HỒ CHÍ MINH
NHỮNG NĂM THÁNG CHƯA ĐƯỢC BIẾT ĐẾN (1919‐1941)
HO CHI MINH: THE MISSING YEARS
Kỳ 1
Bà Sophie Quinn-Judge (1)
Lời dịch giả Diên Vỹ
P4
Việc Phan Văn Trường và Phan Chu Trinh tham dự vào những chuyện nổi dậy ở quê nhà như thế nào vẫn c̣n là điều chưa rơ ràng. Bằng chứng tố cáo họ cuối cùng không có sức thuyết phục v́ kẻ chỉ điểm đă mắc bệnh và bị câm. Sau khi được thả khỏi tù năm 1915, trợ cấp chính phủ cho Phan Chu Trinh bị cắt và ông buộc phải tự kiếm sống bằng nghề in tráng ảnh. Sự quấy rối thường xuyên của cảnh sát Pháp làm ông không mấy tin tưởng nữa vào tầng lớp lănh đạo của mẫu quốc [17]. Phan Văn Trường th́ bị bắt buộc làm việc cho quân đội với tư cách là một thông dịch viên tại kho vũ khí Toulouse và sau khi được giải ngũ năm 1918, ông bắt đầu hành nghề luật sư. Cho đến những năm cuối của cuộc chiến hai người đă thành lập nên một nhóm người Việt mới có tên là “Hội người Việt yêu nước”.
Quan hệ của Nguyễn Ái Quốc đối với hai sỹ phu họ Phan là không rơ ràng dưới con mắt của những người ngoài cuộc. Người thanh niên với cái tên này chỉ đáng tuổi con của Phan Chu Trinh và chưa cho thấy chút phẩm chất học giả nào. So với Phan Văn Trường, anh chỉ như một người dân quê lên tỉnh. Do sự khác biệt như vậy nên sau này nhiều người sau này đă cho rằng thực chất Quốc chỉ là người đưa tin, mang thông điệp và đại diện cho hai nhà hoạt động chính trị nổi tiếng hơn kia mà thôi. Nhà trí thức theo phái Trostkit Hồ Hữu Tường trong hồi kư của ḿnh đă viết rằng, mọi ư tưởng của nhóm là do Phan Chu Trinh đưa ra, sau đó Phan Văn Trường và những người khác dịch sang tiếng Pháp, c̣n Quốc mang các bài viết đến các toà soạn báo. Mặc dù ông Tường không có liên hệ trực tiếp nào với nhóm trên [18], nhưng trong hồ sơ của pḥng nh́ Pháp cũng cho thấy một chỉ điểm người Việt có bí danh là “Chỉ điểm Jean” cũng có cùng kết luận như vậy trong một báo cáo của ḿnh lên thanh tra Arnoux vào năm 1919. “Chỉ điểm Jean” báo cáo Arnoux rằng Quốc “chẳng qua chỉ là kẻ cầm đầu bù nh́n thông minh được ngụy trang bằng những sự bí ẩn nhằm làm tăng vẻ khả kính. Nguyên nhân là hiện Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường đang bị theo dơi bởi pháp luật nên Quốc bây giờ được đóng vai lănh đạo” [19].
Phần lớn những bản báo cáo của cảnh sát Pháp th́ lại nh́n nhận anh Quốc bí ẩn như là một người có tri thức và kinh nghiệm xă hội bên cạnh hai họ Phan chứ không phải là một chú bé ngây ngô. Vào cuối năm 1919, Chỉ huy quân đội Đông dương tại Pháp, Pierre Guesde, lại tin rằng Quốc thực sự là một nhà hoạt đống chính trị. Những bản báo cáo mà tướng Guesde có được từ những chỉ điểm của ông ta cho thấy Quốc là một người tích cực đấu tranh cho quyền con người ở Việt nam, một nhà hoạt động chính trị với tâm huyết bù vào khiếm khuyết v́ không được học hành đào tạo bài bản. Các bản báo cáo cho thấy Quốc thường xuyên liên hệ với các đại biểu theo chủ nghĩa dân tộc đến dự hội nghị hoà b́nh từ Ireland, Trung Quốc, và Triều Tiên. Các bản ghi báo cáo về những cuộc nói chuyện của Quốc với bạn bè trong hội người Việt cho thấy anh nhận thức được rất rơ những vấn đề mà dân tộc anh đang phải hứng chịu và nhận thức này chịu sự ảnh hưởng sâu sắc các quan điểm của Phan Chu Trinh. Lấy ví dụ vào tháng 12, chỉ điểm viên người Việt “Edouard”, có lẽ là một viên chức người Việt trong bộ thuộc địa đă gửi một bản tường tŕnh dài 11 trang về một buổi tối tại số 6 Villa des Gobelins. Phần đầu của bản báo cáo nói về cuộc nói chuyện với Nguyễn Ái Quốc về vấn chuyện toàn quyền Đông Dương mới trở về nước sau khi hết hạn nhiệm kỳ, Albert Sarraut, người sau này trở thành bộ trưởng bộ thuộc địa, và những kế hoạch cải tổ của ông ta.
Edouard viết “Quốc gần như hoàn toàn tán đồng với các chính sách ở Đông Dương của toàn quyền Sarraut đặc biệt là việc thiết lập một hệ thống giáo dục kiểu Pháp và xây dựng hệ thống đường xe lửa giúp khai thác các khu rừng ở An Nam và Lào”. Anh ta viết tiếp những nhận định theo lời của Quốc:
“Quốc nói ngài Albert Sarraut đă cho xây dựng một đại học và một trường trung học ở Hà nội, điều đó tốt nhưng mới chỉ là sự khởi đầu. Với 20 triệu dân ở Đông Dương chúng ta cần không phải là 1 trường trung học mà là 20 thậm chí 30 trường trung học. Người dân cần phải được giáo dục bắt buộc, bởi v́ chính họ tạo nên đông đảo tầng lớp quần chúng chứ không phải giới thượng lưu của xă hội ... nhiều người cứ vin cớ thiếu tiền bạc để giải thích về vấn đề phát triển giáo dục ở Đông Dương và họ sẽ c̣n sử dụng lư do này để chống lại toán quyền kế nhiệm tiếp tục công việc mà ngài Albert Sarraut đă bắt đầu“ [20]
Khi Phan Chu Trinh đến và tham dự vào cuộc nói chuyện th́ ông và Edouard tiếp tục bàn luận về chính sách tương lai và những yêu sách người dân thuộc địa có thể đ̣i hỏi từ toàn quyền mới, Maurice Long. Nguyễn Ái Quốc xen ngang và cho rằng người dân thuộc địa lại sẽ chẳng bao giờ được ǵ nếu chỉ bằng cách đưa yêu sách và chờ sự nhân nhượng của thực dân Pháp, Quốc nói: “Tại sao 20 triệu đồng bào chúng ta lại không thể làm ǵ để buộc cho chính quyền thực dân phải trao trả lại nhân quyền? chúng ta đều là người cả vậy phải được đối xử b́nh đẳng? những kẻ không chịu đối xử b́nh đẳng với ta th́ phải coi chúng là kẻ thù“. Phan Chu Trinh quay ra quở lại Quốc v́ sự bộp chộp: “Thế anh muốn đồng bào của chúng ta không tấc sắt trong tay đối đầu lại với người Tây phương với vũ khí tối tân ư?“ ông hỏi tiếp “Tại sao cứ phải đẩy người dân chết một cách vô nghĩa mà chẳng thu được kết quả nào?“ [22]. Quan điểm đấu tranh bất bạo lực của Phan Chu Trinh rơ ràng đối nghịch với quan điểm bạo động của Phan Bội Châu, mà sau này Quốc đă tiếp thu, cũng như anh tiếp thu quan điểm của bậc tiền bối của ḿnh về việc phát triển kinh tế và giáo dục. Nhưng anh nhanh chóng rời bỏ quan điểm của Phan Chu Trinh về phương pháp yêu sách đ̣i nhân quyền trong hoà b́nh một cách “nhẹ nhàng, từ bước, và bền bỉ“ [23].
Để có một bức tranh hoàn chỉnh và khách quan về con người mà sau này là Hồ Chí Minh tại thời điểm mới đến Paris, theo quan điểm của chúng tôi, chúng ta cần phải bắt đầu với các tài liệu và bằng chứng cung cấp bởi Pḥng Nh́ Pháp. Sau đó lần ngược trở lại những năm tháng trước từ khi anh rời Việt nam năm 1911 đến khi anh xuất hiện dưới cái tên Nguyễn Ái Quốc. Sau khi cân nhắc các bằng chứng, chúng tôi cho rằng cho tới thời điểm năm 1919, ông Hồ đă là một nhà hoạt động chính trị có kinh nghiệm, và ông đă hoạt động tích cực trong khoảng thời gian đó chuẩn bị cho vai tṛ của ḿnh sau này trong công cuộc giải phóng dân tộc thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp. Mặc dù rơ ràng, Phan Văn Trường là tác giả của bản tiếng Pháp bản yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới hội nghị hoà b́nh tại Paris, và là tác giả của phần lớn các bài báo kư tên Nguyễn Ái Quốc vào năm 1919 đó, th́ Hồ có lẽ cũng là một nhân tố tích cực trong việc thúc đẩy phong trào đ̣i nhân quyền cho nhân dân Đông Dương vào thời điểm tháng 6 đó tại Paris. Thực tế đó cũng là lời giải thích trong cuốn tự truyện của Hồ (lấy tên là Trần Dân Tiên –ND): tác giả nói chính ông là người đưa ra các ư tưởng cho bản yêu sách, nhưng Phan Văn Trường là người soạn bằng tiếng Pháp, bởi bản thân Hồ tại thời điểm đó không có khả năng viết tiếng Pháp một cách trôi trảy [24]. Người thanh niên trẻ tự xưng là Nguyễn Ái Quốc đă chứng tỏ các kỹ năng tổ chức chính trị đối với cộng đồng người Việt vượt lên trên cả chuyện viết tuyên ngôn hay thư ngỏ.
Một trong những đầu mối của cho việc chứng minh kinh nghiệm chính trị của Hồ trước năm 1919 chính là việc anh đă từng có những liên hệ với đoàn Triều Tiên ở hội nghị hoà b́nh Paris. Chỉ điểm “Jean“ báo cáo rằng Quốc đă học được rất nhiều ư tưởng từ phong trào đ̣i độc lập của Triều Tiên[25]. Hội dân tộc Triều Tiên hoạt động ở Mỹ đă bắt đầu chiến dịch đấu tranh đ̣i độc lập từ Nhật bản gần như ngay khi tổng thống Mỹ Woodrow Wilson ra bản tuyên bố 14 điểm vào tháng giêng năm 1918. Lời kêu gọi trao trả độc lập cho họ từ Nhật bản được đưa ra vào ngày 12 tháng 5 năm 1919, chỉ khoảng một tháng trước khi bản yêu sách của nhân dân An Nam xuất hiện tại Paris. Một tờ báo Trung Quốc in ở Tianjin, tờ Yishibao, ra ngày 18 và 20 tháng 9 năm 1919 đăng bài phỏng vấn Nguyễn Ái Quốc tại Paris, giải thích rằng Quốc đă trao đổi kinh nghiệm và ư tưởng với đoàn Triều Tiên trong một chuyến anh sang thăm nước Mỹ [26]. Tác giả của bài báo, có lẽ là một Người Hoa hay Triều Tiên sống tại Mỹ mô tả Quốc như một đại diện của Việt Nam tại hội nghị hào b́nh tại Paris. Trong phần giới thiệu bài báo viết:
Phóng viên tại Mỹ qua lời giới thiệu của hai đại diện của chính phủ lâm thời Triều Tiên là Kin‐ Tchong‐Wen và Kim‐Koei‐Cho đă có cơ hội phỏng vấn Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Ái Quốc tuổi khoảng 30 trông trẻ trung và mạnh bạo; Anh có thể nói được tiếng Anh, tiếng Pháp, và cả tiếng Hoa; anh đă gặp đại diện Kim của đoàn Triều Tiên trong thời gian anh ở Mỹ, anh đă nói về các vấn đề độc lập dân tộc và tin tưởng rằng t́nh h́nh của hai nước khác nhau và do đó có thể có những cách đi khác biệt của riêng ḿnh [27].
Trong bài phỏng vấn này, Hồ Chí Minh đă cho thấy rơ việc đưa yêu sách ra hội nghị hoà b́nh chỉ là bước đi ban đầu, bản tóm tắt tiếng Pháp của cuộc phỏng vấn này cũng chỉ rơ:“Bản yêu sách của anh ta tại hội nghị rút cục đă thất bại xong anh ta vẫn tiếp tục trong nỗ lực của ḿnh để gặp gỡ nhiều nhân vật chính trị và đă gây được sự chú ư của một số“ [28]. Bản tóm tắt c̣n trích lời Nguyễn Ái Quốc: “bên cạnh việc đưa bản yêu sách ra các nghị viên, tôi c̣n tích cực vận động sự ủng hộ từ nhiều nơi. Đảng dân chủ xă hội không hài ḷng với các hành động của chính phủ và có ư định ủng hộ chúng tôi. Đó là hy vọng duy nhất chúng tôi có tại Pháp. Đối với sự vận động của chúng tôi với các đất nước khác th́ chính nước anh (nước Mỹ) là nơi ủng hộ chúng tôi nhiệt thành nhất...“ [29].
Bộ phân SR của Pháp tại Bắc Kinh đă gửi bản dịch tiếng Pháp của bài phỏng vấn này về Paris kèm theo nhận xét sau:
“Trong điểm 9 báo cáo hôm mùng 5 tháng 6 tôi đă lưu ư các ngài về tờ báo Trung Quốc Yi Che Pao (Yishibao), trong nhiều năm với nhiều bài đă vi phạm nghiêm trọng vào quyền lợi quốc gia của Pháp và của Đông Dương. Tháng tư vừa qua tờ báo này đă cho đăng một bản tuyên ngôn của người Việt. Quá đáng hơn nữa, trong khi các hoạt động phản kháng lại quân đội Nhật Bản gần đây tại Bắc Kinh do cuộc đàm phán về Tsing‐Tao gây ra, tờ báo này đă cho đăng nhiều bài báo kết tội Pháp đă bí mật cấu kết và thoả hiệp với Nhật trong thời gian chiến tranh...„ [30]
Quan hệ của tờ báo Yishibao với pḥng trào yêu nước của người Việt có thể dễ dàng nhận thấy, nhất là bản thân Hoàng tử Cường Để từng đăng nhiều bài báo trên báo này với nội dung gần giống như bản yêu sách của dân An Nam kia. Các bản copy của các bài báo trên tờ này xuất hiện trên tường của các trại công nhân Trung Hoa ở Marseille tháng 6 năm 1919 [31]. Hồ nói với chỉ điểm Jean rằng anh đă bàn với đoàn đại diện Triều Tiên để gửi bản yêu sách của ḿnh (hay của Phan Văn Trường?) để đăng trên tờ báo ở Tianjin [32]. Dường như đă có sự phối hợp nào đó giữa những ǵ xảy ra ở Paris và những người theo phái của Cường Để, Phan Bội Châu ở Trung Quốc.
Một trong những thách thức cần phải giải quyết đối với quan điểm nh́n nhận Hồ Chí Minh như một nhà hoạt động chính trị có kinh nghiệm năm 1919 là theo tŕnh tự thời gian của những năm đầu bôn ba hải ngoại của ông, th́ Hồ mới chỉ đến Paris vào năm 1917 và sống ở đó mà không gây nên sự chú ư nào của nhà chức trách cho đến khi xảy ra sự kiện tại hội nghị hoà b́nh quốc tế. Hồ trước đó hoàn toàn không có vai tṛ ǵ trong nhóm người Việt yêu nước ở Pháp. Thêm một lư do cho sự nghi ngờ về giả thuyết trên là các mối quan hệ của gia đ́nh ông Hồ và bản thân ông với Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu đă không được làm rơ cho đến tận năm 1992. Với sự thiếu hụt thông tin và bối cảnh như vậy, thật khó tin là một anh phụ bếp, một người lao động chân tay như trong cách tuyền truyền của Đảng cộng sản về ông Hồ thời trai trẻ lại có thể nhanh chóng biến hoá thành người đại diện cho một phong trào yêu nước. Dưới đây chúng tôi sẽ cố gắng cắt nghĩa điều này.
Về vấn đề ngày tháng tới Paris của Quốc, có lẽ bằng chứng đáng tin cậy nhất chính là hồ sơ của cảnh sát Pháp, ở đó ghi nhận anh đến Paris vào tháng 6 năm 1919 từ London [33]. Thông tin trong hồ sơ cho biết Hồ đến Paris ngày 7 tháng 6 năm 1919 từ London, ban đầu anh ở số 10 rue de Stockholm sau đó là số 56 rue M. le Price, và tiếp theo là số 6 Villa des Gobelins. Nếu ước lượng trên báo chí Triều Tiên về cuộc gặp mặt của Hồ với đoàn đại diện Triều Tiên ở Mỹ là chính xác, th́ chắc chắn đó không phải là chuyến dừng chân tại nước Mỹ của Hồ ở New York khi anh c̣n là một phụ bếp. Thời điểm đó là vào tháng 12 năm 1912, khi anh viết thư cho toàn quyền ở Huế để t́m cách gửi tiền cho cha ḿnh. Mặc dù lá thư được dán tem gửi từ New York, Hồ lại ghi địa chỉ của ḿnh là địa chỉ bưu điện tại Le Havre và nhận ḿnh là một thuỷ thủ [34]. Tại thời điểm đó Quốc chưa có đủ thời gian học tiếng Anh, anh mới chỉ rời khỏi đất nước ḿnh có một năm rưỡi. Theo cách nh́n nhận của chúng tôi, thời điểm Quốc gặp đoàn đại diện của Triều Tiên ở Mỹ chỉ có thể là giữa năm 1917 và 1918, khi các nhóm Triều Tiên yêu nước hoạt động tích cực hơn tại Mỹ. Chưa có bằng chứng nào cho thấy Quốc sống ở Pháp trong thời gian này nhưng bản thân Quốc từng khai báo vởi Quốc Tế III là anh từng làm việc cho một gia đ́nh giầu có ở Brooklyn vào năm 1917 và 1918. Tài liệu trên của Quốc Tế III cũng ghi rơ là anh đến Pháp năm 1919. Thông tin này đáng khả nghi bởi trong cùng bản khai báo trên, những thông tin khác Quốc cung cấp về ḿnh cho Quốc Tế III đều là các thông tin giả mạo, ví dụ Quốc khai ḿnh sinh năm 1903 mẹ ḿnh chết năm 1910 [35]. Cũng có thể Quốc có đưa thông tin trên là phần sự thật để cải trang cho những thông tin giả mạo c̣n lại. Thông tin được đưa ra bởi nhà hoạt động cho hoà b́nh David Dellinger năm 1969 cũng cho thấy nhiều khả năng ông Hồ đến Mỹ sau năm 1916. Hồ Chí Minh đă nói với Delllinger rằng thời gian ở Mỹ, ông đă từng tham dự buổi diễn thuyết của Marcus Harvey ở Harlem [36]. Bản thân Harvey, người lănh đạo phong trào “trở về Phi Châu” cũng chỉ đến Mỹ từ năm 1916 từ Jamaica. Trong những năm 1917 và 1918, Harvey thường xuyên có các cuộc diễn thuyết về vấn đề chủng tộc tại Harlem, đặc biệt sau khi tổ chức Ku Klux Klan (3K ‐ tổ chức khủng bố phân biệt chủng tộc tại Mỹ ‐ ND) được thành lập năm 1915. Hồ Chí Minh năm 1924 đă viết một bài báo mô tả những cuộc hành h́nh người da đen của 3K tại miền nam nước Mỹ ‐ có thể những thông tin mà Hồ có là từ các buổi tham dự các cuộc diễn thuyết của Harvey [37].
Nếu đúng như giả thuyết Hồ có mối liên hệ với nhóm yêu nước người Triều Tiên tại Mỹ năm 1917 hay 1918, th́ nó đưa đến câu hỏi: Liệu anh thanh niên này đă tham gia vào chính trị t́nh cờ trên con đường bôn ba du lịch ṿng quanh thế giới của ḿnh (với tư cách là thuỷ thủ, phụ bếp – ND)? Hay anh ra nước ngoài với mục đích t́m đường cứu nước? Vào thời điểm năm 1911 và 1917 liệu anh có phải là một thành phần tham dự trong pḥng trào hoạt động cách mạng đ̣i độc lập cho tổ quốc ḿnh? Đối với chính quyền Pháp, họ đă có câu trả lời vào năm 1920 khi cuối cùng họ đă t́m ra anh và chị của Quốc. Nhà chức trách cuối cùng đă phác thảo ra được chân dung của một người đáng ngờ do tiền sử gia đ́nh và các mối quan hệ của gia đ́nh anh ta.
Cả anh và chị của Hồ Chí Minh đều đă từng bị kết án lao động khổ sai v́ tham gia pḥng trào đấu tranh khởi xuớng bởi Phan Bội Châu. Chị của ông nhớ lại là năm 1915 bà nhận được tin Hồ đang ở London. Anh trai Hồ th́ kể rằng Hồ đă từng nhập học ở Quốc Học Huế, nhưng sau đó bỏ học ngay sau khi cha họ mất chức quan huyện. Anh thanh niên Hồ (lúc đó là Nguyễn Tất Thành –ND) sau đó đă tới Phan Thiết, làm trợ giáo tại trường tư thục Dục Thanh, được lập nên bởi một ái hữu của Phan Chu Trinh [39]. Cả anh và chị của Hồ đều khai rằng Hồ có một vết sẹo ở tai do một tai nạn hồi nhỏ (vết sẹo phía trên tai trái của Hồ sau này trở thành một dấu hiệu chủ yếu để cảnh sát Pháp nhận dạng ông) [40].
Sau khi t́m ra nhà hoạt động chính trị bí ẩn Hồ là thành viên của gia đ́nh Nguyễn Sinh Huy, người Pháp đă nhanh chóng xác định được các thông tin khác, các bản báo cáo về các thông tin liên quan đến Hồ trước năm 1919 đă cho thấy được sự biến chuyển trong con người này như thế nào. Cả Hồ và anh của ông đă bị Hiệu trưởng trường Quốc học Huế gọi lên khiển trách v́ thái độ thù nghịch với người Pháp trong thời gian diễn ra các sự kiện lôn xộn tại Huế (biểu t́nh của nông dân –ND) năm 1908 [41]. Điều này trùng khớp với thông tin cung cấp bởi chỉ điểm “Edouard”, người báo cáo với Pḥng Nh́ Pháp rằng Quốc từng ở Huế khi xảy ra sự kiện năm 1908 và Quốc tỏ thái độ không dung thứ với hành động của người Pháp trong sự kiện đó. “Anh ta nói rằng anh ta đă trực tiếp chứng kiến cảnh người dân Việt nam biểu t́nh với tay không trước toàn quyền tại Huế để phản đối việc lao động khổ sai cưỡng bức (đi sưu –ND) … và người Pháp đă xả súng bắn vào người dân để giải tán biểu t́nh” [42].
Các bản báo cáo này cũng cho thấy sự ảnh hưởng đáng kể của sự nghiệp cụ thân sinh ra ông Hồ đến đến sự phát triển của Nguyễn Tất Thành / Nguyễn Ái Quốc. Mặc dù ông Nguyễn Sinh Huy thi đỗ Phó Bảng năm 1901 cùng năm với Phan Chu Trinh, nhưng ông không có một sự liên hệ công khai nào với các phong trào cách mạng yêu nước dẫn đến những cuộc biểu t́nh đ̣i giảm tô, giảm thuế ở Trung kỳ năm 1908. Năm 1919, ông được bổ nhiệm làm chi huyện ở một huyện mới được khai khẩn ở tỉnh B́nh Định (huyện B́nh Khê –ND) [43]. Thế nhưng chỉ sau vài tháng làm quan, ông đă dính vào một vụ scandal. Ông bị buộc tội đă xử đánh đ̣n một nông dân mà sau đó người này đă chết, có lẽ là do trận đ̣n quá nặng. Năm 1910, Huy bị chính quyền tỉnh giáng 4 cấp, và gần như mất nguồn thu nhập từ lương bổng. Bản thân Huy cho rằng cái chết của người nông dân kia chẳng liên quan ǵ đến trận đ̣n phạt [44]. Nhưng Pḥng Nh́ Pháp tại Huế báo cáo rằng Huy phạm tội ngộ sát trong lúc đang say rượu [45]. Tháng giêng năm 1911, Huy xin phép để vào Sài G̣n‐Gia Định kiếm sống, nhưng cảnh sát Pháp từ chối v́ “nghi ngờ Huy có cảm t́nh và dính lứu với Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh”. Đại diện mật vụ Pháp ở Huế nhận xét: ” Con trai ông ta 2 năm trước đă đột ngột biến mất, có lẽ là đang ở miền nam, có thể Nguyễn Sinh Huy vào đó với mục đích là để t́m con và gặp Phan Chu Trinh chứ không phải đơn thuần là kiếm sống” [46]. Không đợi sự đồng ư của chính quyền, Huy tự t́m đến mối quan hệ với quan lại người Việt ở Huế và được cho đi nhờ bằng đường biển vào nam từ Đà Nẵng vào ngày 26 tháng 2. Toàn quyền ở Huế thông báo đă có thông tin cung cấp từ phía toà án rằng: ”Mục đích chuyến đi của ông ta (Huy) không rơ ràng, có người nói rằng mục đích chuyến đi của Huy là chuyển thông tin giúp một số bạn bè của con gái ông ta . Đáng ngờ hơn đó là thời điểm chuyến đi của Huy diễn ra ngay sau các chuyến đi của con gái ông ta, gọi là cô Bạch Liên, tới Huế và Quảng Ngăi, sau nhiều năm sống tại làng quê Kim Liên” [47].
Liệu Nguyễn Sinh Huy có cảm t́nh hay dính lứu ǵ đến phong trào đ̣i cải tổ của Phan Chu Trinh hay phong trào bạo động của Phan Bội Châu hay không? đây là câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời. Mặc dù vậy chúng tôi có thể khẳng định, ông đă cố gắng giữ cho lư lịch của ban thân ḿnh hoàn toàn trong sạch trong mắt người Pháp cho tới thời điểm đó. Chúng ta cũng không thể biết rơ việc mất chức của ông ảnh hưởng đến con trai út của ông đến đâu. Mặc dù vậy, như Daniel Hemery đă chỉ ra việc mất chức này thu hẹp khả năng chọn lựa của Nguyễn Tất Thành, làm cho việc học hành trong một trường danh tiếng là Quốc học Huế của anh bị giang dở (do không có tiền đóng học –ND). Việc Nguyễn Tất Thành đến làm việc tại trường Dục Thanh, một ngôi trường được xây dựng theo khuyn hướng của Phan Chu Trinh, với việc giảng dạy kiến thức hiện đại bằng tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ, cho thấy có lẽ Nguyễn Tất Thành đă tham gia phong trào canh tân do họ Phan khởi xướng từ năm 1909. Chủ trường Dục Thanh thậm chí c̣n cho thành lập nhà máy sản xuất nước mắm, theo lời kêu gọi của Phan Chu Trinh về phát triển buôn bán và tham gia thương mại đối với người bản xứ. Bằng việc đến dậy trường Dục Thanh, Nguyễn Tất Thành đă định hướng tương lai của ḿnh đi theo con đường của Phan Chu Trinh, lúc này đă bị trục xuất khỏi đất nước như một tội phạm quốc gia. Cha của anh, người đă chứng kiến sự bất lực và lạc hậu của các sỹ phu đào tạo theo nền giáo dục Trung Hoa dưới sự cai trị của Pháp như thế nào, có lẽ đă là người khuyến khích anh đi theo con đường đó.
Vào đầu năm 1911, Thành đă vào tới Sài G̣n, và theo học một lớp đào tạo thợ cơ khí, theo lời kể của anh của anh [49]. Nếu những nghi ngờ của người Pháp là có cơ sở th́ có lẽ cha của Thành đă vào đến Sài g̣n vào tháng 3 và đă gặp Phan Chu Trinh trước khi họ Phan lên tầu sang Pháp vào cuối năm đó. Nhà trí thức mới được thả tù Phan Chu Trinh có thể mang thông tin về những sỹ phu bị giam cầm tại Poulo Condore, đặc biệt là nhóm sỹ phu gốc Nghệ An. Cả Daniel Hemery và Thu Trang Gaspard đều cho rằng Nguyễn Tất Thành và cha của anh đă gặp và bàn bạc với Phan Chu Trinh về kế hoạch đưa Thành ra nước ngoài học tập [50]. Tất Thành cuối cùng đă t́m được đường đến Châu Âu trên con tầu Latouche Treville, với công việc của một phụ bếp; sau khi cha anh bị băi chức anh không có hy vọng ǵ trong việc xin được tài trợ từ chính phủ cho chuyến sang châu Âu của ḿnh như đối với trường hợp của của Phan Chu Trinh. Mặc dù vậy không có lư do để tin rằng dự định đi Châu Âu của Thành chỉ là để làm phụ bếp hay lao động chân tay trên tầu vào những năm sau đó.
Vào tháng 9 (năm 1911), hai tháng sau khi đến Marseille (vào tháng 7), Thành đă có một hành động rất giống với một người theo con đường của Phan Chu Trinh. Anh gửi một lá thư đến tổng thống Pháp xin được vào học trường thuộc địa, một nơi đào tạo quan lại, chức sắc cho chính quyền ở các thuộc địa. Anh viết: ”Tôi không có tiền bạc hay của cải ǵ và rất ham muốn được học hỏi. Tôi muốn trở thành người có ích cho nước Pháp và với Nhân dân ḿnh, muốn giúp đỡ người dân có được sự cai trị tốt”. Rơ ràng anh viết là thư này với sự giúp đỡ của một người rành tiếng Pháp [51]. Đối với một số nhà nghiên cứu như Nguyễn Thế Anh, bức thư và lời lẽ trong đó có thể hiểu là đă bầy tỏ mong muốn của người viết được chở thành một quan lại phục vụ cho chính quyền thuộc địa, v́ quyền lợi của chính quyền thuộc địa [52]. Mặt khác cũng có thể hiểu nguyện vọng này nhất quán với chiến thuật mà Phan Chu Trinh thường khuyến khích các thanh niên, trí thức theo ḿnh, đó là “đấu tranh trong sự hợp tác”, trong đó kêu gọi thanh niên, trí thức Việt Nam hăy học tập truyền thống và văn hoá dân chủ của người Pháp để phục vụ cho quyền lợi của dân tộc ḿnh. Tại thời điểm đó Nguyễn Ái Quốc tương lai đă hy vọng rằng giới lănh đạo cao cấp nhất của Pháp sẽ đánh giá anh dựa trên tinh thần và phẩm chất mà anh có chứ không phải anh với tư cách là con của một quan lại mới bị cách chức. Nhưng yêu cầu của anh lại bị chuyển đến toàn quyền Huế, và ông này đă chỉ ra rằng anh đă không chịu tận dụng cơ hội để được học tập ở ngay chính bản xứ (ư nói anh Thành đă tự ư bỏ trường Quốc học Huế ‐ND) [53].
Việc từ chối nhập học không làm tiêu tan khát vọng học hành của Hồ, nhưng làm thay đổi con đường để ông đạt được điều đó. Hiện chúng tôi cũng chưa biết rơ rằng ồng Hồ có tham gia một khoá học bài bản nào ở Anh hay không, hay ông học tiếng Anh và chính trị về thuộc địa thông qua tự học và trao đổi ngoài giảng đường. Việc phải kiếm sống trong hoàn cảnh trong tay không có ǵ có lẽ đă buộc anh phải tiếp tục cuộc phưu lưu trên biển trong vài năm sau đó. Tháng 11 năm 1911, anh t́m cách gửi tiền về cho cha của ḿnh từ Clayton [54]. Lá thư mà chúng tôi đề cập ở đoạn trước là lá thư gửi từ New York vào tháng 12 năm 1912. Bức thư đó anh gửi đến toàn quyền Pháp tại Huế giải thích rằng anh muốn gửi một phần lương hàng tháng của ḿnh cho cha nhưng hiện không biết ông đang ở đâu. Anh viết: ”Tôi không biết phải làm thế nào nữa, tôi chỉ hy vọng mong ngài giúp đỡ v́ ngài là người quan bảo hộ nhiệt thành với đất nước chúng tôi” [55]. Giọng điệu hạ ḿnh đối với người Pháp trong thư thể hiện thái độ khiêm nhường của một người theo khổng giáo đồng thời cũng có thể là sự khôn ngoan trong hành xử. Nếu đối chiếu với giọng điệu của anh đối với người Pháp trong các lá thư anh gửi cho Phan Chu Trinh sau đó th́ có thể cho rằng thái độ hạ ḿnh trên của anh là một sự giả vờ.
Bookmarks