Tôi có viết bài giải thích về sự sai lầm trong thuyết giá trị thặng dư của Karl Marx, ai không hiểu có thể hỏi lại để giải thích rơ hơn:
Thấy có nhiều người không thể nh́n nhận ra được sai lầm trong lư thuyết kinh tế của Karl Marx nên xin được phân tích thêm một chút.
Toàn bộ lư thuyết của Karl Marx được dựa trên quan điểm cho rằng giá trị thặng dư có nguồn gốc từ lao động, chính v́ vậy giai cấp lao động không cần đến giai cấp tư sản có thể tự ḿnh sản xuất của cải xây dựng nên xă hội cộng sản.
Xin được lấy một ví dụ kinh tế cho dễ h́nh dung, Samsung đầu tư 2 tỉ USD vào Việt Nam xây nhà máy, mua vật liệu đầu vào, đó gọi là tư bản, rồi bỏ ra thêm 1 tỉ USD thuê công nhân Việt Nam sản xuất ra TV Plasma, tất cả tiền đầu tư hết 3 tỉ USD bán ra thị trường được 3.5 tỉ USD trong đó 0.5 tỉ USD là tiền lăi. Karl Marx cho rằng toàn bộ 0.5 tỉ USD tiền lăi đó là do công sức lao động làm ra.
Cái nh́n đó hoàn toàn sai lầm. Hăy giả sử Samsung đang đợi bán lô hàng 3 tỉ USD đó ra thị trường, rồi bất ngờ trong ngày, Sony tung ra tin rằng phát triển thành công TV LED. Tin tức đó khiến lô hàng TV của Samsung bị đẩy giá xuống v́ không ai muốn mua nữa, và Samsung chỉ bán được toàn bộ lô hàng với giá trị 2.5 tỉ USD, lỗ 0.5 tỉ USD. Như vậy nếu Samsung kí được hợp đồng bán lô hàng buổi sáng trước khi Sony đưa tin th́ lăi 0.5 tỉ USD, trong khi đợi đến sau khi Sony tung tin ra th́ lô hàng lỗ 0.5 tỉ USD.
Như vậy nếu giải thích 0.5 tỉ USD tiền lăi là giá trị thặng dư do lao động tạo ra th́ vẫn là lô hàng đó, khi lỗ 0.5 tỉ USD th́ giá trị thặng dư là bao nhiêu? Khi mọi yếu tố khác trong bài toán của Karl Marx là tư bản đầu tư và công lao động vẫn giữ nguyên, tại sao giá trị thặng dư lại thay đổi thậm chí là âm?
Điều đó cho thấy Marx không nh́n ra được bản chất của giá trị trên thị trường là do cung cầu quyết định, chứ không phải là do lao động. Khi nhu cầu giảm th́ giá trị giảm, khi nhu cầu không có th́ thậm chí lô hàng trở nên vô giá trị cho chẳng ai lấy, và toàn bộ công sức lao động bị vứt đi. Điều mà Karl Marx phân tích chỉ tạm đúng khi cung và cầu ổn định, khi đó giá trị hàng hóa mới ổn định. Nhưng ngay cả khi đó cũng không thể nói giá trị thặng dư là do lao động làm ra khi mà lao động phải cần đến tư bản đầu tư.
Như vậy không thể tồn tại một khái niệm giá trị chung chung tách rời cung và cầu trong thị trường. Quan niệm giá trị thặng dư do đó hoàn toàn ảo tưởng và sai lầm, nhưng đáng tiếc thay lại chính là điểm mấu chốt xây dựng nên toàn bộ lư thuyết kinh tế Marxist và là chỗ dựa cho học thuyết xă hội cộng sản.
Quan niệm lao động tạo ra giá trị thặng dư của Marx cũng không giải thích được rất nhiều trường hợp khác trong kinh tế. Ví dụ một quốc gia nhiều dầu mỏ, quốc gia đó lao động rất ít, chỉ cần đào dầu lên bán lấy tiền vẫn trở nên giàu có. Nếu lao động tạo ra giá trị thặng dư vậy tại sao lao động rất ít lại thu về rất nhiều tiền? Kinh tế học Marx không thể giải thích được, nhưng lư thuyết cung cầu có thể giải thích dễ dàng, do nhu cầu dầu mỏ cao th́ giá trị của dầu mỏ lớn
Tương tự, giả sử một người có một chiếc b́nh cổ gia truyền đơn giản, chiếc b́nh được tạo ra mới công sức rất ít, nhưng sau 500 năm, nó được định giá rất cao so với giá mua lúc đầu. Vậy tại sao không hề có lao động nhưng giá trị thặng dư của chiếc b́nh lại tăng lên như vậy? Karl Marx không thể giải thích được, chẳng có lao động nào ở đây cả, nhưng lư thuyết cung cầu giải thích rất đơn giản, do nhu cầu của mặt hàng đó cao nên giá trị của nó gia tăng.
Như vậy có thể nói, lao động hoàn toàn không liên quan ǵ đến giá trị. Nếu bạn đào một cái hố lên vào buổi sáng, rồi đến buổi chiều lấp cái hố đó lại, bạn đă bỏ ra một công sức lao động rất lớn, nhưng v́ không có nhu cầu thực tế, nên giá trị của công sức đó chỉ là con số 0.
Từ đó có thể nói rằng, thực ra bản chất của nền kinh tế là cung và cầu, và đó chính là thị trường. Ngay cả trong một nền kinh tế phân phối th́ cung và cầu vẫn là yếu tố quyết định chủ đạo, trong đó sự trao đổi mang tính mệnh lệnh hơn là mua bán tự do. Karl Marx đă đưa ra một lư thuyết kinh tế hoàn toàn sai lầm dựa trên giá trị ảo tưởng của sức lao động. Bởi v́ quan niệm đặt nặng vào lao động (các đảng xu hướng Marxist cũng hay lấy tên là đảng lao động) cho nên lao động trong các xă hội theo xu hướng Marx thường mang tính h́nh thức, lăng phí và xa rời nhu cầu thực tế, làm suy yếu quốc gia.
http://haynoioigioioi.blogspot.com/2...-thang-du.html
Bookmarks