Results 1 to 2 of 2

Thread: Lời thú tội còn thiếu sót

  1. #1
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670

    Lời thú tội còn thiếu sót


    Sơ yếu lý lịch trích ngang :


    Đại sứ Lê Văn Bàng (1995 - 2001)

    Ông Lê Văn Bàng sinh ngày 30 tháng Sáu năm 1947 tại Tỉnh Ninh B́nh, Việt Nam.
    2/1997 – 6/2001: Trợ lư Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
    8/1995 – 2/1997: Đại biện Lâm thời, Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa kỳ.
    2/1995 – 8/1995: Giám đốc Văn pḥng liên lạc Việt Nam tại Hoa Kỳ
    1/1993 – 1/1995: Đại sứ, Trưởng đại diện Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp quốc.
    1990 - 1992: Phó Vụ trưởng Vụ Châu Mỹ, Bộ Ngoại giao.
    1986 - 1990: Công tác tại Vụ Châu Mỹ, Bộ Ngoại giao.
    1982 - 1986: Bí thư Thứ Ba, Đại sứ quán Việt Nam tại Luân Đôn (Anh).
    -1994 Đại Sứ Lê Văn Bàng đi mò trộm sò tại East Hampton, New York bị cảnh sát bắt và đưa lên báo Mỹ
    -longquan-
    Ngoại ngữ: Tiếng Anh và Tiếng Tây Ban Nha.

    http://www.vietnamembassy-usa.org/vi...bang-1995-2001




    Cựu "đại sứ mò sò"( * ) Cộng Sản Việt Nam Lê Văn Bàng thú nhận .


    ( * )Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc trong vụ ṃ ṣ, rồi giả đ̣ không biết nói tiếng Anh ở Hog Creek, quận East Hampton, New York (theo Ocala Star-Banner, "Envoy from Vietnam Commits Clam Crime" số ra ngày 10 tháng 9 năm 1994), và được thiên hạ gọi là ...."Đại Sứ Mò Sò" kể từ đó.-longquan-
    http://quanviahe.multiply.com/journa...eplies=reverse



    16-12-2011

    HÀ NỘI (NV) -Nhất định buộc Mỹ phải bồi thường chiến tranh rồi mới chịu thiết lập bang giao. Mỹ không chịu. Tới khi muốn quá, nài nỉ xin được bang giao vô điều kiện th́ bị lờ đi v́ nước Mỹ có những tính toán khác.

    Đây là những điều được ông Lê Văn Bàng, cựu đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn sau lên làm thứ trưởng Ngoại Giao, nghỉ hưu năm 2010, kể lại qua cuộc phỏng vấn của kư giả Huỳnh Phan trên báo điện tử Tuần Việt Nam.

    Lỡ quá nhiều dịp v́ các tính toán sai lầm của đám lănh tụ Hà Nội cộng với hoàn cảnh của một nước nhỏ trên bàn cờ quốc tế, bởi vậy, đàm phán từ sau khi chiến tranh chấm dứt, măi 20 năm sau Việt Nam mới thiết lập được bang giao với Mỹ.

    Cuộc phỏng vấn ông Bàng được Tuần Việt Nam phổ biến trong hai ngày 6 và 7 tháng 12, 2011. Ông là một nhà ngoại giao có cơ hội tham dự từ đầu các cuộc đàm phán cho tới khi trở thành đại sứ đầu tiên của Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn.

    Bắt đầu đàm phán bang giao từ năm 1977 dưới thời Tổng Thống Mỹ Jimmy Carter, Lê Duẩn là tổng bí thư đảng CSVN, ông Lê Văn Bàng nh́n nhận việc Việt Nam nhất định đ̣i Mỹ $3.25 tỉ USD viện trợ không hoàn lại trong 5 năm và khoảng $1 tỉ USD đến $1.5 tỉ USD viện trợ lương thực và hàng hóa “không ngờ đó lại là chỗ nghẽn trong đàm phán b́nh thường hóa giữa Việt Nam và Mỹ.”

    Phía Hà Nội “kiên quyết đ̣i” khi viện dẫn điều 21 của bản Hiệp Định Paris và cả công hàm Tổng Thống Nixon gửi cho Thủ Tướng Phạm Văn Đồng năm 1973 đề cập đến viện trợ. Nhưng không ngờ lại bị ông Nixon “gài” ngược bằng lời rào đón trong công hàm là viện trợ “theo những quy định của hiến pháp” của ḿnh.

    Tổng Thống J. Carter thuộc đảng Dân Chủ nắm quyền lănh đạo nước Mỹ, muốn thiết lập bang giao với Việt Nam nhưng “ông ta vấp phải một thách thức rất lớn từ phái Cộng Ḥa trong Quốc Hội,” ông Bàng nói.

    “Từ đầu tháng 5, 1977, khi Mỹ và Việt Nam bắt đầu đàm phán b́nh thường hóa ở Paris, Hạ Viện Mỹ đă bỏ phiếu cấm bất kỳ viện trợ nào cho Việt Nam,” ông nói.

    Sau đó, t́nh h́nh khu vực biến chuyển nhanh chóng và dồn dập.

    “...nhất là sự căng thẳng với Trung Quốc, với việc cắt viện trợ và rút chuyên gia về nước, và Campuchia, khi chính quyền Khmer Đỏ đă có các cuộc xâm phạm biên giới phía Tây Nam, lên tiếng đ̣i xem lại vấn đề phân định lănh thổ giữa hai nước, cũng như cắt đứt quan hệ ngoại giao”, ông nói. Cũng thời gian này, Việt Nam quyết định bám vào Nga hoàn toàn “chuẩn bị kư hiệp ước liên minh với Nga, cho phép hải quân của họ sử dụng Cam Ranh. Đổi lại Liên Xô tăng viện trợ cho Việt Nam.” Ông nói Việt Nam chuyển hướng chiến lược nên nhu cầu đ̣i tái thiết từ viện trợ Mỹ “không c̣n quan trọng như trước nữa.”

    Trước sức ép quá nóng từ phương Bắc, Hà Nội cử một phái đoàn đi Hoa Thịnh Đốn v́ “nếu không có luồng gió ôn ḥa từ phía Tây th́ căng lắm.”

    Ông Nguyễn Cơ Thạch, lúc này là thứ trưởng Ngoại Giao, được cử đi “sang đàm phán kín với Trợ lư Ngoại trưởng Mỹ Holbrooke, chấp nhận b́nh thường hóa vô điều kiện.”

    Tuy nhiên, đạt được thỏa thuận với ông Holbrooke rồi, “ông Thạch chờ suốt mà không có câu trả lời từ Bộ Ngoại Giao Mỹ.” Ông Bàng kể lại rằng: “Sự nhượng bộ của Việt Nam đă quá muộn, bởi, trong thời gian đó, đă có những biến chuyển mạnh mẽ của t́nh h́nh thế giới, và Mỹ không thể ứng xử như cũ. B́nh thường hóa quan hệ với Trung Quốc lúc đó là ưu tiên hàng đầu của Mỹ.”

    Ông Bàng xác nhận phía Việt Nam quá thèm bang giao với Mỹ đến độ cử vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ thời đó là Trần Quang Cơ sang New York từ tháng 9, 1978 và “cố chờ” câu trả lời nên ở đó đợi đến tháng 1, 1979 (gần tới lúc Việt Nam bị Trung Quốc đánh dọc 6 tỉnh biên giới), hy vọng Mỹ thỏa thuận xong với Trung Quốc th́ sẽ tính tới chuyện bang giao với Việt Nam nhưng vẫn không thấy ǵ.

    Ông Bàng cho biết phía Việt Nam đă chuẩn bị người để mở đại sứ quán “đâu vào đấy” để mở sứ quán ngay sau khi kư kết b́nh thường hóa.

    Theo ông Bàng, Mỹ tập trung vào “con bài” Trung Quốc, “dựa trên cơ sở sự bất đồng sâu sắc giữa Liên Xô và Trung Quốc, nhằm thay đổi cán cân quyền lực trên thế giới giữa Mỹ và Liên Xô.” Bởi vậy, “đến thời điểm lănh đạo Việt Nam thực sự mong muốn b́nh thường hóa ngay với Mỹ, phía Mỹ lại chưa muốn. Bởi, như vậy, họ khó thúc đẩy b́nh thường hóa và cải thiện quan hệ với Trung Quốc được.”

    Ông Bàng cho rằng, trong nỗ lực thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ, “Việt Nam đă đi gần đến nơi, nhưng câu chuyện chiến lược đă cản trở. Việt Nam đă t́nh cờ rơi vào ván bài chiến lược của các nước lớn, và lại là một con bài chẳng mấy quan trọng, có thể bị ‘dập’ bất cứ lúc nào.”

    Rồi đến cuối năm 1978 Việt Nam tấn công chiếm đóng Campuchia, th́ “mọi mối tiếp xúc (đàm phán bang giao) hầu như bị cắt đứt,” ông nói.

    Nước Mỹ tức giận nên “ngay cả vấn đề MIA/POW, một trong những lời hứa của ông Jimmy Carter với hiệp hội những gia đ́nh có người Mỹ mất tích trong chiến tranh khi tranh cử, Mỹ cũng chẳng quan tâm nữa.”

    Măi tới khi kiệt quệ kinh tế, năm 1985 lạm phát lên tới 430% (theo tài liệu Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế), chế độ Hà Nội thấy không c̣n con đường nào khác ngoài việc “đổi mới” kinh tế để tự cứu ḿnh khỏi thế bị bao vây, cô lập,” Mỹ mới có ư đối thoại trở lại.

    Năm 1986, lạm phát Việt Nam là 453.5%, cuối năm, hai Nghị Sĩ Gary Hart và Richard Lugar đến Hà Nội, gặp ông Nguyễn Cơ Thạch.

    “Hai điều kiện họ đưa ra để nối lại đàm phán b́nh thường hóa là giải quyết vấn đề POW/MIA và Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia.” Ông Bàng kể. Việt Nam vội vàng đồng ư nhưng “cho dù Việt Nam đă hoàn tất việc rút quân vào tháng 9, 1989, đến tận năm 1991, phía Mỹ vẫn chưa tin. Họ bảo rằng biết đâu Việt Nam rút ở đầu này, nhưng lại vào Campuchia ở đầu khác.”

    Nhiều nghị sĩ Mỹ cũng không tin phía Việt Nam thành thật trong việc hợp tác t́m kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA). Thậm chí phải đưa một phái đoàn Mỹ tới một nhà tù ở Thanh Hóa bị nghi là c̣n giữ tù binh Mỹ để kiểm soát.

    Tới thời TT Clinton, khi Mỹ đồng ư bỏ cấm vận Việt Nam năm 1993, lại “rộ lên chuyện tài liệu Nga.” Thời gian này, v́ có tin tung ra từ Nga là tù binh Mỹ được CSVN gửi sang Nga, lại c̣n được đại tá t́nh báo Nga Kalugin xác nhận. Hà Nội phải giải thích, chứng minh vất vả măi đến năm 1994, Mỹ bỏ cấm vận hoàn toàn th́ năm sau mới thiết lập được bang giao.

    Bây giờ, sau những bước đi chậm chạm, Việt Nam đang cố gắng xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa gỡ bỏ cấm vận bán vơ khí sát thương cho Việt Nam.

    Khi gặp Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm B́nh Minh bên lề cuộc họp Liên Hiệp Quốc ngày 26 tháng 9, 2011, bà ngoại trưởng Mỹ vẫn đ̣i hỏi Hà Nội phải cải thiện nhân quyền để hai nước có thể tiến xa hơn nữa trong mối bang giao nhiều mặt.


    (TN-nguoiviet)


    http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-65_4-2802_15-2/
    Last edited by longquan; 18-12-2011 at 08:07 AM.

  2. #2
    Member TuDochoVietNam's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Location
    Texas
    Posts
    1,399
    Người Việt Tại Austin, Texas, đối chất với

    Đại sứ VC Lê Văn Bàng

    www.michaelpdo.com/LeVanBang.htm



    Tin Austin - Chiều ngày thứ sáu, 9 tháng 4 năm 1999, trường Đại học Texas tại Austin đă tổ chức một diễn đàn dành cho đại sứ 9 nước thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) để tŕnh bày các tiến triễn kinh tế chính trị tại các nước của họ. Mục đích của diễn đàn này là nhằm giải thích các biến chuyển có tác động đến sự phát triển kinh tế sau cuộc khủng hoảng tiền tệ Á châu và kêu gọi sự đầu tư của các giới công thương Hoa Kỳ.

    Có 9 đại sứ từ các nước sau: Brunei, Indonesia, Philippines, Laos, Thailand, Singapore, Malaysia, Myanma, và Việt Nam. Quan khách tham dự là đại diện các pḥng Thương mại địa phương, các giới công thương, kỹ nghệ gia, giáo sư và sinh viên tại Đại học UT. Phái đoàn Việt Cộng do đại sứ Lê Văn Bàng dẫn đầu.



    Cộng đồng Việt Nam đă biết tin từ hôm chủ nhật, đă triệu tập một cuộc họp khẩn cấp gồm các đại diện Hội đồng Điều hành, hội Cao niên, hội Cựu chiến sĩ VNCH, hội Sinh viên UT, báo chí địa phương… để bàn việc đối phó. Sau năm ngày làm việc cật lực, ban tổ chức đă thu thập tài liệu in thành hai tập. Một tập về kinh tế Việt Nam và các kinh nghiệm đau thương của các công ty ngoại quốc từng đầu tư và thất bại tại Việt Nam do các báo Hoa Kỳ đăng tải. Tập thứ hai là về các vấn đề nhân quyền gồm các bản văn tố cáo các vi phạm nhân quyền, đàn áp tự do dân chủ tại Việt Nam. Một số biểu ngữ bằng vải, cờ lụa cũng được chuẩn bị sẵn.

    V́ pḥng họp chỉ giới hạn cho một số cử tọa chọn lọc, ban tổ chức đă đưa một phái đoàn gồm 50 ngườI gồm các thành viên các hội đoàn, sinh viên tham dự.

    Lúc hai giờ chiều, các phái đoàn đă được Giáo sư phó Viện trưởng trường UT tiếp tân tại pḥng bên cạnh pḥng họp chính. Phái đoàn cộng đồng Austin đă chia nhau vào ngồi chật hết một nửa bên trái pḥng họp, chỗ đối diện với chỗ ngồi của đại sứ Lê Văn Bàng. Một số người đă vơ hết các bản tin tức, tài liệu của Việt Cộng dành cho khách và ném vào thùng rác rồi thay vào đó là các bản văn của cộng đồng.

    Đại sứ Việt Cộng khi vào pḥng họp đă thấy khí thế của cộng đồng Việt Nam. Mặt y lộ vẻ bối rối và lo ngại. Suốt buổi họp, y chỉ nh́n nghiêng về một phiá, không dám nh́n thẳng xuống cử toạ, nhất là né tránh cái nh́n trực tiếp của các người Việt Nam trong pḥng.



    Lần lượt tám đại sứ các nước được giới thiệu đều nhận được sự vỗ tay chào đón nồng nhiệt. Riêng Lê Văn Bàng được giới thiệu sau cùng (v́ Việt Nam vần V nằm cuối danh sách) và chỉ nghe vài tiếng vỗ tay lẹt đẹt trong hàng các đại sứ và vài quan khách.

    Sau phần giới thiệu tổng quát của đạ́ diện trường UT, các đại sứ lần lượt tŕnh bày triển vọng kinh tế và phát triển chính trị tại nước họ. Đại sứ Philippines, khi nói đến vị trí láng giềng của Phi vớI Việt Nam đă nói rằng Phi chịu nhiều cơn băo từ biển đông. Phía cử tọa có tiếng góp ư: “Băo tố vẫn c̣n đỡ hơn chế độ Cộng sản!”

    Khi đến phiên ḿnh, Lê Văn Bàng đă khoe thành tích nâng cao phát triển kinh tế lên 6%, xuất cảng gạo hàng nhất nh́ Á Châu, và khoe nhận được sự đầu tư của các nước lên đến hàng tỷ đô la.

    Ông Đỗ Văn Phúc, Chủ tịch hội Cựu chiến sĩ, đă mở đầu phần thắc mắc dành cho cử tọa. Hướng về cử tọa, Kỹ sư Đỗ Văn Phúc đă dơng dạc vạch trần hiện thực thối nát của Việt Nam. Ông phân tích rành mạch v́ sao Việt Nam vẫn nghèo trong hàng chục năm qua. Theo ông, đó là do sự thiếu nhân quyền, tự do, dân chủ; thiếu hệ thống luật lệ bảo đảm cho đầu tư nước ngoài, sự dốt nát và tham nhũng trầm trọng của những người cầm quyền. Ông quay về phiá cử toạ đặt câu hỏi: “Liệu trong t́nh h́nh tồi tệ như thế, quư vị có dám đầu tư vào Việt Nam không?”

    Vị giáo sư điều khiển chương tŕnh nhắc rằng nên đặt câu hỏi với ông đại sứ. Ông Phúc quay lại, chiếu thẳng đôi mắt vào mặt Lê Văn Bàng mà nhấn mạnh từng chữ: “Ông nói Việt Nam xuất cảng gạo hàng đầu các nước, tại sao 80% dân chúng nông thôn không có gạo ăn. Ông nói mức phát triển là 6%, ai hưởng sự phát triển đó: nhân dân hay chính các ông?”

    Bằng né tránh câu hỏi, mà chỉ nhắc lại t́nh h́nh đầu tư của các công ty nước ngoài. Kỹ sư Đỗ Thanh B́nh (Tạp chí US-Viet Time) giơ cao các bản tin lấy từ báo chí Hoa Kỳ mà nói: “Chính do sự tham nhũng, vô luật lệ, quấy nhiễu của nhà cầm quyền mà các nhà đầu tư ngoại quốc – sau một thời gian lỗ lă đă rút lui, bỏ của chạy lấy người.” Kỹ sư Châu Kim Khánh, Chủ tịch Cộng đồng, cũng nhắc lại rằng vấn đề nhân quyền, cải thiện sinh hoạt chính trị dân chủ là các điều kiện căn bản cho sự phát triển kinh tế. Vài ư kiến của sinh viên UT cũng nhấn mạnh đến nhân quyền, tự do. Trong lúc các đại diện cộng đồng phát triển, các quư bà quư cô đă đồng loạt đứng dậy, giương cao quốc kỳ Việt Nam và các biểu ngữ chống cộng, xoay qua xoay lạI cho tất cả mọi người đọc rơ.



    Đại sứ Lê Văn Bàng đă phản ứng yếu ớt bằng cách nói rằng người Việt nên tôn trọng cử toạ. Ông Phúc trả lời: “Chúng tôi tôn trọng tất cả mọi người trong pḥng này, trừ ông này ra.” Ông chỉ thẳng vào mặt Lê Văn Bàng và nói tiếp: “Bàn tay người này đă nhuốm máu đồng bào tôi. Hàng triệu đồng bào Việt Nam đă là nạn nhân của những người như ông này.”

    Chương tŕnh dự trù kết thúc lúc 4 giờ, đă kéo dài thêm 15 phút. Cộng đồng Việt Nam giành mọi cơ hội để nói lên tiếng nói của ḿnh. Lúc bế mạc, giữa tiếng hô “Tự do, Tự do,” vang dội, Lê Văn Bàng đă nhờ các vị chủ nhà che chở cho ḿnh lẽn cửa sau ra về, bỏ buổi tiệc trà do trường khoản đăi, dù rằng Cộng đồng Austin không dự trù hành động nào v́ muốn tôn trọng ban Tổ chức của trường Đại học.



    (Bản tin chung của Tạp chí US-Viet Time và nguyệt san Tiếng Việt, đăng trên hầu hết các báo Việt ngữ tại Hoa Kỳ)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Quà Christmas cho thiếu nhi
    By longquan in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 21-12-2011, 06:31 AM
  2. Replies: 7
    Last Post: 22-11-2011, 08:43 PM
  3. Replies: 18
    Last Post: 22-09-2011, 11:45 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •