Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968. Trích :
Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!
.................... .....
Tôi và ông bạn nhà văn của tôi đang hưởng thú về cuộc sống có vẻ phiêu lưu giang hồ của ḿnh rất là hiện sinh, th́ một hôm, cậu chánh văn pḥng của cơ quan rỉ tai bọn tôi: Này các cậu ăn xài làm sao mà công an nó theo dơi đấy!
Tôi ngơ ngác không biết họ theo dơi cái ǵ. Cậu chánh văn pḥng cho biết rằng công an theo dơi tụi tôi là ai mà ăn xài tung hê như thế. Tụi tôi đặt nguyên cái bàn thường trực tiệm cơm tám ǵ̣ chả ở phố Huế. Tụi tôi quên rằng các cô mặc bờ-lu trắng toàn là nhân viên công an. Cho nên các cô xem số xe đạp của tụi tôi và biết tụi tôi ở hội nhà văn.
Cậu chánh văn pḥng phải giải thích cho họ nghe rằng tụi tôi là nhà văn độc thân viết được sách báo rất nhiều mà lại chẳng phải nuôi ai cả, cho nên tiêu xài như thế đó! Kể ra họ theo dơi cũng phải thôi v́ người cán bộ b́nh thựng ăn cơm chỉ 6 hào một ngày mà tụi tôi mỗi đứa ăn 2, 3 đồng một bữa, bảo sao nó không để ư ?…
Tôi kể xong câu chuyện cho Việt nghe rồi kết luận:
– Th́ ra người ta không muốn cho ḿnh sung sướng hơn người thường.
Việt nói:
– Cái đó không có văn kiện nào nói công khai hết, tuy nhiên,những sự việc đó làm cho ḿnh nghĩ như vậy.
Việt lại cười và tiếp:
– Anh in được quyển tiểu thuyết đó rồi anh lấy tiền anh mua nhà, tậu ruộng; không phải là anh phá chánh sách hợp tác hoá nông thôn hay sao? Đảng đang chủ trưởng diệt địa chủ, trấn áp phú nông và kiềm chế trung nông cũ, hướng dẫn trung nông mới đi lên sản xuất tập thể mà anh mua nhà, tậu ruộng như vậy anh là địa chủ rồi!
Thấy tôi làm thinh, Việt lại nói tiếp:
– Anh đă thấy trường hợp của nhà văn PT và NCH đó. Cả 2 vị này sau khi xuất bản sách đă mua nhà tậu ruộng. Điều đó gây một luồng dư luận sôi nổi.
– Trong giới nhà văn đâu có dư luận ǵ xấu?
– Khô….ông! Trong giới lănh đạo …
– Văn nghệ?
– Tôi nghe trong một cuộc họp Hội Đồng Chánh Phủ khi bàn đến đời sống dân chúng, các ổng có đề cập đến sinh hoạt của văn nghệ sĩ. Các ổng bảo là văn nghệ sĩ đang trên đường tư sản hoá. Các ổng nêu trường hợp của nhà văn NQS và anh là những nhà văn trẻ Miền Nam và cho rằng hai nhà văn nầy có sinh hoạt cao nhất ở Miền Bắc, hơn cả thủ tướng và bộ trưởng, v́ hai nhà văn này không vợ con lại viết được nhiều sách, phim v.v… Các ổng bảo rằng đó là một hiện tượng không hay trong sinh hoạt xă hội chủ nghĩa, đại khái là một loại tư sản văn chương…!
Tôi cười nhạt:
– Nói vậy chẳng hoá ra trong chế độ xă hội chủ nghĩa của ḿnh cái thiên đường của thế gian trong đó con người sẽ được ăn ngon mặc đẹp, sự sung sướng cá nhân là một điều tối kỵ hay sao?
Câu chuyện vừa đến đó th́ Thu đến.
Thu nói ngay:
– Ở đây có bản, đi đổi đồ ăn được, anh ơi!
– Ai bảo?- Tôi hỏi ngay.
– Cậu Chân bảo mà!
Thu tiếp
_ Cậu ấy bảo rằng có cả lợn.
Tôi chợt nhớ ra trong ca cháo lúc năy có mấy miếng thịt lợn.
Việt thêm vào:
– Tôi đă biết chuyện đó rồi. Tôi định chờ anh và Thu đến sẽ hợp tác với nhau đi đổi một chuyến, lớp ăn, lớp làm lương khô đi đường.
– Cậu định bao giờ đi? Đi mau đi mau!
– Anh đi được à?
– Tôi phải đi thôi.
– Tôi trông anh c̣n yếu lắm!
– Nhưng Thu đau chân, vả lại phụ nữ đi vào bản, có việc ǵ không đối phó được.
Việt biết ngay ư của tôi là ngăn chặn không cho Thu đi chung với Việt, cho nên y vội vă nói ngay:
– Nếu anh đi được th́ c̣n ǵ bằng! Vậy Thu ở nhà coi đồ đạc, anh em ḿnh đi, đi ngay đi!
Việt nhanh nhẩu trở về lều soạn đồ và quay lại với một mớ áo quần trên tay. Việt nói:
– Tôi định mang bộ đồ bà ba lụa về tới xứ Nam-Kỳ-Cuốc mặc chơi nhưng bây giờ th́ những cái ư tốt như vậy đều nhường chỗ cho thịt heo cả.
Thu về soạn đồ và mang lại. Tôi cũng đem đồ theo rất nhiều, có thể nói là mang đi hầu hết ba-lô, kể cả đá lửa. Với cái lư thuyết phải ăn mới mạnh, tôi có ư định sẽ đổi tất cả số quần áo này với một giá bất cần để có cái ăn. C̣n cái mặc th́ c̣n cái quần tiều về tới nơi cũng tốt.
Công việc được quyết định và thực hành chớp nhoáng.
Thế là hai đứa tôi lên đường, y như là một cuộc phiêu lưu. Tôi và Việt đi vào trạm để hỏi đường đi nước bước.
Anh trạm trưởng bảo vắn tắt:
– Các anh cứ đi cặp bờ suối này ngược lên măi, cứ đi măi là đụng bản. Ở cái bản này cũng có nhiều đoàn đi qua đây, ghé lại đổi chác cho nên họ khôn lắm ḿnh khó ḷng gạt họ được như trước đây.
– Caí áo này đổi được cái ǵ? – Tôi hỏi.
– Tôi cũng không rơ. Tùy cơ ứng biến thôi, nhưng nên nhớ rằng họ biết hỏi tới đồng hồ Wyler và Printania đấy nhé.
Rồi chúng tôi đi.
Còn tiếp ...
Bookmarks