Results 1 to 2 of 2

Thread: Nhà thơ Tô Thùy Yên qua đời ở Texas, Hoa Kỳ

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,489

    Nhà thơ Tô Thùy Yên qua đời ở Texas, Hoa Kỳ





    Tác giả bài thơ 'Chiều trên phá Tam Giang', nhà thơ Tô Thùy Yên, một trong những nhà thơ lớn nhất của miền Nam trước 1975, vừa qua đời ở Houston, tiểu bang Texas, hưởng thọ 81 tuổi.

    Tin về sự ra đi của nhà thơ lan nhanh trên mạng trong ngày thứ Tư 22/5/2019. Tên thật là Đinh Thành Tiên, Tô Thùy Yên sinh năm 1938 tại G̣ Vấp, Gia Định, là cựu học sinh trường Petrus Kư và trường tư thục Les Lauriers, ông từng theo học Đại học Văn Khoa Sài G̣n, ban Văn chương Pháp.
    Làm thơ từ năm 16, 17 tuổi, Tô Thùy Yên được ca tụng là một trong “tứ trụ của thi ca miền Nam” cùng với Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, và Nguyễn Đức Sơn.
    Năm 1956, cùng với nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, nhà văn Mai Thảo và các họa sĩ Duy Thanh, Ngọc Dũng, ông sáng lập một nhóm sáng tác mang tên Sáng Tạo, được biết đến với phong trào khai sinh "thơ tự do" ở miền Nam vào thập niên 1960.


    Nhà thơ Tô Thùy Yên (1938-2019) trong tranh của họa sĩ Đinh Cường (1939-2016)

    Trao đổi với VOA-Việt ngữ, nhà thơ Du Tử Lê cho biết đă từng làm việc với ông Tô Thùy Yên tại Cục Tâm lư chiến ở Saigon. Ông nói:
    “Thứ nhất, đó là một tiếng thơ lớn của miền Nam, thứ hai, đó là một người rất là nguyên tắc. Thời gian anh ở trong quân đội, anh là người rất là kỷ luật, thăng tiến rất là nhanh. Chức vụ sau cùng của anh là Thiếu Tá, Trưởng Pḥng Văn nghệ của Cục Tâm lư chiến.”
    Trong những tác phẩm gắn liền với tên tuổi của Tô Thùy Yên, phải nhắc đến bài thơ “Chiều trên phá Tam Giang”, được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ nhạc. Một bài thơ khác có ư nghĩa lịch sử gây ấn tượng cả trước lẫn sau năm 1975 là “Trường sa hành”, sáng tác tháng 3 năm 1974, hai tháng sau ngày Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa lúc từ tay Việt Nam Cộng Ḥa.
    Trao đổi với VOA-Việt ngữ từ California, nhà báo Đinh Quang Anh Thái nói nhà thơ Tô Thùy Yên đă "để lại một dấu ấn lớn trong sinh hoạt văn học của miền Nam", ông nhắc tới một số bài thơ đă gây ấn tượng sâu sắc đối với ông.
    “Trước năm 1975, chúng ta biết đến bài Trường Sa hành và bài Chiều trên phá Tam Giang, nhưng mà sau năm 1975, với 10 năm tù, Tô Thùy Yên lúc ông trở về, th́ bài 'Ta về' nức tiếng, trong đó có những câu như:

    Ta về khai giải bùa thiêng yểm
    Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi
    Hăy kể lại mười năm chuyện cũ
    Một lần kể lại để rồi thôi


    Câu ấy chứng tỏ cho thấy rằng ông không c̣n mang nặng chĩu một tấm ḷng thù hận hoặc oán hận một giai đoạn mà ông đă bị cực nhọc như vậy.”

    Nhà báo Đinh Quang Anh Thái chia sẻ một kỷ niệm có thể nói lên được con người Tô Thùy Yên:
    “Chúng tôi nhớ rằng lúc mà anh em từ Việt Nam phát động phong trào xây dựng nhà cho gia đ́nh các chiến sĩ đă hy sinh trong trận chiến Hoàng Sa năm 1974, nhà thơ Nguyễn Duy ở trong nước, tác giả của bài Từ xa nh́n tổ quốc bày tỏ thiết tha muốn mời được Tô Thùy Yên từ hải ngoại trở về, cùng với Duy làm một đêm thơ ở Saigon, đọc Trường Sa hành và Ta về th́ có lẽ sẽ thích thú lắm, anh Tô Thùy Yên có nói rằng anh muốn lắm nhưng sức khỏe không cho phép, và anh đă chép nguyên văn bài Ta Về để tặng cho chương tŕnh Nhịp cầu Hoàng Sa. Bài thơ đó đă được anh em nhóm Nhịp cầu Hoàng Sa ở Việt Nam bán đấu giá để góp tiền xây nhà cho gia đ́nh các chiến sĩ VNCH đă tử trận trong trận chiến Hoàng Sa 1974. Bây giờ ngồi nhớ lại Tô Thùy Yên th́ nhớ lại nụ cười rất hiền của một người miền Nam, nhớ lại điếu thuốc, và nhớ lại 2 câu thơ chót: “C̣n chút rượu nồng xin rưới xuống, Giải oan cho cuộc biển dâu này.”
    Tô Thùy Yên đă cùng gia đ́nh sang định cư tại Saint Paul, Minnesota vào cuối năm 1993, sau đó chuyển về sinh sống tại thành phố Houston, tiểu bang Texas cho tới khi ông qua đời.

    Hoài Hươn

    Tô Thùy Yên, gơ cửa thiên thu




    Thi sĩ Tô Thùy Yên. (Họa sĩ Phan Nguyên)

    Tôi biết làm thơ từ khi c̣n rất nhỏ nhưng măi tới gần tuổi năm mươi mới thật sự đọc được thơ qua một người mà càng đọc tôi càng được mở ra những cánh cửa khác của sự mầu nhiệm từ thi ca. Người làm thơ ấy là Tô Thùy Yên, một ánh sáng khơi gợi niềm cảm hứng, một cành khô giữa rừng có khả năng giúp người đi lạc trong cơn mê muội thẳm sâu của hưng phấn t́m được lối ra, một lẻ loi của cây xương rồng giữa sa mạc có khả năng chống lại sự cô đơn mà thượng đế giao phó.

    Thơ của Tô Thùy Yên được rất nhiều người yêu mến v́ chất tĩnh trong cái động của nó. Nếu 10 năm tù là trạng thái “động” của những buốt nhức của cơn đau thể xác th́ “thế giới vui từ nỗi lẻ loi” là cái tĩnh thiền đạo của một người đă hiểu tường tận nỗi lẻ loi có sinh lực như thế nào. Lẻ loi ấy chỉ có thể hiện hữu trong một tâm thế vị tha, tha thứ những hằn học, những miệt thị, những oán khí của người khác đă dành cho ḿnh. Lẻ loi v́ sẽ không có nhiều người làm được. Lẻ loi v́ tuy cúi mái đầu sương đă điểm nhưng vẫn tin vào tâm lượng của đất trời vẫn nặng trĩu niềm vui.
    Niềm vui ấy Tô Thùy Yên đă t́m thấy sau khi từ giă trại cải tạo về nhà sau hơn 10 năm biệt xứ:

    “Ta về cúi mái đầu sương điểm
    Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
    Cảm ơn hoa đă v́ ta nở
    Thế giới vui từ mỗi lẻ loi.”


    Chất thiền trong thơ Tô Thùy Yên có lẽ được h́nh thành từ những cơ cực mà cuộc đời ông chứng kiến. Những cái chết anh liệt nhưng thảm thương, những chia ly tràn khỏi bến bờ đau đớn, sự phân hủy cuộc sống đến vô tận đă đày ải tâm linh trước khi chính bản thân ông sụp đổ. Trong bài Qua sông ông viết:
    “Áo quan phong quốc kỳ anh liệt / Niềm thiên thu đầm cỗ xe tang / Quê xa không tiện đường đưa tiễn / Nghĩa tận sơ sài, đám lạnh tanh / Thêm một chút ǵ như hối hả / Người thân chưa khóc ráo thâm t́nh...”
    Những câm nín ấy vẫn ám ảnh ông nhiều năm sau trong bài Ta về, nỗi ám ảnh chiến tranh và t́nh người, một “hội chứng nghiến răng” của nhân loại: xông vào cái chết để bảo vệ ảo tưởng. Tô Thùy Yên sống và gậm nhấm thời kỳ ấy nên biết từng mùi vị của những lần hành quân đầy máu, máu của bạn bè lẫn đối phương. Máu không những đổ ra từ súng đạn nó cũng đổ ra từ tàn khốc của trại giam. Ám ảnh trở thành thói quen và Tô Thùy Yên lẩm bẩm sợ cho cơn thất lạc của chính ḿnh:
    “Ta về như bóng ma hờn tủi / Lục lại thời gian, kiếm chính ḿnh / Ta nhặt mà thương từng phế liệu / Như từng hài cốt sắp vô danh”
    Trong những cuộc hành quân ấy Tô Thùy Yên không ít lần thấy vẻ đẹp tiềm ẩn phía sau những quả ḿn tàn nhẫn, những bức tranh được ông phác thảo vội vă miêu tả cái mỏi mệt của thiên nhiên quyện lấy con người như một định mệnh khắc nghiệt. Con người th́ ră rời trời th́ thấp và ướt sũng, mây trên trời lục b́nh dưới sông tất cả như ḥa nhịp cho một bản nhạc buồn chỉ có chiến tranh mới có thể tạo ra được:
    “Đây ngă ba sông, làng sát nước / Xuồng ba lá đậu kế chân bàn / Trời mới tạnh mưa c̣n thấp ướt / Lục b́nh, mây mỏi chuyến lang thang”
    Tô Thùy Yên là một nhà thơ, đă hẳn, tuy nhiên ông c̣n là một họa sĩ thiên tài. Thơ ông đầy màu sắc quyết liệt chói chang của mặt trời, lạnh lẽo cô đơn như nước biển, và hơn cả tranh, màu sắc trong thơ ông phảng phất h́nh bóng con người. Trong “Trường sa hành”, một bài thơ quan trọng trong sự nghiệp thi ca của ông chúng ta có thể đồng ư với nhau ở điểm: màu sắc đă tạo thơ ông khác biệt vượt qua rất nhiều tác giả khác củng thời. Chỉ có điều không như hội họa, chúng ta chỉ thấy hai màu xanh lơ và đen trong cả bài thơ nhưng trong ḷng lại bùng vỡ hàng loạt những gam màu khác: Đỏ úa của mặt trời trong ánh chiều tà mà tác giả gọi là “chiều ră” Những thay đổi quang phổ của rong biển, những long lanh từ muôn vạn tầng màu làm hồn ta lay động, màu lửa cháy rực cả đào khiến chim cũng đen úa cả tiếng xao xác quần bay. Miếng mồi cháy một màu khét khói cũng không khỏi ngậm ngùi…

    Trong làn nước vịnh xanh lơ mộng
    Những cụm rong óng ả bập bềnh
    Như những tầng buồn lay động măi
    Dưới hồn ta tịch mịch long lanh

    Mặt trời chiều ră rưng rưng biển
    Vầng khói chim đen thảng thốt quần
    Kinh động đất trời như cháy đảo...
    Ta nghe chừng phỏng khắp châu thân


    Ta ngồi bên đống lửa man rợ
    Hong tóc râu, chờ chín miếng mồi
    Nghe cây dừa ngất gió trùng điệp
    Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi

    …..

    Rồi nữa, kế sau màu sắc là âm thanh. Thứ âm thanh kinh khủng của tiếng gọi không thành lời. Âm thanh bị bóp nghẹt giữa hư vô. Âm thanh rơi vào một khoảng cách đặc sệt của không gian đóng kin:
    “Đất liền, ta gọi, nghe ta không? / Đập hoảng Vô Biên, tín hiệu trùng / Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc / Con chim động giấc gào cô đơn”
    Viết về Tô Thùy Yên phải cần cả cuốn sách, một vài trang giấy không những bất toàn mà c̣n hời hợt. Nhưng sự ra đi của ông nếu không thể thắp bằng đuốc để tưởng nhớ th́ đành dùng một nén nhang cũng đủ để tiển đưa ông. Trong tâm thế ấy cùng chia sẻ với những ǵ mà năm 1991 ông đă viết trong trại biệt giam 3C Tôn Đức Thắng:

    Ta nằm xuống

    Dỗ ḿnh hăy cố ngủ
    Tập quen dần với giấc thiên thu

    Hăy ngủ, ông nhé và tôi tin rằng những ǵ ông để lại thế gian này cũng thiên thu không kém….
    Mặc Lâm

  2. #2
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,489
    Tô Thùy Yên, cánh chim c̣n để vệt



    "... Tôi được gặp nhà thơ Tô Thùy Yên một lần tại Houston, hôm nhà thơ Phan Xuân Sinh ra mắt cuốn sách Sống Với Thời Quá Văng. Buổi tṛ chuyện tại nhà anh Sinh đến nửa đêm, trong tiếng đàn thùng của anh Ngu Yên, giọng ngâm không dứt của anh Trần Khánh Hoà, liên khúc Trần Thiện Thanh do anh Đỗ Xuân Quang từ Atlanta bắt nhịp. Anh Trần Hoài Thư, Trần Phù Thế, Lương Thư Trung, Hoàng Định Nam, Trà Nguyễn… có cả, mỗi người mỗi vẻ ngây thơ trong đôi mắt già nua bất luận. Một đêm thơ nhạc sẽ c̣n hoài trong kư ức những người dính líu tới con chữ ở hải ngoại.


    Ngoài hiên, nhà thơ Tô Thùy Yên tṛ chuyện cùng tôi và Đinh Yên Thảo như những người quen gặp lại. Dù chỉ gặp lần đầu, trong chữ “Duyên” cửa Phật mà thành lấn cấn tới hôm nay. Ngồi đọc lại bài thơ “Ta về” trong tiết tháng Tư, nơi sân sau nhà vắng. Chút gió Xuân nồng nàn nhà bên cắt cỏ. Giấc mơ chiều, người nông dân chỉ mong được "về quê vỡ đất, tháng tư đi tậu trâu ḅ, để ta tiếp tục làm mùa tháng năm"…". (trích từ bài viết "Ta Về" của tác giả Phan)
    Đó là đoản văn của anh bạn Phan (Vỉa Hè) của tôi viết ngay sau lần đầu gặp được nhà thơ Tô Thùy Yên chừng đâu 10 năm trước. C̣n tôi th́ trước đó gặp ông đă vài lần, tại Dallas và cả Houston, Texas. Lần đầu tại đám cưới thứ nam của nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp cũng gần 20 năm trước, có đông đúc văn nghệ sĩ về tham dự khá chân t́nh. Vừa tiệc đám cưới lại xem như cuộc họp mặt các văn nghệ sĩ bay về bởi sự quư mến nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp. Tôi dẫn chương tŕnh nên có khách quen đến đề nghị rằng, bên dưới nghe có nhà thơ Tô Thùy Yên hiện diện, hăy mời ông lên nói vài điều cho mọi người biết mặt. Ông lên sân khấu theo lời mời. Nhưng nói rất ít, hầu như chỉ chào hơn là nói điều ǵ đó, tôi c̣n nhớ vậy. Cả vài lần sau gặp lại, ông cũng chỉ là người trầm ngâm, nghe nhiều hơn nói. Chỉ có lần như nhà báo Phan viết ở trên, không hiểu tại sao ông tỏ ra vui vẻ, tṛ chuyện rất nhiều. Giữa buổi tiệc, tôi hỏi ông, "Anh kể về bài thơ Chiều Trên Phá Tam Giang đă viết như thế nào?". Như nhiều bài thơ khác của ông, đúng hơn là những trường thi hàng trăm câu của ông, "Chiều trên Phá Tam Giang" là một trong những trường thi mang tầm vóc lớn lao về cuộc chiến khốc liệt trên quê hương Việt Nam. Ông cật vấn lịch sử và chiến tranh bằng cái nh́n nhân bản trong t́nh dân tộc, lồng thêm thân phận con người và t́nh yêu tuổi trẻ giữa chiến tranh.
    Ông kể đó là một ngày của mùa Hè đỏ lửa năm 1972, ông bay theo tướng Bùi Thế Lân, vị Tư Lịnh Thuỷ Quân Lục Chiến để thị sát chiến trường, trong vai tṛ một kư giả báo chí. Từ trực thăng nh́n xuống phá Tam Giang, h́nh ảnh một vị Thiếu Tá đứng giữa gió lộng, mênh mông nước trời phía dưới đă tạo cho ông một cảm xúc mănh liệt về thân thận nhỏ bé của con người trong chiến tranh, trong không gian điêu tàn của ṿng vây tử thần . Thế rồi bài thơ ra đời. Tôi đọc lại, quả thật là vậy.

    "Chiếc trực thăng bay là mặt nước,
    Như cơn mộng nhanh,
    Phá Tam Giang, Phá Tam Giang,
    Bờ băi hỗn mang, ḍng bát ngát,
    Cát hôn mê, nước miệt mài trôi,

    Ngó xuống cảm thương người lỡ bước
    Trời nước mông mênh, thân nhỏ nhoi..." (*)

    Ông tiếp, ông muốn viết bài trường thi làm ba phần, về người lính trẻ Việt Nam Cộng Ḥa, về người chiến binh Bắc Việt và sự cứu rỗi của t́nh yêu trước sự mong manh của phận người trong thời chiến. Thế là bài thơ ra đời như chúng ta đă đọc. Là người lính, một Thiếu Tá Tâm Lư Chiến, nhưng cũng là người nghệ sĩ, ông nh́n cuộc chiến đang diễn ra như một cuộc chiến ủy nhiệm huynh đệ tương tàn mà cả hai bên đều là nạn nhân của lịch sử. Cái nh́n cảm thông, độ lượng đến cả kẻ địch quân bị dẫn dụ chuyện "sinh Bắc tử Nam".

    "Ta thương ta yếu hèn,

    Ta thương ngươi khờ khạo
    Nên cả hai cùng cam phận quay cuồng
    Nên cả hai cùng mắc đường lịch sử
    Cùng mê sa một con đĩ thập thành

    Chiều trên Phá Tam Giang rộn ràng tiếng chiến trận
    Chiều trên Phá Tam Giang im ĺm âm cảm thông..."

    Dường như đó là một đêm mưa. Cả ba chúng tôi ra hiên trước hút thuốc như Phan kể. Ông châm thuốc rồi nở nụ cười khoan thai, quay sang tôi: "Sao em không hỏi về cô gái trong bài thơ?". Tôi cười chống chế, "em muốn nghe về cả bài thơ trước". Ông kể đó là mối t́nh với một thiếu nữ xinh đẹp, nhà có cửa tiệm trong thương xá Tam Đa. Ông đem cuộc t́nh của ḿnh viết thành cuộc t́nh của người lính sống chết nơi tuyến đầu, nhớ về người yêu như sự một hy vọng và cứu rỗi, t́m sự b́nh an ở một nơi xa xôi, trong khi người yêu là cô sinh viên bé nhỏ tuổi đôi mươi luôn canh cánh nỗi lo sợ ly biệt, mất mát.

    “Chiều trên phá Tam Giang
    Anh sực nhớ em
    Nhớ bất tận.

    Anh yêu em, yêu nuối tuổi hai mươi,
    Coi chuyện đó như lần đi tuyệt tích
    Trong nước trời lăng đăng ngh́n trùng,
    Không nghe thấy cả tiếng ḿnh độc thoại…”



    “Nghĩ tới anh, nghĩ tới anh,
    Cơn nghĩ tới không sao cầm giữ nỗi
    Như ḍng lệ nào bất giác rơi tuôn.
    Nghĩ tới, nghĩ tới một điều hệ trọng vô cùng
    Của chiến tranh mà em không biết rơ.
    Nghĩ tới, nghĩ tới một điều hệ trọng vô cùng
    Một điều em sợ phải nghĩ tới…”


    Nhật Trường Trần Thiện Thanh đă chọn và viết lại thành ca khúc "Chiều Trên Phá Tam Giang" cho đoạn thơ t́nh yêu này, nhưng ông bảo đó không phải tứ thơ ông hài ḷng nhất. Tôi bảo, ít ra nó đă mang một phần bài thơ đến với đại chúng. Ông gật đầu. Tôi không rơ ông gật đầu đồng ư hay về điều ǵ đó đang suy tưởng trong đầu.
    Có lẽ tôi không phải là người đầu tiên hỏi ông về bài thơ và cũng có thể ông chẳng phải mẫu người dễ dàng kể lại câu chuyện tương tự ở mọi nơi. Tôi không chắc. Nhưng tôi nghĩ một con người lặng lẽ trong lời nói và ngạo mạn trong tư tưởng như ông có lẽ không cần những lư giải, phụ chú khi trở về với nơi b́nh yên khởi đầu. Bởi ông từng bảo rằng, làm người sao như cánh chim bay qua bầu trời, chẳng để lại dấu vết ǵ. Đó là cảm thức đời sống của riêng ông. C̣n với chúng ta, có là cánh chim bay qua th́ ông vẫn để lại những vệt dài hơn những bài thơ, bản nhạc của ḿnh. Bởi chúng là những chứng nhân bi hùng và ngậm ngùi của một giai đoạn lịch sử dân tộc.

    Đinh Yên Thảo (viết riêng cho VOA)
    (22/05/2019)

    Dallas, Texas

    ____________________ ____________________ ___________


    (*) Trích từ bài thơ "Chiều Trên Phá Tam Giang"
    Nguyên bài:

    Chiếc trực thăng bay là mặt nước
    Như cơn mộng nhanh
    Phá Tam Giang, phá Tam Giang
    Bờ băi hỗn mang, ḍng bát ngát
    Cát hôn mê, nước miệt mài trôi
    Ngó xuống cảm thương người lỡ bước
    Trời nước mông mênh, thân nhỏ nhoi
    Phá Tam Giang, phá Tam Giang
    Nhớ câu ca dao sầu vạn cổ
    Chiều ḍn tan, nắng đọng nứt ran ran
    Trời thơm nước, thơm cây, thơm xác rạ
    Thơm cả thiết tha đời
    Rào rào trận gió nhám mặt mũi
    Rào rào trận buồn ngây chân tay
    Tô Thùy Yên

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 21-11-2014, 10:43 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 04-06-2013, 10:55 PM
  3. Lễ Hội Quốc Tế 2012 ở Texas, USA
    By Sydney in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 1
    Last Post: 08-11-2012, 03:05 AM
  4. Replies: 5
    Last Post: 26-07-2011, 12:43 PM
  5. Replies: 3
    Last Post: 24-07-2011, 12:40 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •