Tin mới nhất cho biết:
Thêm một thủy thủ đoàn bỏ tàu thoát thân... Tướng Thủy Quân Lục Chiến 4 Sao JAMES JONES, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia (National Security Adviser),từ nhiệm... Và sẽ được thay thế bởi Ông TOM DONILON, hiện là Phụ Tá cho Tướng James Jones,
Được biết Tướng James Jones, giải ngũ sau 40 năm phục vụ ( 1967-2007), được Obama mời nhận nhiệm vụ Cố Vấn An Ninh Quốc Gia, không lâu sau khi đắc cử.
Sự ra đi, có hiệu lực ngay trong ṿng 2 tuần và được thay thế nhanh chóng...một trong những chức vụ quan trọng của nội các, chắc chắn phải có những biến chuyển đang âm thầm xảy ra (..... nhưng rồi sẽ bật mí..với thời gian) trong hậu trường cuả nội các Obama.
..... Mời các bác đọc bài viết liên quan của Nhà báo Vũ Linh sau đây, để biết và thẩm định.
Lănh Đạo Đâu Rồi?
Vũ Linh
...Newsweek: Lănh đạo tại Ṭa Bạch Ốc đă thất bại...
Khi cuộc tranh cử tổng thống c̣n đang diễn tiến, nhân vật Barack Obama thường bị chỉ trích như một người với một quá tŕnh trắng tinh. Nhiều người dĩ nhiên e ngại một chính khách không có chút kinh nghiệm lănh đạo, chưa có kinh nghiệm điều hành ǵ làm sao lănh đạo cường quốc lớn nhất thế giới, làm sao có thể điều hành một bộ máy chính quyền phức tạp nhất thế giới, để lấy những quyết định vĩ đại ảnh hưởng đến vận mạng của cả nước Mỹ, thậm chí cả thế giới.
Những người ủng hộ Obama đă mau mắn phản bác bằng hai lập luận chính:
- Tổng thống là người có viễn kiến đứng trên đỉnh núi chỉ hướng đi cho mọi người, và các cộng sự viên của ông là những người hoạch định và thực hiện những kế sách và phương tiện đưa đất nước theo hướng đó. Obama là lănh tụ có viễn kiến hơn người. Vấn đề chỉ là khả năng chọn cộng sự viên, tức là tài dùng người, để thực hiện viễn kiến đó hay không.
- Và bằng chứng hiển nhiên về tài dùng người của ông Obama là guồng máy vận động tranh cử, một guồng máy cực kỳ hữu hiệu đă đánh bại được hai guồng máy khổng lồ của bà Hillary Clinton và ông John McCain. Không phải là chuyện chơi. Nhất là khi ông Obama là người trước đây không ai biết đến, và không có một hậu thuẫn nào ngoại trừ một khối cử tri nhỏ bé trong tiểu bang Illinois.
Đó là những lời biện minh cho ứng viên Barack Obama.
Nh́n vào kinh nghiệm vận động tranh cử của ứng viên Obama, ông đă thành công tập hợp được một nhóm cố vấn và phụ tá thật tài giỏi và thuần nhất, tung ra một cuộc vận động tranh cử hữu hiệu chưa từng thấy trong lịch sử Mỹ. Điều này không ai chối căi được. Nhưng sự thành công của nhóm người đó thật ra không khó lắm v́ tóm lại chỉ gồm có vài ba người, đều quen biết với nhau từ lâu, đầy kinh nghiệm vận động tranh cử cho các ứng viên cấp tiến của Dân Chủ từ nhiều năm. Họ biết họ phải làm ǵ và cũng thân thiết với nhau, dễ thỏa thuận và phối hợp công tác với nhau.
Trong nhóm người đó, Obama là người “yếu” nhất, ít kinh nghiệm nhất, do đó, vai tṛ của ông chỉ giới hạn trong vai tṛ một ứng viên đi ḷng ṿng đọc diễn văn, mà nhất cử nhất động đều đă được nhóm tham mưu phụ tá soạn, duyệt, và quyết định trước. Ông đi đâu, lúc nào, làm ǵ, nói ǵ, gặp ai… tất cả đều do nhóm tham mưu trù tính.
Nghĩa là các quyết định cũng đều do nhóm phụ tá, cố vấn lấy, chứ không phải là của Obama. Do đó, nói là sự thành công của cuộc vận động tranh cử chứng minh tài “quản lư” một tổ chức quy mô của Obama là không hoàn toàn đúng. Sự thật là ông có được một ê-kíp rất giỏi để điều hành cuộc tranh cử đó, nếu không muốn nói là điều hành cả ứng viên Obama luôn.
Như vậy có nghĩa là sau khi đắc cử, ông Obama cũng sẽ kiếm được một ê-kíp thật giỏi để điều hành cả nước?
Câu trả lời là… chưa chắc.
Cho dù là trong cuộc vận động tranh cử, ứng viên Obama thực sự là người điều hành từ đầu đến đuôi, không hề lệ thuộc vào nhóm tham mưu th́ vẫn chẳng có ǵ bảo đảm khả năng đó sẽ được chuyển qua khả năng trị quốc. Điều hiển nhiên là điều hành một cuộc tranh cử, dù quy mô cỡ nào đi nữa, cũng không thể so sánh được với việc trị quốc, điều hành cả nước.
Trước hết là vấn đề nhân sự. Ban tham mưu, những người có quyền lấy quyết định hay góp ư kiến với ứng viên Obama trong cuộc vận động tranh cử, chỉ gồm một số người rất ít, đếm trên một bàn tay. Đúng ra chỉ có bốn người, coi như là “tứ trụ khai quốc”: quân sư David Axelrod, quản lư cuộc vận động (campaign manager). David Plouffe, và hai phụ tá Robert Gibbs và bà Valerie Jarrett. Sau này, khi cuộc vận động lớn mạnh th́ có thêm nhiều người tham gia, phụ trách nhiều việc chuyên môn, như gây qũy, mở trang web, thảo chiến lược kinh tế, ngoại giao, quân sự, v.v… Nhưng căn bản vẫn chỉ là “tứ trụ triều đ́nh”.
Ở đây, ta có thể nh́n thấy “điều hành” một nhóm bốn người, đều là bạn thân thiết quen biết nhau từ lâu, không là một vấn đề nhức đầu cho lắm, nhất là khi cả nhóm đều có sự thống nhất ư chí, cùng khuynh hướng cấp tiến, và cùng chia sẻ quan điểm về chiến lược chiến thuật.
Đến khi chuyển qua điều hành cả nước th́ vấn đề trở nên phức tạp gấp bội.
Tổng thống không c̣n nói chuyện với bốn người nữa, mà hầu như là phải nói chuyện với bốn ngàn người.
Đối nội, trong hành pháp dưới quyền tổng thống là nội các với cả trăm bộ trưởng, thứ trưởng, giám đốc, phụ tá, “Sa hoàng” - là các cố vấn điều hành riêng một hồ sơ, một lănh vực, như một ông/bà trùm.
Lại c̣n các tướng lănh trong bộ máy quân sự của một quốc gia trong thời chiến. Họ nhận chỉ thị điều hành bộ máy, họ chỉ huy các đơn vị tác chiến và phải tŕnh bày sự thật, như họ thấy ở tại chỗ, lên vị Tổng tư lệnh Tối cao, qua những cái lọc là ban tham mưu chính trị của Tổng thống. Cuốn sách của Bob Woodward về cách điều hành chiến tranh của ông Obama có cho thấy vai tṛ và cá tánh nhiều khi mâu thuẫn của ban tham mưu chính trị ở nhà và các tướng lănh ngoài chiến tuyến.
Đối ngoại là từ hơn 500 nghị sĩ, dân biểu bên Quốc Hội, các thẩm phán bên Tối Cao Pháp Viện, đến 50 thống đốc, các lănh tụ đoàn thể, tổ chức, khối thế lực trong đủ mọi ngành nghề, từ lănh tụ nghiệp đoàn đến đại tập đoàn, nguyên thủ của khoảng 200 quốc gia trên thế giới trong đó có không ít kẻ thù của Mỹ, hoặc cấp lănh đạo các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Âu Châu, Ngân Hàng Thế Giới, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế…
Hầu hết khối người này chẳng quen biết ǵ nhau mà lại hoàn toàn khác biệt ư chí, quan điểm và quyền lợi, ngay cả trong nội các. Và hầu hết cũng đều là những người leo lên đến thượng đỉnh nhờ có cá tính mạnh, có quyết tâm, có cái tôi thật lớn, không phải là loại người gọi dạ bảo vâng.
Tài dùng vài ba người bạn nếu có, là một chuyện. Khi phải làm việc với cả ngàn người không quen biết th́ hoàn toàn là vấn đề khác, nhất là khi tuyệt đại đa số những người đó không phải do ḿnh tuyển chọn. Làm sao dung hoà khối người ô hợp này, đáp ứng được quyền lợi khác biệt, nhiều khi tương khắc của họ? Đó là bí quyết quản lư nhân sự và khả năng lănh đạo.
Ở đây, nhược điểm của TT Obama hiện rơ.
Trong suốt quá tŕnh hoạt động chính trị, xă hội của ông, từ vai tṛ tổ chức cộng đồng đến nghị sĩ liên bang, ông chưa hề quản lư một nhóm nhân viên nào, chưa làm giám đốc một công ty nào. Từ trước đến lúc tranh cử, vỏn vẹn chỉ quản lư đúng một người là thư kư riêng của ông. Bây giờ phải trực tiếp quản lư một nội các vĩ đại, và làm việc với cả ngàn người.
Truyền thông cấp tiến có lúc đồng loạt chê bai bà Sarah Palin là tay mơ, trước khi làm thống đốc tiểu bang Alaska mà hươu nai nhiều hơn dân cư, chỉ làm thị trưởng một thành phố nhỏ xíu, mà dân số chưa bằng số người đi coi một trận football. Đúng vậy, nhưng truyền thông đó đă cố t́nh lờ đi cái mâu thuẫn của họ khi họ ủng hộ một Obama, chưa bao giờ làm tới cái chức thị trưởng nhỏ nhoi đó, hay thống đốc cái tiểu bang vắng như chùa Bà Đanh ấy.
Một điểm quan trọng hơn nữa. Lănh đạo gồm có hai phần: một phần là tài dùng người, tuyển chọn những cộng sự viên có khả năng, tạo ra một không khí hợp tác, thuần nhất trong cả nhóm. Và phần kia, quan trọng hơn, là phải lấy quyết định cuối cùng.
Trong khối người hợp tác hay đối tác với tổng thống, dĩ nhiên là trăm người ngàn ư. Ngay trong nội các và khối phụ tá, cố vấn, khác biệt ư kiến là không tránh được. Cho dù quan điểm lập trường cùng một hướng, th́ phương tiện, cách làm cũng có thể khác nhau một trời một vực. Họ sẽ đưa ra những ư kiến tương phản. Và người phải lấy quyết định tối hậu vẫn chỉ có một: đó là tổng thống.
Ở đây, hiển nhiên viễn kiến không chưa đủ. Hướng đi th́ có đấy, nhưng bây giờ nhóm cố vấn chỉ ra nhiều đường đi đến, đường nào đúng, đường nào sai, đường nào trắc trở nhiều, đường nào chông gai ít? Người lấy quyết định trong cái rừng ư kiến đó chính là tổng thống. Và đây mới là thử thách thật sự về khả năng lănh đạo.
Một phần khả năng lănh đạo này có thể là năng khiếu thiên phú, nhưng phần lớn chính là kinh nghiệm tích lũy từ nhiều năm, qua nhiều thăng trầm, thành công và thất bại. Chẳng những phải lấy quyết định đúng, mà c̣n phải lấy quyết định để các cộng sự viên và đối tác phục tùng, chấp nhận và thi hành đúng như ư của lănh đạo.
Điểm bất lợi lớn cho TT Obama trong vấn đề này là hầu hết các đối tác và thuộc hạ của ông, trong và ngoài nội các, đều tràn đầy kinh nghiệm so với ông tổng thống tay mơ. Họ chấp nhận ông làm lănh tụ tối cao v́ tôn trọng nguyên tắc dân chủ, nhưng chưa chắc đă tâm phục, khẩu phục. Thái độ của tướng McChrystal, Tư Lệnh chiến trường Afghanistan là điển h́nh về sự coi thường tổng thống tay mơ và ê-kíp của ông.
Ê-kíp Obama làm việc như thế nào đă là đề tài cho cuốn sách mới nhất của nhà báo kỳ cựu Bob Woodward vừa nói ở trên. Ông này là người đă mở cuộc điều tra cùng với một đồng nghiệp về vụ Watergate đưa đến việc TT Nixon phải từ chức, và cũng là người đă viết bốn cuốn sách nặng nề chỉ trích chính quyền Bush trong hai cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan. Không ai có thể nói ông ta là phe Cộng Ḥa.
Bây giờ, ông viết về “Những Cuộc Chiến Của Obama” (Obama’s Wars). Cuốn sách vừa xuất bản đă đưa ra h́nh ảnh một nội các Obama giống như… chợ cá, trong đó không có một thứ tự trật tự ǵ, tất cả các viên chức cao cấp nhất, từ Phó Tổng Thống đến các Giám Đốc CIA, FBI, các Bộ Trưởng Nội An, Quốc Pḥng, Ngoại Giao, các Phụ Tá An Ninh Quốc Gia, Phụ Tá Đặc nhiệm khác, các tướng tư lệnh chiến trường, các đại sứ tại Iraq và Afghanistan… Họ căi nhau như mổ ḅ, đá gị lái và kèn cựa nhau, ŕnh rập nhau, sỉ vả nhau, đưa ra những quan điểm và lập trường hoàn toàn đối nghịch!
TT Obama hoàn toàn bất lực không ḥa giải được ai hết, và cũng không biết phải quyết định như thế nào. Kết quả, trong vấn đề đôn quân tại Afghanistan, khi phe “diều hâu” đ̣i tăng thêm 40.000 quân và phe “bồ câu” chỉ chấp nhận 20.000 quân, th́ TT Obama sau hơn ba tháng bóp trán suy nghĩ, bất chấp chuyện lính Mỹ chết mỗi ngày, đă đi đến quyết định “ba phải” nhất là “cưa đôi”, tăng 30.000 quân, và vừa đôn quân vừa ra hạn kỳ sẽ rút! Ba phải, nhưng chẳng bên nào hoan hô mà cả hai phe đều bất măn! Cuối cùng đưa đến sự từ chức của tư lệnh chiến trường, tướng Mc Chrystal.
Thật ra cuốn sách của Woodward chẳng có ǵ mới, nó chỉ xác nhận điều mà rất nhiều người đă lo ngại ngay từ đầu: TT Obama h́nh như chưa sẵn sàng trả lời chuông điện thoại khẩn vào ba giờ sáng, đúng như bà Hillary đă tố khi c̣n tranh cử.
H́nh ảnh ‘xào xáo gia cang” đó dĩ nhiên không chỉ giới hạn trong cuộc chiến tại Afghanistan, mà chắc chắn là hiển hiện trong mọi hồ sơ khác. Điển h́nh là vấn đề kinh tế khi mà ba viên chức cao cấp nhất về kinh tế đă ra đi: Giám Đốc Ngân Sách, Chủ Tịch Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia, và Chủ Tịch Hội Đồng Cố Vấn Kinh Tế. Cả ba đều từ chức sau khi ngồi với nhau được một năm rưỡi, và sau khi đă thất bại không vực kinh tế dậy lại được. Ngay cả Chánh Văn Pḥng (thật ra là Đổng Lư Văn Pḥng có thẩm quyền như Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống của ta ngày xưa) Rahm Emanuel cũng đang tẩu vi, về kiếm chức Thị Trưởng Chicago, béo bở hơn mà lại ít nhức đầu.
Quân sư Axelrod cũng đă thông báo sẽ từ chức đầu năm tới. Báo “phe ta” Washington Post sau khi nhận định ông Axelrod bây giờ mới khám phá ra điều hành một chính quyền khác xa vận động tranh cử, đi đến kết luận là những hứa hẹn “thay đổi” của Obama chỉ phản ánh hoặc là tính ngây ngô (naiïve - không biết ǵ về những khó khăn thực tế) hay tính xảo trá (cynical - biết về những khó khăn nhưng vẫn hứa bừa để đắc cử) của Obama.
Dân Mỹ đă tỉnh mộng tuy hơi muộn. Thăm ḍ mới nhất của cơ quan Politico và Đại Học George Washington cho thấy trong 10 người Mỹ, chưa tới 4 người (38%) cho là TT Obama xứng đáng được bầu lại vào năm 2012, và 6 người sẽ không bỏ phiếu cho ông nếu ông lại ra tranh cử. Một thăm ḍ mới đây tại tiểu bang Ohio c̣n đưa ra kết quả lạ lùng hơn: 35% dân Ohio mong muốn TT Bush ra làm tổng thống trở lại! Đó là về dân đen.
Về các nhà b́nh luận và hướng dẫn dư luận th́ trong khi Thomas Friedmann, khét tiếng cấp tiến, nêu thắc mắc “Lănh Đạo Đâu Rồi?” (Where Is The Leadership?) bỉnh bút cấp tiến là bà Eleanor Clift nhận định trên Newsweek: Lănh đạo tại Ṭa Bạch Ốc đă thất bại (I think there’s been a failure of leadership in this White House. May lắm th́ c̣n Maureen Dowd của tờ New York Times, không thể ngợi ca lănh tụ được, nàng thủ vai Phàn Lê Huê tấn công phe đối lập để cứu giá. Bao giờ Maureen cũng bỏ chạy như những người kia th́ ta biết là thành phần ưu tú ở trên đă tỉnh mộng,
Con tầu đang ch́m, thủy thủ đang tháo chạy - kể cả các nhà b́nh luận cao cấp của Washington Post, New York Times, Newsweek... Họ chúc thuyền trưởng ở lại may mắn .
Vu Linh
http://www.hqvnch.net/default.asp?id=62
Bookmarks