Trở về Sài G̣n xưa cũ với cà phê vợt Cheo Leo
Nằm sâu trong con hẻm 109 Nguyễn Thiện Thuật (phường 2, quận 3, Saigon), cà phê Cheo Leo – quán cà phê vợt lâu đời nhất Sài G̣n – vẫn được ǵn giữ từ cuối thập niên 30 của thế kỷ trước tới bây giờ.
Dù bị lọt thỏm giữa những ṭa nhà cao tầng san sát nơi đô thị, mùi cà phê thơm nức cùng tiếng nhạc xưa của Cheo Leo vẫn đủ sức dẫn dắt người ta t́m đến đây.
Thời kỳ đầu, Cheo Leo là một trong những quán cà phê nhạc nổi tiếng ở khu trung tâm quận 3. Những ngày đầu mới lập, xung quanh quán trống trải, nhà cửa thưa thớt, nên chủ quán đầu tiên đă đặt tên quán là Cheo Leo.
Sau gần 80 năm ǵn giữ, Cheo Leo được những người con của cụ cố Vĩnh Ngô – người lập ra quán – duy tŕ đến tận bây giờ và vẫn nhận được sự ưu ái của người dân Sài G̣n.
Cheo Leo giữ cách pha chế cà phê rất cũ của người Sài G̣n: cà phê pha bằng vợt vải và dùng siêu đất để pha chế, ủ cà phê.
Ḷ nung ở quán được làm từ thùng phuy chèn thêm lớp gạch pha với đường cát vàng hạt lớn. Giữa ḷ nung có than lửa làm nước sôi, nước sôi già mới đổ vào cái siêu đất.
Trong siêu có cái vợt với tấm vải mỏng, bỏ cà phê xay nhuyễn vào đó. Ủ một lúc th́ chắt nước cà phê qua cái siêu khác, đặt bên ŕa ḷ nung giữ nóng lâu, hoặc chắt liền vào ly phục vụ khách vừa tới quán.
Lửa 'kho' cà phê cũng được chú ư rất kỹ, nếu lớn quá th́ cà phê bị cháy khét, ra vị chua, c̣n yếu quá th́ làm cà phê không có mùi thơm hấp dẫn.
Cách pha chế đặc biệt khiến cà phê ở đây cũng có vị rất đặc biệt. Gần như bao nhiêu tinh túy của cà phê đều ḥa tan ra hết, đậm đà và đủ sức thấm sâu vào ḷng người.
Uống một ly cà phê nóng hổi, đậm nhưng không gắt mà có cảm giác như uống trọn cả những tâm huyết mà gia đ́nh chủ quán dành cho cafe gần 80 năm qua.
Quán không có máy lạnh, không có chỗ gửi xe rộng răi mà chỉ dựng tạm hai bên hẻm… Dường như mọi thứ ở Cheo Leo đều khiến người ta quay ngược thước phim thời gian, trở về những thập kỷ trước.
Quán tuy đă hằn in rất nhiều vệt năm tháng, trở nên cũ kỹ và ‘lạc loài’ so với những ṭa nhà cao tầng kế bên, nhưng chủ quán vẫn không dám sửa. Có lẽ v́ vẫn c̣n nhiều người đến đây mong có dịp hoài niệm về Sài G̣n những ngày xưa cũ, nên người ta tiếc phải phá bỏ đi một góc hoài cổ như vậy chăng?
Có lẽ chính v́ những điều độc đáo này, mà nhiều người vẫn lui tới đây t́m một chút ǵ quen thuộc, hoài niệm.
Nhiều người ‘ghiền’ Cheo Leo không chỉ v́ vị cà phê ngon mà c̣n v́ những dư vị xưa cũ ở đây thể hiện trong từng vết đen bám trên tường, cái kệ sách do ông chủ ngày xưa đóng, cái ghế cái bàn bạc màu cùng tháng năm, và nhất là những bản nhạc cũ theo chủ đề được cô chủ lựa chọn kỹ lưỡng.
Giữa nhịp sống hiện đại náo nhiệt và xô bồ, h́nh ảnh những người già ngồi bên ly cà phê cạnh ḷ đun nghi ngút khói đă trở thành một nét duyên giữa ḷng Sài G̣n.
Dù chúng ta có đi rất xa, th́ trong ḷng vẫn mong muốn có một điều nhỏ bé nào đó để nhớ về những kỷ niệm, những nét văn hóa truyền thống rất riêng góp phần tạo nên một bức tranh Sài G̣n đẹp muôn vẻ.
Sưu tầm trên net
Cà phê Cheo Leo và cà phê Năm Dưỡng
Một người bạn thân cũ ở khu Bàn Cờ , sau khi xem bài này của Tigon post trên FB , đă gọi qua cho biết : Cà phê Cheo Leo ( Mặt tiền nh́n qua Lư Thái Tổ ) vẫn c̣n thơm ngon và đông khách . C̣n cà phê Năm Dưỡng đă bị phá đi , đang xây thành một cái mini hotel . Nghe mà buồn , dân lao động hẻm Nguyễn Thiện Thuật không c̣n được cái thú vô Năm Dưỡng , ngồi kiểu nước lụt , nghe tin tức " rađio catinat " mỗi buổi sáng nữa
‘Đêm Nhớ Về Sài G̣n’- nỗi khao khát có người tri âm
Người ta vẫn nói “Nghe nhạc là nghe theo tâm trạng.” Có bài khi nghe ḿnh thấy ḷng chùng ch́nh bao cảm xúc. Lúc khác, cũng bài đó, nhưng ḿnh nghe với ḷng b́nh thản, an nhiên hơn. Tuy vậy, có những ca khúc mà bất cứ lúc nào vang đến bên tai, tôi cũng đều cảm thấy ḿnh trở nên thẫn thờ, bồng bềnh trong những nỗi niềm khó tả. “Đêm Nhớ Về Sài G̣n” của Trầm Tử Thiêng là một trong những bài hát có ma lực ấy.
“Đêm nhớ về Sài G̣n. Thấy phố phường buồn xưa chưa nguôi. Những con đường thèm đôi chân vui, đă bao lâu chờ đợi. Đường im nghe quá khứ trong sâu. Đường chia ly vẫn ngóng tin nhau…”
Tôi nhớ lần đầu nghe giai điệu đó, trong một tối tan học, lái xe từ trường Golden West về nhà, trên con đường Bolsa thưa người, mà bỗng nghe một nỗi buồn ùa về, như thác dồn. Vô phương chống đỡ.
“Đêm nhớ về Sài G̣n. Tiếng nhạc vàng gọi từng âm xưa. Ánh đèn vàng nhạt nḥa đêm mưa. Ai sầu trong quán úa. Bóng mẹ hiền mờ mờ bên song. Mắt người t́nh một trời mênh mông. Gợi bao nhiêu cho cùng…”
Nỗi buồn biến thành nỗi nhớ. Đến thắt ḷng. Đến trào nước mắt.
Nhưng buồn cái ǵ? nhớ cái ǵ?
Tôi không thể gọi tên được.
Trầm Tử Thiêng trải ḷng trong “Đêm Nhớ Về Sài G̣n” sau hai năm ông đến Mỹ. Tôi rơi tơm trong “Đêm Nhớ Về Sài G̣n” cũng sau hai năm chọn nơi này làm quê hương. Và khi bài hát đă tṛn 20 tuổi.
Nỗi nhớ Sài G̣n của ông có lẽ không là của tôi. Tôi không mang trong ḷng nỗi nhớ khắc khoải về h́nh ảnh người mẹ già ngồi bên song, không mang trong ḷng ánh mắt chứa cả trời mênh mông của ai đó, khi tiễn con, tiễn người yêu đi vượt biển.
Nhưng mà tôi vẫn nhớ Sài G̣n. Nhớ những con đường tôi đạp xe đi học mỗi ngày. Nhớ con phố nhỏ ngập ngụa nước mỗi khi trời đổ mưa. Nhớ con đường vắng u hoài ru ḿnh dưới những ṿm me già ngay trước xưởng Ba Son. Nhớ lớp học những chiều mưa cúp điện, cô tṛ lọ mọ chép bài dưới ánh đèn cầy…
Tôi không cùng nỗi nhớ với ông. Nhưng h́nh ảnh của “những con đường thèm đôi chân vui,” của “phố phường buồn xưa chưa nguôi” mà tác giả gợi ra đă chạm đến tâm khảm của biết bao người, trong đó có tôi.
Để mỗi người, như tác giả, nhận ra ḿnh “như cậu bé mồ côi, cố vui cuộc sống nhỏ nhoi.”
Để làm ǵ?
“Để đêm đêm nhớ về Sài G̣n”!
Nỗi nhớ Sài G̣n nó khằn sâu trong tim, nó ghi dấu trong năo. Càng vùng vẫy, càng muốn thoát ra, nó lại càng quấn chặt, lôi ḿnh về chốn xưa, “thấy ḿnh vừa trở lại quê hương. Đă gặp người một trời yêu thương. Cho ḷng thêm chút ấm…”
Trời ơi! Tôi thấy mắt ḿnh cay quá. Nỗi nhớ Sài G̣n hiếm khi nào là một nỗi nhớ dịu dàng. Nó cứ như được bắc thang mà leo, từ từ, từ từ, mà da diết đến cồn cào lúc nào không biết.
Cái mênh mông, vời vợi thoát ra từ “Đêm Nhớ Về Sài G̣n” cuối cùng tụ về trong nỗi nhớ bè bạn, thèm được ngồi bên nhau, thèm được tṛ chuyện với nhau.
“Thấy bạn bè thèm ngồi bên nhau
Nhắc chuyện người chuyện đời thương đau
T́nh chia trong đêm sầu…”
Không biết ai đó có cảm nhận như tôi, rằng, tận sâu trong cái “thèm” đó chính là nơi trú ẩn của một nỗi cô đơn. Đến cùng cực.
Có mấy ai từng bị bứt ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn, bị bứng ĺa khỏi nơi ḿnh từng xem là hơi thở, là nhịp sống, mà chưa từng trải qua những khoảnh khắc nhận ra ḿnh ch́m trong nỗi cô đơn đến tê dại nơi này?
Thế nên, “Đêm Nhớ Về Sài G̣n” của Trầm Tử Thiêng, với tôi, thực ra đâu chỉ là nỗi nhớ – nỗi nhớ rơ ràng lẫn nỗi nhớ không tên – mà “Đêm Nhớ Về Sài G̣n” c̣n là nỗi khao khát có người tri âm, có người cho ḿnh bấu víu, nương náu, và cất bớt dùm ḿnh nỗi nhớ tha hương. (Ngọc Lan)
BẢN NHẠC & NGƯỜI HÁT
Cùng một tâm trạng với tác giả bài viết " ‘Đêm Nhớ Về Sài G̣n’- nỗi khao khát có người tri âm " , Nghe nhạc là nghe theo tâm trạng. Có bài khi nghe ḿnh thấy ḷng chùng ch́nh bao cảm xúc. Lúc khác, cũng bài đó, nhưng ḿnh nghe với ḷng b́nh thản, an nhiên hơn.
Không những thế , mà ngay cả người hát cũng làm người nghe thay đổi cảm xúc . Ḿnh đă từng rơi nước mắt khi nghe Khánh Ly hát Đêm Chôn Dầu Vượt Biển ( Châu Đ́nh An ), Người Di Tản Buồn , Sài G̣n Ơi Vĩnh Biệt, Hăy Thắp Cho Nhau Một Ngọn Đèn ..., nhưng sau ngày KL về VN phản bội lời nói khi cô c̣n mặc áo dài có biểu tượng Cờ Vàng " Tôi CHỈ VỀ khi ..." , ḿnh lại cảm thấy tê tái , tức giận cho mănh lực đồng tiền .Không phải chỉ Khánh Ly , mà c̣n vài văn nghệ sĩ khác nữa , chỉ v́ tham tiền in sách rẻ , v́ buổi ra mắt được hứa hẹn là " hoành tráng " , cả những người từng mặc quân phục VNCH cũng đă muối mặt chấp nhận điều kiện của cs để " được về ".
Các bạn của Tigon , nếu đồng cảm với ḿnh , khi muốn post những bản nhạc nhắc đến tâm trạng người tỵ nạn , xin để ư đến tên người hát , đó là một cách tôn trọng người nghe , đừng để bạn ḿnh phải nhăn mặt : ca sĩ đó xứng đáng để hát bản nhạc này sao , không biết mắc cở miệng à ?
Tigon Le
SÀI G̉N TRĂM NHỚ NGH̀N THƯƠNGTôi là con gái Bắc kỳ chính cống, nhưng lại lớn lên ở Sàig̣n, nên Sàig̣n đối với tôi là một ‘quê nhà’ thắm thiết vô cùng. Tôi đến với Sàig̣n, thuở Sàig̣n c̣n là một thành phố với những h́nh ảnh mộc mạc thanh khiết. Gái Sàig̣n đơn giản hiền ḥa với áo bà ba trắng, với quần đen ống thật rộng, với đôi guốc mộc nhẹ tênh h́nh cái thuyền, với mái tóc dài ôm trọn khuôn mặt không chút phấn son.
Hồi mới tới Sàig̣n, gia đ́nh tôi tạm trú tại nhà bà d́ ở đường Quai de Belgique, sau này đổi thành bến Chương Dương. Đứng ở trên lầu, tôi có thể nh́n thấy quang cảnh thuyền bè đi lại tấp nập. Những chiếc thuyền chở đầy những buồng chuối vàng au, những lồng gà, lồng vịt, những chùm dừa xiêm c̣n nguyên cả cành nằm chen chúc nhau, khoe cái vỏ xanh láng mướt.. Tất cả tượng trưng cho sự trù phú của miền Nam.
Nhà d́ tôi ở gần chợ Cầu Kho nên ngày đầu tiên chúng tôi đă được một ông chú họ dẫn đi chợ. Tôi mê nhất là gian hàng trái cây bởi v́ có nhiều thứ ngoài Bắc không có. Tôi c̣n đang trố mắt ngó những trái to tṛn như trái banh có hai mầu khác nhau, trái xanh mướt như ngọc, trái tím thẫm như mầu trái bồ quân th́ cô bán hàng đă đon đả nh́n ông chú tôi:
– Mua ‘dú sữa’ đi thầy hai. ‘Dú sữa’ của em đặc biệt ‘giường nhà’ ngọt lắm đó.
Th́ ra mấy trái mà tôi đang ngó là mấy trái vú sữa ở vườn nhà cô ta. Hồi đó tôi mới có 12 tuổi, c̣n ngây ngô chưa biết nói tiếu lâm nên hơi ngạc nhiên khi thấy ông chú tôi nh́n cô ta cười tủm tỉm với đôi mắt tinh nghịch :
– Vú sữa của cô ngon thiệt hả ?
Cô ta gật đầu lia lịa :
– Ngon thiệt mà thầy hai.
Chú tôi chọn mua một chục trái, cô ta đưa thêm 4 trái và nói :
– Thường một chục có 12 trái thôi nhưng là của ‘giường nhà’ nên một chục em tính 14 trái lận.
Chú tôi đưa tiền trả, thay v́ phải thối lại 50 xu, cô ta cầm tờ 1$ xé toạc ra làm đôi, đưa chú tôi một nửa. Chúng tôi đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác. Ngày đầu tiên đă học được hai cái đặc biệt của Sàig̣n. Một chục là 12 hoặc 14, nửa tờ giấy 1$ là 50 xu.
Phải công nhận người miền Nam rộng răi và đơn giản. Một chục mà cho thêm thành 12 tới 14 và thay v́ mất công đi t́m tiền xu th́ cứ việc cầm tờ giấy 1$ xé béng ra làm 2 là xong ngay. Giản dị và tiện lợi biết bao.
Sàig̣n đă thu phục t́nh cảm của tôi một cách nhanh chóng. Hai mươi mốt năm sau, khi rời bỏ Sàig̣n tôi đă khóc như phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn. Sàig̣n đă trở thành một nơi chốn thân thiết vô cùng. Không yêu Sàig̣n sao được khi Sàig̣n là nơi chứng kiến tất cả kỷ niệm vàng son của thời con gái. Sàig̣n với ngôi trường Trưng Vương yêu dấu, nơi đă cho tôi biết bao nhiêu người thầy đáng kính, bao nhiêu người bạn dễ thương, bao nhiêu t́nh cảm quí mến chân thành.
Làm sao quên được con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm rợp lá me bay, những chiều tan học, tràn ngập những tà áo trắng quấn quít gót chân son. Thảo cầm viên đă được nghe không biết bao nhiêu lời th́ thầm tâm sự của các nàng Trưng Vương, những giờ nghỉ học, vừa chuyện tṛ, vừa lang thang hái trộm những cánh hoa mầu tím, ép vào những trang sách học tṛ.
Con đường Thống Nhất rộng thênh thang đưa tới rạp Norodom tưng bừng rộn ră của những ngày Đại hội Văn nghệ học sinh. Tôi như vẫn c̣n mường tượng thấy khung cảnh rộn ràng trong hậu trường sân khấu. Tuy bận rộn sửa soạn cho những màn tŕnh diễn, nhưng các chàng Chu Văn An vẫn không bao giờ quên gửi đến các nàng Trưng Vương những ánh nh́n say đắm. Chỉ một cái nh́n thật nhanh, thật nhẹ mà sao cũng đủ làm cho ai kia má phải ửng hồng.
Ṿng ra bờ sông là bến tàu lộng gió của những sáng đón đưa, những chiều ḥ hẹn. Con đường Lê Lợi với những chiều thứ bẩy đẹp trời cùng bạn bè dạo phố. Mỗi lần đi qua tiệm Kim Sơn ở góc đường, chúng tôi luôn luôn phải vờ chăm chú ngó mấy món hàng linh tinh bầy bán lề đường, để tránh những cặp mắt nh́n hau háu của mấy ‘ông nội’ ngồi ‘pẹc mơ năng’ ở ngoài hiên giống như mấy ‘Side-walk café’. Tiệm sách Khai Trí là nơi hấp dẫn nhất. Luôn luôn làm chúng tôi mê mẩn trước những cuốn tiểu thuyết c̣n thơm mùi mực mới.
Màn cuối cùng của buổi dạo phố thường thường là góp tiền lại, rủ nhau vào một tiệm kem. Vừa nhấm nháp những th́a kem dâu, kem dừa mát rượi, vừa nghe những bản nhạc ngoại quốc nổi tiếng thịnh hành mà chúng tôi thay phiên nhau yêu cầu nhà hàng để dĩa hát, như A Certain Smile, You’re My Destiny, I Went to Your Wedding, Diana v.v…
Hôm nào có phim hay cả bọn lại rủ nhau chui vào một trong hai rạp ciné permanent Lê Lợi hay Vĩnh Lợi. Mỗi lần vào đây là chúng tôi phải đề cao cảnh giác. V́ luôn luôn có một số các chàng thanh niên hay lợi dụng sự đông đúc chen lấn để dở tṛ ba mươi lăm. Một hôm có một chàng làm bộ đứng sát sau lưng, tôi bèn làm như vô t́nh quay ngang người lại hích cho chàng một cái cùi chỏ nên thân.
Tan ciné, tôi kể chuyện cho lũ bạn nghe, chúng cười hi hí có vẻ khoái chí lắm. Từ đó các bạn tôi học được màn hích cùi chỏ để trừng trị các chàng gian manh. Sau khi xem ciné, nếu c̣n đủ tiền rủng rỉnh trong túi, chúng tôi rủ nhau vào hẻm Casino làm một chầu bánh tôm, bún chả. Nếu chỉ c̣n ít tiền, th́ ra góc Viễn Đông. Đứng ở lề đường ăn phá lấu với thịt ḅ khô. Ăn xong, ớt c̣n cay xè trong miệng mà vẫn đủ tiền uống một ly nước mía cốt vắt thêm miếng chanh nhỏ xíu, hoặc sang hơn, vắt nguyên nửa quả quít th́ c̣n ǵ sướng hơn nữa.
Có hôm thay v́ ăn ở góc Viễn Đông, chúng tôi lại đi ngược chiều ra góc chợ Bến Thành. Nơi có hàng ḅ viên nóng hổi, thơm phức mùi tiêu với hành ng̣. Sau đó, tráng miệng bằng một ly đậu đỏ bánh lọt. Hoặc rủ nhau vào quán Bà Ba Bủng ở đường Thủ Khoa Huân, sau chợ Bến Thành, ăn bún riêu, bánh cuốn. Sàig̣n có không biết bao nhiêu món ngon, hấp dẫn những cái miệng thích ăn quà vặt của các nàng Trưng Vương thuở đó.
Mùa Giáng Sinh tới. Sàig̣n tưng bừng như mở hội. Người ta không phải bận tâm lo mua quà tặng nhau như ở xứ Mỹ. Đêm Noel, có đạo hay không, mọi người cũng thích rủ nhau đi dạo trên đường Tự Do. Trai thanh, gái lịch, quần áo lượt là, chen vai, thích cánh, suốt dọc hè phố từ nhà Quốc Hội đến nhà thờ Đức Bà.
Người trẻ đi để ngắm nhau. Người lớn tuổi đi t́m không khí Noel, cái không khí mà suốt 26 năm sống trên đất Mỹ tôi không làm sao t́m lại được. Hầu như tất cả dân ‘chịu ăn chịu chơi’ của Sàig̣n đều có mặt trên đường Tự Do. Đi dạo mỏi chân, mọi người lại rủ nhau vào ngồi trong Givral, La Pagode, Continental hay ngồi ở công viên rộng lớn trước nhà Quốc Hội hoặc trước ṭa Đô chánh để chờ nghe tiếng chuông đổ hồi rền ră của nhà thờ Đức Bà báo hiệu lễ nửa đêm mừng Chúa ra đời.
Sau lễ, mọi người về nhà ăn Réveillon. Nồi cháo gà nóng hổi, khói lên nghi ngút, là món không thể thiếu trong bữa tiệc mừng Giáng Sinh đặc biệt này. Noel của Sàig̣n thật vui, thật đầm ấm, thật nhẹ nhàng, thoải mái. Không có quá nhiều lo nghĩ về vấn đề tài chánh phải chi tiêu cho quà cáp.. Không khí Noel ở đất Mỹ mang tính cách thương mại nhiều hơn là không khí thiêng liêng đặt biệt của ngày lễ mừng Chúa Giáng Sinh.
Trước Noel cả mấy tháng người ta đă trưng bầy cây Noel để bán. Bắt mọi người phải nh́n ngắm măi đâm nhàm chán. Gần sát ngày lễ Noel ai cũng tất bật lo chuyện mua quà, gói ghém cho kịp giờ mở quà đêm mừng Chúa ra đời. Tất cả chỉ có vậy. Đêm Noel người ta chỉ thấy quá mệt mỏi. Rộn ràng được một chút lúc mở quà. Sau đó là hết. Trống vắng buồn tênh. Thời tiết lạnh lẽo.
Nhà thờ Việt Nam th́ ở xa. Kiếm được chỗ đậu xe không phải là dễ. Mùa đông buốt giá, chưa kể nếu có tuyết, đường trơn trượt nguy hiểm.. Do đó ít ai nghĩ đến chuyện đi lễ nửa đêm. Bởi vậy cứ mỗi lần mùa Giáng Sinh tới là tôi lại nhớ Sàig̣n da diết. Nhớ thánh lễ nửa đêm thật tưng bừng ở nhà thờ Đức Bà. Nhớ con đường Tự Do tràn ngập người đi của những đêm Noel đầm ấm năm xưa.
Tết đến c̣n vui hơn nữa.
Xung quanh chợ Bến Thành những gian hàng bán bánh mứt được dựng lên san sát với nhau. Tiếng rao hàng của những lao phóng thanh vang lên rộn ră. Người đi mua sắm tấp nập. Ai cũng tay sách nách mang. Ngày Tết không nhà nào là không có đủ thứ mứt, hạt dưa, bánh chưng, ḍ chả.
Nhắc đến Tết ở Sàig̣n là ai cũng phải nhớ ngay đến chợ hoa ở đường Nguyễn Huệ với những cành đào, cành mai tươi thắm. Những chậu cúc, chậu thược dược đủ màu đua nhau khoe sắc. Những chậu quất trĩu quả vàng tươi. Những bát thủy tiên toả hương thơm thật dịu dàng, thanh khiết. Nhưng có một thứ hoa đẹp nhất làm chợ rực rỡ hẳn lên đó là hoa biết nói. Các nàng thiếu nữ yểu điệu trong những tà áo dài đủ mầu tha thướt đi dạo trong chợ hoa là h́nh ảnh đẹp nhất của ngày Tết ở Sàig̣n.
Tôi c̣n nhớ thời con gái, cứ 23, 24 Tết là chúng tôi đă nôn nao sửa soạn quần áo để rủ nhau đi chợ hoa. Dạo chợ hoa là một náo nức không thể thiếu của các nàng thiếu nữ mỗi lần Tết đến. Cũng như đi chợ hoa để ngắm người đẹp là một điều bắt buộc, không thể nào quên của các chàng trai.
Chợ hoa ở đây sao tẻ nhạt quá. Có lẽ v́ hoa không đủ thắm, lại chỉ có lưa thưa, bầy bán rải rác nên không hấp dẫn được người đi. Vả lại các chàng nếu có muốn đi chợ hoa để ngắm người đẹp, th́ cũng chỉ t́m thấy những áo ‘cốt’ dầy cồm cộm, to xù xù di động.. Chứ làm sao có thể t́m lại được những bóng dáng yêu kiều trong tà áo dài lả lướt của chợ hoa Nguyễn Huệ năm xưa.
Thời tiết lạnh lẽo quá, ít ai ở đây c̣n nghĩ đến chuyện mặc áo dài đi chợ Tết, nên h́nh ảnh chiếc áo dài trở nên hiếm quí vô cùng. Thật tội nghiệp cho những người Việt Nam xa xứ. Phải cố gắng tưởng tượng mùa xuân trong cái giá buốt của mùa đông. Hoa tuyết rơi mà phải tưởng tượng là hoa đào nở, gió đông lạnh lẽo mà cứ cố nhắm mắt lại để mơ tưởng đến ánh xuân nồng. Tết năm nào tôi cũng cố gắng t́m cho được một cành hoa forsythia để trang hoàng nhà cửa. Để tự đánh lừa ḿnh là nhà ta cũng có mai vàng.
Tết nhất đến nơi mà sao giọng Don Hồ cứ buồn năo nuột, anh chàng đang hát một bài mà tôi rất thích của nhạc sĩ Đức Huy:…’ Tôi hay nhớ về quê nhà vào buổi chiều. Nhất là những buổi chiều hay mưa. Cũng may Cali trời mưa ít không như Sàig̣n. Nếu không, tôi đă khóc một gịng sông…’
Ngoài cửa sổ, chiều nay trời thật đẹp. Những giải nắng vàng c̣n vương vấn trên mấy ngọn cây cao. Mấy hôm nay trời tạnh ráo, không có lấy một giọt mưa nhỏ. Vậy mà không hiểu sao bỗng nhiên ḷng tôi chùng hẳn xuống và h́nh như hồn tôi đang ‘Khóc một gịng sông..’
Hồng Thủy, WDC
NGÀY NÀY , 43 NĂM VÊ TRƯỚC
Paris , 3pm April 27 , 1975 từ các cư xá Đại Học , những đứa con của Cộng Hoà Miền Nam đă xuống đường trong thầm lặng để ửng hộ miền Nam và để nhớ ơn các Chiến Sĩ đă nằm xuống cho Chính Nghĩa
Doc cai post nay cua co lam cho em nho Saigon qua... Em truoc kia song o Govap nhung lai duoc sanh ra o Tan Dinh (48 duong Ma Lo, Saigon), mai cho den nam 1978 em moi thuc su biet den thanh pho Saigon... Do la lan dau tien tren chuyen xe bus roi ben tu Nga Nam, Govap roi dung o cac tram nhu cho Govap, nga tu Binh Hoa, Lang Ong Bachieu, DaKao Dinh Tien Hoang, Thi Nghe... roi ben dung cuoi la o gan ga xe lua Saigon. Luc do em moi tron 12 tuoi tren dau doi mot ro banh dua khoang 100 cai... em ko phai la khach di xe bus ma la dua tre ban hang rong tren nhung chuyen xe bus khac tuyen chay khap cac noi trong thanh pho Saigon... Chac co le co Tigon cung da tung di xe bus trong cai khoang thoi gian dau thuong cua Saigon do, tren moi chuyen xe deu co it nhat la 3 tre em ban rong... em thi ban banh dua, mot dua khac bang tuoi em thi ban mia ghim, dua khac nua thi ban tra da..... rat nhieu va rat nhieu tre em va tham chi ca nguoi lon ban hang rong nhu vay... phong len chuyen xe nay duoc mot hai tram roi lai nhay qua chuyen xe khac de ban va cu nhu the mot ngay em co the di tren mot chuc chuyen xe khac nhau va duoc di khap noi trong thanh pho. Trong vai ngay dau tien, em chi ban tren mot tuyen duong tu Govap di Saigon va nguoc lai vi chua biet duong va con so set, nhut nhat nhung chi sau mot tuan thi dan hon nen "chay so" nhieu hon cho nen thoi gian ban mot cai ro banh cung duoc rut ngan lai, nhung doi khi cung bi e thay ba noi luon nhat la vao nhung hom troi do mua, co cung biet o Saigon doi khi co nhung tran mua dam keo dai ca ngay, luc do em chi co nuoc dung mot cho tren xe ma khoc... co Tigon co biet ko tat ca nhung tai xe va phu xe xe bus thoi do deu ko co lay mot xu nao cua nhung nguoi ban hang rong tren xe nhu em, do cung la mot dieu an ui cho nhung than phan ban hang rong, va do cung la mot net de thuong cua Saigon.... Ba thang he cua em la nhu vay do, va em da duoc biet den Saigon trong boi canh nhu vay... Sau nay khi bat dau vao trung hoc thi em ko con ban rong nua nhung van di Saigon deu dan, nhat la thao cam vien, rap REX, Capital, Le Loi, Vinh Quang, Van Cam DaKao, InterShop Saigon.... va cu moi mot mua Noel la em cung voi ban dap xe ra Saigon roi di tan bo suot dem qua nhung noi nhu buu dien Saigon, nha tho Duc Ba, duong Tu Do roi ben Bach Dang, Ham Nghi, Nguyen Hue..... Saigon doi voi em luc do that de thuong lam sao !!! Biet bao nhieu la ki niem cua thoi tho au, tuy chi la tre ban hang rong (ko duoc may man nhu co) nhung em cam thay rat la hanh phuc khi dung o bat cu noi dau tren cai manh dat cua Saigon... Bay gio da tan bien mat roi!
There are currently 4 users browsing this thread. (0 members and 4 guests)
Bookmarks