Results 1 to 3 of 3

Thread: "Ngọn đuốc sống" Lê Văn Tám: Một biểu tượng bịp bợm

  1. #1
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476

    "Ngọn đuốc sống" Lê Văn Tám: Một biểu tượng bịp bợm

    Lưu Vũ: Lâu đài xă hội chủ nghĩa Việt Nam được xây dựng bằng dối trá. Để đạt được mục đích chính trị là tô hồng, đánh bóng chế độ và củng cố địa vị cai trị, Đảng cộng sản VN không từ một thủ đoạn nào để tuyên truyền lừa bịp, mị dân. Chính v́ vậy, nhà nước cộng sản phải kiểm soát, khuynh loát toàn bộ hệ thống thông tin và ngăn chặn mọi nguồn khác chiều đến với người dân. Họ vừa bịt tai che mắt dân vừa áp dụng hiệu ứng phản xạ có điều kiện của nhà khoa học Nga Paplov trong phương pháp nhồi nhét sự kiện: Cái ǵ sai, nghe măi quen tai sẽ trở thành cái đúng.

    Sự dối trá này có hệ thống từ trên xuống dưới. Các ban nghành từ Trung Ương tới địa phương thống kê báo cáo các chỉ tiêu kinh tế không đúng sự thật để lập thành tích vốn là chuyện thường ngày ở huyện. Ông Hồ Chí Minh đă dấu tên dưới bút danh khác để viết ca ngợi ḿnh, tự tôn ḿnh thành “Cha già dân tộc” ở tuổi mới gần 50! Tố Hữu, vào lúc cuối đời đă thú nhận trong bài thơ của ḿnh là đă bịa ra việc Nguyễn Văn Trỗi hô 3 lần “Hồ Chí Minh muôn năm!” khi bị xử bắn (sau vụ mưu sát không thành Bộ trưởng quốc pḥng Mỹ Mcnamara trên cầu Công Lư, Sài G̣n)… v.v.

    Đáng thương thay, cho đến giờ này vẫn c̣n rất nhiều người Việt Nam (đặc biệt người miền Bắc) bị Đảng CSVN biến thành những sinh vật ngoan ngoăn, tin vào sự giả dối, trí trá của Đảng một cách ngô nghê, như vô thức, như bị u mê huyền hoặc.

    Dưới đây là bài viết về “anh hùng” Lê Văn Tám của Măng Non. Bất cứ ai đă và đang là học sinh dưới mái trường XHCN đều tin Lê Văn Tám là một nhân vật có thật. Dưới chế độ cộng sản, người Việt Nam bị lừa gạt ngay từ lúc tuổi thơ.

    Hy vọng những “con chiên” trung thành của Đảng CSVN tỉnh ngộ khi chưa quá trễ!


    Tại một cuộc họp của hăng phim truyền h́nh Việt Nam vào cuối tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội, giáo sư Phan Huy Lê đă tiết lộ: “Nhân vật lịch sử “anh hùng Lê Văn Tám” hoàn toàn không có thật!”. Ông cũng khẳng định lại điều này trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Người Việt.

    Cuộc họp tại Hà Nội, trong đó có mặt một số phóng viên báo chí, nhằm thông báo rằng trong năm 2005, hăng phim truyền h́nh Việt Nam (thuộc đài truyền h́nh VN) sẽ thực hiện chương tŕnh sản xuất 100 tập phim hoạt h́nh nội dung lịch sử dân tộc Việt Nam. Giáo sư Phan Huy Lê, hiện là Chủ tịch Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, là một trong hai nhà sử học được mời dự cùng với nhà sử học Dương Trung Quốc.

    Trong phần phát biểu về tính chân thực của các nhân vật lịch sử, đột nhiên giáo sư Phan Huy Lê “nhớ lại”: “Tôi c̣n một món nợ với anh Trần Huy Liệu mà đến nay chưa trả được. Đó là lúc anh Liệu làm bộ trưởng Bộ tuyên truyền (sau cách mạng tháng Tám 1945, Trần Huy Liệu làm bộ trưởng Bộ Tuyên truyền và Cổ động), anh Trần Huy Liệu tự viết về nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè”.

    Giáo sư Phan Huy Lê nói thêm về lời nhắn gửi của ông Trần Huy Liệu: “Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng: “Bây giờ v́ nhiệm vụ tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không c̣n nữa”.

    Trần Huy Liệu được xem là một trong những nhà sử học hàng đầu và nhiều quyền lực tại miền Bắc VN những năm sau 1945, ngang hàng với Tố Hữu. Ông Liệu giữ chức Viện Trưởng Viện Sử Học Việt Nam và mất năm 1969.

    Tại cuộc họp, giáo sư Phan Huy Lê cũng đề cập đến chi tiết phi lư trong câu chuyện ngọn đuốc sống Lê Văn Tám: “Cậu bé Lê Văn Tám sau khi tẩm xăng vào người và tự châm lửa đốt, vẫn c̣n khả năng chạy từ ngoài vào kho xăng với quăng đường 50 mét. Tôi đă hỏi một số bác sĩ, và họ cho rằng với sức nóng của lửa xăng, một em bé không thể chạy xa như vậy”.

    Điều đáng ngạc nhiên là sau khi giáo sư Phan Huy Lê tiết lộ sự thật về Lê Văn Tám, không một tờ báo hay một cơ quan truyền thông nào của VN đăng tin này.

    Câu chuyện về việc lật lại sự vô lư của nhân vật anh hùng Lê Văn Tám vài năm qua cũng đă được giới sử học mang ra bàn luận trong đó có bài viết của ông Dương Quang Đông trên tạp chí "Xưa & Nay" (thuộc Hội khoa học lịch sử VN) số 154 (202)-XII- hồi năm 2003, và mới nhất là của tác giả Quang Hùng nhan đề “Nghĩ về h́nh tượng Lê Văn Tám” trên báo Thế Giới (Hà Nội) số 39 (154) ra ngày 27/9/2004, nhưng đây là lần đầu tiên câu chuyện “không có thật” này được chính thức công nhận từ một người có trách nhiệm cao nhất của giới sử học tại Việt Nam hiện nay, giáo sư Phan Huy Lê.

    Tưởng xin nhắc lại về nhân vật anh hùng Lê Văn Tám: Bất cứ ai đă từng là học tṛ tại miền Bắc VN những năm trước 1975 và cả Việt Nam sau 1975 đều biết về câu chuyện Lê Văn Tám, một thiếu niên hơn 10 tuổi, bán đậu phộng rang v́ ḷng yêu nước căm thù giặc Pháp đă tẩm xăng vào người làm “ngọn đuốc sống” đốt kho đạn giặc tại Thị Nghè thành phố Sài G̣n vào ngày 1 tháng 1 năm 1946”. Câu chuyện về người thiếu niên dũng cảm này đă đưa vào sách giáo khoa dành cho học sinh tiểu học. Câu chuyện này được truyền tụng tới mức rất nhiều tỉnh và thành phố của VN lấy tên Lê Văn Tám đặt cho các trường học, tượng đài, công viên, đường phố. (Ở Sài G̣n, nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi bị dẹp bỏ, thay vào đó là công viên rộng lớn mang tên Lê Văn Tám).Tại các trường học, tên Lê Văn Tám cũng được đặt cho các Chi Đội, Liên Đội thuộc tổ chức “Đội Thiếu Niên Tiền Phong.”

    Trong một cuộc trả lời phỏng vấn qua điện thoại với báo Nhật báo Người Việt thứ Sáu ngày 18 tháng 3 năm 2005, Giáo sư Phan Huy Lê đă xác nhận việc ông công bố sự thật về nhân vật Lê Văn Tám tại cuộc họp hồi cuối tháng 2 vừa qua.

    Giáo sư Phan Huy Lê cho biết: “Là những nhà sử học, chúng tôi phải giữ một thái độ trung thực và phải tiếp cận với sự việc càng rơ ràng càng tốt và v́ thế tôi đă công bố “lời nhắn nhủ” của anh Trần Huy Liệu.”

    Người Việt: Thưa giáo sư, ông Trần Huy Liệu nói điều ấy với giáo sư vào thời gian nào?

    GS Phan Huy Lê: Lúc ấy ông Trần Huy Liệu đang là Viện trưởng Viện sử học VN. Ông nói câu chuyện này với tôi rất nhiều lần vào những năm của thập kỷ 1960, vài năm trước khi ông Liệu mất. Không chỉ nói với ḿnh tôi, ông Liệu c̣n nói cả với những người đồng nghiệp của tôi là hai nhà sử học Nguyễn Đ́nh Thanh và Nguyễn Công B́nh, hiện nay cả 2 người này vẫn c̣n sống. Theo lời ông Trần Huy Liệu, việc tuyên truyền h́nh ảnh nhân vật Lê Văn Tám như một anh hùng có thật là nhằm động viên tinh thần chiến đấu của quân dân trong những năm đánh Mỹ.

    Người Việt: Đây có phải là lần đầu tiên giới sử học VN tuyên bố nhân vật lịch sử Lê Văn Tám là không có thật?

    GS Phan Huy Lê: Câu chuyện về Lê Văn Tám đă được giới sử học mang ra bàn luận trong nhiều năm qua, nhưng vẫn chưa có công bố nào cụ thể và chính thức trên các phương tiện truyền thông nhà nước. Tôi cũng đă được nghe về một cuộc bàn luận về nhân vật Lê Văn Tám trên đài BBC. Riêng về bản thân tôi, là một nhà sử học, tôi đă và đang viết bài để công bố sự thật về nhân vật này một cách chi tiết và thấu đáo nhất dưới góc nh́n của lịch sử và tôi dự định trong thời gian sớm nhất.

    Người Việt: Thưa giáo sư, tại sao lại không công bố sớm hơn sự kiện này?

    GS Phan Huy Lê: Bởi v́, trong năm nay, nhà nước đang chuẩn bị rất nhiều ngày lễ lớn, trong đó có ngày 30 tháng 4. Tôi muốn công bố bài viết của ḿnh trong một điều kiện b́nh thản hơn và không muốn việc của ḿnh bị cuốn vào các sự kiện lớn khác. Tôi đang chờ đợi một dịp thuận lợi và nhất định là tôi sẽ làm.
    Măng Non
    http://www.freewebs.com/suthat/biutu...m.htm#60917780

  2. #2
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129
    Từ khởi thủy, cộng sản là đám man rợ, một đống vô: lương tâm, nhân tâm, nhân cách v.v...

    *
    * *

    Nhớ lại cũng thuở bé c̣n đi học lớp nhí. Tôi được dạy giặc Pháp giết chết cha của anh Lê Văn Tám lúc anh c̣n 6-7 tuổi ǵ đó.

    Lên 8 hay 10 tuổi, anh căm thù giặc Pháp vô cùng. Bèn xin với các đồng chí của cha ḿnh được đánh Pháp để trả thù cha. Được các đồng chí của cha cho phép, anh bèn tẩm xăng vào người, đốt cháy ḿnh và chạy vào kho đạn của giặc Pháp. Kho đạn nổ tung. Đồn giặc tan tành. Và dĩ nhiên, cậu bé ngây thơ này cũng không thể nào sống sót.

    Hồi nhỏ học xong, tôi phục anh vô cùng. Bây giờ lớn lên tôi cảm thấy có ǵ lấn cấn trong trong chuyện này:

    • Cha anh Lê Văn Tám vừa chết, anh ngỏ ư này, các người lớn đồng chí của cha anh không can ngăn ǵ hết. Để cho anh chết thảm. Chẳng lẽ bản chất của đám ngụy cộng (lúc này có lẽ đang là Việt Minh) man rợ đến thế sao?
    • Không biết đây có phải là câu chuyện thật? Hay đứa đần độn nào đó nghĩ ra v́ lư do ǵ đó? Quả thật là câu chuyện có nhiều lỗ hổng.

      Nhưng quan trọng hơn cả, tôi nghĩ, nó tố cáo cái bản chất man rợ phi cầm phi thú của đám ngụy cộng.
    • Một thằng nhóc VN, 8-10 tuổi tư hon, người cháy phừng phực, chạy được bao xa? Thằng tác giả đúng là đồ ngu!

  3. #3
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Có mỗi anh hùng tí hon LV Tám là anh hùng ...bịa thôi à?
    Cái "nịch sử đảng ta" cũng bịa bừa biạ khối ra ma théc méc làm gì?

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 11-05-2012, 02:26 AM
  2. Replies: 4
    Last Post: 13-08-2011, 06:09 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •