Page 427 of 471 FirstFirst ... 327377417423424425426427428429430431437 ... LastLast
Results 4,261 to 4,270 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #4261
    Tran Truong
    Khách

    Mấy Tháng Cuối Cùng Với Vũ Hoàng Chương _ Tùy Bút Mai Thảo

    Tháng 9, tháng 10, 1975. Đă nửa năm từ những buổi chiều tím thẫm hoang mang của Sài G̣n, thi sĩ từ một đầu hiên Tư Ngọ nh́n thấy câu thơ tuyệt diệu “trời ơi, giọt biển chứa dư tang điền” của ḿnh hiện h́nh thành cái giọt biển đích thực long lanh trên ḍng nhân thế tan tác đổ qua chân tường Gác Mây. Đă năm tháng trên Gác Bút không hề gác bút.
    Và thơ sống những ngày tháng của thơ giữa một đất Hoa Lư đă túng quẫn đến cùng cực. Cái quán cà phê Đêm Trắng của cháu Đinh Hoài Ngọc ở đầu ngơ đă phải dẹp v́ không có khách tới. Ngọc xoay sang nghề sửa xe đạp. Thằng cháu, trưởng thành hẳn trước đời sống cộng sản, can đảm gánh vác trách nhiệm trong nhà như một người đàn ông lớn; chị Đinh Hùng, da bọc xương, đen thui v́ mưa nắng dầu dăi, hàng ngày ngồi ngoài chợ Khánh Hội, mua đi bán lại vài cái quần áo cũ. Đôi lúc mất tinh thần, chị bảo tôi, tươi cười một cách ghê rợn:
    “Vẫn có một liều đấy. Và một con gà mái béo dưới bếp. Chẳng cần ǵ nữa. Chán th́ nấu một nồi cháo, sẽ mời anh sang ăn cùng, nếu anh cũng chán. Rồi cả nhà ta về quê.” Liều đây là một gói nhân ngôn. Lặng lẽ ở một góc tường Gác Bút, chị Vũ Hoàng Chương cặm cụi ngồi dán những tờ giấy cũ thành bao gói hàng. Dán cả ngày được chừng 300 bao, giao cho Tầu Chợ Lớn được một đồng tiền mới.

    Đương nhiên trong hoàn cảnh này, Vũ Hoàng Chương không muốn bỏ cũng phải bỏ thuốc phiện. Cũng khổ sở ít ngày rồi ông qua được. Đó là sung sướng thứ hai của Vũ Hoàng Chương, sau sung sướng thơ. Ra thoát được trói buộc một đời tưởng chẳng bao giờ thoát, thi sĩ trẻ trung, nhẹ nhơm hẳn trong thanh bạch trong suốt, và ngọn đèn dầu lạc đôi khi được thắp không lên, chỉ để ấm áp một mặt chiếu. Và hơi lửa là để khô mau những nét chữ rồng bay phượng múa c̣n ướt mực hơ nghiêng dưới ánh đèn.

    Dưới ánh đèn ấy, một tối ông lục trong chồng sách rồi liệng cho tôi một tập Nhị Thập Bát Tú.

    – Hôm đó, anh em cùng kư tên vào trang đầu sách ghi lại buổi họp mặt. Bằng ấy thằng có tên kư đă đi xa chỉ c̣n mày. Mày không chỉ kư thôi c̣n viết thêm câu đó. Mà sao lại câu đó?

    Tôi mở tập Nhị Thập Bát Tú. Chữ kư Thanh Nam, Phan Lạc Phúc. Chữ kư Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền. Nhớ rồi. Lần đó c̣n ở Gác Mây. Một vài ngày ǵ đó sau Đêm Thơ Vũ Hoàng Chương. Bọn chúng tôi họp mặt với thi sĩ, lúc ngà ngà hơi rượu, đă cùng kư tên ḿnh vào một bản Nhị Thập Bát Tú. Lượt tôi, vui tay tôi viết thêm một câu thơ của Vũ hiện đến trước nhất với trí nhớ lúc đó. Câu thơ đó là: “Xiết bao ngờ vực kiếp người đó ư?”

    Câu thơ của bạn câu thơ ngờ vực kiếp người, ghi xuống một tập thơ của bạn, tập thơ kết đúc một ngôn ngữ thơ trác tuyệt với Nguyễn Du, bác học với Nguyễn Gia Thiều, và tới Vũ Hoàng Chương và Nhị Thập Bát Tú, rồng bay phượng múa từng khuôn 28 chữ toàn bích, đẩy trí nhớ tôi đêm đó ở Gác Bút, trở lại với từng thời điểm đời sống nhân thế của thi sĩ.

    Thời điểm tới, trôi qua, rồi ch́m khuất vào quá khứ. Nhưng thời điểm nào mang tên Vũ Hoàng Chương cũng là một trọng điểm của thi ca Việt Nam suốt ba mươi năm trời. Khởi đầu là tính chất đại diện. Thi sĩ, giữa chúng tôi là một đại diện. Từ Đinh Hùng mất đi, vị thế đại diện ấy rơ rệt và duy nhất. Ông là người đại diện cuối cùng của ḍng thơ tiền chiến. Ḍng đại lưu ấy của thơ bị ngăn chặn lại bởi biến động 45, xuôi chảy yếu ớt đứt khúc với toàn dân kháng chiến, bị cộng sản hủy diệt dần dần cho tới chết hẳn, duy Vũ Hoàng Chuơng là người mang được nó chảy xiết vào thi ca miền Nam, khi hai miền đất nước tổ quốc đă chia ĺa, miền Bắc không c̣n thơ nữa.

    Ḍng tiền chiến c̣n những đại diện khác của nó. Như Quách Tấn, Bàng Bá Lân. Khi Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư đă bị Đảng bức bách khai tử con người thi sĩ ở họ, họ thần phục và hết là thi sĩ, thi sĩ là giống ṇi không chịu biết thế nào là ư nghĩa hai chữ thần phục. Nhưng ở cái bóng mờ Bàng Bá Lân, tính chất đại diện cũng bóng mờ. Quách Tấn cũng vậy.
    Quách Tấn cuối đời cũng chỉ là một chống chọi tuyệt vọng và bất thành trước đào thải đă là. Ngày một thăng hoa khiến vị thế đại diện tồn tại nguyên vẹn trước đào thải nhiều mặt, khiến ông vừa là người khai sáng vừa là người chuyển tiếp, khiến ông là một gia tài thơ cho cả một thế hệ thơ sau được kế thừa, chỉ có Vũ Hoàng Chương trong thơ chúng ta. Chỉ có Vũ Hoàng Chương mà thôi.

    Có nh́n Vũ Hoàng Chương trên tŕnh tự thời gian khá dài của thơ, có đặt ông vào cuộc vận động cực kỳ lớn lao của thơ Việt từ 50 năm trở lại đây, mới nhận thức được trên mọi chiều hướng kích thước của nó, cái tài thơ phi thường ấy, nhà thơ vĩ đại của thơ Việt chúng ta. Tôn vinh ông là đệ nhất đương thời thi sĩ, Thanh Tâm Tuyền, nhà thơ lớn nhất của một ḍng thơ khác, đă không đi theo một xô đẩy t́nh cảm nào. Chỉ là Thanh Tâm Tuyền nh́n nổi ông, bằng một cái nh́n lớn.

    Mọi người là thi sĩ. Riêng ông là thi bá.

  2. #4262
    Tran Truong
    Khách

    Mấy Tháng Cuối Cùng Với Vũ Hoàng Chương _ Tùy Bút Mai Thảo

    Bởi vậy mà với một chế độ tử thù với thơ, sau ngày 30 tháng 4-1975, Vũ Hoàng Chương phải bị giết chết. Ngày bắt ông, 13 tháng 4-76. Ngày ông mất 19 tháng 8 cùng năm. Chúng bắt ông sau cùng. Và giết ông trước nhất.

    Trở lại với Gác Bút và câu thơ “Xiết bao ngờ vực kiếp người đó ư?”, tôi nói:

    – Trí nhớ tao lúc đó bắt gặp câu thơ ấy, vậy thôi.

    Ông không chịu:

    – Tại sao trí nhớ mày không gặp một câu khác?

    Vui thú ông ngồi xổm lên, như một đứa trẻ vui thú:

    – Bây giờ, bây giờ. Mày xem, lạ thật chứ, kiếp người đó ư?

    Ông mở lại tập Nhị Thập Bát Tú, chỉ xuống chỗ ghi ngày tháng buổi họp mặt ở Gác Mây:

    – Lúc đó chưa sao, đă có ǵ đâu. Chưa mất Buôn Mê Thuột nữa. Hay lúc đó trí óc mày đă linh cảm thấy cái sắp xảy ra, cuộc bể dâu này, mà chính mày không ngờ tới?

    Tôi cười, lắc đầu, nhận lấy cho ḿnh sự t́nh cờ thôi và trả về cho ông cái hiệu năng cách cảm tuyệt diệu với vị lai nhân thế, hiệu năng này là một hiệu năng thi sĩ, như ta đă thấy trên cái b́nh diện tri thức nh́n suốt tám cơi, thấy suốt ngh́n đời của thiên tài Nguyễn Du ngày trước. Đêm đó Gác Bút khá vui. Ông nhắc lại cùng tôi một số câu thơ có tính chất tiên tri của Đoạn Trường Tân Thanh. Rồi nh́n bữa nhậu thanh đạm chị Chương, chị Hùng và tôi đă hết, ông moi ở dưới chiếu lên một tờ giấy mười đồng mới, sai cháu Ngọc đi mua thêm rượu cho tôi uống. Cả Gác Bút cùng tṛn mắt kinh ngạc trước Vũ Hoàng Chương có tiền. Ông cười:

    – Hôm qua, hai thầy Từ Mẫn và Thích Đức Nhuận tới đây. Ở trọn buổi, lúc về đưa tặng tao mười đồng. Tiền bạn bè cho tao nhận được hoài. Nhưng nhà chùa tặng, lần đầu tiên có. Có lẽ hai thầy cũng tiên tri, biết phải đưa tiền cho tao để hôm sau mua rượu cho mày.

    Có thêm rượu, tôi ở lại thêm, hưởng thêm một lần nữa, cái thú ngất ngưởng ngồi xếp chân ṿng tṛn, đối diện với bạn, lấy được cái phong cách coi đời như không của bạn, an nhiên trước mọi chuyện và thây kệ ngày mai. Kéo dài câu chuyện những lời thơ tiên tri như “Xiết bao ngờ vực kiếp người đó ư?” Tôi kể cho ông nghe về một Hoàng Hải Thủy mới.
    Từ sau ngày 30 tháng 4, Thủy đóng cửa nằm nhà và t́m được một nguồn vui mới: làm thơ. Thủy dịch thơ Mỹ thành thơ Việt, dịch thơ Thủy sang Anh ngữ, chép thành một tập nắn nót, mỗi lần tôi đến mang ra đọc, cười cười như có ư nói: với thơ, tao là một thằng ngoại đạo nhưng tao thích và thơ tao đây này, hay dở bất cần. Mỗi bài thơ, Thủy đề tặng một người bạn.

    Thơ Thủy, tinh thần và khí thơ Nguyễn Bính, rất minh bạch. Làm thơ về nhạc Hoài Bắc, tặng Hoài Bắc, về tiếng hát Thái Thanh, tặng Thái Thanh, về đới sống lang thang của Lê Trọng Nguyễn, tặng Lê Trọng Nguyễn. Vui lắm. Coi như mỗi bài thơ là một bức chân dung, vẽ xong tặng ngay cho người mẫu. Duy hôm đọc cho tôi nghe bài tặng Vũ Hoàng Chương, Thủy cười trước khi đọc:

    – Cái này tao láo đây. Thơ tao để tặng bạn thôi th́ được. Dám tặng cả bậc thầy là xấc. Nhưng bài thơ có từ một ḍng kính trọng. Nói đến ḷng kính trọng ấy. Bây giờ tao mới thấy phục Vũ Hoàng Chương vô tả. Thấy thơ ông ta tiên tri không?

    Tôi hiểu Hoàng Hải Thủy muốn nói ǵ. Bấy giờ cuộc di tản hơn trăm ngàn người Sài G̣n ra Đệ Thất Hạm Đội vừa qua.


    Còn tiếp ...

  3. #4263
    Tran Truong
    Khách

    Mấy Tháng Cuối Cùng Với Vũ Hoàng Chương _ Tùy Bút Mai Thảo

    Câu chuyện hàng ngày của những người ở quê hương là những người đang lênh đênh trên mặt biển. Về những đắm ngọc ch́m châu đă diễn ra ngoài biển Đông ngh́n trùng. Về con tầu Thương Tín, đến không đến, về chưa về, lắt lay số phận. Mặt khác, hàng triệu người Sài G̣n bắt đầu bị báo chí và cán bộ cộng sản từ Bắc vào chửi rủa là đầu cơ chiến tranh, ôm chân thằng địch. Chịu trận, hàng ngàn người Sài G̣n, những lúc trà dư tửu hậu với nhau, đều đọc hai đoạn thơ này của Vũ Hoàng Chương:

    Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa
    Bị quê hương ruồng bỏ giống nói khinh
    Bể vô tận xá ǵ phương hướng nữa
    Thuyển ơi thuyền theo gió hăy lênh đênh.

    Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ
    Một đôi người u uất nỗi trơ vơ
    Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị
    Thuyền ơi thuyền xin ghé bến hoang sơ.


    Một lần Thanh Tâm Tuyền đă nói với tôi về một hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt thường thấy và chỉ có ở những tài thơ lớn, qua một số câu thơ bất chợt có được một số mệnh đặc biệt khi trở thành, từ một lúc nào không hay biết, ngôn ngữ thường dùng của quảng đại, như lời nói thường, trong đời sống hàng ngày. Những người chưa từng biết đến thơ, trọn đời chẳng hiểu thế nào là thơ, bỗng sống thơ, nói thơ, bởi tâm trạng đám đông một thời đă được nói hết trong một câu thơ và quảng đại đă hồn nhiên xử dụng câu thơ ấy như lời nói thường ngày mà không hề biết rằng lời nói thường ấy chính là một lời thơ, của một thi sĩ.
    Nhà thơ lớn không chỉ bất hủ với văn học, mà c̣n bất hủ với đồng loại, với cùng thời, với cái cao quư nhất của đời sống là đời sống hàng ngày là vậy. Dân gian đă nói thường với nhau, chứ không phải đă đọc thơ, như thế, hàng trăm câu thơ Nguyễn Du.

    Từ cộng sản chiếm được miền Nam, hơn ba triệu người Sài G̣n đều “nói” Vũ Hoàng Chương. Thấy nhau là “Lũ chúng ta lạc loài năm bảy đứa.” Gặp nhau là “Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ…” Thật cảm động và cũng thật tức cười. Và đó cũng là một lư do nữa trong những lư do gây tai họa sắp tới cho thi sĩ.

    Sau đêm ở lại Gác Bút tới sát giờ giới nghiêm mới về và được thi sĩ đăi một bữa rượu bằng tiền của Thượng Tọa Thích Đức Nhuận mà tôi không ngờ là bữa rượu cuối cùng của ḿnh ở đất Hoa Lư, bẵng đi hai tuần, tôi không sang phường Cây Bàng.

    Thời gian này, ngày bầu cử Quốc Hội Thống Nhất mà Hà Nội thực hiện trong mục đích xóa bỏ hoàn toàn Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, sắp tới. Trong chiều hướng hạ nhục, không cho văn nghệ sĩ miền Nam có tội đi bầu và như vậy mặc nhiên bị đặt ra ngoài ṿng pháp luật, một chiến dịch đả kích thô bạo và cực kỳ dữ dội lại bùng nổ trên báo chí, đài phát thanh cộng sản.

    Lần này là nhất tề khai pháo. Là đồng loạt tấn công. Từ tờ Cộng Sản, tờ Học Tập, tờ Văn Nghệ, tờ Giai Phẩm Mới tới các tờ Giải Phóng hàng tuần và hàng ngày ở Sài G̣n. Kết tội. Lên án. Đ̣i trừng phạt. Nhằm vào các “nhà văn chống cộng” của miền Nam, nặng nề nhất là nhóm Sáng Tạo. Từ cơ quan được gọi là Bảo Vệ Văn Hóa đặt tại một căn nhà số chẵn đường Hai Bà Trưng, nơi bọn Vũ Hạnh, Sơn Nam hàng ngày th́ thọt lui tới, với những bản báo cáo mật (thực ra cơ quan này là một bộ phận của An Ninh Thành Ủy Đảng, đặc trách về văn nghệ “ngụy”), bản danh sách 44 người sẽ bị bắt đă được hoàn tất, mỗi nhà văn miền Nam có tên trong sổ đen đă mỗi người có một hồ sơ tội trạng riêng.


    Còn tiếp ...

  4. #4264
    Tran Truong
    Khách

    Mấy Tháng Cuối Cùng Với Vũ Hoàng Chương _ Tùy Bút Mai Thảo

    Tôi được thấy một phần hồ sơ tôi. Bởi nữ ca sĩ Mỹ Ḥa. Ḥa bây giờ ở Pháp, lúc đó có nhà riêng ở Thị Nghè, trước rạp Cao Đồng Hưng và giao du rất thân thiết với Hoài Bắc. Một tối Ḥa mời tôi và Hoài Bắc sang nhà ăn cơm. Rồi nói với tôi:

    – Từ nay anh đừng ở măi một địa chỉ nữa. Mà phải có ba bốn địa chỉ khác mới được. Một thằng an ninh đuơng chạy theo bọn em, em nói khéo, nó cho xem hồ sơ. Anh Hoài Bắc không sao. Chúng định bắt rồi thôi. Tên anh th́ chắc có rồi. Tội một chồng đầy. Chỗ nào tội nặng đều có khoanh bút ch́ đỏ. Anh phải sống lưu động đi mới được. Đừng chịu trận một chỗ cho chúng đến bắt làm chi.

    Tôi không nói ǵ. Cũng chẳng nghĩ ǵ, chẳng tính được ǵ trước tự do của ḿnh chỉ c̣n đếm từng giờ, từng phút. Ḷng như đă chết, từ Thanh Tâm Tuyền, từ Phan Lạc Phúc, từ Tô Thùy Yên lưu đầy xa. Chúng ta trồng t́nh bằng hữu khít liền. Thơ Thanh Tâm Tuyền đó. T́nh bằng hữu một đời của bọn chúng tôi trồng thành một cánh rừng xanh ngắt. Cánh rừng ấy đă bốc cháy, bị đốn gẫy, từng gốc một. Những bạn bè khác đă đi xa, đă ở bên kia chân trời, bên kia trái đất. Các anh Doăn Quốc Sĩ, Nguyễn Sĩ Tế cũng đă có tên trong bản án tử h́nh.
    Trước sau cũng như nhau. Cũng bị bắt. Chẳng có vấn đề ǵ nữa. Riêng c̣n Vũ Hoàng Chương. Tôi vẫn c̣n nuôi ư nghĩ và hy vọng là riêng ông, riêng địa vị văn học đặc biệt của ông, cộng sản sẽ để ông yên. Trên ư nghĩ đó, tôi trở lại phường Cây Bàng buổi tối hôm sau. Có như biết ḿnh lâm nguy rồi, mà không đến từ biệt bạn ở lại, ở tôi có điều ǵ không phải vậy.

    Đó là lần gặp mặt cuối cùng với Vũ Hoàng Chương. Không bao giờ tôi c̣n được gặp ông nữa.

    Nhớ hôm đó trời khô ráo, nhưng phố xá tối thẳm, tôi phải dắt xe đi bộ vào Gác Bút từ ngoài đường lớn. Đêm cộng sản hàn băng trong tâm hồn người. Thê lương trên khắp một vùng Khánh Hội. Gác Bút le lói ánh đèn cuối cùng đáy một con ngơ biệt khuất khúc và tối thui. Tôi để tựa cái xe đạp vào một bên tủ thờ Đinh Hùng, đi theo chị Vũ Hoàng Chương trên cái cầu thang nhỏ hẹp. Mọi người chừng như đă sửa soạn đi ngủ. Riêng thi sĩ c̣n thức, đang ngồi xổm trước một ấm đồng nhỏ xíu. Thấy tôi ông mừng rỡ:

    – Hay lắm tưởng cái ấm trà này, tao phải uống một ḿnh chứ. Ngồi xuống đây. Cả tuần nay mày đi đâu? Vừa bảo với Kiều Oanh, mai không thấy mày sang, sẽ sang mày, nhân tiện tới thăm Hỷ Khương một chút.

    Tôi cười, ḷng đang nặng chĩu, bất chợt mọi buồn bă tiêu tan, như lần nào cũng vậy, từ ngoài nhân thế ưu phiền tới Gác Mây, Gác Bút, ngồi xuống, xếp chân ṿng tṛn, đối diện với tri kỷ, đối diện với Vũ Hoàng Chương. Ông pha xong khay trà, đẩy tới:

    – Thứ trà này gọi là Kỳ Chưởng. Chỉ có một tiệm Tàu trong đường Khổng Tử Chợ Lớn có mà thôi. Đắt quá. Những ngàn rưởi một lạng. Gấp bốn lần trà thường. Thành ra hết lại phải lặn lội vào trong ấy mua, đi về mất cả buổi, và lần nào cũng chỉ dám mua một lạng.

    Kỷ Chưởng thật đắng. Ngẫm nghĩ măi mới thấy vị ngọt ngào nổi dần trong đầu lưỡi. Rất hợp với sở thích về trà của Vũ Hoàng Chương.

    Ông nheo mắt nh́n tôi nhấp nhấp Kỳ Chưởng nóng bỏng. Rồi lại nhắc đến Nguyễn Tuân:

    – Thằng Tuân ngày trước đi cô đầu đ̣i bằng được Thiết Quan Âm. Thiết Quan Âm cũng ngon ở cái đắng. Nhưng không sánh bằng Kỳ Chưởng.

    Tôi im lặng uống trà, tṛng mắt, theo thói quen có từ trí nhớ đă suy yếu, cố gắng ghi nhận trong một lần chót cảnh tượng một nơi chốn thân thiết lưu luyến , lát nữa rời bỏ, không hy vọng có ngày trở lại. Gác Bút đây. Đất linh Hoa Lư đây. Chỗ ở cuối đời của thiên tài đây. Người xưa tiễn nhau nơi chân cầu có liễu rủ in h́nh trong bóng nước, bẻ gẫy một nhành liễu , từ tạ đưa tay người lên đường.
    Và thơ Vũ Hoàng Chương: “Ai về đất cũ giùm ta nhắn, rằng kẻ vào Ngô nhớ Lạc Dương.” Gió đêm từ ngoài phường Cây Bàng thổi vào Gác Bút , đêm đó niềm u uất quan ải, đúng vô tả giữa thế giới cộng sản hiu hắt, và tôi, trấn áp mọi xúc động từ biệt, uống thêm một tách Kỳ Chưởng nữa trong cái tinh thần Lạc Dương ngậm ngùi. Trước mắt tôi, bên kia ngọn đèn, Vũ Hoàng Chương ngồi lùi lại, tựa lưng vào tấm chăn bông cuộn tṛn.


    Còn tiếp ...

  5. #4265
    Tran Truong
    Khách

    Mấy Tháng Cuối Cùng Với Vũ Hoàng Chương _ Tùy Bút Mai Thảo

    Biết ḿnh sắp bị bắt, có thể đă bị theo dơi, tôi nghĩ không nên ngồi lâu nữa. An ninh cộng sản có cái kiểu bắt được một người ở đâu, bắt luôn chủ nhà theo. Tôi lục t́m trong đám sách vở, bản thảo để bừa băi trên mặt chiếu, lấy ra tập Nhị Thập Bát Tú có câu thơ “Xiết bao ngờ vực kiếp người đó ư?” viết thêm vào đó một câu nữa. Rồi kư tên và đề ngày tháng. Hôm đó là ngày 28 tháng 3 năm 1976.

    Thi sĩ cười:

    – Mày viết thêm ǵ đó?

    Tôi lẳng lặng liệng tập Nhị Thập Bát Tú qua ngọn đèn. Ông đón lấy, dùng kính hiển vi, soi sát trang sách rồi ngạc nhiên:

    – Không phải thơ tao.

    Tôi gật:

    – Không. Văn tao.

    Câu tôi viết là “Cứ coi như từ biệt.”

    Đoạn, trước chị Chương, chị Hùng, cháu Ngọc tới ngồi chung quanh, tôi nói rơ lư do tại sao tới Gác Bút đêm nay là lần cuối cùng. Mọi người im lặng. Một lát cháu Ngọc nói:

    – Nếu phải rời nhà, mời bác đến ở đây với bác cháu và mẹ con cháu.

    Chị Đinh Hùng thở dài, hậm hực:

    – Vậy là chúng nó không để ai yên nữa!

    Rồi chị chửi thề bọn khốn nạn.

    Riêng Vũ Hoàng Chương không nói với tôi một lời nào. Chỉ rất cẩn thận, pha thêm cho tôi một tách trà nữa. Lúc tôi đứng lên, đi tới đầu lối xuống cầu thang, ông mới gọi:

    – Ở đâu, t́m cách cho tao biết.

    Tôi gật, nhưng sau đó, không làm theo. Và thơ cuối đời của Vũ Hoàng Chương v́ vậy mà có thêm một bài thơ năm chữ. Bài Cứ Coi Như Từ Biệt.

    Buổi sáng ngày 13 tháng tư năm 1976 (phần hồi kư này viết theo lời chị Vũ Hoàng Chương thuật lại) là một buổi sáng ấm áp, nhưng đêm trước lộng gió, lạnh, thi sĩ bị cảm, đă 9 giờ c̣n đắp chăn nằm trên mặt sàn, không sao ngồi dậy được. Mọi người trên Gác Bút, trừ chị Chương, đă ra khỏi nhà. Chúng đến, từ phía Sài G̣n. Bốn chiếc Jeep đầy nhóc an ninh áo vàng mang súng ống như cho một hành quân lớn ầm ầm vượt qua cầu Calmette, khu chợ Khánh Hội, phóng thẳng tới phường Cây Bàng và ngừng lại trước con ngơ nhỏ dẫn vào Gác Bút.

    Bọn an ninh cộng sản, trên 20 đứa, tới tấp nhẩy xuống xe. Khoảnh khắc, cả phường Cây Bàng bị vây kín. Sau này tôi được biết là đến bắt các anh Nguyễn Mạnh Côn, Doăn Quốc Sĩ, Duyên Anh, vợ chồng Trần Dạ Từ và tôi, an ninh đỏ chỉ điều động một lực lượng từ 4 đến 6 đứa, trên một hoặc hai xe Jeep là cùng.
    Thường thường điều động thế này, như trường hợp đến vây bắt tôi: hai đứa đứng ở vỉa hè đối diện, bên kia đường, hai đứa đứng sát hai bên cửa ra vào, hai đứa vào. Bắt được người rồi, bốn đứa ở ngoài mới vào theo, cùng lục soát tịch thu tài liệu. Vây bắt công khai nhưng tránh gây náo động.

    Trường hợp Vũ Hoàng Chương khác hẳn. Chúng chạy rầm rập, trí súng, mai phục theo tư thế chiến đấu, phá tan bầu không khí yên tĩnh của cả phường Cây Bàng buổi sáng hôm đó. Dân chúng xung quanh Gác Bút thất kinh. Có người hỏi, chúng trả lời: “Phải huy động một lực lượng lớn lao như thế này để tóm trọn ổ một bọn cướp (!) lợi hại.”

    Sự náo động đột ngột dưới chân tường Gác Bút, tiếng la thất thanh của chị Vũ Hoàng Chương từ trên lầu chạy xuống khi bọn sát nhân xô cửa ập vào đánh thức thi sĩ khỏi giấc ngủ chập chờn. Ông gắng gượng ngồi dậy, lấy áo gấm mặc vào người, ngồi thật thẳng giữa chiếu, bất động, chờ đợi.


    Còn tiếp ...

  6. #4266
    Tran Truong
    Khách

    Mấy Tháng Cuối Cùng Với Vũ Hoàng Chương _ Tùy Bút Mai Thảo

    Suốt thời bọn Khuyển Ưng Khuyển Phệ tới làm tan hoang Gác Bút với sự hôi tanh kinh tởm toát ra từ con chó chết xă hội chủ nghĩa chúng mang theo (tôi dùng lại danh từ của Soljenitsyne), tâm thức phóng thoát rời đứt với thân thế ô trọc ở thi sĩ thể hiện một lần nữa. Lần cuối cùng. Ông không kinh hăi, cũng không phẫn nộ. Ông không bất ngờ, cũng chẳng ngạc nhiên. Chỉ ngồi thẳng, thành tượng, mắt nhắm lại, thu hết tâm thức đă hợp nhật với đời đời vào nội giới đóng kín.

    Bọn quỷ dữ ở lại trên Gác Bút hơn hai tiếng đồng hồ. Suốt thời gian này, thi sĩ không thèm nói với chúng một lời nào. Chúng hỏi, ông không trả lời. Chúng đọc bản cáo trạng, lệnh bắt giữ, ở ông chỉ một thoáng nhún vai rồi ngồi yên như cũ. Riêng chị Vũ Hoàng Chương không sao thản nhiên được, chị uất ức gào lên: “Chồng tôi làm ǵ mà bắt chồng tôi?” Th́ được tên thủ trưởng của bọn quỷ dữ trả lời là sau đại thắng của cách mạng, tên thi sĩ phản động kia vẫn c̣n làm thơ chống phá cách mạng và cho phổ biến khắp Sài G̣n những bài thơ chống phá chế độ ấy.

    Rồi là cuộc lục soát và tịch thu tàn nhẫn. Từ những cuốn sách đến từng tờ bản thảo. Lúc mặt trời đứng bóng trên mái lầu Gác Bút, cuộc lục soát xong, hai thằng lực lưỡng nhất bọn quỷ tiến lại, xốc nách thi sĩ đứng lên, kèm ông xuống cầu thang. Dân chúng láng giềng với Gác Bút đứng chật ḷng con ngơ khi chúng dẫn thi sĩ đi ra và đưa thẳng ông vào khám lớn Chí Ḥa.

    Khoảng 11 giờ sáng ngày 3-4-1976, một ngày sau Nguyễn Mạnh Côn, 5 giờ sau Trần Dạ Từ, Nhă Ca, Dương Nghiễm Mậu, An ninh Thành mang lệnh truy nă của Ủy Ban Quân Quản tới bắt tôi ở nhà riêng đường Phan Đ́nh Phùng. Nhờ sự t́nh cờ vừa ra khỏi cửa lúc đó, tôi thoát lưới và đi luôn vào ẩn lánh.

    Mọi liên lạc giữa tôi và thi sĩ đứt đoạn hẳn. Từ chỗ ẩn, ném những đường dây t́m hiểu tin tức ra ngoài đời sống, đặc biệt về số phận những nhà thơ, nhà văn miền Nam mà cuộc đàn áp văn nghệ đă làm chấn động dư luận dân chúng Sài G̣n, tôi vui mừng được biết Vũ Hoàng Chương vẫn c̣n ở phường Cây Bàng, không bị bắt. Chúng để ông yên thật sao? Như chưa bắt giáo sư Nguyễn Đăng Thục? Như c̣n để đó , học giả Hồ Hữu Tường? Trong suy luận tôi, chúng “phải” để cho Vũ Hoàng Chương yên.
    Bởi cái địa vị đặc biệt của ông trong văn học, không phải từ 1954, mà từ xa trước, từ tiền chiến. Bởi bắt chúng tôi, để yên Vũ Hoàng Chương chúng sẽ thành công phần nào trong việc chia rẽ hàng ngũ văn nghệ sĩ miền Nam, như chúng đă để yên Lê Tràng Kiều, Đỗ Đức Thu, không bắt Vũ Bằng.

    Tôi lầm. Ở chính trong cái đúng của ḿnh. Cùng thành danh thời tiền chiến nhưng kích thước Vũ Hoàng Chương trước “đánh giá” của cộng sản không cùng một kích thước với Lê Tràng Kiều, Đỗ Đức Thu và Vũ Bằng. Mà lớn lao hơn gấp bội. Do đó nguy hiểm hơn gấp bội.

    Không để cho thiên tài được sống. Đó là quy luật đỏ. Đại trí thức, đại thi sĩ phải dồn vào ngục tối. Đă như vậy ở Bắc Kinh, ở Mạc Tư Khoa. Để cho sáng ngời ngôi sao Bắc Đẩu trên ṿi vọi nền trời thi ca hai miền, thơ Hồ Chí Minh, thơ Tố Hữu, thơ Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận, sao c̣n là thơ được nữa? Vũ Hoàng Chương bị bắt chậm hơn chúng tôi ít ngày chỉ v́ Đảng Ủy Miền, riêng trước ông không dám quyết định mà phải chờ Hà Nội.

    Một đêm, trên đường rời một chỗ trú ẩn, bị động đến một chỗ ẩn mới, tôi tạt vào nhà một người bạn, anh H. ở đường Cao Thắng. Như tôi, anh H. rất yêu thơ Vũ Hoàng Chương. Là một trong ít người, ngày 30-4-75 vẫn lui tới Gác Bút thăm hỏi thi sĩ những ngày nằm bệnh. thấy tôi H. ngạc nhiên và mừng rỡ. Và nói ngay với tôi về Vũ Hoàng Chương:

    – Trời, anh đang ở đâu? Tôi vừa sang phường Cây Bàng, anh Chương đă biết anh bị truy nă, nhưng khônh biết anh nằm ẩn ở chỗ nào. Nhờ tôi cố gửi cho anh cái này đây.

    H. lấy ở dưới chân cây đèn ra một tờ giấy gập nhỏ. Tôi mở ra đọc. Đó là một bài thơ năm chữ. Đề gửi M.T. Tựa đề của bài thơ là câu tôi đă viết vào tập Nhị Thập Bát Tú, lần cuối cùng trước khi bị truy nă tôi từ biệt thi sĩ ở Gác Bút: Cứ coi như từ biệt. Tôi đọc bài thơ. Xúc động. Mang theo nó về chỗ ẩn mới. Bây giờ chỉ c̣n nhớ được đoạn đầu và hai câu cuối bài:

    Cứ coi như từ biệt
    Liền tay thảo một chương
    Bút vạch không thành nét
    Chữ viết không thành hàng
    Bây giờ trở về trước
    Là mây trời dọc ngang
    Từ nay là bóng tối
    Chia hai từ dao vàng

    Liền tay thảo một chương. Bài thơ được làm ngay đêm đó, đêm tôi rời Gác Bút. Tôi không chắc chắn. Nên chỉ viết: Cứ coi như. Nhưng ông tri thức về trước sau, về mất c̣n , thâm sâu hơn tôi ngh́n lần, ông đă biết. Biết tôi không thể nào c̣n trở lại Gác Bút. Biết chẳng thấy nhau nữa. Măi măi. Và c̣n biết, chính ông cũng chẳng c̣n sống thêm bao nhiêu nữa, trước kẻ thù.

    Thi sĩ ngồi tựa vào thành ghế, hai mắt nhắm lại, nét mặt khép kín, xa vắng. Bọn quỷ dữ vội vă rút khỏi phường Cây Bàng, nơi chúng vừa gây nên tội ác lớn lao nhất đối với thi ca và văn học Việt Nam. Buổi trưa Khánh Hội sững sờ, chấn động. Bốn chiếc xe Jeep mở hết tốc lực trở về Sài G̣n, hướng về khám Chí Ḥa. Đó là tất cả những h́nh ảnh cuối cùng người đời thấy được ngày 13 tháng 5 năm 1976, về thi sĩ Vũ Hoàng Chương, 61 tuổi, với cơi thơ trác tuyệt mở ra với nó một thời và đóng lại với nó một thời.


    Còn tiếp ...

  7. #4267
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thật thảm thương cho câu :

    Trôi - Theo - Vận - Nước !

  8. #4268
    Tran Truong
    Khách

    Mấy Tháng Cuối Cùng Với Vũ Hoàng Chương _ Tùy Bút Mai Thảo

    Hơn 4 tháng nằm trong ngục tối của thi sĩ, không ai có được những chi tiết đầy đủ. Kể cả chị Đinh Hùng, chị Vũ Hoàng Chương, cháu Vũ Hoàng Tuân, cháu Đinh Hoài Ngọc, những người đêm ngày ở cạnh chỗ nằm của ông suốt 5 ngày hấp hối. Trở về Gác Bút, thể chất trút thoát dần dần những tinh khí cuối cùng, thần trí Vũ Hoàng Chương vẫn cực kỳ minh mẫn sáng suốt.
    Tới đêm lâm chung. Tới phút từ trần. Nhưng thi sĩ không nói, không nói một lời nào về bốn tháng Chí Ḥa. Ngày thứ hai của năm ngày chót ông mê đi. Tưởng ông đi, chị Vũ Hoàng Chương lớn tiếng kêu khóc.

    Ông dịu dàng: “Tôi c̣n sống đây.” Rồi nói đùa: “Bị bắt vẫn c̣n oai. Được thủ tướng hầu hạ.” Thủ tướng đây là bác sĩ Phan Huy Quát, ở cạnh pḥng ông, pḥng tối số 6. Buổi chiều ngày thứ ba, ông quằn quại đau đớn hết một lúc. Thấy vậy chị Vũ Hoàng Chương lo lắng hỏi: “Ở trong ngục anh có bị chúng hành hạ ǵ không?” Ông trả lời: “Chúng cần ǵ hành hạ. Chỉ bỏ đói là đủ cho ḿnh chết.”

    Vậy thôi. Ngày thứ năm, ngày 17 tháng 9, 1976, Gác Bút yên tĩnh với thi sĩ nằm đó, trên mặt sàn hiu quạnh. Rồi ngày hết, đêm xuống. Và định mệnh mở rộng cánh tay như một lớp sóng mênh mông vô tận đón ông vào đời đời lúc đó là vừa đúng 12 giờ đêm.

    Măi hơn hai tháng sau, một đêm mưa lớn, từ một chỗ ẩn mới bên quận B́nh Thạnh vùng xa lộ Biên Ḥa lặn lội trở lại khu Cao Thắng Bàn Cờ thăm H., cũng là để có tin tức về bạn từ bài thơ từ biệt, tôi mới được H. ngậm ngùi cho biết tin thi sĩ đă qua đời.

    Đêm đó, con ngơ dẫn vào nhà H. ngập nước. Tôi b́ bơm lên tới căn gác xép nơi họp mặt ngày trước của các anh Vũ Khắc Khoan, Mặc Đỗ, Nghiêm Xuân Hồng và bọn nhà văn chúng tôi say rượu đêm đêm chán đời kéo nhau về đó tán chuyện trên trời dưới biển, thân thể tôi c̣n ướt đầm, chân tay lạnh cóng. Và nghe tin bạn mất, tôi không c̣n một phản ứng nào hết. Chỉ lẳng lặng ngồi xuống, hơ hai bàn tay lạnh lên ngọn đèn, nh́n đăm đăm những ngón tay ấm dần, hồng dần trên lửa. Một đêm cộng sản, tin dữ về thiên tài thơ, một tri kỷ được đón nhận như thế. Trong thờ ơ nhân thế, trong hiu quạnh cơi đời, trong giới nghiêm tăm tối, trong trống không vô cùng vô tận. Trên một sàn gác xép hiu quạnh.

    Một lát thật lâu. Mưa ào ạt trên mái. Rồi H. hỏi:

    – Anh không biết ǵ sao?

    Tôi lắc đầu, nói nơi ẩn náu lần này xa khuất, ra ngoài gần như không được, tôi đứt hết mọi liên lạc, kể từ gặp H. lần trước.

    Rất ít người biết. Chúng tôi cũng không biết. Bọn khốn nạn hiểu rơ cái chết của anh Chương sẽ gây chấn động lớn. Chúng t́m hết cách bịt đi. Mấy ngày sau đám tang, chị Vũ Hoàng Chương tới đây, xơa tóc, mặc đại tang, chị khóc lóc nói anh Chương đi mà chị không làm sao báo tin dữ đến bạn bè.

    Cáo phó cháu Đinh Hoài Ngọc đưa đăng trên tờ Tin Sáng, bọn Ngô Công Đức hèn đớn đă thu tiền nhận đăng sau lại gửi trả tiền nói An Ninh Thành Ủy cấm. Thành ra đưa anh Chương tới nơi an nghỉ cuối cùng chỉ có mấy người trong nhà đi sau linh cữu. Bọn Phường Khóm được lệnh c̣n cấm cả hàng xóm láng giềng phường Cây Bàng không cho tới chia buồn và phúng viếng. Nhà không c̣n một đồng một chữ, chị Chương cuống cuồng không biết xoay sở thế nào. May được Thầy Thích Đức Nhuận và Từ Mẫn tới, lo liệu mọi chuyện. Từ áo quan tới xin đất nghĩa trang.


    – Anh Chương nằm ở đâu?

    – Xa lắm. Một nghĩa trang làng mới có từ sau 30 tháng tư. Hết vùng Chí Ḥa, Lê Văn Duyệt c̣n phải đi một quăng nữa. Năm mươi ngày của anh Chương cũng không được làm ở nhà, sợ Phường, Khóm gây khó dễ. Mà ở chùa Giác Minh.

    – Có những ai tới?

    – Chừng mươi mười lăm người, trong số đó có Nguyễn Hoạt, Bàng Bá Lân, Nguyễn Hiến Lê, Vương Hồng Sển. Mọi người đều yên lặng cả. Chỉ có Nguyễn Hiến Lê, trước lúc ra về, nắm lấy tay chị Chương, an ủi: “Chị đừng đau buồn nhiều. Anh mất thế là thoát. Bọn chúng tôi bây giờ sống cũng như chết, muốn được như anh mà không được.”
    Thế nhưng cái tang văn học này, Lê Tràng Kiều cho tôi hay ở ngoài nước nhiều nơi lại biết ngay. Như ở Đài Loan, Hội Văn Bút bên ấy đă tổ chức ngay một lễ truy điệu rất trọng thể. Buổi lễ có thuật lại sự nghiệp, tiểu sử và b́nh một số thơ dịch ra chữ Hán của thi hào Việt Nam vừa bị cộng sản sát hại. Đâu như ở Paris, một số kiều bào yêu thơ Vũ Hoàng Chương cũng đă làm một lễ tưởng niệm tương tự.


    Còn tiếp ...

  9. #4269
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bây giờ tôi mới biết về những giờ phút cuối của thi sĩ Vũ Hoàng Chương .

    Ông có đông học tṛ , có lắm bè bạn , vậy mà phải ra đi trong âm thầm , lặng lẽ .

    Thế cũng là xong , một kiếp người chẳng may không thoát khỏi xă hội chủ nghĩa

  10. #4270
    Tran Truong
    Khách

    Mấy Tháng Cuối Cùng Với Vũ Hoàng Chương _ Tùy Bút Mai Thảo

    Đêm đó, tôi ra khỏi nhà H. trận mưa đă dứt, nhưng con ngơ c̣n ngập nước. Suốt dọc đường trở về chỗ ẩn, tôi cứ nghĩ măi đến mấy câu thơ từ biệt của bạn:

    Từ nay trở về trước
    Là mây dọc ngang trời
    Bây giờ là bóng tối
    Chia đôi từ dao vàng.

    Dao vàng. Tại sao dao vàng? Con dao vàng chặt đứt âm dương, đảo lộn tŕnh tự thời gian, có phải lấy ư từ câu thơ “Tóc mây một món chiếc dao vàng” của Đoàn Phú Tứ? Hay từ một điển tích nào của thơ Tống thơ Đường? Tôi không chắc chắn được là thế nào. Người sử dụng đắc địa và thần sầu nhất cái kho tàng điển tích, sử dụng và không bao giờ nô lệ cho điển tích, chỉ có một người trong thi ca Việt Nam và người đó đă mất.

    Ngẫm câu triết liễu c̣n sa lệ. Cái giọt lệ nhỏ xuống cho bằng hữu, cho tri kỷ ấy, đêm ấy trên đường trở về chỗ ẩn, tôi đă muốn có cho tôi biết chừng nào. Trời thơ Việt Nam, từ chuyên chính đỏ, từ Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên đă xa, từ Bùi Giáng đă khóc cười giữa chợ, ánh sáng của phong cách và biểu tượng của trí tuệ thu gọn vào một người. Mọi cơi thơ đáng gọi là những cơi thơ bậc thầy đă mất. Chỉ c̣n cơi thơ đất Hoa Lư. Mọi tiếng thơ đáng gọi là những tiếng thơ một thời đă chết. Chỉ c̣n tiếng thơ Gác Bút.

    Người anh cả của thi ca Việt Nam suốt nửa thế kỷ đó. Ngọn núi sừng sững cao ngất đó, cây cờ súy ngạo nghễ phất phới đó của trận tuyến văn học ta, khi trận tuyến đă vỡ, và tới hơi thở cuối cùng. Tri kỷ của tôi nữa. Lấy cái riêng mà đo, lấy cái chung mà lường, tính chất tiêu biểu, đại diện của Vũ Hoàng Chương cho thơ ta ở thi sĩ, trong những ngày tháng cuối cùng, giữa cộng sản, càng chói lọi hơn bao giờ hết. Ông mất đi, sự mất mát càng lớn là v́ thế. Trong một tuyệt vọng ư thức hơn là một đau đớn thường t́nh, tôi trở về chỗ ẩn đêm đó dưới trời khuya. Trời mưa đă dứt. Nh́n lên, những v́ sao lác đác. Nhưng trời thơ Việt Nam đêm đó tối thẳm. Chỉ c̣n lại một ngôi sao Bắc Đẩu và Bắc Đẩu cũng đă tắt.

    Trước ngày vượt biển, tôi trở lại phường Cây Bàng hai lần. Lần đầu, tới sát Gác Bút chỉ c̣n mấy bước lại phải quay trở ra. Lần đó trong nhà đầy tiếng nói. Nghe qua ngôn ngữ chúng, đúng là bọn thanh niên phường khóm. Chúng đang chỉ dẫn cho cháu Ngọc khai báo ǵ đó. Lần sau, tôi chọn tới vào buổi trưa, khu xóm vắng vẻ hơn, và ngồi ở một quán cóc đầu ngơ cho người liên lạc chở xe gắn máy tới vào trước xem t́nh h́nh trong nhà thế nào. Năm phút sau, người liên lạc trở ra. Nói nhà không có ai, bà Vũ Hoàng Chương mời ông vào.

    Đen xạm, gầy quắt trong bộ tang phục lem luốc, khăn trắng ngang đầu, chị Vũ Hoàng Chương đứng sau cánh cửa mở hé, gật đầu ra hiệu cho tôi vào. Cái tôi nh́n thấy đầu tiên là tấm h́nh phóng lớn của thi sĩ. Vũ Hoàng Chương rất thích chụp h́nh. Riêng nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh đă chụp hàng trăm tấm h́nh ông và tấm h́nh nào cũng được ông cất giữ rất cẩn thận. Nhưng tấm h́nh phóng lớn đặt sát Đinh Hùng trên cái bàn thờ nhỏ ở góc nhà là một tấm h́nh cũ, chụp đă rất lâu về trước, từ ở ngoài Hà Nội. Vũ Hoàng Chương trong h́nh cười tươi và rất trẻ. Y phục màu sáng, cực kỳ chải chuốt, tóc chải mượt, đường ngôi thẳng tắp. Tóm lại, đó là một tấm h́nh chụp từ trước Mây, trước Thơ Say, rất tiền chiến, rất Hoàng Lang.


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 11 users browsing this thread. (0 members and 11 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •