2.- HUYỀN THOẠI RA ĐI T̀M ĐƯỜNG CỨU NƯỚC

Tài liệu của đảng Cộng Sản Việt Nam đều viết rằng ngày 5-6-1911, thanh niên Nguyễn Tất Thành đă xuống tàu Amiral Latouche-Tréville để ra đi t́m đường cứu nước. Sau đây là lời trong sách Lịch sử Việt Nam của nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội:

"Sự thất bại của các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục của cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở các tỉnh Trung Kỳ mà Người [Hồ Chí Minh] từng tham gia khi đang học ở trường Quốc Học Huế, đă thôi thúc Người [HCM] hướng về các nước Tây Âu, mong muốn được đến "t́m xem những ǵ ẩn giấu đằng sau những Tự do, B́nh đẳng, Bác ái". Sau khi rời Huế vào Phan Thiết ... ...Được ít lâu, lấy tên là Văn Ba, Người [HCM] xin làm phụ bếp trên chiếc tàu thủy Đô đốc La Tusơ Tơrêvin (La Touche Tréville), thuộc hăng vận tải hợp nhất của Pháp, để đi ra nước ngoài "xem nước Pháp và các nước khác làm như thế nào rồi sẽ trở về giúp đồng bào"..."(13)

Sách Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp của nhà xuất bản Sự Thật giải thích sự ra đi của Hồ Chí Minh cũng gần giống như thế: "... Ít lâu sau, Hồ Chủ tịch vào Sài G̣n. Nam Kỳ dưới chế độ thuộc địa cũng chẳng khác ǵ Trung Kỳ dưới chế độ bảo hộ và Bắc kỳ dưới chế độ nửa thuộc địa, nửa bảo hộ. Ở đâu nhân dân cũng bị áp bức, bóc lột, đồng bào cũng bị đọa đày, khổ nhục. Điều đó càng thôi thúc Hồ Chủ tịch đi sang các nước Âu tây để xem nhân dân các nước ấy làm như thế nào mà trở nên độc lập, hùng cường, rồi sẽ trở về "giúp đỡ đồng bào" đánh đuổi thực dân Pháp. Ư định ấy của Người [HCM] đă dẫn Người từng bước đi tới t́m một phương hướng mới cho sự nghiệp cứu nước của nhân dân ta."(14)

Trong sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, cũng do nhà xuất bản Sự Thật ấn hành, trả lời phỏng vấn tác giả Trần Dân Tiên, Hồ Chí Minh nói về lư do ra đi như sau: "...Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta..."(15)

Trần Dân Tiên chính lại là Hồ Chí Minh. Ông dùng một tên khác viết sách tự ca tụng ḿnh. Tại Việt Nam cũng như trên thế giới, đă có nhiều người viết sách về hoạt động của ḿnh, đôi khi để tự khen ḿnh, hoặc để biện hộ cho những việc làm của ḿnh, nhưng họ đề tên thật, chịu trách nhiệm về những điều họ viết. Hồ Chí Minh dùng một tên khác tự ca tụng ḿnh là một sáng kiến kỳ lạ chưa một người tự trọng nào dám nghĩ đến.

Như thế, qua các sách của nhà cầm quyền cộng sản và qua chính những lời viết của Hồ Chí Minh, ông ta đi ra nước ngoài nhắm mục đích t́m đường cứu nước, nhưng trong thời gian gần đây, nhiều tác giả đă t́m được những chứng liệu cụ thể cho thấy rằng Hồ Chí Minh ra đi không phải để t́m đường cứu nước, mà chỉ v́ lư do kinh tế gia đ́nh.

Trong bài "Từ mộng làm quan đến đường cách mạng Hồ Chí Minh và Trường Thuộc Địa", hai tác giả Nguyễn Thế Anh và Vũ Ngự Chiêu đă phổ biến ảnh sao (photocopy) hai lá thư của Nguyễn Tất Thành đề ngày 15-9-1911 gởi cho tổng thống Pháp và bộ trưởng bộ Thuộc Địa Pháp, xin hai ông ban ân huệ cho Thành được đặc cách vào học Trường Thuộc Địa Paris, nơi đào tạo quan lại cho các thuộc địa Pháp trong đó có Đông Dương. Phần chính trong nội dung của hai lá thư nầy hoàn toàn giống nhau. Đó là: "Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện ḷng hảo tâm của ông ban cho tôi đặc ân được nhận vào học nội trú Trường Thuộc Địa. Tôi hiện đang làm công trong công ty Chargeurs Réunis để sinh sống (trên tàu Amiral Latouche-Tréville). Tôi hoàn toàn không có chút tài sản nào, nhưng rất khao khát học hỏi. Tôi ước mong trở nên hữu ích cho nước Pháp đối với đồng bào tôi, đồng thời làm thế nào cho họ hưởng được ích lợi của nền học vấn..."(16)

Hai lá đơn trên đều bị bác, Nguyễn Tất Thành tiếp tục hành nghề trên các tàu biển. Ngày 15-12-1912, từ New York, Hoa Kỳ, Nguyễn Tất Thành gởi đến viên khâm sứ Pháp tại Huế một lá thư rất thống thiết xin một đặc ân là ban cho cha là Nguyễn Sinh Sắc, một chức việc nhỏ như giáo thụ hay huấn đạo, để ông nầy có điều kiện sinh sống.

Hai lá đơn trên cùng với lá thư gởi năn nỉ viên khâm sứ Pháp tại Huế cho thấy lúc mới ra đi, Nguyễn Tất Thành chỉ nhắm mục đích sinh nhai. V́ sinh kế gia đ́nh, lúc đó Nguyễn Tất Thành sẵn sàng thỏa hiệp với người Pháp để kiếm một chức quan cho cá nhân ông (bằng cách xin vào học Trường Thuộc Địa), hoặc cho phụ thân ông.

Điều nầy là chuyện b́nh thường của đời sống con người. Lớn lên, ai ai cũng phải kiếm cách mưu sinh để tự nuôi sống ḿnh và nuôi sống gia đ́nh. Hơn nữa, điều nầy c̣n có nghĩa là Nguyễn Tất Thành không phải ra đi t́m đường cứu nước. Việc ra đi t́m đường cứu nước chỉ là sản phẩm tưởng tượng sau nầy của Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản, nhắm làm đẹp cho việc ra đi của họ Hồ để lôi cuốn quần chúng trên đường hoạt động chính trị.