● Nhân Văn Giai Phẩm
Xuân Diệu lên giọng: "Đă rơ rệt như ban ngày, tập Giai Phẩm Mùa Xuân 1956 phất lá cờ đầu tiên chống Đảng, chống chế độ, và Lê Đạt là nhà lư luận trong đó. Lê Đạt mở đầu Giai phẩm với cái tuyên ngôn: "Trích thơ gửi người yêu" (...) và bài thơ tuyên ngôn thứ hai "Mới" đăng trong Giai phẩm (...) Lê Đạt là một người chủ chốt của báo Nhân Văn, tham mưu cho cả tờ báo, tự tay sửa chữa nhiều bài đả kích chế độ ta rất cay độc (...) Cùng với Nguyễn Hữu Đang làm bộ óc của báo Nhân Văn, đứng làm "nhà lư luận" của bọn chống Chế độ (...)
Sau khi báo Nhân Văn bị cấm, Lê Đạt liên lạc cấu kết với Thụy An, Lê Đạt đóng vai tṛ quan trọng trong việc lũng đoạn Hội Nhà Văn, Lê Đạt tích cực dùng ng̣i bút viết lối văn hai mặt; Lê Đạt luôn luôn giữ một cương vị đứng chủ trường phái; măi đến trong lớp học văn nghệ lần thứ hai (tháng 3 và 4/1958) vẫn c̣n t́m cách quay quắt. Cho nên, xét Lê Đạt, ta phải nh́n thấy cho hết, rằng Lê Đạt chống đối ta, phá hoại ta từ trong bản chất giai cấp thù địch"[41].
Lê Đạt không chối căi vai tṛ chủ chốt của ḿnh trong bài tự kiểm thảo: "Tôi tham gia Nhân Văn với ư thức là người lănh đạo lư luận của tờ báo v́ tôi cho tôi vững vàng hơn Nguyễn Hữu Đang. Ban biên tập lúc đó gồm có 4 người: Nguyễn Hữu Đang, Trần Duy, Hoàng Cầm và tôi. Để tấn công quan điểm vô sản chuyên chính của Đảng, tôi vận động Thanh Châu viết bài Mậu Dịch, tôi góp ư, vẽ tranh một người đẽo chân cho vừa giày mậu dịch.
(...) Nhân Văn bị đóng cửa nhưng tư tưởng Nhân Văn, tư tưởng chống đối vẫn chưa hết. Sau một thời gian các báo ngớt đánh, t́nh h́nh trở lại b́nh thường, chúng tôi lại vẫn gặp nhau đả kích Đảng, cho là độc đoán"[42].
Trong thời kỳ NVGP, ngoài những bài xă luận chính trị kư tên Người Quan Sát cùng với Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt là nhà thơ sáng tác nhiều nhất và chống đối mạnh mẽ nhất. Ngoài những bài thơ in trên báo, c̣n có: Thế giới này là của chúng ta (phát hành tháng 12/1955). Bài thơ trên ghế đá (nxb Hội Nhà Văn, 1957). Cửa hàng Lê Đạt, (đang in, bị đ́nh chỉ, Lê Đạt bị khai trừ khỏi đảng, tháng 7/1957). Đụng long mạch (in trên Tự Do Diễn Đàn, tháng12/56, báo bị cấm). Lê Đạt c̣n nói đến bút kư "Vào 21", viết về thời kỳ bị kỷ luật. Hiện nay không biết văn bản này thất lạc ở đâu.
Trong tinh thần Đỗ Phủ, thơ Lê Đạt phản ảnh xă hội thời ông sống. Nhưng thơ bị cấm, bị tịch thu, hoặc bị thất lạc. Nếu muốn t́m hiểu thực chất của xă hội Việt Nam dưới chế độ cộng sản cần phải t́m lại những tác phẩm này, không chỉ của Lê Đạt, mà của toàn thể các tác giả trong NVGP đă bị chôn vùi. Những tác phẩm viết trong tù của Thụy An, có lẽ ở Sài G̣n, gia đ́nh các em, hoặc bạn bà là Trinh Tiên -tên thật là Trinh Nữ, chồng là Bửu Đảo- c̣n giữ.
Nhờ hai bài đánh Lê Đạt của Xuân Diệu và Xuân Hoàng mà chúng ta có thể biết được nội dung một số thơ Lê Đạt sáng tác trong thời kỳ NVGP, đă bị cấm. Tập Bài thơ trên ghế đá, theo Xuân Diệu "dưới sự lũng đoạn của Hoàng Cầm" nhà xuất bản Hội Nhà Văn đă in tập thơ này năm 1957, sau khi Nhân Văn bị đóng cửa. Vẫn theo Xuân Diệu, tác phẩm này "là cả một hệ thống có ư thức phá hoại tinh thần từ đầu chí cuối", "anh ta [Lê Đạt] vẫn cứ "đầu thai nhầm chế độ", bài "Đu" là "một sự khiêu khích". Bài "Gia đ́nh", với những câu như: "Nhiều dự định sa lầy trong đống tă", "t́nh yêu bị những cái hàng ngày bóp cổ", "Lê Đạt đưa những xót xa đau đớn ra và cho nó thắng trận". Bài thơ trên ghế đá "đầy một điệu hưởng lạc, chết lịm trong t́nh yêu".
Vẫn theo Xuân Diệu, trong bản đánh máy đưa cho nhà xuất bản c̣n có bài "Trong hầm bí mật", nhưng không in, bài này rất tiêu biểu cho cái triết lư "máu, sướng và chết" của Lê Đạt. Xuân Diệu viết tiếp:
"Bài thơ trên ghế đá "c̣n có dă tâm đả kích Đảng. Cho Đảng là phao phí nhân tài (Con búp bê, T́nh người), ví Đảng như một anh thợ cầu già chưa vợ, bắc rất nhiều cầu, xây dựng kinh tế được nhiều đấy, nhưng chưa bắc qua được một ḷng người".
"Hàng triệu ḷng người đă nhờ Đảng mà tái sinh, yêu Đảng sâu sắc, nhưng cố nhiên ḷng của bọn Nhân văn-Giai Phẩm th́ chỉ có bọn tư sản phản động mới bắc được cầu"[43].
Nhờ bài đả kích của Xuân Hoàng, chúng ta biết thêm nội dung bài Đụng long mạch, in trên Tự Do Diễn Đàn, tháng 12/56, báo bị cấm:
"Trong bài thơ "Đụng long mạch" (...) Lê Đạt dựng lên khung cảnh một địa phương đang bị hạn hán, có cán bộ về khuyên đào giếng nhưng v́ sợ bị "đụng long mạch" nên các cụ nhất định không nghe. Sau có vợ chồng anh Ân đêm về bí mật bàn với nhau nên lén lút đem cuốc ra vườn đào giếng, đến sáng hôm sau bà con thức dậy thấy "mạch nước đùn lên nước phun loang loáng", và từ đấy cả làng noi gương vợ chồng anh đào giếng chống hạn khắp nơi.
(...) Lê Đạt hết lời khen ngợi vợ chồng Ân - những "anh hùng" trong câu chuyện qua cái nh́n của Lê Đạt đă "dám cả gan đánh bốc với những già nua cũ kỹ của cuộc đời". Lê Đạt đă kêu ầm lên một cách hậm hực rằng:
"Những con người ụ
Ềnh ra cản đường"
Và Lê Đạt hô hào:
"Cần biết bao nhiêu
Những cái đầu táo bạo
Dám nghĩ, dám làm
Không nô lệ chung quanh"
(...) C̣n đây là cái nh́n của Lê Đạt về Đảng. Đó là:
..."lưng con rồng,
Ai đào giếng đụng vào long mạch
Th́ phải tội mù hai con mắt
Cả nhà hộc máu chết tươi"
Và nhay đi nhay lại cái ư đó một cách dọa dẫm:
"Long mạch này mà đứt
Cả nhà không thoát một người"
hoặc:
"Long mạch hôm nay rung chuyển
Phen này rồi chết cả nhà"[44].
Đời chữ của Lê Đạt chia làm hai thời kỳ, dưới hai ng̣i bút: Nhà thơ thời thế, theo truyền thống Đỗ Phủ, ghi lại bộ mặt của xă hội toàn trị trên đất nước ta. Nhà thơ cách tân, theo truyền thống Mallarmé, mở một kỷ nguyên mới cho đường chữ.
Lê Đạt, nhà thơ thời thế, xác định tính chất cơ bản của lịch sử:
Lịch sử muôn đời duyệt lại
Không ai lừa được cuộc đời.
Lê Đạt, nhà thơ cách tân, gửi lại hậu thế những lời trăn trối đau thương:
Vũ trụ ơi
tha cho tôi
Tất cả những ǵ
thơ tôi chưa làm được
Khi tắt thở
mắt tôi đừng ai vuốt
C̣n ǵ buồn hơn
màn đóng lại mục đời.
[1] Trích tiểu sử viết tay, Đường Chữ, nxb Hội Nhà Văn, 2009.
[2] Theo Hoàng Cầm là Trường Luật, nhưng học ít lâu th́ trường Luật bị giải tán.
[3] Hoàng Cầm, Nguyễn Đ́nh Thi trong tôi - Nguyễn Đ́nh Thi ngoài tôi, Hồi kí, Talawas.
[4] Vào thành.
[5] Năm 1954, Nguyễn Hữu Đang 41 tuổi, Hoàng Cầm 32, Văn Cao 31, Trần Dần 28, Lê Đạt 25 tuổi.
[6] Theo băng Hoàng Cầm nói chuyện với bạn bè.
[7] Theo băng Hoàng Cầm nói chuyện vói bạn bè.
[8] Lê Đạt, Những lời thú nhận bước đầu, Văn Nghệ số 12, tháng 5/58, trang 80.
[9] Theo băng ghi âm Hoàng Cầm nói chuyện vói bạn bè.
[10] nxb Hội Nhà Văn, 1994.
[11] Theo Hoàng Hưng, Đặng Đ́nh Hưng (1924-1990) để lại 6 tập thơ, phần lớn chưa xuất bản. Chúng tôi chỉ thấy Bến lạ (1991) và Ô mai (1991) và đă giới thiệu hai tác phẩm khai phá này trong cuốn Cấu Trúc Thơ, Văn Nghệ, 1995.
[12] Tức Tố Hữu.
[13] Hoàng Cầm, Nguyễn Đ́nh Thi trong tôi - Nguyễn Đ́nh Thi ngoài tôi, Hồi kí, Talawas.
[14] Nghe Lê Đạt kể chuyện ḿnh, Phạm Tường Vân phỏng vấn tháng 1/2003, BBC Việt Ngữ 6/5/2008.
[15] Cải Cách Ruộng Đất.
[16] Trần Dần ghi, Phạm Thị Hoài biên soạn, Văn Nghệ Cali, 2001, trang 87.
[17] Thực ra là ba tháng.
[18] Theo băng ghi âm Hoàng Cầm nói chuyện với bạn bè.
[19] Nhạc sĩ Đặng Thái Sơn, con của hai người sinh năm 1957.
[20] Theo băng Hoàng Cầm nói chuyện với bạn bè.
[21] Những chuyện về Hoàng Cầm, Trần Dần, Tử Phác, Đặng Đ́nh Hưng, bà Nhất, bà Yến, bà Thao trên đây, theo băng HC nói chuyện với bạn bè.
[22] Nghe Lê Đạt kể chuyện ḿnh, Phạm Tường Vân, bài dă dẫn.
[23] Vợ tác giả là diễn viên kịch nói ở nhà tập thể đoàn Kịch phố Nguyễn Bỉnh Khiêm (Chú thích Lê Đạt).
[24] Thái Hà ấp: nơi tổ chức cuộc đấu tranh chống NVGP (chú thích Lê Đạt).
[25] Đào Phương Liên, Bố ơi, những câu chuyện của con..., Tuổi trẻ cuối tuần, 12/4/2009.
[26] Một phần trích in trong Văn học VN sau cách mạng tháng Tám, Văn Học, Hà Nội 1992.
[27] Sđd, trang 132.
[28] Nhà xuất bản Thanh Niên, 1990, nhân ngày kỷ niệm 100 năm sinh HCM.
[29] Lê Đạt trả lời phỏng vấn RFI.
[30] Theo băng Hoàng Cầm nói chuyện với bạn bè.
[31] Lê Đạt, Những lời thú nhận bước đầu, Văn Nghệ số 12, tháng 5/58, trang 80.
[32] Lê Đạt trả lời Phạm Tường Vân, bđd.
[33] Nxb Hội Nhà Văn, 2007.
[34] Thơ ngây, Tỉnh mẹ, Đường chữ, trang 298.
[35] Người ăn mày già, sđd, trang 319.
[36] Một cuộc đời, sđd, trang 309.
[37] Phác họa màu xám, sđd, trang 333.
[38] Tiêu thổ, sđd, trang 345.
[39] Quê hương du ca, sđd, trang 353.
[40] Mẹ, sđd, trang 363.
[41] Xuân Diệu, Những biến hoá của chủ nghĩa cá nhân tư sản trong thơ Lê Đạt, Văn Nghệ số 13 tháng 6/58, in lại trong tập Dao có mài mới sắc của Xuân Diệu, 1963, các trang 86, 87, 89 và 95.
[42] Lê Đạt, Những lời thú nhận bước đầu, Văn Nghệ số 12, tháng 5/58.
[43] Xuân Diệu, Những biến hoá của chủ nghĩa cá nhân trong thơ Lê Đạt, Văn Nghệ số 13, tháng 6/58.
[44] Xuân Hoàng, Thực chất tư tưởng chống đảng trong thơ Lê Đạt, Văn Nghệ số 11, tháng 4/1958, trang 71-72.
Tiếp theo chương 11
Bookmarks