1/3/1991
Ngồi trong quán café nh́n ra chỗ giữ xe đạp trong chợ Bàn Cờ, tôi thấy một người đàn ông già ăn mặc thật luộm thuộm; chân mang đôi giầy bata cũ mèm và rách. Thân h́nh ông th́ ốm nhom nhưng miệng của ông luôn nở nụ cười khi thấy khách đến gởi xe. Người gởi xe sẽ được ông già trao cho tấm thẻ bằng nhôm h́nh trái xoan có đóng số nổi và được sơn màu đỏ, sau đó ông ghi số trên tấm thẻ mà ông vừa trao cho khách lên cái yên xe và dựng vào chỗ trống.
V́ là buổi chợ sớm mai nên có đông người đi chợ v́ vậy ông già rất bận rộn với công việc. Ông già giữ xe đạp đó chính là Sáu Giàu, là Trưởng ban Quân Báo oai phong và hùng dũng năm xưa mà ông và tôi đă có những ngày tuyệt vời bên nhau.
Đó là thời gian sống đẹp nhất và vui nhất của tôi sau ngày mất miền Nam. Tôi khó quên được h́nh ảnh người bộ đội mập mạp ngày gặp tôi vốn thuộc giai cấp bần cố nông, xuất thân từ thằng bé chăn trâu rồi đi theo Việt Cộng lúc mười một tuổi.
Với cái tuổi c̣n quá nhỏ mà lại không được đến trường, nên ông bị dụ dỗ cầm súng để giết hại đồng bào của ông. Vậy mà … mười một năm đă trôi qua rồi. Từng là tên sĩ quan có quyền hành, đồng thời cũng là người dẫn đầu đoàn xe chở người đi vượt biển. Và, bây giờ đây là ông già giữ xe đạp để kiếm từng đồng từng cắc cho vợ con có chén cơm ăn. Dù tôi có nhiều kỷ niệm cũng như cảm t́nh với ông, nhưng, tôi thừa hiểu chỉ nên thương hại ông thôi chứ không nên gặp lại ông.
Bản chất gian xảo và lừa thầy phản bạn của bọn phỉ không bao giờ thay đổi.
Ông người Tàu chủ quán “lẩu tay cầm” - là lẩu thập cẩm hầm với thuốc bắc được để trong cái nồi bằng đất nhỏ có tay cầm và được giữ nóng trên ḷ than nhỏ - không thể nhớ ra tôi, nhưng, tôi nói tôi là bạn của Sáu Giàu và ngày trước thường đến đây ăn “lẩu tay cầm”.
Ông người Tàu vốn thực tế nên khi nghe tôi từng là thực khách quen thuộc và khen món lẩu rất ngon liền nói cho tôi nghe, đại khái là, “Đầu năm 1981 có một thời gian ông Sáu bị tù khoảng một năm. Sau khi được tự do th́ bị sa thải khỏi quân đội. Một thời gian ngắn sau đó th́ được cho giữ xe đạp ở chợ Bàn Cờ để kiếm sống.”
Cuộc đời của Sáu Giàu xem ra buồn thảm quá. Có lẽ sẽ buồn thảm cho đến ngày ông từ giă cơi đời này, ngoại trừ bọn cộng phỉ bị đánh đổ lúc ông c̣n thở th́ may ra cuộc sống của ông mới khá hơn được. Những ǵ tôi chứng kiến sáng hôm nay về Sáu Giàu, tôi hoàn toàn không mảy may xúc động. Nói cho cùng, ông có ăn th́ phải có chịu. Lẽ công bằng là vậy.
4/3/1991
Đúng tám giờ ba mươi sáng hôm nay thứ hai, tôi đến gặp Phạm Cang như cuộc hẹn. Bây giờ tôi phải chấp nhận những ǵ mà bọn phỉ này muốn nơi tôi. Dù không chấp nhận cũng không được.
Tôi đang sống sung sướng và tự do bên trời Âu th́ phải trở về đây để rồi bị vùi dập bởi bọn người mà ḿnh từng kinh tởm và khinh bỉ. Cuộc đời của tôi c̣n dài th́ tôi vẫn c̣n cơ hội để trả lại những ǵ mà bọn phỉ đă hành xử tệ hại với tôi. Tôi có thể trốn thoát khỏi nơi đây bằng một lần vượt biển nữa v́ Mỹ vẫn c̣n cấm vận bọn này. Nhưng, tôi thấy chưa cần thiết v́ tôi vẫn c̣n điều kiện để tiếp tục ở lại đây. Một điều mà tôi chắc chắn là, bọn phỉ không bao giờ dám giam cầm tôi. Không bị giam cầm th́ tôi vẫn có thể vượt biển qua Hồng Kông một khi bị dồn đến con đường cùng.
Phạm Cang đi cùng một tên phỉ đến gặp tôi và giới thiệu:
- “Anh đây là Thiếu úy bên Pḥng phản gián. Anh Thiếu úy muốn gặp anh để trao đổi một vài tin tức về những người Việt ở Hà Lan.”
Tên Thiếu úy bắt tay tôi:
- “Chào anh … ḿnh qua bên trụ sở … cũng gần đây nói chuyện cho được thoải mái anh … nhé.”
Mấy tên phỉ mà tôi tiếp xúc cho đến nay, không ai muốn gọi tên tôi mà chỉ gọi anh rồi thôi. Khi mới đến mướn pḥng khách sạn tôi cũng chỉ nói tên Tắc với anh chị chủ khách sạn; chứ làm sao mà nói tên Tắc-Kè cho được. Chỉ khi anh chị nh́n vào passport th́ mới biết tên đầy đủ của tôi là Phạm Công Tắc-Kè.
Bookmarks