Page 10 of 23 FirstFirst ... 6789101112131420 ... LastLast
Results 91 to 100 of 226

Thread: DIỄN TIẾN VỤ CUƠNG CHẾ ĐẤT ĐAI Ở VĂN GIANG CHO DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ ECO_PARK

  1. #91
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Chưa thấy Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới thăm người dân ở Tiên Lăng và Văn Giang

    Sống lại từ thể chế

    Muốn xác tín việc thực tâm chỉnh đốn Đảng và cứu VN ra khỏi nguy ngập, người dân VN phải được thấy sự thay đổi ngay từ thể chế.

    Trách nhiệm của Quốc hội VN là không thể để bất kỳ một tổ chức, cá nhân, đảng phái nào cao hơn nhân dân, nhà nước và pháp luật, nhân tính và quyền tự nhiên của con người.

    Nếu không đề pḥng và không cài đặt những cơ chế bảo hiến vĩnh viễn, bất khả xâm phạm, sẽ dẫn tới thảm họa. Những tổ chức cầm quyền thoái hóa sẽ như một con qủy len lỏi xâm thực vào từng thớ thịt, mạch máu của xă hội và ép buộc, khủng bố lại những nguồn sống đó để tồn tại dài lâu.

    Quốc hội và người dân VN, hăy hết sức theo dơi và giám sát việc sửa Hiến pháp sắp tới để đề pḥng những lực lượng xấu nhân cơ hội này tước đoạt quyền công dân và hăm hại đất nước!

    Quốc hội cần thiết lập cơ chế bảo hiến ngay từ khâu sửa HP và ngăn chặn việc một nhóm lợi ích nào đó coi HP thiêng liêng như một chiếc quần để tùy tiện xỏ vào, tùy tiện vấy bẩn, cắt xẻo hoặc chắp vá vô hạn định!

    Một Hiến pháp và thể chế công bằng thừa nhận sự tồn tại của Đảng CS trong cơ chế cạnh tranh lành mạnh cùng các đảng phái khác và sẽ ngăn chặn mọi thế lực độc quyền.

    Bởi v́ độc quyền của bất kỳ lực lượng chính trị nào cũng dẫn tới sự lạm quyền. Và lạm quyền sẽ đi tới khủng bố và tội ác.

    “Sống lại ” về mặt thể chế sẽ ngăn chặn được khuynh hướng hợp thức hóa sự khủng bố của bộ máy đàn áp phục vụ cho chủ nghĩa thân hữu và man rợ đội lốt chủ nghĩa xă hội và tư tưởng Hồ Chí Minh. Bộ máy này vận hành bằng cách nghiến nát mọi sự can gián hoặc trở lực không phù hợp quyền lợi nhóm và đẩy sự tồn tại của đảng vào nguy ngập.

    Cơ chế bảo hiến và một thể chế lành mạnh sẽ tháo ng̣i nổ những “quả ḿn” được cài đặt sẵn nhằm triệt hạ những hành động bảo vệ nhân tính, công bằng xă hội, công lư, lợi ích cộng đồng, và các quyền đương nhiên của con người.

    Bài viết phản ánh quan điểm riêng của nhà văn, nhà báo Vơ Thị Hảo, đang sinh sống ở Hà Nội.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/foru...ds_party.shtml

  2. #92
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Đặt ḿnh trong vị trí người dân Văn Giang


    Huy Đức - Chính quyền Hưng Yên nói họ đă không sai khi tổ chức cưỡng chế 70 hecta đất của 160 hộ dân Văn Giang. Chưa có cơ sở để tin rằng Thủ tướng sẽ nói quyết định này của Hưng Yên là sai như ông đă làm với chính quyền Hải Pḥng. Nhưng, cho dù bên thua trận là nhân dân th́ h́nh ảnh hàng ngàn cảnh sát chống bạo động, “khiên-giáo” tua tủa, đối đầu với vài trăm nông dân cuốc xẻng trong tay không chỉ phản ánh mối quan hệ Chính quyền - Nhân dân hiện nay mà c̣n có tính dự báo không thể nào xem thường được.


    Làm luật cũng là Chính quyền, giải thích luật cũng là Chính quyền, chỉ có người dân là thiệt. Kể từ năm 1993, Luật Đất đai theo tinh thần Hiến pháp 1992 đă được sửa đổi 5 lần. Chỉ riêng các điều khoản thu hồi, nếu như từng được quy định khá chặt chẽ trong Luật 1993, đă trở nên rắc rối và dễ bị lũng đoạn hơn trong Luật 2003.


    Điều 27, Luật Đất đai 1993, quy định rằng: “Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc pḥng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng th́ người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại”. Điều Luật tiếp theo c̣n đưa ra những điều kiện ràng buộc nhằm tránh sự lạm dụng của Chính quyền. Luật sửa đổi 1998 gần như giữ nguyên tinh thần này. Nhưng, đây là thời điểm mà các đại gia bắt đầu phất lên nhờ đất. Tiến tŕnh ban hành chính sách bắt đầu có sự can dự của các nhóm đặc lợi, đặc quyền.


    Luật Đất đai 2003 đă đặt rất nhiều rủi ro lên người dân khi điều chỉnh mối quan hệ này thành một chương gọi là Mục 3. Trong phần “Thu hồi đất”, Luật gần như đă đặt những mục tiêu cao cả như “lợi ích quốc gia” ngang hàng với “lợi ích của các đại gia”. Điều 39 định nghĩa những “lợi ích quốc gia” chủ yếu là những “dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt”. Dự án Ecopark đă được Thủ tướng phê duyệt, nếu chiểu theo Luật 2003, việc nông dân Văn Giang không chịu bị thu hồi nên bị cưỡng chế là hoàn toàn phù hợp với Điều 39.


    Việt Nam không có một tối cao pháp viện để nói rằng Luật 2003 ở những điều khoản nói trên đă vi Hiến; Việt Nam cũng không có tư pháp độc lập để nông dân có thể kiện các quyết định của chính quyền. Chỉ v́ không có niềm tin Hệ thống có thể mang công lư đến cho ḿnh mà gia đ́nh anh Đoàn Văn Vươn, hôm 5-1-2012, và 160 hộ dân Văn Giang, hôm 24-4-2012, phải chọn h́nh thức kháng cự chịu nhiều rủi ro như thế.


    Cho dù “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, người dân chỉ có các quyền của người sử dụng. Nhưng, sở dĩ ai cũng gắn bó với mảnh đất mà ḿnh đang cắm dùi là bởi: Đất ấy không phải được giao không từ quỹ đất công như những quan chức có đặc quyền, đặc lợi; Đất ấy họ đă phải mua bằng tiền; Đất ấy họ phải tạo lập bằng nước mắt, mồ hôi; Đất ấy là của ông cha để lại.


    Không thể nói một thứ có thể quy đổi thành tiền mà không phải là tài sản. Không thể bỗng dưng một khối tài sản có khi phải đánh đổi cả cuộc đời lại có thể bị thu hồi. Không thể nh́n đất ấy đang làm lợi cho các đại gia qua quyết định hành chính của một cấp chính quyền, thường chỉ là, hàng huyện.


    C̣n tiếp...

  3. #93
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đất đai của các doanh nghiệp, của nông dân, v́ thế, phải được coi là “tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức”. Trong bài “Ba khâu Đột phá của Thủ tướng” tôi có đề nghị đa sở hữu hóa đất đai, công nhận quyền sở hữu đă có trên thực tế của người dân. Nhưng, sau gần một năm, tôi nghĩ là, những người lạc quan chính trị nhất cũng không c̣n hy vọng ấy. Cho dù chưa có những thay đổi về mặt ngôn từ th́ việc tuân thủ Hiến pháp 1992 là điều không nên bàn căi. Điều 18 Hiến pháp 1992, nói: “Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”. Nghĩa là việc giao đất cho dân là vô thời hạn. Khi b́nh luận về các điều khoản quy định thời hạn giao đất, chính một trong những tác giả chính của Luật Đất đai 1993, ông Tôn Gia Huyên, cũng cho rằng, Luật đă có “một bước lùi so với Hiến pháp”.


    Hiến pháp đă cho “chuyển quyền sử dụng” có nghĩa là công nhận quyền ấy như một tài sản của người dân. Nghĩa là, thay v́ “thu hồi đất” như các quy định trong Luật Đất đai, “trong trường hợp thật cần thiết v́ lư do quốc pḥng, an ninh và v́ lợi ích quốc gia”, Nhà nước nên chiểu theo Điều 23 của Hiến pháp mà “trưng mua, trưng dụng”. Luật trưng mua - trưng dụng cũng nên định nghĩa minh bạch “lợi ích quốc gia” để phân biệt với “lợi ích của các đại gia”. Và khi trưng mua th́ nên lấy giá giao dịch trên thực tế chứ không phải là giá hành chánh được nghĩ ra trong các pḥng máy lạnh.


    Với những dự án lớn, đụng chạm xă hội, như Ecopark, cho dù là tư nhân đầu tư, th́ cũng nên đ̣i phải minh bạch trong từng bước đi. Phải buộc kiểm toán để thấy rằng, đất đai của nông dân chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng vốn đầu tư và mời nông dân tham gia bằng cách góp vốn và chia lăi theo tỉ lệ vốn bằng quyền sử dụng đất.


    V́ sao trong trường hợp v́ lư do quốc pḥng, an ninh và lợi ích quốc gia mà Hiến pháp vẫn yêu cầu phải trưng mua theo giá thị trường? V́ sao các nhà nước của dân vẫn đền bù thỏa đáng cho các trường hợp rủi ro ví dụ như bồi thường cho ai đó đang đi dưới hè đường bị một cành cây rơi trúng. Cái cành cây ấy, mọc ở ven đường, mang lại phúc lợi bóng mát cho hàng vạn con người nên khi nó găy không thể để một người chịu thiệt.


    Người dân Văn Giang không chống lại dự án Ecopark, người dân chỉ không đồng ư với giá và cách mà Chính quyền đền bù. Nếu con số 90% nông dân Văn Giang đă nhận đền bù là đúng th́ cũng không thể coi 10% phản ứng là sai. Trước anh Đoàn Văn Vươn đă có những người cam chịu lệnh thu hồi đất của chính quyền Tiên Lăng.


    Đừng nghĩ những người chân lấm tay bùn không biết tính toán. Đừng nghĩ nông dân không biết xót xa khi nhận chưa tới 150 ngh́n đồng/ m2 rồi nh́n đất của họ được đem bán với giá hàng chục triệu đồng. Chính quyền nói, “chỉ có 30% diện tích được phục vụ vào mục đích kinh doanh, tức là phần chủ đầu tư làm nhà để bán, c̣n lại là diện tích đất dành cho phát triển giao thông, công tŕnh phúc lợi, cây xanh”. Tất nhiên phải có phần hạ tầng và cây xanh này th́ người ta mới đến Ecopark mua nhà. Nhưng, cho dù nó thực sự là phúc lợi th́ cũng không thể đ̣i hỏi 1.500 hộ dân ở Văn Giang phải chịu thiệt cho các đại gia đến hưởng.


    Sáng 17-4-2009, khi bị cưỡng chế thu hồi đất, chính người thân của Thủ tướng đương nhiệm cũng đă kháng cự. Cho dù 185 hecta đất cao su mà những người này có được ở huyện Bến Cát, tỉnh B́nh Dương, nhẹ nhàng hơn cách mà thường dân có được vài ngh́n mét ruộng nương. Đất ấy họ được địa phương bán với giá b́nh quân 50 triệu/ hecta và sau đó khi thu hồi lại, B́nh Dương đă đền bù mỗi hecta gần một tỉ. Tôi nhắc lại điều này chi để đề nghị tất cả ai quan tâm nên đặt ḿnh trong vị trí của người dân Văn Giang. Từ các quan chức ra lệnh cho đến những cảnh sát đă đánh vào đầu dân đều phải nghĩ đến ngày đất đai của nhà ḿnh bị Chính quyền cưỡng chế.


    Đừng nghĩ Đoàn Văn Vươn hay Văn Giang là đơn lẻ. Không nên coi một chính sách luôn giữ kỷ lục trên dưới 80% tổng số người khiếu kiện trong suốt hơn 20 năm qua là không có ǵ sai. Cho dù quyết tâm cưỡng chế 160 hộ dân ở Văn Giang có thể chỉ v́ lợi ích của một số cá nhân; có thể sau thất bại trong vụ Đoàn Văn Vươn, Chính quyền muốn cứng rắn để dập tắt khát vọng đ̣i đất của những nông dân muốn noi gương anh Vươn. Th́, h́nh ảnh cuộc cưỡng chế hôm 24-4-2012 đă trở thành một vết nhơ trong lịch sử.


    Một chế độ luôn lo sợ mất ổn định không nên nuôi dưỡng quá nhiều những mầm mống đang làm mất ổn định. Một chế độ rất sợ các thế lực thù địch không nên tạo quá nhiều thù địch ngay chính trong ḷng ḿnh. Đất nước này tao loạn quá nhiều rồi, hơn ai hết người dân cũng cần ổn định.


    Huy Đức


    http://www.facebook.com/notes/osin-h...91042534252314

  4. #94
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Hăy gọi đúng tên vụ việc: Cướp đất

    Đinh Minh Đạo










    26/04/12 | Tác giả: Đinh Minh Đạo
    Hăy gọi đúng tên vụ việc: Cướp đất


    Trước ngày 24-04, đọc những tin tức sẽ cưỡng chế đất của 166 hộ tại xă Xuân Quan huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên cho dự án Ecopark, tôi cứ nửa tin nửa ngờ.

    Chẳng lẽ chính quyền lại có thể nhẫn tâm, bất chấp những đ̣i hỏi chính đáng của bà con nông dân về giá đất?

    Chẳng lẽ vụ “Pháo hiệu hoa cải Đoàn Văn Vươn” không làm những quan chức chính quyền huyện Văn Giang và tỉnh Hưng Yên suy nghĩ và chùn tay?

    “Nó lú c̣n chú nó khôn”, chẳng lẽ các cấp trên của Hưng Yên lại muốn phơi bầy bộ mặt một chính quyền đàn áp nông dân ngay ở một nơi cách trung tâm thủ đô 13 km?
    Ngay khi nghe tin quyết định cưỡng chế vào ngày 24-04, tôi vẫn c̣n một chút hy vọng, rằng có thể sẽ có một quyết định từ trên xuống, hủy bỏ cưỡng chế và đối thoại tiếp với nông dân, tôi vẫn c̣n một chút hy vọng, rằng trong đám quan chức cấp cao hơn, vẫn c̣n những người có đầu óc sáng suốt, biết cân nhắc thiệt hơn khi đối đầu hay tiếp tục đối thoại với người dân.

    Nhưng sự việc đă xẩy ra đă làm nhiều người sửng sốt.

    Trước hết, 166 hộ nông dân đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, họ chưa kư bất cứ một thỏa thuận nào với nhà đầu tư, chưa nhận tiền đền bù mà bên đầu tư đề nghị. Đất vẫn thuộc quyền sử dụng của họ. Dùng bạo lực buộc họ rời khỏi đất đai của họ và chiếm giữ nó, đó là hành động chỉ có thể được gọi là cướp đất.

    Các nhà làm luật, các quan chức của chế độ „dân chủ gấp vạn lần” gọi sự kiện tại Văn Giang là „cưỡng chế” để hợp pháp hóa việc làm bất chấp luật pháp của họ, để hành động của họ bớt đi tính hung bạo. Trong một xă hội dân chủ, luật pháp được tôn trọng, chỉ ṭa án mới có thẩm quyền cưỡng chế một cá nhân, một tổ chức…,buộc họ thực hiện một việc nào đó theo luật định. Thí dụ như cưỡng chế thi hành bản án của ṭa đối với ngừơi không thi hành bản án mà ṭa đă tuyên án.

    Nhờ internet, chúng ta được theo dơi kịp thời những diễn biến của cuộc đấu tranh giữ đất của hàng ngh́n bà con nông dân và cách hành xử của lực lượng vơ trang của chính quyền.

    Đoàn quân hùng hậu gồm hàng ngàn cảnh sát chống bạo động, công an , dân pḥng… Những cảnh sát chống bạo động với lá chằn, dùi cui lựu đạn cay… sẵn sàng tiến vào áp đảo những nông dân chỉ có gậy gộc quyết giữ ruộng vườn của ḿnh. Chúng ta đau ḷng ,khi trên những thước phim ,nh́n cảnh những công an lùng sục trong làng xóm, hàng chục cảnh sát đánh hội đồng một nông dân tay không. Những người dân đă phải thốt nên:”Chưa bao giờ chính quyền làm ác thế”.

    Trong cuộc đối đầu không cân sức, những người nông dân đă thua.

    Đất đai như máu thịt của người nông dân, họ sống là nhờ vào đất. Đất đai do ông cha họ để lại từ đời này sang đời khác , nó c̣n mang ư nghĩa thiêng liêng về ḍng tộc, cội nguồn. Bởi vậy, dù bất kể lư do ǵ họ bị mất đất, đó là sự mất mát, thiệt tḥi không ǵ bù đắp được. Hưng Yên nói chung và Văn Giang nói riêng, c̣n là vùng đất chật người đông,” tấc đất tấc vàng”.

    Lẽ ra, những người nông dân ở Xuân Quan Văn Giang (bên bán) phải được đặt ngang hàng với công ty tư nhân, chủ dự án đầu tư Việt Hưng (bên mua) trong quá tŕnh thương thuyết, công ty Việt Hưng phải đối thoại trực tiếp với họ về giá cả, về thời hạn v..v. Chính quyền chỉ đứng để giám sát hai bên thực hiện theo đúng luật pháp, thực thi những điều hai bên thỏa thuận.

    Ông Bùi Huy Thanh, tránh văn phong UBND tỉnh Hưng Yên nói :”Gía đền bù 43.000 đ cho một mét vuông đất là giá đền bù cao nhất so với các nơi khác”. Chắc ông thừa biết rằng, chủ đầu tư chỉ cần làm đường, san nền, phân lô rồi giao bán , mỗi mét đất sẽ lên giá hàng chục triệu đồng, v́ Xuân Quan cách Hà Nội có 13 km, đất sẽ rất có giá.

    C̣n người nông dân th́ sao? Với giá đền bù trên đây, mỗi hộ sẽ có trong tay vài ba chục triệu đồng. Với thời giá và thực tế xă hội hiện nay, họ sẽ làm ǵ với vài chục triệu đồng? Đi xin việc làm mới? Không có nghề. Đi học nghề mới? Tuổi đă lớn không học được. Xin vào làm tạp dịch trong Ecopark của công ty Việt Hưng? Phải chờ nơi đây mọc lên những phố Trúc, phố Cọ, phố Tái Hiện Hà Nội Cổ ….mà dự án dự định thực hiện trong 18 năm.

    Sự kiện Xuân Quan Văn Giang ngày 24-07-2012 là biểu hiện của một chính quyền coi thường quyền lợi của người dân, lấy bạo lực thay cho đối thoại. Nó gây xúc động cho mỗi người Viêt Nam quan tâm tới t́nh h́nh đất nước. Chúng ta đau ḷng khi chứng kiến những những nông dân bị đánh đập, cây cối do họ trồng trọt, chăm sóc trên ruộng đồng của họ bị tàn phá.

    Những quan chức Văn Giang, Hưng Yên, họ là ai? Của ai ? V́ ai?

    Warszawa 26-04-2012

    © Đàn Chim Việt

    To: ChinhNghiaViet@yahoo groups.com;

    From: d.nguoivietyeunguoiv iet@gmail.com

  5. #95
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    RFI : Công an bắt giữ 20 người trong vụ cưỡng chế tại Văn Giang, Hưng Yên



    Nông dân Văn Giang phản đối vụ trưng thu đất đai cho dự án thương mại du lịch Ecopark (REUTERS)Thanh Phương
    Hôm qua 24/04/2012, chính quyền tỉnh Hưng Yên đă huy động hàng ngàn người, gồm an ninh, công an và dân pḥng, cùng nhiều xe ủi đất để thi hành lệnh cưỡng chế thu hồi đất tại xă Xuân Quang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Những khu đất này được thu hồi để thực hiện dự án Ecopark (Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang).
    Hơn 1000 dân làng đă chống lại việc cưỡng chế, khiến cảnh sát đă phải bắn hơi cay và lựu đạn khói để giải tán. Nhưng cuối cùng, trước một lực lượng quá đông đảo, người dân Văn Giang đă không thể ngăn chận được việc cưỡng chế.

    Theo báo chí chính thức, chiều hôm qua, ông Bùi Huy Thanh, Chánh văn pḥng Ủy ban Nhân dân tỉnh, thông báo là “đă hoàn thành giải phóng mặt bằng, bàn giao 72,6 hecta cho chủ đầu tư theo đúng kế hoạch”. Ông Bùi Huy Thanh cũng thông báo là công an tỉnh đă tạm giữ 20 người bị coi là “có hành vi quá khích”, cũng như đang điều tra “những đối tượng cầm đầu tổ chức chống đối người thi hành công vụ.”

    Người dân bị trưng thu đất cho dự án Ecopark đă khiếu kiện từ 8 năm nay, một phần v́ giá đền bù quá thấp và một phần v́ họ không công nhận tính hợp pháp của dự án này, đ̣i trả lại đất canh tác cho họ.


    Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ hôm nay, một người dân ở một trong ba xă bị cưỡng chế ở huyện Văn Giang ( xin được giấu tên v́ lo ngại cho tính mạng ), cho biết họ có cảm tưởng như vừa bị ngoại xâm vừa trải qua một trận đại hồng thủy hay vừa bị một trận càn quét trong chiến tranh.

    Những người dân vừa bị cưỡng chế thu hồi đất vừa rất căm phẫn trước hành động của chính quyền và chủ đầu tư, vừa lo ngại cho cuộc sống tương lai, v́ số tiền đền bù chỉ đủ sống cho vài tháng, và nay họ không c̣n phương tiện nào khác để sinh sống.

    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2012...giang-hung-yen

  6. #96
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    RFI :Báo chí Việt Nam bị kiểm duyệt về vụ cưỡng chế ở Văn Giang



    Cảnh sát cơ động được điều đến tham gia cưỡng chế thu hồi đất tại Văn Giang, Hải Hưng ngày 24/04/2012.
    REUTERS/Stringer

    Thanh Phương

    Khác với vụ Tiên Lăng, báo chí chính thức của Việt Nam không nói nhiều về vụ cưỡng chế thu hồi đất ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên ngày 24/4. Không những thế, những bài báo lên án vụ cưỡng chế đă bị kiểm duyệt, như trường hợp của bài báo đăng trên trang tamnhin.net thuộc tờ báo Kinh tế Doanh nhân Thời đại


    Trên trang báo điện tử Tầm Nh́n (tamnhin.net) sáng nay, dưới hàng tựa « Cưỡng chế đất đai ở Hưng Yên nhiều hệ lụy ? », tác giả Viết Lê Quân đă cảnh báo về những hậu quả của vụ cưỡng chế tại xă Văn Quan, huyện Văn Giang vừa qua.

    Tác giả bài báo nhận xét : « Nếu trong các cuộc khiếu tố đông người gần đây ở Hà Nội, trong tay người dân khiếu kiện chỉ là đơn thư, biểu ngữ và cờ Tổ quốc, th́ đối mặt với con số hàng ngàn cảnh sát cơ động được huy động một cách ráo riết và bài bản theo chiến thuật tác chiến một cách kinh ngạc, phần lớn người dân xă Xuân Quan lại mang theo bên ḿnh họ hoặc cuốc xẻng, hoặc gậy gộc, hoặc lưỡi hái. »

    Bài báo cho rằng, thực hiện chiến dịch cưỡng chế nói trên, trong khi chưa hề giải thích những nghi vấn một quyết định bị xem là trái luật, « UBND huyện Văn Giang đă dấn một bước sâu đậm hơn khi tiếp tục làm sâu sắc mối nghi ngờ đó ».

    Tác giả đặt câu hỏi : « Một lực lượng hùng hậu của cơ quan thi hành pháp luật lại đi bảo vệ cho một dự án tư nhân với nhiều khuất tất chưa được làm rơ? » , và cảnh báo : « Cả ngàn nông dân ra mặt phản ứng với chính quyền hoàn toàn không phải là một con số đáng coi thường. Nhất là khi những nông dân này lại đang chất chứa trong ḷng một nung nấu giành giật cho được công lư và công bằng, cho quyền lợi mưu sinh thiết thân của họ và con cái họ. »

    Nhưng bài báo nói trên sau đó đă bị gỡ bỏ khỏi trang Tầm Nh́n.net, mặc dù tựa của bài báo vẫn nằm trong mục « ĐIỂM NHẤN » ». Khi click vào link của bài này, người đọc chỉ thấy hàng chữ « Hệ thống đang có lỗi hoặc bài viết bạn đang t́m không tồn tại, mời bạn quay lại sau ít phút.»

    Trong những ngày qua báo chí chính thức của Việt Nam không đưa tin nhiều về vụ cưỡng chế ở Văn Giang và nếu có đưa tin th́ phần lớn chỉ đăng lại những thông tin từ chính quyền. Chỉ có vài tờ hiếm hoi bênh vực cho nông dân Văn Giang. Ngoài bài báo trên trang tamnhin.net, tờ báo Người Cao Tuổi, tờ báo của Hội Người cao tuổi Việt Nam, ngày 24/4 cũng đă đăng trên mạng một bài tường thuật về vụ cưỡng chế ở xă Văn Quan ngày hôm đó.

    Nhà báo Ngọc Phi của tờ báo này cho biết công an đă ngăn cản phóng viên chụp ảnh tại hiện trường, nên nhà báo này đă phải cải trang thành dân địa phương để lọt qua những trạm gác của công an, vào tận nơi chụp ảnh. Báo Người Cao Tuổi vẫn giữ nguyên quan điểm cho rằng quyết định cưỡng chế của chính quyền huyện Văn Giang là « trái luật ».

    Tờ báo này cho rằng, « theo Luật đất đai, chỉ những dự án phục vụ quốc pḥng, an ninh…Nhà nước mới thu hồi đất, c̣n những dự án không thuộc nhóm này, như dự án Ecopark th́ Nhà nước không thu hồi đất, mà chỉ đứng ra làm trọng tài để nhà đầu tư thoả thuận với dân. Ở đây UBND huyện lại đứng ra cưỡng chế, lấy đất giao cho chủ đầu tư, hoàn toàn không xem quy định của Luật đất đai có tí giá trị nào. »


    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2012...he-o-van-giang

  7. #97
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Cưỡng chiếm đất đai

    Bùi Lộc (Danlambao) - Ngày xưa đảng hô hào đấu tố địa chủ, chôn sống địa chủ, tiêu diệt địa chủ để chiếm lại ruộng vườn của họ chia cho tá điền. Ngày nay, đảng đem công an, bộ đội, dân pḥng với súng ống, lựu đạn, xe ủi tới cưỡng chiếm đất, ruộng từ tay nông dân, từ tay dân nghèo, người lao động để giao lại cho các địa chủ đỏ, tư bản đỏ đầu tư...


    *

    Vụ cưỡng chiếm đầm tôm của anh em ông Đoàn Văn Vươn tại Tiên lăng, Hải Pḥng vào ngày 5 tháng Giêng, 2012 chưa ngă ngũ và có vẻ như ch́m xuồng; th́ sáng ngày 24.4.2012, theo RFA: “Vào khoảng 5 giờ 30 phút, 3.000 công an, bộ đội cùng với khoảng 40 máy ủi đă được huy động đến cưỡng chiếm cánh đồng 70 hectares thuộc xă Xuân Quan, trong sự chống trả quyết liệt của khoảng 2.000 người dân thuộc ba xă Xuân Quan, Phụng Công và Cửu cao, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên.”


    Lần này có vẻ quyết liệt hơn, có nhiều tràng súng nổ, nhiều người đă bị hành hung, đánh đập và có người bị bắt. Giằn mặt người dân với lực lượng công an, bộ đội vượt trội lại có thêm cả số đông không mặc đồng phục hùng hậu, áp đảo. Sau vụ Tiên Lăng, ra đ̣n quyết liệt lần này giống như một phép thử coi sức đề kháng của người dân tới đâu để chuẩn bị cho những kỳ cưỡng chiếm kế tiếp.


    H́nh như chuyện cưỡng chế đất đai của người dân bây giờ là chuyện thường ngày trong xă hội Việt Nam. Hôm nay người này, xă này. Mai tới phiên người khác, xă khác. Không c̣n một hộ dân nào, không c̣n một xă nào, có thể b́nh tâm sinh sống “an cư lạc nghiệp” nữa. Theo một blogger trong nước - Mẹ Nấm cho hay người dân đang sống yên lành trong xóm, nhưng vào một buổi sáng nào đó thấy xuất hiện những đôi nam nữ ăn mặc lịch sự trên xe hơi sang trọng bước xuống đi ṿng quanh quan sát đôi lần là y như sắp bị giải tỏa. Tưởng chỉ có thời chiến tranh, thời loạn, người ta mới phải bỏ cửa, bỏ nhà đi, nhưng bầy giờ rơ ràng là thời b́nh mà người dân cũng cứ thấp thỏm lo phải bỏ nhà ra đi với hai bàn tay trắng bất cứ lúc nào.


    Chuyện cũ: Để khai mào cho cuộc cách mạng vô sản, những người Maxísts, Léninists nhằm lôi kéo đám đông đói khổ, họ đă hô vang khẩu hiệu: “Tất cả các nô lệ, những người bị bóc lột hăy đoàn kết đứng lên giành lại những ǵ đă mất vào tay bọn địa chủ, bọn tư bản. Chúng ta không có ǵ để mất. Nếu có mất chúng ta chỉ mất có mỗi xiềng xích thôi.” Người dân nghèo nghe sướng quá. Đúng là thời cơ đă đến, ào ào theo bác theo đảng. Bác, đảng bảo làm ǵ cũng làm.


    Khi những người cs Việt Nam giành được nửa nước họ lại hô hào: “Tất cả các tá điền, chúng ta đă bị bọn địa chủ bóc lột bao đời. Hăy đứng lên đập tan bọn địa chủ, chôn sống bọn chúng. Lấy lại ruộng vườn”. Thế là hàng trăm ngàn địa chủ bị lôi ra đấu tố, hành hạ, sỉ nhục, bị giết, bị tù đầy tới chết. Tá điền nô nức, hết lời ca ngợi, tung hô, biết ơn đảng đă đáp ứng nguyện vọng ngàn đời của dân nghèo.


    Sau khi chiếm được miền Nam, biết bao nhiều hộ dân tại Sài G̣n và các thành thị Miền Nam bị lùa đi vùng “kinh tế mới” và cán bộ vào chiếm những căn nhà trống của họ để lại. Đây là phần thưởng dành cho những kẻ chiến thắng. Người dân Miền Nam thua trận bị cướp trắng tay giữa ban ngày, bị đày đọa, bị làm nhục c̣n hơn cả dưới thời thực dân Pháp.


    Người dân cả hai Miền Nam Bắc sau 75 đều bị đói ră họng mấy năm liền; trong khi các nước cs đàn anh đang hục hặc nhau và có nhiều dấu hiệu sắp sụp đổ. Cộng sản Việt Nam thấy nguy cơ gần kề đă phải năo ḷng hô lên: “Đổi mới hay chết.” Thế là kinh tế thị trường (mà đảng đă khổ công để tiêu diệt nó) được phục hồi thay thế cho kinh tế tập trung xhcn.


    Nhưng chẳng lẽ nhận ḿnh sai, nhận hệ thống kinh tế ḿnh thất bại, v́ ngay từ đầu “đảng ta đă sáng suốt lănh đạo toàn dân xây dựng thành công tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường xhcn.” Nên phải vớt vát thêm cái đuôi “định hướng xă hội chủ nghĩa; thành ra “Kinh tế thị trường theo định hướng xhcn.


    Nhờ kinh tế thị trường, bộ mặt xă hội có đôi chút khởi sắc. Thay v́ công khai nh́n nhận những lỗi lầm, kinh tế tập trung đă giam hăm sự phát triển của đất nước cả thế kỷ và đă tốn kém xương máu của không biết bao nạn nhân vô tội, gây nên một cuộc chiến tranh tổn hại xương máu hơn bốn triệu sinh mạng của cả hai miền đất nước; th́ cả một hệ thống tuyên truyền báo dài, truyền h́nh rầm rộ ca ngợi “Nhờ chính sách đổi mới của đảng đă đem lại cho đất nước phát triển, đời sống nhân dân một ngày một ấm no hơn.” Thật là trơ trẻn.


    Cũng chính cái đuôi “định hướng xhcn” này mà sinh ra không biết bao nhiêu giống tội. Cái bức xúc, cái ấm ức, cái bất công nhất là “Đất đai thuộc về toàn dân”. Hỏi ra cho rơ toàn dân là ai th́ mọi người đều ú ớ, chẳng biết toàn dân là ai, là cái ǵ cả. Dùng một từ ngữ mà người ta muốn nói sao, muốn diễn dịch thế nào cũng được.


    Có phải toàn dân là 90 triệu người đang sống trên giăi đất Việt Nam không, th́ rơ ràng là không. Bởi v́ người dân đang sống trong căn nhà của ḿnh, canh tác trên ruộng vườn của ḿnh, tự nhiên nhà cửa, ruộng vườn bị cưỡng chiếm, c̣n ḿnh bị tống cổ ra ngoài đường với hai bàn tay trắng. Vậy th́ toàn dân có phải là ba triệu đảng viên. Cũng không hẳn. Chỉ một ít có chức có quyền, chẳng hạn xă ủy, huyện ủy, tinh ủy trở lên. V́ những đảng viên này đă ra lệnh cưỡng chiếm, thu hồi đất đai của người dân với cái dù của trung ương.


    Đây, đúng đây rồi, đích thị chính 14 tên chóp bu trong bộ chính trị. Chính những tên này đă chiếm toàn quyền trên đất đai của tổ quốc. Chúng tung hoành sang nhượng bán cho ngoại bang. C̣n dân chúng, chúng ban cho ai được chút đất nào là tùy chúng. Rơ ràng nhất là “Công hàm nhượng biển” do Phạm Văn Đồng kư ngày 14 tháng 9 năm 1958 nhượng biển đảo cho đàn anh Trung Quốc. Hiệp định biên giới kư ngày 18 tháng Mười năm 2009 đă nhượng cho Trung Quốc cả hàng trăm Km2. Chưa kể chúng c̣n cho ngoại bang thuê và khai thác cả hàng trăm km2 rừng đầu nguồn. Nguyễn Tấn Dũng c̣n cho Trung Cộng vào khai thác bauxite tại Daknong, hô lên cho mọi người nghe: “Đây là chủ trương lớn của đảng.” Tất cả những việc làm trên biết bao nhiều người có nhiệt tâm, những nhà trí thức, những khoa học gia t́m đủ mọi cách ngăn cản nhưng cũng không mang lại kết quả nào.


    C̣n đối với người dân. Từ sau 75 đến nay, đạt được mục đích rồi, đảng đâu cần dân nghèo nữa. Không biết bao nhiêu đất tư nhân, đất của các tổ chức tôn giáo bị cưỡng chế. Rơ ràng nhất là những khu thuộc Ṭa Khâm sứ, Giáo xứ Thái Hà, Đồng Chiêm, Cồn Dầu, Loan Lư, Nhà Nữ tu Phao Lô Mỹ tho, Nữ tu Thủ Thiêm, và không biết bao hộ gia đ́nh khắp mọi miền đất nước cả Nam lẫn Bắc đă bị cưỡng chiến; và ngay hôm nay 24. 4. 2012, một lực lượng hùng hậu 3000 công an và bộ đội với dân pḥng đang thẳng tay đàn áp để cướp 70 hectares đất của hơn 2000 nông dân Xă Xuân Quan, huyện Văn Giang, thuộc tỉnh Hưng Yên. Nhiều người trở nên trắng tay, bị đẩy vào những con đường cùng, một tương lai vô vọng không lối thoát đưa đến những cảnh sống đói nghèo lang thang, mất nhân phẩm.


    Ngày xưa đảng hô hào đấu tố địa chủ, chôn sống địa chủ, tiêu diệt địa chủ để chiếm lại ruộng vườn của họ chia cho tá điền. Ngày nay, đảng đem công an, bộ đội, dân pḥng với súng ống, lựu đạn, xe ủi tới cưỡng chiếm đất, ruộng từ tay nông dân, từ tay dân nghèo, người lao động để giao lại cho các địa chủ đỏ, tư bản đỏ đầu tư.


    Trên hệ thống truyền thông: Đảng lúc nào cũng sáng suốt, lúc nào cũng quan tâm tới đời sống dân nghèo. Người dân không có cái khố để mặc, có hạt cơm cho vào bụng đói, không có mái nhà che mưa nắng, không có cái giường để nghỉ ngơi. Đảng đày đọa con người đến tận cùng của khổ đau. Cuộc sống của dân nghèo suốt ngày quay cuồng như con ṃng ṃng. Nhưng oái oăm là họ lại cứ phải ca tụng đảng, biết ơn đẳng. Hôm nay đảng cưỡng chiếm nhà cửa, đất đai, ruộng vườn, đuổi họ ra đường đúng là đảng đang làm cho họ sáng mắt, sáng ḷng.


    Đảng nói ngược, đảng nói xuôi. Đàng nào đảng nói cũng được. Hễ có ai có can đảm nói lên những khuyết điểm, sai trái của đảng liền bị gán cho tội chống đối, có âm mưu lật đổ chính quyền; rồi bị xử, bị tù tội. Sao làm người công dân lương thiện của Việt Nam bây giờ nó khổ sở và khó khăn thế.




    Bùi Lộc
    danlambaovn.blogspot .com

    http://danlambaovn.blogspot.fr/2012/...iem-at-ai.html

  8. #98
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Chiến thắng Văn Giang!!!




    Biếm họa HatKa (Danlambao)

  9. #99
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Những kẻ ám sát cánh đồng



    Thùy Linh - Nhớ chuyện bố kể ngày xưa... Nhà chỉ có hai anh em đùm bọc nhau v́ ông bà mất sớm. Ngày toàn quốc kháng chiến năm 46, cả bố và chú ḿnh đều muốn đi bộ đội. Chú nhất định không cho bố đi v́ sợ “lỡ hai anh em ḿnh đều hy sinh th́ độc lập để ai hưởng?”. Bố ở lại và sống đến năm 83 tuổi, hưởng cuộc sống công chức nghèo thanh bần. C̣n chú hy sinh ngay ngày đầu kháng chiến khi mới tṛn 20 tuổi. Chú nằm xuống cánh đồng chiêm trũng quê nhà ngập úng. Một sư thầy chôn chú vội vàng vào phút nghỉ giữa hai trận đánh. Mộ chú sau này không t́m thấy… Cả đời bố day dứt về chuỵên này.



    Gậy chọi với súng và đạn hơi cay...

    Giờ th́ ḿnh nghĩ kiếp người ngắn ngủi chưa chắc đă dở? V́ giả sử chú c̣n sống th́ sau chiến tranh sẽ về làm gă nông phu ở làng? Sẽ cày cấy trên thửa ruộng được chia sau năm 54? Và bây giờ có thể sẽ đứng vào đám đông như những người nông dân Văn Giang để chọi lại súng đạn, hơi cay quyết giữ lại mảnh đất nuôi sống ḿnh?

    Nhiều người bảo ngày xưa, sau năm 54 có khẩu hiệu: “người cày có ruộng”; “ruộng đất về tay dân cày”…Giờ khẩu hiệu đó đă đổi lại: “ruộng đất về tay tư sản đỏ”. Liệu chú có chịu đựng được cú sốc này?




    "Ra trận"?


    Xem clip cưỡng chế đất ở Văn Giang. Thấy từng đoàn, từng đoàn binh lính được che chắn, bảo vệ bởi đủ các giáp, mũ, súng đạn. Và quan trọng hơn họ được bảo trợ bằng quyền lực, tiền lực, lực lượng đông đảo. Khí thế lắm.

    Dàn quân như trong các bộ phim về chiến tranh thời trung cổ với giáp sắt, mũ, khiên…Chợt nhớ ngày xưa trong một bài thơ của Việt Phương mà lớp lớp học sinh phải nằm làu có câu: “Bác không gọi trận đánh chết nhiều người là trận đánh đẹp”.

    C̣n giờ những người lính cầm vũ khí dẹp đánh nhân dân ḿnh, trước khi ra quân họ tin là sẽ thắng lợi v́ kế hoạch tác chiến nhịp nhàng và sẽ làm nên trận đánh “đẹp”.

    Nh́n những kẻ mặc sắc phục công an say máu đánh người mà rùng ḿnh.




    Nón lá chọi với mũ sắt...


    Người họ chiến thắng là ai? Là những người nông dân cố sống chết bám lấy thửa ruộng của ḿnh dù chỉ có gậy gộc, mũ bảo hiểm loại rẻ tiền.

    Trận đánh “đẹp mặt” của kẻ biết dùng tiền, quyền vào đúng chỗ, đúng lúc để bắt những người nông dân rời bỏ ruộng vườn…


    C̣n tiếp...

  10. #100
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Nhân dân vẫn cố níu vào lá cờ Tổ quốc để giữ đất...


    Sau này, cha mẹ những người lính ấy và quê hương họ cũng bị cưỡng chế để lấy đất th́ ai sẽ đứng vào hàng ngũ người lính để tạo ra những trận đánh “đẹp” như thế nhỉ? Không lẽ người với người thay phiên làm âm binh để hại nhau?




    Rùng rùng quân đi như sóng?



    Mỗi khi nhắc đến Hà Lan là người ta nhớ ngay đến chuyện chả giống ai: đất nước nhiều diện tích nằm dưới mực nước biển; là nước thu nhập chủ yếu nhờ dịch vụ; có hoa tuy líp nổi tiếng xuất khẩu; nghề gái điếm được bảo hiểm xă hội v́ là một nghề được xă hội công nhận; là nước thừa nhận hôn nhân đồng giới; được phép sử dụng ma tuư công khai…

    Nhưng có lẽ ấn tượng nhất là màu xanh mướt mát của những cánh đồng bát ngát.

    Cảm giác như đang hưởng thụ một cuộc sống điền viên yên b́nh, thanh tịnh dù ở bất cứ đâu ở Hà Lan.

    Chả cần vênh vang, cạnh tranh với các nước công nghịêp phát triển, Hà Lan tự t́m cho ḿnh thế mạnh riêng: bên cạnh việc trồng ngũ cốc, rau cải, cây ăn trái và hoa, việc trồng hoa tuy líp ảnh hưởng đến cả lịch sử của đất nước, là nuôi ḅ sữa trên quy mô lớn, là cơ sở làm pho mát, một sản phẩm xuất khẩu quan trọng.

    Nền nông nghiệp Hà Lan tạo việc làm cho gần 4% người lao động nhưng lại góp phần quan trọng trong xuất khẩu.

    Sau Mỹ và Pháp, Hà Lan là nước xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp lớn thứ ba trên thế giới.

    VN đă được hưởng thụ những sản phẩm tuyệt vời như vậy của Hà Lan: sữa, pho mát…

    Tại sao VN không là nước nông nghịêp phát triển?

    Cố công trở thành một nước công nghiệp phát triển nhưng đến giờ chỉ dừng ở mức…gia công và lắp ghép.

    Vậy là bao đất đai nông nghiệp đă bị thu hồi cho các khu công nghiệp và khu dân cư cho có vẻ hiện đại.

    Bao nhiêu nông dân mất đất, mất nghề điêu đứng.

    Và chỉ ở nước ḿnh mới có công thức: công nghiệp hoá = bần cùng hoá nông dân.




    Đồng quê c̣n lại chút này...


    Lâu nay ḿnh hay đi phượt. Mỗi khi qua những cánh đồng thấy c̣ về nhiều lắm

    . Có vùng quê cánh c̣ trắng đồng, chấp chới, lấp lóa dưới nắng chiều.

    Nh́n thân c̣ ṃ mẫm bên thửa ruộng thấy tồi tội, dễ thương…

    Trông chúng như người lầm lụi. Tự nhiên thấy yêu cánh đồng hơn gấp bội.

    Tự bảo: điềm lành v́ người nông dân không c̣n giết c̣ để ăn.

    Ruộng đồng bớt thuốc sâu để c̣ bắt con tôm con tép.

    Người biết gần gũi thân thiện với c̣. C̣ đă biết yêu người, yêu đồng.

    Cánh đồng không có c̣ như bức tranh thuỷ mạc thiếu mực vẽ chưa xong.




    Đồng chiều, cuống rạ?


    Giờ th́ nhiều kẻ rắp tâm “ám sát cánh đồng” (xin mượn tên tiểu thuyết của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều).

    Từng cánh đồng lần lượt bị ám sát.

    Từng gia đ́nh nông dân bị chết ṃn.

    Giờ cánh c̣ sẽ tan tác về đâu?


    Câu ca dao sẽ được người lớn ru trẻ nhỏ là thế này:


    Con c̣ đi đón cơn mưa
    Tên bay đạn nổ ai đưa c̣ về?
    C̣ bèn bỏ quán, bỏ quê
    Bỏ cha bỏ mẹ c̣ về nơi đâu?


    Không lẽ giấc ngủ trẻ thơ giờ chỉ c̣n tiếng súng vọng và đạn hơi cay xé mí mắt?


    Mời bạn bè nghe bài hát "Mùa xuân đầu tiên" của nhạc sỹ Văn Cao để nhớ về những mùa xuân trên cánh đồng thơ mộng xinh đẹp của nước ḿnh...




    Thùy Linh


    http://www.buudoan.com/2012/04/nhung...-canh-ong.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 76
    Last Post: 29-03-2015, 11:56 AM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. THƯ MỜI THAM DỰ LỄ TƯỞNG NIỆM NHỊ VỊ TRƯNG NỮ VƯƠNG.
    By NguyễnQuân in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 06-03-2011, 10:33 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 29-01-2011, 04:35 PM
  5. CHIẾN DỊCH TRUYỄN THÔNG THEO CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
    By NguyễnQuân in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 13-10-2010, 01:20 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •