Tháng 9, tháng 10, 1975. Đă nửa năm từ những buổi chiều tím thẫm hoang mang của Sài G̣n, thi sĩ từ một đầu hiên Tư Ngọ nh́n thấy câu thơ tuyệt diệu “trời ơi, giọt biển chứa dư tang điền” của ḿnh hiện h́nh thành cái giọt biển đích thực long lanh trên ḍng nhân thế tan tác đổ qua chân tường Gác Mây. Đă năm tháng trên Gác Bút không hề gác bút.
Và thơ sống những ngày tháng của thơ giữa một đất Hoa Lư đă túng quẫn đến cùng cực. Cái quán cà phê Đêm Trắng của cháu Đinh Hoài Ngọc ở đầu ngơ đă phải dẹp v́ không có khách tới. Ngọc xoay sang nghề sửa xe đạp. Thằng cháu, trưởng thành hẳn trước đời sống cộng sản, can đảm gánh vác trách nhiệm trong nhà như một người đàn ông lớn; chị Đinh Hùng, da bọc xương, đen thui v́ mưa nắng dầu dăi, hàng ngày ngồi ngoài chợ Khánh Hội, mua đi bán lại vài cái quần áo cũ. Đôi lúc mất tinh thần, chị bảo tôi, tươi cười một cách ghê rợn:
“Vẫn có một liều đấy. Và một con gà mái béo dưới bếp. Chẳng cần ǵ nữa. Chán th́ nấu một nồi cháo, sẽ mời anh sang ăn cùng, nếu anh cũng chán. Rồi cả nhà ta về quê.” Liều đây là một gói nhân ngôn. Lặng lẽ ở một góc tường Gác Bút, chị Vũ Hoàng Chương cặm cụi ngồi dán những tờ giấy cũ thành bao gói hàng. Dán cả ngày được chừng 300 bao, giao cho Tầu Chợ Lớn được một đồng tiền mới.
Đương nhiên trong hoàn cảnh này, Vũ Hoàng Chương không muốn bỏ cũng phải bỏ thuốc phiện. Cũng khổ sở ít ngày rồi ông qua được. Đó là sung sướng thứ hai của Vũ Hoàng Chương, sau sung sướng thơ. Ra thoát được trói buộc một đời tưởng chẳng bao giờ thoát, thi sĩ trẻ trung, nhẹ nhơm hẳn trong thanh bạch trong suốt, và ngọn đèn dầu lạc đôi khi được thắp không lên, chỉ để ấm áp một mặt chiếu. Và hơi lửa là để khô mau những nét chữ rồng bay phượng múa c̣n ướt mực hơ nghiêng dưới ánh đèn.
Dưới ánh đèn ấy, một tối ông lục trong chồng sách rồi liệng cho tôi một tập Nhị Thập Bát Tú.
– Hôm đó, anh em cùng kư tên vào trang đầu sách ghi lại buổi họp mặt. Bằng ấy thằng có tên kư đă đi xa chỉ c̣n mày. Mày không chỉ kư thôi c̣n viết thêm câu đó. Mà sao lại câu đó?
Tôi mở tập Nhị Thập Bát Tú. Chữ kư Thanh Nam, Phan Lạc Phúc. Chữ kư Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền. Nhớ rồi. Lần đó c̣n ở Gác Mây. Một vài ngày ǵ đó sau Đêm Thơ Vũ Hoàng Chương. Bọn chúng tôi họp mặt với thi sĩ, lúc ngà ngà hơi rượu, đă cùng kư tên ḿnh vào một bản Nhị Thập Bát Tú. Lượt tôi, vui tay tôi viết thêm một câu thơ của Vũ hiện đến trước nhất với trí nhớ lúc đó. Câu thơ đó là: “Xiết bao ngờ vực kiếp người đó ư?”
Câu thơ của bạn câu thơ ngờ vực kiếp người, ghi xuống một tập thơ của bạn, tập thơ kết đúc một ngôn ngữ thơ trác tuyệt với Nguyễn Du, bác học với Nguyễn Gia Thiều, và tới Vũ Hoàng Chương và Nhị Thập Bát Tú, rồng bay phượng múa từng khuôn 28 chữ toàn bích, đẩy trí nhớ tôi đêm đó ở Gác Bút, trở lại với từng thời điểm đời sống nhân thế của thi sĩ.
Thời điểm tới, trôi qua, rồi ch́m khuất vào quá khứ. Nhưng thời điểm nào mang tên Vũ Hoàng Chương cũng là một trọng điểm của thi ca Việt Nam suốt ba mươi năm trời. Khởi đầu là tính chất đại diện. Thi sĩ, giữa chúng tôi là một đại diện. Từ Đinh Hùng mất đi, vị thế đại diện ấy rơ rệt và duy nhất. Ông là người đại diện cuối cùng của ḍng thơ tiền chiến. Ḍng đại lưu ấy của thơ bị ngăn chặn lại bởi biến động 45, xuôi chảy yếu ớt đứt khúc với toàn dân kháng chiến, bị cộng sản hủy diệt dần dần cho tới chết hẳn, duy Vũ Hoàng Chuơng là người mang được nó chảy xiết vào thi ca miền Nam, khi hai miền đất nước tổ quốc đă chia ĺa, miền Bắc không c̣n thơ nữa.
Ḍng tiền chiến c̣n những đại diện khác của nó. Như Quách Tấn, Bàng Bá Lân. Khi Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư đă bị Đảng bức bách khai tử con người thi sĩ ở họ, họ thần phục và hết là thi sĩ, thi sĩ là giống ṇi không chịu biết thế nào là ư nghĩa hai chữ thần phục. Nhưng ở cái bóng mờ Bàng Bá Lân, tính chất đại diện cũng bóng mờ. Quách Tấn cũng vậy.
Quách Tấn cuối đời cũng chỉ là một chống chọi tuyệt vọng và bất thành trước đào thải đă là. Ngày một thăng hoa khiến vị thế đại diện tồn tại nguyên vẹn trước đào thải nhiều mặt, khiến ông vừa là người khai sáng vừa là người chuyển tiếp, khiến ông là một gia tài thơ cho cả một thế hệ thơ sau được kế thừa, chỉ có Vũ Hoàng Chương trong thơ chúng ta. Chỉ có Vũ Hoàng Chương mà thôi.
Có nh́n Vũ Hoàng Chương trên tŕnh tự thời gian khá dài của thơ, có đặt ông vào cuộc vận động cực kỳ lớn lao của thơ Việt từ 50 năm trở lại đây, mới nhận thức được trên mọi chiều hướng kích thước của nó, cái tài thơ phi thường ấy, nhà thơ vĩ đại của thơ Việt chúng ta. Tôn vinh ông là đệ nhất đương thời thi sĩ, Thanh Tâm Tuyền, nhà thơ lớn nhất của một ḍng thơ khác, đă không đi theo một xô đẩy t́nh cảm nào. Chỉ là Thanh Tâm Tuyền nh́n nổi ông, bằng một cái nh́n lớn.
Mọi người là thi sĩ. Riêng ông là thi bá.
Bookmarks