Sau tháng Tư 1975, người dân Miền Nam bắt đầu gánh chịu thảm họa lớn khi đất nước thống nhất dưới sự cai trị của Đảng CSVN. Gần một triệu người thuộc chế độ cũ bị đưa vào các trại cải tạo. Sự phân biệt “chính ngụy” c̣n nhắm vào con cái các thành phần kể trên nhằm triệt hạ tận gốc người Quốc gia. Cuộc chiến kéo dài gần 30 năm từ 1946 đến 1975 vừa chấm dứt, một cuộc chiến mới lại xảy ra giữa CSVN và Khmer Đỏ. Hàng trăm ngàn thanh niên bị cưỡng bách nhập ngũ, đưa đi chiến đấu ở Cam-pu-chia. Nền chuyên chính vô sản c̣n áp dụng đối với cán bộ đảng viên của họ, gần 30 vạn đảng viên được đào tạo ở Trung Cộng bị sa thăi khỏi chính quyền khi CSVN bày tỏ thái độ thù địch với TC. Hàng chục ngàn gia đ́nh tư sản bị đưa đi các vùng kinh tế mới. Các xí nghiệp tư nhân bị quốc hữu hóa, các ngành tiểu công nghiệp và nông nghiệp phải đi vào con đường làm ăn tập thể. Miền Nam từng là vựa lúa lớn của thế giới, nay bắt đầu bị nạn đói đe dọa, phải ăn độn khoai sắn, bo bo.

Bị dồn vào đường cùng, nhân dân không c̣n con đường nào khác, đành phải mạo hiểm bỏ nước ra đi. Nhưng ra đi không phải dễ. Đi đường bộ, phải qua Miên, lúc bấy giờ Khmer Đỏ đang có chủ trương “Cáp Duồng” (giết người Việt) trong kế hoạch diệt chũng của Pol Pot. Chỉ c̣n vượt biển bằng những phương tiện thô sơ, trong khi bộ máy công an chằng chịt kiểm soát sự đi lại của người dân. Số người ra đến biển gần tương đương với số người bị bắt vào tù. Theo thống kê của LHQ có gần một triệu đồng bào đến được bến bờ tự do, song cũng có khoảng nửa triệu người vùi thây dưới ḷng biển.

Trước nổi tuyệt vọng, đồng bào chỉ c̣n cầu nguyện ơn trên phù trợ, trong số có Giáo sư Vũ Quốc Thúc. Mặc dù không phải tín đồ Thiên Chúa Giáo, song hằng ngày, ông đă đến nhà thờ Đức Bà. Và một hôm nhân ngày lễ Pentecôte, ông lên nhà thờ B́nh Triệu hành hương, cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ xin Đức Mẹ cho gia đ́nh ông được thoát khỏi VN toàn vẹn. Ông xin nguyện đem những năm c̣n lại trong đời để phục vụ dân tộc, phục vụ tự do và tất nhiên tự do của Thiên Chúa. Khi ông vừa dứt lời cầu nguyện bổng thấy tượng Đức Mẹ sáng rực lên từ trên xuống dưới, có lẽ khoảng vài giây đồng hồ. Đặc biệt trên g̣ má tay mặt của bức tượng có một giọt nước mắt long lanh.
Ông ghi lại sự kiện huyền diệu này trong hồi kư Thời Đại Của Tôi: “Sau đó nh́n kỹ, th́ trên g̣ má bức tượng không thấy có ǵ cả. Như vậy giọt nước mắt mà tôi nh́n thấy chỉ là một ảo ảnh. Từ lúc đó trở đi, suốt buổi chiều, tôi thấy trong ḷng hồi hộp như ḿnh đang chờ đợi một việc ǵ sắp xảy ra. Tôi vội vàng mở lén chiếc radio nhỏ, v́ trong nhà vẫn c̣n bộ đội đang chiếm đóng. Tôi nghe lén chương tŕnh tiếng Việt của BBC. Tin đầu tiên tôi nghe thấy là ông Raymond Barre, một người cùng thi thạc sĩ với tôi năm 1950 đă được tổng thống Pháp Valéry Giscard d’Estaing cử làm thủ tướng. Lúc đó không khác chi có người vỗ vai tôi và bảo tôi: tại sao không nhờ ông Raymond Barre là một người cùng thi với ḿnh. Ông ta là giáo sư đại học, ḿnh cũng là một giáo sư đại học cùng ngạch với ông ấy mà bây giờ lại lâm vào cảnh khốn cùng như thế này, nhờ ông can thiệp giúp, để cho gia đ́nh sang Pháp”.
Nhờ cơ duyên trên, Giáo sư VQT và toàn bộ gia đ́nh đến định cư ở Paris từ ngày 30/6/1978. Nhờ sự giới thiệu của Thủ tướng Raymond Barre, ông được bổ nhiệm làm giáo sư giảng dạy kinh tế và quản trị xí nghiệp Viện Đại học Paris XII. Từ thời điểm này, ông dành cuộc đời c̣n lại để phục vụ dân tộc mang lại tự do cho đồng bào để đền ơn Đức Mẹ.

Tranh đấu cho chính nghĩa của người Việt Quốc Gia
Đầu thập niên 1980, một nhà báo Pháp có tham vọng viết sử là Henri de Turenne, đă đạo diển cho hăng Pathé, phát hành một loạt phim về lịch sử VN từ thời Pháp thuộc đến chiến tranh VN giữa HK và CSVN. Loạt phim lịch sử VN của ông ta dựa trên tài liệu của nhiều tác giả viết bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh, nhưng toàn là những tác giả có xu hướng bài bác chính quyền quốc gia. Họ coi chính quyền này là bù nh́n của Pháp. Thí dụ những ông Thủ tướng bắt đầu bằng những người từng làm việc dưới thời chinh phủ Nam Kỳ tự trị, rồi sau này dưới thời chính phủ lâm thời của Quốc trưởng Bảo Đại, chẳng hạn các Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Phan Long, Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm là tay sai của Pháp, hoặc hoàng thân Bửu Lộc cũng là người du học ở Pháp. Nói tóm lại, những người làm việc trong chính quyền quốc gia chẳng ít th́ nhiều được coi là thân Pháp, nếu không cũng dựa vào thế lực của Pháp, dựa vào quân đội Pháp để cai trị.
Quả thật, các thủ tướng đầu tiên của Quốc gia Việt Nam trong giai đoạn 1948-1955 như kể trên, đều là các thành viên trong chính phủ Nam Kỳ Tự trị của Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh năm 1946. Họ là những trí thức VN hấp thụ văn hóa Pháp nhưng đấu tranh với Pháp giành lại độc lập cho nước nhà bằng con đường ḥa b́nh theo đúng pháp lư quốc tế do Đồng minh qui định sau khi Thế chiến II chấm dứt. Trước đây Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, nay Pháp trở lại phần đất Nam vĩ tuyến 16 để tái lập chủ quyền và thương thảo với người bản xứ để trao trả độc lập cho họ. Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh thành lập Nam Kỳ tự trị trong bối cảnh trên, trước khi giành độc lập hoàn toàn và thống nhất đất nước.
Giáo sư VQT là một chứng nhân lịch sử. Từ vùng kháng chiến Việt Minh trở về Hà Nội, ông được Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân cử làm Công cán ủy viên làm việc ở Paris từ 1948 trong thời gian Chính phủ Trung ương Quốc gia Lâm thời vừa được Cựu hoàng Bảo Đại cho thành lập, để thương lượng với Pháp về nền độc lập và thống nhất nước nhà. Kết quả là ngày 8/6/1948 trên một chiến hạm bỏ neo tại Vịnh Hạ Long, Cao ủy Bollaert, đại diện chính phủ Pháp và Nguyễn Văn Xuân thủ tướng Chính phủ Trung ương Quốc Gia Lâm thời đă kư thỏa ước Vịnh Hạ Long. Pháp nh́n nhận VN độc lập và tự do thực hiện sự thống nhất quốc gia. Đến ngày 8/3/1949, tại Dinh tổng thống Pháp (Điện Elysée) cựu hoàng Bảo Đại và TT Vincent Auriol kư Hiệp ước Elysée. Pháp chính thức nh́n nhận VN là một quốc gia độc lập thống nhất thuộc khối Liên Hiệp Pháp.
Lúc bấy giờ, VN ở trong khối LHP, để t́m sự bảo trợ của khối này nhằm chống lại mưu đồ nhuộm đỏ Đông Dương của ông Hồ Chí Minh. Đây là sự đền trả của Pháp sau hơn 80 năm khai thác nguồn tài nguyên của nước ta. Nay họ có bổn phận chiến đấu bên cạnh Quân đội Quốc Gia VN để bảo vệ nền độc lập và Tự do cho dân tộc Việt. Từ 1949 đến cuối năm 1953, số quân viễn chinh Pháp bị thương vong lên đến trên 100 ngàn và đă chi cho cuộc chiến hơn hai lần số tiền mà họ đă nhận của HK qua kế hoạch Marshall để tái thiết nước Pháp sau Thế chiến II.
Đến cuối năm 1953, t́nh h́nh Đông Dương bước vào một khúc quanh quan trọng: các cường quốc quyết định chia cắt ảnh hưởng ở Đông Dương. Lúc bấy giờ ông VQT đă đô bằng Thạc sĩ, tham gia Chính phủ Bửu Lộc với chức vụ Bộ trưởng Giáo dục. Ông đă cùng Thủ tướng Bửu Lộc, Giáo sư Nguyễ Quốc Định, bộ trưởng Ngoại giao, Nguyễn Văn Đạm Bộ trưởng Tư pháp và Luật sư Nguyễn Đắc Khê Bộ trưởng Bộ Dân chủ hóa đến Paris cùng Thủ tướng Pháp Joseph Laniel kư Hiệp ước về Độc lập (Traité d’Indépendance) ngày 4/6/1954. Nước Pháp công nhận nước VN là một quốc gia hoàn toàn độc lập có đầy đủ chủ quyền và thẩm quyền do quốc tế công pháp công nhận.
Trong Nội các Bửu Lộc có Bộ Dân Chủ Hóa, khi đất nước sắp bước vào một giai đoạn lịch sử mới, cho thấy Quốc trưởng Bảo Đại đă chuẩn bị đưa VN vào thời đại Dân chủ thực sự. Hai tuần sau khi Hiệp ước Độc lập được kư kết, QT Bảo Đại đề cử ông Ngô Đ́nh Diệm làm thủ tướng với toàn quyền quân sự và dân sự. TT Diệm yêu cầu Pháp chính thức rút khỏi VN, nước Việt Nam Cộng Ḥa ra đời từ 1956.
Giáo sư VQT xuất hiện trên đài truyền h́nh và phát thanh để phản bác những xuyên tạc sự thật của bộ phim lịch sử do ông Henri de Turenne làm đạo diễn. Theo Gs Thúc, việc làm của ông Turenne “không khác ǵ công việc của một chứng nhân trước ṭa án dư luận để xét lại một số lịch sử VN”. Nhưng ông Turenne “không làm đúng vai tṛ chứng nhân của một sử gia v́ ông ấy đă cố ư bỏ quên một phần lớn sự thật là các ưu điểm của chính qưyền Quốc gia VN cũng như của chế độ thuộc địa Pháp ngày xưa”. Sau đó ông Turenne đă phải thú nhận ngay trên đài truyền h́nh là ông ta đă thuật lại các sự việc với tư cách một kư giả chớ không phải với tư cách một sử gia. Người đời có câu “Nhà báo, nói láo ăn tiền”. Phản bác lập luận của Henri de Turenne, chính là phản bác giới báo chí thiếu sự lương thiện cùng các phần tử phản chiến đă xuyên tạc sự thật nhằm làm mất uy tín của người Quốc gia trong cuộc chiến Quốc Cộng vừa qua.

Tranh đấu cho người Việt tị nạn:
Vào năm 1986, làn sóng thuyền nhân đă bước vào năm thứ 10, các nước Âu, Mỹ, Á ngày càng trở nên lănh đạm, nếu chưa phải là “hằn học” đối với các nạn dân VN. Họ cho rằng đám người này kéo nhau di cư, không phải v́ lư do chinh trị, mà chỉ v́ lư do kinh tế. V́ thế Gs VQT cùng thẩm phán Nguyễn Thạch Vân, một cộng sự viên của cố TT Trần Văn Hương nêu lên vấn đề Hà Nội vi phạm HĐ Paris 1973, trong khi các cường quốc thiếu trách nhiệm v́ đă long trọng kư tên bảo đảm sự thi hành hiệp định. Chính v́ họ “bội ước” cho nên hàng triệu người phải bỏ VN ra đi. Họ không có quyền mạt sát nạn dân VN là những kẻ tị nạn chính trị giả hiệu.
Nhân kỷ niệm lần thứ 38 Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Gs VQT tổ chức cuộc hội thảo ngày 7/12/1986 tại Paris về vấn đề thuyền nhân. Ông mời một số luật sư tên tuổi làm thuyết tŕnh viên như Thẩm phán Nguyễn Thạch Vân, cựu Bộ trưởng Phủ Tổng thống, Luật sư Vương Văn Bắc, cựu Bộ trưởng Ngoại giao, Luật sư Trần Thanh Hiệp, cựu bộ trưởng…Thảm cảnh thuyền nhân theo phân tích của các luật gia, xuất phát từ quyền tự quyết của nhân dân bị tước đoạt. Nhà cầm quyền CS bắt dân VN chấp nhận nếp sống trái ngược với truyền thống văn hóa ḿnh, trái ngược với nguyện vọng dân tộc của ḿnh và tồi tệ hơn nữa, trái hẳn với nhân phẩm của ḿnh. Người ta không có lối thoát nào khác nên phải liều mạng ra đi.
Luật sư Vương Văn Bắc kết luận: HĐ Paris 1973 cũng như văn kiện ngày 2/3/1973 của Hội nghị quốc tế về VN đều có chứa đựng một số điều khoản nếu được thi hành đứng đắn đă tránh được thảm họa thuyền nhân. Các thỏa hiệp đó chưa hề mất giá trị. Nếu bây giờ làm sống lại, người ta có hy vọng thiết lập một nền ḥa b́nh lâu dài ở Đông Dương và như vậy sẽ giải quyết một cách dứt khoát thảm trạng thuyền nhân. Nếu thảm họa này kéo dài, hiển nhiên đó là một mối đe dọa thường xuyên đối với nguyên tắc thượng tôn pháp luật. Sau ba tiếng đồng hồ hội thảo, các tham dự viên đă đi đến quyết định thành lập Ủy ban Luật gia Vận động Văn hồi Hiệp định Paris 1973 do Gs VQT làm chủ tịch.
Lúc bấy giờ, thế giới lên án CSVN can dự vào cuộc chiến ở Campuchea và vi phạm nhân quyền trầm trọng. Nghị quyết của Đại hội Đồng LHQ năm 1985, yêu cầu quân ngoại nhập (CSVN) phải rút khỏi Miên với 114 phiếu thuận, chỉ có 21 phiếu chống và 16 nước vắng mặt. Với gần 200 ngàn quân đang bị sa lầy ở Miên, nền ḥa b́nh và thịnh vượng mà người dân VN mong đợi như là phần thưởng sau mấy chục năm chiến tranh vẫn c̣n là giấc mơ. Trong t́nh thế đó, việc Văn hồi HĐ Paris 1973 trở nên cấp bách. Gs VQT cảnh báo các cường quốc đừng nên lầm tưởng có thể giải quyết riêng biệt vấn đề ḥa b́nh ở Campuchea. Muốn tiến tới một nền ḥa b́nh thực sự ở Đông Dương cần phải để những người Quốc gia chia sẻ quyền hành với Đảng CSVN. Giải pháp thích hợp nhất là trở lại HĐ Paris 1973: không phải măi măi chia đôi VN, mà là để hoàn thành sự tái thống nhất trong tinh thần hoà hợp, ḥa giải bằng thương thuyết giữa hai bên đối nghịch.

Vận động văn hồi HĐ Paris 1973:
Ngày 23/5/1987 tại Paris, với sự hỗ trợ tích cực của Ủy ban Pháp Quốc yểm trợ một nước VN tự do (Comité Francais de soutien pour un Vietnam libre), Gs VQT đă tổ chức một cuộc hội thảo công khai về việc trở lại HĐ Paris 1973. Nhân dịp này Ủy ban Luật gia VN đặt lại vấn đề hiệu lực của HĐ Paris 1973 (Comité de juristes Vietnamiens pour la remise en vigueur des Accords de Paris de 1973) đă công bố chính thức Bạch thư (Libre blanc) với tựa đề Guèrre et Paix en Indochine (Chiến tranh và ḥa b́nh ở Đông Dương). Để trở lại HĐ Paris 1973, nhằm giải quyết các vấn đề nan giải của các nước ĐD, Bạch thư kêu gọi Pháp đứng ra triệu tập một hội nghị Paris mở rộng, bao gồm 5 Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo An LHQ, bốn nước nguyên thành viên Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đ́nh chiến ĐD năm 1954, hai phe Quốc Cộng của ba nước Việt Miên Lào.
Cuộc hội thảo do Gs VQT chủ tọa cùng với Dân biểu Georges Mesmin, Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ Nghị Viên Quốc hội Pháp, đồng thời cũng là Thị trưởng Quận 16 Paris. Và dân biểu Pierre Bas, Chủ tịch Ủy ban Pháp Quốc Yểm trợ một nước VN Tự do. Ông này là thành viên của Đảng Rassemblement pour la Republique (RPR) đang nắm đa số tại Quốc hội. Ngoài chức vụ dân biểu quốc hội, ông Pierre Bas c̣n là thị trưởng của Quận 6 Paris. Mục đích của buổi hội thảo là giải quyết vấn đề VN kèm theo vấn đề Cam Bốt trên cơ sở lư luận, không thể giải quyết vấn đề ḥa b́nh Cam Bốt một cách riêng rẽ, v́ t́nh h́nh Cam Bốt với t́nh h́nh VN và Lào gắn bó mật thiết với nhau.
Trong hồi kư, Gs VQT thừa nhận: “Dù không tin tưởng triển vọng HĐ Paris có thể sống lại, nhưng ít ra nó cũng đem lại cho mọi người một tia sáng nào đó, khi mọi người c̣n đang ở trong đường hầm. Ít nhất người ta thấy có một giải pháp cụ thể hơn là những bản tuyên ngôn thông thường. Chúng ta là người VN tự do, chúng ta có bổn phận đ̣i văn hồi HĐ Paris 1973, v́ chúng ta bị tước đoạt một quyền thiêng liêng được minh thị bảo đảm trong hiệp định. Đó là quyền tự quyết của nhân dân MN. Nếu chúng ta không yêu sách, th́ ai đ̣i hỏi cho chúng ta? Giải pháp do anh em luật gia đưa ra dựa trên những nguyên tắc quốc tế công pháp, trên những bản hiệp định vẫn c̣n giá trị theo công pháp quốc tế. Chúng tôi chỉ c̣n trông mong vào sự phù hộ, tin tưởng ở sự huyền diệu của Đức Mẹ. Nếu đạt được phần nào kết quả cũng là nhờ ơn thiên điển mà thôi”.
Lúc bấy giờ, một số người không muốn TT Thiệu trở lại vai tṛ tổng thống VNCH trong đó có Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy không tán thành việc coi ông Thiệu là đại diện của phe quốc gia. Trái lại ông Thiệu lại tha thiết với việc làm sống lại HĐ Paris. C̣n phần HK, trước buổi hội thảo một ngày, một luật sư HK tên David Steinman xin gặp ông Thúc,nói rằng ông là cộng sự viên của ông Moynihan, Thượng Nghĩ Sĩ Đảng Dân chủ HK Tiểu bang New York, đại diện không chính thức của Kissinger. Luật sư Steinman cho biết HK không muốn ông Thiệu tham dự công khai cuộc hội thảo, v́ nó có thể gây nên nhiều ngờ vực, thắc mắc với những b́nh luận không có lợi cho HK. Ông đề nghị để ông Thiệu tham dự ở hậu trường, đừng ra mặt. Ông Thúc đề cập với David Steinman về “công cuộc đấu tranh của chúng tôi để biến VN thành một nước tự do”. Ông ta nói “Sớm muộn ǵ quư vị cũng phải dùng biện pháp “civil disobedience” (bất tuân dân sự). Phải có phong trào bất tuân dân sự trên toàn quốc mới hy vọng thay đổi được chế độ cộng sản độc tài”.
Sau đó ít lâu, vào khoảng 12/1987 một buổi hội thảo tổ chức ở Paris và lần này có sự tham dự của Kissinger. Ông ta giải thích sở dĩ HK không phản ứng sau khi Hà Nội vi phạm hiệp định v́ HK đang bị lúng túng v́ vụ Watergate. Dư luận HK cho rằng Mỹ đă rút hết quân rồi, việc BV vi phạm hiệp định Paris xâm chiếm MN, là việc nội bộ của VN, HK không thể nào nhân cơ hội này trở lại VN để bị lôi cuốn một lần nữa vào “vũng bùn chiến tranh” và Quốc hội Mỹ cũng không chấp nhận. Như vậy sự ngăn chận không cho ông Thiệu lên tiếng công khai để đặt lại vấn đề VN cũng là điều dễ hiểu. Mặc dù vậy, ông Thiệu cũng vẫn tiếp tục sang Paris nhiều lần sau đó. Năm 1993, ông cỏn gởi thư đến Tổng Thư kư LHQ yêu cầu thi hành trở lại HĐ Paris 1973.
Quả thật, lúc đó HK đă có nổ lực giúp giải quyết vấn đề ḥa b́nh ở Cam Bốt. Kết quả là một hiệp định Paris thứ hai ra đời ngày 23/10/1991 để giải quyết cuộc chiến ở Cam Bốt. Hiệp này rập khuôn HĐ Paris 1973 về VN, cũng được một hội nghị quốc tế thừa nhận, bao gồm 5 nước Ủy viên Thường trực HĐBA, 6 nước ASEAN và các nước khác là Nhật, Úc, Gia Nă Đại, Ấn Độ và Zimbabwean kư trước sự hiện diện của ông Boutros Boutros Ghali. Năm 1993 cuộc tổng tuyển cử dân chủ tự do có sự quan sát của quốc tế được tổ chức, từ đó Cam Bốt trở thành một quốc gia với thể chế dân chủ đa đảng.
HĐ Paris 1991 được kư kết giữa bốn bên người Khmer: Hun Sen (Khmer Đỏ thân VN) Khieu Samphan (Khmer Đỏ thân TC), Son Sann (Khmer Tự do) và thái tử Ranaridh Sihanouk (trung lập). Theo đó, việc văn hồi HĐ Paris 1973 chỉ có thể thành tựu, nếu có sự hiện diện của 4 phe VN, họ chịu ngồi lại với nhau là: CSVN, VNCH, MTGPMN và Thành phần Thứ Ba. Việc này vô cùng khó khăn và cũng không có cường quốc nào có khả năng dàn xếp được, v́ thế việc Văn hồi HĐ Paris 1973 thất bại.

(đọc tiếp post # 2)