Results 1 to 9 of 9

Thread: Chiến tranh VN qua con mắt 1 người Mỹ

  1. #1
    Member
    Join Date
    10-09-2010
    Posts
    76

    Chiến tranh VN qua con mắt 1 người Mỹ

    Vâng, chúng tôi đánh bại nước Mỹ. Nhưng chúng tôi bị tác hại bởi những nan đề. Chúng tôi không đủ ăn. Chúng tôi là một quốc gia nghèo, kém phát triển. Tiến hành một cuộc chiến thì đơn giản nhưng điều hành một đất nước quả là khó.
    Phạm Văn Đồng.

    Việt nam vẫn còn đó trong chúng ta. Nó tạo ngờ vực về phán đoán, uy tín và sức mạnh Mỹ - không chỉ ở trong nước mà còn khắp thế giới. Nó nhiễm độc các cuộc tranh luận trong nước. Vậy thì chúng ta đã trả một giá quá đắt cho những quyết định đã được hình thành bằng niềm tin và mục đích cao đẹp của chúng ta.
    Henry Kissinger.


    Quan điểm một người Mỹ về chiến tranh Việt Nam.


    Đài tưởng niệm, một phiến đá hoa cương bóng loáng nằm trên một dốc thoai thải, là một tác phẩm nghệ thuật trừu tượng. Tuy vậy, sự đơn sơ của nó bi thảm hóa một thực trạng u ám. Tên của các tử sĩ trên phiến đá ghi khắc nhiều hơn là những sinh mạng mất đi trên chiến trường: Nó tiêu biểu cho sự hy sinh cho một cuộc thánh chiến thất bại, bất kể nguyên động lực (motives) cao đẹp hay hão huyền của nó. Trên một ý nghĩa lớn hơn, nó tượng trưng một hy vọng phai nhạt. - hay sự phát sinh của một nhận thức mới. Chúng là chứng tích cho sự chấm dứt niềm tin tuyệt đối về độc quyền đạo đức, tính bất khả chiến bại, vận mệnh hiển nhiên của người Mỹ. Chúng là giá trả bằng máu và đau khổ, về sự tỉnh thức để trưởng thành trong việc nhận ra những hạn chế của họ. Với những thanh niên Mỹ hy sinh ở Việt Nam cho giấc mơ một kỷ nguyên Mỹ Quốc.
    Hàng ngàn cựu chiến binh Việt Nam đổ dồn về Washington trong một cuối tuần thuộc tháng 11 (ngày 11 tháng 11, ngày cựu chiến binh) năm 1982 cùng với gia đình của họ, gia đình người đã chết để tưởng niệm. Một số bại liệt trong xe lăn, một số cụt tay chân. Họ mặc quân phục hay âu phục hay mặc hoàn toàn trang bị chiến đấu. Có những diễn văn, buổi họp mặt đoàn tụ, và một diễn hành và một thánh lễ tại thánh đường quốc gia, nơi những người tình nguyện, thắp nến canh thức suốt tuần lễ, đọc tên từng tử sĩ gồm gần 58 ngàn người. Từ xa, đám đông tụ họp những người biểu tình, những người đã tấn công vào thủ đô lên án cuộc chiến trong thời kỳ chiến tranh lên cao độ. Giờ đây người Mỹ có vẻ như trang trải một món nợ với những người từng chiến đấu và đã hy sinh - kính ngưỡng sự đóng góp, đền bù sự đau khổ của họ. Những gương mặt, những lời kinh và đài tưởng niệm tự nó có vẻ như làm dịu vết thương. Hai tên gọi trên đầu của bảng tưởng niệm - Dale R. Buis và Chester M. Ovnand - gợi trong tôi hồi tưởng về một sự kiện xa xăm.
    Chuyến viếng thăm Việt Nam đầu tiên của tôi vào tháng 7 năm 1959, ngay sau khi đến Á Châu trong chức vụ trưởng ban đặc phóng viên cho tạp chí Time và Life. Phiến Cộng nổi dậy thách đố chế độ vừa mới 5 năm trước, khi một hội nghị quốc tế tổ chức tại Geneva chia cắt đất nước theo sau cuộc chiến bại của người Pháp. Từ ngữ Việt Cộng, mang ý nghĩa xấu xa, được chính quyền miền Nam Việt Nam đặt tên cho những phiến quân Cộng Sản, lúc này chưa được phổ biến - và họ vẫn được gọi bằng tên Việt Minh, một phong trào đánh bại người Pháp. Vài trăm cố vấn quân sự Mỹ đã được bổ nhậm để huấn luyện, trang bị cho quân đội miền Nam Việt Nam, nhưng những dấu hiệu trở ngại nghiêm trọng vẫn còn rất hiếm. Thế rồi chiều ngày 8 tháng 7, một sự kiện xảy ra ở một doanh trại gần Biên Hòa, bộ tư lịnh sư đoàn quân lực nam Việt Nam, 20 dặm bắc Sài Gòn. Tôi lái xe đến đấy để thu nhặt tin tức ngày hôm sau.
    Sáu năm sau, khi nước Mỹ đổ quân, tiền, vật liệu vào trong một cuộc chiến đang mở rộng, Biên Hòa thành một hậu cứ khổng lồ Mỹ và thị trấn xuống cấp thành một khu giải trí nhếch nhác toàn những quán rượu và ổ điếm. Năm 1959 tuy nhiên nó vẫn là một thị trấn nhỏ, vắng với nhà thờ, biệt thự cổ và đường phố có trồng cây hai bên là dấu tích một trăm năm thuộc địa Pháp. Lái xe qua cái khí nóng ẩm của buổi sáng nhiệt đới, qua cái thoáng nhìn, tôi nhận thấy một vùng đất chưa bị quấy nhiễu bởi chiến tranh. Những người dân trong bộ đồ bà ba đen, nón lá lom khom trên những thửa ruộng ngập nước, nhịp độ làm việc chậm rãi của họ là chứng từ cho sự kiên nhẫn vô biên Á Châu, và những chợ làng nhộn nhịp dọc con đường quảng cáo cho sự phì nhiêu của đất nước. Nhưng khi chạy xe vào trại lính, tôi gần như có thể nếm mùi vị của cuộc chiến mới chớm mà cuối cùng cường độ của nó vượt quá sức tưởng tượng ly kỳ nhất của tôi.
    Đêm trước, 6 trong số 8 cố vấn Mỹ đồn trú tại Biên Hòa vừa ăn xong bữa tối trong phòng ẩm thực và chuẩn bị chiếu phim, The Tattered Dress, Jeanne Crain thủ vai diễn viên chính. Một người mở đèn điện sáng để thay cuộn phim tiếp thì sự kiện xảy ra. Du kích thọc súng qua các cửa sổ và rải những loạt đạn vào phòng chiếu phim bằng súng tiểu liên - hạ sát ngay tức khắc thiếu tá Buis và thượng sĩ Ovnand, 2 người lính gác Việt Nam và một cậu bé Việt Nam 8 tuổi.
    Người Mỹ không phải là những binh sĩ đầu tiên chết ở Việt Nam. Trung tá A. Peter Dewey của phòng công tác chiến lược (OSS, Office of Strategic Services) đã bị bắn lầm bởi một nhóm Việt Minh ngoại ô Sài Gòn 14 năm trước, hồi tháng 9 năm 1945. Và một phi công can trường, đại uý James B. McGovern - bí danh Earthquake McGoon, lấy tên một nhân vật hí họa của Li’l Abner - rớt máy bay trong phi vụ tiếp tế cho chiến binh Pháp ở Điện Biên Phủ vào tháng 5 năm 1954. Nhưng Buyis và Ovnand là 2 người đầu tiên chế trong kỷ nguyên chiến tranh Việt Nam, trong cáo phó chính thức cho một cuộc chiến không hề chính thức tuyên chiến.
    Bài tường thuật của tôi về vụ việc ở Biên Hòa chỉ chiếm một góc nhỏ trong tạp chí Time - Nó chỉ đáng thế thôi. Không ai có thể tưởng tượng rằng sẽ có hơn 3 triệu người Mỹ phục vụ quân dịch tại Việt Nam - hay 58 ngàn người bị tiêu diệt trong rừng, trên ruộng và tên của họ được khắc 23 năm sau, trên một đài tưởng niệm tọa lạc gần đài tưởng niệm Washington và Lincoln.
    Quan sát các lỗ đạn trên tường ở Biên Hòa, tôi cũng không thể dự kiến cảnh tàn sát gieo tàn phá Việt nam suốt 16 năm chiến tranh theo sau. Hơn 4 triệu chiến sĩ và dân cư 2 miền - ước chừng 10/100 dân số lúc ấy - chết hoặc bị thương. Hầu hết binh sĩ miền Nam được chôn cất trong thổ ngơi của gia đình. Ngược về hướng bắc trong cuộc du lịch sau chiến tranh, tôi thấy những mộ bia bằng đá trắng trong nghĩa địa mỗi làng, mỗi tấm khắc 2 chữ Liệt Sĩ. Nhưng mộ huyệt chỉ trống không; những tử thi đã vị vùi lấp bằng xe ủi đất thành những mồ chôn tập thể, nơi họ gục ngã.
    Trên quan điểm con người, chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến không ai thắng - Một cuộc chiến đấu giữa các nạn nhân. Căn nguyên của nó quá phức tạp, những bài học của nó gây tranh cãi, di sản của nó vẫn đang được đánh giá bởi những thế hệ sau. Nhưng dù nó là một cuộc mạo hiểm thuần tuý hay là một nỗ lực lầm lạc, nó là một bi kịch mang kích thước anh hùng ca.
    ____________________ ____________________ _________


    Chủ tịch Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, ông Nguyễn Hữu Thọ.


    Đại tướng Văn Tiến Dũng.


    Đại tướng Vơ Nguyên Giáp.


    Ông Lê Đức Thọ.


    Lê Đức Anh. chỉ huy trận đánh chiến Nam Vang thời Pôn Pốt.


    Lê Duẩn, chúa tể thời đóng cửa.

    Lịch sử là một tiến trình hữu cơ. Một dòng liên tục những sự kiện liên hệ không thể dời đổi, không thể tránh khỏi. Những vị lãnh đạo và con người trong lịch sử chọn lựa và nâng đỡ quyết định chọn lựa của ḿnh, nhưng chỉ trong bối cảnh kinh nghiệm và nguyện vọng của họ. Căn nguyên sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam đã được gieo trồng, vun xới trong quan niệm Mỹ về “chủ nghĩa biệt lệ” (exceptionalism, giáo sư đại học đường Havard, ông Daniel Bell, đặt tên.)
    “Con đường hướng về miền Tây của đế quốc,” viết bởi George Berkeley, một giám mục hệ phái Angelican, và cũng là một triết gia rao tin về những chân trời mới phía trước, khi ông khởi hành từ Anh sang Mỹ năm 1726. Một thế kỷ sau, những người Âu Châu khác, lập lại sự tán tụng của ông về xã hội mới. Với Hegel, Mỹ là miền đất của tương lai, mời gọi tất cả những ai mệt mỏi với cựu lục địa, khi Tocqueville nhận ra Mỹ như một ngọn hải đăng, về thể chế dân chủ của nó, sự phong phú tài nguyên thiên nhiên và cơ hội thăng tiến cá nhân như một kiểu mẫu lư tưởng so với một Âu Châu suy đồi, rách nát bởi nghèo đói, vô vọng, căng thẳng giai cấp và xáo trộn ý thức hệ. Ý tưởng sự duy nhất cũng gây phấn khởi cho người Mỹ và cụm từ “vận mệnh hiển nhiên” (Manifest Destiny, xin đọc thêm phần chú dẫn 1 ở cuối đề tài) biểu thị niềm tin vào nghĩa vụ phân phát phúc lợi cho những nền văn minh kém thuận lợi hải ngoại.
    Cụm từ ra đời năm 1845 nhằm cổ động sự sát nhập Texas, biện hộ cho sự bành trướng lãnh thổ của họ về phía những biên giới thiên nhiên. Nó là khẩu hiệu của những nhà cải cách, người bảo trợ cho đạo luật Điền Thổ (Homestead Act, xin đọc thêm phần chú dẫn 2 ở cuối đề tài.) nhằm mở những địa hạt mới cho những tiểu điền chủ, trong số những di dân người Đức, Ái Nhĩ Lan vượt thoát sang Mỹ tìm kiếm an ninh và tự do. Sau đó nó được khuếch đại bởi những người lý tưởng chủ nghĩa như Walt Whitman (1819-1892), một thi sĩ chuyên sáng tác những bài thơ ca ngợi quê hương đất nước, người dự kiến Mỹ sẽ chiếu rọi hạnh phúc, tự do của nó đến những nền văn hóa cổ kính Á Châu. Sau này, những người cấp tiến như John F. Kennedy và Lyndon B. Johnson, thuyết phục rằng họ khuếch trương đạo lý tự do đến Việt Nam như một liều thuốc giải trừ độc tài, có lẽ mượn ý tưởng từ Whitman:

    Facing west from California's shores,
    Inquiring, tireless, seeking what is yet unfound,
    I, a child, very old, over waves, towards the house of maternity,
    the land of migrations, look afar,
    Look off the shores of my Western sea, the circle almost circled;
    For starting westward from Hindustan, from the vales of Kashmere,
    From Asia, from the north, from the God, the sage, and the hero,
    From the south, from the flowery peninsulas and the spice islands,
    Long having wander'd since, round the earth having wander'd,
    Now I face home again, very pleas'd and joyous,
    (But where is what I started for so long ago?
    And why is it yet unfound?)


    Học thuyết vận mệnh hiển nhiên khác với chủ nghĩa thực dân thịnh hành đầu thế kỷ 20. Nước Mỹ cũng vươn tay nắm quần đảo Hawaii, Guam và một phần Samoa và tiến chiếm Puerto Rico, Cuba và Phi Luật Tân sau khi đánh bại Tây Ban Nha năm 1898. Nhưng trong khi những quyền lực Âu Châu chia cắt Á Châu, Phi Châu, rất ít xu hướng Mỹ chinh phục các lãnh thổ hải ngoại. Trái với Âu Châu, thèm khát những nguyên liệu sống và cửa khẩu cho kỹ nghệ, nước Mỹ có thể trông cậy vào tài nguyên của nó và thị trường bao la rộng lớn quốc nội. Ngoài ra, từng là kẻ nổi loạn chống thực dân Anh bạo ngược, tự trong bản năng, người Mỹ xua đuổi ý tưởng thống trị kẻ khác. Những nhà tư tưởng xuất chúng thời ấy như Andrew Carnegie và hiệu trưởng đại học đường Havard, ông Charles Eliot, chống đối kịch liệt chủ nghĩa đế quốc, khẳng định trong tranh luận của họ là nó vi phạm quy luật thị trường tự do.
    Nhờ thế, Cuba được trao trả độc lập. Đề xướng bởi Haiti và San Domingo trở thành thuộc địa Mỹ bị từ khước. Không giống Âu Châu, Mỹ tự chế không xúm vào cướp bóc Trung Hoa - và một cách đặc thù dùng một quỹ bồi thường thiệt hại gánh chịu trong cuộc nổi loạn quyền phỉ, trợ cấp cho học sinh Trung Hoa tại Mỹ. Phi Luật Tân, sở hữu chủ yếu vẫn còn sự giám hộ Mỹ, cuối cùng bị chinh phục sau cuộc trường kỳ bình định báo trước chiến lược Mỹ tại Việt Nam. Nhưng sự chiếm hữu quốc gia quần đảo ấy chỉ là miễn cưỡng. Tổng thống William McKinley sau này thú nhận:”Sự thực là tôi không muốn Phi Luật Tân, và khi nó đến như một món quà của Thượng Đế...chúng ta không còn gì chọn lựa khác hơn là nhận lãnh và giáo hóa người Phi Luật Tân ... và nhân danh Chúa, làm những gì tốt nhất cho họ.”
    Thật là một xuyên tạc trắng trợn khi cho rằng sự hiện diện của người Mỹ ở nước ngoài luôn thể hiện lòng bác ái, vị tha. Những thương vụ lớn khai thác, bóc lột “các anh em da màu” ở Phi Luật Tân cũng như sự thao túng kinh tế ở châu Mỹ La Tinh, thường binh vực các bạo chúa địa phương để bảo vệ quyền lợi riêng của mình. Nhưng một khuynh hướng phổ biến hơn trong chủ nghĩa bành trướng của Mỹ là truyền bá phúc âm - như thể Mỹ phải thi hành những nghĩa vụ thiêng liêng được Thiên Chúa lựa chọn để cứu độ thế giới. Luận điệu cứu chuộc này thấm đậm vào lời tuyên thệ của Woodrow Wilson “làm thế giới an toàn hơn cho sự phát huy dân chủ” dưới sự che chở của Mỹ. Franklin D. Roosevelt cũng nhấn mạnh cùng luận điệu. Ông ta khuyến khích quyền tự quyết quốc gia ở những thuộc địa Âu Châu, trong khi chối bỏ bất cứ tham vọng bá quyền nào của Mỹ sau thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến. Hơn thế nữa, ông nhấn mạnh, hòa bình và ổn định thế giới thời hậu chiến phải được bảo vệ dưới sự lãnh đạo của Mỹ.
    Những tuyên bố đạo đức này trong lúc ấy được so sánh ngang với lòng sốt sắng của những nhà truyền giáo Mỹ, đặc biệt ở Trung Hoa. Ở đó Mỹ ban hành chính sách mở cửa, được thiết kế để duy trì chủ quyền của Trung Hoa chống lại sự xâm lăng của các đế quốc Âu Châu. Nhưng các nhà truyền giáo được thiết tưởng hành động từ trong nước Trung Hoa để biến nó thành một quốc gia Thiên Chúa giáo, theo đó thúc đẩy sự phát triển những thể chế dân chủ và gắn bó quan hệ với Mỹ. Nó có vẻ xưa so với ngày nay, nhiều nhân sĩ Mỹ kỳ vọng vào một Trung Hoa Thiên Chúa giáo. Anson Burlingame, một nhà ngoại giao Mỹ và sau này cố vấn cho triều đình Mãn Châu, dự kiến “thập tự giá ngời hào quang trên mỗi ngọn đồi, mỗi thung lũng” cả nước, và William Jennings Bryan mong mỏi “một nền văn minh Trung Hoa mới ... đặt nền tảng trên phong trào Ky Tô Hữu.” Ảo vọng này lên cao hồi đầu thập niên 1930, khi thống chế Tưởng Giới Thạch, lãnh tụ Trung Hoa Quốc Gia, cải đạo sang Methodist - một chi phái Tin Lành - phần lớn để thắt chặt mối liên hệ với Tây Phương. Nhiều người Mỹ sớm thấy Trung Hoa trở nên một rập khuôn nước Mỹ, một nguyện vọng được trang trọng mô tả bởi thượng nghị sĩ tiểu bang Nebraska, ông Kenneth Wherry, năm 1940 :”Nhờ ơn Chúa, chúng ta sẽ nâng Thượng Hải lên cao, cao mãi cho đến khi nó giống như thành phố Kansas.”
    Cùng một giọng tán dương như thế, Henry Luce, sở hữu chủ 2 tạp chí Time và Life trưng bày một hoạch định quy mô cho tương lai Mỹ sau thế chiến thứ hai. Ông là con của 2 vợ chồng truyền giáo và sinh tại Trung Hoa. Bài viết của ông trong Life, “Thế hệ Mỹ” (The American Century,) mang giọng tiên tri :”Chúng ta cần hơn hết là tìm kiếm, mang lại một viễn tượng Mỹ như một quyền lực thế giới, đúng vẻ Mỹ ... Mỹ như trung tâm năng động ngày càng lan rộng của công việc kinh doanh, Mỹ như trung tâm huấn luyện những tài năng phục vụ nhân loại, người Mỹ là những người bác ái, thực tâm tin rằng cho sẽ đón nhận ân phúc nhiều hơn là nhận, và nước Mỹ là nguồn năng lượng cho những lý tưởng Tự Do và Công Bình - những ý tưởng này chắc chắn có thể tạo thành một viễn ảnh của thế kỷ 20...Kỷ nguyên Mỹ Quốc đầu tiên và vĩ đại.
    Phản ứng công luận về bài diễn thuyết khó hiểu này với ngờ vực và tệ hơn, chế nhạo. Luke rút lại bài này - đặc biệt khi gặp một phúc đáp từ nhà lý thuyết nổi tiếng, Reinhold Niebuhr, cảnh báo một sự hủ hóa vị kỷ chủ nghĩa của quốc gia thúc đẩy bởi kỳ vọng này. Nhưng niềm tin rao truyền bởi Luce - phúc âm về bổn phận duy trì trật tự thế giới của người Mỹ - ngày càng bám rễ. Nó tạo sự khẩn trương mới sau thế chiến khi mối lo ngại Cộng Sản chủ nghĩa đầy vững chắc ám ảnh nước Mỹ. Một cách lập đi lập lại, các tổng thống Mỹ kế vị cắt nghĩa chính sách đối ngoại với ngôn ngữ đao to búa lớn. "thế giới ngày nay trông cậy sự lãnh đạo của chúng ta," Harry Truman nói và Dwight Eisenhower cũng nói và dùng những từ ngữ như vậy. Kennedy cũng thế, tuyên thệ trong bài diễn văn nhậm chức rằng :" Mỹ sẽ trả bất cứ giá nào, gánh vác bất cứ gánh nặng nào, đảm đương bất cứ khó nhọc nào, yểm trợ bất cứ đồng minh nào, chống đối bất cứ kẻ địch nào, để đảm bảo cho sự tồn tại và khải hoàn của tự do." Mục đích của Johnson, như ông đã mô tả, là "mang lại hòa bình, hy vọng cho nhân loại," và Richard Nixon tự miêu tả như một kiến trúc sư của "một công trình xây dựng hòa bình thế giới."

    C̣n tiếp.

  2. #2
    Member
    Join Date
    10-09-2010
    Posts
    76
    Tiếp theo.


    Tổng thống Eisenhower và tổng thống Ngô Đ́nh Diệm.

    Vì vậy, nước Mỹ hành xử trên sự tự đảm nhận ấy của chính phủ và quần chúng trong bầu không khí nhất trí của lưỡng đảng. Chiến lược vĩ đại bàn thảo sau chiến tranh - "trả đũa ồ ạt" đối lại với "phản ứng uyển chuyển" - tập trung trên phương tiện hơn là mục đích. Theo đó, Mỹ sẽ không sẩy chân vào vũng lầy Việt Nam một cách mù quáng, cũng không bị lôi cuốn vào trong tranh chấp bởi nhóm chủ chiến ở tòa Bạch Ốc, Ngũ Giác Đài, bộ ngoại giao, hay CIA (Cen tral Intelligence Agency) trong sự hợp tác với thị trường hối đoái Wallstreet và tập đoàn thương mại Mỹ. Hàng đoàn lũ dân chính và các quan chức phải qua một tiến trình chậm chạp, cồng kềnh và thường là phiền phức khi nghiên cứu dữ kiện, soạn thảo kế hoạch và liệt kê đáp án theo đó, tổng thống cân nhắc cẩn thận những yếu tố chính trị quốc nội trước khi đi đến quyết định. Sự phán đoán của ông cũng bị ảnh hưởng bởi định kiến dựa vào kinh nghiệm quá khứ và ngay cả phong thái cá nhân nữa. Vì thế tuy chính sách Việt Nam không dựa vào may rủi nhưng cũng không thuần túy khoa học. Ngoài ra, khi những quyết định đã hình thành, chúng phản ảnh quan điểm của đại đa số nhân dân Mỹ để sau này họ không thể lẩn tránh trách nhiệm trong vai trò người chăm nom mọi vấn đề thế giới.
    Thảm họa Việt Nam làm đen tối quan điểm ấy, để lại cho người Mỹ sự mơ hồ, lạc hướng về vai trò của mình trên thế giới. Qua những năm sau đó, những thoái bộ khác càng làm cho giấc mơ về tính ưu việt của nó tan vỡ. Năm 1973, Trung Đông tăng giá dầu hỏa càng chứng tỏ sự yếu kém của Mỹ và các tổ chức kỹ nghệ khác. Mỹ tự thấy mình thua sút các quốc gia khác về kỹ thuật, giáo dục, y tế và phát triển đô thị. Oằn nặng bởi thiếu hụt ngân sách liên bang, hậu quả của chi dụng hoang phí, Mỹ mau chóng trông cậy vào bán công khố phiếu, một hình thức vay tiền, để tránh vỡ nợ. Năm 1989, lần đầu tiên kể từ Đệ nhất thế chiến, đầu tư ngoại quốc vào Mỹ vượt quá đầu tư Mỹ ở hải ngoại. Từng là chủ nợ giàu nhất thế giới, Mỹ trở nên con nợ nhiều nhất thế giới.
    Nhưng nhiều hơn những tấn tuồng khác, sự sụp đổ Việt Nam, sự thất trận duy nhất trong lịch sử Mỹ, làm mất đi niềm cao ngạo về tính siêu việt của ḿnh. Tháng Giêng năm 1991, khi tổng thống George Bush ra lịnh ào ạt tấn công I Rắc theo sau cuộc xâm lăng của I Rắc vào Kuwait, ông ta chỉ làm thế sau khi thành công trong việc động viên sự ủng hộ của Liên Hiệp Quốc trong nỗ lực dựng vở tuồng nước Mỹ không hành động một mình. Ngoài ra, tuyên bố tấn công, ông khu trừ hồn ma Đông Nam Á hằng ám ảnh Mỹ bằng lời hứa :"I Rắc sẽ không là một Việt Nam," một xung đột trong đó, ông bày tỏ, binh sĩ Mỹ được trưng dụng để chiến đấu với một tay bị trói quặt sau lưng." Tuy nhiên, cuộc động binh của ông đã bị giảm nhuệ khí bởi sự chia rẽ sâu sắc ngay cả trong quốc hội lẫn công chúng làm gợi nhớ lại những tranh luận làm phân hóa quốc gia thời chiến tranh Việt Nam. Ngay cả khi lâm trận, đất nước đã tỉnh thức và hoang mang khi nghi hoặc, lo ngại tràn lan làm nhụt lòng yêu nước. Quá khứ vĩnh viễn bị bỏ lại khi nguời Mỹ, được thuyết phục về sự bất khả chiến bại, cảm thấy an tâm trong vai tṛ sen đầm (gendarme) quốc tế.
    Nhưng cuối tháng Hai, tâm trạng người Mỹ đột ngột biến đổi từ lo ngại sang thoải mái, mừng rỡ khi Mỹ và lực lượng đồng minh trong vịnh Ba Tư thắng một trận chiến ngoạn mục vô tiền khoáng hậu trong lịch sử. Chỉ sau 6 tuần chiến đấu chủ yếu là dội bom, và chỉ 4 ngày trận địa chiến, họ giải phóng Kuwait và tiến vào miền Nam I Rắc, tiêu diệt, sát thương, bắt sống hơn một trăm ngàn chiến binh địch, với tổn thất khoảng 200 binh sĩ Mỹ. Tổng thống Bush tuyên bố chiến thắng và trong men say chiến thắng, ông công bố :"Nhờ ơn Chúa, chúng ta xua tan đi hội chứng Việt Nam, một lần và vĩnh viễn." Nhưng ông mau chóng thêm rằng vinh quang khải hoàn không làm sống lại thời kỳ trước Việt Nam khi người Mỹ chủ trương giải quyết mọi khủng hoảng bằng phương tiện quân sự vì, ông cắt nghĩa rằng sự biểu thị vĩ đại của quân lực Mỹ tại vùng vịnh có lẽ làm giảm đi những xung đột trong tương lai. "Nhờ vào chiến thắng này, chúng ta sẽ không phải dùng đến quân lực Mỹ khắp thế giới nữa."


    Tổng thống Bush và Henry Kissinger.

    Trong lúc ấy, các chiến lược gia như cựu bộ trưởng ngoại giao Henry Kissinger lại cẩn thận chống lại ý tưởng chiến thắng rực rỡ tại vùng vịnh có thể tái lập vai trò sen đầm quốc tế của Mỹ trong quá khứ. Là một ủng hộ viên nhiệt liệt trong vấn đề chống I Rắc, ông khuyến cáo người Mỹ từ bỏ ý định rằng họ có thể "đối phó với mọi vấn đề ngay tức khắc" hay tái thiết thế giới "theo các đặc điểm kỹ thuật Mỹ." Thay vào đó, ông viết, quốc gia phải "chọn lọc, tiết kiệm tài nguyên cũng như uy tín của mình." Tương tự như vậy, những bình luận gia khác cũng nhấn mạnh rằng nước Mỹ, đương đầu với những vấn đề gây nản lòng khác như kinh tế, xã hội không thể đảm trách với những trách nhiệm vô hạn. Vì thế, trong khi người Mỹ hội đủ lý lẽ hợp tình hợp lý hỉ hoan trong thành công ở Trung Đông, họ có rất ít lý do thiết tưởng rằng thêm một lần nữa, họ lại là một quyền lực siêu việt thế giới. Điều này khiến niềm tự mãn của họ không làm mất hiệu lực sự đánh giá của Daniel Bell 15 năm trước :"Thế hệ Mỹ quỵ ngã trên những bãi cạn Việt Nam."
    Những lượng định hồi tưởng về chiến tranh luôn là những ước ao "giá mà chúng phải thế này thì có lợi hơn" sau khi những rủi ro ngoài ý muốn xảy ra, và chiến tranh Việt Nam cũng không là một ngoại lệ.
    Người Mỹ ủng hộ Lyndon Johnson một cách kịch liệt khi ông tung chiến binh Mỹ vào chiến trường Việt Nam vào tháng Ba năm 1965. Sự ủng hộ chiến tranh giảm đi sau đó - và từ cuối cuộc chiến, thái độ trở nên trộn lộn và mâu thuẫn. Cuộc thăm dò dư luận của tạp chí Time ấn hành tháng Tư năm 1990 cho biết 57/100 quần chúng Mỹ coi sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam là sai. Nhưng hầu như tương đương con số tỷ lệ ấy chủ trương một khi nhúng tay, Mỹ phải dùng tất cả sức mạnh của nó để đạt chiến thắng. Nh́n chiến tranh từ một lăng kính khác, cựu chiến binh Mỹ coi sự tham chiến là đúng và cả tiếng tự hào về sự tham dự của họ. Một nghiên cứu mới đây tiết lộ tương tự như thế quả quyết 82/100 họ bị ngăn cản việc đi đến chiến thắng - và một cách ngạc nhiên, hai phần ba tuyên bố sẵn sàng chiến đấu nữa tại Việt Nam nếu không có những ngăn cản làm mất hiệu quả trong cuộc chiến. Một cách nghịch lý, gần một nửa cựu chiến binh được tạp chí Time nghiên cứu năm 1990 chấp thuận sự thiết lập bang giao với chính phủ Cộng Sản ở Hà Nội.
    Lúc ấy, một số cựu chiến binh đã sang thăm viếng Việt Nam. Họ thăm lại chiến trường, nay đã biến thành rừng, và tìm lại được những thị trấn, làng mạc một thời họ từng sinh hoạt. Một số người Việt Nam , dù cô lập với thế giới bên ngoài, đã thấm nhuần văn hóa Mỹ bằng cách thưởng thức nhạc Mỹ qua truyền thanh, băng nhạc hay phim ảnh nhập nội lậu. Và nếu thời gian ngừng lại, những cựu chiến binh Mỹ thấy họ bị bao quanh bởi những đứa trẻ với nụ cười rộng mở, chào hỏi :"Hey, Joe!" Tháng Giêng năm 1989, tại thành phố HCM (Sài Gòn cũ), một cựu du kích Việt Cộng tên Lê Văn trao cho Morley Safer, phái viên truyền hình Mỹ, một bài thơ vinh danh sự trở lại của những "grunts", tiếng lóng chỉ binh sĩ Mỹ. Bài thơ tiếng Mỹ như sau :

    How many American soldiers
    Died in this land?
    How many Vietnamese
    Lie buried under trees and grass?...
    Now the wineglass joins friends in peace.
    The old men lift their glasses.
    Tears run down their cheeks.


    Nhìn lại, những chuyên gia quân sự, chính trị Mỹ đã chẩn đoán cuộc chiến từng chi tiết, vì thế sự nghiên cứu về chiến tranh trở nên một kỹ nghệ nhỏ. Nhưng toa thuốc làm thế nào tránh bại trận tại Việt Nam cũng nhiều và khác nhau từ những nhà phân tích khác nhau.
    Tướng William C. Westmoreland, tổng tư lịnh lực lượng Mỹ ở Việt Nam từ năm 1965 - 1968, xác nhận trong hồi ký rằng những hạn chế đã cản trở sự hiệu quả của ông. Ông đổ lỗi cho tổng thống Johnson gia tăng cường độ cuộc chiến quá chậm, cấm hành quân qua biên giới Lào, Miên, trang bị cho quân đội Việt nam Cộng Hòa một cách thiếu thích đáng, và quan trọng hơn, thất bại trong việc động viên tinh thần quần chúng Mỹ. Ông cũng trách cứ tổng thống Nixon và nhà đàm phán Henry Kissinger, đã bỏ rơi chính phủ miền Nam, ký kết một thỏa ước ngừng bắn năm 1973 cho phép binh sĩ Việt Cộng ở lại miền Nam. Hơn tất cả, ông lên án hệ thống truyền hình, báo chí Mỹ, viện lẽ họ xuyên tạc sự thật nhằm khuynh loát dư luận Mỹ. Ông kết luận sự chỉ trích trong một bữa ăn tối ở Charleston, South Carolina, nơi ông cư ngụ. "Một bài học đáng suy gẫm là những thanh niên không nên đẩy vào chiến trường trừ phi đất nước ủng hộ họ."


    Tướng William C. Westmoreland.

    Những sĩ quan khác cũng chế giễu báo chí, viện dẫn các nhà báo đầu độc công luận trong nước bằng cách trầm trọng hóa những thất bại, sự tàn bạo. Với đa số, sự loan tin của báo chí, dù đúng hay sai sự thật, phương hại đến lý tưởng chiến đấu Mỹ. Trung úy Philip B. Davidson ghi chép : "khung cảnh tàn phá, thống khổ và đẫm máu trên màn ảnh truyền hình hằng đêm, gieo phiền não, kinh hoàng cho nhân dân Mỹ." Tướng Fred Weyand, tư lịnh cuối cùng ở Việt Nam, tô đậm nét hơn rằng sự chán ghét chiến tranh ngày càng lan rộng hơn, được nuôi dưỡng bằng báo chí, "gậy ông đập lưng ông" làm suy sụp tinh thần chiến đấu các lực lượng Mỹ trên chiến trường. "Quân đội Mỹ thực sự là quân đội nhân dân trên ý nghĩa nó lệ thuộc vào nhân dân Mỹ... Khi quân đội chiến đấu, nhân dân Mỹ chiến đấu; khi nhân dân Mỹ mất ý chí chiến đấu, thật vô ích khi cố gắng buộc quân đội chiến đấu."
    Johnson và Nixon bị dội ngược với biện pháp kiểm duyệt báo chí cùng với kiểm soát kinh tế gắt gao mà theo họ, sẽ nâng tầm quan trọng của chiến tranh và có lẽ hủy hoại dung mạo chính trị của họ tại quốc nội. Thay vào đó, họ áp dụng cái gọi là "chính sách trung thực tối thiểu," trong đó các sĩ quan trách nhiệm thông tin tìm cách quản lý tin tức bằng cách ngụy tạo những câu chuyện về những bước tiến triển khả quan của cuộc chiến. Nhưng, William M. Hammond kết luận trong tài liệu chính thức lịch sử quân đội Mỹ, sự đặc phái các nhà báo đến Việt Nam, dù nhiều khuyết điểm, "vẫn chính xác hơn" những phúc trình lạc quan của chính phủ. Vì vậy, nỗ lực thất bại trong việc che giấu sự thực cuộc chiến sản xuất ra cái gọi là vết rạn nứt tín nhiệm, dần dà xoi mòn niềm tin quần chúng vào những tuyên bố chính thức.
    Đại đa số các sĩ quan đều cho rằng thủ phạm chủ yếu là Johnson, kẻ từ chối đặt quốc gia trong tư thế chiến tranh, sợ rằng cuộc chiến toàn diện sẽ tác hại các đề án kinh tế, xã hội quốc nội của ông. Do đó, họ (các sĩ quan) bị cấm chiến thắng - Và đa số còn nêu ư kiến rằng lẽ ra bộ tổng tham mưu nên từ chức hơn là chấp nhận những hạn chế gây tổn hại cho lực lượng Mỹ trên chiến trường.


    Lyndon Johnson và Kennedy.

    Những binh sĩ chuyên nghiệp công bố bản liệt kê các mối bất bình từ khi chấm dứt cuộc chiến. Một số bàn luận rằng họ bất lực vì hệ thống lệnh lạc giao phó cho những ban ngành khác nhau, hành xử một cách độc lập - Thí dụ, các cuộc hành quân bộ binh và không quân không thể phối hợp đồng bộ. Các cựu phi công không lực Mỹ cam đoan rằng oanh tạc Bắc Việt ngay từ khởi đầu thay vì chính sách leo thang chiến cuộc từ từ của Jonhson, sẽ đè bẹp Cộng Sản trước khi Sô Viết và Trung Cộng giúp họ xây dựng hệ thống phòng không đầy chết chóc như trên thực tế. Chuẩn tướng Robert Montague, phục vụ ở Việt Nam đầu thập niên 1960, một lỗi lầm to lớn là tung binh sĩ Mỹ, được huấn luyện dự phòng đẩy lui người Nga trên các đồng bằng Trung Âu, vào trong một chằng chịt núi rừng và đồng ruộng, nơi địch và dân lành không thể phân biệt được. Tướng Bruce Palmer, Jr... cựu đại biểu tướng Westmoreland, buộc tội hệ thống xoay vòng, theo đó binh sĩ Mỹ về nước chỉ một năm phục vụ tại Việt Nam - Một thời gian vừa đủ cho họ hội nhập với đơn vị. Bằng giọng thô lỗ quân sự, đô đốc Thomas H. Moorer, cựu tham mưu trong bộ tổng tư lịnh, phát biểu :"Chúng ta nên chiến đấu ở miền Bắc, nơi mọi người đều là quân địch, nơi bạn không phải lo ngại việc thương vong dân sự. Tại miền Nam, chúng ta phải đối phó với phụ nữ giấu lựu đạn trong nịt ngực hay trong tã của em bé sơ sinh. Tôi nhớ lại 2 binh sĩ thủy quân lục chiến bị một em bé sát hại trong lúc đang dạy em chơi bóng chuyền. Nhưng Lyndon Johnson không muốn lật đổ chính phủ miền Bắc. Thật tréo ngoe, mục đích độc nhất của chiến tranh là lật đổ một chính phủ bạn không thích."

    C̣n tiếp.

  3. #3
    Member
    Join Date
    10-09-2010
    Posts
    76
    Tiếp theo.

    Đại tá Harry G. Summers, Jr., một nhà phân tích quân sự hàng đầu, kém gay gắt với báo chí và các chính trị gia hơn các đồng liêu. Một cựu chiến binh hai nhiệm kỳ phục vụ (2 lần sang Việt Nam, mỗi lần 1 năm), phê phán các chiến lược gia quân sự Mỹ cố tâm truy lùng các lực lượng du kích lẻ tẻ quấy nhiễu lực lượng Mỹ cho tới khi các đại đơn vị Bắc Việt có thể phát động các chiến dịch quy mô. Tóm lại, người Mỹ kiệt sức trong một nỗ lực phản phiến loạn vô vọng - giống như một con bò lủi đầu vào cái áo choàng thay vì húc người đấu bò." Đây là "chiến tranh tiêu hao", chiến lược của Westmoreland, khẳng định trên lý thuyết rằng hỏa lực ưu việt Mỹ sẽ làm kiệt quệ địch. Dù Mỹ thành công trong chiến thuật, Summers viết, công cuộc của họ là một thất bại chiến lược. "Bạn thấy đó," ông khoe khoang với một cựu đại tá Việt Cộng sau chiến tranh :"bạn không hề thắng chúng tôi trên chiến trường." Viên sĩ quan Việt Cộng trả lời :"Có lẽ như thế, nhưng nó không xác đáng vì cuối cùng chúng tôi thắng."
    Theo ước tính của Summers, Mỹ nên tiếp tục phản công cuối năm 1965, sau khi phá vỡ âm mưu chia cắt miền Nam ở vùng Tây Nguyên nơi dâu cư đông đúc dọc duyên hải. Mỹ cũng phải tấn công qua vùng phi quân sự tại vĩ tuyến 17, ranh giới hai miền, đồng thời lấn qua biên giới Lào cho đến biên giới Thái Lan, sát bờ sông Mê Kông để bịt kín tuyến xâm nhập Nam Bắc của Cộng Sản - Một giải pháp đòi hỏi ít binh sĩ hơn là công tác "truy lùng và tiêu diệt" của Westmoreland. Các nhà phân tích quân sự khác tìm ra một điểm là quân lực Sài Gòn sẽ bỏ công tác ấy - vì lãnh tụ của họ đã bị ruỗng đục bởi chính trị, tham nhũng và gia đình trị.
    Những mổ xẻ trên, giống như trò chơi chiến tranh, ít khi giống như trong thực tế. Cộng Sản hầu như điên cuồng trong quyết tâm thống nhất đất nước trong tay của họ. Họ quan niệm cuộc chiến đấu chống Mỹ và đồng minh miền Nam như một chương lịch sử mới chống xâm lăng sau 2 cuộc trường kỳ chống ngoại xâm Tàu và Pháp. Họ sẵn sàng chấp nhận tổn thất vô hạn nhằm đạt được mục tiêu thiêng liêng của họ.
    Hồ Chí Minh, một dáng dấp khắc khổ lãnh đạo cuộc thánh chiến, đã trình bày một cách rõ rệt cái đẳng thức cuộc chiến với người Pháp vào thủa ban đầu cuộc kháng chiến 9 năm :"Các người có thể tiêu diệt 10 người của chúng tôi đối lại một người bị tiêu diệt về phía các người, nhưng cho dù với chênh lệch ấy, các người sẽ thua và chúng tôi sẽ thắng." Tướng Giáp, tư lịnh lực lượng Việt Minh, hưởng ứng phát biểu ấy bằng giọng điệu khốc liệt hơn :"Mỗi phút, hàng trăm ngàn người chết trên trái đất. Sự sinh tử của 100, 1000, hay hàng vạn người, ngay cả đồng bào tôi chẳng có ý nghĩa gì." Được phỏng vấn tại Hà Nội vào tháng Ba năm 1990, ông lập lại điều quan tâm chủ yếu là chiến thắng chứ không phải tổn thất. "Bao lâu ngài có thể tiếp tục chiến đấu chống Mỹ?" Ông trả lời ngay tức khắc :"20 năm nữa, 100 năm nữa cho đến khi hoàn toàn thắng lợi, bất kể tổn thất." Dù rằng lời phát biểu này đều có sẵn từ trước mà mọi người dưới chế độ Cộng Sản chỉ việc lập lại, và dù rằng đây chỉ là lời nói cường điệu của kẻ đắc thế, không thể chối cãi nó là sự thực.


    Hồ Chí Minh và Vơ Nguyên Giáp.

    Các chiến lược gia Mỹ lầm lạc khi gán ghép giá trị của họ vào quan điểm Cộng Sản. Westmoreland là một trong số đó. Ông đinh ninh rằng ông biết mức chịu đựng của Cộng Sản : bằng cách làm cho họ đổ máu, ông gây ấn tượng cho các lãnh đạo Cộng Sản nhận ra rằng họ đang rút cạn kiệt dân số của họ. "đến mực độ tai họa quốc gia trong nhiều thế hệ" và diều này buộc họ lựa chọn đường lối hòa bình. Ngay cả sau cuộc chiến, ông vẫn dường như hiểu lầm cái kích thước sự quyết tâm của họ. "Bất cứ tư lịnh Mỹ nào bị thiệt hại khổng lồ như tướng Giáp," ông nói, "sẽ bị cách chức ngay lập tức."
    Nhưng Giáp không phải một người Mỹ phải đối đầu với một người lạ ở một vùng đất xa xôi nào đó. Binh sĩ của ông và những toán dân công, chiến đấu ngay trên đất của họ, được thuyết phục rằng cuộc trường kỳ kháng chiến của họ rốt cuộc làm mỏi mòn lòng kiên nhẫn của đối phương và dẫn dắt họ đến thắng lợi. Chiến lược này giúp họ thắng người Pháp và Giáp tin rằng nó sẽ kiến hiệu với người Mỹ.
    "Chúng tôi không đủ mạnh để đánh đuổi nửa triệu lính Mỹ khỏi Việt Nam, nhưng đó không phải mục tiêu của chúng tôi," Giáp cắt nghĩa. "Chúng tôi nhắm vào bẻ gẫy ý chí theo đuổi cuộc chiến của chính phủ Mỹ. Westmoreland sai lầm khi trông cậy vào hỏa lực vượt trội nghiền nát chúng tôi. Các đồng chí Sô Viết và Trung Quốc cũng không nắm được sách lược chúng tôi khi họ chất vấn rằng chúng tôi có bao nhiêu sư đoàn trong tương quan quân sự với Mỹ, làm thế nào chúng tôi đương đầu với kỹ thuật, trọng pháo, các cuộc tấn công của họ. Chúng tôi phát động cuộc chiến tranh nhân dân - lại giở bài vở họ Mao, người Cộng Sản chỉ biết lập lại - "à la manière Vietnamienne" một cuộc chiến tranh toàn diện trong đó mọi người bất kể nam nữ, mọi đơn vị lớn nhỏ đều được động viên. Do đó vũ khí tinh xảo của Mỹ, các bộ phận điện tử và mọi thứ khác đều không địch nổi. Dù với sức mạnh quân sự vĩ đại, nước Mỹ lượng định sai cái giới hạn sức mạnh của nó. Chiến tranh có 2 yếu tố - nhân lực và vũ khí - Cuối cùng, con người là yếu tố quyết thắng. Con người! Con người! - Trong men say chiến thắng, Giáp quên một điều kém luận lý là trong lịch sử, Việt Nam bị hàng ngàn năm đô hộ bởi Trung Hoa, hàng trăm năm đô hộ Pháp dù rằng Việt Nam nắm yếu tố con người.


    Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông.

    Nực cười, nhiều sĩ quan Mỹ đồng ý với lý thuyết này. "Quân đội Mỹ và đồng minh Nam Việt Nam," tướng Palmer viết sau chiến tranh, "biểu thị khuynh hướng trông cậy vào hỏa lực và kỹ thuật siêu việt hơn là tài nghệ, chất lượng cá nhân mỗi chiến binh ... Có những viên chức Mỹ liên tục tìm kiếm những phát kiến khoa học thần diệu - đại loại đồ án nguyên tử Manhattan thuộc Thế Chiến Thứ Hai - nhằm mang lại kết quả mỹ mãn và kết thúc cuộc chiến. Nhưng đó chỉ là mơ ước hão huyền, bất khả hiện thực, mang tính khờ khạo."
    Giáp thú nhận trong một hội thoại với báo chí Mỹ rằng Cộng Sản bị điêu đứng bởi nhiều thời kỳ "khó khăn." Nhưng ông gằn giọng :"Chúng tôi không bao giờ bi quan. Không bao giờ! Không bao giờ!" Ông ta giống các vị tướng khác khắp thế giới luôn bào chữa những thất bại và ca tụng những chiến thắng. Tuy nhiên, ít người Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam phủ nhận sự kiên trì của binh sĩ dưới quyền Giáp.
    "Họ có khả năng hồi phục phi thường," Palmer viết, "chịu đựng những tổn thất ngoài sức tưởng tượng của chúng tôi, bổ sung quân số, trang bị, huấn luyện quân sự, chính trị và rồi bình phục ... Ý chí bền bỉ của họ không thể dập tắt được." Konrad Kellen, một chuyên gia dân sự chuyên thẩm vấn tù binh, nhận xét về binh sĩ Cộng Sản :"các loại hủy diệt thể xác, quỵ ngã, đầu hàng, rã ngũ - một cách kỳ lạ - không có trong khả năng của họ." Trung tá Stuart Herrington, một cố vấn quân sự Mỹ, hồi tưởng lại :"tôi khó ngăn được niềm khâm phục tính bền bỉ, thiện chiến và dũng cảm " của lực lượng cán binh Bắc Việt, những kẻ thành thực tin rằng họ đang "cứu các anh em ruột thịt miền Nam trong tay đế quốc." Một tướng lãnh Mỹ gọi họ là địch thủ lợi hại nhất chúng ta đối địch trong lịch sử," và đại tá David Hackworth, một sĩ quan bộ binh nổi tiếng, mô tả quang cảnh một công sự chiến đấu Cộng Sản ngập lụt mưa bom. "Những vị trí bố phòng được tử thủ bởi các cán binh nòng cốt, không hề nhượng bộ sau khi lỗ tai, lỗ mũi xuất huyết vì chấn động tiếng nổ."
    Sự ngoan cố của binh sĩ Bắc Việt rõ rệt một cách lố bịch trong quang cảnh những xác chết của họ xếp lớp như những thước củi chất đống sau trận chiến. Tại Việt Nam sau chiến tranh, những cựu cán binh Cộng Sản sau 7, 8 năm chiến đấu tại miền Nam, được phỏng vấn, nhiều người thành thực thú nhận sự sợ hãi - đặc biệt khi bom Mỹ dội vào mật khu của họ. "B52 thật là khủng khiếp," đại tá Bùi Tín, kẻ sống sót hơn 20 trận bom. "Phi cơ bay ở cao độ nên chúng tôi không được cảnh giác. Đột nhiên bom nổ khắp nơi. Chúng tôi bịt tai, phân tán mọi hướng tìm những hầm hố hầu tránh bị trực tiếp trúng bom. Cuộc oanh tạc kéo dài vài phút, chúng tôi trồi lên từ những nơi ẩn núp chôn cất các đồng chí không may, nhiều tử thi không nhận dạng được vì vết thương." Khủng khiếp ngang mức ấy là bom xăng đặc, nung chảy nạn nhân thành chất thịt dẻo. Vài nạn nhân sống sót, biến dạng vì phỏng nặng, lẩn tránh trong những hang động hẻo lánh và những địa điểm xa xôi khác . Năm 1990, vẫn còn vài người ẩn náu từ cuộc chiến và nuôi một hy vọng mong manh về tiến bộ khoa học trong lãnh vực phục hồi nhân dạng. Nhưng Việt Nam không thể hội đủ chi dụng tổn phí cho giải phẫu thẩm mỹ.
    Binh sĩ Mỹ khi nh́n vào các xác chết không toàn thây của Việt Cộng thường gọi họ là "gooks", bọn mọi vàng, v́ quan niệm về sự sống của Tây Phương khác biệt hẳn với họ. Phản ứng cùng một thái độ như thế, Westmoreland thường nói trong thời chiến, "Họ là những người Á Châu không nghĩ về cái chết giống như chúng ta." Những nhận xét đầy tính cách kỳ thị chủng tộc này vô hiệu hóa khẳng định chính thức của Mỹ là bảo vệ nền tự do của miền Nam Việt Nam, cũng là người Á Châu. Lời b́nh phẩm cũng làm gợi nhớ lại những bức h́nh chụp các xác chết binh sĩ Bắc Nam của Mathew Brady ở Antietam và Gettysburg trong cuộc nội chiến, nơi hàng ngàn thanh niên bỏ ḿnh cho lư tưởng. Nhưng lần này, lư tưởng của người Việt là một thứ lư tưởng người Mỹ không thể hiểu nổi.
    Cựu cán binh Cộng Sản được phỏng vấn sau cuộc chiến đều gợi lại lư tưởng của họ - dù bao gian nguy thử thách, họ nói đó là bổn phận "giải phóng tổ quốc." Khẩu hiệu có vẻ khuôn mẫu tuyên truyền trong đôi tai ngờ vực của người nghe nhưng lịch sử Việt Nam cũng vô t́nh bổ nghĩa cho luận điệu này. Việt Nam, một chiến trường hàng ngàn năm, tôn kính những anh hùng dân tộc, lịch sử thật cũng như huyền sử, chiến đấu chống ngoại xâm, chủ yếu là bọn Trung Quốc. Thêm vào ư tưởng ấp ủ rằng mỗi người dân là một chiến sĩ, kư ức về những cuộc chiến đấu này đă nhào nặn một ư thức mănh liệt về căn nguyên quốc gia rộn ràng trên các sân khấu, văn chương hay nghệ thuật dân gian Việt Nam. Hiện tượng này rơ rệt trong một ngôi chùa ở Hà Nội, trẻ em khấu đầu, thắp nhang trước những pho tượng chiến sĩ trong truyền thuyết, quên ḿnh chiến đấu cho quê hương. "Ư thức hệ sâu sắc nhất của chúng tôi, cái cảm giác tỏa khắp trong ḷng nhân dân, "Giáp nói, "là ḷng yêu nước. "Các tâm lư gia Hà nội cũng nói như thế." Ngay cả người dân cùng khổ nhất cũng đầy tinh thần quốc gia," họ tiếp, "trong thời chiến, đức tính này có thể phát triển thành bài ngoại chủ nghĩa."
    Dean Rusk, bộ trưởng ngoại giao thời Kennedy và Johnson mà tinh thần chống Cộng sục sôi từ thời chính quyền Truman, cuối cùng thú nhận năm 1971 rằng ông đă "với tư cách cá nhân, đánh giá thấp" cái khả năng kháng chiến của Bắc Việt và Việt Cộng. "Họ chịu tổn thất hơn 700 ngàn binh sĩ, nếu so sánh tỷ lệ dân số th́ tương đương với 10 triệu người Mỹ." Một sĩ quan cao cấp ở Hà Nội sau này thú nhận rằng non một triệu lính Cộng Sản chết và nhiều triệu bị thương. Khi được hỏi về tổn thất dân sự, họ nói "Chúng tôi không hề biết."
    Tướng Maxell Taylor, một trong những cố vấn của Kennedy về Việt Nam và sau đó, đại sứ tại Sài G̣n dưới trào Johnson, là một nhà kiến trúc chủ yếu trong chính sách can thiệp Mỹ. Trước khi qua đời không lâu năm 1987, ông thú nhận rằng chính sách can thiệp vừa là một thất bại, vừa là một bài học. "Trước tiên, chúng ta không biết ḿnh. Chúng ta tưởng đây là cuộc chiến giống như chiến tranh quy ước Đại Hàn, nhưng thực ra là một cuộc chiến khác, du kích và không chiến tuyến rơ rệt. Thứ nh́, chúng ta không biết đồng minh, các bạn miền Nam Việt Nam. Chúng ta không bao giờ hiểu họ. Đ̣ là điều đáng ngạc nhiên. Và cuối cùng chúng ta lại càng không hiểu địch. Hồ Chí Minh là ai? Không ai thực sự hiểu. V́ vậy, trừ phi chúng ta biết ḿnh, biết bạn, biết địch, tốt hơn hết là không nên can thiệp. Nó rất nguy hiểm."
    Henry Kissinger cũng hoang mang, bối rối trong những cuộc đàm phán kín với Cộng Sản. Mục đích tối thượng là tránh sự tái diễn của cuộc đàm phán đ́nh chiến không lối thoát trong cuộc chiến Đại Hàn mới đây, kéo dài suốt 2 năm, bởi v́, ông tin rằng, Mỹ không làm mạnh ngoại giao bằng đe dọa vũ lực. Ông cho rằng Bắc Việt chỉ nhượng bộ nếu bị đe dọa tiêu diệt hoàn toàn - một giải pháp tổng thống Nixon kín đáo gọi là "thuyết của kẻ khùng điên." Nhưng giống như những ngoại trưởng tiền nhiệm, Henry Kissinger không bao giờ t́m thấy điểm "kiệt sức" của địch. Sau này ông khẳng định ngược lại, Cộng Sản chỉ đồng ư ngừng bắn tháng 10 năm 1972 sau khi ông trao cho họ những nhượng bộ tai hại đến tương lai của chính phủ miền Nam Việt Nam.
    Áp lực thực sự đè lên chính quyền Nixon để quyết định một giải pháp cho Việt Nam đến từ quần chúng Mỹ - vào lúc đó muốn ḥa b́nh hầu như bằng mọi giá - v́ những lư do Kissinger đă nhận thấy 4 năm về trước. Năm 1968, Cộng Sản phát động cuộc tổng công kích, tổng nổi dậy vào những thị trấn, thành phố khắp miền Nam. Kissinger thấy đó chính là khúc rẽ ngoặt của nỗ lực Mỹ tại Việt Nam: "Từ đây, bất kỳ các hoạt động của chúng ta kiến hiệu như thế nào, chiến lược hiện hành không c̣n đạt được mục tiêu của nó bên trong một giai đoạn hay với sự sử dụng binh lực nào có thể được công chúng Mỹ chấp nhận."


    Lê Đức Thọ và Kissinger sau một phiên họp ḥa đàm Paris.

    Người Mỹ sẵn sàng hy sinh xương máu, tiền của như những cuộc chiến tranh khác. Nhưng họ muốn thấy sự tiến triển, muốn nghe khi nào chiến tranh chấm dứt. Thời Đệ Nhị Thế Chiến, họ có thể ghim những kim găm trên bản đồ và theo dơi cuộc tiến quân của quân đội Mỹ khắp Âu Châu; tại Việt Nam, nơi không có chiến tuyến, họ chỉ được công bố những tin tức vô nghĩa về con số tổn thất địch gọi là "enemy body counts" - và những hứa hẹn rực rỡ. Nước Mỹ mang lại sức mạnh quân sự khủng khiếp để đập tan tinh thần Cộng Sản, Mỹ tự tan vỡ dưới sức nén của cuộc chiến có vẻ triền miên bất tận. Một mục tiêu ban đầu do tổng thống Eisenhower đề xướng là bảo vệ Đông Nam Á, nơi những quốc gia bé nhỏ đổ sụp như những quân cờ đô mi nô nếu Cộng Sản chiếm miền Nam Việt Nam. Leslie Gelb của tờ the New York Times mỉa mai rằng những quân cờ đô mi nô bị đổ ấy thực ra chính là công luận Mỹ.
    Quần chúng, đau buồn v́ tổn thất chồng chất, thuế má tăng và không thấy viễn ảnh một giải pháp trong tầm mắt, quay sang chống chiến tranh trước khi các chính trị gia chống. Nghi hoặc lan tràn trong các thành viên quốc hội. Ngoại trừ một số các nghị sĩ như William Fullbright, Wayne Morse, Ernest Gruening, Gaylord Nelson và Eugene McCarthy, ít người chuyển mối nghi hoặc riêng tư của ḿnh thành bất măn công khai. Cho đến tháng Ba năm 1968, khi quyết định ra tranh cử tổng thống, anh của cựu tổng thống John F. Kennedy, nghị sĩ bang New York, ông Robert lên án sự tham chiến ở Việt Nam - là một trong những tiếng nói đầu tiên phản đối chiến tranh. Cũng không nhiều người bất măn trong giới lănh đạo hành pháp ngoại trừ ông George Ball, một viên chức ngoại giao cao cấp trong chính phủ Kennedy và Johnson. Ball sau này hồi tưởng lại: "Có lẽ đây là lỗi lầm trọng đại nhất lịch sử nước Mỹ mắc phải."

    C̣n tiếp.

  4. #4
    Member
    Join Date
    10-09-2010
    Posts
    76
    Tiếp theo.


    Robert McNamara.


    Bùi Tín, kẻ đầu tiên vào dinh Độc lập năm 1975.

    Robert McNamara, đóng vai tṛ quan trọng trong việc h́nh thành chính sách Việt Nam với chức vụ bộ trưởng quốc pḥng thời Kennedy và Johnson bắt đầu mất tự tin ngay từ năm 1967 khi ông dần dần nhận ra sự vô vọng của nó. Ông ta xúc động gần như mất cả lư trí, và nhiều năm sau ông ta từ chối không chịu bày tỏ ǵ về đế tài Việt Nam nữa, công khai hoặc riêng tư. Khi được yêu cầu chấp thuận một cuộc phỏng vấn viết bài này, ông viện lẽ rằng ông không bao giờ nói về cuộc chiến dù với người thân trong gia đ́nh hay bạn thân. Nhưng trong một cuộc hội nghị ở Nhật tháng Tư năm 1991, khi bị Jonathan Mirsky, phái viên tờ London Observer hỏi bằng giọng điệu thách thức về vai tṛ của ông ở Việt Nam, McNamara mất b́nh tĩnh. Gương mặt ông tái mét v́ căng thẳng, ông lớn tiếng :"Tôi đă sai lầm! Lạy Chúa! Tôi đă sai lầm!"
    Ông Stanley Karnow, phái viên Time, người viết bài này và tác giả cuốn Vietnam: A Television History phát biểu : Chưa bao giờ tôi (người viết cảm tưởng này) nghe "mea culpa" (lỗi tại tôi) dù ngắn ngủi từ ông. Sau buổi hội thảo, tôi cố ép ông nói thêm. Ông ta chỉ lộ sự xúc động đến thế thôi, rồi b́nh tĩnh lại ngay. Để nhớ lại kinh nghiệm từng chi tiết, ông khẳng định, đ̣i hỏi một công cuộc nghiên cứu quy mô. Ngoài ra, ông thêm vào, ông ta miễn cưỡng nuông chiều một hồi tưởng có thể bị mổ xẻ như là tự bào chữa. Đó là một viện cớ vụng về và tôi thẳng thừng nói với ông rằng ông ta mắc nợ với hậu thế phải kể chuyện của ông. Ông ta rốt cuộc cũng viết cuốn In Retrospect năm 1995, trong đó ông lập đi lập lại :"Chúng ta sai! Sai một cách kinh khủng." Rơ ràng 16 năm sau chiến tranh, Việt Nam vẫn day dứt nơi ông. Và trong ư nghĩa ấy, ông ta cũng bị "trúng thương" nặng nề như hàng ngàn binh sĩ Mỹ không bao giờ hồi phục từ những chấn thương trên chiến trường.
    Người kế vị McNamara, Clark Clifford, là một người tán thành biện pháp quân sự mạnh mẽ đối với Việt Nam trước khi đảm nhậm chức vụ bộ trưởng quốc pḥng. Với bản năng chính trị bén nhậy, ông ta hướng về phía đón bắt tâm trạng quốc gia, ông đổi khuynh hướng nhanh chóng và khéo léo thao tác để thay đổi đường lối tổng thống Johnson. Năm 1981, được phỏng vấn tại văn pḥng luật sư lộng lẫy của ông, Clifford cố ư đặt kinh nghiệm của ông về Việt Nam trong một viễn ảnh:" Giống như con người, quốc gia cũng lầm lỗi. Chúng ta phạm phải lầm lỗi nghiêm trọng. Tôi không cảm thấy hổ thẹn. Quốc gia cũng không nên cảm thấy hổ thẹn. Chúng ta cảm nhận rằng chúng ta đă làm những ǵ cần phải làm. Nó mang tính thiếu minh mẫn."
    Những thú nhận này hiếm khi an ủi được người miền Nam, những người năm 1973 khám phá ra rằng người Mỹ không theo đuổi cuộc chiến đến khi đạt mục đích. Bùi Diễm, đại sứ miền Nam Việt Nam tại Mỹ và lưu vong tại Mỹ, rút ra bài học lớn lao hơn từ hiện tượng ấy :"những quốc gia nhược tiểu phải cẩn trọng về người Mỹ, v́ chính sách Mỹ thay đổi tùy theo sự thay đổi chính trị nội t́nh và ư kiến quần chúng. Sự phấn đấu của chúng ta là vấn đề một mất một c̣n. Nhưng với người Mỹ, nó chỉ là một chương sử không hài ḷng và họ có thể lật sang trang khác. Tuy là đồng minh, chúng ta có những quyền lợi khác nhau."
    May mắn thay, sự thất bại ở Việt Nam không xô đẩy nước Mỹ vào cái đau đớn của sự báo thù từng xảy ra khi Trung Hoa rơi vào tay Cộng Sản. Không có một ủy ban quốc hội điều tra những "công dân quả tang phản quốc. "Cũng không có một khuynh hướng mị dân nào trồi lên so sánh bằng nghị sĩ Joseph McCarthy, năm 1950 trong nỗ lực đổ lỗi cay nghiệt, lên án cả một thế hệ. Dù tô điểm cuộc chiến bằng "lư tưởng cao cả" bị các nhà chính trị phản bội, tổng thống Reagan tự kềm chế, không quá gia trọng hóa vấn đề. Có lẽ sự rối loạn gây xáo trộn quốc gia thời chiến làm nước Mỹ quá kiệt sức cho một công cuộc truy t́m thủ phạm. Hay có lẽ nỗi chấn thương quá sâu đậm khiến họ muốn quên mọi sự. Kissinger nói :"Việt Nam vẫn c̣n ám ảnh chúng ta. Nó tạo ra niềm ngờ vực sự phán đoán của người Mỹ, về tín nhiệm, về sức mạnh người Mỹ - không phải chỉ ở quốc nội, mà c̣n trên khắp thế giới. Nó nhiễm đọc các cuộc thảo luận của chúng ta. V́ thế chúng ta trả một giá quá đắt cho những quyết định bắt nguồn từ niềm tin và cứu cánh tốt đẹp."
    Ít nơi nào trong nước Mỹ trả một giá đắt như cộng đồng gồm 7000 cư dân Bardstown, Kentucky, 16 thanh niên bị hy sinh trong chiến tranh. ngay năm 1983, một thập niên sau khi người Mỹ triệt binh khỏi Việt Nam, một nhóm truyền h́nh CBS thăm viếng Bardstown để ghi lại tâm trạng của họ thời hậu chiến. "Trong tư cách cá nhân, tôi không thấy chúng ta đạt được thành quả nào hết," một cựu chiến binh nói thế, và một người khác thêm vào :"Nhiều người muốn làm cho chắn chắn rằng chúng ta không bị dính líu vào t́nh trạng như thế một lần nữa." Gus Wilson, thị trưởng Bardstown nói với các thanh niên thuộc đơn vị vệ binh quốc gia năm 1968 :"Chúng ta tin rằng bổn phận tiên quyết bạn phục vụ quốc gia là bảo vệ nó. Bạn không hề chống đối điều đó. Nhưng tôi nghĩ chúng ta nhận ra rằng khi chúng ta thi hành phận sự - có lẽ muộn hơn là chúng ta nên nhận ra - rằng chính phủ đă giở ṃi gian trá. Chúng ta không biết sự thực. Chiến tranh Việt Nam được tŕnh bày một cách sai lạc - cách điều hành chiến tranh, mục tiêu tối hậu của nó. Dù tôi vẫn nặng ḷng ái quốc, tôi rốt cuộc tỉnh ngộ."
    Nhiều triệu người Mỹ cùng quan điểm với Gus Wilson. Và sự vỡ mộng của họ, được gọi là "hội chứng Việt Nam," làm nản ḷng các tổng thống Mỹ trong việc thực thi các chính sách mạo hiểm ngoài nước trong thập niên sau chiến tranh.
    Nếu không có Việt Nam, chính phủ Carter có lẽ đă hành động để ngăn chận phong trào cách mạng ở Angola và Ethiopia, hay bảo vệ hoàng tộc Sha ở Iran chống lại nhóm Hồi giáo căn bản, được coi như quá khích. Tổng thống Reagan hứa hẹn trong cuộc vận động tranh cử năm 1980 là sẽ phục hồi sự ưu việt của Mỹ trên thế giới, ông cũng nhớ rằng Việt Nam đă là gánh nặng trách nhiệm của các vị tổng thống tiền nhiệm. V́ thế sau khi hơn 200 binh sĩ thủy quân lục chiến tử thương trong cuộc đánh bom khủng bố vào doanh trại của họ ở Beirut, Lebanon tháng 10 năm 1983, ông cẩn trọng triệt thoái tất cả binh sĩ thay v́ leo thang chiến tranh như Lyndon Johnson đă làm hồi trước. Sau đó không lâu, Reagan tấn chiếm ḥn đảo du lịch Grenada và trục xuất chính phủ khuynh tả mà ông lên án là vệ tinh của Cuba. Chiến dịch mang tính sân khấu ấy chấm dứt không đầy một tuần, tạo điều kiện cho ông thi triển sức mạnh Mỹ và thoả măn ḷng hoài cổ về sự siêu việt quân sự của nó mà không gợi lên những lo ngại trong nước. Ông cũng khuyến khích quốc hội yểm trợ cho những nỗ lực nghiền nát Cộng Sản ở Trung Mỹ, lập luận rằng Sô Viết và Cuba lợi dụng Trung Mỹ đe dọa an ninh Mỹ. Nhưng ông cũng bị người Mỹ khăng khăng cự tuyệt, những kẻ chùn bước trước viễn ảnh tái diễn một cuộc chiến trường kỳ trong rừng nhiệt đới như Việt Nam trước đây.
    Sự từ khước của quần chúng trở nên rắc rối tại Trung Mỹ trái ngược hẳn với thái độ của quần chúng về phía phiến Cộng ngày càng lớn mạnh ở miền Nam Việt Nam 2 thập kỷ trước đây.
    Cuối năm 1963, người Mỹ chi tiêu 400 triệu mỗi năm tại Việt Nam. Hơn 12 ngàn cố vấn quân sự phục vụ tại đây đă có 50 người thiệt mạng trong ṿng 4 năm - mặc dầu họ chính thức bị ngăn cấm không được trực tiếp chiến đấu trên chiến trường. Dù thế một nghiên cứu tiết lộ rằng 63/100 công dân Mỹ không quan tâm đến t́nh trạng này. Cũng vậy, tháng 8 năm 1964, quốc hội bỏ phiếu biểu quyết về sự cố mơ hồ ở vịnh Bắc Việt nhưng chỉ được có 2 phiếu chống, thông qua một nghị quyết cho phép tổng thống Johnson điều lực lượng Mỹ vào Đông Nam Á. Sự thiếu chú ư đến Việt Nam lúc ấy càng rơ nét, phản ảnh qua sự kiện rằng, cho đến khi người lính thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ lên Đà Nẵng vào tháng 3 năm 1965, chỉ có 5 phóng viên báo chí Mỹ thường trú tại Sài G̣n.
    Để so sánh, các cuộc thăm ḍ được tung ra trong thập niên 1980 cho thấy công chúng Mỹ theo dơi các biến chuyển thời sự ở Trung Mỹ nhằm ngăn cản bất cứ một sự dính líu vào các cuộc tranh chấp ở đây. Hầu hết thú nhận rằng sự lan tràn chủ nghĩa Cộng Sản trong khu vực có thể tác hại đến an ninh quốc pḥng Mỹ, nhưng thà chấp nhận hiểm nguy ấy c̣n hơn can thiệp vào. Hay David Reichart, một giáo viên Michigan, cắt nghĩa với tờ Newyork Times :"Tôi không muốn Cộng Sản chủ nghĩa đến với bán cầu này, nhưng tôi cũng không nghĩ rằng người Mỹ có trách nhiệm phải chiến đấu cho Trung Mỹ." Nắm bắt được quan điểm này, quốc hội hạn chế viện trợ quân sự cho Trung Mỹ và buộc chính phủ Reagan quản lư chặt chẽ các cố vấn Mỹ trong khu vực. V́ Vậy, 55 cố vấn quân sự Mỹ ở El Salvador bị cấm không được tháp tùng các cuộc hành quân của quân đội Salvador, ngay cả chỉ được vơ trang bằng súng ngắn. Năm 1983, 3 sĩ quan Mỹ tiết lộ rằng đă trực tiếp tham chiến đă bị cách chức ngay tức khắc.
    Hầu như mọi thăm ḍ công luận Mỹ biểu thị rằng theo quan điểm người dân, Trung Mỹ lại là một Việt Nam thứ hai. Với tỉ lệ 2 trên 1, hưởng ứng cuộc thăm ḍ dư luận của tờ Washington Post năm 1982 nêu lên một giải thích, cũng chiếm phần áp đảo trong cuộc thăm ḍ của Newyork Times. "Việt Nam tiếp tục năm này qua năm khác," Carl W. Koch, Jr., ở Collingswood, New Jersey, "và tôi e rằng chúng ta sẽ sa vào El Salvador trong cùng một cách." Trong số những tâm trạng này, là những khuynh hướng trở lại cô lập chủ nghĩa hồi trước thế chiến, khi người Mỹ mặc kệ những biến chuyển xung quanh. "Làm như chúng ta luôn bị người khác lôi kéo vào vấn đề của họ," Cynthia Crone ở Payne, Ohio nói. "Chúng ta cũng có quá nhiều vấn đề riêng phải đối phó."
    Hội chứng Việt Nam gián tiếp sản xuất tai tiếng lớn nhất thời Reagan. Tổng thống rất thèm muốn t́m ngân sách cho tổ chức chống Cộng "Contras" nhằm lật đổ chế độ Sandanista ở Nicaragua, nhưng quốc hội, chiều theo ư kiến công chúng, bác bỏ lời kêu gọi của ông. William Casey, giám đốc CIA, sau đó tuyển mộ các viên chức cao cấp ṭa Bạch Ốc, Oliver North, một trung tá thủy quân lục chiến và phó đô đốc John Poindexter, trong một kế hoạch mật gây quỹ cho phong trào Contras bằng cách lén lút bán vũ khí cho Iran. Casey, giám đốc CIA chết v́ ung thư óc trước khi tai tiếng vỡ lở. North và Poindester, cả hai bị kết án tượng trưng. Reagan mất phương hướng và lúng túng nhưng thoát khỏi bị truy tố, chỉ thanh danh bị t́ vết. Sau này ông khẳng định rằng áp lực Mỹ làm cho Sandanista thất cử ở Nicaragua năm 1990.
    Trước khi rời chức vụ tổng thống vào tháng Giêng năm 1989, Reagan kư kết một hiệp định với Mikhail Gorbachev, lănh tụ Sô Viết, nhằm hạn chế vũ khí nguyên tử. Cuộc cải cách khốc liệt trong nước của Gorbachev cùng với sự triệt thoái khỏi A Phú Hăn của hồng quân Sô Viết và sự sụp đổ của cộng sản trên toàn cơi Đông Âu, thuyết phục người Mỹ rằng họ toàn thắng trong cuộc chiến tranh lạnh - một khải hoàn mà theo quan điểm của họ, dư sức đền bù cho nhục bại trận ở Việt Nam.
    Hầu hết người Mỹ đều ca ngợi tổng thống Bush cuối năm 1989 khi ông tung binh sĩ Mỹ vào Panama để câu lưu tướng Manuel Noriega, các lănh tụ chính trị và lănh tụ ma túy - một hành động có thể ví với Reagan xông vào Grenada, nhanh và ít tốn kém. Bắt đầu tháng 8 năm 1990, Bush đảm đương cuộc viễn chinh lớn nhất trong quân sử Mỹ bằng cách dàn trận với lực lượng quân sự khổng lồ ở vịnh Ba Tư pḥng thủ Ả Rập Saudi theo sau sự kiện tổng thống I Rắc chiếm đóng Kuwait. Áp đặt cấm vận I Rắc, Liên Hiệp Quốc ra lịnh Saddam Hussein phải thoái binh. Ông từ chối - và tháng Giêng năm 1991, Bush khai chiến với I Rắc. Kư ức Việt Nam nung đốt tâm trí nhiều người Mỹ trong giai đoạn dàn quân và tiếp tục nung đốt họ sau khi Mỹ phản công. Nhưng nếu 2 cuộc chiến tương phản một cách khách quan, cái nhận thức về sự tương đồng là một thực trạng khó chối căi.
    Việt Nam thực sự là một cuộc nội chiến trong đó Mỹ yểm trợ phe chống Cộng chống lại Cộng Sản, được Sô Viết và Trung Quốc yểm trợ. Cuộc xâm lăng của I Rắc vào Kuwait là một xâm lăng trắng trợn bị lên án từ khởi đầu bởi cộng đồng quốc tế, gồm cả Sô Viết, Trung Cộng và các quốc gia Ả Rập. Du kích Cộng Sản lợi thế nhờ rừng rậm và đồng ruộng miền Nam, nơi không thể phân biệt thù bạn và sự thiếu mục tiêu oanh tạc ở miền Bắc do những tự chế chiến lược khiến các cuộc oanh tạc kém hiệu quả. Mặt khác tại I Rắc, địa h́nh sa mạc thích hợp cho những chiến thuật quy ước, kẻ địch dễ bị nhận diện và các cơ sở quân sự nhiều và dễ làm mồi ngon cho các hỏa tiễn, máy bay tối tân của Mỹ. Không thể cô lập Cộng Sản Việt Nam, kẻ không ngớt đón nhận những chuyến hàng vật liệu quân sự khổng lồ và có thể rút quân vào những căn cứ địa an toàn bên Lào, Cam Bốt. I Rắc trái lại, lệ thuộc hoàn toàn vào thực phẩm nhập nội, cơ phận kỹ thuật và thương tổn lớn lao trong cấm vận kinh tế.
    Lyndon Johnson bất đắc dĩ nhập cuộc trong chiến tranh Việt Nam, đối diện với sự sụp đổ của chính quyền Sài G̣n, ông tự thấy ông không c̣n cách nào khác. Dù thế ông nhón bước vào cuộc chiến, không hề tin rằng nó phát triển đến tầm vĩ đại như vậy. Bush có quyền duy tŕ cấm vận I Rắc, và một đội ngũ chuyên gia, bao gồm William Webster, giám đốc CIA, dự đoán rằng nó sẽ rốt cuộc đè bẹp Saddam Hussein. Nhưng Bush lo sợ rằng thời gian sẽ xoi ṃn liên minh quốc tế rất mong manh v́ những quyền lợi khác biệt của mỗi thành viên, nóng ḷng bác bỏ giải pháp cấm vận. Các cố vấn quân sự của ông, trong đó có đại tướng Colin Powell, tổng tư lịnh toàn quân và cũng là một cựu chiến binh Việt Nam, đă bàn thảo như vậy viện lẽ leo thang chiến tranh kiểu Johnson chỉ dẫn đến tai họa. V́ vậy, Bush trưng tập một lực lượng, phối hợp với đồng minh, tổng cộng hơn 600 ngàn binh sĩ - lớn hơn bộ máy quân sự ở Việt Nam ở tột điểm của nó. Và cuộc tấn công, mệnh danh Băo Sa Mạc, thực sự là cơn băo hỏa lực điều khiển bởi kỹ thuật tinh xảo chưa từng thấy trong lịch sử binh pháp.
    Măi cho đến khi chiến tranh Việt Nam lên đến cực điểm, dư luận Mỹ mới bắt đầu hoang mang về công trạng của nó trong một cuộc tranh luận gay gắt làm đầu mối gây chia rẽ quốc gia và tồn tại nhiều năm sau đó.. Khi họ suy tưởng một cuộc xung đột ở vịnh Ba Tư, tuy nhiên, họ có vẻ cảnh giác và mất b́nh tĩnh. Thăm ḍ dư luận của tờ Los Angeles thời báo tháng 10 năm 1990 tường thuật rằng trong khi chỉ 38/100 dân Mỹ ủng hộ giải pháp quân sự mau lẹ, 53/100 trả lời rằng thay v́ chiến tranh, Bush nên tiếp tục cấm vận I Rắc"bất kể thời hạn dài bao lâu." Kư ức Việt Nam được gợi lên nhiều lần trong cuộc nghiên cứu này, dù các tham dự viên rút ra những bài học khác nhau từ kinh nghiệm. "Việc gây phiền năo cho tôi nhất về Việt Nam chính là chúng ta chiến đấu quá lâu, tiêu phí nhiều tỉ đô la và chúng ta chẳng được ǵ bù lại," Bill Gay ở Marlington, West Virginia nói với tờ Washington Post như thế. "Nếu bạn chiến đấu, bạn muốn chiến đấu để thắng." Bill Fournier, một cựu cảnh sát viên ở Auburn, Maine, van nài quốc hội hăy cân nhắc kỹ giá con người trong chiến tranh. "Có quá nhiều vốn liếng trên chiếu bạc," ông nói. "Chúng ta muốn chết v́ dầu hỏa hay không?" Chúng ta muốn hy sinh tuổi trẻ để kích thích kinh tế hay không? Chúng ta vẫn đang oằn vai trả giá cho gánh nặng Việt Nam."

    C̣n tiếp.

  5. #5
    Member
    Join Date
    10-09-2010
    Posts
    76
    Tiếp theo.

    Nghi hoặc về chiến tranh vùng vịnh có nguy cơ bùng nổ lan tràn khắp nước Mỹ - Một chống đối tượng h́nh từ các trường đại học, các nhóm tôn giáo và nhân quyền. Một số ít người nổi tiếng chống đối sự can thiệp khởi đầu ở Việt Nam. Nhưng khi chiến tranh vùng vịnh từ từ ló dạng, Bush cẩn thận tự kềm chế bởi các nhân vật tên tuổi sáng chói như Ross Perot, thương gia tỉ phú ở Texas, cựu bộ trưởng quốc pḥng James Schlesinger và đô đốc William J. Crowe, Jr. và tướng David C. Jones, cả hai là cựu chủ tịch bộ tổng tham mưu quân đội. Không giống thái độ thụ động thời chiến tranh Việt Nam, khi họ trao toàn quyền cho tổng thống Johnson tiến hành chiến tranh, các dân biểu quốc hội đề ra một thảo luận sôi nổi về các biện pháp khả thí trong xung đột vùng vịnh. Và không giống như sự câm nín ưng thuận với Johnson, họ chấp thuận yêu cầu của tổng thống Bush về quyền chiến tranh bằng một tỉ suất thuận/chống gần bằng nhau.
    Nhưng mặc dù sự khác biệt giữa chiến tranh Việt Nam và vùng vịnh, công luận Mỹ phân định những tương đồng song song với nhau giữa hai cuộc chiến.
    Chính yếu trong số những tương đồng ấy là thiếu một mục đích rơ rệt. Các tổng thống từ Harry S. Truman đến Richard M. Nixon biện hộ cho sự tham chiến ở Việt Nam như là một phần của chính sách ngăn chận làn sóng đỏ Cộng Sản. Họ đề ra thuyết Domino, chủ trương sự thất bại ở Đông Nam Á kéo theo sự sụp đổ các quốc gia khác trong vùng - và theo khuyến cáo của Lyndon Johnson, nó đe dọa ngay cả bờ biển Waikiki nữa. Luận điệu này đầu tiên rúng động quốc hội và quần chúng Mỹ, vốn nhiều thập niên bị ám ảnh của mối đe dọa Cộng Sản. Nhưng khi chiến tranh kéo dài, những luận điệu này mất sức quyến rũ - cho đến khi hồi tưởng lại, nó trở thành vô lư đến ngớ ngẩn.



    Giống vậy, Bush không minh định ư niệm làm duyên cớ cho cuộc tấn công I Rắc. Ông ví Saddam với Adolf Hitler, cam đoan là án binh bất động mang ư nghĩa tưởng thưởng sự xâm lăng như đă chiều chuộng Quốc Xă suốt thập niên 1930. Tránh viện dẫn những lượng dự trữ dầu mỏ ở vịnh Ba Tư - bởi nó có thể bị phê phán rằng Bush "đổi máu lấy dầu" - ông nhấn mạnh đến giá trị kinh tế của khu vực một cách tổng quát. Ông cũng khẳng định rằng án binh bất động sẽ phương hại đến "trật tự mới thế giới," công thức mờ mịt của ông về sự hài ḥa quốc tế sau kỳ chiến tranh lạnh. Nhưng ông cũng không giải thích cặn kẽ v́ sao I Rắc lại là mối đe dọa trực tiếp vào an ninh Mỹ. Ông cũng không làm sáng tỏ nguyên động lực giải phóng Kuwait khi người Mỹ tự kềm chế tránh can thiệp vào những tranh chấp hải ngoại trong những năm qua. V́ vậy, tất cả mọi luận điệu hùng biện của Bush, vịnh Ba Tư không chắc là quyền lợi sinh tử của Mỹ - hay giống như Việt Nam, nó chỉ là sự quan yếu huyễn ảo.
    Đại đa số quần chúng Mỹ đầu tiên ủng hộ sự nhúng tay của Johnson ở Việt Nam. Rồi th́ đau đớn bởi những tổn thất và sự kéo dài triền miên không hứa hẹn chấm dứt cuộc chiến, họ dần dà thay đổi thái độ. - và rốt cuộc chống hẳn Johnson. Hầu hết người Mỹ trút bỏ các băn khoăn ban đầu và ủng hộ Bush phát động cuộc tấn công I Rắc. Các nghiên cứu cho thấy, thái độ người Mỹ đối với hành động của Bush có lẽ cùn nhụt đi cũng giống như trường hợp Johnson thời trước một khi cuộc chiến vùng vịnh kéo dài, gây nhiều tổn thất nhân mạng về phía Mỹ. Tờ Washington Post công bố cuộc thăm ḍ dư luận 1 tuần trước khi chiến tranh vùng vịnh bùng nổ, cho thấy trong khi 63/100 ủng hộ việc dùng vũ lực trừ phi Saddam Hussein triệt thoái khỏi Kuwait, chỉ 44/100 chấp nhận tổn thất 1000 nhân mạng, và khi con số giả định được nâng lên 10 ngàn tử trận, tỉ lệ chỉ c̣n lại 35/100. Điều này cho thấy nước Mỹ vẫn bị ám ảnh bởi hồi ức Việt Nam, chỉ chấp nhận một cuộc chiến ít đổ máu. May mắn thay, tổn thất được coi như không đáng kể làm thư giăn quần chúng Mỹ.
    Sức nặng khủng khiếp và sự phức tạp v́ sự hiện diện của quân đội Mỹ trong vùng Vịnh minh chứng sự tiến triển của Mỹ trong việc tái sử dụng quân đội trong các vấn đề quốc tế kể từ khi chấm dứt cuộc chiến Việt Nam . V́ chiến tranh ở Đông Nam Á không chỉ làm suy yếu niềm tự tin quốc gia mà c̣n hao ṃn đi sức mạnh của nó. Năm 1980, tướng Edward C. Meyer, nguyên tổng tham mưu trưởng quân đội, khuyến cáo quốc hội rằng ông ta đang cai quản một lực lượng rỗng-thiếu nhân sự, kinh nghiệm, và khí cụ.
    Quân đội Mỹ đă băng hoại khi chiến tranh bước vào thời kỳ chấm dứt ở những năm đầu thập niên 1970. Với Nixon triệt thoái binh sĩ, không ai muốn là một thương vong cuối cùng v́ một lư tưởng đă mất hết ư nghĩa và những kẻ đang chờ triệt thoái, sống sót là điều lư tưởng nhất. Các cuộc biểu t́nh phản chiến tại Mỹ đă lan tràn đến những người tại chiến trường, nhiều binh sĩ đeo các phù hiệu phản chiến và chần chừ, bất đắc dĩ tuân hành lịnh chiến đấu. Liên hệ chủng tộc vốn nồng ấm khi các binh sĩ khác màu da chia sẻ chung một lư tưởng, ngày càng căng thẳng. Ma túy ngày càng phổ biến đến nỗi một phúc tŕnh chính thức năm 1971, phỏng chừng một phần ba số binh sĩ mắc nạn nghiện ngập. Binh sĩ không chỉ bất tuân thượng lịnh mà trong nhiều trường hợp, ám sát thượng cấp bằng lựu đạn-một tệ trạng gọi là “chơi miểng”(fragging). Tinh thần chiến đấu suy sụp sau vụ tàn sát hơn 300 người dân tại Mỹ Lai-một tấn tuồng khiến binh sĩ phỏng đoán rằng thượng cấp của họ c̣n giấu giếm những tội ác khác.
    Ảnh hưởng rộng lớn hơn trên lực lượng quân sự Mỹ c̣n tệ hơn nữa. Giữa năm 1965 và sự ra đi những binh sĩ Mỹ cuối cùng đầu năm 1973, tổng sở phí cho chiến tranh Việt Nam lên đến 120 tỉ Mỹ kim – phần lớn số tiền ấy dùng trong việc hiện đại hóa quốc pḥng. Do thế, cơ cấu an ninh Mỹ đă hao ṃn, những sư đoàn của họ pḥng ngự Âu Châu trong Minh Ước bắc Đại Tây Dương (NATO) không c̣n tương xứng với đối thủ của họ trong khối minh Ước Vạc Sô Vi (Warsaw). Một cách bất đắc dĩ, Johnson nâng thuế hay vận dụng kiểm soát kinh tế nhằm chi dụng cho Việt Nam đă làm nẩy sinh lạm phát, mà đỉnh cao của nó vào thời điểm 1973, khi các mỏ dầu Trung Đông ngừng sản xuất dầu hỏa và sau đó nâng giá dầu đắt hơn gấp 4 lần. Giá tái thiết vơ trang quân sự Mỹ v́ thế cũng cao hơn gấp bội. Năm 1975, chi phí quốc pḥng Mỹ tính theo số khoản ước lượng 4 tỉ Mỹ kim ít hơn 10 năm về trước. Reagan kế đó tiếp tục tiêu sắm bằng tiền vay mượn để phục hồi cỗ máy chiến tranh đang cơn rệu ră, và ông trang bị cho Bush với những vũ khí tân kỳ dùng trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991. Nhưng tổn phí càng khoét sâu lỗ hổng thiếu hụt trong ngân sách quốc gia.
    Không chỉ lạm phát gia hại đến lực lượng vơ trang Mỹ. Để chiêu dụ cử tri, Richard Nixon đă thu hồi lịnh trưng binh. Sau này, cùng với các chuyên viên quân sự, chính trị gia bất kể cấp tiến hay bảo thủ, ông tỏ ư hối tiếc về quyết định ấy. V́ lẽ, tiền lương, hưu bổng và các cấp dưỡng khác phải được nâng lên cho bằng mức dân sự để khuyến khích ṭng quân và cuối cùng th́ ngân sách quốc pḥng cũng bị lương bổng nuốt gọn. T́nh nguyện quân cũng bị hấp dẫn chủ yếu trong giới ít quyền lợi và thiếu học vấn – thanh niên họa hoằn lắm mới đảm đương một kỹ thuật quân đội hiện đại. Cảm tính phản chiến đă khuấy đục các trường đại học, tác hại đến những chương tŕnh đào tạo sĩ quan trừ bị, mà sự nhập ngũ của nó tuột dốc từ hơn 200 ngàn năm 1968 xuống c̣n có 75 ngàn năm 1973. Một nguồn mạch nhân sự đáng kể về lănh đạo ưu tú, tài giỏi thu hẹp lại, và các viên chức bàn giấy ù lỳ, thiếu sáng kiến thế chỗ trong các chức vụ quản trị quân đội.
    Qua nhiều năm, tuy nhiên, quân đội Mỹ lấy lại sức mạnh của nó và chân dung của nó cũng từ từ thay đổi về mặt xă hội. Năm 1982, hơn 85/100 binh sĩ t́nh nguyện đều tốt nghiệp trung học, so với 67/100 2 năm về trước. Thanh niên nam nữ, không thể t́m được việc làm hay không thể chọn được nghề nghiệp vừa ư, chọn lựa quân đội thay v́ cam chịu thất nghiệp, và các trạm tuyển mộ chuyển địa bàn từ những xóm da đen nghèo sang những vùng ngoại ô nơi giai cấp trung lưu da trắng cư ngụ, với thành công mỹ măn. Choáng váng v́ học phí cao ngất trời, học sinh đại học gia nhập trừ bị quân để được học miễn phí. Và dù kư ức kinh hoàng Việt Nam chưa phai nhạt, phục vụ quân đội đạt được một mẫu mực kính phục. Nhưng quân đội thua sút trong những ưu tiên quốc pḥng của chính phủ Reagan, kém xa những ưu tiên về phát triển vũ khí hạch nhân và những trang bị chiến lược khác.
    Những người Mỹ chiến đấu tại Việt Nam bị bọn chống chiến tranh phỉ báng là những kẻ sát nhân hoặc bị nhạo báng bởi bọn ủng hộ chiến tranh là những kẻ bại trận. Hằng nhiều năm sau, nhiều người tự cảm thấy thân phận ḿnh như kẻ sinh lầm thế hệ, vị trí xă hội của họ đầy bất trắc, vô định và hoang mang – như thể quốc gia này đổ lỗi, trút nhục chung vào họ. Trong thực tế, hầu hết binh sĩ trở về từ Việt Nam hoà nhập vào quần chúng dễ dàng. Nhưng truyền thông, báo chí phác họa họ thường là những xuyên tạc gồm 2 “kích thước”. Những người gây rối được mô tả là những kẻ khố rách áo ôm, đầu bù tóc rối, rậm râu, gẩy guitar trong một xóm nghèo California; và những người hội nhập thành công vào xă hội, được khen ngợi như những con buôn kiếm bạc triệu trong ngành địa ốc ở Texas. Nói chung, chân dung của họ từ từ được cải thiện khi quần chúng Mỹ bầy tỏ sự kính trọng mới vào các lực lượng vơ trang. Họ cũng đón nhận được niềm quư trọng từ đài tưởng niệm ở Washington, một trong những đài tưởng niệm phổ thông nhất. Hầu hết họ được diễn tả một cách đáng thương trong đợt sóng tiểu thuyết, hồi kư, thơ, phim ảnh, kịch, nhạc ào ào sáng tác sau chiến tranh. Họ được nhận biết trong làn ánh sáng mới cũng như trong các trường trung học, đại học toàn quốc có môn học về chiến tranh Việt Nam cho những em học sinh chưa chào đời lúc những đơn vị tác chiến đầu tiên Mỹ đổ bộ vào Đông nam Á. Nhiều trường, những giáo sư chính là các cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam.
    Nhưng chiến tranh gây tổn hại đến phần lớn các cựu chiến binh, cả thể xác lẫn tinh thần. Nhiều ngàn nhiễm chất độc da cam, một hóa chất diệt cây cỏ dùng khai quang rừng rậm và được phát giác là nguyên nhân gây ung thư, dị dạng bẩm sinh và những bịnh tật khác. Một điều tra của cơ quan cựu chiến binhphổ biến năm 1988, ước lượng là khoảng 500 ngàn trong số 3 triệu binh sĩ Mỹ phục vụ tại Việt nam bị hội chứng kiệt quệ tinh thần hậu chấn thương (post-traumatic stress disorder) – một tỉ lệ bách phân cao hơn những người bị tổn thương tinh thần sau các cuộc tấn công bằng đại bác (shell shock) thời Thế Chiến Thứ Nhất và “kiệt quệ chiến trường” (battle fatigue) thời Thế Chiến Thứ Hai, khi các hội chứng tương tự như vậy được đặt tên trong cuộc chiến. Triệu chứng của nó, đôi khi xuất hiện trễ sau 10 hoặc 15 năm, xếp hạng từ hoảng sợ và giận dữ đến lo lắng, chán đời và tê liệt cảm xúc. Ly dị, tự tử, nghiện ngập, tội phạm, rượu chè trong số các cựu chiến binh vượt quá mức thông thường. Một nghiên cứu ấn hành năm 1981 bởi Trung tâm nghiên cứu chính sách (Center for Policy Research) và trướng đại học thành phố Nữu Ước đúc kết rằng họ bị “một cách nghiêm trọng, nhiễm nhiều vấn đề hơn đồng đội rất nhiều.”
    Chiến tranh là chiến tranh. Tại sao chiến tranh Việt Nam lại khác biệt?


    Tác giả bài viết này, ông Stanley Karnow.

    Sự nguy hiểm tràn ngập và thường xuyên. Tôi (ông Stanley Karnow, tác giả bài viết) ở trong quân ngũ 3 năm thời Thế Chiến Thứ Hai, hầu hết phục vụ ở các phi trường và các trạm tiếp liệu (hậu cần) miền đông bắc Ấn Độ, chưa từng nghe một tiếng súng phẫn nộ. Nhưng không có một chỗ an toàn nào ở Việt nam. Một binh sĩ bổ nhiệm một văn pḥng ở Sài G̣n hay một kho hàng ở Đà nẵng có thể bị sát hại hay sát thương ở bất cứ lúc nào, ngày hay đêm bởi đạn súng cối hay hỏa tiễn. và trong nhiệm kỳ một năm tại Việt Nam, một khinh binh phải chiến đấu liên tục - quấy nhiễu bởi ḿn bẫy và bắn sẻ, nếu không trực tiếp chạm súng. Philip Caputo, một trong những phóng viên chiến trường nổi tiếng tại Việt Nam, đă ghi chép bằng cách so sánh rằng những đơn vị thủy quân lục chiến, nổi danh với những chiến tích chống Nhật ở cuộc chiến Thái B́nh Dương, chỉ chiến đấu không hơn 6 hay 8 tuần trong suốt cuộc chiến.
    Tuổi trung b́nh của binh sĩ Mỹ tại Việt Nam là 19, 7 năm trẻ hơn cha của họ trong Thế Chiến Thứ Hai, khiến dễ tổn thương bởi những căng thẳng tâm lư trong chiến tranh, nơi mỗi một người dân quê đều có thể là một tên Việt Cộng khủng bố. William Ehrhart, một cựu chiến binh thủy quân lục chiến, hồi tưởng một kỷ niệm trong quá khứ mà nhiều năm sau chiến tranh ông chưa quên :”Khi nào bạn quay lại, hệ thần kinh của bạn lại giao động. Rồi địch sẽ biến mất và rồi cuối cùng bạn trút bực dọc vào thường dân. Cách chúng tôi đối phó là hễ bất cứ kẻ nào chạy th́ đó là Việt Cộng và chúng tôi có thể khai hỏa. Nó là một tiêu lịnh hành quân. Một ngày tôi bắn hạ một phụ nữ đang làm ruộng chỉ v́ bà bỏ chạy. và tôi giết bà. 55 hay 60 tuổi, không vơ trang, và lúc ấy tôi không mảy may xúc động.”
    Một cách nghịch lư, những kỳ diệu của khoa học hiện đại góp phần vào t́nh trạng của cựu chiến binh Việt Nam. Những trực thăng tải thương rất nhanh và hiệu quả khiến một binh sĩ trúng thương có thể được cứu chữa trong ṿng 15 phút. Thống kê nói lên câu chuyện. Trong thời Thế Chiến Thứ Hai, khoảng một trong 4 thương binh thủy quân lục chiến tử trận. Nhưng tử suất thương binh tại Việt nam là 1 trong 7, và những kẻ thoát chết trên chiến trường vẫn sống sót – dù thường là tàn phế và cần săn sóc y tế thường xuyên.
    Chiến binh Mỹ trong các cuộc chiến khác đo lường thắng lợi bằng chiếm đoạt địa hạt; tiến chiếm mục tiêu trên con đường dẫn đến mục tiêu then chốt nâng cao tinh thần binh sĩ. Sự lấn chiếm của họ cổ động quần chúng Mỹ, có thể theo dơi các mũi hành quân trên bản đồ quân sự. Trái lại tại Việt Nam, không có tiền tuyến và binh sĩ ngày càng lúng túng và chán nản v́ phải chiến đấu trên cùng một trận địa hết lần này đến lần khác. Các cấp chỉ huy cũng chán nản không kém, đặt niềm tin vào những con số thương vong địch, cái đo lường ảo về thắng lợi. Nhưng tàn sát một lực lượng địch chấp nhận tổn thất vô giới hạn không những vô hiệu quả; nó c̣n làm cho chiến tranh trở nên ô nhục như một ḷ sát sinh. Điều này khi được xem trên truyền h́nh, người Mỹ nhận định Việt Nam như một công việc vô ích và cũng như một ẩn dụ về kinh hoàng. Nhiều người trút phẫn nộ vào binh sĩ hồi hương từ Việt Nam. John Kerry, sau này là thượng nghị sĩ tiểu bang Massachusetts, kể lại kinh nghiệm của ông sau khi phục vụ tại Việt Nam trong vai tṛ một sĩ quan hải quân :”Sau 1 tuần trong rừng, trong chuyến bay từ San Francisco đến Nữu Ước. Tôi ngủ và choàng thức giấc, hét lên sau cơn ác mộng. Những hành khách khác lần lượt tránh xa chỗ tôi ngồi – một phản ứng thường tái xuất trong những tháng sau đó. Quốc gia này không đếm xỉa ǵ đến những chiến binh trở về, cũng mặc xác những ǵ họ phải nếm chịu. Cảm giác về phía họ là ‘tránh xa – đừng vây bẩn chúng tôi với những thứ các anh tha về từ Việt Nam.’”
    Một số cựu chiến binh kêu gào đ̣i những công ăn việc làm tốt hay đ̣i tư vấn xă hội. Một số khác dằn vặt với kư ức, tiếp tục tiến hành cuộc chiến hay phản chiến, và nhiều trong số vẫn không thể hiểu thấu những ǵ đă diễn ra. Một cách tổng quát, họ đ̣i công lư và sự kính trọng – cái món nợ mà mọi quốc gia theo truyền thống phải mắc nợ những chiến sĩ. Diễn hành và tưởng niệm suông vẫn chưa đủ.

    C̣n tiếp.

  6. #6
    Member
    Join Date
    10-09-2010
    Posts
    76
    Tiếp theo.

    Nhiều kế hoạch gia quân sự Mỹ kết luận rằng chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến không phải nơi mà cũng không đúng lúc. Trong tương lai, họ xác nhận, người Mỹ phải kiên định với các cuộc chiến họ hiểu – chiến đấu trên những địa thế mở rộng với những đại đơn vị bộ binh, trọng pháo phối hợp với chiến xa hiện đại, phi đạn tầm xa, phi cơ siêu thanh, chiến hạm tối tân và với ứng dụng kỹ thuật mới nhất. Họ bỏ những chiến lược chống phiến loạn một thời áp dụng đối phó với du kích trong rừng Á Châu, Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh để trở lại với những khái niệm chiến tranh quy ước. Năm 1987, tôi viếng thăm trại binh Fort Hood, Texas, cứ điểm của sư đoàn 1 Không Kỵ, lừng lẫy chiến công ở Việt Nam. Bay trên một mô h́nh chiến trường bằng trực thăng, tôi quan sát những thiết giáp thao diễn trên cánh đồng cỏ giống như những đồng bằng Trung Âu hay một sa mạc Trung Đông. Vị sĩ quan tháp tùng, một trong số sĩ quan ít ỏi c̣n lại thời chiến tranh Việt Nam thuộc sư đoàn 1 Không Kỵ, nói sau khi chúng tôi hạ cánh :”Đây là loại chiến tranh của chúng tôi.” Đó là loại chiến tranh mà những cựu chiến binh Việt Nam khác, giờ đă trở thành tướng lănh, chiến đấu, chiến thắng ở vùng Vịnh.
    Bộ trưởng quốc pḥng chính phủ Reagan, ông Caspar Weinberger, phụ họa cùng một giọng điệu trong một diễn văn đọc trước hội Báo Chí Quốc Gia (National Press Club) ở Washington cuối năm 1987. Dù ông thiên về một tích lũy chính yếu các vũ khí chiến lược, ông ta cảnh báo chống lại việc tham chiến của Mỹ ủng hộ các chính thể mất ḷng dân, tham nhũng và bất lực trong các quốc gia đang phát triển. Biện pháp quân sự phải là phương sách chẳng đặng đừng, ông nói thế, chỉ đảm đương chỉ sau khi mọi nỗ lực ngoại giao đă thất bại. Tựu chung, người Mỹ tránh mọi xung đột vũ trang trừ phi nó trông cậy vào sự ủng hộ của quần chúng Mỹ. Tóm lại :” No more Vietnams.”
    Nỗi thống hận hậu chiến của Mỹ quá mờ nhạt so với những điêu đứng tại Việt nam. Tôi trở lại Việt nam 4 lần từ năm 1981 đến năm 1996, và t́m thấy một quốc gia bị tàn phá bởi 2 thế hệ chiến tranh liên tục, vấn đề càng trầm trọng bởi những vụng về của những lănh đạo lăo nhược, kẻ không biết ǵ hơn ngoài chiến tranh. Họ vỡ ra thành 2 phe chống lẫn nhau – một số bám víu vào những học thuyết cách mạng lỗi thời, một số phấn đấu t́m cách thỏa hiệp. Sau khi rà soát hết giải pháp này đến giải pháp nọ, trong tuyệt vọng, họ bắt tay vào một chuỗi các cải cách kinh tế thực tiễn. Kết quả sơ khởi đầy khích lệ, làm cơ sở cho những dự kiến rằng Việt Nam không lâu sẽ bắt kịp Hồng Kông, Tân Gia Ba, Đài Loan, Thái Lan và Nam Hàn, những chú cọp kinh tế năng động Đông Nam Á. Nhưng dù những tiến bộ không thể chối căi, tôi thấy niềm lạc quan ấy được phóng đại quá mức, ít ra cũng quá sớm. Mặc dù các thành phố trở nên thịnh vượng, các khu vực miền quê, nơi sinh sống của 4/5 dân cư, bị bỏ rơi lại đàng sau. Với một lợi tức b́nh quân mỗi đầu người khoảng 300 đô la một năm, Việt Nam ngang hàng với Bangladesh như một trong những miền đất vô vọng nhất thế giới. Tương lai Việt Nam thật là đen tối.
    Công cuộc tái thiết Việt Nam đáng ngă ḷng ngay cả dưới t́nh trạng khả quan nhất. Kinh tế điêu tàn, cấu trúc xă hội rệu ră, con người đuối sức, cả miền Bắc và Nam. Những khu vực rộng lớn hoang phế. Chết chóc và hủy diệt đă xâu xé những gia đ́nh mà sự khuynh hướng chính trị càng làm vỡ vụn thêm trong cuộc nội chiến. Sau khi sống sót sau chiến tranh, cư dân phải phấn đấu để sống sót trong một nền ḥa b́nh miễn cưỡng. Hơn 1 triệu người Việt trốn khỏi nước không nề mọi nguy hiểm.
    Cộng Sản đă trầm trọng hóa sự hủy hoại. Với ngoan cố cố hữu làm nguồn động viên tinh thần chống Mỹ, họ theo đuổi những chính sách bè phái tai hại. Năm 1981, Phạm Văn Đồng hồi đó c̣n giữ chức thủ tướng, thú nhận trong buổi mạn đàm ở một khách sảnh một lâu đài lộng lẫy Hà Nội, nơi từng là tư thất của viên công sứ Pháp. Một ông lăo thất tuần c̣n lanh lợi đă dâng hiến trọn đời ḿnh cho lư tưởng Cộng Sản, ông đă bối rối về t́nh cảnh Việt nam :”vâng chúng tôi đánh bại Mỹ nhưng chúng tôi mắc vào những trở ngại. Chúng tôi không đủ ăn, đủ mặc. Chúng tôi là một quốc gia nghèo, kém phát triển. Vous savez, tiến hành chiến tranh th́ đơn giản nhưng điều hành một quốc gia th́ khó khăn vô vàn.”
    Một cố vấn Cộng Sản cao cấp, Trần Bạch Đằng thẳng thừng hơn. Năm 1990, được một người bạn dẫn đến tư gia của ông tại Sài G̣n, tôi ngạc nhiên v́ được trở lại cùng ngôi nhà trước đây là nơi trú ngụ của các viên chức Mỹ. Tôi đă từng đến đây một lần nên cảm thấy như đă trở lại một ngôi nhà ma. Khi chúng tôi uống trà ngoài vườn, tôi ngạc nhiên v́ sự ngay thẳng của Đằng :”Niềm tin của chúng tôi vào thiên đường Cộng Sản khiến chúng tôi không đếm xỉa đến thực tế. Chúng tôi rắp tâm xây dựng một xă hội mới bằng lư thuyết và giấc mơ – trên cát. Thay v́ kích thích sản xuất bằng cách tưởng thưởng lao động, chúng tôi hợp tác xă họ. Hăy tưởng tượng! Chúng tôi buộc hợp tác xă cả thợ hớt tóc. Thật ngớ ngẩn quá sức. Chúng tôi tiêu phí mọi tài nguyên, nhân lực trong hăo huyền. V́ chiến thắng Mỹ, chúng tôi ngỡ rằng có thể đạt được mọi sự. Lẽ ra chúng tôi nên lưu tâm đến một ngạn ngữ Trung Hoa :’Bạn có thể chinh phục một quốc gia từ yên cương chiến mă, nhưng không thể cai trị một quốc gia từ lưng ngựa.’”


    Trần Bạch Đằng.

    Tôi đă nghe một phân tích cũng độc địa không kém từ bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, một y sĩ nhi khoa nổi tiếng và cũng là một Cộng Sản cốt cán, từng là một trong các sáng lập viên Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, một danh xưng khác của Việt Cộng. (Chú ư : Người Mỹ gọi Việt Cộng chỉ những người miền Nam, tay sai Cộng Sản Hà Nội). Thổ lộ năm 1981 lần gặp gỡ đầu tiên giữa chúng tôi (ông Stanley Karnow và bà Dương Quỳnh Hoa), 9 năm sau gặp lại, bà vẫn thành thật và cởi mở như trước.
    Một phụ nữ dáng vẻ sang trọng, duyên dáng mặn mà chưa suy suyển ở tuổi 50, bà xuất thân từ một gia đ́nh Tây học giàu có miền Nam. Gia nhập đảng Cộng Sản ở Ba Lê trong lúc theo học y khoa đầu thập niên 1950. Về nước tại Sài G̣n, bà bắt đầu thu lượm tin tức cho Cộng Sản bằng cách giao du với các viên chức miền Nam trong chính phủ Ngô Đ́nh Diệm và các cố vấn Mỹ ở các buổi khoản đăi chính trị. Thiếu khả năng thăm ḍ về quốc gia chủ nghĩa trong ḷng người Việt, người Mỹ không thể nghi ngờ một mệnh phụ phu nhân giai cấp thượng lưu lại là một gián điệp cỡ Mata Hari.
    Đầu năm 1968 khi cuộc tổng công kích Mậu Thân bùng nổ, bà chạy vào mật khu Việt Cộng trong rừng cùng với chồng, một giáo sư toán và đứa con trai độc nhất. Tại mật khu, đứa con chết v́ bịnh sưng màng óc, một tai họa bà không bao giờ hồi phục – dù, đặt cái chết của cậu quí tử trong phối cảnh mất mát khủng khiếp của Việt Nam, bà khắc khổ nhắc nhở tôi rằng “cậu con của bà chỉ là một trong hàng triệu người đă chết.” Hiển nhiên, bà đổ thừa cái chết ấy là do chiến tranh. Bà không hề đả động đến bà là một bác sĩ khoa nhi đồng và thuốc men trong mật khu không thiếu. Có lẽ bà giỏi về hoạt động cách mạng hơn y khoa. Bà được bổ nhiệm chức vụ đại biểu bộ trưởng y tế trong nội các chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam, một tổ chức chính trị tay sai Hà Nội và được truy tặng danh hiệu “anh hùng cách mạng.” Khi chúng tôi đàm luận trong một ngôi biệt thự trang trí đầy những đồ sứ cổ Việt Nam và Trung Cộng, bà tâm sự :”Chúng tôi không c̣n sự chọn lựa nào khác. Chúng tôi phải đánh đuổi người ngoại quốc.” Rồi bà lớn tiếng :”Tôi là một đảng viên Cộng Sản măn đời, nhưng cho đến bây giờ tôi mới thấy sự thực về Cộng Sản. Nó là một thất bại hoàn toàn – Điều hành sai, tham nhũng, cửa quyền, áp bức. Lư tưởng của tôi không c̣n nữa.”
    Bà mạt sát các cán bộ Hà Nội, kẻ thống trị miền Nam về sự thiếu hiểu biết các đặc trưng địa phương, đặc biệt các biện pháp mạnh như ép buộc gia nhập hợp tác xă các nông dân, mà nguyện vọng cố hữu của họ chỉ là sở hữu một chút tài sản. Chính nguyện vọng ấy là động cơ khiến họ theo phe cách mạng thay v́ theo phe chính Phủ Ngô Đ́nh Diệm, vốn thất bại trong cải cách ruộng đất.
    Nó gieo thắc mắc trong tôi v́ bà ta không bị chính quyền Cộng Sản khó dễ v́ những điều đă thổ lộ. Có lẽ Cộng Sản nhịn bà để ra vẻ tử tế - cũng có lẽ khóa miệng bà có thể gây bất măn nội bộ. Dù sao đi nữa, lần gặp gỡ năm 1990, bà có vẻ cay đắng hơn :” Cộng Sản chủ nghĩa là một tai họa. Viên chức đảng không hề biết đến tầm quan trọng của sự phát triển quốc gia. Họ bị thôi miên bởi những khẩu hiệu Mác Xít đă mất kiến hiệu, nếu cho rằng chúng đă từng kiến hiệu. Thật đáng giận.”


    Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa.

    Năm 1981, tôi đă t́m cách gặp lại một bạn cố tri và cũng là một đồng nghiệp, Phạm Xuân Ẩn. Đầu tiên tôi quen anh 2 thập niên trước khi anh là một thông tín viên Reuters, cơ quan điện tín Anh Quốc. Chúng tôi thường tụ họp với nhau ở nhà hàng Brodart hay Givral, tiệm cà phê quen thuộc của anh, khi anh hút thuốc liên tục và nhẫn nại phân giải các vấn đề Việt Nam cho tôi nghe. Uyên bác và sáng suốt, sau này anh được báo Time tuyển dụng – phóng viên bản xứ duy nhất có chân trong ban biên tập của một tổ chức thông tấn tăm tiếng. Thắc mắc tại sao ông không trốn chạy khi Sài G̣n thất thủ, Tôi đoán, như những người Việt Nam thiếu may mắn khác, ông bị mắc kẹt v́ duyên cớ ǵ đó. Tôi yêu cầu hướng dẫn viên thu xếp một cuộc gặp gỡ với ông th́ được trả lời :”Bỏ chuyện ấy đi. Đại tá Phạm Xuân Ẩn không muốn gặp ông hay bất kỳ người Mỹ nào hết.” “Đại tá?” “Vâng,” viên chức hướng dẫn trả lời cụt ngủn. “Ông ấy là người của chúng tôi.” Tôi sững sờ kinh ngạc v́ được biết Ẩn là một Việt Cộng nằm vùng.
    Một cố tri khác, đại tá quân đội miền Nam Việt Nam và con cháu của một thế gia vọng tộc Công giáo thuần thành, ông Phạm Ngọc Thảo cũng phục vụ cho Cộng Sản. Ông tránh khỏi bị phát giác cho đến khi bị ám sát bởi mật vụ Sài G̣n v́ những lư do khác. Tại Sài G̣n, tôi được biết về vai tṛ hai mang của ông năm 1981, ngay sau khi mộ của ông được khai quật, cải táng trong nghĩa trang “liệt sĩ.” Thảo là một Việt Cộng nằm vùng bất đắc dĩ, nhưng Ẩn, một nhà báo trác tuyệt, có vẻ quá độc lập, không bị ép buộc. Cả hai đều không thể theo Cộng Sản, chẳng những họ đánh lừa báo giới, họ c̣n gạt được các viên chức Mỹ. Có lúc, Thảo được chỉ định làm việc cho ṭa đại sứ nam Việt Nam với chức vụ sĩ quan liên lạc t́nh báo, làm việc với CIA và Ngũ Giác Đài.
    Cho đến năm 1990, khi tâm trạng Sài G̣n bớt căng thẳng, tôi mới có dịp gặp lại Ẩn. Tôi lái xe đến nhà ông, lách qua những xe đạp và xe máy đông nghẹt đường phố., và nh́n qua cổng vào sân của một biệt thự tiêu điều để thấy một bộ xương cách trí lụng thụng trong chiếc quần short. Chúng tôi ôm nhau mừng rỡ, và Ẩn xin lỗi :”Lần trước nhà cầm quyền không cho tôi gặp anh. Họ lo sợ ǵ đó, nhưng bây giờ họ thư giăn hơn. Dù thế nào chăng nữa, họ không biết tôi nghĩ ǵ.”
    Ông ngồi trong pḥng khách, ngổn ngang mấy cuốn sách, mấy tờ báo cũ, và vài cái tủ giấy tờ lỏng lẻo v́ cũ dưới tiếng vù vù của cái quạt trần. “Tôi làm việc cho Cộng Sản,” Ẩn nói, “nhưng động cơ thúc đẩy là ḷng ái quốc chứ không phải ư thức hệ.”
    Năm 1944, hồi mới 16 tuổi, tôi gia nhập Việt Minh chống Nhật và ở trong hàng ngũ họ suốt thời kỳ chống Pháp, làm chân giao liên trong khi c̣n đang đi học. Sau ngày chia đôi đất nước năm 1954, tôi gia nhập quân đội chính phủ Sài G̣n và sau đó được cấp học bổng du học ở miền nam California. Ông trở nên người hâm mộ môn banh cà na – và yêu chuộng Mỹ Quốc. “Những ngày này,” ông hồi tưởng, “là những ǵ tuyệt diệu nhất đời tôi.”
    Vài năm sau khi hồi hương, Ẩn được gặp lại các đồng chí cũ. Rồi với cương vị một kư giả Reuter, ông có cơ hội tiếp cận chính phủ Sài G̣n và viên chức Mỹ và họ muốn tiếp cận với những ǵ ông tiếp cận. Ông đồng ư. Mặc dầu khâm phục Mỹ Quốc, ông cảm thấy Việt Nam không phải là chỗ cho người ngoại quốc. Điều này khiến ông trở thành một gián điệp làm việc cho hai phía.
    Giao liên Việt Cộng lẻn vào Sài G̣n nhận báo cáo của ông, viết bằng mực vô h́nh chế tạo bằng bột. Hay đi dự các cuộc hội thảo, ông lái trong đêm đến một trại phía bắc Sài G̣n, nơm nớp lo sợ bị bắt hay nghịch lư hơn, bị Việt Cộng phục kích. Không có vũ khí cũng không mặc quân phục, ông ta được thăng chức đại tá trong quân đội Cộng Sản.
    Tiết lộ đầu tiên của tôi và những người khác về quá khứ của Ẩn nới lỏng những phê phán khuynh hữu của giới truyền thông. Họ viện dẫn :”Đây là bằng chứng rằng báo chí Mỹ tự cho phép bị Việt Cộng khuynh loát.” Bác bẻ tố giác, Ẩn nói :”Vô lư v́ nó sẽ làm tôi lộ tẩy.” Mọi tin tức Ẩn chuyển giao cho Việt Cộng cũng giống như tin gởi cho ban biên tập báo Times. “Nó không phải là những tin tối mật – Sức mạnh quân đội chính phủ và sự điều động, trong đó các tướng lănh th́ bất tài hoặc tham nhũng. Và những chuyện bên lề - Ai ngủ với vợ aihay với bồ nhí. Tội cũng góp nhặt các tin tức chính trị, hấu hết ở những mẩu chuyện văn tại các quán cà phê Sài G̣n.”
    Mùa xuân 1975, được thông báo rằng Cộng Sản âm mưu một cuộc tấn công cuối cùng, Ẩn sợ cho tính mạng vợ và 4 con nếu quân Cộng Sản tấn công Sài G̣n, Ẩn gởi cả gia đ́nh sang Nữu Ước bằng máy bay do báo Time tài trợ. Riêng Ẩn ở lại v́ c̣n kẹt một mẹ già phải chăm sóc và mang cả gia đ́nh trở lại Việt Nam sau đó không lâu. “Đó là việc ngu xuẩn nhất tôi đă phạm phải,” Ẩn nói một cách chán chường.
    Cộng Sản ma mănh về liên hệ Mỹ của Ẩn, buộc Ẩn đến Hà Nội một năm để tẩy năo. Sau khi trở lại Sài G̣n, Ẩn bị quản thúc tại gia, cắt điện thoại và cấm tiếp khách ngoại quốc. Đó là lư do tại sao tôi không thể gặp Ẩn năm 1981. Tuy thế, họ vẫn hội ư Ẩn trong những vấn đề quốc tế, trả hưu bổng cấp đại tá khoảng 30 đô la một tháng mà Ẩn dùng tiền ấy làm vốn nuôi chó giống làm kế sinh nhai. Ẩn u sầu :”Tôi khâm phục Cộng Sản v́ tinh thần quốc gia của họ nhưng sự dốt nát và hợm hĩnh của họ chỉ làm chúng tôi thêm khốn đốn.”
    Một bữa ăn tối ở Sài G̣n, Ẩn lập lại với tôi rằng ḷng yêu nước của ông không làm suy suyển ḷng yêu Mỹ Quốc. “C̣n nhớ bài hát của Josephine Baker?” Ẩn hỏi – và hát nhỏ nhẹ, “J’ai deux amours…” (tôi có 2 t́nh yêu…)


    Phạm Xuân Ẩn.

    C̣n tiếp.

  7. #7
    Member
    Join Date
    10-09-2010
    Posts
    76
    Tiếp theo.


    Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch Mặt trận Giải Phóng Miền Nam. Mặt trận bị khai tử một cách tức tưởi. Các đồng chí cao cấp MTGPMN kẻ th́ vượt biên, kẻ tự tử v́ không cứu được con trai của ḿnh khỏi trại cải tạo. Câu Lạc Bộ Cựu Kháng Chiến bị loại ra khỏi ṿng...pháp luật. Các ông Tạ Bá Ṭng, Hồ Văn Hiếu, Đỗ Trung Hiếu và Lê Đ́nh Mạnh bị bắt. Hậu quả của phong trào nầy là từ tháng 12 năm 1990 đến tháng 5 năm 1991 có 35.000 người bị bắt, theo sự tiết lộ của báo Quân Đội Nhân Dân hồi tháng 5 năm 1991.


    Choáng ngợp v́ chiến thắng, Cộng Sản phát động một kế hoạch táo bạo nhằm phát triển kinh tế lên đến mức 14/100 mỗi năm. Dĩ nhiên nó thất bại. Tăng trưởng kinh tế chỉ rướn lên tới mức 2/100 mỗi năm, không kịp với mức sinh sản 3/100, một trong mức sinh sản cao nhất thế giới – một xu hướng kinh tế thụt lùi lại hơn nửa thế kỷ trước. Mặc dù chiến tranh và thiên tai như băo lụt và hạn hán, dân số tăng gấp ba tính từ năm 1930, trong khi sản lượng thực phẩm chỉ tăng chưa đến gấp đôi. Việt Nam sa vào nạn đói kém bất kể tính năng động của dân Việt, mà với khích lệ, có thể sánh hay vượt những thành đạt kinh tế của các nước Á Châu khác.
    Cộng Sản bắt đầu sai lầm bởi gắn bó mù quáng vào giáo điều Mác Xít đặt toàn thể trọng tâm kinh tế vào kỹ nghệ nặng như sắt thép và hóa chất. Mù quáng ở chỗ các nước nông nghiệp như Việt Nam và Trung Cộng bắt chước Sô Viết, vốn đă có những vốn liếng kiến thức, thiết bị kỹ nghệ nặng, dồn mọi tài nguyên nhân lực vào sắt thép. Sô Viết thất bại th́ Việt Nam, Trung Cộng tránh sao khỏi thất bại? Mọi viện trợ từ Sô Viết và khối Đông Âu đều không thể cứu văn. Cộng Sản Việt Nam cũng tin tưởng hăo huyền vào 4.7 tỉ đô la “bồi thường chiến tranh” của Mỹ. Năm 1973, Nixon bí mật hứa hẹn với Cộng Sản trong nỗ lực thúc đẩy việc kư kết hiệp định ngừng bắn. Không có hiện kim để nhập cảng nguyên liệu sống, các công xưởng lèo tèo trong nước chỉ hoạt động cầm chừng hoặc ngưng hẳn hoạt động. Sản lượng than đá, một thời là một sản phẩm xuất cảng chính yếu, hầu như ngưng hoạt động v́ thiếu đai vận chuyển (conveyers) và xe tải. Những mặt hàng tầm thường như xà bông, kim chỉ … không thể t́m thấy ở Hà Nội, nơi có một cửa hàng độc nhất nhưng trống rỗng – ngoại trừ ở cửa sổ trưng bày những hàng hóa mẫu, thiết tưởng phải là những mẫu hàng sẵn có trên kệ. Và kệ luôn trống rỗng.
    Hải Pḥng, hải cảng chính miền Bắc cũng tê liệt. Phân nửa số hàng hóa chưa rỡ, hầu hết từ Sô Viết và Đông Âu, bị ăn cắp hay để thối rữa trên bến tàu Tôi thấy những giỏ dụng cụ, máy móc chất đống, lật úp hay rỉ sét v́ không bảo quản. Cảng đầy nghẹt những tàu bè khi các viên chức Việt Nam tính toán, cân nhắc giá trị các chuyến hàng để đ̣i tiền hối lộ quá cảnh. Người Nhật đủ điều kiện tiền bạc nộp 5000 đô la, có thể nhổ neo trong ṿng 3 ngày trong khi những tàu khác có thể bị lưu giữ 3 tháng v́ hối lộ ít.Trái ngược với tuyên bố của Hà Nội về đoàn kết vô sản, tàu của các nước Cộng Sản anh em bị phiền nhiễu, giam giữ cho tới khi lo liệu đủ tiền hối lộ.
    Kế hoạch kinh tế Các Mác cũng dự kiến cung cấp thực phẩm cho thành thị từ những hợp tác xă nông nghiệp do các nông dân thấm nhuần chủ nghĩa xă hội cật lực sản xuất cho nhà nước. Nhưng người dân, quen cày cấy trên thửa ruộng ḿnh làm chủ, thách đố kế hoạch. Đặc biệt vùng châu thổ ph́ nhiêu sông Cửu Long phía nam Sài G̣n. Thay v́ giao nộp gạo, rau, thịt cho các cơ quan thu mua lương thực, họ bán sản phẩm của họ ra ngoài chợ đen. Nhiều nơi, họ mổ trâu, ḅ vốn là phương tiện chính cầy xới đất, hơn là bị xung công và thay v́ khai khẩn mùa màng cho nhà nước, họ bỏ mặc ruộng hoang.
    Vụ mùa đặt kế hoạch 21 triệu tấn năm 1980 kém 5 triệu tấn suốt 3 năm. Trong lúc tôi ở Việt Nam năm 1981, khẩu phần lương thực tiết giảm c̣n 30 cân (14 kí) mỗi tháng, hầu hết là bo bo, bắp hay khoai sắn mà người Việt Nam rất ghê tởm. Thịt và cá, nguồn chất đạm chính của người Việt đều hiếm – các ngư dân thiếu xăng dầu hoặc t́m đường vượt biên. Tại nhà thương, bác sĩ Dương Quỳnh Hoa cho tôi xem các em bé chen chúc nhau, 4, 5 em trong một cái nôi hay nằm lăn trên sàn đất, bụng sưng trướng v́ thiếu dinh dưỡng. “T́nh trạng không thể sống được,” bà nói trong tiếng thở dài. “Chúng tôi biết làm thế nào bây giờ?”
    Một chính sách áp bức để trả thù càng cứa sâu vết thương kinh tế. Khi viên chức Sài G̣n đầu hàng Bùi Tín năm 1975, ông cam kết:”tất cả mọi người Việt Nam là kẻ chiến thắng và chỉ đế quốc Mỹ là kẻ chiến bại. Nếu bạn yêu nước và yêu nhân dân, hăy coi hôm nay là một ngày vui.” Nhưng Cộng Sản giam cầm hơn 200 ngànngười miền Nam trong đó có công chức, sĩ quan quân đội, bác sĩ, luật sư, văn sĩ và hầu hết các trí thức khác trong trại tập trung, được gọi bằng mỹ từ là trung tâm cải tạo.
    Một cách mỉa mai, một trong những trại cải tạo tệ nhất là đảo Côn Sơn, nơi thực dân Pháp từng giam cầm các tù nhân Cộng Sản thời năm 1930 và chính quyền Sài G̣n sau này giam cầm những người đối lập. Và Cộng Sản cũng không nhân đạo hơn đối với những tù nhân của họ hơn bọn thực dân đă đối xử với họ trước đây. Thiếu dinh dưỡng hay bịnh hoạn v́ sốt rét hay kiết lỵ, tù nhân thường bị cùm ngoài nắng suốt ngày không nước uống, tra tấn hay xử tử. Nhiều trong số họ lại là kẻ đối nghịch với chính quyền Sài G̣n, vài kẻ chính là người miền Nam cựu đồng đội của chính họ bị Cộng Sản Bắc Việt đánh giá là có mầm mống phản động. Năm 1981, một cán bộ Hà Nội binh vực cuộc thanh trừng, nói với tôi :”Chúng tôi phải quét sạch tàn dư tư sản.” (We must clean out the bourgeois rubbish.)
    Ngoài tính vô nhân đạo, trại tù c̣n tước đoạt của quốc gia những chuyên viên có thể đóng góp vào việc phục hồi đất nước. Nhiều người bị trừng phạt chỉ v́ họ đă được theo học ở Mỹ hay được chính quyền Sài G̣n tuyển dụng, thường là những công việc nhỏ hoặc không quan trọng. Như Trần Bạch Đằng nói với tôi :”Lẽ ra chúng tôi phải tha thứ họ. Thay vào đó, chúng tôi lăng phí nguồn nhân lực và thu dụng các cán bộ dốt nát, thiếu học. Đó là thiệt hại lớn lao cho quốc gia – và tôi phải thú nhận, chính tôi cũng có lỗi.”
    Dưới áp lực thế giới, cuối cùng Cộng Sản nhượng bộ thả các tù nhân – với điều kiện Mỹ phải dung chứa họ. Nhiều người định cư ở Little Saigon, nam California, nơi cuộc đời của họ tan vỡ, họ sinh sống bằng trợ cấp xă hội hay làm những nghề hèn mọn.
    Một di sản cay đắng khác của chiến tranh là khoảng 50 ngàn người Việt lai Mỹ, con cháu các binh sĩ Mỹ. Đa số họ ở Sài G̣n, Đà Nẵng và các thành phố lớn khác có binh sĩ Mỹ đồn trú. Các thí điểm mồ côi nuôi dưỡng một ít nhưng hầu hết bị người Việt Nam ruồng bỏ, không được đi học cũng như không khẩu phần thực phẩm. Những người Mỹ lai nàynh́n thấy năm 1981, - một số tóc vàng mắt xanh, một số khác da ngăm đen – chỉ làm nghề buôn bán hàng rong hay ăn xin trên đường phố. Con gái có nhan sắc th́ có vẻ được an bài trong những ổ điếm. Mẹ của họ, thường bị gia đ́nh khai trừ, la cà ở các cơ quan tị nạn quốc tế t́m cha, luôn khai báo bằng vỏn vẹn một tên như Joe, hay Bill hay Mac - không có một thông tin lư lịch chi tiết nào khác – người đă từng cưới họ 16, 17 năm về trước.
    Đầu tiên Cộng Sản chần chừ không cho phép họ xuất cảnh, hy vọng dùng họ như những con bài tẩy trong canh bạc ngoại giao, mặc cả với Mỹ. Tổng thống Reagan và quốc hội, v́ những lư do chính trị quốc nội cũng chùn bước trong việc tu bổ luật di trú Mỹ. Nhưng cuối cùng 2 bên dịu lại. năm 1990, được người cha hay các gia đ́nh bảo dưỡng chấp nhận, khoảng 40 ngàn thanh niên nam nữ đă qua Mỹ và số c̣n lại cũng được lên danh sách chuẩn bị rời Việt Nam.
    Không một bi kịch nào lột được một cách sinh động hơn mối ác cảm về tàn ác và đói rét bằng cuộc trốn chạy khỏi nước sau chiến tranh – cuộc di dân lớn nhất thời hiện đại. Hơn 1 triệu người đào tị, hầu hết bằng đường biển. Nhiều người chết đuối, bị cướp bóc, hăm hiếp bởi hải tặc ngoài khơi Đông Nam Á. Ít nhất nủa triệu người trốn khỏi Lào và Cam Bốt, 2 quốc gia nhỏ bé được bao gồm trong Cộng Ḥa Đông Pháp trước Thế Chiến Thứ Hai, sau khi Cộng Sản xâm chiếm cũng năm 1975. Khoảng 1 triệu người thuộc 3 quốc gia Đông Dương này định cư tại Mỹ nhưng nhiều trăm ngàn lây lất năm này qua năm khác trong các trại tị nạn ở Hồng Kông,Thái Lan, Mă Lai, Tân Gia Ba và Phi Luật Tân. Trừ phi họ tự chứng minh rằng động cơ thúc đẩy của họ thuộc về chính trị hơn là kinh tế, họ có nguy cơ bị cưỡng bách hồi hương – như chúng ta chứng kiến cảnh nhiều người bị xô đẩy lên máy bay bởi nhà cầm quyền Anh tại Hồng Kông. Những năo trạng đó vẫn không làm giảm bớt làn sóng người vượt biên trốn chạy nạn Cộng Sản.
    Năm 1985, kinh tế Việt nam hoàn toàn sụp đổ. Nhiều nơi ở miền bắc, nơi mà khan hiếm thực phẩm là sự kiện cố hữu, nạn đói đe dọa 10 triệu người. Kỹ nghệ chựng lại trong khi những kẻ thất nghiệp lang thang đầy đường. Buôn bán bị tê liệt ngoại trừ thị trường chợ đen th́ thừa mứa từ viên thuốc cảm đến đồng đô la, lén lút chuyển về từ những người tị nạn ở ngoại quốc. Những tin đồn lan truyền khắp nơi về bạo loạn chống chính phủ.
    Cảnh giác, lănh đạo Cộng Sản họp khẩn cấp ở Hà Nội năm 1986 và sau những căi vă, tranh chấp gay go, tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, một nhà cách mạng lăo thành ở tuổi thất tuần và cũng là thành ủy Sài G̣n, trong hy vọng sách lược uyển chuyển ông đề ra sẽ ngăn chặn được nền kinh tế tuột dốc như trời long đất lở. Nhưng những cải cách thực tiễn đầy hiệu quả lại làm suy yếu quyền lực đảng, đảng giao phó Lê Đức Thọ, một lănh đạo theo khuynh hướng bảo thủ, đối thủ (hay đối tác?) của Henry Kissinger trong cuộc việt dă đàm phán ḥa b́nh đầu thập niên 1970. Sự cân bằng quyền lực tạm thời này chi phối chính sách của Việt Nam đong đưa theo kiểu mềm nắn rắn buông nhiều năm về sau.
    Mặc dù phe bảo thủ t́m đủ mọi cách để kềm hăm thay đổi, giáo điều Mác Xít đă bị hóa giải hay nói đúng hơn, bị vứt bỏ. Những quản lư mậu dịch nhà nước đă được chỉ thị tự quyết định mọi công việc, không cậy nhờ vào bao cấp của nhà nước nữa, đă t́m thấy lợi nhuận, hoặc tiếp tục điều hành một cách hiệu quả hoặc dẹp bỏ. Lúc này cuốn sách của nhà kinh tế cấp tiến, đoạt giải Nobel Paul Samuelson, đă được dịch sang Việt ngữ, dĩ nhiên không được sự đồng ư về tác quyền theo thói quen Cộng Sản. “Vậy th́ ông đă chấp nhận tư bản chủ nghĩa.” Tôi trêu chọc ông bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, một người chủ trương cải cách, như thế. Phản đối từ ngữ có tính cách báng bổ, Thạch nói :” Tuyệt đối là không. Chúng tôi chỉ tuân theo kinh tế thị trường và luật cung cầu.” Sau này, họ phát minh ra một sáo ngữ quái gở hơn :”Kinh tế thị trường định hướng theo xă hội chủ nghĩa.”
    Để bào chữa cho sự thay đổi , cơ quan tuyên truyền đảng vớt vát – hay có lẽ phát minh ra – một trong những lời giáo huấn của bác Hồ :”Người nghèo sẽ trở nên giàu và người giàu sẽ giàu hơn.” Họ lờ đi rằng đă có một thời kỳ, họ lôi cổ những người giàu ra pháp trường xử tử. Chính sách mệnh danh “Đổi mới” hay “Cấu trúc mới” là một phiên bản của Perestroika, những cải cách của Mikhail Gorbachev ở Sô Viết. Nó thực sự xóa bỏ những hợp tác xă nông nghiệp và dù quyền tư hữu chưa được khôi phục, nông dân có quyền mướn đất của nhà nước (sic) dài hạn và canh tác như ông cha họ đă từng hàng nhiều thế kỷ trước – như những gia đ́nh chứ không phải cơ quan hợp tác xă. Không c̣n bổn phận dâng hiến hoa lợi cho nhà nước ở một giá cả ăn cướp do nhà nước áp đặt, họ có thể bán hoa màu theo giá cả do thị trường tự do ấn định.
    Những cải cách này cùng với tính hồi phục nhanh nhậy đặc trưng của người Việt bắt đầu đơm bông kết trái.


    Tổng thống Mikhail Gorbachev và Reagan.

    Mức lạm phát hàng năm ở thời điểm 1988 lên đến 800/100, gấp 4 lần giá xăng dầu và gấp 3 lần giá một tô phở. Những thương hiệu hất hủi đồng tiền Việt Nam và chỉ chấp nhận trao đổi bằng vàng, mỹ kim và hàng hóa nhập lậu. Ngân hàng nhà nước đột nhiên tăng lăi suất, và người ta thi nhau mở trương mục, kư thác tiền cất giấu kiếm lời. Lạm phát giảm dần và tiền lời do vay mượn cũng giảm. Nhà nước cũng loại bỏ thị trường chợ đen về hiện kim bằng cách giảm giá trị đồng tiền nhà nước phát hành, mà tỷ suất hối đoái so với Mỹ kim thật vô vàn chênh lệch đến độ hoang đường. Những năm sau, mọi gông cùm kinh tế hầu hết tháo bỏ, nông dân Việt Nam sản xuất những vụ mùa nâng Việt Nam thành một quốc gia xuất cảng lúa gạo đứng hàng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Mỹ và Thái Lan.
    Không đâu nỗ lực bóp nghẹt kinh tế tư nhân đem lại phản tác dụng thăm thẳm như Sài G̣n vốn là trục thương mại lâu đời từ thời Pháp thuộc. Ở cao điểm chiến tranh, thành phố ung thối với mọi tệ nạn xă hội. Các tiệm rượu là hang ổ ma túy. Các khách sạn là những động đĩ. Đường phố là chợ trời bám đủ mọi thứ hàng hóa hợp pháp lẫn quốc cấm – tất cả trộm cắp từ những kho chứa của Mỹ. Những binh sĩ từ Georgia, Illinois, đen có trắng có, túi căng phồng tiền bạc, dạo chơi khắp ngả đường với gái điếm, ăn mày và người phế tật. Các tướng lănh Việt Nam, giàu có nhờ bọn con buôn Tàu Chợ Lớn, làm chủ những biệt thự sang trọng, tọa lạc không xa các khu lao động chen chúc những nạn nhân chiến tranh lánh nạn từ miền quê và các viên chức, thương gia đồng lơa với nhau, vơ vét những nguồn mỹ kim, ào ào tuôn chảy hầu như không bao giờ cạn. Đó là một thủ đô được đem trưng bán – ám ảnh bởi ḷng tham, quên bẵng đi nguy cơ bị thôn tính.
    Sài G̣n chiếm một chỗ rất là mời gọi trong tôi. Dấu tích của “sứ mạng khai hóa” cao quư – nhà thờ Công giáo, một bản sao của Paris Opera và những tảng đá mài vùng đông Suez – ḥa với bầu khí quyển Á Châu trong một pha trộn quyến rũ. Bối cảnh ấy vẫn c̣n cảm nhận được sau chiến tranh, dù Cộng Sản có vẻ cố ư sửa chữa lại thành phố. Ngoài việc đổi tên Sài G̣n và đóng cửa các quán rượu, các ổ điếm, họ treo các nhăn hiệu quốc gia, cách mạng trên các đường phố và cao ốc. Một tuyệt phẩm kiến trúc nghệ thuật của Pháp, khách sạn Majestic, trở thành Cửu Long. Khách sạn Caravelle, nơi các đội ngũ báo chí tụ họp thời chiến, trở thành khách sạn Độc Lập. Năm 1959, con đường huyết mạch là Rue Catinat, tên một nguyên soái của vua Louis 14 và một chiến hạm Pháp tham dự trong cuộc chinh phục Việt Nam hồi thế kỷ 19, đặt tên cho nó. Đầu thập niên 1960, chính phủ Diệm đổi thành đường Tự Do và Cộng Sản lần này đổi thành Đồng Khởi – nhưng trong ḷng mọi người, trong mọi cửa miệng, nó vẫn là đường Catinat.
    Nhưng Cộng Sản đi xa hơn những thay đổi có tính cách trang trí bề mặt. Nhiều chủ nhân các cơ sở tư doanh bị bắt vào trong các trại cải tạo v́ tội danh “những hoạt động tư bản” đă được phóng thích, tuy nhiên, khi những người chủ trương đổi mới nhận ra được giá trị của họ trong công cuộc phục hồi kinh tế. Một điển h́nh là Chun Hon, vẫn tiếp tục điều hành ḷ nướng bánh của ḿnh sau khi Cộng Sản cướp đoạt chính quyền. Ông bị bắt năm 1978 và đào thủy lợi hết 1 năm – cho đến khi nhà cầm quyền nhận ra nhu cầu bánh ḿ, trả tự do cho ông. Họ cung cấp cho ông bột với một số điều kiện giao nộp sản phẩm nào đó và để ông tiếp tục công việc. Năm 1990, ông làm chủ 7 ḷ bánh ḿ và dự trù mở một siêu thị đầu tiên tại Việt Nam.9
    Giữa thập niên 1990 Cộng Sản nới lỏng kiểm soát. Sài G̣n bắt đầu giống và ngay đến vượt quá xô bồ của Sài G̣n ngày xưa. Vùng thủ phủ gồm 5 triệu người đă trồi lên khỏi cơn mê sảng và mạch sống rộn ràng với sinh lực mới. Việt Nam diễn tả nhịp sống này là “sống vội.” Những cao ốc mọc lên mọi nơi, tỏa bóng xuống những công viên yêu kiều. Đường phố hỗn loạn với đủ loại xe, hầu hết là xe máy dầu của Nhật, xả tốc lực bởi các thiếu niênmặc quần jean với bạn gái mặc váy ngắn đèo đàng sau. Một cách đáng tiếc, phụ nữ đă bỏ chiếc quần sa tanh đen hay áo dài với cổ áo cao cổ kính mà mặc vào chiếc quần 2 ống gọn gàng và áo thung in những huy hiệu các trường đại học Mỹ. Những biển quảng cáo của hăng vi tính Hewlett-Packard, dụng cụ điện tử của Panasonic, Samsung. Cửa tiệm tràn ngập với truyền h́nh, đầu máy video, hệ thống âm thanh, máy chụp h́nh, đồng hồ tay giả mang nhăn Rolex, Piaget và y phục khoe khoang với các nhăn hiệu của Lacoste, Ralph Lauren nhập lậu bằng đường bộ từ Trung Cộng hay đường thủy từ Thái Lan. Những quầy hàng chất đầy thuốc lá hiệu Salems, Marlboros, rượu Johnny Walker, Remy Martin và bia Heineken. Mặc dù “đồng” là tiền tệ chính thức mọi người từ chủ tiệm cho đến tài xế tắc xi đ̣i trả bằng mỹ kim.Yểm trợ cho sự sầm uất này là người Tàu Chợ Lớn – khu phố Tàu huyền bí. Giống t́nh cảnh người Do Thái thời trung cổ ở Âu Châu, họ bị người Việt Nam áp chế hàng nhiều thế kỷ. Nhiều người vượt thoát theo làn sóng tị nạn, nhưng những kẻ c̣n lại kiểm soát giá vàng và tiền tệ, và chính phủ lệ thuộc vào họ trong những dịch vụ xuất nhập cảng cung ứng phụ tùng xe cộ.
    Một công nhân hay công chức lănh khoảng 30 đô la một tháng khó có thể mua thuốc lá ngoại quốc với giá 1 đô một gói – càng ít người đủ điều kiện bỏ 2 năm tiền lương mua một máy truyền h́nh. V́ thế hàng hóa ngoại quốc tràn ngập Việt Nam là do số người có thân nhân tị nạn ở nước ngoài gởi về, được bán đi như một nguồn lợi tức sinh sống. Những viên chức tới lui các nhà hàng tư, nơi giá cả một bữa nhậu vượt xa tiền lương của họ là những người mua sắm những phẩm vật ngoại quốc ấy. Càc viên chức điều hành bịnh viện của bác sĩ Dương Quỳnh Hoa nói với tôi :”thâm lạm tiền lương, nhận lại hàng hoàn trả từ nơi cung cấp và ăn cắp thuốc men bán ra ngoài chợ đen. Những bà vợ các tướng lănh bay từ Hà Nội bằng những phi cơ quân sự, “tiến về Sài G̣n” nườm nượp. Tiến về Sài G̣n nhưng không phải “nơi thành đô có tiếng nấc nghẹn câu cười” hay “khu nhà tranh năm cánh ngoại ô rên siết đêm ngày” mà là nơi mua bán đồ cổ, nữ trang và các đồ gia bảo khác từ những gia đ́nh giàu có hồi trước, túng quẫn bán đi sống qua ngày. Tôi nhắc lại nạn lạm dụng quyền thế của các mệnh phụ phu nhân, vợ tướng lănh chế độ trước trong thời chiến, mua bán bất động sản, vàng bạc, giấy phép nhập cảng và những thương vụ khác. “Đúng như thế,” bác sĩ Dương Quỳnh Hoa trả lời. “Đây vẫn là một xă hội phong kiến, không cứ đến cái vỏ bọc ư thức hệ của nó.”
    Các viên chức đảng một thời liệt quần vợt ở Cercle Sportif, một câu lạc bộ thể thao Pháp, như một thói tục đồi trụy. Nay bộ môn này được cải trang thành trung tâm giải trí của công nhân. Các trường đua cũng lớn mạnh với chính phủ thu thuế từ những độ đánh cá. Ngay cả môn đánh gôn (golf) dành riêng cho giới thượng lưu cũng trở nên thịnh đạt. Hơn nửa tá sân gôn được xây dựng khắp nước, kể cả miền bắc, một sân ở ngay vùng tam giác sắt, một chiến khu Việt Cộng 10 dặm bắc Sài G̣n. Sân này dành riêng cho các thương gia ngoại quốc, tốn 20 ngàn đô la để gia nhập – miễn phí cho các ông lớn Cộng Sản.
    Khách sạn sang trọng cũng mọc lên như nấm. một số rập khuôn “thép và kiếng” của Marriotts và Sheratons. V́ ḷng hoài cổ, tôi thường ngụ tại Continental, một di tích tao nhă của Pháp có từ năm 1880 và đă từng khoản đăi các danh nhân như Andre Malraux, Somerset Maugham và Graham Greene – khi ông chưa “phê” trong các tiệm hút thuốc phiện. Với tên lóng là “Thềm Lục Địa”(Continental Shelf), sàn nhà cao và khoảng khoát, nó là chốn các viên chức chính phủ, nhà báo, kẻ bán tin, đĩ điếm và bọn nằm vùng Việt Cộng la cà – và nơi ấy đă được biến thành nhà hàng giải khát gắn máy lạnh.
    Năm 1981, một viên chức Cộng Sản cam đoan với tôi rằng sự tiến lên xă hội chủ nghĩa đă xóa bỏ cái xa hoa trác táng tàn dư Mỹ Ngụy. Nhưng 15 năm sau, một đội ngũ đĩ điếm chừng 50 ngàn người khắp mọi ngả đường Sài G̣n – một “thắng lợi” vượt bực so với thời trước. Làm choáng mắt trong chiếc áo cánh và váy ngắn, họ ra sức hành nghề trong những quán rượu, cà phê, pḥng đấm bóp, tắm hơi và hành lang khách sạn hay ngờ ngờ bám sau lưng khách hàng trên xe máy. Mục tiêu chính của họ là người ngoại quốc nhưng nhiều người phục vụ cho các viên chức Cộng Sản. Cho thí dụ, năm 1995, đội công an khám xét quán rượu Bambi, chủ nhân là bà Nguyễn Thị Tốt kiêm nghề tú bà với sự đồng lơa của các đồng chí cao cấp. Nhiệm vụ các đồng chí là bảo vệ bà trong các vụ ruồng bố và dẫn khách cho bà.
    Giống như mọi nơi khác trên thế giới, Việt Nam lệ thuộc văn hóa b́nh dân Mỹ (tác giả dùng từ “thrall”). Truyền h́nh địa phương chiếu phim cũ của Tracy và Hepburn trong Cable News Network. Trong những bộ y phục thời trang, những thanh niên trẻnhảy suốt đêm trong hầm khiêu vũ ngột ngạt thắp sáng bằng những đèn nhiều màu nhức mắt. Tôi phát hiện lời tuyên bố một chương tŕnh thi tuyển hoa hậu và tŕnh diễn âm nhạc của Elvis Phương, một ca sĩ Việt Nam già nua lấy tên của vua nhạc rock Elvis Presley. Những cửa tiệm tạp hóa bán những túi xách in h́nh hoạt họa Snoopy và Mickey Mouse, h́nh treo tường của Michael Jackson và áo thung in hàng chữ “Good morning Vietnam,” phim của Robin Williams. Pepsi và Coke cạnh tranh nhau về thị trường nước giải khát, và tiệm kem Baskin-Robbins với 31 mùi vị quen thuộc. Quán rượu sôi động nhất là Apocalypse Now, lấy tên một phim chiến tranh của Francis Coppola. 20 năm trước tôi thường ăn sáng ở Cheap Charlie, một quán ăn nhẹ của người Tàu. Nay nó trở thành một tiệm bàn đồ ăn nhẹ tên HAM-BU-GO-CA-LI-PHO-NIA.
    Lần đầu tôi đặt chân lên Sài G̣n, giới trí thức Việt Nam nói tiếng Pháp. Bây giờ như là điều kiện cần thiết, ngôn ngữ dùng trong thương nghiệp là tiếng Anh. Những bảng hiệu dạy tiếng Anh và rao vặt cần giáo sư Anh văn đă lôi cuốn nhiều thanh niên Mỹ đến Việt Nam. Dạo qua các tiệm sách, tôi thấy hàng đống sách như Common English Idioms, English Made Easy và Business Correspondence in English. Tiệm sách bán những cuốn sách in lậu này – nguyên bản do thân nhân nước ngoài gởi về và in lại bằng máy photocopy và trang nhă hơn, in từ xưởng in nhà nước.
    Tôi bắt gặp hiệu quả sự thịnh vượng này ở miền quê trong một buổi dạo mát bằng xe vùng châu thổ Cửu Long, một địa h́nh phẳng, đơn điệu của những thửa ruộng và vườn dừa mà tôi từng quen thuộc thời chiến. Nhà cửa đă được sơn lại, một dấu hiệu của sung túc khiến người dân bắt đầu để ư đến việc trang trí. Nhưng h́nh ảnh ghi khắc nhất là những cột ăng ten truyền h́nh trên các nóc nhà tranh đơn sơ vốn thiếu các tiện nghi cơ bản như hệ thống dẫn nước, tháo nước gia dụng. Tôi lái vào một con đường ṃn dẫn đến một ngôi làng khuất sau rặng dừa. Trẻ con và gà qué bao vây xung quanh. Một nông dân gầy khỏng khoeo mời tôi vào nhà, trang bị lác đác bàn, ghế, ḥm xiểng, giường và một truyền h́nh trắng đen.Trên tường là h́nh ông bà và chân dung Hồ Chí Minh. Ngay dưới các tấm h́nh là vài câu châm ngôn viết bằng phấn :”A stitch in time saves nine,” “Look before you leap.”Ông học những câu này trong chương tŕnh học Anh ngữ đài truyền h́nh. “Tôi dạy các con Anh văn,” ông cắt nghĩa một cách hănh diện, “nhờ đó, khi chúng lớn lên, chúng có thể lên thành phố làm ăn buôn bán, kiếm tiền nuôi tôi lúc tuổi già.”
    Ṭ ṃ muốn t́m hiểu những nhân vật Cộng Sản lăo thành nghĩ ǵ về sự đổ xô cuồng loạn vào tư bản chủ nghĩa, tôi đặt vấn đề với Giáp trong một cuộc mạn đàm ở Hà Nội hồi đầu năm 1995. Từ những lần phỏng vấn trước, tôi biết Giáp không ba hoa với những câu hỏi mang tính tranh luận. “Chủ nghĩa Mác Xít ra sao rồi?” Tôi hỏi ông, có lẽ câu hỏi hơi sống sượng. “Mác,” ông trả lời nhỏ nhẹ, “là một nhà phân tích vĩ đại, nhưng ông ta không hề trối trăn cho chúng tôi một công thức cai trị đất nước.” Đi xa hơn, tôi tiếp tục, “và chủ nghĩa xă hội? Tôi được biết rằng nó chủ trương nhà nước kiểm soát mọi phương tiện sản xuất và phân phối.” Cười mỉm, Giáp nói :”Cher ami, xă hội chủ nghĩa là bất kỳ cái ǵ mang lại hạnh phúc cho loài người.” Hiển nhiên, đây là một ngụy biện. Để bào chữa cho cái sai không thể căi, người ta thường nói con đường họ theo đuổi là bất cứ cái ǵ tốt đẹp, kể cả những cái trước đây họ cho là xấu xa, gian ác.


    Vơ Nguyên Giáp.

    Vợ của Giáp, Đặng Bích Hà, một giáo sư sử học có nhiều năm trong đảng, hưởng ứng chồng bằng cách của bà. Một thập niên trước, tôi chắc chắn bà lên án tư bản Mỹ là nguồn gốc mọi ác độc. Nhưng một tuần trà buổi chiều, bà thán phục :”Cảnh tượng trên đài truyền h́nh quá sức tưởng tượng – xe cộ, tủ lạnh, nhà cửa. Thật là thừa mứa! Mỹ quốc chính là kiểu mẫu của chúng tôi.”
    Năm 1995 khoảng 10 ngàn du khách Mỹ đến Việt Nam. Một số là bà con của các cựu quân nhân mất tích trong chiến tranh, một vấn đề mà nhà nước Việt Nam đang cố gắng t́m kiếm, giải quyết thỏa đáng. Hầu hết số c̣n lại là để vui chơi hay thuần túy hiếu kỳ.. Một nhóm lực sĩ cỡi sóng đến bờ biển Đà Nẵng, nơi cựu binh sĩ Mỹ đặt tên là China Beach, và một toán đua xe đạp tổ chức chặng đua Bắc Nam. Một số du khách là cựu chiến binh. Họ lê bước qua những cánh đồng và làng mạc một thời là chiến trường, đôi khi có người dẫn đường là cựu chiến binh Việt Cộng. vài người bị gạt bởi những kẻ bán hàng rong bán những tấm thẻ bài và bật lửa zippo giả có khắc huy hiệu các đơn vị quân đội. Nhưng đa số hài ḷng về sự hiếu khách của người Việt. Một cựu hạ sĩ tâm sự :”Tôi được đón tiếp nồng hậu với tư cách một cựu quân nhân Mỹ đến Việt Nam hơn là sự nồng nhiệt của nhân dân Mỹ dành cho quân nhân Mỹ trở về nước năm 1973.”
    Hàng ngàn người tị nạn cũng trở về thăm Việt Nam, chủ yếu từ Mỹ. Mệnh danh Việt Kiều, họ gồm những người tốt nghiệp thương mại và trường luật ở Mỹ. Đa số, v́ thơng thạo ngôn ngữ và phong tục tập quán, đă được tuyển dụng như trung gian giữa Việt Nam và các nhà đầu tư ngoại quốc. Những người khác tự khảo sát địa bàn để đầu tư, luôn luôn là những thương nghiệp nhỏ. Vẫn c̣n những người khác, gọi là người không gian, qua lại Thái B́nh Dương, thu xếp các thương vụ. Đóng vai những kẻ tinh ranh thời đại, một số lừa gạt đàn bà nhẹ dạ với hứa hẹn hôn nhân. Người Việt Nam trong nước kính trọng hay khinh bỉ những kẻ này tùy theo hành vi của họ.
    Di sản Mỹ Quốc ở Việt Nam bắt rễ sâu xa hơn người Mỹ tưởng. Tôi vẫn gặp gỡ những người Việt từng làm việc cho Mỹ thời chiến. Trong một tỉnh châu thổ Cửu Long, lấy ví dụ, một phụ nữ trung niên đến gặp tôi, hỏi rằng tôi có biết trung sĩ McNeil, quản lư câu lạc bộ sĩ quan hồi bà c̣n là người bưng rượu. bà không thể chứng minh ǵ khác v́ bà đă mất giấy chứng minh. Tôi phỏng đoán bà đă hủy giấy tờ tùy thân để tránh bị Cộng Sản kết tội tay sai Mỹ và giam trong trại cải tạo.
    Mỗi người Việt nam cả 2 bên đều có thân nhân chết trong chiến tranh – và cho chí vô số phụ nữ, trẻ em chết hay tàn phế. Họ không thể quên nỗi đau khổ của họ nhưng tôi lấy làm ngạc nhiên v́ thái độ miễn cưỡng của họ khi nhắc đến chiến tranh. Nó có thể v́ họ đă quá quen với những cuộc chiến dai dẳng nhiều thế kỷ, việc làm mới lại quá khứ không quan trọng bằng việc cải thiện đời sống của họ. Dù sao chăng nữa, họ không tỏ vẻ oán hận Mỹ như ta thiết tưởng. Tại Hà Nội, xe tăng Mỹ và chiến đấu cơ trưng bày ở cổng bảo tàng viện chiến tranh – nhưng bên trong, triển lăm chính lại là một họa đồ các mũi tấn công giặc Mông Cổ năm 1287.
    Tiểu thuyết, thơ, hồi kư viết bởi cựu chiến binh Mỹ luôn tập trung vào những khủng khiếp của chiến tranh nhưng những áng thơ văn của Cộng Sản th́ lại ca ngợi như một thiên sử thi hùng tráng. Nhưng năm 1990, một đêm uống bia ở Hà Nội với Bảo Ninh, một trung sĩ khoảng hơn 40 tuổi, chỉ trích chế độ trong tác phẩm của ông, nhấn mạnh đến khía cạnh bi thảm của chiến tranh hơn là sự vinh quang của nó trong tiểu thuyết của ông, tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh. “Tôi chiến đấu 6 năm,” ông nói, “và chắc chắn sẽ chết nếu chiến cuộc kéo dài thêm. Nó gây buồn khổ trong tôi khi nghĩ về những mất mát. Chúng tôi phải thắng, nhưng chúng tôi không nên coi nó như chiến thắng oai hùng hay tự coi ḿnh là những siêu nhân.”


    Nhà văn Bảo Ninh.

    Những thông báo và phúc tŕnh chính thức của Mỹ đă chuyên chở ư tưởng các cuộc oanh tạc đă tàn phá Bắc Việt. Thực ra máy bay Mỹ hủy diệt các binh trạm, tuyến hậu cần và những mục tiêu quân sự khác và trong chuyến tham quan đầu tiên đến khu vực, tôi kỳ vọng mục kích những đổ nát. Ngay ở Hà Nội, Hải Pḥng và những vùng phụ cận không mảy may suy suyển. Tôi nhớ lại tiếng la hét của tướng Curtis LeMay :” dội bom cho họ trở về thời đồ đá” – nhưng, ḍ khắp miền Bắc, tôi kết luận là nó đă ở thời đồ đá hàng nhiều thập niên, trước khi Mỹ dội bom.
    Trong thời chiến, Cộng Sản từ chối cấp chiếu khán cho tôi đến Hà Nội. Nhưng sau này, khi tôi đến được, dân cư gồm 3 triệu của nó có vẻ héo hắt mỏi ṃn vượt thời gian. Một trong những thị tứ cổ nhất Á Châu, những ngôi chùa đổ nát và các đài tưởng niệm minh chứng cho sự hoành tráng như một thủ đô Bắc Bộ, thủ phủ cực bắc của Việt Nam cổ đại. Thực dân Pháp dùng thành phố cuối thế kỷ 19 làm đầu năo hành chính của họ. Như ở Sài G̣n, họ lát đường và trồng cây tỏa bóng mát dọc theo, phân chia khu phố và xây những ngôi nhà mái ngói, mép cong và thềm rộng – một kiểu cải biến bị châm biếm là chùa Norman. Họ dựng các dinh thự dùng làm văn pḥng trong những khu vườn hoa lá sum sê và một hí viện theo kiểu mẫu Paris opera. Giờ đây, cuộc khủng hoảng kinh tế ném Hà Nội vào trong khốn khổ. Người ta lang thang cả ngày sục t́m thức ăn hay cây que làm củi. Nông dân lẻn vào thành phố từ những vùng đói kém, xin ăn trước các khách sạn dành cho ngoại quốc, và túm chụm vào nhau cho đỡ lạnh qua đêm. Những làng Pháp lên mốc meo và hư nát. Thực ra không có ǵ mới được xây cất hàng nửa thế kỷ ngoại trừ 2 công tŕnh lố bịch (nguyên văn : except two grotesque granite edifices) – một là bảo tàng viện Hồ Chí Minh , hai là lăng tẩm cũng của Hồ Chí Minh, được các kiến trúc sư Sô Viết nhái theo lăng Lenin ở Mạc Tư Khoa.
    Nếu c̣n sống chắc Hồ cũng kinh hoảng. Trong chúc thư ông muốn tro tàn thân xác ông đặt trong 3 b́nh sứ và chôn trên 3 ngọn đồi vô danh ở 3 miền Bắc, Trung, Nam. “Hỏa táng, “ ông nói, “không chỉ tốt v́ vệ sinh nhưng nó c̣n bồi dưỡng đất.” Với ư hướng tôn vinh ông, những kẻ kế tục bội nghịch ước vọng của ông. Sự tiết lộ bản chúc thư của Hồ được phơi bầy năm 1989, 20 năm sau khi chết, bởi một cựu bí thư riêng của Hồ gây nên một giao động khắp nước. Một viên chức bào chữa :”Chúng tôi triển lăm bác Hồ v́ bác thuộc về nhân dân.” Ông ta cũng có lư. Mỗi ngày, hàng đoàn người nườm nượp viếng thăm lăng Hồ, một số bồng bế các em nhỏ, một số khóc thương khi ngắm nh́n thi thể bằng sáp vị cứu tinh của họ.

    C̣n tiếp.

  8. #8
    Member
    Join Date
    10-09-2010
    Posts
    76
    Tiếp theo.

    Trong chuyến đi đầu tôi ngụ tai khách sạn Thống Nhất, một thời xa hoa lộng lẫy, xây cất từ năm 1911. Sơn long lở từ trần nhà, ống nước pḥng tắm ṛ rỉ và chuột chạy ḷng ṿng trong khách sảnh, nơi các chính trị gia khuynh tả lỗi thời trao đổi những từ ngữ cách mạng đần độn với bọn phiến loạn người Á Châu, Phi Châu và châu Mỹ La Tinh, đến Việt nam để huấn luyện. Được một tập đoàn chuyên đầu tư du lịch trùng tu trong khuôn khổ hợp tác với ban ngành du lịch người Việt, nó được khánh thành vào tháng Ba năm 1992 tại Paris. Mặc dù khách hàng là người ngoại quốc, kẻ hội đủ điều kiện tài chính sẵn sàng chi phí bằng mọi giá, nhưng nó ám chỉ rằng Hà Nội, dù không hăm hở đến độ cuồng loạn như Sài G̣n, đă lần ḍ từng bước về hướng tư bản chủ nghĩa, hay nói một cách ngớ ngẩn kiểu Cộng Sản, đă hồ hởi tiến bước trên nền kinh tế thị trường …định hướng theo xă hội chủ nghĩa.
    Các cửa hàng trống rỗng thời năm 1981 đă chất đầy những hàng hóa. Bà Lại Bảo Khánh, quản lư cửa hàng thiết bị gia dụng, đă bỏ cách thức làm ăn xă hội chủ nghĩa. Để cạnh tranh, bà nâng cao phẩm chất sản phẩm, gia hạn cam kết bảo quản và lắp ráp miễn phí các mặt hàng. Những quán rượu, nhà hàng tư nhân một thời lén lút nay trở nên phát đạt. Những biệt thự Pháp đổ nát đă được tân trang và cho người ngoại quốc mướn với giá cắt cổ. Hà Nội Hilton, lao thất giam giữ các phi công Mỹ đă bị san bằng để xây cất một tổ hợp văn pḥng khổng lồ bằng vốn đầu tư của Tân Gia Ba. Một sáng người hướng dẫn du lịch đưa tôi đến một khu ngoại ô để tham quan cái anh ta gọi là Beverly Hills của Hà Nội. Mọc lên từ vệt là những ngôi nhà màu sắc rực rỡ, tô điểm bằng những cái ṿm kỳ quái và cầu thang xoắn ốc dẫn đến những bao lơn bao quanh bởi hàng lan can (chỗ vịn tay) trạm trổ cầu kỳ. Kiến trúc hỗn loạn gây cơ nguy cho hệ thống đê chắn nước bảo vệ thành phố từ những cơn lụt hàng năm của sông Hồng, nhưng chưa thấy có một nỗ lực nào ngăn cản các dự án của các nhà địa ốc. Với sự thông đồng của các viên chức Cộng Sản, họ sẽ mướn các đất công, xây cất hay tân trang các ngôi nhà, thu hoạch trước tiền mướn 2 hoặc 3 năm rồi lại bỏ vốn ấy vào những bất động sản mới. Như thế nếu miền bắc đă chinh phục miền nam th́ đối lại, tinh thần miền nam đă chinh phục miền bắc.
    Nhưng Hà Nội vẫn giữ được vẻ cổ kính. Tôi tự chiêu đăi ḿnh bằng một buổi cắt tóc lộ thiên và trả 1 đô la cho một bà lăo để được cân trên một cái cân cũ kỹ. Lang thang trong hẻm, tôi tham gia vào một cái bàn có vài người Việt Nam ś sụp ăn phở, một món canh vị gà hay ḅ trộn với rau húng quế (coriander), ng̣ (parsley), giá, hành lá (scallion), bánh phở và nước mắm. Tôi thơ thẩn quanh khu phố cổ, 36 phố phường, mỗi phố đặt tên bằng hàng hóa đặc thù của nó – hàng bạc, hàng lụa, hàng đồng v.v…Không c̣n những cấm đoán các thợ thuyền khiến cḥm xóm có vẻ tất bật.
    Trong một buổi dạo chơi ngoài phố, tôi ghé vào Bát Tràng, nơi có khoảng 3 ngàn cư dân làm nghề đồ gốm, nối nghiệp tổ tiên gần 7 thế kỷ. Lê Văn Cẩm, một thợ gốm lăo luyện, cao lớn, râu rậm 65 tuổi, mất một chân trong cuộc chiến chống Pháp. Chống gậy, ông dẫn tôi thăm công xưởng của ông. Hầu hết nguồn lợi đến từ ngói lợp nhà nhưng ông thích làm giả những đồ cổ với lớp men bí truyền do ông tự chế lấy. Ông ngừng lại để vái lạy ở bàn thờ người chị quá cố, rồi mời tôi vào nhà, nơi chúng tôi ngồi vào những chiếc ghế bành dưới một chứng chỉ dảng viên Cộng Sản treo trang trọng trên tường. Sau khi rót trà, ông tuôn ra một tràng mắng chửi Cộng Sản :”Họ cho chúng tôi thuốc men và các cứu tế xă hội khác, “ ông nói, “ nhưng họ tṛng vào đầu cổ chúng tôi những cán bộ quản lư bất tài lỗ măng. Vài năm trước, tôi cầm đầu một hợp tác xă sản xuất chén bát. Cả nhà tôi sống chen chúc trong căn hộ 1 pḥng và tài sản của tôi vỏn vẹn chỉ là 1 cái xe đạp cũ. Chính sách Đổi mới cho phép tôi làm chủ một công ty. Bây giờ tôi có nhà cao cửa rộng, truyền h́nh, đầu máy video và cả máy giặt nữa. Giá tôi có nhà chứa xe, tôi sẽ mua xe hơi.”
    Năm 1990 tôi ngạc nhiên bởi điện thoại Nhật trong khách sạn. Thay v́ tiếng nhấn số bíp bíp, nó trổi khúc : Santa Claus is coming to town. Sự kiện này có lẽ biểu hiệu 1 thông điệp :”Việt Nam khẩn cấp cần những liều ngoại tệ khổng lồ. Nhưng Giáng Sinh đâu sớm đến trong phút chốc?
    Trong thời chiến , Sô Viết và Trung Cộng đă viện trợ những số lượng hàng hóa, tiền của vĩ đại cho Bắc Việt khi họ thi đua nhau chứng tỏ ḷng sốt sắng của họ trong cuộc chiến đấu chung chống đế quốc Mỹ. Nhưng sau nhiều năm gầm gừ pḥng thủ, chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung Cộng bùng nổ năm 1979, khiến Việt Nam chỉ biết nương tựa vào Sô Viết. Khi các vấn đề nội bộ chồng chất, Sô Viết hết chú trọng đến Đông Nam Á và rồi Sô Viết sụp đổ. Việt nam đứng trước t́nh trạng nan giải. Họ không thể quay lại khom lưng phủ phục Trung Cộng và nước Mỹ khăng khăng với những điều kiện hóc búa trước khi viện trợ và trao đổi thương mại.
    Mối quan hệ của Việt nam với đồng minh Trung Cộng luôn gai góc, khắc sâu vào đầu óc họ một vết sâu ngờ vực. Họ chiến đấu chống ngoại xâm phương bắc suốt 2000 năm. Hiệp định geneva năm 1954 họ ngỡ họ lảm chủ được hoàn toàn Việt Nam nhưng chính Nga và Trung Cộng buộc họ chấp nhận chia cắt đất nước. Những năm sau đó, hy vọng một cuộc chiến lâu dài sẽ làm suy yếu người Mỹ, Trung Cộng xúi họ chiến đấu và ngay cả giảm viện trợ cho họ năm 1968, khi Trung Cộng đồng ư đàm phán với Mỹ ở Paris. Việt Nam cảm nhận sự phản bội một lần nữa năm 1972, khi Trung Cộng và Sô Viết lập quan hệ ngoại giao với tổng thống Nixon. Trung Cộng sau này c̣n kềm chế họ (VN) không cho chiếm miền nam khi Mỹ rút quân năm 1973. Với Mao Trạch Đông, việc thống nhất Việt Nam cũng xa vời như giấc mơ chiếm đoạt Đài Loan. “Tôi không có một cái chổi dài để vói tới Đài Loan,” ông khuyến cáo Phạm Văn Đồng, “và ông cũng không có một cái chổi dài vói tới Sài G̣n.”
    Hơn 4000 chuyên viên kỹ thuật Sô Viết đến Việt Nam sau chiến tranh để cái thiện hệ thống thiết lộ thô sơ, xây dựng các nhà máy điện và những công việc khác có vẻ như bị người Việt Nam tế nhị, nhă nhặn xua đuổi. To lớn và đẫm mồ hôi, mặc những bộ quần áo lỗi thời, không thích hợp với khí hậu nhiệt đới, họ mang dáng dấp khờ khạo của các nhân công Mỹ hăng thầu xây dựng RMK thời chiến. Người Mỹ vung vẩy tiền bạc khắp nơi nhưng người Nga giống như những nông dân Nga (muzhiks) không có đến 2 đồng Kopecks cọ xát vào nhau cho vui tai. Chế giễu là “người Mỹ không có đô la,” người Việt Nam kể cho nhau nghe một chuyện hài phản ảnh sụ thất vọng về sự keo kiệt của Sô Viết với t́nh cảnh quẫn bách của họ. Chối từ một thỉnh cầu giúp đỡ, Mạc Tư Khoa điện sang Việt Nam :”Thắt lưng buộc bụng lại.” Việt Nam điện trả lời :”Xin viện trợ dây lưng để thắt.”
    Người Nga yểm trợ Việt Nam chiếm đóng Cam Bốt từ 1978 đến mùa Thu năm 1979. Nhưng kèm theo viện trợ, họ đ̣i quyền sử dụng vịnh Cam Ranh – một yêu sách mà Việt Nam tránh né bằng cách chỉ cho họ sử dụng một cách hạn chế. Viện trợ gồm có tiền vay mượn mà Việt Nam phải trả bằng nguyên liệu thô (chưa chế biến). Nó là một vũng lầy không thể thoát cho Việt Nam. Họ không kiếm đủ hiện kim bằng cách xuất cảng hàng hóa sang Tây Âu và v́ không có hiện kim, họ không trang bị được những kỹ thuật mà Sô Viết không có. Mạc Tư Khoa c̣n phá giá họ bằng cách tung hàng hóa vào thị trường thế giới với giá rẻ mạt.
    Năm 1991, chuyển hướng v́ sự nồng ấm ngoại giao với Mỹ và mối bất đồng ở Đông Âu, người Nga ngừng viện trợ cho Hà Nội. Từ đó, muốn có được hàng hóa, Việt Nam phải trả Mạc Tư Khoa bằng mỹ kim – thứ tiền ấy họ không in bừa băi như tiền “đồng” được. Họ đă mắc nợ Sô Viết 15 tỉ đô la, món nợ họ không thể trả nổi.
    Chỉ c̣n một phương sách duy nhất là t́m kiếm việc tái lập ngoại giao với Mỹ, nơi có nhiều triển vọng viện trợ và đầu tư. “Chiến tranh là việc đă qua; hăy để chúng tôi làm bạn,” một viên chức Hà Nội nói trong lúc dẫn tôi xem một biệt thự Pháp được chọn làm ṭa đại sứ Mỹ. Viên chức này thêm :”Chúng tôi đă diệt chuột.” Viên chức khác đề nghị tàu chiến Mỹ có thể sử dụng lại vịnh Cam Ranh.
    Nhưng sự ḥa giải giữa Mỹ và Việt Nam đă bị ngăn trở bởi số phận các cựu chiến binh Mỹ mất tích và t́nh trạng bị xâm chiếm của Cam Bốt.
    Nhà chức trách Mỹ cáo buộc rằng Việt Nam đă giấu giếm thi hài của khoảng 2000 chiến binh Mỹ như một con bài đánh đổi sự thừa nhận chính phủ họ và làm ngơ việc xâm lăng Cam Bốt. Tố giác này không phải hoàn toàn sai. Thường thường người Việt Nam chỉ hợp tác chỉ khi nào nó phù hợp với mục đích của họ. Trong một trường hợp, các nhà nghiên cứu t́m thấy những bộ xương Mỹ lại là bộ xương người Á Châu. Nhưng nhiều chính khách Mỹ và các tổ chức cựu chiến binhcũng khai thác vấn đề và họ có thể làm thế v́ chiến tranh Việt Nam, khác với cuộc chiến khác, dằn vặt tâm tư người Mỹ.
    Gần 300 ngàn binh sĩ chết trong Thế Chiến Thứ Hai, hơn 20/100 mất tích và cũng từng ấy phần trăm trong cuộc chiến Đại Hàn. Nhưng năm 1996, hài cốt chỉ một phần nhỏ những người chết ở Việt Nam đă được t́m thấy bởi v́ kỹ thuật dùng để t́m họ chưa được hoàn chỉnh. Kỹ thuật cũng dùng để nhận dạng người Mỹ trong chiến tranh. Viên chức Ngũ Giác Đài được lịnh cử hành nghi lễ chiến sĩ vô danh cho những hài cốt không t́m thấy lư lịch.
    T́m kiếm tất cả những binh sĩ mất tích quả không thể thực hiện được. Tử thi thối rữa ngay trong miền nhiệt đới và các địa thế các khu vực vùng sâu vùng xa rất hiểm trở đến nỗi ngay chính người bản xứ cũng không thể t́m được hài cốt thân nhân của họ trong 2 cuộc chiến chống Pháp và Mỹ.
    Nhưng thay v́ thú nhận thực tế, một số đông các chính khách, kể cả các tổng thống, một cách tính toán khai thác vấn đề sao cho có lợi cho họ. Họ cũng chối bỏ sự phát biểu công khai điều mà hầu hết bọn họ thầm kín tin tưởng – rằng không c̣n tù binh Mỹ tại Việt Nam. Sự hai mặt của họ nẩy sinh ra một công nghệ chế tạo hầm mộ giả lănh thưởng. Không muốn bỏ rơi mọi hy vọng, nhiều gia đ́nh thân nhân người mất tích tin vào những vận động nuôi sống những tṛ lừa gạt ác độc – và trong tiến tŕnh ấy, lừa bịp công chúng. Các cuộc điều tra cho thấy đa số người dân Mỹ - kể cả cựu chiến binh – tin rằng Hà Nội vẫn c̣n giam giữ tù binh Mỹ.
    Nỗ lực hàn gắn bang giao giữa Mỹ và Việt Nam cũng bị chựng lại bởi cuộc xâm lăng của Việt Nam vào Cam Bốt Giáng Sinh năm 1978 – một biến cố gợi lại quá khứ đầy phức tạp của Đông Nam Á.
    Lập đi lập lại qua nhiều thế kỷ, Cam Bốt là miếng mồi của các lân bang xung quanh, Thái Lan và Việt Nam. Quốc trưởng Norodom Sihanouk, thường tâm sự với tôi rằng ông ta bị ám ảnh bởi cơn ác mộng rằng quốc gia của ông có ngày bị diệt vong và chỉ c̣n được ghi nhớ bằng ngôi đền Đế Thiên Đế Thích nguy nga lộng lẫy ở Angkor. Thường xuyên thao tác để ngăn ngừa chiến tranh Việt Nam tràn sang, ông bằng ḷng cho Việt Cộng trú ẩn trong nước nhưng chối bỏ sự hiện diện của họ kẻo Mỹ tấn công lănh thổ của ḿnh. Sau này, biết trước Cộng Sản sẽ thắng, ông cho phép lực lượng Mỹ tràn sang biên giới và ngầm nhượng bộ cho không lực Mỹ oanh tạc các cứ điểm Bắc Việt và Việt Cộng. Tháng Ba năm 1970, ông bị lật đổ trong lúc ở bên Pháp điều trị bịnh mập ph́. T́nh thế mới cho Nixon một cơ hội mang quân sang Cam Bốt.
    Kế vị Sihanouk là tướng Lon Nol, già nua và bất tài, thu hẹp lực lượng giữ an ninh cho thủ đô Nam Vang, mặc t́nh cho không quân Mỹ oanh kích Cộng Sản Việt Nam và Khờ Me Đỏ, lúc này là bạn thắm thiết chung chiến tuyến, đang ra sức củng cố lực lượng ở miền quê. Ngày 17 tháng Tư năm 1875, Khờ Me Đỏ với sự yểm trợ của Bắc Việt tiến chiếm Nam Vang, đồng thời quân Bắc Việt tiến về Sài G̣n. Trong ṿng 5 năm, hơn nửa triệu người Cam Bốt chết và bị thương, hầu hết bởi bom Mỹ. Sự tệ hại nhất vẫn chưa đến.
    Được tổ chức và trang bị ở Bắc Việt, lực lượng Khờ Me Đỏ lớn mạnh từ năm 1970. Giống như hầu hết người Cam Bốt, họ ghét người Việt Nam, điều này làm cho họ được Trung Cộng yểm trợ, lúc ấy đang gấu ó với Việt Nam. Họ cũng thấm nhuần kinh điển cách mạng không ngừng của họ Mao, nhưng họ cũng tiến hành học thuyết riêng họ. Lănh tụ của họ, dồng chí Saloth Sar, con của một công chức tầm thường, từng du học vài năm ở Paris, nơi ông giỡn chơi với ư tưởng cai trị nông dân trong một thiên đường nông nghiệp – một ảo tưởng mà Lê Nin bác bỏ như một “tả khuynh ấu trĩ.” Về nước, ông đổi tên thành Pôn Pốt, một tên nghe ngọt ngào trong ngôn ngữ Cam Bốt nhưng không mang ư nghĩa ǵ cả. Cuộc tấn công của quân đội Mỹ qua Cam Bốt năm 1970 tạo sức đẩy cho phong trào của ông và 5 năm sau, ông biến khái niệm thành hiện thực.
    Khi giăn dân khỏi Nam Vang và các thành phố khác, các quân đoàn của Pôn Pốt có vẻ làm giảm áp lực dân cư đông nghẹt người tị nạn. Nhưng những mồ chôn tập thể, những đống sọ người, những tường thuật tỉ mỉ và những câu chuyện của những người sống sót mô tả một câu chuyện rùng rợn của Cộng Sản. Khờ Me Đỏ tiêu diệt khoảng 2 triệu đồng bào của họ - một phần tư dân số. Lùa vào trong những công trường lao nô, hầu hết chết v́ đói, bịnh, đánh đập, kiệt sức, thủ tiêu v́ không c̣n khả năng làm việc và có những trường họp ăn thịt người nữa. Gán cho tội trí thức ăn bám chỉ v́ họ lỡ nói tiếng ngoại quốc hay chỉ v́ đeo kiếng râm, nhiều người bị thủ tiêu. Các trường học và công sở biến thành các pḥng tra tấn trang bị những bộ phận phát điện và những dụng cụ tra tấn khác. Ở Tuol Sleng, một trường học Nam Vang, trung b́nh họ giết 100 người một ngày trong thời hạn nửa năm đầu 1977, nam, nũ và trẻ em bất kể - nạn nhân được chuịp h́nh trước và sau khi giết. Khờ Me Đỏ đặt niên hiệu cho năm đầu chế độ là năm zero, khởi đầu của một xă hội mới, xóa bỏ “văn hóa đồi trụy và cặn bă xă hội.”


    Thiên đàng Cộng Sản của Pôn Pốt.


    Thảm sát Mậu Thân 1968. Kẻ sát nhân vụ thảm sát Mỹ Lai đă ra ṭa án quân sự Mỹ đền tội, cớ sao những tên sát nhân vụ Mậu Thân vẫn được nhà nước VN che giấu?

    Sau khi đánh đuổi Khờ Me Đỏ khỏi Nam Vang, Việt nam thiết lập một chính phủ bù nh́n. Họ chấm dứt nạn diệt chủng và tự xưng là người cứu độ, nhưng ư định của họ không phải là cứu người dân Cam Bốt. Chủ yếu họ sợ Khờ Me Đỏ, nghe lời xúi bẩy của Trung Cộng, đ̣i lại một phần lănh thổ Việt Nam mà nhiều thế kỷ trước, Việt Nam chiếm đoạt của họ. Khờ Me Đỏ xâm nhập cướp phá Việt Nam từ năm 1977 và tháng Hai năm 1979, binh sĩ Trung Cộng tràn sang ở biên giới phía bắc. Họ bị đẩy lui nhanh chóng nhưng đối với người Việt Nam, cuộc tấn công mang ư nghĩa bị bao vây. “Khi chúng tôi ngó sang Cam Bốt,” một viên chức Hà Nội nói với tôi, “ chúng tôi thấy toàn những Tàu và Tàu.”

    C̣n tiếp.

  9. #9
    Member
    Join Date
    10-09-2010
    Posts
    76
    Tiếp theo.

    Lúc ấy 200 ngàn bộ đội Việt Nam giao tranh với các phe nhóm khác nhau. – Sihanouk theo phe Khờ Me Đỏ mặc dầu gia d́nh hoàng gia cũng bị giết dưới bàn tay họ. Mạc Tư Khoa yểm trợ Việt Nam trong khi Trung Cộng, với sự hợp tác của Thái Lan, vơ trang cho Khờ Me Đỏ. Thái Lan luôn e ngại một Việt nam hùng mạnh. Nghiêng về phe Trung Cộng, Mỹ chống chính phủ bù nh́n ở Nam Vang – và ngay cả duy tŕ Khờ me Đỏ như là đại biểu hợp lệ ở Liên Hiệp Quốc.
    T́nh trạng hỗn loạn kéo dài hơn một thập kỷ khi Khờ Me Đỏ và chính phủ bù nh́n Nam Vang lúc đánh lúc đàm. Cuối cùng, mùa hè năm 1990, họ đồng ư cho lực lượng duy tŕ ḥa b́nh của Liên Hiệp Quốc tổ chức tuyển cử. Việt Nam đă rút quân khỏi Cam Bốt từ tháng Chín, một phần vuốt ve Mỹ và cũng một phần viện trợ Sô Viết đă giảm bớt nhiều. Một chính phủ lâm thời đă được thành h́nh với Sihanouk làm vua và chẳng biết tại sao, chính phủ ấy vẫn tồn tại theo năm tháng.
    Năm 1977, tổng thống Jimmy Carter đă chấp thuận một phát động tạo sự liên hệ với Việt nam. Ông cử một phái đoàn do Richard Holbrooke làm đại biểu, kiêm thứ trưởng ngoại giao đặc trách Đông Nam Á sự vụ, và cũng là một viên chức dân sự phục vụ tại Việt Nam thời chiến tranh. Cuộc đàm phán diễn ra ở Paris và chựng lại khi Việt Nam khư khư đ̣i bồi thường chiến tranh như hứa hẹn của Nixon ngày trước. Họ đă đặt kế hoạch chi dụng số tiền ấy trong kế hoạch kinh tế của họ, nhưng v́ thiếu kiến thức về hệ thống chính phủ Mỹ, họ không hiểu rằng món tiền ấy tùy vào sự thông qua của quốc hội. Cuối năm 1978, nhận thấy sai, họ bỏ rơi yêu sách bồi thường chiến tranh nhưng quá trễ. Cố vấn an ninh quốc gia chính phủ Carter, ông Zbigniew Brzezinski, trong ư đồ tạo đối trọng với Sô Viết, bàn luận rằng b́nh thường hóa ngoại giao với Trung Cộng quan trọng hơn. Các chuyên gia chính trị toà Bạch Ốc đồng ư, viện lẽ quần chúng vẫn c̣n thù nghịch với Việt Nam về vấn đề quân nhân mất tích. Kế đến làn sóng thuyền nhân tị nạn Cộng Sản song song với việc Việt nam xâm lăng Cam Bốt. Vấn đề thừa nhận Việt nam bị xếp xó và vẫn xếp xó cho đến thời Reagan và Bush.

    Cho đến thời tổng thống Bill Clinton, việc thiết lập bang giao vẫn c̣n là một ưu tiên thấp. Hấp dẫn bởi những dự báo đầy lạc quan về Việt nam, các thương gia Mỹ thỉnh cầu ông về bang giao. Nhưng trên cương vị một thanh niên trốn quân dịch và một người phản chiến, ông dễ bị đảng Cộng Ḥa và một số thành phần trong đảng Dân Chủ phê phán. Như thường thấy mỗi khi gặp chuyện tranh căi, ông tảng lờ đi và tiếp tục làm ngơ cho đến khi 2 dân biểu quốc hội với chiến công lừng lẫy khuyên ông hành động. Họ là nghị sĩ John McCain, thuộc Cộng Ḥa ở Arizona, cựu phi công hải quân, 6 năm tù binh Cộng Sản và John Kerry, nghị sĩ Dân Chủ bang Massachusetts, cựu sĩ quan hải quân được ban thưởng huy chương. Tháng Hai năm 1994, Clinton bỏ lịnh cấm vận Hà Nội – và trong một buổi lễ nhỏ ở ṭa Bạch Ốc ngày 11 tháng Bảy năm 1995, tuyên bố công nhận Việt Nam. Với nội các của ông, chủ tịch quốc hội, dàn quân nhạc và lănh tụ các nhóm cựu chiến binh đứng đằng sau, ông nói :”Thời điểm này cống hiến cho chúng ta một cơ hội hàn gắn vết thương ... Những ǵ chia rẽ chúng ta trong quá khứ, chúng ta hăy bỏ lại trong quá khứ. Hăy để giây phút này, trong những lời Kinh Thánh, là lúc hàn gắn vết thương và là lúc để kiến thiết.”
    Những người vận động ca ngợi hành động nhưng Việt Nam không đáp ứng được kỳ vọng của họ. Được Cộng Sản mệnh danh :”Kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa,” (a market economy within a socialist framework) cấu trúc mới của nó là một uyển ngữ (từ êm dịu) của nền tư bản quốc doanh. Chính phủ nhúng tay trong tất cả mọi thương vụ. Quân đội cũng kinh doanh đủ mọi mặt từ xây khách sạn cho đến lập các sân đánh gôn (golf). Bộ nông nghiệp bán phân bón, bộ kỹ nghệ điều động các xưởng dệt. Bộ ngoại giao làm tiền các nhà báo 50 đô la một ngày thù lao hướng dẫn thăm viếng, mà hướng dẫn viên chỉ được trả 100 đô la một tháng. Các viên chức thường dành những khế ước cung cấp vật dụng cho thân nhân ḿnh, mà khách hàng tiêu thụ lại chính là nhà nước hoặc đảng viên cao cấp.
    Càng khảo sát thị trường Việt Nam, các thương gia Mỹ càng thấy , như một người phát biểu :”sự đầu tư rầy rà nhất Á Châu.” Thủ tục hành chánh là một đầm lầy, luật pháp là một mớ quy định tṛng chéo rối rắm. Người ngoại quốc không được quyền mua bán bất động sản, điều này làm cho người Việt Nam có được một lợi thế trong việc liên doanh, chỉ góp vốn bằng miếng đất được đánh giá tùy ư chỉ v́ người ngoại quốc không được làm chủ đất. Muốn được cấp giấy phép đầu tư cần có chữ kư của hàng tá bộ và ủy ban – với lệ phí ở mỗi đẳng cấp hành chánh. Không biết v́ ganh tị đặc quyền hay v́ lười biếng, các viên chức địa phương thường làm ngơ những cải cách Hà Nội ban hành. Một lần, khi pḥng thương mại Mỹ tại Sài G̣n trù liệu một cuộc họp, Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố HCM ra lịnh cấm, viện lẽ pḥng thương mại thiếu giấy phép tụ họp. Một thương gia Mỹ than văn :” Đầu con rồng biết ḿnh đi đâu nhưng tôi không chắc chắn khúc đuôi biết.”
    V́ vậy, đầu tư ngoại quốc suy giảm. Các chuyên gia ước tính Việt nam cần 20 tỉ mỹ kim để duy tŕ mức tăng trưởng cho đến cuối thế kỷ 20 nhưng cho đến năm 1996, chỉ 3 tỉ trong số tiền hứa hẹn thực sự được tháo khoán. Các nhà đầu tư lớn nhất, một cách kỳ lạ, chính là Nam Hàn và Đài Loan, 2 quốc gia chống Cộng kịch liệt ở Đông Nam Á. Mặc dù những tiên đoán họ sẽ xông vào, nhưng đầu tư Mỹ chỉ vỏn vẹn ít hơn 200 triệu – phần lớn vào ngành khai thác dầu mỏ. Michael J. Scown, một luật sư Mỹ ở Sài G̣n, lưu ư tôi rằng Việt Nam tự đánh lừa ḿnh trong ư tưởng thế giới thèm khát đầu tư vào Việt Nam :”Thương gia là những người không dại dột. Họ không muốn điên đầu một khi họ có dư thừa những nơi chốn làm ăn khác trên thế giới.”
    Năm 1996, một nhóm kinh tế gia thuộc đại học Harvard, được chế độ bảo trợ đến nghiên cứu về tiến bộ kinh tế Việt Nam, khuyến cáo rằng dù khả năng hồi phục đáng sửng sốt, “thành quả đạt được cho đến nay rất mong manh.” – Họ nói thêm :”Đổi mới bắt đầu bằng một bùng nổ, đang chuyển thành tiếng rên.” Trong đề án của họ, họ đề nghị những luật mơ hồ phải được minh bạch, những luật cứng nhắc về đầu tư phải nới lỏng, thủ tục hành chánh chậm chạp phải kiến hiệu và độc quyền nhà nước phải được tháo bỏ để khuyến khích cạnh tranh thuần túy. Phúc tŕnh đánh giá của họ kết luận :”Vấn đề không phải Việt nam có thể thành công hay không, v́ nó có thể thành công. Vấn đề là họ có muốn thành công hay không.”
    Nhưng một vài người Mỹ tỏ vẻ lạc quan. Eugene matthews, một luật sư xuất thân Harvard, định cư ở Hà Nội năm 1990, thử thời vận may rủi rằng Việt Nam cuối cùng sẽ chín mùi để đầu tư. Ông học tiếng Việtvà sau này được Revlon, Lehman Brothers và American Express thu dụng làm tư vấn luật pháp. Quá trẻ để tham chiến hay phản chiến, ông khẳng định rằng thương gia ngoại quốc có thể thành công ở Việt Nam nếu họ bỏ th́ giờ t́m hiểu điểm mạnh và điểm yếu của nó – Và quan trọng hơn cả, nh́n về phía trước chứ đừng ngoái lại đằng sau. “Đó là một quốc gia chứ không phải một cuộc chiến,” ông nói với tôi. “ Đừng coi thường họ.”
    Nước Mỹ không quan tâm đến Đông Nam Á cho đến Thế Chiến Thứ Hai – và chỉ v́ sự hiện diện của quân phiệt Nhật. Một thiểu số người Mỹ quen với người Việt Nam biết họ mê say độc lập và thù ghét truyền kiếp người Trung Hoa. Khuyến cáo của thiểu số này không được ai lưu tâm năm 1950 khi tổng thống Truman quyết định giúp người Pháp tái lập chủ quyền ở Đông Dương. Ông đă được bộ trưởng ngoại giao Dean Acheson thúc giục, viện lẽ Pháp tối quan trọng cho chính sách Mỹ ở Âu Châu. Acheson cũng đề xướng chủ thuyết Domino – chủ trương rằng trừ phi Pháp được bảo vệ, Cộng Sản sẽ nuốt trửng khu vực. Ư tưởng này bắt nguồn từ mối tin tưởng ngây thơ rằng Hồ Chí Minh là con chốt thí của Sô Viết và Trung Cộng – bất kể đến khả năng Hồ, giống như thống chế Tito ở Nam Tư, một con người giàu ḷng quốc gia chủ nghĩa, coi trọng nền độc lập quốc gia hơn lư tưởng Cộng Sản chủ nghĩa quốc tế. V́ thế sự nhận xét vu vơ thúc đẩy Mỹ vào trong khu vực không mấy ǵ có lợi cho thế chiến lược thực sự của họ.
    Khi chiến tranh lạnh lên đến đỉnh cao, Đông Nam Á trở nên một đấu trường đá gà quốc tế. Nhưng qua nhiều thế kỷ, quyền lực ngoại bang đă thẩm thấu khu vực trong nỗ lực tranh giành ảnh hưởng hay thịnh vượng hoặc ngăn ngừa tham vọng của đối thủ. Không có sự thúc đẩy nào có được xung động lớn lao hơn sự tranh giành thuộc địa của Âu Châu, làm biến đổi các thể chế mới và ư tưởng mới trong nồi luyện kim của những tập tục truyền thống và các giá trị cổ điển. Sự va chạm giữa Đông và Tây kích thích người Á Châu chống lại và thích nghi với, quyện với sinh lực nhằm phục hồi bản sắc của họ, sửa đổi những thói quen cũ và xác định nguyện vọng mới. Kinh nghiệm cũng khích động người Việt – gieo hạt giống chiến đấu đă vượt lên tột đỉnh bằng hơn 58 ngàn tên khắc ghi trong phiến đá tưởng niệm ở Washington.



    Chú dẫn.

    1- Manifest Destiny (Vận mệnh hiển nhiên.)
    Năm 1845, một lănh tụ đảng Dân chủ và cũng là một biên tập viên một tờ báo tăm tiếng tên Johm L. O’sullivan đặt tên “vận mệnh hiển nhiên” cho phong trào tiến về miền tây, mở rộng biên giới quốc gia. Nhằm mục đích cắt nghĩa niềm khao khát của nước Mỹ trong phong trào mở nước, và để tŕnh bày một lư do cho việc xác nhận quyền làm chủ những địa hạt mới, ông viết :
    -“…quyền “vận mệnh hiển nhiên” của chúng ta để bành trướng và sở hữu toàn thể lục địa mà Thiên Thần Bản Mệnh đă cho phép chúng ta sự triển khai sự thực nghiệm vĩ đại về tự do và sự địa phương tự trị trong khuôn khổ phát triển liên bang. Đó là quyền giống như quyền của cây cỏ đối với không khí và đất màu cho sự măn khai nguyên tắc của nó và vận mệnh của sự tăng trưởng.”
    Vận mệnh hiển nhiên trở nên lời hiệu triệu toàn cơi nước Mỹ. Ư tưởng vận mệnh hiển nhiên đă được phổ biến trên báo chí, được quảng bá và tranh luận bởi các chính khách toàn quốc. Khái niệm vận mệnh hiển nhiên trở nên ngọn đuốc soi đường cho nỗ lực khai phá miền viễn Tây nước Mỹ.
    Không quốc gia nào tồn tại mà không có vài ý thức về vận mệnh hay mục đích quốc gia.
    Vận mệnh hiển nhiên – Một cụm từ dùng bởi các nhà lãnh đạo và chính trị gia năm 1840 để cắt nghĩa sự mở rộng quốc gia của nước Mỹ – sống động hóa ý thức “sứ mệnh” hay vận mệnh quốc gia của Mỹ.
    Người Mỹ cảm thấy sứ mệnh mở rộng “biên cương tự do” cho những người khác bằng cách truyền đạt lý tưởng và niềm tin vào thể chế dân chủ của họ cho những người có khả năng tự cai trị. Nó loại trừ những người được coi như không có khả năng tự trị như dân da đỏ hay những người không phải da trắng.
    Nhưng cũng có những lực lượng và nghị trình chính trị khác xen vào. Khi dân số của 13 thuộc địa đầu tiên tăng trưởng và kinh tế Mỹ phát triển, ước vọng và nỗ lực mở rộng lãnh thổ ngày càng tăng. Với nhiều nhà thuộc địa chủ nghĩa, đất tiêu biểu cho tiềm năng lợi tức, sự thịnh vượng, tự túc và tự do. Lấn sâu vào các biên giới miền Tây cung hiến những cơ hội tự thăng tiến.
    Để hiểu về Vận mệnh hiển nhiên, việc quan trọng là phải hiểu nhu cầu và khát vọng mở mang của Mỹ. Những điểm sau đây minh họa vài áp lực kinh tế, xã hội, chính trị đề xướng sự bành trướng Mỹ:

    - Mỹ đã đang trải qua một thời kỳ dân số đông vì di dân và mức sinh đẻ cao. Và cũng vì canh nông cung cấp các cơ cấu kinh tế chủ yếu, những đại gia đình canh tác trên nông trại được coi như tài sản. Dân số Mỹ lớn từ 5 triệu năm 1800 đến 23 triệu chỉ trong vòng nửa thế kỷ. Điều này, nhu cầu bành trướng sang những địa hạt mới để dung chứa mức tăng trưởng mau chóng này. Người ta ước tính rằng 4 triệu người Mỹ tiến về miền Tây giữa 1820 – 1850.

    - Nước Mỹ chịu 2 cuộc khủng hoảng kinh tế – năm 1818 và 1839. Những khủng hoảng này thúc đẩy dân cư tìm sinh kế ở những vùng biên giới.

    - Đất biên giới rẻ và trong nhiều trường hợp, miễn phí.

    - Lấn sâu vào khu vực biên giới mở ra một cơ hội thương mại mới nói chung và thăng tiến cá nhân nói riêng.

    - Sở hữu đất đai luôn kèm theo sự thịnh vượng, tự túc, quyền lực chính trị và tự trị.

    Những thương gia hàng hải thấy một cơ hội phát triển, thăng tiến thương vụ mới bằng cách xây những hải cảng bờ biển Tây nhằm gia tăng việc trao đổi hàng hóa với các quốc gia trong vùng Thái Bình Dương. Xin tham khảo:
    http://www.pbs.org/kera/usmexicanwar...st/d2aeng.html
    Lịch sử Mỹ xây dựng trên một niên biểu của những sự kiện quan trọng, mỗi sự kiện có một nguyên nhân và hậu quả ứng nghiệm vào một sự kiện khác. Những sự kiện lịch sử được tŕnh bày trong lịch sử một cách mơ hồ, bị trói buộc vào một thời điểm, hay một sự kiện đang diễn ra. Nói cách khác, Vận mệnh hiển nhiên là một hiện tượng. Một hiện tượng thường hạn chế trong thời gian và không gian, không trường cửu. Nó không thể bị trói buộc vào một ngày, một sự kiện hay ngay đến một thời điểm. Vận mệnh hiển nhiên hiện hữu và vẫn tồn tại như một triết lư bao quát lịch sử Mỹ như một tổng thể. Vận mệnh hiển nhiên là một ư thức hệ trừu tượng sáng tạo lịch sử Mỹ. Bằng một cách đơn giản nhất, Vận mệnh hiển nhiên có thể được định nghĩa là “Một phong trào.” Chi tiết hơn, nó là một hệ thống khái niệm và đức tin làm động cơ cho đời sống và văn hóa Mỹ.
    2- Luật điền thổ (The Homestead act.)
    Đạo luật điền thổ năm 1862 là 1 trong số những văn kiện lập pháp quan trọng nhất trong lịch sử Mỹ. Ký thành luật bởi Abraham Lincoln sau khi các tiểu bang miền nam ly khai, đạo luật này trao một số lượng to lớn điền thổ quốc gia vào tay tư nhân. 270 triệu mẫu đất hay 10/100 diện tích Hiệp Chủng Quốc đã được xác nhận và giải quyết dưới luật này.
    Một ứng viên luật điền thổ chỉ cần là một chủ gia đình và ít nhất 21 tuổi là đủ để xin khai khẩn 160 mẫu đất. Mọi di dân, nông dân chưa có đất từ miền đông nước Mỹ, phụ nữ độc thân và các cựu nô lệ có cơ hội “thử thách” và làm chủ đất miễn phí. Mỗi ứng viên phải cư ngụ, dựng nhà và khai khẩn trong vòng 5 năm để hội đủ điều kiện thử thách. Một lệ phí 18 đô la phải được đóng cho nhà nước, nhưng sự hy sinh và vất vả trong 5 năm mới là giá phải trả cho những di dân đầy hy vọng.

    Thủ tục hành chính.
    Các ứng viên đạo luật điền thổ phải nộp đơn ở sở điền địa gần nhất. Một kiểm điểm ngắn gọn về quyền sở hữu miếng đất đã thuộc về ai hay vẫn còn trống, luôn mô tả bằng tọa độ trên bản đồ. Các đương đơn đóng 10 đô la để tạm thời làm chủ, và 2 đô tiền hoa hồng cho người môi giới đất.
    Với đơn xin và biên nhận trên tay, ứng viên điền chủ quay về mảnh đất của mình, xây nhà và khai khẩn – cả nhà và khai khẩn trong vòng 5 năm là 2 điều kiện thử thách để chính thức làm chủ. Khi hoàn tất thời hạn 5 năm, sẵn sàng hợp thức hoá điền thổ của mình, ứng viên cần 2 hàng xóm hay 2 người bạn làm chứng về công trình khai khẩn và ký nhận hồ sơ “thử thách”.
    Sau khi hoàn tất văn kiện cuối cùng này và đóng 6 đô la lệ phí, (tổng cộng 5 năm và 18 đô la), điền chủ nhận giấy chứng nhận chủ đất ký tên bởi tổng thống đương nhiệm. Giấy này thường được trang trọng treo tường để chứng nhận cho sự vất vả, nghị lực của chủ đất.
    Luật điền thổ bị hủy bỏ năm 1976 trên toàn quốc, riêng Alaska thì vẫn còn hiệu lực cho đến 1986. Alaska là 1 trong những nơi chót trong nước luật điền thổ vẫn là một sinh kế khả dĩ vào cuối thế kỷ. Đạo luật Taylor Grazing Act năm 1934 thu nhỏ diện tích đất đai cho những di dân tiến về miền Tây. Vì hầu hết đất hoang đã có chủ từ nhiều thập kỷ trước, sau khi luật Taylor Grazing Act ban hành, các ứng viên điền thổ giảm đi rất nhiều.
    Luật điền thổ 1862 được đánh giá là ý niệm cách mạng nhất về phân phối đất đai trong lịch sử Mỹ. Âm hưởng của văn kiện pháp lý này còn vang vọng khắp nước Mỹ ngày hôm nay, nhiều thập kỷ sau tiếng rao:” Đất hoang miễn phí” đã dần phai vào quên lăng.
    Nguyên văn đạo luật : http://www.nps.gov/home/Homestead%20Act%20of%201862.htm

    Hết.


    Hoàn tất dịch thuật tháng 4 năm 2004
    Metamorph

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 04-04-2012, 01:38 PM
  2. San Jose: Thư Mời tham dự ra mắt sách Chiến Tranh Việt Nam
    By Sydney in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 1
    Last Post: 20-06-2011, 04:34 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 28-04-2011, 09:41 AM
  4. Replies: 7
    Last Post: 18-10-2010, 03:56 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •