Page 17 of 55 FirstFirst ... 713141516171819202127 ... LastLast
Results 161 to 170 of 546

Thread: Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

  1. #161
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Dịch virus corona tràn vào làng thể thao thế giới


    Số lượng người tham gia Giải chạy việt dă Tokyo Marathon ngày 01/03/2020 (T) giảm hẳn v́ dịch Covid-19 so với năm 2019 (P). Kyodo/via REUTERS

    Thế giới những ngày này đang phải chống chọi với bệnh dịch viêm phổi chết người Covid-19. Trận dịch xuất phát từ Trung Quốc đang tràn vào mọi lĩnh vực đời sống xă hội trong đó thể thao cũng không thể tránh được những hệ lụy.



    Hàng loạt các trận đấu phải diễn ra khép kín không khán giả, nhiều giải vô địch bị hoăn vô thời hạn, một số giải đấu bị hủy bỏ… Đó là vài nét phác họa các hoạt động thể thao của thế giới trong những ngày qua khi mà dịch virus corona không ngừng lây lan ra khắp các châu lục trên thế giới.

    Trong tuần, hôm thứ Năm 27/02, vận động viên chuyên nghiệp đầu tiên trở thành nạn nhân của nạn dịch virus corona. Nữ cầu thủ đội bóng đá trong nhà Futsal của Iran Elham Sheikhi, 23 tuổi, đă bị chết v́ virus SARS nCoV-2 tại thành phố Qom, ổ phát dịch của nước này. Tại Ả Rập Xê Út, cuộc đua xe đạp quốc tế lớn trong UAE Tour đă bị hủy bỏ v́ phát hiện hai ca dương tính với virus corona mới (SARS nCoV-2) trong một đội đua. Tại châu Âu, một số vận động viên, cầu thủ bóng đá đă bị cách ly v́ nghi nhiễm virus sau khi di chuyển từ vùng có dịch về.

    Hàng loạt sự kiện thể thao lớn đă bị hoăn khiến lịch tŕnh thi đấu trong thời gian tới đang bị đảo lộn hoàn toàn v́ dịch, đầu tiên là châu Á rồi lan sang châu Âu. Tại hai châu lục này, chỉ c̣n vài tháng nữa sẽ diễn ra những sự kiện thể thao lớn nhất thế giới : Olympic Tokyo và Cúp Bóng đá châu Âu UEFA lần đầu diễn trên quy mô rộng khắp châu lục, ở 12 quốc gia.

    Tại Trung Quốc, tâm dịch của thế giới, cũng là nơi dự kiến đầu năm nay diễn ra nhiều giải đấu quốc tế quan trọng ở nhiều môn thể thao, trong đó có những giải đấu liên quan trực tiếp đến các sự kiện thể thao lớn trong khu vực hay thế giới như Cúp Bóng đá châu Á, ṿng loại Cúp Bóng đá Thế giới 2022 tại Qatar và rất nhiều giải đấu tuyển chọn chuẩn bị cho Olympic 2020. V́ dịch virus corona, tất cả đều đă bị hủy, lùi thời hạn hoặc chuyển địa điểm sang châu lục khác.

    ADVERTISING

    Ads by Teads

    Những diễn tiến lây lan của dịch virus corona những ngày gần đây tại Hàn Quốc, Iran, Ư và Pháp cho thấy t́nh h́nh bệnh dịch có xu hướng ngày thêm trầm trọng và phức tạp không dễ ǵ ngăn chặn được trong nay mai.

    Việt Nam : Tham vọng giành vé dự Olympic 2020 bị đảo lộn

    Việt Nam nước láng giềng của Trung Quốc, bị ảnh hưởng từ rất sớm của dịch virus corona. Tuy số lượng ca nhiễm phát hiện theo thông báo chính thức không nhiều, 16 ca và đều đă khỏi bệnh, nhưng Việt Nam vẫn là khu vực có rủi ro cao. Thể thao của Việt Nam không là ngoại lệ cũng đang phải chịu những tác động và t́m cách ứng phó với dịch. Trả lời Tạp chí Thể thao RFI, tiến sĩ Dương Đức Thủy, trưởng bộ môn Điền kinh, Tổng cục Thể dục Thể thao cho biết :


    PV. Tiến sĩ Dương Đức Thủy

    Olympic Tokyo 2020 và EURO

    Các liên đoàn thể thao quốc gia và quốc tế thực sự lúng túng và bị sức ép rất lớn trước tiến triển lây lan dịch virus corona mỗi ngày thêm xấu. Vào lúc này, các tin đồn khả năng hoăn Thế Vận hội Tokyo 2020, dự kiến khai mạc ngày 24/06, lại rộ lên. Hôm thứ Sáu 28/02, chủ tịch Ủy Ban Olympic Quốc Tế (CIO) Thomas Bach đă phải có cuộc họp báo qua điện thoại dành riêng cho báo chí Nhật.

    Lănh đạo định chế thể thao số 1 thế giới khẳng định « hoàn toàn quyết tâm » tổ chức Thế Vận hội mùa hè Tokyo 2020 đúng như dự kiến. Trước đó, một thành viên của CIO, đại diện Canada Dick Pound cũng cho biết CIO « không dự tính hoăn hay hủy Olympic Tokyo 2020 chừng nào Tổ Chức Y Tế Thế Giới chưa khuyến nghị làm việc đó » và ưu tiên hiện nay của CIO là làm sao quá tŕnh thi đấu giành vé đi dự Olympic diễn ra và mà vẫn bảo vệ sức khỏe của vận động viên. Tuy nhiên, khi được hỏi về có hạn chót cho quyết định tổ chức Thế vận hội, quan chức của CIO tránh trả lời trực tiếp vào câu hỏi.

    C̣n tại châu Âu, sau khi virus corona tràn vào Ư lây lan nhanh chóng, các hoạt động thi đấu thể thao từ các giải đấu quốc gia đến quốc tế hoặc bị hủy, hoặc phải diễn ra không khán giả. Các giải đấu lớn bị đe dọa. Lo lắng cho EURO 2020 cũng đang lớn dần cùng quy mô và tốc độ lây lan của dịch Covid-19, nhất là giải đấu sẽ được tổ chức ở 12 quốc gia khác nhau và sự di chuyển một số lượng cổ động viên khổng lồ. Các giới chức cũng như đối tác của làng thể thao thế giới chỉ c̣n biết theo dơi sát t́nh h́nh dịch và chỉ thị của chính quyền mỗi nước cũng như Tổ Chức Y Tế Thế Giới.

  2. #162
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Virus corona: Bài học nhớ đời khi lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc


    Công nhân trên dây chuyền sản xuất trang bị bảo hộ đối phó với dịch virus corona tại quận Hăn Châu (Xinzhou), Vũ Hán, ngày 12/02/2020. China Daily via REUTERS

    Con virus corona đang dạy cho những bài học đích đáng về việc để các mặt hàng thiết yếu phụ thuộc vào một quốc gia duy nhất. Ngay cả khi dịch Covid-19 sớm kết thúc, thế giới ngày càng lo ngại hơn về Trung Quốc. Rất ít công ty có thể hoàn toàn rời hẳn Hoa lục, nhưng ư định ra đi đang sôi sục, và hiện tượng này sẽ vẽ lại bản đồ chuỗi cung ứng ở châu Á.



    Trang b́a tuần báo L’Express kỳ này đăng ảnh Sylvain Tesson, nhà văn best-seller Pháp. L’Obs dành riêng một số báo 48 trang tưởng niệm Jean Daniel, người đồng sáng lập tuần báo, một nhà báo tự do, trí thức dấn thân và nhà văn nổi tiếng. Le Point lo ngại trước « Phe siêu cực tả, mối đe dọa mới », Courrier International dành chủ đề cho « Mafia mạnh nhất thế giới tại Ư », lực lượng Nrangheta. Trên trang nhất của The Economist là quả địa cầu với những con virus corona như những tiểu hành tinh bay quanh, khi nạn dịch « đă trở nên toàn cầu ».

    Các tập đoàn đa quốc gia chưa sẵn sàng đối phó với nạn dịch

    Trong bài « Virus corona gây xáo trộn nền kinh tế thế giới », The Economist nhận định nạn dịch đă gây hậu quả nghiêm trọng đối với các chuỗi cung ứng, và rất ít công ty thực sự chuẩn bị đối mặt với những nguy cơ như vậy.

    Điển h́nh là Apple, lệ thuộc cho đến nỗi hăng United Airlines hàng ngày đưa khoảng 50 nhà quản lư qua lại giữa Trung Quốc và California. Nhưng nay United và nhiều hăng hàng không đă ngưng các chuyến bay đến Trung Quốc, và chuỗi sản xuất của Foxconn đang thiếu nhân công, như vậy con virus khiến số iPhone được Apple đưa ra bán sẽ giảm 5 đến 10% trong quư này.

    Cùng với tốc độ lan truyền, virus corona ngày càng tác động mạnh lên các hoạt động kinh tế. Du lịch đến và đi từ Trung Quốc giảm mạnh : khoảng 400.000 du khách Trung Quốc phải hủy chuyến đến Nhật, một tàu du lịch bị năm quốc gia từ chối. Hội chợ hàng không lẽ ra mang lại 250 triệu đô la cho Singapore, đă có đến 70 công ty từ chối tham gia trong đó có Lockheed Martin. Hội chợ viễn thông thế giới ở Barcelona bị hủy bỏ.

    Hầu hết các tập đoàn đa quốc gia đều bị bất ngờ, tuy đây không phải là lần đầu chuỗi cung ứng tại châu Á bị rối loạn. Trận sóng thần ở Nhật Bản và nạn lụt ở Thái Lan năm 2011, rồi mới đây là cuộc chiến tranh thương mại do tổng thống Donald Trump khởi động với Bắc Kinh đă cho thấy nguy cơ khi quá lệ thuộc vào Trung Quốc, tuy vậy lănh đạo các tập đoàn liên quan vẫn chưa sẵn sàng đối phó với Covid-19.

    Lao đao v́ lệ thuộc quá nhiều

    Có ba lư do khiến những tháng tới sẽ khó khăn hơn. Trước hết, là do chiến lược giảm giá thành, và lượng hàng dự trữ của một số công ty chỉ c̣n đủ vài tuần. Thứ hai, nhiều tập đoàn ngày nay lệ thuộc vào các nhà máy Trung Quốc nhiều hơn thời dịch SARS : hồi đó Trung Quốc chỉ chiếm 4% GDP thế giới c̣n nay lên đến 16%. Trung Quốc chiếm 40% xuất khẩu toàn thế giới về dệt may, 26% đồ gỗ ; đồng thời tiêu thụ đến 20% khoáng sản toàn cầu. Từ 2003 đến nay, các nhà máy vùng duyên hải đă mở rộng đến vùng nội địa nghèo hơn, như Vũ Hán, sự dịch chuyển của công nhân khiến chuỗi sản xuất dễ tổn thương hơn. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp Trung Quốc nay không chỉ lắp ráp mà c̣n sản xuất.

    Lư do thứ ba, Hồ Bắc là trái tim của « thung lũng sợi quang », với nhiều nhà sản xuất thiết bị cần thiết cho mạng lưới viễn thông, chiếm đến 25% số cáp quang. Một trong những nhà máy sản xuất chip hiện đại nhất Trung Quốc, làm ra bộ nhớ flash cho smartphone cũng đặt tại đây. Các lănh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là điện tử, xe hơi do thiếu linh kiện.

    Tất nhiên các tập đoàn muốn sản xuất lại càng sớm càng tốt, nhưng chưa biết đến bao giờ công nhân mới được phép trở lại nhà máy. Hơn nữa các khu cư xá công nhân bị quá tải : tại nhà máy Foxconn ở Thâm Quyến, nhân viên chen chúc 8 người một pḥng, nếu con virus tái xuất, sẽ có nguy cơ lại bị đóng cửa. Ngay cả khi bắt đầu làm việc lại, việc vận chuyển rất khó khăn. Về lâu về dài, nạn dịch sẽ làm giảm bớt sự gắn bó của các tập đoàn đa quốc gia với Trung Quốc, sau thời gian dài tin rằng chuỗi sản xuất ở nước này là khả tín.

    Bước ngoặt dịch chuyển sản xuất khỏi Hoa lục

    Tương tự, Courrier International trích dịch bài viết của Nikkei Asian Review, theo đó các tập đoàn đa quốc gia sẽ tổ chức lại chuỗi cung ứng, và giải pháp tạm thời này rất có thể trở thành vĩnh viễn. Một số chuyên gia c̣n cho rằng việc này sẽ lại bản đồ sản xuất ở châu Á nếu các công ty « một đi không trở lại ».

    Nhà sản xuất thiết bị cho ngành xây dựng Komatsu đang dịch chuyển sản xuất các bộ phận bằng kim khí và bó cáp từ Trung Quốc sang Nhật và Việt Nam, tương tự với Meiko Electronics. Daikin Industries muốn dời sản xuất máy lạnh sang Malaysia hay một nơi nào khác ngoài Vũ Hán. Nhà sản xuất trang phục thể thao Asics nghĩ đến việc chuyển từ Vũ Hán sang Việt Nam và Indonesia.

    Tuy chỉ là tạm thời, nhưng theo chuyên gia Edward Alden thuộc think tank Council on Foreign Relations, đây sẽ là một bước ngoặt, trong khi nhiều công ty đă buộc phải đa dạng hóa nguồn cung v́ tiền lương và giá thành ở Hoa lục tăng lên, đặc biệt là cuộc chiến thuế quan với Mỹ c̣n kéo dài.

    Dan Alpert, giám đốc ngân hàng đầu tư Westwood Capital ở New York cho rằng Bắc Kinh sẽ để cho đồng nhân dân tệ sụt giá để hỗ trợ các nhà xuất khẩu Trung Quốc, khuyến khích các tập đoàn ngoại quốc quay lại. Nhưng như vậy Bắc Kinh sẽ gặp rắc rối với chính quyền Trump, « v́ việc này rơ ràng vi phạm thỏa thuận giai đoạn 1 ».

    Virus corona dạy bài học đích đáng khi phụ thuộc vào Trung Quốc

    The Economist nhấn mạnh, « Covid-19 đang dạy những bài học nghiêm khắc về việc chuỗi cung ứng dựa hoàn toàn vào Trung Quốc ».

    Cho đến gần cuối tháng Giêng, chỉ có vài nhà lănh đạo ngành dược phẩm, thanh tra an toàn dược và những con diều hâu kiên tŕ là lo âu trước việc phần lớn nguồn cung kháng sinh phụ thuộc vào một ít nhà máy tại Hoa lục, chủ yếu là một cụm nhà máy đặt tại Nội Mông. Rồi nạn dịch Covid-19 bùng phát, việc cách ly khiến nhiều cơ xưởng, hải cảng, và cả những thành phố bị phong tỏa tại Trung Quốc.

    Các nhà lănh đạo Bắc Kinh khẳng định đang chiến thắng con virus, nhờ đó các doanh nghiệp hàng đầu sẽ mở cửa trở lại. Một thắng lợi trước virus corona chủng mới một lần nữa chứng tỏ « ưu thế vượt trội nhờ sự lănh đạo của đảng Cộng Sản Trung Quốc » - ông Tập Cận B́nh tuyên bố trước 170.000 cán bộ trong hội nghị truyền h́nh hôm 23/2. Nhưng cho dù sự khoa trương này có trở thành sự thực đi chăng nữa, các chính phủ ngoại quốc và chủ doanh nghiệp không quên bài học đáng sợ : đối với một số mặt hàng thiết yếu, họ lệ thuộc vào một quốc gia duy nhất !

    Trung Quốc đang thống trị về các hoạt chất (API) trong ngành dược. Nhà máy sản xuất penicilline cuối cùng của Mỹ đóng cửa vào năm 2004, và những nhà máy quốc doanh hoặc được nhà nước trợ giá của Trung Quốc mọc lên thay thế. Các công ty tư nhân nước ngoài t́m kiếm nguyên liệu giá rẻ, không quan tâm đến xuất xứ.

    Một ủy ban của Quốc Hội Mỹ đă mở điều trần hồi tháng 7/2019 về mối đe dọa và cơ hội từ kỹ nghệ dược phẩm Trung Quốc. Một quan chức bộ Quốc Pḥng đề nghị thử h́nh dung Bắc Kinh ngưng cung cấp những loại thuốc không thể thay thế cho quân đội, thí dụ về bệnh than. Một chiến lược gia lưu ư, sự lệ thuộc lẫn nhau trước đây được cho là hợp lư khi quan hệ Mỹ-Trung tốt đẹp, nhưng nay khi đôi bên không c̣n tin tưởng nhau, th́ t́nh trạng phụ thuộc này thật đáng sợ.

    Nguy cơ bị Bắc Kinh bắt chẹt khi xung đột chính trị

    Đối với những nhân vật diều hâu như Peter Navarro, cuộc khủng hoảng virus corona đă được báo trước. Hôm 23/2 ông nhận xét trên kênh Fox News là nguồn cung những loại thuốc chính yếu ở quá xa, cần phải đưa sản xuất trở về nước Mỹ.

    Joerg Wuttke, chủ tịch Pḥng thương mại châu Âu tại Trung Quốc cho biết sự thống trị của Bắc Kinh trong dược phẩm và thuốc trừ sâu là quan ngại chính mà ông nghe được trong những chuyến công du Berlin, Bruxelles và nhiều nơi khác. Người ta lo ngại Bắc Kinh sử dụng thế độc quyền để bắt chẹt khi có bất đồng chính trị, như đă từ chối xuất đất hiếm qua Nhật Bản năm 2012. Theo ông, thời kỳ toàn cầu hóa, tổ chức sản xuất ở bất kỳ nơi nào hiệu quả, nay đă qua rồi.

    James McGregor, nhà tư vấn Mỹ đă nh́n thấy các doanh nghiệp bỏ nhiều trứng vào cùng một cái rổ Trung Quốc trong suốt một thập niên. Với giá nhân công tăng, thương chiến Mỹ-Trung và giờ đây là con virus corona, nhiều công ty kết luận cần đa dạng hóa nguồn cung, dù khó t́m được những nước có cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động thích ứng như Trung Quốc.

    Một tác động khác từ virus thấy rơ ở dàn lănh đạo. Các tập đoàn đa quốc gia ngày càng đưa người Trung Quốc (thường là được đào tạo ở phương Tây) vào bộ máy điều hành, và nạn dịch có thể khiến các nhà điều hành ngoại quốc c̣n ở lại sẽ ra đi. Ô nhiễm không khí, dân tộc chủ nghĩa, độc tài, virus…khiến không ít nhà quản lư người nước ngoài để gia đ́nh về nước, sống một ḿnh tại Hoa lục.

    The Economist kết luận, ngay cả khi dịch Covid-19 sớm kết thúc, rơ ràng là thế giới ngày càng lo ngại hơn về Trung Quốc. Rất ít công ty có thể hoàn toàn rời hẳn Hoa lục, nhưng tâm lư muốn ra đi đang sôi sục.

    Vũ Hán dối trá về số nạn nhân virus corona ngay từ đầu

    Sự thiếu minh bạch của Bắc Kinh về dịch bệnh luôn là nghi vấn. Courrier International đặt câu hỏi « Thành phố Vũ Hán có nói dối về số người bị Covid-19 ? ».

    Hôm 23/2, Trường Giang Nhật Báo (Changjiang Ribao), nhật báo chính thức của thành phố Vũ Hán, đăng một bản tin tưởng niệm Xia Sisi, nữ y tá 29 tuổi vừa tử vong buổi sáng hôm đó. Tờ báo viết : « Ngày 14/2, Sisi đă chăm sóc một bệnh nhân vừa được xác nhận dương tính với virus corona ». Nhưng Sở Y tế thành phố lại tuyên bố hôm đó không có ca nào.

    Tạp chí kinh tế uy tín Tài Kinh (Caixin) ngày 20/2 đưa tin « 11 người cao tuổi tại một nhà dưỡng lăo đă chết ». Hôm sau, chính quyền Vũ Hán bác bỏ, và c̣n dọa « lan truyền tin đồn trong thời kỳ dịch bệnh » có thể bị tù đến 7 năm. Cao Wenjiao, nhà báo của Tài Kinh không chịu thua, ngay sau đó cho công bố danh sách cụ thể những người tại cơ sở trên bị chết, tuổi, thời điểm và nguyên nhân tử vong. « Từ tháng 12/2019 đến tháng 2/2020 có 19 người chết tại nhà dưỡng lăo này, chỉ cách chợ hải sản Vũ Hán có vài trăm mét ». Chính quyền thành phố lần này không cải chính.

    Một điểm gây tranh căi nữa là ca tử vong đầu tiên do virus corona xảy ra khi nào ? Theo Tân Hoa Xă, đến nửa đêm 10/1 « có 41 ca dương tính, trong đó có một người chết ». Nhưng một tuần sau Tân Kinh báo tiết lộ « có đến 15 tử vong và 104 ca dương tính trước ngày 31/12/2019 », và theo Hiệp hội y tế dự pḥng Trung Quốc, « lây nhiễm từ người sang người đă diễn ra từ giữa tháng 12/2019 ».

    Dịch bệnh do con người làm xáo trộn môi trường

    Le Monde Diplomatique đặt vấn đề về mặt sinh thái. Phải chăng đă đến lúc tự hỏi v́ sao các loại dịch bệnh liên tục xảy ra ?

    Thủ phạm có phải là loài tê tê, dơi hay rắn ? Từ năm 1940, hàng trăm loại virus gây bệnh xuất hiện tại những vùng trước đây chưa bao giờ quan sát thấy. Đó là trường hợp của HIV, Ebola hay Zika, và 60% có xuất xứ từ động vật hoang dă. Nhưng thú hoang không có tội t́nh ǵ, hầu hết virus sống chung ḥa b́nh với chúng. Nạn phá rừng, đô thị hóa và kỹ nghệ hóa đă giúp cho virus tiếp cận với con người, thích ứng với cơ thể chúng ta, và từ vô hại trở thành độc hại.

    Virus Ebola là một minh chứng. Một nghiên cứu năm 2017 chứng minh virus này xuất hiện nơi nhiều loài dơi, chủ yếu tại Trung Phi và Tây Phi, nơi nhiều cây rừng bị đốn hạ. Dơi đành phải bay đến đậu trên những cây trong vườn nhà, ăn trái cây và lây bệnh cho người. Nhà dịch tễ học Larry Brilliant nói : « Không thể tránh được sự xuất hiện của virus, nhưng dịch bệnh th́ được » - với điều kiện con người không làm xáo trộn thiên nhiên và cuộc sống của loài vật

  3. #163
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Thái Lan ghi nhận ca tử vong đầu tiên v́ virus Corona
    01/03/2020


    Người dân được phát nước rửa tay trong chiến dịch pḥng chống COVID-19 tại một ga tàu ở Thái Lan.


    Thái Lan hôm 1/3 xác nhận ca tử vong đầu tiên v́ chủng virus Corona mới (COVID-19) ở nước này, theo Reuters.

    Chính quyền Thái Lan cho hay rằng người đàn ông 35 tuổi từng làm việc trong ngành bán lẻ và đă có tiếp xúc với nhiều du khách trong giai đoạn bùng phát dịch bệnh ban đầu.

    Một quan chức của cơ quan pḥng chống dịch bệnh của Thái Lan được dẫn lời nói rằng “đây là trường hợp lây nhiễm ở địa phương” và nạn nhân nhiễm bệnh v́ tiếp xúc với nhiều khách du lịch Trung Quốc.



    Theo Reuters, Thái Lan tới nay đă ghi nhận 42 người nhiễm COVID-19 kể từ tháng Một.

    Tin cho hay, 30 người trong số đó đă hồi phục. 11 người hiện vẫn nằm viện.

    Theo Reuters, các biện pháp pḥng chống COVID-19 có hiệu lực ở Thái Lan hôm 1/3, theo đó quan chức y tế có thể yêu cầu người bị nghi nhiễm bị cách ly cũng như ra lệnh đóng cửa các nơi công cộng để khống chế việc lây lan dịch bệnh.

  4. #164
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    COVID-19: Hàn Quốc xét nghiệm giáo chủ Tân Thiên Địa
    01/03/2020


    Một nhân viên y tế Hàn Quốc ngồi nghỉ.


    Ông Lee Man-hee, người sáng lập và hiện là thủ lĩnh của Tân Thiên Địa, giáo phái là tâm điểm của dịch virus Corona mới (COVID-19) ở Hàn Quốc, đă được xét nghiệm hôm 29/2, Reuters đưa tin hôm 1/3, dẫn lại hăng tin Yonhap của Hàn Quốc.

    Yonhap dẫn lời một quan chức của giáo phái Tân Thiên Địa nói rằng hiện nhóm này vẫn đang chờ kết quả xét nghiệm.

    Trong khi đó, Reuters nói rằng hăng này đă gọi điện thoại tới trụ sở của Tân Thiên Địa ở Gwacheon, ngoại ô phía nam của Seoul, nhưng không có ai nhấc máy.


    Tuy nhiên, hăng này cho biết rằng trong một thông cáo ra cuối ngày 1/3, Tân Thiên Địa kêu gọi chấm dứt “việc kỳ thị, thù hận và vu khống” đối với các tín đồ của giáo phái, đồng thời tuyên bố sẽ hợp tác với chính phủ để khống chế dịch bệnh.

    Reuters cũng đưa tin rằng các nhà thờ ở Hàn Quốc hôm 1/3 đă bị đóng cửa để ngăn việc lây nhiễm COVID-19 và thay vào đó việc cầu nguyện được tổ chức qua mạng Internet.

    Hăng tin này dẫn thông tin từ cơ quan y tế Hàn Quốc cho biết đă ghi nhận thêm 586 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca lên 3.736 trường hợp nhiễm.

    Trong số các ca nhiễm mới này, 333 ca được ghi nhận ở thành phố Daegu, nơi có nhà thờ của Tân Thiên Địa.

  5. #165
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Mỹ chưa rơ nguồn gốc nhiễm bệnh của ca đầu tiên tử vong v́ Corona
    02/03/2020


    Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar (phải).



    Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar hôm 1/3 nói rằng Hoa Kỳ vẫn chưa rơ bệnh nhân đầu tiên tử vong v́ chủng virus Corona mới (COVID-19) bị nhiễm virus gây chết người này như thế nào, theo Reuters.

    Ông Azar được trích lời nói trên chương tŕnh “Face the Nation” của kênh CBS rằng không có bằng chứng nào cho thấy người đàn ông ở độ tuổi 50 có tiếp xúc với người đă tới vùng dịch trước đó.

    Tổng thống Trump và ông Pence trong một cuộc họp báo về COVID-19.
    XEM THÊM:
    Mỹ đặt công ty 3M sản xuất 35 triệu khẩu trang mỗi tháng
    Theo Reuters, các quan chức liên bang và tiểu bang Washington, nơi người đàn ông tử vong, vẫn đang điều tra lư do v́ sao bệnh nhân có các chứng bệnh khác này lại nhiễm COVID-19.

    Ông Azar nói rằng nguy cơ đối với người dân Mỹ vẫn thấp và các biện pháp khống chế dịch bệnh đă được tiến hành.

    Tuy nhiên, quan chức này nói rằng thêm các ca bệnh mới nhiều khả năng sẽ xuất hiện và hiện chưa rơ là dịch bệnh rốt cuộc sẽ lan rộng tới mức nào ở Mỹ.

  6. #166
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Tại sao WHO rụt rè với Coronavirus?
    29/01/2020
    Mặc Lâm



    Trong cuộc họp báo chiều 26/1 (mùng 2 Tết), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ tŕ cuộc làm việc thứ ba trong ṿng 4 ngày qua với Ban Chỉ đạo pḥng chống dịch bệnh của Bộ Y tế về công tác pḥng, chống dịch viêm hô hấp cấp do virus Corona mới (nCoV).

    Bà Satoko, chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết hiện các bằng chứng cho thấy việc lây nhiễm nCoV chỉ diễn ra ở các chùm ca bệnh là những người trong gia đ́nh và những người tiếp xúc rất gần. Tất cả các trường hợp ca bệnh xâm nhập đến các quốc gia hiện nay đều có tiền sử đi từ TP. Vũ Hán hoặc đă từng đến đây. Tỷ lệ tử vong khi nhiễm nCoV tại Trung Quốc khoảng 3-4%, số ca bệnh nặng 20-25%. Với cách tŕnh bày này bà Satoko chắc chắn đồng t́nh với WHO chưa nên tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp cho Coronavirus tại Trung Quốc cũng như các nước khác.

    Trước đó ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc của WHO đă có những tuyên bố rơ ràng về quan điểm của WHO: chưa cần thiết tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp. Theo ông Tedros mặc dù đây là trường hợp khẩn cấp ở Trung Quốc nhưng nó vẫn chưa trở thành một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu. Do số lượng các trường hợp hạn chế đă lan ra bên ngoài Trung Quốc cho đến nay và Trung Quốc nỗ lực kiểm soát ổ dịch, WHO xác định vẫn c̣n quá sớm để sử dụng chỉ định. Vào thời điểm này, không có bằng chứng về sự lây truyền từ người sang người bên ngoài Trung Quốc.

    Có phải WHO chần chừ không đưa ra quyết định tuyên bồ t́nh trạng khẩn cấp là do chưa đủ yếu tố nguy hiểm đối với con virus chết người Corona hay c̣n một nguyên nhân ǵ khác ngoài những yếu tố y tế như ông Tedros đưa ra?

    Khác với những ǵ mà thế giới trông đợi, ư kiến của TS Kelley Lee trong vai tṛ cố vấn cho WHO làm người ta băn khoăn không hiểu WHO đang hướng dẫn thế giới tránh dịch bệnh hay nó đang lănh trọng trách bảo vệ nền kinh tế cho các quốc gia nhiễm bệnh, ở đây là Trung Quốc.

    Trả lời phỏng vấn của Michel Martin, người đang làm việc cho đài phát thanh NPR của Mỹ, TS Kelley Lee cho rằng “khi một trường hợp khẩn cấp được tuyên bố, người ta có thể tưởng tượng rằng hệ thống kinh tế của đất nước đó sẽ vùi dập v́ mọi người không muốn đi du lịch đến đất nước này. Giao dịch chậm lại. Cộng đồng doanh nghiệp trở nên rất, rất lo lắng, như chúng ta đă thấy. Có rất nhiều gợn sóng kinh tế xảy ra. V́ vậy, tôi nghĩ rằng WHO đang cố gắng cân bằng mức độ nghiêm trọng của vụ dịch, nơi nó đang xảy ra, mô h́nh lây nhiễm, tất cả những điều này cũng chống lại những tác động lớn hơn đối với đất nước, đối với nền kinh tế thế giới.”

    Ư tưởng của TS Kelley Lee có vẻ trùng hợp với ư tưởng của các nhà làm chính sách Trung Quốc, luôn muốn đem vấn đề “đại cục” ra để biện hộ những bất cập mà chính phủ chưa thể đối phó. Trung Quốc không hề che giấu ư định ngăn cản mọi thông tin bất lợi cho nền kinh tế mà nó khao khát muốn đạt tới bất kể sinh mạng của người dân. Tư tưởng Mao Trạch Đông cùng hệ lụy của các cuộc cách mạng mà ông ta phát động tuy làm cho nhân dân Trung Quốc ch́m đắm trong bần cùng, chết chóc nhưng xem ra những lănh đạo sau Mao Trạch Đông không hề lấy đó làm bài học: sinh mạng nhân dân luôn đứng đầu trong mọi kế sách của chính quyền.

    Trong lần dịch này, Trung Quốc nhận thức được vấn đề ở một chiều kích khác, nếu tiếp tục ngăn cản thông tin họ vẫn có thể làm được trong một thời gian nào đó nhưng về lâu về dài khi Coronavirus tiến tới tầm không thể kiểm soát nỗi th́ đó là lúc mọi chính quyền sẽ bị cuốn trôi theo ḍng thác xác chết của vài triệu người dân Trung Quốc. Sự tức giận không cần phải bàn tới mà hệ lụy lớn nhất là cả đất nước này sẽ trờ thành hoang phế, không ai dám ra đường, xác chết nhiều hơn người sống… h́nh ảnh ấy đă làm cho lănh đạo cao cấp nhất của Bắc Kinh phải lạnh gáy, và đó là lư do tại sao họ không thề tiếp tục che đây thông tin, kề cả thuyết phục cơ quan quyền lực y tế lớn nhất thế giới tŕ hoăn đưa ra t́nh trạng khẩn cấp.

    Theo CNA, có lẽ nhận thức được sự nguy hiểm đang đè nặng trên vai WHO khiến cơ quan này đă đủ “can đảm” đề tuyên bố vào Chúa Nhật 26 tháng 1 rằng Coronavirus gây rủi ro "rất cao ở Trung Quốc, cao ở cấp khu vực và cao ở cấp toàn cầu". Trong một chú thích, WHO cho biết đă nói "không đúng" trong các thông tin trước đó được công bố vào thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy, khi nói rằng rủi ro toàn cầu là "vừa phải".

    Qua đính chính đó, người ta có thể nhận ra không một định chế nào, ngay cả Liên Hiệp Quốc, có thể hoàn hảo, bởi v́ người điều hành luôn luôn đối mặt với mọi loại áp lực công việc.

    Những người chờ đợi quyết định của WHO có thể thất vọng, nhưng ngược lại, những ai không chờ đợi một ngón tay chỉ đường mà tự hành xử theo lương tâm cùng kiến thức, kỹ năng chuyên môn ḿnh có được sẽ có câu trả lời thỏa đáng: Cứ làm hết sức ḿnh trước khi chờ người khác góp lời chỉ bảo.

  7. #167
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Khi nhân loại không c̣n ǵ để ăn ?



  8. #168
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    .Bắc Hàn: 7000 ca nghi nhiễm - Nam Hàn: 3.762 ca nhiễm- Iran: 978 - Ư: 1.128


  9. #169
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Bệnh nhân COVID-19 thứ hai tử vong tại Hoa Kỳ
    Mar 1, 2020

    Virus Corona (2019-nCoV, COVID-19). (H́nh: CDC via AP, File)
    SEATTLE, Washington (NV) – Chiều Chủ Nhật, 1 Tháng Ba, giới chức y tế King County, tiểu bang Washington xác nhận ca tử vong thứ hai v́ COVID-19. Đây cũng là bệnh nhân nhiễm COVID-19 thứ hai tử vong tại Hoa Kỳ.

    Như vậy, 2 ca tử vong đầu tiên tại Hoa Kỳ đều ở King County, tiểu bang Washington.



    Tờ Washington Post cho biết bệnh nhân này là cư dân thành phố Seattle, ở độ tuổi bảy mươi, mang tiền sử bệnh qua đời vào Thứ Bảy, 29 Tháng Hai, tại bệnh viện Evergreen Health theo thông báo của Sở Y Tế King County đưa ra vào Chủ Nhật, 1 Tháng Ba.


    Bệnh nhân vừa qua đời này nằm trong số bốn ca mới nhiễm bệnh được xác nhận tại King County, đưa tổng số người nhiễm bệnh lên 10 người tại tiểu bang Washington.



    Bốn người nhiễm bệnh mới nhất này, tính luôn người vừa qua đời, đều là bệnh nhân của nhà dưỡng lăo Lifecare, thành phố Kirkland.

    Ba người c̣n lại nằm trong độ tuổi 70-90, đều có tiền sử bệnh và cùng trong t́nh trạng nguy kịch.

    Thông cáo của nhà dưỡng lăo Lifecare đưa ra ngày hôm qua cho biết các cư dân trong nhà dưỡng lăo có thể sẽ được đưa đến bệnh viện để truy t́m bệnh COVID-19. Trong thời gian này, để pḥng ngừa lây lan, không có ai được thăm viếng kể cả gia đ́nh, t́nh nguyện viên hay những người cung cấp dịch vụ.



    Thứ Bảy vừa qua, Thống Đốc Jay Inslee tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp khi có 231 cư dân tiểu bang cần được theo dơi và 13 người được xác nhận dương tính với COVID-19. (MPL)

  10. #170
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    130 người cuối cùng di tản khỏi du thuyền Diamond Princess
    Mar 1, 2020

    Xe buưt chuẩn bị di tản người trên du thuyền Diamond Princess. (H́nh: Philip Fong/AFP via Getty Images)
    YOKOHAMA, Nhật (NV) – Nhóm người cuối cùng bao gồm 130 thuyền viên di tản khỏi du thuyền Diamond Princess hôm Chủ Nhật, 1 Tháng Ba, sau khoảng một tháng kể từ khi báo cáo hành khách đầu tiên trên tàu bị nhiễm bệnh.

    Du thuyền này được mệnh danh là “ḷ ấp” virus COVID-19 khi hơn một phần năm số người trên tàu lần lượt bị lây nhiễm v́ bị cách ly trong suốt một tháng vừa qua. Chính phủ Nhật bị giới y khoa và chuyên gia sức khỏe công cộng chỉ trích kịch liệt v́ lệnh cách ly du thuyền này.

    Bộ Trưởng Y Tế Nhật Katsunobu Kato cho báo giới biết đă di tản hoàn toàn số người trên tàu. Chiếc tàu sẽ được tẩy trùng hoàn toàn sẵn sàng cho chuyến hải hành kế tiếp, nhưng ông Kato không đề cập đến thời điểm nào.


    Bộ trưởng Kato cho biết chính phủ Nhật sẽ điều tra lệnh cách ly con tàu để không xảy ra gia tăng số người bị lây nhiễm nữa. Tuy nhiên, ông giải bày rất khó giải quyết vấn đề khẩn cấp trên một chiếc tàu treo cờ một quốc gia khác và gợi ư quốc tế nên thiết lập một quy tắc chung để giải quyết các khủng hoảng tương tự.


    Du thuyền Diamond Princess đậu cảng Yokohama. (H́nh: Kazuhiro Nogi/AFP via Getty Images)
    Du thuyền Diamond Princess treo cờ hiệu Anh và được công ty Hoa Kỳ điều hành. Ngày 3 Tháng Hai, khi con tàu cập cảng Yokohama chỉ có một người nhiễm bệnh, trong một thánh cách ly có thêm 705 ca nhiễm bệnh trong tổng số 3,711 hành khách và thuyền viên.

    Có khoảng 1,000 du khách người Nhật được đưa về bằng phương tiện chuyên chở công cộng. Tất cả phải tự cách ly trong ṿng 14 ngày. Vài người bị xác nhận nhiễm bệnh kể từ khi trở về.

    Hàng trăm hành khách khác được chính phủ của họ thu xếp về quê hương. Theo ghi nhận mới nhất, có hơn mười người bị lây nhiễm kể từ khi về nước.

    Theo đài truyền h́nh Nhật, NHK World-Japan, nhóm 130 thuyền viên di tản cuối cùng này sẽ bị cách ly tại Nhật 14 ngày trước khi trở về nguyên quán. (MPL)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 20-01-2019, 06:14 PM
  2. Replies: 6
    Last Post: 16-11-2014, 08:26 PM
  3. Những thiên tài bại năo
    By SilverBullet in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 01-10-2013, 04:58 AM
  4. Thiên Thần Đen
    By phuong vinh in forum Thơ Văn Tự Sáng Tác
    Replies: 0
    Last Post: 28-01-2012, 09:34 PM
  5. Thiên Tai Ở Châu Á
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 26-03-2011, 11:35 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •