Page 275 of 304 FirstFirst ... 175225265271272273274275276277278279285 ... LastLast
Results 2,741 to 2,750 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #2741
    Tran Truong
    Khách

    Bệnh Viện và Nghĩa Trang - Trần Mộng Tú

    Chị th́ thầm vào tai anh: “C̣n mấy hôm nữa là rằm tháng Giêng chắc ḿnh phải về nhà chứ.”
    Anh kéo chiếc mền mỏng lên ngang ngực, chiếc mền ngắn quá, ḷi cả nửa ống chân ra ngoài. Anh nh́n chung quanh một ṿng, ngượng ngùng co chân lại.
    “Về sao được em, phải chờ chứ, c̣n nước c̣n tát, mấy hôm nay thằng bé cũng thấy khá hơn một chút.”

    Hai vợ chồng đang nằm ngủ ngay trước cửa Bệnh Viện Ung Thư, con trai họ 12 tuổi kiếm được một chỗ nằm chung một giường với một đứa trẻ khác bên trong, (sau khi anh chị đưa cho y tá trực ở đó hai lần hai cái phong b́.) Dưới gầm giường th́ có bố mẹ của đứa bé kia rồi, không c̣n chỗ cho anh chị nữa.
    Họ lên đây từ trước Tết, đợi măi mới tới phiên con được khám. Trong khi chờ th́ cứ ngồi, nằm, ngay ở hành lang bệnh viện. Anh chị không phải là cặp vợ chồng duy nhất ngủ ở ngoài này. Số người chờ khám cho thân nhân hay chờ khám cho chính ḿnh nhiều hơn số giường của bệnh viện có, nên người chờ đợi, ăn, ngủ, tràn lan ra tới hành lang.

    H́nh-Nằm Chờ Khám Bệnh






    H́nh- Bệnh Viện Ung Thư Hà Nội


    Anh chị từ Ḥa B́nh mang con về Hà Nội chạy chữa, thằng bé 12 tuổi đang đi học bỗng ngă bệnh, chữa măi Bác Sĩ tỉnh nhà không khỏi, thử máu, chụp h́nh mới biết là bị ung thư màng óc.
    Chị lại th́ thầm: “Tết ḿnh đă không có mặt ở nhà để cúng ông bà, th́ Rằm cũng phải về cúng Phật chứ anh. Hay em ở lại với con, anh về mấy hôm đi.”
    “Anh về cũng chẳng an tâm được. Mấy hôm ngủ ngoài sương thấy em đă bắt đầu ho.Thôi, Trời Phật cũng thông cảm cho ḿnh.”
    Chị im lặng một lúc, lại ngập ngừng nói: “Thôi anh cứ yên tâm về đi, c̣n bà nội thằng Tí ở nhà nữa, anh về đi kẻo mẹ trông, em biết là mẹ mong anh về lắm.”

    Người chồng ngồi hẳn dậy, co hai chân lên ṿng tay ôm qua đầu gối, thở dài.
    “Ừ, chắc anh nên về, em nói đúng, bà nội thằng Tí đang mong tin lắm. Anh đă chia tiền ra từng gói nhỏ để em tiện chi tiêu. Tiền trả cho Bệnh Viện chữa trị, tiền đưa bác sĩ th́ anh để riêng, tiền đưa y tá, tiền lao công anh cũng để riêng.”

    Người vợ ngồi hẳn dậy, quấn lại cái chăn cho gọn, thu xếp mấy cái túi đựng cả một gia đ́nh lưu động của ḿnh. Chị nh́n chung quanh một vùng bao quát, trong ánh nắng sớm mai yên tĩnh mọi người chưa thức dậy hết. Họ nằm ngang, nằm dọc, hay xoay chân ngược chiều nhau. Những bàn chân gầy g̣, và những cái đầu xơ xác tóc, họ đang ngủ hay đă thức rồi mà vẫn c̣n nằm im lo lắng bất an. Mặt trời sẽ lên, thêm một ngày chờ đợi, đến bao giờ mới tới phiên ḿnh, hay phiên của người thân ḿnh. Số tiền mang trong túi, cài hai ba cái kim cho chặt, liệu có đủ trả tiền chạy chữa, tiền thuốc và tiền phong b́ không?

    Nói đến phong b́ chị bỗng nhớ, hỏi anh: “Tiền anh lo đủ rồi nhưng anh quên chưa mua phong b́ cho em. Đưa thẳng tiền mặt ra ai đứng gần cũng nh́n thấy, không tiện đâu.”

    Anh ngẩn người ra, ừ nhỉ mấy hôm nay bận quá, cứ lo chỗ ăn chỗ ngủ cho con bên trong bệnh viện, cho hai vợ chồng ngoài hành lang, anh quên hẳn việc phải mua sẵn một lố phong b́. Anh nh́n trước nh́n sau thấy một xấp báo c̣n mới, ai đó vứt sang chỗ anh chị nằm. Anh nhặt lên nói với chị: “Báo c̣n mới, em cứ lấy con dao, rọc vuông vức rồi gói tiền vào đó cũng được. Nhưng phải nhớ để riêng vào túi trong, túi ngoài, kẻo nhầm của người này lại đưa cho người kia.”

    Chị cười nhẹ: “Anh đừng lo, tiền th́ em cẩn thận lắm.”
    Chị đón xấp báo c̣n mới trong tay anh, báo trong tay th́ dĩ nhiên là chữ trước mắt, chị đọc qua một chút trước khi đi t́m dao rọc. Sau mấy phút chị ngẩn người ra, để rơi tờ báo xuống ḷng. Anh thấy lạ hỏi: “Tin ǵ vậy em?” Chị không nói, đưa tờ báo cho anh.

    Báo chí trong nước cho hay, chính quyền thành phố Hà Nội hôm 1/2 công bố quy hoạch được thủ tướng phê duyệt về xây nghĩa trang “phục vụ nhu cầu an táng cán bộ cao cấp của đảng và nhà nước; các anh hùng, danh nhân của đất nước”.

    Tin cho hay, nghĩa trang Yên Trung nằm dưới chân núi Ba V́, cách trung tâm Hà Nội 40 cây số về phía Tây, giáp Vườn Quốc Gia Ba V́; phía Đông giáp đồi núi và đường cao tốc Ḥa Lạc-Ḥa B́nh; phía Nam giáp đồi núi và khu dân cư.
    Tổng diện tích nghĩa trang là 120 hécta, gồm khu an táng 72 hécta, với 2,200 – 2,500 ngôi mộ, mỗi ngôi mộ có khuôn viên 25-35 mét vuông và khu đệm cây xanh cảnh quan trên 47 hécta, có sức chứa 5,000 người.
    Nguồn vốn dự kiến hơn 1,430 tỷ đồng (hơn $63 triệu usd ) sẽ lấy từ ngân sách nhà nước.Thời gian thực hiện dự án khoảng 36 tháng.


    Anh đọc tiếp ở một trang khác:
    Vẫn theo các báo, với tổng diện tích 120 hectare, tương đương một phường lớn ở nội thành Hà Nội, dự án có vị trí ở huyện Thạch Thất, dưới chân núi Ba V́, cách trung tâm Hà Nội 40 kilomet về phía tây. Thông tin từ bản quy hoạch cho thấy sẽ có 105 hộ dân phải di dời để nhường chỗ cho dự án.

    Anh đọc xong nh́n sang chị, thấy chị vẫn thẫn thờ nh́n mông lung ra một nơi xa lắc xa lơ nào đó. Anh hỏi: “Sao vậy em, nhà nước xây nghĩa trang th́ dính dáng ǵ tới ḿnh mà em buồn quá vậy?”
    Chị quay lại nh́n chồng, hai mắt mở to:
    “Sao mấy ông lớn không nghĩ đến việc xây thêm mấy cái bệnh viện cho người đau ốm, xây thêm trường học cho trẻ em? Họ bỏ ra tới 1,400 tỷ đồng để lo “chôn “ những người chưa chết. Rồi lại thêm 105 gia đ́nh phải mất nhà mất cửa cho họ thêm chỗ. Anh nh́n đi, cả bao nhiêu năm nay bệnh nhân cũng như người thân của bệnh nhân nằm màn trời chiếu đất trước cửa bệnh viện. Trẻ con nghèo không đủ cơm đă đành ngay cả trường lớp cũng thiếu thốn. Có ông lớn nào quan tâm tới không?”

    Anh nh́n vợ với cặp mắt thương hại, nói nhỏ:
    “Thế bây giờ em định làm ǵ, em cầm biển ngữ đi biểu t́nh đ̣i nhà nước xây bệnh viện, trường học thay v́ xây nghĩa trang cho các ông lớn hả. Em có muốn vào tù v́ tội chống phá nhà nước, trong khi con em đang bị ung thư không?”
    Chị nh́n anh một lúc, không trả lời. Hai con mắt chị ánh lên một nét giận dữ, chị mở tung những cái giỏ ra t́m con dao, chị nín thở rọc tờ báo ra từng miếng nhỏ để làm những cái phong b́, chị dằn mạnh từng nhát dao đi qua những hàng chữ: “nghĩa trang, “phục vụ nhu cầu an táng cán bộ cao cấp của đảng và nhà nước” “Nguồn vốn dự kiến hơn 1,430 tỷ đồng (hơn $63 triệu usd ) sẽ lấy từ ngân sách nhà nước.” “105 hộ dân phải di dời để nhường chỗ cho dự án.”




    Mô h́nh nghĩa trang cho các cán bộ cao cấp


    Chị cắt ngang, cắt dọc tờ báo tưởng như cắt đứt được những dự án làm chị uất ức. Chị cắt được hơn mười cái phong b́, chia ra bốn túi khác nhau, cho bác sĩ, y tá và lao công. Chị biết, muốn cứu con chị th́ không thể nào tránh né được cái khoản chi trả thêm này.
    Chị nh́n anh đang thu xếp về nhà với mẹ để kịp cúng Rằm. Thật ra chị biết, cúng Rằm chỉ là phụ, việc chính là anh về nhà chạy thêm tiền, số tiền anh chị đem theo được so với số tiền sẽ phải dùng tới cách xa nhau nhiều quá. Nghĩ đến những món nợ sẽ phải trả, chị thấy như có một khối đá đè lên ngực.

    Hai con mắt chị vẫn c̣n ánh lên những tia giận dữ, cái giận dữ của một người hoàn toàn bất lực trước một việc xấu mà sức ḿnh không làm ǵ được. Một khu nghĩa trang 5000 huyệt mộ. Quan chức cao cấp Đảng ở đâu mà nhiều thế? Chắc chắn các đại gia sẽ có phần mộ ở đây. Có khi cả ca sĩ nổi tiếng có tiền cũng dọn vào. Chưa chắc các danh nhân và anh hùng tử sĩ đă có chỗ, v́ phần đông gia đ́nh họ nghèo và họ đă tắt tiếng nói (may ra có một tấm bia chung).
    Chị kêu thầm trong ngực. “Bệnh Viện, Trường Học và Nghĩa Trang. Một cái cho người sống, một cái cho kẻ (chưa) chết. Cái nào cần thiết hơn.” Nước mắt chị ứa ra.

    Có ai trả lời cho chị không?

    tmt Ngày 2/25/2018

  2. #2742
    Tran Truong
    Khách

    Ông Đồng Trời _ Nguyễn Thụy Long

    Ông "Đồng Trời" vuốt bộ râu ngả bạc, vấn lại cái búi tó củ hành, giắt lại cái răng lợn rừng lên tóc.

    Ông cúi xuống xắn ống quần móng lợn, buộc lại chiếc thắt lưng điều. Mặc dầu trời lạnh, ông vẫn cởi trần, da ông nhăn nheo v́ tuổi tác, nhưng khoẻ mạnh rắn rỏi.

    Ông Đồng Trời rút phắt thanh mă tấu cắm ở thân cầy chuối, hoa một đường bao quanh người, dừng lại rồi nh́n cung kính về hướng mặt trời mọc. Phía bên này núi Tam Đảo là vùng Vĩnh Phúc Yên. Rặng núi chưa tan hết sương mù.

    Tôi nh́n thấy ở mũi mă tấu một ḍng nhựa chuối chảy ṛng ṛng. Tôi tưởng tượng ngay thanh mă tấu đó vừa chém ngập vào thân thể một thằng giặc Tây, và chất nhựa kia là ḍng máu đỏ ḷm của hắn ta. A, tại sao tôi lại căm thù thực dân đến vậy? Tôi nhớ đến gương hy sinh anh dũng của một anh Kim Đồng nào đó, như đă nghe kể lại, xem diễn kịch ngoài đ́nh.

    Tôi ngắm ông Đồng Trời.

    Ông có dáng uy nghi của ông tướng hát tuồng ở rạp Quảng Lạc Hà Nội. Con người ông đầy sắc thái của một con người thái cổ. Mắt xếch, lông mày xếch mũi mác, những móng tay ông dài nhọn, khoằm như vuốt chim ưng. Tóc bới gọn ra sau và được chêm bằng một cái răng lợn rừng (theo lời ông kể lại). Ông chính là một tùy tướng của cụ Hoàng Hoa Thám (cũng chính lời ông kể).

    Tôi cung kính nh́n ông Đồng Trời biểu diễn và phục lăn.

    Sau khi ông Đồng Trời biểu diễn bái tổ xong, ông bước một bước ra trước, xoạc cẳng đứng tấn vững chăi. Lưỡi đao kẹp dọc sau cánh tay theo thế sắp tấn công của một con bọ ngựa. Đôi mắt ông quắc lên, th́nh ĺnh hét lên một tiếng:

    - Cha chả, sát!...

    Tôi chỉ kịp thấy thân h́nh gọn ghẽ của ông tung lên như ngọn pháo thăng thiên, lưỡi đao chém gió vụt một cái, và nửa cây chuối đổ xầm xuống. Lưỡi đao ngọt quá đến độ một giây sau cây chuối mới đổ. Ông Đồng Trời xoay người một ṿng như con vụ đứng theo thế chụm chân lúc đầu, mũi đao chỉ xuống đất tay kia xoè ra áp lên tay cầm chuôi đao. Ông chào theo thế con nhà vơ, một kiếm khách.

    Tôi lại phục lăn. Bọn nhi đồng đứng xem reo rầm lên:

    - Hoan hô đồng chí " ông Đồng Trời".

    Tôi rút phắt thanh kiếm gỗ ra khỏi sợi dây buộc ở cạp quần, múa mấy đường ngậu xị , hạ những thằng Tây tưởng tượng. Ông Đồng Trời cười hê hê khoái trá.

    Bọn nhi đồng nhô con , lên tiếng can tôi:

    - Thôi, xin can đồng chí Long vàng,. mười hai thằng lính Tây chết tiệt rồi.

    Cơn "hăng máu của tôi" hạ xuống , v́ những lời chế giễu của bạn bè.

    Tôi vốn là thằng bé cứng đầu và bắng nhắng ở khu phố Nỉ nhỏ bé này. Hỗn danh của tôi là thằng Long vàng, v́ hay mặc quần đùi màu vàng, chạy chơi la hét om x̣m từ đầu phố đến cuối phố.

    Tôi nói phét , ḿnh biết vơ... gia truyền, đă từng đá ḷi phèo một thằng Tây con ở Hà Nội. Bọn nhóc t́ ở vùng quê mùa này tin rầm rầm, tin răm rắp. Tôi với mọi tính nết xấu xa, láu cá được ngụy trang bằng những lời khoác lác, như cha tôi, bác Cả của tôi...

    Tôi lại là thứ con cháu địa chủ , ruộng đất ăn từ Vĩnh Phúc Yên lên đến Thái Nguyên. Những lần đồn điền ông bà ngoại tôi mổ ḅ khao quân là dịp tôi được các anh bộ đội bế ẵm, dậy hát.

    Cha tôi chưa tới bốn mươi tuổi đă được gọi là "đồng chí cụ", mẹ tôi tuổi xuân c̣n hơ hớ đă được gọi là mẹ chiến sĩ. Ông bà ngoại tôi được gọi là đồng chí "cụ cố", ông bác Cả của tôi lại được dịp ngồi khề khà uống rượu, vuốt râu, nhắm với ḷng lợn tiết canh, chấm mắm tôm với một anh tiểu đoàn trưởng răng đen mă tấu, nói phét sướng mồm:

    "Ngày xưa khi tôi c̣n làm cách mạng với Cụ ở Pắc Bó..."

    Đồng chí phó Ngọt bước ra, tay anh lăm lăm thanh mă tấu đẽo bằng gỗ thật đẹp, v́ anh vốn là thợ mộc ở khu phố Nỉ. Bây giờ anh là du kích xă. Nhất nhất anh theo từng động tác của ông Đồng Trời, anh chỉ không có râu để quết, không có tóc dài để búi tó củ hành. Ông Đồng Trời hô sát, anh cũng hô sát. Một lúc sau anh thở hồng hộc. Ông Đồng Trời lắc đầu:

    - Đồng chí yếu thế làm sao chém đứt đầu được thằng Tây, cổ nó to gấp hai cổ người ḿnh, bằng cổ con ḅ mộng.

    Đồng chí phó Ngọt nhe hàm răng cải mả cười ngu ngơ:

    - Đồng chí "Đồng Giời" cứ quyền cho em một ít nâu nà em giỏi giền.

    Tôi nhại theo giọng nói ngọng của anh phó Ngọt rồi ôm bụng cười ḅ lăn ḅ càng. Nắng đă lên cao, sương mù tan hết, bọn nhi đồng tản đi chơi. Cô Thắm, con gái ông Đồng Trời tất tả chạy ra gọi:

    - Thầy ơi, về có người gọi đi cúng giải sao.

    Mắt ông Đồng Trời sáng rực, ông hấp tấp nhặt thanh mă tấu và chiếc áo:

    - Mày chạy về trước nói với người ta chờ tao một nhát!

    C̣n lại đồng chí phó Ngọt. Anh ta nh́n ông Đồng Trời, rồi nh́n xuống thanh mă tấu gỗ của ḿnh. Anh lại nhe răng cười ngu ngơ.
    Tôi nhăn mặt, nhe răng nhại đồng chí phó Ngọt rồi ú té chạy, tôi la hét om x̣m trong dăy phố Nỉ, vung kiếm gỗ chém lung tung vào bụi cỏ bên đường...
    Mùa đông đă đến đây rồi...gửi mau áo rét...cho người... chiến binh... Nào ai vui thú gia đ́nh... gửi cho chiến sĩ chút t́nh... nhớ thương...

    Tiếng đồng ca của bọn nhi đồng âm vang sân đ́nh. Đêm lạnh như cắt da, chiếc áo len đan theo kiểu trấn thủ của tôi không đủ ấm. Tôi phải hát thật to để quên rét, vậy mà răng tôi vẫn đập vào nhau cầm cập. Tôi ôm lấy một thằng bạn nhỏ để hai đứa truyền hơi ấm cho nhau. Ngọn gió Thượng Lào năm nay thổi về Việt Bắc quá sớm. Rét đến độ làm nứt nẻ chân tay, cây cũng trụi lá.

    Bài hát gợi nhớ cho tôi, và có thể những đứa trẻ bằng lứa tuổi tôi đang ngồi quây quần bên nhau, mơ tưởng đến những anh chiến sĩ ngoài tiền tuyến. Những giai thoại về anh Kim Đồng nào đó vẫn bừng bừng trong đầu óc non nớt của chúng tôi. Những gương hy sinh dũng cảm làm sôi động tâm hồn tôi. Những chiến công ôm bom ba càng lao vào xe tăng địch, những quyết tử quân , lấy xác ḿnh bịt lỗ châu mai. Những h́nh ảnh oai hùng đó được tôi mường tượng qua h́nh ảnh đồng chí Viên, người hiện đang coi sóc đám nhi đồng chúng tôi, cán bộ Thông Tin Văn Hoá phố Nỉ.

    Anh Viên chỉ c̣n một chân. Anh là chiến sĩ thuộc trung đoàn bảo vệ thủ đô, từng dự những trận đánh long trời lở đất với giặc Pháp ở Hà Nội khi bùng khói lửa. Anh đă để lại cố đô Thăng Long một bàn chân. Đồng chí Viên hát hay, đánh đàn măng đô lin như gió.
    Bài hát dứt, đồng chí Viên ngừng đánh nhịp. Tiếng bọn nhi đồng nhao nhao yêu cầu:

    - Yêu cầu đồng chí Viên kể chuyện bộ đội B́nh Xuyên ở Nam Bộ.

    Trong ánh sáng nhấp nhá của sao đêm, tôi nh́n thấy nụ cười tươi tắn của đồng chí Viên, giọng nói của đồng chí đầm ấm:

    - Chuyện bộ đội B́nh Xuyên chiến đấu anh dũng ở Nam Bộ , anh đă kể cho các em nghe nhiều rồi. Hôm nay anh kể chuyện khác, cũng xảy ra ở Nam Bộ...

    - Hoan hô đồng chí Viên!

    Đồng chí Viên tủm tỉm cười, nh́n sang đám thiếu nữ, mắt anh dừng lại ở chị Thắm, con gái ông Đồng Trời:

    - Anh sẽ kể cho các em nghe, nhưng với điều kiện khi anh kể xong, một chị phụ nữ phải hát.

    Bọn nhi đồng và thiếu nữ nhao nhao:

    - Chị Thắm xung phong hát C̣ Lả!

    Trong đám thiếu nữ có tiếng cười rúc rích:

    - Nhận lời đi đồng chí Thắm.

    Măi một lát sau, chị Thắm mới dụt dè đứng dậy:

    - Thưa đồng chí Viên, em xin nhận lời yêu cầu của đồng chí.

    Tiếng vỗ tay rào rào cùng lời hoan hô. Đồng chí Viên giơ tay ra hiệu cho chúng tôi giữ trật tự, im lặng. Tất cả im phăng phắc, tiếng nạng gỗ của đồng chí Viên khua lọc cọc trên sân đ́nh, anh chống nạng đi đi lại lại . Anh ngồi xuống một cái bệ:

    - Hôm nay anh muốn kể cho các em nghe về chuyện trung tướng Nguyễn B́nh, tư lệnh quân đội Nam Bộ, chuyện mới toanh anh mới nhận được và được lệnh phổ biến trong quần chúng.

    Chúng tôi như cái máy ca tụng , nào biết Nguyễn B́nh là ai, được nói đến phải là người anh hùng, đồng thanh hô:

    - Hoan hô đồng chí Nguyễn B́nh!

    - Hoan hô!

    Đồng chí Viên giơ tay:

    - Khoan đă nào!

    Anh ta thở dài:

    - Tôi tiếc cho sự nghiệp đồng chí Nguyễn B́nh, nếu ông ta là anh hùng thật sự của Việt Nam yêu dấu , th́ những lời hoan hô của các em đẹp biết bao nhiêu.

    Tôi lo lắng thay cho vị trung tướng đó, ông ta đă làm ǵ, đầu hàng giặc Pháp chăng, hay lại dại dột làm Việt gian? Đồng chí Viên h́nh như đoán biết sự lo lắng của đám trẻ. Anh ta chậm răi nói:

    - Trung tướng Nguyễn B́nh là một tướng tài giỏi, một người chỉ huy trăm trận đánh trăm trận thắng. Ông ta từng làm nên bao chiến công hiển hách. Nhân dân nhớ ơn ông ta.

    Chúng tôi thở phào sung sướng. Anh Viên ngưng kể ngước nh́n trời sao lưa thưa như cố nhớ lại. Lát sau anh tiếp:

    - Chúng ta đă xét đến cái công của trung tướng Nguyễn B́nh, bây giờ chúng ta xét đến cái tội. Thật t́nh tôi tiếc cho tài năng của ông ta là một tướng tài nên kiêu căng, sau những chiến thắng và chiến công, ông ta thật khốn khổ tệ hại. Hơn nữa ông ta c̣n giết hại đồng bào nào làm trái ư ông, một tật xấu nhất là ông ta thường bắt phụ nữ hăm hiếp. Tôi được lệnh phải học tập và phổ biến để tránh chuyện ngộ nhận, hay những nguồn tin tức xuyên tạc của bọn Việt gian tung ra. Sự thật là thế...

    Thật ra tôi không biết danh từ hăm hiếp là ǵ, nhưng tôi tưởng tượng ra chuyện đó phải dă man tàn bạo lắm. Tôi hăng hái giơ tay hét lên:

    - Đả đảo, xử tử Nguyễn B́nh.

    Bọn nhi đồng đả đảo rùm trời. Đồng chí Viên măi một lúc mới văn hồi được trật tự, khí thế đấu tranh bừng bừng trong những cái đầu bọn nhô con vắt mũi chưa sạch. Anh ta nh́n thẳng vào chúng tôi:

    - Bác Hồ đă nghĩ đến điều đó, bác Hồ đă ra lệnh gọi trung tướng Nguyễn B́nh về chiến khu Việt Bắc để khuyên nhủ và giáo dục lại tư cách của một chiến sĩ. Nhưng trên đường về, trung tướng Nguyễn B́nh bị nhân dân ghét bỏ nên nhân dân đă giết chết. Thật tiếc cho một vị tướng hữu tài mà vô hạnh.

    Bọn nhi đồng chúng tôi thở phào, câu chuyện dứt, chúng tôi bàn tán, thảo luận lao nhao về công, tội của tướng Nguyễn B́nh. Có một lập luận tướng B́nh c̣n nguy hiểm hơn cả bọn Việt gian bán nước. Đồng chí Viên đánh giá cao lời nhận xét đó. Rồi tôi thấy anh ta nh́n về phía chị Thắm tủm tỉm cười. Chị Thắm e lệ cúi xuống, chiếc khăn vuông mỏ quạ của chị đội xùm xụp trên đầu. Bọn thiếu nữ huưch đẩy giục giă măi chị Thắm mới đứng dậy hát.

    Giọng hát trong trẻo của chị như kết bằng gió, bằng hương thơm đồng nội:

    - Con c̣...c̣ bay lả ...lả bay la...Bay về...về đồng nội...bay ra...ra...chiến trường...t́nh tinh tang... tang tính t́nh... cô ḿnh rằng, cô ḿnh ơi, rằng có nhớ...nhớ anh chăng... rằng có nhớ... nhớ anh chăng... rằng có nhớ... nhớ anh chăng...

    Đêm khuya dần, tiếng hát câu ca không c̣n hăng hái như lúc đầu. Nhi đồng giải tán, đứa nào về nhà đứa nấy. Gió đêm lạnh buốt vi vút thổi trong khu phố vắng.
    Tôi liếc nh́n về phía nhà tôi, nhà vẫn có ánh sáng đèn. Tôi nghe thấy tiếng cười của bác tôi vẳng ra. Tôi yên tâm, ḿnh có thể đi chơi một lúc nữa. Tôi thu hai tay vào trong bọc lủi thủi đi trên đường phố, tôi nh́n vào khu chợ Nỉ nơi có nhiều cây cổ thụ. Người ta đồn rằng ngày xưa nơi đó có nhiều yêu tinh.

    Tôi mím chặt môi, sờ vào túi áo đụng chiếc súng cao su và một túi đạn đá xanh. Tôi vững bụng hơn , dấn bước vào chợ, tự nhủ ḿnh sẽ đi ṿng đường tắt về nhà. Tôi men theo những lều quán chợ trống , dưới bóng cây đa âm u. Tôi bỗng hồi hộp, dón dén bước nhẹ nhàng như bước chân mèo hoang. Tay tôi cầm chắc chiếc chạc súng cao su, viên sỏi nạp sẵn trong miếng da đệ̣m. Tôi luồn lỏi đi, đôi mắt dáo dác cố chọc thủng màn đêm.

    Tôi bỗng choáng người, lẫn trong tiếng gió thổi ŕ rào, tôi nghe có tiếng người th́ thào nói chuyện. Run bắn lên, ngồi thụp xuống và thấy lạnh gáy, tôi thụt cổ lại mong cái cổ ḿnh như cổ con rùa. Tôi nghe giống chân đi trong chợ và nh́n về phía đó một đôi trai gái ôm nhau đi về cái quán có quầy rộng ở dưới gốc cây đa. Tôi nghe rơ tiếng nạng lọc cọc.

    - Ḿnh ngồi lại đây em? ở đây khuất gió.

    Người con gái lo lắng, đúng là tiếng chị Thắm:

    - Khuya rồi em phải về, không thầy quở.

    Tôi suưt reo lên v́ mừng. Hai người ấy không ai xa lạ, chính là đồng chí Viên và chị Thắm. Nhưng tôi b́nh tĩnh ngay, tôi ṭ ṃ muốn xem họ làm ǵ. Tôi men đến gần, nấp sau gốc đa. Tôi thấy đồng chí Viên ôm chị Thắm, hôn chùn chụt lên má chị, bàn tay anh thoăn thoắt trong chiếc áo bông của chị, làm chị cười lên khanh khách:

    - Nỡm, làm người ta buồn buồn là ư?

    Chị Thắm nguây nguẩy:

    - Thôi em về đây, đừng làm thế , thầy biết th́ chết đ̣n.

    Tôi nghe rơ tiếng thở hổn hển của đồng chí Viên:

    - Thầy em biết sao được, thầy em đang ngồi tán hươu tán vượn ở nhà thằng tiểu tư sản phản động kia ḱa, đến hư thân v́ chúng nó mất thôi, huyện đang điều tra.

    Th́ ra đồng chí Viên gọi bố tôi, bác tôi là thằng tiểu tư sản phản động. Tôi nghe tiếng chị Thắm ứ hự, tôi nh́n lén, đồng chí Viên vật chị Thắm ngă xuống phản rộng.

    Chị Thắm khóc rấm rứt:

    - Anh đă phá hoại đời tôi rồi, trời ơi, thầy tôi biết th́ tôi chết mất.

    Đồng chí Viên đỡ chị Thắm ngồi dậy:

    - Đồng chí thật hủ lậu, bây giờ là đời sống mới, chuyện luyến ái là chuyện thường, có ǵ đâu mà phải quan trọng quá vậy, đồng chí cần phải học tập nhiều, tôi sẽ đích thân chỉ dẫn cho đồng chí, ḿnh là người tiến bộ, chỉ có hạng địa chủ, phong kiến phản động mới quan trọng hóa vấn đề, ḿnh là giai cấp bần cố nông của Xă Hội Chủ Nghĩa Mác Lê Nin.

    Mặt tôi nóng ran, tức tối, tôi nghĩ đến danh từ địa chủ phản động của gă gán cho gia đ́nh tôi. Tôi căng dây cao su, nhắm trúng chiếc chân cụt của hắn, buông đạn.
    Nghe tiếng la ối của đồng chí Viên, tôi lủi nhanh, chuồn thẳng ra cánh đồng, đi tắt cửa sau vào nhà. Bác tôi đang ngồi nói chuyện với ông Đồng Trời, bác vuốt những sợi râu bạc loe ngoe:

    - Sao lại có tin vô lư vậy được, Tây nó muốn nhảy dù, việc trước hết là chúng phải khai quang nơi nào chúng định đổ quân, gần như thành b́nh địa. Chứ có đâu mà khơi khơi nhảy dù xuống. Lệnh cắm chông khắp cả đối núi và băi trống là lệnh tầm bậy. Bao nhiêu là sức người sức của, tre rừng đốn về, rồi đẽo rồi gọt để cắm cả những đồi núi mênh mông này thật là vô lư. Như vậy mà phát động phong trào bắt dân phải bỏ sức người , sức của và tự nguyện làm cu ly để làm một chuyện vô lư th́ tài thật đấy. Ai không có công có sức th́ phải góp tiền bạc, để rồi đi đâu, vào túi ai, chẳng ai cần biết. Công việc đồng áng, tăng gia sản xuất bỏ tuốt...

    Bác tôi tặc lưỡi một cái:

    - Thôi tôi hiểu rồi, đây là một công việc vác ngà voi , ăn cơm nhà vác ngà voi, chính sách như thế, chỉ con chó trắng nói con chó đen, dân nói theo, xúi trẻ con ăn cứt gà được, cuộc kháng chiến này ắt thành công.

    Bác tôi nói xong cười khè khè, ông Đồng Trời lại hỏi:

    - Thưa cụ nói ǵ thế ạ!

    - Tôi nói cuộc kháng chiến này ắt thành công, khi người ta dậy được dân nghe theo.

    Ông Đồng Trời h́nh như hiểu câu được câu không, nhưng cũng gật đầu:

    - Vâng, chính vậy.

    - Bao giờ th́ cụ phải đi đốn tre về vót chông cắm lên núi chống Tây nhảy dù?

    - Dạ, cũng mai kia thôi, khi nào các ông ấy bảo th́ đi, không nghe lời họ không được cụ ạ.

    - Chính thế.

    Bác tôi nói chuyện khác, bây giờ là chuyện vui, ông cười hô hố, nói phét sướng miệng. Tôi đang định len lén vào giường ngủ, bác tôi gọi giật lại:

    - Long, cháu đi đâu về đó?

    - Dạ, cháu ra đ́nh họp nhi đồng rồi tập hát!

    Bác tôi kéo tôi vào ḷng xoa mái tóc ẩm sương đêm của tôi:

    - Tối nào cũng bắt con người ta tập hát , tập hỏng đến ốm chết thôi, cháu ạ!

    Hơi ấm từ người bác tôi tỏa ra, làm tôi trở nên lười biếng. Tôi nằm im trong ḷng bác và thấy tâm hồn ḿnh thoải mái. Phút chốc tôi quên chuyện xảy ra hồi năy. Tôi rúc đầu vào chiếc áo bông của bác, quên chuyện mách ông Đồng Trời về chị Thắm bị đồng chí Viên hành hạ đến phát khóc ngoài chợ.

    ° ° °

    Còn tiếp ...

  3. #2743
    Tran Truong
    Khách

    Ông Đồng Trời _ Nguyễn Thụy Long

    Quân đội viễn chinh Pháp th́nh ĺnh tấn công từ mạn Phủ Lỗ lên. Lệnh tiêu thổ kháng chiến ban hành khẩn cấp. Cha tôi gạt nước mắt châm ngọn lửa vào cơ nghiệp của ḿnh. Gia đ́nh tôi chạy tản cư vào đồn điền Nam Lư của ông ngoại tôi. Đêm ra đi tôi nh́n lửa bốc cháy khu phố Nỉ mà ḷng thấy rưng rưng buồn.

    Quân Pháp chỉ càn qua một trận rồi rút lui, chúng chiếm núi Đôi làm đồn bót. Gia đ́nh tôi trở lại phố Nỉ ngay sau khi dứt tiếng súng. Điều đầu tiên hàng xóm hỏi thăm nhau là ai c̣n ai mất.
    Ông Tổng Tề làng Trung Giă thượng bị Tây chặt đầu bằng dao cùn ngắc ngoải măi mới chết. Cô Thắm con gái ông Đồng Trời chạy không kịp bị hàng chục thằng Tây hiếp và c̣n nhiều nữa, chẳng hạn một số người bị qui tội là Việt gian phản động bị bắt đi chôn sống đâu đó.

    Sinh hoạt của dân chúng phố Nỉ trở lại trong cảnh điêu tàn. Những mái lá dựng lên tạm thời sơ sài để che mưa nắng. Tôi cùng bọn trẻ c̣n lại, tiếp tục hoạt động nhi đồng. Ngôi đ́nh rộng năm gian ngày nay chỉ c̣n lại đống gạch vụn, đêm đêm chúng tôi đến đó tập hát, những bài hát mới mẻ hơn, căm thù giặc Pháp cướp nước hơn và nhất là yêu bác Hồ hơn:

    - Bác Hồ ơi!... Bác Hồ có biết... sau lũy tre xanh có đoàn em bé chi biết yêu bác Hồ Chí Minh...

    Hoặc bài hát chế giễu mấy ông sư mà đồng chí Viên thường xui bọn chúng tôi đến trước cửa chùa hát: Ba cô đội gạo lên chùa... một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư... sư về sư ốm tương tư, ôm lăn ôm lóc cho sư trọc đầu...
    Tôi thấy vị sư già trụ tŕ chắp tay trước ngực đôi mắt buồn vời vợi nh́n chúng tôi. Và chúng tôi cười vang khi thấy hai ḍng lệ của vị sư già ứa ra, những vết nhăn ở mắt ngăn lại và loang ra bóng nhoáng...

    Bọn nhi đồng quái quỉ chúng tôi hỗn như ranh , c̣n khám phá ra nhiều chuyện động trời khác, chẳng hạn đồng chí Viên từng rủ các chị phụ nữ vào chợ hằng đêm, những chiếc váy sồi ngắn cũn cỡn đối với việc làm ma mănh của đồng chí Viên thật dễ dàng. Nhưng chuyện đó chúng tôi tự khuyên bảo nhau nên kín miệng, hở ra không chừng bị người lớn cho ăn đ̣n. Tôi cũng khám phá ra một thằng nhô , leo lên cây soạn đầu nhà nghe ngóng bác tôi, bố tôi nói chuyện để tố cáo với đồng chí Viên.
    Tôi cho cu cậu một viên đạn vào mông đít, cu cậu sợ đến són đái. Tôi nổi danh thằng Long vàng bắn súng cao su, trăm phát bắn trăm phát trúng. Buổi tối hôm đó chúng tôi lại tụ tập ở sân đ́nh học hát.

    Bỗng tất cả đều im bặt, khi thấy bóng dáng chị Thắm. Chị đứng dựa bên một bức tường đổ, nh́n chúng tôi, cái nh́n sao buồn bă lạ...

    Không ai nói với chị một lời và chỉ nh́n lại. Chị lạc lơng, xa lạ ngay chính với những người bạn của chị. Tôi nhận thấy trong thời gian gần đây, không ai c̣n muốn nhận chị là bạn hoặc người cùng đoàn thể. Tôi nghe thấy một tiếng nói trong đám phụ nữ:

    - Con Tây hiếp c̣n vác mặt đến đây làm ǵ.

    Đồng chí Viên ngước lên nh́n chị Thắm rồi im lặng. Chị đứng một lúc rồi bỏ đi. Tiếng hát lại cất lên, đuổi theo từng bước chân lạc lơng trong phố Nỉ điêu tàn. Bóng dáng chị Thắm mờ dần trong sương đêm. Ánh trăng đêm nay sáng vằng vặc, bầu trời như được nạm bạc bằng lớp mây vẩy tê tê. Tự nhiên tôi thấy thương chị Thắm quá. Sau ngày bị Tây hiếp, vẻ vui tươi ngày xưa của chị không c̣n nữa.

    Tôi cũng không được nghe điệu hát c̣ lả của chị. Tôi không hiểu tại sao hôm nay chị lại ṃ ra đây, chị nhớ thương ǵ ở ngôi chùa bị tàn phá này chăng?

    Sau buổi tập hát, tôi được đồng chí Viên giữ lại để nói chuyện cần. Đồng chí Viên rủ tôi ra băi đá bóng ngồi chơi. Khung cảnh ở đây rộng răi, thoáng đăng, tôi có thể nh́n rơ ngọn Tam Đảo hơn. Những đám rừng cháy xa xa trên sườn non như những vệt lân tinh của con dời ḅ trườn trên tường. H́nh ảnh đó với tôi thật quen thuộc. Chiếc chân cụt của đồng chí Viên gác lên chiếc nạng gỗ đu đưa, đồng chí Viên thân mật khoác vai tôi:

    - Em có ghét giặc Tây không?

    Tôi gật đầu, đồng chí Viên hỏi tiếp:

    - Em có ghét những kẻ theo Tây không? Những kẻ Việt gian bán nước?

    - Có!

    Đồng chí Viên cười nhẹ, nh́n thẳng vào mặt tôi:

    - Ai nói xấu bác Hồ của các em nhi đồng, em có ghét không?

    - Có ạ!

    Đồng chí Viên xoa đầu tôi:

    - Em ngoan lắm, em sẽ được bác Hồ thương yêu, em được làm cháu ngoan bác Hồ.

    Tôi nghĩ đến nhân vật bác Hồ, người từng gây ấn tượng đẹp đẽ trong đầu tôi qua những câu ca lời hát: Bác chúng em dáng thanh thanh, người cao cao, râu dài...

    Tôi lột chiếc mũ chào mào nhung đen xuống, ở trên đó tôi gắn một ngôi sao vàng bằng đồng, trong ḷng ngôi sao có tấm ảnh bác Hồ nhỏ xíu. Tôi giữ huy hiệu này như báu vật. Tôi từng khoe bọn nhi đồng quê mùa ở khu phố Nỉ:

    - Bố tao mua cho tao hồi cách mạng tháng Tám ở Hà Nội đấy, tao có trông thấy bác Hồ thật rồi, vào đêm rằm tháng Tám ở thủ đô. Nhi đồng Thủ đô tụi tao diễn kịch ông Đinh Bộ Lĩnh cưỡi trâu quanh hồ Hoàn Kiếm, tao được bác Hồ xoa đầu...

    Thật ra tôi nói phét để loè bọn nhi đồng nhà quê, tôi chưa bao giờ được bác Hồ xoa đầu, tôi chỉ nh́n thấy bác Hồ từ phía xa, giữa lớp sóng người trùng điệp lô nhô . Đồng chí Viên đội lại chiếc mũ chào mào lên đầu tôi, thân mật vỗ vai:

    - Em hăy tố cáo tất cả kẻ nào nói xấu bác Hồ, nếu cha mẹ chú bác em có phản động em cũng đừng ngần ngại, ḿnh đă làm cách mạng , bắt buộc phải gạt bỏ t́nh cảm riêng tư.

    Lời nhắn nhủ của đồng chí Viên làm tôi lạnh toát người, tôi hiểu ngụ ư của câu nói ấy. Tôi đứng dậy, kiếm cớ:

    - Em về đây!

    Đồng chí Viên vẫn ở nguyên chỗ cũ, tôi nh́n thấy nụ cười méo miệng bẩm sinh của anh ta, giọng nói của anh ta trở nên nghiêm nghị như ra lệnh:

    - Em là cháu ngoan bác Hồ, em là nhi đồng tiến bộ ở Thủ đô , nên em cần làm gương cho các em nhi đồng khác.

    Tôi ù té chạy về nhà. Bác tôi vẫn ngồi uống trà. Tôi leo lên nằm rúc đầu vào ḷng bác, bàn tay xương xẩu của bác vuốt lên tóc tôi:

    - Chó con, cứ dầm sương rồi đến ốm mất thôi! Tự nhiên tôi thấy thương yêu bác tôi hơn bao giờ hết. Tôi lắng nghe từ ngoài đường vẳng vào tiếng nạng gỗ khua lọc cọc của đồng chí Viên. Tôi ôm chặt lấy bác:

    - Bác ơi, bác đừng nói xấu cụ Hồ nữa nhé.

    Bác tôi ngạc nhiên nh́n sững tôi, đôi mắt bác từ từ dịu lại, bác ôm chặt tôi vào ḷng:

    - Khuya rồi đó, cháu yêu của bác đi ngủ nhé!

    Trong giấc ngủ chập chờn , tôi nghe thấy tiếng ho của bác, bác vẫn ngồi nh́n ngọn đèn dầu lạc, tiếng ngâm thơ quen thuộc của bác lại cất lên:

    Quân bật kiến Hoàng Hà chi thủy

    Thiên thượng lai

    Bôn lưu đáo hải bất phục hồi?

    Đêm về khuya, thỉnh thoảng tôi lại choàng thức giấc v́ tiếng súng nổ cầm canh từ đồn Tây ở núi Đôi bắn đi. Ṿng tay ôm của bác tôi , sao mà ấm cúng thế.

    ° ° °

    Ba chiếc máy bay cổ ngỗng quần trên bầu trời chói nắng. Tiếng loa lẫn tiếng trống ngũ liên vang rền khu phố Nỉ. Chợ Nỉ nhốn nháo, dân chúng chạy túa ra đồng, kêu gào thất thanh.

    Một chiếc cổ ngỗng bay vút lên cao, tôi chỉ nghe thấy tiếng động cơ máy bay xé gió rít lên khi đâm bổ xuống, kế đến tiếng đạn đum đum nổ gịn ră. Tiếng bom rơi rung chuyển cả căn hầm tôi đang nấp, ngực tôi tức thở .Tôi nghe tiếng kêu rú của đàn bà, tiếng báo cáo t́nh h́nh ngọng líu của anh du kích phó Ngọt:

    - Tầu bay địch đă bắn và thả bom nàng Trung Giă, nàng đang bốc cháy, yêu cầu đồng bào trật tự, ai lằm nguyên chỗ lấy, không được chạy nộn xộn.

    Tiếng máy bay hú lên, tiếng đạn bom lại nổ long trời lở đất , át cả tiếng báo cáo của du kích phó Ngọt. Máy bay quần khoảng mười lăm phút rồi bay đi, xung quanh tôi lặng lẽ đến khủng khiếp. Tôi ngửi thấy mùi khen khét của khói súng, mùi đất khô, mùi tanh lờm lợm, tôi nín thở nghe ngóng. Một hồi kẻng rung, tiếng kêu gào bùng lên:

    - Ới Tí ơi! Mày ở đâu lên tiếng cho bu biết?

    - Thầy ơi, Bu ơi! Con c̣n sống!

    - Làng Trung Giă cháy to quá, bà con ơi!

    Tôi nhảy ra khỏi hầm, tôi cũng kêu gào cuống lên:

    - Bố ơi, mẹ ơi, bác Cả ơi!

    Cảnh tượng lúc đó vô cùng hỗn độn. Anh du kích phó Ngọt mặc bộ quấn áo vải nâu, ống quần buộc dây lạt túm lại, đi chân đất, ngang bụng thắt một sợi dây thừng, một tay cầm loa, một tay cầm mă tấu. Trên chiếc mũ đan tre như cái sọt ngụy trang đầy lá cây. Anh ta không ngớt kêu gọi đám đông, cảnh giác:

    - Đồng bào chú ư, coi chừng máy bay địch có thể về nấy thêm bom để giết đồng bào.

    Nhưng anh ta nói khản cổ mà chẳng ai buồn nghe, họ c̣n lo t́m kẻ c̣n người mất, gào khóc, chửi bới vang rân.
    Làng Trung Giă cháy bùng bùng, tiếng tre nổ lốp bốp, khói bốc cao làm mờ cả bầu trời buổi trưa. Tôi chạy băng qua cánh đồng về nhà, gia đ́nh tôi yên ổn tôi lại chạy loanh quanh những nơi bị bắn phá, người chết đứt đầu cụt tay nằm rải rác khắp cánh đồng. Những chiếc cáng, chiếc vơng khiêng vội vă những người bị thương đi cứu cấp, máu nhỏ giọt khắp lối đi , thấm xuống nền đất in h́nh những ngôi sao thẫm màu.

    Bác Cả tôi là thầy thuốc đang băng bó cho người bị nạn. Tiếng than khóc vang rền khắp nơi. Tôi từng quen thuộc với cảnh tượng đó, tôi nhập bọn với đám bạn nhóc đi nhặt vỏ đạn, mảnh bom để làm đồ chơi. Măi đến chiều mới văn hồi được sự hỗn độn. Đồng thời du kích cũng tóm được một tên Việt gian nguy hiểm. Kẻ đó chính là ông Đồng Trời.
    Ông Đồng Trời mặc áo the đen, đầu chít khăn nhiễu, ngang bụng thắt một chiếc thắt lưng xanh, mặc quần trắng. Rơ ràng dấu hiệu cờ tam tài. Ông bị trói giật cánh khuỷu giong đi khắp phố Nỉ. Anh du kích phó Ngọt cầm chiếc dây thừng kéo ông Đồng Trời đi như giong con ḅ chướng tính, anh bô bô nói trong loa:

    - Đây chính nà tên Việt gian đă chỉ điểm cho máy bay địch thả bom nàng Trung Giă giết hại đồng bào. Du kích nàng đă bắt quả tang khi tên lày đánh "móc" cho máy bay địch. Ló giả vờ cúng thổ thần thổ địa giữa trời, van vái để đánh moóc. Đây, bằng chứng cờ tam tài của giặc Pháp c̣n trên người hắn. Du kích nàng c̣n khám phá thêm là trên những thỏi vàng bạc giấy của nó đều có gắn những miếng kính tṛn.

    Chị Thắm bụng chửa vượt mặt chạy theo cha khóc như ri, đầu tóc chị rũ rượi như con ma, chị xồ xề như một con lợn nái:

    - Thầy ơi thầy, sao thầy khổ thế thầy ơi, thầy tôi oan, làng xóm ơi!

    Những tiếng mắng mỏ của đồng bào mất của, thiệt hại, đồ lên đầu bố con ông Đồng Trời:

    - Con gái vừa được Tây hiếp, thằng bố đă vội đi làm Việt gian rồi. Quần bất nhân bạc ác. Giết chết chúng nó đi.

    Những mụ đàn bà quai mồm chửi bới không thiếu một lời lẽ tục tằn nào. Bố con ông Đồng Trời bị xô đẩy ngă xiêu ngă vẹo trên đường giải đi. Anh du kích phó Ngọt lo le thanh mă tấu đi trước, người anh ngụy trang lá cây, ḥ hét luôn miệng như sắp sửa lâm trận. Ông Đồng Trời không căi tiếng nào, ông cúi gầm mặt , nh́n xuống chân ḿnh...

    Tôi thấy bác Cả của tôi đứng bên lề đường, tay cầm thùng thuốc nh́n theo rồi quay đi. Có người c̣n dựng đứng câu chuyện ông Đồng Trời làm Việt gian cho thêm phần quan trọng:

    - Khi tàu bay địch đánh bom, tôi nằm gần đó, tôi thấy chỗ tên Việt gian Đồng Trời nhá nhá ánh sáng chiếu lên trời thành một quầng sáng toàn là "moóc" không. Chúng ghê thật, trăm phương ngàn kế. Rồi coi, du kích làng ta sẽ c̣n bắt nhiều tên Việt gian nữa. Phải cảnh giác có người trông tử tế lại chính là những quân Việt gian phản độ̣ng hạng nặng.

    Một bà mẹ chiến sĩ đội khăn vuông xùm xụp tấm tắc khen:

    - Du kích làng ta giỏi thật, thế nào cũng có giấy ban khen.

    Dân phố Nỉ có vẻ hả hê về thành tích bắt sống tên Việt gian liếm gót giầy cho Tây. Bác Cả tôi lắc đầu:

    - Nó t́m ra con dê tế thần rồi!

    Buổi tối hôm đó, đồng chí Viên tập họp tất cả nhi đồng, thiếu niên, thiếu nữ ở phố Nỉ tại sân đ́nh. Chống nạng đi đi lại lại trong bóng tối nhá nhem, đồng chí Viên lắc đầu:

    - Thật buồn quá, chúng ta sống trong t́nh cảnh này không c̣n tin được ai. Tất cả mọi người không có ai nghi ông Đồng Trời là Việt gian, vậy mà lăo ta làm Việt gian cho Tây, liếm gót giầy cho Tây. Tôi báo cáo cho các em biết tên Việt gian Đồng Trời đă được ṭa án nhân dân kết án tử h́nh chiều nay, tên này đă thú nhận tất cả tội lỗi. Ngày Tây đi qua đây hiếp con gái lăo ta, cho lăo ta rất nhiều bơ sữa. Thế là lăo bán rẻ lương tâm, làm chó săn cho chúng, con gái lăo, con đĩ Thắm đă chửa với Tây. Bố con lăo phản quốc. Nhưng nhân dân v́ ḷng nhân đạo, tha tội cho con gái lăo, chỉ tuyên án chặt đầu lăo thôi.

    - Đả đảo Việt gian!

    Hằng trăm cánh tay giơ lên cương quyết. Đuốc được đốt sáng trưng. Tàn lửa bay tứ tung, những khuôn mặt non choẹt đằng đằng sát khí, những cái miệng c̣n hôi sữa ḥ hét giết người, sân đ́nh ồn ào, đồng chí Viên hét lên:

    - Chính lăo ta đă thú nhận, lăo bảo tại thương con, thương đứa trẻ sắp ra đời. Các em thử tưởng tượng xem nếu con gái Việt gian đẻ, nó có đẻ ra người Việt không?

    Đồng chí Viên quắc mắt nh́n đám đông, đám đông bỗng cuống lên:

    - Không, nó đẻ ra Việt gian con?

    Một đứa nào đó nói chữa:

    - Nó đẻ ra thằng Tây con.

    Giọng đồng chí Viên đanh lại:

    - Kẻ thù của chúng ta là ai?

    Bọn trẻ trả lời như máy:

    - Kẻ thù của chúng ta là giặc Pháp và Việt gian!

    - Các em có thể để cho một thằng Tây hay Việt gian sống ở đây được không?

    - Không, cương quyết không!

    - Vậy chúng ta phải làm sao?

    - Giết chúng!

    Tiếng hô xôn xao sắt thép vang dội sân đ́nh. Đám trẻ con trở nên cuồng nộ̣ , tôi cuồng nộ, tôi thét lên những tiếng giết ghê rợn. Rồi đám đông kéo đi. Tiếng đồng chí Viên vang vang:

    - Ngày mai chúng ta kéo ra sân đá bóng xem chặt đầu tên Việt gian phản động? Giết, đả đảo Việt gian, giết Tây con.

    Tiếng giết kéo dài cuồng nộ như cuồng phong thổi vào khu phố Nỉ vốn dĩ hiền ḥa. Vó ngựa sắt Phù Đổng Thiên Vương đă phi qua con đường này sau khi dẹp xong giặc Ân từ bốn ngàn năm trước, dấu chân ngựa c̣n in lên đỉnh núi Sóc Sơn ở mạn xuôi kia. Tôi nh́n thấy ngọn núi Sóc Sơn.

    ° ° °

    Còn tiếp ...

  4. #2744
    Tran Truong
    Khách

    Ông Đồng Trời _ Nguyễn Thụy Long

    Sương sớm c̣n phủ mờ cảnh vật. Ngọn Tam Đảo trắng xóa mây mù. Núi Sóc Sơn mạn Đông Anh chưa nh́n rơ, trên đó có đền thờ đức Phù Đổng Thiên Vương khi ngài hiển thánh bay lên trời, mà chúng tôi quen gọi là Thánh Gióng. Những bước chân âm thầm từ các ngả đường đổ về băi đá bóng. Tất cả mọi người đều lặng lẽ, không ai nói với ai một câu, trời rét căm căm.

    Tôi thu hai tay trong bọc, răng đập vào nhau cầm cập, bàn tay tôi chạm vào túi áo, ở đó có viên đá xanh to tướng. Ḥn đá đó tôi đă nhặt trên đường đi, như những đứa trẻ khác.
    Hăy giết nó, giết nó! Câu nhắc nhở của anh Viên gào thét trong đầu tôi, thôi thúc tôi, thôi thúc những đứa trẻ hối hả đi về băi đá bóng trong tâm địa giết người. Chắc chắn trong túi áo mỗi thằng đều có một viên đá xanh. Cảm nghĩ chúng như tôi, phải tiêu diệt thằng Tây con , ngay lúc c̣n trong bụng mẹ. Thế nào con Thắm cũng phải có mặt.

    Dù nó được nhân dân ta tha thứ, nhưng các cháu ngoan của bác không tha thứ. Dù đầu óc bị xao động, tôi vẫn thấy ḿnh quan trọng v́ sắp góp một tay vào công cuộc diệt địch của toàn dân. Đồng chí Viên đă nói với chúng tôi như vậy.
    Sương mù vẫn c̣n dầy đặc, tôi nh́n thấy một chiếc cọc tre mới đóng ở giữa sân bóng, chiếc cọc cao chừng một thước, đầu cọc bị vồ đập bẹt dí , toét toè loe. Du kích làng đứng gác chung quanh băi, họ vác mă tấu, bụng đeo lựu đạn và khắp người ngụy trang lá cây như sắp ra trậ̣n địa .

    Bọn nhi đồng chúng tôi đứng lẫn trong đám đông đứng xem ... chờ đợi, ngong ngóng nh́n về phía cổng đồn. Tử tội sẽ bị điệu từ trong đó ra trói vào chiếc cọc tre kia để thọ h́nh.

    Họ xầm x́ bàn tán về tử tội:

    - Không ngờ hắn ta lại có thể là Việt gian.

    Một bà phụ lăo dài mồm ra nói có vần có điệu:

    - Con ăn phải bả Tây, bố lây, lạ̣ ǵ!

    Họ nói nhiều chuyện động trời khác về ông Đồng Trời. Toàn chuyện xấu xa. Tôi nh́n thấy sự căm thù hiện trên mặt họ, h́nh như họ có sự quyết tâm. Tôi cũng căm thù v́ những chuyện họ kể. Tay nắm chặt ḥn đá, tôi nghếch cổ nh́n về phía cổng đồn.

    Bỗng đám đông nháo nhác:

    - Nó ra ... cả con nó!

    Ông Đồng Trời bị trói giật cánh khuỷu, hai du kích xă cắp mă tấu đi hai bên. Ông chủ tịch xă đi đầu, phía sau ông Đồng Trời, chị Thắm lúp xúp chạy theo gào khóc. Đi sau rốt là đồng chí phó Ngọt. Anh ta vác cây mă tấu lưỡi sáng quắc trên vai. Mặt trời mọc, tôi nh́n thấy trên lưỡi mă tấu phản chiếu ánh nắng loè sáng khi vai anh ta đung đưa theo nhịp bước chân. Đám đông lao nhao hỏi nhau:

    - Hôm nay ai được trúng tuyển chém Việt gian?

    - Chắc đồng chí phó Ngọt, hắn có nghề đồ tể lại có quyết tâm cao.

    - Ừ ... thảo nào hắn oai gớm.

    Ông Đồng Trời càng bị điệu gần đến cây cột thọ h́nh, tiếng khóc của cô con gái càng thê lương:

    - Con cắn rơm cắn cỏ lạy các ông các bà, thầy con oan, con xin thế mạng cho thầy con...

    Hai anh du kích chạy ra giữ rịt cô Thắm lại. Cô lăn lộn trên băi cỏ ướt sương đêm. Ông chủ tịch xă , kiêm chánh án ṭa án nhân dân lớn tiếng:

    - Đừng nỏ mồm, tội ai làm người nấy chịu, nhân dân không lầm. Bố con mày cần nói với nhau điều ǵ th́ nói đi. Đó là ân huệ cuối cùng của nhân dân ban cho.

    Chị Thắm khóc khản cổ không ra tiếng, cái bụng bầu của chị xề xuống, chị lê lết trên băi cỏ:

    - Bố ơi, thầy ơi!

    Ông Đồng Trời đă bị ấn qú xuống, những ṿng dây thừng quấn vội vă ông ta vào cọc. Mặt ông hướng về phía núi Tam Đảo. Mặt trời đă lên cao được hai con sào nắng từ phía sau lưng chiếu lại làm bóng ông ta và bóng mấy người du kích đổ dài trên cỏ. Ông Đồng Trời tuyệt vọng. Ông không hề than thở hay xin xỏ một câu. Ông nh́n đứa con gái bụng chửa vượt mặt đang lồng lộn trong bốn cánh tay lực lưỡng của hai gă du kích. Ông gân cổ nói với con:

    - Thôi con ơi, số mạng thầy đến đây là tận, con có khóc có xin th́ thầy cũng chết. Con can đảm lên, cố sống để nuôi con, đứa con trong bụng mày, dù nó là con Tây đen, Tây trắng th́ cũng là giống người.

    Bỗng có tiếng hét trong đám đông:

    - Đập vỡ mơm nó ra, chết đến đít mà vẫn phản động?

    Chị Thắm nhếch nhải khóc:

    - Thầy ơi, con của con là người Việt Nam, con đă có mang nó trước khi...

    - Đả đảo phản động! Phải giết luôn con Tây hiếp phản quốc đó đi, cho tuyệt ṇi tuyệt giống, nhà nước ta nhân đức quá, thà giết oan hơn tha lầm.

    Những tiếng la ó của đám đông , dậy khí thế đấu tranh , lấn át tiếng gào la của chị Thắm. Chị bị một gă du kích bịt miệng lôi ra xa, đầu tóc xổ tung. Tiếng cán bộ nào đó phân giải:

    - Muốn thế th́ sẽ được thôi, ư nguyện của nhân dân, nhà nước chấp hành.

    Tôi thấy đồng chí Viên len lỏi trong đám đông, t́m từng đứa nhi đồng ghé tai nói nhỏ, chúng gật đầu. Đồng chí Viên nói với tôi:

    - Tí nữa chém xong là tràn ra ngay nhé? Chúng ta phải tiêu diệt giặc Pháp ngay từ trong trứng nước.

    Tôi hăng hái gật đầu, tôi đưa cho đồng chí Viên nh́n thấy ḥn đá trong tay ḿnh. Đồng chí Viên có vẻ hài ḷng, xoa đầu tôi rồi chạy ra chỗ khác ghé tai. Ở ngoài băi, ông chủ tịch kiêm chánh án đă đọc xong bản án, lui ra. Anh du kích phó Ngọt bước lại gần nạn nhân, tay cầm thanh mă tấu. Ông Đồng Trời b́nh tĩnh một cách kỳ lạ:

    - Có chém th́ chém cho ngọt nhé, phó Ngọt, tao không sợ đâu, tao từng đi theo ngài Đề Thám chém giặc nhiều rồi. Mày nhớ mấy đường đao tao đă dậy mày...

    Du kích phó Ngọt hơi ngần ngại, ông Đồng Trời vươn cổ ra chờ:

    - Can đảm lên, mày chém đi!

    H́nh như sự dũng cảm của ông Đồng Trời làm phó Ngọt kinh hăi, anh ta giơ lưỡi mă tấu lên bằng cả hai tay nắm cán mà vẫn run bần bật, ánh mặt trời lấp loáng. Pháp trường im phắc, nghẹt thở.

    - Phập!

    Lưỡi dao vạt xuống như lằn chớp, tôi giật nẩy ḿnh.

    - Ôi!

    Nạn nhân hét lên, nhát dao trúng vai, chiếc đầu vẫn dính ở cổ. Phó Ngọt cuống cuồng chém thêm nhát nữa. Tôi nghe tiếng nạn nhân ong óng kêu:

    - Chém tao chết đi.. ối trời...

    Pháp trường xôn xao, ông chủ tịch xă hét toáng:

    - Chém cho đứt đầu đi!

    Không hiểu sao anh phó Ngọt đưa lưỡi mă tấu lên coi, giọng anh ta báo cáo líu cả lưỡi:

    - Báo cáo nưỡi dao mẻ rồi, cổ ló cứng quá!

    Nạn nhân giẫy giụa rên rỉ, chiếc cọc rung lên bần bật như muốn bung khỏi mắt đất, máu phun cả lên người phó Ngọt, chiếc đầu nhầy nhụa máu, phun phè phè. Ông chủ tịch lại hét:

    - Chém nữa đi Ngọt!

    Phó Ngọt cuống cuồng, chém lia lịa, băm vằm rồi cuối cùng dùng cả hai tay ấn chuôi dao xuống nhay , cưa. Nạn nhân dẫy đành đạch, đổ xiêu người một bên. Chiếc cổ nát bét và chiếc đầu vẫn không chịu ĺa. Du kích phó Ngọt quăng con dao xuống cỏ , cúi ngó nạn nhân, máu phun ướt mặt anh ta như nhuộm đỏ. Anh vuốt mặt:

    - Ló chết rồi?

    Tôi thấy nhiều người yếu bóng vía nhắm nghiền mắt, rùng ḿnh. Có người rú lên ngă lăn ra. Chị Thắm ngă trên cỏ bất tỉnh, nhưng rồi chị tỉnh ngay, chồm lên lăn vào xác cha.

    - Đả đảo Việt gian!

    - Đả đảo! Giết nó?

    Những tiếng ḥ hét cuồng nộ vang rần, hàng trăm bước chân chạy ra pháp trường, đá xanh bay vun vút. Tôi nghe tiếng rú của chị Thắm. Tôi nhấc chân không nổi, ḥn đá trên tay tôi bây giờ nặng đến ngàn cân, những ngón tay tôi không c̣n giữ nổi, nó tuột khỏi tay rơi xuống đất. Một cái ǵ đó trong đầu tôi dậy bảo , làm thế là dă man tàn bạo.
    Tôi bỏ mặc đám đông, thất thểu đi như một kẻ mất hồn. Có lẽ mặt tôi thất sắc, ấn tượng quá mạnh cho tuổi ấu thơ. Mặt trời đă lên cao, sương mù vẫn chưa tan hết trên ngọn Tam Đảo. Kia là đỉnh Sóc Sơn, núi Đôi, thành Cổ Loa.

    Ṿng tay bác Cả ôm quanh vai tôi, d́u tôi về nhà.

    Sài g̣n 1958 Nguyễn thụy Long

  5. #2745
    Tran Truong
    Khách

    Sinh nhật buồn _ Khuất Đẩu

    Đang ngồi chờ cạo mặt ráy tai ở một quán hớt tóc đầu con hẻm, bỗng ​nghe lệnh của tổ dân phố phát ra oang oang trong loa phóng thanh:“Để mừng Đảng mừng xuân, ​mọi nhà đều phải treo cờ tổ quốc!”

    Chợt nhớ ra ngày mai, ​mồng ba tháng hai là ngày sinh của Đảng.Và Đảng 85 tuổi. Như thế cũng đă gần thượng thọ rồi. Đảng hơn tôi 10 tuổi.

    Nếu là trong giới viết lách, có thể gọi thân mật bằng anh, ​rủ nhau đi cà-phê tán gẫu. Nhưng Đảng không phải là người, không h́nh thù mặt mũi, chỉ “văn kỳ thanh chứ bất kiến kỳ h́nh”, có muốn nâng ly ​chúc mừng cũng không biết chúc ai.

    Nhưng Đảng cũng không phải là ma. Đảng có mặt ở mọi nơi, mọi chỗ. Gần, th́ tổ trưởng dân phố, ​công an khu vực. Xa, th́ chủ tịch tỉnh, chủ tịch nước. Chót vót là tổng bí thư.

    Đảng là một tổ chức chính trị trùm cả nước. Cái bóng của Đảng to đến nỗi trông lên chỉ thấy Đảng chứ không thấy Trời.

    Sức mạnh của Đảng th́ khỏi phải nói. Nào đánh Pháp, đuổi Mỹ...

    Ơn Đảng c̣n hơn cả ơn Chúa! Nhưng Đảng cũng là một cái ǵ chưa trọn, ​cứ phải xây dựng hoài mà chưa xong.

    Đảng cũng thối tha không kém, nên cứ phải làm trong sạch măi.

    Giả sử, Đảng được sinh ra trong một gia đ́nh nào đó, có nghĩa là một sinh vật hẳn hoi, th́ chẳng biết Đảng đực hay cái.

    Đảng không có chim, cũng không có bướm, ​vậy mà trong 85 năm, ​Đảng sinh ra đến hàng triệu đảng viên. Đảng hơn cả mẹ Âu Cơ, ​sinh đẻ cứ như cua, cá.

    Mà cua cá th́ anh cứ việc xơi, chứ đảng viên, đụng vào là bỏ mẹ.


    Trong số hàng triệu đảng viên, ​có nhiều người cùng tuổi với Đảng. ​Nghĩa là Đảng mới chào đời đă kịp sinh con, như cụ bà Phạm Thị Trinh, cũng đă 85 tuổi Đảng (101 tuổi đời).

    Đảng th́ lớn mạnh vẻ vang, ​c̣n cụ th́ tù đày bầm giập. Cùng tuổi với Đảng nhưng chẳng được ai chúc mừng, kể cả con cháu.

    Vậy th́ Đảng là cái ǵ mà mọi nhà đều phải treo cờ? Đến nỗi, hơn 50 năm trước, ​Trần Dần phải kêu lên:

    Tôi bước đi không thấy phố , không thấy nhà _ Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ.

    ​Lá cờ mà sau đó ông gọi là lá cờ trừ ma. Khi tôi cạo mặt ráy tai xong, ra về, cũng chưa thấy cờ như thời Trần Dần, cũng chẳng thấy ai tới hạch hỏi:

    “Người ta đổ xương máu để có được cây cờ, chỉ có mỗi một việc treo lên mà không treo, phản động à?” như hồi 75.

    Bật TV, thấy Tổng bí thư đọc lê thê một bài mừng Đảng giữa một hội trường to rộng, trước những đảng viên ưu tú, áo quần sang trọng tinh tươm, nhưng người đọc th́ giọng buồn mệt mỏi, người nghe th́ mặt cứ ​trơ ra, chẳng một chút xúc động cứ như những tượng sáp.

    Người ta bảo Đảng bây giờ cũng như cái xác trong lăng kia, ​chỉ chờ ngày chôn thôi.
    Tôi th́ tôi không dám tin như vậy. Chẳng những thế tôi c̣n đâm ra sợ ​Đảng như nhân vật của Kafka, có thể đang hoá thân thành một con ǵ đó hơn cả con sâu.

    Bởi thế, cứ tới ngày sinh của Đảng th́ tôi (và 85 triệu người không Đảng) lại buồn.

    C̣n buồn hơn chiều chủ nhật buồn nằm trong căn gác đ́u hiu!

  6. #2746
    Tran Truong
    Khách

    Những phát minh chỉ có ở Việt Nam !!!




    Bác nào cháu nấy !!!



  7. #2747
    Tran Truong
    Khách

    Những phát minh chỉ có ở Việt Nam , thời đại HCM quang vinh !!!




    Liếm nhổ , nhổ liếm !!!


    SAIGON May 1975 by manhhai, on Flickr

  8. #2748
    Tran Truong
    Khách


    U1838970 by manhhai, on Flickr


    Can't guess what he was talking about with his middle finger! by manhhai, on Flickr



    Thời đại vi tính , hết đường chối !!! Thâm hiểm ác độc hơn cả thực dân cai trị !!!

  9. #2749
    Tran Truong
    Khách

    Ai là kẻ bán nước? _ Viết Từ Sài G̣n


    Người biểu t́nh phản đối công ty Formosa của Đài Loan ở Hà Nội hôm 1/5/2016.


    Một người đấu tranh cho dân chủ, dân quyền và nỗ lực giúp dân oan t́m lại công lư, cho dù người ấy có nhận tiền của người nước ngoài hay một tổ chức chính trị nào đó từ bên ngoài có tính đối lập, thậm chí cừu thù với đảng cầm quyền vẫn không thể gọi họ là kẻ bán nước.

    Một người nhận tiền của một người hay một tổ chức chính trị đối lập nào đó đứng ra kêu gọi lật đổ chế độ cầm quyền, cho dù đứng trên góc độ chính thống của đảng cầm quyền để luận tội họ, họ có thể là phản động nhưng không phải là kẻ bán nước.

    Một người hay nhiều người tổ chức biểu t́nh hàng loạt sau một sự cố về môi trường hay tài nguyên nào đó, cuộc biểu t́nh phát triển đến cấp độ kêu gọi lật đổ chính quyền và ngày càng lộ rơ chân tướng của người chủ mưu. Càng không thể gọi người chủ mưu tổ chức biểu t́nh là kẻ bán nước cho dù họ có âm mưu phản động lại nhà nước đương quyền.

    C̣n rất nhiều tội liên quan đến quốc gia đại sự nhưng không có bất ḱ một cơ sở nào để khép các tội nhân vào tội bán nước. Bởi họ không thể bán nước, họ không có khả năng bán nước.

    Vậy ai là kẻ có khả năng bán nước và giữa tội phản động với tội bán nước, tội nào nặng hơn?

    Ở đây, vấn đề dễ nhận thấy nhất là không riêng ǵ kẻ nắm quyền, đảng nắm quyền hoặc nắm lănh thổ mới có khả năng bán nước. Vấn đề là kẻ bán nước đă bán nước kiểu ǵ và bán như thế nào?

    Một công hàm gửi tháng Giêng năm 1959, công nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc của Phạm Văn Đồng khi đang làm Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, trong lúc này Hoàng Sa không thuộc về quyền quản lư của Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa. Như vậy, nếu nh́n từ bên ngoài, nó có thể là một thứ công hàm vô giá trị. Nhưng nh́n vào bản chất hành động và hệ quả của nó th́ cái công hàm kia đích thị là một thứ văn bản bán nước.

    Bởi nh́n vào thực tế, sau khi cái công hàm này gửi đi, số hàng hóa, vũ khí mà Cộng sản Trung Quốc viện trợ cho Cộng sản Bắc Việt tăng lên một cách đáng kể để đánh miền Nam như một thứ bánh ít trao đi, bánh qui trả lại. Rơ ràng về mặt bản chất, đây là hành vi bán nước của Phạm Văn Đồng và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa.

    Và về sau, sự bán nước xuất hiện ngày càng nhiều hơn, dày đặc hơn và chính thống hơn. Nguyễn Ngọc Thiện, một tay cựu Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế, hiện nay đang nắm chức Bộ Trưởng Văn hóa, thể thao và du lịch Việt Nam đă từng kư một văn bản cho Trung Quốc thuê 200 hecta đất trên 50 năm tại Mũi Cửa Khẻm, Hải Vân, nơi được xem là “bàn thờ quốc gia”, yết hầu quân sự của miền Trung Việt Nam lúc ông này c̣n giữ chức Bí thư tỉnh.

    Sau đó ông này lọt tọt nhảy lên ghế cấp bộ và ngồi ghế Bộ Trưởng, đến Tháng Giêng năm nay (2018), ông lại cấp phép cho Đoàn Nghệ Thuật Nội Mông của Trung Quốc vào diễn ngay tại Nhà Hát Lớn Hà Nội đúng vào ngày 19 Tháng Giêng, ngày kỷ niệm Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974. Nhưng v́ dư luận phản đối mạnh mẽ nên sau đó buổi diễn này bị hoăn lại với lư do “v́ sự cố kỹ thuật”.

    Mấy ngày gần đây, Nguyễn Ngọc Thiện, trước vụ ồn ào phim Điệp Vụ Biển Đỏ, Bộ Văn Hóa do ông ta đứng đầu liên tiếp khiến công luận phẫn uất v́ hành vi ngang nhiên tuyên truyền, bảo kê cho Trung Quốc ngay trên đất Việt Nam cũng như cách trả lời vô trách nhiệm, vô cảm của ông ta trước t́nh h́nh Việt Nam đang bị Trung Quốc lấn lướt cả trên bờ lẫn dưới nước.

    Cái kiểu nói dấm dúi rằng đoạn cuối phim Điệp Vụ Biển Đỏ là “lạc lơng” và “hoàn toàn không có căn cứ để kết luận rằng bộ phim có liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo” là một cách nói đầy xảo trá, nó hàm chứa một thứ tội lỗi nấp bóng văn hóa, nấp bóng sự ngu dốt hoặc giả ngây.

    Trong khi đó, khán giả xem phim, ai cũng có thể nhận ra cái thông điệp của Trung Quốc gửi gắm ở cuối phim rằng biển Đông là của Trung Quốc và không có quốc gia nào được phép xâm phạm. Một kiểu tuyên bố trắng trợn và tráo trở như vậy mà ông Thiện cho rằng nó “không có ǵ ghê gớm”.

    Đến đây, có thể thấy chân dung kẻ bán nước trắng trợn, không cần giấu diếm là ai. Mà đáng sợ hơn là những kiểu chân dung bán nước như Nguyễn Ngọc Thiện đầy rẫy trên đất nước này. Từ Nguyễn Kim Cự huênh hoang, bán đứng Formosa cho Trung Quốc đến những tay không cần nghe ai khuyên can, cứ cho Trung Quốc thỏa sức mà khai thác bauxite Tây Nguyên, rồi những kẻ rước điện than vào Việt Nam… Tất cả bọn họ đều tạo ra một thứ cực ḱ nguy hiểm mà luật Việt Nam hiện tại không thể nào điều chỉnh để cứu nguy cho quốc gia. Đó là phá nát môi trường, rước voi về dày mả tổ, rước giặc vào sinh con đẻ cái trên đất nước.

    Môi trường đă nát, người Trung Quốc có mặt khắp mọi nơi trên lănh thổ Việt Nam. Nhưng vẫn chưa đáng sợ bằng hàng ngàn đứa trẻ mang ḍng máu Trung Quốc. Hiện nay, con số những đứa trẻ cha Trung mẹ Việt có độ tuổi từ 0 tuổi đến 10 tuổi trên khắp đất nước này có thể lên đến hàng vạn. Đây là con số khủng khiếp!

    Nó khủng khiếp bởi nó có đủ khả năng hợp thức hóa quyền cai trị của Trung Quốc trên đất Việt Nam một cách hiệu quả nhất. Thử nghĩ, một người nước ngoài th́ không thể mua đất tại Việt Nam. Nhưng họ có quyền thuê, để rồi họ làm ăn, lấy gái Việt, đẻ ra những đứa con mang ḍng máu cha Trung Quốc. Nhưng đa phần là những đứa con này ngoài giá thú. Nghĩa là chúng khai sinh theo mẹ, mang họ mẹ và được hưởng mọi quyền như những đứa trẻ Việt.

    Trong khi đó, cha của chúng vẫn tiếp tục nuôi nấng chúng và cung cấp tiền cho mẹ của chúng mua đất. Tính đến thời điểm hiện tại, có lẽ đă có hàng triệu lô đất mà người Trung Quốc mua tại Việt Nam thông qua con đường này.

    Bởi con đường này an toàn, cha mua cho con đứng tên hoặc mẹ đứa bé đứng tên, chẳng sợ mất, bởi có mất th́ cũng mất của cha mà được của con. Nhưng với đứa bé, bên họ nội chúng vẫn là cái nôi, cái gốc, một khi cha chúng vẫn lo cho chúng mọi thứ. Đương nhiên, chúng sẽ nghe theo cha và chúng coi trọng bên nội. Và thử tưởng tượng khi chúng đủ tuổi làm chủ tương lai, làm chủ đất nước như những đứa trẻ Việt b́nh thường th́ chuyện ǵ sẽ xảy ra?

    Thử tưởng tượng khi chúng được đặt định từ đầu và sự có mặt của chúng trên đất nước này là một thứ định mệnh điệp báo? Thử tưởng tượng khi chúng được “thiên triều” chỉ vẽ và đào tạo thành những đại diện của họ? Thật là khó để tưởng tượng hậu quả!

    Nhưng ai đă tạo ra những tai ương này? Đó là những kẻ bán nước, những kẻ chỉ v́ vài đồng mọn của ngoại bang đă sẵn sàng biến ḿnh thành thứ tay sai, phản động và bán đứng quốc gia, dân tộc. Tội này c̣n đáng khinh hơn cả Trần Ích Tắc!

    Và những kẻ bán nước kia vẫn c̣n ngồi chễm chệ trên ghế quan lại trung ương hay cấp cao của tỉnh cho đến bao giờ? Thật là khốn nạn cho dân tộc này!

  10. #2750
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Nghe chuyện Hà nội.lăng quên chợt nhớ...trời hồng nắng trong trong và ngàn phượng cùng ve sầu

    ngày 30 - 05 - 2018... trời nắng gắt làm cho đôi má hồng bầy trẻ thơ.. ửng hồng ... ḷ dỏ len mạng t́m .. góp chuyện đó đây..

    .. cảm ơn trời ..bóng dáng những bông hồng đi qua chuỗi ngày quá khứ và may sao, nmq cũng vẫn c̣n có 2 bà gái Bắc, một bà pha Trung và một bà pha Nam.. Thế cũng là đủ lắm cho những lúc hàn huyên ôn lại tích xưa truyện cũ. Bà Huong th́ lại là cô tu sinh cháu của anh Chữ gởi qua, sau này th́ Huong lại như là mẹ nuôi, phụ giúp trông nom cho đàn con dại của chúng tôi.. Bà Hạnh th́ biết về cuộc sống của tôi thời c̣n sinh viên và bà Hương th́ biết nhiều về thời tôi du học bên Pháp và truyện của bà G Ngọc khi cùng học ở Sorbonne..
    V́ thế mà sau khi sang đay cùng sống dưới một mái nhà th́ bao giờ má Hương cũng dịu dàng và giúp đỡ chị Ngọc, coi chị Ngọc như ruột thịt. Giờ đây má Hương là người duy nhất biết truyện gia đ́nh.
    -.. anh có nhớ tiếng "ḿnh ơi.." trong văn chương báo chí , ai là người hay dùng nhất không ?? .... bóp trán để mầy ṃ trong quá khứ.. Thời đó th́ Hà nội có báo ngày.. h́nh như chỉ có trong Nam mới có báo tuần theo kiểu cách báo Selection của Pháp.. thôi đúng rồi bà Hạnh là Trung mà ở Hà nội.
    Có thể sau này .. ngành kim hoàn th́ kín đáo lắm mà cũng bạo tay lắm.. cái thuở ấy th́ cái nhẫn ma dê (mariée) lại là thông dụng.. c̣n vàng th́ nhà nước kiểm soát vậ th́ nguồn vàng phải từ nhưng nơi bí ẩn đưa về Việt Bắc.. chắc là vậy .! Vientiane, LuangBrang hay Battambang cũng vẫn là giao điểm của cả đôi miền Nam và Bắc. Nhờ đó đồ " quốc cấm..!" cũng có thể truyền tay ḅ về tới Hà nội để rồi trong những đêm khuya, dưới ngọn đèn dầu khuya khoắt.. cuốn truyện được mở ra... và gái Bắc kỳ mới lại được nghe hai tiếng thân yêu thầm kín ..; .. minh ơi !
    -.. có phải là nhà báo Nguyễn Vĩ không ?.. ông này viết truyện trong Tḥi nay.. mà là báo tháng... hồi mới về cũng thèm đọc báo tiếng Việt.. lối hành văn đặc cách Hà Thành.. và dí dỏm lắm !

    Như vậy chúng tôi cũng có ba người đồng hành đi t́m lại xa xưa...
    ... ngàn phượng nung nắng ngoài song...
    Tháng 5, sau khi Điện bien thất thủ.. đẻ rồi vùng biên ranh giới Quốc Cộng tạm thời cho cuộc út quân;.. ga Phạm xá -Hải dương trên đường xuống Hải Pḥng và đoàn người lũ lượt bỏ quê ra đi .. giờ đây c̣n được mấy người.. kẻ trong nước người ngoài viễn xứ.. liệu có c̣n những di tích xa xưa để khi về c̣n được nh́n lại chốn xưa
    ... đường xưa xe ngựa , hồn thu thảo,
    .. lối củ lâu đài bóng tịch dương !! ( Bà Huyện Thanh Quan..)

    ḿnh ơi !.. chúng ta cùng t́m lại chuyện xa xưa đi ḿnh !... má Hương đang th́ thầm ..
    -.. t́m đến bên nhau đầu đă bạc..
    đàn cháu thơ ngây;.. khúc khích cười..
    cái thuở ban đầu.. quên nhắc lại
    để rồi tiếc nuối chuyện xa xưa !!
    Cúng thấy nuối tiếc lắm đấy chứ.. nhưng mà chúng ta đă giữ được nề nếp gia phong.. và hôm nay vẫn có thể cầm tâynhu.. dựa đầu lên bờ vai và ôn lại tích xưa.
    Thế bây giờ 2 bà đảm trách viẹc lên máy gơ bài được chưa ??
    -... cũng tuỳ hứng.. v́ hôm qua 2 đứa Bí và Bơ cháu của G Ngọc gọi sang kể lể chuyện vè Hà nội hôm nay .. Hà nội hôm nay sao lại trái gió trở trời làm vậy... các cháu hăy nói nhiều cho các bà nghe đi.. xin hẹn sẽ gơ tiếp...../. Hạnh Hương

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 8 users browsing this thread. (0 members and 8 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •