V́ sao Khánh Ly không được diễn ở Sài G̣n?
Trên không gian mạng, những b́nh luận chống đối việc trở về ca hát tại Hà Nội nhiều hơn là ủng hộ. Đó là một điều đáng thương cảm đối với người nghệ sỹ đă ở tuổi 70, ở cái tuổi mà bất cứ nghệ sỹ nào cũng đều mong muốn được hát trong một khán pḥng đầy ắp người nghe, được hát như là lời cảm tạ mà những khán-thính giả trong nước đă yêu thương dành tặng cho bà ngay cả khi bà đă rời khỏi sân khấu trong nước gần 40 năm.
V́ sao bà không hát ở Sài G̣n mà lại là Hà Nội? Đó là một câu hỏi được rất nhiều người đưa ra cũng như muốn biết nhất xoay quanh việc ca sỹ Khánh Ly trở về Việt Nam. Trong khi chính Sài G̣n đă đưa danh tiếng của Khánh Ly lên hàng đầu, cũng chính Sài G̣n mới chính là một trời kỷ niệm của ca sỹ này.
Trước Khánh Ly, ca sỹ Chế Linh cũng gặp phải trường hợp tương tự. Chế Linh có thể hát ở Hà Nội, ở Hải Dương, ở Huế, ở Đà Nẵng nhưng tuyệt nhiên ông không được phép hát ở Sài G̣n. Chính v́ thế mà trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, ông thổ lộ “Tôi khát khao được hát ở Sài G̣n”.
Trong con mắt của những cán bộ văn hóa của chính quyền Cộng Sản, th́ những người như Khánh Ly, Chế Linh cần phải dè chừng. Ở họ có một quá khứ chống Cộng sôi nổi, nhiệt t́nh. Th́ với việc cho họ được hát ở các tỉnh thành khác đă là điều chẳng đặng đừng. Trong khi đó, Sài G̣n, thủ đô của Việt Nam Cộng Ḥa th́ việc cho những người như vậy thỏa sức “tung hoành” ngay tại Sài G̣n chẳng khác nào gợi nhắc cho dân chúng Sài G̣n và cả miền Nam nhớ lại thời hào hùng của chế độ cũ. Gợi lại cho họ những âm vang của ngày tháng huy hoàng, khơi dậy lại tinh thần chống Cộng của người dân miền Nam.
Phần nào tương đồng với suy nghĩ đó, trên Facebook của nhà thơ Đỗ Trung Quân cho rằng, việc ca sỹ Khánh Ly không được hát ở Sài G̣n phần nào là do sự “thù vặt” của những nhạc sỹ-cán bộ văn hóa, trong đó có một số nhạc sỹ “Việt cộng nằm vùng” hồi trước năm 1975 như: Trần Long Ẩn, Tôn Thất Lập…
“Phong trào “hát cho đồng bào tôi nghe” và du ca là hai lực lượng văn nghệ đối lập nhau. Cùng ở Sài G̣n trước 1975 và có lịch sử nhiều ân oán. Những ân oán đó kéo dài đến tận ngày hôm nay. Các nhạc sỹ như Trần Long Ẩn, Tôn Thất Lập hiện là chức sắc âm nhạc măi măi không thôi ghi sổ nợ Phạm Duy và Khánh Ly những người có ảnh hưởng lớn ở Sài G̣n” như lời góp thêm của nhà thơ Đỗ Trung Quân.
Có một điều chắc chắn rằng, có lần đầu th́ sẽ có lần sau. Nếu ca sỹ Khánh Ly vẫn c̣n đủ sức khỏe th́ bà ấy sẽ c̣n tái ngộ với người hâm mộ ḿnh trong những lần tới. Việc bà chỉ được phép hát ở Hà Nội phần nào như một chương tŕnh “tổng duyệt”, xem xét thái độ, những nhạc phẩm mà Khánh Ly thể hiện trên sân khấu, hay cách mà ca sỹ này nói với công chúng. Những lần sau tái ngộ cùng khán giả Việt Nam có thể là Huế, Đà Nẵng, Hải Pḥng hay bất cứ tỉnh thành miền Bắc, miền Trung nào. Nhưng Sài G̣n th́ chưa chắc như một tiết lộ của một cán bộ tuyên giáo gộc ở Sài G̣n trong trường hợp ca sỹ Chế Linh: “[COLOR="#B22222"]Nếu để Chế Linh hát tại nhà hát Ḥa B́nh th́ đừng nh́n mặt tôi”.
Sau Chế Linh, số phân của Khánh Ly vẫn quay cuồng tít mù của ḍng đời văn nghệ và chính trị của đất nước!
Người Quan Sát
http://www.baocalitoday.com/vn/tin-t...a-du-luan.html
Bookmarks