Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.
Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!
................
Thủy Thủ đi về lều. C̣n nửa gói giao lại cho Tư Mô để ngày mai lại hội nghị bàn trà. Trời ngả hẳn sang chiều. Nắng làm khô những cuốn sách và những tờ báo. Tôi khao khát được đọc báo Sài G̣n xem sinh hoạt văn học trong này ra sao.
Tôi hỏi Tư Mô:
– Tờ nào anh thích nhất?
– Chú cứ đọc đi rồi tôi sẽ trả lời sau.
Tôi mắc màn chui vô nằm kỹ v́ sợ lúc mê đọc , muỗi đ̣n xóc chích không hay mà mang khốn. Tôi để một chồng báo và một mớ sách dưới đất ngay đầu vơng c̣n một xấp th́ ôm trên ḿnh, như vậy khi đọc hết th́ sẵn đó với tay lấy khỏi phải đi đâu mất hứng. Khởi đầu bằng các tờ tạp chí. Tôi dở từng tờ th́ thấy mấy truyện ngắn của các nhà văn Liên Xô chống đối Stalin.
Như truyện Bàn Tay của nhà văn Kuzenetsov. Anh ta mô tả Stalin với bàn tay đẫm máu, loại truyện ẩn dụ không phải tả chân. Đọc xong tôi dở t́m những bài khác. Bất ngờ tôi gặp bài nói chuyện của Trường Chinh (lâu quá rồi, tôi không c̣n nhớ tên bài và tờ báo nào đă đăng nó). Nhưng sau này khi về Sài G̣n th́ tôi biết đó là do Vũ Hạnh từ khu mang về.
Tôi đọc lại cả bài th́ thấy gần nguyên văn bài nói chuyện của Trường Chinh mà tôi nghe và sau này đăng trên báo Hà Nội. Lần đó, sau đại hội văn nghệ toàn quốc đè bẹp Nhân Văn Giai Phẩm, ông ta lên lớp toàn thể văn nghệ sĩ Hà Nội. Tất cả là chín điểm. Dài lắm. Cho nên nói không kịp giờ, phải dời văn nghệ sĩ đến Câu Lạc Bộ Quân Nhân ở trong sân Cột Cờ. Câu- lạc bộ nhỏ quá không đủ chỗ chứa cho nên một nửa ngồi bên trong, một nửa đứng ngoài sân cỏ.
Tôi là cái thằng không bao giờ chịu đọc hết một bài báo Nhân Dân, bất cứ bài ǵ và của ai viết , trừ bài của ông vua xét lại Khơ Rút Sốp (có bài dài cả ba trang báo nhưng đọc vẫn khoái). Từ 1958 trở đi tôi có ư nghĩ tờ Nhân Dân là tờ báo Ngu Dân nhất thế giới, nói bậy nói bạ, nói ẩu nói tả, nói láo nói toét, không có một bài nào đàng hoàng, ngay cả một mẩu tin sản xuất của Hợp Tác Xă.
Các báo Cộng Sản phụ họa cái đường lối đó. Nhân dịp câu lạc bộ không có chỗ ngồi, nên tôi ra ngoài sân cùng với cả trăm người khác một cách hợp pháp. Nghe ông diễn giả nói đâu tới điểm thứ năm ǵ đó th́ tôi ngủ kḥ. Nằm trên cỏ xanh êm như nệ̣m lại có gió thổi lai rai, tộ̣i ǵ không ngủ. Khi giật ḿnh thức dậy th́ tôi nghe lan man được một câu – đến bây giờ vẫn c̣n nhớ – Câu đó như thế này:
– Ở nước ta th́ có nhà văn Tô Hoài chú ư tới lời ăn tiếng nói của quần chúng.
Thế là tôi ghi trong trí câu nói ấy. Tất cả chín điểm của ông nói mất tám tiếng đồng hồ, c̣n sót lại trong tôi có mấy chữ đó. Bây giờ có cả bài in trên báo Sài G̣n, tôi có thừa th́ giờ đọc nhưng tôi cũng không đọc. Tôi t́m các báo khác.
Tôi có đọc một truyện ngắn của Thế Uyên, không nhớ là truyện ǵ trong đó có câu: “Những tên cộng sản cuồng tín”. Câu này không làm tôi phản ứng ǵ cả. Tuy vậy vẫn c̣n nhớ tới bây giờ: “cộng sản cuồng tín!” Đúng quá !
Sau đó tôi đọc “Loan mắt nhung” một cách say sưa. V́ lâu nay không đọc loại truyện có nhiều “chất mặn” như vậy. Đúng ra là thời kỳ c̣n đi học th́ có đọc lén các sách của Pháp như Paris Magazine, Sous Les Tilleuls, v.v.. Rồi đi kháng chiến th́ đọc báo sách toàn là căm thù giết Tây.
Có thể nói chồng báo sách Sài G̣n đă cho tôi thấy hai con đường văn học khác nhau giữa Hà Nội và Sài G̣n.
Hà Nội th́ quá nhiều thứ cấm kỵ c̣n Sài G̣n th́ chẳng cấm kỵ ǵ cả. Tôi cũng không nghĩ là một ngày nào đó tôi sẽ viết như nhà văn Sài G̣n, nhưng có một thời tôi mơ ước được làm nhà văn , viết như Tam Lang , Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân – mô tả những cảnh khốn cùng, những cảnh chơi bời, những cảnh éo le của cuộc đời.
Đó là khoảng 1956, khi tôi từ trong Nam mới ra Hà Nội. Tôi thấy sao người viết văn ở đây bị g̣ bó quá xá. Hở ra một cái là lập trường. Nhất là trong Cải Cách Ruộng Đất th́ lập trường càng phải được giương cao lên như một thứ quốc hồn. Nhưng nh́n quanh tôi những nhà văn tên tuổi, có ai viết được một quyển nào về Cải Cách Ruộng Đất đâu !
Tôi chỉ đọc có một quyển “Mười năm” của Tô Hoài. Anh nghe tôi than thở: “Không viết được” th́ cầm quyển sách tới tận cái ga-ra bần hèn của tôi – (ở chung với Nguyễn Quang Sáng) ngay bên cạnh một cái cầu tiêu thùng – mà cho tận tay , rồi lại c̣n rủ tôi đi đến chợ Hàng Da ăn bít-tếch và uống rượu vang nữa. Nhưng tôi chỉ uống rượu chớ không ăn, nại cớ là đă ăn cơm rồi, kỳ thực th́ bụng nghĩ giá miếng bít tếch năm đồng (tôi lănh lương có đâu ba chục đồng) th́ nhiều quá, ăn rồi biết bao giờ mới mời lại anh được?
Anh khuyên tôi cố gắng nhớ lại chuyện kháng chiến và quan sát chuyện bây giờ… Tôi nhận lời cả, nhưng cứ nao nao tâm trí thế nào ấy, vẫn cứ không viết được. Và ư nghĩ về Sài G̣n ngủ dưới gầm cầu để viết những chuyện trong đó có gă Gavroche, có cô Colette như Victor Hugo hay những chuyện đi hát lang thang trong Sans Famille của Hector Malot, chứ ở đây th́ suốt đời , chắc chắn không viết được, nên đă có ư định giang hồ lang bạt chứ không thích cuộc sống b́nh thường. Do đó tôi lên Ủy Ban Quốc Tế xin về Nam để viết … Nhưng chuyện bất thành, như đă kể trên.
Bây giờ tôi lại được thấy “đồng nghiệp” ở Sài G̣n viết những ǵ mà ḿnh từng mong ước , nhưng quả t́nh là chưa có ư định về Sài G̣n. V́ ít ra ḿnh cũng đă ra khỏi miền Bắc bó buộc, về Nam th́ có không khí mới mẻ của chiến tranh chống Mỹ, nào Ấp Bắc, nào Đồng Xoài, nào Địa Đạo Củ Chi, nào anh hùng diệt Mỹ. Do đó ư định xưa của tôi bị loăng đi, hầu như bị vùi lấp. Tuy vậy không chết hẳn !
Tối hôm đó, nhân có một cuộc diễn tập một vở kịch nói của Nguyễn Vũ, tức là ca sĩ Ngô Y Linh trước kia từng tham gia kháng chiến chống Pháp ở miền Đông Nam Bộ. Tôi muốn đi xem cho biết. Đây là vở kịch thứ tư của nhà soạn kịch này. Ở Hà Nội, Nguyễn Vũ có vài vở diễn ở Nhà Hát Tây được ở trên khen mạnh. Đó là những vở mô tả phong trào học sinh chống đối chánh quyền ở Sài G̣n.
Tôi có đi xem nhưng không đến màn cuối. Tôi thấy nó không đúng. Tác giả bịa ẩu quá!
Cũng kiểu như vở Giáo Sư Hoàng của Bửu Tiên. Tôi được vé mời mấy lần mới đi xem, nhưng cũng chỉ xem nửa chừng. (Cái lối của Hà Nội là ở Sài G̣n cái ǵ cũng tệ̣ hết cả, kể cả lương tâm). Tôi đi học, có nhiều thầy và giáo sư có bằng cấp cao, tôi tin chắc giới trí thức không ngông cuồng như thế, nếu có th́ không phải là bản chất mà là hiện tượng, không phải phổ thông mà chỉ là đặc thù ǵ đó (theo như lư luận của các ông giáo sư Chính trị Hà Nội).
Buổi diễn tập này tôi lại cũng không xem được, v́ ông ta cũng phịa ẩu như ở Hà Nội, bất chấp thực tế. Tôi lại gặp Thuần, thằng bạn Hà Nội. Hắn làm Phó giám đốc Đại Học Nhân Dân ở Thái Hà ấp. Trường này tọa lạc trong khuôn viên của Phó vương Hoàng Cao Khải do ông Nguyễn Văn Trấn làm giám đốc, một cái trường đại học gần Khâm Thiên, như một cái ổ cô đầu, dùng để làm mọi việc , ngoại trừ đào tạo sinh viên thành tài.
Thuần chán cái chức Phó Giám Đốc trường Đại Học Nhân Dân này v́ thực chất không có ai học cả. Nó như một cái nhà chứa. Cơ quan nào cần họp đại hội th́ đến mượn hội trường. Chính cuộc đấu tố Nhân Văn Giai Phẩm đă xảy ra ở cái trường Đại Học Nhân Dân này.
May mắn không hiểu ở trên nghĩ thế nào mà ông Phó Giám Đốc được cho đi học Triết học ở Liên Xô. Hắn đi hồi nào quả t́nh tôi không hay, nếu có th́ sẽ nhờ hắn mua giùm cái quạt máy tai voi để dùng dỗ giấc ngủ vào mùa hè. Bù lại tôi sẽ gởi cho hắn vài chai nước mắm. Khi tôi sắp về Nam th́ lại gặp hắn ở Hà Nội. Hắn cho tôi biết cũng sẽ đi Nam cùng với Bùi Thanh Khiết , sau này về làm trưởng pḥng Chính Trị mà tôi sẽ có dịp nói đến trong hồi kư “Củ Chi Đất Thép Thành Bùn” của tôi.
Khi vào Trường Sơn, đến trạm năm, hay sáu ǵ đó th́ lại gặp Thuần. Bấy giờ hắn làm bí thư riêng cho ông đại tướng Mặt Sắt. Ông đại tướng giấu mặt nhưng nhờ hắn mà tôi biết được. Lần đó hắn cho tôi cả một hộp sữa Con Chim Nestlé thứ thiệt. Ối giào ! Phải là một thằng như thế nào và thân với tôi đến mức nào mới có thể làm cái nghĩa cử vĩ đại đó. Rồi hai đứa chia tay. Không rơ hắn đi đường nào nhưng bây giờ gặp lại th́ thấy hắn tốt tươi như hoa xuân trong vườn xuân vậy.
– Mày ḷ ṃ tới định làm rể cho bà Thanh Loan hả?
– Bậy hoài ! Thằng nào muốn làm suôi với tao th́ làm , chớ tao chịu làm rể cho ai mậy!
– Mày có con trai hay con gái ?
– Con trai con gái có đủ, nhưng con trai lớn hơn.
Hắn lớn hơn tôi vài tuổi. Thế mà con đă lớn ngần ấy, c̣n tôi “vợ c̣n chưa có, có chi con!” Rơ buồn. Bây giờ tôi mới thấy thích thú thay là cái sự có con. Cứ xách xe chạy rong hết yêu lại yêu, yêu từ Hà Nội yêu vô tận trường đi B, yêu vô tận Trường Sơn rồi bây giờ chả con ma nào bên cạnh cả.
Mai tiếp ....
Bookmarks