh cho đến vùng cao nguyên ở Tây Tạng, luôn cả các vị đảng viên cao cấp của Đảng đang sinh sống trong khuôn viên Zhongnanhai, tất cả đều xây dựng các ḷ nấu thép cở nhỏ, thực hiện trong các năm 1958 và 1959 để sản xuất ra thép tại các "sân hậu" nơi họ đang cư trú. Mỗi cá nhân phải cung cấp ra một số "sắt thép" đă được chỉ định trước để làm gia tăng tổng số sản lượng thép của Trung quốc. Mọi người đều cung cấp các chiếc xe đạp hư hỏng, các song sắt của các cửa sổ, các soong chảo của nhà bếp. Và để có củi để nung đốt cho các chiếc ḷ nấu sắt này, người ta đă chặt vô số hạn các cây cối. Tất cả các người dân, người nào có thể tham gia vào các công tác này th́ mới có quyền đến ăn cơm ở các căng tin công cộng của nhân dân, và được ăn tùy thích. Các thỏi sắt được đúc ra từ các thỏi sắt này được nói là để sử dụng để biến chế ra thành các chiếc máy cày đất hầu để cơ giới hóa ngành canh nông. Nếu Trung quốc có thể thực sự sản xuất ra số nhiều "sắt thép", đương nhiên là Trung quốc có thể sản xuất số "sắt và thép" này để làm ra các chiếc máy cày đất, các chiếc máy gặt lúa, các chiếc xe vận tải, các động cơ Diesel và các máy bơm nước cần dùng cho canh nông.

    Thay v́ vậy, các nông dân lại thiên về môn TuFa, nói đúng từng chữ là "phương pháp sản xuất đất đai - để thực hiện việc cơ giới hóa các công tác canh nông của họ bằng cách sáng chế ra hàng trăm cách để thay thế cho các trục bánh xe, các bánh xe có răng, các sợi "giây cáp" (cable), tất cả các vật dụng này đều làm bằng gỗ thay v́ làm bằng thép. Các bức h́nh chụp được sử dụng cho việc tuyên truyền đă cho thấy các chiếc thảm giây chuyền được thiết tạo bằng cây gỗ,các chiếc máy đập lúa, các chiếc máy rải phân bón, tất cả đều làm bằng gỗ, gồm có một cái hộp được đặt trên một "chiếc guồng" h́nh tṛn, các đường rày (rail) bằng gỗ để cho các chiếc goong xe bằng gỗ chạy trên các đường rày này. Các người nông dân cũng sáng chế ra các chiếc máy để cấy mạ lúa và các chiếc máy để gặt lúa, các chiếc máy để cắt Đay, tất cả đều làm bằng gỗ. Tại Thượng Hải cũng có một chiếc xe camion được sáng chế ra toàn là bằng gỗ - trừ ra động cơ và các bộ phận vận chuyển. Tất cả các thành tựu và thực hiện này đều do sáng kiến của các người nông dân, nhưng kết quả là không có ích lợi ǵ cả. Tất cả các chiếc máy này khi được đem ra sản xuất th́ liền hư hỏng hoặc găy bể. Mặc dù vậy, tất cả các sự hoang phí này cùng với sự điên rồ của chiến dịch các ḷ nấu sắt thép loại nhỏ, tất cả chỉ là sự đóng một phần nhỏ bé cho nạn đói, là kết quả của kế hoạch Bước Nhảy Vọt lớn về phía trước.

    Chính xác hơn đó là các ư nghĩ tốt mà là sai trật về việc gia tăng việc sản xuất thóc lúa – đó là vị trí "Lớn và Chính" của Mao, mà toàn quốc phải đi theo. Đây là việc mà Mao nhấn mạnh. Việc này đă đưa đến việc "suy tàn" th́nh ĺnh việc sản xuất ngũ cốc. Đă có nhiều người dân Trung quốc đă nghĩ rằng các tư tưởng của Mao đă có từ nguồn gốc lấy ra từ sự hiểu biết về truyền thống của các người nông dân và Mao là con của một người nông dân, đă được gợi hứng từ các nguồn gốc truyền thống này. Nhưng sự thực là Mao đă đơn giản vay mượn các tư tưởng này của Liên Sô.

    Để hiểu biết những ǵ đă xảy ra tại Trung quốc, người ta chỉ cần quay trở lại các năm của Stalin và xét lại cái được gọi là lư thuyết của các nhân vật như Lyssenko, Mitchourine và Williams.


    Trong 25 năm, ông Trofin Denisovitch Lyssenko đă được coi như là người chuyên chế về ngành Nông Học của Liên Sô. Tất cả những người nào chống đối lại ông Lyssenko th́ sẽ bị xử bắn chết hay là bị đưa đi đày ở các trại tù lao động khổ sai. Vào năm 1986, các người nạn nhân của ông Lyssenko đă được phục hồi danh dự vào khi ông Gorbachev lên cầm quyền. Cho đến thời điểm này, bức chân dung của ông Lyssenko vẫn được treo ở trong các Viện Khoa Học. Vào thời cao điểm của việc sùng bái cá nhân, các hiệu buôn "quốc doanh" đă trưng bày các bức chân dung và các pho tượng kích thước nhỏ của vị vĩ nhân này và đă có các thành phố đă dựng các bức tượng to lớn để vinh danh ông Lyssenko. Mỗi khi ông Lyssenko đọc một bài thuyết tŕnh tại một tỉnh th́ có một dàn nhạc tấu khúc để chào mừng ông và dân chúng đồng hát vang ca tụng ông:

    Đàn phong cầm hăy đàn êm dịu
    Với người bạn gái cũa tôi, tôi muốn hát lên
    Niềm vinh quang trường cửu cho viện sĩ Lyssenko của hàn lâm viện.


    Ông Lyssenko đă bác bỏ lư thuyết về sự phát triển của nền khoa học "di truyền phát sinh học" và coi khoa học này là sự "diễn tả của sự suy đồi già nua cùng với việc hư hỏng của nền khoa học trưởng giả."Để thay thế vào các lời nói tối nghĩa của ḿnh, ông Lyssenko đă pha trộn các lư thuyết của ông Darwin về sự tiến hóa, sự tranh đua của bản chất của các loại vật khác nhau cùng với các loại động vật cùng loại. trường phái của ông Lyssenko đă từ khước các lư thuyết mà ông gọi là "phát xít" tùy theo các động vật hay là các thảo mộc có được các đặt tính bẩm sinh nếu được cải thiện sẽ được phát triển nhờ vào sự lựa chọn. Các người theo trường phái Lyssenko đă suy nghĩ ngược lại yếu tố của mọi trường chung quanh sẽ quyết định cho các đặc tính của các thảo mộc và các súc vật. Cũng giống như các người cộng sản đă nghĩ rằng họ có thể thay đổi lối suy tư của dân chúng bằng cách sửa đổi tất cả những ǵ ở chung quanh. Ông Lys-senko lại nghĩ rằng và coi là việc đă đạt được khi các loại cây đă thay đổi các đặc tính của nó khi người ta đă thay đổi nơi cây này từng sinh sống và các sự thay đổi này sẽ đến với thế hệ sau. Ông Lyssenko đă gợi ư nhận xét cho một người quan sát, việc này đă làm trở lại, không hơn không kém là việc các con trừu khi sinh ra đă không có đuôi v́ đơn giản là người ta đă cắt đứt cái đuôi của mẹ chúng. Ông Lyssenko đă xác nhận là có thể trồng được các cây cam và cây quít tại vùng đất lạnh của xứ Sibéria và có thể làm nở hoa của các cây này vào mùa Đông và đồng thời cũng có thể biến cải cây cam thành cây táo, không phải thay v́ sử dụng các phương pháp chọn lựa các giống cây này mà là làm theo đúng đắn chỉ đạo của Stalin về sự tiến hóa. Trong tờ tuần báo kỹ thuật Agrobiologiya, các người theo trường phái của ông Lys-senko đă viết ra: Các sự chỉ đạo của Stalin về các sự thay đổi cấp tiến về phẩm lượng, việc này được che dấu khó phát giác ra, đă cho phép các nhà sinh vật học Sô Viết đă phát giác ra được ở nơi các cây trồng các sự thực hiện về các sự biến chuyển về phẩm lượng cũng như sự thay đổi từ một loại cây này biến thành một cây khác.

    Ông Lyssenko gốc là một người nông dân ở vùng Azer-baïdjan, vừa được nhật báo Pravda khen ngợi vào năm 1927 là một nhà "bác học đi chân không có giày" sau ngày ông Lyssenko đă làm mọc được "hạt đậu" vào mùa Đông. Ông Lyssenko đă nói với giống của các "hạt đậu" này, ông có thể làm mọc lên và làm xanh um các vùng núi của xứ Caucase vào mùa Đông, nhờ vậy sẽ giải quyết được vấn đề thức ăn (fourrage) gia súc cho mùa này. Và lại tiếp theo một việc làm "có tiếng tăm" của ông, được coi tương đương với tầm to lớn của một sự lường gạt được biết dưới tên là "tái tạo mùa Xuân." Thông thường vào mùa Đông th́ các người nông dân Nga gieo các "giống lúa ḿ" nhưng các hạt giống này thường hay hư hỏng v́ khí hậu lạnh khắc nghiệt. Các năng xuất lúa của mùa Xuân sẽ quan trọng hơn, như theo sự suy luận của ông Lyssenko là thay v́ gieo giống vào mùa Đông th́ nay đổi sang gieo giống vào mùa Xuân, và ông hứa là sẽ làm gia tăng số lượng lúa ở nhiều nơi ở Liên Sô. Phương pháp của ông rất là đơn giản: hăy thay đổi môi trường nơi gieo các hạt giống bằng cách ngâm các hạt giống vào nước lạnh, việc này sẽ làm thay đổi các đặc tính của hạt giống.


    Đoạn thứ của bài hát tôn vinh Lyssenko, như đă kể ở phần trên, đă truy niệm một vị anh hùng Sô Viết tên Michourine:


    "Ông đă đi theo dấu chân của Michourine
    Với một bước chân vững chắc
    Nhờ vào ông, chúng tôi không phải bị mắc lừa
    Là những người Mendeliste - Morganiste."


    Nếu vị tu sĩ nước Áo tên là ông Mendel và nhà bác học người Mỹ là ông Morgan là các người sáng tạo ra học thuyết "phát sinh học" (génétique) th́ ông I. V. Michourine, một quư tộc bị phá sản, ông này đă "ghép" các loại cây và cũng là người sáng lập ra trường phái Lyssenkiste.Vào các năm đầu của thập niên 20, ông Mishourine đă nổi danh nhờ vào việc ông đă ghép thành công một loại cạy "nửa dưa bở với nửa loại cam hay bưởi" và đă được một người lănh đạo cao cấp Sô Viết đă chú ư đến trong một buổi Triển Lăm Canh Nông của tất cả nước Nga. Ông Michourine đă khẳng định là ông đă sáng tạo ra hàng trăm loại cây "lai giống" cây ăn trái, v́ ông chỉ được học đến chương tŕnh sơ học, v́ vậy ông đă hội đủ các tiêu chuẩn để trở thành một vị anh hùng canh nông chính xác. Toàn nước Nga phải noi gương các phương pháp của Michourine tuy là ông này cũng nêu lên việc "trực giác" là một yếu tố căn bản để giải thích cho sự thành công của ông cùng với các lư thuyết. Ông Michourine đă gièm pha các nhà khoa học chân chính và nói các vị này là một "đẳng cấp của các vị tư tế với các ngôn ngữ khó hiểu" đặc riêng biệt cho các vị đă theo lư thuyết của ông Mendel.

    Tuy là về sau, ông Michourine đă bị coi là con người gian lận, tuy vậy suốt trong thời gian thi hành kế hoạch ngũ niên đầu tiên, ông này đă được sùng bái và được Stalin ưu ái và coi đó là một gương mẫu cần phải được hướng theo cho những ai muốn có được một thái độ đứng đắn đối với nền khoa học. . Stalin đă khích động nhân dân với bài viết trên tuần san Octobre (tháng mười): "Hăy xua đuổi đi các sự lờ đờ bằng các đ̣n giáng vào liên tục không ngừng. Hăy có sự táo bạo để biến đổi và làm đổi thay thể chất của đất đai, của thiên nhiên và của cây trái. Phải chăng có sự táo bạo trong các cây Nho ở các vùng đất lạnh mà cây mọc thưa thớt ? Hăy cứ trồng cây đi ! Hăy cứ làm đi ! Hăy có các luống cày ở trong các khu vườn, trong các khu vườn trồng cây ăn trái, trong các xí nghiệp chế tạo cơ khí, trong các xưởng chế biến ra các "Mứt." Hăy làm mau lên, càng mau lên, hởi các đồng chí chuyên về nông học."

    Một vị anh hùng khác thuộc trường phái Lyssenko là ông Vassili Williams. Ông này là con của một người kỹ sư Mỹ và là giáo sư của một trường canh nông ở Moscou. Ông Williams đă nghĩ rằng việc sử dụng quá nhiều phân bón hóa học mà chế độ tư bản đă ép buộc cùng với chế độ thương măi của nước Mỹ cho ngành canh nông sẽ đưa thế giới vào một tai họa lớn. Đó là vào các năm đầu của thập niên 1930 khi các người nông dân của tiểu bang Oklahoma đă trông thấy đất của các cánh đồng của họ biến thành "đất bụi." Ông Williams đă nghĩ đến việc luân chuyển việc trồng các loại cây như các người nông dân thời Trung Cổ đă thực hiện v́ họ chỉ trồng lúa trong mỗi chu kỳ 3 năm một lần. Trong thời gian không canh tác th́ để đất "nghỉ dưỡng" để cho chất "nitrát" tích tụ ở dưới rễ của các cây cỏ khác và các loại cỏ chĩa ba, việc này sẽ làm cho đất tốt lên. Các người chuyên viên lăo luyện khác, có ông Pryanishnikov đă chủ xướng ngược lại về việc dùng các phân bón "loại vô cơ" hay phải cày đất không sâu, nhưng ông Williams đă gán cho các vị này là "phá hoại nền canh nông xă hội chủ nghĩa." Về sau, ông Khrouchtchev đă giải thích: "Việc tranh luận được định đoạt về tầm mức của sự đầu tư về tiền vốn. Lư thuyết về các "phân bón vô cơ" của ông Prya-nishnikov đă đ̣i hỏi phải đầu tư nhiều tiền vốn vào các công xưởng để sản xuất ra các phân bón cùng với các máy cày đất loại mới. Vào thời điểm này, chúng ta có rất ít tiền vốn v́ vậy lư thuyết của ông Williams được chú trọng hơn. V́ vậy lư thuyết các cánh đồng tạo ra phân bón của ông Williams đă được chấp thuận."

    Ông Khrouchtchev là một trong số các người đă ủng hộ ông Williams, nhưng trong hồi kư của ông, ông đă chấp nhận trên thực tế là các lư thuyết của ông Williams là không thành tựu được. dù là ông Khrouchtchev đă thử nghiệm trên một quy mô rộng lớn ở xứ Ukraine, chúng ta đă nhận thấy là đă không có được một sự cải thiện nào về sản xuất nông sản.

    Stalin cũng đă vinh danh cho các ư kiến của ông Terenty Maltsev, một người học tṛ của ông Williams, ông Maltsev đă khuyến cáo là cần phải cày các phần đất đang được cho "hưu canh" đến độ sâu một thước để đạt được năng xuất cao hơn.V́ vậy các "lưỡi cày đất kiểu mới" được chế tạo ra. Stalin đă ban giải thưởng Lénin cho Maltsev.

    Các quan niệm này đă làm thay đổi một đất nước trù phú về nông nghiệp trở thành một nước thường xuyên thiếu hụt về lương thực. Ở trong các kolkhoze, các người nông dân không được phép sử dụng các phân bón vô cơ của họ cùng với các phân lai tạp. Các nông dân của Mỹ quốc đă dùng các loại phân bón này và đă đạt được gia tăng 30% năng xuất sản xuất ngũ cốc. Thêm vào việc các đồng ruộng đă được để "hưu canh" lâu ngày và đến khi người ta gieo các hạt giống xuống đất th́ các hạt giống này đă bị "xuân hóa" v́ vậy đă không thể nẩy mầm luôn cả các loại: lúa ḿ và lúa đại mạch là các loại lúa giống của Lyssenko có sức chống lại cái lạnh, luôn cả các loại khoai lang của mùa hè và các loại củ cải để làm ra "đường" được trồng ở các vùng đất nóng ở Trung Á. Tất cả đều hư thối ở ngay dưới đất.

    Có một năm, ông Lyssenko đă thuyết phục được chính quyền đưa một đội nông dân đi ra đồng áng và mỗi người đều được trang bị với một "cái kéo" để thu nhặt từ mỗi hạt lúa v́ ông Lyssenko đă quan niệm là các hạt lúa đă "lai tạp" của ông và việc làm "thụ hoa" của các hạt lúa lai tập cần phải dùng đến bàn tay của con người. Đă có nhiều tấm biểu ngữ đă trưng ra các câu: Không dùng nhiều phân bón vẫn thâu hoạch được nhiều lúa. Các người nông dân đă phải làm ra một loại phân bón nhân tạo bằng cách pha trộn các chất "Mùn" với phân hữu cơ và vô cơ và gom vào thành từng đống. Phương pháp này loại ra các loại "phốt phát" và "ni trát" và đến khi các phân bón này được rải ra trên cánh đồng ruộng th́ không đạt được ích lợi ǵ cả. Không ngó ngàng ǵ đến các sự thất bại liên tiếp của Lyssenko, báo chí Sô Viết tiếp tục ca ngợi các sự thành công của nền canh nông Sô Viết như việc các con ḅ cái thay v́ cho ra sữa đă cho ra chất kem, các cải bắp đă biến đổi ra "củ cải nghệ", lúa đại mạch đă biến đổi thành lúa yến mạch và các cây chanh đă nở hoa ở vùng đất lạnh Sibéria.

    Sau Đệ Nhị Thế Chiến, các sự thành công của Lyssenko đă đến với giấc mơ của ông: Kế hoạch lớn của Stalin để biến đổi thiên nhiên. Để tạo ra một thời tiết mới về nóng ấm cho lănh thổ rộng lớn của các vùng Sibéria, ông Lyssenko đă đề nghị phải trồng thêm nhiều triệu cây. Các người nông dân đă được lệnh ươm các hạt giống và trồng các cây con cho sát lại gần nhau, theo như sự nhận xét của ông Lyssenko th́ theo các "quy luật cần thiết cho sự sống của các loài, các giống cây cùng một loại sẽ không chống lại nhau và sẽ giúp đỡ lẫn nhau để cùng sinh tồn."Rất dễ hiểu là các "cây con" này đều chết cả, nhưng chỉ chết khi nhà soạn nhạc Chostakovitch soạn ra một bản "hợp xướng": "Bài hát cho các cây" và các lời do ông Berthol Brecht soạn ra:

    Với các nghệ thuật mới
    Chúng ta hăy thay đổi h́nh thức
    Và phong cảnh của đất đai của chúng ta
    Hăy vui vẻ so sánh sự khôn ngoan từ ngàn xưa
    Với sự khôn ngoan mới có từ một năm nay
    Giấc mộng, giấc mộng vàng của mọi sự có thể có được
    Và các hạt lúa xinh xắn hăy mọc lên cao hơn.


    Tại Trung quốc, Mao đă say mê nhiều về các lư thuyết của các ông Williams, Lyssenko và Michourine. Mao đă đọc quyển sách của Williams nói về các trạng thái của đất đai khi ông c̣n ở Diên An, và về sau Mao thường nêu ra quyển sách này trong các cuộc đàm luận, luôn cả các lư thuyết của Lyssenko. Mao thường nói với các bạn đồng nghiệp là Mao muốn thấy các người nông dân Trung quốc gieo trồng các hạt giống sát lại gần nhau và kết luận khi các hạt giống này ở gần nhau, chúng sẽ giúp đỡ lẫn nhau, sẽ mọc lên dễ dàng hơn và sự gần sát với nhau là một điều an ủi cho nhau. Các lư thuyết của Lyssenko rất thích hợp với Mao để hỗ trợ cho việc đấu tranh giai cấp. Mao suy tưởng là các loại cây cùng một giống sẽ không đua tranh với nhau để có được nước và thức ăn. Khi các người cộng sản Trung quốc vẫn c̣n ở Diên An, ông Lua Tianyn là người lănh đạo các người theo trường phái Lyssenko, ông này là người quảng bá các thuyết của Sô Viết; và trong chiến dịch sửa sai, một cuộc thanh trừng đă diễn ra ở trong Đảng, diễn ra vào tháng 6 năm 1942, ông Luo đă đả kích các người theo khuynh hướng về "phát sinh học."

    Sau cuộc thắng trận của các người cộng sản vào năm 1949, ông Luo đă được ủy nhiệm làm khoa trưởng của tân đại học ở Bắc Kinh và chuyên nghiên cứu khoa canh nông của Liên Sô và ông Luo đă là người giáo sư mà không ai dám căi lại. Mọi người đều phải cúi đầu tuân phục và tất cả các lư thuyết về canh nông của Liên Sô và tất cả các vị giáo sư giảng viên đă từng được thụ huấn ở các trường ở phương Tây, tất cả các vị này đều bị bắt giam, hay là đă bị cưỡng bách phải chối bỏ các lư thuyết bị coi là "ưu sinh học phát xít." Tất cả các cuộc nghiên cứu về "phát sinh học" đều bị ngừng lại. Các môn đệ Sô Viết của Lyssenko đă đi khắp nơi ở Trung quốc để làm các cuộc hội thảo và các người nông dân Trung quốc đă học các lư thuyết tại các Hiệp Hội Lichourine. Một người nông dân tên Shi Yiqian đă trở thành giáo sư tại trường trung học Canh Nông tại Hồ Nam sau khi đă thành công trong việc ghép "trái hồng" với "trái nho" và ghép "trái táo" với "trái lê." Ở tất cả các trường tiểu học, các trẻ em đều có được một khoảnh đất riêng biệt được gọi là khoảnh đất Michourine và các trẻ em được huấn luyện để học tập tạo ra các loại trái cây "lai giống." Đă có ở một vài nơi, người ta đă mạo nhận là đă "ghép thành công" các loại cây khác giống mà c̣n có nơi c̣n nói dối là đă làm được việc làm các con lợn lai giống với con thỏ.

    Các học thuyết của Liên Sô cũng đă được ưu thế ở các lănh vực khác, như trong lănh vực y khoa. Khái niệm vô lư của bà Olga Lepeshenskaya, về các cuộc nghiên cứu của bà đă được truyền bá cho các trường y khoa, khái niệm này đă được chứng tỏ là có thể tạo ra được các "tế bào linh hoạt" lấy ra từ các "vật liệu hữu cơ" bất động.Một vị y sĩ ở Bắc Kinh đă nói là các khái niệm Sô Viết phải được chấp nhận, không nghi ngờ được:

    "Người ta đă thuyết giảng cho chúng tôi là các người Sô Viết đă từng sáng chế ra tất cả mọi thứ, luôn cả các chiếc phi cơ. Chúng tôi cần thay đổi các sách giáo khoa của chúng tôi và đi theo đường hướng và vinh danh Lyssenko. Cũng như hội chứng tên Cushing, một chứng bệnh của hạch tuyến tiết ra chất "Adrénalin" bà Lepeshen- skaya đă nói là chính bà đă t́m ra chứng bệnh này. V́ lư luận là môn "phát sinh học" đă không được phép nói đến, chúng tôi đă bị cấm không được nói đến các chứng bệnh di truyền cũng như chứng bệnh hoại huyết của các tế bào, dù là nói với các người sinh viên. Việc này đă kéo dài cho đến ngày Mao chết đi, v́ đă không có được một biện pháp nào để ngăn cản các cuộc hôn nhân của các người cùng họ hàng bên nội và làm giảm đi các tiềm năng phát sinh của họ. Kết quả của việc này đă làm sinh ra nhiều đứa con "ngu đần."

    Việc hấp thụ học thuyết của Lyssenko đă giải thích việc khi các "mầm độc" về củ khoai đă tàn phá rộng lớn nhiều vùng ở Trung quốc trong các năm thuộc thập niên 1950, đă không hề có được một biện pháp nào để ngăn chận, bởi v́ cũng giống như ở Liên Sô đă khẳng định là các sự thay đổi là do các yếu tố của môi trường đă gây ra. Các vị bác học người Trung quốc đă mất nhiều năm để nghiên cứu chống lại "chứng gỉ" của các thực vật cao cấp, họ đă không để ư ǵ đến các lời khuyến cáo của các vị bác học này. Các tài liệu nghiên cứu của các vị bác vật này chỉ được phổ biến sau năm 1979. Có nhiều người đă nghĩ rằng là dưới thời Mao ngự trị, sản lượng các củ khoai chỉ có là một nửa của sản lượng có thể có được, tức là có thể gấp đôi nếu thi hành các biện pháp thích nghi để ngăn chặn chứng "bệnh gỉ" của khoai lang.

    Học thuyết của Lyssenko đă đạt được "cao đỉnh" khi chiến dịch Bước Nhảy Vọt lớn về phía trước được phát động, khi chính tự tay Mao đă viết ra kế hoạch 8 điểm, nương theo học thuyết Lyssenko, để áp dụng cho nền canh nông của Trung quốc. . Mỗi người nông dân của các ngôi làng phải làm theo 8 điểm của "Luật Tiến Bộ" như sau:

    1. Lựa chọn các hạt giống (zhong)
    2. Gieo các hạt giống sát với nhau (mi)
    3. Cải thiện tốt đất gieo trồng (tu)
    4. Làm tốt phân bón (fei)
    5. Canh tân và cải thiện nông cụ (gong)
    6. Cải tốt việc quản trị (guan)
    7. Kiểm soát các sinh vật phá hoại (hai)
    8. Làm tốt việc thủy lợi (shui)


    Lựa chọn các hạt giống.

    Vào năm 1958, ở tất cả mọi nơi trong nước điều tuyên bố là đă đạt được các sự thành công đáng ngạc nhiên tương đương với sự thành công của Michourine người Trung quốc là ông Shi Yiqin. Tại Guangzhou, các vị giáo sư cùng với các người học tṛ đă ghép lại với nhau hai loại cây: cây đu đủ với trái bí rợ, loại đậu nành với loại đâu giây. Tại tỉnh Henan, người ta đă sản xuất ra cây atisô (artichaut) ghép với hoa hướng dương. Tại Bắc Kinh, các vị bác học đă thành công trong việc ghép cây cà chua với cây cà tím, ghép được lúa ḿ với lúa gạo, và ghép lúa gạo với lúa miến (bobo). Một trong các việc "yêu sách" (tự nhận ra) được coi là vinh hạnh hơn cả là việc đă ghép được cây bông vải màu trắng với cây cà chua để làm ra được một loại bông vải màu đỏ.

    Ngoài các việc quái dị về thảo mộc, hăng Thông Tấn Tân Trung quốc đă khoa trương tin các người nông dân đă làm mọc được các loại cây trái khổng lồ: đă làm mọc lên một quả bí rợ, không phải là 6 kilô như thông thường mà là 60 kilô, các loại lúa với các cọng rơm to lớn và các hạt lúa với cân lượng cao đặc biệt. Người được coi là anh hùng lao động tên Yang Guangbo đă lên tiếng đă đạt được 150 hạt lúa cho mỗi cọng cây thay v́ như thường lệ chỉ đạt được có 100 hạt lúa. Đến lượt các người khác cũng lên tiếng trong việc ganh đua, trong số các người này có tên Jiang Shaodong, thuộc Trường Sư Phạm về thực vật ở Yuli, thuộc tỉnh Guangxi, với các kết quả được đăng trên Tạp Chí Thanh Niên Trung quốc:

    "Các hạt lúa miến (bobo) cũng to bằng các hột bắp, một cọng lúa cho các hạt lúa nặng đến một lạng (500 gờ ram) và mội một thân cọng lúa có thể có được nhiều nhánh, v́ vậy có thể sản xuất nhiều hạt hơn là trái bắp loại thường. Ông Jiao Shaofang bây giờ dự định làm "lai giống" và ghép cây bắp với cây lúa miến (bobo) với cây mía đường để đạt được một loại cây với 3 đặc điểm lúa miến, bắp hột và mía đường. Ông này sửa soạn đến năm tới sẽ trồng trên các ruộng đất một loại lúa gạo có năng xuất cao từ 300 đến 500 kilô lúa cho mỗi "Mu" "650 thước vuông). Phương pháp mà ông này sẽ sử dụng gồm có: a) trồng loại lúa có năng xuất cao, b) sử dụng các kỹ thuật nông nghiệp loại tiên tiến.

    Các loại mẫu của các loại cây "kỳ lạ" này được tŕnh bày ở các cuộc triển lăm, hay được in h́nh ra trên các tấm bích chương "to rộng" và được treo ở nơi các thành phố. Các người Trung quốc cũng đă khoe là đă tạo ra các con vật "khác thường." Vào năm 1960, vị Bộ Trưởng Canh Nông đă thuật lại việc các người nông dân của công xă "Rồng Vàng" thuộc tỉnh Trùng Khánh (Chonging) đă làm được việc cho lai giống một con heo giống "Yorshire" với một con ḅ cái giống "Frisonne-Holstein" bằng cách cho thụ thai nhân tạo. Hăng Thông Tin Tân Trung quốc đă, một năm sau, tường thuật về sự lớn lên của các con vật này, có vài con có da màu trắng và vài con khác có da loang vài màu khác như các con vật giống Holstein, và thông thường các "chiếc mơm" th́ ngắn hơn với các cái chân khỏe mạnh hơn các con heo loại thường.

    Các việc "huyền tưởng" này không phải là không có ảnh hưởng đến đời sống hiện thực. Đă có một người đối thoại với chúng tôi, từng bị kết án là thuộc giới "hữu khuynh" đă bị đưa đi lao động tại một nông trại ở gần Thượng Hải (Shanghai) và bị buộc phải lo việc săn sóc một chồng nuôi heo. Các người lănh đạo nông trại này đă buộc ông này phải bắt đầu làm việc "thụ tinh" thiên nhiên sớm ngày. Thông thường th́ các con heo chỉ "chịu đực" khi đă có được trên một tuổi và vào lúc này nặng được 80 kilô. Từ các cấp bậc lănh đạo cao đă gởi xuống các chỉ thị là khi con heo cân nặng được 30 kilô th́ phải bắt đầu việc làm "thụ tinh" và về sau các chỉ thị này lại sụt xuống 15 kilô khi con heo chỉ mới được có 4 tháng. Và đồng thời cũng có dự án là cho "lai giống" các con heo của Trung quốc mỗi lần đẻ chỉ có 2 hay 3 con heo con, cho lai giống với các con heo giống cái, gốc từ nước Nga và to lớn hơn, v́ mỗi lần đẻ được 14 con heo con. Kết quả thực tế là "mỗi lứa" được nhiều heo con hơn nhưng heo cái không đủ sữa để nuôi các con heo con nên các con heo con đều lần lượt chết đi. Người đối thoại với chúng tôi cũng đă nói là ông đă cố gắng cứu sống các con heo con này bằng cách cho chúng bú bằng các b́nh sữa nhưng không cứu sống được. Tại khu Nội Mông Cổ và ở Tây Tạng, đă xảy ra việc cho lai giống các con cừu (trừu) cùng với các con dê giống ở địa phương, với các con cùng loại của xứ Ukraine, và cũng không thành công được v́ các con vật được sinh ra đă không chịu đựng được với khí hậu quá lạnh của các nơi này và vào mùa Đông đầu tiên đều chết hết.

    Việc gieo hạt giống cho sát với nhau.

    Sự tin tưởng của Mao vào các nơi trồng cây có năng xuất cao đă đưa đến việc ra lệnh cho các công xă hăy thực hiện các "khu thử nghiệm." Các cánh đồng "thử nghiệm" này bắt đầu xuất hiện vào năm 1958, và đă có nhiều nơi đă kéo dài cuộc thử nghiệm cho đến năm 1980. Đă có ở một vài tỉnh lỵ, như ở tỉnh Quảng Đông (Kouang Dong) việc trồng cây sát với nhau đă được bắt buộc phải thực hiện ở khắp nơi trong tỉnh này. Thông thường th́ chỉ cấy 1 triệu 500 ngàn gốc lúa trên một mẫu ruộng ở tỉnh thuộc miền Nam này. Năm 1958 đă có lệnh phải cấy 6 đến 7,5 triệu gốc cho mỗi mẫu ruộng và đến năm sau th́ tăng số gốc lúa phải cấy lên đến từ 12 đến 15 triệu gốc cho mỗi mẫu đất. Phương pháp trồng cây thực vật sát lại với nhau đă được áp dụng cho toàn nước Trung quốc, như các loại lúa ḿ, bông vải, lúa miến (bobo), lúa kê. Ở tất cả mọi nơi việc trồng cây sát lại với nhau đều thất bại, và các hạt giống đều coi là mất đi tất cả. Việc này đă không ngăn chặn việc các báo chí đă phổ biến các h́nh ảnh của các cách đồng với lúa mọc dày đặc và các trẻ em có thể nằm trên các cây lúa như nằm trên các "thảm cỏ." Một nhiếp ảnh gia của hăng thông tin Tân Trung Hoa Xă, về sau đă thú nhận là người ta đă "dùng mẹo lường gạt" bằng cách đă để một chiếc ghế dài để trẻ em ngồi và nằm trên các cây lúa.

    May thay, ở phần nhiều vùng nông thôn, các người nông dân đă biết trước về việc cấy lúa sát vào nhau là một việc nguy hiểm và vô ư thức và các người nông dân đă tránh thực hiện không làm việc này trên một b́nh diện lớn, nếu không th́ toàn Trung quốc đă không có lương thực để ăn. Các người cán bộ của Đảng cũng hiểu rơ về việc này, và trước ngày Mao đến "tham quan" cánh đồng thử nghiệm ở Xili, ngoại ô của tỉnh Thiên Tân (Tianjin), các người cán bộ đă lấy các gốc lúa của các cánh đồng khác đem trồng lại tại nơi mà Mao đến tham quan. Các người cán bộ đă nhớ lại là các gốc lúa đă "dày đặc" mà người ta có thể đi lên trên mặt. Ngay khi Mao đi ra về, các người cán bộ Đảng đă cho nhổ các gốc lúa và đem cấy trả lại nơi cánh đồng cũ. Vị y sĩ riêng của Mao, ông Li Zhisui cũng đă nhớ lại việc tương tự như vậy cũng đă xảy ra tại tỉnh Hồ Bắc (Hubei): "Viên bí thư Đảng tên Wang Renzhong đă ra lệnh cho các người nông dân hăy nhổ các cây lúa ở các vùng xa và đem cấy xuống dài theo các con đường mà Mao sẽ đi qua, hầu để tạo ra ư nghĩ là sẽ đạt được thây hoạch lúa cao quá sức tưởng tượng. Tất cả Trung quốc đă trở thành một tuồng hát, ai ai cũng tạo ra một sự lạ lùng để làm cho Mao vui ḷng.

    Việc tạo cho Đất khá hơn.

    Mao đă có ư tưởng là phải cày đất cho đến độ cực sâu, việc mà Stalin đă không dám nghĩ đến, Mao đă đưa ra lư do là cày đất cho sâu là tốt mà càng sâu hơn càng tốt hơn.Đă có vài nơi đă có các "luống cày" sâu đến 3 thước, với trung b́nh ở mọi nơi là sâu ở mức 1 thước. Việc làm nhọc nhằn này là do các toán lao công "đặc nhiệm" đảm nhận, các toán người này làm việc 24 giờ trên 24.

    Vào năm 1958, tại tỉnh Liêu Nonh (Liao Ning) viên bí thư tỉnh tên Huang Ou Dong đă ra lệnh cho 5 triệu người nông dân cùng với sức của nhiều ngàn trâu ḅ làm việc không ngừng trong 45 ngày để cày sâu 3 triệu mẫu đất. Tại vùng này, lớp đất "có thực vật mọc được" quá mỏng, ông Huang đă ra lệnh phải đi qua các vùng khác lấy loại đất này đem về hầu để gia tăng gấp 3 lần năng xuất lúa của tỉnh Liêu Ninh. Tại tỉnh Hắc Long Giang (Heilonggiang) ở vùng cực Bắc, tại vùng này "đất lạnh" một phần lớn thời gian trong năm, các người nông dân đă dùng thuốc nổ để tạo các luống đất cày.

    Tại các trại lao động cải tạo ở các vùng Cao Nguyên và ở các vùng núi ở tỉnh Thanh Hải (Qinghai) các người phạm nhân đă làm đất cứng như đá, làm cho cho mềm đi bằng cách đào các chiếc lỗ nhỏ và họ đă đổ đầy các chiếc lỗ này với cỏ khô và rơm rạ, và sau đó họ đă đốt cháy các loại này. Ở tại các vùng ruộng miền Nam, các người nông dân đă phải lặn xuống nước sâu của các đường rănh ngập nước, v́ vậy đă có nhiều người đă mắc phải chứng bệnh "sinh độc do kư sinh trùng" gây ra. Tại tỉnh An Huy, lớp đất mà các loại cây có thể mọc được rất là mỏng, việc cày đất với chiều sâu đă khiến cho đất trở nên "cằn cỗi" trong nhiều năm. Có vài vùng đă có các cánh đồng mà người ta đă đào sâu xuống đến 4 mét. Toàn tỉnh Guizhou, các "luống cày" đă quá sâu và đă bắt buộc các người nông dân pgải dùng "giây thừng" buộc dính vào với nhau để tránh khỏi chết đuối. Về sau, các cán bộ của tỉnh này đă khẳng định là đă đạt được mức sản xuất lương thực cao hơn tất cả mọi nơi ở trong nước, đạt được con số 130.000 Jin tức 65 tấn mà chỉ canh tác trên một diện tích là 350 thước vuông ruộng.

    Lẽ dĩ nhiên, đă không có được một chứng cớ nào về sự hữu hiệu của các việc làm này, nhưng ở các pḥng triển lăm đă trưng bày các cây lúa được trồng dưới đất sâu đă mọc lên cao hơn các cây lúa được trồng như thông thường. Vào tháng 2 năm 1959, tại hạt Anguo, các cán bộ chuyên về canh nông đă tŕnh bày các cây lúa trồng ở dất sâu đă được đào lên để chứng minh cho việc: các luống cày sâu 15 phân, lúa sau 2 tháng được cấy xuống, các chiếc rễ chỉ mọc dài có 30 phân; các cây lúa được cấy xuống các luống cày sâu 1,50 mét, các cây lúa này đă có các chiếc rễ dài 1,50 mét, và c̣n hơn nữa nếu cây lúa được cấy xuống chiều sâu 2 mét th́ sẽ có các chiếc rễ dài 2 mét. Tại các nơi việc cày đất sâu đă được thực hành cùng một lúc, về sau các người nông dân đă thực hành việc cày đất sâu trong 3 năm liên tiếp.
    (ct)


  6. #6
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    345

    Trung quốc: Đất nước của sự ĐÓI KÉM

    Việc bón phân cho ruộng.

    Khoa Canh Nông Sinh Vật Học của ông Lyssenko đă lập "quy hoạch" cho việc sử dụng các loại phân bón nhân tạo, việc này đă khiến chính quyền Trung quốc nghiêm cấm đầu tư vào kỹ nghệ hóa chất và đă huấn luyện cho các người nông dân về việc này và để sử dụng một phương pháp mới để làm cho đất được trở lại tốt như trước. Các người Nga đă cho là đất được trộn với "phân chuồng" sẽ đạt được các đặc tính của "phân chuồng" và đă đưa ra bách phân là 10% phân chuồng trộn với 90% đất. Sử dụng phương pháp này toàn thể các người nông dân Trung quốc đă pha trộn các loại đất và các "chất rác rến thải ra" hầu để có được các chất phân hữu cơ, và sau đă chuyển vận các chất phân hữu cơ này ra các cánh đồng để rải ra. Để giúp cho việc chuyển vận được dễ dàng hơn, các người nông dân đă sáng chế ra các chiếc xe con và họ đă đẩy các chiếc xe con này trên các chiếc đường "rầy" (rail) bằng gỗ.
    Các chất cặn bă và các chất rác lạ khác thường cũng được sử dụng để bón phân cho các đồng ruộng. Các người dân của thành phố Canton đă chuyên chở các "rác rến" phế thải từ gia dụng, chở đi đến địa giới của thành phố này và chôn các rác này trong vài tuần lễ trước khi rải lên trên các cánh đồng. Ở gần thành phố Thượng Hải, các người nông dân đă pha trộn quá nhiều các thủy tinh được đập vụn ra, việc này đă khiến cho các người nông dân phải dùng giày để đi trên các thửa ruộng. Đă có nhiều người nông dân đă đập vở các lớp "đất trét" ở phía ngoài của các bức tường của gian nhà mà họ đang cư ngụ để lấy lớp đất này làm phân bón. Ở nơi khác, người ta đă cố gắng biến chế các chất đất thường biến thành phân trộn với tro và vôi, sau đem đốt và xông khói trong nhiều ngày. Có các người nông dân khác đă nạo vét các ao hồ và các ḷng của các "con sông" hầu để lấy được các chất bùn để bón phân cho đất ruộng. Một bài viết được đăng trên "Nhật Báo Nhân Dân" đă giải thích là nhờ vào các người cộng sản, từ đây Trung quốc sẽ không c̣n thiếu phân để bón ruộng:

    "Trong quá khứ, các nhà bác học đă nói là các người nông dân đă coi việc các "phần tử vô cơ" là các chất dinh dưỡng cần thiết cho thảo mộc sinh trưởng, đó là các chất "phốt phát" "nitrát" và "bồ tát" được trộn chung trong phân bón với một số lượng tương quan. Các nhà bác học này đă xao lảng các kinh nghiệm của các người nông dân đă có được tứ ngàn năm khi các người nông dân chỉ dùng phân bón loại hữu cơ, và khi bón được nhiều phân th́ số lúa thâu hoạch cũng gia tăng lên cao. Các nhà nông học cũng đă xác minh vào năm rồi là họ có thể cung cấp liên tục các "phần tử dinh dưỡng để làm cho khá hơn các đặc tính của đất.

    Lịch sự của các việc khảo cứu về "thủy văn học" (hydrologie) đă tự nhận là đă sáng chế ra một loại "phân bón trường kỳ" được mô tả dưới dạng một loại "rong biển" màu xanh và loại rong này quy đọng lại chất nitrát. Nhật báo "H́nh ảnh của Trung quốc" đă viết rất nhiều về việc trộn chung loại rong biển này với lúa là sẽ đạt được việc có được chất phân đạm (nitrate) trường kỳ. Ông He Wenyi là một người nông dân - thông thái, ông không đọc được các kư hiệu về hóa chất, không hiểu được các bản phúc tŕnh của các pḥng thí nghiệm và cũng không thể nhớ lại danh sách của các đơn vị hóa chất, tuy vậy ông này cũng được coi là người đă sáng chế ra một phương pháp để sản xuất ra phân bón lấy nguồn từ các vi khuẩn.

    * Việc cải tiến các dụng cụ nông nghiệp.


    Chúng tôi đă mô tả vài việc thực hiện "vô tưởng" đă đă được thực hành với phương pháp D (xoay sở - lo liệu) là việc sản xuất ra các dụng cụ bằng gỗ thay v́ bằng thép. Trung quốc cũng gặp phải các vấn đề nghiêm trọng khi mưu toan sản xuất ra "hàng loạt" và đă sử dụng các cơ giới được kiến tạo ra từ các phương án không thể áp dụng được. Ví dụ như loại lúa không cần đến việc phải cấy lại, việc cấy múa là một việc rất nhọc nhằn, các cây mạ đă cho biết rơ là sẽ trở nên vô ích là chỉ có một loại duy nhất là không phải cấy lại. Thêm vào về chiếc cày của Sô Viết sáng chế ra để cày các luống cày sâu. Chiếc lưỡi cày của Trung quốc có công dụng vào 2 việc, giá của lưỡi này đắt gấp 10 lần so với lưỡi cày thông thường nhưng khi sử dụng th́ lại không thích ứng vào việc cày trên các ruộng lúa lập làm nhiều tầng ở trên các triền suôi của các ngọn đồi ở tại miền Nam. Kết quả là đă phải phế thải 700.000 lưỡi cày loại công dụng ở 2 chiều, và đưa đi nấu thành gang thép. Thêm vào việc Trung quốc đă khởi đầu việc sản xuất ra chiếc máy cày to lớn và nặng nề giống như các chiếc máy cày của Sô Viết và Trung quốc đă không noi gương của nước Nhật Bản là sản xuất các chiêc máy cày nhỏ hầu để đạt được năng xuất cao của các khu ruộng có diện tích nhỏ. Trong các năm thuộc thập niên 80, các chiếc máy cày nhỏ này đă được sản xuất ra rất nhiều và đă phải công nhận việc các chiếc máy cày nhỏ này đă làm thay đổi các phương pháp lao động của người nông dân.

    Cải thiện phương pháp quản trị.

    Về điểm này th́ phải trở lại phương pháp luân canh của ông Williams đề xướng ra. Năm 1958, tại Wuhan có một cuộc hội thảo và đă đưa ra một bản thông cáo kết luận về các mục tiêu: "Chúng ta thử cố gắng làm giảm đi các diện tích hiện đang canh tác các loại cây lương thực khác nhau và thực thi việc giảm đi c̣n một phần ba (1/3) của diện tích hiện đang canh tác. Một phần diện tích đất được thu hồi sẽ được "hưu canh" hay dùng để làm đồng cỏ cho phân bón; một phần c̣n lại sẽ sử dụng làm ao hay hồ để chứa nước dùng để tưới cây để có thể biến đổi toàn quốc thành các cánh đồng trồng hoa "quang canh" (culture extensive) với các ngọn đồi, các con sông, các ao hồ và tất cả như là một công viên lớn.

    Tuy vậy, phần lớn các tỉnh của Trung quốc đă không tuân theo các chỉ thị "đần độn" sẽ làm giảm đi 2/3 diện tích các cánh đồng sản xuất ra lương thực, theo như khẩu hiệu của Mao: "Nhiều hơn, mau hơn, tốt hơn và tiết kiệm nhiều hơn" và cũng phải chú ư không được để qua một bên các huấn thị của Mao. Tỉnh Hồ Nam đă báo cáo đă giảm đi 1/4 diện tích trồng lúa, tỉnh Nội Mông và tỉnh Thanh Hải (Qinghai) đă báo cáo đă giảm đi 21% diện tích và tỉnh Shaanxi đă tuyên bố đă để 1/3 diện tích "hưu canh." Cũng cùng vào thời điểm này, các sức lao động "cố gắng" trên các cánh đồng trồng các loại "ngũ cốc" đă có nhiều khi đưa đến các kết quả khốc hại. Trong các tỉnh, như tỉnh Hunan, mỗi năm sản xuất ra được hai mùa lúa gạo, các người nông dân đă nhận được lệnh là phải sản xuất ra 3 mùa lúa. Các trang trại mà có đất xấu, họ đă nhận được lệnh phải gieo các hạt giống có các hứa hẹn sẽ có năng xuất cao, nhưng các hạt giống này đă làm suy kiệt đất. Kết quả là tại phía Bắc tỉnh Anhuy, các người nông dân đă trồng bắp trái vào mùa Hè, và tại tỉnh Shaanxi, họ đă bị bắt buộc phải trồng lúa ḿ thay v́ họ đă quen trồng "hột kê." Mao chỉ chú ư đến loại ngũ cốc chính và không thích loại phụ thuộc khác, v́ vậy tại nhiều nơi các diện tích để trồng các phụ thu đă bị giảm đi. Tại tỉnh Fujian, nơi sản xuất các loại trà ngon hơn các nơi, Mao đă ra lệnh nhổ bỏ các cây trà để có chỗ trồng ngũ cốc.

    Việc loại trừ các loại "làm hại."

    Trong viễn ảnh này, một phong trào được phát động để tiêu diệt bốn loại "phá hoại": các con chim, các con chuột, các con sâu bọ và các con ruồi, phong trào này đă được phát động vào năm 1958. Toàn quốc đă khởi đầy gây ra các tiếng động lớn và liên tục bằng cách đánh trống, gơ các tiếng chiêng, gơ vào các cái soong để cấm không cho các con chim se sẻ đậu xuống các cành cây hay ở dưới đất, buộc các con chim sẻ này bay đến chết v́ quá kiệt sức. Như người ta đă gọi là trận chiến tranh chống các con chim se sẻ, chỉ chấm dứt vào tháng Tư năm 1960, và được thay thế bằng việc chống lại các "con rệp" của giường ngủ. Các con chim se sẻ không giữ vai tṛ "con vật sống bằng mồi" các con sâu bọ đă gia tăng sinh sản và phá hoại mùa màng. Các người nông dân đă cố gắng diệt trừ các con sâu bọ trong ban đêm, bằng cách thắp đèn sáng ở ngoài các cách đồng để cho các con sâu bọ đến bay quanh cho đến khi chúng chết đi. Và người ta đă ra lệnh cho tất cả mọi người phải đạt được một tiêu chuẩn "giết ruồi." Và cũng phải giết thêm các con chuột nhà và chuột đồng. Đối với tín ngưỡng của người Tây Tạng, việc giết một sinh vật là phạm một tội lớn, đă có các vị "tu sĩ Lạt Ma" đă bị bắt giam v́ các vị này đă tự sát để tránh khỏi phải thi hành các "quota" hàng ngày về việc giết chết các con chuột. Cùng với việc phát động các chiến dịch bài trừ các "loại làm hại" th́ đồng thời cũng phát động "giữ vệ sinh" cực mạnh. Vào thời cao điểm của nạn đói kém, người ta vẫn đi khám xét các ngôi nhà của dân để kiểm soát về sự sạch sẽ.

    Các công tác về thủy lợi.

    Đồng thời, tất cả các địa hạt trong nước đă nhận được lệnh: ở mỗi địa hạt phải tạo dựng một chiếc hồ chứa nước bằng cách xây một chiếc đập và đào các con kinh "dẫn thủy nhập điền." Các phương án lớn được thiết lập và công tác lớn đă được khởi đầu như việc xây đập nước San Men Xia trên sông Hoàng Hà đă được xúc tiến mau chóng. Gần như một có một trường hợp nào ngoại lệ, tất cả các công tác của thời điểm này đều không thành công v́ không vững chắc. Một vị cán bộ cao cấp của bộ Canh Nông, về sau, vào năm 1990, đă thuật lại việc các hồ chứa nước nhỏ đă là "không ích lợi ǵ." Một phần lớn các chiếc đập ngăn chặn nước đă biến mất sau 2 hay 3 năm. Chiếc đập nước xây trên sông Hoàng Hà, để tạo ra một hồ chứa nước, chiếc hồ này đă tràn ngập bùn và không c̣n sử dụng được. Ngày hôm nay, hồ chứa nước và chiếc đập chặn nước này chỉ c̣n được sử dụng một phần hạn chế. Có vài chiếc đập loại quan trọng trung b́nh c̣n được sử dụng một phần nào và sẽ sụp đổ và sẽ gây ra các kết quả khốc hại.Vào tháng 8 năm 1975 là năm xảy ra nạn lụt lớn nhất của lịch sử đă gây cho 250.000 người chết đuối, các chiếc đập ngăn nước ở Banqiao và ở Shimantan và ở Zhumadian thuộc tỉnh Hunan đă lần lượt sụp đổ.

    Tất cả các sức lao động và tài chính, đầu tư vào việc xây dựng các chiếc đập ngăn chặn này, đều là hoang tưởng. Trên thực tế, họ đă sử dụng các dụng cụ thô sơ để xây dựng các đại công tŕnh cũng như các tiểu công tŕnh. Các người lao công đă thay phiên nhau làm việc suốt ngày đêm. Các người lao công này chỉ được nuôi ăn cơm nếu họ chịu làm việc, và chỗ ở và nghỉ ngơi th́ thật là tồi tệ. Các người nông dân được tổ chức thành đội ngũ như trong quân đội, và được tập họp thành đội ngũ để đi đến vị trí lao động, khi đến vị trí th́ có người cầm cờ đỏ đi đầu hướng dẫn, và cũng có kèm theo các bản nhạc quân sự do các máy khuếch âm phát ra. Trên các kế hoạch to lớn, nhiều trăm ngàn người lao công đă được trưng dụng và họ không được trả tiền lương.

    Để có được các khoảng đất trống để thiết lập các chiếc hồ chứa nước, đă có một số người không thể đếm được, đă bị đuổi đi khỏi các ngôi làng và đă bị cưỡng bách đi cư ngụ ở các nơi khác. Vào năm 1958, đă có 300.000 người đă bị cưỡng bách dời nơi làng xóm của họ để có chỗ thiết lập một hồ chứa nước to lớn ở tại Xin'Anjiang, thuộc phía Bắc của tỉnh Zhejiang (Tchöking); riêng tại hạt Chun An đă có 137.000 người đă phải rời bỏ nơi họ đang cư ngụ
    Dài trên các đường đi, đă có nhiều gia đ́nh đă phải ăn và ngủ ngay cả trên các đường lộ, ở ngay ngoài trời và không có nơi nào để tạm trú ẩn. Mọi người đều phải chịu Đói và Lạnh, đă có người phải ăn gạo sống (không được nấu chín) để cho cơn đói bớt hành hạ. Đă có nhiều người đă ngất đi trên đường đi, cũng có người đă chết đi; cũng có các người phụ nữ đă sanh con ngay trên lề đường trong lúc đi đến nơi cư ngụ mới. Một người cán bộ lớn tuổi phụ trách việc tái định cư, vị này đă xác nhận là việc di chuyển các số người này đă giống như các người chạy tỵ nạn chiến tranh.

    Chịu ảnh hưởng của Liên Sô về việc xây dựng chiếc đập nước trên sông Dniepe và cùng các công tŕnh như việc đào con sông đào từ Bạch Hải thông đến sông Volga, các người Trung quốc cũng muốn có các công tŕnh được coi là "vĩ đại hơn cả mọi nơi trong thế kỷ 20." Đó là một dự án trù tính để sử dụng số lượng nước thặng dư của con sông Yang Tsé (Dương Tử) để đưa lượng nước này về con sông Hoàng Hà ở vào miền Bắc. Số lượng nước thặng dư sẽ được đưa qua một hệ thống rộng lớn các con sông đào sâu, các chiếc đập, các đường hầm, các thác và các hồ chứa nước. Khởi công thực hiện dự án này vào lúc bắt đầu phong trào Bước Nhảy Vọt lớn về phía trước, người ta ước lượng là phải cần thời gian 7 năm để thực hiện dự án này và số lượng nhân công là 7 triệu người. Hăng Thông Tấn Tân Hoa Xă đă thông tin là trong một ngày làm việc, tất cả khối các người lao công đă đào đất và di chuyển khối đất tương đương với số khối và đá của sông đào Panama trong 10 năm: "Tổng số 6.550 triệu thước khối đất đă được đào lên trong một tuần lễ và đă hoàn thành vào ngày 12 tháng Chạp năm 1960. Con số này lớn gấp 12 lần số khối đất đă được đào để xây dựng hoàn tất con sông đào Panama. đảng cộng sản cũng có dự án sẽ đào sông để đem nước tưới cho các vùng đất là sa mạc ở phía Tây và làm tan các lớp tuyết của rặng núi Tianshan (Thiên Sơn) hầu để có nước để trồng hàng chục triệu ở vùng sa mạc này. Các bức h́nh được sử dụng để tuyên truyền đă phô bày các nhà khoa học đă từ trên các phi cơ rải các hóa chất để làm tan tuyết ở trên các rặng núi này.

    Tại các vùng nông thôn, các chiếcc đập ngăn chặn nước đă sụp đổ v́ đă được kiến tạo bằng đất thay v́ bằng bê tông, và là do ư kiến của các người nông dân không kinh nghiệm và không là các người kỹ sư đă thiết kế. đảng cộng sản đă tỏ ra "khinh khi" các sự học tập qua sách vở và huấn luyện. Trong một bài viết đăng trên tuần san: "H́nh ảnh của Trung quốc" bài viết này đă ca tụng ông Le Heyun, một người kỹ sư về thủy văn học, ông này gốc là một người nông dân, bài báo này đă gọi ông này là "người canh tân tuyệt đối" và là người công nhân tiên tiến: Vào năm 1958, khi khởi công xây dựng một hồ chứa nước ở hạt Huang tan, ông này đă đề nghị hăy thay thế cho chất bê tông bằng các nguyên liệu "hỗn hợp" để xây các "mương-rănh" và các ông dẫn nước, và việc này sẽ tiết kiệm được 7.000 nguyên tệ. Một người đối thoại với chúng tôi đă nói là việc rất hiếm khi sử dụng chất bê tông, v́ vậy không có một chiếc đập nào ngăn chặn nước đă tồn tại được hơn 1 hay 2 năm. Không có được một chiếc hồ chứa nước ở trong t́nh trạng tốt th́ các "mương-rănh" cũng trở thành vô dụng. Vào thời gian sau này, các chiếc đập ngăn chặn nước này đă được tái thiết bằng chất bê tông; vào ngày hôm nay, tại Sichuan, một chiếc hồ chứa nước chỉ c̣n dùng để làm nơi cho du thuyền.

    Sau khi nạn đói đă hết, Mao vẫn c̣n tin tưởng vào các phương pháp về canh tác canh nông do ông đề nghị, và Mao cũng không tỏ ra bối rối v́ các sự thất bại hiển nhiên. Ngược lại, vào năm 1964, Mao đă đi đến Dazhai, ở trong tỉnh Shanxi, một nơi đă được chọn làm kiểu mẫu để thi hành "kế hoạch 8 điểm" của Mao. Đă có nhiều triệu người, người Trung quốc và người nước ngoài, đă được đưa đi đến mọi nơi ở Dazhai, và tất cả mọi người đă được nghe "thuyết giảng"' về các việc thành công của các người "nông dân thông thái." Các người nông dân này đă thành công trong việc tạo các vi khuẩn cô đọng vào chất "nitrát", được coi triển lăm nhiều loại cây "mới và đẹp" và việc thiết lập các chiếc đập chặn nước do các bàn tay của các nông dân tạo nên. Có thể là v́ tính khoe khoang đă ngăn chận Mao để ông tự hiểu là ông đă ngớ ngẩn đến cực độ.

    Vào tất cả các trường hợp, trong các năm 1958 và 1959, việc chắc chắn là Mao đă không nhận định và tự ước lượng đă là chứng nhân của các phương pháp của ông đang thành công vượt hơn các sự ước mong của ông. Trong một bài hát của dân gian ở nông thôn: lúa đă mọc lên ngất trời và Thiên Đường đang ở trong tầm tay. Một thí dụ: vào năm 1958, Mao đă chính thức viếng thăm một công xă gương mẫu tại hạt Xushui, nơi này đă ngẫu nhiên có đường xe hỏa nối liền thủ đô tỉnh Hebei với Bắc Kinh. Khi Mao đang dùng ôtô để đi đến công xă này, đoàn xe của ông đă đi qua các con đường lộ, mà dài bên lề đường người ta đă chất hàng "đống to" củ cải, bắp cải, củ cà rốt và các rau đậu, trên một khoảng đường dài 500 mét. Các người cán bộ của tỉnh đă nói với Mao là các người nông dân đă "vứt bỏ" các loại thức ăn này v́ họ đă sản xuất ra quá nhiều lương thực mà họ không biết phải làm cách nào để tiêu thụ các lương thực thặng dư này. Tại văn pḥng của công xă, vị bí thư của Đảng đă nói với Mao là tại đây, mọi người mỗi ngày đă được ăn 5 bữa cơm, và đều miễn phí, và vào mùa Thu này, các mùa gặt lúa sẽ tăng lên gấp 4 lần và sẽ đạt được 500.000 tấn thóc. Người ta đă thuật lại là Mao đă quá kinh ngạc khi nghe được các lời báo cáo và ông đă lật chiếc mũ "cát két" ra phía sau và đặt câu hỏi: "Các anh làm cách ǵ để tiêu thụ cho hết các thức ăn này ? Vậy các anh sẽ làm ǵ với số lương thực thặng dư?"
    Tờ Nhân Dân Nhật Báo đă đưa ra một cuộc tranh luận về đường lối để được biết là Trung quốc phải làm cách nào để giải quyết vấn đề thặng dư về lương thực. Tại tất cả mọi nơi mà Mao đến viếng thăm, các người cán bộ của Đảng đều báo cáo với Mao là đă đạt được các kết quả kỳ diệu về sản xuất lương thực: khi trước ngày phát động Bước Nhảy Vọt lớn, các cánh đồng chỉ sản xuất có 150 kilô thóc, th́ ngày nay đă sản xuất từ 20 đến 25 tấn trên mỗi 200 thước vuông đất. Trên thực tế, không có cách nào để biết rơ được các con soó chính xác về việc thâu hoạch các mùa gặt, bởi v́ Văn Pḥng Thống Kê của Nhà Nước đă bị đóng cửa, và tất cả các văn pḥng ở các địa phương đă được thay thế bởi các pḥng "thông tin tốt." Bộ máy Tuyên Truyền đă lần lượt đưa ra các bài hát khải hoàn. Trung quốc đă sản xuất bằng Mỹ quốc về lúa ḿ và bông vải, và đă vượt qua nước Nhật Bản về sản xuất lúa gạo tính trên mỗi đầu người, và sẽ vượt qua Mỹ quốc về việc sản xuất ra bông vải.

    Mao không phải là người duy nhất đă tin vào các sự thành công phi lư này. Ông Lưu Thiếu Kỳ (Liu Shao Ki) là người chủ trương tiến bộ dần dần, và người vợ của ông là bà Vương Quang Mai (Wang Guang Mei), cả hai ông bà đă tự nguyện xin đi gia nhập lao động ở công xă Xushui. Mùa lúa năm 1958 đă đạt được gấp đôi mùa lúa năm 1957, ông Liu đă xác định như vậy, và ông Liu đă hối thúc toàn quốc hăy tiến lên thêm và thực hiện Chủ Nghĩa Cộng Sản. Ông nói là chúng ta đừng nghĩ đến việc chủ nghĩa cộng sản cần phải dần dần thực hiện. "Khi mà chúng ta làm các việc cần phải làm, chủ nghĩa cộng sản să đến gần chúng ta."

    Ông Đặng Tiểu B́nh (Deng Xiao Ping) cũng đồng lạc quan. Vào năm 1958, ông này ước định và mong mỏi là các người nông dân sẽ sản xuất ra được 700 kilô thóc cho mỗi đầu dân, bằng cách sử dụng các phương pháp canh nông của Mao, th́ trên thực hành chỉ sản xuất ra 40 tấn thóc trên mỗi cánh đồng thí nghiệm với một diện tích một "Mu." Ông Đặng đă làm bài tính là vào năm 1959 trên diện tích của một "Mu" sẽ sản xuất ra được 100 tấn thóc, và đến năm 1962 sẽ sản xuất được 2500 tấn thóc. Ông này đă kết luận: "Chúng ta có thể có tất cả những ǵ mà chúng ta muốn có được." Tại Ya'an (Diên An) là tỉnh sinh quán của ông Deng, tại Sichuan, các người dân đă trưng bài dài trên các đường lộ các chiếc nồi đựng đầy thức ăn đă được nấu chín, để chứng tỏ là họ đă có dư giả thức ăn, và kẻ đi qua đường có thể lấy để ăn miễn phí.Ông Chen Boda, người bạn thân cận của Mao, đă tuyên bố: "Đă đến lúc chúng ta có thể băi bỏ không phải dùng đến Đồng Tiền" từ nay trở đi không chỉ có lương thực là miễn phí, mà luôn cả đến quần áo, người thợ cắt tóc và tất cả mọi cái c̣n lại.

    Mao đă có cảm tưởng là tất cả các sự thành công này vẫn c̣n là thua kém các sự thành công của Liên Sô, v́ vào năm 1957, Liên Sô đă phóng lên không trung chiếc "vệ tinh" đầu tiên của địa cầu. Việc đạt được các "kỷ lục về sản xuất" được đổi tên là "kỷ lục phóng vệ tinh" hay là "kỷ lục spoutnik." Mao đă tuyên bố là Trung quốc sẽ đạt được các kết quả tương đương với Liên Sô và sẽ dẫn đầu trong việc đi đến chủ nghĩa cộng sản, vượt qua cả Liên Sô. . Không có một ai có thể nghi ngờ được tất cả các con số "bịa ra" này, và về sau, các cán bộ cao cấp cũng đă giải thích giống như ông Deng, là tất cả mọi người đều bị các người nông dân lừa dối.


    Do hệ quả trực tiếp ở nơi sự tin tưởng là Trung quốc đă tràn đầy lương thực vào mùa Thu năm 1958, mọi người đều được khuyến khích hăy ăn càng nhiều càng tốt mà giá phải mua không đáng là bao nhiêu. Trong tỉnh Jiangsu, khẩu hiệu được đưa ra "Các anh hăy ăn nhiều như ư muốn và hăy dành cho việc sản xuất tất cả người ǵ tốt hơn cả ở anh." Ở tại tỉnh Quang Dong, vị bí thư của Đảng là ông Tao Zhu, đă khuyến khích mọi người hăy ăn 3 bữa cơm mỗi ngày. Tại làng Zengu, về sau các người nông dân đă thuật lại cho các người Mỹ chuyên về khoa "ăn thịt người" về những ǵ đă xảy ra: "Tất cả mọi người đều đă trở thành các người vô trách nhiệm và mọi người đều ăn uống dù là không đói, và trong 20 ngày đă ăn hết số gạo được dự trữ để ăn trong 6 tháng." Tại tỉnh ShaanXi, một người Mỹ tên Williams Hinton đă nghe nói các điều giống như vậy: "Nếu có được một mặt nhỏ" của Bước Nhảy Vọt lớn mà tất cả mọi người đều hồi nhớ, đó là lương thực. Ông WeiDe đă nói: "Chúng tôi sinh sống tốt" chúng tôi được ăn rất nhiều thịt. Được ăn thịt được coi là một người cách mạng. Nếu anh không chịu ăn thịt, mọi việc sẽ không được coi là tốt. Mọi người đều đánh cuộc với nhau để coi ai là người có thể ăn thịt nhiều hơn các người khác."

    Những việc ǵ đă xảy ra ở Trung quốc đều giống như các việc đă từng xảy ra ở Liên Sô trong thời gian xảy ra việc "tập thể hóa" ruộng đất của Stalin.Ông Cholokov đă viết trong quyển tiểu thuyết về khoa học viễn tưởng với tựa đề: "Quả đất được lật lại" ông Cholokov đă mô tả một cảnh đă diễn ra: "Chúng nó đă ăn đến độ chúng không c̣n ăn thêm được nữa. Người già cũng như người trẻ đều mắc phải chứng đau dạ dày. Vào bữa cơm tối, trên các chiếc bàn ăn đều tràn đầy các món thịt nấu hay thịt nướng. Mọi người đều có cái mồm dính đầy mỡ và tất cả mọi người đều mắc phải chứng "nất cụt." Mọi người đều nháy mắt như các con chim cú, giống như đă say v́ thức ăn.
    Ở Trung quốc không bao giờ có đủ lương thực cho các người dân, các người dân đă ăn quá nhiều nên từ mùa Đông năm 1958-1959, các kho chứa lương thực đă "trống không." Ở tại các Công Xă Nông Thôn đă có vài vị bí thư của Đảng ở các vùng xa đă ra lệnh trồng khoai lang để cứu đói cho các người dân, nhưng ở tất cả mọi nơi, mọi người đều tin là chính quyền sẽ phân phát lương thực được chứa trong các nhà kho của Nhà Nước. Mao từ chối không muốn biết là đang có t́nh trạng thiếu hụt lương thực, và Mao cũng tin chắc là các người nông dân đă cất giấu lúa gạo, và ông đă ra lệnh không được lấy lương thực dự trữ trong các nhà kho của Nhà Nước. Việc c̣n tệ hơn, trong 3 năm liên tiếp sau năm 1958, Trung quốc đă tăng gấp đôi số lượng xuất cảng ngũ cốc và đă giảm đi việc nhập cảng lương thực. Số lượng xuất cảng sang Liên Sô đă gia tăng lên 50% và Trung quốc đă viện trợ ngũ cốc cho các nước bạn ở gần như Việt Nam và Bắc Triều Tiên và nước bạn ở xa là nước Albanie.

    Cho đến ngày hôm nay, các người dân Trung quốc vẫn c̣n phải chịu các chứng di hại xa xôi do các ảo tưởng lớn của Mao đă gây ra. Tin tưởng là Trung quốc đă bước vào một kỷ nguyên thặng dư dồi dào mà từ trước cho đến ngày hôm nay chưa hề có được, Mao đă bác bỏ các kế hoạch để kiểm soát khoa dân số học. Ông Ma Yinchu là viện trưởng của trường Đại Học Bắc Kinh là người bênh vực cho việc kiểm soát dân số.Vào năm 1958, ông này đă mất chức và bị kết án là theo chủ nghĩa của Malthus, ông này đă chủ trương việc kiểm soát dân số v́ nếu dân số gia tăng quá nhiều sẽ làm nguy hại cho đất nước. Vào năm 1957, ông Ma Yinchu đă lên tiếng trước và đă nói về các hậu quả xấu nếu không có được một sự hạn chế việc sinh đẻ và dân số gia tăng. Cũng giống như ở các lănh vực khác, Mao đă đi theo chủ nghĩa chính thống của Lénin. Vào lúc khởi đầu, các người cộng sản đă tin tưởng là khoa học hiện đại sẽ là chiếc ch́a khóa để phát triển không giới hạn việc sản xuất ra lương thực. Vào năm 1943, Lénin đă tuyên bố: "Chúng tôi là những người chống lại không nguôi về các lư thuyết Tân Malthus" và Lénin đă gọi là phản động và đê hèn. Mao đă không ngừng từ khước không nghe các lời cảnh cáo, không chỉ là lời cảnh cáo của ông Ma, mà luôn của các người cố vấn người nước ngoài là ông Lossing Buck, hay là của ngoại trưởng Dean Acheson của Mỹ quốc, các ông này lo sợ việc dân số gia tăng sẽ làm mất đi hiệu quả của các sự cố gắng để gia tăng sản xuất lương thực .Vào các năm đầu của thập niên 60, Mao đă viết một bài để chỉ trích ông Acheson: "Đối với mọi vật ở trên quả đất này, vật quư hơn tất cả là con người. Dưới sự lănh đạo của Đảng cộng sản, sẽ có được các sự mầu nhiệm sẽ được diễn ra khi c̣n có con người. Chúng tôi chống lại các lư thuyết phản cách mạng của ông Acheson. Chúng tôi tin tưởng là cách mạng có thể làm thay đổi mọi việc. Dân số đông người của Trung quốc là một việc tốt."

    Mao lo sợ sẽ thiếu nhân công. Vào tháng Chạp năm 1958, vào lúc kết thúc một buổi họp các người lănh đạo Đảng ở Wuchang, một bản thông cáo được đưa ra và tuyên bố: "Chẳng bao lâu sẽ chứng minh là diện tích của quả đất sẽ trở nên chật hẹp nhưng lại quá quan trọng và không phải là vấn đề dân số quá đông."

    Đọc tiếp Chương 6 . Mao Không biết nạn đói đang xảy ra

    http://www.tinparis.net/vn_index.html

    (c̣n tiếp)


  7. #7
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    345

    Trung quốc: Đất nước của sự ĐÓI KÉM

    (tiếp theo)

    CHƯƠNG 6
    Mao không biết nạn đói đang xảy ra



    "Trong các thập niên gần đây, lịch sử của cuộc Cách Mạng của Trung quốc đă chứng tỏ rộng lớn cho một sự thật. Đó là trực tiếp tuân theo các lệnh của chủ tịch Mao đă đưa chúng ta từ chiến thắng này đến chiến thắng khác, và khi chúng ta "phạm giới" các lệnh này, chúng ta sẽ thất bại.

    lời của ông Wu Zhifu, bí thư Đảng của tỉnh Henan.



    Sau năm đầu phát động Bước Nhảy Vọt lớn, nạn đói có thể tránh được cho năm sau nếu có được một số lớn các người lănh đạo cao cấp của Đảng dám bày tỏ sự thật cho Mao biết về hiện trạng của nạn đói đă xảy ra.
    Nhưng đây là việc, trước khi thiết lập các công xă đầu tiên, trong Nhân Dân Nhật Báo, Mao đă cảnh cáo là không khoan hồng cho một sự "ly khai" nào. Một bài viết vào tháng 2 năm 1958 đă xác nhận rơ ràng: "Kẻ nào không thực hiện được một Bước Nhảy Vọt lớn, kẻ ấy là một người bảo thủ hữu khuynh. Có người đă nghĩ rằng một bước nhảy, đó là việc phiêu lưu. Thực ra, đó là một việc Mới, đó có thể là không hoàn hảo, nhưng không phải là một cuộc phiêu lưu. Chúng ta cần phải làm tất cả mọi việc để chứng tỏ cho sự "lạc quan về cách mạng cùng với chủ nghĩa anh hùng cách mạng."

    Lẽ dĩ nhiên, không một ai lên tiếng kêu gọi hăy thận trọng .Mao đă để lộ ra về ư định thực hành Bước Nhảy Vọt lớn trong một phiên họp tại Nanning, vào tháng Giêng năm 1958. Nanning là thủ phủ của tỉnh Quảng Tây (Guang Xi) ở vào phía Nam của Trung quốc. Mao đă tuyên bố là các chương tŕnh-kế hoạch được đưa ra 2 năm về trước, kế hoạch - chương tŕnh này đă quá Nhát-Đụt. Bắt đầu từ tháng 4 năm 1958, "Công Xă Nhân Dân ở nông thôn" đầu tiên đă được thành lập tại Chayashan ở tỉnh Henan, đây là một vùng nghèo hơn các nơi khác ở Trung quốc. Và tại nơi này, và đây là lần thứ nhất, đă hoàn toàn băi bỏ tất cả các khoản đất với diện tích nhỏ hẹp dành riêng cho tư nhân khai thác và đă được thiết lập các nhà bếp tập thể cho 40.000 người cùng ăn cơm. Chẳng bao lâu, ở các tỉnh do các viên bí thư "thiên tài" của Đảng lănh đạo đă cùng làm theo, với cách làm "hỗn hợp" các việc tập họp đă có sẵn, hợp lại với các Công Xă Nhân Dân, dù là dưới danh hiệu: Ren Min Gongshe chưa được chấp nhận. Vào tháng 8 năm 1958, khi Mao đến viếng thăm xă Thất Li (Seven Li) thuộc vùng Xinxiang ở vào phía Bắc của tỉnh Henan, Mao đă kêu lên: "Thật là hay cái tên Công Xă Nhân Dân." Gian pḥng dành cho các buổi họp, về sau gian pḥng này được thiết lập làm "bảo tàng viện" nhưng câu nói "Thật là hay cái tên Công Xă Nhân Dân" đă được nâng lên làm "khẩu lệnh" và là các biểu ngữ được viết lên trên các bức vách tường ở tất cả mọi nơi ở nông thôn.


    Tại tỉnh Henan, Mao đă rất cảm khích bởi các sự thành công đáng ngạc nhiên của các công xă thuộc sự lănh đạo của ông Wu Zhifu là vị đệ nhất bí thư Đảng của tỉnh này, và vị bí thư này đă hướng dẫn cuộc thăm viếng của Mao.
    H́nh như Mao đă không có tham dự vào việc xây dựng các công xă, và Mao cũng đă không phác họa ra các chi tiết của kế hoạch xây dựng các công xă, cùng với các chi tiết điều hành. Và cho đến ngày hôm nay cũng khó xác nhận rơ ràng về ai là người có trách nhiệm về việc nghĩ ra các công xă. Vị y sĩ riêng của Mao là ông Lư Chí Thủy (Li Zhisui) đă thuật lại là trước ngày Mao đi "kinh lư" tỉnh Henan và các vùng nông thôn khác, Mao đă đặt ra câu hỏi: "Đă có nhiều điều mà chúng ta không biết được. Họ đă làm cách nào để tổ chức các Công Xă Nhân Dân ? Và các công xă này đă được điều hành bằng cách nào ? Họ đă làm cách nào để phân phối các nguồn lợi và làm cách nào để kiểm soát sự lao động của mỗi đoàn viên ? Họ đă làm cách nào để áp dụng cách phối hợp công tác canh nông dưới sự huấn luyện về quân sự ?"

    Trong mùa hè năm 1958, tại tỉnh Henan và ở tất cả mọi nơi mà Mao đă đi kinh lư, Mao chỉ được nghe các bài diễn văn "nịnh hót" ông và các đảng viên cuồng tin hoan hô ông và các thành quả "huyền hoặc" về canh nông mà Mao đă chính xác tiên liệu..Vào cuối tháng 7, khi chủ tịch đoàn thường có buổi họp vào mùa Hè tại Beidaihe, là băi biển có các biệt thự đẹp của thời đại thuộc địa, Mao đă cảm thấy có được nhiều sự tự tin và ông đă thảo ra một bản thông cáo dài tuyên bố là chủ nghĩa cộng sản đang ở trong tầm tay. Là một con người luôn luôn đầy lạc quan, khi ông đến viếng tỉnh Anhuy, đă có một người được ông mến chuộng là ông Zeng Xisheng đă tập họp đông đảo quần chúng hoan hô và chào mừng Mao. Tại Hefei là thủ phủ của tỉnh này, người ta đă cho Mao chứng kiến các sự thành công của một chiếc ḷ nấu thép (ḷ cao) kiểu nhỏ. Đầu tháng 11, lại thêm một lần nữa, Mao lại đến viếng tỉnh Henan để chủ tọa một buổi họp Đảng và lại được nghe các báo cáo về các sự thành công kinh khủng. Một ít lâu sau, các người lănh đạo Đảng đă họp tại Wuchang thuộc tỉnh Hebei và họ cố gắng tính khối lượng hạt lúa đă thâu hoạch được sau các vụ mùa của năm 1958. Thời tiết năm 1958 rất là tốt, và đặc biệt rất là ôn ḥa và mùa lúa thâu hoạch được một khối lượng quan trọng, từ năm 1949, nay mới có được, và mọi việc cần đến các việc liên hệ về thống kê chính xác đă được quyết định băi bỏ. Người ta đă báo cáo với Mao là việc tổng sản xuất toàn quốc về các hạt lúa đă chuyển từ 185 triệu tấn và nay đă tăng lên đến 430 triệu tấn và cũng có thể là đă tăng lên đến 500 triệu tấn. Tự nơi Mao cũng không tin vào các con số được nghe báo cáo và đă quyết định cho con số gọi trung b́nh là 375 triệu tấn. Vào cuối năm, Mao đă đủ tin vào ảnh hưởng của ḿnh và đă nhượng chức Chủ Tịch Nhà Nước cho ông Lưu Thiếu Kỳ (Liu Shao Qi). Có thể không nghi ngờ ǵ là Mao đă có cảm tưởng là không c̣n cần đến các vinh dự này. Không có một người nào có thể khuấy rối bầu không khí lạc quan ương ngạnh của Mao và đồng thời ông Chen Yu cũng là người lănh đạo có thái độ ngập ngừng hơn các người lănh đạo khác về kế hoạch Bước Nhảy Vọt lớn. Mao giữ sự im lặng, tuy là ông thích đạt được các mục tiêu khiêm tốn hơn được đưa ra trong kế hoạch ngũ niên thứ hai mà Mao đă trợ giúp để khởi thực hiện. Ông Chu Ân Lai (Zhou Enlai) là vị thủ tướng cũng đồng có ư kiến như Mao. Ông Chu là người học tṛ giỏi nhất của Mao và cũng là người có khiếu hơn các người khác. Ông này là một người ôn ḥa, nhưng đă bị "bất lợi" v́ đă có một cuộc tự kiểm thảo v́ ông này đă hèn hạ từ chối tất cả các điều ǵ mà ông đă nói để chống lại phong trào Bước Nhảy Vọt Nhỏ được phát động vào năm 1956.

    Việc đă xảy ra là mùa gặt lớn của năm 1958, các người nông dân đă không ra đồng để gặt lúa v́ họ đang bận tham gia công tác đúc ra gang và thép, cùng với các công tác xây dựng các đập chặn nước, trong lúc ấy ở ngoài đồng các hạt lúa đang hư thối.Ở một vài nơi người ta đă nấu chảy các chiếc lưỡi liềm gặt. Việc c̣n nguy hiểm hơn là các người cán bộ đă đi thâu các số lúa trên căn bản ước định cho mỗi mùa gặt lúa. Bây giờ các người nông dân đă được "đoàn thể hóa" và tập thể hóa, các hạt lúa không c̣n được tồn kho tại các nhà cá nhân và được tồn kho ở các nhà chứa lúa công cộng. Không có một người cán bộ hương thân nào đă báo cáo về một mùa gặt kỷ lục mà các người cán bộ này lại có thể báo cáo trở lại một con số ít hơn và cung cấp số lúa ít hơn cho Nhà Nước. Các người cán bộ lănh đạo ở các tỉnh, để tỏ ra quyết tâm phô trương các thành quả của họ cùng với sự trung thực, đă gia tăng việc giao lúa cho chính quyền trung ương. Và Trung quốc bắt đầu giảm đi việc nhập cảng lúa gạo và ngược lại việc xuất cảng lúa gạo càng ngày càng gia tăng. Bắc Kinh (Pékin) muốn chứng tỏ với Liên Sô về khả năng có thể trả các món nợ trước hạn kỳ v́ chính sách của Mao đă đạt được thành công.

    Trong suốt mùa Thu, các người nông dân đă được khuyến khích "ăn nhiều" tùy thích và vào lúc nào họ muốn, và khi mùa Đông đến, chác nhà kho dự trữ lương thực đă bắt đầu hết lúa, các bữa ăn, do các nhà bếp tập thể cung cấp, đă bắt đầu thanh đạm.Theo cổ truyền, các người nông dân gọi thời gian này là "giữa màu xanh và màu vàng" bởi v́ khi đến thời gian của Tết đầu năm của Trung quốc và tiết Thanh Minh, các cánh đồng ruộng đều được phủ các cây lúa và các mầm non của các cây lương thực báo cho một mùa sắp đến. Ở tại nhiều nơi trong nước, vào dịp Tết đầu năm 1959, đă xảy ra nạn đói kém, các người già cả và các người yếu đuối đă bắt đầu chết v́ đói. Vào nhiều năm về sau, một đảng viên lăo thành của Đảng, ông Yi Bo Bo, ông này đă có thể viết ra và thuật lại đă có 25 triệu người nông dân đang chết v́ đói, vào mùa Xuân năm 1959.

    Sau khi được nghe các bản báo cáo rực rỡ của các tháng về trước, các việc thiếu hụt lương thực đă đến tai của Mao, ông này đă không tin là việc thiếu hụt lương thực là có thật.Ông liền kết luận ngay là các người nông dân đă "nói láo" và các người koulak cùng với các người tả khuynh đă đồng mưu toan với nhau để cất dấu lúa gạo hầu để được Nhà Nước cung cấp thêm lương thực. Vào tháng 2 năm 1951, Mao rất hân hoan khi đọc một bản báo cáo của một vị cán bộ cao cấp của Đảng ở tỉnh Quảng Đông, bản báo cáo này đă xác minh rất đúng các điều nghi ngờ của Mao. Để thuật lại các lời của các người đối thoại với chúng tôi: "Đó như là Mao đă t́m thấy một kho tàng." Người viết bản báo cáo này là ông Zhao Ziyang, và cũng chính ông này sau ngày Mao đă từ trần đă ra lệnh giải tán Công Xă Nhân Dân đầu tiên và trở thành Thủ Tướng của ông Đặng Tiểu B́nh. Ông Zhao Ziyang đă được ông Đặng Tiểu B́nh giao phó giải quyết các vấn đề liên hệ đến chính sách Công Xă Nhân Dân. Vào năm 1959, ông Zhao là cán bộ cao cấp của Đảng và là người chịu trách nhiệm về canh nông cho miền Nam của Trung quốc. Cũng trong tháng Giêng năm 1959, ông Zhao đă đi thanh tra ở miền Nam và đă đến địa hạt Xuwen. Tại nơi này, các người nông dân đang bị Đói và ông Zhao đă kết luận đơn giản là các người nông dân đă "cất giấu" lúa gạo, và ông Zhao đă ra lệnh mở các cuộc lùng xét chống lại việc "oa trữ" lúa gạo và lương thực và bắt giam các người gian lận. Theo như sự điều tra của ông David Shambaugh th́ v́ lệnh của ông Zhao đă gây ra nhiều vụ tự kiểm thảo của các người cán bộ Đảng đưa đến các vụ thanh trừng các cán bộ địa phương và nhiều vụ tự sát. Ở một địa hạt khác tên Leinan, ông Zhao cũng đă hành động tương tự, ông đă tổ chức nhiều buổi họp và tại các buổi họp này, người ta đă tổ chức các đoàn và các toán sản xuất, và các đoàn và toán người này đă bị tố cáo là đă làm thiếu mất 34.000 tấn thóc gạo.

    Để đáp lại các bản phúc tŕnh thuộc loại giống như bản phúc tŕnh của ông Zhao, Mao đă cho phát động toàn quốc một phong trào: "Chúng ta cần phải nh́n nhận là đang có một vấn đề nghiêm trọng và các toán sản xuất đă biển thủ và chia cho nhau các thóc gạo, và vấn đề này đă xảy ra trên toàn quốc."


    Trong việc phát động phong trào chống oa trữ và chống chia chác cho nhau, các người cán bộ của địa phương không có cách nào khác là làm như Điếc để không nghe đến lời kêu gọi cung cấp khẩn cấp thóc gạo. Và cũng chính Mao cũng đă nhận được các bản thỉnh cầu của các làng đang bị nạn đói, nhưng Mao đă bác bỏ các lời thỉnh cầu này. Trong tỉnh Henan công xă PoHu đă xin mở một cuộc điều tra về hành động của các người trưởng toán sản xuất, v́ các người trưởng toán này đă đánh đ̣n các người nông dân đă bị tố cáo là cất giấu lúa gạo. Và đồng thời cũng than phiền về việc không chịu tham gia vào việc đánh đ̣n các người nông dân cũng bị kết tội là đă có đầu óc chính trị sai-hỏng. Mao đă phản ứng lại và ra lệnh cho vị tỉnh ủy là Wu Zhifu đừng có quá cứng rắn đối với các người đă vi phạm các lỗi nhẹ. Các người thông tin cho chúng tôi đă thêm vào là Mao đă luôn luôn kết án các người cán bộ đă có các hành động cục súc và không có ḷng thương hại đối với các người nông dân, và đă có lần Mao chỉ đơn giản nói: "Chỉ cần phê b́nh một ít, và các người này phải tự kiểm thảo, như vậy cũng đủ rồi."


    Trong hoàn cảnh "hoang tưởng tự đại này"các việc dối trá, làm như "giả vờ" cùng với sự "vũ phu", chỉ có một người duy nhất đă có can đảm và sự trung thực đă dám nói lên các việc đang xảy ra, đó là thống chế Peng Dehuai (Bành Đức Hoài) là bộ trưởng Quốc Pḥng.
    Vào mùa Thu năm 1958, ông đă đi tham quan các vùng nông thôn và ông Peng đă thuật lại các điều mà ông đă được chứng kiến đă xảy ra không được tốt như đă được dự định. Tại tỉnh Gansu, ông Peng đă chứng kiến việc người ta đă chặt các cây ăn trái để có củi đốt để cung cấp cho các ḷ nấu thép nhỏ ở nông thôn, cùng với cảnh lúa chín ở ngoài đồng mà không có nhân công để gặt, mặc cho lúa hư hỏng đi. Ông Peng đă đi đến các tỉnh Jianxi và Anhuy và cũng đi đến ngôi làng sinh quán của ông tại tỉnh Hunan. Ông đă gởi các bức điện thơ về Bắc Kinh báo động là "toàn khối đông đảo nhân dân đang có nguy cơ sẽ chết v́ Đói." Vào đầu năm 1959, ông Peng đi kinh lư và đă đi đến ngôi làng nơi sinh quán của Mao, tại tỉnh Hunan. Tại nơi đây ông đă thấy các cánh đồng bị bỏ phế, các con số sản xuất lương thực đă bị giả mạo và các người nông dân đang bị chết đói.

    Ông Peng Dehuai là người lănh đạo cao cấp duy nhất, là người gốc nông dân, thuộc giới nông dân nghèo, mà cũng là người khi c̣n thơ ấu đă chịu cảnh thiếu ăn cũng như các trẻ em cùng tuổi với ông ở tại ngôi làng nơi ông sinh quán, và cũng v́ đói, ông đă mất đi mấy người anh em.Các người lănh đạo khác như Mao và ông Lưu Thiếu Kỳ (Liu Shao Qi) là con của các người điền chủ giàu có, cha mẹ của các người này đă có đủ tiền để đóng tiền học phí cho con của họ đến học ở các trường tư thục. Khi c̣n là một thanh niên, ông Peng đă "đi lính" phục vụ cho một vị "lănh chúa" trước khi lănh đạo một toán nông dân nổi loạn ở trong các vùng núi của tỉnh Hunan. Khi ông Peng gia nhập vào đạo quân cộng sản, nhờ vào tài trí của ông, ông đă có được một ngôi vị quan trọng trong đội ngũ quân đội cộng sản. Sau năm 1949, ông đă chỉ huy quân đội cộng sản đi tham chiến tại Hàn quốc, và vào giữa năm 1959, ông đă tham gia vào Đại Hội Ủy Ban Trung Ương Đảng họp tại Lushan với tư cách bộ trưởng quốc pḥng.

    Buổi họp then chốt của Đảng đă được họp vào tháng 7 và tháng 8 tại một địa điểm ở trên núi, đứng trông xuống sông Yang Tzé (Dương Tử) thuộc tỉnh Jiangxi. Buổi họp này đă kéo dài trong 6 tuần lễ và đây là dịp may lớn cho các người chống lại kế hoạch Bước Nhảy Vọt lớn và ép buộc Mao phải "lui bước." Là một người lính can đảm tuy là học ít và thô kệch, ông Peng đă được vài người lănh đạo quỷ quyệt đă ủng hộ ông để viết một bản thỉnh cầu với Mao về các mục tiêu của chính sách của Mao. Với chủ tâm không phải đây là một cơ hội để công khai chống lại quyền lực của Mao, v́ khi gặp riêng Mao, ông Peng đă trao riêng cho Mao một bức thơ viết với khoảng 10.000 chữ.

    Các ư tưởng của ông Peng đă có vào khoảng thời điểm này đă được diễn tả qua một bài thơ, được diễn ta qua cách ư tŕnh bày của ca kịch Bắc Kinh:

    Cái hạt kê đă rụng xuống đất
    Các chiếc lá của các cây khoai lang đă úa vàng
    Người trẻ và người già đă đi công tác nấu thép
    Để gặt hái chỉ có các phụ nữ và các trẻ em
    Chúng ta phải làm ǵ cho năm sắp đến
    Tôi cần phải hành động và nói thay cho nhân dân.


    Trên đỉnh cao của cuộc hội họp ờ Lushan, ông Peng đă nhấn mạnh về điểm quan trọng hơn cả: Nhờ vào đôi vai của một người nông dân đă nổi loạn v́ đă bị cơn đói hành hạ mà Đảng đă nắm được quyền lực. Vào ngày hôm nay, Đảng không thể là người chịu trách nhiệm của một nạn đói c̣n tồi tệ hơn. Như vậy, ông Peng đă nhấn mạnh: "Tôi đă phải chịu đựng và biết thế nào là cơn đói. Nơi miệng của tôi vẫn c̣n vị giác của cơn đói và việc này làm tôi sợ hăi ! Chúng ta đă chiến đấu trong nhiều thập niên và người dân, thiếu ăn và thiếu mặc, đă đổ máu và mồ hôi để giúp chúng ta, để cho đảng cộng sản được chiến thắng và lên nắm quyền lực. Tại sao chúng ta lại để cho nhân dân lại phải chịu các khổ đau và chịu đói, thêm một lần nữa ?"

    Ông Peng được sự ủng hộ của một số ít người cán bộ lănh đạo: ông đệ nhất bí thư của tỉnh Hunan, ông Zhou Xiaozhou; vị tham mưu trưởng quân đội, ông Huang Keng, ông Zhang Wentian, nhân viên dự khuyết bộ Chính Trị, ông này đă từng sinh sống tại Moscou. Theo như lời của vị y sĩ riêng của Mao, là ông Li Zhisui (Lư Chí Thủy), ông Zhan Wentian đă khẳng định là "khuyên can vua dù là phải "mất đầu." Một người khác không thuộc nhóm người này, là ông Li Rui, bí thư của Mao, về sau đă cho ra một bản tường thuật của cuộc đại hội, và bản tường tŕnh này đă thuật lại các chi tiết không thông thường về các việc đă xảy ra tại đại hội này. Trái ngược lại, bản tường tŕnh này lại ca ngợi các sự thành công của kế hoạch Bước Nhảy Vọt lớn và nói là số lượng thóc gạo thâu hoạch được đă lớn hơn số lượng đă thiệt mất đi, và phải đề pḥng các tư tưởng tả phái và nhấn mạnh về sự quan trọng rút ra từ các bài học của các lỗi lầm của chính ḿnh. Mặc dầu cho tất cả, Mao đă cảm thấy có một âm mưu và quyết định viết một bức thơ để hủy bỏ các lư lẽ của ông. Ngày 30 tháng 7, ông đă tổ chức một buổi họp mở rộng của bộ chính trị, và trên đầu lưỡi của Mao, Mao đă nói ra các lời xin lỗi:

    "Các nhà bếp nấu ăn cho tập thể không phải là một sáng kiến của chúng tôi. Đó là sáng kiến của các khối nhân dân. Tôi là người không từng lao động bằng tay, nên tôi không hề biết được về các mục tiêu về kỹ nghệ. Đây là hoàn toàn lỗi của tôi. Mọi người đều có giới hạn của tự bản thân. Chính Khổng Tử cũng có các sự sai lầm của ông. Nếu tính theo chiều dài của thời gian, Marx cũng vướng phải các sự sai lầm, v́ Marx đă dự ước là cuộc cách mạng sẽ xảy ra vào thời ông c̣n sinh sống. Tôi đă đọc các bản viết tay của Lénin và trong các bản viết tay này cũng có nhiều đoạn đă phải sửa chữa. Ông Li cũng đă phạm các sự sai lầm. Phải chăng chúng ta đă thất bại ? Không phải vậy, chúng ta đă chỉ thất bại một phần nào đó. Chúng ta đă phải trả một giá rất cao, nhưng luồng gió cách mạng đă quét toàn nước chúng ta và chúng ta sẽ nhớ măi bài học này.

    Mao đă từ khước việc chấp nhận tất cả các sự thực chất sai lầm của mục tiêu của ông: "Nhiều hơn, tốt hơn, mau hơn và tiết kiệm nhiều hơn, hay là các sự lầm lỗi của kế hoạch Bước Nhảy Vọt lớn chỉ là các việc nhỏ mọn. Mao nói các sự lầm lỗi này chỉ tương đương với giá học phí phải trả để học được các kinh nghiệm, và đó chỉ là các sự thất bại tạm thời. "Mười năm về sau, hăy trở lại để nhận định là chúng tôi đă có lư." Tất cả các việc về sự khan hiếm lương thực chỉ là các việc được nói quá đáng, chỉ đơn giản thế thôi:

    "Chưa đến lúc Trung quốc phải ch́m sâu dưới biển và trời sập xuống v́ do việc đơn giản là chúng ta đang thiếu các "rau ăn" các chiếc trâm để cài tóc và sà bông để tắm giặt. Các điểm cao và điểm hạ của thị trường đă tạo ra các sự việc làm cho mọi người phải lo âu hơn, nhưng các sự lo âu này không được minh giải, chính bản thân tôi cũng lo âu. Không, nếu về phần tôi, tôi nói không lo âu th́ tôi lại không thành thực. Nếu đến nửa đêm mà v́ lo âu, tôi uống vài viên "thuốc ngủ" và coi như việc đă được dàn xếp. Các anh hăy uống thuốc ngủ và các anh sẽ cảm thấy hết lo âu."

    Sử dụng một ẩn dụ được coi là sai lầm, Mao đă nói với các người cán bộ cấp dưới đừng có đẩy mạch các sự việc: "Không phải là vấn đề hành động hời hợt và lơ là. Khi anh ăn thịt lợn, anh không hề ăn liên tục miếng thịt này sang miếng thịt khác, và anh đừng mong sẽ béo ph́ trong một ngày. Vị chỉ huy trưởng là ông Chu Đức (Zhu De) và tôi, cả hai chúng tôi đều béo ph́, việc này không thể một mai mà có được."

    Mao đă phát triển một phần sự biện luận của ông và hối thúc các người khác phải nh́n nhận và chia xẻ tất cả các trách nhiệm, dù là nhiều lầm lỗi nào: "Các đồng chí, các anh phải phân tích các sự sai lầm của các anh: như vậy các anh sẽ cảm thấy nhẹ nhàng đi sau khi các anh đă "x́ hơi" để làm nhẹ bụng đi. Mao cũng thử khuyến dụ các thành viên của bộ Chính Trị là sự không biết cũng là một điều kiện thuận lợi cho công tŕnh táo bạo này: "Một người không biết chữ có thể trở thành một vị Thủ Tướng, tại sao các người nông dân và các người cán bộ của các công xă không chịu học tập các điều sơ lược của môn Kinh Tế Chính Trị ? Tất cả mọi người đều phải học môn này. Các người không biết đọc chữ viết th́ phải học tập cách phát ngôn, và có thể là làm dễ hơn các người trí thức. Bản thân của tôi cũng chưa hề đọc một quyển sách của môn này !"

    Cuộc tranh luận đă đi đến việc vô lư gần như là khôi hài về các chú thích và đưa đến sự trao đổi các lời lẽ gay gắt và nhiều chua chát khiến ông Bành Đức Hoài (Peng Dehuai) đă nổi giận. Ông Bành đă tố cáo Mao đă hành động như một người chuyên chế, giống như Stalin vào lúc gần hết đời và đă hy sinh mạng của người dân để đạt được các mục tiêu không thể thực hiện được. Ông Bành đă nói là các quân nhân dưới quyền chỉ huy của ông, các người này đă nhận được các bức thơ của thân nhân viết, và trong các bức thơ này đă tả cảnh các nạn đói kém khủng khiếp đang diễn ra, và các tin tức này đă làm xảy ra các việc rối loạn. Ông Bành cảnh cáo: "Người nông dân Trung quốc vốn bẩm sinh kiên nhẫn, nếu họ không có được đức tính này th́ chúng ta sẽ có mau một vụ nổi loạn như đă xảy ra ở nước Hung Gia Lợi vào năm 1956."Nếu có xảy ra một cuộc nổi dậy th́ đừng mong được sự chân thành của quân đội và đến lúc ấy phải nhờ đến sự can thiệp của quân đội Sô Viết để văn hồi lại trật tự như đă từng xảy ra ở nước Hung Gia Lợi."


    Mao đă đáp lời ông Bành và tố cáo ông Bành là người hữu khuynh và "giả đạo đức" và đang mưu toan "phá hoại chế độ chuyên chính vô sản" và làm chia rẽ Đảng cộng sản, tổ chức các phe phái trong nội bộ Đảng hầu để ưu đăi cho ảnh hưởng của phe phái này, làm mất tinh thần của các người tiên phong và xây dựng một Đảng đối lập ?" Việc phản công của Mao đă đi đến cực độ trong một cuộc tranh luận gay gắt và sôi nổi, ông Bành đă sử dụng một luận chứng căn bản và ông đă hét lên: "Tại Diên An, mày đă hạ nhục tao trong 40 ngày, và mày đă thử bắt giam tao, nhưng mày sẽ không làm được việc này."



    Chỉ có một số ít người đảng viên nhút nhát đă ủng hộ lập trường của ông Bành, nhưng một phần lớn các người lănh đạo cao cấp đă tránh không để lộ ra việc ủng hộ ông Bành. Vài tháng trước, ông Chu Ân Lai (Zhou Enlai) đă nói là các bản báo cáo về sự thâu hoạch của mùa chính, các bản báo cáo này đều là giả mạo và là do các người cán bộ cao cấp đă chỉ thị cho các người cán bộ cấp thấp phải làm giả mạo các con số lúa thâu hoạch được. Trong lúc hai ông Mao và Bành tranh luận th́ ông Chu Ân Lai đă ngồi yên không phát biểu ư kiến. Một trong các bản tiểu sử của Chu Ân Lai đă thuật lại, ông đă ngồi im lặng, không thốt ra một lời và ông đă đi về gian pḥng riêng của ông và đă uống rượu đến độ ngây dại. Ông Lưu Thiếu Kỳ cũng không đến tiếp tay cho ông Bành, và luôn cả ông Chen Yen cũng vậy. Ông Đặng Tiểu B́nh đă v́ găy chân đang dưỡng thương ở Bắc Kinh nên đă vắng mặt.

    Ngược lại, nhiều đảng viên đang ve văn Mao. Trong số các người ủng hộ Mao có các ông: Zeng Xisheng, đệ nhất bí thư tỉnh Anhuy; ông Wu Zhifu, đệ nhất bí thư tỉnh Hồ Nam; ông Ke Qingshi, thành ủy của Thượng Hải và là người chịu trách nhiệm cho vùng phía Đông; ông Xu Tong, đệ nhất bí thư của tỉnh Sơn Đông; và không quên người bạn thân từ lâu năm của Mao là ông Khang Sinh và ông Chen Boda.Tất cả các người này đều phủ nhận là không hề có nạn đói xảy ra và hối thúc Mao tiếp tục thi hành kế hoạch Bước Nhảy Vọt lớn về phía trước. Mao đă có được "con bài chính" trong dịp này: ông đă được sự trung thành của các tướng lănh của quyết định và đă đ̣i các vị tướng này đến họp cùng ông. Trong buổi họp này, Mao đă buộc các vị tướng này phải lần lượt đứng lên và nói là có hay không ủng hộ Mao hay ông Bành. Mao cảnh cáo nếu đảng cộng sản phải phân chia ra làm hai phe phái, Mao sẽ cùng với các người nông dân tổ chức một Đảng khác, và nếu quân đội không c̣n được là một khối, Mao sẽ đi trở về các vùng sơn cước để tổ chức một quân đội khác. Các người tướng lănh đă ủng hộ Mao.

    Trong thiên hồi kư của vị y sĩ Lư Chí Thủy (Li Zhisui) là y sĩ riêng của Mao, ông Lư đă viết: "Mao muốn biết sự thật. Mặc dù đă mất đi tất cả các ảo tưởng, nhưng Mao vẫn tin chắc là nếu được vào lúc đầu tiên những việc ǵ đă xảy ra vào lúc khởi đầu kế hoạch Bước Nhảy Vọt lớn về phía trước th́ Mao đă cho thi hành các biện pháp để ngăn chặn cuộc thảm họa này. Nhưng Mao chỉ dung thứ cho sự thật với một vài điều kiện: cần phải có một cá nhân của ngày nay giống như ông Hai Rui để nói cho Mao biết. Mao không thể chấp nhận các lời phê b́nh đối với ông hay là các lời phê b́nh của các vị bộ trưởng của ông và các vị bộ trưởng này có mưu toan lật đổ ông. Sự thật đă thoát ra từ nơi miệng của các người "ngây thơ" không hề có tham vọng về chính trị.

    Ông Hai Rui là vai chính và cũng là người hùng trong vở ca kịch ở tỉnh Hunan, và ông Hai Rui đă diễn xuất cho Mao xem khi Mao đến viếng thăm tỉnh này vào trước ngày đại hội Đảng ở Lushan. Bản ca kịch này có tựa là Sheng si pai (việc cách chức) thuật lại truyện dưới trào nhà Minh về một người công chức (vị quan) lương thiện đă không sợ bị tội chết, đă can gián vị hoàng đế để xin tha tội chết cho một người thiếu phụ đă bị tố cáo là đă giết người. Ông Hai Rui cũng có thể bị tội chết v́ đă dám chống đối một vị hoàng đế bông lông phù phiếm và đă chịu ảnh hưởng của các người cố vấn xấu. Thông điệp tế nhị của tấn tuồng của vở ca kịch này đă không được Mao để ư đến, Mao đă không hiểu được sự kiện tương tợ của hoàn cảnh của ông cũng giống như với hoàn cảnh của vị hoàng đế trào Minh và vị hoàng đế này đă bị lạc lối bởi các lời nịnh hót của các tên nịnh thần xiểm nịnh, nhưng Mao đă được vở ca kịch cám dỗ về đề mục của vở kịch và Mao đă khuyến khích cho các sáng tác khác về ông Hai Rui. Có thể là Mao đă hiểu biết là có vài người cán bộ công chức đă báo cáo quá đáng về các thành tích của kế hoạch Bước Nhảy Vọt lớn về phía trước, hầu để được các ân sủng của Mao, nhưng Mao vẫn tự tin vào sự thành công của kế hoạch này.

    Trước ngày họp Đảng ở Lushan, Mao cũng đă đến viếng thăm ngôi làng có tên là Shao San, và Mao có cảm tưởng là những người đồng có thịt và xương với ông sẽ nói với ông các sự thật đă xảy ra.Khi Mao nghe các lời than phiền, Mao đă để nghị một cách ḥa hoăn là hăy giải thể các nhà bếp nấu ăn công cộng và hăy ngưng bỏ việc kiến tạo các chiếc đập chặn nước và các ḷ nấu thép kiểu tiểu công nghệ, nếu các công tác này không đạt được các kết quả tốt. Các lời nhận xét của Mao đă không được phổ biến cho nhân dân được biết rơ, nhưng các sự nhận xét của Mao đă được truyền khẩu đi khắp nơi, từ ngôi làng này sang ngôi làng khác ở trong vùng. Trong một thời gian, đă có vài nơi đă ngừng không thi hành Bước Nhảy Vọt lớn về phía trước. Nhưng sau cuộc họp thượng đỉnh ở Lushan, vị bí thư của tỉnh là ông Zhou Xiaozhou đă bị cách chức v́ đă bị tố cáo là hữu khuynh và người kế nhiệm ông là ông Zhang Pinhua đă tái đặt trở lại các biện pháp đă được áp đặt. Tại tỉnh Hunan, các nhà bếp nấu ăn công cộng đă hoạt động trở lại trong 3 năm rưởi và là nơi mà các nhà bếp công cộng đă hoạt động lâu hơn mọi nơi so với các nơi khác ở Trung quốc.

    Mao mong ước được biết nếu có các việc sai lầm trong công tŕnh đang được thực thi, nhưng sự tin tưởng của Mao về việc đạt được một mùa lúa thâu hoạch lớn, sự tin tưởng này không hề bớt đi. Trước ngày họp ở Lushan, Mao đă ra lệnh cho các tỉnh phải gia tăng số lúa cung cấp cho Nhà Nước và Mao đă chấp thuận các mục tiêu cao hơn trong việc trưng thu của Nhà Nước. Mao đă nhận định: "Các sự thành công là lợi ích to lớn, các vấn đề quan trọng, nhưng tương lai sẽ rực rỡ."

    Cuộc họp ở Lushan đă đem thắng lợi lớn về cho Mao. Chủ tịch đoàn của Đảng đă đưa ra một quyết nghị sử dụng toàn lực để gia tăng gấp đôi đầu tư vào chính sách Bước Nhảy Vọt lớn về phía trước và đă biểu quyết lên án ông Bành Đức Hoài là thành phần "chống lại Đảng" và cơ hội hữu khuynh." Một tháng về sau, ông Bành đă viết một bản tự kiểm thảo và ông Bành đă bị "quản thúc tại gia" ở tại một ngôi làng thuộc ngoại ô của Bắc Kinh và tại đây, ông Bành đă lo săn sóc vườn rau của ông. Trong thời gian xảy ra cuộc Cách Mạng Văn Hóa vào năm 1966, ông Bành đă bị bắt cầm tù, bị tra tấn và giết chết.

    Chỉ vài tuần lễ sau cuộc đại hội ở Lushan, đă xảy ra một cuộc thanh trừng mới các phần tử "cơ hội hữu khuynh", cuộc thanh trừng này đă lan tràn ra khắp trên lănh thổ Trung quốc.Trong tờ Nhân Dân Nhật Báo, ông Đặng Tiểu B́nh đă giải thích rơ ràng về tất cả các điều được hay mất của việc phản công của Mao:

    "Vài phần tử hữu khuynh của Đảng đă từ chối không nh́n nhận các sự thành công đáng kể của chính sách Bước Nhảy Vọt lớn. Các phần tử hữu khuynh này đă nói quá đáng về các sự sai lầm của chính sách này nhưng đại khối nhân dân đă sửa sai. Các phần tử hữu khuynh này đă sử dụng các sự sai lầm này làm các cớ để tấn công đường lối và chính sách của Đảng ta. Phong trào năm 1958 đă kích động sự phát triển về kinh tế. Nhưng các phần tử hữu khuynh đă từ chối không nh́n nhận các sự kiện này và đă khẳng định là phong trào năm 1958 đă tạo ra các kết quả thảm hại. Các Công Xă Nhân Dân đă hoạt động tốt, nhưng các phần tử hữu khuynh đă từ chối không nh́n nhận sự kiện này và đă tấn công vào phong trào này coi như là một bước lùi chân. Và các phần tử hữu khuynh đă nêu lên việc hủy bỏ các Công Xă Nhân Dân là yếu tố cần thiết để làm gia tăng mức sống của nhân dân. Trái ngược lại, đại khối nhân dân đă nghĩ là đạt được các sự tiến bộ lớn. Các phần tử hữu khuynh đă phản ảnh lại, và đây là lẽ đương nhiên, việc sợ hăi giới trưởng giả trước phong trào của đại khối dân chúng do Đảng ta phát động.

    Các đảng viên lănh đạo cấp tỉnh, sau khi đi họp ở Lushan, họ đă trở về tỉnh nhà và đă phát động một chiến dịch khủng bố. Toàn nước Trung quốc đă có các vị công chức cao cấp và cấp dưới đă bị mất chức hoặc bị bắt giam và được gán cho tên "Bành Đức Hoài nhỏ" khi các người này đă nói ra một vài sự nghi ngờ về kế hoạch Bước Nhảy Vọt lớn. Tại tỉnh Anhui, ông Zhang Kaifan, một vị công chức cao cấp đă viết thơ cho Mao với đề tài về nạn đói lớn đă xảy ra tại hạt Wuwei. Ông Zhang đă bị Mao liệt vào nhóm "cơ hội hữu khuynh." Trong dịp thanh trừng ở tỉnh Anhui, tất cả các người đă hành động theo lương tâm của ḿnh đều bị coi là các người Zhang Kaifan nhỏ. Ở toàn vùng này đă có một số lớn các người nông dân đă bị bắt giam vào khám đường, và họ đă chết v́ đói ăn trong giai đoạn sau của nạn đói. Không có được một con số người đă chết v́ đói v́ họ là nạn nhân của chiến dịch này, nhưng đây là một sự kiện tồi tệ hơn cả trong lịch sử của Đảng và với giai đoạn này đă làm mất đi tất cả các niềm hy vọng để báo trước giai đoạn sắp đến, một giai đoạn khủng khiếp, nạn đói làm chết người.


    Thay v́ phải lo toan về nạn đói đang xảy ra, một cơn cuồng loạn mới đă xảy ra chung quanh kế hoạch Bước Nhảy Vọt lớn. Các mục tiêu về việc cung cấp lúa gạo, các mục tiêu này càng to lớn hơn và lại càng vô lư lại được dự định và được thông báo là đă đạt được thành công. Tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan) đă tuyên bố là các khuôn ruộng nhỏ bé đă sản xuất được 7.500 kilô lúa trên mỗi mẫu tây đất. Đây là con số lớn gấp 10 so với con số sản xuất b́nh thường. Đă có các cố gắng quan trọng được thực hiện trong việc thử nghiệm các khoảng đất ruộng, trong khi đó ở các tỉnh như Hồ Nam và Tứ Xuyên, các người cán bộ - công chức đă nhận được lệnh phải giảm bớt các diện tích canh tác các loại ngũ cốc. Và không luyến tiếc, Đảng đă bỏ các ḷ nấu thép nhỏ hầu để có thể trả các nhân công khỏi phải phục dịch liên tục trong 24 giờ đồng hồ trong việc sản xuất ra thép. V́ vào thời điểm này, các người nông dân chả c̣n vật dụng kim khí để cung cấp cho các ḷ nấu thép kiểu nhỏ này. Các nhà bếp tập thể đă được tái xây dựng khắp mọi nơi và khi Mao đă đưa ra các lời phê b́nh về các nhà bếp tập thể này khi có cuộc họp ở Shaoshan.


    Vào mùa Thu năm 1959, mùa gặt lúa thâu hoạch đă kém đi đến 30 triệu tấn lúa so với năm 1958, nhưng các vị công chức đă viết trong các bản phúc tŕnh là mùa gặt này đă rất quan trọng và lại quan trọng hơn (sự dự tính này gồm luôn việc trồng các củ khoai lang v́ việc sụt kém về việc sản xuất lúa lại càng rơ nét hơn).Để làm cho việc báo cáo láo này có vẻ thực hơn, các người công chức đă ra lệnh trưng thu từ cấp bực địa phương tất cả các số lúa ở trong tầm tay của họ. Phần lúa sản xuất được phải dành 40% cho Nhà Nước, việc mà từ trước đến nay chưa hề có, việc này đă đưa đến ở vài địa phương số lúa thâu hoạch được đă phải cung cấp toàn số cho Nhà Nước, người dân chả c̣n ǵ để ăn, bị trưng thu luôn các số gia súc và tất cả các loại ngũ cốc. Đă có các toán dân quân đi lục xét từng ngôi nhà để t́m kiếm các số lương thực đă bị cất giấu. Mao đă ra lệnh cho các người công chức phải giao các quota về lúa, nhưng phải giao luôn quota về heo (lợn) các số về gà vịt cùng với số trứng. Các vị cán bộ lănh đạo đă đi từ làng này đến làng khác đồng thời chỉ huy các vụ lục soát chôn giấu các thức ăn. Đây là một chiến dịch dữ dội và bạo tàn với việc tra tấn và đánh đập các người nông dân cho đến chết.

    Tại Trung quốc, phần lớn các người nông dân đều thực thi việc trồng trọt để tự túc, một phần lớn sản xuất được để họ tự nuôi họ và gia đ́nh.Chỉ có một phần số lương thực do họ sản xuất ra được dành để trả các sắc thuế, và dưới chế độ cộng sản, dùng để đóng góp cho các "côta" (quota) các vật dụng cung cấp cho Nhà Nước. V́ vậy, sau khi các toán dân quân đă trưng thu các số lúa và lương thực của họ, các người nông dân đă biết được là họ không c̣n cái ǵ để ăn. Đă có rất nhiều người nông dân đă tin tưởng là Nhà Nước Xă Hội sẽ tiếp tế cho họ, nhưng vào mùa Đông trước họ đă thấy không hề có một hạt lúa nào được tiếp tế, và họ rất lo sợ là người ta sẽ để cho họ "chết đói." Ở tại nông thôn, việc sống sót và sống c̣n là một cuộc chiến đấu trong tuyệt vọng. Vào cuối năm 1959, một phần lớn các người nông dân đang chết đói nhưng một nạn đói lớn tồi tệ hơn cả đă xảy ra vào các tháng Giêng và tháng Hai năm 1960, và trong 2 tháng này, đă có một số lớn người đă chết v́ đói.

    Suốt trong thời gian này, Mao vẫn tin tưởng là các người nông dân đă chôn giấu các hạt lúa, họ đă chôn sâu và thay phiên nhau canh giữ số lúa chôn giấu này. Để làm lạc hướng các toán dân quân đi truy và lùng kiếm, Mao nói là ban ngày các người nông dân ăn các củ cải và đợi cho đến khi tối trời th́ các người nông dân lấy cơm ra ăn. Trên thực trạng th́ các người nông dân chỉ có được ăn một loại cháo nấu với các loại hạt và loại cháo này do các nhà bếp nấu ăn tập thể cung cấp và được thêm vào các bữa ăn cháo này là các loại rau cỏ và tất cả các loại ǵ có thể ăn được. Các người nông dân phải xếp hàng dài để được phân phát các bữa ăn, và họ đă giống như các người tù nhân ở các trại tập trung, các người tù nhân này chỉ c̣n là các thân h́nh "da bọc xương" với các giẻ rách che thân, họ đă đánh nhau hầu để có các phần ăn bằng nhau.


    Tờ Nhân Dân Nhật Báo vào cuối năm 1959 đă nêu lên ư kiến là các người nông dân thực thi một nền "kinh tế tối cần" và họ phải chứng tỏ ra là họ rất đạm bạc và mỗi ngày chỉ ăn có 2 bữa với một bữa ăn rất nhẹ chỉ có chất loảng.
    Với các danh từ khác nhau, với một bữa ăn gồm có bánh làm bằng bột "yến mạch" (loại lúa này dùng cho ḅ và ngựa ăn) và một bữa ăn cháo loăng. Đảng đă mô tả là "sống trong một năm" với thức ăn đầy tràn cũng coi như không có xảy ra. Mao cũng làm một động tác là không ăn thịt lợn. Trong lúc này, các tỉnh từng được coi là "kho lúa", các tỉnh Hồ Nam, Tứ Xuyên, Anhuy và Sơn Đông, các tỉnh này đă giao một số lớn lúa cho Nhà Nước, và các tỉnh này là nơi đă có quá nhiều người nông dân đă gục chết v́ Đói.

    T́nh h́nh chính trị đă đến một khúc quanh lạ lùng. Các người lănh đạo Đảng, một phần lớn các người này đă biết rơ v́ sao họ đă quay lưng, nhưng chả có người nào đă nói rơ với Mao về nạn đói đang xảy ra. Ông Chen Yu đă đến tham quan tại tỉnh Hồ Nam và đă trông thấy những cảnh đă xảy ra, ông này đă quyết định lui về biệt thự của ông ở Hàng Châu. Ông Chen Yu đă nói với Mao là có vài vấn đề về sức khỏe và đă được cấp một y tá để chăm sóc cho ông, tại đây ông này đă lo nghiên cứu về "nghệ thuật" nhạc kịch của địa phương. Ông Chen Yu chỉ trở lại Bắc Kinh vào năm 1961. Chủ tịch Nhà Nước là ông Lưu Thiếu Kỳ và cũng là Ủy Viên thường trực của bộ Chính Trị, ông này cũng lui về sống tại đảo Hải Nam, và suốt trong năm 1960, ông này nói là đang bận nghiên cứu về kinh tế .Suốt trong thời gian này, ông Đặng Tiểu B́nh đang lo đối đầu với Moscou về việc tranh chấp về ư thức hệ, việc tranh chấp này đang trên đà gia tăng. Việc tan vỡ liên minh hai nước này đă đến giai đoạn không thể cứu văn được, đă xảy ra vào tháng Bảy năm 1960 khi số 15.000 người cố vấn Liên Sô đă trở về nước.Số người cố vấn này đă đột ngột bỏ về nước. Có thể tưởng tượng được là Bắc Kinh muốn thấy các người cố vấn này ra về để cho họ không thể tường thuật cho ông Khrouchtchev biết là toàn nước Trung quốc đang chết Đói.


    Sau khi các người cố vấn Liên Sô đă ra về, nước Trung quốc đă ở vào một t́nh trạng cô lập đáng lo sợ. Chỉ có vài người lănh đạo đă đi ra các nước ngoài và cũng chỉ có vài người ngoại quốc được coi là "quốc khách" khi đến nước này, việc này chưa hề xảy ra từ thế kỷ về trước đă qua. Khởi từ đầu năm 1960, Đảng đă cấm triệt để các báo chí và ấn loát không được đưa ra các nước ngoài, trừ ra tờ Nhân Dân Nhật Báo và tờ nguyệt san Hồng Kỳ, nguyệt san này xuất bản 1 lần trong 2 tháng.
    Thế giới chỉ c̣n biết qua các trạng huống để biết được những ǵ đang xảy ra cho một phần năm (1/5) dân số của nhân loại. Ở trong nước, người ta cũng không biết được t́nh h́nh ra sao, giống như các người ở ngoại quốc. Các thơ từ đă bị kiểm soát hoàn toàn do nhà chức trách ở địa phương và bị kiểm duyệt gắt gao khi nói đến tin tức vụ chết v́ Đói. Chỉ có rất ít người có điện thoại và các việc di chuyển ở trong nước lại c̣n hiếm hơn. Các chuyến xe hỏa và phi cơ đă giảm đi nhiều đến chỉ c̣n phân nửa (1/2) v́ thiếu nhiên liệu. Nếu phải dùng để di chuyển với các phương tiện khác th́ việc này càng trở nên khó khăn hơn bởi v́ không có được các phiếu cung cấp thức ăn v́ các phiếu này chỉ được sử dụng trong một địa phương riêng biệt .

    Nước Trung quốc, qua sự trưng bày của nguyệt san Hồng Kỳ, trên nguyệt san này, Mao đă viết là, vào năm 1959, kế hoạch Bước Nhảy Vọt lớn về canh nông đă quan trọng hơn năm 1958.Ông Whu Zhifu là đệ nhất bí thư tỉnh Hồ Nam, tỉnh này là nơi xảy ra nạn đói lớn nhất làm chết người, ông này đă tuyên bố là các người "phú nông" đă ra lệnh cho các người hữu khuynh hăy giảm bớt các công xă và v́ vậy ngày hôm nay, các khối đông dân chúng đă cảm thấy thoải mái hơn. Trong số nguyệt san ra vào đầu năm 1960, ông Whu Zhifu đă tái thuật lại: "Mặc dù đă phải chịu đựng một nạn "hạn nắng" đáng lo ngại, các công xă vẫn phồn thịnh và mọi người đều cảm thấy sung sướng." Vào trước đó một tháng, vị lănh đạo tỉnh Anhuy, ông Zeng Xishen đă chú ư đến việc gia tăng số sản xuất không bằng con số từ điểm một mà là tăng lên hàng chục điểm và nhờ vào kế hoạch Bước Nhảy Vọt lớn về phía trước đă thắng được các thiên tai.

    Trong nửa năm đầu của năm 1960, Mao và các người ủng hộ ông đă đồng kêu gọi để có được một kế hoạch mới về Bước Nhảy Vọt lớn về phía trước, gồm cả việc sản xuất ra sắt và thép. . Mao đă ra lệnh động viên 70 triệu nhân công để đạt được việc sản xuất ra 22 triệu tấn thép, một con số "lố bịch" quá cao so với con số 8 triệu tấn thép đă sản xuất được vào năm 1957 và 8 triệu tấn đă sản xuất được vào năm 1958. Mao cũng đă đề nghị là sẽ đạt được trong ṿng 10 năm số thép là 100 triệu tấn cho mỗi năm, nhưng lệnh của Mao đă không được tuân theo. Mao cũng đồng thời lưu ư đến việc các người nông dân phải liên tục đến ăn tại các bếp nấu ăn tập thể và coi nơi này là "chiến trường chính của chủ nghĩa xă hội." Mao đang sống trong một cơn "sương mù" không có thật, và đang "lềnh bềnh" và việc này đă làm ngăn cản cản mọi người đến gần Mao, cho đến cuối năm 1960. Về thực tế, tất cả các việc ǵ đă thực thi hay đă được nói ra đă thở thành một sự huyền bí. Đă có nhiều dấu hiệu đă gợi lên ư niệm là Mao đă lui về văn pḥng của ông trong một thời gian dài và Mao đă không chấp nhận các việc ǵ đang xảy ra.

    Dù tại Bắc Kinh cũng không có thức ăn, trong lúc đó ở các vùng thôn quê xung quanh Bắc Kinh, các người nông dân đă c̣n sống sót (sau khi đă có người chết v́ đói) nhưng họ đă quá yếu đuối để gieo hạt lúa cho mùa sắp đến. Trong hàng trăm ngôi làng tọa tại vài kilô mét cách Bắc Kinh, phần lớn các người nông dân bị "sưng phù" trên thân thể và đă có một số đáng kể người đă chết v́ Đói. Việc sản xuất lúa đă suy sụp nặng. Đă không thể thánh né sự thực tế cho bất cứ người nào. Dù vậy Mao đă từ chối không cho phép ngừng xuất cảng ngũ cốc và đồng thời cũng từ khước việc cho nhập cảng lúa gạo. Một sự tê liệt đă xảy ra trong Đảng. Các người nông dân đă càng ngày càng sa vào một vực thẳm kinh hoàng thường xuyên khi mùa Đông sắp đến gần. Đảng và các người nông dân cũng đồng biết là tất cả đều sẽ chết, và là một số lớn.Không một người nào, dù là có quyền lực đă không dám nói sự thật với Mao. Nguồn tin đă cho biết là Mao chỉ phản ứng lại sau khi đă nhận được sự kêu cứu của thân nhân của gia đ́nh của ông. Ông Ho Xico Qi, một người anh em họ của Mao đang sinh sống cùng làng, đă gởi người con trai của ông đi với một phái đoàn để đến gặp Mao để nói về nạn đói. Các người này đă ch́a cho Mao thấy một gói tem phiếu để mua thực phẩm và nói với Mao: "Nếu ông không làm gi, chúng tôi sẽ không trở về làng. Chúng tôi yêu cầu ông hăy giữ lại các chiếc tem phiếu này và hăy đi coi người ta đă cho ông thức ăn ǵ tại ngôi làng của chúng tôi."

    Các chương kế tiếp sẽ thử diễn tả trên một cấp bậc to lớn hơn về tai họa mà Mao là người chịu trách nhiệm.

    Đọc tiếp Chương 7 . Một cái nh́n tổng quát về nạn đói

    http://www.tinparis.net/vn_index.html

    (c̣n tiếp)

  8. #8
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    345

    NẠN ĐÓI LỚN

    Phần thứ nh́

    NẠN ĐÓI LỚN


    CHƯƠNG 7
    Một cái nh́n tổng quát về nạn đói.


    "Các hành động Xấu của các Người Lănh Đạo Xấu sẽ làm im đi các mất trật tự"
    - Mạnh Tử -


    Nạn đói kém của 2 năm 1958-1961 là một trường hợp riêng biệt của lịch sử Trung Hoa. Đây là lần thứ nhất tất cả thành phần của phía Bắc của nước này đă phải chịu sự đói kém, các phần "đất lạnh" của tỉnh Hắc Long Giang (Heilongjiang) thuộc về vùng Cực Bắc, trải dài đến vùng đất sum xuê của ḥn đảo bán nhiệt đới Hải Nam (Hainan) ở tại phía Nam. Dù là đă từng có xảy ra các vụ đói thuộc thập niên các năm 1920, và đến cao độ của các cuộc đói kém này, các nhà chuyên gia cũng đă khẳng định việc không thể có được một h́nh ảnh như vậy. Các nhà chuyên gia này đă nghĩ rằng là dù chỉ có một phần của đất nước này phải chịu sự thiếu thốn, nước Trung Hoa quá rộng lớn bao la, cùng với cảnh địa tương phản, nhưng sẽ có luôn luôn một sự thặng dư lương thực tại một phần đất nào đó. Trừ ra gần đây, tại tất cả các nơi đă có quá nhiều người dân đă chết v́ đói, không có lương thực để ăn !!!

    Các văn khố của các triều đại về trước đă mô tả về cách đă phải "xử sự" ra sao để giải quyết các nạn thiên tai và tai ương, các nạn này đă làm giảm đi một nửa dân số của Trung Hoa, nhưng chỉ là nói đến các hậu quả của các cuộc biến động xă hội mạnh mẽ quá độ, như các cuộc nội chiến đă xảy ra vào lúc triều đại nhà Tần (Qin) đang trên đà suy vi, xảy ra vào 2.000 năm về trước, hay là cuộc xâm lăng bạo ác của Thành Cát Tư Hăn (Gengis Khan) xảy ra vào thế kỷ thứ 12. i, xảy ra vào 2.000 năm về trước, hay là cuộc xâm lăng bạo ác của Thành Cát Tư Hăn (Gengis Khan) xảy ra vào thế kỷ thứ 12. Vào năm 1959, nước Trung Hoa đă được thống nhất và sinh sống trong thanh b́nh với một chính quyền cùng có được một hệ thống giao thông và vận chuyển hiện đại. Thêm vào việc chính quyền cộng sản là chính quyền đầu tiên kể từ thế kỷ thứ 17, đă hoàn toàn do người Trung Hoa đảm nhiệm và lănh đạo, chính quyền này hoàn toàn hành động mà không hề phải chịu một sự áp bức nào từ ở phía bên ngoài. Những người lănh đạo đă từng là người gốc Măn Châu (của triều đại Măn Thanh), các người lănh đạo này đă tự coi là các người đi chinh phạt và đă sinh sống riêng biệt và họ đă bị quét sạch." Ảnh hưởng của các nước thuộc Tây phương, các ảnh hưởng này đă hầu như không c̣n nữa. Các người Nhật Bản xâm lăng đă bị đánh bại. Ngay là đến cả nước Nga, vào năm 1960, đă rút các chuyên viên về nước, nước Nga cũng chả c̣n có một ảnh hưởng nào cả đối với chính phủ Trung Hoa. Và đây là lần đầu tiên mà đảng cộng sản Trung Hoa tự giải phóng khỏi ảnh hưởng của cơ quan Quốc Tế Cộng Sản, một tổ chức trung ương kiểm soát tất cả các đảng cộng sản.


    Nạn đói kém đă xảy ra và đă ảnh hưởng đến tất cả mọi người dân, không hề chừa lại một người nào, nhưng không v́ vậy mà làm tác động đến toàn nước Trung Hoa một cách đồng đều.
    Nhiều yếu tố đă tham gia vào: yếu tố địa lư, đường lối của các người lănh đạo ở các địa phương đă thi hành, yếu tố về tuổi tác và con người nam nữ và yếu tố sắc tộc, việc tham gia vào chính trị, giai cấp trong xă hội, sinh sống nơi thành phố hay ở nông thôn. Yếu tố địa lư là quan trọng, nhưng vào lần này nạn đói lại có tính cách riêng biệt bởi v́ các hiệu quả lại không tập trung vào các địa phương thường hay xảy ra nạn đói kém. Quả vậy, các vùng thường là ph́ nhiêu và trù phú lại là các vùng phải chịu đựng nhiều hơn các vùng khác. Vùng thường hay xảy ra nạn đói là vùng nằm giữa hai con sông lớn của Trung Hoa: sông Hoàng Hà và sông Dương Tử (Yellow river & Yang Tsé Kiang), hai con sông này chảy từ hướng Tây sang hướng Đông. Con sông Hoàng Hà bắt nguồn từ trong nội địa và chảy qua các tỉnh Gansu, qua tỉnh Shaanxi, tỉnh Shanxi, tỉnh Shandong, tỉnh Hubei, tỉnh Henan và sau cùng qua cách đồng phía Bắc của Trung Hoa. Nơi này là "cái nôi" của nền văn minh của Trung quốc, nhưng con sông Hoàng Hà lại c̣n có thêm "biệt danh:" Nỗi buồn rầu của Trung quốc. Gịng sông Hoàng Hà đem lại sự ph́ nhiêu cho các cánh đồng, nhờ vào số đất phù sa mà các gịng nước đă mang theo để tưới vào các cánh đồng, nhưng vào mùa "nước lũ" cũng đă gây ra các nạn lụt tai hại lớn.

    Xa hơn về phía Nam, con sông Hoài (Huai) được biết đến nhiều hơn v́ phần lớn của gịng sông này đă chảy qua các tỉnh Henan và tỉnh Anhui, gịng sông này chảy qua các vùng đồng bằng và cũng thường gây ra các vụ ngập lụt trên một phạm vi rộng lớn.Trong thời hạn hán, đất trở nên khô cứng, nhưng vào các năm "mưa thuận gió ḥa" vùng này đă sản xuất ra được một số thặng dư về ngũ cốc, giống như các vùng đồng bằng thuộc về miền Bắc. Nhờ vậy mà có thể tiếp tế lương thực cho các tỉnh ở vùng ven biển. Trong quá khứ, khi mà tại các tỉnh mà các con sông này đă chảy qua, các tỉnh này đă từng phải chịu đựng các nạn đói đă xảy ra, th́ vào các năm 1958 và 1961, th́ các tỉnh này đă phải chịu đựng các hành động của các người lănh đạo của mỗi địa phương, hơn là ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết. Hai tỉnh Henan và Anhui đă phải trả một giá rất cao bởi v́ hai tỉnh này đă bị đặt dưới sự lănh đạo của hai vị "tỉnh ủy" đă có chủ trương "siêu cực tả" v́ sự cuồng tin của hai vị này đă đưa đến các việc tàn bạo quá độ mà một độ cao về số người chết chưa từng thấy. Các sự đă xảy ra đă làm rung chuyển hai tỉnh này, các sự kiện sẽ được tường thuật lại ở hai chương kế tiếp.

    Con sông lớn nhất của Trung Hoa là Dương Tử Giang (Yang Tsé Kiang). Con sông này bắt nguồn từ trên cao nguyên của xứ Tây Tạng, nguồn nước được tăng cường và gia tăng khi chảy qua các cánh đồng của tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan), các cánh đồng ph́ nhiêu này có thể là các vùng đất tốt nhất của Trung quốc. Gịng sông nào đă chảy qua các "khe lũng" của các ngọn đồi và đă biến thành các khúc uốn quanh khi chảy qua các cánh đồng bằng ph́ nhiêu của vùng đất trung ương của Trung quốc, trước khi chảy ra biển ở vùng đất gần thành phố Shanghai (Thượng Hải). Theo như các sử liệu th́ ít khi có xảy ra nạn đói kém, xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan) nhưng, từ năm 1958 đến năm 1959, th́ tại "tỉnh vựa thóc" này th́ đă ghi một số lớn người chết so với một số tỉnh khác: v́ tại tỉnh này đă có một vị "tỉnh ủy" tên Li Jinqang, là một người tuyệt đối phục tùng Mao Trạch Đông. Sự nhiệt tâm của vị tỉnh ủy tin tưởng vào kế hoạch Bước Nhảy Vọt lớn về phía trước đă đưa đến kết quả "tức thời" là đă làm các người nông dân của tỉnh này là các người nạn nhân đầu tiên của nạn đói kém. Về một mặt khác, tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan) đă mau phục hồi nền nông nghiệp so với các tỉnh ở miền Bắc v́ tại tỉnh Tứ Xuyên các người nông dân đă canh tác được hai mùa gặt hái trong một năm, và c̣n có thể thu đạt thêm được các hoa màu phụ. Các sự kiện đă xảy ra ở tỉnh Tứ Xuyên và các sự kiện khác đă xảy ra ở toàn vùng Tây Nam Trung Hoa sẽ được mô tả ở chương thứ 10.

    Ở một vài địa phương cuối cùng thuộc về khu vực Nam của sông Dương Tử đă được sắc tộc người Hán chinh phục, vẫn c̣n có nhiều sắc tộc thiểu số đang sinh sống tại các địa phương này. Trong các năm thuộc thập niên 1930, cuộc Vạn Lư Trường Chinh của người cộng sản, họ đă ngạc nhiên về sự nghèo khó của các người nông dân thuộc các sắc tộc thiểu số v́ các người này đă không có đủ tiền để mua sắm số áo quần tối thiểu. Ở tại các địa phương này, các người Hán tộc đă canh tác ở các vùng thung lũng. Về toàn thể th́ các người thuộc Hán tộc có một đời sống sung túc hơn các người sắc tộc thiểu số, vào các năm 1958 đến 1961, các người dân Hán tộc lại có ít lương thực để ăn so với các người dân thiểu số. Thực vậy, các người dân sinh sống trong các khu canh tác, có đường xá lưu thông thuận tiện, th́ tại nơi này chính quyền đă đển để trưng thu các kho dự trữ lương thực. V́ vậy đă khiến xảy ra một số lớn người chết v́ đói so với các người thuộc sắc tộc thiểu số đang sinh sống ở các vùng núi cao khó đi đến được.

    Ở về phía Tây của Trung Hoa, các sắc tộc Tạng, Mông Cổ và Ouighour và nhiều sắc tộc thiểu số khác sống rải rác ở các vùng "nửa khô cằn" ở các vùng núi cao và các vùng sa mạc. Với một lối sống khác, các dân tộc thiểu số đă ít phải chịu nạn đói kém tuy là các người cầm quyền, dù là tỏ ra không thương hại (trắc ẩn), đă gặp các khó khăn lớn để thực hiện các yêu sách của họ; dù là khi họ đă thu được các lương thực, các người dân "du mục" này vẫn c̣n sinh sống được với các nguồn lương thực riêng của họ, và họ đă t́m ra các nguồn lương thực này từ các núi cao, từ các khu rừng hay từ các cánh đồng cỏ. Các người dân Tạng, họ rất sùng đạo và họ rất thiết tha với nền độc lập riêng của họ, các người dân Tạng này đă không có cái may này. Chính sách của các người cộng sản đă khiến các người Tạng nổi lên gây ra một cuộc nổi loạn lớn, và đă xảy ra một cuộc "trấn áp" thêm vào một nạn đói để kết thúc bằng một tai họa khủng khiếp sẽ được mô tả ở chương 10.

    Ba tỉnh thuộc Măn Châu (Liaoning), Jilin (Kilin) và Hắc Long Giang (Heilongjiang), cũng như xứ Nội Mông, các tỉnh này cũng đă có một số người di dân gốc người Hán tộc, nhưng đây là việc mới xảy ra. Nạn đói đă xảy ra vào năm 1958-1961 đă tạo ra một cuộc di dân ồ ạt từ miền Nam Trung Hoa lên ba tỉnh này và xứ Nội Mông. Riêng tại Nội Mông đă có một triệu người đến cư ngụ.Tỉnh Hắc Long Giang đă có dân số từ 14 triệu dân vào năm 1958, sang đến năm 1964, dân số của tỉnh này đă tăng lên đến 20 triệu người do việc di cư này. Tại xứ Măn Châu đă xảy ra nạn chết người v́ Đói, dù là vào thời b́nh thường xứ này đă có thặng dư về lương thực. Nhưng về sau nạn đói đă xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên và cùng ở nhiều tỉnh khác.

    Các tỉnh nằm ở các vùng ven biển và các thành phố ở các vùng này thường xuyên vẫn phải mua - nhập vào các lương thực của các tỉnh nằm sâu trong lục địa, thường là vẫn cung cấp khoảng một phần ba (1/3) số lương thực cần thiết; và từ các tỉnh và vùng này họ sẽ trao đổi bằng các sản phẩm do địa phương sản xuất ra, các sản phẩm này có được "giá trị thêm vào" như là: trà, bông vải, tơ lụa và trái cây. Khi các nguồn về lúa và các hạt đă ngừng cung cấp do từ nội địa, các người dân cư ngụ tại đây đă phải chết v́ Đói. Mặc dầu trên hết mọi việc,vào lúc nạn đói sắp kết thúc, đă có nhiều người dân sinh sống ở các tỉnh Fujian, Zhejang và Guan Dong đă có được "đặc quyền" nhận được các gói thực phẩm do các thân nhân của họ sinh sống ở các nước ngoài gửi về. Một trong số các người đối thoại với chúng tôi, đă nhớ lại là người mẹ của ông đă thường dùng thuyền đánh cá đi từ Mă Lai (Malaysia) đi về Quảng Đông để chở theo các "thùng tṛn" đựng đầy "mỡ heo" nhờ vậy mà đă cứu được khỏi chết đói nhiều người nơi ngôi làng mà bà đă sinh ra tại đây. Nhưng các tỉnh này hẩu như đều giống nhau về địa lư, các tỉnh này đều đă trải qua các sự thử nghiệm khác nhau trong thời gian xảy ra nạn đói kém.

    Trước khi kế hoạch Bước Nhảy Vọt lớn về phía trước được phát động, tại tỉnh Zhejang đă có một tập hợp một pháo đài, các sản nghiệp tư hữu. Trong chiến dịch chống lại các người chống lại việc "tập thể hóa" các người nào tự tách rời ra khỏi các hợp tác xă liền bị phũ phàng tiêu diệt. Vào năm 1958, chỉ riêng tại hạt tên Yongia, ở gần thành phố Wenzhou, đă có 200.000 người nông dân đă bị đưa ra để "phê b́nh và chỉ trích" v́ được coi là "cơ hội hữu khuynh", một số lớn trong số các người nông dân này đă bị đưa đi cải tạo tại các trại "lao động tập trung" hay là bị xử bắn chết.Ở kế bên tỉnh Fujian, tỉnh này là tỉnh ở tuyến đầu có thể là mục tiêu xâm lăng của quân đội Quốc Dân Đảng (Koumingtang) qua ngă eo biển Đài Loan (Taiwan), trong các năm 1959 đến 1963, tỉnh này đă được đặt dưới chế độ kiểm soát của quân đội và phải bắt buộc cung cấp lương thực để nuôi quân đội đang đóng tại đây. Đă có rất nhiều người dân đă bị bắt giam v́ bị t́nh nghi là hoạt động về gián điệp, sau khi các người cầm quyền đă ra lệnh cho các người dân sinh sống ở trong vùng phải canh chừng các hành động của các người hàng xóm và báo cáo lên chính quyền về hành động của tất cả mọi người. Tại Fujian, tại Zhejiang và tại Guan Dong, chính phủ đă đưa ra các biện pháp "vô lư" để làm gia tăng tiềm năng sản xuất lương thực. các người nông dân đă nhận được lệnh phải nhổ bỏ các cây trồng để ăn trái và nhổ các vườn trồng trà uống để gia tăng diện tích trồng cây lương thực. Và để gia tăng thêm diện tích để trồng các "cốc loại" họ đă phải đốt bỏ các ngọn đồi để có thêm diện tích để gieo trồng lúa ḿ. Đến mùa gặt lúa đầu tiên th́ đă đạt được kết quả khả quan nhờ vào việc đất đă được bón thêm với các phân tro do việc đốt các bụi cây nhỏ tạo ra, nhưng đến các năm kế tiếp th́ vụ mùa lại xấu đi v́ không có được phân tro nên đất đă kém "chất màu." Vào năm 1960, các người dân của tỉnh Fujian chỉ c̣n có khoai lang để ăn hầu được sống c̣n. Vùng đất này c̣n được nổi danh về nghề nuôi cá, cả 2 loại cá nước ngọt và cá nước biển, nhưng các người đối thoại với chúng tôi đă xác nhận là trong khi xảy ra nạn đói, các người cầm quyền đă ra lệnh triệt để cấm các người nông dân và cấm luôn các người ngư phủ không được câu cá để tiêu dùng riêng cho bản thân của ḿnh.

    Nói tổng quát th́ các người dân sinh sống ở trong các thành phố lớn, các thành phố này thường là ở gần bờ biển hay là bên các thủy lộ của các con sông lớn, như thành phố Wuhan bên sông Dương Tử (Yang Tsé) ở các thành phố này đă ít phải chịu đựng về nạn đói, v́ tại các nơi này đă được áp đặt chế độ cấp phát lương thực theo tem phiếu. Một cái may khác, đă có một kế hoạch để thiết lập các "Công Xă" ở trong các thành phố, nhưng kế hoạch này đă không bao giờ được áp dụng, và ở trong thành phố này người ta đă không hề thấy được "các nhà ăn tập thể." Người dân cư ngụ tại các thành phố này chưa hề bị cấm nấu ăn tại nhà, không giống như ở thôn quê. Tuy vậy, cũng có một số người đă chết v́ thiếu ăn, nhiều nhất là các người lớn tuổi và các trẻ em, nhưng cũng hiểu là nạn đói cũng cần một thời gian để có ảnh hưởng đến 2 loại người kể trên.

    Cũng như ở tỉnh Anhui, tỉnh này là nơi nạn đói đă xảy ra một cách bi thảm, các người dân sinh sống ở các thành phố thuộc tỉnh này cũng chỉ chịu ảnh hưởng nhỏ của nạn đói, và các người dân đô thị này cũng không được biết rơ về các sự kiện đă xảy ra tại các ngôi làng ở nông thôn.

    Một phần lớn các người dân được coi là "bị tổn thương" dễ dàng, theo sự nhận định của Mao, gồm cả lớp người khoảng 5% (năm thần trăm) của toàn dân số, đă bị xếp vào loại "kẻ thù của nhân dân.Trong các chiến dịch đă được phát động về trước, bất cứ người nào bị xếp vào loại "hạng người xấu" sẽ là các người bị loại ra khỏi danh sách cấp phát tem phiếu để cung cấp thực phẩm. Các người địa chủ, các người tu sĩ cùng với các giới chức sắc các tôn giáo, các người hữu khuynh, các người bị coi là phản cách mạng, không quên các thân nhân của họ, là người toán người nạn nhân đầu tiên. Trong thời gian diễn ra kế hoạch Bước Nhảy Vọt lớn về phía trước, các người đă bị xếp vào các loại bị kể trên đă bị bắt giam ngay. Như đă nêu lên ở chương 12, chế độ nhà tù đă phát triển đến độ không thể lường được, khi mà đă có nhiều triệu người đă bị bắt giam mặc dù không hề được ṭa án xét xử. Một phần lớn các nơi giam cầm tù nhân đều ở về phía Bắc của tỉnh Hắc Long Giang (Heilongjiang) hay là ở các vùng đất hoang vắng (vùng sa mạc) ở về phía Tây của lănh thổ Trung Hoa, ở các nơi này dân cư rất thưa thớt, hay là ở các nơi mà rất khó làm mọc cây cỏ hay là một thức ăn loại nào có thể nuôi sống con người trong thời gian b́nh thường. V́ vậy đă có một nửa ố tù nhân đă chết khi họ bị đưa đến các vùng thuộc tỉnh Qinhai và Gangsu. Và chắc chắn là các tù nhân bị đưa đến các vùng có các trại giam tù nhân đă phải chịu đau khổ gấp 2 lần v́ đă bị giam cầm và thêm phải nhịn đói v́ không có được thức ăn đều đặn hàng ngày. Tại các tỉnh mà các người tù nhân bị đưa đến nơi để giam cầm, tại các tỉnh này các người chỉ huy các trại tù là các phần tử cực tả với đường lối cứng rắn cùng với các người lănh đạo các tỉnh này, chính sách độc đoán của họ đă tàn phá nhân dân ở địa phương và luôn cả các tù nhân.

    Dù là ở địa phương nào, việc này không phải là một sự làm ngạc nhiên, các người ít phải chịu đau khổ hơn hết là những đảng viên của Đảng cộng sản. ác người đảng viên này là các người được hưởng ưu tiên trong bộ máy của các kho dự trữ của Nhà Nước; các người này sống riêng biệt trong các khu vực dành riêng cho họ, các khu vực này được tách riêng, khác biệt với các khu vực ở bên ngoài: các người đảng viên này ăn cơm ở các câu lạc bộ (các nhà ăn tập thể). Ngay cả ở trong các trại giam tù nhân, các người tù nhân là cựu đảng viên đảng cộng sản bị thất sủng, các người này cũng được phân phát các phần ăn nhiều hơn các tù nhân khác. Nhiều thân nhân của các người công chức đă xác nhận với chúng tôi là họ không biết tin tức ǵ cả về các việc đă xảy ra ở các nơi ngoài nơi họ cư trú. Các sự khốn khổ của dân chúng không hề được biết đến tại các nơi cư ngụ đầy ưu quyền của các người công chức; tất cả các tin tức mà họ được biết là do các người đầy tớ của họ đă thông báo cho họ biết. Tại các vùng ở thôn quê, các người cán bộ lănh đạo các Công Xă Nhân Dân không hề ngồi ăn chung với các người nông dân ở tại các nhà ăn tập thể (căng tin). Họ có các nhà ăn riêng. Đă có nhiều nguồn tin đă xác nhận là tại các nhà ăn riêng biệt này, các thức ăn được dồi dào hơn và thường là loại ăn ngon và được ăn đủ các loại thịt. Ông Zhang Zhonliang là đệ nhất bí thư của tỉnh Gangsu, tỉnh này đă có 1 triệu người đă chết v́ Đói, ông này đi thăm viếng các nơi trong tỉnh và luôn luôn có người đầu bếp riêng của ông đi theo để phục vụ các bữa ăn của ông. Tại Xinyang trong tỉnh Henan, là nơi đă bị nạn đói hoành hành, ông Lu Xianwen là bí thư của Đảng, ông này chỉ đến thăm viếng các Công Xă Nhân Dân tại các địa phương sau khi đă đặt các bữa tiệc với 24 món khác nhau, chiếu theo một tài liệu của Đảng. Tại cấp bậc làng th́ chỉ có người công chức cấp bậc nhỏ như là các người chịu trách nhiệm về sản xuất là đă chết v́ Đói.

    Con số các người đă chết v́ Đói sẽ được mô tả ở phần viết về sau, nhưng người ta có thể nói đại khái là đa số các người nạn nhân là các người nông dân nhỏ bé gốc người Hán, các người này sinh sống ở các Công Xă Nhân Dân mới được thiết lập. Vào cuối năm 1958, hầu như toàn thể dân số là 500 triệu người đă được kiểm soát và phân chia ra để sinh sống ở các công xă mới được thiết lập.Và là điều kỳ quái này - là một h́nh thức cấu tạo liên quan đến thể chế của kề hoạch Bước Nhảy Vọt lớn về phía trước. Mao và các người đồng chí của ông đă cầu mong là các "Công Xă Nhân Dân là cái cửa để lên thiên đường và ông Khang Seng đă làm ra vài câu diễn đạt dành cho các người nông dân:

    Cộng sản là các Thiên Đường
    Công Xă Nhân Dân đưa ta đến nơi
    Cộng Sản là cái Thiên Đường
    Và luôn cũng là cái Thang để leo
    Nếu ta thiết dựng cái Thang
    Chúng ta có thể leo lên đến Trời.


    Các người nông dân đă nhận thức ngay được là các công xă là công cụ để khủng bố. Các công xă được mau chóng tổ chức trong mùa Hè năm 1958, thường là chỉ trong ṿng có một tháng, nhiều khi chỉ trong ṿng 48 giờ đồng hồ. Tư tưởng và ư định này đă phát xuất từ "Bản tuyên ngôn của Đảng cộng sản" của Karl Marx, trong bản tuyên ngôn này, Marx đă dự kiến việc tổ chức các người nông dân thành các "đạo quân kỹ nghệ" các đạo quân này sẽ ở trong các "thành phố nông nghiệp" để hủy bỏ được sự cách biệt về lối sống giữa các nông thôn và các thành phố. Thường là có 100.000 người nông dân được tập hợp thành một công xă, và thường là các công xă này tập họp đến số gấp hai hay gấp ba lần. Để thiết lập một công xă, các người cầm quyền ở địa phương các "hợp tác xă" ở cấp bậc cao, các hợp tác xă này đă được thành lập vào năm 1955-1956. Công xă đầu tiên đă được thiết lập vào tháng 4 năm 1958 tại Chayashan, trong tỉnh Henan, đă tập hợp 27 hợp tác xă, với 93 nông trại và gồm có 43.000 nhân khẩu. Như đă được tường thuật ở trong Đảng: Vào năm 1958, một tổ chức mới về xă hội đă được thành h́nh, tổ chức mới này cũng giống như mặt trời vào buổi sáng tại chân trời rộng bao la của vùng Đông Á Châu. Các công xă này đă tạo thành một trong "Ba Lá Cờ Đỏ" của Đảng, hai lá cờ khác là kế hoạch Bước Nhảy Vọt lớn về phía trước và chính sách tổng quát để xây dựng chủ nghĩa xă hội để thúc đẩy nước Trung Hoa đi đến chủ nghĩa cộng sản. Ba Lá Cờ này được sử dụng để hủy bỏ tất cả các quyền tư hữu, để kỹ nghệ hóa đất nước và để hợp nhất bộ máy của Nhà Nước, Đảng và giới nông dân để thành lập một tổ chức với kỷ luật quân sự. Vào mỗi buổi sáng, vào lúc tinh sương, các người nông dân sẽ đi ra đồng làm việc, với sự hướng dẫn của lá cờ đỏ, có nhiều khi vác súng theo. Ở trong mỗi công xă, các người nông dân được phân chia thành các toán (nhóm) người thành các phân đội sản xuất, nhiều khi là tất cả các người dân ở trong một ngôi làng nhỏ. Nhiều phân đội sản xuất này được họp thành một đơn vị rộng lớn hơn, là một trung đoàn. Có thêm các toán đặc biệt là các toán nhân công sản xuất và gương mẫu để làm các người "lao công xung kích" có khả năng lao động liên tục trong 18 giờ trong ngày trong lúc đó th́ các trung đoàn lao động phải làm việc 12 giờ trong ngày. Cũng có các toán người lao động được tổ chức theo bán quân sự lao công xung kích.

    Trong vài tháng của năm 1958, đă có các người lănh đạo của vài Công Xă Nhân Dân đă phân chia các toán nam công nhân riêng biệt ra với các nữ công nhân, thành ra các toán người tốt riêng ra khỏi các người lao động xấu và đă đưa các người lao động tốt ra sống riêng biệt ở một nơi. Mao cũng tự hỏi là các đôi vợ chồng chỉ có thể gặp nhau 2 lần trong một tháng, vậy có thể gọi là đủ hay không hầu để sinh ra con cái
    .( trường hợp đó cũng được áp dụng tại Việt Nam ).Sự sống riêng biệt ra ở 2 nơi khác nhau đă được thực hiện tại Công Xă Nhân Dân tại Xushui, trong tỉnh Hebei, và sau được dần dần thực hiện tại các nơi trong nước, gồm luôn ở tỉnh Henan, tỉnh Hunan và tỉnh Anhui, đồng thời việc phát triển các "tiểu đoàn" được gởi đi lao động ở các nơi thiết lập các "chiếc đập ngăn nước" và các nơi kiến tạo các công tŕnh xây dựng. Tại một công xă thuộc tỉnh Anhui, các người nam và nữ đă ngủ ở trong các "nhà ngủ tập trung" riêng biệt được kiến tạo ở vị trí ở đầu khác nhau ở mỗi ngôi làng. Các người lănh đạo đă suy nghĩ rằng sự sống riêng biệt này sẽ có lợi ích cho việc sản xuất, và các người lănh đạo đă nằn ń về việc các người nam và nữ, dù đă thành vợ chồng hay không, họ đều phải họp thành từng toán tập thể để đi dự các buổi họp hay đi lao động trên các cánh đồng. Mục đích rơ ràng của Đảng là phá hủy "cơ chế gia đ́nh" và coi đây là một thể chế:

    "Khuôn khổ của một gia đ́nh cá thể, việc này đă có từ nhiều ngàn năm, đă biến mất, chúng ta phải coi công xă là gia đ́nh của chúng ta và không được chăm lo riêng cho gia đ́nh của chúng ta. Trong nhiều năm, mối t́nh "mẫu tử" đă được vinh danh…Nhưng đó là việc không tốt, là làm hư hỏng vai tṛ xă hội là một vai tṛ hoàn toàn về sinh vật, đối với cha mẹ của chúng ta là các người thân yêu nhất ở trên đời, nhưng việc này không thể so sánh được với chủ tịch Mao và đảng cộng sản… v́ không phải gia đ́nh cho chúng ta tất cả các điều ǵ và việc ǵ, đó là đảng cộng sản và cuộc Đại Cách Mạng. T́nh cảm cá nhân không phải là quan trọng: v́ vậy các người phụ nữ không được quyền đ̣i hay yêu sách ǵ về năng lực của người chồng.

    Để đạt được mục tiêu này, các người lớn tuổi được đưa về sinh sống ở các "ngôi nhà hạnh phúc" được coi là các ngôi nhà để nghỉ hưu trí, c̣n về các trẻ em th́ bị tách ra không sống với cha mẹ, và đưa về sống ở các vườn thiếu nhi hay là ở các kư túc xá.. Ở trong phần lớn các công xă, chỉ trong ít lâu đă thực hiện được chương tŕnh (kế hoạch) này, hoặc là không thực hiện được, nhưng các người cán bộ đă ít nhiều phá bỏ được đời sống trong gia đ́nh bằng cách cấm không cho nấu ăn riêng tại nhà, cùng với việc ăn cơm tại gia. Các nhà nấu ăn tập thể đă được thiết lập ở khắp mọi nơi và đă hoạt động trong thời gian ít nhất là 3 năm. Nói tổng quát, gian nhà nào to lớn nhất ở trong làng đă được biến thành nhà ăn tập thể, và người ta đă nấu ăn trong chiếc nồi to lớn dùng để nấu thực phẩm. Đă có vài công xă đă thiết lập được một nhà ăn và được trang bị với các chiếc bàn ăn và các chiếc ghế dài, nhưng thường là mọi người đều phải ngồi ngay dưới đất để ăn khẩu phần của họ. Chỉ đến thời gian khi nạn đói chấm dứt th́ mọi người mới được phép trở về nhà của họ để ăn các bữa cơm gia đ́nh.

    Các thành phố nông nghiệp đă không bao giờ được thực hiện, và được coi là thành phố nông nghiệp, nhưng đă có nhiều nơi đă được khởi làm các kế hoạch đầy khát vọng này. Ở trong hạt Fenyang, thuộc tỉnh Anhui, các người cán bộ đă quyết định chỉnh trang lại thành phố bằng cách phá bỏ các con đường quanh co để biến thành các con đường thẳng. "Các con đường cần phải thiết lập thành đường đi chiều thẳng và phải có 4 đường lưu thông, và ở giữa đường lưu thông này phải có các ngôi vườn cảnh trồng bông hoa" như đă được nêu ra và chỉ thị ở trong các buổi họp dự bị. Kư giả ly khai Liu BinYang, đă bị ghép tội "hữu khuynh" và bị đưa đi đày ở một ngôi làng ở tỉnh Shanxi, thuộc vùng Đông Bắc của nước này, người kư giả này đă hồi nhớ lại về các kế hoạch đầy khát (tham) vọng này:

    "Ở dưới đất sâu của các ngôi làng này, người ta không hề t́m được các mạch nước uống, nhưng đă có lệnh phải thiết dựng một ṿi nước ở tại con đường chính ở trong làng. Các người dân sinh sống tại nơi làng này hiếm hoi mới được ăn thịt lợn, nhưng người ta đă ra lệnh cho các người dân làng phải đào phá để tạo được các hốc ở bên các sườn núi để có chỗ nuôi các con hổ và các con sư tử. Các khoản ruộng đă được thiết lập từ các bậc của sườn núi, các khoản ruộng này đă bị phá bỏ để có mặt bằng hầu để xây dựng một dinh thự nhỏ dùng làm chỗ nghỉ ngơi vào mùa Hè.

    Đă có nhiều dinh thự "kỳ diệu" này, người ta đă tự cho là trong đầu hôm sớm mai sẽ được hoàn thành. Tại hạt Fenyang đă tuyên bố vào cuối năm 1958, đă thành lập 158 việc đại học "Đỏ" chuyên khoa, 46 trường trung học canh nông, 509 trường tiểu học, 24 trường trung-tiểu học canh nông, 156 câu lạc bộ, 44 cung văn hóa và 105 ban ca vũ nhạc. Các ban ca vũ này sẽ tŕnh bày một chương tŕnh ca vũ về cách mạng và ở mỗi đoạn tŕnh diễn sẽ đuợc kèm theo, dù ngay cả trong bữa ăn cơm, mô tả về các sự cố gắng lao động của các người nông dân. Nếu các người diễn viên đă tŕnh diễn liên tục trong 24 giờ, các buổi tŕnh diễn đă gặp các khó khăn vào ban đêm và ngay cả trong thời gian được giả định là các diễn viên đang ăn cơm, các người nông dân vẫn phải bắt buộc đến dự các cuộc tranh luận công khai và dự các cuộc "mít tinh.".

    Trên lư thuyết, các mùa gặt hái "huyền hoặc" này có thể cung cấp cho các người nông dân các sự nhàn rỗi mà từ trước tới nay họ chưa hề biết được.Khi Mao đến viếng thăm một xă ở hạt Xushui, tỏa ở trong tỉnh Hebei, Mao đă được nghe là mùa gặt hái vào mùa Thu đă được coi là đầy hứa hẹn, Mao đă chỉ cho các người dân làng: "Hăy gieo trồng tỉa bớt đi và hăy chỉ làm việc trong bán thời gian, hăy dùng thời gian c̣n lại để trau dồi thêm văn hóa và kiến thức, hăy tạo ra các tṛ giải trí, hăy thiết lập một trường tiểu học và một trường trung học." Nhưng sự thật là vào cuối năm 1958, tờ Nhân dân Nhật Báo đă đăng một bài viết: "Chúng ta hăy cảnh cáo về việc các người nông dân sẽ tự nghỉ ngơi." Tác giả của bài viết này đă khẳng định là một cuộc thử nghiệm đang được tiến hành, việc so sánh các người nông dân đă bị bắt buộc phải lao động liên tục trong 4 hay 5 ngày và đă thiếu giấc ngủ, so sánh với kết quả của các người nông dân chỉ làm việc đến nửa đêm và có được hai lần ngừng tay làm việc trong ngày. H́nh như là các kết quả tốt đạt được là toán các người nông dân đă ngừng làm việc vào lúc nửa đêm. Nhật báo này đă khuyến cáo là một nên "làm các người nông dân "mệt lả" đi và phải để cho các người nông dân có được một giấc ngủ.
    Cũng trong khoảng thời gian này, người ta đă cưỡng ép các người nông dân phải tự "lột bỏ" tất cả các vật dụng tư hữu của ḿnh. Đă xảy ra tại một nơi nào đó, một cơn "mê sảng không tưởng" xảy ra với dân làng. Một người lănh đạo cao niên, ông Bo Yibo, về sau đă thuật lại người ǵ đă xảy ra tại một thành phố ở trong tỉnh Hebei:

    "Viên bí thư Đảng của thành phố Paoma, vào tháng 10 năm 1958, đă thông báo là chủ nghĩa xă hội đă kết thúc vào ngày 7 tháng 11 và chủ nghĩa cộng sản sẽ bắt đầu vào ngày 8 tháng 11. Khi tan cuộc họp, tất cả mọi người đă tràn xuống các đường phố và bắt đầu đi vào các cửa hàng để tự lấy hàng hóa mà không hề trả tiền mua. Khi các cửa hàng đă trống không, không c̣n hàng hóa ǵ cả, đám đông dân chúng đă đi đến nơi nhà riêng của các người khác và đă tưóc đoạt các gà vịt và rau cải và đă đoạt lấy để đem về nhà của họ và đă ăn các loại này. Và cuối cùng dân chúng đă không c̣n phân biệt các trẻ em, đứa nào là con của ḿnh và đứa nào là con của người khác. Chỉ có các "người vợ" là không bị coi là của chung, v́ viên bí thư của Đảng đă do dự về "đầu đề" này. Vị này đă chuyển đạt lên các cấp trên để xin các chỉ thị để được biết là nếu dân chúng có thể giữ riêng cho các nhân của ḿnh, người vợ của ḿnh."

    Luôn cả các "phân người" của các người nông dân cũng trở thành "tài sản công cộng." Ở các công xă, các "nhà xí" tập thể cũng đă thay thế các "nhà xí" (nơi tiểu tiện) của tư nhân. Về quần áo th́ nam và nữ đều vận quần áo giống nhau và việc vận quần áo khác nhau th́ bị bài bác, đồng phục quần rộng và áo dài được khuyến lệ. Và như đă mô tả ở phần trước của thiên khảo cứu này, đă có một sự cố gắng lớn để tiêu diệt các diện của văn hóa và các tín ngưỡng của dân gian. Tất cả các biện pháp này ít ra được coi là xóa bỏ các sự phân biệt trong sự bề ngoài và cương vị của các con người khác nhau, cũng như các sự khác biệt của các làng mạc và các địa hạt cùng các

    Tổ chức về đời sống ở nông thôn cũng đă có nhiều việc thay đổi lớn. Trong quá khứ, nơi các người dân làng cũng đă có nhiều sự kiểm soát về mọi mặt của đời sống.Kể từ nay, công xă sẽ có trách nhiệm, không người về các sự liên hệ về canh nông, nhưng luôn về các sự việc hàng ngày như: các đám cưới, các đám tang, các cuộc di chuyển và luôn cả việc cấp phát lương thực cùng với các việc "cung tiêu" khác cho sự biến thể: các cửa hiệu buôn đă được đổi tên là "văn pḥng cung cấp" để thay thế cho giấy bạc, người ta đă cung cấp bằng các "chứng chỉ để mua hàng hóa" các số tiền được kư gởi vào các ngân hàng đă trở thành các "nhân khoản để đầu tư công cộng." Ông Chen Boda đă dự định việc bỏ hoàn toàn các giấy bạc đang lưu hành và việc này gần như là một sự thực. Các người nông dân đă phải dùng các chiếc tem phiếu để cung cấp thực phẩm, được dùng vào tất cả mọi việc và ở tất cả mọi nơi, luôn cả các việc mua nước nóng để uống.

    Ở trong các Công Xă Nhân Dân, một cơ cấu tổ chức mới và duy nhất đă được thiết lập và là trách nhiệm cho mỗi sự quyết định luôn cho các việc tầm thường.. Viên bí thư Đảng cho công xă là người lănh đạo của các ủy ban kiểm soát về canh nông, lương thực và thương mại, các vấn đề về chính trị, tư pháp, quân sự, khoa học và kỹ thuật. Ngoài ra, một văn pḥng thứ hai chịu trách nhiệm về tổ chức các ngày lănh đạo và thảo kế hoạch về giáo dục, văn hóa, y tế và các việc "giúp đỡ" khác. Đứng trước một nền hành chánh được tập trung triệt để, cá nhân đă trở thành bất lực, không có một việc nào có thể làm được nếu không có được sự chấp thuận của văn pḥng trung ương của công xă, thường là phải đi vài ngày đường v́ ở quá xa.

    Nh́n qua các công xă, một hệ thống đẳng cấp trực tiếp đă đi từ Mao xuống đến người nông dân. Một cơ cấu kiểm soát như vậy, giống như ở quân sự, không thể c̣n là việc nghi ngờ, đă ngự trị một cách tuyệt đối trong lịch sử của Trung Hoa. Ở về bên trên của các công xă th́ có cơ quan hành chính của hạt, ủy ban Đảng của quận, các cơ quan Đảng của tỉnh, rồi đến Mao và các đảng viên cao cấp là các người đứng trên tất cả mọi sự việc. Mỗi một nơi của 28 tỉnh, các vùng tự trị và các thành phố lớn đă được coi là đơn vị tự trị và tự túc. Việc này có ư nghĩa là viên Đảng ủy là "chủ nhân ông" tại các tỉnh và được coi là một "vị phó vương" chỉ có trách nhiệm với riêng Mao. Cơ quan hành chính dân sự - các bộ của Nhà Nước, không c̣n hành sự nữa và luôn cả các cơ quan hành chính địa phương. Đảng là tất cả, và không có một cá nhân nào có thể đặt ra câu hỏi hay là kêu ca ǵ về một quyết định, v́ một lẽ dể hiểu là không có một cơ quan quyền lực nào để nhận các lời phàn nàn hay kêu ca hay để nhận sự khiếu nại.

    Các tiền giấy được coi là tiềm tàng băi bỏ, các công xă đă thay thế vào một hệ thống vô cùng phức tạp, căn bản trên số ngày lao động và cố gắng để tái phân phối các tài nguyên một cách công b́nh. . Vài lúc đầu khi bắt đầu thiết lập các công xă, các người cán bộ đă giả định là mỗi cá nhân tùy theo sự lao động của bản thân; cho mỗi việc đă làm xong sẽ nhận được một số điểm ghi công. Vào lúc khởi đầu, mỗi người nông dân sẽ được cấp theo một thang bậc từ 1 đến 10, tùy theo sức khỏe và sức học của mỗi người. Sự khéo tay, các kinh nghiệm và sự hiểu biết, tất cả đều không được chú trọng đến. Về sau, mỗi một công tác hay lao động được tính riêng biệt, với một phương pháp tính điểm khác nhau ở mỗi nơi trồng tỉa, đối với các công tác khác nhau: các công tác xây dựng các đập ngăn nước, và các kinh đào dẫn thủy, hay là các dịch vụ như chăn nuôi gà vịt và lợn, hay là việc sửa chữa các nông cụ và các cơ giới khác.

    Vào lúc khởi đầu, đă có một hệ thống về các khế ước, và từ lúc khởi đầu, các người nông dân hay các toán người sản xuất đă có các sự cam kết về lao động trong một khoản thời gian để thực hiện một mục tiêu sản xuất do Nhà Nước đă định ra. Các số nông sản đă sản xuất ra và được coi là thặng dư sẽ được phân phối cho các cấp bậc khác nhau theo một công thức khác và công thức này rất là phức tạp. Vào lúc khởi đầu, đă có được một sự khích lệ để lao động thật nhiều, không khuôn khổ lợi tức tùy ở nơi năng lực và khả năng sản xuất; Vào mùa Thu năm 1958, Mao đă rất lấy "làm kinh dị" khi được người ta cho trông thấy, các kết quả ở các "Công xă kiểu mẫu" ở các tỉnh Anhui và Henan, và Mao đă quyết định là nước Trung Hoa đă sẵn sàng để vượt qua giai đoạn kế tiếp: là chủ nghĩa cộng sản, là mỗi người sẽ nhận được những ǵ theo nhu cầu. Khi Mao đi thăm viếng tỉnh Anhui, Mao tuyên bố: "Khi một công xă đă thực hiện được việc ăn cơm mà không phải trả tiền, các công xă khác cũng có thể làm được giống như vậy. Nếu người ta có thể ăn cơm mà không phải trả tiền, trong tương lai chúng ta cũng có thể có được và quần áo để vận (che thân) mà không phải trả tiền."

    Ở tại các công xă ở tỉnh Henan, các người nông dân đă không phải lo âu về các việc làm hàng ngày. Các bữa ăn đă được phân phối "miễn phí" ở các pḥng ăn công cộng và tùy theo nhu cầu của mỗi cá nhân. Tất cả mọi thứ đều "miễn phí" các quần áo luôn cả việc "cắt tóc." Trong chế độ quản trị này, các "tiêu phí" về 7 trong số 10 về các "nhu cầu sơ đẳng" của đời sống đều "do công xă đài thọ": lương thực, quần áo, nhà ở, sinh đẻ, giáo dục, điều trị về y tế, đám cưới và đám tang. Không ai c̣n nhận được nữa các khoản tiền bạc, luôn cả số tiền để tiêu vặt. Các công xă cũng đảm nhận luôn việc tái phân phối các sự "phong phú" giữa các ngôi làng giàu có cho các ngôi làng nghèo nàn, các nông cụ và một phần các gia súc, luôn cả các của cải của các cá nhân gồm luôn cả các "hiện kim" đang có. Khi đă gặt hái xong các mùa lúa và đem về các kho chứa, người ta đă giao cho công xă để phân chia các phần lúa đă được định trước. Cũng đă xảy ra ở một vài vùng, việc tái phân chia các tài nguyên đă được thực hiện giữa các hạt.

    Khởi đầu từ mùa Đông năm 1958-1959, việc không thể tránh được, từ nơi các người nông dân đă xảy ra việc oán hờn, v́ việc thực hiện sự thử nghiệm hoàn toàn này đưa đến sự đổ nát. Ở tại nhiều nơi, v́ vậy có thể là giai đoạn cuối cùng của việc thử nghiệm này sẽ không được thực thi. Nhưng ít ra, v́ các hậu quả của chính sách này ảnh hưởng đến nên đứng trước các sự kiện về lao động, thái độ của các người nông dân vẫn không có thay đổi. Các người nông dân đều có cảm tưởng là từ nay trở đi họ không c̣n được khích lệ để làm việc nhiều hơn, trông coi và chăm sóc các cánh đồng cùng với các gia súc, v́ các kết quả của các công sức và các sự cố gắng của họ đều bị tước đoạt. Thay v́ vậy, các người nông dân đă tự nói với nhau là chủ nhân cộng sản đă đến rồi, Nhà Nước sẽ cung cấp cho họ tất cả những ǵ mà họ cần dùng. Thực vậy, việc này chỉ đến cho các người cán bộ ở địa phương, các người này đă sinh sống đầy đủ với những ǵ mà Nhà Nước đă ban cho họ.

    Tác động về tâm lư của chế độ cũng phải đo lường dưới ánh sáng của việc thực thi về nền canh nông để canh tác khoản đất riêng của họ, người nông dân là một gương mẫu về sự "hiệu xuất." Đến khi các người cộng sản lên chấp chánh, các người cộng sản đă coi việc canh tác về canh nông là ngang hàng với việc công tác về kỹ nghệ và có thể là canh nông có thể canh tác theo phương sách "dây chuyền" Việc nhận định này đă không chấp nhận sự khéo léo của người nông dân, v́ người nông dân đă biết thích nghi các điều kiện về thời tiết ở địa phương. Đă từng xảy ra vào thế kỷ thứ 18, các người giáo sĩ ḍng Tên đă đến truyền giáo ở Trung Hoa, các vị giáo sĩ này đă lấy làm ngạc nhiên về cách canh tác của các người nông dân và các người nông dân này chăm sóc rất là kỹ càng các khoản đất nhỏ bé mà họ canh tác hầu để đạt được tối đa các hoa màu: "Một phần lớn các người nông dân đă có được một sự hiểu biết sâu sắc về thời tiết sẽ xảy ra và về việc canh tác đúng lúc để sản xuất các hoa màu trên các khoản đất nhỏ bé mà họ canh tác hầu để đạt được mức tối đa về các mùa gặt hái. Sự hiểu biết của các người nông dân về kỹ thuật canh nông, sự hiểu biết này thật là đáng được chú ư, họ đă phân rất đúng vào các đất đai mà họ canh tác và cũng đă nghĩ đến việc để qua một bên những ǵ mà họ đă gặt hái được và sẽ trồng tỉa cho mùa về sau; họ chú ư cẩn trọng đến thời tiết xảy ra và sẽ đến trong những ngày sắp đến và các quyết định sẽ phải làm các việc ǵ cần thiết.

    Khởi đầu từ khi người nông dân được biết là họ sẽ không c̣n làm chủ được khoản đất riêng của họ nữa, họ thấy là không c̣n thiết tha đến việc chăm sóc cho khoản đất này nữa hầu để đạt được một năng xuất cao cho một khoản thời gian lâu dài tối đa.Thay v́ việc này, các lệnh sản xuất từ chế độ "thơ lại quan liêu" ở từ xa, đă làm trái ngược lại các công việc tuần tự phải làm, muốn đạt được một sự sản xuất nông phẩm tối đa trong một thời gian ngắn. Họ đă ra lệnh phải gieo hạt vào trước thời gian hay là cố gắng đạt được 2 mùa gặt hái thay v́ một mùa, hay là ra lệnh trồng 1 loại cây ở nơi không thích hợp. Với quyền lực tuyệt đối của Đảng, đă ra các lệnh canh tân cải tiến của Mao về việc cấy lúa sát vào với nhau hay là cầy và bừa với các luống cày thật sâu, các người nông dân không có cách nào khác là chỉ c̣n biết là phải tuân lệnh, và họ biết là các phương pháp này đều là xấu, nhưng vào các ngày này, mỗi một người nông dân chỉ c̣n biết chỉ có một việc liên hệ đến họ, đó là gom góp các điểm chấm công về lao động.

    Vào mùa Đông năm 1958-1959,sau khi xảy ra nạn đói thê thảm, sự thờ ơ và dững dưng đă xảy ra ở thôn quê. Các người cán bộ đă càng phải dùng đến bạo lực và khủng bố để các người nông dân tuân theo các lệnh của họ.Vào lúc nạn đói đă đạt đến cao đỉnh, các người cán bộ đă có được quyền làm việc sống hay là chết đối với các người nông dân v́ họ nắm quyền kiểm soát cho các kho chứa lương thực và tuyên án tử h́nh bằng cách không cấp phát lương thực cho bất cứ người nào. Đă xảy ra ở tại nhiều nơi, các người cán bộ đă quyết định là chỉ có người nào lao động th́ mới được có "cái ăn" và để các người già tuổi và các người đau ốm phải chết v́ Đói. Tại tỉnh Sichuan và ở vài nơi khác chỉ trong ṿng 6 tháng đă đổi thay từ cảnh dư thừa qua cảnh chết đói: "Hăy lao động không th́ chết đói."

    Đọc tiếp Chương 8 . Tỉnh Henan : Một sự nói dối đầy thảm họa
    http://www.tinparis.net/timhieu/HonM...n2_Ch8_RF.html
    (c̣n tiếp )

  9. #9
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    345

    NẠN ĐÓI LỚN

    CHƯƠNG 8
    Tỉnh Henan: Một sự Nói Dối đầy thảm họa.


    "Đây là một cuộc tàn sát do kẻ thù của chúng ta đă tạo ra."
    bản phúc tŕnh của Đảng ủy quận Xinyang.


    Giữa năm 1958-1961, tại trung tâm của Trung Hoa, tỉnh Henan là nơi yên tỉnh và là tỉnh nông nghiệp, những việc ǵ đă xảy ra đă thật là kinh khủng và các việc này cũng đă giống như các việc kinh khủng lớn đă xảy ra vào thế kỷ thứ 20. Sau ngày Mao đă tạ thế, đảng cộng sản đă cho phép công bố các bản viết đă được "gạn lọc" về các biến cố đă xảy ra tại tỉnh Henan. Và đă trong một thời gian ngắn đă khuyến khích việc công bố các tài liệu này hầu để làm mất tín nhiệm của những người cuồng tín thân Mao v́ các người này đă chống lại các sự cải cách về điền địa của ông Deng Xiao Ping. Ông Du Yi đă viết một vở hát lớn tựa là Huang Huo hay là Cuộc Nói Dối đầy thảm họa, cho một ban ca vũ ở địa phương này và được tŕnh diễn vào năm 1979. Cũng cùng vào thời gian này, nhà văn Zhang Yigong đă cho xuất bản một thiên tiểu thuyết tựa: Vụ tên phạm trọng tội Li Tongzhong, thuật lại việc một tên cán bộ ở nông thôn đă bí mật ăn cắp lương thực dự trữ ở một kho chứa lương thực của Nhà Nước và đă phân phối cho dân chúng số lương thực này trong khi nạn đói đang xảy ra, tên cán bộ này đă bị phát giác việc ăn cắp này và đă bị trừng phạt.

    Nhưng đến năm 1982, các sách in liên quan đến các việc này đă bị Nhà Nước dần dần thu hồi và không c̣n được bày bán nữa, và lịch sử đầy đủ về "việc ngẫu nhiên xảy ra tại Xinyang" được coi là một uyển ngữ dùng để nói về các biến cố đă xảy ra tại tỉnh Henan, và chỉ có các người trong giới cán bộ lănh đạo được biết và tường, ngoài ra dân chúng không hề được biết đến. Những điều được kế tiếp bàn đến ở các phần viết kế tiếp sẽ là các việc cố gắng mô tả các việc ghê tởm đă xảy ra tại một tỉnh ở xa xôi không có một sự kiện nào lại có thể tạo ra một số phận buồn thảm như vậy.

    Quận Xinyang tọa trên một cánh đồng có con sông Huai chảy qua. Vào thời điểm này, hạt này có được 17 hạt gồm có một dân số là 1/5 (một phần năm) của 50 triệu dân của tỉnh Henan. Vào tháng Tư năm 1958, quận Xinyang đă đạt được sự vinh hạnh là đă thành lập được Công Xă Nhân Dân đầu tiên của Trung Hoa tại quận Chayashan, thuộc địa hạt Suiping. Để được xứng đáng với vinh dự này, các người lănh đạo của Đảng đă tận tụy cuồng tin vào Mao, với các kế hoạch đầy mộng ảo, và để hỗ trợ cho các kế hoạch này,các người lănh đạo Đảng đă thiết lập một chế độ khủng bố và đă gây ra việcđánh đập nhiều chục ngàn người cùng với việc tra tấn cho đến chết.Một bản phúc tŕnh của Đảng cộng sản, vào năm 1961, đă được công bố, bản phúc tŕnh này không những đă đơn giản nhận định là các hành động giết một khối đông người mà c̣n gọi là một cuộc "diệt chủng."

    Cuộc khủng bố to lớn này đă khởi đầu vào mùa Thu năm 1959, sau cuộc đại hội Đảng tại Lushan, ủy ban Đảng của quận đă tuyên chiến chống lại các người nông dân.Những người nào đă không cung cấp đủ số lượng "cô ta" (quota) đă được chỉ định trước về số lượng sản xuất th́ sẽ bị gán cho là "tiểu Peng DeHuai" (Bành Đức Hoài là danh tướng của Hồng Quân đă bị thất sủng) và người này sẽ bị đối xử tàn tệ. Mặc dầu đă có quyết định của viên tỉnh ùy là ông Wu Zhifu, được hạ thấp con số của mục tiêu đă được ấn định về số lượng lương thực phải cung cấp cho năm nay v́ ty khí tượng đă thông báo trước về một cuộc hạn hán sẽ xảy ra, các người lănh đạo đầy nhiệt thành của quân Xinyang đă quyết định chứng tỏ là các điều kiện về thời tiết sẽ không làm thay đổi các mục tiêu về việc cung cấp lương thực. Các người lănh đạo Đảng đă ước tính là dù có hạn hán xảy ra, mùa gặt hái của năm 1959 cũng sẽ tốt so với năm 1958, và v́ vậy các người công chức - cán bộ phải thi đua có được thêm các sáng kiến để đạt được kết quả tốt. Khi mùa Hè đă qua, viên đệ nhất bí thư của quân Xinyang, tên Lu XianWen đă tuyên bố là dù có hạn hán việc thâu đạt của mùa gặt hái năm 1959 tại vùng này cũng đă đạt 3,92 triệu tấn, là con số gấp đôi của việc thâu đạt được. Việc đóng thuế bằng hiện vật cho Nhà Nước là ba mươi phần trăm - 30% trên số thâu hoạch được của mùa. Con số thâu hoạch thực sự là 1,96 triệu tấn, nhưng theo con số mà tên Lu Xian Wen đă tuyên bố th́ so với con số thâu hoạch được đă gia tăng lên đến 90% - chín mươi phần trăm Một ví dụ, tại hạt tên Guangshan của quận này, các người cán bộ đă báo cáo là mùa gặt hái đă thâu đạt được 239,200 tấn lương thực nhưng trên thực tế chỉ thâu đạt được 88,292 tấn; các người cán bộ đă ấn định là phần phải đóng thuế cho Nhà Nước là 75 tấn lương thực. Nhưng các người cán bộ chỉ truy thâu được có 62 tấn lương thực, tức là tổng số hoàn toàn của mùa gặt hái, các người cán bộ đă phát động một chiến dịch "chống oa trữ."

    Tên Lu Xian Wen đă tuyên bố là kẻ nào đă tự cho phép, dù là đề nghị là mùa gặt hái năm 1959 là thâu hoạch kém hơn mùa năm 1958, người này sẽ là "kẻ thù của nhân dân" là một người phạm trọng tội đấu tranh chống lại chủ nghĩa "Ba Lá Hồng Kỷ." Tên này tiếp tục nói và khẳng đạnh là các người nông dân đă cất dấu "thóc lúa" rất nhiều, Đảng đă phải đương đầu với một tranh chấp về ư thức hệ, một cuộc tranh chấp về hay khuynh hướng khác nhau. Vào đầu mùa Thu, trong một buổi họp, Lu Xian Wen đă nói: : "Không phải là đă thiếu các thức ăn. Chúng ta có đủ lương thực nhưng 90% dân chúng đă có vấn đề về ư thức hệ."

    Lu Xian Wen đă tập họp các người phụ tá và tuyên bố là một cuộc đấu tranh giai cấp đă được đă được phát động và các người nông dân là các kẻ thù. Cuộc đấu tranh chống lại các người nông dân phải được hướng dẫn, Lu đă xác định, và sẽ không dung tha và phải thực hành triệt để hơn việc đấu tranh chống lại quân đội Nhật Bản xâm lăng. Khi các viên bí thư của các hạt đi họp và trở về sau cuộc họp ở thành phố Xinyang, các viên bí thư này đă truyền lại cho các người cán bộ thuộc cấp dưới bức thông điệp của Lu Xian Wen. Viên bí thư của hạt GuXian đă giải thích cho các cán bộ, là trong giai đoạn sắp đến phải coi các người nông dân là các thành phần "chống lại Đảng" là các những chống lại chủ nghĩa xă hội. Viên bí thư đă đọc "dằn từ âm tiết" là các người nông dân là các kẻ thù và phải tuyên chiến với họ.

    Đối với một số lớn các người cán bộ là cấp dưới, họ xuất thân từ nông thôn, việc này là một việc bất ngờ đầy ngạc nhiên có tầm vóc lớn, nhưng việc ly khai quả là không thể có được. Không một người nào có thể nói là ở thế trung lập trong cuộc chiến này. Ở trong hại Guangshan, vĩ đệ nhất bí thư của Đảng tên Mao Longshan, trong một buổi họp đă phê b́nh dữ dội người phụ tá của ḿnh là ông Zhang Fuzhong, và trong lúc nóng giận đă đánh ông này đến "lột da đầu" và gây nên thương tích trầm trọng đă khiến ông Zhang phải chết ngay.

    Các buổi phê b́nh cùng loại đă diễn ra ở toàn quận Xinyang mà không có một người đảng viên nào có thể từ chối không tham gia các buổi họp, tất cả mọi người đều phải tham gia vào các việc "đánh người bằng gậy" cùng với các sự ngược đăi các người bị tố cáo là "cất giấu" lương thực. Cho đến các người đảng viên lỗi lạc, họ cũng được cảnh cáo là nếu không tham dự các buổi kiểm thảo phê b́nh này, họ có thể bị đuổi ra khỏi Đảng. Để tăng cường cho cuộc khủng bố này, pḥng An Ninh Công Cộng đă bắt đầu bắt giam các người công chức cùng với các người nông dân và tố cáo thuộc thành phần "cơ hội hữu khuynh." Đă có khoảng 10.000 người đă bị bắt giam, và đă có một số nhiều người đă chết v́ đă bị hành hạ quá nhiều, hay đơn giản hơn là đă chết v́ Đói.


    Khắp mọi nơi ở Xinyang, các người công chức ở địa phương đă bắt đầu tổ chức các buổi tập họp số đông khối dân chúng, nhiều khi đă che đậy hoặc là trá h́nh là các buổi giải trí để thị oai hay là đe dọa các người nông dân. Đă có một buổi tập hợp lối 10.000 người, nói là mời đến xem một buổi tŕnh diễn của đoàn múa hát "Opéra" và vào lúc đoàn tŕnh diễn xong th́ viên bí thư Đảng của hạt là Lian Deshu đă bước lên sân khấu và đă ra tay đánh bốn người nông dân v́ tội đă oa trữ các lương thực. Vào nhiều dịp khác, các người công chức cũng đă có tổ chức việc khám phá ra các nơi "chôn giấu" giả tạo về lương thực, vào lúc các người nông dân đang khổ sở v́ Đói th́ các người công chức này đă đem lương thực lại nhà của các người nông dân và hô hoán lên là các người nông dân đă chôn giấu lương thực. Tại một xă nọ tên Li Gongshan, các người công chức đă lấy lương thực từ một kho dự trữ của Nhà Nước, bí mật đem đi chôn dấu, rồi họ tập họp các người nông dân để chứng kiến việc phát giác một nơi bí mật chôn giấu lương thực bất hợp pháp. Ở các nơi trong quận, các người công chức đă đến khám xét từng ngôi nhà và đă lục soát kỹ lưỡng và đào bới khắp mọi nơi trong các ngôi nhà hầu để khám phá được các nơi dự trữ lương thực của các người nông dân và khẳng định là đă cất dấu, vi phạm chính sách thu mua của Nhà Nước.

    Trong một buổi "mít tinh" ở cấp bậc tỉnh bộ của Đảng, mỗi một người nông dân hiện diện phải bắt buộc đóng góp 5 livres (cân Anh tương đương với 456 gờ ram) hạt thóc thúa. Và về sau, các người cán bộ cũng phải hiển nhiên chấp nhận việc không có việc chôn giấu lương thực, họ đă tổ chức một cuộc "mít tinh" khác và trong buổi "mít tinh" này, các người nông dân phải cống hiến các gà vịt, lợn và các thứ khác. Và vào giai đoạn cuối cùng, các người nông dân đành phải cống hiến tất cả các đồ vật ǵ là của tư hữu của họ, từ các chăn để đắp khi ngủ cho đến các núm vặn của các cánh cửa - và đến khi họ không c̣n có ǵ khác, họ phải cống hiến luôn cả cái "áo chống lạnh" mùa Đông. Ở các trường học, từ các thầy giáo cho đến các học sinh, tất cả đều phải đóng góp, hưởng ứng vào chiến dịch, bằng các tem phiếu cung cấp thực phẩm hay bằng các phần lúa gạo. Ở một vài nơi, các người cán bộ phải mỗi ngày báo cáo và công bố 3 lần về các kết quả của chiến dịch chống "oa trữ." Các ủy ban của tỉnh ủy Đảng cũng đă tổ chức một cuộc thi đua để được biết là hạt nào đă đạt được thành tích cao về việc thâu đạt các thóc lúa. Tại hạt Huang Chuan các cán bộ đă ra lệnh là các người nông dân phải bớt ăn trong ba ngày hầu để vượt qua khỏi cấp bậc xếp vào hạng thứ 9, và về việc này, các người lănh đạo đă tuyên bố là tốt hơn là thấy vài trăm người chết v́ Đói hơn việc mất danh dự.

    Để bắt buộc các người nông dân phải chấp nhận việc giao các dự trữ cuối cùng về lương thực, các người công chức cán bộ thấy việc đánh đập các người nông dân là không đủ, họ đă bày ra việc tra tấn và các vụ giết người giống như cơn ác mộng.Việc khủng bố không dự định trước, việc này đă ngự trị khắp mọi nơi và đă giống tương tự với quá khứ quá ác nghiệt của cuộc cải cách ruộng đất đă xảy ra vào năm 1948, viên đàng ủy tên Lu Xiang Wen đă ra lệnh cho các người cán bộ hăy "bẻ găy" việc mà y gọi là "Ba Chướng Ngại"; các cá nhân đă khai là không c̣n có thóc lúa; các người đă đ̣i hỏi việc đóng cửa các nhà ăn tập thể; các người nông dân mưu toan trốn đi nơi khác. Trong cơn cuồng loạn của việc ganh đua để bẻ găy Ba Chướng Ngại, mỗi một vùng đă thiết lập một phương pháp riêng để tra tấn. Tại hạt GuangShan, các người công chức của địa phương đă sáng chế ra 30 lối tra tấn khác nhau, c̣n như tại hạt Huang Chuan cũng đă có 70 lối tra tấn. Các tài liệu của Đảng đă ghi nhận là sau ngày bắt giam các toán người lănh đạo của tỉnh Xin Yang, vào năm 1961, các tài liệu này đă cho các chi tiết.

    Trong số nhiều các lối tra tấn này có cách là trói nạn nhân này và đánh cho đến chết,ở mỗi địa phương đă có nhiều trăm người đă chết v́ lối tra tấn này. Viên chỉ huy An Ninh Công Cộng tên Chen Rubin đă ra tay đánh 200 người tại toán sản xuất Yidian thuộc xă Ding Yan, hạt Luoshan. Tên Han Defu, phó bí thư của xă Segang đă đánh đập 300 người. Tên Guo Shouli là chỉ huy toán dân quân thuộc đội Nayuan ở xă Liji trong hạt Gushi đă đánh đập 110 người dân quân; 11 người đă trở thành tàn phế suốt đời và 6 người đă chết. Cũng tên Guo Shouli này đă bắt giam một thành viên của xă tên Wei Shao Qiao v́ người này đă tự ư rời nơi đang công tác xây dựng một đập chận nước mà không xin phép. Tên Wei Shao Qiao đă bị đánh chết và khi người vợ, đang mang thai 3 tháng, đi đến t́m chồng, người đàn bà xấu số này cũng bị đánh đến chết. Tên chỉ huy Guo Shoubi muốn cho gia đ́nh nạn nhân này không c̣n có một người nào c̣n sống sót, đă giết luôn đứa con đầu tiên của đôi vợ chồng này, một đứa con vừa được 4 tuổi.

    Các người khác đă bịchôn sống hay là bị kết án phải chết v́ Đói:"Tại văn pḥng chính chỉ đạo việc xây dựng hồ chứa nước tại DinhYuan tọa tại xả Luoshan, người nông dân tên Liu Nanjie đă bị lột trần truồng, không có quần áo và phải đứng ngoài trời đầy tuyết trắng phủ khắp nơi với trời tiết dưới 0°. Một lần khác, tại xă Huashudian, thuộc hạt Guangshan có123 trẻ em mồ côi đă bị ngâm dưới nước trong khi các trẻ em này đang chết v́ lạnh.Một h́nh thức thông thường để trừng phạt là các người cán bộ thường haynắm tóc các người nông dân và lôi họ đi.Tại một hạt tại Huang Chuan, một người nữ nông dân đă bị treo lên cao 20 thước khỏi mặt đất cho đến chết. Các người công chức đă bị tố cáo đă đốt tóc và râu của các người bị cáo. Để tránh thoát khỏi h́nh phạt ác độc này, các người nông dân đă cạo bỏ râu tóc và đến lúc này, các người cán bộ đă bắt đầucắt xẻo tai của các người nạn nhân.ánh thoát khỏi h́nh phạt ác độc này, các người nông dân đă cạo bỏ râu tóc và đến lúc này, các người cán bộ đă bắt đầu cắt xẻo tai của các người nạn nhân. Trọng đội sản xuất ở Da Luying thuộc xă Fan Hu, hạt Xixian, các người cán bộ đă "xẻo tai" của 17 người. Một cô gái 20 tuổi tên Huang Xiu Lan là thủ trưởng Hiệp Hội Phụ Nữ của xă đă ra tay cắt tai của 4 nạn nhân và làm chết 1 người. Ở nơi khác, người ta đă làm nhục bằngcách đút các khúc gỗ vào "cửa ḿnh" của các phụ nữ. Các người phụ nữ khác đă bị bắt buộc phải đứng hay ngồi bất động đậy trong nhiều giờ đồng hồ hay là buộc phải chạy trên quăng đường xa.

    Các văn khố của Đảng đă mô tả nhiều h́nh thức trừng phạt rất là buồn cười để phân biệt sự lo âu khổ tâm và sự khủng bố. Viên bí thư Đảng của xă Qisi, thuộc hạt Gushi, tên Jiang Xue Zhong, tên này được nêu ra v́ đă sáng chế ra một phương pháp chế biến ra phân bón bằng phương pháp nấu chín thịt của trẻ em và đă tối thiểu "luộc chín" lối 100 trẻ em.. Cuộc điều tra đă phát giác ra là đă có 20 trẻ em đă phải chịu h́nh phạt này. Nhiều h́nh phạt nghiêm khắc đă được dùng để trừng phạt những người thuộc các toán người đang phục vụ lao động công tác trong các kế hoạch to lớn xây dựng các hồ chứa nước và các công tŕnh dẫn thủy ở địa phương trong tỉnh. Theo như các con số đă hoạch định tại hạt Gushi, trên số 60.000 công nhân phục vụ kiến tạo đập nước, đă có 17.000 người đă chết v́ Đói, Lạnh hay đă bị quá hành hạ.

    Các người nông dân đă không thể làm cách nào để thoát khỏi cuộc khủng bố này. Khi các nhà ăn tập thể thiếu lương thực để cung cấp các bữa ăn, đă có nơi người ta đă giết trâu ḅ là "sức kéo" để cày và bừa. Một cuộc trừng phạt dă man đă diễn ra, Lu Xian Wen đă tố cáo việc giết trâu ḅ c̣n lại là một việc phá hoại công cuộc sản xuất và đ̣i phải trừng phạt các người thủ phạm. Các người cán bộ của xă Xiangyan Dian thuộc hạt Ping Yu đă buộc các người bị kết án phải bận tang phục. Đă có người dă bị xỏ sợi giây ngang qua mũi và bị bắt buộc phải kéo chiếc cày trên các cách đồng giống như các con ḅ. Có nhiều người khác đă trần truồng không quần áo, và đă bị bắt buộc phải choàng lên người chiếc da ḅ c̣n đẫm máu. Khi chiếc da ḅ bắt đầu khô máu, người ta đă phũ phàng lột chiếc da ḅ dính luôn da của người bị hành h́nh. Một sinh viên 18 tuổi tên Wang Guoxi đă bị hành h́nh theo lối này v́ đă bị tố cáo là ăn cắp một con trừu của viên bí thư Đảng chỉ đạo toán sản xuất tại Zhaoluo, thuộc xă Fanyu trong hạt Xixian. Sinh viên này đă bị cột trói vào một chiếc da cừu và đă bị dẫn đi diễu từ làng này sang làng khác trong 3 ngày, không được ăn ǵ cả. Khi người ta lột chiếc da trừu này ra, chiếc da này đă có thời gian để khô ráo và làm lột luôn da người sinh viên; người này đă ngă chết. Một bản báo cáo chính thức đă được công bố với các lời phê b́nh:

    "Các sự tàn ác có tính chất phản cách mạng, dưới nhiều h́nh thức với sự tàn ác không thể so sánh được, đă thường xảy ra ở tại các hạt và ở tại các xă; theo các bản phúc tŕnh, các sự tàn ác này không những đă xảy ra tại các xă ở nông thôn và xảy ra luôn ở các thành phố, các công xưởng và các cơ quan thuộc chính quyền, ở các trường học, các hiệu buôn và ở cả các bệnh viện. Tám người giám đốc của 12 trường trung học thuộc hạt Guangshan đă là các thủ phạm và chúng tôi đă phát giác ra 12 vị giáo sư cùng với các sinh viên đă bị đánh đến chết hay là đă bị đưa vào chỗ phải tự sát xảy ra ở các trường trung học."

    Vào đến cuối mùa Đông, vào khi đă rơ ràng là các người nông dân không c̣n có được thức ăn để sống ngoài ra các cây cỏ, các vỏ cây cùng với các rau dại, tên Lu Xian Wen đă tuyên bố một cách ngu dại và t́nh trạng này chỉ là một "mưu kế của nông dân giàu có" và tên này đă ra lệnh phải gia tăng việc lùng kiếm các lương thực. Các người dân quân đă được lệnh tăng cường việc kiểm soát các trục lộ giao thông và các người cán bộ Đảng đă được khuyến khích việc đập vỡ các chiếc nồi bằng đất dùng để nấu ăn ở các ngôi nhà để tránh khỏi các việc nấu cháo với các cây cỏ và rau dại.

    Đă có nhiều người t́m cách chạy trốn nhưng tên Lu Xian Wen sau khi đă trông thấy các trẻ em "ăn mày, xin ăn" ở các đường lộ, họ đă ra lệnh bắt giam các trẻ em này và gọi là "phạm tội ác."Các người dân quân lại một lần nữa phải canh pḥng ở các trục lộ, các tuyến xe hỏa và bắt giam các người hành khách và luôn cả các người đang được điều trị tại các bệnh viện. Tất cả các cơ quan của chính quyền đă nhận được các chỉ thị rất chặt chẽ phải từ chối việc không cho các người nông dân đào thoát được nơi trú ẩn. Ở trong hạt Gushi, các người dân quân đă bắt giữ 15.000 người và đă đưa các người này đi các trại lao động. Ở tại hạt Huangchuan, người chỉ huy văn pḥng An Ninh Công Cộng đă bỏ 200 người tù nhân chết đói ở trong khám đường và đă giao cho nhân viên trách nhiệm Đảng bốn tấn lương thực là phần ăn của các tù nhân đă chết đói ở trong khám đường.

    Phương diện khác thường của các việc xảy ra này là việc các kho dự trữ lương thực đều chứa đầy lương thực, trong lúc đó th́ các người dân đang phải chịu chết v́ Đói; theo như lời các người nông dân thuật lại th́ số lương thực được chứa trong kho dự trữ th́ có thể cứu sống tất cả mọi người. Đă có nhiều nguồn tin xác nhận với chúng tôi là khi nạn đói đă đạt đến cao đỉnh, các người lănh đạo Đảng vẫn ăn uống no đủ. Vào đầu năm 1960, khi không c̣n có ǵ để ăn và cũng không thể chạy trốn đi nơi khác được, các người nông dân đă hàng loạt gục chết với tỷ lệ to lớn. Vào lúc nạn đói khởi đầu, phần lớn các người đă gục chết v́ đói là các người già yếu hay là các người đă bị kết án phải lao động khổ sai v́ các người này đă không được phân phối các phần ăn đúng với tiêu chuẩn. Bây giờ đến lượt các người phụ nữ và các trẻ em cũng gục chết. Toàn thể các người dân của nhiều ngôi làng đă gục chết v́ Đói. Riêng ở trong hạt Xixian, đă có 639 ngôi làng đă bị bỏ trống và đă có 100.000 người dân đă chết v́ Đói. Ở trong hạt Xincai, cũng đă có các con số tương tự kể trên. Thi thể của các người đă chết v́ Đói đă chất thành các đống xác người ở ngoài các cánh đồng và trên các đường lộ giao thông khi con số các người chết đă càng ngày càng gia tăng. Chỉ có một số ít các tử thi là được "hỏa thiêu." Đă có nhiều người đă gục chết ở ngay trong nhà của họ.

    Vào mùa Đông này, tệ nạn "ăn thịt người" đă xảy ra khắp mọi nơi. Về t́nh h́nh tổng quát, các người nông dân đă ăn thịt của các thi thể của các trẻ em. Trong nhiều trường hợp hiếm hoi, các người cha và mẹ đă ăn thịt của các người con của họ, các người anh lớn tuổi ăn thịt của các người em nhỏ tuổi, các người chị ăn thịt các người em gái ít tuổi. Trong phần lớn các trường hợp đă xảy ra, việc người ăn thịt người đă không bị các văn pḥng An Ninh Công Cộng kết án và trừng phạt v́ việc này đă không được coi là phạm vào tội ác bị nghiêm phạt nghiêm khắc so với tội phá hoại tài sản của Nhà Nước cùng với các phương tiện để sản xuất.

    Tất cả các việc vi phạm vào hai điều này, thường là bị kết án tử h́nh. Ba mươi năm về sau, tôi đi quan sát vùng này và phỏng vấn các người nông dân trên 50 tuổi mà tôi đă gặp gỡ, mỗi một người nông dân đă thuật lại cho tôi nghe và xác nhận là đă chứng kiến một vụ "người ăn thịt người" đă xảy ra ở trong toán người lao động sản xuất. Một người nông dân hướng tay chỉ vào một nhóm các "căn cḥi" và nói với tôi là đă hồi nhớ lại việc đă đi vào gian nhà của một người hàng xóm đă trông thấy người hàng xóm này đang ăn một "chiếc đùi" của một trẻ em được 5 tuổi, đứa trẻ em này vừa chết v́ Đói. Sau cùng, các nhà cầm quyền đă biết được thảm trạng này và đă khiển trách người thủ phạm này nhưng đă không kết tội người này.

    Nói về tổng quát th́ việc người ăn thịt người chỉ là một sự kiện lén lút đă xảy ra, thường là bị che dấu. Thường xảy ra vào ban đêm, các người phụ nữ đă đi ra ngoài cánh đồng và xẻo cắt các miếng thịt của các xác chết này đă được phủ một lớp đất rất mỏng, và đă bí mật ăn các miếng thịt người này. Thỉnh thoảng, các người cầm quyền cũng có can thiệp vào các việc này. Ở tại một xă nọ, một người con gái vừa được 15 tuổi đă c̣n sống sót nhờ vào việc đă nấu chín thi thể của người em trai và đă ăn thịt này, và cô con gái này đă bị bắt tại chỗ. Văn pḥng An Ninh Công Cộng đă buộc tội cô gái này về tội "hủy hoại thi thể" và đă giam cô này vào khám đường và về sau cô gái này đă chết ở trong khám đường v́ Đói. Ở tại hạt Gushi, vào năm 1960, nhà cầm quyền đă thiết lập một danh sách đă có 200 trường hợp "đă ăn thịt" của các thi thể và đă kết tội các người này về tội đă "phá hoại các thi thể."

    Trong giới các người nông dân, sự ăn thịt người không hề có bị khiển trách công khai, hay là bị kỳ thị v́ đă vi phạm vào một việc kiêng kỵ. Một văn sỉ đương thời, ông Bai Hua là người được nhiều người biết đến, ông đă hồi nhớ lại là tại một địa phương khác có một người cũng đă đi lao động cùng với ông đă thuật lại cho ông nghe về một việc: khi người này đi trở về hạt Xinyang, người này đă phát giác ra là các người thân nhân và họ hàng của ông, tất cả mọi người đều đă chết v́ Đói, chỉ c̣n sót lại có 1 người. Đó là một người d́ là em của mẹ ông, người đàn bà này đă gặp một sự may mắn là vào một buổi tối, có một con lợn đă không biết từ đâu chạy vào gian nhà của bà, bà này vội đóng cửa lại và liền giết con lợn này và đem chôn ở trong gian nhà này. Bà này đă không chia xẻ thịt con lợn này cho bất cứ một người nào cả, dù là cho người con trai mới có 5 tuổi v́ bà này cũng biết là đứa con trai của bà sẽ thuật lại việc này cho các người dân ở trong làng. Rồi bà này cũng sợ việc là các người chức trách sẽ tịch thu con lợn này và sẽ đánh chết bà và bà này đành để đứa con trai của ḿnh phải chịu chết v́ đói. Rồi bà này cũng đành phải chịu t́nh cảnh này và lấy số thịt chôn dấu lên ăn dần dần để được sống c̣n. Các người bạn đă cùng lao động với ông Bai Hua và luôn cả ông này cũng không hề lên án người đàn bà này đă hành động như vậy.

    Vụ các người đă chết v́ đói, các vụ này đă được dấu kín càng lâu càng tốt. Số ít thực phẩm được phân phối cho các nhà ăn tập thể và tại nơi này mỗi gia đ́nh cử một người đến lĩnh lương thực cho cả gia đ́nh. Khi có một người chết th́ việc này được dấu kín để cho các người c̣n sống được hưởng phần lương thực của người đă chết. Xác chết được dấu lại ở trong nhà. Ở tại hạt Guangshan, một người mẹ và 3 người con đă dấu một xác chết của một người thân sau cánh cửa. quá tuyệt vọng người mẹ này và các người con đă bắt đầu ăn thịt của xác chết này và đă bị phát giác ra.

    Những người lănh đạo ở quận Xinyang đă làm tất cả mọi việc để che dấu mọi sự việc đă và đang xảy ra ở tại quận này. Đảng ủy đă kiểm duyệt tất cả các thơ từ cùng với các liên lạc về điện thoại và đă ghi âm lại các cuộc điện đàm. Bất cứ cá nhân nào muốn đi ra khỏi vùng này đều phải xin phép để được cấp một giấy phép di chuyển do các cấp lănh đạo kư tên cấp phát, và tại trạm xe hỏa Zhengzhou luôn luôn có người của Đảng kiểm soát. Các đảng viên đảm nhận việc kiểm soát đều được các người dân quân đi theo để hộ tống và bảo vệ. Tại trạm xe hỏa này, tất cả các người nào từ hạt Xinyang đi đến đây (Zhengzhou) đều bị khám xét và thường bị bắt giam. Trong lúc ấy, tại các nơi khác, nhà cầm quyền đă phân phát cho các người nông dân đang chịu cảnh "đói kém" các "chứng chỉ đi xin ăn" để giúp các người khốn nạn này có thể có cơ may đi kiếm hoặc xin các thức ăn ở các nơi khác, việc này hoàn toàn bị cấm tại Xinyang.

    Các nhà chức trách hàng tỉnh ở Zhengzhou có gởi nhiều toán các người đến thanh tra tại Xinyang, nhưng tại đây các toán thanh tra đă bị ngăn cản và không thể thâu đạt được một tin tức ǵ cả. Ví dụ là việc đơn giản là có một toán người thanh tra đến tại Xinyang, họ đă không được xuống xe hỏa. Vào mùa Thu năm 1959, khi nạn hạn hán đă gây ra thiếu hụt về lương thực, các người chức trách của tỉnh này đă đề nghị gởi lương thực đến cứu trợ cho hạt Xinyang th́ Đảng ủy tại đây đă từ khước việc cứu trợ này và khi đă có một số lương thực đă được chuyên chở đến Xinyang th́ đă bị gởi trả lại và lại c̣n nhấn mạnh về việc đang sinh sống với mùa gặt hái phi thường. Tại đây bầu không khí khủng bố đă đạt đến cao độ khiến một người cán bộ nào, dù ở cấp bậc nào, dám nói ra sự thật đang xảy ra. Viện đệ nhất bí thư tên Liang Dezhen của hạt Huang Chuan, đă gởi trả lại các lương thực và coi việc này là một mưu đồ tạo ra một lỗi lầm về chính trị; và một toán sản xuất lương thực của hạt này lúc ban đầu nhận một số lương thực cứu trợ, nhưng sau đă gởi trả lại với chiêu bài là phần "đảm phụ chống lại việc oa trữ."

    Ông Wu Zhifu là cán bộ lănh đạo tổ chức của Đảng tại Henan, là người chịu một phần lớn trách nhiệm các sự kiện đă xảy ra tại Xinyang. Là con người có tầm vóc nhỏ thấp và béo mập, ông là con của một người nông dân và bán quán tại đây, ông Wu đă gia nhập vào Đảng từ lúc vừa thành lập Đảng; vào khoảng năm 1925, ông Wu đă là một trong số các người học tṛ của Mao tại trường học Phong Trào Nông Dân. Vào năm 1948, khi quân đội cộng sản đă thắng các người quốc gia và buộc các người này phải triệt thoái về phía Nam sông Yang Tsé, ông Wu đă được thăng cấp và trở thành một trong các người lănh đạo của tỉnh Henan. Ông Wu cũng là người có trách nhiệm về việc cải cách điền địa của tỉnh này và đă tạo lên một sự bạo hành đặc biệt.

    Không riêng ǵ các người địa chủ đă bị tước đoạt tất cả các tài sản và của cải, các người phú nông cùng với các người trung nông cũng phải chịu chung số phận. Theo một nguồn tin của chúng tôi, do các người c̣n sống sót thuật lại, các người nông dân đă chia nhau tất cả các vật dụng mà họ có thể lấy đi được. Việc giết chết và đánh đập các nạn nhân đă xảy ra khắp mọi nơi ở trong tỉnh này và cũng có nhiều nạn nhân không phải là giới địa chủ hay trung nông cùng phú nông. Việc bạo hành đă đạt đến cao độ khiến trung ương Đảng phải can thiệp. V́ vậy, ông Wu đă không được chỉ định vào chức đệ nhất bí thư tỉnh và một người ôn ḥa là ông Pan Fusheng đă được chỉ định làm đệ nhất bí thư tỉnh.

    Vài năm sau, cuộc cải cách điền địa đă xảy ra, ban lănh đạo tỉnh Henan đă được phân chia ra: các người tả phái cấp tiến trung thành với Mao và họ muốn đạt được việc tập thể hóa, càng mau càng tốt; và các người ôn ḥa là cánh với ông Pan Fusheng. Các người trung thành với Mao đă lănh đạo với đường lối cứng rắn càng ngày càng dữ dội hơn đối với các người nông dân, họ đă tổ chức các người nông dân thành các tập đoàn, người bị cưỡng bách tổ chức thành thành các hợp tác xă mỗi ngày một lớn thêm; các hợp tác xă này đă hứa với Nhà Nước cung cấp các "cô ta" (quota) lương thực, hứa gia tăng cung cấp nhiều hơn trong tương lai. Vào năm 1955, trong quyển sách của Mao với chủ đề: Cao trào đang lên của chủ nghĩa xă hội tại nông thôn Trung Hoa, các người trung thành với Mao đă được tuyên dương. Vào năm 1956, tỉnh Henan đă phải chịu xảy ra một cuộc "đói kém", ông Pan đă phản ứng lại với việc phân chia các hợp tác xă thành các đơn vị nhỏ hơn và cho phép các người nông dân, nếu họ muốn, rời khỏi các hợp tác xă này và không c̣n là thành viên nữa. Về việc phê b́nh đối với việc tập thể hóa, ông Pan đă tuyên bố: "Các người nông dân đă bị đối đăi như là các con trâu và ḅ, các con ḅ đă bị cột ở các chuồng ḅ và để thay thế các con ḅ này, các người nông dân đă phải kéo cày ở ngoài đồng. Đối với các người thiếu nữ và phụ nữ, dù là các người này đang mang thai, họ cũng phải kéo các chiếc cày và các chiếc bừa. Đây không phải là các hợp tác xă, đây là nơi khai thác sức lao động của con người." Vào năm 1957, khi xảy ra việc "thanh trừng" các phần tử hữu khuynh, ông Pan đă bị tố cáo là theo chính sách của ông Boukharine là người lănh đạo Sô Viết đă bị xử bắn v́ đă chống lại chính sách tập thể hóa của Stalin. Ông Pan đă bị hạ tầng công tác và mất chức vụ đệ nhất bí thư, ông Wu Zhifu đă lên thay thế và ở tỉnh Henan, ông là người thực thi chính sách của Mao về canh nông. V́ vậy có nhiều tỉnh đă theo khẩu hiệu: "Chúng ta phải bắt chước tỉnh Henan, hăy công tác giống như các việc ở tỉnh này, hăy tiến lên và trở thành các người tiên phong."

    Ông Chen Boda là người đă sống lâu ngày ở tỉnh Henan, đă là người bảo trợ cho ông Wu Zhifu và đă yêu cầu ông Wu hăy viết nhiều bài viết để đăng trên nguyệt san Hồng Kỳ là cơ quan lư luận mà ông Chen Boda là người điều khiển. Tỉnh Henan đă được tưởng thưởng về sự trung thành và đă được lựa chọn là nơi để thiết lập nhà máy đầu tiên để sản xuất ở Trung Hoa các chiếc máy cày đất, cùng với việc xây dựng một đập thủy điện được thiết kế trên sông Hoàng Hà.

    Mao đă nhiều lần đi tham quan các công xă gương mẫu của tỉnh Henan, trong năm 1958 và đă khen ngợi các thành quả lỗi lạc về canh nông cùng với tốc độ mau về việc xây dựng các công xă này để mau đi lên đến cao độ: đó là chủ nghĩa cộng sản. Đă có nhiều ngàn người công chức đă cùng đi với Mao, các người công chức này đă từ nhiều vùng trong nước đă đến để tham quan tại chỗ để biết rơ về gương mẫu của tỉnh Henan. Tại công xă Chayashan, trong việc tŕnh diễn các sự canh tân, có sự tŕnh diễn một kỹ thuật được đề tên: "Phóng lên vệ tinh Spoutnik." Trái ngược lại vệ tinh Sô Viết, vệ tinh của Trung Hoa không đ̣i hỏi kỹ thuật cùng với các bài toán về khoa học, mà đơn giản là các người nông dân đă bị cưỡng ép phải làm việc 24 giờ trong một ngày để đạt được các kỳ tích về kỹ nghệ.

    Một kư giả người Mỹ, cô Anna Louise Strong đă khẳng định là trong một "Spoutnik" 24 giờ, các người nông dân đă sản xuất ra được một trọng lượng lạ lùng là 1.200.000 tấn quặng sắt, c̣n hơn số mà nước Mỹ sản xuất trong một tháng. Khi phóng ra các Spoutnik này, ông Wu đă đưa ra chỉ tiêu là tỉnh Henan sẽ là tỉnh dẫn đầu về việc dạy dân biết đọc và viết chữ, tỉnh này sẽ hoàn thành việc dẫn và thoát nước và sẽ hoàn toàn cộng sản hóa. Ông Wu cũng quả quyết là các Spoutnik của công xă Chayashan đă đạt được các năng xuất với con "số quá cỡ" và từ năng xuất 1 kilo lúa cho mỗi thước vuông ruộng, đă tăng lên đến 10 kilô lúa cho mỗi thước vuông ruộng. Và khi Mao đến tham quan các cánh đồng nổi tiếng này, Mao đă thuyết phục quần chúng, trong một cuộc họp các đảng viên cao cấp tại Zhengzhou, là các năng xuất cao này có thể đạt được bởi tất cả mọi người và ở mọi nơi.

    Tất cả các sự việc này đều là các lời nói dối to lớn, lẽ tất nhiên, là những ǵ mà Mao đă trông thấy chỉ là một "kịch cảnh không lời" được xếp đặt chu đáo. Trước ngày Mao đến tham quan vùng này, các người cán bộ ở địa phương đă xếp đặt và sửa soạn các khoản ruộng nơi Mao sẽ đến, các người cán bộ đă nhổ các "cây mạ non" ở các vùng trong công xă này và đem cấy lại tại các khoản ruộng thí điểm bằng cách cấy các cây mạ này sát với nhau. Khi Mao đến tham quan, các người công nhân này đă cho 3 đứa trẻ em ngồi lên trên các cây mạ này dể chứng tỏ là các cây lúa này đang mọc lên rất tốt và "dày đặc" và đương sức có thể đỡ sức nặng của các trẻ em này. đứa trẻ em ngồi lên trên các cây mạ này dể chứng tỏ là các cây lúa này đang mọc lên rất tốt và "dày đặc" và đương sức có thể đỡ sức nặng của các trẻ em này. Khi Mao ra về, các người cán bộ này đă phái các người nông dân đem trồng trở lại các cây mạ này trên các nơi ruộng cũ. Việc dùng mẹo lường gạt này đă được sử dụng ở khắp mọi nơi để chứng tỏ cho các sự thành công trong việc cơ giới hóa về canh nông. Ở tại mọi công xă mà Mao đă đến tham quan, Mao đă lấy làm hài ḷng khi thấy các máy bơm nước chạy bằng điện bơm nước tưới vào các cánh đồng, nhưng trên thực tế là chỉ có một chiếc máy bơm nước mà người ta đă đưa từ khu ruộng này sang khu ruộng khác, vào lúc Mao đang ngủ để lừa Mao.

    (ct)

  10. #10
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    345

    NẠN ĐÓI LỚN

    (tt)
    Các người công chức cán bộ này đă bị các lời nói dối của họ làm họ bị mắc bẩy, họ đă ra lệnh cho các người nông dân phải đạt được các năng xuất đặc biệt và hiếm có được bằng lối cày đất cho sâu và gieo hạt sát vào với nhau. Đă có nhiều người nông dân đă chân thật nghĩ rằng công tác theo đường lối này sẽ đạt được một mùa gặt tốt, nếu việc này được thực hành chu đáo. Các người nông dân đă đọc rất kỹ tờ Nhân Dân Nhật Báo và đă trải các tờ nhật báo này trên các đồng và dùng để "làm chuẩn" để gieo hạt xuống đất. Cuộc thử nghiệm này đă thay v́ dùng 5 kilo hạt giống cho mỗi "Mu" diện tích (khoảng 1.500 thước vuông) họ đă dùng đến 50 kilô hạt giống (10 lần nhiều hơn). Ở một vài nơi, họ đă gieo hạt giống nhiều lớp chồng lên nhau được gieo xuống đất. Lẽ đương nhiên là các hạt giống này đă như bị "nghẹt thở" và các cánh đồng này đă trở thành như đất bỏ hoang. Nhưng không có một người nào dám công khai chấp nhận là các tư tưởng của Mao là không thực hiện được, và mỗi người đều cố gắng che đậy với chiếc áo choàng các sự "trần truồng" của vị hoàng đế. Họ trở về nhà họ, họ đă lột các tấm vải lót giường ngủ để gieo các hạt giống và khi các hạt này đă mọc được đến độ cao, họ đem các tấm vải lót giường này ra ngoài ruộng và chôn xuống đất hầu để đạt được một mùa lúa.

    Tại tỉnh Henan, mọi việc đều đă đưa đến cực điểm. Khi toàn nước Trung Hoa đă nhận được lệnh phải "tiêu diệt 4 loại làm hại" cùng với việc phải quét dọn làm sạch các ngôi làng và các nhà vệ sinh, các người nông dân của hạt Xinyang đă bước thêm một bước trong việc "quá độ về sạch sẽ" bằng cách chùi rửa các bộ răng của các con ḅ và chải lông của các con trừu. Các kế hoạch "tưới nước và thoát nước" ở tỉnh Henan đă là lớn lao hơn cả và đầy tham vọng hơn tất cả mọi nơi ở Trung Hoa, và tại đây người ta đă lao động 24 giờ trên 24 giờ. Trên các cánh đồng ruộng, các người nông dân đă làm việc luôn cả vào ban đêm với ánh sáng của các đèn điện; khi không có được đèn điện, họ đă sử dụng đến các chiếc đèn đốt bằng dầy hay là dùng cả các đèn cầy.

    Tại tỉnh Henan, sự nhiệt tâm với kế hoạch Bước Nhảy Vọt lớn về phía trước đă tạo lên tại Zhengzhou, là nơi đă có các cuộc họp cán bộ cao cấp, vào năm 1958. Trong năm này, ông Wu Zhifu đă viết trong các bản báo cáo của ông là đă sản xuất được gấp 3 lần số lương thực và tỉnh Henan đă đạt được con số là 35 triệu tấn lương thực, nhưng trên thực tế chỉ sản xuất được 1/3. Đối với Mao th́ việc này chứng minh là chính sách của ông đă hữu hiệu với các việc mà chính mắt ông đă từng trông thấy tại tỉnh Henan.

    Trong các bản thông tư cho nội bộ Đảng, Mao đă đả kích các cá nhân đă có các sự nghi ngờ với đường lối lănh đạo và chính sách của ông, đối với các người chỉ biết "trần tư", các người cơ hội hữu khuynh và các kẻ chỉ "biết đếm từng hạt đậu." Vào tháng 11 năm 1959, cũng tại Zengzhou, trong một buổi họp Đảng, Mao đă tỏ ra hài ḷng khi nghe ông Wu Zhifu đă xác nhận là ngành canh nông đă đạt được các thành tích khả quan hơn. Khi ông Wi đi trở về Lushan, ông đă liền triệu tập một cuộc họp của tất cả các cán bộ cấp bậc làng xă và cao hơn. Ông Wu đă ra lệnh cho tất cả mọi người phải cố gắng hết sức để truy lùng các người có tư tưởng "cơ hội hữu khuynh." Ông Wu cũng đưa ra một danh sách tên người người cần phải truy lùng.Ông Wu cũng xác định về việc phải bao gồm các cá nhân nào nói đến việc phải tuân theo các quy tắc của thiên nhiên khi các người này tiên đoán một thảm họa sẽ xảy ra, phải coi các người này là thuộc vào "cơ hội hữu khuynh"; ông Wu đă chia các người này vào 5 hạng: trong số này có các người thuộc loại "vừa kéo - vừa đẩy", loại các người "chờ đợi và trông chờ", loại "những người ngồi ở trong kho chứa và gật đầu" và các "người chỉ biết ch́a tay ra." Việc định loại này thật là mập mờ và được coi là công nhiên, trên thực hành th́ việc giải thích th́ tất cả mọi người sẽ tùy nơi người thượng cấp chỉ định là có thể bị truy hại. V́ vậy một sự lo sợ đă lan tràn ra khắp tỉnh Henan.

    Ông Wu Zhifu đă đưa ra một mục tiêu mới về việc sản xuất ra lương thực, và cũng khó thực hiện được, là trong năm 1959 sẽ đạt được con số 22 triệu tấn lương thực, con số này đă kém hơn con số 35 triệu tấn của năm 1958, v́ năm 1958 đă có nhiều nơi đă bị hạn hán ở trong tỉnh Henan. Trên thực tế vào năm 1959, tỉnh Henan chỉ sản xuất được có 10 triệu tấn lương thực và chỉ tiêu của ông Wu đưa ra là gấp đôi số lương thực đă sản xuất ra. Cũng vào cùng thời gian này, ông Wu đă ra lệnh giảm bới 14% diện tích canh tác, đúng với lư thuyết của nhà nông học Williams. Vào đầu năm 1960, ông Wu đă định ra mục tiêu sản xuất càng cao hơn và đưa ra các chương tŕnh mới đưa nước vào ruộng và ông Wu đă phúc tŕnh với Bắc Kinh - Beijing - là tổng số năm nay sẽ thâu hoạch được, số này rất là to lớn và ông Wu đă cùng hưởng ứng lời của các người trung thành với Mao và yêu cầu Mao sớm phát động kế hoạch Bước Nhảy Vọt lớn về phía trước.

    Ông Wu là người đáng bị "quở trách" và là người phải chịu trách nhiệm về các hành động đầy tội ác này và không phải là ông Lu XianWen là người đồng đẳng với ông Wu. Sự cuồng tin của hai ông này đă có cội rễ từ lịch sử của tỉnh Henan, một vùng đất ph́ nhiêu, nơi này đă gây ra các sự huyển hoặc siêu thực. Vùng đất này cũng đă từng xảy ra các vụ đói kém, các người nông dân ở đây về tâm lư rất dễ nhạy cảm thâu nhập về các sự kiện của ngàn xưa. Các triều đại đă nối tiếp nhau trị v́ và rồi cũng suy tàn với thời gian, nhưng lối sinh sống của người nông dân đă thay đổi rất ít.

    Đa số các người nông dân đă cư ngụ trong các gian nhà cấu trúc thô sơ vách bằng đất mà tổ tiên của họ đă từng sinh sống từ 2.000 năm về trước, và cũng trên các đồng ruộng này, các con ḅ đă kiên nhẫn kéo các chiếc cày bằng gỗ, giống như tổ tiên họ đă công tác như vậy trong nhiều thế kỷ về trước. Vào thế thế kỷ thứ 20, tỉnh Henan là một vùng đất nghèo và chập phát triển, được người ta gọi là "xứ của các người ăn mày." Các ruộng đất đă trở nên "cằn cỗi" và đă không sản xuất được nhiều lương thực đủ để nuôi một số đông người càng ngày càng gia tăng về dân số, và thường hay xảy ra việc các người nông dân đă bỏ trốn tỉnh này để đi sinh sống ở các nơi khác.

    Trong số các người dân c̣n ở lại, họ đă hướng về các "hội kín - tổ chức bí mật" hay là các "giáo phái" và việc này không phải là một sự "trùng hợp" nếu các người giáo sĩ Mỹ đă xây dựng nhiều nhà thương và các nhà thờ ở tại vùng này trong 50 năm đầu của thế kỷ thứ 20. Vào các năm cuối của thập niên 1930 và các năm đầu của thập niên, tỉnh Henan đă từng chịu nhiều tai họa liên tiếp. Vào tháng 4 năm 1938, để ngăn cản sự tiến quân của quân đội Nhật Bản xâm lăng, thống tướng Jiang Jie Shi đă ra lệnh phá hủy các chiếc đê chận nước được xây dựng trên sông Hoàng Hà, sông này chảy qua tỉnh Henan. Đă có nhiều nguồn tin ước lượng về tai họa này và đă gây ra cho từ 1 đến 4 triệu người đă chết đuối cùng với chết v́ Đói, và đă có 11 tiệu người khác đă không c̣n có nhà để trú ngụ. Tuy vậy, chiến tranh vẫn tiếp tục tàn phá vùng đất này. Ở trên các cánh đồng, quân đội Nhật Bản và quân đội quốc gia vẫn tiếp tục giao tranh với nhau, ở về phía Nam của tỉnh Henan, tại vùng núi Dabie, quân đội cộng sản đă thiết lập một căn cứ địa, và 3 quân đội này đă không ngần ngại tranh nhau việc kiểm soát các người nông dân.

    Vào năm 1943, tỉnh Henan đă là "chấn tâm" của một nạn đói kinh khủng của lịch sử của Trung Hoa với từ 3 đến 5 triệu người đă chết v́ Đói. Kư giả người Mỹ, ông Théodore White đă tận mắt chứng kiến nạn đói này và ông này đă thành công trong việc thuyết phục ông Jiang Jie Shi để chấm dứt tai họa này. Kư giả người Mỹ này đă nhận thức đúng về việc các người nông dân của tỉnh Henan đă chọn các người cộng sản sau ngày quân đội Nhật Bản đă bại trận. Vị kư giả này đă nói: "Tôi biết nhiều về sự tàn ác của các người cộng sản Trung Hoa: nhưng không có ǵ ác độc hơn là sự chết v́ Đói đă xảy ra tại tỉnh Henan, và nếu tư tưởng cộng sản được thể hiện trong chính quyền nào đó, và các tư tưởng về sự quảng đại và tự do mà tôi đă được "nuôi dạy" th́ các tư tưởng này được coi là lổi thời. Về sau, với các việc ǵ đă xảy ra tại tỉnh Henan dưới thời Mao trị v́, các lời b́nh phẩm của vị kư giả người Mỹ, ông White, th́ các lời b́nh phẩm này đă trở thành một sự trớ trêu phi thường. Vào năm 1945, khi các người Nhật Bản đă thua trận, không v́ vậy mà sự đói kém chấm dứt. Và đến năm sau, một vụ đói kém khác đă lại xảy ra, và đă được một kư giả của nhật báo Daily Telegraph, ông John Ridley đă chứng kiến, và vụ đói kém này đă giết chết 5 triệu người trong tỉnh Henan.

    Kết toán lại, trong các năm 1958 và 1961, Mao là người hoàn toàn chịu trách nhiệm về tất cả các sự kiện đă xảy ra tại tỉnh Henan. Chính Mao là người đă chấp nhận cho các sự độc ác tràn đầy đă xảy ra, và đă đưa hạt Xinyang lên làm khuôn mẫu cho toàn quốc. Vào đầu năm 1959, Mao đă nhận được các bức thơ của các người nông dân từ mọi địa hạt của tỉnh này gởi đến, trong các bức thơ này đă tố cáo rất nhiều về việc đă có nhiều người đă chết v́ Đói. Nhưng Mao đă không hề chú ư đến, và để trả lời cho các bức thơ tố cáo này, và luôn cho các sự hành hạ độc ác của các người lănh đạo của tỉnh này đối với các toán người chuyên sản xuất đối với các người nông dân không có được lương thực để cung cấp: vào tháng Hai năm 1959, Mao đă tuyên bố trong một buổi họp các người lănh đạo chính: chúng ta phải bảo vệ cho sự nhiệt tâm của các người cán bộ và các người công nhân. Đối với 5% các người cán bộ đă vi phạm vào các luật, chúng ta phải xét xử từng trường hợp, chúng ta cần phải giúp đỡ các người này để họ có thể khắc phục các sai lầm của họ. Không nên làm quá đáng về các vấn đề này." Về các việc đă xảy ra, như vậy là cho các người công chức được quyền tự chọn các phương pháp mà họ muốn để truy lùng ra các lương thực.

    Mặc dầu vậy, các bản phúc tŕnh về những việc đă xảy ra thực sự tại tỉnh Henan, các bản phúc tŕnh này đă lần lượt được chuyển lên cho các vị lănh đạo ở cấp cao về chính trị tại thủ đô và đă có nhiều nhân vật cao cấp này đă hiểu biết các sự thật. Mao đă được một đơn vị lực lượng bảo vệ, ngày đêm túc trực canh gác ông, và trong số quân nhân của lực lượng này đă có nhiều người quê quán ở Xinyang. Tại Xinyang đă được thiết lập một căn cứ địa quan trọng của quân đội cộng sản, trong các năm thuộc thập niên 40, và các quân nhân này đă nhận được các thơ từ của gia đ́nh gởi đến.

    Một nguồn tin khác do viên bí thư của Mao là ông Tien Jiaying và ông Chen Yu, ông này là một người lănh đạo lăo thành, hai ông này đă đi thanh sát tỉnh Henan. Trong các cuộc thanh sát của 2 ông này, dù là các người lănh đạo ở địa phương đă làm mọi cách để che giấu sự thật nhưng 2 ông này đă tỏ ra nghi ngờ về các kỷ lục của tỉnh Henan. Nhưng Mao lại chỉ thích nghe những ǵ mà ông muốn nghe, và đă để qua một bên các bản phúc tŕnh về sự thật đang xảy ra và chỉ chú ư đến các bản báo cáo phúc tŕnh là không có xảy ra việc khan hiếm lương thực và chấp nhận là có vấn đề về việc dự trữ lương thực, và do việc duy nhất là việc phá hoại của các người địa chủ lớn, các người chống cách mạng, các người xét lại chính sách và các phần tử phong kiến.

    Ban lănh đạo Đảng tại Xinyang (h́nh như ban này có được sự liên hệ trực tiếp với Mao) đă đề nghị trấn át không nương tay để giải quyết vấn đề lương thực. Nhận được sự đề nghị này, Mao rất lấy làm hân hoan, như Mao vẫn thường phát biểu ư kiến, đó là sự đấu tranh về giai cấp và đó là căn bản của xă hội Trung Hoa. Mao đă chỉ đạo một chính sách cho toàn quốc đ̣i hỏi các đảng viên phải gia tăng việc đấu tranh chống lại kẻ thù của giai cấp. Bản phúc tŕnh của hạt Xinyang được phổ biến cho toàn Đảng và được xem là kiểu mẫu cho mọi việc không điều hành được, cùng với các biện pháp cần phải áp dụng để cho có được sự đổi thay. Để hỗ trợ các người lănh đạo hạt Xinyang, Mao đă phái đến tại nơi này vài người thuộc viên thân tín vào tháng 1 năm 1960. Theo như lời thuật lại của viên y sĩ riêng của Mao, bác sĩ Li Zhi Sui, Mao đă gởi viên bí thư của ông là Gao Zhi và người chỉ huy trưởng của đội vệ binh của ông tên Feng Yao Song. Mao đă khuyến bảo là nếu nhiệm vụ này trở nên quá khó khăn, "th́ đừng có lo âu v́ chả có người nào sẽ phải chết."

    Suốt trong mùa Hè năm 1960, Mao chả làm ǵ cả, nhưng dù vậy vào khoảng thời gian này đă chứng tỏ là nước Trung Hoa không c̣n có ǵ cả để ăn. Các người lănh đạo Trung Hoa đă đều bị "tê liệt" v́ tất cả đều trông vào sự chỉ đạo của Mao là người lănh đạo họ và trông đợi vào một ư kiến của Mao. Vào đầu mùa Đông 1960, các người lănh đạo lăo thành dẫn đầu các toán đảng viên đă đi khỏi Bắc Kinh để đi thanh sát các vùng thôn quê ở phụ cận thủ đô hầu để có được các bằng chứng về những ǵ đang xảy ra. Các việc về sau xảy ra tại Xinyang đă rất là hỗn độn.

    Theo một nguồn tin th́ toán người thanh tra do ông Chen Yun và Deng Liquan khi xuống xe hỏa tại Xinyang đă bị giữ lại trong một gian pḥng nhỏ. Họ đă được ra bên ngoài và đă báo động. Theo một nguồn tin khác th́ một vị đại tá của quân đội đồn trú tại Bắc Kinh, khi ông này được phép về thăm viếng gia đ́nh ở Guangshan, ông này đă phát giác ra là toàn gia đ́nh ông đă chết cả v́ Đói.

    Dù có sự thật nào đi nữa, vào đầu năm 1960, người ta đă chận được sự chết v́ Đói, khi một lực lượng 30.000 quân nhân được lệnh đến chiếm đóng hạt Xinyang và phân phát cho dân chúng các số lương thực tồn trữ ở các kho chứa và bắt giam các người lănh đạo của địa phương này. Quân đội đă ở lại đây trong 3 hay 4 tháng. Một nguồn tin của chúng tôi cho biết là ở trong hạt Huang Chuan, dân chúng ở đây đă quá yếu sức v́ đói và đă không c̣n sức để đến nhận phát lương thực và họ đă phải "ḅ lết" để đến gần các xe hàng chở lương thực đến phân phát. Đă có nhiều người đă ngă lăn ra chết khi đến gần các chiếc xe chở lương thực. Các quân nhân đă phân phát 1 triệu chiếc áo choàng chống lạnh mùa Đông, 140.000 chiếc mền phủ lên chăn đắp và tổ chức các việc cấp cứu cấp thời. Một bản báo cáo về t́nh h́nh ờ Xinyang, phúc tŕnh là trên 10 gian nhà th́ đă có 9 gian nhà bỏ trống không c̣n người ở: quân đội đă liền khởi công tu sửa trên nửa triệu gian nhà và đă lấy ra 80.000 gian nhà của chính phủ cấp phát làm nơi trú ngụ cho nông dân. Đă phát động một sự cố gắng để tập hợp các chất đốt hầu sưởi ấm các gian nhà và đă ban hành các sắc lệnh cấm không được trưng dụng sức lao động của nông dân quá nửa ngày công.

    Mao đă cho phép quân đội can thiệp vào việc cứu Đói và trong một bức thơ ngắn cho nội bổ Đảng, Mao đă minh giải sự quyết định này v́ nhu cầu bắt buộc và chấp nhận sự rủi ro là sẽ bị coi là thuộc vào thành phần hữu khuynh. Quân đội được sự hỗ trợ của các người cán bộ của hạt Zenzhou, đă mở một cuộc điều tra về các sự việc đă xảy ra tại Xinyang, đă có khoảng 50 người công chức cao cấp đă bị bắt giam và hỏi cung, và một bản phúc tŕnh đă được thảo ra và được công bố rộng lớn. Mao đă cho phép công bố bản thông báo chính thức đổ trách nhiệm cho các phần tử chống cách mạng và các kẻ thù của giai cấp:

    "Các kẻ thù của chúng ta đă hành động táo bạo như vậy v́ hai lư do. Về một phía họ đă hóa trang là các người cộng sản, che giấu tâm hồn chống lại cách mạng dưới chiêu bài xă hội chủ nghĩa và của Đảng, việc này đă lạm dụng sự tin tưởng của một số người. Về một phía khác, các người chống cách mạng này đă có được một căn bản về xă hội. Cũng như việc các người chống cách mạng đă không bị loại bỏ hoàn toàn cùng với việc cải cách điền địa đă không được thực thi hoàn toàn, đă có vài người địa chủ, các người phú nông và các người đắn đo, tất cả các người này c̣n sót lại và họ đă xâm nhập vào các tổ chức cách mạng, họ đă tương trợ với nhau để phục hồi giai cấp chống cách mạng để tổ chức các cuộc truy hại dă man đại đa số quần chúng."

    Nếu để qua một bên các ảo tưởng của Mao, các "biến cố đă xảy ra ở Xinyang" đă được toàn nước Trung Hoa biết đến và luôn cả ban lănh đạo của Đảng, và việc hiểu biết này đă được dùng làm điểm tựa cho việc đ̣i hỏi phải đổi thay về chính trị, việc đ̣i hỏi này đă xảy ra vào năm 1961. Các bản phúc tŕnh về các cuộc điều tra này đă được lưu hành ở khắp môi nơi và mọi giới; và các bản phúc tŕnh này đă tái xuất hiện trong các văn kiện được dùng làm nền tảng cho các bản tường tŕnh được nêu ở phần trên.

    Có vẻ thực là một bản phúc tŕnh có các con số các nạn nhân với các con số quan trọng, bản này chỉ để dành riêng cho một số người cán bộ cao cấp của Đảng và một bản phúc tŕnh khác để cho các người cán bộ cấp thấp. Bản phúc tŕnh sau này đă đưa ra con số nạn nhân thấp để các người cán bộ này đừng nản chí. Bằng chứng là tinh thần của quân đội đă sa sút, việc này đă được chứng minh ở trong một tài liệu do bộ tham mưu của Quân Đội Nhân Dân Giải Phóng, và bộ quốc pḥng của nước Mỹ đă có được tài liệu này vào năm 1963. Tài liệu này cho biết nhiều sự lo âu đáng ngại về sự trung thành của quân đội v́ đă có rất nhiều quân nhân đă trách cứ Mao về việc gia đ́nh của các quân nhân này đă chết v́ Đói.

    Dù đă có nhiều bản phúc tŕnh chính thức khác nhau về các "biến cố đă xảy ra tại Xinyang" các bản phúc tŕnh này đă giải thích v́ sao từ nhiều nguồn tin khác nhau đă cho biết về các con số mâu thuẫn về tổng kết số người đă chết. Sau khi các biến cố đă xảy ra, hạt Xinyang đă được phân chia ra thành 2 "tiểu hạt" toàn hại Xinyang dân số là 8 triệu người th́ đă có 4 triệu người đă chết v́ Đói và toàn tỉnh Henan tổng số người đă chết v́ Đói là 7,8 triệu người.

    Một người cựu công chức, ông Chen Yizi đă sinh sống tại Xinyang trong thời xảy ra cuộc Cách Mạng Văn Hóa, và về sau, vào năm 1979, ông này tham gia vào một ủy ban điều tra về các người chết v́ Đói, ông này đă nói là tổng số người đă chết v́ Đói tại toàn tỉnh Henan là 8 triệu người. Khi tôi đă đi thăm viếng các vùng Luoshan và Guanshan là các vùng bị thiệt hại nặng hơn hết, mọi người dân sinh sống ở các vùng này đă xác nhận với tôi là 2/3 dân chúng ở vùng này đă chết v́ Đói. Luôn cả các hạt và các xă ít bị thiệt hại cũng đă có từ 20% đến 30% người đă chết Đói là thông thường. Tại công xă Chayashan, công xă đầu tiên được thiết lập tại Trung Hoa, số người đă chết Đói đă lên đến 33% của dân số.

    Các nguồn tin khác; từ quyển sách của Dingshu, tựa "Ren Huo" và của quyển sách của Su Luozhen tựa "Các cơn băo tố của tháng Bảy" đă đưa ra con số 1 triệu người đă chết Đói tại Xinyang, trên 2 triệu dân đă chết Đói tại tỉnh Henan. Các nguồn tin này đă cho chúng ta biết được các chi tiết về các sự kiện đă xảy ra tại Xinyang, cùng với các chi tiết đă xảy ra tại mỗi nơi. Dù là không có được các tài liệu để làm bằng chứng, người ta đă chấp nhận con số căn bản là 1 triệu người, có nghĩa là tại tỉnh Henan đă có 1 người đă chết Đói trên con số 8 người dân. Đây là một sự kiện làm kinh hoàng.

    Chỉ có một số ít người đă bị trừng phạt v́ đă gây ra sự việc chết người này. Một bản phúc tŕnh chính thức đă nói là đă có 130.000 người đă bị điều tra và các người này đă nhận được lệnh phải thay đổi đường lối làm việc. Trong số các người bị điều tra th́ đă có 8.000 người là đă vi phạm các "sai lầm nghiêm trọng"; đă có 983 người đă bị sa thải và bị trừng phạt; chỉ có 275 người đă bị bắt giam và đưa ra trước công lư.


    Trong số các người này th́ có 50 cán bộ cấp cao. Số ít người này có viên bí thư của hạt Xinyang là Lu XianWen, người này đă bị tuyên án tử h́nh, nhưng đă được Mao ân xá. Về sau, Lu và các người khác đă được chỉ định đi các vùng khác và công tác tại các nơi này. Ba chục năm sau, cũng đă c̣n có các người có trách nhiệm vẫn sinh sống tại Zhengshou. Ông Wu Zhifu, người được Mao che chở, đă được phục hồi ở chức vị đệ nhị bí thư, và về sau được chỉ định vào chức vị quan trọng tại Văn Pḥng Tây Nam Trung Hoa, vào năm 1962. Ông Wu đă viết trong bản tự phê b́nh: "Tội ác của tôi rất lớn. dù có phải chịu đựng sự trừng phạt nào, tôi không hề than van hay kêu nài, dù là tử h́nh." Vào ngày hôm nay, tại tỉnh Henan cũng c̣n có nhiều người vẫn c̣n coi ông Wu là một người tử tế và ông Wu đă bị bắt buộc làm các điều xầu. Ông Wu đă tạ thế vào đầu năm 1970 và Đảng đă tuyên dương ông là một nhà ái quốc đáng kính. Bà mẹ của ông Wu vẫn c̣n sinh sống ở Zhengzhou và đến mỗi dịp lễ Thanh Minh, bà vẫn được chính phủ gởi tặng quà. Các đứa con của ông Wu đă được du học ở nước ngoài và nay là công chức. Chỉ c̣n có ít người là c̣n nhớ lại các việc đă xảy ra tại Xinyang, cay đắng và chả c̣n ai để nhớ lại các sự kiện đă xảy ra.

    http://www.tinparis.net/timhieu/HonM...n2_Ch9_RF.html

    (ct)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 17-03-2012, 01:31 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 17-03-2012, 01:14 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 23-02-2012, 11:04 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 31-08-2011, 05:56 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •