Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
Sư đoàn Thủy quân Lục chiến Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
Sư đoàn Thủy quân Lục chiến là 1 sư đoàn thuộc lực lượng tổng trừ bị của Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa. Đây được xem là một trong 4 những lực lượng thiện chiến cơ động nhất của Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa (3 lực lượng c̣n lại gồm sư đoàn Nhảy Dù, lực lượng Biệt Cách Dù và lực lượng Biệt Động Quân). Nhiệm vụ chính của lực lượng cơ động hành quân thủy bộ, kiểm soát vùng biển và sông ng̣i miền Nam, với địa bàn chiến đấu khắp bốn vùng chiến thuật và mặt trận ngoại biên. Đây là đơn vị được tổ chức, chiến đấu, và huấn luyện rập khuôn quân đội Hoa Kỳ, được nhận xét như là đơn vị thiện chiến mang nhiều chiến công nhất, quân phục của sư đoàn thuộc loại quân phục ngụy trang họa tiết con cọp với nón beret xanh.
Lịch sử đơn vị
Nguồn gốc
Lực lượng thủy quân lục chiến VNCH có nguồn gốc từ thời kỳ Pháp thuộc. Năm 1949, theo Thỏa ước Pháp-Việt, lực lượng vũ trang Việt Nam sẽ bao gồm lực lượng hải quân, với tổ chức và huấn luyện do phía hải quân Pháp đảm nhiệm. Năm 1951, Pháp đề nghị phương án phát triển Hải quân Việt Nam, theo đó sẽ thành lập hai sư đoàn hải quân, do Pháp chỉ huy. Tháng 3 năm 1952, Sắc lệnh số 2 của Đế chế Pháp chính thức xác lập hải quân Việt Nam. Tới năm sau, hai sư đoàn hải quân được thiết lập. [1]
Năm 1953, chính phủ Pháp và Việt Nam đồng ư tăng Lục quân lên 57 tiểu đoàn khinh bộ binh, đảm nhận nhiệm vụ tấn công. Các chiến dịch này mở rộng ra cả vùng duyên hải của Việt Nam, nên việc mở rộng hải quân cũng được xét đến. Trong khi việc các đội giang thuyền nên nằm dưới sự chỉ huy của Lục quân hay Hải quân c̣n chưa được định đoạt, th́ phó Đô đốc Pháp Auboyneau đề xuất việc thành lập một quân đoàn thủy quân lục chiến Việt Nam. Năm 1954, khi người Pháp bắt đầu rút khỏi Việt Nam, th́ quân đoàn thủy quân lục chiến đă bao gồm một bộ chỉ huy, bốn đại đội đường sông, một tiểu đoàn đổ bộ.[2]
Thành lập và phát triển
Lịch sử Lực lượng Thủy quân Lục chiến Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa bắt nguồn từ Sắc lệnh ngày 15 tháng 10 năm 1954 do Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm kư ban hành, chính thức thành lập Binh chủng Thủy quân Lục chiến.[1]
Điều khoản 1: Hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1954, nay thành lập trong tổ chức Hải quân Việt Nam một binh chủng bộ binh đặc trách kiểm soát các thủy tŕnh và thực hiện những cuộc hành quân thủy bộ dọc theo bờ biển Nam Hải và trong sông ng̣i, mang tên "Binh chủng Thủy quân Lục chiến" hay "Bộ binh Hải quân".
Cũng theo Sắc lệnh này, thành phần của Thủy quân Lục chiến được quy định:
Điều khoản 3: Binh chủng Thủy quân Lục chiến sẽ gồm nhiều đơn vị khác nhau tùy theo nhiệm vụ, đă có sẵn trong quân chủng Hải quân và Lục quân, hay sẽ được thành lập tùy theo kế hoạch phát triển của Quân đội Việt Nam.
Ngày 1 tháng 1 năm 1955, các Đại đội Commandos (thuộc quyền điều động của Pháp và vào Nam sau ngày 20 tháng 7 năm 1954) cùng các Đại đội Yểm trợ Giang đoàn được kết hợp nâng lên thành Tiểu đoàn 1 Thủy quân Lục chiến[3], và một số Đại đội Biệt lập, với quân số ban đầu chừng 2400 người. Sau đó không lâu, Tiểu đoàn 2 cũng được được thành lập.
Lực lượng Thủy quân Lục chiến dần phát phát triển tăng trưởng đến cấp liên tiểu đoàn. Từ đầu năm 1961, quân số lên đến 3.321 người, chia thành bốn Tiểu đoàn và các đơn vị yểm trợ, trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Ngày 1 tháng 1 năm 1962, Lực lượng Thủy quân Lục chiến được nâng thành Lữ đoàn, có quân số 5.483 người.
Năm 1963, các tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến tham gia đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm.
Năm 1965, Bộ Tư lệnh Thủy quân Lục chiến được thành lập để chỉ huy hai Chiến đoàn Thủy quân Lục chiến (gồm 5 tiểu đoàn) và 1 tiểu đoàn pháo binh, tách ra khỏi Hải quân và trở thành một lực lượng tổng trừ bị của Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa.
Năm 1968, Thủy quân Lục chiến tham chiến dữ dội trên hai mặt trận lớn là Sài G̣n và Huế. Sư đoàn Thủy quân Lục chiến được thành lập. Đến năm 1970 th́, Sư đoàn có 3 Lữ đoàn với 9 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh và một số tiểu đoàn yểm trợ tiếp vận, với quân số hơn 11.000 người.
Tư lệnh cuối cùng của binh chủng này là Thiếu tướng Bùi Thế Lân.
Hoạt động
Giai đoạn 1954-1975
Tượng đài Thủy quân lục chiến trước Quốc hội Việt Nam Cộng ḥa (cũ), đă bị dỡ bỏ năm 1975
Năm 1955, lực lượng Hải quân được chuyển giao từ Pháp cho phía Việt Nam. Các phái đoàn quân sự Pháp và Hoa Kỳ tại Việt Nam được hợp nhất thành Phái đoàn cố vấn, huấn luyện và điều hành (ATOM). Phái đoàn ATOM đề xuất xây dựng 3 tiểu đoàn Thủy quân lục chiến, là lực lượng tổng trù bị cho quân lực VNCH, có khả năng triển khai chớp nhoáng trên toàn lănh thổ. Kể từ đây, dù lực lượng Thủy quân lục chiến có nguồn gốc thành lập do Pháp, nhưng các bước phát triển kế tiếp đều do Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đảm nhận.[1]
Năm 1958, Thủy quân lục chiến là một trong các đơn vị quân chính qui VNCH được sử dụng để đối đầu với lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTGP), mà phía VNCH và Hoa Kỳ gọi là Việt Cộng. Tiểu đoàn 1 Thủy quân lục chiến bắt đầu được triển khai vào cuối năm đó, càn quét tỉnh An Xuyên. Theo chính sách của Hoa Kỳ khi đó, cố vấn quân sự Mỹ không tham gia chiến dịch cùng lực lượng Thủy quân lục chiến VNCH.
Năm 1960, Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm bổ nhiệm đại úy Lê Nguyên Khang làm chỉ huy trưởng TQLC. Tới tháng 11 năm 1960, tiểu đoàn 3 TQLC tham gia vào cuộc đảo chính chống Ngô Đ́nh Diệm. Được tin, đại úy Lê Nguyên Khang dẫn hai tiểu đoàn TQLC c̣n lại về các vị trí pḥng thủ quanh dinh tổng thống và giao tranh với các đơn vị nổi loạn thuộc tiểu đoàn 3, góp phần làm cuộc đảo chính thất bại.
Năm 1961, TQLC phát triển thêm một tiểu đoàn bộ binh và một khẩu đội bích kích pháo (lựu pháo) 75mm. Tiểu đoàn 4 được thành lập tại Vũng Tàu, cách Sài G̣n 60km về phía đông nam. Cùng thời gian, các đơn vị Hải quân và TQLC nhận nhiệm vụ truy quét vùng rừng U Minh ở miền cực nam Việt Nam, nhưng không thành công trong việc phát hiện lực lượng vũ trang MTGP.
Năm 1964 đánh dấu một năm thất bại cho lực lượng TQLC. Tiểu đoàn 4 lúc đó đóng vai tṛ lực lượng trù bị cho Quân đoàn III. Ngày 27 tháng 12, lực lượng của MTGP đánh chiếm làng B́nh Giă. Các đơn vị Biệt động quân và TQLC được lệnh tái chiếm lại vị trí này, nhưng khi TQLC tới nơi th́ lực lượng MTGP đă rút khỏi làng. Tuy nhiên, TQLC được lệnh rời làng t́m kiếm một chiếc trực thăng và phi hành đoàn Hoa Kỳ bị bắn rơi, th́ đại đội 2 TQLC bị rơi vào ổ phục kích. Ba đại đội c̣n lại tiến về nơi xảy ra chiến sự để hỗ trợ, nhưng trên đường xuyên qua một rừng cao su, họ lại bị phục kích. Phần lớn bộ chỉ huy biểu đoàn thiệt mạng, gồm cả tiểu đoàn trưởng, với thương vong lên đến 60% quân số, tiểu đoàn 4 TQLC mất sức chiến đấu. Tất cả các cố vấn quân sự Mỹ cùng đều bị thương. Tiểu đoàn Biệt động quân cũng bị thiệt hại nặng trong trận B́nh Giă. Như vậy chỉ trong ṿng 24 giờ đồng hồ, hai tiểu đoàn tinh nhuệ bậc nhất của quân đội VNCH gần như bị xóa sổ. [4]
Mùa hè 1970, TQLC được bố trí tại phía bắc tỉnh Quảng Trị, thiết lập cứ điểm hỏa lực ở phía tây nam căn cứ An Ḥa. Năm 1971, TQLC lần đầu tiên tiến hành chiến dịch ở mức sư đoàn, tiến về khu vực lân cận căn cứ Khe Sanh tại Quảng Trị, trong chiến dịch Lam Sơn 719. Mục tiêu của chiến dịch này nhằm cắt đứt đường ṃn Hồ Chí Minh tại Tchepone, Lào, và như vậy vô hiệu hóa chiến dịch sắp tới của lực lượng quân đội Nhân dân Việt Nam. Hai lữ đoàn TQLC được trực thăng vận vào Lào, với mục tiêu là hai căn cứ hỏa lực do sư đoàn 1 VNCH bỏ lại. Từ 18 tháng 3, TQLC từ căn cứ hỏa lực Delta bắt đầu chạm trán với các lực lượng lớn QDNDVN. Do phải đối đầu với hỏa lực pháo, cối và hỏa lực cá nhân mănh liệt, hoạt động tiếp tế và vận chuyển bằng máy bay trực thăng của lực lượng VNCH hầu như bị tê liệt.
Tới ngày 21 tháng 3, lực lượng QDNDVN bắt đầu mở các đợt tấn công ở mức trung đoàn vào lực lượng TQLC bị vây hăm tại căn cứ Delta. Sau khi lực lượng QDNDVN, có xe tăng và súng phun lửa hỗ trợ, chọc thủng tuyến pḥng ngự của lực lượng VNCH, TQLC phải rút lui và phá vây về biên giới Việt Nam. Trong chiến dịch này, TQLC mất khoảng 1.000 quân chết và mất tích và hàng ngàn lính khác bị thương, trong khi tuyên bố tiêu diệt 2.000 quân QDNDVN. TQLC cũng là các đơn vị cuối cùng rời bỏ Lào trong chiến dịch này[5]
Tan ră
Tháng 3 năm 1975, lực lượng Thủy quân lục chiến được bố trí ở phía nam tỉnh Quảng Trị để phối hợp pḥng thủ Đà Nẵng. Tới tháng 4, chính quyền Sài G̣n bắt đầu sụp đổ trước sức tấn công của lực lượng QDNDVN. Các đơn vị quân lực VNCH đóng tại Đà Nẵng bắt đầu tan ră, chỉ c̣n các lữ đoàn Thủy quân lục chiến c̣n giữ đựoc hàng ngũ. Trong hai ngày liên tục, lực lượng Thủy quân lục chiến kháng cự các đơn vị QDNDVN để bảo vệ thành phố, gần Bộ tư lệnh Thủy quân lục chiến ở phía tây Đà Nẵng. Khi các hoạt động kháng cự trở nên vô vọng, phía VNCH tiến hành di tản Thủy quân lục chiến theo đường biển. Chỉ có chưa đầy 8 ngàn trong tổng số 20 ngàn quân thoát vây, sư đoàn này không c̣n là một đơn vị có đủ biên chế và khả năng chiến đấu nữa.
Trong những giờ phút cuối cùng của chính quyền Sài G̣n, một số toán Thủy quân lục chiến được cho biết là vẫn tiếp tục giao tranh với QDNDVN gần phủ tổng thống ở Sài G̣n. Sau khi Sài G̣n thất thủ, không quá 250 thủy quân lục chiến thoát được sang Hoa Kỳ, gồm hai tư lệnh, hai mươi sỹ quan và 180 binh sỹ.[1]
Các chiến trận tham gia
Đầm Dơi (An Xuyên)
Mặt trận Huế 1968
Đường 9 Nam Lào
Cổ thành Quảng Trị 1972...
Các đời Chỉ huy trưởng, Tư lệnh
Thiếu tá Lê Quang Mỹ (tháng 8 năm 1954 - tháng 10 năm 1954) (cấp bậc sau cùng: Đại tá)
Trung tá Lê Quang Trọng (tháng 10 năm 1954 - tháng 1 năm 1956) (cấp bậc sau cùng: Đại tá)
Thiếu tá Phạm Văn Liễu (tháng 1 năm 1956 - tháng 8 năm 1956) (cấp bậc sau cùng: Đại tá)
Đại úy Bùi Phó Chí (tháng 8 năm 1956 - tháng 10 năm 1956)
Thiếu tá Lê Như Hùng (tháng 10 năm 1956 - tháng 5 năm 1960)(cấp bậc sau cùng: Trung tá)
Thiếu tá Lê Nguyên Khang (tháng 5 năm 1960 - tháng 11 năm 1963)
Trung tá Nguyễn Bá Liên (tháng 11 năm 1963 - tháng 2 năm 1964) (cấp bậc sau cùng: Chuẩn tướng)
Đại tá Lê Nguyên Khang (tháng 2 năm 1964 - tháng 5 năm 1972) (cấp bậc sau cùng: Trung tướng)
Đại tá Bùi Thế Lân (tháng 5 năm 1972 - tháng 4 năm 1975) (cấp bậc sau cùng: Thiếu tướng)
Tóm tắt tiểu sử Binh Chủng
THỦY QUÂN LỤC CHIẾN
Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến là Lực Lượng Tổng Trừ Bị của QLVNCH . Trong quá tŕnh 20 năm thành lập, phát triển vừa chiến đấu để kháng lại cuộc xâm chiếm miền Nam của Cộng sản VN .Khởi đầu từ năm 1954, Binh đoàn Thủy Quân Lục Chiến được chỉ huy tuần tự bở nhiều vị Chỉ huy Trưởng, cho đến ngày thành lập Sư đ̣an năm 1968:
-Trung tướng Lê nguyên Khang, vị Tư lệnh đầu tiên và lâu nhất .
-Thiếu tướng Bùi thế Lân, vị Tư lệnh Sư đ̣an cuối cùng từ năm 1972-1975 .
Binh chủng TQLC được chính thức thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1954, tuy nhiên vào tháng 8 năm 1954, Tiểu đoàn 1 Quái Điểu, con Cọp Biển đầu đàn thành lập tại Nha Trang .
Qua năm 1955, Tiểu đoàn 2 Trâu Điên ra đời tại Rạch Giá, sau di chuyển về Cam Ranh tỉnh Khánh Ḥa .Một bộ chỉ huy được thành lập để chỉ huy 2 Tiếu đ̣an trên .
Song song với đà phát triển của QLVNCH từ năm 1958 đến năm 1960, Tiểu đ̣an 3 Sói Biển, Tiếu đoàn 4 Ḱnh Ngư được thành lập ; TQLC cải biến thành Lử đoàn vào năm 1961 .
Để yểm trợ đặc biệt cho các cuộc hành quân thủy bộ, Đại đội Yểm Trợ Thủy Bộ, Đại đội Vận Tải, Đại đội Truyền tin, Đại đội Quân Y v.v…kế tiếp nhau ra đời .
Năm 1962, Tiểu đ̣an 1 Pháo binh thành h́nh gồm 2 Pháo đội 75 ly và 1 Pháo đội 105 ly .
Sang năm 1963, Lực lượng TQLC được tách rời khỏi sự yểm trợ tiếp vận của Bộ Tư lệnh Hải Quân, trực thuộc thẳng Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH về cả chỉ huy, điều động tác chiến và yểm trợ tiếp vận .
Tuần tự,. Tiểu đoàn 5 Hắc Long ra đời năm 1964, v́ nhu cầu chiến thuật thời bấy giờ nên 2 bộ chỉ huy Chiến đoàn A & B được tổ chức để chỉ huy trực tiếp các Tiểu đoàn TQLC đang tăng phái hành quân tại lảnh thổ các Quân đoàn và Vùng Chiến thuật .
Trong 2 năm 1965 và 1966 kế tiếp, Tiếu đoàn 6 Thần Ưng, Tiểu đoàn 7 Hùm Xám được thành h́nh .
Giửa năm 1968, TQLC được cải danh thành cấp Sư đ̣an , 2 Bộ chỉ huy Chiến đ̣an thành 2 Bộ chỉ huy Lử đoàn 147 và 258 .Các đơn vị yểm trợ tăng thành cấp Tiểu đoàn Yểm trợ Thủy Bộ, Tiểu đoàn Truyền tin, Tiểu đoàn Vận tải, Tiểu đoàn Công binh, Tiểu đoàn Quân Y .v.v…
Đại đội huấn luyện trở thành Trung tâm Huấn Luyện Sư đoàn, khả năng cung cấp hàng ngàn Tân binh cho các Tiểu đoàn tác chiến sau khi được huấn luyện thuần thục căn bản bộ binh tác chiến và hành quân đặc biệt Không, Thủy, Bộ .
Năm 1969, Tiểu đoàn 8 Ó Biển, Tiếu đoàn 9 Mảnh Hổ, Tiếu đoàn 2 Pháo binh ra đời . BCH Lử đoàn 369, Tiếu đoàn 3 Pháo binh được thành lập năm 1970 .Bệnh viện Lê hửu Sanh thuộc Tiểu đoàn Quân Y, một bện viên 250 giường được thành lập trang bị đầy đủ đế đáp ứng nhu cầu binh lính TQLC cùng gia đ́nh .
Năm 1974, Lử đoàn 468 gồm các Tiểu đ̣an 14, 16, 18 và 1 Pháo độI 105 ly được ra đời để chuẩn bị cho Sư đoàn TQLC thứ 2 .
Các cấp chỉ huy TQLC thường xuất thân từ 2 trường sí quan Vỏ bị Quốc gia Đà lạt hoặc sỉ quan trừ bị Thủ Đức, nhưng đến 80% đều tốt nghiệp các khóa Căn bản, Trung cấp hoặc Chỉ huy Tham Mưu cao cấp TQLC Hoa kỳ .
Kế từ sau năm 1960, các đơn vị TQLC đều đồn trú tại khu rừng cấm phía Tây- Bắc Thị xả Thủ Đức, giáp ranh Quận Dí An-Biên Ḥa, ngoại trừ Tiểu đ̣an 4 tại Thị xả Vủng Tàu, Bộ Tư lệnh Sư đoàn cùng một vài đơn vị yểm trợ tại Thị Nhgè và sàig̣n .
Là Lực lượng Tổng Trừ Bị nên các Lử đoàn TQLC luôn luôn được tăng phái riêng lẻ từng Lử đoàn đến các Quân đoàn, Vùng Chiến thuật để hành quân tác chiến theo nhu cầu từng chiến dịch.
Toàn bộ Sư đoàn chỉ tham gia các cuộc hành quân qui mô lớn như :
-Cuộc hành quân Lam Sơn 719 vượt biên sang Hạ Lào năm 1971 do Quân đoàn I chỉ huy .
-Cuộc hành qu ân Lam Sơn 72 tái chiếm Thị xả Quảng Trị do Quân đoàn I chỉ huy .
Trên đây là sơ l ược diển tiến vừa thành lập, trưởng thành trong khói l ửa, vừa chiến đấu chống lại Cộng sản Việt nam của binh chủng TQLC Việt nam từ ngày 1 tháng 10 năm 1954 cho đến ngày 30/4/75 .
Posted by Nha Kỹ Thuật at 2:14 PM
Bookmarks