Bản đồ h́nh lưỡi ḅ Trung Quốc công bố chủ quyền trên biển Đông.


Việt Nam đă có một bước thay đổi đáng kể, khi một tờ báo chính thức trực tiếp biện hộ cho công hàm Phạm Văn Đồng 1958.

Đúng ra Nhà nước phải công khai quan điểm về bản công hàm mà Bắc Kinh sử dụng như lá bài tẩy về chủ quyền Hoàng Sa Trường Sa.

Bức tường im lặng

Trong suốt những năm tháng gây căng thẳng trên Biển Đông, Trung Quốc luôn trưng dẫn công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng, theo đó Việt Nam tán thành Tuyên bố 4/9/1958 của Thủ tướng Chu Ân Lai về hải phận 12 hải lư kể từ đất liền Trung Quốc kể các các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (Hoàng Sa và Trường Sa theo tên gọi Việt Nam).

Báo Đại Đoàn Kết ngày 20/7 vừa qua có bài viết đề cập thẳng vào nội dung bản công hàm 1958, một sự kiện mà nhiều người gọi là phá vỡ bức tường im lặng, về một vấn đề mà chính phủ Việt Nam không hiểu v́ sao chưa lên tiếng, trong khi Trung Quốc th́ tận dụng mọi lúc mọi nơi đặc biệt là trên truyền thông báo chí.

Tờ báo chính thức của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức ngoại vi của Đảng Cộng Sản Việt Nam, mô tả hành động của Trung Quốc là xuyên tạc nội dung, ư nghĩa của bản Công hàm 1958 cũng như về điều gọi là hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lư của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời. Báo Đại Đoàn Kết nhấn mạnh, việc Trung Quốc giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lư của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Giá trị pháp lư của công hàm? Đáp câu hỏi của Nam Nguyên về giá trị pháp lư của công hàm 1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng, Thạc sĩ Hoàng Việt giảng viên môn Luật Quốc tế Trường Đại học Luật TP.HCM nhận định:


Công hàm 1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Lúc đó không có ông nào ở miền Bắc có quyền nói chuyện về công nhận Hoàng Sa Trường Sa được. Bởi v́ lúc đó theo Hiệp định Geneve 1954 chia đôi hai miền Nam Bắc, rơ ràng là một bên từ vĩ tuyến 17 trở ra là Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa và một bên từ vĩ tuyến 17 trở vào là Việt Nam Cộng Ḥa. Rơ ràng hai quần đảo Trường Sa Hoàng Sa thuộc về Việt Nam Cộng Ḥa, c̣n Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa th́ có tư cách ǵ mà nói đến. Thứ hai là phải xem xét bối cảnh của việc ra cái công hàm ấy như thế nào, theo một số báo chí và đặc biệt bài viết của TS Từ Đặng Minh Thu (*Đại học Sorbonne Pháp) phân tích ra, Trung Quốc cho rằng Việt Nam như thế đă công nhận và nếu không công nhận th́ sẽ vi phạm cái estoppel trong luật pháp quốc tế. Thế nhưng để chứng minh được estoppel th́ lại là một vấn đề khác. Cho nên tôi cho rằng công hàm Phạm Văn Đồng nó không có giá trị pháp lư ǵ nhiều cả.”

Thạc sĩ Hoàng Việt cũng giải thích thêm về khái niệm estoppel mà Trung Quốc viện dẫn để ràng buộc công hàm Phạm Văn Đồng. Ông nói:

“Trong luật quốc tế, estoppel bắt đầu từ nội luật của một số quốc gia ở phương tây trong đó đưa ra vấn đề là, anh đưa ra một tuyên bố và sau đó không được nói ngược lại tuyên bố đó, nhưng cái nói ngược đó phải gây bất lợi cho nước khác. Thế th́ trong trường hợp này phải chứng minh được là thái độ Việt Nam trước công hàm Phạm Văn Đồng và sau công hàm Phạm Văn Đồng có đồng nhất với nhau hay không. Thứ hai là tuyên bố Phạm Văn Đồng có gây bất lợi ǵ cho Trung Quốc hay không. Vấn đề này cần chuyên môn sâu. Cá nhân tôi cho rằng nghiên cứu để xem h́nh thành estoppel th́ công hàm Phạm Văn Đồng này vẫn chưa đủ để nó cấu thành estoppel như vậy được.”

Chúng tôi nêu câu hỏi ghi nhận từ nhiều diễn đàn mạng cho rằng, cần xem xét nội dung công hàm Phạm Văn Đồng dưới nhiều góc độ khác nhau. Nếu nội dung đó không có giá trị ràng buộc ǵ th́ tại sao Nhà nước Chính phủ Việt Nam không công khai lên tiếng về vấn đề này và cho đến nay mới chỉ có một tờ báo đề cập tới. Thạc sĩ Hoàng Việt tŕnh bày nhận định của ông:

Ví dụ bây giờ tranh chấp đưa ra Ṭa án Quốc tế th́ tuyên bố này theo luật pháp quốc tế có cấu thành một tuyên bố được thừa nhận hay không. Nếu đă ra một tuyên bố th́ anh không thể nói ngược lại cái tuyên bố của ḿnh và ảnh hưởng tới lợi ích của bên kia được. Thế nhưng chiếu theo luật pháp quốc tế, tôi xin nhắc lại bài viết rất sâu sắc của TS Từ Đặng Minh Thu và bài viết của Đại Đoàn Kết mới đây đă nhắc lại là, nếu Trung Quốc nại ra cái estoppel th́ phải chứng minh việc đó, mà theo các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế về estoppel đó th́ tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng khó đạt được estoppel. Thứ nhất tuyên bố Phạm Văn Đồng đưa ra trong bối cảnh đă được nói nhiều rồi, c̣n v́ sao chính quyền Việt Nam nói chung lại không đả động về vấn đề này, th́ tôi nghĩ rằng khi nó đă không có giá trị pháp lư ǵ th́ ḿnh không cần phải nói tới. Thứ hai giả sự t́nh huống cần phân xử ở Ṭa án Quốc tế Liên Hiệp Quốc th́ khi đó cần tiếng nói chính thức.”

Trong bài viết mới đây đăng trên Vietnam Net nguyên Phó Thủ Tướng Vũ Khoan nhận định rằng: “T́nh h́nh càng phức tạp càng cần phải vận dụng nhuần nhuyễn những truyền thống, những bài học lớn đă thu lượm được trong suốt chiều dài lịch sử từ ngày Nhà nước Việt Nam mới ra đời đến nay. Dũng khí cần song hành với mưu lược, nhiệt huyết cần đi đôi với sự tỉnh táo, có trái tim nóng chưa đủ mà cần có cái đầu lạnh.”

Không thể bán cái không có

Cũng có những người với lư luận b́nh thường cho rằng khó loại bỏ một công hàm do Thủ tướng một quốc gia kư, nhưng có điều người ta không thể tặng ai hay bán cho ai một cái ǵ ḿnh không có. Đây cũng là điều may mắn để c̣n chỗ cho những lập luận.

Thạc sĩ Hoàng Việt nêu ư kiến của riêng ông về chuyện gọi là tỉnh táo trong xử lư:

"Trong một số hội thảo chúng tôi cho rằng, thực ra công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lư ǵ nhiều. Thứ hai rơ ràng cách nói theo kiểu Phạm Văn Đồng chỉ là nói nước đôi, cho nên mọi sự giải thích của nó có thể là sự suy diễn và v́ thế cũng chưa cần phải trả lời vấn đề đó. Đương nhiên bây giờ chỉ ra những cái bất hợp lư của Trung Quốc th́ cũng có những cái Nhà nước đứng ra nói chuyện được, có những cái có lẽ để những nhà nghiên cứu đưa ra quan điểm mang tính chất khách quan hơn sâu sắc hơn.”

Trả lời phỏng vấn của Nam Nguyên, Luật Sư Nguyễn Văn hậu, Trưởng ban Tuyên truyền Hội Luật gia TP.HCM nhận định về việc bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

“Quốc hội khóa 13 Nhiều vị đại biểu đề nghị Quốc Hội nên ra một nghị quyết về Biển Đông, điều này đă được nói công khai... Trong kỳ họp thứ nhất vừa khai mạc Quốc hội nghe tường tŕnh về vấn đề Biển Đông. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc ra thông báo nói về ư kiến của cử tri, nhân dân bày tỏ thái độ bất b́nh việc một số tàu Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đă gây ảnh hưởng không tốt cho quan hệ hai nước, nhiều cử tri cũng đề nghị thẳng Nhà nước Việt Nam phải có những đối sách.”

Ngay sau khi Báo Đại Đoàn Kết có bài giải thích về công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, chúng tôi ghi nhận Vietnam Net đă đăng lại nhưng phản ứng sôi nổi gấp bội là trên các mạng xă hội với hàng triệu người truy cập. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn luôn là một khúc xương mắc nghẹn dù lúc đó ông chẳng thể cho, tặng hay bán một tài sản mà ḿnh không sở hữu.

* Source: : http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...011131052.html