Results 1 to 9 of 9

Thread: Phan Bội Châu -- Giáo sư Lăng Nhân

  1. #1
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129

    Phan Bội Châu -- Giáo sư Lăng Nhân

    Bài này từ Giai Thoại Làng Nho Toàn Tập của cố giáo sư Lăng Nhân, NAM CHI TÙNG THƯ xuất bản lần thứ nhất, giấy phép số 1051 LC/BC 3/XB, Sài G̣n, ngày 7/04/1966, in xong ngày 30/07/1966.

    -- Tất cả bài thơ trong truyện này đều có chữ Nho đi kèm, nhưng v́ không hiểu nên không chép lại được.

    PHAN BỘI CHÂU
    1867-1940

    Quán làng Đan nhiễm, tổng Xuân liễu, huyện Nam đàn, tỉnh Nghệ An (Trung Việt), sinh năm đinh măo 1867, tên thuở nhỏ là San, sau đổi Bội Châu, hiệu Sào Nam, thân sinh là tú tài Phan Văn Phổ.

    Ông rất thông tuệ, năm lên 6, nhân có đĩa bắp ngô luộc bưng lên mời khách, khách ra câu đối:

    -- Ta ăn ngô (ngôbắp ngô mà lại nghĩa là ta).

    Ông đối liền:

    -- Họ hái thị (thịquả thị mà cũng có nghĩa là họ).

    Năm 19 tuổi, lúc phong trào cần vương do Phan đ́nh Phùng lănh đạo đang bồng bột ở Nghệ Tĩnh, ông tổ chức một đội quân học sinh dưới hiệu cờ sĩ tử cần vương, đội quân này chẳng bao lâu tan ră.

    Đỗ đầu xứ tỉnh Nghệ, thi hương mấy khoa đều hỏng; măi năm 34 tuổi, canh tí 1900 (1) mới đỗ giải nguyên, liền sau đó, ông quay sang hoạt động chính trị.

    Năm 1901, mưu lấy thành Vinh vào ngày quốc khách Pháp 14-7, nhưng việc bị tiết lộ nên không thành, ông bèn viết tập Lưu cầu huyết lệ thư, rồi đi khắp nơi để liên kết các bậc sĩ phu có tâm huyết.

    Năm 1905, sang Nhật, sau khi tiếp xúc với Lương khải Siêu, Khuyển dưỡng Nghị, cùng Đại Ôi bá tước, ông viết tập Việt Nam vong quốc sử.

    Về nước ít lâu, ông lại trở sang Nhật, lần này cùng đi với Cường Để. Sau loạt bài Khuyến thanh niên du học (1905) và Hải ngoại huyết thư (1906), phong trào Đông du sôi nổi, nhiều phần tử ưu tú được bí mật đưa sang theo học ở Nhật.

    Năm 1908, thành lập hội Việt Nam Cống hiến tại Nhật, ông đứng làm tổng ủy kiêm giám đốc trường học của hội.

    Việc đang tiến hành, bỗng cuối năm ấy nhà cầm quyền Nhật hạ lệnh trục xuất người Việt Nam. Ông và các đồng chí phải dời đất Phù tang, sang Thái lan, rồi đi Trung hoa.

    Năm 1912, cách mạng Trung hoa thành công, ông cùng Cường Để và Nguyễn thượng Hiền lập Việt Nam Quang phục, phái người về nước hoạt động, ngầm giúp các nhóm kháng Pháp, phát hành một loại giấy bạc riêng gọi là Quang phục hội chỉ tệ.

    Năm 1913, xẩy ra vụ ném bom ở Thái b́nh và Hà nội, chính quyền Pháp kêu ông án tử h́nh vắng mặt. Đốc quân Long tế Quang bắt giam ông ở Quảng châu, có ư muốn giải về cho Pháp, th́ may gặp trận thế chiến thứ nhất bùng nổ, ông được trả tự do. Nằm trong nhà lao, ông viết tập Ngục trung thư gởi về nước, gây xúc động lớn trong dân chúng.

    Sau vụ khởi nghĩa ở Thái nguyên (1917) và vụ ném bom ở Sa diện (Quảng châu, Trung hoa), người Pháp biết là có hội Quang phục nhúng tay vào, lại kết ông vào án tử h́nh vắng mặt một lần nữa.

    Tháng 7-1925, ông bị thám tử Pháp bắt cóc tại ga Bắc trạm rồi giải về Hà nội. Trong phiên ṭa ngày 23-11-1925, ông lănh án tử h́nh. Nhưng trước cao trào của nhân dân đ̣i ân xá, toàn quyền Varenne phải nhượng bộ, cho đưa ông về giam lỏng tại Huế.

    Từ đó, ông sống những ngày tàn trong một ngôi nhà nhỏ ở xóm Bến ngự, cho đến ngày 29-9 năm canh th́n (29-10-1940) th́ từ trần, thọ 74 tuổi.

    Văn phẩm của Phan bội Châu rất nhiều, hầu hết đă được phổ biến sâu rộng. Nay chúng tôi chỉ lục ra vài bài ít người c̣n nhớ.

    *
    * *

    Bấy giờ là vào khoảng 1895. Ông chưa đỗ thủ khoa (đỗ năm 1900) nhưng tiếng tăm đă lừng lẫy v́ văn chương hùng kính và chí khí quật cường. Ông thường ra Bắc vào Nam, lấy mối duyên văn tự kết thân với những người có tâm huyết.

    Một hôm vào Huế nghe Nguyễn thượng Hiền có mở trường học, liền t́m đến, v́ biết tiếng Nguyễn là bậc cao sĩ: Nguyễn đỗ trúng cách thi hội năm 1885 nhưng chưa kịp truyền lô (xướng danh) th́ vua đă xuất bôn, nên trong thời gian này ở nán lại kinh sư dạy học cho qua ngày.

    Hôm ông tới trường th́ Nguyễn vừa ra cho học tṛ một bài phú lấy đầu đề là: Bái thạch vi huynh.

    Ông liền thảo ngay một bài, đưa nộp:


    BÁI THẠCH VI HUYNH PHÚ

    dĩ "thạch bất năng ngôn tín khả nhân" vi vận

    Thạch vận

    Du băi Thương giang
    Đạo phùng Hoàng thạch
    Liễm khước trần dung
    Túc thử kiệt khách

    Tướng lăng tằng chi ngạo cốt, chỉ ưng trưởng ngă thập niên
    Ấp lỗi lạc chi kỳ tư, liêu phục nhượng quân bán tịch.

    Bất vận

    Diệc dĩ:

    Thạch chi vi vật
    Nguy nguy ngật ngật
    Thái thượng nhân chi vong t́nh
    Đại trượng phu chi bất khuất

    Ḱnh thiên tác trụ, tiêu vạn cổ chi cương thường
    Trịch địa thành thanh, hưởng lưỡng gian chi văn bút

    Kiến chỉ, kiến chỉ, huynh dă, phi tha!
    Kính chi, kính chi, bái hồ cảm bất...

    Năng vận

    Thời hoặc:

    Tinh lăm phỏng
    Viễn trục đăng
    Nham yêu tùng nhi tiệm khẩn
    Sơn kiên tủng nhi song lăng
    Thí hoán kha kha, định điểm đầu dĩ tương hứa
    Phỉ hiềm lục tục, khỉ chiết yêu nhi bất năng.

    Ngôn vận

    Phùng quân bán diện
    Thinh ngă nhất ngôn
    Di phong, tỉ nguyệt,
    Phụ kiền mẫu khôn.

    Duy quân dă, sương vi yêu, ngọc vi tủy
    Duy ngă dă, thiết vi cốt, băng vi hồn.
    Thỉnh thai bá thúc chi cư, thiên bách niên tiền hà xứ?
    Hợp tứ Kiều Bành chi xỉ, thập nhị hội nhi vi nguyên.

    Tín vận

    Tự ngoan, tự si,
    Diệc hào, diệc tuấn
    Cố miện tương liên
    Ngang tàng độc tín.

    Nhược can niên bất khuất tất, chỉ ưng vơ vơ lương lương
    Kiến tân nguyệt nhi hạ giai, tương đối tuân tuân lật lật.

    Khả vận

    Vạn trục huề quy
    Bán song bồi tọa
    Đông hải thổ thôn
    Bồng lai hữu tả
    Thác tân hoa chi ngũ sắc, khả nhân, khả nhân
    Uẩn mỹ phác chi liên thành, loại ngă, loại ngă.

    Toại linh:

    Vong h́nh hài
    Duyệt u nhă.
    Lạc hữu huynh hiền
    Diệc viết bái khả

    Vị thừa nguyệt nhi cứ hổ báo, Xích bích thuyền đầu
    Thả lâm phong nhi ấp thần tiên, Cốc thành sơn hạ.

    Nhân vận

    Năi hữu:
    Khâm thương vũ
    Ngạo hồng trần

    Đăng hung tắc bát cửu Vân mộng
    Kết lư ư vạn hác Tùng quân
    Hỷ Mễ huynh chi vị lăo
    Chiêu Thạch tính dĩ vi lân

    Tam sinh điển hải chi lao, nguyện ngôn tư bá
    Nhất phiến bổ thiên chi lực, hữu hạnh phùng quân.

    Tổng kết

    Đệ:

    Tương túc y quan nhi chỉnh bái
    Phục kỳ tứ hải dĩ vi xuân.

    Bài phú "TÔN ĐÁ LÀM ANH" (2)

    Lấy câu thơ "Thạch bất năng ngôn tín khả nhân" làm vần. (3)


    Dạo chơi khắp nẻo Thương giang,
    May gặp giữa đường Hoàng Thạch, (4)
    Vội cúi mặt trần
    Kính chào kiệt khách.

    Trộm liếc ngang tàng ngạo cốt, hơn ta chỉ độ mười niên,
    Ngắm coi lỗi lạc phong tư, nên kính nhường người nửa chiếu.

    Lại xem:

    Đá nguyên là vật
    Ṿi vọi cao ngất

    Rơ thái thượng nhân quên t́nh
    Hệt đại trượng phu chẳng khuất

    Chọc trời cột trụ, nêu cao muôn thuở cương thường. (5)
    Gieo đất tiếng vang, lừng khắp hai vùng văn bút.
    Thấy đó, thấy đó, rơ anh c̣n ai
    Kính thay, kính thay, xin lạy chẳng chút...

    Có khi:

    Đôi lần thăm hỏi,
    Cao cũng trèo lên,
    Sườn núi rậm ŕ mấy bụi,
    Đầu non chót vót đôi bên,

    Thử nói: tŕnh anh, tất phải cúi đầu đáp lễ.
    Phải đâu như họ, dù cho mỏi gối chẳng nài!

    Gặp anh một chút,
    Nghe em đôi lời:
    D́ trăng, chị gió,
    Mẹ đất, cha trời.

    Anh th́ h́nh sương vóc ngọc,
    Em thiệt cốt sắt hồn băng!

    Lường xem Bá, Thúc (6) nơi nào, ngàn mấy trăm năm đâu chốn?
    Hợp tứ Kiều, Bành (7) bao tuổi? Mười hai hội là một nguyên!

    Giả điếc, giả ngây,
    Tự hào tự tuấn,
    Săn sóc cùng thương,
    Ngang tàng tự tín,

    Đă bao năm không khuất tất, v́ chưng lọc cọc lon bon;
    Thấy trăng non nên xuống thềm, càng phải kiêng kiêng, nể nể!

    Muôn trục xách mang,
    Bên giường hầu hạ,
    Đông hải chờn vờn,
    Bồng lai lơi lả.

    Rơ thật hoa tươi năm sắc, duyên dáng bóng người,
    Mới hay giá trị liền thành tốt tươi vẻ ngọc.

    Khiến cho:

    Quên h́nh hài,
    Ưa u nhă,
    Vui có anh hiền.
    Cúi xin lạy tạ.

    Dưới bóng nguyệt thu h́nh hổ báo, Xích bích (8) đầu thuyền,
    Lại lâm phong vái lạy thần tiên, Cốc thành (9) chân núi.

    Này có:

    Kính trời xanh,
    Ngạo hồng trần.

    Trừ hung đến khoảng chằm Vân mộng (10),
    Cất nhà nơi vạn hác Tùng quân (11).
    Mừng Mễ huynh hăy c̣n tráng kiện (12),
    Coi họ Thạch như chỗ hương lân.
    Trọn đời lấp biển ra công, lại càng mong bác (13),
    Đôi chút vá trời giúp sức, may được gặp anh (14).

    Em xin:

    Chỉnh đốn áo khăn cúi lạy,
    Ước mong bốn bể vui xuân.


    Nguyễn thượng Hiền đọc văn lấy làm kinh ngạc, cho là thần bút. Đọc đến vần nhân, soát lại không thấy vế nào có chữ nhân ở cuối, Nguyễn mỉm cười. Theo lẽ mỗi đoạn đều phải có chữ đă ra làm vần ở cuối một vế th́ mới hợp phép.

    Lại xem đến câu:

    Trọn đời lấp biển ra công, lại càng mong bác,
    Đôi chút vá trời giúp sức, may được gặp anh
    .

    th́ Nguyễn thấy ngay thâm ư Phan nói về thời thế, hờn mất nước, chí phục thù, để khích lệ ḿnh, bèn phê:

    Tích trạng nguyên hữu vô "tâm" chi phú, kim quân hầu diệc mục hạ vô "nhân" da? (xưa có vị trạng nguyên làm bài phú bỏ vần "tâm" để chỉ trích vua cai trị vô nhân đạo, nay ông bỏ vần "nhân" dễ thường cho thiên hạ không có ai là người cả hay sao?)

    Nguyễn muốn ngầm bảo: c̣n có tôi đây chứ!

    Thế là Nguyễn đă mắc mưu của Phan: khuyên mời không bằng nói khích. Mưu này đă khiến Phan đạt mục đích nhiều lần, v́ Phan nắm chính nghĩa trong tay, khiến đối phương tự thấy có mặc cảm tội lỗi. Nhưng cũng phải có mắt xem người: nói khích vào tai mật vụ th́ sự phản ứng lại trái hẳn.

    Quả nhiên sau này, Nguyễn từ quan, bí mật xuất dương, theo Phan lập hội Việt Nam Quang Phục.

    Chú thích

    (1) Tú Xương: Điểm đầu canh tí chửa phai son.

    (2) Bái Thạch vi huynh: Lạy đá tôn là anh. Lương khê man chí: Mễ nguyên Chương làm thái thú châu Nhu tu nghe thấy có quái thạch ở đất Hà nhu, sai lính khiêng về nhà, làm vật yến ngoạn. Nhưng sau nh́n đá thấy kinh sợ, bèn sai mở tiệc, lạy đá nói: "Ta được thấy Thạch huynh đă 20 năm nay, bây giờ xin gọi Thạch huynh là anh ruột".

    (3) Tả truyện: nước Tấn có đá biết nói ở đất Ngụy du, Tấn hầu hỏi Sư Khoáng v́ cớ ǵ đá lại biết nói. Sư Khoáng thưa: đá vốn không biết nói, song làm một ông vua, hoang dâm vô độ, sa xỉ cùng cực, làm khổ nhân dân th́ đá cũng phải lên tiếng (Tả truyện Chiêu bát niên).

    (4) Hoàng Thạch: Hoàng thạch công, ông tiên qua chơi cầu Hạ b́ đánh rơi chiếc giầy xuống dưới cầu, Trương Lương xuống nhặt lên, ông trao cho cuốn binh thư dặn rằng: "Hễ con đọc hết sách này, sẽ trở nên thày vua. Sau 13 năm đến dưới núi Cốc thành ở Tế bắc gặp ta". Trương Lương giúp Hán cao tổ định thiên hạ, nhớ lời t́m đến núi Cốc thành chỉ thấy một ḥn đá vàng. Trương lập đền thời...

    (5) Tấn Tôn Sước làm xong bài phú Thiên thai nhờ Vinh kỳ chữa cho, Kỳ nói: "Anh thử đem gieo xuống đất xem có nghe thấy toàn tiếng vàng đá không"? Hai vùng: chữ lưỡng gian: trời đất.

    (6) Bá, Thúc: Bá di, Thúc tề ở mỏm đá núi Thú dương sơn không ăn lộc nhà Châu.

    (7) Vương tử Kiều và Bành Tổ sống lâu lắm, cộng tuổi hai ông này lại thời hàng hội, hàng nguyên.

    (8) Tô đông Pha chơi thuyền đêm trăng trên sông Xích bích. Sông có đá lổm chổm như h́nh hổ báo ở đầu thuyền.

    (9) Cốc thành: xem chú Hoàng thạch công ở trên.

    (10) Vân mộng: nơi Hán bái công giả vờ đến chơi rồi bắt Hàn Tín.

    (11) Muôn hang bụi cây thông, cây tre là nơi ở ẩn cày ruộng của Nghiêm tử Lăng thời Hán quang vũ.

    (12) Mễ quân: Mễ nguyên Chương đích thị là người lạy đá.

    (13) Điền hải: lấp bể. Sơn hải kinh: con gái vua Viêm đế chết đuối ở bể Đông hóa ra chim tinh vệ, ngày ngày đến núi Tây sơn ngậm gỗ, đá, bay đến lấp bể.

    (14) Vá trời: Hoài nam tử: Nữ oa thị luyện đá năm sắc để vá trời xanh làm cho địa b́nh thiên thành.

    *
    * *

    Sau khi Phan được tha về ở bến Ngự, thường ngày bị mật vụ ḍ xét từng đường đi nước bước, ông lấy làm bực bội vô cùng: muốn tỏ bày chí hướng mà không nói được với ai, muốn câm đi mà không nén được ḷng, trong lúc đó thời cục thế giới đă biến chuyển, Nhật đă gây hấn ở Măn châu, ông làm mấy vần thơ cho hả nỗi căm hờn:



    Muốn nói, nhưng mà nói với ai?
    Nín câm, chẳng lẽ nín câm hoài!
    Giữa đường gặp măi người gai mắt,
    Ngoài cửa đưa vào chuyện choáng tai.
    Tiếng súng Măn châu xoay cả đất,
    Chiếc tàu Hồng hải cháy luôn trời.
    Dưới đèn ngẫm nghĩ gương kim cổ:
    Ḿnh nói ḿnh nghe, khóc lại cười...


    Khóc cũng không đi đến đâu, ông đành cười mà viết câu chuyện hài đàm như sau:


    KỀNH VÀ CÀNG


    Kềnh và Càng làm bạn với nhau đă hơn mười năm, nửa chừng bị những duyên cớ ǵ đó, mà kẻ tây người nam lâu ngày không gặp mặt.

    T́nh cờ một ngày kia, gặp nhau ở xứ Bông lông, biệt cửu tương phùng, hai người vui chuyện lắm.

    Kềnh hỏi Càng:

    -- Bấy lâu anh làm những chuyện ǵ?

    -- Tôi chỉ làm có ba việc, nhưng đều là việc rất to lớn, mà lại rất bí mật.

    -- Tôi vẫn biết anh mà đă làm th́ việc tất phải to lớn và bí mật thiệt. Nhưng chúng ta là bạn tâm phúc, đă hơn mười năm, không lẽ anh giấu tôi.

    -- Đành anh là bạn tâm phúc, nhưng cách biệt đă mấy năm trời, chắc đâu anh ngày nay cũng vẫn là anh ngày xưa đặng? Nếu tôi nói với anh mà rủi anh tiết lộ việc của tôi ra, chẳng nguy cho tôi lắm sao?

    -- À! Anh tính làm việc cách mạng chứ ǵ?

    -- Đâu có! Việc cách mạng là rất nguy hiểm, ai dại ǵ mà làm? Việc tôi làm, không để cho người ngoài biết, tôi nể anh lắm, nên tôi mới nói, nhưng anh phải giữ hết sức bí mật cho tôi, nghe!

    -- Vâng tôi xin y lời anh, anh nói mau cho tôi rơ ba việc là những việc ǵ?

    -- Một là ăn, hai là ngủ, ba là ỉa.

    -- Ủa, té ra anh cũng chỉ làm ba việc đó thôi sao? Nhưng tôi hỏi anh, anh làm ba việc đó mà có thiệt lấy làm đắc ư không?

    -- Tôi nghĩ làm ba việc đó đáng sung sướng thiệt, vậy mà nào ngờ nó c̣n làm ḿnh cực khổ nữa anh ạ.

    -- Ba việc đó sướng chết, c̣n cực khổ nỗi ǵ mà anh than phiền,kỳ không?

    -- Tôi không biết bên anh ra thế nào, chớ bên tôi thời cực khổ lắm: khi ăn th́ khổ v́ bầy ruồi xanh bay quanh bay quất, khi nó đậu vào đũa, khi nó đậu vào chén, có bao giờ nó cho tôi được ăn ngon đâu. Đến khi tôi ngủ th́ những muỗi với rệp lại lục đục, ḷ ṃ từ đầu tới đít, bao giờ nó cho ngủ được yên đâu. Khó chịu nhất là khi tôi đi ỉa, th́ ba con chó vô loài kia, nó cứ ŕnh trước ŕnh sau, ŕnh tả ŕnh hữu, chúng nó chầu chực khi nào trong ruột tôi ḷi ra vật ǵ th́ nó giành nhau chụp ngay, chẳng mấy khi tôi được tự do thế chẳng là cực khổ hay sao?

    -- -- Vậy có lẽ anh vụng hơn tôi đó mà! Tôi hỏi anh dùng thức Nam hay là thức Tây?

    -- Tôi chỉ có thức Nam thôi chớ, tôi làm ǵ có thức Tây?

    -- Thế th́ phải rồi, chết cho anh dùng thức Nam đó. Nếu anh ăn th́ lên hàng cơm Tây, ngủ th́ vào buồng ngủ Tây, ỉa th́ ỉa cức Tây, e sướng như trời.

    -- Tôi tưởng anh nói làm sao. Chứ như thức anh làm vậy th́ tôi xin lạy anh sát đất...

  2. #2
    Member
    Join Date
    06-12-2010
    Posts
    555

    Ảnh Hưởng Tàu Quá Nặng Nề

    Ông Nguyễn Thượng Hiền ra tựa đề Bái Thạch Vi Huynh 拜石為兄 là dựa theo giai thoại về Mễ Phất 米芾. Ông Phan Bội Châu làm bài thơ dùng câu thạch bất năng ngôn tín khả nhân (*) để làm vần là dựa theo câu thơ trong bài Nhàn Cư Tự Thoại 閒居自述 của Lục Du 陸游. Mễ Phất 米芾 là hoạ sĩ vẽ tranh rất nổi tiếng thời nhà Tống và Lục Du 陸游 là thi sĩ nổi tiếng thời nhà Tống.

    Cho dù những cụ nho yêu VN, nhưng sự giáo dục của họ, học theo Nho gia'o là mang ảnh hưởng Tàu sâu đậm đến độ làm thơ phú cũng phải dùng điển tích Tàu, tư tưởng vẫn trong ṿng kèm kẹp của tư tưởng hủ lậu của Chệt.


    -------------------------------------------------


    (*) thạch bất năng ngôn tín khả nhân : bài Nhàn Cư Tự Thoại 閒居自述 của Lục Du 陸游 có câu thơ 石不能言最可人 thạch bất năng ngôn tối khả nhân. Nên khi đọc bài viết ở trên của giáo sư Lăng Nhân, th́ không biết là nhà sách in lộn từ tối qua tín, hay những nhà nho VN đổi từ tối qua tín :confused:

    Ai muốn t́m bài kiểm chứng về Mễ Phất 米芾 và Lục Du 陸游 th́ tự Google tiếng Tàu.

  3. #3
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129
    Biết làm sao được bây giờ? Giáo dục thời các Cụ nó vậy, nên phải chịu vậy. Nhưng chắc chắn một điều, các Cụ biết tổ tiên ḿnh là ai, và các Cụ biết ḿnh là ai.

    Có lẽ v́ bị ảnh hưởng và hiểu rơ kẻ thù của ḿnh, nên người Việt Nam chưa bao giờ bị bọn hán đồng hóa?

    *
    * *

    Cùng một cách lư luận, những người bây giờ vẫn c̣n hiểu điển tích tàu, yêu thơ tàu v.v... không biết họ có bị kềm kẹp trong tư tưởng hủ lậu tư tưởng của chệt hay không?

  4. #4
    Member
    Join Date
    06-12-2010
    Posts
    555
    Quote Originally Posted by daiviet_nguyen View Post
    Biết làm sao được bây giờ? Giáo dục thời các Cụ nó vậy, nên phải chịu vậy. Nhưng chắc chắn một điều, các Cụ biết tổ tiên ḿnh là ai, và các Cụ biết ḿnh là ai.

    Có lẽ v́ bị ảnh hưởng và hiểu rơ kẻ thù của ḿnh, nên người Việt Nam chưa bao giờ bị bọn hán đồng hóa?
    Chưa bao giờ bị đồng hoá mà mất đất đai vào tay Tàu, một số dân chúng bị thành Tàu. Thí dụ, Hợp Phố ngày xưa là thuộc VN, khi Lư Nam Đế đánh bọn nhà Lương th́ dân Hợp Phố (Quảng Đông ngày nay) theo ṭng quân. Vậy mà đến thời nhà Tiền Lê, Đinh, Lư, Trần, Lê, Hợp Phố đă không c̣n là của VN và dân Hợp Phố đă thành dân Tàu. Không bị đồng hoá hoàn toàn không có nghĩa là không bị đồng hoá một phần (không biết phần này nhỏ hay lớn so với phần không bị đồng hoá? )

    Quote Originally Posted by daiviet_nguyen View Post
    Cùng một cách lư luận, những người bây giờ vẫn c̣n hiểu điển tích tàu, yêu thơ tàu v.v... không biết họ có bị kềm kẹp trong tư tưởng hủ lậu tư tưởng của chệt hay không?
    Người VN tự hào có 4,000 năm văn hiến. Tại sao sau khi thoát ra khỏi 1,000 năm đô hộ, người VN không dùng điển tích Việt, yêu thơ Việt? Chấn hưng tinh thần Việt của thời trước khi bị 1,000 năm đô hộ? Bộ thơ Việt không sánh bằng được với thơ Tàu à? Bộ trong 4,000 năm văn hiến kia không có nhiều điển tích đủ để dùng hay sao mà phải cần đến điển tích Tàu? Tại sao không dùng critical thinking để lập ra sự riêng biệt của văn chương VN thay v́ bám văn chương Tàu?

    "Những người bây giờ c̣n hiểu điển tích tàu, yêu thơ tàu v.v" là ngài muốn nói những người nào? "Bây giờ" là ngài muốn nói thời nào, ngài muốn nói thế kỷ 20 -21? Người Việt thời nay nào của thế kỷ 21 hiểu điển tích Tàu, yêu thơ Tàu? Hỏi người VN từ trẻ đến trung niên đến già xem bao nhiêu trong số họ hiểu điển tích Tàu hay yêu thơ Tàu không? Họ có thể yêu thơ Tàu v́ bị lậm tư tưởng văn hoá Khổng Mạnh, nhưng họ có hiểu điển tích Tàu liền ngay khi đọc thơ không? C̣n nếu ngài muốn dùng những lời lẽ kia với ư mỉa mai tôi v́ ngài cho là tôi hiểu điển tích và câu thơ Hán Việt, th́ ngài lầm to. Trong bài viết của ngài đăng ngày 12-04-2011, ngài viết "Tất cả bài thơ trong truyện này đều có chữ Nho đi kèm, nhưng v́ không hiểu nên không chép lại được", nên làm cho tôi ṭ ṃ đến độ phải dùng hơn 1 ngày tra tự điển & search Google để t́m ra điển tích Mễ Phất và câu thơ trong bài thơ của Lục Du. Tôi định t́m nguyên văn chữ Nho (Hán tự) của bài thơ, nhưng dài quá nên không có thời gian. Ở Mỹ học tṛ được dạy how to think, how to challenge oneself and even challenge authority when necessary. Nên học tṛ Mỹ, thí dụ như tôi, không biết ǵ về thơ cổ Hán tự nhưng vẫn có thể t́m ra info. Ngài đăng bài với ư địnhđể cho người đọc bàn luận hay với ư định để ngài mỉa mai những ai đặc câu hỏi?
    Last edited by FatDuck; 14-04-2011 at 07:23 PM.

  5. #5
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129
    Mất đất, mất dân th́ dĩ nhiên những người dân đó không sớm th́ muộn quên mất cội nguồn của ḿnh: chuyện này có ǵ lạ?

    *
    * *

    Tại sao các Cụ dùng điển tích của bọn chệt ư? Chuyện này th́ ông phải dựng các cụ dậy mà hỏi rồi! Tôi cũng có thắc mắc như ông trước đây, đọc Chinh Phụ Ngâm VN mà có cảm tưởng như đọc vợ tàu đi ăn cướp! Ông chịu khó t́m trong cái threads Dạy Chữ Nho đấy!

    Vâng ông ạ, cả nước VN bây giờ họ ra sức đục đẽo, vẽ, nặn v.v... lăo Quan Công để thờ đấy! Ông cũ nên chịu khó hỏi họ tại sao! Khi nào có câu trả lời, ông cho tôi biết với!

    Cái đống chữ lùng nhùng đó không phải ông viết à? Chỉ copied từ Gốc Gù vào à?

  6. #6
    Member
    Join Date
    06-12-2010
    Posts
    555
    Quote Originally Posted by daiviet_nguyen View Post
    Mất đất, mất dân th́ dĩ nhiên những người dân đó không sớm th́ muộn quên mất cội nguồn của ḿnh: chuyện này có ǵ lạ?

    *
    * *

    Tại sao các Cụ dùng điển tích của bọn chệt ư? Chuyện này th́ ông phải dựng các cụ dậy mà hỏi rồi! Tôi cũng có thắc mắc như ông trước đây, đọc Chinh Phụ Ngâm VN mà có cảm tưởng như đọc vợ tàu đi ăn cướp! Ông chịu khó t́m trong cái threads Dạy Chữ Nho đấy!

    Vâng ông ạ, cả nước VN bây giờ họ ra sức đục đẽo, vẽ, nặn v.v... lăo Quan Công để thờ đấy! Ông cũ nên chịu khó hỏi họ tại sao! Khi nào có câu trả lời, ông cho tôi biết với!

    Cái đống chữ lùng nhùng đó không phải ông viết à? Chỉ copied từ Gốc Gù vào à?
    Mất đất mất dân không có ǵ lạ. Lạ là không xem Tàu như kẻ thù muôn đời không đội trời chung đến độ phải t́m đủ mọi cách thoát ra khỏi quỷ đạo của nó từ tư tưởng đến hành động, nên sau khi đánh đuổi nó ra khỏi xứ th́ vẫn mở đền thờ tên Khổng Tử di tích trong Văn Miếu, thờ Mă Viện di tích trong đền Bạch Mă ở Hà Nội. Lạ là không dạy con cháu phải luôn luôn t́m cách đa'nh giết nó những khi nó suy yếu để dành lại một phần nào đất đă mất. Chứng tỏ các cụ Nho ngày xưa tuy yêu VN nhưng vẫn không thoát ra được tư tưởng của Tàu, đến độ làm thơ cũng phải dùng điển tích Tàu, thay v́ tự dựng lên những cái tốt đẹp riêng biệt của VN.

    Dĩ nhiên là tôi copy những chữ kia từ Google, nhưng ít nhất tôi cũng ráng t́m hiểu nguồn gốc đề tài và vận của bài thơ của các cụ ngày xưa. C̣n ngài giỏi tiếng Việt hơn tôi xa, sao không ráng t́m hiểu để chép nguyên văn chữ Nho của các cụ để lại?

    Ngài đăng bài với ư định để cho người đọc phát biểu hay với ư định để ngài mỉa mai những ai đặc câu hỏi? LMAO. Thôi tôi đi ra.

  7. #7
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129

    Please stop puking...

    You failed utterly to grasp the encapsulated meaning of the original texts! And still you don't yet get it!

    *
    * *

    Yet, you kept puking out stuff that you have not been able to digest -- in public! Do it in private.

    Try a bit harder to understand the texts!

  8. #8
    Member
    Join Date
    06-12-2010
    Posts
    555

    Vietlish

    Quote Originally Posted by daiviet_nguyen View Post
    You failed utterly to grasp the encapsulated meaning of the original texts! And still you don't yet get it!

    *
    * *

    Yet, you kept puking out stuff that you have not been able to digest -- in public! Do it in private.

    Try a bit harder to understand the texts!
    Vietlish :D:D:D

  9. #9
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129

    Thời điểm TT Diệm làm bài thơ Nỗi Ḷng -- Phạm Toàn


    Trước khi bị bọn phỉ Ba Đ́nh hack tanh bành, có một thành viên đăng bài viết Chín Năm Bên Cạnh Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm.

    Không nhớ diễn tiến ra sao, có dẫn đến bàn luận sự liên giữa cụ Phan Sào Nam và cố tổng thống Diệm. Không nhớ diễn tiến ra sao, nhưng bác Phạm Toàn -- chỉ tiếc bác không c̣n vào Vietland nữa -- có viết bài sau:


    Quote Originally Posted by Phạm Toàn
    Thời điểm TT Diệm làm bài thơ Nỗi Ḷng -- Phạm Toàn

    Trả lời Đại Việt Nguyễn

    Hiện chưa rơ TT Ngô Đ́nh Diệm làm bài thơ Nỗi Ḷng này lúc nào, nhưng chắc không phải vào thời điểm 1953 như nhà thơ Lệ Khanh tuyên bố

    Sau khi từ chức Thượng Thư Bộ Lại năm 1933, TT Ngô Đ Diệm lui về ở ẩn bên ngoài nhưng thực chất là ông hoạt động chống Pháp v́ thấy không thể dành độc lập cho quốc gia bằng con đường đối thoại với Pháp. Năm đó ông mới 32 tuổi, vị quan trẻ nhất triều đ́nh và có học vấn cao nhất
    Khi từ quan, ông làm việc trong tổ chức Việt Nam Phục Quốc Hội mà sau này đổi tên là Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, KNH làm hội chủ, phụ tá cho KNH là cụ Phan Bội Châu, tức là làm phó hội. TT Ngô Đ́nh Diệm lúc đó đặc trách khu vực Miền Trung cho hội, cùng hoạt động chung với 2 người con trai của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để là Hoàng Thân Tráng Liệt và Tráng Cữ. Ông Tráng Cữ tức là thân sinh của TT Liên Thành

    Từ bên Nhật Kỳ Ngoại Hầu đă khuyên cụ Phan Bội Châu là phải cánh giác Lâm Đức Thụ, hắn là tay sai cho cả Pháp lấn Việt Minh, nhưng cụ Phan Bội Châu không nghe. Mọi đường đi nét bước của cụ Phan Bội Châu đều bị bạn "đồng chí" là Lâm Đức Thụ báo cho Pháp và Hồ Chí Minh. Trên đường từ Hàng Châu đến Thượng Hăi th́ cụ Phan Bội Châu bị Pháp bắt, bị kết án tử h́nh. Nhưng bị dân chúng chống đối dữ dội, Pháp giảm án c̣n chung thân và cho quản thúc tại nhà riêng của cụ gần chùa Từ Đàm Huế
    Làm việc này, Hồ Chí Minh dùng một viên đạn bắn hai con chim. Một là triệt hạ thành phần lănh đạo chủ chốt của VNPQDMH, hai là tạo nên một phong trào phản đối Pháp, kích thích ḷng yêu nước chống Pháp của dân chúng, mà cuối cùng chỉ có Cộng Sản là trục lợi
    Khi bị giam lơng tại nhà, Cụ Phan Bội Châu kể như bị vô hiệu hoá, ông Ngô Đ́nh Cẩn là người nhận nhiệm vụ liên lạc với cụ Phan Bội Châu với các đồng chí của hội và đặc biệt là Kỳ Ngoại Hầu Cường Để và TT Ngô Đ́nh Diệm

    Tóm lại, giữa Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, cụ Phan Bội Châu và Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm có mối quan hệ chặt chẽ rất khắng khít thân t́nh cho nên việc cụ Phan Bội Châu hoạ lại bài thơ này là điều không phải không thể xăy ra, cũng như thời điểm cụ Ngô Đ́nh Diệm làm bài thơ này có lẽ là những ngày tháng ông hoạt động kín, giả vờ vui thú điền viên nuôi chim cá tại Huế

    Tôi đọc bài thơ cho là của cụ Phan Bội Châu hoạ lại trong diễn đàn X-Cafe cách đây khoảng 2 năm. Một thành viên post bài viết rằng cha ḿnh là bạn của con trai hay cháu nội cụ Phan Bội Châu ǵ đó tôi không nhớ rơ và do có cơ duyên nên giữ được một số giấy tờ có liên quan đến cụ Phan Bội Châu. Cha của người viết này nói rằng đó là bút tích của cụ Phan Bội Châu
    Cụ Phan Bội Châu có 2 người cháu nội là Phan Thiện Tường ( giáo sư) Phan Thiện Cầu đại úy Quân Cảnh QLVNCH, cà hai đều bị cộng sản giết tại Huế tết Mậu Thân. Một người cháu nữa là Đại Tá cộng sản Phan Thiện Cơ, anh ruột 2 người bị giết kia. Phan Thiện Cơ làm việc trong ủy ban liên hợp quan sự 4 bên, khi hiệp định Paris được bàn thảo và kư kết. Phan Thiên Cơ đă từng ở tại phi trường Tân Sơn Nhất trước và sau hiệp định Paris. Người cháu nội c̣n sống sót là BS Phan Thiện Cát hiện đang sống và giảng dạy tại Canada

    Tóm lại gia đ́nh TT Ngô Đ́nh Diệm có quan hệ rất mật thiết với Kỳ Ngoại Hầu Cường Để và cụ Phan Bội Châu, cho nên chuyện cụ Phan hoạ lại bài thơ trên là điều rất có thể xăy ra, khi nào rành Đại Việt Nguyễn vào X-cà để liên lạc xem BDH bên đó c̣n lưu trữ hay không, nếu t́m được th́ rất lư thú

    Chuyện về sắc lệnh cấm treo cờ chỉ có ông TNS Lê Châu Lộc, tùy viên của TT Diệm, là người có mặt tại chổ biết rơ tại sao có sắc lệnh này, ai kư. Cá nhân tôi đă từng nói chuyện khá thân mật với vài người bạn và TNS Lê Châu Lộc cách đây khoảng một năm, khi nào rănh sẽ kể lại cho quư vị nghe
    Tôi đă trả lời ông như sau:

    Kính gửi bác,

    Quote Originally Posted by PHẠM TOÀN
    Hiện chưa rơ TT Ngô Đ́nh Diệm làm bài thơ Nỗi Ḷng này lúc nào, nhưng chắc không phải vào thời điểm 1953 như nhà thơ Lệ Khanh tuyên bố
    ...
    đây khoảng một năm, khi nào rănh sẽ kể lại cho quư vị nghe
    Xin cám ơn bác đă cho biết nhiều chi tiết thú vị khác cụ Phan Bội Châu. Cháu chưa hề biết về các cháu nội của cụ.

    Cháu đă vào www.x-cafevn.org t́m nhưng chưa ra.

    *
    * *

    Cháu t́m được bài Về Một Bài Thơ Của Cụ Phan Bội Châu Tặng Ông Ngô Đ́nh Diệm của tác giả Trần Đông Phong. Ông nói về một bài thơ cụ Phan Bội Châu viết tặng cụ Ngô Đ́nh Diệm vào năm 1933. Khi cụ Ngô Đ́nh Diệm từ chức Thượng Thư, năm 31 tuổi, để phản đối sự can thiệp thô bạo trắng trợn của giặc Pháp vào triều đ́nh của vua Bảo Đại.

    Nhưng măi đến năm 1957, tạp chí Văn Đàn của ông Phạm Đ́nh Tân tại Sài G̣n mới đăng được trọn bài:

    Ai biết trời Nam hăy có người,
    Sịch nghe tưởng ngỡ sấm bên tai.
    Lông hồng coi nhẹ vàng muôn lượng,
    Ngôi quư xem dường dép nửa đôi.

    Phơi tỏ cùng trời gan đỏ chói,
    Nhá nhem thây kệ mắt đen thui.
    Ví chăng kịp lúc làm vai vế,
    Sau ngựa Châu xin quất ngọn roi.


    *
    * *

    Trong phim tài liệu Vietnam: A Television History của ông thần thân cộng Stanley Karnow -- có đoạn cố tổng thống Diệm ngồi ca-nô, bận đồ vét trắng bong, có hai sỹ quan lội nước theo hai bên, khi cố tổng thống đi thăm người gặp nạn lũ lụt.

    Dù có nể phục cụ, nhưng cháu nghĩ h́nh ảnh này không thể nào chiếm được cảm t́nh của thế giới Tây Phương. H́nh ảnh tổng thống Kenendy giản dị khi so sánh với cố tổng thống Ngô Đ́nh Diệm?

    Kính.
    (Mới t́m ra được xin đăng lại.)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 19-11-2011, 10:37 AM
  2. Replies: 4
    Last Post: 15-05-2011, 08:33 AM
  3. Replies: 36
    Last Post: 02-04-2011, 07:37 AM
  4. Hồ Chí Minh & vụ bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp
    By Thương Dân in forum Hồ Chí Minh
    Replies: 0
    Last Post: 21-02-2011, 04:31 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 17-01-2011, 03:56 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •