Page 7 of 10 FirstFirst ... 345678910 LastLast
Results 61 to 70 of 91

Thread: Hải quân CS Việt Nam - Khả năng bảo vệ Biển Đảo/Ngư dân?

  1. #61
    Member vanthanhtrinh's Avatar
    Join Date
    28-01-2011
    Posts
    547

    Mách nước.

    Quote Originally Posted by corleone View Post
    @lehuy

    Rồi th́ rốt cuộc là các bạn muốn thế nào? Đem quân qua đánh hay cũng mang tàu cảnh sát biển ra bắt tàu cá Trung Quốc. Các bạn nêu ra cái thiếu sót sao không đưa luôn các phương thức để fix nó? Hải quân hùng hậu của VNCH c̣n không bảo vệ được Hoàng Sa th́ hải quân QĐNDVN có là cái đinh ǵ trong mắt Trung Quốc? Xin lỗi nói ra câu này các bạn đừng trách: CS Việt Nam nó ngoại giao c̣n khôn hơn gấp vạn lần cái "quốc gia" mà các bạn vẫn tôn thờ mấy chúc năng nay. Mục đích của các bạn khi nói Việt Nam hiện tại này nọ (không dám làm ǵ Trung Quốc...) cũng chỉ là để có cớ lật đổ cái nhà nước của Đảng Cộng Sản đứng đầu. Chứ một khi các bạn lên nắm chính quyền cũng chẳng khác ǵ bây giờ cả. Hải quân mạnh hơn Việt + có Mỹ là đồng minh như Phillipines c̣n chưa dám ho he, vẫn ngoại giao đều với Trung Quốc nhé.

    Chung quy mà nói, các bạn v́ mục đích chính trị chứ không v́ tổ quốc.
    Bạn Lê Huy à
    Ḿnh nghĩ ra cách này để trị tụi Tàu:Chính quyền Việt Cộng lúc này rất sẳn lực lượng "quần chúng tự phát,quần chúng bức xúc"bao nhiêu cũng có và chi rất bèo cho mổi phi vụ.Chỉ cần cho báo chí thổi bùng ngọn lửa căm giận trong dân chúng:Tại sao Tàu ngạo mạn,chúng dám đánh cả Công an,chúng tranh dành hết công ăn việc làm của người ḿnh,chúng tranh dành phụ nữ Việt.Chúng bán cho dân ḿnh đồ ăn độc hại,hàng hoá bẩn thỉu.Chúng không thèm nói chuyện với người Việt thậm chí là đại diện chính quyền.
    Kịch bản cũng giống như những chuyện đă xăy ra các nước Phi Châu,Lybia,Maroc hay Tây tạng,Mông Cổ:Dân chúng tự phát được thuê mướn và tư phát thật bất ngờ nổi lên đánh Tàu:Đốt nhà,phá tiệm hoặc cơ sở làm ăn,tràn vô công ty hăng xưởng Tàu,phá cho bằng hết.Chúng sẽ chạy về cố quốc.Chính quyền vô can.Cũng giống như những quần chúng tự phát đập phá nhà thờ Tam toà Quăng B́nh,nhà thờ Thái Hà Hà Nội.Phá tan tành nhà ở của ông Vươn Hải Pḥng,chính quyền cũng không hề hay biết.Cho đến khi đă đủ súng dư đạn th́ ta chơi vụ Nạn Kiều lần thứ hai:Nó giết dân ḿnh trên biển th́ ḿnh giết dân nó trên đất liền.Tịch thu nhà của tiền bạc của chúng,đứa nào không chịu đi th́ bỏ tù.Vừa có tiền chia nhau vừa có những thằng Tàu lao động cải tạo để tiếp tục làm ra của cải ,xây dựng thành công XHCN.
    Bạn nghĩ thế nào?

  2. #62
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560
    Bác VanTrinh ơi, Cao kiến! Cao kiến! Cái phiền là dân ta mất từ lâu cá tính bộc phát rồi. Chuyện ǵ bây ǵ̣ cũng đợi phép Đảng.

    Chuyện đánh xả láng 1 trọi 10 th́ hơi khó đấy. Lỗi là nơi chính quyền VC một thời đă đưa viên tướng tài ba nhất nước ta đi lo chuyện sanh đẻ. Nghe đâu những năm đó dân ta phải xin phép trước khi có quan hệ. Điều này phải được thay đổi. Pháp lệnh Nhà Nước nay xuống chỉ, đàn bà con gái hăy tăng gia sản xuất với mục tiêu năm 2050, dân số nước ta lên đến 500 triệu. Allez hop! Pas de discussion, pas de tire-au-flanc. Lúc đó 1 trọi 2, dân Việt đếch sợ thằng Tàu nữa.

  3. #63
    Member
    Join Date
    25-01-2012
    Posts
    9
    Tàu hải giám Trung Quốc không được trang bị đại liên, pháo hay tên lửa mà chỉ có súng bộ binh nên khó thể xếp nó vào hàng quân sự. Nh́n qua Việt Nam có tàu Cảnh Sát Biển trang bị trung liên, súng bộ binh th́ cũng chỉ ở "mục" an ninh chứ chưa phải quốc pḥng. Việc ta không bảo vệ được ngư dân là v́:

    - Biển Đông là 1 vùng biển rộng lớn trong khi rất rất nhiều tàu thuyền đánh cá của bà con đi tản mạn khắp nơi nên khả năng bao quát của cảnh sát biển là không được tốt.
    - Tuy có tàu triệu đô nhưng số lượng lại ít nên 1 chiếc như vậy phải gánh 1 vùng quá rộng. Giả sử có chuyện ǵ xảy ra th́ khó mà ứng cứu kịp. Bởi vậy mấy năm gần đây Việt Nam tăng cường về Hải Quân và Cảnh Sát Biển, cố gắng đẩy số lượng tàu chuyên dụng lên cao nhất có thể.

    ...

    Cho ḿnh đả động 1 chút về vấn đề xung đột giữa Trung Quốc và những nước khác. Chúng ta đều thấy rằng dă tâm bành trướng của Hán Tộc, Trung Quốc là vô cùng lớn. Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông và một vài phần lănh thổ khác đă bị thôn tính bằng nhiều cách khác nhau. Nhưng cho đến Ấn Độ và Việt Nam th́ điều này bị chặn đứng.

    Thứ nhất, đối với Ấn Độ, Trung Quốc chỉ tranh chấp 1 phần lănh thổ. Cuộc chiến tranh xảy ra mà bạn cho rằng Trung Quốc không lấn lướt được Ấn Độ là bởi, Ấn Độ cũng không phải là tay vừa, cũng là nước mạnh về quân sự châu Á. Tuy nhiên với chiến thuật biển người của Trung Quốc th́ cuối cùng Ấn Độ cũng chịu thua hầu hết các trận. Cũng như về sau này Trung Quốc không thể lấn lướt trước cường quốc quân sự châu Á Nhật Bản.

    Thứ hai, đối với Việt Nam, dă tâm Trung Quốc là muốn thôn tính cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (v́ dầu mỏ). Chúng lấn lướt được ta, kể cả VNCH hay CHXHCNVN là bởi thế của chúng hơn rất nhiều. Quân Sự của CHXNCHVN thua xa so với Trung Quốc (khác so với Ấn Độ). Quân Sự VNCH cũng khó b́ kịp, và đến khi Mỹ "đi đêm" với Trung Quốc và bật đèn xanh th́ chuyện ǵ đến cũng phải đến. Trận Hải Chiến 1974 và 1988 cũng như chiến tranh biến giới 1979, 1984 đă chỉ ra rơ rằng chúng coi thường chúng ta về mặt quốc pḥng.

  4. #64
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Dân chúng hải ngoại và một phần quốc nội có khả năng lên mạng nói rằng Đảng CS Việt nam và Chính quyền bán nước cho Đại Hán trung Hoa.

    Đại đa số người quốc nội th́ chẳng màng ǵ đến Biển Đông v́ "Chén cơm" là hơn tất cả.

    Tội là dân "Sống nhờ Biển" được Chính phủ cho biết: Biển Đông và Hải đảo thuộc Tổ quốc Vịêt Nam, chẳng biết v́ sao mà "Hải quân Trung quốc, Tàu Hải giám TQ, Tàu lạ ..." tấn công, bắn phá, bắt bớ, cướp bóc ... ngư dân, chẳng thấy Đảng CS VN, quân đội của Đảng CS, cảnh sát biển, Hải quân ... làm bất cứ điều ǵ giúp bảo vệ ngư dân!

    Đảng CS và Quân đội anh hùng dù có hạn chế v́ trang bị yếu kém cũng phải làm ǵ bảo vệ công dân. Chẳng thấy quân đội, cảnh sát biển, hải quân tuần duyên hành động ǵ bảo vệ ngư dân, tại sao vậy?

    Phải chăng Đảng CS Việt nam là tay sai Tàu cộng nên chẳng quan tâm ǵ đến ngư dân Việt nam?

  5. #65
    Gadhafi
    Khách
    Quote Originally Posted by alamit View Post
    Dân chúng hải ngoại và một phần quốc nội có khả năng lên mạng nói rằng Đảng CS Việt nam và Chính quyền bán nước cho Đại Hán trung Hoa.

    Đại đa số người quốc nội th́ chẳng màng ǵ đến Biển Đông v́ "Chén cơm" là hơn tất cả.

    Tội là dân "Sống nhờ Biển" được Chính phủ cho biết: Biển Đông và Hải đảo thuộc Tổ quốc Vịêt Nam, chẳng biết v́ sao mà "Hải quân Trung quốc, Tàu Hải giám TQ, Tàu lạ ..." tấn công, bắn phá, bắt bớ, cướp bóc ... ngư dân, chẳng thấy Đảng CS VN, quân đội của Đảng CS, cảnh sát biển, Hải quân ... làm bất cứ điều ǵ giúp bảo vệ ngư dân!

    Đảng CS và Quân đội anh hùng dù có hạn chế v́ trang bị yếu kém cũng phải làm ǵ bảo vệ công dân. Chẳng thấy quân đội, cảnh sát biển, hải quân tuần duyên hành động ǵ bảo vệ ngư dân, tại sao vậy?

    Phải chăng Đảng CS Việt nam là tay sai Tàu cộng nên chẳng quan tâm ǵ đến ngư dân Việt nam?
    Đọc vụ cướp đất ở Tiên Lăng chưa bạn ? Quân đội VN là để hỗ trợ CA đánh dân chứ đâu có đánh giặc.

    Đảng Cộng sản Việt Nam chính là tai sai Tàu cộng. Nếu to tiếng, lỡ anh Tàu tức giận gián chức th́ mất ghế lănh đạo của mấy ông Đảng viên "Đảng CSVN quan vinh" th́ uổng lắm.

    Vài tháng nữa, đàn em Trương Tấn Sang sẽ sang Tàu diện kiến, báo cáo việc điều hành VN trong thời gian qua.

  6. #66
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    : Hải quân CS Việt Nam - Khả năng bảo vệ Biển Đảo/Ngư dân?

    Hải quân CS Việt Nam - Khả năng bảo vệ Biển Đảo/Ngư dân?
    Hoàng Sa – Nỗi đau mất mát
    Vân Anh, thông tín viên RFA
    2012-04-06

    "Hoàng Sa – Nỗi đau mất mát" của tác giả Andre Hồ Cương Quyết vừa ra mắt lần đầu khán giả Việt Nam tại 4 nước Châu Âu gồm Pháp, Đức, Tiệp và Ba Lan trong 2 tháng vừa qua.

    AFP

    Andre Hồ Cương Quyết tác giả bộ phim "Hoàng Sa – Nỗi đau mất mát"

    Tác giả bộ phim đă đồng hành cùng bộ phim mỗi buổi chiếu và gặp gỡ khán giả trong chiến dịch vận động dư luận, quyên góp ủng hộ ngư dân và trao đổi trực tiếp với khán giả xem phim.

    Dưới đây là cuộc nói chuyện của thông tín viên Vân Anh với Andre Hồ Cương Quyết sau buổi chiếu cuối tại Ba Lan, đề cập tới việc đón nhận bộ phim tại Việt Nam, Châu Âu và những vấn đề mấu chốt của ngư dân Việt trong tranh chấp lănh thổ với Trung Quốc.

    Nói lên sự thật và kêu gọi đoàn kết

    Vân Anh: Ở Sài G̣n phim đă bị cản trở, và phim cũng đă gặp cản trở ở Pháp?

    Andre Hồ Cương Quyết: Ở Pháp tôi đă bị cản trở ở thành phố Montpellier bởi lănh đạo thành phố muốn có khách Trung Quốc đến mua rượu vang Nhưng không sao cả, cuối cùng chúng tôi thuê rạp phim để chiếu cho khán giả với điều kiện c̣n tốt hơn dự định ban đầu.

    Vân Anh: C̣n ở các nước khác, không có những cản trở tương tự phải không ạ?

    Andre Hồ Cương Quyết: Không có.

    Đợt chiếu phim này có 3 mục đích, thứ nhất là để chúng ta được nghe tiếng nói của các ngư dân miền trung, của các bà góa. Thứ 2 là mở phong trào đoàn kết hỗ trợ ngư dân cả về vật chất lẫn tinh thần. Thứ 3 là để tạo điều kiện cho dư luận vào cuộc ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh khẳng định chủ quyền của ḿnh,. Đă thành công trong 3 mục đích đó. Tôi nghĩ rằng bộ phim với tính khách quan của nó cùng những tài liệu sinh động đă đưa lại khả năng thuyết phục lớn như một vũ khí để phục vụ sự thật.

    Tôi nghĩ rằng bộ phim với tính khách quan của nó cùng những tài liệu sinh động đă đưa lại khả năng thuyết phục lớn như một vũ khí để phục vụ sự thật.



    Áp phích phim "Hoàng Sa, nỗi đau mất mát" Screen capture

    Về mặt hỗ trợ, công việc quyên góp đă được thực hiện tốt với 1 ngàn euro tại Berlin, 1 ngàn euro tại Đức, 1 ngàn tại Tiệp, 3 ngàn euro tại Warszawa. Tất cả là được khoảng 7 ngàn euro. Điều đó là tuyệt vời. Về mặt đoàn kết đó là điều cực ḱ quan trọng. Tôi đă chứng kiến những dấu hiện cho phép được lạc quan, ví dụ trong cộng đồng Việt kiều ở một số nước, trước kia chia thành 2 phe không tiếp xúc với nhau nhưng nhân dịp chiếu phim họ đă chịu đối thoại với nhau, trao đổi với nhau, quyên góp cùng nhau một cách rất xây dựng, trong tinh thần yêu nước.

    Vân Anh: Và đó là điều anh khám phá được phải không ạ?

    Andre Hồ Cương Quyết: Đúng vậy. Tôi có chứng kiến ở một vài nước có một số cán bộ sứ quán, đại diện nhà nước tới tham gia dù với tư cách cá nhân nhưng đă cám ơn tôi thực hiện phim này. Điều đó hoàn toàn mới.

    Vân Anh: Anh ơi, các cán bộ cộng sản lẽ ra họ phải xin lỗi nhân dân. Anh có nói tới các cán bộ cộng sản mà…

    Andre Hồ Cương Quyết: Xin lỗi, tôi không nói họ là cán bộ cộng sản, tôi nói họ là cán bộ của nhà nước, của bộ ngoại giao.

    Tôi không muốn trả thù cho ai. Trong quá khứ tôi đă có sai lầm, cô chắc chắn cũng đă có sai lầm, đó không phải vấn đề. Vấn đề là làm thế nào để cùng với chính phủ đi lên để đoàn kết với nhau, để thành công cùng nhau, điều đó là chủ yếu.


    Vân Anh: Cán bộ bộ ngoại giao lẽ ra phải xin lỗi nhân dân. Bây giờ họ đă công nhận bộ phim của anh là cần thiết. Vậy theo anh th́ khi nào những người này đạt được mục đích là công nhận những sai lầm của ḿnh?



    Một cảnh trong phim: Andre Menras đang phỏng vấn vợ 1 ngư phủ tại nghĩa trang nơi nhiều ngư phủ được chôn cất.


    Andre Hồ Cương Quyết: Mục đích của tôi không phải muốn người ta công nhận sai lầm của ḿnh, cái đó là quá khứ rồi. Điều tôi muốn là muốn chiếu phim này ở nước ngoài mà không bị ngăn chặn, c̣n ở trong nước tôi muốn cuối cùng phim sẽ được chiếu rộng răi cho dư luận trong nước biết rơ t́nh h́nh. Tôi không muốn trả thù cho ai. Trong quá khứ tôi đă có sai lầm, cô chắc chắn cũng đă có sai lầm, đó không phải vấn đề. Vấn đề là làm thế nào để cùng với chính phủ đi lên để đoàn kết với nhau, để thành công cùng nhau, điều đó là chủ yếu. Anh rất vui thấy có ǵ đó đang thay đổi trong việc cấm đoán phim này, và như vậy trong nước có hi vọng.

    Vân Anh: Nhưng thưa anh, phim của anh trước kia đă được bộ ngoại giao Việt Nam thông qua và được sự ủng hộ của Nguyễn Minh Triết, phải không ạ?

    Andre Hồ Cương Quyết: Đúng

    Ngăn cấm chiếu phim là ủng hộ Trung Quốc

    Vân Anh: Và bây giờ phim bị cấm ở Việt Nam. Vậy trong chủ đề chủ quyền Hoàng Sa và bảo vệ ngư dân Việt Nam, anh có thấy rằng có một lực cản rất lớn nằm ở phía nhà cầm quyền Việt Nam?

    Andre Hồ Cương Quyết: Trách nhiệm của vấn đề là Trung Quốc, chủ yếu là Trung Quốc.

    Về phía nhà cầm quyền Việt Nam, những người đă cấm chiếu phim ở Sài G̣n th́ chắc chắn có một số, là những ai ḿnh không biết, không có văn bản, không có ai dám nói là tôi đă bị cấm chiếu phim, không biết thế nào nữa. Minh không thể trách chính xác ai đă cấm chiếu phim này.

    Tôi muốn nhấn mạnh rằng nếu phim này đựơc chiếu ở các nước Đức, Tiệp, Ba Lan rồi có thể ở các nước khác th́ nhờ những người mà chính quyền gọi là phản động. Nếu không có những người "phản động” trong ngoặc kép như vậy th́ phim không bao giờ được chiếu. Những "bọn phản động” như thế thực sự là tiến bộ. C̣n những người đă cấm phim này ở Sài G̣n mới đúng là phản động. V́ việc cấm phim này không phải là phản động đâu, không phải yêu nước đâu, mà ủng hộ Trung Quốc thôi, đối với tôi đó là thái độ bất đồng với dân tộc Việt Nam.

    C̣n những người đă cấm phim này ở Sài G̣n mới đúng là phản động. V́ việc cấm phim này không phải là phản động đâu, không phải yêu nước đâu, mà ủng hộ Trung Quốc thôi, đối với tôi đó là thái độ bất đồng với dân tộc Việt Nam.


    Vân Anh: Ngoài chiếu phim, anh c̣n có những trao đổi với khán giả xem phim, điều ǵ được khán giả quan tâm nhất?

    Andre Hồ Cương Quyết: Điều khán giả quan tâm nhất là số phận đồng bào miền trung. Số phận của họ như vậy, đi biển không có ai bảo vệ. Biên pḥng, hải quan, không quân không bảo vệ. Ngư dân phải hàng ngày đương đầu với hải quân Trung Quốc. Như vậy người ta rất bức xúc, và có những người biểu tỏ nỗi giận của ḿnh.

    Vân Anh: Trong thời gian tới anh có những dự định ǵ với bộ phim?

    Andre Hồ Cương Quyết: Sau khi giải quyết một số công việc gia đ́nh, tôi sẽ tới Paris để chiếu phim. Sau đó anh đi Việt Nam để trao quỹ hỗ trợ cho ngư dân. Sau đó nữa, vào tháng 9, lại chiếu phim ở một số thành phố và nơi nào mời th́ ḿnh đi.

    Vân Anh: Cảm ơn anh

  7. #67
    Member
    Join Date
    27-05-2011
    Posts
    187
    Trước thời 80, thống kê kinh tế thường dùng GNP thay v́ GDP. Theo sách "Foreign Aid, War, and Economic Development: South Vietnam, 1955-1975" th́ năm 1974, Ngân Hàng Việt Nam ước tính GNP của Nam Việt Nam là khoảng hai ngàn hai trăm tỷ đồng (piastre). Nếu tôi nhớ mang máng th́ hối xuất thời 74 là khoảng ba, bốn trăm đồng được một US dollar, tức là khoảng $5-7 billion của năm 74. Để so sánh, GDP của USA năm 74 là dưới $2 trillion (bây giờ là trên $14 trillion). Theo lạm phát Mỹ th́ $1 năm 1974 bằng $5 bây giờ

  8. #68
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Hải quân CS Việt Nam - Khả năng bảo vệ Biển Đảo/Ngư dân?

    Hải quân CS Việt Nam - Khả năng bảo vệ Biển Đảo/Ngư dân?
    Giải pháp nào cho Biển Đông - phần 1

    Mặc Lâm, biên tập viên RFA

    Vấn đề Biển Đông đă vượt khỏi ranh giới của các nước đang tranh chấp và trở thành đề tài chung đáng quan tâm ngay cả trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN cũng như tại các diễn đàn khác có liên quan.

    AFP photo

    Toàn cảnh Hội nghị Thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 20 tại Phnom Penh vào ngày 04 tháng 4 năm 2012.

    Trong bối cảnh này, Mặc Lâm thực hiện loạt bài t́m hiểu và lấy ư kiến của những chuyên gia về Biển Đông, các luật gia cũng như các vị đại sứ từng hiểu biết sâu sắc vấn đề nhằm t́m ra một câu trả lời tương đối thoả đáng có thể giải quyết bài toán hóc búa này.

    Bài đầu tiên Mặc Lâm xin dành cho cuộc phỏng vấn với Thạc sĩ Hoàng Việt hiện đang giảng dạy tại trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh để ghi nhận ư kiến của ông trên khía cạnh pháp lư mà Việt Nam có thể sử dụng nhằm bảo vệ cho ngư dân cũng như đánh động dư luận quốc tế về cách mà Trung Quốc ứng xử đối với khu vực Hoàng Sa của Việt Nam.

    Lỡ hẹn tại thượng đỉnh ASEAN

    Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Phnom Penh khép lại với những câu hỏi về Biển Đông vẫn c̣n nằm trên bàn của các nước trong khối ASEAN và Trung Quốc. Báo chí khi loan tin nghị tŕnh diễn ra tại đây luôn nhắc tới câu hỏi về Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa c̣n Philippines th́ gọi là Biển Tây Philippines. Ba danh xưng dùng trên một vùng biển đă phần nào cho thấy sự căng thẳng khu vực chưa có chiều hướng nào lắng xuống cho tới khi nào quốc tế chính thức xem vấn đề này là mối nguy tiềm ẩn cho nền hoà b́nh và ổn định của khu vực có thể kéo theo những cuộc chiến ngắn nhưng hết sức nguy hiểm giữa các bên liên quan mà mối lo chính vẫn là Trung Quốc.

    Quốc tế theo dơi những phát biểu mạnh mẽ của Philippines về vấn đề này tại Hội Nghị và cũng không quên chia sẻ ư kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng việc ông mạnh mẽ ủng hộ cách giải quyết đa phương trong khi Trung Quốc vẫn khăng khăng dùng mọi cách để bẻ từng chiếc đũa đa quốc gia để dễ bề thao túng.

    Vị trí và sức mạnh nội hàm của Việt Nam đối với Trung Quốc là điều không cần bàn căi tuy nhiên không phải là không có lối thoát danh dự trong hoàn cảnh toàn cầu hoá như hiện nay. Giải pháp đối với Trung Quốc được nhiều nước quan tâm và cho là phù hợp với công pháp quốc tế là hai hồ sơ DOC và COC c̣n gọi là Bộ xây dựng quy tắc ứng xử Biển Đông. Vào tuần tới Malaysia sẽ có một cuộc hội thảo về COC để các bên ngồi lại với nhau chia sẻ những quan tâm và làm cách nào để thực hiện các điều khoản mà các bên đồng ư.

    Câu hỏi với Thạc sĩ Hoàng Việt hôm nay chúng tôi gợi lại h́nh ảnh của Tổng thống Philippines tại diễn đàn ASEAN vừa qua khi ông mạnh mẽ đưa ra những vấn đề của Biển Đông mà theo ông cần thiết phải được đưa vào nghị tŕnh. Thái độ này được hiểu như thế nào đối với toàn cảnh hiện nay khi mà vẫn c̣n nhiều nước e ngại, tránh né nêu vấn đề tại ASEAN nhất là nước chủ nhà Campuchia. Thạc sĩ Hoàng Việt cho biết ư kiến của ông trong cuộc phỏng vấn ngắn của chúng tôi như sau:

    "Nói chung đúng là thái độ của Tổng thống Phi th́ họ quyết liệt c̣n phản ứng của Việt Nam th́ phải nói là chừng mực hơn tuy nhiên cũng rất khó để mà so sánh. Nhưng nói chung th́ Việt Nam vừa rồi đă hưởng ứng cách giải quyết đa phương v́ vậy điều mà Philippines đưa ra đă được Việt Nam hưởng ứng nhiệt liệt. Sở dĩ thái độ của Việt Nam chừng mực hơn v́ mỗi nước có một cách ứng phó khác nhau khi mà Việt Nam có vị thế địa chính trị tương đối nhạy cảm hơn Phi nhiều lần."

    Cần sự đồng thuận của ASEAN


    Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tham dự phiên họp cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 20 tại Phnom Penh vào ngày 4/4/2012. AFP

    Mặc Lâm: Thưa ông sắp tới tại Malaysia sẽ có cuộc gặp gỡ giữa các thành viên ASEAN và Trung Quốc để bàn về hồ sơ COC, theo kinh nghiệm nghiên cứu của ông th́ Việt Nam nên có thái độ như thế nào khi tham gia bàn bạc về một hồ sơ rất quan trọng này?

    Thạc sĩ Hoàng Việt: Thứ nhất là đối với COC th́ Việt Nam rất tích cực. Có điều đặc biệt của COC là những nước có tranh chấp như Philippines th́ rất quyết liệt v́ họ có tranh chấp trên quần đảo Trường Sa mà không tranh chấp về Hoàng Sa. Khi soạn thảo COC nội dung rất quan trọng mà Trung Quốc không muốn nhắc tới là Hoàng Sa mà chỉ muốn nhắc tới Trường Sa mà thôi, có nghĩa là không áp dụng cho toàn vùng biển đông trong đó bao gồm cả Hoàng Sa. V́ thế Việt Nam rất là kiên quyết yêu cầu phải đem Hoàng Sa vào COC để đàm phán.

    Thế th́ rơ ràng thái độ của Việt Nam cũng rất kiên quyết chỉ có điều là họ có làm hay không mà thôi v́ rất phức tạp. Không phải một ḿnh Việt Nam yêu cầu là được mà phải có sự đồng thuận của các nước ASEAN. Cho đến bây giờ th́ lợi ích và quan điểm của các thành viên ASEAN khác biệt nhau khá nhiều. Tuy nhiên bây giờ cũng có dấu hiệu cho thấy có khả năng sẽ đựơc đưa vào COC trong năm nay nhưng chưa biết thế nào chỉ là hy vọng thôi.

    Mặc Lâm: Cho tới nay Trung quốc vẫn từ chối cho biết tin tức của 21 ngư dân Việt Nam bị họ bắt giữ vào tháng trước kể cả hai chiếc tàu đánh cá vẫn không đựơc trao trả. Về mặt chủ quyền Trung Quốc đang thực hiện ư đồ xác nhận Hoàng Sa là của họ bằng cách bắt giữ tàu nước ngoài đánh bắt cá tại Hoàng Sa sẽ gây cho dư luận quốc tế nghĩ rằng đây là mảnh đất của họ. Theo ông cách hay nhất hiện nay Việt Nam cần phải làm ǵ ngoài việc đưa ra những lời chống đối do Bộ Ngoại giao từng làm khi có các vụ tương tự xảy ra từ nhiều năm nay.

    Thạc sĩ Hoàng Việt: Về mặt chủ quyền th́ chúng ta vẫn cứ phải khẳng định là khu vực này là nơi đang tranh chấp v́ sẽ tránh đựơc việc mặc thừa nhận với quốc tế. Tuy nhiên hồi gần đây chúng tôi cũng trao đổi với nhau khá nhiều trong giới luật gia về vấn đề này th́ rất nhiều ư kiến cho rằng cần phải xem xét đưa ra toà án quốc tế. Tuy nhiên vẩn đề là Trung Quốc cũng đang t́m mọi cách để tránh thẩm quyền của toà án quốc tế. Có lẽ chúng ta cũng phải đưa lên những diễn đàn quốc tế như Liên Hiệp Quốc cũng như Philippines đă làm chẳng hạn và tôi nghĩ rằng đấy là biện pháp hữu hiệu nhất.

    Không phải một ḿnh Việt Nam yêu cầu là được mà phải có sự đồng thuận của các nước ASEAN. Cho đến bây giờ th́ lợi ích và quan điểm của các thành viên ASEAN khác biệt nhau khá nhiều.
    Thạc sĩ Hoàng Việt

    Mặc Lâm: Tuy nhiên v́ Trung Quốc có quyền không tham dự một phiên toà như vậy th́ nỗ lực của Việt Nam coi như chỉ là một cách đánh động dư luận mà thôi, c̣n có cách nào khác làm cho quốc tế biết rằng Trung Quốc đang theo đuổi kế hoạch lấy sức mạnh để kéo công lư về họ hay không?

    Thạc sĩ Hoàng Việt: Vâng, và v́ vậy ḿnh cần dùng những biện pháp như viết bài hay trực tiếp đưa vần đề lên thẳng Liên Hiệp Quốc. Ví dụ như Philippines đă từng làm trong năm vừa rồi khi Philippines có căng thẳng với Trung Quốc thậm chí đ̣i đưa Trung Quốc ra ṭa quốc tế về luật biển. Việc Philippines đưa ra diễn đàn Liên Hiệp Quốc như vậy đă đánh động lên khá nhiều

    Mặc Lâm: Xin cám ơn thạc sĩ Hoàng Việt.

    Vừa rồi là thạc sĩ Hoàng Việt với những ư kíên về luật pháp của ông đối với vấn đề Biển Đông. Trong loạt bài này kỳ tới mời quư vị theo dơi ư kiến của luật gia Lê Hiếu Đằng với những góc nh́n khác về lĩnh vực xă hội và các chính sách của nhà nước đối với vấn đề Biển Đông.


  9. #69
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Hải quân CS Việt Nam - Khả năng bảo vệ Biển Đảo/Ngư dân?

    Hải quân CS Việt Nam - Khả năng bảo vệ Biển Đảo/Ngư dân?
    Giải pháp nào cho Biển Đông - phần 2

    Mặc Lâm, biên tập viên RFA


    Vấn đề Biển Đông đă vượt khỏi ranh giới của các nước đang tranh chấp và trở thành đề tài chung đáng quan tâm ngay cả trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN cũng như tại các diễn đàn khác có liên quan.

    AFP photo

    Thủy thủ Việt Nam với một khẩu súng máy 12,7 mm trên đảo Phan Vinh trong quần đảo Trường Sa hôm 14 tháng 6 năm 2011.

    Trong bối cảnh này, Mặc Lâm thực hiện loạt bài t́m hiểu và lấy ư kiến của những chuyên gia về Biển Đông, các luật gia, nhà báo cũng như những vị đại sứ từng hiểu biết sâu sắc vấn đề nhằm t́m ra một câu trả lời tương đối thoả đáng có thể giải quyết bài toán hóc búa này.
    Phải dựa vào ḷng dân

    Kỳ này luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch MTTQVN thành phố HCM sẽ đưa ư kiến về chính sách mà nhà nước đang áp dụng hiện nay, trước tiên ông cho biết:

    Luật gia Lê Hiếu Đằng : Theo tôi th́ trước hết ta phải thấy rơ cái bản chất của Trung Quốc, tức là một nước lớn và luôn luôn có chủ trương bành trướng lănh thổ cũng như là đi khuất phục những dân tộc nhỏ khác, v́ vậy mà ḿnh thấy cái bản chất này, và bản chất này cho tới bây giờ vẫn không thay đổi, từ đó chúng ta mới có một chiến lược và sách lược cho phù hợp.

    Nếu chúng ta cứ khẳng định đó là “bạn vàng” hay là “đồng minh chiến lược” th́ dứt khoát chúng ta sẽ không quyết tâm trong việc chống lại chính sách bành trướng xâm lược của Trung Quốc.

    Tôi cho rằng nhà nước phải dựa vào hai cái, một là thế trận ḷng dân, phải dựa vào sức mạnh của dân tộc, sức mạnh của dân Việt Nam, v́ vậy phải để cho người dân bày tỏ thái độ của ḿnh trước những hành động bách hại dân Việt Nam. Bởi v́ ngư dân Việt Nam đánh bắt trên ngư trường truyền thống của ḿnh. Hoàng Sa là ngư trường truyền thống từ bao đời nay rồi thế mà bây giờ Trung Quốc lại nghiêm cấm th́ là thế nào? Và khi mà ngư dân ḿnh đánh bắt trên ngư trường đó th́ lại bị Trung Quốc bắt, bị tịch thu và bị đ̣i tiền chuộc, và thậm chí có nhiều người bị mất tích, và cho đến bây giờ vẫn chưa được thả, làm cho vợ con họ hết sức khổ sở. Chính v́ vậy nên có bộ phim của anh André Menras là “Hoàng Sa – Nỗi đau mất mát”.

    Do đó chúng tôi thấy rằng trước hết phải dựa vào sức mạnh của người dân nếu muốn chống lại các hành vi của Trung Quốc.

    Mặc Lâm : Vâng. Thưa ông, có người cho rằng Việt Nam vẫn c̣n chần chừ chưa đẩy mạnh việc liên minh với các nước v́ vẫn c̣n cái bóng của Trung Quốc ở phía sau. Ư kiến của ông như thế nào về việc này ạ?

    Luật gia Lê Hiếu Đằng : Sự liên minh của tất cả các nước th́ hiện nay Việt Nam đă tham gia vào những định chế quốc tế rồi, ví dụ khối ASEAN hay là APEC, th́ chúng ta phải dựa vào đó để mà chống lại âm mưu bành trướng của Trung Quốc. Và nhất là đă có nhiều người đề nghị là nếu mà Trung Quốc cứ lấn tới và cứ khẳng định “đường lưỡi ḅ” như vậy đó th́ chúng ta phải kiện ra Ṭa Án Quốc Tế. Tôi thấy cái này là hoàn toàn nằm trong khả năng của Việt Nam.

    Nhà nước phải dựa vào thế trận ḷng dân, phải dựa vào sức mạnh của dân tộc Việt Nam, phải để cho người dân bày tỏ thái độ của ḿnh trước những hành động bách hại dân Việt Nam.
    Luật gia Lê Hiếu Đằng

    Nhà nước đă nói Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam và điều này không thể chối căi, như vậy tại sao chúng ta đă có chứng cứ mà chúng ta lại không chuẩn bị hồ sơ và sau đó nếu cần thiết phải đưa ra quốc tế? Như vậy th́ mới có thể giải quyết được vấn đề một cách công khai minh bạch. Chứ nếu chúng ta quan niệm rằng đây là vấn đề song phương giữa hai nước th́ ta sẽ lọt vào cái âm mưu của Trung Quốc.

    Vừa rồi Thủ tướng Hun Sen đă tuyên bố rằng vấn đề Biển Đông là vấn đề giữa ASEAN và Trung Quốc th́ cũng không đúng nữa, bởi v́ Biển Đông là đường hàng hải chung và trong đó có những lợi ích chung và ngoài các nước ASEAN ra c̣n có Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và nhiều nước khác, như Ấn Độ cũng vừa tuyên bố đây là lợi ích chung. V́ vậy chúng ta phải dựa vào sức mạnh của quốc tế, sức mạnh của thời đại để chống lại âm mưu bành trướng và xâm lượcc của Trung Quốc.
    Phải cương quyết với TQ

    Mặc Lâm : Trước những áp lực ngày một lớn hơn của Trung Quốc rơ ràng là Việt Nam không thể dùng giải pháp quân sự trong thời điểm này v́ rất nhiều lư do. Theo ông, có cách nào khác để hăm lại sự khống chế ngày một công khai hơn của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam trong vùng biển Hoàng Sa hay không?


    Hải quân Việt Nam nh́n vào mô h́nh "Trường Sa lớn" tại buổi lễ kỷ niệm lần thứ 50 "đường ṃn HCM trên biển" tổ chức tại Hải Pḥng hôm 21/10/2011. AFP
    Luật gia Lê Hiếu Đằng : Như anh nói đó, chúng ta không thể dùng lực lượng quân sự được bởi v́ chúng ta yếu, với lại không nên gây chiến tranh. Tôi nhất trí rằng chúng ta phải đấu tranh một cách ḥa b́nh để giành lại Hoàng Sa và để bảo vệ Trường Sa. Nhưng ḥa b́nh không có nghĩa là chúng ta hèn yếu, chúng ta nhu nhược, mà ḥa b́nh ở đây là chúng ta sẽ có những hành động rất cương quyết dựa trên ḷng nhân, dựa trên những hỗ trợ của quốc tế. Và nếu với phương án này th́ chúng ta hoàn toàn có thể chống lại và chúng ta có thể bảo vệ được ngư dân của chúng ta.

    Về mặt quân sự mà nói th́ chúng ta cũng có thể có những hành động hạn chế và trong phạm vi chủ quyền quốc gia của chúng ta, như Philippines th́ người ta cũng đă làm. Chúng ta phải tổ chức những lực lượng quân sự để bảo vệ dân đánh cá, hoặc khi mà Trung Quốc có những hành động gây hấn bách hại ngư dân chúng ta th́ chúng ta có thể dùng máy bay để đề nghị họ phải rút lui, như Philippines th́ họ vẫn làm. Tuy chúng ta không gây chiến tranh nhưng mà cũng phải có những hành động quân sự nhất định để bảo vệ ngư dân của chúng ta, chứ không phải chỉ bằng những lời tuyên bố, rồi những công hàm như hiện nay chúng ta làm. Thái độ cương quyết của chúng ta trên rất nhiều lănh vực th́ Trung Quốc mới có thể không tiếp tục những hành động bách hại ngư dân. C̣n nếu chúng ta chỉ có những lời tuyên bố mà không hành động cương quyết th́ những việc bách hại ngư dân sẽ tiếp tục, gây sự bất b́nh rất sâu sắc trong nhân dân Việt Nam.

    Mặc Lâm : Dư luận cho rằng tinh thần yêu nước của thanh niên hiện nay xem ra khá mờ nhạt so với trước đây thể hiện qua việc kiếm sống và chạy theo vật chất cũng như ăn chời của họ của họ quá lớn. Ông nghĩ sao về việc giáo dục ư thức quốc gia dân tộc hiện nay trong nhà trường ?

    Nếu chúng ta chỉ có những lời tuyên bố mà không hành động cương quyết th́ những việc bách hại ngư dân sẽ tiếp tục, gây sự bất b́nh rất sâu sắc trong nhân dân Việt Nam.
    Luật gia Lê Hiếu Đằng

    Luật gia Lê Hiếu Đằng : Nói cho cùng, khi mà có vấn đề ǵ xảy ra th́ lực lượng thanh niên chính là người dân đứng ra bảo vệ tổ quốc, bảo vệ đất nước, v́ vậy mà phải có tuyên truyền một cách sâu rộng trong nhân dân về cái bản chất của Trung Quốc như thế nào, v́ người dân người ta rất là hoài nghi về cái mối quan hệ giữa hai nước. Như chúng ta biết Trung Quốc là nước lớn nằm cạnh Việt Nam mà như vậy th́ vấn đề là phải có những đường lối, chủ trương, chính sách rơ ràng và minh bạch để chúng ta củng tồn tại với nhau trong một không gian chung. Phải giữ ǵn ḥa b́nh, phải làm sao cho các dân tộc cùng sống với nhau và cùng phát triển.

    Mặc Lâm : Nhà nước một mặt lên tiếng về ngư dân bị bắt nhưng lại vẫn giữ lập trường được gọi là “nhận thức chung” trong các lần gặp gỡ giữa hai quốc gia. Theo ông có nên đặt lại vấn đề này một cách rốt ráo trên tinh thần ǵn giữ bản sắc dân tộc trong đó ḷng tự hào dân tộc là điểm then chốt để giáo dục thanh niên hay không, thưa ông?

    Luật gia Lê Hiếu Đằng : Giữa hai nhà nước mà chúng ta nói là có cái nhận thức chung về vấn đề Biển Đông th́ cái nhận thức chung đó là ǵ? Phải nói cho rơ về cái nhận định đó. Trong khi nhận thức chung th́ có như vậy, nhưng mà hành động cụ thể lại đi ngược lại cái nhận thức chung đó, như vậy là thế nào? Như vậy có phải là v́ “16 chữ vàng, 4 tốt” hay không? Th́ chúng ta phải xác định lại cho rơ chứ chúng ta không thể mơ hồ, nhất là khi chúng ta giáo dục thanh niên của chúng ta đó.

    Mặc Lâm : Xin cảm ơn luật gia Lê Hiếu Đằng.


  10. #70
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Hải quân CS Việt Nam - Khả năng bảo vệ Biển Đảo/Ngư dân?

    Hải quân CS Việt Nam - Khả năng bảo vệ Biển Đảo/Ngư dân?
    Giải pháp nào cho Biển Đông - phần 3
    Mặc Lâm, biên tập viên RFA



    Vấn đề Biển Đông ngày một biến dạng vượt khỏi những dự đoán của giới quan sát quốc tế.

    EyePress News

    Thủy thủ Việt Nam trên đảo Phan Vinh trong quần đảo Trường Sa.

    Tuy nhiên điều Việt Nam cần hiện nay vẫn là sự chuẩn bị tất cả mọi phương tiện nhằm đối phó với Trung Quốc trong lúc nước này đă và đang xâm phạm chủ quyền Việt Nam một cách lộ liễu.

    Trong bối cảnh này, Mặc Lâm thực hiện loạt bài t́m hiểu và lấy ư kiến của những chuyên gia về Biển Đông, các Luật gia, nhà báo cũng như các vị đại sứ từng hiểu biết sâu sắc vấn đề nhằm t́m ra một câu trả lời tương đối thỏa đáng có thể giải quyết bài toán hóc búa này.

    Khách mời của chúng tôi hôm nay là Nhà báo Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao Động từ năm 1988 tới năm 1994. Trước tiên ông cho biết ư kiến của ông về thực tế của 16 chữ vàng mà dư luận đang rất chống đối hiện nay.

    Nhà báo Tống Văn Công: Mười sáu chữ vàng, nội dung của nó tức là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, đó là nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, mà cũng là nguyện vọng của nhân dân Trung Quốc, tức là nhân dân Việt Nam làm cho nhân dân Trung Quốc thấy rằng đó là nguyện vọng chung.

    Những người cầm quyền Trung Quốc bịp bợm, họ nói một đàng để mà ru ngủ, lợi dụng, thao túng những người cầm quyền Việt Nam, mà nhân dân hai nước th́ chắc chắn thật sự mong muốn điều đó. Những người Việt Nam chân chính kêu gọi nhân dân Trung Quốc buộc nhà cầm quyền của họ thực hiện cái nguyện vọng đó của hai dân tộc.

    Công khai chính nghĩa


    Tàu vận tải HQ-604 bị tàu chiến Trung Quốc nă pháo, bắn cháy, đang ch́m xuống biển ngày 14-3-1988. Ảnh lấy từ youtube do TQ quay lại
    Mặc Lâm: Vâng. Nhưng mà thưa ông, để thực hiện những điều mà ông vừa nói th́ bằng cách nào? V́ Việt Nam so với Trung Quốc rất yếu kém về nhiều mặt, từ kinh tế, quân sự cho tới sự đoàn kết trong và ngoài nước như hiện nay?

    Nhà báo Tống Văn Công: Mặc dầu nội lực của ḿnh yếu hơn nhưng mà thế của ḿnh là thế chính nghĩa nó cao hơn. Bao giờ chính nghĩa nó cũng nhân cái sức mạnh lên gấp bội, thế mà tại sao chúng ta lại không dám đấu tranh với họ để mà thực hiện “mười sáu chữ vàng”?

    Những vấn đề lịch sử th́ ḿnh phải công khai, thẳng thắn. Ví dụ như phía họ mà họ viết tiểu thuyết, họ đề cao bọn xâm lược 6 tỉnh phía Bắc, đề cao Hứa Thế Hữu tại sao ta không có dám phê phán quyển sách đó là nó phá hoại t́nh hữu nghị? Những tấm bia lịch sử lên án quân xâm lược ở các tỉnh biên giới phía Bắc th́ phải giữ ǵn trân trọng, tại sao ḿnh lại đục phá đi? Những ngày lịch sử th́ ḿnh cũng phải kỷ niệm đàng hoàng và ḿnh phải có xă luận để nói ai đúng ai sai.

    Những tấm bia lịch sử lên án quân xâm lược ở các tỉnh biên giới phía Bắc th́ phải giữ ǵn trân trọng, tại sao ḿnh lại đục phá đi?

    Nhà báo Tống Văn Công

    Phía bên kia th́ họ ra rả, thậm chí họ khiêu khích ḿnh, c̣n ở đây th́ ḿnh chỉ nói đúng cái sự thật, rút ra những bài học lịch sử để cho nhân dân ḿnh và nhân dân Trung Quốc biết. Ví dụ như ngày Trung Quốc xâm lược 6 tỉnh phía Bắc của ḿnh ngày 17 tháng 2, tại sao ḿnh lại làm thinh, ḿnh không nói ǵ cả? Cái ngày mà Trung Quốc chiếm Hoàng Sa bây giờ có khi hỏi nhân dân ḿnh th́ nhiều người không biết, thậm chí đă có những cán bộ đảng viên cho Hoàng Sa – Trường Sa là băi hoang chim ỉa.

    Vừa qua có chuyện hai cháu một là người Trung Quốc và người kia là Việt Nam ḿnh ở bên Mỹ đối thoại với nhau về chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa. Cháu người Trung Quốc nói rất là mạch lạc, c̣n cháu người Việt Nam ḿnh th́ chỉ biết nói rằng Hoàng Sa là của ḿnh mà không có nói lư lẽ ǵ hết, rồi khóc, trùm mền, bỏ cơm. Đó là cái lỗi của ta rất là lớn. Chính là v́ nhân dân ḿnh không biết, cán bộ ḿnh không biết làm cho thế chính nghĩa của ḿnh bị che lấp, không khơi dậy được nhận thức của toàn dân th́ không thể có sức mạnh. Người Việt Nam không hiểu việc của ḿnh th́ làm sao thế giới người ta ủng hộ ḿnh?

    Chính sách mâu thuẫn


    Công an trấn áp người dân trong một cuộc biểu t́nh ở Hà Nội. AFP photo
    Mặc Lâm: Thưa ông, chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc h́nh như không được nhất quán khi mà một mặt Việt Nam vẫn ca tụng t́nh hữu nghị giữa hai nước và khái niệm “v́ đại cuộc” vẫn được đưa lên hàng đầu trong những văn bản chính thức của hai nước. Tuy nhiên cũng chính Bộ Ngoại giao khi lên tiếng về vụ Trung Quốc bắt giữ ngư dân và tổ chức du lịch Hoàng Sa vừa rồi th́ đă nhiều lần dùng từ rất nặng là “phi pháp”. Mà một nước khi đă phi pháp với ḿnh th́ làm sao có thể giao hảo được, thưa ông?

    Nhà báo Tống Văn Công: Tôi cũng thấy là nó không nhất quán, nó thể hiện ở nhiều chỗ rất mâu thuẫn. Ví dụ như cái phim “Hoàng Sa – Nỗi đau mất mát” nó có cái ǵ là sai sự thật đâu? Nó hoàn toàn nói lên nguyện vọng, nói lên hoàn cảnh cụ thể của những ngư dân Việt Nam bị đày ải, bị hành hạ một cách vô lối, sai luật pháp quốc tế. Thế mà ḿnh lại không dám bênh vực, ḿnh vẫn sợ, ḿnh không dám chiếu!

    Hoặc khi người dân của ḿnh lên tiếng “Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam” tại sao ḿnh lại cấm? Cái cách cư xử của chúng ta nó làm người trong nước khó hiểu huống ǵ người ngoài nước! Những lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao vừa rồi nói rất là mạnh mẽ nhưng mà rất là sáo ṃn, thành ra nó không có sức thuyết phục.

    Hoặc khi người dân của ḿnh lên tiếng “Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam” tại sao ḿnh lại cấm?

    Nhà báo Tống Văn Công

    Hồi đầu tháng 3 hai bên tuyên bố thiết lập đường dây nóng giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam với Trung Quốc, thế mà một tháng qua đường dây nóng tại sao nó lại không hoạt động? Mục đích đặt ra cho nó rất là rơ ràng tức là để tăng cường quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, triển khai cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, xử lư kịp thời những vấn đề nảy sinh để mà duy tŕ ḥa b́nh ổn định ở Biển Đông. Những điều này đúng với việc mà đường dây nóng được thiết lập, th́ tại sao đường dây nóng lại không hoạt động?

    Hay là nó có hoạt động mà phía bên kia có lư lẽ bào chữa cho cái quyền mà họ làm, nhưng mà ta th́ coi như việc riêng nên không công bố nội dung đó? Nếu không công bố th́ rất là vô lư.

    Theo tôi, phía bên kia lư lẽ của họ như thế nào th́ ḿnh cứ công khai ra, tức là ḿnh cũng tỏ ra rất b́nh đẳng, rất là tôn trọng người ta, để cho nhân dân trong nước ḿnh với nhân dân thế giới cùng nghe, ai phải ai trái, tại sao ḿnh không làm cái đó? Nếu làm được như vậy th́ tôi nghĩ rằng bên phía Trung Quốc họ cũng thấy là họ đuối lư, bởi v́ cái lư họ đâu có! Họ chỉ nói ngang rằng Hoàng Sa là của họ, không cần bàn căi.
    Đoàn kết dân tộc


    Cú đạp lịch sử vào ḷng yêu nước- RFA screen shot
    Mặc Lâm: Theo ông, nếu nhà nước tiếp tục che giấu thông tin hay nói chính xác hơn là họ không muốn cho dân chúng biết những thông tin mà Trung Quốc đối với Việt Nam th́ người dân có đồng thuận hay không? Và trong thời gian qua việc che giấu thông tin này đă có những kết quả nào thấy được?

    Nhà báo Tống Văn Công: Người Việt Nam trải qua lịch sử lâu dài rất nhạy cảm với họa ngoại xâm. Mọi động thái trong bang giao của nhà nước đều được toàn dân chăm chú, lắng nghe, thẩm định, do đó nếu chúng ta không có một đối sách minh bạch đối với Trung Quốc, ứng phó từng trường hợp. Về lâu dài có những trường hợp bất nhất, nhiều khi nhượng bộ vô nguyên tắc th́ t́nh trạng đó gây nghi hoặc, gây phân tâm trong đảng viên, trong cán bộ, trong nhân dân. Lẽ ra trước t́nh thế hiện nay th́ mọi việc làm đều phải nhằm đoàn kết được toàn dân tộc, nhất trí chống lại kẻ thù bên ngoài.

    Lẽ ra trước t́nh thế hiện nay th́ mọi việc làm đều phải nhằm đoàn kết được toàn dân tộc, nhất trí chống lại kẻ thù bên ngoài.

    Nhà báo Tống Văn Công

    Chúng ta có những chuyện rất là đáng buồn. Ví dụ như đảng viên Nguyễn Chí Đức đi biểu t́nh, bị bắt, bị lôi như là súc vật, bị đạp giày lên mặt. Các nhà trí thức, các nhà văn hóa hàng đầu đi biểu t́nh chống Trung Quốc gây hấn cũng bị xếp một rọ với bọn phản động. Yêu cầu đính chính, xin lỗi cũng không đính chính, không xin lỗi.

    Những buổi tổ chức thuyết tŕnh về Hoàng Sa – Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam cũng bị ngăn cản. Những buổi chiếu phim “Hoàng Sa – Nỗi đau Việt Nam” gần đây th́ cũng bị cấm đoán mà không giải thích. Tất cả những chuyện đó gây một hiệu ứng tâm lư rất xấu, phá hoại sức mạnh đoàn kết dân tộc rất nguy hiểm.

    Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng những biểu hiện trong cách xử lư của chính quyền cho thấy nhà chức trách Việt Nam có những biểu hiện không tin dân, thậm chí là sợ dân, cho rằng dân có thể bị bọn phản động xúi giục, lôi kéo. Đó là một nhận thức rất lệch lạc, gây tác hại rất lớn nếu như không mau chóng khắc phục được.

    Thái độ dứt khoát


    Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt hồi năm 2009.Source lysonforum.
    Mặc Lâm: Xin quay trở lại vấn đề đang bức bối hiện nay: theo ông th́ Việt Nam cần làm ǵ để việc bắt giữ ngư dân Việt Nam của Trung Quốc phải chấm dứt trong khi chờ đợi một giải pháp chung do quốc tế đưa ra nếu có?

    Nhà báo Tống Văn Công: Lẽ ra ta phải có một văn kiện chính thức của chính phủ Việt Nam nói về chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa có đầu có đuôi để làm văn kiện cơ bản. Và phải có mặt trên tất cả các diễn đàn trên thế giới, không phải chỉ ASEAN. Phải đấu tranh với họ về vấn đề chủ quyền của chúng ta trên hai quần đảo này.

    Như việc họ bắt ngư dân ta cho tới nay vẫn chưa thả tôi nghĩ rằng đă đến lúc ḿnh phải đưa việc này ra trọng tài quốc tế. Ḿnh phải công khai đ̣i hỏi phía Trung Quốc, nếu mà song phương để đối thoại về chủ quyền Hoàng Sa th́ phải có tiếng nói yêu cầu họ trả lời dứt khoát. Nếu mà song phương không được, trong thời hạn nào đó – phải có thời hạn – để tiến hành đấu tranh ở đa phương, chớ không thể nói cho qua như là nói không biết đến bao giờ có thời hạn cuối cùng th́ không thể được.

    Mặc Lâm: Xin cám ơn nhà báo Tống Văn Công đă dành thời gian cho chúng tôi trong ngày hôm nay.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •