Nhân đọc bài của tiên sinh Nguyễn Việt Nho về “Giải Mă Huyền Thoại Việt” đăng trên “anviettoancau.net” tháng này (09/2010), tác giả đă viết : “Có thể nói không sai là : trong khắp cùng các nền văn hóa của nhân loại không thể t́m đâu ra thể loại huyền thoại tương tự ; tôi hoàn toàn đồng ư với tác giả. Nên để gọi là chút quà mọn làm bánh trung thu hầu chia sẻ với độc giả của An-Việt để thưởng thức tinh hoa Minh Triết Việt nhân dịp tết Trung Thu, tôi xin mạo muội giải mă hai huyền thoại bất hủ này của dân tộc Việt từ ngàn xưa, mà tôi chọn làm tựa đề cho bài viết này.

Huyền thoại chị Hằng…

Tương truyền, vào thời xa xưa, trên trời xuất hiện mười ông mặt trời, cùng chiếu xuống mặt đất nóng đến bốc khói, biển hồ khô cạn, người dân gần như không thể sống nổi. Chuyện này đă làm kinh động đến một anh hùng tên là Hậu Nghệ. Anh đă trèo lên đỉnh núi Côn Lôn, dùng thần lực giương nỏ thần bắn rụng chín ông mặt trời. Hậu Nghệ đă lập nên thần công cái thế, nhận được sự tôn kính và yêu mến của mọi người, rất nhiều chí sĩ mộ danh đă t́m đến tầm sư học đạo, trong đó có Bồng Mông là một kẻ tâm thuật bất chính.


Không lâu sau, Hậu Nghệ lấy một người vợ xinh đẹp, tốt bụng, tên là Hằng Nga. Ngoài dạy học săn bắn, cả ngày Hậu Nghệ luôn ở bên cạnh vợ, mọi người đều ngưỡng mộ đôi vợ chồng trai tài gái sắc này.


Một hôm, Hậu Nghệ đến núi Côn Lôn thăm bạn, trên đường t́nh cờ gặp được Vương mẫu nương nương đi ngang qua, bèn xin Vương mẫu thuốc trường sinh bất tử. Nghe nói, uống thuốc này vào, sẽ lập tức được bay lên trời thành tiên. Nhưng Hậu Nghệ không nỡ rời xa vợ hiền, đành tạm thời đưa thuốc bất tử cho Hằng Nga cất giữ. Hằng Nga cất thuốc vào hộp đựng gương lược của ḿnh, không ngờ đă bị Bồng Mông nh́n thấy.

Ba ngày sau, Hậu Nghệ dẫn học tṛ ra ngoài săn bắn, Bồng Mông với tâm địa xấu xa đă giả vờ lâm bệnh, xin ở lại. Đợi Hậu Nghệ dẫn các học tṛ đi không lâu, Bồng Mông tay cầm bảo kiếm, đột nhập vào hậu viện, ép Hằng Nga phải đưa ra thuốc bất tử. Hằng Nga biết ḿnh không phải là đối thủ của Bồng Mông, trong lúc nguy cấp đă vội vàng mở hộp gương lược, lấy thuốc bất tử ra và uống hết. Hằng Nga uống thuốc xong, thấy người bỗng nhẹ rời khỏi mặt đất, hướng về cửa sổ và bay lên trời. Nhưng do Hằng Nga c̣n nhớ chồng, nên chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi trở thành tiên.



Tối hôm đó, khi Hậu Nghệ về đến nhà, các thị nữ vừa khóc vừa kể lại câu chuyện xảy ra lúc sáng. Hậu Nghệ vừa lo vừa giận, đă rút kiếm t́m giết nghịch đồ, nhưng Bồng Mông đă trốn đi từ lâu. Hậu Nghệ nổi giận nhưng chỉ biết vỗ ngực giậm chân kêu khóc. Trong lúc đau khổ, Hậu Nghệ đă ngửa cổ lên trời đêm gọi tên vợ hiền. Khi đó, anh kinh ngạc phát hiện ra, trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời, mà c̣n có thêm một bóng người cử động trông giống Hằng Nga. Hậu Nghệ vội sai người đến hậu hoa viên nơi Hằng Nga yêu thích, lập bàn hương án, đặt lên đó những món ăn và trái cây mà b́nh thường Hằng Nga thích ăn nhất, để tế Hằng Nga nơi cung trăng đang nhớ đến ḿnh.
Sau khi mọi người nghe tin Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, đều đă lần lượt bày hương án dưới ánh trăng, cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may mắn và b́nh an. Từ đó, phong tục “bái nguyệt” vào tết trung thu được truyền đi trong dân gian.
(nguồn: internet)

Ở thời đại toàn cầu hóa với văn minh khoa học kỹ thuật ‘nano’ hiện đại, câu chuyện này nếu chỉ hiểu với nghĩa đen th́ quả thật là chuyện hoang tưởng của mấy bà già ăn trầu kể để dụ con nít. V́ ngày nay có mấy ai mà c̣n đi tin nỏ thần, rồi c̣n bảo bắn rụng tới chín ông mặt trời ; th́ đúng là xạo sự, là huyễn thoại !!! Vậy th́ tại sao từ ngàn năm xưa và qua bao thế hệ, bao nhiêu sách vở cứ đă ghi lại, biết bao bậc cha mẹ, thầy cô đă kể và dạy lại cho con nít chuyện này ? Như vậy có phải là người lớn cũng chỉ như con vẹt (con két) lập lại những điều tào lao vô nghĩa rồi c̣n đi đầu độc con nít ?

Đă đặt câu hỏi tức là đă có trả lời, nên tôi mời bạn thử t́m đi t́m với tôi câu trả lời cho vấn đề này. V́ như tác giả Nguyễn Việt Nho đă nói : "Đọc huyền thoại Việt là ghi nhận trực thị những ǵ chính huyền thoại chưng ra từ các huyền tự, huyền số và huyền đồ."; cho nên trong huyền thoại trên bạn với tôi hăy ghi nhận trực thị những huyền tự sau đây :

Hậu Nghệ : Hậu như "Hậu đế" có nghĩa là ông Trời ; c̣n Nghệ vốn là chữ Ngải, nên dùng thông với chữ Ngải có nghĩa là cai trị ; hay c̣n dùng để xưng tụng người tài đức. Nên khi ai làm việc ǵ một cách tài giỏi, tiếng Việt ḿnh nói là "đạo nghệ", tức theo nguyên thủy có nghĩa là con người (Nhân) là một Tài (linh lực) như Trời và Đất, do đó mới có tiếng "nhân tài".

Côn Lôn : là tên núi ; c̣n là tên nước bộ tộc Tây Nhung đời cổ (Côn Di) ; nhưng bọn vô lại cũng bị gọi là "côn", do đó mới có tiếng "du côn".

Hằng Nga : chữ Hằng ở đây c̣n là tên quẻ trong Kinh Dịch, gồm quẻ Chấn ở trên, quẻ Tốn ở dưới, tượng trưng cho sự lâu dài, tức là Đạo Thường Hằng. C̣n Nga có nghĩa là cao lớn hay xinh đẹp ; nên Hằng Nga ẩn nghĩa Đạo Trời cao cả tốt đẹp.

Bồng Mông
: Bồng nghĩa là um tùm sum suê ; Mông có nghĩa hỗn loạn, che trùm ; ở đây ám chỉ dân du mục phương Bắc (Mông Cổ) là quân nghịch với quân tử ở phương Nam (Nam phương chi cường dă, quân tử cư chi) tức là Viêm tộc, Việt tộc.

Vương Mẫu : nghĩa là mẹ vua tức Mẹ Vũ Trụ (vạn vật chi mẫu), đó là Nguyên Lư Mẹ c̣n gọi là Lưỡng Nhất Tính, là cặp song trùng lưỡng hợp của hai sinh lực tương quan giao hội, và biến dịch không ngừng nên bất dịch gọi là Càn-Khôn, Trời-Đất, Âm-Dương, hay Nội-Ngoại, Không-Có, v.v…

Thuốc trường sinh bất tử : đó là Minh Triết Việt với nền tảng nhân sinh quan là "âm dương chi tú khí " với hai luồng Tâm-Sinh chính là hoạt lực siêu linh làm nên Tiết Điệu căn cơ của con người gọi là Tính Bản Nhiên, uyên nguyên tinh ṛng không có một chút chi thuộc thụ động pha tạp vào. “Nhân chi sơ Tính bổn Thiện”, đó là Bản Tính vô biên trọn hảo vô cùng, như Kinh Dịch đă ghi : “Đại tại Kiền hồ ! Cương kiện, trung, chính, thuần, túy, tinh dă”.

Bây giờ bạn thử t́m và ghi nhận xem có huyền số hay không. Thưa trong huyền thoại này có hai huyền số :

1/ chín (ông mặt trời) : số 9 là tuỳ phụ (ṿng thành: do số 5-4 mà thành) cũng gặp rất nhiều trong huyền sử (Cửu Lạc, Cửu Trù, Cửu Đỉnh, Cửu Thiên Huyền Nữ v.v…) (Kim- Định/Sứ Điệp Trống Đồng)

2/ Ba (ngày sau) : số 3 là Thái Cực với Lưỡng Nghi thành ra Tam Tài với Thiên, Địa, Nhân. Huyền số 3 cũng c̣n là ư nghĩa Hùng Vương tức nghĩa Nhân Chủ, v́ hễ một khi hiểu được và sống triết lư Tam Tài, con người biết tự lực, tự cường, tức phải mạnh, phải tài đức để tự tài, tự tác,... để tự nối Trời và Đất lại thành Tâm của ḿnh, để cho ḿnh cũng là "thiên địa vũ trụ vạn vật Nhất Thế", tức là đạt Nhân chủ vậy. V́ nếu Trời là chủ, Đất là chủ th́ Người cũng là chủ, hay nói cách khác nếu Trời là vua, Đất là vua th́ Người cũng là vua. Vậy nên hễ khử trừ số 3 (triệt tam) như triết phương Tây th́ không có Nhân chủ mà trái lại bị vật làm chủ, v́ không đủ sức nối hai thái cực âm dương lại với nhau ; nên mới bị rơi vào duy tâm, duy vật hay duy nào đó th́ cũng một chiều như nhau nên chỉ dẫn tới ứ trệ và bế tắc !

Nên sau khi đă hiểu được nghĩa những huyền tự và huyền số trong huyền thoại Hằng Nga th́ không những câu chuyện Hằng Nga có đầy thú vị mà lại c̣n độc nhất vô nhị, v́ nó đă chuyên chở vào ḷng ta cả cái Đạo Thường Hằng chính là cái Đạo làm Người. Cho nên muốn thành Nhân, thành Tiên th́ phải uống thuốc trường sinh bất tử, tức là phải đạt Minh Triết vậy. C̣n nếu không sẽ như chú Cuội th́ chỉ có biết bám víu vào báu vật là cây đa có sức chữa bá bệnh, nhưng đă bị trốc gốc và lơ lửng giữa trời (trên cung trăng), v́ đă quên không biết ḿnh (vong thân) chính là Đạo với Trời Đất, nên không c̣n là Nhân chủ vậy !
(Sau đây là một vài trích đoạn từ những tác phẩm của triết gia Kim-Định cắt nghĩa những huyền tự trong huyền thoại Hằng Nga)

“Và cái mỉm cười đó đă tỏ ra hiệu nghiệm bởi đă thắng không phải bằng tiêu diệt dị đoan, ai mà tiêu diệt được dị đoan? Nhưng bằng bắt dị đoan phải nằm dưới quyền minh triết, bằng đẩy óc Hà Vu về tận nơi phát xuất của nó là ngọn núi Côn Lôn, ở phía Thiểm Tây, Cam Túc. Các ngài đă kịp thời đưa tinh thần Giang tả chi ngạn hay là Động Đ́nh hồ lên án ngữ làn sóng Hà Vu không cho tràn vào đất Lạc Việt." (Kim- Định / Việt Lư Tố Nguyên)

"Theo đó ngay từ thời trống đồng đă thấy có những truyện biểu lộ cuộc di tản thờ vầng nhật sang thờ trời, thí dụ truyện Hậu Nghệ bắn chín mặt trời c̣n để lại có một. Truyện đó biểu thị sự bỏ giai đoạn quá tôn thờ vào mặt nhật có hại cho con người như nơi người Phenicie và Astec. Hơn thế nữa đă vượt cả giai đoạn ma thuật hấp thụ sinh lực của mặt nhật để tiến đến giai đoạn thờ trời hay là bio-céleste. Tiếng Việt kêu vầng nhật bằng tên mặt trời là hàm ư đó. Mặt trời không c̣n là bá chủ nữa mà chỉ là thay mặt cho trời kiểu đại diện, nói gọn là mặt trời.

Suy đoán này y cứ trên sự kiện là văn hóa Đông Phương không cắt đứt với dĩ văng, dầu có bước lên đợt trên cũng c̣n duy tŕ tinh hoa của giai đoạn trước. Theo đó khi đă vào giai đoạn thờ trời vầng nhật vẫn c̣n được duy tŕ như vị đại diện cho trời. C̣n mặt trăng tuy mất chức ông nhưng được giữ chức trọng đại biểu thị luật lệ thường hằng của minh triết, nên được kêu là cô Hằng, Hằng Nga. Từ ông Trăng mà ra cô Hằng tuy có xuống chức nhưng cũng có lên kiểu cách mạng Việt ta thường đùa: “Được làm vua thua làm đại sứ”.
(Kim- Định /Sứ Mạng Trống Đồng)

Tương tự huyền thoại Hằng Nga bạn có thể đọc lại trên internet nguyên văn huyền thoại thằng Cuội, hay lượt ư tóm tắt câu chuyện sau đây với ư nghĩa triết lư :

“Xưa kia Cuội là người làm củi, một hôm nhờ thoát nạn bị hổ ăn mà Cuội t́m ra được cây đa có sức chữa được bách bệnh, nên Cuội đánh đưa về trồng ở bên nhà, mỗi khi đi vắng th́ dặn vợ: “Có đái th́ đái bên Tây, chớ đái bên Đông, cây dông lên trời”. Lần nào cũng dặn đi dặn lại vợ phát cáu “Ừ! Đă khỏe dặn bà th́ bà cứ đái xem sao” quả nhiên cây liền lừng lững bay lên trời. Cuội vừa về kịp vội lấy ŕu móc cây lại nhưng cây vẫn cứ bay cho tới cung trăng và Cuội phải ở lại trên đó.” (Văn học I.67)

"Cây đa chỉ nền minh triết nông nghiệp của tiên tổ đă bị khinh chê th́ nó trở nên lờ lờ lơ lửng không c̣n khả năng chữa bách bệnh như xưa nữa. Người Việt đă hai lần đái vào cây như vậy. Lần đầu là khi nhận Hán Nho, lần sau là khi rước các thuyết ngọai lai dày xéo mảnh vườn văn hóa nước nhà. Và v́ thế nền văn hóa này trở nên lơ lửng không có đủ khả năng đoàn tụ dân tộc thành một khối nữa." (Kim Định/ Cơ Cấu Việt Nho)


Ngoài ra huyền thoại thằng Cuội đă đi sâu vào ḷng dân tộc v́ nó cũng ẩn chứa một cách tế vi những ư tưởng của nền tảng Minh Triết Việt, nên phần sau đây tôi mời bạn ráng tiếp tục để thử đi t́m lại với tôi qua bài đồng dao sau đây, mà có lẽ bạn cũng như tôi đă thuộc nằm ḷng từ thời thơ ấu.

Bóng trăng trắng ngà
Có cây đa to
Có thằng Cuội già
Ôm một mối mơ...


Nhưng trước khi nói chuyện về thằng Cuội, tôi xin được nhắc lại với bạn ư nghĩa Tết. Nói cách thông thường như mọi người hiểu Tết là Lễ, Tết là tiếng đọc trại từ chữ Tiết, "hay nói cách khác là Lễ ḥa hợp Trời Đất nên cần Tiết nhịp như Đất cùng Trời, nhất là Trời. Tiết Trời th́ như sáng với tối, Xuân với Hạ, tiết Đất th́ như Đông với Nam, sông với núi " (Kim-Định). Tiết nhịp ḥa đó là Trời 3 Đất 2, như câu: "tham thiên lưỡng địa", và từ đó lúc xưa cũng có điệu vũ gọi là :"lưỡng lưỡng tam tam".

Thiết tưởng cũng cần nên nhắc lại với bạn, cái nhân sinh và vũ trụ quan của tổ tiên Việt tộc: con Người với Trời Đất là một, c̣n gọi là Tam Tài trong Nhất Thể. Đó là chân lư và cũng là nền tảng của Đạo. Đạo đă được áp dụng vào Đời sống hằng ngày bằng lời nói (tiếng Việt), qua hành động, bằng lễ nghi với biết bao phong tục tập quán và luân thường đạo lư, đều quy về trung Tâm con người, mà ư nghĩa của nó phát sinh từ nguồn suối của Đạo, là Trời Đất, là Âm Dương, như câu: "nhất âm nhất dương chi vị Đạo" (H.T). Đó là Đạo Trời và cũng là Đạo Việt.

Cái cứu cánh hay sứ mệnh của con người ở đời này, là sống Đạo làm Người, tức là phải trở về với chính ḿnh, tức là Thành Người, Thành Nhân. Mà muốn được Thành Nhân là phải biết vị trí của ḿnh trong Trời Đất, để mới biết sống Ḥa với tiết nhịp của Đất Trời. Cho nên tổ tiên ḿnh mới nói "thuận tính mệnh chí lư" nghĩa là phải sống "thuận thiên" th́ mới trường tồn. Mà sống thuận thiên là sống với nhịp một đêm một ngày, một ra một vào, một qua một lại,... như ông bà ḿnh nói :"có qua có lại mới toại ḷng nhau", hay "một đêm là nghĩa, một ngày là duyên". Đó là cái nhịp hai chiều, tương đồng tương giao, tương sinh tương khắc, tương ứng tương cầu, tương đối tương quan, với song trùng lưỡng hợp, để sinh sinh hóa hóa, trong lưỡng nghi nhất tính c̣n gọi là Nguyên lư Mẹ.

V́ vậy mà Tiết Xuân Thu là hai thời điểm của con người cảm thấy ḿnh quy về (ḥa) đúng nhất với tiết nhịp của Trời Đất qua vũ trụ vạn vật. Nên từ ư nghĩa đó mới có Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu. Dĩ nhiên nếu nói theo nền tảng văn hóa nông nghiệp của Việt tộc, thời tiết là yếu tố quan trọng nhất cho việc gieo gặt trồng tỉa, th́ mùa Xuân là lúc phải gieo trồng và mùa Thu là lúc phải gặt hái. Trong tinh thần đó Tết Nguyên Đán cũng là lễ cầu xin cho một (mùa) năm mới được mưa thuận gió ḥa, và Tết Trung Thu cũng là lễ tạ ơn cho hoa lợi mùa màng đă thâu nhập được.

Như mọi người Việt ḿnh đều biết, cứ mỗi lần lễ lạc (lễ của dân Lạc Việt) là có lễ nghi (kiểu cách, nghi= trang sức với lông vũ), là có phần "tế tự" (hay tư tế, nghĩa là tự hiệp thông để "giao" với Trời th́ mới hoan lạc : “giao lạc hồ thiên”), là ư nghĩa linh liêng để cho con người quy Tâm vào Đại Ngă, để sống cái Thiên mệnh nơi ḿnh. Đó là sống với Nhân tính, tức là Tính Bản Nhiên của con người. Kế tiếp phần tế tự với hương đèn mâm quả, luôn luôn có phần "đại ẩm" (ăn uống nhậu nhẹt) là để "giao" với Đất, “giao thực hồ địa”. V́ vậy theo phong tục truyền thống văn hóa nông nghiệp của Việt tộc, dân tộc ḿnh có những cái Tết theo Việt lịch tức Âm lịch c̣n tồn tại như sau :

Tết Nguyên Đán: ngày đầu năm (1/1).

Tết Thượng nguyên: ngày rằm tháng Giêng (15/1).

Tết Thanh minh: 60 ngày sau ngày Lập Xuân, tức là 60 ngày sau ngày mồng một tháng Chạp.

Tết Đoan Ngọ: ngày mồng 5 tháng Năm (5/5).

Tết Trung nguyên: ngày rằm tháng Bảy (15/7).

Tết Trung Thu: ngày rằm tháng Tám (15/8).

Tết Hạ nguyên: ngày rằm tháng Mười (15/10).

Ngày nay 3 cái tết lớn thường được dân gian làm lễ lạc với hoa quả bánh trái, đó là Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọ và Tết Trung Thu.

Nói đến Tết Trung Thu là mọi người từ bé (nếu đă hiểu biết) tới lớn đều nhớ tới thằng Cuội, mà qua khuôn khổ bài này tôi chỉ muốn đề cập ư nghĩa triết lư của nó. Đây là một bài đồng dao (bài ca của trẻ em), mà nội dung và ư nghĩa tương tự như bài đồng dao thằng Bờm. Tuy là bạn có lẽ đă thuộc nằm ḷng cái bài đồng dao này, nhưng tôi xin dẫn ra đây để cho bạn dễ thấy:

Thằng Cuội ngồi gốc cây đa

Bỏ trâu ăn lúa gọi cha ời ời

Cha c̣n cắt cỏ trên trời

Mẹ c̣n cỡi ngựa đi mời quan viên

Ông thời cầm bút cầm nghiên

Ông thời cầm tiền đi chuộc lá đa !

Đừng chỉ hiểu Cuội hay Bờm là những tên cúng cơm ở nhà quê ngày xưa, mà theo truyền thống, người dân quê ngày nay vẫn c̣n đặt những tên tương tự với nghĩa rất tầm thường đến độ có thể xấu xa, thí dụ như thằng Cu, con Hẻm hay thằng Xoài, con Ổi, thằng Đậu, con Bưởi, v.v... V́ theo hiểu biết nông cạn của người dân quê thường thất học, hay nếu có được nghe nói, cũng khó mà hiểu được cái định nghĩa con người, theo nhân sinh và vũ trụ quan của tổ tiên: "nhân giả kỳ thiên địa chi đức"; nên tưởng rằng con người là "của" Trời và "thuộc về" Trời, v́ vậy mà sợ Trời kêu về bất cứ lúc nào, như người ḿnh thường nói: "Trời kêu ai nấy dạ", hay c̣n hát: "khi Chúa thương gọi tôi về..." (nếu Chúa không gọi về th́ chắc là Chúa ghét, hay chưa thương?). Cho nên nếu kêu tên thật (đẹp) của con mà ḿnh đặt cho nó, nếu ông Trời nghe được Ổng thương nó và kêu nó về th́ ḿnh mất nó rồi, biết lấy ai đâu mà nhờ (?). Thôi th́ kêu nó với cái tên cúng cơm vậy, nếu ông Trời có nghe Ổng sẽ tưởng là nó xấu và không thèm gọi nó về làm ǵ, th́ ḿnh sẽ c̣n nó để nuôi, khi lớn lên c̣n nhờ được vào việc nhà hay cày cấy ruộng đồng.

Nhưng phải hiểu sâu hơn với nghĩa mà người Việt ḿnh tới nay vẫn nói là "hứa cuội", "nói cuội": đó là nghĩa "không" giữ lời hứa hay nói mà "không" có, và ḿnh thường hiểu là nói xạo, nói dóc, nói láo và như vậy mà nghĩa "cuội" mới dính liền với nghĩa là "xấu". Nếu ḿnh hiểu như vậy là hiểu theo người ta để cho giống người ta, mà quên rằng không có một ai giống ai trên đời này, cho dù là sinh đôi hay là có muốn được giải phẩu để giống đi nữa. Đó chính là chỗ ḿnh không biết ḿnh, nên không thể biết người, th́ dĩ nhiên là làm sao biết được thằng "Cuội" hay thằng "Bờm" với nghĩa của nó?

Cũng nên biết rằng cơ cấu của thể thơ lục bát, bắt nguồn từ nền tảng của Đạo và được áp dụng vào Đời qua ca dao; mà thể thơ “lục” (3x2=6 chữ ) “bát” (4x2=8 chữ) là có từ số 3 là số Trời, là huyền số, (không phải như số 3 trong toán học với giá trị tuyệt đối) mà là số ẩn chứa nghĩa Tam Tài : "Thiên-Địa-Nhân" là Trời-Đất-Người. Nhưng Trời không là nghĩa ở trên cao tận mây xanh, và Đất không chỉ là nghĩa đất đai ruộng đồng ở dưới thấp trải rộng ra dưới chân trước mắt ; c̣n Người là những kẻ giống ḿnh như ông đi qua bà đi lại... mà là nghĩa "linh tượng". Cũng như số 4 là số Đất mà cũng là huyền số qua "tứ tượng" với bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông và biểu tượng bằng : Long, Lân, Quy, Phụng.

Nên số 3 và 4 là Trời-Đất hay Âm-Dương, là Hai đối cực của Một thể vật hay thái sự, khi vận hành đúng tiết nhịp với nhau (tương giao) thành Ḥa. Đó cũng là ư nghĩa con người chỉ thành Nhân khi Ḥa đúng nhịp với tiết Trời và Đất, c̣n gọi là Chí-Trung-Ḥa, nghĩa là Ḥa tới chí cùng chí cực. (“Chí trung ḥa, thiên địa vị yên vạn vật dục yên”)

V́ vậy đừng hiểu ca dao chỉ là những câu ca nói lên nhân t́nh thế thái, hay là những bài đồng dao cho con nít nghêu ngao để tập học thuộc ḷng, mà c̣n là và nhất là ẩn ư nghĩa của Đạo làm người, được tiềm ẩn cách khéo léo, để cho ai muốn sống Đạo th́ phải tâm tư, phải quy tâm, phải sống với nội tâm, mới có thể thấu hiểu Đạo. V́ Đạo là cái ǵ tế vi không thể thấy bằng "nhục ảnh" nghĩa là h́nh ảnh chỉ thấy bằng giác quan. Nên tổ tiên mới nói :"Mạc hiện hồ ẩn, mạc hiển hồ vi" (T.D.), tức là "không ǵ hiện rơ bằng cái ẩn tàng, không ǵ tỏ rơ bằng cái tế vi".

V́ vậy mà:
Thằng Cuội ngồi gốc cây đa


ở đây phải hiểu "cuội" với nghĩa là "Không" (Có), là Vô Thường, là Chân Như. Đó là nền tảng chân lư của Đạo như "ngồi gốc cây đa", có nghĩa là “Tri chỉ, nhi hậu hữu Định”. V́ ngồi tức là đă “định vị” nghĩa là đă đặt đít ḿnh trên cái ǵ vững chắc, và cây đa là cây cổ thụ có gốc to, rễ sâu, bóng mát. Mà cái ǵ cao cả to lớn làm cho ḿnh mát mẻ, sung sướng, hạnh phúc ở đời này nếu không phải là Càn Khôn, là Đạo? Cho nên muốn Có Đạo, th́ phải là thằng Cuội, nghĩa là phải làm cho tâm ḿnh, ḷng ḿnh Trống Không th́ ḿnh mới Có tất cả Trời Đất Vũ Trụ. (Vũ trụ chi Tâm)

Bỏ trâu ăn lúa gọi cha ời ời


Ḅ trâu là tài sản, động sản của nhà nông, thuộc vật chất. Nên "bỏ trâu" là không để ư đến, không bám víu vào (vô ư, vô tất, vô cố, vô ngă) để mới có thể hướng dương, nghĩa là quy về Trời mà cũng là quy về Cha, tức là quy tâm. Nên một khi đă định vị , định hướng, định thần với Trời (thuận thiên) th́ tâm mới có thể tĩnh được. “Định, nhi hậu năng tĩnh”, và đó là nghĩa của "gọi cha ời ời".

Cha c̣n cắt cỏ trên trời


Cỏ nào mọc trên trời mà lại nói cắt cỏ trên trời ? Nhưng nói vậy là có ư ám chỉ ư nghĩa Trời hành : "thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức" trong quẻ Kiền (Càn), tức là Trời làm không ngừng, không nghỉ, v́ là "c̣n cắt cỏ" và đó là ư nghĩa của Dịch. Nên "quân tử (con người) phải noi theo mà tự cường", nghĩa là để mà làm như Trời, tức là làm không biết mệt (cường), làm không v́ cưỡng hành hay lợi hành, cũng không kể công, như "Ta đâu trâu đấy ai mà quản công". V́ vậy tâm phải tĩnh, th́ tinh thần mới có thể an : “Tĩnh, nhi hậu năng an”, và đó mới là an hành để An vi.

Mẹ c̣n cỡi ngựa đi mời quan viên


Nếu Cha là Trời th́ Mẹ là Đất (hay ngược lại, v́ không thể hiểu Trời Đất với nghĩa h́nh ảnh cố định của lư trí). Nên hễ Trời làm th́ Đất cũng thuận theo, đó là nghĩa nguyên thủy của câu : "Kiền giả kiện dă, Khôn giả thuận dă" (Hệ Từ). Ở Trời làm tượng (tại thiên thành tượng) th́ ở Đất cũng thuận (theo) để Ḥa Thành h́nh (tại địa thành h́nh), với tất cả vạn vật và quan viên. Nên nếu con người muốn sống thuận thiên, th́ phải là chủ nhân ông để cỡi ngựa đi mời ; nghĩa là An rồi th́ mới biết suy xét mọi sự, lư : “An, nhi hậu năng lự” , để mới biết sắp đặt vị trí trước sau của sự vật , tức là tham dự một cách hữu hiệu vào công tŕnh sáng tạo của Trời Đất, như câu: "thiên nhân tương dữ". Đó là ư nghĩa của : "Mẹ c̣n cỡi ngựa đi mời quan viên" vậy.

Ông thời cầm bút cầm nghiên

Ông thời cầm tiền đi chuộc lá đa!


C̣n "Ông" ở đây phải hiểu như nghĩa "phú Ông" trong bài đồng dao thằng Bờm, là con người với nghĩa "Có", có tất cả, tức là "có Thể" và "có Dụng", nghĩa là phải biết sống ḥa với hai trạng thái mâu thuẩn của mọi sự vật hiện hữu. Nên một khi con người biết tham dự vào với Trời Đất, tức là biết Hành động cho "thuận thiên" để sinh sống, tức là biết tài tác với tài đức cho tài nghệ (dung ḥa), như bên ngoài vẻ vời với bút nghiên mà bên trong là phải quy tâm như là cầm tiền để đi t́m lại Đạo, t́m lại Nhân Tính như là lá đa của cây đa đă bị trốc gốc bay mất (vong thân), để mới "Có Thể Thành Nhân". Đó chính là ẩn nghĩa của câu "cầm tiền đi chuộc lá đa" !



Tóm lại, ư nghĩa Đạo làm Người được tiềm ẩn trong bài đồng dao thằng Cuội mà có lẽ bạn chưa hề nghĩ thấu, nên mới gán cho nó cái nghĩa "xấu". V́ vậy, tôi mới nói ca dao không chỉ là gia tài văn hóa độc nhất vô nhị của tổ tiên, mà c̣n cả là một kho tàng vô tận, v́ nó ẩn chứa cái Minh Triết, là cái Đạo Trời mà cũng là Đạo Việt. Nên bạn đừng "có tưởng" để mà coi thường khi hiểu cách tầm thường rồi khinh thường ca dao. V́ nếu bạn chê thằng "Cuội", th́ làm sao bạn biết " Bỏ trâu ăn lúa gọi cha ời ời" để mà biết đâu là Tâm và Tính là ǵ, th́ làm sao bạn có thể đạt cứu cánh của con người là thành Nhân hay thành Tiên được ?



Viết xong, ngày 12 tháng 9 năm 2010
(tức mồng 5 tháng 8 năm Canh Dần)

Nguyễn Sơn Hà.