Page 5 of 10 FirstFirst 123456789 ... LastLast
Results 41 to 50 of 92

Thread: TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

  1. #41
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Virus Vũ Hán ban đầu lây truyền nhanh hơn cảnh báo của WHO
    B́nh luậnKim Anh • 17:34, 17/04/20• 82 lượt xem


    Các thành viên của Tổ vệ sinh khẩn cấp lái xe rời khỏi chợ bán buôn hải sản Hoa Nam sau khi bị đóng tại Vũ Hán, Trung Quốc vào ngày 11/01/2020... (NOEL CELIS/AFP qua Getty Images)


    Trong một nghiên cứu gần đây, các chuyên gia từ Pḥng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos (LANL) đă kết luận: khi dịch bùng phát lần đầu tại Trung Quốc, virus Vũ Hán có thể lây lan nhanh và mạnh hơn so với những ǵ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đă thông báo...

    Theo một bài viết được đăng trên tạp chí khoa học Bệnh truyền nhiễm mới nổi vào ngày 7/4, nghiên cứu cho biết hệ số lây nhiễm R0 của virus Corona mới là 5,7 trong đợt bùng phát dịch đầu tiên tại Vũ Hán. Nói cách khác, 1 người nhiễm virus khi đó có thể lây cho trung b́nh 5,7 người khác.

    Tiến sĩ Steven Sanche và Lin Yen-ting đă dẫn đồng nhóm nghiên cứu của LANL để phân tích 140 trường hợp bệnh nhiễm virus Vũ Hán - hay thường được gọi là chủng virus Corona mới.

    Trong đó, hầu hết các trường hợp này xét nghiệm dương tính với virus trong khoảng thời gian từ 20 đến 26 tháng Một, với nguy cơ phơi nhiễm hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan đến vùng dịch Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc. Nghiên cứu nêu rơ, họ trích dẫn thông tin lấy từ công bố của các cơ quan y tế tại Trung Quốc, và gần như toàn bộ 140 đối tượng này đều được chẩn đoán dương tính bên ngoài tỉnh Hồ Bắc.


    Nhân viên bảo vệ ngồi gần khu vực hàng rào chắn cộng đồng dân cư với trung tâm thương mại tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 11/03/2020. (Ảnh: Getty)
    Các chuyên gia cũng giải thích tại sao lại chọn các trường hợp bên ngoài tỉnh Hồ Bắc để nghiên cứu: “Trong khoảng thời gian các ca nhiễm được xác nhận bên ngoài tỉnh Hồ Bắc, tất cả các tỉnh (khác) của Trung Quốc đều đă có bộ kit xét nghiệm và (lúc đó) đang tham gia giám sát chủ động những du khách rời khỏi Vũ Hán”.

    Vào thời điểm đó, “các hệ thống y tế bên ngoài tỉnh Hồ Bắc vẫn chưa quá tải bởi các trường hợp bệnh, và (họ) đang tích cực t́m kiếm ca nhiễm đầu tiên, và nó dẫn đến sự sai lệch thời gian trong báo cáo tại các tỉnh so với chuỗi thời điểm các ca nhiễm được xác nhận tại Vũ Hán” - các nhà nghiên cứu nói.

    Ngoài ra, hăy lưu ư rằng R0 là một chỉ số không cố định và có thể thay đổi theo thời gian - tùy thuộc vào một số yếu tố như khí hậu hoặc chính sách kiểm dịch được ban hành bởi chính quyền địa phương. Do đó, Virus lây lan nhanh hay chậm như thế nào có thể thay đổi theo từng quốc gia và khu vực.

    Hệ số R0 “chính thức” từ WHO
    Trước đó, WHO đă có ít nhất hai lần đưa ra ước tính về hệ số lây nhiễm virus Vũ Hán (R0). Vào ngày 23/1, tổ chức này cho biết tốc độ lây truyền từ người sang người (R0) ở Trung Quốc được ước tính là từ 1,4 đến 2,5.


    Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu trong cuộc họp báo ngày 30 tháng 1 năm 2020 ở Genève (Ảnh: FABRICE COFFRINI / AFP qua Getty Images)
    Sau đó, trong báo cáo “lộ tŕnh nghiên cứu” mới nhất hồi tháng Ba, WHO cho biết R0 được ước tính là 2,2. Số liệu này trích dẫn từ một nghiên cứu hồi tháng Một, dựa trên dữ liệu từ 425 ca nhiễm virus ở Vũ Hán. Nghiên cứu này được thực hiện bởi các chuyên gia Hồng Kông và Trung Quốc, trong đó có cả George F. Gao, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Bệnh tật (CDC) Trung Quốc

    Hệ số lây nhiễm R0 nhỏ hơn 1 có nghĩa là virus có thể chết “giữa đường”, 1 người mang virus có thể không lây truyền cho người khác. R0 lớn hơn 1 th́ virus sẽ có thể tăng trưởng, thậm chí tăng theo cấp số nhân. Ví dụ, cúm mùa có R0 khoảng 1,3; c̣n với một bệnh rất dễ lây lan như sởi, R0 cao hơn 12.

    Theo bài viết trên tạp chí MIT Technology Review của biên tập viên cao cấp Antonio Regalado, biết được R0 rất quan trọng đối với các quan chức y tế, v́ nó “là một công cụ hữu ích để đưa ra các biện pháp làm giảm sự lây lan của virus”.

    Ông Regalado cho biết thêm: “Nó (R0) một cách để tính toán, chẳng hạn đối với khoảng cách và thời gian thực hiện cách ly xă hội. Nếu có thể cắt giảm hơn nửa hệ số lây nhiễm, th́ bạn đă ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của virus”.

    Liệu có sự thật đằng sau “sự thật”?
    Bằng cách sử dụng dữ liệu điện thoại di động ở Trung quốc, các nhà nghiên cứu của LANL đă theo dơi được số lượng du khách ra vào Vũ Hán mỗi ngày. Từ đó, họ suy luận được số ca nhiễm trong đợt bùng phát dịch đầu tiên ở Vũ Hán đă tăng gấp đôi chỉ sau khoảng 2,3-3,3 ngày, thay v́ hơn 6 ngày theo đề xuất từ các nghiên cứu khác.

    Và các chuyên gia của LANL nhấn mạnh: “Phát hiện này có ư nghĩa quan trọng trong dự đoán quỹ đạo dịch tễ, tác động đến các hệ thống y tế, và đánh giá hiệu quả của chiến lược can thiệp”.

    Ví dụ, các nhà nghiên cứu cho biết việc tự cách ly và theo dơi những ai tiếp xúc với người có triệu chứng dường như không có hiệu quả, v́ người mang mầm bệnh không triệu chứng đóng một vai tṛ đáng kể trong việc lây lan virus.

    Nghiên cứu nêu rơ: “Khi mà những người bệnh không triệu chứng gây ra tới 20% tỷ lệ lây truyền, th́ cách ly xă hội sẽ cần nỗ lực thực hiện ở mức cao để ngăn chặn sự lây lan của virus”.

    Kim Anh
    - Theo The Epoch Times.

  2. #42
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Ngoài WHO, ĐCSTQ c̣n kiểm soát những tổ chức nào trong Liên Hợp Quốc?


  3. #43
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Phần 1: WTO và Trung Quốc lợi dụng nhau như thế nào?
    B́nh luậnTrà Nguyễn • 19:45, 29/11/19• 519 lượt xem


    Nhờ lờ đi mọi cam kết với WTO, Trung Quốc trở thành quốc gia duy nhất công nghiệp hóa thành công sau khi gia nhập tổ chức này… (GOH CHAI HIN/AFP/Getty Images)

    Trung Quốc là quốc gia duy nhất công nghiệp hóa thành công sau khi gia nhập WTO nhờ “thản nhiên” vi phạm mọi quy ước của WTO. Bản thân WTO vẫn luôn bị nghi ngờ là công cụ của các “ông lớn” kinh tế để mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ cũ và hạn chế cơ hội của bất kỳ nền kinh tế nào muốn vượt mặt ḿnh… Nhưng dường như Trung Quốc không nằm trong số đó…

    Có hai con đường để các quốc gia công nghiệp hóa thành công: Con đường thứ nhất là tích tụ tư bản theo cách truyền thống, sản xuất và đổi mới công nghệ cũng theo quy mô tư bản tích tụ tự nhiên mà phát triển theo. Điển h́nh thành công công nghiệp hóa theo phương thức này là Mỹ và các quốc gia phương Tây từ vài thế kỷ trước. Công nghiệp hóa theo cách này thường tốn cả 100 năm. Con đường thứ hai là công nghiệp hóa nhờ nhà nước bảo hộ. Khi đó tư bản được tích tụ bằng ư chí chính trị và phân bổ nguồn lực hữu hạn cho nhóm có năng lực tổ chức sản xuất và xuất khẩu trong nước. Nhóm doanh nghiệp này được bảo hộ bởi nhà nước bằng nhiều chính sách ưu đăi cho tới khi có thể cạnh tranh với thế giới và xuất khẩu thành công. Đây chính là phương thức công nghiệp hóa thành công của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan những năm 50-70 của thế kỷ XX.

    Tuy nhiên, kể từ khi WTO h́nh thành và phát triển, chưa có một quốc gia nào tham gia vào WTO có thể tiến hành công nghiệp hóa thành công - trừ Trung Quốc. Bởi v́ cách thức duy nhất để công nghiệp hóa thành công là công nghiệp hóa nhờ nhà nước bảo hộ thực ra đă bị WTO vô hiệu hóa.

    Sơ lược về Tổ chức thương mại toàn cầu - WTO
    Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai vẫn c̣n chưa kết thúc, các nước đă nghĩ đến việc thiết lập các định chế chung về kinh tế để hỗ trợ công cuộc tái thiết sau chiến tranh. Hội nghị Bretton Woods triệu tập ở bang New Hampshire (Hoa Kỳ) năm 1944 nhằm mục đích này. Kết quả của Hội nghị Bretton Woods là sự ra đời của 2 tổ chức tài chính: Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (nay gọi là Ngân hàng Thế giới - WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Một tổ chức chung về thương mại cũng được đề xuất thành lập với tên gọi Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO).

    Phạm vi đề ra cho ITO là khá lớn, bao trùm lên cả các vấn đề việc làm, đầu tư, cạnh tranh, dịch vụ, v́ thế việc đàm phán Hiến chương (hiểu cách khác là Điều lệ) của ITO diễn ra khá lâu. Trong khi đó, v́ mong muốn sớm cắt giảm thuế quan để đẩy mạnh công cuộc tái thiết sau chiến tranh, năm 1946, một nhóm 23 nước đă đàm phán riêng rẽ và đạt được một số ưu đăi thuế quan nhất định. Để ràng buộc những ưu đăi đă đạt được, nhóm 23 nước này quyết định lấy một phần về chính sách thương mại trong dự thảo Hiến chương ITO, biến nó thành Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). GATT có hiệu lực từ 1/1/1948 như một thỏa thuận tạm thời trong khi chờ ITO được thành lập. Hiến chương ITO đă được thông qua tại Havana (Cuba) tháng 3/1948. Tuy nhiên, Quốc hội Hoa Kỳ tŕ hoăn không phê chuẩn Hiến chương làm cho các nước khác cũng không phê chuẩn, dẫn đến ITO không trở thành hiện thực. Do vậy, GATT trở thành cơ cấu đa phương duy nhất điều chỉnh thương mại quốc tế cho đến khi WTO ra đời.

    Ngoài việc là diễn đàn đàm phán các quy định thương mại, WTO c̣n hoạt động như một trọng tài giải quyết các tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc áp dụng quy định của WTO. Không giống như các tổ chức quốc tế khác, WTO có quyền lực đáng kể trong việc thực thi các quyết định của ḿnh thông qua việc cho phép áp dụng trừng phạt thương mại đối với thành viên không tuân thủ theo phán quyết của WTO. Một nước thành viên có thể kiện lên Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO nếu như họ tin rằng một nước thành viên khác đă vi phạm quy định của WTO.

    Mặt trái của WTO: công nghệ cũ, tài nguyên cạn kiệt, môi trường phá hủy và triệt tiêu mọi điều kiện để công nghiệp hóa thành công…
    WTO ngày càng mở rộng trên phạm vi toàn cầu và được ca ngợi hết lời như một “sân chơi không thể không tham gia” của các quốc gia đă và đang phát triển, như một cơ hội không thể tốt hơn nếu các quốc gia đang phát triển muốn có công nghệ, ḍng tiền đầu tư và xuất khẩu. Tuy nhiên, bên cạnh những ca ngợi về WTO th́ cũng có không ít nghiên cứu thực nghiệm cảnh báo về mặt trái của tổ chức này, trong đó phải kể đến hai tác phẩm của nhà kinh tế Mỹ đă đạt giải Nobel về Kinh tế học - Joseph Stiglitz - là “Fair trade for all. How trade can promote development” viết cùng với Andrew Charlton [2005], và “Making globalization work” [2006]. Về cơ bản, các tác phẩm kinh tế học vạch trần mặt trái của WTO đều nhấn mạnh: nếu các nước đang phát triển tham gia vào sân chơi WTO th́ khả năng thua cuộc sẽ rất lớn bởi “lợi bất cập hại”, đặc biệt khi nền kinh tế đó không được quản trị bằng “một khung định chế quốc tế dân chủ” (Stiglitz, 2006). Khi đó, thứ mà WTO mang lại là công nghệ cũ dịch chuyển từ các nước phát triển sang các quốc gia chưa phát triển, là tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, là môi trường bị hủy hoại và một thị trường tiêu dùng mở toang cho các nền kinh tế lớn trong WTO.

    Dù bạn ủng hộ hay phản đối WTO v́ bất kỳ lư do ǵ th́ có một sự thật không thể chối bỏ là: trong các nền kinh tế đang phát triển kể từ khi gia nhập WTO th́ không một nền kinh tế nào thành công trong công nghiệp hóa. Mọi nền kinh tế công nghiệp hóa đều thành công trước khi tham gia vào WTO. Tại sao?

    Công nghiệp hóa nhờ nhà nước bảo hộ chỉ có thể thành công nếu có ít nhất 4 điều kiện sau: (1) Chính trị: có yếu tố độc tài, có thể quyết định việc tích tụ và phân bổ lại mọi nguồn lực kinh tế trong quốc gia; (2) Đất đai: có thể giao đất cho doanh nghiệp với diện tích lớn, thuận lợi và giá rẻ để thực hiện việc sản xuất công nghiệp; (3) Tài chính: có thể hỗ trợ tài chính rẻ từ hệ thống tài chính quốc gia; (4) chính sách bảo hộ cho cạnh tranh nội địa và xuất khẩu với các hàng hóa sản xuất trong nước.

    Tuy nhiên gia nhập WTO là hàng loạt các cam kết mở cửa thị trường, không có chính sách bảo hộ, tự do tài chính... Điều này đồng nghĩa các điều kiện để thành công trong công nghiệp hóa nêu trên hoàn toàn bị xóa bỏ. Các bài học về sự thành công của công nghiệp hóa tại Hàn Quốc, Đài Loan… cho thấy các quốc gia này đă có chính sách bảo hộ, tích lũy cưỡng chế và phân bổ lại nguồn lực kinh tế - tài chính cho các doanh nghiệp được lựa chọn trong nước. Nhờ vậy, các doanh nghiệp này mới được nuôi dưỡng, phát triển sản xuất, nghiên cứu, nhập khẩu công nghệ, xuất khẩu hàng hóa trong sự bảo hộ và ưu đăi cao của chính phủ. Hàn quốc trong giai đoạn đầu tham gia GATT vẫn âm thầm bảo hộ sản xuất trong nước với các chính sách ưu ái lớn cho các Chaebols.

    WTO trở thành một cái bẫy cho các quốc gia đang phát triển khiến không một ai trong chúng ta có thể công nghiệp hóa thành công. Và hiển nhiên, các điều kiện về công nghiệp hóa hoàn toàn mất hẳn, không cách nào lấy lại được nữa.

    Nhờ lờ đi mọi cam kết với WTO, Trung Quốc trở thành quốc gia duy nhất công nghiệp hóa thành công sau khi vào WTO…
    Nhưng Trung Quốc th́ khác hẳn, Trung Quốc là quốc gia duy nhất lợi dụng đủ WTO để thành công trong công nghiệp hóa v́ Trung Quốc hứa mà không làm, kư kết mà không thực thi bất kỳ một điều khoản nào. Điều đáng ngạc nhiên là WTO có quyền trừng phạt thương mại với các quốc gia không tuân thủ cam kết nhưng lại chưa bao giờ trừng phạt Trung Quốc theo đúng khuôn khổ pháp lư mà WTO đă đề ra.

    Cam kết WTO của Trung Quốc

    Trung Quốc có thực hiện cam kết?

    Không yêu cầu chuyển giao công nghệ như là điều kiện để tiếp cận thị trường

    Không

    Tham gia hiệp định về mua sắm Chính phủ (GPA)

    Không

    Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thực hiện mua sắm thông qua việc cân nhắc thương mại

    Không

    Giảm quy mô của DNNN trong cấu phần nền kinh tế

    Không

    Các ngân hàng nước ngoài được hưởng chính sách công bằng

    Không

    Mở cửa Thị trường viễn thông cho các nhà sản xuất nước ngoài

    Không

    Phim ảnh nước ngoài được cung cấp một cách tự do

    Không

    Trợ cấp xuất khẩu phải được cắt giảm một cách đáng kể

    Không

    Ăn cắp tài sản trí tuệ và vi phạm bản quyền phải được giảm xuống một cách đáng kể

    Không

    Tuân thủ các rào cản kỹ thuật theo các Hiệp định thương mại và không thao túng các tiêu chuẩn công nghệ

    Không

    Hướng tới mô h́nh phát triển “Đồng thuận với Washington”

    Không

    Tóm tắt những điều khoản Trung Quốc đă cam kết nhưng không thực hiện khi gia nhập WTO (nguồn: ntdvn.com)

    Bằng việc vi phạm các cam kết này, Trung Quốc đă bảo hộ doanh nghiệp nhà nước của ḿnh tại thị trường trong nước khiến hàng hóa của nước ngoài khó có thể cạnh tranh trên thị trường nội địa. Các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc hưởng vô số ưu đăi, từ tiếp cận tài chính, tài nguyên, công nghệ cưỡng chế và ăn cắp từ các doanh nghiệp FDI... cho tới nguồn vốn dồi dào từ thị trường tài chính quốc tế chảy vào Trung Quốc trong gần 2 thập kỷ qua.

    Theo Ngân hàng Thế giới (WB), giá trị gia tăng của ngành chế tạo Trung Quốc vượt Mỹ lần đầu vào năm 2010, trở thành quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới và liên tục đứng đầu thế giới kể từ đó. Năm 2017, giá trị gia tăng của ngành chế tạo Trung Quốc chiếm 27% tỷ trọng thế giới và là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp toàn cầu. Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, Trung Quốc thực sự công nghiệp hóa thành công (!)

    Trà Nguyễn

  4. #44
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Phần 2: “Năo bộ” của WTO chính thức bị Trump vô hiệu hóa vào ngày 11/12/2019
    B́nh luận20:00, 30/11/19• 1692 lượt xem


    Trụ sở của Tổ chức Thương mại Thế giới ở Geneva, Thụy Sĩ (Fabrice Coffrini/AFP/Getty Images)

    Trước những thất bại của WTO đối với Trung Quốc, Trump đă không ngừng chỉ trích gay gắt tổ chức này. Trump thậm chí c̣n có bước đi quyết liệt hơn trong việc vô hiệu hóa WTO: bác bỏ việc bổ nhiệm, tái bổ nhiệm cơ quan Phúc thẩm (Appellate Body) của WTO…

    Đằng sau thương chiến Mỹ - Trung là một lịch sử dài về chiến lược lớn nhắm vào Trung Quốc của Mỹ được h́nh thành 35 năm qua, là thỏa hiệp giữa nhiều thế hệ lănh đạo của hai nước về quyền lợi kinh tế, chính trị… Tổng thống Trump, người châm ng̣i cuộc chiến, rốt cuộc là người được nước Mỹ lựa chọn để thực thi chiến lược nhắm vào Trung Quốc. Không có Tổng thống Trump, nước Mỹ hẳn có lựa chọn khác, nhưng nhất định đó là con đường mà nước Mỹ sẽ phải trải qua bởi đó là quyền lợi, là trách nhiệm của Mỹ trong bản đồ kinh tế - chính trị toàn cầu.

    Tổng thống Trump đổ lỗi cho WTO về việc đă để Trung Quốc lạm dụng nhằm hưởng các ưu đăi bất công bằng về thuế, tiếp cận thị trường và cưỡng chế chuyển giao công nghệ. Trong khi đó, bản thân Trung Quốc cũng vi phạm các cam kết với mọi tổ chức quốc tế khác mà nó tham gia về vấn đề bảo vệ môi trường, nền kinh tế thị trường đầy đủ, thể chế dân chủ và minh bạch. Các vi phạm này trở thành cơ hội để Trung Quốc tăng trưởng phi giới hạn, hàng hóa Trung Quốc ngập tràn thế giới bằng giá rẻ. Sau đó Trung Quốc lại mang chính năng lực sản xuất hàng hóa giá rẻ này lên bàn đàm phán với các tổ chức quốc tế, với các nền kinh tế khác để đổi lấy sự im lặng trong lợi ích kinh tế, chính trị của họ.

    Bởi vậy, Trump đă sử dụng việc loại bỏ WTO để ngăn sự trỗi dậy của Trung Quốc về công nghệ. Đây cũng là chiến lược trừng phạt được lưỡng viện Mỹ thông qua từ năm 1986 nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc.

    Mỹ đơn phương đánh thuế thép, nhôm… leo thang thương chiến mà vẫn không vi phạm quy định của WTO
    Mỹ đă viện dẫn đến điều khoản về “an ninh quốc gia” để biện minh cho việc đơn phương áp các sắc thuế mới lên hàng hóa Trung Quốc. Tổng thống Mỹ dựa vào một điều khoản rất hiếm khi được chính quyền Hoa Kỳ sử dụng: Điều 232 trong bộ luật về thương mại Trade Expansion Act năm 1962.

    WTO cũng có điều khoản tương tự, Điều 21 trong thỏa thuận GATT (Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch), vẫn có hiệu lực với WTO, quy định là không quốc gia nào có thể bị ngăn cản đưa ra các quyết định “cần thiết để bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia chủ yếu”.

    Theo chuyên gia thương mại quốc tế Edward Alden thuộc viện tư vấn Mỹ Council on Foreign Relations, th́ ngày nào Mỹ đơn phương đánh thuế thép, nhôm, ngày đó là ngày báo tử của WTO, bởi thế giới sẽ bước vào một ṿng xoáy trả đũa không dứt, và cho dù WTO không biến mất, th́ định chế này ắt hẳn cũng chỉ c̣n là một chiếc vỏ không hồn (theo RFI). Điều đó đă thực sự xảy ra. Thương chiến leo thang ngày một khốc liệt, chưa nh́n thấy hồi kết trước sự bất lực của WTO - một tổ chức thực tế từ lâu đă bó tay trước Trung Quốc.

    Trump từ chối bổ nhiệm mới và tái bổ nhiệm thành viên cơ quan phúc thẩm của WTO, “năo bộ” WTO chính thức bị vô hiệu hóa ngày 11/12/2019...
    Khác với các tổ chức khác, WTO có quyền tài phán, giống như một khuôn khổ pháp lư quốc tế đặt ra để đảm bảo một sân chơi công bằng, minh bạch. Bởi vậy, quyền tài phán - nơi các thành viên tham gia đều phải tôn trọng và tuân thủ - nếu bị tước đi th́ WTO được coi như tổ chức “chết năo”, sự tồn tại hay không của WTO không c̣n nhiều ư nghĩa. Thế giới sẽ thiết lập cuộc chơi mới với các nguyên tắc mới.

    Từ năm 2017, Mỹ đă kiên tŕ bác bỏ việc bổ nhiệm, tái bổ nhiệm thành viên của Cơ quan Phúc thẩm (Appellate Body) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Quyết định của Mỹ phản ánh quan điểm của Tổng thống Trump đối với WTO nói chung. Trong phát biểu ngày 22/3/2018 khi kư văn kiện nhằm chống lại “sự xâm lược kinh tế của Trung Quốc”, Tổng thống Trump cho rằng:

    “Chúng ta đă chi rất nhiều tiền kể từ khi thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới – thực sự là một thảm họa cho chúng ta. Tổ chức này rất không công bằng với chúng ta. Các vụ việc được giải quyết rất không công bằng. Phán quyết rất không công bằng. Và như đă biết, chúng ta luôn là thiểu số ở đó và điều đó là không công bằng”.

    Quan điểm của Mỹ khiến cho số lượng thành viên của cơ quan này giảm dần do lần lượt hết nhiệm kỳ. Cuối năm 2017, AB c̣n 4 thành viên, và từ cuối năm 2018 chỉ c̣n lại 3 thành viên. Đến ngày 11/12/2019, AB sẽ chỉ c̣n lại 01 thành viên, và chính thức bị vô hiệu hóa.

    Cơ quan Phúc thẩm (AB) của WTO là cơ quan thuộc hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO, được thành lập theo Quy chế về giải quyết tranh chấp của Tổ chức này (Dispute Settlement Understanding – DSU). Điều 17 của DSU quy định rằng AB sẽ là cơ quan thường trực do Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (Dispute Settlement Body – DSB) thành lập, gồm 07 thành viên.

    Thiếu thành viên, AB buộc phải ngừng hoạt động kể từ ngày 11/12/2019 tới đây. Một giải pháp để giải quyết tranh chấp khi AB dừng hoạt động có thể là Trọng tài theo Điều 25 DSU. Điều kiện để sử dụng trọng tài là phải có thỏa thuận của các bên tranh chấp. Do đó, biện pháp trọng tài cần có sự thiện chí của các bên tranh chấp cùng mong muốn giải quyết tranh chấp thương mại giữa họ. Có học giả gợi ư rằng thủ tục trọng tài theo Điều 25 có thể được sử dụng như một thủ tục phúc thẩm thay thế cho AP đối với các vụ việc đă có báo cáo của ban hội thẩm.[1]

    Theo Trần. H.M. Minh (2019), việc vô hiệu hóa AB cũng có thể là một biện pháp chống lại các vụ kiện mà Trung Quốc khởi kiện Mỹ kế từ khi Chiến tranh thương mại giữa hai nước bùng nổ năm 2018. Với Trung Quốc, sáu vụ việc khởi kiện bao gồm: DS543, DS544, DS562, DS563, DS565, và gần đây nhất DS587. Sau ngày 10/12/2019, khi AB thực sự ngừng hoạt động th́ quá tŕnh giải quyết các vụ việc trên sẽ đ́nh trệ khi một hay cả hai nước có yêu cầu phúc thẩm báo cáo của ban hội thẩm.

    Trà Nguyễn (tổng hợp)

    TÀI LIỆU THAM KHẢO:

    Jennifer Hillman, “Three approaches to sixing the World Trade Organization’s Appellate Body: The Good, the Bad and the Ugly?”, tr. 8, https://www.law.georgetown.edu/wp-co...-to-WTO-AB.pdf
    Trần H.D Minh, “[154] Khủng hoảng bổ nhiệm thành viên Cơ quan Phúc thẩm (AB) của WTO”, https://iuscogens-vie.org/2019/09/22/154/#_ftn1

  5. #45
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Phần 3: Báo cáo của Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ “vạch tội” Cơ quan Phúc thẩm - năo bộ của WTO
    B́nh luậnThủy Tiên • 07:30, 25/02/20• 673 lượt xem


    H́nh ảnh của trụ sở của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được chụp vào ngày 11 tháng 12 năm 2019 tại Geneva, Thụy Sĩ. (Ảnh của Robert Hradil/Getty Images)

    Kể từ năm 2017, Tổng thống Trump đă kiên tŕ không bổ nhiệm, tái bổ nhiệm thẩm phán cho Cơ quan Phúc thẩm của WTO. Điều này khiến “năo bộ” của WTO chính thức bị vô hiệu kể từ ngày 11/12/2019. Vừa qua, Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đă ra báo cáo lên án các vi phạm và yếu kém của Cơ quan Phúc thẩm của WTO.

    Tuần trước, Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) đă công bố báo cáo của ḿnh về Cơ quan Phúc thẩm của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Báo cáo chuyên sâu, đưa ra các bằng chứng, dữ liệu thuyết phục chứng minh Cơ quan Phúc thẩm đă “không tuân thủ các quy định của WTO và diễn giải các hiệp định của WTO bằng văn bản".

    Trong thông cáo báo chí, ông Robert Lighthizer, Đại diện thương mại thứ 18 của Hoa Kỳ tuyên bố: “Trong hơn 20 năm, các Chính quyền kế tiếp nhau và Quốc hội Hoa Kỳ đă bày tỏ mối quan ngại sâu sắc rằng Cơ quan Phúc thẩm đă không hoạt động theo các quy định mà Hoa Kỳ và các nước thành viên WTO đă thỏa thuận. Tiếc là cách ứng xử của Cơ quan Phúc thẩm đă biến WTO từ một diễn đàn để thảo luận và đàm phán thành một diễn đàn để kiện tụng. Tổng thống Trump đang rất nỗ lực với một chương tŕnh nghị sự thương mại có lợi cho tất cả người Mỹ và việc đánh giá lại WTO cũng như vai tṛ của WTO là một phần quan trọng trong chương tŕnh nghị sự đó”.

    Báo cáo đă cáo buộc rằng: “Cơ quan Phúc thẩm đă thêm cho Hoa Kỳ nhiều nghĩa vụ nhưng lại giảm quyền của nước này bằng cách không tuân thủ các quy định của WTO, giải quyết các vấn đề mà họ không có thẩm quyền để giải quyết, thực hiện các hoạt động mà họ không có thẩm quyền để thực hiện và diễn giải các hiệp định của WTO theo cách mà các nước thành viên WTO tham gia vào các hiệp định đó không h́nh dung nổi. Sự lạm quyền dai dẳng này hoàn toàn trái ngược với sự ủy thác hữu hạn cho Cơ quan Phúc thẩm, như được xác lập trong các quy định của WTO”. Báo cáo cung cấp rất nhiều ví dụ, bao gồm:

    Cơ quan Phúc thẩm luôn bỏ qua các thời hạn để quyết định kháng cáo mang tính bắt buộc;
    Cơ quan Phúc thẩm cho phép các cá nhân đă ngừng phục vụ trong Cơ quan Phúc thẩm tiếp tục quyết định kháng cáo như thể thời hạn của các cá nhân này đă được các nước thành viên WTO gia hạn trong Cơ quan giải quyết tranh chấp;
    Cơ quan Phúc thẩm tuyên án dựa trên các án lệ, bao gồm cả án lệ liên quan đến luật trong nước của các nước thành viên WTO, mặc dù các nước thành viên đă ủy quyền cho Cơ quan Phúc thẩm chỉ giải quyết các vấn đề pháp lư;
    Cơ quan Phúc thẩm đưa ra các ư kiến ​​tư vấn và mặt khác chủ trương các vấn đề không cần thiết để hỗ trợ Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO trong việc giải quyết tranh chấp trước cả cơ quan này;
    Cơ quan Phúc thẩm nhấn mạnh rằng các hội đồng giải quyết tranh chấp phải xử lư ưu tiên các diễn giải của Cơ quan Phúc thẩm hơn là tiền lệ pháp bắt buộc;
    Cơ quan Phúc thẩm khẳng định rằng họ có thể bỏ qua các quy định của WTO ủy quyền rơ ràng cho cơ quan này để khuyên một nước thành viên WTO khi nước này đưa ra biện pháp không nhất quán với WTO phải tuân thủ các quy tắc của WTO; và
    Cơ quan Phúc thẩm vượt quá thẩm quyền của ḿnh và chủ trương các vấn đề thuộc thẩm quyền của các nước thành viên WTO đang hoạt động thông qua Hội nghị Bộ trưởng, Đại Hội đồng và Cơ quan giải quyết tranh chấp.
    Báo cáo cũng lập luận rằng việc Cơ quan Phúc thẩm lạm quyền “đă tước bỏ các quyền và áp đặt nghĩa vụ mới” cho các nước thành viên WTO bằng cách giải thích sai các hiệp định của WTO.

    Cơ quan Phúc thẩm làm được vậy bằng cách cố t́nh điền vào “các lỗ hổng” trong các thỏa thuận đó và “bằng cách quan trọng hóa các quyền hoặc nghĩa vụ” mà Hoa Kỳ và các nước thành viên WTO khác không bao giờ đồng ư. Nói chung, báo cáo nói rằng những khuyết điểm này đă gây ra “hậu quả nghiêm trọng” cho Hoa Kỳ và cho tất cả các nước thành viên WTO và hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO tiếp tục mất uy tín cần phải có để hoạt động đúng và duy tŕ sự ủng hộ của công chúng.

    Cơ quan Phúc thẩm của WTO - một hội đồng gồm bảy thành viên - hiện chỉ c̣n một thành viên do Tổng thống Trump đă kiên kỳ không bổ nhiệm hoặc tái bổ nhiệm thành viên mới vào hội đồng kể từ năm 2017, nên hiện tại không thể đưa ra bất kỳ quyết định nào.

    Báo cáo kết luận rằng những lo ngại và khiếu nại về hệ thống giải quyết tranh chấp và Cơ quan Phúc thẩm đă bị bỏ qua quá lâu: “Đối thoại trung thực và thẳng thắn về việc làm thế nào và tại sao WTO lại dẫn đến t́nh trạng này là cần thiết cho bất kỳ một sự cải cách nào có ư nghĩa và bền vững lâu dài. Điều này sẽ đ̣i hỏi các nước thành viên WTO cam kết thảo luận sâu hơn về lư do tại sao Cơ quan Phúc thẩm sẵn ḷng làm lệch hướng những ǵ mà các nước thành viên đă đồng ư. Không hiểu được điều này, th́ không có lư do ǵ để tin rằng chỉ cần một văn bản mới hoặc văn bản bổ sung được đơn giản thông qua, dưới bất kỳ h́nh thức nào, là sẽ giải quyết được các vấn đề đặc hữu này”.

    Nỗ lực vô hiệu hóa WTO của ông Trump trong hơn 2 năm qua đă gặp phải các phản ứng và chỉ trích gay gắt. Báo cáo lần này như một minh chứng mạnh mẽ cho thấy các quyết định của Tổng thống Trump và chính phủ của ông dựa trên cơ sở căn cứ khoa học, thực tiễn và lư tính cao. Dù sao, việc vô hiệu hóa WTO là bước đầu tiên thực sự ḱm hăm được sự trỗi dậy của Trung Quốc, biến nhiều vụ kiện Mỹ do Trung Quốc đứng đơn lên WTO thành vô nghĩa. Đồng thời, vô hiệu WTO c̣n giúp ông Trump khôi phục lại Đạo luật Omnibus 1988 để có thể đơn phương trừng phạt Trung Quốc và các nền kinh tế có bất cân bằng thương mại với Mỹ - Đạo luật vốn bị “xếp xó” kể từ năm 1994 bởi WTO.

    Thủy Tiên

    Theo www.ustr.gov

  6. #46
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Các chuyên gia Mỹ tại WHO cập nhật ngay tức khắc dịch COVID-19 về Hoa Kỳ
    Apr 19, 2020

    Bảng tên Tổ Chức Y Tế Thế Giới tại Geneva, Thụy Sĩ (H́nh: Martial Trezzini/Keystone via AP)
    GENEVA, Thụy Sĩ (NV) – Hơn một chục chuyên gia Mỹ làm việc tại trụ sở Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) ở Geneva, Thụy Sĩ, liên tục cập nhật ngay tức khắc t́nh h́nh COVID-19 cho chính phủ Hoa Kỳ khi bệnh dịch bắt đầu bùng phát và lây lan tại Trung Quốc từ cuối năm 2019, theo tiết lộ của giới chức Mỹ và quốc tế cho nhật báo The Washington Post.

    Các công dân Mỹ này làm việc trong nhiều vai tṛ khác nhau như nghiên cứu, bác sĩ, và chuyên gia sức khỏe công cộng, nhiều người trong số họ trực thuộc Cơ Quan Pḥng Ngừa Dịch Bệnh (CDC).

    Các giới chức cho tờ Post biết các nhân viên Mỹ làm việc tại trụ sở WHO do cơ quan CDC điều phối và hoạt động này đă kéo dài nhiều thập niên.


    Đồng thời, khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc, các viên chức y tế cao cấp do chính phủ Trump bổ nhiệm thường xuyên nhận được báo cáo từ thẩm quyền cao nhất của tổ chức WHO, theo các giới chức trên tiết lộ.


    Hội nghị về dịch COVID-19 tại trụ sở Tổ Chức Y Tế Thế Giới. (H́nh: FABRICE COFFRINI/AFP via Getty Images)
    Sự hiện diện đông đảo của các viên chức người Mỹ hoạt động tại trụ sở WHO cho thấy một góc cạnh khác của việc Tổng Thống Donald Trump tuyên bố cắt ngân sách tài trợ viện dẫn lư do tổ chức này bao che cho Trung Quốc che dấu thông tin, nên phải chịu trách nhiệm cho sự kiện dịch lan tràn ở Hoa Kỳ.

    Theo các chuyên gia, cung cấp thông tin minh bạch về t́nh h́nh dịch bùng phát tại Vũ Hán là trách nhiệm của Trung Quốc.

    Ngay chính Bác Sĩ Deborah Birx, chuyên gia y tế điều hợp nhóm đặc trách chống dịch Ṭa Bạch Ốc, trả lời trong chương tŕnh This Week của đài ABC rằng, quốc gia đầu tiên bị dịch bùng phát phải có nghĩa vụ đạo đức là chia xẻ thông tin minh bạch, nhờ đó giúp toàn thế giới đánh giá và đưa ra được quyết định đúng đắn để đối phó với đại dịch.


    Tổng Thống Pháp, Hoa Kỳ và giám đốc tổ chức WHO dự hội nghị G20 tại Đức. (H́nh: SAUL LOEB/AFP via Getty Images)
    Trong cuộc họp trực tiếp truyền h́nh của các nguyên thủ khối các quốc gia phát triển G7, Thứ Năm 16 Tháng Tư, các nhà lănh đạo thế giới đều lên tiếng ủng hộ WHO và phản đối việc ngừng tài trợ cho tổ chức này.

    Ông Heiko Maas, ngoại trưởng Đức, lên tiến: “Trước t́nh h́nh đại dịch COVID-19 bùng phát hiện nay, không thể làm suy yếu WHO. Làm khác đi sẽ phải đối diện với câu hỏi về động cơ chính trị.”

    Ông cảnh cáo: “Cứ một phân Hoa Kỳ rút ra khỏi các định chế thế giới, đặc biệt ở cấp cao như thế này, sẽ có những lực lượng khác lấn vào. Các thế lực này không cùng chia sẻ với chúng ta giá trị dân chủ.”

    Ngay chính những tin nhắn và tuyên bố của Tổng Thống Trump trong suốt những tháng qua cũng không đồng nhất với quyết định cắt ngân sách cho WHO.


    Tin nhắn Twitter ngày 24 Tháng Giêng của Tổng Thống Trump. (H́nh chụp trang Twitter của Tổng Thống Trump)
    Ngày 24 Tháng Giêng, năm ngày sau khi ông Tập Cận B́nh, chủ tịch Trung Quốc, tuyên bố COVID-19 là đại dịch, Tổng Thống Trump gởi ra tin nhắn trên Twiiter với nội dung: “Trung Quốc đă làm việc cật lực để khống chế virus corona. Hoa Kỳ rất cảm kích nỗ lực và sự minh bạch của Trung Quốc. Tất cả mọi việc sẽ tốt đẹp. Một cách cụ thể, thay mặt cho nhân dân Mỹ, tôi muốn cám ơn Chủ Tịch Tập.”

    Ngày 24 Tháng Hai, tổng thống ca ngợi WHO bằng ḍng tin nhắn: “Dịch virus corona bị kiểm soát rất chặt chẽ tại Hoa Kỳ… CDC và WHO làm việc tận tụy và rất thông minh. Tôi thấy thị trường chứng khoán bắt đầu rất tốt.”




    Tin nhắn Twitter ngày 27 Tháng Ba của Tổng Thống Trump. (H́nh chụp trang Twitter của Tổng Thống Trump)
    Theo thông cáo chính thức, lần mới nhất vào ngày 27 Tháng Ba, Tổng Thống Trump nói chuyện qua điện thoại với Chủ Tịch Tập, vị lănh đạo Hoa Kỳ vẫn tỏ ư tin tưởng Bắc Kinh khi gởi ra tin nhắn với nội dung sau: “Vừa mới kết thúc một cuộc nói chuyện rất tốt đẹp với Chủ Tịch Tập. Thảo luận đến từng chi tiết về coronavirus đang tàn phá hành tinh chúng ta. Trung Quốc đă trải qua và thu thập hiểu biết mạnh mẽ về con virus. Chúng tôi đang cùng sát cánh làm việc. Rất kính trọng!”

    Tổ chức WHO chỉ dựa trên thông tin y tế do các quốc gia cung cấp để theo dơi và phối hợp đề pḥng chống dịch mức độ toàn cầu.

    WHO không phải là cơ quan t́nh báo hay có quyền lực cưỡng chế các quốc gia cung cấp thông tin minh bạch.

    Ông Tập mới là người có quyền lực đưa thông tin minh bạch về bệnh dịch COVID-19 xuất phát từ Vũ Hán. (MPL)

  7. #47
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Tổng giám đốc WHO khuyến cáo: đe dọa của COVID-19 vẫn tiếp tục nguy hiểm
    Apr 20, 2020

    Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. (H́nh: Fabrice Coffrini/AFP/Getty Images)
    GENEVA, Thụy Sĩ (AP) — Người đứng đầu Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) vừa lên tiếng khuyến cáo rằng “t́nh trạng tệ hại nhất vẫn c̣n chờ trước mặt” trong cuộc đại dịch toàn cầu hiện nay, đưa ra báo động mới trong lúc nhiều quốc gia đang khởi sự giảm bớt các biện pháp kiểm soát chặt chẽ.

    Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus không nói rơ v́ sao ông tin rằng trận đại dịch đă làm gần 2.5 triệu người nhiễm bệnh và hơn 166,000 người thiệt mạng, theo các con số của Johns Hopkins University, c̣n có thể trầm trọng hơn.

    Tuy nhiên, đă có một số chuyên gia y tế nói rằng đại dịch có thể lan ra khắp Phi Châu, nơi các hệ thống y tế vẫn c̣n yếu kém.


    Ông Tedros cũng nhắc lại trận đại dịch cúm Tây Ban Nha, xảy ra năm 1918, để so sánh với đại dịch hiện nay.

    “Đây là dịch rất nguy hiểm… cũng giống như đại dịch cúm 1918 khiến tới 100 triệu người thiệt mạng,” ông Tedros nói với báo chí tại Geneva.

    “Hăy tin vào chúng tôi. T́nh trạng tệ hại nhất vẫn c̣n đang chờ chúng ta trước mặt. Hăy ngăn ngừa thảm kịch này. Đây là con virus mà nhiều người đến nay vẫn chưa hiểu rơ,” cũng theo tổng giám đốc Tedros.

    Một số chính quyền ở Á Châu và Âu Châu đă dần dần giảm bớt các biện pháp kiểm soát gắt gao như cách ly, đóng cửa cơ sở thương mại và trường học, cùng là giới hạn việc tập trung nơi công cộng, lấy lư do là có sự sút giảm trong số trường hợp lây nhiễm cũng như số tử vong do COVID-19. (V.Giang)

  8. #48
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    WHO e việc Mỹ cắt tài trợ sẽ đẩy lùi những tiến bộ y tế của Châu Phi
    21/04/2020


    Simon Marks
    Tông thư kư Liên hiệp quốc Antonio Guterres (trái) và Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus (phải) trong cuộc họp báo về COVID-19 tại trụ sở của WHO ở Geneva, Thụy Sĩ, ngày 24/2/2020.


    Tổ chức Y tế Thế giới WHO lo ngại việc Mỹ cắt tài trợ sẽ ngăn cản những nỗ lực của tổ chức kiểm soát việc lây lan của virus corona tại Châu Phi. Bên cạnh virus corona, WHO cũng quan ngại là những bệnh có thể ngừa được bẳng vaccine cũng sẽ lan rộng v́ các nước buộc phải hủy bỏ những chương tŕnh chủng ngừa.

    Quyết định của Tổng thống Donald Trump trong tuần trước ngưng tài trợ cho WHO có thể cản trở khả năng của lục địa đen không những ngăn chặn virus corona nhưng cũng gây trở ngại cho việc chặn đứng những chứng bệnh khác như sốt rét và HIV/AIDS tại Châu Phi, một giới chức cao cấp của WHO nói với đài VOA.

    Mỹ là nhà tài trợ chính cho các chương tŕnh của WHO liên quan tới bại liệt, sốt rét, và HIV/AIDS ở Châu Phi.

    Mỹ từng cam kết 400 triệu đô la cho ngân sách 4,8 tỉ đô la của WHO trong tài khóa 2020-2021.

    Trong khi những hứa hẹn này hầu hết bị chặn đứng trong năm nay, các giới chức WHO dự trù việc Mỹ ngưng tài trợ bắt đầu có ảnh hưởng vào năm 2021.

    Ông Michel Yao, quản trị chương tŕnh hành động khẩn cấp tại Văn pḥng Khu vực Châu Phi của WHO nói với VOA:

    “Sự hỗ trợ này nhằm giúp đỡ kỹ thuật hay cung cấp một chức vụ kỹ thuật trong một nước. Một số hỗ trợ này, chẳng hạn đối với chương tŕnh sốt rét, cần có sự hỗ trợ tiếp tục tại những văn pḥng WHO trong nước. Do đó tất cả các chức vụ kỹ thuật và những công việc đ̣i hỏi cần có chuyên gia làm việc theo một hướng dẫn rơ ràng đối với một chứng bệnh nào đó, th́ cũng phải có tài trợ để giúp, và đôi khi c̣n cần có trang cụ cho vấn đề HIV. Do đó tất cả những việc này, lẽ dĩ nhiên, sẽ bị tổn hại nếu không có tiền,” ông Yao nói.

    “Đối với những nỗ lực pḥng ngừa COVID-19, một số những chuyên viên kỹ thuật này đă được tái phối trí. Lẽ dĩ nhiên, nhiều người được gia hạn hợp đồng nhưng có thể từ năm tới, nếu chúng tôi không đủ tiền th́ lúc đó chúng tôi phải cắt bớt nhân viên. Việc này cũng sẽ ảnh hưởng đến những chuyện khác v́ một số những người này sẽ được tái phối trí. Nếu việc thiếu tiền vẫn tiếp tục th́ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch nhân lực sang năm của chúng tôi,” ông Yao nói.

    Ông Yao bác bỏ những than phiền cho rằng WHO chậm trễ trong việc đáp ứng với virus corona bùng phát hay quá “thân Trung Quốc.” Ông nói toán các chuyên gia quốc tế đă được phái đến Vũ Hán khi dịch bệnh xảy ra lúc đầu, vào ngày 1/1 năm nay để báo cáo về mức độ và nguy hiểm của vụ bùng phát.

    WHO, cộng tác với các cơ quan khác của Liên hiệp quốc, đă bắt đầu đưa nhân viên, trang bị bảo hộ đến Châu Phi, sử dụng Adis Ababa như trung tâm chuyển hàng. Máy bay của Chương tŕnh Lương thực Thế giới tuần trước đă bắt đầu đưa nhân viên y tế khẩn cấp đến toàn vùng.

    Tuy nhiên thiếu hoàn toàn những trang bị y tế căn bản và kỹ thuật như máy thở và giường bệnh làm cho nhiều nhà hoạch định kế hoạch trong vùng lúng túng.

    Ông John Nkengasong, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Châu Phi nói với các phóng viên trong tuần qua là ít nhất có 10 nước tại Châu Phi không có máy thở.

    Một quan ngại chính nữa đối với nhà cầm quyền y tế tại Châu Phi là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng COVID-19 đối với những bệnh khác. Theo WHO, Guinea, Ethiopia, Nam Sudan và Chad đă hoăn chương tŕnh chích ngừa rộng răi trong dân chúng về bệnh sởi dự trù vào giữa tháng 3 và tháng 6.

    WHO lo ngại là những bệnh có thể ngừa được bằng vaccine như bệnh sởi, bệnh sởi Đức, bệnh bại liệt và bệnh bạch hầu sẽ xảy ra thường xuyên.

  9. #49
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    TIN HOA KỲ: Sau WHO đến lượt LIÊN HIỆP QUỐC ăn TRÁI ĐẮNG của TÀU CỘNG bàn cờ CHINA đă KÍCH HOẠT


  10. #50
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Covid-19 : Đại Hội Đồng LHQ thông qua nghị quyết phân phối vác-xin


    Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (trái) tiếp tổng thư kư LHQ Antonio Guterres tại trụ sở WHO Genève ngày 20/02/2020. REUTERS - POOL New
    Thùy Dương
    Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc (193 thành viên) hôm qua 20/04/2020 đă nhất trí thông qua nghị quyết đảm bảo vác-xin pḥng chống virus corona trong tương lai sẽ được phân phối công bằng cho các quốc gia.



    Dự thảo nghị quyết được soạn thảo theo ư tưởng của Mêhicô và được sự ủng hộ của Mỹ. Nghị quyết kêu gọi quốc tế, kể cả giới tư nhân, tăng cường hợp tác nghiên cứu để chống dịch Covid-19. Nghị quyết nhấn mạnh tổng thư kư Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cần hành động để đảm bảo là các xét nghiệm, dụng cụ trang thiết bị pḥng ngừa dịch bệnh, thuốc men và vác-xin chống Covid-19 … sẽ được phân phối một cách công bằng, b́nh đẳng, hiệu quả cho mọi quốc gia có nhu cầu, nhất là các nước đang phát triển.

    Nghị quyết cũng lưu ư về vai tṛ lănh đạo hàng đầu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) trong bối cảnh định chế này đang bị Mỹ chỉ trích về cách đối phó với dịch bệnh Covid-19.

    WHO khẳng định không giấu diếm Mỹ về dịch Covid-19

    Liên quan đến định chế y tế của Liên Hiệp Quốc, đáp lại cáo buộc của Washington, WHO hôm qua khẳng định « đă không che giấu bất cứ điều ǵ với Mỹ » về dịch Covid-19. AFP cho biết, trong cuộc họp báo thường nhật qua cầu truyền h́nh, tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus nhiều lần nhấn mạnh « Không có bí mật ǵ ở Tổ Chức Y Tế Thế Giới », « Chúng tôi đă báo động ngay từ ngày đầu tiên ».


    C̣n giám đốc các chương tŕnh khẩn cấp của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Michael Ryan, cho biết ngày từ ngày 01/01 đă có khoảng 15 đại diện của Trung tâm kiểm soát và pḥng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC), được biệt phái đến trụ sở của WHO tại Genève, Thụy Sỹ, trong khuôn khổ chương tŕnh đối phó với Covid-19.

    Chấm dứt phong tỏa : Cảnh báo của WHO

    Về biện pháp chấm dứt phong tỏa, Tổ Chức Y Tế Thế Giới hôm nay lưu ư việc dỡ biện pháp phong tỏa nên được triển khai dần dần, v́ nếu được áp dụng quá sớm, virus corona có nguy cơ lây lan nhanh trở lại.

    Takeshi Kasai, giám đốc WHO khu vực Tây Thái B́nh Dương cho Reuters biết : « Các biện pháp phong tỏa đă cho thấy là có hiệu quả và người dân các nước phải chuẩn bị thích nghi với lối sống mới để kiểm soát được virus corona (…) Chính phủ các nước có ư định dỡ bỏ lệnh phong tỏa nên tiến hành thận trọng và từng bước một ». Quan chức WHO cũng lưu ư là chừng nào virus corona vẫn c̣n lan truyền th́ không một quốc gia nào tránh được nguy cơ bị dịch bệnh tàn phá.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •