Page 30 of 31 FirstFirst ... 20262728293031 LastLast
Results 291 to 300 of 304

Thread: Chơi chữ, nói lái và những vần thơ bất hủ trong văn chương Việt Nam.

  1. #291
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH

    VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH
    Nguyễn Du


    Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt,
    Toát hơi may lạnh buốt xương khô
    Năo người thay buổi chiều thu,
    Ngàn lau nhuốm bạc lá ngô rụng vàng...
    Đường bạch dương bóng chiều man mác,
    Dịp đường lê lác đác mưa sa
    Ḷng nào ḷng chẳng thiết tha
    Cơi dương c̣n thế nữa là cơi âm.
    Trong trường dạ tối tăm trời đất,
    Có khôn thiêng phảng phất u minh...
    Thương thay thập loại chúng sinh
    Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người
    Hương lửa đă không nơi nương tựa
    Hồn mồ côi lần lữa bấy niên...
    C̣n chi ai khá, ai hèn
    C̣n chi mà nói ai hiền ai ngu!
    Tiết đầu thu lập đàn giải thoát
    Nước tĩnh đàn sái hạt dương chi
    Muôn nhờ đức Phật từ bi
    Giải oan cứu khổ độ về tây phương.

    Cũng có kẻ tính đường kiêu hănh
    Chí những lăm cất gánh non sông
    Nói chi những buổi tranh hùng
    Tưởng khi thế khuất, vận cùng mà đau!
    Bỗng phút đâu mưa sa, ngói lở
    Khôn đem ḿnh làm đứa thất phu
    Giàu sang càng nặng oán thù
    Máu tươi lai láng, xương khô rụng rời
    Đoàn vô tự lạc loài nheo nhóc,
    Quỷ không đầu đứng khóc đêm mưa
    Cho hay thành bại là cơ
    Mà cô hồn biết bao giờ cho tan.
    Cũng có kẻ màn lan trướng huệ
    Những cậy ḿnh cung quế Hằng Nga,
    Một phen thay đổi sơn hà,
    Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu?
    Trên lầu cao dưới ḍng nước chảy
    Phận đă đành trâm găy, b́nh rơi
    Khi sao đông đúc vui cười
    Mà khi nhắm mắt không người nhặt xương.
    Đau đớn nhẽ không hương không khói
    Hồn ngẩn ngơ ḍng suối, rừng sim.
    Thương thay chân yếu, tay mềm
    Càng lăm càng héo một đêm, một dài.
    Ḱa những kẻ mũ cao áo rộng,
    Ngọn bút son thác sống ở tay
    Kinh luân găm một túi đầy
    Đă đêm Quản Cát lại ngày Y Chu.
    Thịnh măn lắm, oán thù càng lắm,
    Trăm loài ma mồ nấm chung quanh
    Ngàn vàn khôn đổi được ḿnh
    Lầu ca viện hát tan tành c̣n đâu?
    Kẻ thân thích vắng sau vắng trước
    Biết lấy ai bát nước nén nhang?
    Cô hồn thất thểu dọc ngang
    Nặng oan khôn nhỏ t́m đường hóa sinh?
    Ḱa những kẻ bài binh bố trận
    Đổi ḿnh vào cướp ấn nguyên nhung
    Gió mưa sấm sét đùng đùng
    Phơi thây trăm họ nên công một người.
    Khi thất thế tên rơi đạn lạc
    Băi sa trường thịt nát máu rơi
    Mênh mông góc bể chân trời
    Nắm xương vô chủ biết rơi chốn nào?

    Trời thăm thẳm mưa gào gió thét
    Khí âm huyền mờ mịt trước sau
    Ngàn mây nội cỏ rầu rầu,
    Nào đâu điếu tế, nào đâu chưng thường?
    Cũng có kẻ tính đường trí phú
    Ḿnh làm ḿnh nhịn ngủ kém ăn
    Ruột rà không kẻ chí thân
    Dẫu làm nên để dành phần cho ai?
    Khi nằm xuống không người nhắn nhủ
    Của phù vân dẫu có như không
    Sống thời tiền chảy bạc ṛng
    Thác không đem được một đồng nào đi.
    Khóc ma mướn, thương ǵ hàng xóm
    Ḥm gỗ đa bó đóm đưa đêm
    Ngẩn ngơ trong quảng đồng chiêm
    Nén hương giọt nước biết t́m vào đâu?
    Cũng có kẻ rắp cầu chữ qúy
    Dẫn ḿnh vào thành thị lân la
    Mấy thu ĺa cửa ĺa nhà
    Văn chương đă chắc đâu mà trí thân.
    Dọc hàng quán gặp tuần mưa nắng
    Vợ con nào nuôi nấng khem kiêng
    Vội vàng liệm sấp chôn nghiêng
    Anh em thiên hạ láng giềng người dưng
    Bóng phần tử xa chừng hương khúc
    Băi tha ma kẻ dọc người ngang
    Cô hồn nhờ gửi tha phương
    Gió trăng hiu hắt lửa huơng lạnh lùng.
    Cũng có kẻ vào sông ra bể,
    Cánh buồm mây chạy xế gió đông
    Gặp cơn giông tố giữa ḍng
    Đem thân chôn rấp vào ḷng ḱnh nghê.

    Cũng có kẻ đi về buôn bán
    Đ̣n gánh tre chín dạn hai vai
    Gặp cơn mưa nắng giữa trời
    Hồn đường phách sá lạc loài nơi nao?
    Cũng có kẻ mắc vào khóa lính
    Bỏ cửa nhà gồng gánh việc quan
    Nước khe cơm vắt gian nan
    Dăi dầu ngh́n dặm lầm than một đời
    Buổi chiến trận mạng người như rác
    Phận đă đành đạn lạc tên rơi
    Lập ḷe ngọn lửa ma trơi
    Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương!
    Cũng có kẻ lỡ làng một kiếp
    Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa
    Ngẩn ngơ khi trở về già
    Ai chồng con tá biết là cậy ai?
    Sống đă chịu một đời phiền năo
    Thác lại nhờ hớp cháo lá đa
    Đau đớn thay phận đàn bà,
    Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?
    Cũng có kẻ nằm cầu gối đất
    Dơi tháng ngày hành khất ngược xuôi
    Thương thay cũng một kiếp người
    Sống nhờ hàng xứ chết vùi đường quan.
    Cũng có kẻ mắc oan tù rạc
    Gửi ḿnh vào chiếu rách một manh
    Nắm xương chôn rấp góc thành
    Kiếp nào cỡi được oan t́nh ấy đi?
    Ḱa những kẻ tiểu nhi tấm bé
    Lỗi giờ sinh ĺa mẹ ĺa cha
    Lấy ai bồng bế xót xa
    U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi ḷng.

    Ḱa những kẻ ch́m sông lạc suối
    Cũng có người sẩy cối sa cây
    Có người leo giếng đứt dây
    Người trôi nước lũ kẻ lây lửa thành.
    Người th́ mắc sơn tinh thủy quái
    Người th́ sa nanh sói ngà voi
    Có người hay đẻ không nuôi
    Có người sa sẩy có người khốn thương.
    Gặp phải lúc đi đường lỡ bước
    Cầu Nại Hà kẻ trước người sau
    Mỗi người một nghiệp khác nhau
    Hồn xiêu phách lạc biết đâu bây giờ?

    Hoặc là ẩn ngang bờ dọc bụi
    Hoặc là nương ngọn suối chân mây
    Hoặc là điếm cỏ bóng cây
    Hoặc là quán nọ cầu này bơ vơ
    Hoặc là nương thần từ Phật tự
    Hoặc là nhờ đầu chợ cuối sông
    Hoặc là trong quăng đồng không
    Hoặc nơi g̣ đống hoặc vùng lau tre
    Sống đă chịu một bề thảm thiết
    Ruột héo khô dạ rét căm căm
    Dăi dầu trong mấy mươi năm
    Thở than dưới đất ăn nằm trên sương
    Nghe gà gáy t́m đường lánh ẩn
    Tắt mặt trời lẩn thẩn t́m ra
    Lôi thôi bồng trẻ dắt già
    Có khôn thiêng nhẽ lại mà nghe kinh.
    Nhờ phép Phật siêu sinh tịnh độ
    Phóng hào quang cứu khổ độ u
    Rắp ḥa tứ hải quần chu
    Năo phiền trút sạch oán thù rửa không.
    Nhờ đức Phật thần thông quảng đại
    Chuyển pháp luân tam giới thập phương
    Nhơn nhơn Tiêu Diện đại vương
    Linh kỳ một lá dẫn đường chúng sinh.
    Nhờ phép Phật uy linh dũng mănh
    Trong giấc mê khua tỉnh chiêm bao
    Mười loài là những loài nào?
    Gái trai già trẻ đều vào nghe kinh.
    Kiếp phù sinh như h́nh như ảnh
    Có chữ rằng:"Vạn cảnh giai không"
    Ai ơi lấy Phật làm ḷng
    Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.

    Đàn chẩn tế vâng lời Phật giáo
    Của có khi bát cháo nén nhang
    Gọi là manh áo thoi vàng
    Giúp cho làm của ăn đường thăng thiên.
    Ai đến đây dưới trên ngồi lại
    Của làm duyên chớ ngại bao nhiêụ
    Phép thiên biến ít thành nhiều
    Trên nhờ Tôn Giả chia đều chúng sinh.
    Phật hữu t́nh từ bi phổ độ
    Chớ ngại rằng có có không không.
    Nam mô chư Phật, Pháp, Tăng
    Độ cho nhất thiết siêu thăng thượng đài.

    Nguồn:
    http://xuandienhannom.blogspot.com/2...oai-chung.html

  2. #292
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Văn Tế Thập Lọai Chúng sinh

    Vu Lan Tháng Bảy- Đọc Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh (Nguyễn Du)

    Trí Bửu
    Trân trọng đối với đại thi hào Nguyễn Du các nhà nghiên cứu văn học như Thanh Lăng, Phạm Thế Ngũ, Thạch Trung Giả, Xuân Diệu, Đặng Thị Hảo, Lê Thước... đều có chung nhận xét rằng Nguyễn Du là người có trái tim lớn “chứa được bấy nhiêu t́nh thương nhân loại”


    1.- Nguyễn Du ( 阮攸); 1765–1820) tên tự là Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), Nam Hải điếu đồ. Ông sinh ngày mồng 3 tháng 1 năm 1766 tức ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu tại phường Bích Câu, Thăng Long (nay là phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội). Cha là Nguyễn Nghiễm, sinh ở làng Tiên Điền, nay là xă Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, tên tự Hy Di, hiệu Nghi Hiên, có biệt hiệu là Hồng Ngự cư sĩ đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Thượng thư bộ Hộ triều Lê. Mẹ là bà Trần Thị Tần con gái một người làm chức câu kế. Quê làng Hoa Thiều, xă Minh Đạo, huyện Tiên Du (Đông Ngàn), xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm (kém chồng 32 tuổi sinh được năm con, bốn trai và một gái)

    Nguyễn Du là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê Mạc, Nguyễn sơ. Ông là nhà thơ lớn của Việt Nam, được mọi người kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

    Mùa thu năm Nhâm Tuất (1802), Vua Gia Long diệt nhà Tây Sơn. Nguyễn Du ra làm quan Tri huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Mấy tháng sau thăng tri phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng (nay thuộc Hà Nội).

    Năm 1820 (Canh Th́n) Gia Long qua đời Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng ông bị bệnh chết ngày mồng 10 tháng 8 AL (16-9-1820) thọ 54 tuổi.

    2.- Văn tế thập loại chúng sinh c̣n được gọi là Văn chiêu hồn hay Văn tế chiêu hồn là một trong số tác phẩm xuất sắc của đại thi hào Nguyễn Du.

    Văn tế thập loại chúng sinh, hiện chưa rơ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ư của ông Trần Thanh Mại trên “Đông Dương tuần báo” năm 1939, th́ Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Tuy nhiên, GS. Hoàng Xuân Hăn lại cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết tác phẩm này trước cả Truyện Kiều, tức khi ông c̣n làm cai bạ ở Quảng B́nh (1802-1812).

    Sách Từ điển văn học cho biết người đầu tiên phát hiện bài văn tại chùa Diệc ở thành phố Vinh là GS. Lê Thước. Nhưng cổ nhất là bản khắc ván năm 1895 của nhà sư Chính Đại (nên được gọi là bản Chính Đại), được tàng trữ ở chùa Hưng Phúc, xă Xuân Lôi, huyện Vơ Giàng, tỉnh Bắc Ninh. Từ hai bản này, Hoàng Xuân Hăn khảo chứng, hiệu đính kỹ lưỡng và đă đưa ra một văn bản khác có độ tin cậy cao hơn...

    Cuộc sống "mười năm gió bụi" từ năm 1786 đến 1795 của Nguyễn Du như thế nào, th́ ông đă phản ảnh rơ trong Thanh Hiên thi tập. Suốt mười năm ấy, nay ở đầu sông, mai ở cuối bể, ăn nhờ ở đậu, túi rỗng không, đau ốm liên miên, nghèo không tiền mua thuốc, nhiều lần muốn về quê nhà ở Hà Tĩnh, nhưng ở đó nhà cũng không có, mà anh em th́ mỗi người một ngả...Đến khi được trở về nhà, th́ ông đă là nhà nho mới hơn ba mươi tuổi mà tóc đă bạc trắng, bệnh tật, có lúc ốm mấy tháng liền mà chỉ nằm chờ chết, trong nhà bếp lạnh tanh...Cho đến khi ông ra làm quan với nhà Nguyễn. Gia phả chép: Dầu làm đến chức á khanh mà ông vẫn giữ vẻ thanh nhă đơn giản như một học tṛ nghèo. Trong Nam trung tạp ngâm, ít ra cũng có hai bài thơ nói đến vợ con ăn đói, mặt xanh như lá rau...

    Tất cả những chi tiết đó giải thích tại sao Nguyễn Du thuộc tầng lớp trên mà trong thơ ca lại có một mối đồng t́nh thắm thiết với những người vốn thuộc tầng lớp thấp...Điều này ta đă thấy rơ trong bài Văn tế chiêu hồn “

    Văn tế thập loại chúng sinh là một bài văn khấn tế, đề cập đến xă hội hồn ma một cách thảm thương nhất. Đó là h́nh ảnh lộn trái của xă hội trần thế, song khác biệt cơ bản ở chỗ không có đối lập giàu nghèo, sang hèn. Chúng sinh ai cũng như ai cùng chịu cảnh đọa đày, oan khuất và cô đơn nên nhà thơ xót thương tất cả... Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm. Văn tế tập loại chúng sinh của Nguyễn Du được chia làm bốn phần:

    Phần một (20 câu): tả cảnh một chiều thu tháng Bảy mưa dầm buồn bă, khiến nhà thơ chạnh ḷng thương đến các chúng sinh đang lạnh lẽo, bơ vơ nơi cơi âm mà lập đàn cầu siêu...

    Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt,
    Toát hơi may lạnh buốt xương khô,
    Năo người thay buổi chiều thu,
    Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng
    …”

    Phần hai (116 câu): nêu rơ tên và nguyên nhân thiệt mạng của mười loại cô hồn.

    Cũng có kẻ tính đường kiêu hănh,
    Chí những lăm cướp gánh non sông,
    Nói chi những buổi tranh hùng
    Tưởng khi thế khuất vận cùng mà đau
    ….”





    Phần ba (20 câu): miêu tả cảnh sống thê lương thảm thiết của các cô hồn.

    [I
    ]“Gặp phải lúc đi đường lỡ bước
    Cầu Nại Hà kẻ trước người sau
    Mỗi người một nghiệp khác nhau
    Hồn xiêu phách tán biết đâu bây giờ?”[/I]

    Phần cuối (28 câu): lời thỉnh cầu phép Phật nhiệm mầu giúp cho họ được giải thoát. Cuối cùng là lời mời các cô hồn tới nhận phần lễ cúng để lên đàng thăng thiên...

    [I[CENTER]]“Nhờ phép Phật siêu sinh tịnh độ,
    Phóng hào quang cứu khổ độ u,
    Rắp ḥa tứ hải quần chu,
    Năo phiền rũ sạch, oán thù rửa không.
    Nhờ đức Phật thần thông quảng đại,
    Chuyển pháp luân tam giới thập phương,
    Nhơn nhơn Tiêu Diện đại vương,
    Linh kỳ một lá dẫn đường chúng sinh
    …[/CENTER]”[/I]

    Các nhà nghiên cứu văn học như Thanh Lăng, Phạm Thế Ngũ, Thạch Trung Giả, Xuân Diệu, Đặng Thị Hảo, Lê Thước... đều có chung nhận xét rằng Nguyễn Du là người có trái tim lớn “chứa được bấy nhiêu t́nh thương nhân loại” và xă hội Lê mạt chính là nguồn nung nấu để h́nh thành nên tác phẩm...

    Theo GS. Phạm Thế Ngũ: Bài Văn tế thập loai chúng sinh cũng là dịp cho ta thấy nơi Nguyễn du một năng khiếu tưởng tượng phi thường ḥa với một t́nh đồng cảm bao la. Bao trường hợp chết chóc, bao nhiêu cảnh ngộ thương vong, tác giả phác họa ra, khêu gợi lên với những tình tiết lâm li thảm thiết...Cảnh loạn lạc…nhất là bệnh dịch, phu phen, mất mùa, đói khổ, người chết như ra là một ám ảnh tai ách thường xuyên ở đời Lê mạt...

    [I
    ]“Cũng có kẻ màn lan trướng huệ,
    Những cậy ḿnh cung quế Hằng Nga,
    Một phen thay đổi sơn hà,
    Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu?
    Trên lầu cao dưới cầu nước chảy
    Phận đă đành trâm găy b́nh rơi,
    Khi sao đông đúc vui cười,
    Mà khi nhắm mắt không người nhặt xương
    …”[/I]

    Chính những thảm cảnh ấy đă là nguồn văn nguồn ư nung nấu thành Chiêu hồn ca...Nó khiến ta có thể xác định một lần nữa: Nguyễn Du là thi sĩ muôn đời của Thống khổ và T́nh thương

    Xuân Diệu nhà thơ tình của Việt Nam đã nhận định: Trong nền thơ Việt Nam ta từ trước, có một tác phẩm rất độc đáo về đề tài, hầu như là duy nhất, nói đến những người chết, nói đến cái chết dưới trăm t́nh thế, chưa có bài thơ nào mà tập trung nói đến những hồn người chết như vậy-và thực chất lại là sự ôm trùm rộng răi những người sống-đó là Văn Chiêu hồn...

    [CENTER[CENTER]]“Sống đă chịu một đời phiền năo
    Thác lại nhờ hớp cháo lá đa,
    Đau đớn thay phận đàn bà,
    Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu
    [/CENTER]?”[/CENTER]

    Ở thời đại ấy...Nguyễn Du không biết tại sao mà xă hội khổ đến thế. Bây giờ ta không trách Nguyễn Du về sự mù mờ ấy, bởi vì Nguyễn Du kêu gào ở trong bóng tối, cũng là phát hiện bóng tối cho ta:...đó là một bản tố cáo gắt gao về đói rét, tật bệnh, chiến tranh phong kiến giành giật đất đai, mưu ma chước quỉ của bọn quan lớn, về thân phận người đàn bà, về số phận người b́nh dân...do sự phong phú của đề tài, mà cả xă hội người diễu qua trước mắt ta...C̣n trái tim lớn của Nguyễn Du một tấm ḷng chứa được bấy nhiêu t́nh thương nhân loại! T́nh thương ấy có xô bồ, lẫn lộn như đối với vài kẻ thuộc giai cấp bên trên; nhưng phần lớn, căn bản là dành cho những người bị cực khổ, oan ức, đói rét, đau đớn từ những người bị bọn vua quan bắt lính, đến người mắc oan ở tù rạc thân, đến người hành khất “cũng một kiếp người” từ người đẻ non đến em bé chết yểu, từ người đứt dây rơi xuống giếng chết đến người bị cọp ăn...

    [I[COLOR="#006400
    "]]“Ḱa những kẻ ch́m sông lạc suối,
    Cũng có người sẩy cối sa cây,
    Có người leo giếng đứt dây,
    Người trôi nước lũ kẻ lây lửa thành.
    Người th́ mắc sơn tinh thủy quái
    Người th́ sa nanh sói ngà voi,
    Có người hay đẻ không nuôi,
    Có người sa sẩy, có người khốn thương
    [/COLOR]…”[/I]

    Nhà nghiên cứu Đinh Quang Tốn lại viết: Cùng với Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh cũng là một áng văn nôm thuộc đỉnh cao tư tưởng và nghệ thuật. V́ vậy khi nói về nỗi đau mất nước, nỗi buồn của cha ông ta trước đây, nhà thơ Chế Lan Viên đă nhắc đến áng văn bất hủ này:

    Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời

    Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa

    Những pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời

    Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ

    Văn chiêu hồn” từng thấm hạt mưa rơi...

    (Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?)

    Tấm ḷng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện rất rơ khi ông nhắc đến mười loại người được chiêu hồn. Đây là một áng văn đẹp hoàn hảo, một tác phẩm độc đáo có một không hai trong lịch sử văn chương dân tộc...

    Đánh giá về “Văn tế thập loại chúng sinh” GS. Trương Chính đã viết: Trong Văn tế chiêu hồn, Nguyễn Du có dịp gợi lên những h́nh ảnh đau xót của thời đại ông. Có những người ở tầng lớp trên, nhưng đa số là những người ở tầng lớp dưới. Trong tầng lớp trên th́ ḷng thương của ông dành cho những người “chân yếu tay mềm”, do hoàn cảnh thời bấy giờ mà đang sống trong cảnh” màn lan trướng huệ” bỗng chốc bơ vơ như chiếc lá giữa ḍng. C̣n tầng lớp dưới th́ có thể nói là đủ mặt, từ người học tṛ ốm đau dọc đường không ai thuốc thang nuôi nấng, đến chết phải “liệm sấp chôn nghiêng”…đến những em “tiểu nhi tấm bé” vừa ra đời không được chăm sóc, nên phải chết yểu v.v...Bài này đọc lên không biết cô hồn nghe có được an ủi phần nào chăng, nhưng chúng ta nghe th́ càng thấy căm thù cái xă hội mà trong đó đa số là những người thất cơ lỡ vận...

    Tuy là một bài văn khấn tế, h́nh thức mang tính chất tôn giáo trong văn học Việt Nam, nhưng tác phẩm không sử dụng h́nh thức văn tế biền ngẫu thường thấy, cũng không viết bằng văn xuôi như Thập giới cô hồn quốc ngữ văn của vua Lê Thánh Tông, mà chọn thể loại song thất lục bát khiến vần điệu linh hoạt, truyền cảm, có tác dụng khơi dậy ḷng trắc ẩn từ phía người đọc, người nghe. Nếu bài văn của vua Lê nặng nề giáo huấn răn đe th́ tác phẩm của Nguyễn Du tràn ngập t́nh yêu thương, thông cảm... Ngoài những phương ngữ và điển tích nhà Phật, nói chung bài văn tế Thập loại chúng sinh dễ hiểu, dễ cảm thụ bởi giọng thơ cuộn chảy theo những biến tấu bất ngờ của nhịp câu song thất. Văn tế thập loại chúng sinh c̣n được đánh giá là tác phẩm song thất lục bát duy nhất sử dụng dày đặc và rất độc đáo thủ pháp tiểu đối...

    “Phật hữu t́nh từ bi phổ độ
    Chớ ngại rằng có có không không.
    Nam mô Phật, nam mô Pháp, nam mô Tăng
    Độ cho nhất thiết siêu thăng thượng đài.”

    Nha Thành, Mùa Vu Lan PL.2556

  3. #293
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và Giai Thoại

    Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585), tên huư là Nguyễn Văn Đạt[1], tên tự là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân cư sĩ[2], được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều v́ tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam. Sau khi đậu Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi (1535)[3] và làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước Tŕnh Tuyền Hầu rồi thăng tới Tŕnh Quốc Công[4]mà dân gian quen gọi ông là Trạng Tŕnh. Đạo Cao Đài sau này đă phong thánh cho ông và suy tôn ông là Thanh Sơn Đạo sĩ hay Thanh Sơn Chơn nhơn. Người đời coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam đồng thời lưu truyền nhiều câu sấm kư được cho là bắt nguồn từ ông và gọi chung là Sấm Trạng Tŕnh. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng được coi là người đầu tiên trong lịch sử nhắc đến hai chữ Việt Nam một cách có ư thức nhất thông qua các văn tự của ông c̣n lưu lại đến ngày nay.

    GIAI THOẠI

    Tương truyền thuở nhỏ Nguyễn Bỉnh Khiêm có tên là Văn Đạt. Mẹ ông là Nhữ thị vốn tinh thông tướng số và có ước vọng là lấy chồng làm vua hoặc có con làm vua. Do đó trong quá tŕnh dạy dỗ, bà đă truyền cho ông mơ ước ấy rồi.
    Một hôm khi bà đi vắng, ông Định ở nhà với con và t́nh cờ hát:
    "Nguyệt treo cung, nguyệt treo cung".
    Không ngờ Nguyễn Bỉnh Khiêm nhanh nhảu ứng đối lại ngay:
    "Vịn tay tiên, nhè nhẹ rung".
    Khi bà về đến nhà, ông rất tâm đắc kể lại chuyện ấy th́ bị bà trách nuôi con mong làm vua làm chúa cớ sao lại mong làm bầy tôi (nguyệt chỉ bầy tôi).
    Lại một lần khác bà dạy Nguyễn Bỉnh Khiêm câu hát
    "Bống bống bang bang, ngày sau con lớn con tựa ngai vàng".
    Ông Định hoảng sợ v́ nếu triều đ́nh hay được sẽ mất đầu về tội khi quân nên sửa lại:
    "Bống bống bang bang, ngày sau con lớn con vịn ngai vàng".
    Nhiều lần như vậy, bà rất bất b́nh nên bỏ đi. Nguyễn Bỉnh Khiêm lớn lên chỉ được ở cạnh bố.
    Tương truyền sau đó bà lấy một người họ Phùng và sinh ra Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Sau chính Khắc Khoan trở thành học tṛ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
    Bà Nhữ Thị vẫn không thoả chí v́ họ Phùng không có chí làm vua.
    Măi sau này bà Nhữ t́nh cờ gặp một trang nam nhi làng chài đang kéo lưới mà bà tiếc nuối v́ cho rằng người này có số làm vua, c̣n tuổi ḿnh đă cao. Người đó chính là Mạc Đăng Dung, vị vua khai triều của nhà Mạc.

  4. #294

    Join Date
    07-11-2011
    Posts
    1,447

    Thơ nữ sĩ Hồ xuân Hương

    Vịnh cái quạt
    by Hồ Xuân Hương



    Vịnh cái quạt (1)

    Mười bảy hay là mười tám đây
    Cho ta yêu dấu chẳng dời tay.
    Mỏng dày từng ấy, chành ba góc
    Rộng hẹp dường nào, cẵm một cay.
    Càng nóng bao nhiêu thời càng mát.
    Yêu đêm chưa phi lại yêu ngày.
    Hồng hồng má phấn duyên v́ cậy.
    Chúa dấu vua yêu một cái này.

    Vịnh cái quạt (2)

    Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa,
    Duyên em dính dán tự bao giờ,
    Chành ra ba góc da c̣n thiếu,
    Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.
    Mát mặt anh hùng khi tắt gió,
    Che đầu quân tử lúc sa mưa.
    Nâng niu ướm hỏi người trong trướng,
    Ph́ phạch trong ḷng đă sướng chưa?



    Thiếu nữ ngủ ngày
    by Hồ Xuân Hương



    Mùa hè hây hẩy gió nồm đông,
    Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng.
    Lược trúc chải cài trên mái tóc,
    Yếm đào trễ xuống dưới nương long.
    Đôi g̣ Bồng đảo sương c̣n ngậm,
    Một lạch Đào nguyên nước chửa thông.
    Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt,
    Đi th́ cũng dở, ở không xong.


    Cảnh làm lẽ
    by Hồ Xuân Hương



    Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng,
    Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!
    Năm th́ mười họa, nên chăng chớ,
    Một tháng đôi lần, có cũng không ...
    Cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng,
    Cầm bằng làm mướn, mướn không công.
    Thân này ví biết dường này nhỉ,
    Thà trước thôi đành ở vậy xong.

  5. #295

    Join Date
    07-11-2011
    Posts
    1,447
    Đánh Cờ
    by Hồ Xuân Hương



    Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc,
    Đốt đèn lên đánh cuộc cờ người.
    Hẹn rằng đấu trí mà chơi,
    Cấm ngoại thuỷ không ai được biết.
    Nào tướng sĩ dàn ra cho hết,
    Để đôi ta quyết liệt một phen.
    Quân thiếp trắng, quân chàng đen,
    Hai quân ấy chơi nhau đà đă lửa.

    Thọat mới vào chàng liền nhảy ngựa,
    Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên.
    Hai xe hà, chàng gác hai bên,
    Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ.

    Chàng lừa thiếp đương khi bất ư,
    Đem tốt đầu dú dí vô cung,
    Thiếp đang mắc nước xe lồng,
    Nước pháo đă nổ đùng ra chiếu.

    Chàng bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu
    Thua th́ thua quyết níu lấy con.
    Khi vui nước nước non non,
    Khi buồn lại giở bàn son quân ngà

  6. #296
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Vịnh sư hổ mang

    Chẳng phải ngô chẳng phải ta
    dầu th́ trọc lốc áo không tà
    Oàn dâng trước mặt dăm ba phẩm
    văi mập sau lưng sáu bảy bà
    Khi cảnh, khi tiu, khi chũm choẹ
    Giọng h́, giọng hỉ, giọng hi ha
    Tu lâu ăt sẽ lên sư cụ
    Ngất nghểu toà sen nọ dó mà

    Hồ Xuân Hương

    Vân Nương cẩn sao
    Last edited by Vân Nương; 11-09-2012 at 12:42 AM.

  7. #297
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    xin lỗi t/v Vân Nương về tội phạm thượng, sửa lỗi chính tả...

    Trước hết là xin lỗi t/v Vân Nương, sau là mượn dịp này giải thích về vài câu chữ trong bài thơ nôm.
    Vịnh sư hổ mang.
    Chẳng phải ngô(1), chẳng phải ta
    Dầu(2) th́ trọc lóc, áo không tà (3)
    Oản (4) dâng trước mặt, dăm ba phẩm (4)
    Văi (5) mập sau lưng, sáu bảy bà
    Khi cảnh, khi tiu, khi chũm choẹ(6)
    Giọng h́, giọng hỉ, giọng hi ha (7)
    Tu lâu ắt sẽ lên sư cụ (8)
    Ngất nghểu toà sen(9) nọ đó mà !! Hồ xuân Hương, bà Chúa thơ nôm.

    Giải nghĩa :
    (1) ngô = nghĩa là người tàu, miền Bắc gọi người Trung hoa một cách nôm na
    (2) đầu = đầu th́ cạo trọc lóc, không c̣n sợi tóc, chứ không phải : dầu
    (3) áo không tà = áo cho tu sĩ xuất gia, độc thân,
    may bằng nhiều mảnh vải màu vàng nghệ,
    chắp nối bằng nhiều mảnh, mặc lên theo cách quây chung quanh rồi vắt
    lên vai, cho nên không có tà áo như áo dài thường dân.
    Tu sĩ tại gia ngay cả xuất gia, đều mặc áo dài thường màu khói nhang.
    (4) oản = một loại bánh khô, ngọt đóng khuôn h́nh tựa cái tháp nhỏ, gói giấy bóng. Ở
    nhà chùa c̣n có oản nếp, xôi nếp trắng, đóng khuôn, lót đáy(chân oản)
    là miếng lá mít cắt tṛn, bên trên có triện giấy đỏ có giấy trang kim.
    (5) văi = ngoài Bắc, mấy bà già đến chùa làm công quả, xong việc rồi về nhà, c̣n gọi
    là tu ngoại hạnh.
    Người đi tu, giữ trọn hạnh độc thân, ở chùa, nam gọi là tăng,nữ gọi là ni.
    (6) Cảnh/tiu/ chũm choẹ = các nhạc khí dùng trong khi tụng kinh
    (7) Giọng h́..hỉ..ngân nga = khi tŕ, tụng kinh, các sư hay ngân nga cho thêm phần ..
    (8) sư cụ = tu lâu ngày, C̣n lên cấp, đẳng là thượng toạ hay đại đức.. ngày xưa các sư
    học tập tốt, được hội đồng các sư cấp trên cho thi để lên cấp, mỗi lần đậu
    trên đỉnh đầu thường có một nốt nhang đốt thảnh sẹo .
    (9) toà sen = có nghĩa là đắc đạo được thành Phật.

    Ngày nay không biết c̣n có bao nhiêu tăng, ni tu được chứng quả để có được nốt nhang trên đỉnh đầu. Trên đây là những ǵ nmq được biết, chắc có điều sai, mong quí Bạn sửa cho, để cho các cháu khi lên mạng, đọc đúng chữ và hiểu đúng nghĩa. Cảm ơn ./. nmq

  8. #298

    Join Date
    07-11-2011
    Posts
    1,447
    Cảm ơn bác NMQ đă chú giải rơ ràng. "Cái tu ngày nay đă lỗi rồi"...chỉ có mấy ông sư quốc doanh quần áo xênh xang, hoặc dù lọng về làng như ông Nhất Hạnh.

  9. #299
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Cảm tạ thịnh t́nh của hai Bác

    Quote Originally Posted by nguyễn mạnh Quốc View Post
    Trước hết là xin lỗi t/v Vân Nương, sau là mượn dịp này giải thích về vài câu chữ trong bài thơ nôm.
    Vịnh sư hổ mang.
    Chẳng phải ngô(1), chẳng phải ta
    Dầu(2) th́ trọc lóc, áo không tà (3)
    Oản (4) dâng trước mặt, dăm ba phẩm (4)
    Văi (5) mập sau lưng, sáu bảy bà
    Khi cảnh, khi tiu, khi chũm choẹ(6)
    Giọng h́, giọng hỉ, giọng hi ha (7)
    Tu lâu ắt sẽ lên sư cụ (8)
    Ngất nghểu toà sen(9) nọ đó mà !! Hồ xuân Hương, bà Chúa thơ nôm.

    Giải nghĩa :
    (1) ngô = nghĩa là người tàu, miền Bắc gọi người Trung hoa một cách nôm na
    (2) đầu = đầu th́ cạo trọc lóc, không c̣n sợi tóc, chứ không phải : dầu
    (3) áo không tà = áo cho tu sĩ xuất gia, độc thân,
    may bằng nhiều mảnh vải màu vàng nghệ,
    chắp nối bằng nhiều mảnh, mặc lên theo cách quây chung quanh rồi vắt
    lên vai, cho nên không có tà áo như áo dài thường dân.
    Tu sĩ tại gia ngay cả xuất gia, đều mặc áo dài thường màu khói nhang.
    (4) oản = một loại bánh khô, ngọt đóng khuôn h́nh tựa cái tháp nhỏ, gói giấy bóng. Ở
    nhà chùa c̣n có oản nếp, xôi nếp trắng, đóng khuôn, lót đáy(chân oản)
    là miếng lá mít cắt tṛn, bên trên có triện giấy đỏ có giấy trang kim.
    (5) văi = ngoài Bắc, mấy bà già đến chùa làm công quả, xong việc rồi về nhà, c̣n gọi
    là tu ngoại hạnh.
    Người đi tu, giữ trọn hạnh độc thân, ở chùa, nam gọi là tăng,nữ gọi là ni.
    (6) Cảnh/tiu/ chũm choẹ = các nhạc khí dùng trong khi tụng kinh
    (7) Giọng h́..hỉ..ngân nga = khi tŕ, tụng kinh, các sư hay ngân nga cho thêm phần ..
    (8) sư cụ = tu lâu ngày, C̣n lên cấp, đẳng là thượng toạ hay đại đức.. ngày xưa các sư
    học tập tốt, được hội đồng các sư cấp trên cho thi để lên cấp, mỗi lần đậu
    trên đỉnh đầu thường có một nốt nhang đốt thảnh sẹo .
    (9) toà sen = có nghĩa là đắc đạo được thành Phật.

    Ngày nay không biết c̣n có bao nhiêu tăng, ni tu được chứng quả để có được nốt nhang trên đỉnh đầu. Trên đây là những ǵ nmq được biết, chắc có điều sai, mong quí Bạn sửa cho, để cho các cháu khi lên mạng, đọc đúng chữ và hiểu đúng nghĩa. Cảm ơn ./. nmq
    Cảm tạ thịnh t́nh của hai Bác NMQ và Forexnew.

    Nếu không có nhị vị nhuận sắc bổ khuyết cho th́ bài của VN sẽ có rất nhiều sơ sót.
    Vâng ạ . Thưa Bác Quốc,
    Tất cả các chú thích cùng hay cả, nhất là các chú thích 6,7,8,9 rất ư nghia.
    "Chũm choẹ" rất là tượng h́nh. Nếu viết là "năo bạt" th́ không hay. "Chũm choe"
    danh từ mà hiểu như động từ mói ngộ.
    " sư cụ" có vị c̣n bảo là Nữ Sĩ HXH nói lái, nhưng VN không dám nghĩ như thế đấy ạ .

    c̣n chữ OẢN, VN nhớ một câu như thế này :

    Gió xuân tốc dải yếm đào
    SƯ trông thấy oản sư vào thắp hươn

    Cái "hạnh" này không biết có thứ hạng không, thưa Bác FOrexnews ?

    Kính

    VN
    Last edited by Vân Nương; 11-09-2012 at 07:49 AM.

  10. #300

    Join Date
    07-11-2011
    Posts
    1,447
    Quote Originally Posted by Vân Nương View Post
    Cảm tạ thịnh t́nh của hai Bác NMQ và Forexnew.

    Nếu không có nhị vị nhuận sắc bổ khuyết cho th́ bài của VN sẽ có rất nhiều sơ sót.
    Vâng ạ . Thưa Bác Quốc,
    Tất cả các chú thích cùng hay cả, nhất là các chú thích 6,7,8,9 rất ư nghia.
    "Chũm choẹ" rất là tượng h́nh. Nếu viết là "năo bạt" th́ không hay. "Chũm choe"
    danh từ mà hiểu như động từ mói ngộ.
    " sư cụ" có vị c̣n bảo là Nữ Sĩ HXH nói lái, nhưng VN không dám nghĩ như thế đấy ạ .

    c̣n chữ OẢN, VN nhớ một câu như thế này :

    Gió xuân tốc dải yếm đào
    SƯ trông thấy oản sư vào thắp hươn

    Cái "hạnh" này không biết có thứ hạng không, thưa Bác FOrexnews ?

    Kính

    VN
    Có phải VN muốn nói đến Nhất Hạnh? Nếu là 2 câu thơ trên th́ phải dành cho HXH mới đủ nghiă..

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Những Chữ Dùng Sai Trong Ngôn Ngữ CSVN
    By Phú Yên in forum Văn Hóa - Nghệ Thuật
    Replies: 5
    Last Post: 15-08-2012, 09:56 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 13-06-2012, 11:28 AM
  3. Phần 2: Những mảng tối trong 'Ngôi nhà Việt'
    By doisoente in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 01-03-2012, 05:29 AM
  4. Replies: 41
    Last Post: 11-08-2011, 08:48 PM
  5. Replies: 7
    Last Post: 18-03-2011, 07:49 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •