Page 3 of 10 FirstFirst 1234567 ... LastLast
Results 21 to 30 of 92

Thread: TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

  1. #21
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Mỹ cáo buộc WHO bỏ lơ báo động của Đài Loan về COVID-19
    Apr 10, 2020

    Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.(H́nh: Salvatore Di Nolfi/Keystone via AP, file)
    WASHINGTON, DC (NV) — Chính phủ Mỹ hôm Thứ Năm, 9 Tháng Tư, cáo buộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) là đặt chính trị lên trên hết khi bỏ lơ báo động của Đài Loan về bộc phát của virus COVID-19 tại Trung Quốc.

    Tổng Thống Donald Trump đă đe dọa sẽ rút lại tài trợ của Mỹ cho WHO, cơ quan đang ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống đại dịch khiến hơn 1.5 triệu người trên thế giới bị mắc bệnh.

    Để hậu thuẫn cho các cáo buộc của Tổng Thống Trump đối với tổ chức WHO là quá thiên về Trung Quốc, Bộ Ngoại Giao Mỹ nói rằng WHO lên tiếng báo động quá trễ về mối đe dọa của COVID-19, cho thấy quá phục tùng Trung Quốc và cũng đặt câu hỏi v́ sao không t́m hiểu về báo động của Đài Loan.


    Chính phủ Mỹ “rất lo ngại rằng các tin tức do Đài Loan cung cấp không được phổ biến cho cộng đồng y tế thế giới, như đă thấy trong báo cáo của WHO ngày 14 Tháng Hai 2020, nói rằng không có chỉ dấu ǵ về sự lây lan từ người sang người,” theo lời một phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Mỹ.

    “WHO lại một lần nữa đặt chính trị lên cao hơn y tế cộng đồng,” phát ngôn viên này cho hay, đồng thời cũng chỉ trích WHO là bác đơn của Đài Loan xin có các giao tiếp với tổ chức y tế thế giới này, ngay cả không cho được là quan sát viên từ năm 2016 tới nay.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Mỹ nói hành động của WHO đă khiến mất thời giờ quư báu để có biện pháp đối phó với COVID-19 và gây các tổn thất sinh mạng đáng lẽ không xảy ra.

    Đài Loan, vốn đă thành công trong việc ngăn chặn không để có trận đại dịch trên đảo quốc này dù ở ngay cạnh và có các liên hệ với Trung Quốc, hôm 31 Tháng Mười Hai đă cảnh cáo WHO về khả năng lây lan từ người sang người của loại virus mới, theo lời của Phó Tổng Thống Đài Loan Chen Chien-Jen.

    Ông Chen, một chuyên gia dịch tễ, nói với tờ Financial Times rằng các bác sĩ Đài Loan đă biết được rằng nhiều đồng nghiệp của họ ở Vũ Hán, tâm dịch COVID-19 ở Trung Quốc, đă nhiễm bệnh nhưng WHO không hề có biện pháp ǵ để xác nhận báo cáo này.

    Một số giới chức WHO nói rằng chính phủ Mỹ hiện đang chính trị hóa vấn đề đối phó với COVID-19, khi đổ lỗi cho một cơ quan ngoại quốc, nhằm tránh né trách nhiệm là đă không có sự chuẩn bị để đưa ra biện pháp đối phó kịp thời với COVID-19. (V.Giang)

  2. #22
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Trung Quốc dùng mọi thủ đoạn để nắm lấy quyền lực ở Liên Hiệp Quốc


    Thứ trưởng nông nghiệp Trung Quốc Khuất Đông Ngọc (Qu Dongyu) trở thành tổng giám đốc Tổ chức Lương Nông Quốc tế Liên Hiệp Quốc (FAO) với nhiệm kỳ 4 năm, phát biểu tại hội nghị ngày 22/06/2020. Ảnh do FAO cung cấp. © FAO

    Thực trạng Tổ chức Y tế Thế giới thân Bắc Kinh, mà đại dịch virus corona đă chứng tỏ, chỉ là ví dụ mới nhất cho thấy ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc. Có đến 4/15 cơ quan Liên Hiệp Quốc hiện do người Trung Quốc đứng đầu : FAO, UNIDO, ITU, ICAO. Bắc Kinh chi ra trên 200 triệu euro để giành cho được chiếc ghế ở FAO.



    Đại dịch do con virus xuất phát từ Vũ Hán gây ra luôn là chủ đề bao trùm của các tuần báo Pháp. « Virus corona : Khẩn cấp xă hội » - tựa chính của Courrier International. Hàng triệu người thất nghiệp trên thế giới, kinh tế ngưng đọng, nhiều lănh vực suy sụp… Đại dịch Covid-19 làm tăng thêm bất b́nh đẳng, gây phẫn nộ cho những người trắng tay.

    Le Point điều tra về cú sốc kinh tế mang tính lịch sử, chạy tựa « Cuộc khủng hoảng thế kỷ ». Sau hơn ba tuần phong tỏa, người Pháp tự hỏi đến bao giờ cơn ác mộng virus corona mới kết thúc - L’Obs phỏng vấn các chuyên gia và đề ra « Ba kịch bản ra khỏi khủng hoảng ». Hồ sơ của L’Express dành cho « Macron, năm zéro ». Sau đại dịch, mọi thứ sẽ không c̣n như xưa… nhưng với cùng một nguyên thủ. Cuộc khủng hoảng buộc nước Pháp phải thay đổi các giá trị cũng như phương pháp hành động.

    Virus corona tung hoành khắp nơi, đánh bạt mọi thời sự quốc tế

    Tại Ư, quốc gia châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất, L’Express đến với « Những người hùng ở bệnh viện Bergamo », từ nhiều tuần qua vẫn là tâm băo. Nằm cách Milano 60 km, tỉnh Bergamo đến cuối tháng Ba có đến gần 9.000 người dương tính và trên 2.000 trường hợp tử vong.

    Với 900 giường bệnh trong đó có 80 giường chăm sóc đặc biệt, băi đáp trực thăng 24/24 và 4.000 mét vuông dành cho cấp cứu, bệnh viện công hiện đại khai trương năm 2012 tưởng chừng sẽ đứng vững trước mọi cú sốc. Tuy nhiên bỗng chốc có hàng trăm bệnh nhân nhập viện, tất cả đều bị khó thở. Chỉ trong ṿng một tháng, từ zéro ca đă lên đến 6.000 ca ! Bệnh viện phải cho các bệnh nhân khác chuyển viện để dành riêng cho Covid-19, đào tạo khẩn cấp kỹ thuật sử dụng máy trợ thở cho nhân viên y tế chăm sóc các bệnh nhân nặng.

    Hồ sơ của Courrier International lướt qua t́nh h́nh xă hội tại nhiều nước trên thế giới. Tại miền nam nước Ư, quả bom xă hội có nguy cơ bùng nổ v́ nhiều người lao động không có hợp đồng, bỗng chốc mất việc và không được trợ cấp. Ở Nigeria, người dân sợ rằng sẽ chết đói trước khi bị con virus từ Vũ Hán giết chết. Từ Liban cho đến Libya, các cuộc biểu t́nh tiếp tục diễn ra bất chấp lệnh giới nghiêm, tại Mêhicô những người bán hàng rong, giúp việc nhà, người làm công nhật vẫn cố làm việc bằng mọi giá. Tại Irak, Syria, Liban mà dịch Covid-19 từ Iran lan đến, chính quyền không dám công bố con số nạn nhân thực sự v́ sợ dân chúng sẽ nổi dậy chống Teheran.

    Cây bút Patrick Besson trên Le Point đặt dấu hỏi, những ngôi sao vẫn chiếm trang nhất các báo trước đây đâu cả rồi ? Các tập đoàn tội phạm Mêhicô, thảm kịch Syria luôn được nhắc đến hàng ngày từ nhiều năm qua, những chiến binh Kurdistan, khủng hoảng Venezuela rồi những đợt bắn hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên…Tất cả đều đồng loạt biến mất trên truyền thông, nhường chỗ cho con virus siêu nhỏ từ Vũ Hán.

    Nhà b́nh luận Bernard-Henri Lévy nhắc nhở « Kư ức bị quên lăng của virus corona ». Mùa hè 1968, một con virus vô danh từ Trung Quốc lan tràn trên thế giới làm ít nhất 1 triệu người chết trong đó 50.000 người tại Mỹ và 30.000 người tại Pháp. Dịch « cúm Hồng Kông » này ít ai c̣n nhớ đến ngoài các nhân viên y tế thời đó. Trước nữa, năm 1957-1958, xảy ra nạn dịch « cúm châu Á », xuất phát từ Quư Châu (Guizhou) và Vân Nam (Yunnan) làm tổng cộng 2 triệu người thiệt mạng, đa số nạn nhân có bệnh nền là tiểu đường và bệnh tim.

    Tổng giám đốc WHO : « Thế giới phải biết ơn Trung Quốc » !

    Về địa chính trị, đại dịch corona hiện nay chứng tỏ hiệu quả của việc Bắc Kinh sắp đặt những con cờ của ḿnh trên trường quốc tế. Le Point phân tích « Trung Quốc đă nắm lấy quyền lực ở Liên Hiệp Quốc như thế nào ».

    Ngày 29/01/2020, vào lúc thế giới bắt đầu nhận ra tầm cỡ của đại dịch với mức độ sát hại khủng khiếp của con virus từ Vũ Hán, tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus lại tuyên bố « Trung Quốc xứng đáng được chúng ta biết ơn và trân trọng ».

    Chuyên gia François Godement, cố vấn về châu Á của Viện Montaigne, Paris nhận xét : « Tổng giám đốc WHO thường xuyên bênh vực Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng này, chưa bao giờ có một lời nào chỉ trích Bắc Kinh. Ông ta không bao giờ đặt dấu hỏi về các con số mà Trung Quốc đưa ra, và một số tuyên bố của ông rơ ràng không thể chấp nhận được ».

    WHO tiếp tục lặp lại các lời lẽ của Bắc Kinh, rằng không có bằng chứng nào cho thấy virus lây từ người sang người, và măi đến ngày 11/3 mới chịu tuyên bố đại dịch. Một nhà ngoại giao phương Tây thông thạo hồ sơ cho biết rơ ràng Trung Quốc đă gây áp lực do sẽ bất lợi cho ḿnh, trong khi rất nhiều chuyên gia và tổ chức đă báo động về một thực tế khác hẳn. Vấn đề là một số nước trong đó có Pháp, dựa vào các thông cáo của WHO nên đă chậm trễ trong việc đối phó.

    Bắc Kinh dùng mọi thủ đoạn để nắm lấy quyền lực tại Liên Hiệp Quốc

    Thực trạng Tổ chức Y tế Thế giới thân Bắc Kinh chỉ là ví dụ mới nhất cho ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc. Có đến 4/15 cơ quan Liên Hiệp Quốc do người Trung Quốc đứng đầu : Tổ chức Lương Nông Quốc tế (FAO), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO), Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO). Một nhà ngoại giao Pháp cảnh báo : « Trung Quốc đang nắm lấy quyền lực tại Liên Hiệp Quốc. Xu hướng này càng mạnh hơn khi Hoa Kỳ của Donald Trump đang muốn rút lui ».

    Cựu đại diện Pháp tại Liên Hiệp Quốc, Michel Duclos nhận xét, vào đầu những năm 2000 Trung Quốc chừng mực hơn. Tại Hội Đồng Bảo An, họ đứng phía sau Nga và chỉ lên tiếng khi nào lợi ích trực tiếp như Tây Tạng, Đài Loan bị đe dọa. Nhưng dần dần Bắc Kinh nhận ra nên đầu tư vào những chức vụ chủ chốt ở Liên Hiệp Quốc.

    Biểu tượng rơ nhất là thắng lợi gây ngạc nhiên của ứng cử viên Khuất Đông Ngọc (Qu Dongyu) của Trung Quốc cho chức tổng giám đốc FAO, tháng 6/2019. Thứ trưởng Nông nghiệp Trung Quốc vượt qua ứng cử viên người Pháp Catherine Geslain-Lanéelle của châu Âu và Davit Kirvalidze (Gruzia, được Hoa Kỳ ủng hộ). Đại sứ Pháp tại Trung Quốc lúc đó tố cáo : « Tất cả mọi người đều biết nhờ đâu người của Trung Quốc được bầu, mặc dù thua kém ứng viên Pháp về mọi mặt ».

    Bốn tháng trước đó, Bắc Kinh không ngần ngại xóa món nợ 78 triệu đô la cho Cameroun để ứng viên Médi Moungui của nước này rút lui. Richard Gowan, thuộc International Crisis Group cho biết : « Bắc Kinh gây áp lực trực tiếp với các nước châu Phi vốn ở thế yếu ». Tổng cộng, Trung Quốc đă chi ra trên 200 triệu euro để giành cho được chiếc ghế ở FAO.

    Trước đó năm 2015, Bắc Kinh cấp 2 tỉ đô la trong 10 năm cho quỹ v́ ḥa b́nh và phát triển. Động thái vừa giúp đánh bóng h́nh ảnh Trung Quốc vừa gây ảnh hưởng lên tổng thư kư Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, hướng về các lợi ích của Bắc Kinh. Chủ nghĩa đa phương phiên bản Trung Quốc chỉ nhằm thống trị, « trên thực tế, đó là song phương được nhân lên nhiều lần » - theo Jean-Maurice Ripert, cựu đại diện Pháp tại Liên Hiệp Quốc cuối những năm 2000.

    Vô hiệu hóa các tổ chức quốc tế

    Đối với Bắc Kinh, Liên Hiệp Quốc chỉ là phương tiện. Trung Quốc cũng không ngần ngại đưa ra những sáng kiến cạnh tranh như nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi), Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á, Con đường tơ lụa mới…Những dự án « quốc tế » mà Bắc Kinh là trung tâm, nhằm vô hiệu hóa Liên Hiệp Quốc một cách có phương pháp.

    Các cán bộ Trung Quốc làm áp lực tại các ủy ban trực thuộc trong bất kỳ văn bản nào để đưa vào các quan điểm của đảng. Các từ ngữ của Tập Cận B́nh « đôi bên cùng có lợi », « cộng đồng nhân loại cùng chung vận mệnh» xuất hiện nhan nhản trong nghị quyết về Afghanistan, về giải trừ vũ khí trên không gian hay phát triển kinh tế xă hội ở châu Phi.

    Không chỉ lạm dụng quyền phủ quyết, Bắc Kinh c̣n lập ra những liên minh nhằm ngăn chận những nghị quyết ḿnh không ưa. Để phản đối việc mở rộng Hội Đồng Bảo An, có thể có lợi cho đối thủ Nhật Bản, Trung Quốc thẳng thừng đe dọa Jamaica, do đại diện nước này phụ trách việc chuẩn bị cải cách. Richard Gowan cho biết người của Trung Quốc đến thẳng Kingston (thủ đô Jamaica) dọa sẽ trừng phạt kinh tế nếu không rút lui.

    Một lănh vực được Bắc Kinh đặc biệt chú ư là nhân quyền, họ muốn vào Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc để bảo đảm vô hiệu hóa cơ quan này. Từ khi Hoa Kỳ rút ra năm 2018, Bắc Kinh tha hồ làm mưa làm gió, đứng đầu một khối các nước độc tài (Cuba, Iran, Venezuela, Syria…). Nếu không đủ số phiếu để chận một văn bản, họ dùng thủ đoạn để ngăn các nhà ly khai phát biểu.

    Quay lại với WHO - dưới sức ép của Bắc Kinh đă buộc Đài Bắc phải đứng ngoài - nếu tổ chức này chịu nghe lời cảnh báo từ ba tuần trước đó của Đài Loan về nguy cơ virus corona lây từ người sang người, th́ đại dịch đă có thể ngăn chận được ngay từ đầu. Nay Trung Quốc dùng mọi cách để chối bỏ trách nhiệm, « gắp lửa bỏ tay người ».

    Nobel văn chương 2010 : Đại dịch sẽ không gây hậu quả lớn nếu không xuất phát từ Trung Quốc

    Giải Nobel văn chương người Pêru, Mario Vargas Llosa sau bài viết trên nhật báo tiếng Tây Ban Nha El Pais - nhấn mạnh rằng con virus corona xuất xứ từ Trung Quốc - th́ tất cả các tác phẩm của ông đều biến mất trên các trang web thương mại ở Hoa lục !

    Trả lời phỏng vấn tuần báo Le Point, nhà văn nhận định « Virus corona làm hài ḷng tất cả những kẻ thù của tự do ». Theo nhà văn, đại dịch là cái cớ lư tưởng để các Nhà nước độc tài hạn chế quyền tự do của người dân. Trung Quốc phải chịu trách nhiệm v́ đă đàn áp các bác sĩ cảnh báo, làm chậm trễ nhiều tuần lễ khiến nạn dịch hoành hành, gây thảm họa cho toàn thế giới. Thật phi lư nếu coi Trung Quốc là h́nh mẫu, v́ chỉ là một chế độ độc tài có mở cửa về kinh tế.

    C̣n trên L’Express, Mario Vargas Llosa cho rằng « Sự mọi rợ nguyên thủy luôn sẵn sàng tái sinh dưới lớp áo con người hiện đại ». Tuy vậy hậu quả từ đại dịch sẽ bớt nặng nề hơn nếu không xuất phát từ Trung Quốc. Cũng như thảm họa Tchernobyl, đến nay vẫn không thể nào biết được những ǵ đă thực sự diễn ra vào ngày 26/04/1986 tại Ukraina thuộc Liên Xô cũ, v́ ngay cả những tài liệu tŕnh lên cấp cao cũng giả tạo. Trong một đất nước tự do với nền báo chí đa dạng, sẽ không bao giờ có sự mù mờ này.

    Nhà văn thấy rằng một trong những mặt tích cực của virus corona là khiến người dân các nước dân chủ nhận ra giá trị của nhân quyền, các quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận…được thụ hưởng lâu nay.

    Các bác sĩ Cuba, nô lệ thời hiện đại

    Từ châu Mỹ la-tinh, các nhân viên y tế Cuba đến hỗ trợ các nước đang quá tải v́ dịch Covid-19. Nhưng theo L’Express, hậu trường của sự kiện này chẳng có ǵ đáng ca ngợi.

    Từ ngày 22/3, Cuba gởi 37 bác sĩ và 15 y tá đến làm việc tại vùng Lombardia của Ư, và gần đây Paris cũng đă chấp nhận để các bác sĩ Cuba tăng cường cho bốn đảo thuộc lănh thổ hải ngoại của Pháp. Đây là một thắng lợi ngoại giao của La Habana.

    Tuy nhiên theo đơn kiện của Prisoners Defenders có trụ sở tại Madrid, sau khi đến nước ngoài là trưởng phái đoàn thu lại hộ chiếu của các bác sĩ, lương của họ bị chính phủ giữ lại 90%. Họ không được mang theo gia đ́nh, không được mang theo bằng cấp bác sĩ trong hành lư, và những ai « đào ngũ » có thể lănh án từ 3 đến 8 năm tù.

    V́ sao Mỹ thiệt hại nặng nhưng ông Trump lại được thêm tín nhiệm ?

    Nh́n sang nước Mỹ, L’Obs ghi nhận một nghịch lư, tỉ lệ tín nhiệm của Donald Trump vẫn lên cao tuy lâu nay tổng thống không coi nạn dịch virus corona là nghiêm trọng, làm ngơ trước những cảnh báo.

    Bảy ngày trước khi ông Trump tuyên thệ nhậm chức vào tháng Giêng 2017, ê-kíp Nhà Trắng của Obama đă có báo cáo về « kịch bản ác mộng » của một đại dịch. Đến năm 2019, kịch bản « Crimson Contagion » dự báo nếu đại dịch xảy ra, từ 54.000 đến nửa triệu người Mỹ có thể thiệt mạng, và khiến nền kinh tế bị thiệt hai từ 413 đến 3.790 tỉ đô la.

    Tuy nhiên đội ngũ Nhà Trắng bị thay đổi thường xuyên, và người chịu trách nhiệm về nguy cơ dịch tễ đă rời bỏ công việc trong chính quyền Trump. Bản thân ông Trump cũng không quan tâm đến những báo cáo loại này. Đến ngày 31/01/2020, khi quyết định đóng cửa biên giới với những người từ Trung Quốc đến nhưng không phải là công dân Mỹ, th́ đă quá muộn : trước đó một tháng, 300.000 người từ Trung Quốc đă nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

    Hậu quả tai hại nay đă rơ, nhưng v́ sao tỉ lệ tín nhiệm của ông Trump đă không bị sụt giảm mà c̣n tăng lên 4 điểm ? Theo giáo sư Dan Wood, đối với tổng thống « không giống ai » này « một bộ phận cử tri yêu mến ông, một bộ phận khác ghét cay ghét đắng, và ai cũng khư khư ư kiến. Chỉ có một số rất nhỏ người trung dung, và như vậy không nên chờ đợi những thay đổi lớn trong các cuộc thăm ḍ ».

    Brexit, nạn nhân của virus corona

    C̣n tại châu Âu, « Brexit là nạn nhân gián tiếp của virus corona », theo L’Express. Cuộc khủng hoảng dịch tễ cho thấy Anh quốc lệ thuộc nhiều vào châu Âu trong những lănh vực chủ chốt, và như vậy, Luân Đôn cùng với Bruxelles nên tạm hoăn vụ ly dị, v́ lợi ích của cả đôi bên.

    Những đoàn xe tải vẫn nối nhau ở Calais để đưa sang Anh thực phẩm tươi, dược phẩm, khẩu trang…Dù Brexit hay không, nước Anh không c̣n là một ḥn đảo tách biệt với châu lục. Đại dịch tấn công như vũ băo, và đến phiên vị thủ tướng chủ trương « miễn dịch cộng đồng » - để cho 250.000 người chết nhằm bảo vệ hoạt động kinh tế - phải nhập viện ở khoa hồi sức tích cực ! Đồng nhiệm châu Âu Michel Barnier th́ tiếp tục chống chọi với con virus.

    Boris Johnson hoặc người kế nhiệm của ông sẽ phải quyết định việc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu trước ngày 30/6. Tối Chủ nhật 5/4, chỉ có một bà cụ 93 tuổi là t́m được những từ ngữ đúng đắn để cổ vũ đồng bào ḿnh trong đại dịch : đó là Nữ hoàng.

  3. #23
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Thao túng các tổ chức quốc tế - Liên Hợp Quốc: Trung Quốc đang phá thế giới!


  4. #24
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    THẤT LẠC Ở BẮC KINH: CÂU CHUYỆN CỦA WHO (THỤY MY)
    Tháng 4 11, 2020 Lượt xem: 126
    “…Cuộc trao đổi này cho thấy WHO đă đặt chính trị lên trên sức khỏe cộng đồng như thế nào. Cũng như Tedros, ông Aylward đă đánh đồng quan điểm của Trung Quốc với Đài Loan và lúc nào cũng t́m cách ca ngợi các nhà lănh đạo Trung Quốc…’


    Ông Bruce Aylward, nguời đứng đầu phái đoàn WHO-Trung Quốc về virus corona trong cuộc họp báo tại Genève ngày 25/02/2020, sau chuyến thăm Bắc Kinh. © REUTERS/Denis Balibouse/File Photo

    Chuyên gia: « Hoa Kỳ cần phải hành động tích cực hơn để thay đổi cung cách làm việc và lănh đạo ở WHO, tổng giám đốc sắp tới không thể là con dấu cao su của Bắc Kinh. Nếu các nỗ lực chuyển đổi WHO không hiệu quả, có lẽ Hoa Kỳ không c̣n cách nào khác là ra đi và làm lại từ đầu. »

    Trên trang Ư kiến của Wall Street Journal ngày 08/04/2020, tác giả Lanhee J.Chen (Trần Nhân Nghi), thành viên Hoover Institution có bài viết mang tựa đề « Thất lạc ở Bắc Kinh : Câu chuyện của WHO » (Lost in Beijing: The Story of the WHO – dựa theo tựa đề bộ phim nổi tiếngLost in Translation). Chuyên gia này nhận định, Trung Quốc đang thao túng nặng nề Tổ chức Y tế Thế giới. Hoa Kỳ cần phải chỉnh đốn điều này, c̣n nếu không th́ nên ra đi và thành lập một tổ chức khác.

    Theo tác giả, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không chỉ « thiên về Trung Quốc » như tổng thống Trump đă nói hôm thứ Ba 7/4, mà c̣n đă « hỏng bét và thỏa hiệp ».

    WHO đă lúng túng khi dịch Ebola xảy ra tại Tây Phi năm 2014, khiến trên 11.000 người thiệt mạng. Giờ đây phản ứng của WHO trước đại dịch virus corona chứng tỏ tổ chức này đặt chính trị lên trên sức khỏe công chúng. Cung cách WHO thường xuyên ca ngợi các nhà lănh đạo Trung Quốc cho thấy rơ nhu cầu cần phải cải cách một cách căn cơ.

    Hoa Kỳ là nước đóng góp tài chính nhiều nhất cho WHO, với hơn 400 triệu đô la năm 2019, c̣n Trung Quốc đóng chỉ có 44 triệu đô la, theo bộ Ngoại Giao Mỹ. Donald Trump đề nghị nước Mỹ giữ lại số tài trợ này trong lúc chính quyền giám sát kỹ những ǵ đạt được. Theo ông Chen, tổng thống Mỹ và Quốc Hội cần phải đi xa hơn nữa.

    Trong khi Washington chi tiền, th́ Bắc Kinh đứng sau hậu trường để giựt dây các nhà lănh đạo WHO. Tổng giám đốc hiện nay, Tedros Adhanom Ghebreyesus, đă được chính quyền Trung Quốc ủng hộ hết sức mạnh mẽ trong cuộc chạy đua vào chức vụ này.

    Ông Tedros là một chọn lựa gây tranh căi, do bị cáo buộc đă che giấu nạn dịch tả tại quê hương Ethiopia của ông, lúc đang là bộ trưởng y tế (2005-2012) và sau đó là ngoại trưởng (2012-2016). Trong những năm đó, Trung Quốc đầu tư ồ ạt vào Ethiopia và cho vay nhiều tỉ đô la. Chẳng bao lâu sau khi được bầu làm tổng giám đốc WHO, ông Tedros đến ngay Bắc Kinh và ca ngợi hệ thống y tế của nước này : « Tất cả chúng ta đều học được điều ǵ đó từ Trung Quốc ».

    Dưới sự lănh đạo của ông Tedros, Tổ chức Y tế Thế giới đă chấp nhận những dối trá của Trung Quốc về virus corona, và giúp Bắc Kinh phủi trách nhiệm, thông qua những tuyên bố có vẻ nghiêm túc. Ngày 14/01/2020, ngay cả trước khi phái đoàn chính thức của WHO đến Trung Quốc, họ đă nhắc lại như vẹt tuyên bố của Bắc Kinh là « không có bằng chứng rơ ràng là virus này lây từ người sang người ».

    Hai tuần sau đó, khi Trung Quốc cho biết có hơn 4.500 ca nhiễm virus và trên 70 người tại các nước khác lâm bệnh, ông Tedros đến thăm Bắc Kinh và ca ngợi « tính minh bạch » của các nhà lănh đạo Trung Quốc.

    Cần nhắc lại rằng Trung Quốc đă đợi đến sáu tuần lễ sau khi những bệnh nhân đầu tiên ở Vũ Hán xuất hiện các triệu chứng, mới bắt đầu cho phong tỏa. Trong thời gian đó, chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt và trừng phạt tất cả những ai cố gắng đưa ra lời cảnh báo, nhắc đi nhắc lại những lời dối trá là con virus không lây từ người này sang người khác, lại c̣n tổ chức một buổi tiệc lớn ngoài trời ở Vũ Hán với mấy chục ngàn gia đ́nh tham dự.

    Cùng lúc ấy đă có hơn năm triệu người rời Vũ Hán, theo như thị trưởng cho biết. Trong đó có cả bệnh nhân đầu tiên được xác nhận là dương tính tại Mỹ.

    Rốt cuộc WHO cũng phải tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp về y tế vào ngày 30/1, sau khi đă xác định được gần 10.000 ca dương tính với virus corona. Con số mà Trung Quốc đưa ra vào đầu tháng Hai tăng lên trên 17.000 ca dương tính và 361 trường hợp tử vong.

    Tuy vậy ông Tedros lại chỉ trích tổng thống Donald Trump v́ đă hạn chế số khách từ Trung Quốc đến Mỹ, và cổ vũ các nước khác không nên theo chân Hoa Kỳ. Tedros nói rằng nguy cơ virus lan ra bên ngoài Trung Quốc là « tối thiểu và rất chậm ».

    Măi đến ngày 11/3, WHO mới chịu tuyên bố đại dịch. Vào lúc đó, con số chính thức đă lên đến 118.000 người tại 114 quốc gia bị nhiễm con virus từ Vũ Hán!

    Ảnh hưởng của Trung Quốc c̣n thấy rất rơ trong việc WHO loại Đài Loan ra ngoài. WHO thậm chí c̣n không thèm trả lời khi Đài Loan cho biết kết quả điều tra vào tháng 12/2019, rằng ngược với những ǵ Bắc Kinh khẳng định, virus corona chủng mới có thể lây từ người sang người.

    Tháng trước, một phóng viên truyền h́nh Hồng Kông đă đặt câu hỏi với Bruce Aylward, người lănh đạo phái bộ chung WHO-Trung Quốc về virus corona, là liệu Tổ chức Y tế Thế giới có suy nghĩ lại về việc từ chối không cho Đài Loan gia nhập hay không. Trong video được nối kết, ông Aylward im lặng không nói được ǵ trong gần 10 giây đồng hồ. Phóng viên phải nhắc « Hello ? ». Aylward rốt cuộc trả lời :

    -Rất tiếc, tôi không nghe được câu hỏi của cô.
    Để tôi hỏi lại.
    Không, như vậy được rồi. Hăy chuyển sang câu khác.
    Khi cô phóng viên cứ hỏi tiếp về Đài Loan, ông ta ngắt kết nối. Nhà báo gọi lại và cố khai thác theo một góc độ khác: « Tôi chỉ muốn biết nếu ông có thể b́nh luận một chút về việc Đài Loan đă làm thế nào để ngăn chận được con virus ».

    Ông Aylward trả lời: « Chúng ta đă nói về Trung Quốc và cô biết đấy, khi nh́n vào tất cả các địa phương của Trung Quốc, họ đều làm tốt công việc ».

    Cuộc trao đổi này cho thấy WHO đă đặt chính trị lên trên sức khỏe cộng đồng như thế nào. Cũng như Tedros, ông Aylward đă đánh đồng quan điểm của Trung Quốc với Đài Loan và lúc nào cũng t́m cách ca ngợi các nhà lănh đạo Trung Quốc.

    Trong cuộc khủng hoảng, chưa bao giờ WHO điều tra kỹ lưỡng về những ǵ Bắc Kinh tuyên bố về con virus, hay tỏ ra minh bạch về cách nghĩ phía sau các quyết định.

    Là quốc gia đóng góp tài chính nhiều nhất cho WHO, Hoa Kỳ có quyền thúc đẩy một sự cải cách triệt để. Quốc Hội nên đặt điều kiện cho mọi tài trợ trong tương lai, WHO phải giải thích cụ thể cho những quyết định về y tế cộng đồng, điều tra nghiêm túc và độc lập khi nạn dịch lan rộng.

    Hoa Kỳ cần phải hành động tích cực hơn để thay đổi cung cách làm việc và lănh đạo ở WHO. Chính quyền Trump đă có một bước đầu tốt đẹp hồi tháng Giêng khi đặt ra chức đặc phái viên ở bộ Ngoại Giao, tập trung vào việc chống lại các mưu toan của Trung Quốc nhằm kiểm soát các tổ chức quốc tế. Tổng giám đốc sắp tới của WHO không thể là con dấu cao su của Bắc Kinh.

    Tác giả Lanhee J.Chen kết luận, nếu các nỗ lực chuyển đổi WHO không hiệu quả, có lẽ Hoa Kỳ không c̣n cách nào khác là ra đi và làm lại từ đầu. Có thể thành lập một tổ chức tương tự, mở rộng cho tất cả các nước tôn trọng các tiêu chí cao nhất về minh bạch, quản lư giỏi và chia sẻ những phương pháp tốt nhất.

    Thế giới cần có một tổ chức khả tín để đối mặt với những vấn đề sức khỏe cộng đồng xuyên biên giới – nếu không phải là WHO, th́ sẽ là một tổ chức khác.

    Thụy My

    Nguồn: thuymyrfi.blogspot.c om/2020/04/that-lac-o-bac-kinh-cau-chuyen-cua-who.html

    * Lanhee J.Chen (Trần Nhân Nghi) là thành viên của Hoover Institution, giám đốc nghiên cứu về chính sách đối nội của chương tŕnh chính trị công, trường đại học Stanford (California, Hoa Kỳ). Chuyên gia này từng là cố vấn chính trị trong chiến dịch tranh cử tổng thống của thượng nghị sĩ Mitt Romney năm 2012, được tổng thống Barack Obama bổ nhiệm vào Hội đồng cố vấn lưỡng đảng về chính sách an sinh xă hội.

    Xem thêm video:

    Ezra Cheung interview Bruce Aylward

    https://hongkongfp.com/2020/03/29/vi...ds-video-call/

  5. #25
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    "Bỏ tiền, đoạt ghế" - TQ thao túng LHQ?


  6. #26
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Cố vấn Nhà Trắng: Chính phủ Trung Quốc đang mưu tính chi phối Liên Hợp Quốc
    B́nh luậnHoàng Hoa • 09:00, 13/04/20• 119 lượt xem


    Ảnh: Cố vấn Kinh tế thương mại Nhà Trắng Peter Navarro trả lời phỏng vấn rằng ông lo lắng chính phủ Trung Quốc đang lợi dụng nguy cơ dịch bệnh để thao túng Liên Hợp Quốc, mang đến tai họa to lớn cho thế giới.(Ảnh: MANDEL NGAN/AFP/Getty Images)

    Ông Perter Navarro - Cố vấn Kinh tế thương mại kiêm quan chức cấp cao của chính quyền Donal Trump, cho rằng chính phủ Trung Quốc đang “rất tích cực” mưu tính chi phối cơ quan Liên Hợp Quốc.

    Theo Fox News, tối ngày 08/04, trong chương tŕnh do bà Martha MacCallum phụ trách, ông Navarro đă có một cuộc thảo luận về chính phủ Trung Quốc, về việc họ đang lợi dụng dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán cũng như mối quan hệ giữa quốc gia cộng sản này và tổ chức Y tế thế giới (WHO).

    Ông nói: “Xin cho phép tôi mở ra cho bạn một góc nh́n lớn hơn về ván cờ này. Liên Hợp Quốc có 15 cơ quan chuyên môn, bao gồm WHO, tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới... Mười năm qua, chính quyền Trung Quốc luôn vô cùng, vô cùng tích cực sử dụng các hành động, phương thức nhằm khống chế những cơ quan này thông qua việc đưa người của họ lên làm lănh đạo cao nhất. Đương nhiên họ cũng thông qua việc sử dụng ông Tedros (Tổng giám đốc WHO) cũng như các h́nh thức tương tự khác, như dùng phương thức đại điện hoặc đại điện thuộc địa để gây ảnh hưởng và khống chế các tổ chức khác. Chính phủ Trung Quốc hiện đă khống chế được 5 trong số 15 tổ chức”.

    Ông Navarro nói thêm: "Như bạn có thể thấy trong cuộc khủng hoảng virus này, thiệt hại do loại khống chế này của chính phủ Trung Quốc đối với Tổ chức Y tế Thế giới là rất lớn. Để ngăn chặn việc trao đổi thông tin về sự lây lan của virus, họ đă từ chối gọi đó là đại dịch, (khi bùng phát virus) về cơ bản họ không khuyến khích các lệnh cấm du lịch. V́ vậy, ư tôi là, loại này (hành vi gây rối trên khắp thế giới) là một trong những điều nghiêm trọng nhất mà chúng ta gặp".

    Ông Navarro cho biết: “Chính phủ Trung Quốc không tuân thủ theo các chuẩn tắc quốc tế. (Chúng ta không biết họ muốn làm ǵ nữa), nhưng cách làm của họ phản ánh thế giới quan của chính phủ Trung Quốc và việc họ làm thế nào để khống chế các tổ chức quốc tế khác nhau. Bởi vậy, Tổng thống (trong khi xem xét cách đối đăi với chính phủ Trung Quốc) sẽ cân nhắc đến điểm này”.

    “Tôi chỉ có thể nói cho cô biết, rằng chính phủ Trung Quốc mưu đồ thông qua thế lực thuộc địa, hối lộ hay các phương thức khác để khống chế từng tổ chức nội bộ của Liên Hợp Quốc. Điều này tạo thành sự phá hoại to lớn đối với nước Mỹ và toàn bộ thế giới”.

    Ông bổ sung thêm: “Tổng thống Donal Trump đang cân nhắc việc cắt giảm quỹ dành cho WHO, bởi v́ tổng thống tố cáo tổ chức này có phương thức xử lư không thỏa đáng trong dịch bệnh”.

    Trên thực tế, trong tháng 1 vừa qua, Ông Trump đă thiết lập tổ công tác đặc biệt về virus tại Nhà Trắng, và tạm thời dừng tất cả các chuyến du lịch tới Trung Quốc. Ngay trong những ngày gần đây, WHO liên tục công bố các tin tức nhằm giảm nhẹ tính uy hiếp của virus viêm phổi Vũ Hán cùng việc virus này đă gây tổn thương nghiêm trọng thế nào đối với Trung Quốc.

    Trong tháng 1 và tháng 2, ông Navarro đă hai lần cảnh báo Tổng thống Trump về sự nguy hiểm và tác hại to lớn về sự bùng phát toàn diện của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) tại Hoa Kỳ.

    Hoàng Hoa

  7. #27
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Người Trung Quốc cho tiền lừa trẻ em Châu Phi nói: Tôi là quỷ đen có IQ thấp (video)
    B́nh luậnMinh Thanh • 16:53, 13/04/20• 2002 lượt xem

    Trung Quốc phân biệt chủng tộc nghiêm trọng đối với châu Phi. Trên Internet lan truyền những video cho thấy Trung Quốc bỏ tiền để trẻ em châu Phi tự sỉ nhục khiến dư luận xôn xao. (Ảnh chụp màn h́nh video)

    Gần đây, việc Tổng thư kư Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Tedros, cáo buộc Đài Loan tiến hành tấn công vào cá nhân ông và phân biệt chủng tộc, bị ngoại giới chế giễu là "truyền bá tin tức giả”, và bị Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn công khai phản kích. Đồng thời, một video do một người nổi tiếng trên mạng ở Nam Phi đă cáo buộc người Trung Quốc phân biệt chủng tộc nghiêm trọng đối với châu Phi và đă bỏ tiền ra yêu cầu trẻ em Châu Phi tự sỉ nhục bản thân: "Tôi là quỷ đen và có IQ thấp". Điều này đă khiến dư luận phẫn nộ.

    Sự việc ông Tedros giúp chính quyền Trung Quốc che đậy t́nh h́nh dịch bệnh đă bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ. Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích WHO v́ những sai lầm nghiêm trọng và làm rối tung sự việc. Trong một cuộc họp báo vào ngày 8/4, ông Tedros đă phản kích Tổng thống Trump đồng thời tố cáo Đài Loan phân biệt chủng tộc đối với ông.

    Chiều ngày 9/4, trong một tuyên bố bằng tiếng Anh và tiếng Trung, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với ông Tedros. Bà nhắc lại giá trị của tự do, dân chủ, đa nguyên, khoan dung của Đài Loan, và thái độ giúp đỡ cộng đồng quốc tế của Đài Loan, tuyệt đối không có bất kỳ sự phân biệt nào về quốc tịch và chủng tộc.


    Trong tuyên bố này, bà cho biết: "Đài Loan luôn phản đối bất kỳ h́nh thức phân biệt đối xử nào. Trong nhiều năm, chúng tôi đă bị loại khỏi các tổ chức quốc tế, hơn ai hết chúng tôi hiểu việc bị phân biệt đối xử và cô lập có dư vị thế nào".

    Bà Thái Anh Văn cũng bày tỏ hy vọng ông Tedros sẽ đến Đài Loan để trải nghiệm cách người dân Đài Loan đă nỗ lực như thế nào và "kiên tŕ hướng tới thế giới, đóng góp cho cộng đồng quốc tế" dù phải chịu sự phân biệt đối xử và cô lập.

    "Nếu ông Tedros có thể vượt qua áp lực của chính quyền Trung Quốc và đặt chân lên đất Đài Loan, ông có thể hiểu được những nỗ lực của chúng tôi trong ngăn chặn dịch bệnh và hiểu rằng chính là người Đài Loan mới thực sự bị đối xử bất công. Tôi tin rằng chỉ khi Đài Loan Tham gia WHO th́ mảnh ghép mới hoàn chỉnh", bà Thái nói.

    Hiện tại, tuyên bố của bà đă được dịch sang nhiều ngôn ngữ, bao gồm tiếng Ư, Phần Lan, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, v.v., và nhận được sự ủng hộ của nhiều quốc gia.

    Tiết lộ của người nổi tiếng ở Châu Phi: Trung Quốc trả tiền để trẻ em Châu Phi tự bêu xấu
    Đồng thời, một nhân vật nổi tiếng trên mạng của châu Phi với nickname "Wodemaya" đă đăng trên facebook đoạn video đồng thời tố cáo Trung Quốc phân biệt chủng tộc nghiêm trọng với châu Phi, và đă chi tiền để yêu cầu trẻ em châu Phi tự làm bẽ mặt ḿnh trên Internet. Sự việc làm dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ của dư luận.

    Đoạn video cho thấy một số trẻ em châu Phi đă nói trước ống kính máy quay: "Tôi là quỷ đen và có chỉ số IQ thấp". Những đứa trẻ vui vẻ nhảy theo nhạc với biểu ngữ viết những lời xúc phạm mà chúng hoàn toàn không hiểu ư nghĩa là ǵ.


    Video này khiến "Wodemaya" rất đau ḷng. Anh nói, "Điều này thật đáng buồn, tôi vừa tức giận vừa buồn. Tôi đă cố gắng hết sức để không nói về các vấn đề của Trung Quốc và Châu Phi, bởi v́ tôi cảm thấy Châu Phi chưa thể kiểm soát hay giải quyết vấn đề này. Việc phân biệt chủng tộc này liên tục xảy ra ở Châu Phi. Các nhà lănh đạo hay mọi người vốn không để ư chỉ đơn giản là v́ bỏ qua người của ḿnh, họ chỉ luôn muốn lợi dụng người khác".

    "Wodemaya" nói: "Khi những người (Trung Quốc) này đến châu Phi, chúng tôi coi họ là vua và hoàng hậu. Nhiều người Trung Quốc đă tức giận v́ virus Corona Vũ Hán. Các quốc gia cấm người Trung Quốc nhập cảnh, có người Trung Quốc nói không được phân biệt đối xử với Trung Quốc v́ virus Vũ Hán, nhưng chính họ lại đang phân biệt chủng tộc. Rốt cuộc là sao? Tôi thực sự tức giận, hăy chia sẻ và để nhiều người hơn nữa biết về sự phân biệt chủng tộc đang xảy ra này!".

    Một số cư dân mạng khen ngợi người nổi tiếng châu Phi này: Giỏi lắm, biết cả tiếng Anh và tiếng Trung nên có thể hiểu rơ sự phân biệt chủng tộc nghiêm trọng đằng sau những câu tiếng Trung kia; không vui chút nào và thật quá đáng việc này khác ǵ với cho tiền những đứa trẻ Trung Quốc không hiểu tiếng Anh để chúng nói "Tôi là Tàu khựa, kẻ ăn thịt chó”.

    Một số cư dân mạng cho biết: Sự phân biệt đối xử với người da đen hoàn toàn có thật. Vài năm trước, tôi đă dạy một số sinh viên châu Phi ở Ngũ Đạo Khẩu, Bắc Kinh. Cách nói chuyện cho thấy người Trung Quốc phân biệt đối xử với người Châu Phi.

    Có cư dân mạng lại nói: một chính phủ bài xích quốc gia khác, mang ḷng thù hận quốc gia hẹp ḥi và thông tin giả dối, lợi dụng cả những đứa trẻ, đúng là vô đạo đức.

    Taobao bán các video phân biệt đối xử người da đen
    Cổng thông tin đại lục Sohu cũng đưa tin về video xúc phạm trẻ em châu Phi này. Tác giả của bài báo nói rằng trên trang web Taobao của Đại lục, làm những video người châu Phi la hét và chúc phúc là kiếm được bội tiền. Hai năm gần đây chủ đề này rất hot..

    Nhưng vài ngày trước, video một nhóm trẻ em châu Phi hét lên "Tôi là quỷ da đen và có IQ thấp", tiếp theo đó là nhảy nhót vui vẻ, khiến người ta cảm thấy rất đáng thương.(Ảnh chụp màn h́nh mạng)


    (Ảnh chụp màn h́nh video)
    Tác giả cho rằng khi xem video này thực sự kinh khủng. Đám trẻ em da đen này không biết những câu viết trên bảng nghĩa là ǵ, và có vẻ chúng cho rằng nó giống các video chúc phúc như trước đây, nhưng không ngờ lại trở thành niềm vui của những kẻ phân biệt chủng tộc. Những người đang kiếm tiền từ video này thật đáng lên án.

    Tác giả cũng cho biết trên Weibo, vẫn c̣n một số lượng lớn các blogger và người hâm mộ lấy việc phân biệt đối xử với người da đen làm tṛ tiêu khiển.


    (Ảnh chụp màn h́nh mạng)
    Chẳng hạn, một số người cười nhạo việc những đứa trẻ lai không có bố. Tác giả cho rằng điều này cũng gián tiếp nói rơ rằng, nhiều người chống phân biệt chủng tộc, phản đối người khác phân biệt đối xử với họ, nhưng bản thân họ lại kỳ thị người khác.




    (Ảnh chụp màn h́nh mạng)
    Minh Thanh

    Theo NTDTV

  8. #28
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    WHO tin tưởng sẽ được Mỹ tiếp tục tài trợ chống COVID-19
    14/04/2020



    Reuters
    Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus.


    Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới ngày 13/4 lên tiếng ngỏ ư tin tưởng là Mỹ sẽ tiếp tục tài trợ cho cơ quan Liên hiệp quốc này, dù Tổng thống Donald Trump chỉ trích việc WHO xử lư đại dịch COVID-19.

    Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuần trước nói chính quyền ông Trump đang đánh gía lại việc tài trợ cho WHO, tố cáo rằng các cơ quan quốc tế dùng tiền của người thọ thuế ở Mỹ để phục vụ các mục tiêu của họ.

    Hoa Kỳ là nước hiến tặng lớn nhất cho tổ chức WHO có trụ sở tại Geneva, đóng góp hơn 400 triệu đô la trong năm 2019, chiếm gần 15% ngân sách của tổ chức.

    Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, được một nhà báo có trụ sở tại Mỹ hỏi về tin ông Trump “có thể cắt” tài trợ trong tuần này, nói ông đă nói chuyện với ông Trump cách đây hai tuần.

    “Theo chỗ tôi biết th́ ông rất ủng hộ và tôi hy vọng việc tài trợ cho WHO vẫn tiếp tục. Quan hệ giữa chúng tôi rất tốt và chúng tôi hy vọng rằng việc này sẽ tiếp tục,” ông Tedros nói.

    Vài ngày sau khi Trung Quốc thông báo cho WHO về những ca sưng phổi không rơ nguồn gốc hôm 31/12/2019, WHO đă báo động cho toàn thể các nước thành viên vào ngày 5/1/2020, chuyên viên khẩn cấp hàng đầu của WHO, bác sĩ Mike Ryan, nói.

    “Từ đó, tin tức được chia sẻ và những hành động thích nghi được thực hiện tại Mỹ để đáp ứng với báo động này,” ông nói.

  9. #29
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Thế giới không ngừng lên án WHO



  10. #30
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    THAO TÚNG CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ, TRUNG QUỐC ĐANG PHÁ HOẠI THẾ GIỚI (MẠNH KIM)
    Tháng 4 15, 2020 Lượt xem: 105
    ‘…Chưa bao giờ mà “vấn đề Trung Quốc” đáng được chú ư bằng lúc này, đặc biệt đối với chính giới Mỹ…’


    Không chỉ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trở thành “đồng phạm” Trung Quốc (cách nói của Hinnerk Feldwisch-Drentrup trên Foreign Policy 2-4-2020), một số tổ chức quốc tế khác thuộc Liên Hiệp Quốc (UN) cũng đang trở thành “sân sau” của Bắc Kinh. Và không riêng Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus mới trở thành “con tin”, ngay cả Tổng thư kư UN António Guterres dường như cũng bị Bắc Kinh “kề dao vào cổ”.

    Bốn trong 15 cơ quan đặc biệt thuộc UN đang nằm dưới sự điều hành của người Trung Quốc: Tổ chức Nông Lương (FAO), Liên đoàn viễn thông quốc tế (ITU), Tổ chức phát triển công nghiệp LHQ (UNIDP) và Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). Với đóng góp 12% ngân sách cho UN (so với 8,5% của Nhật), nhiều thứ hai thế giới, Bắc Kinh đang dùng ảnh hưởng tăng dần để thực hiện các mưu đồ địa chính trị dưới danh nghĩa những mục tiêu phát triển bền vững. Từ năm 2007 đến nay, vị trí phó tổng thư kư Cơ quan các vấn đề xă hội và kinh tế LHQ (DESA) luôn thuộc về người Trung Quốc, giúp Bắc Kinh lèo lái được các chương tŕnh phát triển dưới lá cờ UN nhưng thực chất phục vụ lợi ích quốc gia họ, chẳng hạn chương tŕnh Sáng kiến Vành đai-Con đường (BRI).

    Thậm chí Tổng thư kư UN António Guterres, tại Diễn đàn Vành đai-Con đường tổ chức năm 2017, cũng nói rằng hệ thống UN luôn sẵn sàng cùng Bắc Kinh đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (The Diplomat 9-4-2020). Vấn đề là ai được ǵ cho những dự án “phát triển bền vững” này. Không khó để có thể thấy: việc xây Đặc khu kinh tế Kyaukphyu (Myanmar) cùng với cảng nước sâu của nó trong khuôn khổ “phát triển bền vững của thế giới” sẽ giúp Trung Quốc dễ dàng thông ra Ấn Độ Dương mà không cần đi ngang eo biển Malacca. Việc dỡ hàng tại cảng nước sâu này, đặc biệt dầu thô từ Trung Đông, và đưa đến Côn Minh bằng hỏa xa, giúp Trung Quốc bảo đảm yếu tố an ninh năng lượng trong trường hợp xảy ra chiến tranh.

    Một trong những hệ quả đặc biệt tai hại từ sự thao túng của Bắc Kinh là vấn đề nhân quyền thế giới không c̣n là nghị sự quan trọng. Trung Quốc đă gây sức ép để hạn chế sự tham dự các tổ chức nhân quyền tại những sự kiện lớn của UN. Dolkun Isa, chủ tịch Đại hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới, đă bị cản trở dự Diễn đàn thường trực UN về các vấn đề cộng đồng người bản địa. Cách đây hai năm (dẫn từ Foreign Policy 26-3-2018), Tổng thư kư UN António Guterres đă lẳng lặng xóa sổ một văn pḥng đặc trách nhân quyền, vài tháng sau khi Trung Quốc (cùng Nga cũng như một số nước vốn không thiện cảm với các sứ mạng nhân quyền LHQ) tung ra chiến dịch vận động ủy ban ngân sách UN ngưng cung cấp tài chính cho văn pḥng trên (thành lập năm 2014). Cần nhắc lại, trong thời gian Meng Hongwei (Mạnh Hoành Vĩ) ngồi ghế chủ tịch tổ chức Cảnh sát Quốc tế-Interpol (2016-2018), Bắc Kinh đă sử dụng hệ thống “cảnh báo đỏ” của Interpol để truy lùng những “kẻ thù chính trị” của Trung Quốc trốn ở nước ngoài (tháng 1-2020, họ Mạnh bị chính quyền Trung Quốc xử 13 năm-6 tháng tù tội nhận hối lộ)…

    Mua chuộc là thủ đoạn quen thuộc trong chiến lược thao túng các tổ chức quốc tế của Trung Quốc. Tháng 2-2019, bốn tháng trước cuộc bầu cử tổng giám đốc Tổ chức Nông Lương (FAO), viên chức ngoại giao cấp cao Dương Khiết Tŕ (Yang Jiechi) bay sang Cameroon và tuyên bố Bắc Kinh sẽ xóa khoản nợ 78,4 triệu USD. Ngay tháng sau, ứng cử viên ghế tổng giám đốc FAO, Medi Moungui, người Cameroon, được hậu thuẫn mạnh của Liên đoàn châu Phi, đột ngột rút khỏi cuộc đua. Trung Quốc c̣n dọa ngưng xuất cảng đến một số nước Nam Mỹ, trong đó có Argentina, Brazil, và Uruguay; nếu họ không ủng hộ ứng cử viên Trung Quốc. Trước cuộc bỏ phiếu, khi nghe tin đồn Trung Quốc yêu cầu quốc gia nào ủng hộ “gà” của Bắc Kinh phải chụp h́nh lá phiếu để chứng minh rằng họ có bầu cho Trung Quốc, phái đoàn ngoại giao Mỹ và châu Âu đề nghị cấm dùng điện thoại di động và khu vực bỏ phiếu phải có sự giám sát của lực lượng an ninh UN.

    Tuy nhiên, với hậu thuẫn Iran cũng như một số nước khác, Trung Quốc phản đối đề nghị trên. Cuối cùng, một thỏa hiệp được đưa ra: điện thoại di động bị “cấm” nhưng… chẳng có ràng buộc nào để thực hiện việc này! Cuối cùng, kết quả, Quật Đông Ngọc (Qu Dongyu) trở thành người Trung Quốc đầu tiên ngồi vị trí lănh đạo FAO. Tại sao FAO quan trọng đối với Trung Quốc? Kiểm soát được kho lương chẳng khác ǵ nắm được bao tử kẻ khác. Câu hỏi rằng FAO – dưới lá cờ Trung Quốc, sẽ giúp thế giới xóa đói nghèo hay nuôi những tham vọng chính trị Bắc Kinh – không lâu sau đă có câu trả lời, khi FAO không ngần ngại ủng hộ các chương tŕnh “xóa đói giảm nghèo” tại những quốc gia “đàn em” Trung Quốc.

    Một trong những cơ quan mà vài năm gần đây Trung Quốc vận động để giành ghế tổng giám đốc là UNESCO (Tổ chức văn hóa-khoa học-giáo dục LHQ). Năm 2011, sau khi Mỹ cắt 80 triệu USD, khoảng 22% ngân sách UNESCO, Trung Quốc đă nhanh chóng nhảy vào, trong đó có 8 triệu USD cho các chương tŕnh đào tạo giáo viên ở tám nước châu Phi; các công ty Trung Quốc cũng góp hơn 15 triệu USD cho UNESCO; chưa kể 5 triệu USD cho việc tái bản tạp chí The Courier. Từ khi được hỗ trợ tài chính từ Trung Quốc, UNESCO bắt đầu có những chương tŕnh tôn vinh văn hóa Trung Hoa; trong khi chuyên san The Courier trở thành nơi Trung Quốc quảng bá quyền lực mềm. Trợ lư cho bà Tổng giám đốc Audrey Azoulay (người Pháp) hiện là một người Trung Quốc: ông Đường Kiền (Qian Tang).

    Nhiều năm hoặc nhiều thập niên nữa, khi t́m hiểu về trận đại dịch 2020, những thế hệ sau sẽ biết ǵ và hiểu ǵ khi mà Trung Quốc đang thực hiện chiến dịch tuyên truyền vu vạ “gắp lửa bỏ tay người” để “phi tang chứng cứ Vũ Hán”, khi mà một tổ chức y tế thế giới như WHO đang gián tiếp giúp Trung Quốc viết lại lịch sử bằng cách bóp méo sự thật?... Những tổ chức quốc tế được mặc định là nơi ǵn giữ và duy tŕ những giá trị nhân loại bây giờ trở nên ít quan tâm hơn về nhân quyền và ít minh bạch hơn về hoạt động. Họ ngày càng giống như những kẻ ṭng phạm.

    Khi “cài cắm” người vào hàng lang quyền lực quốc tế, Trung Quốc cũng đồng thời đưa “đặc tính Trung Quốc” vào nguyên tắc làm việc của các tổ chức này, dẫn đến hậu quả là những luật lệ và thiết chế tạo nên nền tảng thế giới dân chủ ngày càng bị lung lay. Không chỉ suy yếu, nó thậm chí được thay thế bằng lối hành xử không khác mấy so với cách thức cai trị mà Trung Quốc áp đặt lên đất nước họ. Để Trung Quốc tiếp tục thao túng các tổ chức thế giới chẳng khác ǵ “nuôi” một hiểm họa đối với tương lai toàn cầu. Điều đó chỉ có thể chặn lại khi thế giới nói chung và các cường quốc nói riêng không lùi vào hậu trường và nhường khoảng trống sân khấu cho Trung Quốc.

    Chưa bao giờ mà “vấn đề Trung Quốc” đáng được chú ư bằng lúc này, đặc biệt đối với chính giới Mỹ. Ngày 19-9-2019, thượng nghị sĩ Mỹ Todd Young (Cộng ḥa) đă đưa ra dự luật với nội dung yêu cầu giám đốc t́nh báo quốc gia Hoa Kỳ phải báo cáo Quốc hội về mục đích, tầm mức và cách thức mà Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng lên các tổ chức quốc tế. Dự luật Todd Young được ủng hộ của thượng nghị sĩ Jeff Merkley (Dân chủ). Chưa bao giờ mà thế giới cần tái cấu trúc những thể chế cũ kỹ để lấy lại chỗ đứng cho những giá trị xứng đáng hơn đang bị mai một. Chưa bao giờ, bằng lúc này, mà thế giới cần cân đo lại những lợi ích quốc gia với những giá trị công bằng và nhân bản cho nhân loại thế hệ ngày sau.

    Mạnh Kim

    Nguồn: facebook.com/nguyen.manhkim/posts/10159162167394796

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •