Page 355 of 471 FirstFirst ... 255305345351352353354355356357358359365405455 ... LastLast
Results 3,541 to 3,550 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3541
    Tran Truong
    Khách

    Tiếp theo

    Đến với chị Chi có cái thú vị là được hưởng một không khí thân mật, thoải mái như đang ngồi trong nhà của ḿnh .

    Điều thích nữa là không bao giờ phải bận tâm đến chuyện tiền bạc ǵ cả, muốn đến lúc nào cứ việc đến, không có tiền th́ chỉ cần ngồi cười cười .

    Chị Chi sẽ nói giùm cho bạn điều bạn khó nói : “ Cuối tháng chưa lănh măng đa phải không? Uống ǵ nói chị lấy ”

    Chưa hết đâu, khi đă thân, đă thành “bạn của chị Chi,” hai lần mỗi năm vào khoảng trước Giáng Sinh và hăm ba ông táo về trời bạn sẽ được chị Chi kêu “đến chị chơi ”

    Đến chị chơi có nghĩa là đến uống trà mà không phải trả tiền và nếu gặp lúc chị Chi vui và khoẻ, “chơi” c̣n có nghĩa là có bánh bèo tôm chấy hay bánh hỏi thịt nướng kèm thêm nữa.

    Khách của chị Chi không đông, giá nước ở chị Chi không đắt v́ vậy chắc chắn chị Chi không sống bằng “cửa tiệm” chị bán cho vui .

    Bán mà như kêu anh em góp chút tiền cho chị để chị nấu giùm chút nước uống cho vui. Mà quả t́nh ở chỗ chị Chi vui thật, vui v́ những đậm đà t́nh nghĩa.

    Hồi đó chị Chi đă khá lớn tuổi, bây giờ sợ chị đă ĺa xa chúng ta hoặc nếu không th́ cũng không c̣n đủ sức để nấu nước giùm cho ai được nữa.

    Quán chị Chi chắc không c̣n nhưng dù sao cũng xin cảm ơn chị và xin đại diện cho những anh chị em đă từng ngồi quán chị Chi bày tỏ ḷng tiếc nhớ đến chị và đến những ngày khó quên cũ.

    Tôi nghĩ anh chị em cũng không hẹp ḷng ǵ mà không cho tôi nói lời đại diện này. Cuộc đời chúng ta đẹp v́ những niềm vui nho nhỏ không tên.

    Sài G̣n của chúng ta đáng nhớ v́ những dễ thương nho nhỏ không tên.
    Chị Chi, chị đă cho chúng tôi những niềm vui ấy. Chị đă góp cho Sài G̣n một phần của cái dễ thương ấy. Cảm ơn chị .

    Những năm cuối thập niên 60 Sài G̣n có mở thêm nhiều quán cà phê mới, những quán sau này thường được trang hoàng công phu hơn .

    Có hệ thống âm thanh tối tân hơn và nhất là quán nào cũng chọn một cái tên rất đẹp, phần lớn là dựa theo tên những bản nhạc nổi tiếng: Cà Phê Hạ Trắng, Lệ Đá, Diễm Xưa, Hương Xưa, Hoàng Thị, Biển Nhớ, Hoài Cảm, Da Vàng…

    Tuy nhiên, ở một con đường nhỏ, h́nh như là Đào Duy Từ, gần Sân Vận Động Cộng Ḥa có một quán cà phê không theo khuôn mẫu này, nó mang một cái tên rất lạ: Quán Đa La.

    Đa La là Đà Lạt, quán của chị em cô sinh viên Chánh Trị Kinh Doanh, có lẽ vừa từ giă thác Cam Ly, Hồ Than Thở để về Sài G̣n học năm cuối tại nhà sách Xuân Thu hay sao đó, mở ra.

    Trường kinh doanh quả là khéo đào tạo ra những môn sinh giỏi kinh doanh: Tin mấy cô sinh viên mở quán thật t́nh là không được chính thức loan báo ở đâu cả.

    Tuy nhiên, cứ úp úp mở mở như vậy mà tốt, nó được phóng lớn, lan xa, tạo ấn tượng mạnh và quán được chờ đón với những trân trọng đặc biệt, những náo nức đặc biệt .

    Những cô chủ chắc có máu văn nghệ, đă cố gắng mang cái hơi hướng của núi rừng Đà Lạt về Sài G̣n: Những gị lan, những giỏ gùi sơn nữ, những cung tên chiến sĩ đă tạo cho quán một dáng vẻ ngồ ngộ, dễ thương .

    Rồi những đôn ghế, những thớt bàn được cưa từ những cây cổ thụ u nần, mang vẻ rừng núi, cổ sơ đă giúp cho Đa La mang sắc thái rất… Đa La.

  2. #3542
    Tran Truong
    Khách
    Tìm mãi , hôm nay mới thấy bản Đường Về Sài Thành ,những năm 1959 . ....


  3. #3543
    Tran Truong
    Khách

    Tiếp theo

    Ngày khai trương, Đa La đă mời được Linh Mục Viện Trưởng Viện Đại Học Đà Lạt đến dự và đă chuẩn bị một chương tŕnh văn nghệ hết sức rôm rả với những bản nhạc “nhức nhối” của Lê Uyên Phương, Nguyễn Trung Cang, Lê Hữu Hà…

    Chừng đó là đủ chết người ta rồi. Dân Đại Học Xá kéo qua, dưới Sư Phạm, Khoa Học lên; Y Khoa, Phú Thọ xuống.
    Cả Petrus Kư, Chu Văn An nữa là đủ bộ, quanh quanh khu Ngă Sáu chấm Đa La và dồn tới .

    Những ngày đó Đa La đông vui lắm, nó trở thành một chốn tụ tập hết sức văn nghệ. Nó đă chứng kiến sự nở hoa của nhiều mối t́nh và cũng chia xẻ sự héo tàn của nhiều mối t́nh khác.

    Nó có thể tiếp tục buồn vui với những người bạn trẻ như thế nếu như đất nước không có những đột biến to tát: Biến cố Tết Mậu Thân với cảnh nhà cháy người chết ngay tại thủ đô Sài G̣n .

    Rồi tổng công kích đợt hai. Rồi tổng động viên lần thứ nhất năm 1968 . Quân sự học đường. Tổng động viên lần thứ hai năm 1972 .

    Tất cả những điều đó đă làm thay đổi rất nhiều nhịp sống chung và tác động sâu xa đến suy nghĩ và hành động của từng con người.

    Đa La vắng dần những người khách cũ, lưa thưa có thêm những người mới với dáng vẻ ủ dột trầm ngâm hơn .

    Lác đác những bộ đồ vàng quân sự học đường, những bộ đồ phép Thủ Đức, những bộ đồ lính thứ thiệt của nhiều quân binh chủng vội đến, vội đi .

    Đa La lần lượt nhận được tin tức về nhiều người bạn cũ không bao giờ c̣n trở về. Đa La tiếp tục có thêm nhiều buổi cà phê cuối cùng để tiễn những người đến lượt ra đi .

    Đa La không vui và những người bạn của Đa La cũng không vui ... bởi v́ cả đất nước không vui, cả dân tộc đang phiền muộn .

    Đa La c̣n đến lúc nào? Đóng cữa bao giờ tôi không biết . Có điều là đă có thời Đa La giống như một tri kỷ của nhiều người .

    Nó cũng buồn, cũng vui, cũng hy vọng, cũng ră rời, cũng phấn chấn, cũng mệt mỏi, cũng khóc, cũng cười, cũng muốn ngoan ngoăn xây dựng, cũng thích tung trời phá phách, cũng tỉnh, cũng điên ...

    Nói chung là nó chung chịu với bạn bè những tháng ngày nhiều chuyện, dễ thương lắm và đáng nhớ lắm ... một chút Sài G̣n.

    Hồi đă vào Thủ Đức tôi c̣n rất nhiều dịp để ngồi cà phê Hân, đường Đinh Tiên Hoàng.
    Thật ra phải nói tôi bị bắt buộc phải ngồi ở đó v́ thời gian trong quân trường , tôi thuộc loại con bà phước .

    Gia đ́nh ở xa, người yêu th́ mặc dù đă quen từ thời c̣n ở tỉnh nhỏ quê nghèo , nhưng cũng vẫn chưa qua được giai đoạn “mặt ngoài c̣n e ” . Cuối cùng tôi chỉ c̣n bạn bè.

    Hồi đó mỗi lần đi phép, xe quân trường sẽ thả xuống và đón về ở khu Mạc Đĩnh Chi, gần Hội Việt Mỹ.
    Tuy nhiên dạo đó t́nh h́nh sôi động lắm, quân trường lúc cắm trại, lúc xả phép, không chắc lúc nào có thể về được .

    V́ vậy tôi chỉ có thể nhắn chung chung là “đón tao ở Hân” pḥng hờ có trục trặc ǵ th́ bạn bè kể như đi uống cà phê chơi với nhau, đỡ sốt ruột .

    Tôi thật sự vui mừng và cảm động, chưa bao giờ tôi đến Hân mà không có người chờ, cũng chưa bao giờ tôi chờ ở Hân mà không có người đến .
    Bạn bè ! Biết nói sao cho đủ cái nghĩa đặc biệt của hai chữ ấy.

    Hân là quán cà phê thuộc loại sang trọng, khách phần lớn ở lớp trung niên và đa số thuộc thành phần trung lưu, trí thức.

    Bàn ghế ở đây đều cao, tạo cho khách một tư thế ngồi ngay ngắn, nghiêm chỉnh và bàn nào cũng có đặt sẵn những tạp chí Pháp ngữ số phát hành mới nhất .

    Câu chuyện ở Hân chắc là quan trọng lắm, lớn lắm . Nh́n cái cách người ta ăn mặc. Trông cái vẻ người ta thể hiện là biết ngay chứ ǵ .

    Có lẽ cả thời sự chính trị, kinh tế tài chánh, văn chương, triết học đều có cả ở đây. Một chỗ như vậy tốt lắm, đáng trân trọng lắm chứ. Tuy nhiên, dường như có một chút ǵ rất xa ... rất lạ với một người lính !!!

  4. #3544
    Tran Truong
    Khách
    Cám ơn bạn Thanh Lan đã post lên youtube ý kiến của tôi bản Đường về Sài Thành . Điều này nói lên sự đồng cảm .... và bạn cũng là người yêu Sàigòn một thưở ! Nhớ thạch chè Hiển Khánh Phan đình Phùng , nhưng chắc chưa ghé cà phê Năm Dưỡng Cao Thắng ... vì bạn có tên phái nữ .

  5. #3545
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Tran Truong View Post
    Cám ơn bạn Thanh Lan đã post lên youtube ý kiến của tôi bản Đường về Sài Thành . Điều này nói lên sự đồng cảm .... và bạn cũng là người yêu Sàigòn một thưở ! Nhớ thạch chè Hiển Khánh Phan đình Phùng , nhưng chắc chưa ghé cà phê Năm Dưỡng Cao Thắng ... vì bạn có tên phái nữ .
    Á à . ai biểu phái nữ không biết thưởng thúc cà phê ?

    Kể ra để bạn tin : Khách cà phê Năm Dưỡng là phải ngồi kiểu nuóc lụt . Cà phê nóng quá th́ đổ ra sauce cho nguội bớt để uống

    Tui theo ông cụ ra Năm Dưỡng từ khi c̣n là cái quán lụp xụp , trước khi xây lên 3 tầng

    C̣n cái màn Thạch Chè Hiển Khánh , từ Đa Kao tới Phan Đ́nh Phùng đều có tôi . Đa Kao là thời c̣n đi học TV , lên đại học th́ lại tới Phan Đ́nh Phùng ( v́ gần trường )

    Cà phê Thu Hương ở Hai Bà Trưng cũng có mặt . Thời sinh viên cũng quay lắm , dù sống trong lồng sắt của ông cụ

  6. #3546
    Tran Truong
    Khách
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Á à . ai biểu phái nữ không biết thưởng thúc cà phê ?

    Kể ra để bạn tin : Khách cà phê Năm Dưỡng là phải ngồi kiểu nuóc lụt . Cà phê nóng quá th́ đổ ra sauce cho nguội bớt để uống

    Tui theo ông cụ ra Năm Dưỡng từ khi c̣n là cái quán lụp xụp , trước khi xây lên 3 tầng

    C̣n cái màn Thạch Chè Hiển Khánh , từ Đa Kao tới Phan Đ́nh Phùng đều có tôi . Đa Kao là thời c̣n đi học TV , lên đại học th́ lại tới Phan Đ́nh Phùng ( v́ gần trường )

    Cà phê Thu Hương ở Hai Bà Trưng cũng có mặt . Thời sinh viên cũng quay lắm , dù sống trong lồng sắt của ông cụ
    Ai dám nói phụ nữ không biết thưởng thức caphê đâu chị . Ý là nữ sinh viên ... "dám" vào Năm Dưỡng vì ghiền cà phê ... không ? Còn chị ,nắm ve áo ông cụ đến Năm Dưỡng , giỏi lắm thì được húp dĩa sữa như ba con Mén ,cho nó ,mỗi sáng chủ nhật , không bị cấm trại ! Hề ... hề ...

    Tui kéo về cho chị cả ngàn view rùi . Thưởng công đi chứ .

  7. #3547
    hanhtrang
    Khách
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Á à . ai biểu phái nữ không biết thưởng thúc cà phê ?

    Kể ra để bạn tin : Khách cà phê Năm Dưỡng là phải ngồi kiểu nuóc lụt . Cà phê nóng quá th́ đổ ra sauce cho nguội bớt để uống

    Tui theo ông cụ ra Năm Dưỡng từ khi c̣n là cái quán lụp xụp , trước khi xây lên 3 tầng

    C̣n cái màn Thạch Chè Hiển Khánh , từ Đa Kao tới Phan Đ́nh Phùng đều có tôi . Đa Kao là thời c̣n đi học TV , lên đại học th́ lại tới Phan Đ́nh Phùng ( v́ gần trường )

    Cà phê Thu Hương ở Hai Bà Trưng cũng có mặt . Thời sinh viên cũng quay lắm , dù sống trong lồng sắt của ông cụ
    Úi chà, bà chị này quậy ghê ta
    Những quán thường xuyên của minh bà đều có mặt.

    Tặng bà chị bản nhạc thuở đó nghe để nhớ lại cái thuở ấy

    http://www.azlyrics.com/lyrics/santa...snotthere.html

  8. #3548
    hanhtrang
    Khách

  9. #3549
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cám ơn chân t́nh của quư ACE . Đó là lư do tôi không thể bỏ VL , chân trong chân ngoài rồi cũng phải bước trở vô .

    Chúng ta , dù có khoác áo mới , vẫn nhận ra nhau qua lời văn , chữ viết

    C̣n chờ Bác Cả và anh Peterphu trở lại

    Tiếng Xưa th́ tôi gặp thường xuyên trên FB

    Hai Nhái ( Người Cũ Việc Mới ) vẫn lien lạc qua email . Anh chàng nhạc sĩ đă phổ nhạc bà thơ Biển Chiều của tôi , bây giờ đă là một nhạc sĩ , thầy dạy nhạc khá nổi tiếng ở VN , có nhiều show trên youtube

    Saigon Thuở Ấy , đối với tôi , vẫn có thể xem là một Mái Ấm Gia Đ́nh , dù đi đâu vẫn nhớ đường về

  10. #3550
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by hanhtrang View Post
    Nếu tôi nhớ không lầm th́ bản nhạc này thinh hành khoảng thập niên 60 , thời gian mới lớn , không biết chiến tranh nguy hiểm thế nào , mà chỉ mơ làm Người Yêu Của Lính . Qua đầu thập niên 70 , nhiều chị bạn cùng lứa tuổi đă thành Goá Phụ Ngây Thơ .Tuổi trẻ của chúng ta đă mất mát quá nhiều , phải không các bạn ? Chỉ có khoảng thập niên 60 mới là những ngày hạnh phúc nhất của chúng ta

    Để thay đổi không khí cho căn nhà này , mời các bạn kể lại những mối t́nh , những buồn vui khó quên mà chúng ta đă trải qua trong thời gian đó ?

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 8 users browsing this thread. (0 members and 8 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •