Results 1 to 5 of 5

Thread: Bỏ ra hai ngàn ba trăm tỷ đồng VN để bảo tồn, khắc phục hậu quả chiến tranh Cố Đô Huế

  1. #1
    Tu_Ech
    Khách

    Bỏ ra hai ngàn ba trăm tỷ đồng VN để bảo tồn, khắc phục hậu quả chiến tranh Cố Đô Huế

    Bảo tồn cố đô Huế: 2.300 tỉ đồng

    TTCT - Giữa tháng 6 vừa qua, Chính phủ đă phê duyệt khoản đầu tư 2.300 tỉ đồng với mục tiêu hoàn thiện bảo tồn tổng thể di tích cố đô Huế vào năm 2020. Đó vừa là tin vui cho Huế, vừa là nỗi lo của nhiều người yêu mến những di sản có một không hai nơi này.

    Bởi không ít bài học bảo tồn cho thấy có những bảo vật lịch sử đă vĩnh viễn mất đi chỉ v́ một tác động không chính xác.


    Lăng Khải Định được đánh giá là đỉnh cao của nghệ thuật khảm sành Huế


    Kinh thành Huế bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh.
    Trong ảnh: bom nổ ngay trong kinh thành Huế - Tết Mậu Thân 1968


    Có thể lấy năm 1981 là mốc khởi đầu cho hành tŕnh hồi sinh của quần thể di tích cố đô Huế (bao gồm kinh thành Huế, các lăng vua triều Nguyễn, các kiến trúc liên quan cung đ́nh và cố đô, cảnh quan cấu thành di tích), khi UNESCO phát lời kêu gọi cả thế giới cùng cứu văn Huế, lúc đó đang trong cảnh đổ nát, hoang tàn do chiến tranh và thời gian tàn phá. Đến nay cũng đă 30 năm, những nỗ lực của cộng đồng quốc tế và trong nước đă kịp thời cứu nhiều di sản, báu vật cung đ́nh Huế, nhưng cũng không ít hiện vật quư hiếm đă mất đi trong quá tŕnh cứu văn ấy.

    Khi vào thăm khu di tích hoàng thành, du khách thường được đưa đến xem sa bàn đặt ở phía sau điện Thái Ḥa, thể hiện toàn bộ khu di tích như đă tồn tại trong quá khứ. Nhiều người không khỏi sửng sốt khi biết Hoàng thành Huế từng là một quần thể kiến trúc với hơn 100 công tŕnh đa dạng, gồm cung điện, lâu đài, đ́nh tạ, vườn cây, hồ nước… nối tiếp nhau phong phú mà ngày nay chỉ c̣n một phần nhỏ.

    Cả thế giới cùng cứu di tích Huế

    Năm 1980, Bộ Văn hóa cử KTS Hoàng Đạo Kính làm chuyên gia đặc trách theo dơi việc khôi phục di tích Huế. Cùng với KTS Pierre Richard, chuyên gia do UNESCO cử sang Huế, ông Kính bắt đầu thiết lập chương tŕnh khôi phục.

    “Khu di tích cố đô Huế lúc ấy ở trong t́nh trạng cực kỳ tồi tệ, đi đến đâu cũng thấy sự đổ nát, hoang phế. Di tích chưa bị đổ nát th́ được trưng dụng cho đủ thứ mục đích khác, trong khi việc cứu văn th́ rất mờ mịt” - KTS Hoàng Đạo Kính hồi tưởng. Cung Diên Thọ, cung Trường Sanh bị ngăn pḥng làm nơi ở, đàn Nam Giao trở thành đài liệt sĩ, Trai cung thành kho lương thực, phần lớn các di tích trở thành rẫy trồng sắn khoai. Trong ṿng ba tháng điều tra, với sự giúp đỡ của đồng nghiệp VN, KTS Pierre Richard đă hoàn tất bản tường tŕnh chi tiết về di tích Huế.


    Khu vực Tử Cấm Thành vốn là nơi toà ngang dăy dọc cung điện , giờ vẫn c̣n là băi đất hoang

    Nhận được bản tường tŕnh từ Huế, một phái đoàn do UNESCO - dẫn đầu đă đến Huế. Ngay sau đó, tháng 11-1981, lời kêu gọi của tổng giám đốc UNESCO -ông Amadou Mahtar M'Bow- với cả thế giới đă được phát đi: “Huế phải được cứu văn, cứu văn cho VN, mà Huế là một cao điểm thể hiện bản sắc dân tộc; và cứu văn cho thế giới, v́ Huế cũng là một bộ phận không thể tách rời của di sản văn hóa nhân loại”.

    Đấy chính là một dấu mốc đậm nét trong hành tŕnh hồi sinh của di tích Huế. Từ đây, di tích Huế đă được cả thế giới chú ư, và cuộc hồi sinh khu di tích Huế được xác định là một công việc khẩn thiết. Ngay sau lời kêu gọi này, 5 triệu USD từ nhiều nhà tài trợ và nguồn đầu tư trong nước đă đổ về Huế.

    Năm 1983, Luận chứng kinh tế kỹ thuật trùng tu di tích Huế được phê duyệt. Một thập niên sau, năm 1993, di tích Huế chính thức được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa thế giới, được nâng tầm tương xứng với vị thế là di sản nhân loại đầu tiên của VN bởi đó là một quần thể rất lớn, không chỉ có di tích kiến trúc mà c̣n bao hàm cảnh quan, sông ng̣i, đầm phá, núi non… bao quanh di tích.

    Năm 1996, dự án bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế đến năm 2010 được Chính phủ phê duyệt với tổng mức đầu tư 720 tỉ đồng nhằm bảo tồn di tích Huế trên cả ba giá trị: vật thể, phi vật thể và cảnh quan di tích. Năm 1997, di tích Huế được trưởng đại diện châu Á của UNESCO đánh giá đă vượt qua “giai đoạn cứu nguy khẩn cấp” để bước vào “thời kỳ ổn định và phát triển”.


    Ngọ môn về đêm

    15 năm và “một cây cầu nhỏ”

    Sau 15 năm thực hiện dự án này (1996-2010), ông Phan Thanh Hải - phó giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế - cho biết gần 100 hạng mục công tŕnh lớn nhỏ đă được bảo tồn, trùng tu, phục hồi từ hoang tàn, đổ nát. Kinh thành Huế về cơ bản được trả lại diện mạo xưa với mười cửa thành được phục hồi. Khu hoàng thành với Thế miếu, cung Diên Thọ, cung Trường Sanh, nhà hát Duyệt Thị Đường, trường lang Tử Cấm Thành... được trùng tu hoàn chỉnh. Các lăng vua như Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức... đă và đang được trùng tu hoặc phê duyệt dự án phục hồi hoàn chỉnh. Hạ tầng khu vực hoàng thành và các lăng tẩm cũng được đầu tư phục hồi, một số cảnh quan được khôi phục khiến diện mạo các khu di tích về cơ bản không c̣n cảnh đổ nát như xưa.

    Nhiều di sản phi vật thể gắn liền cung đ́nh Huế cũng đă được phục hồi và phát huy giá trị. Năm 2003, nhă nhạc - âm nhạc cung đ́nh Huế - được UNESCO tôn vinh là di sản phi vật thể của nhân loại, tạo nên một sự kiện có ư nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện tầm vóc và sự phong phú, toàn diện của di sản văn hóa Huế trên cả hai lĩnh vực văn hóa vật thể và phi vật thể.

    Chương tŕnh hành động quốc gia bảo tồn nhă nhạc cung đ́nh Huế được đề ra và thực hiện với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhiều tổ chức trong nước, quốc tế. Những bài bản nhă nhạc, các điệu múa cung đ́nh, tuồng cung đ́nh được lập hồ sơ khoa học, đầu tư nghiên cứu, phục hồi. Một số lễ nghi quan trọng của triều Nguyễn như tế giao, tế xă tắc, tế miếu... được tái hiện. Điều quan trọng hơn, theo ông Phan Thanh Hải, quá tŕnh trùng tu đă mang lại một đội ngũ nhân lực được đào tạo khá bài bản và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

    Tuy vậy, trong hành tŕnh dựng lại di tích Huế từ đống đổ nát thành h́nh hài như hôm nay, ông Phùng Phu - giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế - thừa nhận vẫn có t́nh trạng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” cả về mặt nhận thức đối với di tích Huế cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan quản lư, khoa học trong quá tŕnh khôi phục di tích.

    Theo ông Phan Thanh Hải, các dự án trùng tu di tích vẫn áp dụng đơn giá như xây dựng cơ bản, đầu tư cho nghiên cứu khoa học chiếm phần rất nhỏ, chỉ 4-5%, thậm chí 1% trong tổng dự án đầu tư; trong khi tỉ lệ này ở Nhật Bản có thể lên đến 30-40%. Hiện nay, một dự án trùng tu từ khi thiết lập đến khi triển khai trên thực tế mất khoảng hai năm, qua rất nhiều khâu, từ UBND tỉnh kư, Sở Kế hoạch - đầu tư, Sở Tài chính thẩm định, đưa lên Bộ Kế hoạch - đầu tư, Bộ Văn hóa - thể thao & du lịch... Phải ḷng ṿng, xuôi ngược nhiều lần, các con số trong dự án cứ teo tóp dần.

    Trong ṿng 15 năm qua (kể từ năm 1996), dù được phê duyệt 720 tỉ đồng trong t́nh trạng trượt giá của đồng tiền VN, nhưng tổng mức đầu tư cho di tích Huế cũng chỉ thực hiện trong khoảng 400 tỉ đồng, chủ yếu lấy từ nguồn thu bán vé tham quan di tích, một phần từ ngân sách và tài trợ. “Khi báo cáo 15 năm của trung tâm đưa lên Bộ Kế hoạch - đầu tư, các chuyên viên ở đây nói họ tưởng đầu tư cho di sản Huế lớn lắm, hóa ra chỉ bằng một cây cầu nho nhỏ hay bằng mấy kilômet đường giao thông thôi!” - ông Phan Thanh Hải kể.


    Nội thất Hữu Tùng tự (lăng Đồng Khánh) năm 2010 vẫn phải giằng chống sụp đổ như thế này

    Mười năm và mỗi ngày


    Giữa tháng 6-2010, Chính phủ phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế giai đoạn 2010-2020, với mục tiêu hoàn thiện tổng thể di tích Huế, bao gồm cả di tích vật thể, phi vật thể lẫn cảnh quan quanh di tích vào năm 2020, vốn đầu tư khoảng 2.300 tỉ đồng. Theo ông Phùng Phu, giai đoạn này sẽ có nhiều thuận lợi bởi được thừa kế những kết quả và kinh nghiệm đạt được của 15 năm qua, bởi: “Bây giờ không thể có chuyện tu bổ cấp thiết nữa, mà phải có khoa học đáp ứng tiêu chuẩn của quốc tế ”. Ông Phu hi vọng khi kết thúc dự án vào năm 2020, di tích Huế sẽ trở thành một mũi nhọn kinh tế, tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách tỉnh.

    Tuy nhiên, ông Phan Thanh Hải cho rằng trong mười năm tới không thể hoàn thiện được việc trùng tu - phục hồi các di tích mà chỉ có thể hoàn thành cơ bản và tương đối ổn định cho toàn bộ khu di sản. Bao gồm phục hồi một ngôi điện tiêu biểu như điện Cần Chánh, một vườn thượng uyển tiêu biểu như Thiệu Phương, hệ thống sản xuất thủ công truyền thống như phủ Nội Vụ, phục hồi Văn Thánh, Vơ Thánh, trùng tu các lăng, hoàn thành giải tỏa dân cư và quy hoạch chi tiết khu vực di tích - di sản, điều tra, thống kê lại các tài sản văn hóa phi vật thể của cung đ́nh Huế, nghiên cứu cơ bản phần tài sản phi vật thể.

    GS.TS-KTS Hoàng Đạo Kính lại cho rằng đừng nên đặt mốc thời gian cụ thể cho việc hoàn thành trùng tu di tích Huế, bởi “di tích tựa như người già, phải chăm sóc thường xuyên và không bao giờ dứt. Di tích Huế phần lớn bằng gỗ, do đó không thể cải lăo hoàn đồng tức th́ mà cần sự chăm sóc hàng ngày hàng giờ đúng lúc, đúng chỗ, với phương châm bảo quản c̣n hơn là tu sửa, tu sửa nhỏ c̣n hơn là tu sửa lớn, tu sửa lớn c̣n hơn là khôi phục từ đổ nát”.

    (Trích nguyên văn bài viết và h́nh ảnh từ một tờ báo trong nước)

    Lời b́nh vỏn vẹn chỉ mấy câu :

    Thương cho đất nước tôi, mấy ngàn năm chiến tranh loạn lạc . Những h́nh ảnh và bài viết này gửi cho những ai c̣n ham muốn chiến tranh, hăy cảnh tĩnh mà quay về với nẻo chánh .

    Tư Ếch .

  2. #2
    nguoi dan Hue
    Khách

    Cho xem.

    Ky nay may thang chop bu tinh uy , huyen uy (hien quy), may thang dau nao xu Hue thi no roi do , ky nay duoc tien de xay nha lau , mua xe hoi , duoc tien kiem gai roi do , toi nghi nguoi dan Hue khong mong duoc trung tu di tich dau , cho xem ...tien nay se duoc bo tui roi do ...hoan ho duoc tien xay nha , dua con di nuoc ngoai , khong co chuyen trung tu cho xem....
    Viet cong chua noi xao ...cho xem..
    than chao

  3. #3
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    128
    Số tiền này đáng lẽ nên dùng vào việc xây mộ cho những người vô tội bị tàn sát tết Mậu Thân,một phần để xin lỗi cho người dân xứ Huế

  4. #4
    LeThiTraDa
    Khách

    Bạn TrầnChỉnh !Đúng ra Mỹ phải đền tiền vụ thành Huế .

    Quote Originally Posted by tranchinh View Post
    Số tiền này đáng lẽ nên dùng vào việc xây mộ cho những người vô tội bị tàn sát tết Mậu Thân,một phần để xin lỗi cho người dân xứ Huế

    Nh́n h́nh ảnh trong bài viết này và có chú thích là bom nổ trong ngay trong kinh thành Huế, tôi thấy chỉ có Mỹ mới bỏ bom chứ VC hồi xưa đâu có dùng máy bay đâu mà bỏ bom ? Và nếu CSVN ngày nay bỏ ra số tiền lớn vậy để tôn tạo lại những di tích cổ xưa th́ đó là việc làm đúng, đáng được hoan nghênh chứ bạn ? Hồi xưa chiến tranh giữa hai phía với nhau ngay trong thành Huế, và Mỹ đă bỏ bom làm hư hỏng nặng nề thế này, nay chỉ có một ḿnh CSVN bỏ tiền ra làm, đúng ra Mỹ phải gánh trách nhiệm trong chuyện này . Tôi sẽ đề nghị nhà nước thưa Mỹ để họ đền tiền xây lại thành xưa, nêu bạn ở Mỹ bạn cũng phải ủng hô VN thưa Mỹ đền tiền xây lại thành Huế .

    Thân !

    LTTD

  5. #5
    tựtrọng
    Khách
    Quote Originally Posted by LeThiTraDa View Post
    Nh́n h́nh ảnh trong bài viết này và có chú thích là bom nổ trong ngay trong kinh thành Huế, tôi thấy chỉ có Mỹ mới bỏ bom chứ VC hồi xưa đâu có dùng máy bay đâu mà bỏ bom ? Và nếu CSVN ngày nay bỏ ra số tiền lớn vậy để tôn tạo lại những di tích cổ xưa th́ đó là việc làm đúng, đáng được hoan nghênh chứ bạn ? Hồi xưa chiến tranh giữa hai phía với nhau ngay trong thành Huế, và Mỹ đă bỏ bom làm hư hỏng nặng nề thế này, nay chỉ có một ḿnh CSVN bỏ tiền ra làm, đúng ra Mỹ phải gánh trách nhiệm trong chuyện này . Tôi sẽ đề nghị nhà nước thưa Mỹ để họ đền tiền xây lại thành xưa, nêu bạn ở Mỹ bạn cũng phải ủng hô VN thưa Mỹ đền tiền xây lại thành Huế .

    Thân !

    LTTD
    Tôi đang đứng ngắm sông Thị Vải
    thấy xác cá trôi tôi quặn ḷng
    Sông ơi có chảy về bên ấy
    Nhắn gửi giùm tôi 1 lời thề
    Quê hương tôi có tàu-việt cộng
    cánh c̣ không bay lúc trở chiều
    Nắng vàng thưa thớt sặc mùi thuốc
    Mẹ dỏi mắt chờ giặc cộng tan

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 08-03-2012, 03:33 AM
  2. Replies: 10
    Last Post: 09-01-2012, 02:07 AM
  3. Replies: 4
    Last Post: 15-11-2010, 02:28 PM
  4. Replies: 10
    Last Post: 13-11-2010, 04:09 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 08-09-2010, 07:20 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •