Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 17

Thread: Mother's Day - Ngày Lễ Dành Cho MẸ 5/08/2011

  1. #1
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Mother's Day - Ngày Lễ Dành Cho MẸ 5/08/2011

    Ngày Hiền Mẫu (Tiếng Anh: Mother's Day) cận đại được khởi xướng bởi bà Anna Marie Jarvis tại thành phố Grafton, tiểu bang West Virgina, Hoa Kỳ, để tôn vinh những người mẹ hiền (đặc biệt là trong khung cảnh của mái ấm gia đ́nh).
    Theo truyền thống của Hoa Kỳ và đa số các quốc gia trên thế giới, Ngày Hiền Mẫu được tổ chức hằng năm vào ngày Chủ Nhật thứ nh́ của tháng 5.
    Một số nước khác cũng những ngày lễ tương tự được tổ chức vào các ngày khác trong năm.
    Lịch Sử và Nguồn Gốc Ngày Hiền Mẫu
    Thời Hy Lạp cổ đại, lễ hội tôn vinh nữ thần Cybelle, mẹ của tất cả các vị thần Hy Lạp, được tổ chức vào thời điểm Xuân Phân (khi mặt trời ở gần xích đạo nhất).
    Trong khi đó tại La Mă cổ đại, người ta ăn mừng lễ hội Matronialia để tôn vinh nữ thần Juno, nữ hoàng của các vị thần La Mă, vợ của thần Jupiter. Theo phong tục, các người mẹ tại La Mă cũng được tặng quà trong ngày này.
    Tại Châu Âu, nhiều quốc gia có tục lệ để dành riêng một ngày Chủ Nhật trong năm để tôn vinh những người mẹ hiền, điển h́nh là ngày Mothering Sunday tại những nước có đông giáo dân của các chi nhánh Thiên Chúa Giáo như Vương Quốc Anh.
    Lễ Mothering Sunday được tổ chức vào Chủ Nhật thứ tư vào Mùa Chay, cũng là để tôn vinh Đức Mẹ.
    Tại một số quốc gia mà Ngày Hiều Mẫu chưa được phổ biến, người ta cũng dùng Ngày Quốc tế Phụ nữ vào tháng 8 tháng 3 để tôn vinh những người mẹ.
    Bản Tuyên Ngôn Ngày Hiền Mẫu ("The Mother's Day Proclamation") của bà Julia Ward Howe là một trong những lời kêu gọi đầu tiên để tôn vinh các người mẹ tại Hoa Kỳ.
    Được viết vào năm 1870, bản tuyên ngôn này là sự phản ứng ôn ḥa đối với sự tàn phá của cuộc Nội chiến Hoa Kỳ cũng như là cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ.
    Bản tuyên ngôn này dựa trên nền tảng của chủ nghĩa nữ quyền, với ư tưởng người phụ nữ cũng có trách nhiệm uốn nắn xă hội trên con đường chính trị. Julia Ward Howe có ư định thành lập một ngày lễ mang tên "Ngày Hiền Mẫu v́ Ḥa B́nh" (Mother's Day for Peace), nhưng phong trào này dần lụi tàn v́ không đủ kinh phí.

    Tuy nhiên, ư tưởng của bà Howe đă gây ảnh hưởng lớn đến không ít phụ nữ trong xă hội, điển h́nh là bà Ann Maria Reeves Jarvis, nữ giáo viên tại trường học của ngôi thánh đường mang tên Thánh Andrew tại thành phố Grafton, tiểu bang West Virginia.
    Trong bối cảnh Nội chiến Hoa Kỳ, Bà Ann Maria Reeves Jarvis tập hợp các phụ nữ khác với sứ mệnh chăm sóc cho các thương binh từ cả hai miền Nam Bắc.
    Sau khi cuộc chiến chấm dứt, bà khởi xướng phong trào mang tên Ngày Các Hiền Mẫu Làm Việc (Mothers' Work Days) vào năm 1858 cùng với các bà mẹ của các chiến binh từ cả hai miền để nhấn mạnh các hoạt động xă hội v́ ḥa b́nh. Ann Maria Reeves Jarvis qua đời tại thành phố Philadelphia vào năm 1905.
    Tại ngôi mộ của mẹ ḿnh, cô con gái Anna Marie Jarvis thề rằng sẽ nối gót theo chân mẹ và thành lập một ngày lễ dành riêng cho các người hiền mẫu, c̣n sống cũng như đă qua đời.
    Hai năm sau đó, cô Anna Marie Jarvis mang 500 đóa hoa Cẩm chướng đến tặng cho từng người mẹ tham dự thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Andrew, nơi mà mẹ cô từng dạy học khi xưa.
    Một năm sau, vào ngày 10 tháng 5, năm 1905, Nhà thờ Thánh Andrew lần đầu tiên tổ chức một thánh lễ ngày Chủ Nhật đặc biệt để vinh danh các người hiền mẫu trong cộng đoàn.
    Cô Anna Marie tiếp tục tranh đấu không ngừng để quảng bá ngày lễ này khắp nơi.
    Đến năm 1909, thánh lễ vinh danh người hiều mẫu đă lan rộng đến 46 tiểu bang, cũng như là đến hai quốc gia láng giềng của Hoa Kỳ là Canada và Mexico.
    Ngày Hiền Mẫu Trên Thế Giới
    Tuy Ngày Hiền Mẫu được tổ chức vào rất nhiều ngày khác nhau trên thế giới, hai ngày phổ biến nhất là ngày Chủ Nhật thứ nh́ của tháng 5 theo truyền thống Mother's Day của Hoa Kỳ, tiếp theo là ngày Chủ Nhật thứ tư của Mùa Chay theo truyền thống Mothering Sunday của Vương Quốc Anh.
    Danh sách các quốc gia có truyền thống tổ chức ngày Hiền Mẫu vào Chủ Nhật thứ nh́ trong tháng 5
    theo reader's digest


  2. #2
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

  3. #3
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

  4. #4
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Người Mẹ Của Biên Giới Sống và Chết

    Năm 2000 tôi tới giúp tĩnh tâm cho cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở Oakland, miền bắc California.
    Hôm ấy, cuối nhà thờ có người gọi tôi. Quay lại nh́n, ngờ ngợ, ai ngờ đâu tôi gặp lại người đàn ông tôi đang muốn t́m từ lâu.
    Sáu năm làm việc tại trại tỵ nạn Palawan, Philippines 1989 - 1995, tôi gặp ông ở đấy.
    Một người đàn ông im lặng, ít nói. Ông lúc nào cũng như có chuyện khổ tâm.
    Ngày ngày ngồi tráng bánh ở một góc đường trong khu trại tỵ nạn. Ngâm gạo đêm trước, dậy tráng bánh từ hai giờ sáng, bên vỉa đường. Mỗi ngày vài chục pesos.
    Ngày ấy, 1 US dollar được 25 pesos tiền Philippine. Hoàn cảnh tỵ nạn bấy giờ nhiều người túng cực.
    Ông phải đùm bọc hai người gốc Chàm không người quen với bốn em bé không thân nhân. Mấy người sống chung với nhau trong căn nhà tỵ nạn. Kẻ sách nước, người kiếm củi, ông tráng bánh.
    Khoảng ba tháng ông góp được hai chục đô la, lại nhờ cha Crawford, một cha già người Mỹ trước ở Việt Nam, sau qua trại tỵ nạn giúp đồng bào, gởi qua trại tỵ nạn Hongkong cho vợ.
    Ông rời cửa biển Cam Ranh ngày 2.9.1988 vào đất Philippines. Một năm sau, tháng 9 năm 1989 ghe của vợ ông rời Vạn Ninh, Nha Trang được hai ngày bị bể máy.
    Ghe lênh đênh trên biển đông, rồi lâm nạn. Vợ ông đem theo ba con nhỏ. Hết lương thực, nhờ mưa gió có nước uống mới sống sót.
    Sau nhiều ngày băo táp, một chủ ghe đánh cá người Tầu ở đảo Hải Nam bắt gặp chiếc ghe lâm nạn này.
    Ông ta chỉ đồng ư tiếp tế gạo, cho nước, và kéo ghe ra khỏi vùng lâm nạn san hô với điều kiện cho ông ta bé cháu trai trên ghe. Cháu bé chính là con của người đàn ông này.
    Kể từ ngày rời bờ biển Vạn Ninh đến khi gặp chiếc ghe người Tầu rồi cập được vào đất liền là 25 ngày.
    Nước Tầu hạn chế sinh sản. Ông chủ ghe người Tầu mong một cháu trai mà không được. Cuộc mặc cả là xé ruột gan người mẹ
    Trước biên giới sống và chết, họ phải chọn sống. Vấn đề ở đây là sự sống của toàn thể 44 người trên chiếc ghe. Nếu không mất đứa bé, toàn ghe có thể chết.
    Chiếc ghe đánh cá người Tầu mang theo cháu bé rồ máy chạy vội vă biến mất hút về phía Trung Quốc. Rồi tin ấy đưa đến cho người đàn ông này ở Palawan.
    Mỗi ngày ông cứ lặng lẽ tráng bánh, kiếm ăn gởi qua cho vợ ở trại tỵ nạn Hongkong.
    Đau thương v́ mất con. Con tôi trôi giạt nơi đâu?
    Vợ chồng mỗi người một ngả. Đứa con mất tích sẽ ra sao. Dáng ông buồn lắm. Cháu bé lúc đó mới hơn ba tuổi.
    Cha Crawford kể cho tôi câu chuyện này. Không biết người đàn ông đă nhờ cha già gởi tiền cho vợ như thế bao lâu rồi.
    Theo ông kể lại, v́ không là người Công Giáo, ông đâu có tới nhà thờ.
    Một hôm có mấy người vào cha xin tiền mua tem gởi thư. Ông cũng đi theo. Rồi một linh cảm nào đó xui khiến ông gặp cha. Ông kể cho cha già nghe chuyện ông mất con.
    Một trong những ư định qua trại tỵ nạn làm việc của tôi là thu lượm những mẩu đời thương đau của người tỵ nạn. Tôi t́m gặp ông ta để hỏi chuyện.
    Câu chuyện bắt đầu.
    Sau khi chiếc ghe được kéo vào đảo Trung Quốc, một nửa số người quá sợ hăi, đi đường bộ trở về Việt Nam. Số c̣n lại kết hợp với ít người đă trôi dạt vào đảo trước đó, sửa ghe t́m đường qua Hongkong
    . Người đàn ông tưởng chừng vợ đă chết trên biển v́ hơn ba tháng sau mới nhận được mấy lời nhắn tin viết vội bằng bút ch́ từ trại tỵ nạn Hongkong.
    Ông đưa miếng giấy nhàu với nét bút ch́ mờ cho tôi.
    Sau khi ông rời trại tỵ nạn, mất liên lạc, tôi chỉ c̣n giữ tấm giấy như một kỷ niệm quư hơn chục năm nay.
    Đó là lá thư thứ nhất ông nhận được. Những lần giảng trong thánh lễ về t́nh nghĩa vợ chồng, tôi lại nghĩ đến ông. Một người đàn ông cặm cụi tráng bánh để rồi ba tháng trời dành được 20 đô la gởi tiếp tế cho vợ.
    Ông tâm sự với tôi là ông dự tính một ngày nào đó được đi định cư, dành dụm tiền rồi đi Trung Quốc ḍ hỏi tin con.
    Nghe ông nói vậy, tôi thấy ngao ngán cho ông. Bao giờ ông mới được định cư? Rồi định cư xong, biết bao giờ ông mới thực hiện được mơ ước?
    T́nh trạng tỵ nạn lúc này quá bi đát. Mười người vào phỏng vấn may ra đậu được ba.
    Đất Trung Quốc rộng mênh mông như thế biết đâu t́m?Bao nhiêu khó khăn như tuyệt vọng hiện ra trước mặt.
    Tôi thấy ư nghĩ mơ ước đi t́m con của ông như cây kim lặng lờ ch́m xuống ḷng đại dương.
    - Tại sao không nhờ Cao Ủy Tỵ Nạn, nhờ Hội Chữ Thập Đỏ Hongkong?
    Người đàn ông này sợ lên tiếng như thế gia đ́nh Tầu kia biết tin sẽ trốn mất.
    Chi bằng cứ âm thầm t́m kiếm. Tôi thấy dự tính của ông khó khăn quá.
    Những năm làm việc bên cha già, tôi biết một đặc tính của ngài là thương kẻ nghèo.
    Ngài thương họ vô cùng, ngài sẽ làm bất cứ ǵ có thể.
    Tôi đề nghị cha già cứ viết thư khắp nơi, kêu cầu tứ chiếng.

  5. #5
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Các thư được viết đi. Ngài cầu cứu Cao Ủy Ti Nạn, Hội Hồng Thập Tự, cơ quan từ thiện dịch vụ tỵ nạn Công Giáo, từ Manila đến Bangkok, Thailand.
    Đợi chờ măi mà năm tháng cứ bặt tin.
    Tôi vẫn thấy người đàn ông cứ dáng điệu buồn bă ngồi bên đường tráng bánh. Trời nhiệt đới nắng và nóng, mỗi khi xe chạy qua, bụi đường bay mờ người.
    Hàng ngày lên nhà thờ, tôi lại h́nh dung bóng h́nh ông. Chỗ ông ngồi không xa tháp chuông nhà thờ bạc vôi sơn và tiếng chuông mỗi chiều là bao.
    Mỗi chiều dâng lễ, tôi lại nh́n thấy cây thánh giá trên nóc nhà thờ đă nghiêng v́ gỗ bị mục.
    Cây thánh giá trải qua nhiều mùa mưa nắng quá rồi. Bức h́nh Mẹ Maria bế Chúa Hài Nhi trên tấm ván ép dưới cây thánh giá cũng bạc nước sơn.
    Những người tỵ nạn đă bỏ một vùng đất rất xa. Quê hương của họ bên kia bờ biển mặn. Nhiều người cứ chiều chiều ra biển ngồi. Đêm về sóng vỗ ́ ầm. Biết bao người đă không tới bến.
    Họ đến đây t́m an ủi trong câu kinh.
    Giữa tháng ngày cằn cỗi ấy, rồi một chiều bất ngờ tin vui đến. Hội Hồng Thập Tự Hongkong báo tin về Manila.
    Manila điện xuống báo cho cha Crawford biết người ta đă t́m được cháu bé.
    Lúc bắt cháu bé, người Tầu trên ghe đánh cá kia đă lanh trí che tất cả số ghe.
    Không ngờ trời xui khiến, trong lúc thương lượng bắt cháu, trên chuyến ghe tỵ nạn Việt Nam có kẻ lại ghi được mấy chữ Tầu ở đầu ghe bên kia vào một chiếc áo. Không ngờ chiếc áo này lại là chính chiếc áo của cháu bé bỏ lại.
    Quả thật là chiếc áo định mệnh.
    Nguồn gốc nhờ mấy số ghe đó mà sau này người ta mới phanh phui ra được gốc tích chiếc ghe.
    Đó là một thuyền đánh cá ở đảo Hải Nam.
    T́m được cháu rồi, bây giờ lại đến phần gia đ́nh người Tầu đau khổ. Cháu không c̣n nói được tiếng Việt, v́ hơn một năm liền mọi sinh hoạt trong gia đ́nh kia là của cháu.
    Hồi bị bắt cháu c̣n bé quá, mới hơn ba tuổi. Bà mẹ người Tầu cũng khóc, biết ḿnh sẽ mất đứa con mà họ đă nuôi. Họ nhất định không trả. Cao Ủy phải can thiệp nhiều lắm.
    Gia đ́nh ở đảo Hải Nam kia dựa lư do là cháu đang được nuôi nấng tử tế, c̣n ở trại tỵ nạn cháu thiếu thốn đủ thứ, họ không chịu mất con.
    Nhưng Cao Ủy bắt phải trả cháu về cho bố mẹ ruột. Để thỏa măn điều kiện kia, sở di trú Mỹ liền cho bà mẹ bị bắt con quyền định cư tại Mỹ, dù đă đến trại sau ngày thanh lọc.
    Trong lúc đó người đàn ông này đă bị Mỹ từ chối tại Philippines.
    Ông buồn lắm.
    Cha Crawford bảo tôi rằng vợ người đàn ông đă được vào Mỹ, nên cơ quan Cao Ủy tỵ nạn tại Philippines yêu cầu cho ông cũng được vào Mỹ theo.
    V́ nhân đạo sở di trú Hoa Kỳ đồng ư. Tin vui như vậy mà ông cứ đứng như trời trồng không tin chuyện có thể xảy ra như thế.
    Ngày trao trả cháu bé, báo chí Hongkong đăng h́nh cháu khóc thảm thiết.
    Cháu đẩy mẹ ruột ra, đ̣i về với mẹ nuôi. Người mẹ nuôi khóc v́ thương nhớ cháu. Mẹ ruột cũng khóc v́ thấy lại con mà con không biết ḿnh.
    Tất cả ai cũng khóc. Cao Ủy tỵ nạn bồi thường lại phí tổn nuôi nấng cháu bé cho gia đ́nh người Tầu kia.
    Chuyến bay rời Hongkong mang theo bao t́nh cảm nhân loại của con người với con người
    Ngày trao trả cháu bé, báo chí Hongkong đăng h́nh cháu khóc thảm thiết. Cháu đẩy mẹ ruột ra, đ̣i về với mẹ nuôi. Người mẹ nuôi khóc v́ thương nhớ cháu.
    Mẹ ruột cũng khóc v́ thấy lại con mà con không biết ḿnh. Tất cả ai cũng khóc.
    Cao Ủy tỵ nạn bồi thường lại phí tổn nuôi nấng cháu bé cho gia đ́nh người Tầu kia.
    Chuyến bay rời Hongkong mang theo bao t́nh cảm nhân loại của con người với con người.
    Thời điểm bấy giờ không biết bao chuyện thương tâm xảy ra. Hàng trăm ngàn người chết trên biển, ăn thịt nhau v́ chết đói.
    Hải tặc Thái Lan tung hoành bắt người nhốt ngoài đảo, hăm hiếp, chặt răng vàng, giết.
    Đối với thế giới chuyện cháu bị bắt cóc chỉ là chuyện nhỏ. Vậy v́ đâu họ ra sức đi t́m?
    Đây là lư do: Câu chuyện thương tâm của người mẹ mất con đến tai Mẹ Têrêsa Calcutta. Ấn Độ là thuộc địa cũ của người Anh.
    Mẹ Têrêsa viết cho chính phủ Anh xin can thiệp chuyện này. Từ London, chính phủ Anh xin Bộ Ngoại giao Bắc Kinh điều tra t́m chiếc ghe mang số như thế.
    Bên ngôi mộ Mẹ Têrêsa ở Calcutta, ngày 14.5.2001 tôi kể chuyện này cho Sơ bề trên ḍng. Sơ yêu cầu tôi viết lại cho sơ làm tài liệu.
    Trong những ngày này, nhân viên Ṭa Thánh đang ở Calcutta điều tra để xúc tiến hồ sơ phong thánh cho Mẹ Têrêsa. Một linh mục ngồi nghe chuyện tôi kể, ngài nói:
    Tâm hồn Mẹ Têrêsa rất bao dung. Mẹ thương người nghèo. Mẹ là người của biên giới giữa sống và chết.
    Nghe câu nói đó của cha. Tôi hiểu ư là Mẹ luôn đứng bên lề sự sống kéo kẻ chết về phía ḿnh.
    Chính v́ thế tôi đặt tên cho bài viết này là: Người Mẹ của biên giới sống và chết.
    - Tâm hồn Mẹ Têrêsa rất bao dung. Mẹ thương người nghèo. Mẹ là người của biên giới giữa sống và chết.
    Nghe câu nói đó của cha. Tôi hiểu ư là Mẹ luôn đứng bên lề sự sống kéo kẻ chết về phía ḿnh.
    Chính v́ thế tôi đặt tên cho bài viết này là: Người Mẹ của biên giới sống và chết.
    Nghe tiếng người đàn ông gọi. Quay lại nh́n, không ngờ chính người đàn ông mất con, ngồi tráng bánh ở trại Palawan ngày xưa, tôi mừng lắm.
    Sau lễ chiều, tôi tới nhà ông dùng cơm. Ông rời trại tỵ nạn Palawan tháng 6, lên Bataan rồi vào Mỹ tháng 12 năm 1990. Không ngờ mười năm sau tôi gặp lại.
    Cháu bé bây giờ lớn rồi. Chuyện đă hơn cả chục năm qua. Cháu chẳng nhớ ǵ.
    Riêng cha mẹ th́ nhớ lắm, nhất là những ǵ đau thương v́ con cái th́ trong trái tim cha mẹ không bao giờ quên.
    C̣n tôi, đấy là một kỷ niệm đẹp trong những ngày làm việc bên trại tỵ nạn.
    Không ngờ có ngày tôi gặp lại người đàn ông này. Không ngờ có ngày tôi ngồi bên mộ Mẹ Têrêsa trên đất Ấn.
    Một vùng đất rất xa với chỗ ngồi tráng bánh của người đàn ông mất con.
    Không ngờ tôi lại là kẻ chứng kiến những chuyện t́nh này, để rồi nối kết khung trời này với khung trời kia.
    Không ngờ vào ngày lễ Phục Sinh năm 1999 ông đă nhận lănh bí tích Rửa Tội, nếu ông không đi lễ ở nhà thờ Oakland hôm đó, làm sao tôi gặp lại.
    Tại vùng đất Vạn Ninh, chỉ có một ngôi nhà thờ nhỏ miền quê độc nhất.
    Đêm Noel năm 1985 sau khi đến nhà thờ về, em bé chào đời đúng ngày 25 tháng 12 năm 1985.
    Người đàn ông kể cho tôi ngày sinh nhật của em thật đặc biệt. C̣n tôi, tôi thấy ngày em mới hơn ba tuổi phải hy sinh để cứu chuyến ghe là h́nh ảnh thế mạng sống chuộc thay cho người khác.
    Trong câu chuyện này cả ba người đàn bà đều có những tấm ḷng rất đỗi đáng yêu.
    Người mẹ sinh cháu bé, bao yêu thương và xót xa.
    Mẹ Têrêsa với tấm ḷng hiểu nỗi thương đau của những người mẹ. Bà mẹ nuôi người Tầu đă săn sóc em khi ông chồng đánh cá đem cháu về.
    Tất cả là tấm ḷng bao dung của những bà mẹ.
    Tôi viết ḍng này, cha già Crawford đă chết rồi. Mẹ Têrêsa cũng chết rồi.
    Ngày mai, giữa biên giới của sự sống và chết c̣n những chuyện không ngờ nào sẽ xảy đến nhỉ?

    REV.NGUYỄN TẦM THƯỜNG

  6. #6
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Mẹ Tôi -Vũ Ánh



    Ngày tôi mang gia đ́nh lên Sở Ngoại Vụ để được phỏng vấn theo chương tŕnh HO cách đây 19 năm, một biến cố thứ hai xảy ra trong đời tôi: khi người Mỹ phỏng vấn chuẩn bị nói “Congratulation” th́ mẹ tôi giơ tay có ư kiến.
    Bà nói với người thông dịch viên:
    "Ông làm ơn nói với người Mỹ là tôi xin ở lại không đi.
    Tôi già rồi đi Mỹ chỉ làm thêm quẩn chân con trai tôi. Nó chỉ c̣n một cơ hội cuối cùng để gầy dựng lại đời nó".
    Nghe như vậy, tôi như bị tê dại. Tôi nh́n mẹ tôi. Nước mắt bà chan ḥa.
    Bà nói để trấn an tôi: "Thôi yên tâm đi đi, điều mẹ cần là con phải rời khỏi đất nước này.
    Mày đi là mẹ mừng rồi. Mẹ và anh mày sống ở đây đă quen, không sao đâu".
    Qua lời thông dịch viên, người Mỹ phỏng vấn viên khuyên giải măi, nhưng mẹ tôi nhất quyết như vậy.
    Sau cùng do thông cảm hoàn cảnh tù đầy đă lâu của tôi, ông không bắt tôi làm lại hồ sơ mà đích thân ông giúp mẹ tôi và tôi điều chỉnh hồ sơ ngay tại chỗ.
    Những ngày chờ đợi sau đó, tôi vẫn đổ sức lao động để kiếm sống, nhưng trong ḷng vẫn cảm thấy nỗi buồn ngày một lớn hơn và mênh mang hơn, nhưng mẹ tôi th́ tỏ ra vui và thanh thản hơn. Tôi quyết định nghỉ làm thường hơn để đưa bà đi chùa.
    Đến chùa Vĩnh Nghiêm bao giờ bà cũng không quên thăm hũ tro cốt của bố tôi.
    Bà thường đem theo một cái khăn nhỏ lau hũ cốt rồi dùng tay vỗ vỗ vào thành hũ rồi khấn nhỏ: "Con trai ông sắp đi rồi. Phù hộ cho nó nhé. Tôi ở lại để săn sóc ông đấy".
    Rồi ngày ra đi cũng phải tới. Ngày 8 tháng 3 năm 1992, tôi mới nghỉ làm, chạy ra chợ mua con gà về làm bữa cơm cúng bố tôi như một lời tạ từ và cũng để gia đ́nh ăn với nhau bữa cơm chia tay.
    Thằng con trai lớn của tôi rất nôn nóng về chuyện ra đi những ngày trước đó, nhưng hơn một tuần trước khi phải tạm biệt bà nội lên đường, nó trở nên buồn và trầm tư hơn.
    H́nh ảnh lớn nhất đối với nó là mẹ tôi.
    Tôi hiểu như vậy. Buổi tối hôm ấy, bà kêu tôi vào pḥng và nói: "Sáng mai mẹ và anh mày không tiễn tụi bay đâu.
    Lát nữa trước khi đi ngủ kiểm lại giấy tờ xem có quên thứ ǵ không.
    Mẹ cho hai đứa 10 đô la làm tiền lộ phí, pḥng hờ có cần tiêu ǵ trên đường sang Mỹ.
    Nhưng đừng quên một điều: ra đi rồi th́ dù ở hoàn cảnh có thất cơ lỡ vận ǵ đi nữa, hoặc mẹ có chết cũng đừng quay về nếu họ (CS) c̣n cầm quyền”. Tôi ôm lấy mẹ và khóc như đứa con nít.
    Năm 1993 anh tôi mất.
    Chôn anh tôi xong th́ 1994 bà qua đời. D́ tôi từ Việt Nam gọi sang báo hung tin.
    Xong bà nói: "Mẹ mày không muốn phiền tụi bay nên cứ phát tang ở bên ấy đi, bên này d́ lo hết rồi."
    Mẹ tôi lo toan cho chồng con suốt cả đời. Bà là một nội tướng đúng nghĩa của từ ngữ này.
    Nhưng đến khi bà nằm xuống, không có người nào trong số anh em chúng tôi về cư tang
    Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi những người đàn ông trong gia đ́nh hoặc vắng mặt hoặc đă vào tù cộng sản, bà là người vừa phải bảo bọc bố tôi, con dâu, các cháu nội ngoại vừa phải đối phó với sự kỳ thị v́ gia đ́nh tôi bị xếp vào loại “ngụy” nặng.
    Cho đến khi hai trong ba anh em chúng tôi từ trại tù cộng sản trở về, tôi biết mẹ tôi ḷng tuy có vui, nhưng mẹ lúc nào cũng canh cánh mối lo chúng tôi bị bắt lại.
    Bà là người xoay xở rất nhanh những tin "t́nh báo" liên quan đến” chính sách của nhà nước đối với tù cải tạo c̣n trong t́nh trạng quản chế” chỉ với mục đích giúp tôi trốn trước khi công an đến "mời" đi đâu.
    Ngày Hà Nội ra lệnh truy quét tất cả cơ sở kinh doanh của Câu Lạc Bộ Kháng Chiến năm 1991, buổi trưa vừa gác chiếc xích lô trước cửa để mang đĩa cơm mua ở cầu Bông về cho bà, mẹ tôi đă chờ tôi ở cửa. Bà nói ngay: "Mẹ chuẩn bị cho mày cái tay nải rồi.
    Lát đi làm nhớ mang theo. Tối nay ra ngủ ở ngoài chợ với mấy thằng bạn mày.
    Họ (CS) đang bắt bớ lung tung. Đám Câu Lạc Bộ Kháng Chiến bị bắt hết rồi. Ngủ ngoài đường với bọn thương phế binh bạn mày cho chắc ăn. Chúng mày đi tù lần này nữa là mẹ không sống nổi đâu".
    Tôi nói với bà: "Con đâu có dính dáng ǵ đến kháng chiến, kháng chiếc đâu?". Mẹ tôi bực ḿnh:
    "Cứ nói giọng đó. Năm mươi rồi mà c̣n ngu. Cần ǵ phải kháng khiếc mới bị chúng nó bắt.
    Cứ có chuyện lộn xộn là chúng nó bắt tất rồi hạ hồi phân giải, con không thấy chúng nó đă làm như thế nhiều lần rồi sao".
    Tôi phác họa lại một vài kỷ niệm với mẹ tôi cũng chỉ là một cái cớ để nhắc nhở những đồng đội và đồng hương với tôi ở đây rằng, ai trong chúng ta cũng có một bà mẹ như thế.
    Có nhiều điểm khác nhau ở các bà mẹ ấy, nhưng có một điểm giống rất quan trọng giữa những bà mẹ Việt Nam: T́nh thương con bao la như biển rộng. T́nh thương ấy được biểu lộ theo nhiều cung cách khác nhau.
    Thời nào cũng có hàng triệu bà mẹ như mẹ tôi. Vậy mà những tác phẩm về mẹ dường như chưa bao la như ḷng của mẹ.
    Nh́n lại số bài viết, những tác phẩm ấn hành ở hải ngoại, người dễ tính vẫn có thể yên tâm về sự đa dạng của văn chương văn học hải ngoại. Người khó tính lại nghĩ khác.
    Nghĩ khác chẳng qua là v́ họ thấy, trong cái núi sách in ở hải ngoại, vẫn thiếu vắng nghiêm trọng những tác phẩm về mẹ trong khi mẹ đời thường bao giờ cũng là đề tài bất tận và biết bao nhiêu mảnh đời mẹ ở đất Little Saigon hay ở bất cứ một cộng đồng nào người Việt Nam nào trên đất Mỹ
    Hay trên một đất nước nào khác cần phải được vinh danh, không phải bằng những bài diễn văn hào nhoáng trong những tiệc tùng linh đ́nh nhân Ngày Của Mẹ, mà phải bằng những lời chân thật và cảm xúc của những câu chuyện điển h́nh về mẹ.
    Tôi cũng đă từng được chứng kiến câu chuyện về mẹ của một bạn tù của tôi thời gian sau khi định cư tại Hoa Kỳ.
    Bạn tôi, trong suốt thời kỳ chiến tranh, v́ đời lính vất vả và bất trắc nên đă tạm "quên" chuyện lập gia đ́nh. Rồi vào tù.
    Tù xong ra sống ngoài nhà tù lớn cho đến khi đến được định cư ở Savanah, Georgia theo diện HO.
    Hai năm sau khi đến Mỹ anh lập gia đ́nh với một người vợ kém anh tới 15 tuổi. Khi có đứa con đầu ḷng, mẹ anh từ Việt Nam được anh bảo lănh qua.
    Lúc đầu cuộc sống chung với con trai và con dâu ổn thỏa. Nhưng mấy năm sau này, do sự khác nhau về cách nh́n đời sống ở Mỹ giữa bà mẹ trẻ (con dâu) và bà mẹ già (mẹ chồng), cuộc sống bắt đầu bất ổn, lục đục luôn xảy ra.
    Bạn tôi cuối cùng đă phải dàn xếp để bà mẹ đến ở một mobil home 2 pḥng ngủ dành cho người già.
    Thỉnh thoảng anh có gọi cho tôi để tâm sự cho vơi buồn. Năm ngoái, trước giáng sinh, người bạn HO gởi e-mail báo cho tôi biết vợ anh bị ung thư tử cung, nhưng cũng may là mẹ anh đă về sống chung trở lại để tiện săn sóc con dâu.
    Bạn tôi nói: "Cuối cùng con dâu hay con trai bà đều không bỏ được”. Hoạn nạn của cô con dâu đă trở thành một cơ hội hàn gắn. Ḷng thương con bao la của bà mẹ đă hóa giải được câu chuyện không vui lắm cho gia đ́nh bà.
    Có khá nhiều chuyện của người mẹ tị nạn, thời hậu 30 tháng 4 và thời chiến tranh cần được ghi nhận và nói tới như chứng nhân cho bản chất thuần hậu và t́nh thương bao la của người mẹ Việt Nam qua từng giai đoạn và qua từng biến động của thời đại chúng ta.
    Vào dịp 30 tháng 4 năm nay, khi gặp lại Ngụy Vũ nhân lúc anh cần sự hỗ trợ để thực hiện một dự án đưa người tị nạn trở lại hàng không mẫu hạm USS Midway, anh có ngỏ lời với tôi về dự án khác giống như cuộc thi viết
    “Chuyện kể Hành Tŕnh Tŕnh Biển Đông” mà anh đă từng thực hiện rất thành công, nhưng lần này với một đề tài cũng mênh mông và bao la như t́nh thương của mẹ: đó là cuộc thi viết với đề tài “Mẹ tôi” để mọi đồng hương ở Mỹ cũng như ở các châu khác có thể tham gia.
    Tôi đă từng có dịp làm việc với Ngụy Vũ trong dự án Chuyện Kể Về Hành Tŕnh Biển Đông nên hiểu anh là người có ḷng, có nhiệt t́nh muốn thực hiện những dự án lớn cho cộng đồng, nhưng anh vẫn cần có những hỗ trợ và những cú đạp thắng chân t́nh của những người thực tâm quí mến anh.
    Đạp thắng chỉ là để giúp anh c̣n đủ dài hơi để chịu đựng những căng thẳng trong tiến tŕnh tổ chức giải, tránh thị phi và làm thế nào để những tuyển tập
    "Mẹ tôi" trở thành lịch sử của những bà mẹ Việt Nam đời thường, những bà mẹ Việt Nam hết sức can đảm bước đi trong những đoạn đường đầy gió bụi của lịch sử nhưng vẫn giữ vững được giềng mối vững chắc của nền tảng gia đ́nh, xă hội và văn hóa.

    Vũ Ánh

  7. #7
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    L̉NG MẸ

    Con người ta sinh ra, có thể thiếu cha nhưng nhất định không thể không có mẹ.
    Mẹ là một h́nh ảnh cụ thể, rơ ràng, thân thiết trong đời sống của con. V́ mẹ là người cưu mang, sinh ra ta, chăm nom bú mớm sớm khuya, nuôi nấng, dậy bảo, đi song song suốt cuộc đời nếu như ta may mắn c̣n mẹ để cậy nhờ phụng dưỡng.
    Lớn lên đi học, trẻ con nào cũng học câu:
    Công cha như núi Thái Sơn,
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chẩy ra.

    Và nhắc nhở ta công lao dưỡng dục của cha mẹ là cao cả, vô tận. Vậy bổn phận làm con phải hết ḷng báo đền công ơn to lớn ấy.
    Ngày nhỏ, tôi không mấy để ư, phân tích chứ lớn lên mới nhận thấy rằng, so sánh giữa công ơn của cha với mẹ th́ công cha có vẻ nhẹ hều.
    “Công cha như trái núi Thái Sơn”, nghĩa là ta trông thấy ngay trước mắt toàn diện trái núi, có thế nào hiện ra thế ấy. C̣n “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chẩy ra” th́ ta thấy nguồn nước chẩy không bao giờ ngừng, chẩy thiên thu bất tận.
    “Nghĩa mẹ” quả nhiên là triền miên, dạt dào hơn so với “Công cha”!
    Đành rằng chúng ta cũng đă học qua câu: “Con không cha như nhà không nóc”.
    Nhưng thực tế, nhiều gia đ́nh mất cha từ sớm, mà mẹ vẫn chịu ở góa thờ chồng nuôi con ăn học nên người.
    Những bà mẹ dù có đủ vợ chồng hay đứt gánh giữa đường th́ vai tṛ của bà mẹ bao giờ cũng vẫn nặng nề, vừa “gánh vác giang sơn nhà chồng”, vừa quán xuyến việc nhà việc cửa, trăm thứ đổ vào đàu mẹ.
    Trong văn chương Việt-Nam, có bà Tú Xương:
    “Quanh năm buôn bán ở mom sông,
    Nuôi đủ năm con với một chồng”

    Nhà thơ đă cho chúng ta một h́nh ảnh đẹp về vai tṛ phụ nữ, vai tṛ một người vợ và một người mẹ trong cảnh nghèo khó, túng thiếu, nai lưng làm việc sớm tối để nuôi cả một gia đ́nh.
    Đức kiên nhẫn, hy sinh, tận tụy ấy là h́nh ảnh của các bà mẹ Việt-Nam được vinh danh và tôn thờ qua nhiều thế hệ.
    Để nói lên tâm t́nh của con với mẹ, t́nh yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con, tôi có hai người bạn đă viết về t́nh mẫu tử.
    Ḷng Mẹ: Y-Vân
    Một là nhạc sĩ Y-Vân với bài “Ḷng mẹ”.Y-Vân viết nhạc phẩm này xong, hát cho mẹ nghe, bà cụ đă rơm rớm nước mắt!
    Bản nhạc có tới hai lời, nhưng thính giả thường nhớ lời một.
    Đoạn đầu, Y-Vân diễn tả tổng quát về t́nh mẹ dào dạt mênh mông như thế nào:
    Ḷng mẹ bao la như biển Thái B́nh dạt dào,
    T́nh mẹ tha thiết như ḍng suối hiền ngọt ngào.
    Lời ru êm ái như đồng lúa chiều ŕ rào,
    Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng mẹ yêu.”
    Đoạn hai, tác giả đề cập đến t́nh mẹ một cách chi tiết hơn, thương con sánh với trăng tṛn vành vạnh, như gió đùa mặt hồ dịu dàng êm ái, như tiếng sáo diều vi vút từng không, ḥa cùng tiếng trẻ thơ dưới mái tranh nghèo:
    “ Ḷng mẹ thương con như vầng trăng tṛn mùa thu,
    T́nh mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ.
    Lời ru man mác nghe như sáo diều dật dờ,
    Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ...”
    Đoạn ba, chuyển cung kể lể thảm thiết hơn đến nỗi nhớ niềm thương của mẹ, dù lặn lội thân c̣ nắng mưa dầu dăi , vẫn can đảm chịu đựng cơ hàn để nuôi con.
    “Thương con, thao thức bao đêm ngày,
    Con đà yên giấc, mẹ hiền vui sướng biết bao.
    Thương con, khuya sớm bao tháng ngày,
    Lặn lội gieo neo, nuôi con tới ngày lớn khôn”
    Đoạn chót kết luận, nói lên t́nh mẹ cao quư đến như thế nào, dù mưa gió thân gầy, dù mái tóc bạc mầu thời gian vẫn cam chịu muộn phiền, vui cùng con nhỏ.
    Đêm đêm, tiếng ru êm đềm, nh́n con ngủ say sưa trong ṿng tay của mẹ là mẹ được an ủi lắm rồi:
    “Dù cho mưa gió không quản thân gầy mẹ yêu,
    Một sương hai nắng cho bạc mái đầu buồn phiền.
    Ngày đêm sớm tối, vui cùng con nhỏ một miền,
    Tiếng ru êm đềm mẹ hiền năm tháng triền miên.”
    Bài hát mang một nhạc điệu đă êm ái, lời ca lại đầy ư nghĩa dễ thương và rất truyền cảm, hèn chi mà “Ḷng mẹ” không nổi tiếng tức th́.
    Báo đền công Mẹ
    Mấy chuc năm sau, tôi lại đươc nghe bài hát này trong một tiệc cưới. Lần này, tôi suưt khóc.
    Chuyện như vầy: Anh bạn tôi có con gái lấy chồng, nhờ tôi giới thiệu chương tŕnh. Vẫn là những mục tŕnh làng , cô dâu chú rể xinh xinh, ăn uống linh đ́nh, ca nhạc phụ diễn tưng bừng hoa lá..
    .Nhưng cái mục lạ lùng xảy ra trong bữa tiệc này th́ chưa ai nghĩ ra, mà lại..thành công vượt bực.
    Tôi coi qua, thấy có vẻ “cải lương” làm sao ấy. Anh bạn gạt đi mà rằng:
    - Tớ nhờ sao th́ cậu cứ làm y chang như vậy. Tội vạ đâu, tớ chịu!
    Tôi vốn là đứa “Thiên ôi chỉ đâu đánh đó”, cắm đầu tuân hành chỉ thị.
    Hai họ ăn đến món thứ ba, thứ tư ǵ đấy, tôi mới lên sân khấu tuyên cáo rằng cô dâu chú rể có một màn tŕnh diễn đặc biệt. Bà con hai họ chưa hiểu mô tê ǵ th́ ban nhạc đă nổi trống phách ầm ầm, saxo alto, đàn điện bass, keyboard trổi lên theo điệu “Ś-lô”.
    Rồi nữ ca sĩ Phương Hồng Hồng, vóc dáng xinh như mộng hưởn hưởn lên trước máy vi âm cất giọng oanh vàng thỏ thẻ ca bài “Ḷng mẹ”.
    Rồi từ phía xa, cô dâu chú rể trang phục khăn đóng ái dài, một người bê cơi trầu có sẵn 2 cái ly nhỏ, một người ôm b́nh nước trà từ từ bước tới chỗ bàn của hai bà mẹ ở gần sân khấu.
    Nữ ca sĩ vẫn hát những lời tán tụng công ơn của mẹ. Ban nhạc vẫn nhịp nhàng theo điệu “ś-lô”.
    C̣n tất cả bàn tiệc đều tạm ngưng gắp càng cua, bồ câu quay, bào ngư để theo dơi màn tŕnh diễn đặc biệt như thế nào.
    Khi cô dâu chú rể tới trước bàn hai bà mẹ, rót trà, rồi cô dâu dâng trà cho mẹ chồng; c̣n chú rể dâng trà cho mẹ vợ.
    Trên sân khấu, các ca nhạc sĩ vẫn tiếp tục đàn địch vi vút!
    Trước một hoạt cảnh mới lạ, ư nghĩa và gây được một sự cảm động cấp tính ấy, tôi đă thấy mấy bà cụ già lau mắt, vài bà sồn sồn bật khóc. C̣n phần đông th́ sững sờ, im lặng theo dơi.
    Ca sĩ hát vừa xong, cô dâu chú rể cũng cúi đầu vái hai bà mẹ trở lui lại hậu trường. Hai họ lại tiếp tục ăn uống, tưng bừng hoa lá...

  8. #8
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Không ngờ cái màn tŕnh diễn ngắn ngủi ấy lại được bà con tán tụng, khen ngợi ..
    Từ đó đến giờ, tôi chưa thấy có đám cưới nào sao y bảnh chính màn tŕnh diễn đặc biệt này sốt cả.
    Trong khuôn khổ một bản nhạc, lời ca thường bị giới hạn bởi số chữ đi kèm.
    C̣n trong thơ, thi sĩ nói được nhiều hơn.
    Tôi lựa bài “Nhớ mẹ ta xưa” của nhà thơ Vương Đức Lệ.

    Đây là cảnh nhà nghèo có mướp leo bờ dậu, có luống cải vàng hoe, có ong bướm tha thẩn và mẹ ngồi bên hè hong tóc thơm mùi hương bưởi:
    Cánh tay mướp vươn dài bờ dậu
    Mẹ nh́n ra luống cải vàng hoe
    Con dơi mắt t́m ong, bướm đậu
    Tóc mẹ thơm hương bưởi bên hè.

    Nhà thơ thương mẹ lặn lội thân c̣, cái tôm cái tép, bữa cơm gạo mới đưa hương, chiều về ấm mái tranh xưa, vui cùng con nhỏ. Và đây là cảnh mẹ lam lũ, vất vả nuôi con trong cảnh quê mùa:
    Đồng chân chiêm những mùa nước nổi
    Ôi thân c̣, tơi tả mẹ dầm mưa
    Chân bấm đất thành chai, trời xẩm tối
    Mẹ về rồi hay mẹ chửa về ư?
    Mẹ thui thủi một ḿnh, cặm cụi trong âm thầm nuôi nấng đàn con.
    Tấm gương hy sinh vô bờ bến ấy, Vương Đức Lệ diễn tả trong hai đoạn sau:

    Khu vườn nhỏ đất cằn tay mẹ bới
    Luống ngô già héo hắt, mấy vồng khoai
    Vũng ao nhỏ, đôi chân ḍ dẫm lội
    Cầu chênh vênh bóng tối nhá nhem rồi...
    Và:
    Như mẹ gà x̣e cánh ủ đàn con
    Dáo dác trông lên loài ác điểu
    Ta sống lại cả một thời niên thiếu
    Mẹ ta ḱa chân đất, áo nâu non...

    Mẹ tôi: Cai Phúc
    So với hai bạn nhạc sĩ và thi sĩ, tôi cũng có vài điều để nói về mẹ tôi.
    Nhận xét đầu tiên là các bà mẹ chúng tôi đều giống nhau ở điểm: Gái quê, con nhà nghèo, ít học.
    Nhưng mẹ tôi c̣n vất vả hơn: Con nhà lao động đă đành mà lại không được cắp sách đến trường ngày nào nên coi là mù chữ.
    Hồi Việt-Minh lên nắm quyền, có bầy ra phong trào b́nh dân học vụ, ai cũng phải biết chữ.
    Trước cổng chợ thường có tấm biểu ngữ khuyến học. Ai không biết chữ phải chui qua một cổng riêng như để bêu riếu.
    Mẹ tôi biết thân biết phận, không muốn chịu tai tiếng là thất học mới nhờ ngay cậu giáo trong nhà kèm dùm. Cậu giáo đây chính là trưởng nam của mẹ, tức Cai tôi vậy!
    Tôi học đâu lớp tư. lớp ba ǵ đó. Thấy mẹ tôi nhờ cậy th́ tôi vui vẻ nhận kèm liền. Khốn nỗi, hồi ấy tôi cũng túng bấn, chả bao giờ trong túi có tí tiền c̣m. Được cơ hội ngàn năm một thủa ấy, tôi nghĩ ngay đến cách xoay tiền.
    Tôi giao hẹn với mẹ rằng mỗi buổi học, mẹ tôi phải trả tôi một khoản học phí tượng trưng.
    Tôi không ra giá biểu nhưng mẹ tôi cũng thừa hiểu là phảm đấm mơm cho thằng con cà chớn này ít xu lẻ mới xong việc.
    Thế là tôi nghiễm nhiên thành cậu giáo, dạy học rất đ́nh huỳnh, nghiêm chỉnh. Phía mẹ tôi, biết thằng con cạn tằu ráo máng nhưng cũng phải cắn răng chịu đựng chứ biết than thở cùng ai!
    Học đâu chừng 3 tháng - mỗi tuần vài ngày - mẹ tôi nói với cậu giáo rằng khuyến học bổ túc như thế tạm đủ rồi, từ nay xin tự học. Không dám phiền đến cậu giáo nữa...
    Thế là tôi mất béng đi một khoản lợi tức!
    Những trưa hè, tôi thấy mẹ nằm vơng đong đưa, tay cầm cuốn truyện Kiều, ê a đánh vần chậm răi:

    Đầu ḷng hai ả tố nga
    Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
    Mai cốt cách, tuyết tinh thần
    Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười...

    Tôi chắc mẹ tôi đă thuộc ḷng mấy câu Kiều rồi nên khi có sách, có ít chữ th́ cứ dựa vào đó mà đoán đọc vậy thôi. Rồi dần dần cũng quen với chữ nghĩa, cũng đọc truyện Kiều như ai!
    Riêng cái khoản buôn thúng bán mẹt, phải làm tính cộng, trừ, nhân, chia th́ không nói ǵ đến mẹ tôi mà nói chung, các bà mẹ nhà quê tính tiền theo phương pháp tính nhẩm c̣n hơn là tôi xử dụng máy tính điện tử bây chừ!
    Chả bao giờ sai một đồng, tích tắc là ra đáp số. không hiểu các bà mẹ tôi học đâu hoặc trời phú cho cái tính thông minh đặc biệt ấy về toán số nên mơí có bộ óc thần sầu như thế!
    Thế th́ nói về mẹ, kể lể về ân đức của mẹ nuôi con, dậy con, tôi chả hồi tưởng ǵ đến ơn nghĩa sinh thành, chả nhớ nhung ǵ đến công lao dưỡng dục.
    Đă thế, tôi lại c̣n dở cái tṛ bắt bí, moi tiền một cách công khai trắng trợn tưởng chừng như trên thế gian này không có người con thứ hai nào lại nỡ cư xử bần tiện với mẹ như thế!
    Lớn lên, xa nhà rồi mẹ mất sớm, tôi vẫn cứ đinh ninh rằng cái tṛ moi tiền mẹ ngày xưa chỉ là ṿi tí tiền c̣m ăn quà vặt chứ nhằm nḥ, xấu hổ ǵ đâu!
    Nhị Thập Bất Hiếu
    Bây giờ nghĩ lại, tôi hối hận th́ mẹ tôi đă ra người thiên cổ mất rồi.Tôi vốn tin có quả báo nhăn tiền.
    Nếu tôi làm điều ǵ xúc phạm đến mẹ cha, chắc thể nào Trời Phật cũng trừng phạt, không cho tôi ngóc đầu ngóc cổ lên được.
    Bởi v́ Trời Phật bao giờ cũng phân minh, đâu ra đó. Không có Trời, ai ở với ai?
    Thế nên, những kẻ vong ơn bội nghĩa, ăn ở không có trước có sau như tôi th́ khó mà mở mặt với đời.
    Th́ quả y như rằng, cuộc đời tôi là một chuỗi những lênh đênh, pha lẫn nét thăng trầm!
    Tôi nh́n nhận đó là công bằng và hợp lư, không dám than thân trách phận hẩm hiu.
    Mà trái lại, tôi c̣n ăn năn hối hận nữa đấy chứ!
    Nhớ truyện xưa tích cũ của 24 người con trong “Nhị Thập Tứ Hiếu” nêu gương hiếu thảo, cảm được thiên nhiên, thuận được cả ư trời nên Trời Phật cũng chiều, ban cho những điều kỳ cục khác thường để đẹp ḷng những người con hết ḷng phụng dưỡng mẹ cha.
    Tôi không biết ca theo điệu “ś-lô” với Phương Hồng Hồng “Ḷng mẹ bao la như biển Thái B́nh...” của Y-Vân.
    Tôi cũng không có những rung cảm dạt dào đến độ thấp thỏm, nhớ mẹ thân c̣ lầm lũi:
    “Chân bấm đất thành chai, trời xẩm tối,
    Mẹ về rồi hay mẹ chửa về ư?”
    đầy ắp t́nh mẫu tử
    Thơ Vương Đưc' Lệ
    Nhưng tôi muốn chuộc tội phần nào để làm gương cho con trẻ mai sau. Nên tôi nẩy ra cái ư như thế này:
    Đă có cuốn “Nhi Thập Tứ Hiếu” rồi th́ mai kia mốt nọ thể nàọ cũng sẽ ra cuốn “Nhị Thập Bất Hiếu”.
    Vậy ai soạn thảo, xin làm ơn cho tên tôi trong danh mục hai chục đứa con hư hỏng...
    Được thế, mai này khi gặp lại mẹ, tôi cũng đỡ được đôi ba phần hối hận để cúi đầu tạ tội với mẹ yêu

    Lê Văn Phúc

  9. #9
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Sức Mạnh Của T́nh Thương

    Mẹ có 5 người con gái. Tôi là đứa con thứ ba của mẹ. Mẹ sinh tôi khi người được 20 tuổi. Khi tôi chào đời, cô y tá vội vă bồng tôi xuống pḥng trước khi mẹ kịp nh́n thấy tôi.
    Vị bác sĩ nhẹ nhàng báo cho mẹ biết là tôi sinh ra không được b́nh thường, cánh tay trái của tôi mất đi một phần từ dưới khuỷu tay trở xuống. Ông ta khuyên mẹ:
    - Bà không nên dành quá nhiều đặc biệt cho đứa bé này. Hăy đối xử với nó y như những đứa con kia của bà, đó là cách tật cho nó phải cố gắng.
    Và mẹ đà làm theo lời khuyên của ông ta.
    Ba của chúng tôi đă bỏ mẹ và chúng tôi. Mẹ phải làm việc vất vả để nuôi sống gia đ́nh, và chúng tôi cũng phải lo phụ giúp mẹ.
    Tôi, cũng giống như những chị em gái của ḿnh, phải làm những công việc lặt vặt trong nhà, chưa bao giờ mẹ coi tôi như một đứa trẻ tật nguyền.
    Một lần nọ, khi tôi được 7 tuổi, tôi đă mếu máo chạy đi t́m mẹ khi không sao gọt vỏ được mấy củ khoai tây:
    - Mẹ ơi! Con không thể gọt được khoai tây. Con chỉ có một tay.
    Mẹ bảo tôi:
    - Con đừng bao giờ đem cánh tay của con ra mà bào chữa cho việc không hoàn thành công việc của ḿnh.
    Thế là tôi đành đi vào bếp làm tiếp công việc của ḿnh. Sau một hồi loay hoay, tôi đă có thể tự ḿnh gọt vỏ hết cả rổ khoai tây dù có hơi khó khăn đôi chút.
    Mỗi lần như vậy, tôi luôn nghĩ ra cách xoay sở. H́nh như mẹ cũng biết điều này v́ mẹ thường bảo tôi:
    - Nếu con cố gắng, con ắt sẽ có thể làm được mọi việc.
    Năm tôi học lớp hai, một hôm thầy giáo của tôi dẫn cả lớp ra sân để tập cho chúng tôi đánh đu trên xà.
    Mỗi đứa trong chúng tôi phải đeo trên cây xà để đu qua một cây cột khác. Khi đến phiên ḿnh, tôi đă lắc đầu với thầy giáo.
    Bọn trẻ lớp tôi bắt đầu cười trêu chọc tôi, và tôi đă khóc nức nở chạy về nhà.
    Tối hôm ấy, tôi kể cho mẹ nghe việc xảy ra ở trường. Mẹ đă ôm tôi vào ḷng và nói:
    - Chúng ta sẽ xem việc này thế nào.
    Ngày hôm sau, mẹ xin nghỉ làm một buổi chiều để dẫn tôi đến trường. Chúng tôi t́m đến những cây xà đu trong sân. Mẹ ngắm nghía kỹ những chiếc xà đu và nói với tôi:
    - Bây giờ con dùng tay phải để đu lên.
    Mẹ đă đứng bên cạnh chỉ cho tôi cách đu lên bằng cánh tay phải, và móc cùi chỏ của cánh tay c̣n lại vào thanh chắn.
    Ngày qua ngày, mẹ giúp tôi tập luyện nhiều lần cho đến khi tôi có thể đu được như các bạn của ḿnh và khen ngợi tôi hết lời mỗi lần tôi làm được động tác đu trên xà.
    Tôi không bao giờ quên được cảm giác vui sướng khi lần kế tiếp thầy giáo của tôi dẫn cả lớp ra sân để cho chúng tôi đu trên xà. Bọn học sinh đă cười nhạo tôi lúc trước há hốc mồm kinh ngạc khi nh́n thấy tôi đánh đu thành thục trên chiếc xà ấy.
    Và ngày qua ngày, mẹ đối với tôi vẫn như thế, không hề làm thay cho tôi một việc ǵ mà luôn bắt tôi phải tự làm nó một ḿnh. Đôi khi tôi thầm trách mẹ: "Mẹ không hiểu ǵ hết. Mẹ không biết là làm việc này khó khăn biết chừng nào."
    Vào một đêm nọ, sau một buổi khiêu vũ của lớp tôi tổ chức về (lúc ấy tôi đă trở thành thiếu nữ), tôi úp mặt vào gối thổn thức. Mẹ đi vào pḥng tôi và hỏi:
    - Có chuyện ǵ thế con?
    - Mẹ ơi! Không một đứa con trai nào chịu khiêu vũ với con bởi v́ con chỉ có một tay.
    Mẹ im lặng không nói ǵ. Và lần đầu tiên tôi nh́n thấy những giọt lệ của mẹ chảy dài trên má người.
    Tôi biết mẹ đă đau ḷng với sự thiệt tḥi của tôi mà người không thể giúp được dù trước đây chưa bao giờ tôi nh́n thấy những giọt nước mắt ấy v́ mẹ không hề muốn tôi cảm nhận về khuyết tật của ḿnh.
    Sau đó, tôi lập gia đ́nh với một chàng trai chấp nhận khuyết tật của tôi. Cuộc hôn nhân của chúng tôi tan vỡ vài năm sau đó. Tôi trở thành một single mom.
    Mẹ vẫn luôn là điểm tựa cho chúng tôi trong 5 năm dài khốn đốn của tôi. Khi tôi cảm thấy yếu đuối muốn khóc, mẹ luôn là người ngăn không cho những giọt lệ của tôi chảy xuống.
    Khi tôi phàn nàn về những phiền phức trong cuộc sống và công việc của ḿnh, mẹ chỉ cười.
    Nhưng nếu tôi bắt đầu cảm thấy khổ sở về bản thân ḿnh th́ tôi luôn nh́n mẹ và nghĩ: "Mẹ đă khổ sở hơn tôi gấp nhiều lần v́ người có đến năm đứa con gái kia mà."
    Khi c̣n bé, tôi luôn tự hỏi tại sao ḿnh phải luôn đấu tranh với mọi khó khăn như vậy.
    Bây giờ, tôi đă hiểu. Khó khăn luôn làm cho con người trưởng thành và cứng cáp hơn.
    Tôi luôn cảm thấy mẹ lúc nào cũng ở bên tôi, nhất là những lúc khó khăn.
    Kim Liên
    (Theo lời kể của Kathie Lee Giffort)

  10. #10
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Mother's Day không dành cho người mẹ này!
    By Dean Nguyen in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 1
    Last Post: 09-05-2012, 03:16 AM
  2. DANH VỌNG, SẮC ĐẸP VÀ ... LIÊM SỈ
    By Nguyễn thị Sàig̣n in forum Tin Việt Nam
    Replies: 25
    Last Post: 23-03-2012, 07:58 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 28-06-2011, 04:54 PM
  4. Ngày Dành Cho Cha - Ngày Từ Phụ - Father's Day 6/19/ 2011
    By Camlydalat in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 10
    Last Post: 23-05-2011, 05:00 AM
  5. TẠ ƠN MẸ - Thank You, Mother
    By Thanh-Thanh in forum Thơ Văn Tự Sáng Tác
    Replies: 1
    Last Post: 07-05-2011, 10:40 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •