Page 376 of 471 FirstFirst ... 276326366372373374375376377378379380386426 ... LastLast
Results 3,751 to 3,760 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3751
    Tran Truong
    Khách

    Thằng Dân ( Tiếp theo và hết )

    Dù sao đi nữa, được lên đóng vai chủ trong vở trường kịch của ” thời bác Hồ ” vẫn thấy khoái hơn ở ” thời chú Sam “. Thời đó, người dân chỉ là người dân quèn với bộ mặt thật của nó, chưa từng biết thế nào là ” vẽ lọ bôi hề “. C̣n bây giờ, trên sân khấu cách mạng, người dân được tô son trét phấn để có bộ mặt khác – một bộ mặt không giống ai – vui chớ !

    Qua ” thời bác Hồ “, cái ǵ cũng thay đổi hết. Đặc biệt là người dân. Ngoài chuyện ” nhân dân làm chủ “, người dân bây giờ nh́n lại ḿnh cũng thấy không c̣n là ḿnh nữa ! Cả cái thân h́nh trước đây, chỉ c̣n lại có… cái miệng. Mỗi một người dân được xem như là một ” nhân khẩu ” – một cái ” miệng người ” – Tờ khai gia đ́nh thời trước bây giờ được thay bằng ” sổ hộ khẩu ” trong đó kê khai có bao nhiêu…cái miệng !

    Nghĩ cho cùng, Nhà Nước cách mạng có lư, bởi v́ trong công tác ” quản lư “, chuyện đầu tiên phải lo là ” nuôi ăn “. Vậy, phải biết rơ ” ta ” có bao nhiêu cái miệng. Thế… Ngoài ra, nếu thấy cái miệng nào đă có ăn mà c̣n đ̣i cả quyền ” nói ” th́ ” ta ” chận ngay không cho nó ăn. Có nói, đến chừng đói ră ruột ra th́ cũng phải câm lại thôi. Đỉnh cao trí tuệ là ở chỗ này đấy !

    Sau khi đă học tập tốt, nghĩa là người nhân dân đă rành bài bản để đóng vai ” nhân dân làm chủ “, người nhân dân phải biết ” đi thưa về tŕnh “. Nói cho văn vẻ chớ thật ra là đi đâu phải xin giấy di chuyển của chánh quyền nơi cư ngụ và về phải tŕnh lại giấy di chuyển có đóng dấu nơi ḿnh đă đến. Nhân dân làm chủ khi dọn nhà qua ở chỗ khác phải làm thủ tục giấy tờ dời địa chỉ – gọi là chuyển hộ – có sự chấp thuận của chánh quyền hai nơi – nơi ở cũ và nơi ở mới –

    Nhân dân làm chủ phải đi lao động xă hội chủ nghĩa ( Thời trước gọi là ” đi làm…chùa ” ). Nhân dân làm chủ ” phải ” triệt để thực thi quyền làm chủ của ḿnh nghĩa là ” phải ” làm thế này, ” phải ” làm thế nọ… toàn là những thứ ” phải ” mà ở ” thời chú Sam ” t́m đỏ con mắt không có, ví dụ như phải đổi tiền, phải bị đánh tư sản, phải đi kinh tế mới, phải đi tập trung cải tạo… Chánh quyền mới gọi là ” một cuộc đổi đời”. Họ nói đúng ! Có điều là cuộc đổi đời đó xoay đến 180 độ, làm cho người dân thấy… ngất ngư !

    Sau khi miền Nam được giải phóng, mấy cha Giải Phóng Miền Nam c̣n đang ” cờ phất trống khua ” trên sân khấu cách mạng bỗng bị… cúp điện hạ màn, đuổi vào hậu trường lảnh ” lương cà phê ” ( Tiếng nhà nghề nói gánh hát không tŕnh diễn, nghệ sĩ chỉ lảnh chút tiền để uống cà phê thôi ) Họ bị giải tán một cách êm ru và dễ ợt như người ta liệng một miếng giẻ rách vào đống rác, trước sự ngạc nhiên của người nhân dân làm chủ. Bởi v́ chuyện ” đại sự quốc gia ” như vậy mà chẳng thấy ” lũ đầy tớ ” nó hỏi qua ư kiến một lần ! Rồi đến vụ thống nhất đất nước, những ” công bộc của nhân dân “cũng cứ quyết định một ḿnh ên !

    Thật ra, lấy công tâm mà nói, nếu có được hỏi th́ cái ” nhân dân làm chủ ” cũng chỉ gật đầu nhất trí. Cứ xem nhân dân miền Bắc, tính đến năm 1975, họ ” làm chủ ” đă hai mươi năm, có thấy họ không nhất trí bao giờ ? Người dân chắc nghĩ rằng ḿnh làm chủ nhưng c̣n thằng khác nó làm chủ cái bao tử và sinh mạng của ḿnh nữa, vậy, cứ luôn mồm nhất trí là…chắc ăn nhứt ! ( Một nhà văn lớn thời tiền chiến vào Nam thăm bạn bè sau 1975 đă nói nhỏ :” Tôi c̣n sống đây là nhờ tôi biết sợ “. Một câu để đời ! ) Cái ưu việt của chế độ là ở chỗ này đấy !

    Tiếp theo là người dân học tập – lại học tập ! – đi bầu. Hồi thời trước, người dân cầm lá phiếu thấy ḿnh… oai ghê lắm. Họ tự do chọn lựa ứng cử viên, họ nh́n ảnh của từng người và c̣n phê b́nh ” líp ba ga ” : ông này dễ thương, giống kép Hùng Cường , ông này…cha ! coi bậm trợn quá, à ! c̣n bà này giống Túy Hoa ghê, coi đặng à v.v…

    Bây giờ th́ khác : Đảng chọn, dân bầu. Sợ nhân dân mất thời giờ và mất công nên Đảng chọn dùm cho dân. Nhân dân chỉ c̣n có… nhắm mắt bầu. Sướng gần chết c̣n muốn ǵ nữa ? Có điều là bầu bán bây giờ không c̣n rầm rộ trống kèn như thời trước nên chẳng thấy có ǵ hấp dẫn hết.

    Sau giải phóng, người dân miền Bắc đua nhau vào Nam để ” cứu trợ đồng bào ruột thịt miền Nam sống trong sự kềm kẹp của bè lũ ác ôn Mỹ Ngụy, đói khổ thiếu thốn vô cùng “. C̣n người dân miền Nam, ít lâu sau, cũng lục tục kéo nhau ra miền Bắc, không phải để ” tham quan ” mà để… thăm nuôi thân nhân bị đưa đi tập trung cải tạo ngoài đó. Kẻ vô người ra như vậy thật là một sự… giao lưu đáng đồng tiền bát gạo, bởi v́ nó ” mở mắt ” người dân của cả hai miền. Để thấy rằng dù ” ở ” với bác Hồ hay ” ở ” với chú Sam, người dân vẫn là những con cờ, không hơn không kém !

    Bây giờ, gần ba chục năm sau giải phóng, cuộc sống miền Nam cũng đă ổn định, nghĩa là người dân vẫn… sống nhăn, không phải nhờ khẩu hiệu ” dân giàu nước mạnh…” mà nhờ biết xoay sở để sinh tồn. Cũng có hàng hoá đầy chợ. Cũng có quán xá đầy đường. Cũng có vài tờ báo của đảng / đoàn / cơ quan để đọc – vài tờ cũng đủ… chán, đâu cần phải ba mươi tờ như ” thời chú Sam ” –

    Cũng có tiểu thuyết lai rai của Hội Nhà Văn – cái hội mà chế độ đẻ ra để ” g̣ ” các nhà văn đi cho ngay cho đúng ” đường lối chủ trương ” – Cũng có nhạc vàng lả lướt đă thông qua sự kiểm tra của Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn, một loại “cục ” lúc nào cũng thấy… nằm ch́nh ́nh trên các DVD và băng nhạc dưới dạng con tem, trên đó có ghi rơ tên chương tŕnh, hăng sản xuất, số giấy phép, mă số và hàng chữ đỏ “Nghiêm cấm in sao dưới mọi h́nh thức “.

    Đảng vẫn lănh đạo, Nhà Nước vẫn quản lư và Nhân Dân vẫn… làm chủ, lẽ dĩ nhiên !

    Tính ra,” thời chú Sam ” chỉ dài có hai mươi năm. Cái ” số ” như vậy thầy bói gọi là… yểu tử ! Trong lúc ” thời bác Hồ ” vẫn c̣n tiếp diễn dài dài, gần ba mươi năm mà chưa thấy hạ màn ! Đó là cái ” lô-gích ” của thời đại bởi v́ bác Hồ lúc nào mà chẳng ” sống măi! sống măi ! sống măi ! ” ?

    Chỉ tội cho người dân, với bộ mặt ” không giống ai ” v́ bị tô son trét phấn, có nhăn nhó v́ đau quặn ruột người ta cũng vẫn thấy như đang…cười !
    Và người ta kết luận : ” Tốt đấy chứ !”. Ở đây, phải hiểu ” người ta ” là Đảng và Nhà Nước.

  2. #3752
    Tran Truong
    Khách
    Hôm nay mạn phép bác Văn Quang ,xin mang về hầu các anh chị cùng các bạn trẻ sinh sau 1975 ,bài viết của bác về SàiGòn .Thời phong kiến xa xưa , có nhiều từ phải viết hay nói trại đi , nếu không sẽ phạm húy,tức mắc tội khi quân ( khinh quân )...dễ mất đầu .

    Nay nhờ cắt mạng thành công , tức là sau 75 những từ ngữ bị cho là phạm húy giảm nhiều _ điều mừng cho dân tộc _ Giảm nhiều nghĩa là không mất hẳn .... vẫn còn .
    Chẳng hạn như từ BÁC chỉ dành riêng cho một người mang tên HCM , gọi ai khác bằng bác trước cán bộ là bị chỉnh liền ; kế đến là hai chữ VĨ ĐẠI , sau 75 chỉ có bác là vĩ đại , dùng nó cho bất kể người hay vật .... dễ được cải tạo lắm !!!!

    Nay nhờ bước qua giai đoạn cởi trói ....giai đoạn cởi .... rồi mở ...... người dân Việt được BAN PHÁT lại quyền xử ḍụng hai từ trên mà không sợ phạm húy nữa !!!! Nhưng trên cõi đời , được này thì mất kia . Những di sản của SàiGòn một thưở , cứ lần lượt thay nhau chìm vào dĩ vãng có kế hoạch . Một kế hoạch song hành với việc viết sử giả ... tuần tự tiến hành , ̣ể thế hệ sau không còn biết SàiGòn , không còn hiểu VNCH là gì .... gì cả !!!!

    Văn Quang – 60 NĂM SÀI G̉N TRONG TÔI



    Hai tuần nay người Sài g̣n xôn xao về một số công tŕnh xưa cũ sẽ bị phá bỏ lấy đất làm tàu điện ngầm. Rầm rộ nhất là khu thương xá Tax đă bị “bao vây” bởi những hàng rào chắn chạy dài và tất cả các cửa hàng trong thương xá này phải dời đi vào tháng 10 này để làm một siêu thị 40 tầng văn minh hơn .

    Hầu như cả thành phố xôn xao, người ta kéo đến mua hàng giảm giá đông như hội. Và cũng có nhiều người đến để nh́n lại chút kỷ niệm xưa với một công tŕnh kiến trúc được xây dựng từ xa xưa khiến bất cứ ai dù chỉ sống ở thành phố này ít năm cũng cảm thấy tiếc nuối. Lứa tuổi già đă có từng hơn nửa thế kỷ với Sài G̣n bỗng nhận ra cái khu thương xá đó không chỉ gắn liền với thành phố mà c̣n gắn liền với cả gia đ́nh ḿnh.

    Hầu như gia đ́nh nào cũng đă từng đưa nhau vào đây mua sắm vài thứ đồ dùng lặt vặt hoặc chỉ dạo quanh, ăn một ly kem, uống một ly cà phê. Nỗi buồn vẩn vơ thật nhưng lại rất sâu sắc như người ta vừa lấy đi một phần đời ḿnh.

    Bởi cái mất đi đă từng có những kỷ niệm với người thân quen không bao giờ t́m lại được nữa. Người mất kẻ c̣n, người ra đi, kẻ ở lại đă từng cùng nhau đến đấy.
    Và c̣n một số công tŕnh gắn liền với Sài G̣n chẳng phải chỉ là biểu tượng mà c̣n là da thịt của một thành phố từng được vinh danh là “ḥn ngọc viễn đông” này cũng sắp măi măi biến mất để nhường chỗ cho công tŕnh ga tàu điện ngầm đầu tiên của tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên.



    Bùng binh Sài G̣n cùng Tượng đài Trần Nguyên Hăn

    Dẫu biết vạn vật đổi dời không có ǵ là vĩnh cửu cả nhưng cái ǵ quá thân quen mất đi cũng thấy ḷng trống rỗng.
    Có khi chỉ một cửa hàng như quán cơm b́nh dân Bà Cả Đọi, tiệm cắt tóc Đàm, nước mía Viễn Đông… mất tích vĩnh viễn, thay vào đó là những ṭa nhà chọc trời, những cửa hàng choáng lộn cũng thấy nó lạnh lùng xa lạ.
    Người c̣n ở trong nước xót xa, người Việt ở nước ngoài tiếc nuối, đó là điểm những người thân quen gặp nhau ở nỗi nhớ nhung tiếc nuối này. Tôi đă đọc khá nhiều bài viết từ nước ngoài và e mail của bạn bè chia sẻ nỗi hoài niệm đó.
    Như Thế Hải từ Hawai đă mượn hai câu thơ bất hủ của Bà Huyện Thanh Quan, chia sẻ cùng bè bạn khắp nơi khi nhớ về những cái sắp mất đi của Sài G̣n:

    “Lối xưa xe ngựa , hồn thu thảo.

    Gác cũ lâu đài , bóng tịch dương”.

  3. #3753
    Tran Truong
    Khách

    Văn Quang – 60 NĂM SÀI G̉N TRONG TÔI ( Tiếp theo )


    Hè phố Sài G̣n

    Với một người c̣n ở lại như tôi, đă hơn nửa thế kỷ gắn bó với ḥn ngọc viễn đông này, hai tuần nay càng thấy ḷng hoài cổ dâng trào. Nhớ, nhớ đến từng chi tiết từ cái bước chân đầu tiên đặt lên đất Sài Thành, nhớ từng ngơ ngách, từng nhân vật thuộc về quá khứ ấy cho đến ngày nay.

    Mặc cho Sài G̣n đă có nhiều tang thương dâu biển, từ cái tên thành phố đến những con đường đă thay họ đổi tên, từ con người đến xă hội cho đến cả cái cách sống cũng đă khác xưa nhiều lắm. Chẳng trách khi xă hội đổi thay, người ta chép miệng than:

    “Trời làm một trận lăng nhăng, ông hạ xuống thằng, thằng nhảy lên ông, con đĩ đánh bồng nhảy lên bà lớn” _ cũng chẳng sai.

    Nhưng với tôi, Sài G̣n vẫn là Sài G̣n từ trong tâm thức ḿnh, từ trong tận cùng tim óc ḿnh. Thế là đủ và tôi lại phải sống cũng như những người Sài G̣n khác, bất chấp gian khổ.
    Có chăng chỉ là nỗi ngẩn ngơ khi những dấu tích xưa dần mất đi, chẳng bao giờ t́m lại được.


    Tác giả thẫn thờ đứng nh́n công trường Lam Sơn đang bị phá bỏ

    Trong nỗi hoài niệm sâu sắc ấy nhiều buổi chiều đứng trong hành lang hẹp chung cư, nh́n lên khung trời cao, hướng về ánh đèn đêm mơ hồ của thành phố, tôi cố tưởng tượng lại đó vẫn là khung trời xưa, tôi nhớ lại những năm tháng dài tôi sống ở Sài G̣n.
    Ở đây không chỉ có cảnh quan mà c̣n có cả những nhân vật là bạn hoặc là người tôi đă từng gặp, từng quen, từng biết đến. Người ở đâu bây giờ?

    Có biết Sài G̣n của chúng ta đang có rất nhiều người đang nhớ đang mong các “bạn ta” không? Bước chân đầu tiên trên đất Sài G̣n .
    Thế mà 60 năm rồi đấy, kể từ ngày tôi mới đặt chân lên thành phố Sài G̣n. Tôi nhớ như in, ngày đầu tiên ấy.

    Cuối tháng 1 năm 1954, sau 2 tháng học ở Trường sĩ quan Thủ Đức, ngày thứ bảy chúng tôi được đi phép ở Sài G̣n.
    Niềm mơ ước của tôi từ những ngày c̣n nhỏ ở trường trung học, ước ǵ có ngày ḿnh được vào Sài G̣n. Niềm mơ ước ấy c̣n rộn ràng hơn khi khóa học sĩ quan khai giảng.

    Thủ Đức – Sài G̣n chỉ có hơn 10 cây số, tuy chỉ cách thành phố rất gần nhưng theo đúng chương tŕnh khóa học, hai tháng sau chúng tôi mới được đi phép.
    Mấy anh “Bắc kỳ” nôn nao hỏi thăm mấy ông bạn “Nam Kỳ” về Sài G̣n. Từ cái xe taxi nó ra sao, đi thế nào, bởi hồi đó miền Bắc chưa hề có taxi, cho đến Chợ Lớn có những ǵ…

    Mấy ông bạn Nam Kỳ tha hồ tán dóc. Đấu óc tôi cứ lơ mơ về cái chuyến đi phép này. Rối ngày đi phép cũng đến, một nửa số sinh viên sĩ quan (SVSQ) đi phép mặc bộ tenue sortie là ủi thẳng tắp, áo bốn túi, chemise trắng tính, thắt cravate đen đàng hoàng, giầy đánh bóng lộn có thể soi gương được. Vô phúc quên cái ǵ là bị phạt ở lại ngay.

    Nhưng hầu như chưa có anh nào bị phạt. Đoàn xe GMC của trường chở chúng tôi chạy vèo vèo vào thành phố. Ôi cái cửa ngơ vào thành phố hồi đó chưa có ǵ lộng lẫy mà chúng tôi cũng mở to mắt ra nh́n. Đoàn xe “diễu” qua vài con phố rồi dừng lại trên đường Hai Bà Trưng (hồi đó c̣n gọi là đường Paul Blanchy), ngay phía sau Nhà hát lớn Thành phố mà sau này là Trụ sở Hạ Nghị Viện VNCH.

    Cú nhảy từ sàn xe GMC xuống con đường Hai Bà Trưng là bước chân đầu tiên của tôi đến đất Sài Thành hoa lệ. Ông Hồ Trung Hậu là dân miền Nam chính hiệu, ông đă hứa hướng dẫn tôi đi chơi… cho khỏi “ngố”. Chúng tôi đi bộ vào con đường nhỏ bên hông nhà hát Thành phố và khách sạn Continental, ṿng ra trước bùng binh Catinat – Lê Lợi (hồi đó c̣n gọi là Boulevard Bonard)và Nhà hát TP.


    Nhà hát Saigon

  4. #3754
    Tran Truong
    Khách

    Văn Quang – 60 NĂM SÀI G̉N TRONG TÔI ( Tiếp theo )

    Nh́n mặt trước nhà hát TP có mấy bức tượng bà đầm cứ tưởng… ḿnh ở bên Tây. Lúc đó đă có nhà hàng Givral rồi, nhưng tôi vẫn c̣n “kính nhi viễn chi” cái nhà hàng văn minh lịch sự giữa thành phố lớn rộng đó, chưa dám mơ bước chân vào. Ông Hậu vẫy một cái taxi chở chúng tôi về nhà ông.

    Taxi hồi đó toàn là loại deux cheveaux, nhỏ hẹp sơn 2 màu xanh vàng. Khi bước lên xe, đồng hồ con số chỉ là 0, đi quăng nào số tiền nhảy quăng đó.
    Trong ngày đầu tiên, tôi ngu ngơ làm quen với không khí Sài G̣n qua gia đ́nh anh em ông Hậu.

    Hôm sau ông bạn tôi đi với bồ nên tôi bắt đầu cuộc solo giữa thành phố xa lạ này. Tất cả Sinh viên SQ đều không được đi xe buưt hay xích lô, phải đi taxi.
    Nhưng lệnh là lệnh, chúng tôi học các đàn anh khóa trước, cởi áo bốn túi, bỏ cravate, cất cái nón đi là lại tha hồ vung vẩy.


    Đường Hàm Nghi

    Trở thành người Sài G̣n từ bao giờ
    Nơi tôi đến đầu tiên là Chợ Lớn. Một cuốc taxi từ giữa trung tâm TP đến cuối Chợ Lớn mất 12 đồng.
    Tôi t́m đến khách sạn rẻ tiền của mấy thằng bạn Bắc Kỳ ở đường Tản Đà, một con phố nhỏ, ba bốn thằng thuê chung 1 pḥng cũng chẳng có “ông mă tà” nào hỏi đến. Chợ Lớn hồi đó tấp nập hơn ở Sài G̣n, con phố Đồng Khánh chi chít những khách sạn, hàng ăn, cửa tiệm tạp hóa lu bù tưởng như mua ǵ cũng có.

    Chúng tôi cũng biết cách chui vào Kim Chung Đại Thế Giới xem thiên hạ đánh bạc. Hôm đó có anh Nguyễn Trọng Bảo cùng Đại Đội tôi nhưng lớn hơn chúng tôi vài tuổi và là 1 cặp với Nguyễn Năng Tế (lúc đó mới là người yêu của nữ diễn viên điện ảnh Kiều Chinh).
    Anh thử đánh “tài xỉu”, may mắn làm sao, một lúc sau đó anh được khoảng vài trăm ngàn.

    Thế là chúng tôi xúi anh “ăn non”, không chơi nữa, rủ nhau đi ăn.
    Bắt đầu từ hôm đó chúng tôi đi “khám phá” Sài G̣n và rồi theo cùng năm tháng trở thành người Sài G̣n lúc nào không biết.
    Càng có nhiều thăng trầm chúng tôi càng gắn bó với Sài G̣n hơn.


    Đường Phố Saigon

    Lần thứ hai trở lại Sài G̣n
    Tôi lại nhớ ngày trở về Sài G̣n sau hơn 12 năm đi tù cải tạo từ Sơn La đến Vĩnh Phú rồi Hàm Tân. Đó là vào buổi chiều tháng 9 năm 1987. Khi đoàn xe thả tù cải tạo bị giữ lại nhà giam Chí Ḥa nghe các ông quan chức trấn an về số phận chúng tôi khi được trở về, khoảng hơn 5 giờ chiều chúng tôi mới được thoát ra khỏi cánh cửa sắt nhà tù Chí Ḥa.

    Ngay từ cổng trại tù đă có đoàn quay phim đợi sẵn để quay cảnh “vui mừng đoàn tụ” của tù nhân, chắc là để chứng tỏ cái sự “khoan hồng bác ái” của nhà nước cho những thằng may mắn không chết trong ngục tù. Lại là lần thứ hai tôi đặt chân lên đất Sài G̣n nhưng với tư cách khác giữa một thành phố đă đổi chủ.

    Thấy cái cảnh sẽ bị quay phim, Trần Dạ Từ kéo tôi lên vỉa hè đi lẫn trong đám thân nhân được vận động ra đón tù cùng những người dân ṭ ṃ nh́nh “cảnh lạ”.
    Tránh được cái máy quay phim, chúng tôi đi gần như chạy ra khỏi con phố nhỏ này. Ra đến đường Lê Văn Duyệt, chúng tôi đi chậm lại, nh́n đường phố mà cứ thấy đường phố đang nh́n chúng tôi với một vẻ xa lạ và xót thương?

    Trần Dạ Từ c̣n lại ít tiền, anh rủ tôi ghé vào đường Hiền Vương ăn phở. Chẳng biết là bao nhiêu năm mới lại được ăn tô phở Hiền Vương đây. Tôi chọn quán phở ngay sát cạnh tiệm cắt tóc Đàm mà mấy chục năm tôi cùng nhiều bạn bè vẫn thường đến cắt tóc.

    Có lẽ Trần Dạ Từ hiểu rằng anh về đoàn tụ cùng gia đ́nh chứ c̣n tôi, vợ con đi hết, nhà cửa chẳng c̣n, sẽ rất cô đơn, nên anh níu tôi lại. Ngồi ăn tô phở tưởng ngon mà thấy đắng v́ thật ra cho đến lúc đó tôi chưa biết sống ra sao giữa thành phố này.

    Ỏ tiệm phở bước ra, chúng tôi đi bên nhau dưới ánh đèn chập choạng của con đường Duy Tân mà Phạm Duy gọi là con đường Đại học
    “uống ly chanh đường, uống môi em ngọt”.
    Đến ngă tư Phan Đ́nh Phùng, tôi chia tay người bạn tù Trần Dạ Từ, đi lang thang trong cô đơn, trong bóng tối của chính đời ḿnh.
    Bây giờ tôi mới hiểu hết nghĩa của sự cô đơn là thế nào.


  5. #3755
    Tran Truong
    Khách

    Văn Quang – 60 NĂM SÀI G̉N TRONG TÔI ( Tiếp theo )

    Tôi bắt đầu cuộc sống lưu lạc trên chính quê hương ḿnh

    Tôi t́m về nhà ông anh rể đă từng nuôi nấng tôi suốt những năm tháng trong tù. Bắt đầu từ đó tôi trở thành người Sài G̣n khác trước.
    Và rồi với những cùng khổ, những khó khăn, tôi đă tự ḿnh đứng lên. Bởi tôi thấm thía rằng thằng bạn đồng minh xỏ lá đă phản phé ḿnh, lúc này không ai cứu ḿnh cả, anh không vượt qua nó, nó sẽ đè chết anh. V́ thế cho đến bây giờ sống giữa Sài G̣n, tôi phải là người Sài G̣n và măi măi sẽ là người Sài G̣n.

    Làm được cái ǵ hay chết bẹp dí là do ḿnh thôi.


    Múa Lân

    Đi t́m hoài niệm

    Tôi không lan man về chuyện cũ tích xưa nữa, bởi nói tới những ngày tháng đó chẳng biết bao giờ mới đủ. Cho đến hôm nay, 25 tháng 8 năm 2014, hơn 60 năm ở Sài G̣n, mọi người đang xôn xao về những đổi thay lớn của Sài G̣n, tôi không thể ngồi yên.
    Tôi muốn chính mắt ḿnh được nh́n thấy những thay đổi ấy. Mặc dù qua 2 lần nằm bệnh viện và với cái tuổi trên tám mươi, tôi đă mất sức nhiều, hầu như suốt ngày ngồi nhà đă từ ba tháng nay.

    Tôi điện thoại cho Thanh Sài G̣n rủ anh đi thăm “cảnh cũ người xưa”. Chúng tôi vào phở Ḥa, môt tiệm phở nổi tiếng từ trước năm 1975 cho đến nay.
    Con đường Pasteur đan kín xe cộ, tiệm phở Ḥa có vẻ tấp nập hơn xưa. Bạn khó có thể t́m lại một chút ǵ đó của “muôn năm cũ”.
    Tô phở bị “Mỹ hóa” v́ cái tô to ch́nh ́nh và miếng thịt cũng to tướng, có lẽ ông bà chủ đă học theo phong cách những tiệm phở VN ở Mỹ. Nó “to khỏe” chứ không c̣n cái vẻ “thanh cảnh” như xưa nữa.


    Tất cả các cửa hàng trong thương xá vắng hoe.

    Sau đó, nơi tôi t́m đến đầu tiên chính là Thương xá Tax.
    Vừa đến đầu 2 con đường gặp nhau Pasteur – Lê Lợi đă nh́n thấy một hàng rào bằng tôn chạy dài. Đường Lê Lợi chỉ c̣n đủ một lối đi nhỏ dẫn đến thương xá Tax và công viên Lam Sơn.

    Chiếc xe gắn máy len lỏi cho đến tận cuối đường Lê Lợi sát mép đường Tự Do. Chúng tôi đứng trước cửa TX Tax đang bày ra cảnh vô cùng vắng vẻ, chỉ có tôi và anh bảo vệ nh́n nhau. Anh thừa biết tôi đến đây để làm ǵ.

    Anh bảo vệ cũng không c̣n làm cái nhiệm vụ cao quư là mở cửa đón khách, anh để mặc tôi tự do đẩy cánh cửa kính nặng chịch đi vào trong khu thương mại. Đèn đuốc vẫn thắp sáng choang, chiếc thang máy cuốn vẫn lặng lẽ chạy không một bóng người. Nó mang một vẻ ǵ như người ta vẫn lặng lẽ theo sau một đám tang.
    Trong quầy hàng đầu tiên, điều khiến tôi chú ư là hàng chữ nổi bật hàng đại hạ giá (Big Sale) tới 70% đỏ loét chạy dài theo quầy hàng và hàng chữ
    “TẠM BIỆT THƯƠNG XÁ TAX”.

    Tôi cố gợi chuyện với cô chủ hàng xinh xắn: Cô phải đề là “TỪ BIỆT” THƯƠNG XÁ TAX mới đúng chứ, sao lại là “TẠM BIỆT”?
    Cô hàng trẻ đẹp thở dài ngao ngán: “Ấy người ta c̣n hứa khi nào căn nhà 40 tầng làm xong sẽ cho chúng tôi được ưu tiên thuê cửa hàng đấy”.
    Nhưng ngay sau đó cô lại lắc đầu: “Hứa là hứa chứ khi đó ḿnh không cổ cánh, đút lót th́ đừng ḥng bén mảng tới, ông có tin không?”.

    Bị hỏi ngược, tôi đâm lúng túng ấp úng nói lảng: Phải đợi tới lúc đó mới biết được.
    Cô bán hàng quay đi, dường như cô chẳng tin ǵ cả. Các quầy hàng khác vẫn mở cửa, mỗi gian hàng chỉ c̣n lại vài ba người, chắc toàn là những ông bà chủ.
    Tôi nghĩ họ đang làm công việc khác chứ không để bán hàng. Có ai mua đâu mà bán. Tôi đến hỏi thăm vài ông bà chủ cửa hàng, không t́m thấy bất cứ nụ cười nào trên những khuôn mặt buồn hiu ấy.

    Có lẽ vài tuần nay, người đi t́m đồ hạ giá đă “khuân” đi khá nhiều rồi, lúc này những thứ hàng c̣n lại không c̣n giá trị nữa. Tuy nhiên cửa hàng nào cũng c̣n bề bộn hàng ế. Nh́n lên tầng lầu cũng vậy, nó c̣n vắng vẻ thê thảm hơn.


    Van Quang truoc thuong xa Tax ngay 25-8-2014

  6. #3756
    Tran Truong
    Khách

    Văn Quang – 60 NĂM SÀI G̉N TRONG TÔI ( Tiếp theo và hết )

    Tôi bước lên mấy bậc của bục gỗ, ghé vào một tiệm bán máy h́nh c̣n nguyên si bởi ông chủ quyết không giảm giá. Tôi hỏi lư do, ông có vẻ liều:
    – Thà ế chứ không giảm. Tôi lại ṭ ṃ hỏi tiếp:
    – Vậy là ông có một cửa hàng ở nơi khác nữa?
    Ông lắc đầu: – Không.
    Tôi hỏi: Vậy ông sẽ làm ǵ? Câu trả lời của ông cụt lủn:
    – Về quê làm ruộng.

    Tôi yên lặng trước sự bất b́nh đó. Đứng nh́n hàng loạt máy h́nh, máy quay phim đủ loại c̣n nằm rất thứ tự trong tủ kính sáng bóng. Tôi lại hỏi:
    – Chắc họ phải đền bù cho ông những thiệt hại này chứ?
    – Chưa có xu nào cả.

    Thời hạn bắt di dời nhanh quá, trở tay không kịp. Tôi nghĩ chắc ông này cũng chỉ là người đi thuê lại cửa hàng của một ông nhà giàu nào đó mà thôi, ông có vẻ bất cần đời. Tôi từ giă, ông chỉ gật đầu nhẹ.
    Nh́n sang hàng loạt cửa hàng vàng bạc đá quư gần như vẫn c̣n nằm nguyên vẹn và không một bóng khách văng lai. Các bà, các cô tha hồ nh́n nhau ăn cơm hộp.
    Tôi có cảm tưởng một thành phố chết v́ chiến tranh gần kề hay v́ một nạn dịch nào đó.

    Vậy mà tôi vẫn c̣n đi vơ vẩn trong cái không gian như nghĩa trang sống đó. Tôi đi t́m h́nh bóng của một thời dĩ văng, nào vợ con, nào bè bạn, nào những người xa lạ trong cái nhịp thở rộn ràng thân thiện của tất cả Sài G̣n xưa ở chốn này. Chẳng bao giờ trở lại. Tôi muốn gọi tên tất cả trong hoài niệm tận cùng sâu lắng.


    Thanh Saigon với hoài niệm “người xưa” trong ảnh quảng cáo trên vỉa hè bên hông Thương xá Tax.

    Ngậm ngùi nh́n công viên Lam Sơn trống rỗng Rồi tôi cũng phải bước ra. Trở về với thực tại, nhưng vẫn gặp cái vắng lặng của vỉa hè chạy dài theo đại lộ Nguyễn Huệ.
    Dường như chỉ c̣n có Thanh Sài G̣n ngồi ngất ngư với “người xưa trong ảnh” của một ô quảng cáo vuông vắn phía ngoài thương xá.

    Chúng tôi đi qua khu công viên Lam Sơn, lúc này đă được phá sạch, chỉ c̣n vài cây cổ thụ cao lêu nghêu bên cạnh “công trường” đang làm, dường như hàng cây đứng chờ giờ hành quyết như các “đồng nghiệp” của nó đă bị đốn hạ vài hôm trước Các bác thợ quần áo xanh, dây đeo chằng chịt đă và đang dọn dẹp cho công trường trống rỗng.

    Tôi đứng trước nhà hát TP nh́n cảnh “vườn không nhà trống” đó mà ngậm ngùi nhớ tới pho tượng Thủy Quân Lục Chiến sừng sững đứng bảo vệ thành phố ngày nào và nhớ tới những đồng đội TQLC đă ngă xuống hoặc giờ này đă ở khắp phương trời xa.


    Tượng đài TQLC giữa SàiG̣n

    Chắc hẳn bạn c̣n nhớ ngay cạnh đó là góc bùng binh Nguyễn Huệ – Lê Lợi c̣n là nơi tổ chức đường hoa vào dịp Tết. Gia đ́nh nào chẳng một lần kéo nhau đi giữa đường hoa với tâm trạng rộn ràng của một ngày hội hoa xuân. Từ năm nay sẽ mất hẳn, chẳng bao giờ thấy bóng dáng mùa xuân ở đây nữa.

    Cuối cùng tôi trở lại nơi mà lần đầu tiên tôi đặt chân lên TP Sài G̣n. Tôi đă nhảy xuống xe GMC ở đây, đúng nơi này, phía sau nhà hát TP, bây giờ là trụ sở của Tổng công ty cấp nước của TP. Mặt đường nhựa chẳng có ǵ thay đổi, nó cũng nhẵn ṃn như những con đường nhựa khác, nhưng với tôi nó là một dấu son đáng nhớ nhất trong đời.


    Trước cửa Cty Cấp Nước TP, nơi tác giả đặt chân lên TP Saigon 60 năm trước.

    Vậy mà đă đúng 60 năm rồi sao? Mai này Sài G̣n sẽ c̣n mất đi nhiều thứ nữa như ṿng xoay trước cửa Chợ Bến Thành, một biểu tượng mà bất cứ ai đă đến Sài G̣n dù chỉ một lần cũng không thể nào quên. Đó là những thứ sẽ mất đi để làm tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên.

    Ngoài tuyến metro số 1, c̣n xây dựng thêm 6 tuyến metro khác. Chúng ta sẽ mất đi nhiều di tích xưa cũ. Sài G̣n sẽ đổi khác rất nhiều, để lại trong người Sài G̣n
    dù ở đâu cũng thấy cảm thấy một nỗi bùi ngùi, nhớ tiếc.
    60 năm Sài G̣n, hồn ở đâu bây giờ?


    Chợ Bến Thành

    Văn Quang- 29 tháng 8-2014

  7. #3757
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chuyện Ông Lănh và 5 bà vợ nức tiếng Sài

    Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom thân thuộc với người Sài G̣n được cho là tên của 5 người vợ vị tướng Lănh Binh Thăng.

    Chợ cầu Ông Lănh (quận 1), Bà Hạt (quận 10), Bà Quẹo (quận Tân B́nh), Bà Chiểu (B́nh Thạnh), Bà Hom (B́nh Tân) và Bà Điểm (huyện Hóc Môn)... là những địa danh nổi tiếng, có lịch sử hàng trăm năm gắn với nhiều thế hệ người Sài G̣n. Tuy ở những vị trí khác nhau, nhiều chợ đă đổi tên nhưng người bản địa ngày nay ai cũng rành rọt các địa danh này.


    Chợ cầu ông Lănh xưa. Ảnh: Panoramio.

    Học giả Trương Vĩnh Kư, một trong 18 nhà bác học thế giới thế kỷ 19 cho rằng, Ông Lănh là vị lănh binh tên Nguyễn Ngọc Thăng (1798-1866), vơ tướng nhà Nguyễn thời vua Tự Đức. Ông thuộc thế hệ tham gia chiến đấu chống Pháp đầu tiên của Nam Kỳ. C̣n 5 người phụ nữ được đặt tên chợ ở Sài G̣n vốn là các bà vợ của ông. Những vị quan đa thê thời xưa thường áp dụng phương pháp kinh tế tự túc nên vị lănh binh đă lập 5 chợ ở khu vực khác nhau, giao cho mỗi bà cai quản một cái. Việc này tránh các bà đụng mặt nhau, đồng thời chuyên tâm làm kinh tế.

    Lănh binh Thăng quê ở Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, từng tham gia các trận đánh ở đồn Cây Mai, đồn Thủ Thiêm và vùng phụ cận khi quân Pháp chiếm thành Gia Định. Ông nổi tiếng với chiến dịch Mù U gây tổn thất nặng cho địch. Về sau ông phối hợp với nghĩa quân Trương Định ở G̣ Công tiếp tục chống Pháp.

    Năm 1866, tướng Thăng tử trận ở G̣ Công, được đưa về an táng tại quê nhà. Hiện, ông được thờ với vị Thành Hoàng và đức Trần Hưng Đạo ở đ́nh Nhơn Ḥa, đường Cô Giang (quận 1). Ngôi đ́nh gần cây cầu và chợ mang tên ông. Ngoài ra, tên Lănh Binh Thăng cũng được đặt cho một con đường tại quận 11.

    Về cây cầu mang tên Ông Lănh, nhà bác học Trương Vĩnh Kư khẳng định "chiếc cầu gỗ do ông Lănh binh ở gần đó cho bắc qua, chắc là ông Lănh Binh Thăng này, chớ không phải ai khác". Cây cầu này đầu tiên (nối đại lộ Đông Tây ngày nay) bắc qua một con rạch nhỏ. Khi rạch bị lấp, cây cầu mới nối bến Chương Dương (quận 1) và Bến Vân Đồn (quận 4).

    Năm 1874, một ngôi chợ được xây ở khu vực này, mang tên chợ Cầu Ông Lănh. Nơi đây tàu ghe tấp nập từ miền Tây theo sông Sài G̣n vào kênh Tàu Hủ buôn bán. Chợ được chia làm 3 khu vực: bán trái cây, bán cá và bán tạp hóa.

    Năm 1971, chợ bị hỏa hoạn lớn thiêu rụi hoàn toàn, sau đó dần phát triển lại. 28 năm sau, chợ lại bị cháy lớn, thiêu rụi hơn 200 căn nhà. Từ đó, tiểu thương chuyển sang buôn bán nơi khác, chợ Cầu Ông Lănh dần biến mất. Ngày nay, chợ Cầu Ông Lănh vẫn c̣n buôn bán nhưng quy mô rất nhỏ nằm trên đường Nguyễn Thái Học (quận 1).

    Trong các chợ do vợ của ông Lănh quản lư, Bà Chiểu là một trong những ngôi chợ lâu đời ở Sài G̣n. Sơ khai là chợ xổm, năm 1942, chợ được xây lên với diện tích gần 8.500 m2, nằm ở trung tâm quận B́nh Thạnh. Năm 1987, chợ được nâng cấp, sửa chữa. Đến nay, chợ có khoảng 800 hộ, kinh doanh khoảng 40 mặt hàng.


    Cố nhà văn Sơn Nam cho rằng, Bà Chiểu là tên vùng đất, chỉ mới xuất hiện thời vua Tự Đức. Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên. Bà Chiểu là "nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên".

    Chợ nổi tiếng thứ hai đồng thời gắn với nhiều địa danh ở Sài G̣n là Bà Điểm. Chợ thuộc xă Bà Điểm huyện Hóc Môn, nơi có 18 thôn vườn trầu nổi tiếng. Theo Trương Vĩnh Kư, chợ Bà Điểm bán nhiều mặt hàng nhưng nổi tiếng nhất là trầu cau có độ ngon nức tiếng được trồng ngay tại vùng.

    Trong năm ngôi chợ, năm 1978, chợ Bà Quẹo được đổi tên thành Vơ Thành Trang, nằm trên đường Trường Chinh thuộc phường 14 (quận Tân B́nh). Tuy đổi tên nhưng phần lớn người dân vẫn gọi bằng cái tên dân dă "Bà Quẹo". Đây vốn là chợ đầu mối thu mua nông sản từ Củ Chi, Hóc Môn, Long An...

    Tuy nhiên trong cuốn "Sài G̣n năm xưa", học giả Vương Hồng Sển lại cho rằng nên thận trọng khi cho "Ông Lănh" và "Bà Chiểu", Bà Điểm", "Bà Hom", "Bà Hạt", "Bà Quẹo" là vợ chồng.

    Bởi theo ông, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Chiểu có thể là người đầu tiên buôn bán tại các chợ này, sau lấy tên đặt cho chợ. Giống như chợ Bà Hoa ở khu ngă tư Bảy Hiền (quận Tân B́nh), do người đàn bà tên Hoa đă hiến đất xây chợ và là người đầu tiên buôn bán nên người ta lấy tên bà đặt cho ngôi chợ.

    Lư giải về Bà Hom, có sách chép rằng do Bàu Hom (bàu ngâm hom tre) nói chệch thành. C̣n tên Bà Quẹo cũng đọc chệch từ Bờ Quẹo hoặc Bàu Quẹo v́ khu này có một khúc quẹo rất rơ. Từ quẹo vốn cũng được đặt cho nhiều địa danh như Cống Quẹo ở xă Phạm Văn Hai (huyện B́nh Chánh) hay lộ Quẹo tại huyện Cần Giờ.
    Ở Sài G̣n, c̣n nhiều tên người được gắn cho địa danh như ở quận B́nh Thạnh có cầu, chợ và kênh mang tên Thị Nghè. Người này vốn tên Nguyễn Thị Khánh, con gái quan khâm sai Nguyễn Cửu Vân. Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí viết rằng, "do có chồng là thư kư mỗ, nên người đương thời gọi là Thị Nghè. Do bà khai hoang đất ở, bắc cầu để tiện việc đi lại, nên dân gọi là kênh, cầu Thị Nghè".

    Ngoài ra, thành phố c̣n nhiều tên gọi mang tên ông, bà khác như Ông Tố, Ông Bổn, Bà Lài, Bà Tàng, Bà Chiêm...

    http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su...n-3282003.html

  8. #3758
    Member Le Thi's Avatar
    Join Date
    14-11-2010
    Posts
    1,278
    Nếu miền Nam không mất vào tay Vc , th́ dù cảnh cũ người xưa không c̣n theo đà phát triển của đất nước , chắc không ai đau xót . ..

    Chỉ v́ cảnh cũ đó gắn liền với thời VNCH .

  9. #3759
    Tran Truong
    Khách
    Quote Originally Posted by Le Thi View Post
    Nếu miền Nam không mất vào tay Vc , th́ dù cảnh cũ người xưa không c̣n theo đà phát triển của đất nước , chắc không ai đau xót . ..

    Chỉ v́ cảnh cũ đó gắn liền với thời VNCH .
    Chị nói không sai . Nhưng chắc chắn , để theo đà phát triển của đất nước , chính thể VNCH biết những gì phải bảo tồn , những gì là di tích ..... những gì nên làm và phải làm .

    Làm vì tiến bộ , làm vì ích nước lợi dân . Khác xa với " ý đồ " của csVN , thưa chị !!!

  10. #3760
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở áy;. quan điểm mở rộng và giăn dân của VNCH

    VNCH cho đến năm 1956.. đă mở rộng về phía Bắc với đường ṿng đai Quang Trung.. sau rồi đến ṿng đai 3; xa lộ Đại Hàn giúp cho giao thông từ mièn Trung muốn đi xuống miền Nam lục tỉnh; không c̣n phải băng ngang Saigon..
    Xa lộ Saigon mở rộng cho đến Hố Nai cho đường Phan thiết Saigon, đường từ ngă ba khu Công nghiệp Biên hoà ra phía đông đi Vũng Tàu.. và đang tiến tới khu Cát Lái..
    Phía Nam th́ dự kiến sáng cát lấp vùng śnh lầy kể từ ngă ba kênh Tàu hủ chảy ra sông Saigon nơi kho 12 Khánh hội..Nhà Bè.. Sơ qua chỉ trong 20 năm dù chiến tranh phá hoại thế nhưng vấn đề mở rộng Thành phố vẫn được mở ra để thoả măn cho nhu cầu sống của dân. Dân số của Saigon lúc bấy giờ 1956 chưa đầy 2,8 triệu dân.. Nhà ở tuy có ổ chuột, nhà sàn.. thế nhưng không có dày đặc đến nỗi ghe bàu tải gạo, nông sản miền Tay vẫn ra vô thong thả..
    V́ vậy dân vẫn sống thảnh thơi ngay như cả xe nhà binh Mỹ vẫn phom phom.. rửng mỡ.. trên những con đường Saigon mà ít gây tai nạn..
    Thí dụ như việc mở đường Metro đi Cát Tiên hay đâu đó... Tại sao không dùng vết tích của đường xe lửa đi Long an chạy trên đường Hàm nghi ra Cảng nhà Rồng.. c̣n hướng ngược lại đi từ ga Bến Thành dọc theo Phạm ngũ Lăo đến Cộng Hoà.. c̣n muốn đi Suối Tiên, dọc theo hướng đông th́ dùng đường hầm theo hướng từ ga Saigon đi lệch ( 70- 250) để đi theo đường hầm qua Thanh đa.. ngu muội thí dụ thôi... xin đừng cháp..Cảm ơn ).. V́ làm hầm sâu cũng cỏ 100m dưới mặt đất.. ngầm dưới các công sự cổ xưa.. nền móng chắc chăn.. ddaau có cần phải phá hết cả một cái đại lộ mang tính lịch sử và văn hoá nổi danh Bonard- Charner- La Somme-.. Bến Thành..) và c̣n nhiều nơi nữa; vườn ông Thượng.. Bây giờ sau khi chiếm đoạt miền Nam 1975 đến nay 2016... nhà nước CS đă mở mang được ǵ hay chỉ lo t́m cách chiếm đát của dân.. phá chỗ này chỗ kia rồi t́m cách biến hoá.. xây cất hết chung cư nhà lầu.. dù ngay đó là đất canh tác nông nghiệp hoa màu để nuôi sống dân.. và ngay trước mắt;; dân đă phải đong gạo Thái, gạo ngoại để ăn.. nhà nước của nhân dân nghĩ sao ?? hay chưa đầy túi tham..
    Chút ngu ư không biét có làm phiền hay đau ḷng cho những người thương sót cho Saigon thuở ấy... ./. nmq

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 8 users browsing this thread. (0 members and 8 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •