Results 1 to 8 of 8

Thread: QUỐC HẬN 30 THÁNG 4 - Phần 7 : ( BOAT PEOPLE ) Thuyền Nhân Việt Nam

  1. #1
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476

    QUỐC HẬN 30 THÁNG 4 - Phần 7 : ( BOAT PEOPLE ) Thuyền Nhân Việt Nam



    Tưởng nhớ đến 2 người bạn học CVA ,ĐHSP của VIETNAMSAIGON...
    Bạn ... PHÚ chết mất tích trên biển năm 1978.
    Bạn ... HIẾU bị công an bắn chết và mất xác trên biển năm 1981

    Vớt Người Biển Đông



    VIETNAMESE REFUGEES DAY: MAY 2nd



    Thơ: Du Tử Lê Diễn Ngâm: Bích Thuận
    Trích trong video "Giữ Đời Cho Nhau - Du Tử Lê" © 2000 Diễm Xưa.

    Hồi kư của Nhà Văn Nguyễn Ngọc Ngạn dưới đây:
    Là một trong triệu câu truyện của "Thuyền Nhân Việt Nam"BOAT PEOPLE

    Gia Đ́nh Tôi Vượt Biển

    Nguyễn Ngọc Ngạn

    Đời nguời, ai cũng có những kỷ niệm, đau thương hay hạnh phúc. Kỷ niệm đôi khi chỉ thoáng qua, mờ nhạt như áng mây bay ngang bầu trời, để lại chút h́nh ảnh bâng khuâng. Nhưng cũng có khi hết sức sâu dậm, đến nỗi có thể coi là một biến cố, khả dĩ tạo thành khúc rẽ quan trọng cho cuộc dời. Đó là truờng hợp của tôi với câu chuyện xảy ra hơn 20 năm về truớc mà giờ này ngồi ghi lại, tôi vẫn thấy hiển hiện như mới hôm qua.

    Ngày ấy, miền Nam vừa "đổi chủ" đuợc 3 năm, t́nh h́nh chính trị c̣n cực kỳ khắt khe. Đă thế, chính sách áp dụng lại không đồng nhất, mỗi phuờng mỗi tổ là một lănh chúa, phát huy sáng kiến mà bức chế nhân dân. Tôi ở trại cải tạo, cầm tờ giấy tha vào giữa năm 78, về tŕnh diện Sở Giáo Dục Thành Phố cho đúng thủ tục, dù biết truớc sẽ không đuợc thu nhận trở lại nghề cũ. Không có nghề nghiệp biên chế, tôi chỉ đuợc tạm trú 3 tháng tại Sài G̣n dể thu xếp đi vùng kinh tế mới. Thời gian này, miền Nam đang lên cơn sốt về phong trào vuợt biên t́m tự do.

    Những người ở vào hoàn cảnh của tôi, bị công an khu vực theo dơi và hăm dọa thuờng xuyên th́ lại càng nôn nóng kiếm đuờng bỏ trốn. Những nguời bạn tù chúng tôi ngày ngày đôn đáo gặp nhau, đề tài chính đem ra bàn bạc chỉ xoay quanh một chuyện duy nhất là vuợt biên.

    Thời gian trôi quá nhanh, trong nháy mắt đă hết hạn tạm trú, tôi trở thành kẻ sống lậu không hộ khẩu tại thành phố. Giữa lúc lao đao tuyệt vọng, không biết ngày nào bất ngờ bị bắt lại, th́ một hôm em trai tôi giới thiệu cho tôi một đầu cầu quư giá: Đó là ông Ân, một nguời đàn ông trí thức, tuổi vừa 50, tính t́nh hiền hoà và đứng đắn. Ông là nhân viên lâu đời của cơ quan viện trợ Hoa Kỳ truớc 75, đồng thời góp phần chuyển âm Anh-Pháp cho hăng phim Cosunam ở Sài G̣n.

    V́ làm ăn chung với em tôi từ sau 75, nên ông có ḷng tốt rủ em tôi cùng đi với ông trong chuyến vuợt biển bán chính thức vốn dành riêng cho nguời Hoa đang rầm rộ đăng kư lúc đó.

    Thông cảm hoàn cảnh bấp bênh của tôi,em tôi giới thiệu tôi với ông, dể xem ông có giúp ǵ duợc tôi chăng? Đi bán chính thức lúc ấy đắt tiền lắm, v́ đang là những đợt đầu. Có nguời nộp tới 12 hoặc 14 cây vàng, v́ phải qua nhiều trung gian. C̣n gía trung b́nh th́ ít ra cũng phải 10 luợng một nguời. Tôi mới ở tù ra, làm ǵ có số tiền khổng lồ ấy!

    Bà xă tôi bận con nhỏ -- khi tôi di tù th́ cháu mới hơn 1 tuổi -- cho nên chỉ buôn bán vớ vẩn, đủ nuôi con và tiếp tế cho chồng là giỏi lắm rồi. Số vốn ít ỏi của vợ tôi lại cứ vơi dần sau mấy chuyến đi chui bất thành. Con đuờng bán chính thức mua vé bằng cả chục luợng vàng, là điều vuợt quá sự kỳ vọng của tôi, trừ khi có một phép lạ! Vậy mà phép lạ dường như đang xảy đến!

    Hôm ấy, một buổi tối khoảng đầu tháng 11, gia đ́nh em tôi đưa tôi lại quán ḅ bảy món Duyên Mai bên Chi Lăng, để gặp ông Ân lần đầu tiên. Tôi lúc này đang trốn chui,trốn nhủi v́ dă hết hạn nộp hộ khẩu từ lâu, phải xoay đủ mọi thứ giấy tờ lao động để qua mặt công an khu vực, nấn ná lưu lại thành phố đuợc ngày nào hay ngày nấy. Khu vực Công giáo tôi cư ngụ lại hay xảy ra những vụ bắt bớ bí mật, v́ những tin đồn về các tổ chức Phục Quốc (cả thật lẫn giả) làm liên lụy đến khá nhiều nguời vô can.

    Truớc năm 75, tôi có dạy một ít giờ tại 2 truờng tư thục Công giáo là trung học Quang Minh ở nhà thờ Vinh Sơn đuờng Trần Quốc Toản, và trung học Saint Thomas trên đuờng Trương Minh Giảng. Nhà thờ Vinh Sơn là nơi phát khởi vụ nổi dậy chống chính quyền đầu tiên, sau 30 tháng 4 năm 75, và linh mục Nguyễn Quang Minh bị bắt ngay sau đó. Cha Vàng ở truờng Saint Thomas cũng đă bị bắt, v́ nghe đồn bị vu cáo có giấu vũ khí trong khuôn viên truờng học. Khi tôi ở trại cải tạo về, công an có gọi tôi ra và thẩm vấn về quan hệ của tôi với hai vị linh mục này. Có thể đó chỉ là những câu hỏi thủ tục về lư lịch, nhưng cũng làm tôi hết sức lo sợ, bởi xă hội không có luật pháp rơ ràng. Một khi công an nghi ngờ, th́ sớm muộn ǵ cũng vào tù. Bởi vậy, tôi càng nôn nóng muốn trốn đi.

    Tối hôm ấy, gặp ông Ân ở nhà hàng, tôi bàng hoàng xúc động khi ông cho biết ông sẵn ḷng đóng tiền cho vợ chồng tôi đi cùng chuyến với ông và em tôi. Nghĩa là ông cho tôi vay 20 lượng vàng, qua Mỹ đi làm trả lại. Vợ chồng tôi chỉ cần góp 5 luợng cho dứa con mà thôi! Tôi như nguời đi trên mây, buồn ngủ gặp chiếu manh, không ngờ đời ḿnh có lúc gặp qúi nhân dễ dàng như thế này!

    Dĩ nhiên, qua trung gian em trai tôi, ông Ân mới dám tin là tôi sẽ trả ông sau khi đến Hoa Kỳ. Nhưng dù sao đi nữa, việc ông giúp một nguời xa lạ như tôi, trong hoàn cảnh này, phải coi là một phép lạ mà tôi không muờng tuợng truớc đuợc, nhất là ở thời kỳ gạo châu củi quế năm 78. Bà Ân ngồi cạnh chồng chỉ cuời hiền hoà không có ư kiến ǵ.Lúc đó bà 39 tuổi, thua chồng hơn 10 tuổi. Sáu đứa con, đứa nào cũng xinh xắn và ngoan hiền. Sau đó, tôi c̣n đuợc biết thêm. Ông Ân cho tới 18 nguời vay tiền đi, tổng cộng là gần 200 lượng vàng!

    Những ngày hồi hộp trôi qua rất chậm, tôi nôn nóng chỉ sợ chuyện bất trắc xẩy ra truớc khi lên đuờng. Tôi vẫn hăng hái tham gia công tác thủy lợi tại địa phương, hoặc tự nguyện dạy lớp bổ túc văn hóa ban đêm trong tổ dân phố,để tránh sự chú ư của công an khu vực. Song song với những việc dó, tôi âm thầm mua giấy tờ, lấy tên giả, học nói dăm câu tiếng Hoa, và cuối cùng ra đi vào một ngày cuối năm khi sóng biển đang gầm thét dữ dội ngoài khơi.

    Khi những chiếc ghe nhỏ đưa nguời ra thuyền lớn ở Kiến Ḥa, th́ một chuyện bất ngờ xảy ra: công an cùng với chủ ghe đọc danh sách lên tầu, và quyết định bỏ lại 17 nguời đă đóng tiền, trong đó có toàn bộ gia d́nh em trai tôi gồm 4 nguời. Em trai tôi là nguời giới thiệu tôi đi, vậy mà phút chót lại bị ở lại!

    Tôi lên tầu, hết sức hoang mang, ngờ ngợ linh cảm truớc là sẽ có chuyện chẳng lành trên cuộc hành tŕnh đầy sóng gió sắp tới. Tầu đi bán chính thức chỉ duợc một lợi thế là không sợ bị bắt ở bến hẹn, nhung luôn luôn chở qúa trọng tải, có chuyến vừa ra tới cửa biển đă ch́m. Chiếc thuyền gỗ tôi đi nom rất mong manh, mà chủ tầu và công an chất lên tới hơn 300 nguời, cố nhét càng nhiều càng tốt dể thu vàng tối đa.

    Họ gạch tên bỏ lại 17 nguời, dể thay vào bằng những hành khách khác bằng ḷng nộp nhiều vàng hơn. Đây là loại tầu dánh cá có hầm chứa nuớc đá để uớp cá, bây giờ đuợc dọn sạch để đưa nguời vuợt biển. Hon 100 người đàn ông chúng tôi bị dồn xuống hầm, cấm không đuợc leo lên, và chỉ có mỗi cái cửa vuông ở giữa tầu dể ngày ngày bên trên ném thức ăn xuống. Đàn bà con nít th́ đuợc ngồi ở tầng trên cùng với thân nhân của chủ tầu và tài công.

    Có nghia là từ lúc buớc chân xuống tầu, tôi không duợc liên lạc với vợ con nữa. Tôi không biết, trong số hon 100 nguời dàn ông ngồi duới hầm tầu, có bao nhiêu nguời Việt; chỉ nghe tiếng chuyện văn chung quanh toàn là tiếng Hoa. Ông Ân với 3 cậu con trai tuổi từ 14 tới 18, ngồi duới hầm bên cạnh tôi. Vợ Ông cùng cô con gái dầu ḷng 19 tuổi, đứa áp út 13 và đứa con út 3 tuổi ở trên boong cùng với vợ con tôi. V́ là nguời Việt, không dám tranh căi với đại đa số nguời Hoa, chúng tôi bị dồn vào cuối hầm tầu, ngồi chịu trận tại chỗ, nuớc lúc nào cũng ngập từ thắt lưng trở xuống, và có khi lên tới ngực. Thức ăn cũng ít khi dến luợt ḿnh, v́ những nguời ngồi gần cửa lấy hết, lâu lâu mới quẳng vô phía chúng tôi cái bánh tét hay ổ bánh ḿ đă cứng như thanh củi. Tuy vậy, ai cũng tự an ủi là cuộc hành tŕnh sẽ không lâu, cố gắng chịu đựng vài ngày là tới bến, tha hồ thong dong.

    Sang đến ngày thứ tư, rồi thứ năm, tất cả đều mệt mỏi v́ con thuyền nhỏ bị sóng nhồi liên tục. Nuớc biển rỉ vào hầm tầu mỗi lúc một nhiều hơn, mà chẳng ai buồn múc từng thùng dổ ra ngoài như hai hôm dầu. Chỗ tôi ngồi càng ngày càng thê thảm hơn. Nuớc ngập tới ngực, mà rác rến lại nổi lềnh bềnh chung quanh, Lá bánh chưng bánh tét, vỏ quít, vỏ buởi cùng các thứ linh tinh không tên, trôi vật vờ, chẳng ai thèm vớt mà dem quăng xuống biển. V́ quá chật chội, di chuyển rất khó khăn, nên ai cũng ngồi ĺ tại chỗ, đứng lên không nổi, đi tiểu luôn chỗ ḿnh ngồi cho tiện. Trong hầm tầu, chúng tôi mất hết ư niệm thời gian, không ngày hay đêm, cũng chẳng biết tầu đang chạy hay đứng tại chỗ.

    Đến ngày thứ năm, v́ nóng bức qúa, có nguời ngộp thở ngất xỉu duới hầm, tài công mới cho khoét một cái lỗ vuông mỗi bề hơn một gang tay ngay trên dầu tôi, nghĩa là phía duới tầu, để lấy không khí từ trên lùa xuống cho hơn 100 nguời phía duới. Vị ân nhân của tôi, ông Ân và các con, lúc đầu c̣n nói chuyện với tôi, sau mệt quá, ai cũng nhắm mắt dựa vào nhau mà sống cho qua cuộc hành tŕnh dài lê thê.

    Buớc sang ngày thứ bảy, buổi sáng tinh mơ, chắc chưa đến 6 giờ, tôi đang thiu thiu ngủ, th́ nghe có tiếng gọi nhỏ:

    - Anh Ngạn! Anh Ngạn oi!

    Tôi giật ḿnh ngơ ngác nguớc nh́n lên, th́ thấy bà xă tôi tḥ mặt qua cái lô thông hơi dể t́m tôi. Tôi không nhận ra mặt vợ tôi v́ trời c̣n tối thẳm, nhưng nhờ giọng nói tôi biết vợ tôi cần gặp tôi có chuyện khẩn cấp. Tôi hồi hộp t́m cách đứng dậy. Tàu chật ních, lại thêm dă gần một tuần ngồi một chỗ, hai chân tê cứng duới lớp nuớc mặn, tôi loanh quanh khá lâu mới dứng lên duợc. May cho tôi là quanh tôi mọi nguời c̣n đang ngủ cả. Chứ nếu họ thức th́ tôi khó ḷng di chuyển, v́ họ sẽ lôi lại và dí đầu tôi bắt ngồi xuống. Bà xă tôi giục nho nhỏ:

    - Lên đi anh! Lên đại đi! Chui lỗ thông hơi này lên đi!

    Tôi lo lắng nh́n quanh. Lúc ấy tôi c̣n gầy yếu lắm. Thời gian ở trại cải tạo bị sốt rét nặng, kéo dài 21 ngày, buớc đi phải nhờ nguời vịn, bạn bè cùng tổ cứ tuởng tôi là sắp phải đem tôi đi chôn trên đồi tranh ở Bù Gia Mập. Giờ này vuợt biển, tôi vẫn chưa lại sức, mới chỉ lên cân đuợc chút ít. Nhà tôi lại bảo:

    - Đêm qua băo lớn. Cái áo của con bị rách tung rồi bay mất. Nó phải cởi trần cả đêm lạnh tím cả nguời. Anh lên một chút đi!

    Nghe nhắc đến đứa con hơn 4 tuổi, tôi vùng đứng lên, bước đại qua vài nguời đang ngồi ngủ, rồi chui liền lên, cái lỗ nhỏ, phải lách nguời khó khăn, làm trầy sứt cả hai vai, nhung tôi không có cảm giác ǵ lúc dó. Từ hôm lên tầu, tôi vẫn mặc cái jacket nylon của Không Quân ngày truớc và chiếc quần tây màu vàng đục. Lúc ngồi, dĩ nhiên phải cởi hết nút quần, kéo fermeture xuống cho thoải mái. Bây giờ đứng dậy, vội vă dùng hai tay đu lên khỏi hầm tầu, có nguời nào đó đă nắm ống quần tôi kéo lại, làm tôi chỉ c̣n mỗi cái quần đùi khi lên tới tầng trên. Trời mưa không nặng hạt lắm, nhung gió biển thổi phần phật trong không gian mờ tối. Tôi cúi xuống ôm dứa con đang run cằm cặp. Nhà tôi ưu tư bảo:

    - Tầu sắp đắm mất, anh ạ!

    Tôi đảo mắt nh́n quanh sau sáu ngày bảy đêm chui trong bóng tối duới hầm. Chỉ một phút sau, tôi nhận ra ngay là ḿnh sắp chết! Vợ tôi nói dúng. Là bởi v́, khi ở duới hầm, tôi cứ tuởng tầu đang chạy. Hóa ra tầu bị bỏ neo đậu tại chỗ suốt cả đêm rồi, mặc cho gió mưa và sóng dữ cuối năm vùi dập. Tuy cùng ở trên tầu, nhưng những tin tức bên trên không đuợc thông báo cho nguời duới hầm biết, sợ gây cảnh náo loạn, dẵm đạp lên nhau. Bởi vậy, tôi hoàn toàn không biết ǵ cả, cho đến bây giờ leo lên mới thấy kinh hoàng, Tôi nh́n lại phía buồng máy. Một cảnh tuợng hăi hùng và thê luong: không có tài công, không có nguời phụ máy. Chiếc tầu không nguời lái cứ bập bềnh nghiêng ngửa theo từng đợt sóng khổng lồ đưa vào, dẩy ra, phó mặc sinh mạng mấy trăm nguời cho đại dương.

    Với sức sóng như thế này, tôi biết chắc tầu sắp vỡ. Đàn bà con nít, nguời dứng nguời ngồi lố nhố, quên cả cái uớt lạnh, nhớn nhác hỏi nhau, không biết phải làm ǵ trong hoàn cảnh tuyệt vọng này. Bà xă tôi bảo:

    - Tài công bỏ tầu từ nửa đêm rồi!

    Bấy giờ tôi mới hiểu đầu đuôi câu chuyện. Đêm qua, khi thuyền chúng tôi vào c̣n cách bờ Mă Lai khoảng nửa cây số, th́ có tầu cảnh sát Mă Lai ra đuổi. Rồi họ dựng mấy cây dại liên và đèn pha trên bờ bắn ra xối xả. Muời mấy nguời tài công cùng với thân nhân chủ ghe đeo phao nhảy xuống bơi vào, nói là để điều đ́nh rồi sẽ ra đua tầu vô. Nhung rồi họ đi luôn, không ai trở lại!

    Nguời ngoài khơi cứ dợi. Nguời đă lên bờ th́ bỏ mặc. Đàn bà con nít trên boong không ai biết lái tầu. Hơn 100 nguời ngồi duới hầm th́ tuởng tầu vẫn đang chạy b́nh thuờng! Tôi biết ḿnh sắp chết, nhung cố làm ra vẻ b́nh tinh bảo con tôi:

    - Con oi! Đằng nào tầu cũng sắp ch́m. Bây giờ con ôm lấy cổ ba, dể ba nhảy xuống biển khơi, bơi vào...

    Tôi không biết bơi. Mà có biết th́ cũng không c̣n sức, bởi bờ ở quá xa, tôi cố nhuớng mắt nh́n mà chỉ thấy lờ mờ trong mưa. Đứa con trai hon 4 tuổi, quấn chiếc khăn quanh nguời uớt dẫm từ đầu xuống chân, run lẩy bẩy nh́n tôi im lặng gật đầu. Duờng như nó cũng linh cảm thấy chuyện chẳng lành sắp dến, cho nên chỉ nh́n tôi chia sẻ. Quanh tôi, có vài cái b́nh nylon đựng nuớc ngọt dă uống hết, nằm lăn lóc trên sàn. Tôi nắm bàn tay lạnh ngắt của vợ tôi và bảo:

    - Em lấy cái b́nh nylon, ôm vào nguời rồi nhảy xuống. May ra sóng đánh vào bờ! Thà nhẩy xuống truớc, chứ dể tầu vỡ th́ khó ḷng mà sống được, v́ cả trăm nguời sẽ níu chặt lấy nhau và cùng chết hết!

    Vợ tôi nh́n tôi bằng ánh mắt ly biệt, đưa tay làm dấu đọc kinh. Tôi và con trai tôi cũng làm dấu Thánh giá và cầu xin Chúa che chở trong con nguy khốn. Tôi vừa đưa cho vợ tôi cái b́nh nylon, chưa kịp nói ǵ thêm th́ một đợt sóng vĩ đại ấp tới, làm chiếc tầu lật ngang, vỡ tung buồng lái ở tầng trên. Tiếng nguời đồng thanh kêu rú lên, bị tiếng gầm của sóng át đi. Buồng máy, kính cửa sổ, mui tầu, mái gỗ bọc tôn và bao nhiêu thứ ngổn ngang trên tầu đều rụng hết xuống biển, kéo theo quá nửa hành khách gồm đàn bà và trẻ em. Tôi té lăn trên sàn tầu trong khối nuớc mặn khổng lồ vừa ập tới, đôi tay quờ quạng bám víu bất cứ thứ ǵ dể sống c̣n.

    Từ giây phút ấy, tôi không c̣n nh́n lại đuợc vợ tôi lần nào nữa! Đứa con tôi cũng vuột khỏi tay tôi và văng xuống biển. Tôi níu đuợc một sợi giây nào dó trên tầu, nên chỉ bị văng mất đôi mắt kính chứ chưa rơi hẳn xuống nuớc. Nhưng ngay sau đó, tôi chưa kịp hoàn hồn, chưa kịp đứng vững th́ lớp sóng khổng lồ vừa dẩy vô bờ, lại rút ra mạnh hon, làm tầu lật ngang một lần nữa ra phía ngoài, và lần này trên boong tầu không c̣n sót lại một ai. Tất cả đều rụng xuống biển.

    Những lớp ván, lớp kính và những ǵ chưa vỡ qua đợt sóng truớc, lần này tan tành hết. Nhưng đau đớn hơn cả là chiềc tầu ch́m dần xuống dáy biển mà hầm tầu lại chưa bể, cho nên hơn 100 nguời đàn ông ngồi với tôi suốt tuần lễ vừa qua, đều chết ngộp hết trong hầm, trong đó có cả cha con ông Ân, nguời đă đóng tiền cho gia đ́nh tôi đi!

    Tôi rớt xuống biển, cố gắng vùng vẫy theo bản năng sinh tồn, mặc dầu không biết bơi. Trên mặt biển bao la, sóng nhồi khủng khiếp, tôi thấy từng mảng gỗ thật lớn của ván tầu, rồi thùng phuy, va li, nồi niêu, áo quần, thùng gạo và hàng chục thứ dồ lặt vặt khác trôi nổi theo triền sóng, đôi khi lao vào mặt ḿnh.

    Đàn bà con nít ngụp lên lặn xuống, bán lấy nhau mà cùng chết. Tôi uống no nuớc, ch́m sâu xuống, đụng phải bao nhiêu xác nguời c̣n bấu chặt không rời nhau. Tôi nín hơi ngoi lên được một chút dể thở, rồi lại bị sóng cuốn đi không định được phương huớng.

    Là nguời Công giáo trong lúc lâm chung, tôi cố gắng đọc kinh sám hối dể chuẩn bị ĺa dời. Đọc kinh, nhưng không cầm trí tập trung đuợc. Tôi uất ức lắm, bởi thấy ḿnh chết tức tuởi ở tuổi 32 sau khi đă ḱnh qua bao nhiêu năm gian khổ. Ngày c̣n trong quân dội, mấy năm tác chiến, tôi đă kề cận tử thần mà tại sao không chết ngay trên chiến truờng cho xong? Tôi nhớ một lần hành quân ở Cái Bè, tôi đứng duới đuờng mương bên gốc xoài, VC từ cánh đồng truớc mặt bắn đạn pháo trúng ngọn xoài chỗ tôi đứng, miểng văng tung tóe, làm bay mất cây súng Colt tôi đang đeo bên hông và cắt đứt sợi giây ống liên hợp máy truyền tin PRC 25 tôi đang nói chuyện với Bộ Chỉ Huy Hành Quân. Lúc ấy tôi thấy số ḿnh c̣n lớn lắm, chỉ bị trầy sát nhẹ Ở bên đùi! Rồi khi ở trại cải tạo Sông Bé, tôi lại bị sốt rét nặng nề đến kiệt sức, tuởng không c̣n sống nổi tới ngày đuợc tha về. Vậy mà cũng không sao! tôi uất ức tự hỏi tại sao vuợt biển gần dến nơi th́ lại chết? Thế rồi tôi uống no nuớc, đuối sức không vùng vẫy nổi, đành buông xuôi tay ch́m xuống đáy bể, không biết ǵ nữa!

    Khi tôi tỉnh lại trên bờ, thấy ḿnh nằm sấp trên đống xác chết ngổn ngang. Nuớc ộc từ trong bụng ra giúp tôi hồi sinh. Tôi mơ màng tuởng ḿnh đang nằm chiêm bao.. Đứa con trai 13 tuổi của ông Ân chạy lại lôi tôi dậy và nói:

    - Chú Ngạn oi! Tỉnh dậy! Tỉnh dậy! Đắm tầu, chú Ngạn oi!

    Tôi ngơ ngác nh́n nó, chưa nhận ra ai bởi quá đuối sức và v́ không có mắt kính. Thằng bé lay tôi và nhắc lại:

    - Chú Ngạn oi! Đắm tầu! Ba cháu, chị cháu với 3 nguời anh của cháu chết hết rồi! Vợ chú với con chú cũng chết cả rồi!

    Tôi vùng dứng dậy, đưa mắt nh́n quanh. Lính Mă Lai đang quây những nguời sống sót vào gốc dừa. Họ cũng như tôi là những nguời đuợc sóng đẩy vào bờ và may mắn thoát khỏi tử thần. Nhung họ không đuợc phép cứu những nguời bị ngộp nuớc như tôi. Nếu đuợc cấp cứu, tôi tin chắc trong dám nguời nằm kia, ít lắm cũng có cả chục nguời sống dậy. Lính Mă Lai không cho cứu là bởi v́ những kẻ xa lạ và bất nhân ấy dang lột quần áo nguời chết dể lấy vàng và dollars giấu trong gấu quần, gấu áo, cổ áo, vạt áo. Moi của xong, họ lôi xác chết tập trung lại một chỗ chở xe mang đi chôn tập thể. Tôi từ gốc dừa ḅ tới, t́m trong đám 97 cái xác, thấy con trai tôi đă chết hẳn. Tôi bế cháu lên và nhận ra ván tầu hoặc ghềnh đá đă đánh vỡ trán con tôi, c̣n dể lại một vệt dài thật rơ. C̣n vợ tôi th́ sóng biển đánh trôi đi mất, không t́m đuợc xác!

    Mọi chuyện diễn ra chỉ trong chớp nhoáng. Ngoài kia, biển vẫn ầm ầm gào thét, chỉ thấy sóng xô chập chùng, không c̣n dấu tích ǵ của chiếc thuyền định mệnh. Hôm sau, từ trại tạm cư, chúng tôi duợc đưa trở lại băi biển, thả bộ dọc xuống huớng Thái Lan, t́m thêm đuợc một số xác chết nữa, nhưng cũng không thấy vợ tôi. Tổng số 161 nguời chết, chỉ vào bờ đuợc khoảng 100 cái xác, phần c̣n lại bị sóng đua đi mất tích. Có hai nhà sư Mă Lai gốc Hoa đem vải và nhang đến làm lễ cầu siêu truớc khi lính Mă Lai đem chôn tập thể.

    Trên băi biển Mă Lai dài thăm thẳm tôi dừng chân, ngồi duới hàng dừa trông ra đại dương, nao nao muờng tuợng lại chặng đuờng đă qua. Nhớ những buổi sáng Chúa Nhật vợ tôi lên thăm ở Khu Tiếp Tân truờng Bộ Binh Thủ Đức. Rồi những lần từ thành phố xuống miền Tây chờ tôi ở hậu cứ tiểu doàn. Khi sinh con đầu ḷng, tôi từ đơn vị hành quân, không kịp thay quân phục, vội vă dón xe về tham ở bảo sanh viện Đức Chính trên đuờng Cao Thắng. Nhớ hơn nữa là những lần vợ tôi gánh quả nặng triu đi tiếp tế cho tôi trong trại cải tạo, băng ngang 17 cây số đuờng rừng từ thị xă Phuớc B́nh vào Bù Gia Mập. Tất cả đều đă qua di, chỉ c̣n lại mặt nuớc mênh mông xanh thẳm truớc mặt, từng cuốn mất bao nhiêu xác nguời dồng hương trên hành tŕnh t́m tự do!

    Vợ tôi mất đi ở tuổi 26, sau những tháng ngày vất vả v́ chồng. Lấy tôi khi tôi đă vào quân dội, thuờng xuyên xa nhà, vợ tôi cũng giống như bao nhiêu nguời dàn bà khác trong thời khói lửa, chẳng mấy khi duợc gần chồng. Khi tôi duợc biệt phái về lại Bộ Giáo Dục, dạy học tại Sài G̣n, đă tuởng vợ chồng có thể sống đời dân sự yên ổn lâu dài, nào ngờ chỉ hon một năm sau th́ mất nuớc, bắt dầu cuộc sống mới lao dao gấp bội. Đoạn đuờng trầm luân ấy, có ngờ dâu rút cuộc lại kết thúc bi thảm bằng cái chết trên đại dương cùng với đứa con đầu ḷng hơn 4 tuổi!

    Tôi tin chắc cái chết của vợ tôi đă làm thay đổi hẳn cuộc sống của tôi. Nếu nói theo niềm tin thiêng liêng, th́ chính vợ tôi đă cứu tôi vào phút chót, truớc khi đắm tầu. Bằng chứng là hon 100 nguời đàn ông ngồi chung với tôi duới hầm tầu dều chết cả v́ ngộp nuớc.

    Em tôi, nguời giới thiệu tôi cho ông Ân,nếu đi cùng tôi chuyến ấy, chắc chắn cũng dă bỏ xác trên đại dương. Nhờ bị bỏ lại, nửa năm sau, em tôi cùng gia đ́nh vuợt biển thành công và gặp lại tôi tại Vancouver, Canada vào giữa năm 80. Bà Ân và hai dứa con nhỏ đuợc sóng đánh vào bờ thoát chết, đi dịnh cư ở Texas, tôi vẫn liên lạc cho đến khi trả xong 20 luợng vàng chồng bà cho tôi vay.

    Biến cố hăi hùng của chuyến tầu định mệnh làm tôi càng vững tin rằng đời nguời có sự sắp đặt của định mệnh, hay nói theo đức tin Công giáo, th́ đó là sự an bài của Thiên Chúa. C̣n đó rồi mất đó! Kiếp người mong manh như chiếc bách giữa ḍng, cho nên các cụ ngày xưa thường ví là cuộc phù thế nhân sinh. Vợ con tôi chết truớc mặt tôi. Hơn 160 nguời chết ngay bên cạnh tôi. Mà một kẻ yếu đuối như tôi lại sống sót! Đó phải là quyền năng của Thiên Chúa chưa muốn tôi ĺa trần.

    Lúc ngồi trên tầu, ông Ân thuờng tâm sự với tôi: Những ngày gần mất nuớc, gia đ́nh ông đă có thể đi Mỹ dễ dàng, bởi ông làm việc cho cơ quan viện trợ Hoa Kỳ suốt hai mươii năm. Nhưng ông thấy ḿnh tuổi đă lớn, muốn ở lại quê nhà khi đất nuớc hết chiến chinh, nên ông từ khuớc quyền lợi di tản mà nguời Mỹ dành cho ông. Ba năm sau, dất nuớc quá lầm than, mà chiến tranh vẫn không dứt. Các con ông chuẩn bị buớc vào tuổi nghia vụ quân sự phục vụ cuộc xâm lăng Kampuchia, thúc đẩy ông phải ra đi. Năm 75 ông từ chối di tản bằng máy bay. Năm 78 ông phải trốn bằng thuyền, để rồi chính bản thân ông cùng với 4 dứa con lớn đều chết cả!

    Có thể do những suy nghi về cuộc đời sau chuyến hải hành khủng khiếp mà tôi thoát nạn chỉ trong đường tơ kẽ tóc, tôi bắt đầu có những thay đổi lớn trong tâm tư. Tôi trở nên dễ tính, ít chấp nhất và không nuôi ḷng thù ghét với bất cứ ai. Tôi tâm nguyện rằng cuộc đời ḿnh, hễ làm duợc diều ǵ cho cộng dồng, cho xă hội, cho tha nhân, tôi dều cố gắng để đền đáp lại phép lạ của Chúa đă cứu tôi trên biển.

    Những ngày trống vắng ở trại tị nạn Mă lai chờ đi định cư, tôi suy nghi nhiều về nửa thế kỷ trầm luân của đất nuớc, và nhận ra một điều đơn giản rằng: Trong xă hội Việt Nam nguời dàn bà mới chính là thành phần chịu nhiều gian truân nhất, thời chiến tranh cũng như thời hậu chiến. Cảm thông cái thực tế chua xót ấy, cùng với nỗi nhớ thương nguời vợ mới mất, tôi bắt dầu viết truyện dài "Những nguời dàn bà c̣n ở lại" trong 3 tháng ở trại tạm cư. Cuốn sách dầu tiên ấy, tuy kỹ thuật chưa cao, nhưng chứa đựng nhiều cảm xúc. Nó là bậc thềm thứ nhất, là nấc thang khởi dầu,để rồi từ đó dến nay tôi dă có đuợc gần 30 tác phẩm xuất bản.

    Hai mươi năm đă qua, trên mặt báo chí Việt ngữ, tôi chưa hề viết lại những ḍng này dể mô tả tỉ mỉ cái chết của vợ tôi với dứa con đầu ḷng. Tuy vậy, từ thâm sâu, tôi vẫn tin chắc một diều rằng: Chính cái chết của vợ tôi đă mở ra cho tôi một cánh cửa mới tôi chưa hề dự trù trong quá khứ. Đó là thế giới văn chương mà tôi miệt mài theo đuổi cho đến hôm nay

    - Nguyễn Ngọc Ngạn -

  2. #2
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476

    QUỐC HẬN 30 THÁNG 4 - Phần 7 : ( BOAT PEOPLE ) Thuyền Nhân Việt Nam

    Khi Tôi Chết Hăy Đem Tôi Ra Biển (Phạm Đ́nh Chương)



    Khi tôi chết hăy đem tôi ra biển
    Đời lưu vong không cả một ngôi mồ
    Vùi đất lạ thịt xương không tan biến
    Hồn không đi sao trở lại quê nhà

    Khi tôi chết hăy đem tôi ra biển
    Ngược trôi đi đưa h́nh hài trở về
    Bên kia trời là quê hương tôi đó
    Dừa nghiêng nghiêng ôm hoài mối t́nh quê

    Ôi quê hương Đà Nẵng, Nha Trang
    Ôi quê hương Tiền Giang, Hậu Giang
    Như vang tiếng đồng bào tôi gọi thêm tiếc nuối
    Đâu tre xanh nào mái tranh nghèo hắt hiu
    Ngày nào ta trở về để ta thấy quê hương lần cuối

    Khi tôi chết hăy đem tôi ra biển
    V́ em tôi, v́ mẹ già vẫn chờ
    Từ mắt buồn lệ đen hơn bóng tối
    Thả tôi đi cho hồn người được nguôi

    Khi tôi chết nỗi buồn kia cũng hết
    Đời lưu vong tận tuyệt với hồn tôi


    Dư luận chỉ trích việc Hà Nội áp lực đóng cửa trại tị nạn Galang









    Dư luận chỉ trích việc Hà Nội áp lực đóng cửa trại tị nạn Galang
    Thanh Quang, phóng viên RFA
    2009-08-07
    http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/outrage-from-VN-boat-people-concerning-refugee-galang-to-be-obliterated-TQuang-08072009100320.html

    http://www.vietka.com/Galang_refugee_camp/Vietnamese_monument_ galang.htm

    http://www.vnbp.org/vietnamese/memorial/monuments/bidong/index.htm


    http://www.vnbp.org/vietnamese/memorial/monuments/galang/index.htm


    L'ile de lumiere (Document)

    http://www.amazon.com/lumiere-Document-French-Bernard-Kouchner/dp/2859561781">http://www.amazon.com/lumiere-Document-French-Bernard-Kouchner/dp/2859561781</a>

    http://www.amazon.com/Bernard-Kouchner/e/B001JOUJF2/ref=ntt_athr_dp_pel_ 1">http://www.amazon.com/Bernard-Kouchner/e/B001JOUJF2/ref=ntt_athr_dp_pel_ 1</a>

    LYSEKI : Một Con Tàu Cho Việt Nam
    BS Tôn Thất Sơn

    Lời Giới Thiệu

    Vào cuối thế kỷ thứ 20, trên thế giới xảy ra một tai nạn to lớn gọi là Thảm Trạng Thuyền Nhân mà đảng CSVN là nguyên do, khiến cho nửa triệu đồng bào vùi thây trên biển cả, gây nên chấn động tâm lư cho nhân loại.

    Một số người thiện nguyện thuộc một số quốc gia tự do dân chủ tây phương đă quyên góp tiền bạc gửi tàu đi cứu giúp.

    Vào thời điểm đó, có :

    Tàu của nước Pháp tên Ile de Lumière,

    Tàu của nước Tây Đức tên Cap Anamur

    Tàu của nước NA UY tên LYSEKIL

    Tàu LYSEKIL cứu người vượt biển của nước Na Uy

    Theo sự hiểu biết của người viết th́ người đứng ra bảo trợ 'Một Con Tàu Cho Việt Nam' có tên Egil Nansen và Annette Thomessen, với một uỷ ban gồm nhà bào, dân biểu, có sự phụ giúp của người VN Tỵ Nạn đă đến định cư trước.

    Ông Egil Nansen là một kiến trúc sư, mà ông nội ông là một người nổi tiếng từng cứu giúp người Tỵ Nạn trong đệ nhị thế chiến. Bà Annette Thomessen là một người Pháp làm dâu người Na Uy, thuộc Đảng Cánh Trái / Venstre Parti.





    Kỷ Niệm Về Lysekil : Một Con Tàu Cho Việt Nam
    BS Tôn Thất Sơn, Cập Nhựt 2009/02

    Viết để tặng vợ và con tôi : Tường Ngọc, Thục Khanh




    Tàu Na Uy Lysekil của hăng Lys-Line

    Lời Giới Thiệu

    Vào cuối thế kỷ thứ 20, trên thế giới xảy ra một tai nạn to lớn gọi là Thảm Trạng Thuyền Nhân mà đảng CSVN là nguyên do, khiến cho nửa triệu đồng bào vùi thây trên biển cả, gây nên chấn động tâm lư cho nhân loại.

    Một số người thiện nguyện thuộc một số quốc gia tự do dân chủ tây phương đă quyên góp tiền bạc gửi tàu đi cứu giúp.

    Vào thời điểm đó, có tàu của người Pháp tên Ile de Lumière, của dân Tây Đức tên Cap Anamur và của người Na Uy tên Lysekil.

    Theo sự hiểu biết của người viết th́ người đứng ra bảo trợ 'Một Con Tàu Cho Việt Nam' có tên Egil Nansen và Annette Thomessen, với một uỷ ban gồm nhà bào, dân biểu, có sự phụ giúp của người VN Tỵ Nạn đă đến định cư trước.

    Ông Egil Nansen là một kiến trúc sư, mà ông nội ông là một người nổi tiếng từng cứu giúp người Tỵ Nạn trong đệ nhị thế chiến. Bà Annette Thomessen là một người Pháp làm dâu người Na Uy, thuộc Đảng Cánh Trái / Venstre Parti.

    Vài nét về hai chữ Thuyền Nhân



    Lều Thuyền Nhân tại Indonesia

    Mệt ṃi với chiến tranh Việt Nam sau gần 20 năm, Hiệp Định Paris được kư kết vào năm 1973 giữa Mỹ và Cộng sản Bắc Việt để cho 'đồng minh’ Mỹ tháo chạy khỏi Miền Nam Việt Nam 'rong danh dự’. Qua văn bản, có những điều khoản như Cộng sản Bắc Việt không được xâm lăng Miền Nam mà hăy để cho nhân dân Miền Nam tự quyết định lấy thể chế chính trị của ḿnh.

    Thế nhưng Cộng Sản Bắc Việt, với sự trợ giúp vô điếu kiện của Liên Sô, của TC và thế giới CS đă xé toạc văn kiện họ vửa kư chưa kịp ráo mực, trong khi đó mười mấy quốc gia làm ‘chứng văn kiện hoà b́nh’ đă ngoảnh mặt làm ngơ trước sự tráo trở thô bạo của Cộng sản VN. Ngày 30/04/1975, VC đưa xe tăng húc ngă cánh cửa Dinh Độc Lập, cưỡng chiếm luôn Miền Nam. Đó là ngày kinh hoàng và tang tóc nhất cho toàn dân Miền Nam.

    Kể từ thời điểm đó, vào khoảng gần 2 triệu người liều mạng lên các ghe thuyền bằng gỗ ra Biển Đông trốn khỏi cái chính thể khắc nghiệt, gian manh xảo trá của người Cộng sản.

    Hai chữ Thuyền Nhân (Boat People) ra đời từ đấy. Sau này một số vượt biên bằng đường bộ sang Campuchea,Thái Lan gọi là Bộ Nhân.

    Những năm 1978, 1979 là cao điểm của thuyền nhân. Lư do là nhà nước Việt Cộng xuất cảng người Việt gốc Hoa ra khỏi Việt Nam, thứ nhất là tránh bị phá hoại bởi sự xúi bẩy của TC nay không c̣n mặn mà với Việt Cộng nữa, thứ hai là để lấy vàng vừa cứu đảng và vừa bỏ túi tham.

    Lợi dụng cơ hội ngàn-năm-một-thuở, rất nhiều người Việt Nam mua giấy tuỳ thân giả mang tên Tầu đóng vàng cho chủ tàu phiêu lưu vượt biển. Gia đ́nh tôi cũng làm như thế sau hai lần bị tù v́ ‘tội trốn theo bọn đế quốc’. Sau bảy ngày bảy đêm ghe chúng tôi với gần 200 nhân mạng đến được đảo Terempa thuộc nhóm Anambas, lănh địa Nam Dương, một ngày vào cuối tháng 05/1979.

    Chúng tôi với tàu Lysekil


    Sinh hoạt đă thành nếp trên đảo sau khi tự dựng lấy lều trên lưng chừng núi : đều đặn nhận trợ cấp gạo và cá khô của LHQ tạm thời chính quyền địa phương cho mượn, tôi tham gia vào Toán Y Tế khám bệnh phát thuốc ngoại chẩn. Ngoài ra phải đi chích thuốc dạo cho thương gia giàu có, kiếm thêm chút đỉnh mua chất tươi cho gia đ́nh gồm vợ tôi, Phan Thanh Tường Ngọc và bé Thục Khanh lúc ấy mới 6 tuổi. Sau khi chung vàng cho chuyến đi thứ ba này, chúng tôi sạch túi.

    Một buổi tối sau ngày đến đảo 3 tháng, một chiếc tàu hai màu xanh trắng mới toanh từ đâu đến đậu sát bờ biển, ban đêm đèn néon sáng choang như một thành phố nổi.

    Hôm sau, một ngày đầu tuần tháng 08/1979, thuyền trưởng Berg và y sĩ Tveida ngựi Na Uy lên đảo t́m y sĩ Việt Nam thiện nguyện lên tàu trợ giúp về y tế, cở một tuần lễ, chung với Tveida, v́ ngôn ngữ khó khăn.

    V́ nhiều lư do, như sự nhàm chán của chờ đợi các phái đoàn Liên Hiệp Quốc đến bốc người định cư, như sự cuồng chân, như ước mơ những cuộc hải hành trên sóng nước xa xôi, như được sống trên chiếc tàu quá đẹp một thời gian, tôi thuyết phục vợ con lên tàu.

    Chúng tôi được trả về Galant, đảo quốc tế Tỵ Nạn sau cở một tuần, lúc đó đang ở thời kỳ xây dựng. Các barak bằng gỗ mới toanh, với hệ thống nhà cầu tập thể dă chiến rất vệ sinh, với đường đất đ̣ lầy lội và láng mượt dễ trợt té do xe tải nhà thầu chạy qua lại liên miên.

    Cở 2 tuần lễ sau, bất thần bác sĩ Tveida trở lại Galant t́m chúng tôi, trong khi nhà tôi đưa một sản phụ sang một đảo có bệnh viện sinh đẻ. Lần này, yêu cầu của Tveida là sự làm việc cho Toán Y Tế sẽ kéo dài, v́ khi ông ta hồi hương, sẽ không có người thay thế.

    Trong cùng thời kỳ, Tveida vào các đảo Tỵ Nạn chiêu mộ được 2 tá viên điều dưỡng sung vào Toán Y Tế.

    Chúng tôi làm việc thiện nguyện trên tàu từ tháng 08/1979 cho đến tháng 05/1980, hàng tháng mỗi người được thuyền trưởng ‘phát’ cho 200 mỹ kim tiêu pha khi tàu ghé bến Tanjung Pinang của Nam Dương.

    Công tác của Lysekil



    Ban Y Tá Tàu Lysekil

    Về sau này được biết sự h́nh thành của con tàu Lysekil như sau : Vào những năm 1978, 1979 làm chứng nhân cho thân phận khổ đau cuả thuyền nhân trong cao điểm của phong tào vượt biển, một nhóm người Na Uy như kiến trúc sư Egil Nansen, bà Annette Thommessen, Dân Biểu Quốc Hội và vài nhà báo kêu gọi và phối hợp với Hội Thân Hữu Người Việt Tự Do Oslo và Vùng Đông thành lập nên Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển, ra mắt tại Oslo Theater đặt tên ‘Một Con Tàu Cho Việt Nam’ (A Boat For Vietnam) và thuê chiếc Lysekil của hăng Lys-Line vừa mới hạ thuỷ ở Singapore, đến Nam Hải làm công tác cứu trợ. Ban Chấp hành Hội Thân Hữu Người Việt Tự do Oslo và Vùng Đông thời đó có ông Phi Ngọc Hải là Hội Trưởng và ông Nguyễn Minh Tuấn là Hội Phó Ngoại Vụ, rất tích cực trong việc cùng hội viên mang lon nhựa ra đường quyên góp tiền bạc cho Ủy Ban. Được kể lại rằng, hôm ra mắt, Hội Thân Hữu đă đóng góp một số tiết mục văn nghệ giúp vui.

    Trước ngày chúng tôi tham dự công tác y tế trên tàu, Lysekil đă có mặt tại Nam Hải mấy tháng, lùng sục những chiếc ghe gỗ mỏng manh trên đại dương vớt người về gửi trại tạm cư Singapore chờ ngày đưa đi định cư Na Uy.

    Tôi nghe rằng Lysekil đă cứu vớt vào khoảng 160 thuyền nhân may mắn. Măi về sau này, tôi được biết trong số đó có tên 2 người bạn trẻ đó là anh Thọ con trai ông Đỗ Duy Huỳnh và cô My Vân. Tôi được đọc bài báo phỏng vấn Anh Thọ trên tàu khi Lysekil ghé bến Na Uy trong việc chuyển nhượng cho hăng khác. C̣n chính cô My Vân kể với tôi là cô được Lysekil vớt khi c̣n là bé tí một tuổi.

    Vào thời kỳ chúng tôi làm việc, Lysekil có hai nhiệm vụ chính, qua sự điều động của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc :

    - Bốc các thuyền nhân tấp vào các đảo thuộc lănh địa Nam Dương. Một dấu ngoặc ở đây là quốc gia này có trên 13000 đảo lớn nhỏ.
    - Chuyên chở các thuyền nhân từ các đảo Tỵ Nạn Air Raya, Kuku, đă được chấp nhận cho định cư ở các quốc gia thứ ba, về Galant do LHQ điều hành.

    Công việc của Toán Y Tế


    Ngoài các cabines, nhà bếp, phóng ăn, pḥng tắm cho thuỷ thủ đoàn cố định sát buồng lái, Lysekil trang bị thêm để đáp ứng nhu cầu chuyên chở người :

    - Một sàn có thể chứa 200-400 người ;

    - 4 connex đôi dùng làm : pḥng ngủ/tắm, pḥng ăn, nhà bếp, pḥng khám bệnh và phát thuốc dành cho Toán Y Tế. Thực phẩm và thuốc men cho Toán Y Tế và thuyền nhân do quỷ của Ủy Ban Cứu giúp Người Vượt biển, mua từ Singapore.

    - Bếp đặt trong hầm tàu đủ dùng cho 300-400 người.

    - 4 dăy connex khác làm nhà xí.

    Toán Y Tế gồm toàn dân Tỵ Nạn là tôi, nhà tôi, 2 cô tá viên tên Lệ, Nữ và bé Thục Khanh. Việc ăn uống, chúng tôi phải tự nấu lấy, chứ nhà bếp của thuỷ thủ đoàn không có nhiệm vụ. Một tuần lễ sau khi lên tàu, mỗi cô đều lẹ làng kẹp một anh thuỷ thủ. Cô Lệ th́ có chú Na Uy, cô Nữ th́ có cậu người Chile.

    Công tác chính của chúng tôi là :

    - Tiếp nhận thuyền nhân khi họ lên tàu :

    - Chữa bệnh cấp thời như say sóng, viêm phế quản, bị thương lặt vặt vân vân.

    - Nuôi ăn cho 200-300 người trong suốt chuyến hải tŕnh từ quần đảo Anambas về Galant là một ngày một đêm. Chúng tôi phát chiếu nằm, thực phẩm, nồi niêu soong chảo chén bát cho thuyền nhân trưởng đoàn gồm gạo, thịt hộp, dưa cải để họ tự lo liệu lấy.

    - Nhiều khi thuỷ thủ đoàn tồ chức nhảy đầm trên khoang tàu làm vui cho thuyền nhân trong chuyến đi

    - Khi thuyền nhân rời tàu :

    - Chùi rửa các dụng cụ bếp núc ;

    - Chùi rửa 8 cầu tiêu

    - Khi cần thiết, làm thông dịch viên bằng tiếng Anh khi bốc thuyền nhân vừa tấp vào các đảo nhỏ ;

    - Nhiều khi trong thời gian chờ nhận công tác phân phối, Lysekil ‘’ được ‘’ nhà nước Nam Dương sai phái đến các hải đảo xa xôi làm công tác khám bệnh phát thuốc chùa cho dân chúng địa phương. Anh sĩ quan cảnh sát liên lạc, luôn có mặt trên tàu, là thông dịch viên trong các cuộc tiếp xúc dân sự vụ này.

    Niềm vui và nỗi buồn ai hay

    Mỗi lần Lysekil hướng về một hải đảo nào đó bốc người đồng hương vừa cập bến là ḷng tôi khấp khời reo vui, với hy vọng biết đâu sẽ gặp người thân, bạn bè hay hàng xóm láng giềng để cùng nhau mừng tủi. Thế nhưng chúng tôi chưa bao giờ có cái may mắn đó. Tuy nhiên niềm vui vừa vừa th́ bao giờ cũng có khi giúp được người trong cơn hoạn nạn.

    Trong nhiều trường hợp di chuyển đồng hương từ Anambas về Galant, thường th́ tôi buồn nhiều hơn vui. Buồn không phải v́ chia ly, buồn v́ biết chắc thế nào cũng phải ‘vật lộn’ với những chiếc cầu tiêu bị nghẽn.

    Rút kinh nghiệm với bà con ḿnh trong mấy chuyến đầu tiên, mỗi khi đón họ lên tàu, bao giờ ṭi cũng dung loa phóng thanh khan cổ năn nỉ ‘Xin bà con chú ư, mỗi khi đi cầu xong, làm ơn đừng bỏ băng vệ sinh hay giấy báo vào cầu tiêu v́ sẽ làm nghẹt gây khó khăn cho chúng tôi’. Trong số hàng trăm lần chuyên chở đồng hương, hoạ hằn lắm mới có một vài lần cầu tiêu không bị nghẽn mà chỉ bị vấy bẩn thôi. Đặc biệt, tôi nhớ phái đoàn 200 người được đưa về Galant chờ đi Úc với bà trưởng đoàn tên Anh, v́ sau khi họ xuống tàu, không cầu tiêu nào phải bốc, hút và chỗ ngủ được dọn dẹp tươm tất.

    Trong Toán Y Tế tất cả là đàn bà con gái ngoại trừ tôi là đàn ông con trai, cho nên công tác móc dọn cầu tiêu được hân hạnh dành cho tôi, thỉnh thoảng có phó thuyền trưởng phụ lực. Mỗi khi giải quyết chuyện nghẽn, nếu ṿi nước không làm thông th́ tôi phải múc từng cục phân, rồi tḥ tay vào lỗ để móc.

    Hai cô tá viên ‘học’ rất nhanh đời sống Tây Phương, nhưng không biết làm sao phối hợp giữa sự tự do cá với nhiệm vụ và trách nhiệm. Mỗi khi tàu xong một chuyến hải vụ, ghé bến, họ để lại tất cả việc dọn dẹp rửa ráy cho tôi, lên ca nô cấp cứu theo thuyền trưởng đi bát phố Tanjung Pinang hay sang một băi cát trắng nước trong xanh phơi nắng và tắm biển. Tôi chỉ là một người Tỵ Nạn như ai, nên chả dám sai phái hay cự nự ai.

    Đôi lần tôi bị đồng hương la mắng oan. Trên tàu số chiếu có hạn, thế mà có một vài người khi lên trước thường dành 3-4 chiếc. Tôi bị la mắng khi yêu cầu họ trả lại bớt.

    Nghĩ lại, họ la mắng ḿnh v́ họ từng ở trong cơn khó khăn và hứng chịu môt vài ức chế nên dễ sinh ra thiếu kềm chế, chứ b́nh thường chẳng ai như thế.

    Tôi nhớ một trường hợp đặc biệt khác. Một bà thuộc gịng họ vua nhà Nguyễn có vẻ quư phái. Vừa lên tàu, yêu cầu rằng bà đang bệnh, cần nằm pḥng riêng. Tôi trả lời rằng th́ là khả năng tàu chỉ có chỗ nằm chung cho thuyền nhân trong 24 tiếng đồng hồ khi di chuyển từ đảo Tỵ Nạn về Galant chứ không có pḥng riêng như tàu bệnh viện.

    Bà ta nhất định không chịu, cuối cùng ‘điều đ́nh riêng’ với anh thuỷ thủ thợ máy tốt bụng người Singapare để ngủ trong cabine anh ta. Tôi cảm thấy xấu hổ cho ḿnh, v́ người đàn bà đó trông ra có vẻ khoẻ mạnh b́nh thường, quư chi một chỗ ngủ trong một thời gian ngắn ngủi mà không chịu hoà đồng với mọi người cùng trong cảnh ngộ.

    Vài kỷ niệm với người Nam Dương (Indonesia)

    Trong thời gian ba tháng đầu tiên kể từ ngày đặt chân lên đảo, chúng tôi gặp được nhiều người dân địa phương hiền lành và tốt bụng.

    Số là mọi người phải dùng đ̣ con do dân địa phương chèo đưa từ hoang đảo nơi tạm trú sang đảo bên cạnh có cư dân có phố xá để mua vật dụng làm lều, thức ăn, thuốc men. Nhờ vậy chúng tôi quen một vài người lái đ̣, trong đó có một ông già. Qua ngôn ngữ quốc tế là tay chân, ông ǵa hiểu nhu cầu, nên đưa nhà tôi đến tư gia vợ chồng ông ta rồi cho mượn máy may để vá lại áo quần rách. Có lần đến nhà, họ làm thịt gà cho ăn, không đ̣i thù lao chi hết. Khi vô nhà cư dân ở đấy, trước tiên được mời uống trà nóng với đường cát trắng pha sữa tươi.

    Người thứ hai đáng nhắc tới là anh Trung Uư cảnh sát làm sĩ quan liên lạc viên giữa tàu với các quan chức Nam Dương. Anh tên Adang. Khoe rằng các sĩ quan cảnh sát đều có bằng tiến sĩ về khoa kiểm nghiệm h́nh sự học. Anh ta thường được ăn chung với thuỷ thủ đoàn, nhưng lại ngủ pḥng gần chúng tôi. Anh ta có gia đ́nh, khoe rằng vợ là một công chúa.

    Tôi và nhà tôi có dịp ‘tŕnh diện’ viên Phó Đề Đốc Tư Lệnh vùng duyên hải quanh vùng Galant, qua trung uư cảnh sát Adang này. Thuyền trưởng Lysekil được lệnh ‘đô đốc’ (cũng như người Việt Nam, người Nam Dương thường xưng lên cấp cho các sĩ quan, cấp bậc phó đề đốc một sao mà viên cảnh sát luôn gọi là admiral tức 2-3 sao) mang ca nô đưa vợ chồng chúng tôi đến bản doanh ông ta. Không biết có phải v́ sự có mặt của thuyền trưởng người Na Uy hay không, ông ta có vẻ lịch sự không dằn giọng.

    Quanh co một hồi, tôi được hiểu là ông ta muốn Toán Y Tế nấu ăn cho Adang. Tôi thẳng thừng đáp ‘Thưa đô đốc, tôi là bác sĩ lo cho bệnh nhân trên tàu, chứ không có nhiệm vụ nấu ăn cho ai cả’. Đến hồi Adang mang bồ nhí lên tàu, tôi mới ngă ngữa ra hiểu ‘âm mưu’ của gă.

    Trước đó một thời gian khi cô bồ nhí chưa lên tàu, Adang ‘điều tra’ tôi, v́ c ô Nữ tố cáo rằng nhà tôi lấy cắp tờ 100 MK có dấu xé của cô ta để trong hộc tủ. Hỏi lư do tại sao nghi, trả lời tại v́ một lần độc nhất nhà tôi cùng tôi, cùng cô Lệ vào pḥng cô ta dạy Anh văn cho Lệ và Nữ, và nhà tôi mở hộc tủ trước mắt mọi người. Rứa mà cho là ăn cắp đấy. Rất nhục. Hai tháng sau, Adang cho tôi biết chính anh ta đă t́nh cờ t́m thấy tờ bạc ‘100 MK có dấu’ kia nằm trong quyển sách của cái anh Chilé bồ cô Nữ !

    Ở đời có những cay đắng oái ăm như thế. Tôi được biết, cái ‘tiếng rầm ŕ’ về chuyện ăn cắp đó đó đă đến tai A Thommessen và E Nansen, có lẽ từ thuyến trường hay từ anh Sandberg, một nhiếp ảnh viên cư ngụ ở Moss từng lên Lysekil ở lại hai hôm, chúng tôi không biết do đâu. Về sau, khi đă cư ngụ ở Na Uy rồi, bà Tuyết chị vợ bác sĩ Lê Văn Mộ có nhắc ra điều đó với tôi.

    Hai ba tháng sau khi chúng tôi lên tàu, Adang đưa một cô gái Việt rất trẻ, cậy cục thuyền trưởng cho lên tàu ở chung với nhiệm vụ ‘người nấu ăn cho Toán Y Tế’ !

    Như vậy ông E Nansen và bà A Thommessen phải chịu phí tổn một cách vô lư

    thức ăn cho bồ anh cảnh sát sĩ quan liên lạc người Nam Dương. Ba tháng sau bụng ‘người nấu ăn’ to lồ trong khi cô ta chắng chẳng bao giờ nấu ăn bữa mô cà.

    Ai từng ở trong các trại Tỵ Nạn Kuku đều nghe danh tiếng viên thiếu tá Nam Dương tên Yuko là người quản trị trại, mà người Việt ḿnh hay gọi trệch ra Du Côn. Anh ta từng ở trong Ủy Ban Kiểm Soát Đ́nh Chiến sau Hiệp Định Paris, tại Việt Nam, năm 1973. Một hôm, Lysekil vừa thả neo ngoài khơi đảo Kuku chờ bốc người, Yuko và cận vệ đùng đùng leo lên tàu, sấn sổ gơ rầm rầm pḥng ngủ của tôi. Cửa vừa mở, Yuko chỉ mặt tôi nói lớn ‘Chỉ có mày chứ không ai vào đây, v́ mày biết tiếng Anh’. Chột dạ v́ không hiểu chuyện chi trong khi Yuko và cận vệ sung ngắn súng dài đằng đằng sát khí, tôi hỏi cho lư do. Được biết có người báo cáo với Cao Ủy Tỵ Nạn là một nhóm thuyền nhân vửa tấp vô một đảo trong đó đàn bà con gái bị cảnh sát Nam Dương sờ soạn khi khám người và đồ đạc mang theo. Là người đi bốc họ nên tôi nghe biết. V́ tự ái dân tộc, tôi ‘mét bu’ liền tù t́ sự việc với một cô người Mỹ gốc Do Thái làm việc cho Cao Ủy Tỵ Nạn, và cần thận dặn là hăy đừng cho biết tôi là đầu mối, v́ sợ bị lôi thôi với giới chức Nam Dương. Thế nhưng sự lo sợ của tôi đă xẩy ra. Yuko ra lệnh tôi tập họp nhóm gần bốn chục người vửa mới được bốc, chưa hết cơn kinh hoàng sau chuyến đi. Tim tôi đánh lô tô. Chuyến này mà Yuko điều tra ra tôi là chủ mưu lập bo th́ chả biết điều khó khăn nào sẽ xẩy ra cho ḿnh và gia đ́nh. Phản ứng thô bạo của vơ biền Nam Dương sẽ như thế nào đây ? Vẻ mặt làm ra b́nh tỉnh nhưng trong đâu th́ tính kế. Cũng may, trong toán có một thanh niên tên Hùng vốn làm thông dịch viên cho Mỹ.

    T́m anh ta, kể vắn tắt t́nh h́nh nghiêm trọng và yêu cầu sự giúp đở thiết thực bằng cách Hùng nhận chính là ‘đương sự’. Giải thích là chính quyền địa phương chẳng có quyền hành ǵ trong việc định cư. Tôi thêm rằng nếu tôi gặp rắc rối, có thể tôi sẽ không c̣n có cơ hội giúp đỡ đồng hương, thế thôi. Mặc dù chân ướt chân ráo mới tới nơi miền đất lạ, và chả biết Hùng có cho lời nói của tôi đúng hay sai, anh ta can đảm nhận ngay việc tố cáo đó. Thế là tôi thoát nạn. Yuko thất vọng, hùng hổ leo thang dây rời khỏi tàu, không thèm chào thuyền trưởng Olsen một tiếng khi ông ta đứng gần đó lo lắng cho kẻ vô tổ quốc đang lâm nạn là tôi. Yuko vừa đi vừa lầm bầm đe doạ tôi ‘Tao cho mày biết, kể từ nay về sau, mày đặt chân lên đảo Kuku là chết với tao đấy’. Thuyền trưởng và thuỷ thủ đoàn nổi giận v́ thái độ côn đồ của Yuko, bảo rằng họ sẵn sàng bảo vệ tôi nếu lần tới anh ta tiếp tục làm dữ kiểu đó. Người con gái Mỹ ràn rụa nước mắt nói ‘Xin lỗi bác sĩ’. Tôi cười buồn ‘Cô chẳng có lỗi chi hết, cuộc đời người Tỵ Nạn dễ gặp vài chuyện buồn như rứa đó Maria ạ’.

    Một lần khác, theo phái đoàn LHQ đi nhờ tàu có một phóng viên nhiếp ảnh Nam Dương. Nhiều người bước vào pḥng họp vừa là pḥng ăn, người Tây phương không nói ǵ với tôi, riêng cái anh Nam Dương lên tiếng hoạnh hoẹ sai tôi làm trứng gà cho anh ta ăn sáng. Tôi quắc mắt nh́n anh ta ‘Xin lỗi, tôi là bác sĩ ở đây, tôi không phải là người làm bếp, nhé’. Anh ta tiu ngĩu bỏ đi một nước.

    Ở Nam Dương, nhà nước đối đăi người dân Tỵ Nạn như loại người hạng thấp kém như không được thuê khách sạn nơi phố xá.

    Trong công tác cho Lysekil, nhân viên nhà nước bản xứ lại càng không có thiện cảm với chúng tôi. Tôi đọc cái nh́n ganh tị nơi con mắt của họ, có lẽ họ nghĩ rắng dân Tỵ Nạn Việt Nam thấp kém kia sao dám làm việc ngang hàng với đám dân tây da trắng.

    Vấn đề định cư

    Những ngày đầu tiên khi dặt chân đến đảo Tỵ Nạn Terempa, tôi nói với nhà tôi rằng ḿnh nhất định phải xin định cư Mỹ, đừng xin đi quốc gia nào khác cả nghe. Khi lên tàu Lysekil làm việc, chúng tôi gặp các phái đoàn của nhiều quốc gia khác nhau đi bốc người định cư, nói chuyện chơi với họ, ai cũng tỏ vẻ sẵn sàng cho chúng tôi vào cư ngụ quốc gia họ. Có phái đoàn Úc đến trại Tỵ Nạn Galant đọc tên chúng đi định cư trong khi chúng tôi măi lênh đênh trên biển. Biết được điều này khi chúng tôi trở lại trại Tỵ Nạn. Sau hai ba tháng tiếp xúc và làm việc chung với thuỷ thù thấy ‘Na Uy cũng được’, chúng tôi bàn nhau làm đơn xin định cư Na Uy mà không giữ ư định lúc ban đầu nữa.

    Cũng có nhiều lư do trong việc xin đi Na Uy và v́ chúng tôi không thuộc diện được tàu Na Uy vớt trên biển nên không phải đương nhiên được chấp nhận nhập cư. Chờ măi không thấy hồi âm về đơn xin, chúng tôi bắt đầu nóng ruột, v́ gia đ́nh bà chị đi cùng chuyến tàu vượt biên đă được Mỹ bốc rồi. Thỉnh thoảng chúng tôi gây gỗ nhau v́ lư do chính đi vượt biên để đến nước thứ ba đặng lập lại đời sống mới, chứ sao lại hùng hục làm chuyện ‘ruồi bu’ khiến chẳng thấy tương lai đâu cả. Cở bốn tháng kể từ ngày lên Lysekil, chúng tôi t́nh cờ gặp phái đoàn Mỹ đi nhờ Lysekil từ Galant xuống Kuku. Sau khi nghe ‘tâm sự lâm ly’ của chúng tôi, người trưởng đoàn bèn hẹn khi tàu ghé bến Kuku họ sẽ làm thủ tục cho chúng tôi nhập cư Mỹ, được hứa là khi có giấy máy bay, sẽ thông báo. Từ đó chúng tôi yên tâm làm việc chờ ngày lên máy bay đến Miền Đất Hứa.

    Vài kỷ niệm với chính Lysekil

    Trong 8 tháng trời trôi nổi, cuộc đời chúng tôi như buộc cứng với Lysekil. Sau mỗi chuyến bốc người về bến, Lysekil thường thả neo trước quận lỵ Tanjung Pinang, ở đấy có quán xá, có bệnh viện nhỏ và một số cơ cấu hành chính b́nh thường khác. Mỗi tháng một lần, Lysekil sang Singapore nhận tiếp tế. Singapore ở rất gần Galant. Nhà nước Singapore không cho phép tàu có chờ người Tỵ Nạn thả neo lănh hải của họ. V́ vậy, khi đi nhận tiếp tế, Lysekil bắt buộc phải để chúng tôi lại Tanjung Pinang. V́ luật lệ cấm người Tỵ Nạn thuê khách sạn, ban đầu chúng tôi phải t́m cách thuê nhà dân để ở chờ Lysekil trở lại. Nhờ cô Nữ biết tiếng Tàu, chúng tôi thuê được nhà người Hoa. Nhưng về sau, nhà chức trách biết được, họ đe doạ chủ nhà không được cho chúng tôi thuê. Chúng tôi t́m gặp một ông Đại Tá Quân Y, Chủ Tịch Hồng Thập Tự nhờ can thiệp.

    No way. Ông ta tống chúng tôi vào trại Tỵ Nạn trong quận bị bỏ trống, ẩm ướt tối tăm.

    Nên chi mỗi lần Lysekil đi nhận tiếp tế vài ba ngày là chúng tôi khốn khổ vô cùng v́ không có chỗ ở tàm tạm. Ngày ngày ra bến tàu ngóng trông sự trở về của con tàu, hơn là bé con ngóng mẹ về chợ. Chỉ có chuyện ở là rắc rối, chứ việc ăn uống th́ ra tiệm người Nam Dương gốc Hoa, ăn ngon không khác chi ở Chợ Lớn, Đa Kao, do Lysekil đài thọ.

    Lần đầu tiên đi Singapore, v́ chưa biết luật lệ của nhà chức trách, Lysekil đưa cả toán theo luôn. Cảnh sát Singapore lên tàu canh chừng chúng tôi suốt thời gian tàu thả neo.

    Từ trên tàu, nh́n vào đất liền, thấy nhiều buildings màu sắc đẹp mắt, khiến chúng tôi ước mơ đến một cuộc đời b́nh dị, một mái nhà, một công việc làm, vợ chồng con cái hôm sớm có nhau không có cảnh người dựa vào những mỹ từ rỗng tuếch, ức hiếp người như nhân dân Việt Nam và chúng tôi từng trải qua trên đất nước ḿnh.

    Chúng tôi được hưởng ngày lễ Giáng Sinh 1979 trên tàu. Bé Thục Khanh được thuỷ thủ đoàn cưng, cho nhiều quà vừa mới được mua trong chuyến tiếp tế.

    Một đêm không trăng sao, bổng có người đập cửa pḥng tôi gấp rút. Té ra thuỷ thủ vừa vớt được hai người đánh cá Đài Loan bị ch́m ghe v́ một tàu nào đó tông nhằm, họ nằm trên phao cấp cứu hai hôm rồi. Toán Y Tế phải chữa trị, săn sóc và nuôi ăn cho hai bệnh nhân bất đắc dĩ trong một tuần lễ. Ngày họ trở về với đồng loại, không một lời từ biệt chúng tôi.

    Thỉnh thoảng một vài đêm, pḥng ngủ tự dưng tối om và nóng bức v́ mất điện, sáng ra, gặp viên kỷ sư cơ khí trưởng, bèn nói ‘vớt’ một câu ‘Chà, chắc đêm qua ông vất vả với hệ thống điện lắm đấy hả !’. Đôi mắt xanh ngơ ngác nh́n tôi với vẻ thiếu thân thiện mà chẳng nói ǵ. Về sau, anh chàng thợ máy học việc người Singapore ‘giài mă’ cho tôi, ấy là đêm ấy chàng say quắc cần câu, mới ra cớ sự.

    Vào một buổi trưa trung tuần tháng năm 1980, Lysekil vừa xong chuyến hải hành vận chuyển bà con về Galant. Thuyền trưởng Drablos gơ cửa pḥng chúng tôi, trên tay cầm tờ giấy mà sau này ṭi biết đó là điện tín từ Na Uy. Bắt tay tôi, ông ta vửa cười vửa nói ‘Chúc mừng nhé, gia đ́nh anh được chính phủ Na Uy chấp nhận cho định cư’. Cùng lúc ông ta thông báo là chúng tôi hăy sửa soạn rời Lysekil, v́ nhiệm vụ Lysekil chấm dứt ngang đây, sẽ quay về nước. Ca nô đưa gia đ́nh tôi lên bờ để nhập đảo Galant.

    Như rứa là gia đ́nh tôi được cùng một lúc Mỹ và Na Uy cho phép nhập cư lập lại cuộc đời. Chúng tôi không vui mừng nữa. Tinh thần đang chuẩn bị đi Mỹ, đùng cái ư nghĩ về quốc gia Na Uy chen vào.

    Ở Galant, trong cơn rối mù của lưỡng lự, chúng tôi đi gặp những người từng quen biết trong cao Ủy Tỵ Nạn hỏi ư kiến. Gặp bà phó trưởng đoàn người Phần Lan. Khuyên ‘tốt nhất nên đi Na Uy’.

    Chúng tôi đi gặp phái đoàn bốc người cho Mỹ, cho biết chọn đi Na Uy. Thắc mắc : ‘Có biết bao nhiêu người Việt Nam ao ước được đi Mỹ mà không được, tại sao Anh có cơ hội lại từ chối’.

    Ở Galant, tôi trở lại nghề chính dạo kiếm thêm thu nhập trong khi chờ ngày đi định cư.

    Như tất cả các đồng hương, chúng tôi được ghe đưa sang Singapore ở tạm trong trại chuyển tiếp 4-5 hôm chờ chuyến bay. Cả năm năm trời sống trong cảnh nghèo nàn thấy toàn rừng núi, trại cài tạo, nhà tù, nay thấy cảnh phồn hoa đô hội của Singapore tôi choá mắt. Cái ǵ cũng đẹp, cũng sang trọng hấp dẫn. V́ là ma mới trại Tỵ Nạn, buổi tối nằm trên nền đất gần chỗ nước tiểu khai khai, khó ngủ.

    Đặt chân lên xứ Viking với cú sốc văn hoá

    Chiếc máy bay Boeing 737/ Braathen SAFE đáp xuống phi đạo Fornebu hồi 1045 ngày 09/07/1980. Chúng tôi đặt chân lên đất nước Viking. Ra đón ở phi trường ngoài đại diện của cơ quan Tỵ Nạn làm thủ tục nhập cảnh cho chúng tôi, có ông Egil Nansen, và bà Annette Thommessen. Bé Thục Khanh nhận được nhành hoa kèm theo những chiếc cờ Na Uy nhỏ xíu. Ông Nansen lái xe.

    Họ đưa chúng tôi về nhà một ngựi bạn của họ đang du lịch để nhà trống, cho chúng tôi có chỗ tạm trú trong thờ gian chuyển tiếp ở Oslo. Trên xe, chợt tôi nghe một tiếng ’rầm’ phía sau xe. Egil Nansen dừng xe lại bên vệ đường, tắt máy, xuống xe. Nh́n lại, một chiếc xe du lịch khác đâm vào đít xe chúng tôi. Một số thanh gỗ chuyên chở trên trần xe sau đổ tung toé xuống mặt đường. Tôi chờ đợi tiếng cự nự la ó, rồi cảnh sát vân vân như tôi thường thấy ở Sài G̣n vào thời kỳ trước 1975 mỗi khi có tai nạn xe cộ, nhưng chẳng thấy ǵ. Ông Egil Nansen lẳng lặng giúp người lái xe vừa gây tai nạn xếp các thanh gỗ lên trần xe của đương sự, sau đó họ đưa nhau đến đầu xe gây tai nạn kê giấy viết và kư, rồi lịch sự bắt tay nhau từ giả đường ai nấy đi. Nay, chúng ta quen với cảnh tượng này ở Na Uy, không cho là ‘sốc’, chứ những người lớn tuổi như tôi, ngày đầu tiên mới đặt chân lên đất nước người ta, đó là sự lạ vô cùng.

    Theo lời hẹn, 5 giờ chiều cùng ngày ông Egil Nansen và bà Annette Thommessen đến đón chúng tôi đi ăn. Trong lúc chờ món ăn, ông Egil Nansen móc bóp lấy ra tờ bạc 500 kroner, vứt trên mặt bàn trước mặt chúng tôi, miệng nói các người cầm tạm mà tiêu trong khi chờ sự giúp đở của Sở Tỵ Nạn. Đây là cú ‘sốc’ thứ hai trong ngày. Vốn quen với phong tục lể giáo Việt Nam, mỗi khi đưa cái ǵ cho người lớn tuổi hơn phải bằng hai tay, khi đưa cái ǵ cho người ngang hàng th́ trao thẳng cho người ta với vẻ trang trọng. Đằng này, cái thái độ ‘ném’ tiền trước mặt như thế, người quen với lễ giáo Việt Nam cho rằng đó là một sự khinh dể.

    Chúng tôi được chuyển về Kristiansand vào đúng ngày quốc khánh Pháp 14/07/1980.

    Người đứng đầu văn pḥng Tỵ Nạn ở đây là bà Judith Egeland, một người Úc lấy chồng Na Uy, đi đón. Tôi c̣n nhớ trong buổi đầu gặp gỡ, bà Judith nói 'Na Uy vào mùa nghỉ hè tháng Bảy, mọi văn pḥng đều đóng cửa’.

    Từ đó chúng tôi bước vào những ngày phấn đấu cho đời sống nghiệt ngả nơi xứ lạ lạnh lùng này một cách mệt mỏi chán chường v́ cô đơn, v́ nhớ Việt Nam.

    Có một lần, Lysekil ghé Kristiansand, với nhiệm vụ chuyên chở hàng hoá. Được tin nhắn, chúng tôi lôi thôi lốc thốc trong cơn gió lạnh đi xe buưt xuống bến ghé thăm.

    Thuỷ thủ đoàn đă thay đổi. Mọi sự thay đổi hết.

    Lời cuối.

    Với thời gian tám tháng ṛng trên Lysekil, chúng tôi đă bốc vào khoảng 150–200 thuyền nhân dạt vào các ḥn đảo nhỏ thuộc lănh hải Nam Dương, đưa về tập trung tại đảo Galant. Chúng tôi đă chuyên chở vào khoảng 30000 đồng hương từ các đảo thuộc quần đào Anambas như Kuku, Air Raya, Terempa về Galant chờ ngày các quốc gia giàu ḷng nhân đạo đưa lên máy bay từ Singapore đi định cư tạo dựng một cuộc đời sống mới, không có cảnh người bắt người hay cảnh người giết ngườI như cái chế độ Cộng sản Việt Nam mà ai cũng chán ghét, đến nỗi người Việt Nam có câu ‘Cột đèn có chân cũng c̣n muốn đi’.

    Chúng tôi đă theo con tàu Lysekil xuôi ngược trên Nam Hải cọng với những ngày trong các trại Tỵ Nạn tổng cọng 14 tháng, mới được đặt chân lên Quê Hương thứ hai.

    Cô Lệ th́ theo gia đ́nh người anh trai là một bác sĩ đi Mỹ, cô Nữ th́ xin đi Thuỵ sĩ.

    Nay ở xứ người đă trên 27 năm qua, tôi đoán rằng những thuyền nhân từng trong đời một lần ngồi trên tàu Lysekil, nay đă thành công và thoả măn với cuộc sống nơi miền đất xa xôi nào đó, Mỹ, Canada, Úc, Pháp, Đức, Đan M ạch, Thuỵ Điển, Na Uy, Hoà Lan ... Tôi ao ước được gặp lại họ, uống với nhau một chén trà nóng, ôn lại chút kỷ niệm nhỏ nhoi thoáng qua trong cuộc đời người.

    Phần tôi, sau những ngày tháng ở cái Xó Bắc Cực này, mỗi lần nh́n thấy trên bến cảng chiếc tàu nào hao hao giống Lysekil là ḷng vừa bâng khuâng vừa nôn nao.

    Nhớ nhung một điều ǵ. Tiếc nuối một chút ǵ. Không tên.

    Tôn Thất Sơn, Kristiansand, Đầu 2008

  3. #3
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476

    QUỐC HẬN 30 THÁNG 4 - Phần 7 : ( BOAT PEOPLE ) Thuyền Nhân Việt Nam

    Thảm Kịch Biển Đông - Vũ Duy Thái, C/N 2011/01/29

    Tôi tên là Vũ Văn Thái, sinh ngày 02/10/1936 tại Hoá Lộc, Tuyên Sơn, Ninh B́nh (Bắc Việt). Thuở nhỏ rất nghèo, phải chăn trâu cắt cỏ từ lúc 5 tuổi. Mồ côi cha năm 10 tuổi, mẹ ốm đau thường xuyên, nhưng lần hồi đến năm 23 tuổi th́ đời sống tương đối dễ chịu hơn với nghề thợ may.

    Tôi di cư vào Nam năm 1954 và lập gia đ́nh vào ngày 06/04/1958 ở xứ An Lạc, Gia Định. Nhà tôi tên là Đinh Thị Bằng, sinh năm 1940 tại Phú Nhai, Nam Định (Bắc Việt). Nhà tôi cũng thuộc thành phần di cư năm 1954. Lúc mới lấy nhau, chúng tôi rất nghèo. Tiền đám cưới có 6000 bạc chúng tôi cũng lo không nổi phải đem bán cái máy may được 2 ngàn và vay mượn bạn bè thêm 4 ngàn nữa mới tạm đủ. Như thế nhà tôi đă khởi sự chia sẻ với tôi nỗi gian nan, vất vả của đời sống ngay từ lúc mới bước chân về nhà chồng. Những năm đều sống thiếu thốn cực nhọc trôi qua trong sự đảm đang, tần tảo của nhà tôi. Là một phụ nữ yếu đuối về thể chất nhưng lại rất mạnh mẽ về tinh thần, nhà tôi đă phấn đấu, hy sinh rất nhiều để lo lắng cho chồng con. Gần như trong suốt cuộc đời, nhà tôi không được hưởng thụ ǵ, không có một thói quen giải trí nào, không ưa thích một điều ǵ ngoài niềm vui lo toan sắp xếp công việc tề gia nội trợ, chăm lo bữa ăn giấc ngủ cho chồng cho con. Lúc nào nhà tôi cũng cố gắng sắp xếp để cho chồng con được ăn ngon, mặc đủ. Dưới mắt tôi, nhà tôi là một phụ nữ tuyệt vời, một mẫu người phụ nữ Việt Nam đảm đang, trung hậu, hiền hoà, luôn luôn là niềm an ủi khích lệ, là chỗ dựa vững chắc cho toàn thể gia đ́nh.

    Chúng tôi sinh hạ được tất cả 7 con, tuần tự gồm có :

    1 Giuse Vũ Duy Thanh sinh năm 1959

    2. Vincente Vũ Duy Khanh sinh năm 1961

    3. Phero Vũ Duy Tuấn sinh năm 1963

    4. Maria Vũ Thị Thanh Thuỷ sinh năm 1966

    5. Maria Vũ Thị Thanh Thuỷ Trang sinh năm 1968

    6. Martin Vỹ Duy Tài sinh năm 1971

    7. Phero Vũ Duy Trí sinh năm 1975

    Gia đ́nh tôi được kể như hoàn toàn hạnh phúc nếu như không có sự sụp đổ miền Nam, đất nước rơi vào tay Cộng Sản (CS). Là một gia đ́nh Thiên Chúa giáo ngoan đạo, các con tôi đă thụ hưởng một nền giáo dục nằm trong t́nh yêu thương của Thiên Chúa do đó không bao giờ chúng tôi có thể sống nổi dưới ách độc tài, đàn đáp của CS. V́ thế chúng tôi đành quyết định bỏ nước ra đi.

    Chuyến vượt biển thứ nhất, vợ chồng tôi cho 3 cháu trai đầu đi trước. Tầu khởi hành từ bến Bạch Đằng, Sài G̣n vào ngày 01/10/1978 chở theo 130 người. Nhưng chỉ đi được 4 ngày th́ chết máy. Ghe lạc vào một đảo san hô đầy đá ngầm thuộc đảo Bành Hồ (Đài Loan). Sống ở đó 50 ngày, thực phẩm hết, số người chết v́ đói cứ tăng dần và những người sống sót đành xẻ thịt người chết mà ăn để sinh tồn. Hai cháu lớn của tôi, Vũ Duy Thanh và Vũ Duy Trung đă bị rơi vào hoàn cảnh cực kỳ bi đát này. Các cháu đă chết và xác của các cháu đành cho bạn đồng ghe ăn thịt.


    Măi tới sáng ngày thứ 50 trên đảo mới có tầu đánh cá Đài Loan tới cứu. Cả ghe 130 người chỉ c̣n sót có 60 người. Nhưng trên đường từ đảo san hô vào Đài Loan, lại có thêm một số người chết nữa v́ quá kiệt sức. Rút cục khi đặt chân lên đất liền ở Đài Loan, chỉ c̣n 34 người sống sót, trong số đó có con trai thứ 3 của tôi là Vũ Duy Tuấn và một đứa con đỡ đầu của tôi nữa tên Trịnh Vĩnh Thuỵ. Hiện cháu đang ở Đài Bắc. C̣n cháu Thuỵ, nhờ có thân nhân ruột thịt bảo lănh nên đă định cư tại tiểu bang California, Hoa Kỳ.

    Trước thảm kịch có hai anh ruột bị chết thảm, cháu Tuấn v́ sợ bố mẹ đau buồn nên đă dấu biệt tin tức. Măi tới ngày 20/12/1978, một người bạn của tôi tên Đỗ Minh Ngự ở Mỹ viết thư báo tin, gia đ́nh tôi mới được rơ tin tức về chuyến đi kinh hoàng đó. Vào đúng thời điểm này, gia đ́nh chúng tôi lại đang chuẩn bị vượt biển chuyến thứ hai. Chung tôi làm lễ cầu nguyện 3 ngày liền cho hai cháu ở nhà thờ An Lạc, Chí Hoà, rồi mặc dù vô cùng đau đớn, chúng tôi vẫn tiếp tục xúc tiến cuộc hành tŕnh vượt biển với cả gia đ́nh.

    Chúng tôi rời Sài G̣n vào ngày 28/12/1979 lúc 04 giờ (sáng) để đi xuống Rạch Giá. Qua 4 giờ sáng ngày 29/12 th́ ghe của chúng tôi ra khơi, chiếc ghe mang số VNKG 0980, dài 13 m, ngang 2,5 m, chở 120 người. Ghe chạy tới 19 giờ chiều ngày 30/12 th́ gặp hải tặc Thái Lan (trên tàu cướp có treo cờ Thái Lan), chúng xáp lại cướp lần đầu. Cướp xong, chúng bỏ đi. Qua 8 giờ sáng ngày 31/12 lại gặp một tầu cướp khác. Lần này cướp xong, chúng phá máy tầu. Một chuỗi 8, 9 tiếng nổ phát ra ở hầm may làm chiếc ghe lập tức bị chao đi và ch́m lỉm ngay ít phút sau đó. Tất cả mọi người trên ghe đều la khóc kinh hoàng. Vào những giây phút cực kỳ khiếp đảm này, vợ chồng chúng tôi không nói được với nhau câu nào. Tôi chỉ c̣n kịp nh́n thấy nhà tôi với vẻ mặt hết sức kinh hoàng, thảng thốt. Rồi tôi cuối xuống hôn hai con chót của tôi là cháu Tài (8 tuổi) và cháu Trí (4 tuổi). Tôi cũng nghe thấy tiếng cháu Thuỳ kêu la : “Cha ơi ... chú Tuynh ḱa ...” và cháu Trang la lên “Cha ơi ... chết rồi ...”. Rồi ghe ch́m lỉm. Lúc đó nhà tôi vẫn ở bên cạnh tôi. Nhưng nhà tôi không hề níu kéo lấy tôi. Đây là sự hy sinh cao cả cuối cùng của nhà tôi dành cho chồng con. Nhà tôi không muốn tôi bận bịu, vướng mắc giữa sóng biển để tôi có cơ hội cứu các con. Khốn thay, một con sóng độc ác đă ùa tới nhận ch́m tất cả những người thân yêu của tôi. Tôi không c̣n thấy ai nữa. Chỉ có sóng nước ngập đầu. Ngay lúc đó tôi được một người cháu tên Phương níu tôi lại và tôi bíu vào một cái can nước. Tôi ôm cái can một cách hoàn toàn theo bản năng. Và lúc tôi mở được mắt ra th́ tôi thấy nhà tôi vật vờ ngay trước mắt.. Rồi sau đó tôi ngất đi, không c̣n biết ǵ nữa. Khi tỉnh dậy tôi nh́n thấy ḿnh đang nằm trên tàu của hải tặc. Bên cạnh tôi là hai em Hùng và Châu đang làm hô hấp nhân tạo cho nhà tôi, chắc là nhà tôi vừa được các em vớt lên. Tôi cũng gượng dậy để ra phụ giúp nhưng bọn hải tặc đă ra hiệu là phải hất nhà tôi xuống biển. Thật không c̣n ǵ tan nát hơn ḷng tôi lúc đó. Tôi nhào lại, ôm nhà tôi vào ḷng, đau đớn nh́n nhà tôi hai mắt vẫn c̣n mở nhưng thân h́nh đă bất động. Tôi đă đă dùng tay vuốt cho hai mắt của nhà tôi khép lại rồi tôi khiêng ở đầu, hai em Hùng và Châu khiêng ở chân hạ nhà tôi xuống biển. Đó là lần cuối cùng tôi ở cạnh nhà tôi. Những giây phút đau đớn nhất của một đời người. Một cơn sóng áp tới. Biển xanh bao vây nhiều sóng dữ đă vĩnh viễn lôi cuốn đi người vợ thân yêu nhất đời của tôi. Không bao giờ tôi c̣n gặp lại. Không có cả một nấm mồ để tôi lui tới thăm viếng. Một thoáng lay động trên mặt biển. Rồi vĩnh viễn chia ĺa. Ôi đau đớn nào cho bằng sự đau đớn mà tôi đă phải chịu đựng. Tất cả những người thân yêu nhất của tôi đă ra đi trong khoảnh khắc. Khi chết, nhà tôi bận một cái quần đen, một cái áo montagut đen. Nét mặt nhà tôi không tỏ vẻ đau đớn ǵ cả. Chỉ có nét thảng thốt thoáng qua trên khuôn mặt b́nh thản. Đó là h́nh ảnh cuối cùng của nhà tôi mà tôi ghi nhớ được trước giây phút ngàn năm vĩnh biệt.

    Kiểm điểm lại, chẳng những nhà tôi chết trên biển mà tất cả 4 đứa con của tôi đều chết đuối hết, cháu Thanh Thuỳ, cháu Thuỳ Trang, cháu Duy Tài, cháu Duy Trí, những người thân yêu nhất của đời tôi đă vĩnh viễn đi vào ḷng biển sâu. Tôi tưởng rằng nếu trên đời này có những thảm hoạ đau đớn nào th́ thảm hoạ giáng xuống gia đ́nh của tôi phải kể là một trong những thảm hoạ lớn nhất, khủng khiếp nhất, vượt quá sức chịu đựng của một con người ... Cùng số phận với vợ con tôi c̣n có 65 người khác nữa đi cùng ghe với tôi cũng đă bị chết ch́m. Như thế, cả thảy 70 sinh mạng thuyền nhân trong ghe này đă bị chết dưới bàn tay bạo tàn của hải tặc. Số c̣n lại được hải tặc đưa vào đảo Kra, một ḥn đào nằm trơ vơ giữa biển cả trong Vịnh Thái Lan. Đảo này bây giờ trở thành địa ngục của dân Việt Nam tỵ nạn bằng thuyền. Bởi v́ bất cứ ai bị đưa vào đây đều trở thành nạn nhân của sự bạo hành : Tra tấn đàn ông để khảo của, và bắt chỉ chỗ trốn của phụ nữ, c̣n phụ nữ th́ lẩn lút trong hốc núi, trong rừng sâu hay trong vách đá ngầm nhô ra ngoài biển. Trên đảo có nhiều dấu tích thảm thương của đồng bào đi trước để lại như những hàng chữ viết lên vách đá, những mớ tóc đàn bà vương văi rải rác khắp mọi nơi (chắc là được cắt đi để giả trai) và cả những xác thuyền, những ngôi mộ của những người đă bỏ xác ở đó.

    Chúng tôi được đưa lên đảo vào lúc 18 giờ chiều ngày 31/12/1979. Ḷng đớn đau, thân xác ră rời, bệnh hoạn. Các em tôi phải t́m kiếm cỏ khô trải thành nệm cho tôi nằm, lo t́m thức ăn cho tôi ăn. V́ tôi quá đau ốm nên chú Chiếu đă chịu khó đi mày ṃ ở khắp mọi chỗ, ḅn mặt ở những nơi có vật dụng vương văi của đồng bào đi trước bỏ lại để t́m kiếm cho tôi những viên thuốc. Có những viên đă vữa nát v́ nắng mưa, có những viên ṃn vẹt chỉ c̣n lại một phần tư nhưng tôi vẫn cố nuốt để cầm cự được cho sức khoẻ đă vô cùng suy sụp của tôi.

    Sáu ngày trên đảo là 6 ngày buồn thảm, kinh hoàng. Đói, bệnh và những nỗi nhớ thương, đau đớn đến tận cùng của tâm hồn tôi. Trong khi ấy, các phụ nữ đi cùng ghe vẫn phải lẩn trốn như những con vật vô phương tự vệ trước những cuộc lùng sục bạo tàn của hải tặc.

    Đến ngày 06/01/1980, chúng tôi được Cao Uỷ LHQ phát hiện (bằng trực thăng bay qua đảo) và đưa thuyền ra đón vào quận Pakphanang thuộc tỉnh Nakorn Sri Thamaraj. Ở đó 18 ngày làm thủ tục với cảnh sát Thái, th́ chúng tôi được đưa về trại Songkhla ngày 23/01/1980.

    Hôm nay là ngày 10/04/1980, là ngày thứ 100 nhà tôi và các cháu chết trên biển, trong Vịnh Thái Lan trên đường vượt thoát xứ CS để đi t́m tự do. Tôi đang ở trại tỵ nạn Songkhla. Cách đây 50 ngày, Cha Tuyên Uư Joe Devlin đă dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho nhà tôi và các con tôi tại nhà thờ ở trong trại. Hôm nay, nhân dịp 100 ngày, Người cũng dâng lễ cầu nguyện cho. Tôi vô cùng đớn đau, vô cùng chua xót nhớ lại những người thân yêu nhất của đời tôi. Vợ tôi, sáu con tôi đă vĩnh viễn ra đi không bao giờ trở lại.

    Lạy Chúa, xin Chúa hăy xót thương cho những linh hồn đă chết đớn đau trong thảm hoạ đớn đau chung của cả Dân Tộc Việt Nam chúng con. Xin Chúa hăy cứu vớt linh hồn vợ con, các con của con để đưa tất cả về nơi an nghỉ b́nh an hạnh phúc đời đời nơi nước Chúa. Xin Chúa hăy giúp con đầy đủ can đảm để đứng vững sau cơn gió băo khủng khiếp của đời người, để cho con c̣n đầy đủ minh mẫn, đủ sức khoẻ để lo lắng cho đứa con trai duy nhất của con c̣n đang sống ở Đài Loan. Con đă chịu đau thương quá nhiều. Con cầu nguyện ơn Chúa ban xuống cho tất cả thân nhân c̣n lại của con, các đồng bào của con, những người sẽ vượt biển ra đi đều tới bến bờ b́nh an.

    Vũ Duy Thái, Songkhla, ngày 10/04/1980
    (Nhân giỗ 100 ngày của vợ và các con chết trên Biển Đông)

    (Trích : Hải Tặc Trong Vịnh Thái Lan do Uỷ Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển ấn hành 1981).

  4. #4
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476

    QUỐC HẬN 30 THÁNG 4 - Phần 7 : ( BOAT PEOPLE ) Thuyền Nhân Việt Nam

    Con Tàu Mang Số MT065
    Thanh Quang, RFA C/N 2011/04

    Thưa quư thính giả, vấn đề thuyền nhân VN lại được khơi dậy, khi chúng tôi được tin vào thứ Tư ngày 11 tháng này, Chương tŕnh Phóng sự Nước Ngoài trên hệ thống Đài ABC ở Úc sẽ cho chiếu một phim tài liệu về Thuyền Nhân VN, và bi cảnh ấy cũng sẽ được Đài truyền h́nh CNN ở Hoa Kỳ phổ biến.
    Phim tài liệu về Thuyền Nhân VN

    Nội dung phim do Đài ABC thực hiện nhân chuyến “Về Bến Tự Do” vào tháng 09 vừa qua, do Văn Khố Thuyền Nhân VN trụ sở tại Úc tổ chức, nói về chuyến tàu định mệnh MT065 chở hơn 300 thuyền nhân VN bị ch́m ở bờ biển Malaysia hồi đầu tháng 12/1978, khiến hơn 170 người thiệt mạng. Tổng hợp thông tin và ghi nhận ư kiến liên hệ, Thanh Quang tŕnh bày vấn đề này sau đây.

    Trong khi gần một triệu thuyền nhân đă đến được các trại tỵ nạn, th́ cũng chừng ấy số người đă vùi thây giữa biển khơi, hay trên núi đồi rừng rậm.
    Những cơn ác mộng

    Thưa quư vị, những ai đă trở về các nước vùng Đông Nam Á, nhất là đến Malaysia và Indonesia, dừng chân tại những nghĩa trang thuyền nhân, đều cảm thấy bùi ngùi thương cảm cho những người khước từ một thiên đường huyển hoặc, đành gạt lệ rời bỏ quê hương làng mạc, ruộng vườn, người thân … để liều ḿnh vượt trùng dương t́m đường sống trong cái chết.

    Trong khi gần một triệu thuyền nhân đă đến được các trại tỵ nạn, th́ cũng chừng ấy số người đă vùi thây giữa biển khơi, hay trên núi đồi rừng rậm.

    Cũng trong chuyện bỏ nước ra đi đó, ngày 26/11/1978 tàu Kim Hoàng MT065- tức Mỹ Tho 065, chỡ trên 300 Hoa Kiều ghi tên bán chính thức vượt biên rời Việt Nam. Sau 5 ngày lênh đênh trên biển cả, khoảng 5–6 g chiều ngày 30/11/1978 th́ tàu tới bờ biển Malaysia.

    V́ chính sách đẩy tàu thuyền ra biển, lính biên pḥng Mă Lai bắn ra không cho tàu cặp bến, tàu phải bỏ neo cách bờ khoảng 200 thước chờ trời sáng t́m phương cách giải quyết. Nửa đêm băo tới. Khoảng 5 g sáng th́ tàu ch́m khiến trên 170 người thiệt mạng. Tử thi được mai táng trong hai ngôi mộ tập thể tại tiểu bang Kelantan ở Malaysia.

    Tháng 08/2005, lần đầu tiên phái đoàn người Việt Hải Ngơại, do Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam (VKTNVN) trụ sở ở Úc tổ chức, đă đến thăm viếng và cúng tế ở nơi này. Tháng 09/2008 vợ chồng tài công tàu Kim Hoàng theo phái đoàn VKTNVN trở về thắp nén nhang cầu nguyện cho hai đứa con, một đứa cháu và tất cả những người không may mắn đă vĩnh viễn gửi thân nơi xứ lạ quê người ṛng ră trên 30 năm qua.

    Sau 5 ngày lênh đênh trên biển cả, khoảng 17-18 giờ ngày 30/11/1978 th́ tàu tới bờ biển Malaysia. V́ chính sách đẩy tàu thuyền ra biển, lính biên pḥng Mă Lai bắn ra không cho tàu cặp bến

    Hồi tháng 04/2000, bài viết của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn về chuyến vượt biên của ḿnh, được đang tải và phổ biến mọi nơi. Trong chuyến đi kinh hoàng đó, vợ và con của anh đă thiệt mạng.

    Qua bài viết, nhà văn mô tả khá chi tiết về chuyến tàu định mệnh này, và cho thấy phe tài công, chủ tàu cùng gia đ́nh đă bỏ tàu lên bờ ; v́ không người điều khiển nên tàu ch́m, khiến trên 170 người mạng vong.
    Uẩn khúc của chuyến hải hành trên tàu MT065

    Anh Trần Đông, Giám Đốc Văn Khố Thuyền Nhân VN rất băn khoăn về vấn đề này. Gần đây anh t́m gặp anh Phạm Văn Hoàng, từng là tài công MT065 vừa nói, và ra sức t́m hiểu chi tiết biến cố sáng mùng 01/12/1978 này.

    Thưa quư thính giả, chúng tôi liên lạc được với anh Trần Đông, Giám đốc Văn Khố Thuyền Nhân VN, cùng tài công Phạm Văn Hoàng của tàu MT065, hiện cư ngụ tại Melbourne, nước Úc.

    Qua cuộc trao đổi sau đây, câu hỏi đầu tiên mà chúng tôi nêu lên với anh Trần Đông là làm sao anh có thể t́m ra được ngôi mộ tập thể mai táng 123 thuyền nhân tàu Kim Hoàng MT065 ? Và làm sao anh biết chắc đó chính là mộ của những nạn nhân này ? Anh Trần Đông giải thích :

    Trần Đông : Thưa quư thính giả, tháng 08/2005, trong chuyến trở về thăm Malaysia, chúng tôi được đưa đến thăm khu nghĩa trang ngôi mộ tập thể thuyền nhân VN ở Cherang Ruku thuộc bang Kelantan phía Bắc Malaysia.

    Chúng tôi thấy trên ngôi mộ này có 5 tấm bia, ghi ngày mai táng là mùng 01/12/1978, và danh sách tên 123 người đó có ghi rơ thuộc tàu MT065. Lúc đó chúng tôi chưa biết MT065 là tàu nào, và vấn đề đưa đến tai nạn ch́m tàu xảy ra như thế nào.

    Chúng tôi chỉ thắp nhang cầu nguyện để ghi nhận bi cảnh ấy thôi. Măi về sau chúng tôi mới được biết chi tiết nhiều hơn.

    Thanh Quang : Thưa anh, có gần 180 người thiệt mạng trên tàu MT065, nhưng tại nghĩa trang Cherang Ruku vừa nói th́ chỉ mới có 123 người. Như vậy những thi thể c̣n lại được mai táng ở đâu ?

    Trần Đông : Trong chuyến về thăm Malaysia hồi tháng 08 vừa nói, tại mạn Bắc của bang Kelantan, chúng tôi có đến một nghĩa trang khác cách nghĩa trang Cherang Ruku khoảng 30 cây số về phía Bắc, th́ chúng tôi phát hiện một ngôi mộ tập thể thuyền nhân ở đó, tên Balai Bachok, nơi mai táng 46 người, gồm 43 thuyền nhân người lớn và 3 thuyền nhân trẻ em.

    Và trong những chuyến đi Malaysia sau này, chúng tôi cũng t́m hiểu xem chiếc tàu nào bị ch́m ở Balai Bachok. Nhưng tất cả cư dân địa phương mà chúng tôi ḍ hỏi đều không ai biết 46 thuyền nhân mai táng ở Balai Bachok thuộc tàu nào.

    Chúng tôi chỉ ghi nhận được sự kiện là ngôi mộ này được thành lập hồi mùng 04/12/1978, tức 3 ngày sau tai nạn ch́m tàu MT065 ở Cherang Ruku.

    Măi sau này, khi đúc kết nhiều sự kiện khác nhau, th́ chúng tôi mới suy ra và chắc chắn rằng những nạn nhân được mai táng tại ngôi mộ tập thể Balai Bachok đó thuộc tàu MT065.

    Thanh Quang : Thưa quư vị, vừa rồi là lời anh Trần Đông, Giám đốc Văn Khố Thuyền Nhân VN. Và bây giờ, chúng tôi xin được hỏi anh Phạm Văn Hoàng, tài công chuyến tàu định mệnh này. Thưa anh Hoàng, đầu năm 1978, anh là chủ tàu Kim Hoàng MT065 ?

    Phạm Văn Hoàng : Dạ phải.

    Thanh Quang : Tàu dài bao nhiêu thước, tàu biển hay đi sông, thưa anh ?

    Phạm Văn Hoàng : Dạ tàu dài 18 thước, đi biển hồi đó tới giờ.

    Thanh Quang : Trang bị máy ǵ ?

    Phạm Văn Hoàng : Máy Rey 6 (Rey 671).

    Thanh Quang : Thưa anh, khi vượt biển th́ tàu này là tàu đăng kư. Như vậy anh vẫn c̣n là chủ tàu, hay đă bán tàu cho người khác ?

    Phạm Văn Hoàng : Dạ đi đăng kư th́ người Việt ḿnh không đăng kư được, phải người Tàu mới được đăng kư. Chiếc tàu này có người giới thiệu nên tôi bán cho hai anh Tàu ở Sài G̣n xuống mua. Một anh tên Lu Uởn, c̣n anh kia người ta kêu là Tư Lùn.

    Thanh Quang : Như vậy nhiệm vụ của anh trong chuyến đi này là ǵ ?

    Phạm Văn Hoàng : Tài công.

    Thanh Quang : Xin anh tóm lược những ǵ đă xảy ra vào chiều ngày 30 tháng 11 và sáng mùng 01/12/1978.

    Phạm Văn Hoàng : Chiều đó, khoảng 5 giờ th́ tụi tôi tới sát bờ đất Mă Lai thuộc tiểu bang Kelantan, bị lính biên pḥng bắn, không cho tụi tôi lội vô bờ. Lúc đó tàu tôi neo cách bờ từ 100 tới 200 thước, để chờ đợi Cao Uỷ LHQ tới.

    Nhưng không may, tới khoảng 1 giờ khuya th́ băo tới. Đến 5 giờ sáng, tụi tôi cho một số người lội vô bờ để thương lượng, nhưng vẫn có một đoàn xe Mă Lai pha đèn ra, rồi nó bắn ra, không cho tụi tôi vô.

    Nhưng rồi tôi thấy chiếc tàu không thể nào chịu nỗi nữa, v́ càng lúc băo càng lớn, sóng càng to, mưa gió quá chừng. Lúc đó tôi mới nói là bây giờ ḿnh cứ ôm phao lội vô bờ. Khi một số người lội được vô bờ th́ trong ṿng nửa tiếng đồng hồ, tàu bể ra, ch́m. Tôi bị chết 2 đứa con.

    Thanh Quang : Thưa anh, có người cho là tài công, rồi cả chủ tàu, bỏ mặc bà con trên tàu, trong khi họ lo t́m đường thoát thân, bất kể t́nh cảnh của bà con đi trên tàu, anh có ư kiến ǵ về vấn đề này không ?

    Phạm Văn Hoàng : Có một số người, đại khái như nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, tôi có nghe đă kể vụ này trên Internet. Nhưng thực sự những người đó là khách, ngồi dưới hầm tàu th́ không hiểu bên trên tụi tôi điều hành như thế nào. Cũng như trong 2 người chủ tàu th́ có một người chủ tàu đă chết luôn cả vợ lẫn con.

    C̣n chủ tàu kia – là Tư Lùn, th́ một vợ và 4 đứa con gái của anh cũng chết hết, c̣n lại một thằng con trai thôi. Tôi th́ chết 2 đứa con. Em gái vợ tôi, là thợ máy, chết một đứa con. Như vậy không thể nào tụi tôi bỏ tàu chạy vô bờ. V́ cố ư chạy trước, th́ tụi tôi đâu có chết người nào ?

    Thanh Quang : Dạ, cám ơn anh Phạm Văn Hoàng rất nhiều.

    Phạm Văn Hoàng : Dạ, cám ơn anh.
    Nghiên cứu và t́m hiểu

    Thanh Quang : Xin trở lại với anh Trần Đông, thưa anh, qua phần t́m hiểu của anh với anh Nguyễn Ngọc Ngạn, tài công Phạm Văn Hoàng cùng một số người khác nữa, th́ đến hôm nay, anh có nhận xét ǵ về biến cố tàu Kim Hoàng MT065 ?

    Trần Đông : Thưa quư thính giả, sau khi nghiên cứu kỹ bài viết của anh Nguyễn Ngọc Ngạn, và t́m hiểu qua tài công Phạm Văn Hoàng cùng một số người khác, th́ chúng tôi rút ra được một số kết luận.

    Thứ nhất, về bài viết của anh Ngạn, anh Ngạn có ghi là “Khi tôi tĩnh lại trên bờ th́ thấy ḿnh nằm sấp trên đống xác chết ngổn ngang. Nước từ trong bụng ọc ra giúp cho tôi hồi sinh”.

    Như vậy anh Ngạn từ lúc bị ngất xỉu cho đến khi bị trôi dạt lên bờ th́ khoảng thời gian đó không quá 5 phút, v́ quá 5 phút, tế bào năo sẽ chết và nạn nhân sẽ chết luôn. Do đó, kết luận thứ nhất là từ chỗ tàu bị đắm cho tới băi biển, khoảng cách đó cũng rất là ngắn, mà theo anh Hoàng là không quá 200 mét, th́ điều đó là đúng.

    Điểm thứ hai, trong bài văn của anh Ngạn, anh Ngạn có viết là “Tôi vùng đứng dậy, đưa mắt nh́n quanh. Lính Mă Lai đang quay những người sống sót vào gốc dừa. Họ cũng như tôi là những người được sóng đẩy vào bờ và may mắn thoát khỏi tử thần.

    Nhưng họ không được phép cứu những người ngộp nước như tôi. Nếu được cấp cứu th́ tôi chắc là trong đám người kia, ít lắm cũng có cả chục người được sống dậy”. Phần này, theo chỗ chúng tôi t́m hiểu th́ cũng không được đúng hẳn.

    Theo như lời anh Hoàng th́ trong số những người sống sót, cũng có nhiều người tham gia vào việc cấp cứu những người c̣n sống, thí dụ như sốc nước hay làm những động tác hồi sinh để cho nạn nhân được sống lại.

    Điểm thứ ba trong bài viết này là “Lính Mă Lai không cho cứu là bởi v́ những kẻ xa lạ và bất nhân ấy đang lột quần áo người chết để lấy vàng và đô-la giấu trong gấu quần, gấu áo, cổ áo, vạt áo … ”. Vấn đề những người chết, khi xác họ dạt vào bờ th́ lính Mă Lai có lục soát, lấy giấy tờ và lấy vàng bạc th́ phần này có đúng, theo ghi nhận của những người mà chúng tôi t́m hiểu được.

    Về điểm thứ tư trong bài viết của anh Ngạn, là “Hôm sau, từ trại tạm cư, chúng tôi được đưa trở lại băi biển, thả bộ dọc xuống hướng Thái Lan, t́m thêm được một số xác chết nữa nhưng cũng không thấy vợ tôi”. Khi liên kết sự kiện này cho đến sự kiện ngôi mộ tập thể Balai Bachok, cũng như theo lời một nhân chứng nữa, th́ nhân chứng thứ hai này cho biết là 3 ngày hôm sau, cảnh sát Mă Lai có vào trại và đưa một số người ra để giúp việc mai táng.

    Riêng trong phần viết của anh Ngạn, anh ấy đưa một chi tiết thú vị, đó là đi bộ xuống hướng Thái Lan. Thật ra là đi lên, v́ đi xuống là phía Nam, c̣n đi lên là về hướng Bắc, giáp với Thái Lan. Đi bộ dọc lên phía trên và t́m kiếm thêm một số xác chết nữa. Như vậy tức là sóng biển nó dập hướng lên trên, và ngôi mộ tập thể Balai Bachok, nơi chôn 46 thuyền nhân, cách hướng Bắc của mộ tập thể Cherang Ruku khoảng 30 cây số, tức cũng hướng về phía trên.

    Vậy khuynh hướng lúc xảy ra vụ ch́m tàu MT065, là một số xác bị đẩy lên trên mạn Bắc. Cho nên 3 ngày hôm sau – tức ngày 04/12/1978, 46 xác chết của tàu MT065 đă trôi dạt vào bờ Balai Bachok, và người ta vớt chôn tại ngôi mộ tập thể thứ nh́ gồm 43 người lớn và 3 trẻ em như vừa nói.

    Do đó, khi nối kết các sự kiện lại với nhau, chúng ta có thể biết được chính xác là nghĩa trang ở Balai Bachok cũng là nạn nhân của tàu MT065.

    Điểm thứ 5, qua những bài viết và qua lời kể của anh Phạm Văn Hoàng cùng nhiều người khác nữa, th́ chúng ta thấy phần lớn những người phụ nữ và con nít được ở trên boong tàu, c̣n thanh niên và người lớn phần lớn ở dưới hầm. Cho nên khi tàu bị lật, th́ những người trên boong ngă xuống nước hết. Những người trong hầm khó có thể thoát ra được.

    Tính theo số tuổi của những người đă chết th́ chúng tôi sơ kết như vầy : Có 3 người không biết tuổi là bao nhiêu. 26 người tuổi từ 30 trở lên. 43 người tuổi từ 15 tới 30. Và 51 người tuổi dưới 15. Như vậy phần lớn những người chết có tuổi từ 15 trở xuống.

    Thưa quư vị, phần kết luận chung của chúng tôi là trong t́nh cảnh như vậy, việc quy kết trách nhiệm là ai - của chủ tàu hay tài công hoặc của người nào ?

    Phần lớn những người c̣n sống sót, sau khi vào trại, theo lời kể của một số người, th́ rất nhiều người, v́ gia đ́nh, thân nhân bị chết nên họ cũng có tố cáo với Cao Uỷ và cảnh sát Mă Lai rằng chủ tàu và tài công bỏ tàu, đưa gia đ́nh vào bờ, khiến tàu không người điều khiển nên bị lật và ch́m.

    Nhưng qua lời anh tài công Hoàng cho biết rơ ràng th́ chính phe chủ tàu và tài công cũng đều là nạn nhân của bi cảnh này. Hơn nữa, theo lời họ kể, th́ họ vào bờ là để thương lượng với cảnh sát Mă Lai nhằm t́m cách giúp đỡ cho cả tàu, chứ không phải họ vào bờ để bỏ tàu.

    Thưa quư vị, đó là thảm cảnh đă xảy ra. Và thảm cảnh này một phần phát xuất từ lỗi lầm của nhà cầm quyền cộng sản VN khiến rất nhiều người bỏ nước ra đi. Một phần nữa là ở Malaysia, do chính sách đẩy tàu thuyền ra biển, và chính sách này không chỉ Mă lai áp dụng, mà cũng ở tại Thái Lan nữa.

    Chúng tôi biết là đa phần mồ mả của thuyền nhân tại Malaysia đều là nạn nhân được mai táng trong khoảng thời gian 1978-1979.

    Thanh Quang : Vừa rồi là lời của anh Trần Đông, Giám Đốc Văn Khố Thuyền Nhân VN.

    Thưa quư vị, mới đó mà đă 30 năm trôi qua. Câu chuyện được ghi lại, không phải cố ư khơi lại một nỗi buồn quá khứ, không nhất thiết để hằn thêm một nét hận thù, cũng không phải nhằm nhắc lại một tội ác, mà chủ yếu là để t́m hiểu thêm và làm sáng tỏ một uẩn khúc, để những người vĩnh viễn nằm xuống trong 30 năm qua, biết đâu họ ṃn mơi trông chờ người thân, nay được người thân biết đến.

    Thanh Quang, Phóng Viên RFA-Bangkok, 2008/11/07, C/N 2010/10

  5. #5
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476

    QUỐC HẬN 30 THÁNG 4 - Phần 7 : ( BOAT PEOPLE ) Thuyền Nhân Việt Nam

    Cuộc Phiêu Lưu 20 Năm Vượt Thái B́nh Dương Đến Mỹ
    Thanh Trúc, Phóng Viên RFA 2010/05/28

    Từ Việt Nam thuyền nhân cuối cùng tới nước Mỹ sau hơn 20 năm phiêu lưu trên biển Thái B́nh Dương.

    Khi chiếc thuyền mong manh chở một số người vượt biển ra khỏi hải phận Việt Nam năm 1989, Lê Văn Nơi là một thanh niên. Tháng 03/2010, được chấp thuận qui chế tỵ nạn v́ lư do tôn giáo, ông Lê Văn Nơi trở thành thuyền nhân cuối cùng đến Mỹ sau 20 năm và 8 tháng lưu lạc trên những ḥn đảo lớn nhỏ của Thái B́nh Dương.

    Hơn 20 năm giấc mơ đă trở thành sự thật

    Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay kể lại chuyến đi những mười mấy năm của Lê Văn Nơi từ đảo này qua đảo khác trước khi tấp vào đảo Guam, lănh thổ hải ngoại của Hoa Kỳ với khoảng vài trăm người Việt, được phép ở lại một cách chính thức sau nhiều lần ra trước Toà Di Trú địa phương.

    Người trực tiếp từ Washington bay qua Guam để giúp đỡ ông Lê Văn Nuôi về mặt pháp lư, tiến sĩ Nguyễn Đ́nh Thắng, giám đốc điều hành Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển, kể lại :

    Khi đến đảo Guam th́ anh Lê Văn Nơi gặp một người quen cũ ở Thị Nghè là chị Bé Ba. Đây là sự t́nh cở hi hữu v́ cộng đồng người Việt ở Guam chỉ khoảng ba đến bốn trăm người. Nhờ sự quen biết đó mà chị Bé Ba cùng với cộng đồng người Việt nhỏ bé ở Guam đă xúm lại giúp đỡ cho anh Nơi, hướng dẫn anh Nơi đi t́m luật sư, giúp anh ra tŕnh diện với chính phủ Mỹ để xin ở lại Hoa Kỳ.

    Thế nhưng chính phủ Hoa Kỳ muốn trục xuất anh Lê Văn Nơi về Việt Nam v́ cho rằng anh không có lư do ǵ để xin tỵ nạn. Bên luật sư của Sở Di Dân Hoa Kỳ quyết chứng minh rằng anh Nơi sẽ được an toàn khi trở về Việt Nam bằng cách tŕnh trước toà bản phúc tŕnh về tự do tôn giáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, qua đó cho thấy Việt Nam là một quốc gia không có vấn đề bất dung tôn giáo.

    Bên phía luật sư của anh Nơi thấy cần phải chứng minh ngược lại. Cộng đồng người Việt ở Guam đă t́m mọi cách và cuối cùng liên lạc với chúng tôi.

    Từ chị Bé Ba là người ở Thị Nghè cạnh gia đ́nh anh Nơi trước kia, đến những người khác trong đó có bà Kim Chi, mà sự quen biết với giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, và bà Nancy Bùi ở Washington, dẫn tới tiến sĩ Nguyễn Đ́nh Thắng và Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển. Tháng 11/2009 ông Nguyễn Đ́nh Thắng đến Guam, phối hợp cùng luật sư của ông Lê Văn Nơi :

    Tại Toà Án chúng tôi đă tŕnh bày là anh Nơi ra đi v́ lư do sợ bị ngược đăi về vấn đề tôn giáo. Luật sư bên Sở Di Trú Hoa Kỳ dẫn chứng rằng hiện nay về tôn giáo ở Việt Nam rất thoải mái. Họ dùng bản phúc tŕnh tôn giáo thường niên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để chứng minh điều đó. Khi chúng tôi ra toà để làm nhân chứng th́ chúng tôi đă nêu ra cho quan toà biết c̣n một bản phúc tŕnh nữa của Uỷ Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, và trong bản phúc tŕnh đó liệt kê Việt Nam là một trong 11 quốc gia trên thế giới có t́nh trạng đàn áp tôn giáo tệ hại nhất.

    Trước sự việc như vậy, vị chánh án ra lịnh ngưng phiên xử để có thời gian đọc bản phúc tŕnh của Uỷ Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế :
    Tháng 03/2010, chúng tôi được tin mừng là quan toà triệu tập lại vụ xử và tuyên bố anh Nơi chính thức được thừa nhận là tỵ nạn tại Hoa Kỳ.

    Rời khỏi hải phận Việt Nam năm 1989

    Bây giờ xin mời quí vị ngược ḍng thời gian để nghe ông Lê Văn Nơi thuật lại câu chuyện vượt biển hơn hai chục năm trước. V́ bản thân và gia đ́nh bị cản trở trong việc thờ phượng, lại không muốn đi kinh tế mới cũng như đi nghĩa vụ quân sự, nhiều lần Lê Văn Nơi t́m cách trốn đi nhưng thất bại :
    Tới năm 1989 th́ ḿnh mới vượt biên được. Ḿnh đi tới Borneo, ở đó hơn một tuần th́ di chuyển qua đảo lớn. Khi có nhiều người tỵ nạn từ các đảo tập trung về th́ Cao Uỷ cấp tàu lớn để chở người tỵ nạn. Vô đó ở thêm một tuần nữa th́ vô trại Tỵ Nạn Galang.

    Sống tại Galang hơn sáu năm, qua những đợt phỏng vấn và thanh lọc, nhưng Lê Văn Nơi không được nước nào nhận. Lúc đó cũng là thời điểm 1996, các trại tỵ nạn ở Indonesia chuẩn bị đóng cửa và cưỡng bách thuyền nhân trở về nguyên quán. Không muốn trở về Việt Nam, anh Nơi cùng một nhóm bạn bỏ trốn vào rừng :

    Ḿnh trốn dưới ghe ở mấy lùm dừa nước đặng tránh sự kiểm soát của cảnh sát họ dắt chó đi theo. Ở dưới nước th́ không có mùi hơi người , chó không bắt hơi được. Ḿnh ở đó khoảng hai tháng, sau đó ḿnh với hai người bạn chèo xuống ra xa rồi căng buồm chạy dọc theo mấy cái đảo xuống dưới Jakarta.

    Với đầy đủ lương thực nhưng không có la bàn mà chỉ với một bản đồ đi biển, gió lên th́ căng buồm mà lặng gió th́ chèo, mất gần hai tháng anh Nơi và ba người bạn tấp vào một vùng đảo quá Jakarta một chút :

    Đến Chitrabon th́ ghe hư, ḿnh vô đó định mua dầu chai đặng sửa ghe nhưng mua không được v́ dân ở đó không xài tiền đô. Hai nữa dân địa phương thấy có ghe lạ bèn tŕnh cảnh sát. Cảnh sát địa phương lại hỏi ḿnh cũng khai thiệt là ḿnh trốn từ trại tỵ nạn ra ḿnh muốn t́m tự do ḿnh muốn qua Úc. Họ ḍm chiếc ghe ḿnh rồi nói đi qua Úc mà đi ghe này là chết.

    Cảnh sát ở đảo Chitrabon bắt nhóm anh Nơi giao qua Sở Di Trú. Sau khi điều tra, tất cả bị giải về nhà tù của Sở Di Trú ở Jakarta. Đó là tháng 11/1996. Tại đây, gặp những nhân viên Cao Uỷ Tỵ nạn người Indonesia, cả nhóm bày tỏ nguyện vọng là không muốn trở lại Việt Nam. Sau đó nhân viên Cao Uỷ can thiệp để cả bọn được giam vào nơi tương đối sạch sẽ đàng hoàng hơn.

    1996 rời Jakarta đi Bali

    Dần dà, nhờ được đi lại thong thả trong tù, anh Lê Văn nơi giúp đỡ các nhân viên Sở Di Trú mọi việc từ dọn dẹp, lau chùi, rửa xe đến sửa bàn ghế. Được hơn nửa năm, nhân viên Sở Di Trú tin tưởng và thỉnh thoảng cho ra ngoài để đi chợ :

    Bắt đầu ḿnh lựa mấy anh bạn đồng chí hướng, có tánh nhẫn nại, gom nhau lại đặng đi nữa. Những lần được ra đi chơi th́ ḿnh t́m đường đi nước bước.

    Anh Lê Văn Nơi đă xin tiền của thân nhân đang ở nước ngoài, sau đó gom những người đi cùng lại , mua vé xe tốc hành chạy xuống Bali :

    Ḿnh gom tiền xin được của người em rồi mua vé , bốn anh em trốn xuống đảo du lịch Bali. Ḿnh tính xuống đó rồi ḿnh mua một chiếc ghe nhỏ đặng chạy qua Úc, v́ đảo Bali gần với Úc.

    Tới được Bali th́ tiền cũng cạn, không có giấy tờ tuỳ thân nên không thể mướn nhà trọ. Cả 4 người bỏ qua đảo Plambok , t́m đường đến một làng ven biển để xin đi đánh cá và chờ thời cơ.

    Qua tới Plambok, một người đánh xe ngựa tốt bụng đưa cả bọn đến địa chỉ người quen th́ mới hay người này đă chết mấy năm rồi. Thấy tội nghiệp, người tài xế xe ngựa cho về nhà tá túc một đêm. Qua hôm sau, biết mấy người này muốn xuống miền duyên hải, ông tài xế xe ngựa nói là đường đi rất xa và cuộc sống ở đó rất khó khăn. Thế là cả bọn quyết định mua vé xe quay trở lại Borneo, t́m một người cảnh sát đă giúp đỡ bạn của họ trước kia.

    Qua một tối ngủ ngoài bến xe, t́m đến nhà người cảnh sát Indonesia sáng hôm sau, cả bốn được người cảnh sát giàu ḷng hảo tâm mang đi kiếm việc làm. Anh Lê Văn Nơi và hai người bạn được gởi lên rừng phụ đốn củi, người c̣n lại xuống làng chài theo ghe đánh cá. Ở trên rừng làm việc vất vả, ăn uống kham khổ mà lại không có tiền lương :

    Bắt đầu ḿnh bị phù thủng, cứ làm một chút là thấy mệt, ḿnh nói với hai anh bạn kia thà đi làm biển mà có ăn và khoẻ hơn chứ c̣n ở trong rừng kiểu này, vác nặng mà không trả tiền riết chắc chết.

    Nói chung hồi c̣n ở Việt Nam ḿnh đâu biết đánh cá, nhưng ra đó v́ bắt buộc th́ phải đi, nói chung cũng gian nan dữ lắm. Theo ghe biển đi cào tôm th́ nói chung cũng may mắn, đánh tôm có lúc trúng dữ lắm thành ra mấy ông Indo ở đó cũng thích kêu ḿnh đi làm cho người ta, anh em đứa nào cũng có công ăn chuyện làm, có ghe đi có tiền ra vô đàng hoàng.

    1999 rời Borneo trực chỉ New Zealand

    Trúng được mấy lần tôm, bốn người dành dụm mua một chiếc ghe riêng, mượn thêm tiền của chủ để trang bị máy móc trên tàu. Sau một thời gian trả hết nợ, cả bọn lại tính chuyện ra khơi. Nhưng đến lúc đó th́ một trong bốn người, v́ thích cuộc sống tại làng chài này, quyết định ở lại. Hai năm sau, một ngày trời yên biển lặng, cả ba giong buồm rời đảo Borneo :

    Bỏ Borneo th́ ḿnh tính đánh một ṿng xuống hướng đông đi về phia Sulawesi rồi xuống đến Papua New Guinea rồi Solomon, mấy cái đảo dưới đó. Ḿnh tính là sẽ bỏ Papua New Guinea, bỏ Úc rồi qua New Zealand v́ ở New Zealand ḿnh nghe nói sẽ không bị đánh đập bị trả về Việt Nam. Thành ra ḿnh tính một đoạn đường rất là xa , ḿnh dự trữ lương thực dầu mở đầy đủ hết.

    Trên đường trực chỉ New Zealand, khi coi lại bản đồ, anh Nơi và hai bạn thấy có một đảo nằm dưới sự quản trị của Hoa Kỳ, đó là đảo Guam. Thế là thuyền đổi hướng , định đi ngang vùng đảo Palau, đảo Yap rồi tiến về phía Guam gần hơn New Zealand đến hai phần ba đường.

    Bị tàu tuần dương Indonesia chặn lại trên đường tiến về Palau, cả bọn năn nỉ họ đừng bắt và xin đi tiếp :

    Từ đảo Palau này tới đảo Palau nọ đến đảo Palau kia ḿnh chỉ đi từ từ chuyền theo các đảo chứ không dám ra ngoài khơi nữa.

    Giữa đường gặp giông gió, tàu lạc hướng lênh đênh trên biển ba ngày mà không thấy bóng dáng một đảo nào, ba người quyết định quay tàu lại để trực chỉ Philippines. Sau 24 tiếng đồng hồ, họ phát hiện một đảo ở xa và tiến về phía đó. Đây là một đảo nhỏ chỉ có mấy chục dân, cũng có đảo trưởng và cảnh sát . Khi nghe những thuyền nhân xin sửa tàu và xin thêm dầu để tiếp tục đi, đảo trưởng liền đuổi họ ra khỏi vùng đảo Palau ngay lập tức v́ nếu không th́ ông ta sẽ bắt họ lại.

    Cuộc hành tŕnh trôi nổi cứ thế tiếp tục cho đến khi tàu cặp vào một hoang đảo, lại ra khơi chạy tiếp đến đảo Mulu trước khi tới được đảo Yap, vốn nhỏ như một chấm đen trên bản đồ Thái B́nh Dương mênh mông.

    Th́ lúc đó ḿnh tưởng đảo Yap là của Mỹ rồi, ḿnh ở đó trong ṿng 9 năm.

    2009 rời đảo Yap hướng đến Guam, Hoa Kỳ

    Chín năm trên đảo Yap, làm việc cật lực để có tiền mua tàu, đồng thời lập kế hoạch đến đảo Guam như chặng cuối của chuyến vượt biển mười mấy năm trời. Lần này anh Lê Văn Nơi trang bị kỹ hơn, vừa hải đồ vừa la bản vừa GPS tức máy định vị bằng vệ tinh. Đến lúc này, một trong hai người đi cùng anh, đă lập gia đ́nh với một phụ nữ trên đảo Yap, quyết định không phiêu lưu đến Guam nữa.

    Năm giờ chiều ngày 25/06/2009, anh Nơi cùng người bạn c̣n lại, anh Hiền, bắt đầu ra khơi. Bốn ngày trên biển khơi, đến mười giờ sáng ngày 29/06/2009 th́ tàu cặp đảo Guam. Đặt chân lên Guam, hai người nhờ dân địa phương chỉ đường vào dần trong thành phố.

    Khi một người lái xe hỏi là muốn tới đâu, anh Nơi nhanh trí bảo cho tới khu phố Việt Nam. Tại đây, gặp đồng hương, anh t́nh cờ t́m được chị Bé Ba cùng quê để rồi từ chị mà được nhiều người Việt ở Guam giúp đỡ như lời tiến sĩ Nguyễn Đ́nh Thắng kể cùng quí vị vừa năy :

    - Lúc đó ḿnh thấy ḿnh được cảm giác an toàn, ḿnh bước vô đúng một vùng đất văn minh tự do rồi đó. Ḿnh mới được công nhận quyền tỵ nạn ngày 24/03, th́ người ta mới cấp cho ḿnh một cái I-94, ḿnh có quyền đi làm lâu rồi là v́ những người quen như mấy anh mấy chị ở đây xin cho ḿnh cái Working Permit, ḿnh đi làm thành ra ḿnh mới có chút đỉnh tiền xoay sở và lo luật sư này nọ.

    Và ước vọng của người ra đi từ thời trai trẻ, hơn 20 năm sau tới đất Mỹ, là gắng để dành tiền vào Mỹ để đi học một nghề nào đó.

    Câu chuyện về thuyền nhân cuối cùng tới Guam, mảnh đất từng đón những người tỵ nạn Việt Nam đầu tiên ba mươi lăm năm trước, kết thúc ở đây. Thanh Trúc kính chào và hẹn tái ngộ quí vị tối thứ Năm tuần tới.

  6. #6
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476

    QUỐC HẬN 30 THÁNG 4 - Phần 7 : ( BOAT PEOPLE ) Thuyền Nhân Việt Nam

    Từ Con Tàu Mayflower Đến Chiếc Ghe Tỵ Nạn (2)
    Giao Chỉ SJ - ViệtTribune 2010/10/19

    Sơ lược lịch sử tỵ nạn Việt Nam

    Ngay sau khi Đệ II Thế Chiến 1939-1945 chấm dứt, thế giới hoà b́nh lại là lúc dân tộc Việt Nam bắt đầu bước vào một cuộc tranh đấu mới. Cuộc đấu tranh dành độc lập đưa đến những khổ nạn của cả dân tộc.

    Trong suốt 30 năm, từ năm 1945 đến 1975, đầy những xung đột can qua đă làm cho dân Việt Nam 2 miền Nam Bắc đều phải tản cư, di cư, tỵ nạn rồi tạm cư và định cư. Biết bao nhiêu gia đ́nh ly tán, chia cắt và biết bao nhiêu tan tác đau thương.

    Suốt 30 năm sống trong hận thù chiến tranh, nồi da nấu thịt, cuộc nội chiến khoác chiêu bài ư thức hệ - v́ độc lập, v́ tự do dân chủ để sau cùng gần 2 triệu người hy sinh, 1 triệu dân tỵ nạn trên quê hương từ Bắc vào Nam sau, Hiệp Định Geneve 1954 và sau cùng 3 triệu dân lưu vong sau Hiệp Định Paris 1973.

    01. Cuộc di cư thứ nhất sau hiệp định Geneve chia đôi đất nước

    Một triệu người Bắc vào Nam từ 1954 đến 1956, đồng thời 130 ngàn dân miền Nam tập kết ra Bắc. Người Bắc vào Nam bằng tàu Mỹ và Pháp. Người Nam ra Bắc trên tàu Ba Lan và Nga Sô.

    02. Tản cư trong chiến tranh.

    Sau đó, trong chiến tranh, ở miền Nam dân quê có hàng trăm ngàn người đă phải di tản, nhiều nhất là vùng hoả tuyến. Tại miền Bắc trong các trận không tập đầu thập niên 70 của Hoa Kỳ, dân thành phố gần 3 triệu người phải chạy về các miền quê.

    03. Di tản tháng 04/1975.

    Hiệp Định Paris đ́nh chiến năm 1973, hai năm sau Saigon thất thủ, miền Nam có 130 ngàn người di tản, đa số định cư tại Hoa Kỳ. Đây là kết quả của đạo luật khẩn cấp Indochina Migration and Refugee Act 1975 do Tổng Thống Ford ban hành.

    04. Trại tù cải tạo.

    Sau khi miền Bắc chiến thắng, thống nhất đất nước, tại miền Nam, trên 1 triệu quân cán chính phải đi học tập trong các trại cải tạo. Tuỳ theo hoàn cảnh và cấp bậc, từ vài tuần, vài tháng đến nhiều năm. Có người bị giam lâu nhất là 17 năm. Nhiều người đă qua đời trong trại cải tạo. Gia đ́nh của tù cải tạo phải tái định cư ở các khu kinh tế mới.

    05. Tống xuất Hoa Kiều.

    Trong khi đó kể từ năm 1978, người Hoa tại Việt Nam bắt đầu bị thanh trừng và cùng một lúc các chuyến vượt biên của người Việt bằng thuyền khởi sự để rồi thành một phong trào từ 1979 kéo dài đến đầu thập niên 1990. Một số 250 ngàn Việt gốc Hoa miền Bắc đă t́m đường tỵ nạn tại Trung Hoa.

    06. Thuyền nhân.

    Vào cuối năm 1978 đă có hơn 60 ngàn thuyền nhân tại các trại tỵ nạn Đông Nam Á. Từ các thuyền đánh cá mong manh chở 1 gia đ́nh 5 người đến Thái Lan cho tới con tàu trên 2500 người đến Mă Lai như trường hợp tàu Hải Hồng.

    07. Làn sóng vượt biên lên cao, Đông Nam Á từ chối.

    Riêng tháng 06/1979 đă có 54 ngàn thuyền nhân đến các trại. Nếu cho rằng chỉ có 50 % thành công th́ đă có 100 ngàn người ra đi trong một tháng. Cũng vào cuối tháng 06, các quốc gia Đông Nam á gồm Indonesia, Mă Lai, Phi, Singapore và Thái Lan đă họp khẩn và tuyên bố sẽ đẩy thuyền ra biển.

    Liền lập tức tháng 07/1979, đă có biết bao nhiêu thảm kịch xẩy ra. Thái Lan công khai dung dưỡng cho hải tặc hoành hành. Mă Lai kéo tàu vượt biển ra khơi cho chết ch́m. Tiếng kêu khóc của người vượt biển thấu Trời xanh, Liên Hiệp Quốc họp khẩn, viện trợ tiền bạc nuôi dân tỵ nạn, xin thêm cấp khoản định cư trên thế giới và thậm chí cầu khẩn để Cộng Sản Việt Nam giữ cho dân đừng liều chết ra đi.

    08. Giải pháp ODP ố Orderly Departure Program : Ra đi có trật tự.

    Để giải quyết vấn đề thuyền nhân qua khía cạnh nhân đạo, thế giới tự do và Hoa Kỳ đưa ra chương tŕnh ODP. Tại Mỹ, The Refugee Act 1980 ra đời và chương tŕnh ra đi có trật tự bắt đầu. Chương tŕnh này kéo dài đến ngày 14/09/1994 th́ chấm dứt. Các thành phần c̣n lại được đưa qua các chương tŕnh đoàn tụ gia đ́nh thường lệ của luật di trú Hoa Kỳ.

    09. Con đường định cư ố Niềm đau thương trong máu và nước mắt.

    Từ thảm kịch tháng 07/1979 cho đến tháng 07/1982, nỗ lực 3 năm đă định cư được 623 ngàn người trên thế giới mà đa số là tại Hoa Kỳ. Và cũng do hậu quả của thảm kịch Biển Đông liều chết ra đi trăm ngàn người một tháng, mà tháng 05/1979 Chương Tŕnh Ra Đi Có Trật Tự được soạn thảo. Phải đến năm 1984 th́ bài toán mới có đáp số v́ lúc này tổng kết ghi nhận năm đầu tiên con số vượt biển ít hơn số người ra đi ODP. Năm 1984, con số ODP lên đến 29 ngàn người và thuyền nhân ra đi hạ xuống chỉ c̣n 24,800 người.

    10. Tổn thất trên Biển Đông.

    Thảm kịch thuyền nhân Biển Đông đă tạo ra rất nhiều vấn nạn mà trước đây thế giới không hề xẩy ra.

    a. Từ các dân đánh cá hiền lành, tất cả ngư dân Thái Lan lần lượt trở thành hải tặc điên cuồng suốt 2 thập niên

    b. Hàng ngàn thương thuyền trên Biển Đông hoàn toàn không tuân thủ luật lệ đạo đức hành hải v́ tất cả đă làm ngơ cho thuyền nhân chết trên biển cả.

    c. Không ai có thể xác định được số tổn thất của thuyền nhân trên biển, từ 20 % đến 40 % số người vượt biển đến các trại tỵ nạn.
    d. Lần đầu tiên và duy nhất trên thế giới có chính phủ Việt Nam công khải tổ chức cho dân vượt biên để thu góp toàn bộ tài sản để lại.
    e. Các quốc gia Đông Nam Á đóng vai tṛ rất phức tạp vừa nhân đạo và bất nhân tuỳ giai đoạn và đă khai thác tối đa những ngân khoản lớn lao của thế giới về tỵ nạn.

    11. Vượt biên đường bộ.

    Sau một thời gian lắng dịu năm 1984, số tỵ nạn lại gia tăng trên đường bộ qua Cam Bốt vào năm 1987. Một số lớn không có điều kiện ODP đă t́m lối đi qua Thái Lan từ miền Nam và qua Hong Kong từ miền Bắc.

    Năm 1988 đă có 18 ngàn người vào Hong Kong và mặt khác Mă Lai lại bắt đầu kéo tàu ra biển vào năm 1989.

    12. Cứu người vượt biển.

    Từ Pháp, Úc, Canada và Hoa Kỳ các tổ chức tư nhân, các bác sĩ ngoại quốc và Việt Nam đă lần lượt tổ chức các chuyến ra khơi cứu người vượt biển. Phong trào này đă tạo ra nhiều hy vọng và đă cứu được hàng ngàn thuyền nhân trên Biển Đông. Một cuộc biểu t́nh thắp nến trước Bạch Cung đă được Tổng Thống Carter đáp ứng và ra lệnh cho Đệ Thất Hạm Đội tiếp tay cứu thuyền nhân vượt biển.

    13. Biện pháp mới.

    Cuối thập niên 80 các đợt sóng thuyền nhân mới gia tăng khi các nước cắt bớt cấp khoản định cư. Các trại tỵ nạn Đông Nam Á trở thành ứ đọng. Các quốc gia Biển Đông quyết định một ngày định mệnh, đó là ngày 14/03/1989. Thuyền nhân đến trại sau ngày 14/03/1989 sẽ bị thanh lọc. Và chữ thanh lọc - “đậu hay xù” trở thành ngôn ngữ của thuyền nhân trên đảo, đă lấy đi biết bao máu, mồ hôi và nước mắt của dân Việt trên Biển Đông.

    14. Vấn đề con lai Ameriasian Home Coming Act 1987.

    Người Mỹ đă bắt đầu t́m đến di sản chiến tranh của chiến binh Hoa Kỳ đă để lại Việt Nam và mở rộng ṿng tay đón nhận 25 ngàn hồ sơ con lai với gia đ́nh thân quyến tổng cộng 100 ngàn người.

    15. Cựu tù chính trị.

    Ngày 30/07/1989 Hoa Kỳ và Việt Nam kư thoả hiệp để cho cựu tù chính trị ra đi có trật tự cùng gia đ́nh. Chiến dịch này đă gia tăng ODP lên đến 86451 người riêng vào năm 1991 gồm cả 21500 cựu tù chính trị và 18 ngàn con lai.

    Thoả ước Việt Mỹ về tù chính trị đă mở cửa trại tù cải tạo cho 109 ngàn chiến hữu VNCH trở về với gia đ́nh và một số lớn đă làm giấy tờ xin định cư tại Hoa Kỳ.

    16. Cưỡng bách hồi hương.

    Bắt đầu từ 1989, từ thanh lọc bị loại, Phủ Cao Uỷ và các quốc gia Đông Nam Á phối hợp với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bắt đầu cho cưỡng bách hồi hương. Hàng trăm cuộc biểu t́nh tuyệt thực tổ chức tại các trại và nhiều người tự tử hay tự gây thương tích để phản đối.

    17. Tự nguyện hồi hương.

    Một chương tŕnh của Liên Hiệp Quốc là khích lệ thuyền nhân ở trại tự nguyện hồi hương. Con số này đă lên đến 56 ngàn người. Mỗi gia đ́nh được lănh từ 300 Mỹ kim đến nhiều nhất là $20 ngàn Mỹ Kim làm vốn tái định cư. Thành phần tự nguyện hồi hương sau đó đă có cơ hội xin đi Hoa Kỳ và có một số lớn hiện đă qua Mỹ.

    18. Trẻ em tỵ nạn.

    Trong số hàng trăm ngàn dân tỵ nạn đă có nhiều trẻ em không có thân nhân. Một thể thức đặc biệt đă được áp dụng và sau này hàng ngàn trẻ em không có thân nhân hay cha mẹ chết trên đường vượt biên đă được định cư tại Hoa Kỳ do các gia đ́nh bảo trợ.

    19. Các con số thống kê.

    Tổng kết từ năm 1975 đến 1995 con số thuyền nhân Việt Nam đă đến trại tỵ nạn là 796310 người và tỵ nạn qua đường bộ là 42918 người.

    Trong số này đă có 822977 người định cư tại Hoa Kỳ và 2 quốc gia Úc và Canada, có đồng đều mỗi nước có 137 ngàn thuyền nhân tỵ nạn.

    Có thể nói là cứ hai người tỵ nạn tại Hoa Kỳ đă có 1 người nếm mùi gia khổ trên Biển Đông tại các trại tỵ nạn.

    20. Thuyền nhân tật nguyền.

    Các quốc gia nhỏ bé nhưng đầy t́nh nhân đạo như Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển đă cử phái đoàn đến chỉ nhận bảo trợ cho các gia đ́nh thuyền nhân tật nguyền, các trẻ em bất hạnh chậm lớn. Những thành phần bất hạnh, vô thừa nhận của thảm kịch Biển Đông đă vui mừng chứa chan hạnh phúc khi được bồng bế nhau đi định cư ở Tây Âu gồm cả xe lăn và nhiều người nằm trên cáng trên đường đến xứ tự do.

    21. Đợt sóng cuối cùng.

    Câu chuyện thuyền nhân tại Phi Luật Tân được coi như đợt sóng cuối cùng. Trong khi tất cả các trại tỵ nạn Đông Nam Á đóng cửa th́ chỉ c̣n lại câu chuyện về các thuyền nhân tại Phi Luật Tân. Trải qua các đợt cưỡng bách hồi hương, t́nh nguyện hồi hương, sau cùng trại Palowan của Phi đóng cửa năm 1997.

    Hàng ngàn người Việt Tỵ Nạn tại Phi được giáo hội Thiên Chúa nhận định cư và thành lập Làng Việt Nam. Hàng triệu Mỹ kim của đồng hương trên thế giới quyên góp để xây dựng cho một quê hương Việt trên đất Phi. Kế hoạch không thành v́ nhu cầu sinh kế người Việt Tỵ Nạn phải phân tán kiếm sống trên đất Phi. Dân làng ở lại rất ít.

    Hồ sơ tỵ nạn đợt cuối cùng bàn giao từ thế kỷ 20 qua thế kỷ 21. Sau cùng nhờ sự đấu tranh bền bỉ của một luật sư trẻ gốc Việt từ bên Úc tên là Trịnh Hội, Hoa Kỳ bắt đầu nhận phần c̣n lại vào Mỹ. Sau 18 năm chờ đợi, các gia đ́nh tỵ nạn đă tới Mỹ tháng 10/2005.

    Bốn năm trước, với đợt thuyền nhân cuối cùng đến Mỹ từ Phi Luật Tân để chào mừng Thanksgiving năm 2005 tại Hoa Kỳ, một trang sử tỵ nạn Việt Nam chính thức đóng lại. Chúng ta ước mong sẽ khép lại được một quá khứ đau buồn và cùng cầu nguyện cho một tương lai tốt đẹp hơn cho một thế giới không c̣n tỵ nạn. Chẳng biết đến bao giờ.[GC, SJ]

    Ghi chú : Những con tàu lịch sử. Tàu Tự Do ra đi từ Phú Quốc chở 39 người, tháng 09/1977, vượt qua vịnh Thái Lan và đến Mă Lai. Được tiếp tế rồi đi tiếp với phương tiện rất giới hạn đă đến Darwin, Úc Châu tháng 11/1977, vượt trên 6 ngàn miles. Tàu Tự Do hiện thuộc về viện bảo tàng hàng hải của Úc. Tàu Cam Ranh, dài 35 foot chở 35 người. Sau 10 ngày vượt biển được tàu chiến của Hoa Kỳ vớt ngày 15/05/1984 ngoài khơi Đông Bắc Cam Ranh 350 miles. tất cả định cư tại Mỹ. Tàu Cam Ranh sau khi vớt người đă được phá huỷ trên Biển Đông.

  7. #7
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    VỤ TÀN SÁT TẦU CHI MAI

    Xin phép QuanTran đươc chuyển post này sang thread Boat Poeple

    Vụ tàn sát tàu Chi Mai.

    Nay xin đăng lại vụ tàn sát tàu Chi Mai. Rủi khi chúng ta quên hoặc chưa biết ... chuyện thương tâm này.

    Chuyện Kể Hành Tŕnh Biển Đông: Csvn Đánh Ch́m Tàu Chi Mai Để Cướp Của.
    (03/15/2009)
    Tác giả: Thuyền Trưởng Tàu CSG-92


    LTS: Trong suốt 8 thập niên kể từ khi thành lập vào năm 1930, CSVN đă gieo rắc không biết bao nhiêu tội ác trên quê hương Việt Nam. Có thể nói, trên từng tấc đất, ngọn cỏ, lá cây, ḥn đá... của quê hương Việt Nam, dưới mỗi mái gia đ́nh, trong mỗi thân phận người Việt, đều có những dấu ấn ghi lại những tội ác kinh tâm động phách do người cộng sản gây ra. Đặc biệt, sau khi ngang nhiên vi phạm Hiệp Định Geneva, xâm lăng và chiếm đóng Miền Nam kể từ 30 tháng 4 năm 1975, CSVN đă thực hiện hàng loạt chiến dịch đàn áp, khủng bố, thủ tiêu, bắt bớ... dă man trên khắp lănh thổ Miền Nam, để một mặt ăn cướp trắng trợn tài sản của người dân, mặt khác nghiền nát mọi sức đề kháng, chống đối của những người yêu nước, khiến hàng triệu người dân Miền Nam phải vượt biển, vượt biên t́m tự do. Hậu quả, trong thời gian hơn hai thập niên kể từ sau 1975, hàng trăm ngàn người Việt, trong đó phần lớn là phụ nữ, trẻ em, ông bà già,... đă bị thảm tử trên biển cả, trong rừng sâu, ngoài hoang đảo.... sau khi phải trải qua những bi kịch kinh tâm động phách, muôn vạn phần đau đớn. Không những thế, ngay cả với những người sống sót, những bi kịch kinh tâm động phách đó vẫn c̣n măi măi tiếp tục ám ảnh, giầy ṿ, tra tấn họ, cho dù họ có sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, có đi đến bất cứ chân trời góc biển nào... Để có thể tái tạo một trong muôn vàn tội ác của cộng sản Việt Nam đối với người vượt biên t́m tự do, Sàig̣n Times trân trọng giới thiệu cùng quư độc giả những đoạn hồi kư trích trong "Chuyện Kể Hành Tŕnh Biển Đông". Hy vọng, qua những ḍng chữ được viết bằng máu và nước mắt của chính những người trong cuộc, qúy độc giả, với tấm ḷng xót xa và những giọt nước mắt đau đớn của những người tỵ nạn cộng sản cùng cảnh ngộ, sẽ hiểu được, tội ác của chánh phạm CSVN đằng sau muôn ngàn bi kịch rùng rợn của người vượt biển. Qua đó, chúng ta sẽ thức ngộ được, lần đầu tiên trong lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc VN, và có thể nói lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, tội ác của một chế độ đối với chính người dân của chế độ, như chế độ CSVN, quả thực đă vượt khỏi biên cương quốc gia, tung hoành trong mỗi gia đ́nh, mỗi cuộc đời, để rồi tiếp tục tràn lan trên khắp bề mặt địa cầu...
    *
    May mắn cho tôi là khi vượt biên vô cùng thuận buồm xuôi gió, nhưng ngược lại, tôi là chứng nhân cuả một vụ cướp của giết người thật là rùng rợn do bọn cộng sản Việt Nam thực hiện vào năm 1977 tại căn cứ Hải quân Cát Lái cũ cuả QLVNCH.
    Lúc bấy giờ tôi làm công nhân cho thuỷ đội Cảng Sàig̣n, trên chiếc tàu kéo CSG 92 (Soài Rạp). Vào khoảng tháng 1 năm 1977 tàu chúng tôi chạy lên con sông Sàig̣n tới phía sau nhà máy nhiệt điện Thủ Đức và kéo chiếc tàu tên là Chi Mai về Kinh Tân Thuận (kinh đôi) để cơ xưởng cảng Sàig̣n gắn thêm một số máy phụ như máy charge gió (air compressor), máy bơm nước lườn, cũng như gắn thêm một số ống gió thông hơi từ boong tàu xuống tận 3 tầng dưới hầm máy. Tôi thấy cách thiết kế vô cùng lạ mắt và không có một chút ǵ là an toàn cho việc vận hành, cũng như an toàn thoát hiểm tối thiểu cho một con tàu di chuyển trên sông nước. Tôi có hỏi chú sáu Bền người công nhân đầu năo của xưởng nầy về việc lạ lùng này th́ chú trả lời rằng: "Chú đâu biết ǵ đâu. Nghe nói rằng thành uỷ thuê xưởng sửa chữa làm một số việc và nhà nước đôi bên thanh toán cho nhau. Chú chỉ là lính lác nên đâu biết ǵ việc cuả họ".
    Con tàu nầy có máy chính hiệu của Đức chế tạo, công suất 900 horse power. Con tàu nầy dài khoảng chừng 22m rộng 5, 5 mét, chiều sâu tính từ mớm nước khoảng 3, 3 mét, nhưng nếu tính từ trên mặt boong (deck) khoảng 5 mét là cùng. Khi tàu nầy gần ra khỏi ụ sửa chữa nó được hàn thêm một số miếng sắt chữ V loại 6mm làm một boong giả thêm nữa, cao hơn mặt boong khoảng 1.70 mét.
    Bấy giờ những người Hoa kiều trong Chợ Lớn thường tấp nập vào tầu nầy xem xét cúng bái và họ thường mang trái cây hoặc thịt thà qua biếu cho chúng tôi ăn. Sau vài lần họ muốn thuê chú hai Lâm Văn Tới làm máy trưởng cho tàu nầy. Họ nói dối rằng đấy là tàu khách chạy từ sài G̣n đi Cần Thơ. Nhưng chú khước từ, v́ tàu CSG 62 cuả chú cũng sửa chữa sắp xong để hoạt động kéo xà lan nước đi Vũng Tàu cung cấp cho các tàu chiến cũng như đánh cá đang neo tại vùng cảng ấy. Sau họ bảo thật là đi vượt biên chính thức và sẵn ḷng chi 15 lượng vàng và cho hết 6 người trong gia đ́nh chú đi luôn không phải trả một xu nào cả, nhưng chú vẫn khước từ.
    Sau đó tôi thấy tên Út Lương tên thật là Lương Văn Út thuyền trưởng tàu khách An Giang chạy từ Tân Châu -Long Xuyên -Sài G̣n và ngược lại, nhận lời. Tên Úc nầy là Việt kiều Kampuchia hồi hương về VN năm 69 hay 70 ǵ đó. Năm đó là năm Quân Lực VNCH hành quân vô Kampuchia tấn công và san bằng cục R cuả VC và cứu vớt Việt kiều khỏi bị bọn Lon Nol và Khmer Đỏ cáp duồn thả trôi sông Cửu Long về Việt Nam.
    Út Lương có nước da sậm nâu, gần giống như Miên. Không hiểu hắn xoay ở đâu ra bằng Tài Công hạng nhất của Bộ giao thông và Bưu điện cấp cho hắn. Bằng màu đỏ hẳn ḥi, c̣n mới cứng, chứ thằng nầy nó dốt như Hồ Chí Minh, tiếng Tây th́ quẹt quẹt, tiếng Miên th́ good, tiếng Việt và tiếng Tàu th́ cũng khá khá, nhưng về hải nghiệp nó là con zéro to tướng. Nội việc khử từ trường cho hải bàn khi tàu sửa chữa, hay trang bị thêm chi tiết nó cũng không biết, làm floating radar, hoặc tâm phương qua tín hiệu kiểm báo nó cũng mù tịt, th́ nói chi đến tính toán sai biệt trục địa cầu hàng năm để cộng thêm vào hướng đi, hoặc trừ bớt cho đúng với hướng thật sự muốn đi. Nhưng hắn vẫn nhận trách nhiệm đưa tàu đến Cát Lái.
    Giờ đây tôi không chắc nhớ rơ ngày tháng sự vụ xảy ra, tôi chỉ nhớ lúc ấy trời nắng gắt lắm khoảng tháng 4 hay 5 ǵ đấy, bấy giờ tôi kéo xà lan chở nước xuống kho dầu Shell ở Nhà Bè bơm cho tàu dầu Hasukha của Liên Xô, và sau đó kéo ủi yểm trở cho hoa tiêu đưa tàu vào cặp cảng kho Esso Nhà Bè. Việc xong xuôi, tôi cặp xà lan nước đă giao hàng xong, kéo về lại cảng Sàig̣n. Nhưng khi tàu sắp quanh vào khúc đèn xanh đỏ của sông Sàig̣n, th́ tôi thấy người trôi nổi lặn hụp bơi ngửa, bơ xấp đủ kiểu hết. Họ có áo phao bằng styro foam hoặc bằng túi hơi như loại hàng không phát cho hành khách. Cũng có người ôm bẹ dừa nước thả ngửa trên sông.
    Tôi co giảm vận tốc tàu lại và yêu cầu anh em thuỷ thủ ở tàu kéo cũng như xà lan thả các thang dây trên tàu và xà lan xuống tận mé nước đồng thời lấy các phao tṛn cột dây vào quăng ra cho họ bám vào để kéo họ lên các thang dây của tàu và xà lan.
    Lúc bấy giờ là nước ṛng chảy ra biển, và ngay chỗ nầy là mối tiếp giáp giữa 3 con sông Nhà Bè, Sàig̣n và Đồng Nai nên mực nước luôn chảy nghịch lẫn nhau tạo thành ḍng nước xoáy. Tôi sợ nạn nhân có thể bị lót lườn tàu và xà lan, vướng vào chân vịt, nếu họ luưnh quưnh và không hiểu biết. V́ vậy tôi chỉ để số ṿng quay của chân vịt đủ mức cho tàu đứng yên một chỗ để đón cứu họ.
    Lúc bấy giờ các ghe đóng đáy giàn xây (ḍng xoay) tại ngă ba của ba con sông cũng túa ra cứu giúp họ. Khi đó, trên tàu và xà lan của chúng tôi đă cứu được 18 người. Bỗng phía bên sông Nhà Bè (Rạch Bảy) có nhiều tiếng súng nổ chát chúa và canô công an VC tuần tra trên sông từ hướng nhà máy dầu Navioil cũng như trên Cát Lái chạy đổ xuống, xuôi theo ḍng chảy, chúng bắn vào nạn nhân bơi trên sông không một chút thương tiếc, và đuổi theo bắn tận nhà máy Silico gần đến vàm sông Phú Xuân, nơi có căn cứ của bộ đội biên pḥng đóng giữ.
    Riêng tàu của chúng tôi bị một tầu tuần tiễu có khoảng 6 công an nhảy lên bắt những nạn nhân này trói lại bằng dây ở những chiếc phao họ mang trên người, rồi đẩy họ té xuống tàu tuần cảnh, thấp hơn mặt boong xà lan ít nhất 2 mét. Khi không c̣n chỗ chứa các nạn nhân, chúng xô họ trở lại ḍng sông lúc đó đang chảy xiết. Tôi la lên cản ngăn chúng, nhưng chúng bắt tôi vào trong pḥng lái tàu và yêu cầu tôi chạy về cầu bến phá Cát Lái. Trên đoạn đường không đầy 2 cây số này tôi thấy vô số các túi sách may bằng nhựa simili và giỏ đệm trôi bồng bềnh trên mặt nước. Chúng ra lệnh cho tàu chạy chậm lại và dùng vợt chúng tôi thường dùng để vớt lon nhôm thực phẩm hoặc thức uống của tàu ngoại quốc thường vứt bỏ trôi nổi trên sông Sàig̣n, để vớt những chiếc giỏ căng phồng này. Chúng tranh nhau mở ra lục lọi lấy vàng, đô la, đồng hồ... rồi chia chác nhau ngay tại chỗ.
    V́ phải chạy chậm để tụi công an vớt những chiếc giỏ trên mặt sông nên 2 giờ sau, tàu chúng tôi mới cặp được bến phà Cát Lái trong khi đoạn đường không đến 2 cây số mà vận tốc b́nh thường của tầu tôi là 16 hải lư giờ (khoảng 25 cây số giờ).
    Khi tàu vừa cập bến, tụi công an bắt chúng tôi lên bờ, lục soát trên tàu, xà lan và khám xét thân thể của chúng tôi. Đến khoảng 10 giờ tối th́ tên đại tá công an trưởng pḥng cứu hỏa đến hỏi chúng tôi có thấy điều ǵ hay không, có muốn khiếu nại ǵ không? Chúng tôi dư hiểu chúng muốn ǵ, nên ai cũng phải lắc đầu, "thưa không nghe, không thấy, không biết cũng như không khiếu nại điều ǵ". Chúng tôi chỉ xin chúng báo cáo về đội an ninh bảo vệ của bến cảng Sàig̣n là tàu chúng tôi bị vướng lưới nên phải lặn gỡ, v́ vậy về trễ. Chúng bằng ḷng gọi phôn giúp cho việc ấy. Khi chúng tôi được thả trở lại tàu, trên bến phá, tụi công an đă cho lập ṿng rào an ninh cấm tất cả nhân dân cùng những người không có trách nhiệm lui tới khu vực ấy. Ṿng đai này được kéo bằng kẽm concertina, phía trong ở giữa bến phá chúng dùng nhưng manh cót quây tṛn lại, che kín những xác người nằm ngổn ngang ít nhất là 150 người. Những xác người được xếp dài khaỏng 30 mét nằm kế bên nhau như cá trong hộp thành 3 hàng. C̣n các túi hành lư được chất ngay lên xe truck cuả công an mà loại này trước năm 1975 dùng để tịch thu báo chí khi báo chí có nội dung xuyên tạc vu khống chính phủ VNCH, để làm lợi cho cộng sản.
    Sau đó hai ngày, đội thủy của cảng Sàig̣n được lệnh điều động tàu của chúng tôi kéo cần cẩu 100 tấn (có sức mạnh kéo nổi 100 tấn). Cần cẩu nầy nguyên là của quân vận Mỹ bàn giao lại cho chính phủ VNCH, và sau chuyển lại cho cảng Sàig̣n xử dụng. Chúng tôi kéo cần cẩu nổi này ra đến Cát Lái khoảng 10 giờ sáng và người nhái công an (Bắc Kỳ) lặn xuống choàng dây cáp 16 mm qua tàu Chi Mai để cho cần cẩu trục lên. Nhưng không biết loay hoay như thế nào đó họ làm măi không xong, và phải xin toán người nhái của cảng Sàig̣n đến giúp đỡ. Toán người nhái ốm đói nầy vốn là những công nhân trên 45 tuổi trước 1975 thuộc Ty Cảng Vụ cảng Sàig̣n, có nhiệm vụ lặn kiểm tra các đế phao neo (con rùa) trên sông Sàig̣n, cùng như kiểm tra chân đế cầu tàu trong cảng Sàig̣n. Nhờ toán người nhái của Sàig̣n trước 1975 , công việc trôi chảy, tôi nổ máy đẩy cần cẩu nổi ra xa, để neo căng cả 4 phiá và kéo tàu Chi Mai lên....
    Khi dây cáp được kéo lên chưa được 3 mét, từ dưới mặt nước nổi vọt lên những xác người như nhưng trái ngư lôi vừa thoát khỏi bệ phóng. Máu từ mũi tai cuả họ trào ra trông thật thảm khốc. Chú hai Giỏi, cần cẩu trưởng, người to như cảnh sát motor cycle của Mỹ, cũng phải rụng rời tay chân không thể tiếp tục giữ cần LIFT và dừng tay lại ngay vị trí nầy. Bọn công an trên cầu phà bụm tay lại làm loa ra lệnh kéo tiếp nên anh Sanh phải nhảy lên pḥng điều khiển thay thế chu hai Giỏi...
    Dây được kéo lên từ từ thật chậm từng tấc cáp mỗi lần chuyển dịch, xác người tiếp tục vọt nổi lên, Tôi không nhớ rơ lắm v́ cảm giác đă chết cứng tê dại, mắt mở nhưng h́nh như không c̣n biết ǵ cả. V́ đấy là xác người vô tội bị VC xua đuổi, hoặc lừa đảo, nên họ phải trốn ra nước ngoài. Họ là những người giàu có, có nhà cửa khang trang, cơ sở máy móc sản xuất, mà bọn công sản Bắc Kỳ xâm lược đang thèm thuồng muốn chiếm lấy làm cuả riêng, nên đă lừa họ mang của cải xuống tàu rồi t́m cách giết họ để chiếm đoạt của cải.
    Khi tàu nhô cột cờ lên khỏi mặt nước, một thảm cảnh mà suốt 16 năm sống xuôi ngược trên các ḍng sông cuả VN, bờ duyên hải VN và Philippines tôi chưa bao giờ trông thấy cảnh tượng như thế. Qúy vị à! Một phụ nữ tay ôm chặt đứa bé gái khoảng một tuổi đă śnh chương cuộn tṛn như một quày dừa non. Chiếc áo Badesuite bằng thứ vải nylon dầy chắc vướng vào các móc dùng để móc cờ hiệu của tàu hoặc tín hiệu. Trên mặt của nạn nhân bị tôm cá rỉa mất gần hết một bên mặt....
    Tàu Chi Mai tiếp tục được kéo lên, trên mặt boong không c̣n ǵ tồn đọng. Trong cabin lái, xác hai cô gái trẻ ôm nhau chết cứng. Tàu Chi Mai tiếp tục được đưa lên cao, nước tràn ra từ các lỗ Abblouse (lỗ có kính tṛn để cho thuỷ thủ có thể quan sát bên ngoài hay mở ra để nhận lấy gió khi những ngày biển êm gió lặng). Nước chảy tràn ra cho thấy bên trong, xác người dằn xẹp xuống như cá được đóng vào hộp vậy....
    Cuối cùng tàu Chi Mai được đặt trên boong cần cẩu 100 tấn, sau khi các kè được chêm chặt hai bên hông tàu Chi Mai. Chúng tôi thấy bên hông phía tay phải của tài Chi Mai có một lỗ thủng to h́nh dạng tṛn méo mó phần phía trước của lổ thủng bị tét ép vào phía trong thân tàu chứng tỏ khối thuốc nổ được đặt từ bên ngoài. Xác người bên trong chắc phải c̣n đủ cả v́ lỗ thủng nầy, xác người không thể trôi ra được, v́ tàu bị ch́m nghiêng về phía nầy, bùn non và đất sét c̣n bám chặt cả một bên thân tàu.
    Xác nguời được đưa ra khỏi tàu Chi Mai đưa lên bến phà Cát Lái lập tức các túi hành lư bị tụi công an VC tịch thu đem lên xe cây ngay lập tức, không có thân nhân hay bất cứ ai léo hánh ở khu vực nầy. Chỉ huy bốc dỡ các tử thi nầy là Đại tá VC Đinh Mười, truởng pḥng cảnh sát pḥng cháy chửa cháy thành phố Sàig̣n; và một tên đại tá khác của pḥng cảnh sát trên sông. Lúc bấy giờ bí thư thành uỷ là Vơ Văn Kiệt.
    Tổng cộng xác chết được đem ra là 426 xác cả nam lẫn nữ. Tôi đă không dám ăn thịt cá tôm cua hơn nửa năm trời mặc dù lúc bấy giờ công nhân kỹ thuật thuộc tổng cục đường biển như tôi mỗi tháng chỉ mua được 2 kí thịt heo cho nhu yếu phẩm mà thôi.
    Thằng Lương Văn Út tài công chiếc tàu Chi Mai c̣n sống nhăn răng tại Sài G̣n. Sau vụ nổ tàu Chi Mai, Cộng Sản không có cách ǵ che giấu được, v́ hơn 170 hành khách nhà nghèo loại đóng 5 cây vàng cho một đầu người, phải chịu cảnh đứng ngồi như cá hộp. Họ hiểu đi tàu trong hoàn cảnh đó sẽ bị ướt lạnh khi trời mưa giông, v́ cả hai thứ nước mưa và nước sóng biển. Họ chắc chắn hiểu được thân phận, và những rủi ro có thể mang đến cho họ khi bị say sóng, hoặc sóng to chụp phủ lên tàu có thể cuốn họ xuống biển, nên họ chịu rất nhiều tổn phí để kiếm mua phao v́ thời ấy của đó là hàng quốc cấm, không có chợ nào được bày bán cả. Ngay cả như tôi, thuyền trưởng tàu kéo cấp ba (có công suất trên 1200 mă lực) là loại chỉ đếm trên đầu ngón tay vào năm 1989, vẫn không có áo phao cho cá nhân của ḿnh nửa đó. Chỉ cấp loại xốp b́nh cà rem (Styro foam) nhét vào áo khỉ (monkey vest) như áo bộ đội mang băng đạn AK vậy, nhưng vẫn phải ghi tên và chức vụ bằng nước sơn đỏ, và điều nầy pḥng vật tư của Công Ty làm sẵn phát cho tàu, nếu bị mất phải làm báo cáo và kiểm điểm như mất súng vậy.
    Chính các phao nầy đă giúp cho hầu hết những nguời trên boong nầy thóat ra khỏi tàu Chi Mai ngay lúc nó nghiêng ch́m. Chỉ có những người thông thuộc với sông nước nên ỷ lại không mặc vào, có thể bị chết, hoặc thoát, hay tù sau vụ ch́m nầy. Điều tôi nói đây có kiểm chứng, v́ 4 ngày sau đó, những xác chết trôi nổi trên sông Nhà Bè, Phú Xuân, Soài Rạp, Ḷng Tàu, cũng như trôi dạt vào những miệng đáy đóng trên sông để bắt tôm cá. Người dân đă báo cho chính quyền đem đi mai táng hoặc trả xác lại cho thân nhân.
    C̣n cảnh công an VC bắn vào người vượt biên hôm đó, chính mắt những người đóng đáy thấy, thủy thủ tàu CSG 92 và xà lan 64 thấy, công nhân nhà máy Vavioil và những cư dân trên bờ sông nhà bè phía đèn xanh đều thấy hết. Chưa hết đâu! Những người đi "đăng kư", tập trung tại bến xe Văn Thánh ngoài ngă ba Hàng Xanh để cho xe bus đưa vào bên phà Cát Lái, nhưng c̣n hai xe bus chót chưa vào tới bến phà Cát Lái th́ ḿn đă nổ. Không biết rằng v́ xe bus đến chậm hay thằng công an tay nghề quá zỏm, gài kim định giờ không chính xác?! Điều nầy từng xảy ra trong thời chiến qua các vụ đặc công VC đánh các cầu B́nh Triệu, B́nh Lợi, Tân Cảng... Đặc công VC ôm ḿn lội ven sông để gài giật xập cầu, nhưng lội chưa tới nơi th́ ḿn phát nổ. Báo chí phổ biến tin tức, lính địa phương quân giữ cầu đều biết chuyện nầy!
    Việc Cộng sản bắn chết người thường dân vô tội đâu có phải là điều hiếm hoi ở trong thời chiến cũng như thời b́nh. Hơn nữa VC đă dán bản cáo trạng khắp hai miền đất nước rằng "VƯỢT BIÊN LÀ PHẢN QUỐC". V́ vậy chúng sợ ai không dám bắn?! Hơn nữa VC bắn để cướp của, v́ người bị chúng bắn là thành phần tư bản, bị VC ghép vào tội phản quốc bóc lột.
    C̣n 2 chiếc xe bus chở người vượt biên đến sau, khi thấy tàu Chi Mai bị phát nổ, bọn công an liền ra lệnh cho quay đầu lên hướng nhà tù Thủ Đức tạm trú qua đêm và sáng hôm sau chở thẳng lên Bù Đóp nhốt cho đến gần 4 tháng. Sau đó, chúng đưa xuống cù lao Rồng ở Mỹ Tho cho đi bán chính thức, với điều kiện thêm 3 cây một đầu người.
    Ngoài ra, c̣n vụ cho ch́m tàu khách Vũng Tàu tại ngă ba Thiềng Liềng năm 1979 để cướp tiền cướp của nữa. Vụ này VC bán băi xong, trở giọng lật lọng bắt khách ra đi đa số là Bắc di cư năm 1954 và giáo dân ở giáo xứ Tân Định, Bà Chiểu, trong đó có con của nhạc sĩ Lê Văn Thiện, ḥa âm cho ban nhạc Shootgun của ca sĩ Thanh Thuư.

  8. #8
    Member
    Join Date
    28-02-2011
    Location
    bi
    Posts
    254

    Mấy thằng việt cộng đó có ngày sẻ đền tội

    Chuyện Việt cộng xả súng bắn vào dân lành là chuyện b́nh thường , ai ở trong Miền Nam thời gian đó đều biết hết , có điều tại sao mấy tay việt cộng ác ôn đó vẩn sống và vẩn tiếp tục hà hiếp đánh đập nhân dân , các bạn nên nhớ lưới trời tuy rộng nhưng tôi tin Ông Trời có mắt , không lâu đâu bọn cộng an sẻ bị chính người dân đập đổ bọn chúng , củng như hiện nay tại Egupte dân chúng không muốn đất nước Egypte có cảnh sát và công an , tất cả ngả tư đường được thay thế Sécurité thay v́ lủ cảnh sát như xưa


    Sécurité thay thế cảnh sát mổi bùng binh hay ngả tư

    HTH

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 79
    Last Post: 31-05-2013, 07:56 AM
  2. Replies: 3
    Last Post: 28-04-2011, 08:57 PM
  3. Replies: 1
    Last Post: 28-04-2011, 06:25 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 26-04-2011, 06:44 AM
  5. Replies: 4
    Last Post: 08-10-2010, 10:23 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •