Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 11

Thread: Đại học miền Nam trước 1975 - Hồi tưởng và Nhận định.

  1. #1
    Member Son Ha's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    518

    Đại học miền Nam trước 1975 - Hồi tưởng và Nhận định.


    Trụ sở Viện Đại Học Sài G̣n cạnh bên Hồ con rùa
    (góc đường Duy Tân - Trần Quư Cáp)

    Giáo sư Lê Xuân Khoa


    Giáo sư Lê Xuân Khoa là một “chứng nhân” của nền giáo dục đại học trước 1975, v́ ông từng giữ những chức vụ quan trọng như giáo sư triết học phương Đông tại ĐH Văn khoa Sài G̣n, thứ trưởng Bộ Giáo dục (1965) và phó viện trưởng (như phó hiệu trưởng đại học ngày nay) của Viện Đại học Sài G̣n (1974-1975). Ông định cư ở Mỹ năm 1975, trở thành giáo sư thỉnh giảng tại trường Cao học Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Johns Hopkins. Nay th́ ông đă nghỉ hưu.



    Khi được một thành viên trong Ban chủ biên Kỷ yếu Humboldt 200, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Xanh, mời viết một bài về Đại học Miền Nam cho tập Kỷ yếu đánh dấu 200 năm Đại học Humboldt, tôi rất vui v́ có cơ hội tham gia vào một công tŕnh có ư nghĩa của một tập hợp trí thức trong và ngoài nước quan tâm đến sứ mệnh giáo dục Đại học ở Việt Nam. Tuy nhiên, tôi đă rất ngần ngại nhận lời, không chỉ v́ tôi đă rời xa ngành giáo dục Việt Nam trên 35 năm mà c̣n lo ngại kư ức của tôi không c̣n nhớ nhiều về tổ chức và hoạch định chính sách cho nền giáo dục Đại học Miền Nam trước 1975. Quả thật, ngoài 15 năm giảng dạy một môn học rất xa thực tế là “Triết học Upanishad” và “Thiền học Việt Nam” ở Đại học Sài-g̣n (sau này có dạy thêm “Văn minh Việt Nam” ở Đại học Đà-lạt,) tôi chỉ tham gia vào bộ phận điều hành ở Bộ Giáo dục, Viện Đại học Vạn Hạnh và Viện Đại học Sài-g̣n trong những thời gian rất ngắn, từ năm tháng tới một năm. Tôi cũng ít có dịp hợp tác trực tiếp với những nhà lănh đạo Đại học, trừ bốn người là cố Giáo sư Nguyễn Quang Tŕnh (ĐH Sài-g̣n), cố Linh mục Nguyễn Văn Lập (ĐH Đà-lạt), Thượng Tọa Thích Minh Châu (ĐH Vạn Hạnh) và cố Bác sĩ Nguyễn Ngọc Huy (ĐH Sài-g̣n). Nhưng tôi đă được TS Nguyễn Xuân Xanh thuyết phục khi anh nhắc nhở rằng một bài viết về Đại học miền Nam của một “người trong cuộc”, dù ít dù nhiều cũng là điều không thể thiếu trong tập kỷ yếu Humboldt 200, trong đó có phần lịch sử Đại học Việt Nam từ thời cổ, triết lư và quá tŕnh phát triển của nó trong 30 năm chiến tranh (1945-1975) và 35 năm sau thống nhất, đặc biệt là những vấn đề của hiện tại và nhu cầu “đổi mới để nhanh chóng vươn lên với thế giới”.

    V́ đă có nhiều tác giả viết về lịch sử, triết lư và hệ thống tổ chức của nền giáo dục miền Nam (Việt Nam Cộng Ḥa) từ Tiểu học tới Đại học, tôi thấy không cần thiết phải mô tả lại hệ thống giáo dục này. Tôi sẽ chỉ tŕnh bày một số nhận xét và kinh nghiệm riêng của tôi về chính sách và điều kiện sinh hoạt Đại học trong khung cảnh chung của nền giáo dục ở miền Nam trước 1975, sau khi đă kiểm lại một số dữ kiện với hai bạn đồng nghiệp cũ là Giáo sư Nguyễn Thế Anh và Giáo sư Lê Thanh Minh Châu, cả hai đều từng giữ chức vụ Viện trưởng Viện Đại học Huế. Tuyệt nhiên đây không phải là một bài nghiên cứu hay luận thuyết mà chỉ là một bài ghi nhận một số sự kiện đáng được lưu ư trong lịch sử ngắn ngủi 20 năm của nền giáo dục đại học ở miền Nam, từ ngày đất nước chia đôi đến ngày thống nhất. Do sự suy giảm của trí nhớ, tôi có thể đă bỏ sót hay không nhớ đích xác một số sự kiện diễn ra trên dưới 50 năm về trước.

    Từ trung ương tập quyền đến tự trị đại học

    Nói đến giáo dục Đại học hiện đại không thể không nói đến quyền tự trị của Đại học. Đó là xu thế chung của đại học ở các nước dân chủ như một điều kiện sine qua non cho sự phát triển của con người và xă hội. Điều 10 trong Hiến pháp Việt Nam Cộng Ḥa năm 1967 ghi rơ: “Nền giáo dục Đại học được tự trị”. Điều này phản ánh tinh thần khai phóng trong triết lư giáo dục miền Nam được xác định trong Đại hội giáo dục lần thứ nhất năm 1958, với ba nguyên tắc căn bản là “nhân bản, dân tộc, khai phóng”. Đại hội này được tổ chức với sự tham gia của đại diện giáo chức các cấp trên toàn quốc cùng một số trí thức độc lập bên cạnh các đại diện của Bộ Giáo dục. Mọi quyết định của hội nghị đều là kết quả của những cuộc thảo luận và biểu quyết hoàn toàn tự do không có bất cứ sự can thiệp nào của chính quyền. Tinh thần khai phóng ở Đại học được thể hiện rơ rệt nhất trong việc tiếp thu những kiến thức khoa học tiến bộ và những giá trị văn hóa nhân bản của thế giới nhằm hiện đại hóa đất nước và phát triển toàn diện con người. Điểm này sẽ được đề cập chi tiết hơn ở một đề mục dưới đây.

    Thật ra cho đến năm 1975 Đại học miền Nam vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt t́nh trạng chuyển tiếp từ truyền thống trí thức hàn lâm của Đại học Pháp sang truyền thống thực dụng của Đại học Mỹ. Năm 1955, trước khi Pháp hoàn tất việc chuyển giao tất cả các cơ sở công quyền cho Việt Nam, hai nước đă kư kết một bản thỏa hiệp có hiệu lực mười năm về hợp tác và trao đổi văn hóa. Lư do là chính phủ Pháp muốn duy tŕ sự hiện diện và ảnh hưởng của văn hóa Pháp ở Việt Nam trong lâu dài, trong khi chính phủ mới ở miền Nam cũng cần phát triển giáo dục từ một nền tảng đă có sẵn, nhất là v́ các nhà lănh đạo chính quyền và trí thức đại học đều được đào tạo bởi nền giáo dục Pháp. Trong mười năm đó, chính phủ Pháp cấp học bổng cho nhiều giáo sư trung học sang Pháp tu nghiệp ngắn hạn hay tiếp tục học để lấy bằng tiến sĩ. Nhưng dần dần ảnh hưởng Pháp mờ nhạt đi kể từ khi Việt Nam bắt đầu gửi công chức và sinh viên sang Hoa Kỳ, Úc, Tân-Tây-Lan và các nước khác vào những năm cuối thập kỷ 1950.

    Truyền thống giáo dục cổ điển của Đại học Pháp bắt nguồn từ bản Hiến Pháp năm 1791 (hai năm sau Cách Mạng 1789) xác định vai tṛ của quốc gia trong giáo dục, bảo đảm mọi công dân có cơ hội đồng đều về giáo dục ở mọi cấp và mọi ngành. Những nghị định năm 1806 và 1808 dưới thời Napoléon I đặt toàn thể hệ thống giáo dục từ tiểu học tới đại học dưới sự điều hành và kiểm soát của Bộ Quốc gia Giáo dục. Chính sách trung ương hóa nền giáo dục toàn quốc có mục đích kiện toàn nền thống nhất của quốc gia và tinh thần đoàn kết trong nhân dân Pháp. Định chế toàn quốc ấy đă tồn tại cho đến tận ngày nay, nhưng qua nhiều lần cải cách, chức phận điều hành và kiểm soát của Bộ Giáo dục đă được nới lỏng để con người được phát triển đầy đủ và tự do hơn. Đặc biệt ở cấp Đại học, sự kiểm soát không nhắm vào các hoạt động hàn lâm mà chú trọng đến sự hợp lệ trong các thủ tục điều hành ngân sách và nhân viên.

    Chịu ảnh hưởng truyền thống cổ điển của Pháp, giáo dục đại học ở miền Nam không được tự trị về cả ba phương diện ngân sách, nhân viên và học vụ. Quả thật các Viện Đại học Sài-g̣n, Huế, Cần Thơ, Đại học Bách Khoa Thủ Đức, các trường Cao đẳng và Đại học Cộng đồng của chính phủ đều được đặt dưới quyền điều hành của Bộ Giáo Dục. Các quyết định quan trọng như tuyển dụng hay thăng ngạch trật của giáo sư, mua sắm vật liệu hay chi phí xây dựng đều phải tŕnh cho Bộ trưởng duyệt kư. Riêng chức vụ Viện trưởng là do Tổng thống bổ nhiệm, nhưng dưới thời Đệ nhị Cộng hoà th́ việc bổ nhiệm Viện trưởng phải được Quốc hội thông qua sau một buổi điều trần về đường lối và tổ chức Đại học. Tiếp theo đó, Thủ tướng bổ nhiệm các Phó Viện trưởng theo đề nghị của Viện trưởng nhưng không cần phải thông qua Quốc hội. Chữ kư của Viện trưởng trên các văn bằng Đại học luôn luôn theo sau ḍng chữ “Thừa ủy nhiệm Bộ trưởng Giáo dục”. Các khoản viện trợ từ bên ngoài cho phảt triển Đại học cũng phải qua ngân sách của Bộ Giáo dục ngoại trừ dưới h́nh thức hiện vật như sách vở, dụng cụ, máy móc, hay giáo sư thỉnh giảng (visiting professors) không do chính phủ Việt Nam trả lương. Nguồn viện trợ thường là các chương tŕnh ngoại viện của các chính phủ Pháp, Mỹ, Úc, Tân-Tây-Lan . . . Về học vụ, mặc dù nội dung chương tŕnh giảng dạy thuộc thẩm quyền của Đại học, việc tổ chức các phân khoa, thi cử và văn bằng cùng với mọi sáng kiến thay đổi hay dự án mới đều phải được sự chấp thuận của Bộ Giáo dục. Tóm lại, Bộ Giáo Dục giữ vai tṛ điều hợp tổng quát các đại học để thống nhất về mặt triết lư giáo dục, quản trị nhân viên và tài chánh (trừ Học Viện Quốc Gia Hành Chánh huấn luyện công chức là trực thuộc phủ Tổng Thống).[1]

    Công bằng mà nói th́ truyền thống đại học của Pháp không hẳn là một di sản xấu khiến cho đại học Việt Nam bị yếu kém về phẩm chất, như nhận xét của hai tác giả Thomas Vallely và Ben Wilkinson trong bản phúc tŕnh của Đại học Harvard năm 2009. Nhận xét này đă bị Giáo sư Tạ Văn Tài phản bác rất đúng khi ông trả lời cuộc phỏng vấn của Đài Á châu Tự do, nhấn mạnh rằng những giáo sư đại học Việt Nam do Pháp đào tạo đều là những trí thức ưu tú không thua kém ǵ những đồng nghiệp người Pháp hay ngoại quốc khác. Họ đă xây dựng vững chắc nền đại học miền Nam từ 1954 và hầu hết sinh viên của họ khi ra nước ngoài đi làm hay học lấy bằng cấp cao hơn cũng đều là những nhân tài xuất sắc.[2] Có bậc thày không chỉ có công đào tạo ít nhất là hai thế hệ sinh viên mà c̣n là tấm gương sáng về đạo đức nghề nghiệp. Chẳng hạn, Giáo sư Nguyễn Đăng Thục, người có công gây dựng Đại học Văn Khoa từ những ngày đầu ở Hà Nội vào năm 1949-1950; bên Y khoa không mấy ai không biết đến Giáo sư Phạm Biểu Tâm là một vị thày thuốc điển h́nh của truyền thống Hippocrate.

    Giáo sư Phạm Biểu Tâm đang tiếp chuyện với sinh viên Y khoa về việc ông bị bắt trong biến cố 1963

    Ở miền Nam, khi ghi trong Hiến pháp năm 1967 là “Nền giáo dục Đại học được tự trị,” các nhà làm chính sách giáo dục đă xác nhận sự cần thiết phải hội nhập với thế giới dân chủ, nhất là theo mô h́nh của Mỹ. Nhưng việc trao cho đại học quyền tự trị, nhất là về quản trị nhân viên và sử dụng ngân sách, từ những định chế lâu đời như Bộ Giáo dục, Tổng Nha Công vụ và Tổng Nha Ngân sách đ̣i hỏi những sự thay đổi hay điều chỉnh thích hợp về luật lệ và thủ tục, do đó cần phải có thời gian thực hiện theo một tiến tŕnh chuyển tiếp.

    Trụ sở Viện Đại Học Sài G̣n cạnh bên Hồ con rùa (góc đường Duy Tân – Trần Quư Cáp). Trước 1975, các trường ĐH công lập như Luật khoa, Văn khoa, Kiến trúc, Dược khoa và Y khoa v.v… đều là các Phân khoa thuộc Viện ĐH Sài G̣n. (H́nh ảnh và ghi chú trích từ “flickrer” manhhai)

    Dù sao trong tiến tŕnh tự trị hóa, Đại học miền Nam đă được hưởng nhiều ưu đăi. Các đề nghị của Hội đồng đại học về nhân viên hay ngân sách thường được chính phủ chấp thuận mau chóng ngoại trừ những quyết định thật quan trọng. Do sự tín nhiệm sẵn có đối với lănh đạo đại học, sự chấp thuận của chính phủ được căn cứ vào sự hợp lệ về hành chánh và khả năng ngân sách hơn là xét về nhu cầu và giá trị của đề nghị. Về mặt học vụ, sự chấp thuận của Bộ Giáo dục lại càng có tính h́nh thức hơn nữa v́ không khi nào Bộ ra chỉ thị hay can thiệp vào việc ấn định nội dung các môn học, thể lệ thi cử và chấm thi, các công tác nghiên cứu và giảng dạy, miễn là không trái ngược với ba nguyên tắc căn bản là nhân bản, dân tộc và khai phóng. Chính sách uyển chuyển này đối với lănh đạo đại học đưa đến thái độ mặc nhiên chấp thuận cho đại học thử nghiệm sáng kiến mới để rốt cuộc chính thức công nhận kết quả của thử nghiệm. Một thí dụ: khoảng giữa năm 1965, tôi được biệt phái từ Đại học Văn khoa Sài-g̣n sang Viện Đại học Vạn Hạnh trong một năm để giúp tổ chức và soạn thảo chương tŕnh cử nhân cho Phân khoa Văn học và Khoa học Nhân văn. Sau khi hội ư với Thượng Tọa Viện trưởng Thích Minh Châu và được sự đồng ư của Thượng Tọa, tôi bắt đầu soạn thảo các môn học theo hệ thống tín chỉ (credits) thay thế cho các chứng chỉ cử nhân nhưng vẫn duy tŕ chế độ niên khóa. Tôi trở về Đại học Sài-g̣n khi xong công việc và được biết dự án cải cách dung ḥa cũ-mới này sau đó được Hội đồng Viện hoàn chỉnh và lần lượt áp dụng vào các Phân khoa khác. Điều đáng chú ư là khi Viện ĐH Vạn Hạnh tŕnh dự án này lên Bộ Giáo dục xin ư kiến, Bộ không chính thức chấp thuận hay bác bỏ, nhưng các văn bằng cử nhân của Đại học Vạn Hạnh đều được Bộ công nhận. Những buổi lễ phát bằng tốt nghiệp cho sinh viên luôn luôn có sự hiện diện của Bộ trưởng Giáo dục. Từ đầu thập kỷ 1970, hệ thống tín chỉ chính thức được áp dụng ở các Đại học Cộng đồng và Đại học Bách khoa Thủ đức của chính phủ.

    Một buổi lễ tốt nghiệp của Viện Đại học Vạn Hạnh trước năm 1975. Trong ảnh Viện trưởng, HT Thích Minh Châu đang đọc thuyết văn

    Sự nảy nở các đại học cộng đồng (hay đại học sơ cấp hai năm) từ 1971 đáp ứng nhu cầu thực tế về nhân lực của địa phương và thể hiện tinh thần dân chủ v́ có sự tham gia trực tiếp về tài chính và quản lư của địa phương đó. Sự thành lập Đại học Bách Khoa Thủ Đức năm 1973 được phỏng theo mô h́nh California Polytechnic State University đích thực là một đại học đa khoa, không chỉ gồm những phân khoa thiên về nghiên cứu mà bao gồm cả các ngành thực tiễn như nông nghiệp, kỹ thuật cơ khí, điện tử . . . là những ngành cần thiết cho nền kinh tế tại Đô thành và các tỉnh lân cận. Một đặc điểm trong chương tŕnh đại học cộng đồng hồi đó là chương tŕnh giáo dục bổ túc dành cho những sinh viên do hoàn cảnh chiến tranh nên thiếu căn bản vững chắc để theo các lớp đại học. Chương tŕnh này cũng nhắm vào những quân nhân giải ngũ, nhất là khi đất nước ḥa b́nh, cần được cập nhật và bổ túc kiến thức sau một thời gian bị gián đoạn việc học. Như vậy, việc cải cách giáo dục đại học theo xu hướng thực dụng và dân chủ hóa đă thật sự bắt đầu từ năm 1971.

    Tự do học thuật và phát triển con người

    Mặc dù một phái đoàn của Đại học Michigan đă đến Sài-g̣n từ năm 1954 để giúp cải tổ chương tŕnh đào tạo cán bộ ở Học viện Quốc gia Hành chánh, ảnh hưởng giáo dục đại học Mỹ chỉ bắt đầu ba bốn năm sau và đến những năm đầu thập kỷ 1970 mới có sự tăng tốc trong tiến tŕnh đổi mới, với sự nâng cấp một số trường Cao đẳng Chuyên nghiệp, sự ra đời của một loạt Đại học Cộng đồng và của trường Đại học Bách Khoa Thủ Đức. Thế hệ trí thức theo truyền thống cũ của Pháp cũng ư thức được nhu cầu đổi mới và lợi ích của tự trị đại học trong công cuộc phát triển xứ sở nên cũng sẵn sàng chuyển hướng theo triết lư giáo dục của Mỹ. Tuy nhiên, mọi nỗ lực dân chủ hóa và thực tiễn hóa giáo dục đại học không có đủ thời gian thành tựu khi chế độ Cộng Ḥa ở miền Nam sụp đổ năm 1975.

    Tự trị học vụ trong qui chế tự trị đại học thường bị lẫn lộn với một chức năng liên hệ là tự do nghiên cứu và giảng dạy nay đă trở thành một truyền thống đại học ở các nước dân chủ. Đến đây, cần phải nhắc đến triết lư giáo dục của Đại học Humboldt nhấn mạnh vào sứ mệnh của trí thức đại học là phát triển toàn diện con người bằng khoa học và văn hóa, và điều kiện của phát triển là tự do nghiên cứu, sáng tạo và giảng dạy. Phát triển con người bằng khoa học là tinh thần khai phóng, phát triển con người bằng văn hóa là tinh thần nhân bản. Đó là hai nguyên tắc chính yếu đă được đưa vào triết lư giáo dục các cấp ở miền Nam cùng với nguyên tắc thứ ba là tinh thần dân tộc, theo thứ tự “nhân bản, dân tộc, khai phóng,” phù hợp với nhu cầu và sứ mệnh của một quốc gia đang mở mang muốn vươn lên và hội nhập thành công trong cộng đồng thế giới.

    Giáo dục nhân bản lấy con người làm cứu cánh nên chú trọng vào việc xây dựng đạo làm người, phát triển mầm mống tốt ở con người, phục vụ nhân sinh để tiến đến một xă hội hoàn thiện, đúng như đă được định nghĩa trong sách Đại học của Nho giáo (Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện). Đạo Nho có những giáo điều phong kiến lỗi thời nhưng những nguyên tố để đào tạo mẫu người lư tưởng như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín đều có giá trị phổ quát và vĩnh viễn. Người “quân tử” hay “kẻ sĩ” thời phong kiến khác với người “trí thức” thời dân chủ về trách nhiệm cụ thể, nhưng hoàn toàn giống nhau về tư cách đạo đức và tinh thần trách nhiệm. Giáo dục dân tộc nhằm bồi dưỡng tinh thần hiếu ḥa nhưng nhiệt t́nh yêu nước của giống ṇi Hồng Lạc qua hơn hai ngh́n năm lịch sử, bảo tồn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Tinh thần dân tộc được thể hiện ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9 tháng Ba 1945 và trao trả độc lập cho chính quyền Bảo Đại/Trần Trọng Kim: nền giáo dục Việt Nam lập tức được Việt hóa với chương tŕnh Hoàng Xuân Hăn, Bộ trưởng Giáo dục đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Giáo dục khai phóng tiếp thu những tri thức khoa học, kỹ thuật và tinh hoa văn hóa của các nước Tây phương một cách không định kiến. Rút kinh nghiệm mất nước v́ chính sách tự cô lập với thế giới của vua chúa nhà Nguyễn, giáo dục khai phóng cũng du nhập những tư tưởng mới về triết học và chính trị, chuẩn bị cho học sinh sau khi tốt nghiệp tiểu học hay trung học có điều kiện trở thành những công dân hữu ích cho xă hội.

    Tinh thần khai phóng được thể hiện đầy đủ nhất ở Đại học qua sự thành lập các trường đại học mới, bổ sung tính chất nghiên cứu hàn lâm bằng khuynh hướng thực dụng để gia tăng khả năng phát triển kinh tế và công nghệ hóa miền Nam. Trong hai năm đầu, miền Nam mở thêm hai đại học, một công là Đại học Huế và một tư là Đại học Đà-lạt, cùng thành lập trong năm 1957; từ 1964 đến 1972 có thêm một đại học công là Đại học Cần Thơ (1966) và năm đại học tư là ĐH Vạn Hạnh (1964), ĐH Phương Nam (1967), ĐH Ḥa Hảo (1970), ĐH Cao Đài (1971) và ĐH Minh Đức (1972). Sự gia tăng con số đại học tư—tổng cộng sáu đại học tư đều do bốn tôn giáo chính ở Việt Nam thành lập—cho thấy một đặc tính dân chủ ở miền Nam, mặc dù sự phát triển tự do này có vẻ biểu hiện nhu cầu xác lập vai tṛ và ảnh hưởng của mỗi tôn giáo trong xă hội hơn là nhu cầu thật sự về giáo dục đại học. Một đặc điểm khác của tinh thần khai phóng là quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo và giảng dạy của các giáo sư. Các chứng chỉ, văn bằng và các môn học vẫn phải được Bộ Giáo dục duyệt y, nhưng nội dung các môn học và phương pháp giảng dạy đều do mỗi giáo sư tự ư quyết định.

    Đáng tiếc là do t́nh h́nh chiến tranh, các hoạt động tự do học thuật này không phát triển được đến mức độ cao như mong đợi. Quả thật các giáo sư Đại học miền Nam được tự do nghiên cứu và giảng dạy, nhưng họ lại thiếu điều kiện để phát huy khả năng của họ. Trước hết là sự thừa kế truyền thống đại học cũ của Pháp từ thời Đại học Đông Dương. Trong những năm đầu chuyển tiếp từ 1954, Đại học Sài-g̣n c̣n giảng dạy bằng tiếng Pháp ở các Phân khoa, trừ trường Văn Khoa, Cao đẳng Sư Phạm. (Ở trường Luật, nhờ những nỗ lực đặc biệt của GS Khoa trưởng Vũ Quốc Thúc và các đồng nghiệp của ông như Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Cao Hách, việc giảng dạy bằng tiếng Việt đă thực hiện được từ niên khóa 1955-56.)[3] Ngay cả khi đă hoàn toàn Việt hóa, Đại học miền Nam vẫn theo mô h́nh cũ của Pháp về tổ chức học theo năm và thói quen giảng bài hay phát bài cho sinh viên học thuộc ḷng, trừ một số bộ môn khoa học như Toán và Vật lư. Giáo sư ít có những công tŕnh nghiên cứu riêng, giữ nguyên bài giảng hàng năm hoặc chỉ thêm bớt đôi chút, không hoặc ít hướng dẫn cho sinh viên đọc sách tham khảo và thảo luận trong lớp học. Điểm bài thi cuối năm cao hay thấp phần lớn là tùy theo mức độ thuộc bài của sinh viên. Cho đến những năm cuối thập kỷ 1960, truyền thống cũ mới bắt đầu được thay đổi do sự trở về nước của một số giáo sư sau thời gian du học hay tu nghiệp ở những quốc gia ngoài hệ thống của Pháp như Anh, Đức, Úc, Tân-Tây-Lan, Nhật và Hoa Kỳ. Thật vậy, số người đậu tiến sĩ ở những nước này về Việt Nam dạy học gia tăng từ những năm giữa thập kỷ 1960, nhưng trách nhiệm lănh đạo về học vụ vẫn ở trong tay thế hệ chịu ảnh hưởng của Pháp, vừa có thâm niên vừa chiếm đa số. Hệ thống giáo dục Đại học v́ thế vẫn c̣n khá bảo thủ. Sự kéo dài t́nh trạng chuyển tiếp được thấy rơ ở Đại học Y khoa vào những năm cuối cùng: thành phần giảng huấn gồm các giáo sư Việt, Pháp và Mỹ, nhưng một số giáo sư người Việt khi giảng dạy vẫn pha lẫn tiếng Pháp và các bài giảng được viết bằng Pháp văn, đem đánh máy và in ronéo cho sinh viên học thuộc ḷng để làm bài thi cuối năm.

    Trường Sư phạm, thuộc Viện ĐH Sài g̣n

    Trong thời gian chuyển đổi từ ảnh hưởng của Pháp sang ảnh hưởng của Mỹ, một số giáo sư do Pháp đào tạo được đi tu nghiệp ở Hoa Kỳ và khi về nước đă cập nhật kiến thức và phương pháp mới vào việc giảng dạy. Mâu thuẫn giữa hai khuynh hướng mới và cũ tan biến mau chóng ngay cả ở Y, Dược khoa và sinh viên rất thích thú được hướng dẫn tra cứu thêm những sách báo y học và khoa học của Mỹ. Bên Luật khoa, các giáo sư trẻ mới du học về đưa ngay vào học tŕnh một số môn mới trong hệ thống đại học Mỹ như kinh toán học, thống kê, phương pháp các khoa học xă hội, chính trị, bang giao quốc tế. Từ nay, thay v́ chỉ ghi chép bài giảng của thày và học thuộc ḷng để cuối năm sẽ viết ra y hệt (cours magistral), sinh viên đă có dịp áp dụng các phương pháp tự t́m kiếm tài liệu nghiên cứu, do đó tập được thói quen tự học suốt đời, và có dịp tranh luận trong lớp để huấn luyện óc phê b́nh, sáng tạo. Bên Văn Khoa th́ bất kể là giáo sư xuất thân từ đại học Pháp hay Mỹ, đều “trăm hoa đua nở”, tự do giới thiệu và phê b́nh các hệ tư tưởng triết học, các khuynh hướng văn học, nghệ thuật, tức là rất sát với trào lưu quốc tế. Thí dụ, hồi đó triết học hiện sinh (existentialisme) của Kierkegaard, Heidegger, Sartre và Merleau-Ponty được thảo luận sôi nổi nhất, và những tiểu thuyết hiện sinh của Albert Camus hay Simone de Beauvoir là những tác phẩm thời thượng. Lại có giáo sư không ngần ngại lập ra trường phái mới như Giáo sư Linh mục Kim Định viết cả ngàn trang sách về tư tưởng “Việt Nho”. Các giáo sư trong Tạp chí Đại học th́ nghiên cứu và phê phán không thiếu vấn đề ǵ, từ triết học, văn học đến chính trị. `Đại học Văn Khoa c̣n có một sồ giáo sư là Thượng Tọa và Linh Mục, như TT Thích Măn Giác, TT Thích Quảng Liên, LM Trần Thái Đỉnh, LM Hoàng Sĩ Quư. Nói chung, dù xuất thân từ bất cứ đại học nào và thuộc khuynh hướng nào, các giáo sư văn khoa và các ngành khoa học nhân văn đều áp dụng phương châm giáo dục của Kant là “không chỉ giảng dạy cho sinh viên các tư tưởng mà dạy cho họ biết tư tưởng.”

    Một câu chuyện đáng ghi nhớ về tự do tư tưởng của trí thức Đại học miền Nam là vào năm 1965, ngay sau khi chính phủ quân nhân cầm đầu bởi Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ được thành lập. Khi đó, Giáo sư Nguyễn Văn Bông, Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh, giao trách nhiệm đọc bài khai giảng niên khóa toàn trường cho Giáo sư Tạ Văn Tài, một trí thức trẻ mới ở Mỹ về, xác nhận rằng ông có quyền tự do phát biểu. Giáo sư Tài đă tŕnh bày tóm lược bản luận án tiến sĩ của ông ở Mỹ về vai tṛ của quân đội tại các nước Đông Nam Á, phân tích ưu khuyết điểm của chế độ quân nhân ở những nước láng giềng như Thái Lan, Miến Điện, Indonesia, nhấn mạnh đến quyết định sáng suốt của một số chính quyền quân đội đă mau mắn trao trả quyền lực cho nhân dân qua bầu cử, tránh được những cuộc đấu tranh chính trị gây đau thương chia rẽ trong cộng đồng dân tộc và ḱm hăm sự phát triển của đất nước. Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ cử Đại tá Dương Hồng Tuân đến tham dự và lấy bài giảng về làm tờ tŕnh cho Hội Đồng Quân Lực. Sau đó, Tổng Thư kư Hội đồng Quân lực là Trung tướng Phạm Xuân Chiểu nhận trách nhiệm nghiên cứu bản luận án của Giáo sư Tài nhưng không thấy công bố kết quả hay phản ứng của Hội Đồng Quân Lực như thế nào.

    Ngoài truyền thống bảo thủ của Pháp, một lư do quan trọng khác làm chậm sự phát triển đại học là t́nh h́nh kinh tế thời chiến và nạn thiếu giáo sư so với tỉ lệ gia tăng của sinh viên và số đại học được mở thêm khiến nhiều giáo sư phải nhận dạy ở nhiều trường, có khi c̣n kiêm nhiệm chức vụ khác nữa. Mỗi lần đi dạy xa như từ Sài-g̣n ra Huế hay Đà-lạt hay Cần Thơ, giáo sư cần phải ở lại địa phương trung b́nh hai, ba ngày. Công việc nghiên cứu chuyên môn lại càng bị hạn chế, sáng kiến và phương pháp giảng dạy mới cũng không được phổ biến khi những người có hiểu biết và đầu óc đổi mới lại chính là những người được giao phó thêm chức vụ mà công việc hàng ngày thường chiếm nhiều th́ giờ hơn là dạy học. Riêng cá nhân tôi, trước khi được bổ nhiệm Phó Viện trưởng Đại học Sài-g̣n đặc trách nghiên cứu và phát triển năm 1974, tôi đă kiêm nhiệm hai chức vụ trong khu vực tư là Giám đốc Nhà Xuất bản Hiện Đại do Hội Việt-Mỹ bảo trợ và Phó Tổng Giám đốc của Mandarin Garment Co., một công ty hợp tác đầu tư Việt Nam-Hong Kong-Tây Đức, trong khi vẫn giảng dạy ở Đại học Văn Khoa. Dự án cải cách và phát triển Đại học Sài-g̣n của tôi bị đ́nh trệ v́ phải huy động giáo sư và sinh viên tham gia công tác cứu trợ khẩn cấp đồng bào di tản v́ chiến tranh từ các tỉnh miền Trung.

    Nhà Xuất bản Hiện Đại là một dự án văn hóa có những đóng góp không nhỏ cho những hoạt động tự do, khai phóng của Đại học. V́ sự gia tăng cường độ của chiến tranh, công cuộc phát triển Đại học gặp phải nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc gửi sinh viên đi du học nước ngoài. Bộ Giáo dục và Viện Đại học đă phải mời một số giáo sư ngoại quốc tới giảng dạy nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu. Khi làm Đổng lư Văn pḥng tại Bộ Văn hóa Giáo dục năm 1965, tôi đă có dự án du nhập trí tuệ bằng việc mời giáo sư nước ngoài và dịch sách nghiên cứu để giải quyết nạn thiếu giáo sư và mở rộng kiến thức của sinh viên. Khi nói chuyện với các cơ quan viện trợ văn hóa nước ngoài, khẩu hiệu “We want to bring the brain in” của tôi có sức thuyết phục nhưng chưa kịp làm được ǵ th́ chính quyền dân sự Phan Huy Quát đă phải ra đi. Năm 1971, cùng với sự nở rộ của các đại học tư và đại học cộng đồng kiểu Mỹ, tôi có cơ hội quan hệ với Hội đồng Quản trị Hội Việt-Mỹ và đề nghị chương tŕnh dịch tài liệu giáo khoa của Mỹ cho giáo sư và sinh viên đại học Việt Nam bên cạnh chương tŕnh phổ biến kiến thức phổ thông về văn học, khoa học và nghệ thuật mà Hội Việt-Mỹ đang thực hiện. Dự án được chấp thuận, Hội Việt-Mỹ phụ trách điều đ́nh với các nhà xuất bản ở Mỹ về quyền được dịch sách và NXB Hiện Đại ra đời với sự hợp tác của nhiều giáo sư và học giả có uy tín cho đến những ngày cuối tháng Tư 1975.

    Trong bốn năm hoạt động, NXB Hiện Đại đă hoàn thành được 45 tác phẩm trong đó 30 cuốn là sách nghiên cứu về kinh tế, chính trị, khoa học, kỹ thuật. Điển h́nh là : Căn bản Chính trị của Phát triển Kinh tế của Robert T. Holt và John E. Turner, Vũ Quốc Thúc dịch; Sự Biến đổi của Quốc tế Công pháp của W. Friedman, Tạ Văn Tài dịch; Chính trị và Bang giao Quốc tế của Hans J. Morgenthau, một nhóm chuyên viên dịch, Nguyễn Mạnh Hùng chủ biên; Thế Quân b́nh Thế giới và Tương lai của Á châu của Robert Scalapino và William Griffith, Phạm Thiên Hùng dịch; Á châu và các Đại cường của Robert A. Scalapino, Nhóm Toàn Hưng dịch; Văn minh Dân chủ của Leslie Lipson, Vũ Trọng Cảnh dịch; Nguyên tắc Quản trị: Phân tích các Chức vụ Quản trị của Harold Koontz và Cyril O’Donnell, Trần Lương Ngọc và Cung Thúc Tiến dịch; Xă hội học của Joseph Fichter, Trần Văn Đĩnh dịch; Khía cạnh Kinh tế của Phát triển Nông nghiệp của John W. Mellor, Nguyễn Đăng Hải dịch; Năng lượng và Thế giới Ngày mai của Hal Hellman, Ngô Đ́nh Long dịch; Kư giả Chuyên nghiệp của John Hohenberg, Lê Thái Bằng và Lê Đ́nh Điểu dịch. Đáng chú ư là bộ Kinh tế học của Paul Samuelson, người được giải Nobel Kinh tế năm 1970, Cung Thúc Tiến, Nguyễn Minh Hải và Trần Lương Ngọc dịch, Nguyễn Cao Hách hiệu đính, mới in xong tập I (700 trang) khoảng giữa tháng Tư 1975, chưa kịp bán. Năm 1990, khi tôi và phái đoàn SEARAC gặp cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch ở New York để vận động việc định cư cựu tù nhân cải tạo ở Mỹ, nhân dịp đề cập đến kế họach đổi mới của Nhà nước, ông Thạch báo tin vui là bộ sách của Samuelson đang được dịch sang tiếng Việt. Tôi kể lại chuyện năm 1975 NXB Hiện Đại để lại hai ngh́n bản dịch cuốn sách này c̣n thơm mùi giấy mới và nói thêm: “Chắc lúc đó các anh đă cho đốt hết rồi.” Ông Thạch trả lời bằng một nụ cuời x̣a.

    Ngoài chương tŕnh dịch sách của các tác giả người Mỹ, NXB Hiện Đại cũng xuất bản sách dịch từ Pháp văn và sách viết bằng tiếng Việt của tác giả người Việt. Cuốn sách tiếng Pháp làm sôi nổi dư luận thế giới hồi đó là cuốn Ni Marx, Ni Jesus của triết gia Pháp nổi tiếng Jean-François Revel được Nguyễn Khắc Nhân dịch sang tiếng Việt là Không theo Marx, không theo Jesus. Ba cuốn sách viết bằng tiếng Việt do Hiện Đại xuất bản là Từ điển Quản trị và Hành chánh của Bùi Quang Khánh và Vũ Quốc Thông, William Faulkner: Cuộc đời và Tác phẩm của Doăn Quốc Sỹ và Nguyễn Văn Nha, và Đặc khảo về Dân nhạc ở Việt Nam của Phạm Duy.

    Tại mỗi phân khoa đại học, các giáo sư cũng đưa những công tŕnh nghiên cứu chuyên môn của ḿnh vào những ấn phẩm của phân khoa, như Y Dược có tạp chí Acta Medica Vietnamica, trường Luật có Luật học Kinh tế Tạp chí, Học Viện Quốc gia Hành chánh có Tập san Nghiên cứu Hành chánh, Văn Khoa Sài-g̣n có tập san Nghiên cứu Sử Địa, Đại học Huế có tạp chí Đại Học do một nhóm giáo sư phụ trách với sự hợp tác của nhiều giáo sư ở Sài-g̣n. Về bên Khoa học, tôi chỉ nhớ có cuốn sách nổi tiếng được ngoại quốc biết đến nhiều là cuốn Cây Cỏ Miền Nam của GS Phạm Hoàng Hộ. Tôi không thể kể ra hết danh tính của những giáo sư đă có công đóng góp vào sự nghiệp phát triển đại học miền Nam, nhưng có thể khẳng định một cách tổng quát là những người trong ban giảng huấn đại học ở mọi cấp bậc đều được đào tạo theo hệ chính quy, trong nước hay ngoại quốc, có khả năng và tư cách nghề nghiệp xứng đáng được tôn trọng. Họ là một lực lượng trí thức Tây học đông đảo chưa từng có trong lịch sử đất nước, có đầy đủ tinh thần và phẩm chất của người trí thức ở các nước phát triển, không thua kém về tŕnh độ so với các nước trong khu vực, có tư duy độc lập, có thái độ rất dấn thân và tâm huyết cho sự nghiệp phát triển nước nhà. Nếu có điều kiện tiếp tục phát triển hoà b́nh, chắc chắn họ sẽ tạo nên sự thăng hoa cho đất nước, như giới trí thức, khoa học gia đă từng làm cho nước Đức thế kỷ 19.

    Ngoài sự nghiệp giáo dục đào tạo, giới trí thức đại học hồi đó cũng thấy rơ nhu cầu phát triển xă hội trong thời chiến đồng thời với công cuộc chuẩn bị tái thiết đất nước trong thời b́nh. Bởi vậy mặc dù ít th́ giờ cho những công tŕnh nghiên cứu lâu dài, một số trí thức vẫn đóng góp ư kiến với những nhà làm chính sách bằng những bài luận thuyết về những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xă hội. Trí thức đại học chưa nghĩ đến việc thành lập “think tank” như ở Mỹ nhưng đă tụ họp với nhau trên các diễn đàn độc lập có những tiếng nói đáng kể như tạp chí Quê Hương do GS Nguyễn Cao Hách và đồng sự chủ trương, Văn Hóa Á châu (thêm ấn bản tiếng Anh Asian Culture) của Hội Nghiên cứu Liên lạc Văn hóa Á châu, Thế kỷ Hai mươi do GS Nguyễn Khắc Hoạch chủ nhiệm, và Phát triển Xă hội (thêm ấn bản tiếng Anh Social Development) do tôi và một số đồng nghiệp phụ trách. Ngay cả những tạp chí của chính quyền như Pháp lư Tập san của Bộ Tư pháp, Tập san Quốc pḥng của Bộ Quốc Pḥng cũng có sự tham gia của nhiều giáo sư đại học và trí thức độc lập. Cũng cần nhắc đến bản Phúc tŕnh Thúc-Lilienthal của “Nhóm Nghiên cứu Kế hoạch Hậu chiến” là kết quả hợp tác giữa trí thức đại học Việt Nam và các chuyên gia về chính sách của Hoa Kỳ.

    Kết luận

    Đại học miền Nam chỉ tồn tại có hai mươi năm trong đó mười năm đầu c̣n chịu ảnh hưởng Pháp khá sâu đậm do thỏa hiệp hợp tác văn hóa Việt-Pháp năm 1955. Chỉ từ 1965 Đại học miền Nam mới có cơ hội tiếp cận với tinh thần thực dụng và chế độ tự trị đại học của Mỹ và t́m cách áp dụng vào hệ thống đại học Việt Nam. Tuy nhiên, ngay từ những năm c̣n theo truyền thống cũ của Pháp, Đại học miền Nam đă được hưởng nhiều sự dễ dăi của Bộ Giáo dục về các thủ tục hành chánh, tài chánh, nhất là về học vụ. Các giáo sư được tự do nghiên cứu và giảng dạy mặc dù c̣n thiếu nhiều điều kiện giúp cho việc phát triển tiềm năng. Mười năm sau (1965-1975) vẫn được coi như thời kỳ chuyển tiếp v́ khuynh hướng thực dụng và những thay đổi theo mô h́nh đại học Mỹ chỉ có cơ hội nảy nở từ những năm đầu thập kỷ 1970.

    Sự gia tăng cường độ của chiến tranh kéo theo t́nh trạng bất ổn về xă hội và khó khăn về kinh tế đă hạn chế rất nhiều khả năng nghiên cứu, cập nhật kiến thức và phương pháp giảng dạy của các giáo sư. Nhiều người đậu tiến sĩ ở ngoại quốc chưa muốn trở về nước giảng dạy v́ bất măn với chính quyền miền Nam. Nạn thiếu giáo sư càng trầm trọng trước sự gia tăng số sinh viên và số truờng đại học mới mở khiến cho những giáo sư giỏi phải đi dạy ở nhiều trường hoặc đảm nhận thêm công việc khác. Trong những điều kiện hạn chế và khó khăn như thế, Đại học Việt Nam vẫn cố gắng phát triển, nâng cấp những trường cao đẳng chuyên nghiệp, mở thêm các đại học cộng đồng và đại học bách khoa, áp dụng hệ thống tín chỉ . . . Môi trường đại học đích thực là một môi trường tự do của hoạt động trí thức. Nhiều giáo sư, dù bận dạy nhiều trường hay có việc làm thêm, vẫn cố gắng đóng góp ư kiến qua những diễn đàn trí thức về những vấn đề quan tâm chung. Tiếc rằng vào thời điểm những năm đầu thập kỷ 1970, chưa có ai nghĩ đến việc thành lập “think tank” để tư vấn cho những nhà làm chính sách, có lẽ khái niệm về những cơ quan nghiên cứu tư vấn kiểu Mỹ này c̣n khá xa lạ đối với Việt Nam.

    Tôi không muốn so sánh Đại học miền Nam trong 20 năm chiến tranh trước 1975 với nền Đại học Việt Nam hiện nay, sau 35 năm đất nước ḥa b́nh và thống nhất. Nhưng tôi thành thật nghĩ rằng nếu hiệp định Paris 1973 giữa bốn phe tham chiến được thi hành nghiêm chỉnh, thực hiện những đ́ều khoản đă thỏa thuận về “ḥa giải và ḥa hợp dân tộc” (chương IV, điều 10, 11 và 12)[4] th́ miền Nam Việt Nam dưới một chính quyền mới sau cuộc tổng tuyển cử đă có triển vọng giàu mạnh không thua kém Nam Hàn, và Đại học miền Nam cũng đă đạt được “đẳng cấp quốc tế.” Kết quả này cũng chắc chắn đă diễn ra, dù chậm trễ hơn nhiều năm sau khi đất nước thống nhất, nếu đường lối đổỉ mới thật sự của những nhà lănh đạo có tầm nh́n như Nguyễn Cơ Thạch hay Vơ Văn Kiệt không bị trở ngại trên bước đường thực hiện.

    Cũng may là ở Việt Nam ngày nay vẫn c̣n có những trí thức không quên theo đuổi lư tưởng của người làm thày cao hơn người làm quan (tiến vi quan, đạt vi sư), nhất là không quên sứ mạng “lương sư hưng quốc”. Họ đă không ngừng tuyên dương và cố gắng phát huy truyền thống đại học Humboldt, trong đó tự do nghiên cứu và giảng dạy là điều kiện thiết yếu để đào tạo con người và phát triển xă hội. Các nhà lănh đạo Nhà nước cũng đă nhấn mạnh đến sự cần thiết xây dựng đại học “đẳng cấp quốc tế”, đang tiếp cận với các nền giáo dục phát triển phương Tây, đặc biệt nền giáo dục đại học Hoa Kỳ, nhưng đến bao giờ th́ mới thật sự tạo điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu này? Thời gian không chờ đợi trên vũ đài thế giới.

    Lê Xuân Khoa

    Irvine, California

    Tháng Mười, 2010

    Tham khảo

    Wikipedia, tiếng Việt, “Giáo dục Việt Nam Cộng Ḥa”.
    Nguyễn Hữu Phước, Contemporary Educational Philosophies in Vietnam,1954-1974, luận án tiến sĩ tại University of Southern California, 1974.
    Đỗ Bá Khê, “Phát triển Đại học miền Nam trước 1975”, trang 152-157, trong Giáo dục ở miền Nam tự do trước 1975 , Nguyễn Thanh Liêm chủ biên, Lê Văn Duyệt Foundation xuất bản, Santa Ana, California, 2006.

    [1] Điều này khác với mô h́nh các đại học ở Liên Xô mà Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đă áp dụng cho đến những năm gần đây: Đại học ngành nào thuộc Bộ ngành đó, thí dụ Y khoa thuộc Bộ Y tế, Luật khoa thuộc Bộ Tư pháp. Từ 1994 các khoa mới được tập trung thành Đại học Quốc gia. Sau 30.4.1975, trường Luật và trường Quốc gia Hành chánh bị băi bỏ, nhưng dưới thời Thủ tướng Vơ Văn Kiệt th́ được tái lập, có lẽ v́ chính quyền mới đă nhận ra vai tṛ đóng góp vào nền pháp trị của trường Luật ở miền Nam. Trong khi đó, kiến thức và kinh nghiệm của ban giảng huấn Học viện Quốc gia Hành chánh cũng cần thiết cho việc cải tổ hành chánh. Một số giáo sư chế độ cũ được mời giảng dạy và làm tư vấn về hành chánh cho Thủ tướng.

    [2] Đài Á châu Tự do phỏng vấn GS Tạ Văn Tài ngày 19.10.2009, đăng lại trong Đặc San Luật Khoa 2010 của Câu Lạc Bộ Luật Khoa Việt Nam, Houston, Texas.

    [3] Về điểm này, phải kể đến sự đóng góp quan trọng của GS Vũ Văn Mẫu, soạn giả tập Từ Điển Pháp-Việt: Pháp, Chính, Kinh, Tài, Xă Hội.

    [4] Thí dụ: Chương IV, Điều 11 ghi rằng: “Ngay sau khi ngưng chiến, hai bên miền Nam sẽ: (1) thực hiện hoà giải và hoà hợp dân tộc, chấm dứt hận thù, cấm đoán mọi hành động trả thù và kỳ thị đối với các cá nhân và đoàn thể đă hợp tác với bên này hay bên kia; (2) bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm việc, quyền tư hữu, và quyền tự do kinh doanh.”


    Nguồn : Nguyễn Văn Tuân

  2. #2
    Member Le Thi's Avatar
    Join Date
    14-11-2010
    Posts
    1,278
    Cám ơn bác SH đă đưa lên bài của giáo sư LXK .
    Đọc xong lại uất nghẹn v́ tiếc nuối ... phải chi đừng có HCM , đừng có cs VN , đừng có bộ đội Bắc Việt vào đánh chiếm miền Nam th́ dân tộc VN đă vươn lên đến đâu .
    Đại học miền Nam đă có nguyên tắc , đă có năng lực tiến tới tŕnh độ đại học quốc tế . Nhớ lại cảm ơn các giáo sư Nguyễn văn Bông , Vũ quốc Thông , Vũ quốc Thúc , Nguyễn cao Hách ...
    Nhờ vậy mà các sinh viên đại học miền Nam khi định cư xứ người học lại một cách dễ dàng .
    Nh́n lại VN , sau 36 năm chiếm lấy miền Nam , họ làm được ǵ hay chỉ có vô số tiến sĩ giấy " chạy cùng đường " .

  3. #3
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560
    Giáo sư Lê xuân Khoa có viết một bộ lịch sử Việt Nam cận đại 1945- 1995 với nhà xuất bản Tiên Rồng. Tớ xin giới thiệu với các bạn.

    Như bác Le Thi viết, ở hải ngoại chúng ta đă chứng kiến tận mắt những kết quả đáng kính phục của những người được đào tạo từ nền giáo dục Miền Nam Việt Nam trước 75. Sau khi định cư tại xứ người, cha anh chúng ta đă thực hiện trong môt thời gian rất ngắn, tranh đấu cho cuộc sống vật chất và học lại, thi lại. Bên Canada con số kỹ sư, bác sĩ, dược sĩ ,... người Việt đă tạo sự chú ư không nhỏ nơi người dân bản xứ.

  4. #4
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129
    Kính gửi chú Sơn Hà,

    Quote Originally Posted by Giáo sư Lê Xuân Khoa
    ...
    Giáo dục nhân bản lấy con người làm cứu cánh nên chú trọng vào việc xây dựng đạo làm người, phát triển mầm mống tốt ở con người, phục vụ nhân sinh để tiến đến một xă hội hoàn thiện, đúng như đă được định nghĩa trong sách Đại học của Nho giáo (Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện). Đạo Nho có những giáo điều phong kiến lỗi thời nhưng những nguyên tố để đào tạo mẫu người lư tưởng như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín đều có giá trị phổ quát và vĩnh viễn.
    ...
    Vậy hệ thống giáo dục của Tây Phương họ là ǵ để con người có nhân bản? V́ xét ra người Tây Phương đương đại họ rất nhân bản. Bằng chứng là người tỵ nạn Việt Nam và con cháu họ được đối xử rất công bằng: không khác ǵ người bản xứ.

    (Lần trước viết đại học Chicago. Đọc bài này xong mới biết là nhớ lộn: đại học Michigan mới đúng.)

    Kính.

  5. #5
    Member Son Ha's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    518

    Nhân bản của Tây phương dựa trên lương tri.

    Quote Originally Posted by daiviet_nguyen View Post
    Kính gửi chú Sơn Hà,



    Vậy hệ thống giáo dục của Tây Phương họ là ǵ để con người có nhân bản? V́ xét ra người Tây Phương đương đại họ rất nhân bản. Bằng chứng là người tỵ nạn Việt Nam và con cháu họ được đối xử rất công bằng: không khác ǵ người bản xứ.

    (Lần trước viết đại học Chicago. Đọc bài này xong mới biết là nhớ lộn: đại học Michigan mới đúng.)

    Kính.
    Trích đoạn sau đây hy vọng sẽ trả lời cho câu hỏi của daiviet :

    "Thời phục hưng được gọi là thời nhân bản nhưng thật ra đó mới là trở lại với sách vở Hy Lạp nhiều hơn là sáng tạo. Do vậy mỗi khi nói đến nhân bản là người ta liên tưởng tức th́ tới một số sách của Hy Lạp tranh đấu cho tự do con người chống với thần thoại và gọi là "cổ điển nhân văn" (les humanités) nhưng xây trên nguyên tắc duy nhân (anthropologie hoặc anthropocentrique) nghĩa là con người được coi như thực thể bít kín không có liên hệ nào với Trời hay Đất chi cả, tức là thứ người trừu tượng con người của ảo mộng duy lư, thiếu mất chiều kích tâm linh vũ trụ. Đến thời phục hưng thế kỷ thứ 16, nền nhân bản đó được khai thác trở lại nhưng vẫn đặt trên nền cũ, tuy có thêm đôi chút tiến bộ do lương tri, chứ c̣n triết vẫn một chiều duy lư.

    Do đó những thuyết của Aristote, Platon chú trọng chế độ nô lệ là cần thiết cho xă hội vẫn được tiếp tục bảo vệ và truyền bá cho đến thời mới. Những triết gia như Hobbes, Darwin, Machiavel, Hegel… vẫn biện hộ cho việc dùng vơ lực để chiếm đoạt và bóc lột các dân tiểu nhược. Ông Burckardt định nghĩa tinh thần phục hưng là sự khám phá ra cá nhân. Theo tôi đó chỉ là sự báo thù cho con người đă bị quên đi quá lâu nay được chú ư đến th́ đi tới chỗ quá đáng gọi là cá nhân chủ nghĩa, tức là con người sống buông lung, không có đạo sống. Trong suốt thời cổ Âu Châu nhờ có tôn giáo duy tŕ trật tự, nhưng bước sang thời mới họ giũ ách tôn giáo mà chưa t́m ra được đạo làm người trung thực th́ đă bị bước vào thế kỷ 19 là thời khoa học cơ khí tiến lên tưng bừng rầm rộ làm át mọi giá trị nhân văn và dẫm chân lên con người.

    Một đàng đối nội đă sản ra những quái thai như phát xít quốc xă và cộng sản ! Phát xít đồng hóa con người với chính phủ mà họ gọi là nhà nước ! Quốc xă tận diệt những người khác chủng tộc ! Cộng sản giản lược con người vào yếu tố kinh tế vật chất. Đàng khác đối ngoại đă tru diệt biết bao dân tộc để chiếm đất đai. Nguyên một việc buôn người da đen đă tiêu diệt tới hai trăm triệu nhân mạng.

    Kant viết: "Sự bất công do các nước Tây Âu phạm đối với dân các nước bên ngoài ngay tự buổi tiếp xúc đầu tiên làm cho chúng ta phải rùng ḿnh kinh hăi. Họ coi việc khám phá ra các dân da màu là một sự chinh phục. Mỹ Châu, những miền của dân da đen những đảo có đồ gia vị, đối với họ là những đất không có chủ, v́ họ coi những dân bản thổ như không có… Tất cả những việc đó là việc làm của những cường quốc khoe ḿnh là sùng đạo và mặc dầu họ phạm pháp ngập đầu tội ác, họ vẫn tự xưng minh thuộc đạo chính thống ngang với các kẻ được Chúa chọn (*). Sự thiếu nền nhân bản đă là một trong những lư do coi rẻ mạng sống các dân tộc khác, đồng thời là căn nguyên gây nên cơn khủng hoảng tinh thần lớn lao hiện nay mà chưa biết bao giờ mới thoát khỏi. Người ta vẫn mong chờ sự xuất hiện của một nhà phân tâm lịch sử để cứu gỡ lương tâm con người khỏi ách nô lệ thần thoại.
    (*) Trưng theo W.Durant: Vies et Doctrines des philosophes. Payot, p.316

    Chưa giũ xong ách thần thoại th́ làm sao có được nhân bản. Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc chẳng hạn (1944) chưa phải do một nền triết lư có căn cơ siêu h́nh mà mới là những thể chế thuộc trung tầng của lương tri và nền kinh tế thịnh vượng là những cái không bao giờ vượt qua nhăn giới thông thường và trực tiếp."
    (trích tác phẩm Nhân Chủ của triết gia Kim-Định)

  6. #6
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129
    Kính gửi chú Sơn Hà,

    Như vậy ư chú muốn nói Tây Phương cũng chưa nhân bản?

    *
    * *

    Việc Tây Phương đối xử với các dân da màu thật ra cũng dă man không kém họ đối xử với nhau trong thời Trung Cổ: khi mà nhà thờ c̣n rất mạnh.

    Thí dụ, thời Trung Cổ quân Pháp và quân Anh cứ thỉnh thoảng tràn vào lănh thổ của nhau mà cướp bốc: bắt đàn bà, con gái, cướp của, đốt nhà, tiêu diệt đàn ông v.v... Những thằng kiết xác làm giàu nhờ chiến tranh.

    Đất lành chim đậu -- các dân Châu Á cứ thích vào Tây Phương mà sống... nhưng vậy người Tây Phương phải là người lành?

    Kính.

  7. #7
    Member Son Ha's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    518

    Trả lời cho "daiviet_nguyen"

    Quote Originally Posted by daiviet_nguyen View Post
    Kính gửi chú Sơn Hà,

    Như vậy ư chú muốn nói Tây Phương cũng chưa nhân bản?

    ***

    Đất lành chim đậu -- các dân Châu Á cứ thích vào Tây Phương mà sống... nhưng vậy người Tây Phương phải là người lành?
    Đúng vậy. Tụi Tây phương vẫn c̣n kỳ thị chủng tộc lắm, nhất là lớp già thiếu học thức.

    Hiện nay Tây phương đang hướng về Đông phương để đi t́m nhân bản thật sự với chiều kích tâm linh. V́ vậy mới có những phong trào của giới trí thức Tây phương đi t́m hiểu để nghe giảng thuyết và học hỏi về Phật giáo càng ngày càng nhiều. Nghe đâu bên Úc có một trung tâm Phật giáo quốc tế lớn lắm, không biết daiviet có biết không ?


    Các dân Châu Á và Châu Phi cứ thích vào Tây Phương mà sống... không phải v́ người Tây phương là người lành theo nghĩa có nhân bản đâu, mà tại v́ mấy cái "bồ lúa" bảo đảm an sinh xă hội của Tây phương mà thôi ! Chứ chẳng phải là Đất lành chim đậu với nghĩa "thiên địa vị yên, vạn vật dục yên" đâu !

  8. #8
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129

    Quốc gia giàu có (thí có) đại học danh tiếng

    Kính gửi chú Sơn Hà,

    Cháu không rơ về hoạt động Phật giáo ở Úc, nên không biết về Trung tâm Phật giáo mà chú nói. (Phật giáo có sự hiện diện trong cộng đồng Á châu ở bên này -- gần nhà cháu, có một đống chùa.)

    *
    * *

    H́nh như có sự tương quan giữa sự giàu có của một quốc gia và danh tiếng của các đại học trong quốc gia đó?

    Hoa Kỳ, Anh hay các quốc gia Tây Âu th́ khá hiển nhiên. Những năm gần đây, đại học ở Singapore đă có sinh viên ở các quốc gia khác, điển h́nh là VN, đến học. Nam Hàn gần đây cũng vậy.

    (Ngành giáo dục của Úc, mỗi năm mang lại 4 tỷ [theo thống kê tài chánh 2009], chính quyền liên bang lo ngại, nếu Úc lơ là, th́ Nam Hàn, Singapore, Nhật sẽ lấy cạnh tranh và lấy đi một số lớn du học sinh quốc tế. Nhưng có lẽ lợi điểm lớn của Úc là quốc gia nói tiếng Anh.)

    Hoa Kỳ giàu mạnh khởi đầu với nền công nghiệp, nhưng bây giờ là knowledge economy. Công nghiệp hay knowledge economy đều cần research và development.

    Research và development cần rất nhiều tiền. Không phải lúc nào chính phủ cũng có tiền để cấp. Do đó các công ty thường có những tài phiệt đổ tiền vào đầu tư. Ra sản phẩm mới thành công th́ những tài phiệt này càng giàu sụ thêm.

    Tận cùng mà xét, chính phủ chỉ có thể tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc sáng tạo: làm được hay không là do những cá nhân, và tập hợp của những cá nhân, năng nổ giàu có.

    Do đó, trước đây, cháu mới nói những người như cụ Warren Buffett là hiện thân xuất sắc của xă hội tư bản.

    H́nh như là chú đùng đùng phản đối!

    Những cá nhân như cụ Warren Buffett chính là những tác nhân khuyến khích research và development: đại học càng ngày càng danh tiếng.

    Kính.

  9. #9
    Member Son Ha's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    518

    Có sự tương quan giữa sự giàu có của một quốc gia và danh tiếng của các đại học trong quốc gia đó.

    Quote Originally Posted by daiviet_nguyen View Post
    Kính gửi chú Sơn Hà,

    Cháu không rơ về hoạt động Phật giáo ở Úc, nên không biết về Trung tâm Phật giáo mà chú nói. (Phật giáo có sự hiện diện trong cộng đồng Á châu ở bên này -- gần nhà cháu, có một đống chùa.)

    Có cái chùa "Nan Tien" này ở Wollongong lớn nhất bên Úc mới xây hồi 1995 và là Trung Tâm Quốc Tế Nghiên Cứu và Học Hỏi về Phật Giáo. (ở bên đó mà không biết cái Chùa này là quê lắm đó !;) )




    Nan Tien Temple Court Yard. By NanTienTemple. Wollongong, Australia


    One of the biggest Buddhist temples in the southern hemisphere. It is a working house of worship and offers meditation classes and comfortable modern accommodation.




    Quote Originally Posted by daiviet_nguyen View Post
    H́nh như có sự tương quan giữa sự giàu có của một quốc gia và danh tiếng của các đại học trong quốc gia đó?

    Hoa Kỳ, Anh hay các quốc gia Tây Âu th́ khá hiển nhiên. Những năm gần đây, đại học ở Singapore đă có sinh viên ở các quốc gia khác, điển h́nh là VN, đến học. Nam Hàn gần đây cũng vậy.

    (Ngành giáo dục của Úc, mỗi năm mang lại 4 tỷ [theo thống kê tài chánh 2009], chính quyền liên bang lo ngại, nếu Úc lơ là, th́ Nam Hàn, Singapore, Nhật sẽ lấy cạnh tranh và lấy đi một số lớn du học sinh quốc tế. Nhưng có lẽ lợi điểm lớn của Úc là quốc gia nói tiếng Anh.)

    Hoa Kỳ giàu mạnh khởi đầu với nền công nghiệp, nhưng bây giờ là knowledge economy. Công nghiệp hay knowledge economy đều cần research và development.

    Research và development cần rất nhiều tiền. Không phải lúc nào chính phủ cũng có tiền để cấp. Do đó các công ty thường có những tài phiệt đổ tiền vào đầu tư. Ra sản phẩm mới thành công th́ những tài phiệt này càng giàu sụ thêm.

    Tận cùng mà xét, chính phủ chỉ có thể tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc sáng tạo: làm được hay không là do những cá nhân, và tập hợp của những cá nhân, năng nổ giàu có.

    Do đó, trước đây, cháu mới nói những người như cụ Warren Buffett là hiện thân xuất sắc của xă hội tư bản.

    H́nh như là chú đùng đùng phản đối!

    Những cá nhân như cụ Warren Buffett chính là những tác nhân khuyến khích research và development: đại học càng ngày càng danh tiếng.

    Kính.
    daiviet đă nhận định rất đúng về vấn đề này.


    C̣n tôi nhớ tôi đă đùng đùng phản đối v́ h́nh như daiviet nói chỉ có vật chất giàu sang mới làm cho con người văn minh tân tiến, th́ nếu như vậy tức là "phú quư sinh lễ nghĩa" là đạo đức giả, nên con người hiện nay trong xă hội văn minh vật chất mới bị khủng hoảng tinh thần !

    Chứ nếu daiviet nói như bài này th́ làm sao tôi phản đối được, mà lại c̣n khen daiviet nhận định rất đúng nữa đó !


  10. #10
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129

    Đại học Cao Đài và đại học Ḥa Hảo

    Kính gửi chú Sơn Hà,

    Cái chùa đó là chùa tàu mà. Toàn là tàu ở trong đó không. Tiêu không nổi chú ơi!

    *
    * *

    Chú có biết ǵ về đại học Cao Đài và đại học Ḥa Hảo trước 1975 không?

    Cháu có nói chuyện với mấy bác lớn tuổi, họ có nhắc đến các đại học này và cười khinh khỉnh bảo rằng thời đó sự học bị loạn. Họ khinh hai đại học này.

    Đây là lần đầu tiên được đọc. Nên muốn biết thêm. Cháu chỉ biết đến đó. Hoàn toàn không có tài liệu nào khác về các đại học này.

    Kính.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 19
    Last Post: 28-08-2013, 10:07 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 04-04-2012, 06:55 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 28-08-2011, 12:08 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 28-03-2011, 04:40 PM
  5. Replies: 2
    Last Post: 05-11-2010, 12:26 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •