Page 12 of 13 FirstFirst ... 28910111213 LastLast
Results 111 to 120 of 128

Thread: EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

  1. #111
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Ṭa án Đức chống Liên Âu: thủ tướng Merkel phải lên tiếng


    Ṭa Bảo Hiến Đức ở Karlsruhe : Một định chế đầy quyền lực của Cộng Ḥa Liên Bang Đức. © wikipedia
    Trọng Thành
    Tuyên bố của tập đoàn dược phẩm Pháp Sanofi ưu tiên cấp vác-xin chống Covid-19 cho Mỹ trước tiên gây chấn động và vấn đề đăi ngộ « những người trên tuyến đầu » trong đợt phong tỏa hai tháng vừa qua là các chủ đề thời sự nổi bật của báo chí Pháp số ra ngày thứ Sáu 15/05/2020.



    Trước hết xin giới thiệu hồ sơ đặc biệt của Le Figaro, chiếm gần trọn 4 trang đầu số báo, về con băo ngầm trong ḷng châu Âu, sau phán quyết ngày 05/05 của Ṭa Bảo Hiến Đức đ̣i Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (BCE) giải tŕnh về một kế hoạch hỗ trợ tài chính của BCE hồi 2015, đồng thời ra tối hậu thư kỳ hạn ba tháng cho định chế này.

    Nguy cơ tan vỡ dự án xây dựng châu Âu

    Le Figaro chạy trang nhất hàng tựa: « Người Đức không muốn trả các khoản nợ cho châu Âu », nhận xét Ṭa Bảo Hiến Đức ở Karlsruhe « gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị giữa hai vùng nam và bắc Liên Âu ». Le Figaro tóm lược: « Với cuộc khủng hoảng virus corona, Liên Hiệp Châu Âu phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong lịch sử của ḿnh. Tại tất cả các nước, các chỉ dấu kinh tế đều mang tín hiệu nguy cấp. Bối cảnh này đ̣i hỏi phải các giải pháp mạnh, tuy nhiên cũng lúc đó, cũng rất thuận lợi cho việc quan điểm mang tính giáo điều (về tài chính) của nước Đức trở lại, giống như trong cuộc khủng hoảng Hy Lạp trước đây. Với việc phủ nhận một phán quyết của Ṭa Án Công Lư của Liên Hiệp Châu Âu, Ṭa Bảo Hiến Đức đe dọa khoét sâu hố ngăn cách nam - bắc trong nội bộ châu Âu, có nguy cơ khiến cho dự án châu Âu tan vỡ ».

    Phán quyết của ṭa án Đức, gây bàng hoàng tại châu Âu, bị lên án là tấn công vào các nền tảng của Liên Hiệp Châu Âu, vào tính độc lập của Ngân Hàng BCE và vị trí cao nhất về pháp lư của Ṭa Án Công Lư của Liên Hiệp Châu Âu. Hôm thứ Tư 13/05, thủ tướng Đức Angela Merkel đă có bài phát biểu tại Nghị Viện Đức, nhằm hóa giải nguy cơ xung đột.

    Vùng euro cần « liên minh chính trị »

    Bài « Angela Merkel gợi đến tinh thần châu Âu để vượt qua các xung khắc » đặc biệt chú ư đến câu nói sau đây của thủ tướng Merkel với các dân biểu Đức: « Chúng ta đừng quên rằng Jacques Delors đă nói trước khi đồng euro được đưa vào sử dụng: Cần phải có một liên minh chính trị, một liên minh tiền tệ thôi sẽ không đủ ».

    Jacques Delors, chính trị gia Pháp theo tư tưởng xă hội chủ nghĩa, từng là chủ tịch Ủy Ban Châu Âu trong 10 năm (1985-1995), cũng là người sáng lập viện nghiên cứu về chính trị châu Âu Institut Notre Europe - Jacques Delors.

    Le Figaro nhận xét, việc thủ tướng Đức đặt vấn đề hội nhập về chính trị của châu Âu lên hàng đầu cũng là điều mà tổng thống Pháp mong đợi từ nhiều tháng nay, đặc biệt trong hồ sơ củng cố sự gắn bó của khu vực đồng euro.

    Báo Đức: Cựu thống đốc Draghi là « con quỷ hút tiền »

    Trên thực tế, theo Le Figaro, phán quyết của Ṭa Bảo Hiến Đức và quan điểm trái ngược của thủ tướng Merkel cũng thể hiện mâu thuẫn trong chính nội bộ đảng CDU cầm quyền Đức. Bởi ứng cử viên số một kế nhiệm bà Merkel trong vị trí lănh đạo đảng, ông Friedrich Mertz, không phản đối việc ṭa án Đức chống lại phán quyết của Ṭa án châu Âu. Chính trị gia Mertz được sự ủng hộ của nhiều cử tri Đức, vốn căm ghét Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu, bị cáo buộc là phung phí tiền tiết kiệm của người Đức. Nhật báo bảo thủ Bild mới đây gọi thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu nhiệm kỳ trước, chính trị gia Ư Mario Draghi là « Draghila », con quỷ hút tiền người Đức.

    Trong bối cảnh bên ngoài th́ các quốc gia hoài nghi châu Âu như Ba Lan hay Hungary có thể lợi dùng t́nh h́nh để đục nước béo c̣, bên trong th́ đảng cực hữu bài ngoại Đức AfD trỗi dậy, thủ tướng Merkel buộc phải lên tiếng. Tuy nhiên, thủ tướng Đức không thể can thiệp vào lĩnh vực tư pháp. Bà Merkel đă chọn đề xuất thay đổi các hiệp ước của châu Âu, và thúc đẩy trở lại ư tưởng về quỹ chấn hưng của châu Âu, đă từng được Pháp đưa ra. Tuy nhiên, đối với nhiều người, bà Merkel dường như khó có thể làm được ǵ nhiều hơn, bởi bà chỉ là một lănh đạo sắp hết nhiệm kỳ.

    Phán quyết của Ṭa án Đức có thể có « tác dụng ngược »

    Cũng trong hồ sơ này, Le Figaro có bài « Các nước châu Âu bị đẩy vào chân tường trong vấn đề liên minh tiền tệ », sau phán quyết của Ṭa án Đức. Theo Le Figaro cho dù phán quyết nói trên không trực tiếp liên quan đến các kế hoạch hỗ trợ tài chính của Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu hiện nay, nhưng nó mang lại cho phía phản bác các phương tiện cần thiết để tấn công vào các biện pháp chống khủng hoảng mới do Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu chủ tŕ.

    Theo Le Figaro, hiện tại, đương kim chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu, bà Christine Lagarde b́nh tĩnh, tiếp tục theo đuổi con đường đă chọn, không đếm xỉa đến các thách thức của Ṭa án Đức. Trong khi đó, nh́n từ phía nước Pháp, theo Le Figaro, phán quyết của Ṭa án Đức có thể coi như một « tín hiệu báo động » đối với các thành viên Liên Hiệp Châu Âu, buộc họ phải tăng cường phối hợp.

    Nhưng Paris tỏ ra tin tưởng. Bộ trưởng Kinh Tế và Tài Chính Bruno Le Maire, trích lại lời triết gia Đức Hegel về « mưu mẹo của lịch sử » đầy nghịch lư. Nghịch lư đó là một phán quyết có vẻ mang tính bất lợi của toà án Đức có thể gây tác dụng ngược, « buộc chính phủ liên bang Đức chấp nhận tăng cường chính sách của Liên Âu về ngân sách chung, để bù lấp những giới hạn của chính sách về tiền tệ. Nếu xảy ra, th́ đây chính là điều đi ngược lại những ǵ diễn ra cho đến nay ».

    Nữ chủ tịch Ủy Ban Châu Âu là người « thiếu tầm nh́n »?

    Quan hệ giữa nước Đức với Liên Hiệp Châu Âu hiện nay rất đặc biệt khi chủ tịch Ủy Ban Châu Âu là người Đức. Cũng Le Figaro có bài « Von der Layen ở tâm điểm rạn nứt giữa Liên Âu và Berlin ». Nữ chính trị gia von der Layen, cựu bộ trưởng Quốc Pḥng của bà Merkel, bị rất nhiều chính trị gia châu Âu lên án là người thiếu tầm nh́n, chỉ là công cụ trong tay các lănh đạo Đức. Tuy nhiên, bà Ursula von der Layen trở thành người đứng đầu Ủy Ban Châu Âu đúng vào một thời điểm khó khăn bậc nhất trong lịch sử Liên Hiệp. Thử thách thực sự với bà Ursula von der Leyen, chính là xây dựng thành công kế hoạch chấn hưng châu Âu, kế hoạch sẽ quyết định xem châu Âu sẽ « thoát ra bằng cách nào, và thoát ra như thế nào khỏi cuộc khủng hoảng ghê gớm hiện nay ».

    Đọc thêm :Châu Âu « hậu Covid-19 » : Áp lực chuyển sang kinh tế Xanh
    Riêng về phán quyết của Ṭa Bảo Hiến Đức, Le Figaro khen ngợi chủ tịch Ủy Ban Châu Âu đă có phản ứng « dũng cảm » khi đe dọa sẽ kiện lại Ṭa án Đức. Nhật báo Pháp cũng suy đoán, khi đưa ra quyết định, bà Ursula von der Layen ắt hẳn đă phải thảo luận với Berlin.

    Tập đoàn Pháp ưu tiên nước Mỹ: Giữa « xúc cảm và hiện thực »

    « Ở tâm điểm của cuộc chạy đua toàn cầu t́m vác-xin chống Covid-19 » là tựa đề trang nhất của nhật báo kinh tế Les Echos. Lẽ đương nhiên, cú sốc gây ra sau thông báo của hăng dược phẩm Sanofi, sẽ cấp vác-xin cho nước Mỹ trước tiên gây tranh luận, là nội dung đầu tiên của hồ sơ này. Xă luận Les Echos mang tựa đề « Xúc cảm và hiện thực » ghi nhận trước hết quan điểm cho rằng nước Mỹ có thể được cấp vác-xin đầu tiên, do họ tài trợ cho các nghiên cứu, gây phẫn nộ.

    « Thái độ không thể chấp nhận được », « kẻ lợi dụng những đau thương », « tuyên bố khiêu khích »… Chính giới Pháp hôm qua cũng gần như có một thái độ đoàn kết hiếm có chống lại Sanofi.

    Tuyên bố được đưa ra đúng vào ngày thứ hai khi người Pháp vừa chấm dứt 55 ngày phong tỏa pḥng đại dịch, để bắt đầu nối lại với cuộc sống b́nh thường, trong tâm trạng đầy lo lắng là một làn sóng dịch bệnh thứ hai có thể trở lại, khiến khủng hoảng do đại dịch, vốn đă trầm trọng càng trở nên khó lường. Các phản ứng dữ dội nói trên rơ ràng là tương thích với t́nh cảm phổ biến trong xă hội. Tại Pháp, cũng như nhiều nơi khác, rất nhiều người trông đợi vác-xin như một giải pháp duy nhất chắc chắn cho phép đời sống xă hội trở lại b́nh thường.

    Tuy nhiên, theo Les Echos, cần lưu ư là « hiện thực kinh tế là phức tạp hơn t́nh cảm ». Chính quyền Mỹ trên thực tế đă tài trợ cho các nghiên cứu của Sanofi cùng các đối tác ngay từ tháng 2. Đây là một khoản đầu tư mạo hiểm và họ có quyền được thừa hưởng kết quả. Les Echos cũng tranh thủ dịp này để phê phán các quan hệ xấu giữa chính quyền Pháp với ngành công nghiệp dược phẩm Pháp từ nhiều năm nay, đến mức mà hàng loạt nhà máy đă lần lượt rời khỏi Pháp.

    Dù sao, nhật báo kinh tế cũng trấn an là, người dân Pháp không nên quá lo lắng, v́ khi đă có vác-xin th́ dân Pháp sẽ dễ dàng được tiếp cận với vác-xin, ngược hẳn lại với nước Mỹ, nơi giá phải trả để được tiêm là rất cao, và rất nhiều gia đ́nh không có bảo hiểm y tế.

    « Vác-xin chung của nhân loại » chống Covid-19 : Thiếu hợp tác quốc tế

    Vấn đề tuyên bố của Sanofi về vác-xin cũng là chủ đề trang nhất của La Croix. Xă luận nhật báo Công giáo, với tựa đề « Tṛ chơi nhỏ nhen của các tập đoàn đa quốc gia », nhấn mạnh là « cuộc tranh luận bốc lửa » xung quanh phát biểu của Sanofi ưu tiên vác-xin chống Covid-19 cho Mỹ phản ánh rơ sự vắng mặt của các hợp tác quốc tế, bỏ ngỏ sân chơi cho các tập đoàn kinh tế.

    T́nh cảm phẫn nộ là dễ hiểu, v́ đây là vấn đề t́m ra giải pháp cho một đại dịch toàn cầu, nhưng theo La Croix không nên kỳ vọng ở các tập đoàn kinh tế sẽ đóng vai « người làm từ thiện », cũng như không nên quy kết họ là « loài ác quỷ ». Các tập đoàn kinh tế chỉ hành động v́ lợi ích của họ. Điều cần nói là các cơ quan quyền lực cần phải hợp tác đủ để có câu trả lời ở cấp độ toàn cầu.

    Vẫn La Croix có mục hỏi đáp nhằm giải đáp toàn diện vấn đề vác-xin chống Covid-19. Tổ Chức Y Tế Thế Giới hiện đă ghi nhận có 110 dự án làm vác-xin, trong đó có 8 đang bước vào khâu thử nghiệm lâm sàng với người. Trong số 8 thử nghiệm đó, có hai là của Sanofi. Vấn đề hàng đầu hiện nay là tài trợ.

    Về nguyên tắc, ngày 03/05, các lănh đạo châu Âu, gồm Pháp, Đức, Ư và Na Uy tuyên bố cam kết thiết lập các nền tảng cho một liên minh quốc tế thực sự chống Covid-19, trong đó một vác-xin chung cho toàn thể nhân loại là mục tiêu. Hiện tại, một dự thảo nghị quyết về vấn đề này đă được phổ biến không chính thức, để chuẩn bị cho việc thông qua tại đại hội đồng của WHO ngày 18 và 19/05 tới. Tuy nhiên, dự thảo của WHO không thể hiện được tham vọng hướng đến việc sản xuất một vác-xin chung cho nhân loại. Khoảng 140 nhà lănh đạo trên toàn thế giới, hôm 14/05, kêu gọi đoàn kết hướng đến mục tiêu « chế tạo vác-xin miễn phí cho tất cả ». Ông German Velasquez, giám đốc y tế công thuộc tổ chức tư vấn South Centre, cảnh báo nếu không có một nỗ lực theo hướng này, dịch Covid-19 sẽ là thời điểm báo tử của WHO.

    Covid- 19 - Những người trên tuyến đầu: « Lời cảm ơn không đủ »

    Giai đoạn phong tỏa đầy gian nan đă tạm qua, vấn đề đăi ngộ những người đă đứng trên đầu sóng ngọn gió bắt đầu đặt ra. « Họ xứng đáng được thưởng hơn một tấm huân chương » là tựa lớn trang nhất Libération.

    Libération điểm mặt « các y tá, nhân viên vệ sinh, người thu tiền ở cửa hàng, người đưa hàng đến nhà… Trong suốt thời gian phong tỏa, họ đă đứng trên tuyến đầu. Tổng thống đă thừa nhận họ được trả lương thấp. Giờ đây khi cơn băo qua đi. Vấn đề đăi ngộ xứng đáng cần đặt ra ». Bài xă luận của Libération nhấn mạnh là chính quyền không phải là bên duy nhất quyết định, nhưng cần đưa ra tín hiệu trước, bằng cách tổ chức một hội nghị lớn toàn quốc bàn về lương bổng. Libération cũng khẳng định, để làm được đó điều đó, cần phải coi lập trường của MEDEF, tức hiệp hội của giới chủ Pháp, đă thuộc về quá khứ. Để nhấn mạnh thêm thông điệp này, Libération có hồ sơ chính « Lời cảm ơn không đủ ».

    Nếu như Libération tập trung vào những người lao động trên tuyến đầu, th́ chủ đề chính của Le Monde hôm nay là « Thất nghiệp ». Nhật báo Pháp chú ư đến con số kỳ lạ, được INSEE đưa ra hôm qua, tỉ lệ đăng kư thất nghiệp, t́m việc làm tại Pháp trong quư đầu năm nay là 7,8%, giảm 0,3. Tuy nhiên, theo Le Monde, cần phải hiểu đây là kết quả việc phong tỏa (cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước đi kèm). Nhưng t́nh trạng thất nghiệp nghiêm trọng có thể thấy qua một con số khác: Số người đăng kư làm việc thay thế giảm đến 37% (ít hơn 292 ngh́n người). Theo một dự báo của IMF, thất nghiệp tại Pháp tính đến cuối năm nay sẽ vượt số 10%.

  2. #112
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Truyền thông Đức: Ngoại giao “sói chiến” của ĐCSTQ chỉ làm hại chính ḿnh
    Dư B́nh•Thứ Bảy, 16/05/2020 • 470 Lượt Xem
    Chính sách ngoại giao “sói chiến” và hành vi vu oan giá họa ngày càng leo thang của ĐCSTQ chỉ khiến cộng đồng quốc tế thêm phẫn nộ và đáp trả. Ngày 13/5, tờ báo kinh tế và thương mại lớn nhất ở Đức là Handelsblatt đă công bố bài nhận định cho rằng việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) áp dụng chính sách ngoại giao hiếu chiến chỉ tự hại ḿnh, bài viết đă điểm qua một số vấn đề ngoại giao “sói chiến” của ĐCSTQ cùng hậu quả gây ra.

    Truyền thông Đức: Ngoại giao “sói chiến” của ĐCSTQ chỉ làm hại chính ḿnh


    Từ trái qua: Cảnh Sảng, Hoa Xuân Oánh và Triệu Lập Kiên.
    Theo bài viết, trong ví von giới quan chức ngoại giao của ĐCSTQ là “sói chiến” có liên quan đến hai bộ phim hành động được phát hành tại Trung Quốc vào năm 2015 và 2017, bộ phim diễn tả người Trung Quốc đă chiến đấu anh dũng chống lại các lực lượng nước ngoài để bảo vệ đất nước họ. Những bộ phim này chứa đầy cái gọi là “tinh thần yêu nước”. Cuộc chiến quân sự trên phim ảnh này cũng được các nhà ngoại giao Trung Quốc học theo: cùng với tăng cường các hành động xâm lược gây hấn, họ không ngừng phát động tấn công các nước khác.

    Bài viết chỉ ra kể từ năm 2012/2013, khi ông Tập Cận B́nh nhậm chức lănh đạo Đảng và Chính phủ th́ chính sách đối ngoại của ĐCSTQ cũng thay đổi, nhưng có lẽ trong thời kỳ khủng hoảng v́ đại dịch viêm phổi Vũ Hán do virus corona mới (c̣n gọi là virus Trung Cộng) th́ chính sách đối ngoại này của ĐCSTQ trở nên hung hăng hơn bao giờ hết.

    Bài viết liệt kê nhiều ví dụ như gần đây, sau khi Úc yêu cầu điều tra độc lập về nguồn gốc của virus th́ ĐCSTQ đă đ́nh chỉ nhập khẩu thịt từ Úc. Đại sứ Trung Quốc tại Úc cũng công khai đe dọa tẩy chay các sản phẩm của Úc, trong khi Trung Quốc là đối tác thương mại chính của Úc.


    Hồi tháng Tư, Đại sứ Trung Quốc tại Pháp đă đăng bài trên trang web của cơ quan ngoại giao, trong đó có nhà ngoại giao giấu tên chỉ ra rằng người già tại các viện dưỡng lăo ở Pháp không được chăm sóc.

    Hồi tháng Ba, một phát ngôn viên của Chính phủ ĐCSTQ đă đưa ra tuyên bố vô căn cứ rằng virus viêm phổi Vũ Hán do quân đội Mỹ đưa vào Trung Quốc.

    Ngay cả Đức – đối tác thương mại quan trọng nhất của Trung Quốc ở châu Âu, cũng bị ĐCSTQ phát động tấn công dữ dội. Khi Đức thảo luận về việc liệu có nên cho Huawei Trung Quốc tham gia mạng 5G hay không, đại sứ Trung Quốc tại Berlin đă công khai đe dọa tẩy chay việc bán xe của Đức ở Trung Quốc.

    Có thể nói danh sách những vụ việc tương tự không ngừng diễn ra.



    Thương báo Hồng Kông (Hkcd) chỉ ra rằng loại ngoại giao “sói chiến” này của ĐCSTQ được giới truyền thông nhà nước Trung Quốc ca ngợi để đánh lạc hướng công dân Trung Quốc hạn chế tập trung vào t́nh h́nh trong nước. Cách làm này không chỉ khiến nhiều nhà ngoại giao ĐCSTQ ở nước ngoài thất vọng mà c̣n làm tổn thương t́nh cảm của các nước đang cố gắng giữ mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc.

    Việc chính quyền Bắc Kinh không ngăn chặn loại ngoại giao sói chiến này cho thấy có sự đồng thuận trong giới quan chức cấp cao. Điều này cũng khiến khả năng quan hệ giữa Trung Quốc và châu Âu trong tương lai càng trở nên xấu hơn.

    Bài báo tuyên bố rằng kể từ sự cố Huawei, chính quyền Bắc Kinh nên sớm nhận rơ các hành vi cực đoan quá mức sẽ gây tổn hại cho lợi ích của chính họ. Khi thảo luận về quá tŕnh phê duyệt sự tham gia của Huawei vào việc xây dựng 5G th́ bầu không khí ngày càng trở nên căng thẳng, nhưng cách can thiệp và đe dọa của Bắc Kinh chắc chắn không giúp Huawei được tín nhiệm.

    Những năm gần đây quan hệ Trung Quốc và châu Âu đă có những thay đổi lớn. ĐCSTQ ngày càng trở nên tự phụ hơn, c̣n châu Âu đă dần từ bỏ ư tưởng ngây thơ rằng một ngày nào đó Trung Quốc sẽ trở thành một nước kinh tế thị trường dân chủ và tự do.

    Nhưng bài viết chỉ ra ĐCSTQ phải hiểu một điều: t́nh h́nh của Trung Quốc sẽ khó khăn hơn khi ác cảm của công chúng và giới chính trị gia đối với ĐCSTQ ngày càng cao, v́ thái độ hung hăng đe dọa và vu khống tùy tiện của ĐCSTQ chỉ làm suy yếu ḷng tin. Tại Mỹ, tỷ lệ mức thiện cảm của công chúng đối với ĐCSTQ đă xuống đến mức thấp nhất trong lịch sử, tại châu Âu t́nh h́nh tương tự cũng đang gia tăng.

    Bài viết chỉ rơ, hiện nay nhiều nước, chẳng hạn như nước Đức, vẫn e ngại chỉ trích ĐCSTQ, v́ Đức cần thiết bị pḥng hộ sản xuất tại Trung Quốc. Tuy nhiên, kiểu chính sách đối nội đàn áp và chính sách đối ngoại ngày càng hung hăng của ĐCSTQ sẽ chỉ tự bôi nhọ vào h́nh ảnh quốc tế của họ.

    Dư B́nh (theo Epoch Times)

  3. #113
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Covid-19 : Chống dịch hiệu quả, Đức nới lỏng phong tỏa nhưng phe cực đoan vẫn chống


    Một người biểu t́nh phản đối các biện pháp nghiêm ngặt chống Covid-19 tại Stuttgart, Đức, ngày 16/05/2020. REUTERS - KAI PFAFFENBACH
    Tú Anh
    Với 33 người chết và 583 ca lây nhiễm mới trong ngày 17/05/2020, t́nh h́nh dịch Covid-19 tại Đức tiếp tục được cải thiện. Các biện pháp pḥng chống của chính phủ Merkel được xem là hiệu quả : Trong số 175.752 bệnh nhân, 152.600 người đă lành bệnh, số tử vong là 7.938.


    Tự tin, Đức tái lập sinh hoạt gần như b́nh thường cho một số lănh vực. Mở cửa biên giới với Luxembourg, bớt hạn chế giao thông với Thụy Sĩ và Áo, các trận giao đấu của Liên đoàn bóng đá Bundesliga được tái lập từ thứ Bảy 16/05, không khán giả, sau 63 ngày "đ́nh chiến". Hàng quán, cà-phê sinh hoạt gần như b́nh thường trong điều kiện vệ sinh an toàn.

    Thế nhưng, một số thành phần cực đoan trong xă hội Đức lên án chính phủ Merkel "tiêu diệt tư do". Tuy hỗn tạp, mỗi cuối tuần họ đều biểu t́nh chống đối.

    Từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibault phân tích:

    "Không chấp nhận độc tài Corona". Đối với một số đông người biểu t́nh, các biện pháp nghiêm ngặt để chống Covid-19 là những biện pháp ngu xuẩn, hủy diệt tự do.

    Nếu đại đa số dân Đức ủng hộ chính sách của chính phủ Merkel, tương đối ít nghiêm khắc hơn các nước châu Âu khác, và đang được giảm nhẹ dần, th́ cũng có 20% cho rằng các biện pháp ngăn dịch đi quá xa.

    Hôm qua (16/05), tại Stuttgart, khoảng 5.000 người biểu t́nh, tại Munich, 3.500 người. Chỉ riêng ở thủ đô Berlin, có đến 23 cuộc biểu t́nh và chống biểu t́nh, tuy không đông.

    Phe chống đối rất hỗn tạp, đưa ra nhiều lư do khác nhau. Cực tả cho là có tài phiệt tư bản "giật dây" đại dịch. Cực hữu vin vào các biện pháp trói buộc để trút căm hận lên thủ tướng Merkel. C̣n những người theo thuyết âm mưu th́ thừa cơ đưa ra những giả thuyết hoang đường, khẳng định không có siêu vi corona, hoặc có nhưng không nguy hiểm.

    Giới chính trị Đức lo ngại bởi v́ cách nay không lâu, những thành phần này đă từng huy động biểu t́nh chống chính sách đón di dân nhập cư của chính phủ Merkel.

    Kết quả tốt của chính sách ngăn dịch Covid-19 và kế hoạch b́nh thường hóa sinh hoạt có thể làm cho phe chống đối yếu đi. Tuy nhiên, t́nh trạng khủng hoảng kinh tế và nạn thất nghiệp có thể tăng thêm sức cho phong trào cực đoan.

  4. #114
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Covid-19: Liên Hiệp Châu Âu lật tẩy lá bài chia rẽ nội bộ của Trung Quốc


    Tiếp nhận thiết bị tế do hăng hàng không Trung Quốc China Eastern chuyển đến, sân bay Fiumiciono Roma, Ư, ngày 13/03/2020 AFP - STRINGER
    Thu Hằng
    Từ đầu 2019, Liên Hiệp Châu Âu ư thức được tham vọng bá quyền của Bắc Kinh, xác định Trung Quốc là một « đối tác » và « đối thủ cạnh tranh » về kinh tế và công nghệ trong « Tầm nh́n chiến lược 2019 ». Nhưng phải chờ đến dịch Covid-19, Liên Hiệp Châu Âu mới thực sự thức tỉnh trước những thâm ư của Bắc Kinh.



    « Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Hiệp Châu Âu thay đổi nhanh hơn kể từ khi xuất hiện dịch Covid-19 ». Nhận định này được đích danh người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu Josep Borrell nêu trong bức thư gửi đến nhiều cơ quan truyền thông thế giới hôm 15/05/2020. Sự kiện hiếm hoi này cũng cho thấy Bruxelles nhận ra là phải lên tiếng cảnh báo về chiến lược bóp méo thông tin và gây chia rẽ nội bộ Liên Hiệp Châu Âu được Trung Quốc tiến hành từ khi nước này tạm khống chế được dịch.

    Một ví dụ được ông Josep Borrell nêu là điểm khác biệt về cứu trợ nhân đạo. Liên Hiệp Châu Âu làm nhưng không nói nhiều ; c̣n Trung Quốc tặng ít nhưng quảng bá rầm rộ.

    Vào tháng Hai, khi các bệnh viện ở Trung Quốc, đặc biệt là ở Vũ Hán, bị quả tải, Liên Hiệp Châu Âu gửi 12 tấn trang thiết bị và hỗ trợ 10 triệu euro để giúp nghiên cứu về virus corona (trang China.org.cn ngày 07/02). Pháp gửi 17 tấn vật tư bảo hộ trên chuyến bay của Air France sang Vũ Hán đưa kiều dân về nước (thông cáo của bộ Ngoại Giao ngày 19/02). Ngoài ra, rất nhiều doanh nghiệp của các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu cũng quyên góp tài chính, gửi tặng trang thiết bị bảo hộ y tế cho thành phố Vũ Hán và nhiều vùng bị dịch khác. Tuy nhiên, tất cả những thông tin này chỉ dừng ở những ḍng thông cáo của các nước gửi tặng và lời cảm ơn ngoại giao của Bắc Kinh.

    « Sau này, khi đến lượt châu Âu trở thành ổ dịch chính, Trung Quốc gửi hàng cứu trợ, nhưng quảng bá đến độ để cả thế giới phải biết ». Người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu nhấn mạnh tương trợ lẫn nhau luôn là điểm được Liên Hiệp Châu Âu chú trọng nhưng Bruxelles luôn « tránh chính trị hóa viện trợ nhân đạo ».

    Khai thác bất đồng để dễ giật dây

    Vẫn theo ông Josep Borrell, hơn ai hết, « Trung Quốc hiểu rơ những bất đồng giữa các nước thành viên và không ngần ngại khai thác chúng để phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc ». H́nh ảnh đoàn chuyên gia của Trung Quốc, trên chuyến bay chở thiết bị vật tư y tế, đến Roma vào giữa tháng Ba được quảng bá rầm rộ. Khi cả châu Âu vẫn loay hoay trong thời gian đầu với dịch Covid-19, Ư, nạn nhân đầu tiên, có cảm giác bị Liên Hiệp Châu Âu bỏ rơi, chỉ có Nga, Trung Quốc và Cuba đến giúp đỡ.

    Trung Quốc là một đối tác và đối thủ về mọi lĩnh vực của Liên Hiệp Châu Âu và Bruxelles đề ra một chính sách nhất quán về điểm này, nhưng để áp dụng được cho tất cả các nước thành viên lại làm nhiệm vụ không dễ dàng ǵ v́ mỗi nước có những lập trường và ưu tiên riêng.

    Điểm lo lắng này của người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu được chứng minh một lần nữa qua cuộc điện đàm ngày 15/05 giữa chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh và tổng thống Hungary Victor Orban. Liên Hiệp Châu Âu, mà Hungary là một thành viên, trở thành vô h́nh trong cuộc điện đàm, theo báo mạng South China Morning Post. Chỉ có hợp tác của nhóm « 17+1 » được đề cập và tổng thống Victor Orban khẳng định sẵn sàng ủng hộ nhóm « 17+1 », cũng như gia tăng hợp tác tài chính, thương mại với Bắc Kinh. Thế nhưng, Bruxelles luôn cho rằng Trung Quốc sử dụng nhóm 17 nước Trung và Đông Âu làm quân cờ để chia và trị nội bộ Liên Hiệp Châu Âu.

    Trước một Trung Quốc không ngừng khẳng định tham vọng, giải pháp được ông Josep Borrell đưa ra là « cần duy tŕ kỷ luật tập thể cần thiết ». Đoàn kết là một trong những điều kiện tiên quyết để có thể gây ảnh hưởng v́ dù đó có là một nước thành viên mạnh nhất trong khối, th́ cũng không thể tạo được ảnh hưởng nếu hành động một ḿnh.

  5. #115
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    EU kêu gọi điều tra độc lập việc WHO ứng phó đại dịch Covid-19
    18/05/2020


    Hôm 18/05/2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh cho biết Trung Quốc sẽ cấp 2 tỷ đôla trong hai năm tới để giúp ứng phó với đại dịch Covid-19.

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh cho biết Trung Quốc sẽ cấp 2 tỷ đôla trong hai năm tới để giúp ứng phó với đại dịch Covid-19, hăng AP cho biết hôm 18/05.

    Ông Tập cho biết như trên trong phiên khai mạc hội nghị trực tuyến của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

    Theo AP, tuyên bố của ông Tập đánh dấu sự tương phản rơ rệt với Hoa Kỳ: Chính quyền của Tổng thống Donald Trump tuyên bố đ́nh chỉ tài trợ cho WHO về việc xử lư sai trái trong việc ứng phó với dịch bệnh và tổ chức này ca ngợi cách ứng phó của Trung Quốc.

    Ông Tập không nói rơ khoản tiền này của Trung Quốc sẽ cấp cho lĩnh vực nào, nhưng cho biết, Trung Quốc sẽ cấp 2 tỷ đôla trong hai năm để giúp ứng phó Covid-19.

    Ông Tập cũng nói rằng việc phát triển vaccine và triển khai vaccine ở Trung Quốc sẽ được coi là một công cụ toàn cầu của cộng đồng và nói rằng Trung Quốc đă hỗ trợ đánh giá về phản ứng toàn cầu đối với dịch bệnh sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

    Cũng hôm 18/05, Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia khác ra một nghị quyết kêu gọi một đánh giá độc lập về ứng phó của WHO đối với đại dịch Covid-19 để “xem xét kinh nghiệm và rút ra bài học kinh nghiệm.”

    Nghị quyết có sự hỗ trợ của hơn một nửa các quốc gia thành viên WHO và sẽ được thảo luận trong tuần này.

    Nghị quyết cũng khởi xướng một quá tŕnh từng bước đánh giá khách quan, độc lập và toàn diện về các nỗ lực của WHO nhằm điều phối ứng phó quốc tế đối với COVID-19, bao gồm cả hoạt động của luật y tế quốc tế và các hành động của của chức này trong hệ thống y tế LHQ.

  6. #116
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Bỉ điều tra Đại sứ quán Malta nghi bị Trung Quốc lợi dụng nghe lén EU
    B́nh luậnMinh Thanh • 14:59, 20/05/20• 195 lượt xem


    Ṭa nhà Ủy ban Châu Âu tại Brussels, thủ đô của Bỉ. (EMMANUEL DUNAND / AFP via Getty Images)

    Hôm thứ Hai (18/5), cơ quan t́nh báo Bỉ xác nhận đang điều tra xem liệu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có lợi dụng đại sứ quán Malta ở Brussels để tiến hành hoạt động gián điệp nghe lén các tổ chức EU hay không.

    Tuần trước, sau khi tờ Le Monde của Pháp đưa tin về hoạt động gián điệp của ĐCSTQ, hôm 18/5, phát ngôn viên Cơ quan An ninh Nội địa Bỉ, ông Veiligheid van de Staat xác nhận rằng, đúng là Bỉ đang tiến hành cuộc điều tra.

    Hôm 15/5, Le Monde đưa tin rằng kể từ đầu những năm 2010, Bộ An ninh Nội địa Bỉ bắt đầu nghi ngờ cơ quan t́nh báo của ĐCSTQ đă sử dụng đại sứ quán Malta nằm đối diện trụ sở Ủy ban Châu Âu làm trạm gián điệp để nghe lén các tổ chức EU.

    Bài báo nói rằng đại sứ quán ở Malta đă được đưa vào sử dụng vào năm 2007, trước đó có một công ty Trung Quốc đă tham gia vào việc cải tạo đại sứ quán. Cơ quan t́nh báo Anh cho rằng cơ quan mật vụ của ĐCSTQ có liên quan tới việc này, và tiết lộ hoạt động gián điệp này cho đối tác Bỉ.

    Hôm thứ Sáu (15/5), Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh EU, ông Josep Borrell cho biết ông đă biết được thông tin này, nhưng chỉ qua báo chí. Nếu có việc t́nh báo của ĐCSTQ xâm nhập Đại sứ quán Malta, th́ EU đă không được thông báo về điều này.

    Nhưng trong tuần này, cơ quan t́nh báo Bỉ công bố một cách bất thường rằng họ đang điều tra các hoạt động gián điệp được báo cáo.

    Ông Statt nói với tờ báo mạng châu Âu EU Observer hôm thứ 18/5 rằng người Trung Quốc đă tham gia tu sửa lại Đại sứ quán Malta, "Điều này đă thu hút sự chú ư của chúng tôi".

    Chính phủ Malta phủ nhận cáo buộc rằng đại sứ quán của họ ở EU đă bị ĐCSTQ sử dụng, và chỉ thừa nhận rằng đại sứ quán được trang bị đồ nội thất do chính phủ Trung Quốc tặng.

    Theo một "thỏa thuận hợp tác" song phương giữa hai bên đạt được năm 2006, chính phủ Trung Quốc đă tặng đồ nội thất trị giá tới 300.000 Euro cho đại sứ quán Malta ở Brussels.

    Trong những năm gần đây, Malta đă thu hút đầu tư từ Trung Quốc và Nga. Chẳng hạn, năm 2014, Tập đoàn Điện lực Thượng Hải Trung Quốc đă mua 33% cổ phần của nhà cung cấp năng lượng Enemalta của Malta.

    Tờ EU Observer chỉ ra rằng đối với một số chuyên gia, việc ĐCSTQ và Malta thông đồng với nhau để theo dơi EU là một giả định không thể loại trừ.

    Minh Thanh

    Theo NTDTV

  7. #117
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Ư: Xă hội đen lấy tiền trợ cấp xă hội, 101 "đầu gấu" bị nhận diện


    Một người thất nghiệp Ư đăng kư nhận trợ cấp tại một trung tâm xă hội ở Roma. Ảnh minh họa. REUTERS/Gavin Jones
    Tú Anh
    Tại miền nam nước Ư, lănh địa của mạng lưới xă hội đen, 101 thành viên tên tuổi của tổ chức mafia N'dranghetta rơi vào lưới pháp luật sau khi bỏ túi 516.000 euro, tiền trợ cấp xă hội. Tất cả những tay "đầu gấu" này sẽ phải bồi hoàn cho Nhà nước toàn bộ số tiền dành cho dân nghèo.


    Cảnh sát vùng Reggio de Cerlabre thông báo như trên ngày 20/05/2020. Cuộc điều tra tiếp diễn để truy t́m đồng lơa trong guồng máy hành chánh.

    Thông tín viên Anne Treca tại Ư tường thuật:

    "Phần đông những kẻ lợi dụng hệ thống an sinh xă hội là những nhân vật có tiếng tăm thuộc thành phần xă hội đen địa phương, lắm bạc nhiều tiền, chủ nhân biệt thự và nhiều xe hơi hạng sang.

    Trong số này có Alessandro Pannuzi, biệt danh là Pablo Escobar, có khả năng nhập vào nước Ư mỗi tháng 2 tấn cocain. Alessandro Pannuzi bị bắt vào năm 2018, nhưng sau đó đă vượt ngục.

    Thế mà tên ông ta nằm trong danh sách 101 đầu gấu mafia địa phương được trợ cấp 800 euro mỗi tháng, giống như mọi công dân Ư nghèo khó.

    Đây không phải là lần đầu tiên cảnh sát Ư đánh được mẻ lưới to. Cách nay một tháng, cảnh sát tài chính tóm được 230 thành viên của mạng lưới xă hội đen N'drangheta, có tên trong danh sách dân nghèo. Để truy ra tông tích những con cá mập, cảnh sát Ư đối chiếu danh sách các cá nhân có tiền án, bị cấm đi bầu, với danh sách dân nghèo được hưởng trợ cấp xă hội. Bởi v́ để được trợ cấp, không phải chỉ có điều kiện thu nhập thấp, mà c̣n phải làm tờ khai danh dự chưa từng bị kết án.

    Công cuộc điều tra vẫn tiếp diễn, v́ cảnh sát Ư nghi ngờ các băng đảng xă hội đen có đồng lơa trong cơ quan hành chánh".

  8. #118
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Mua lại nợ công: Ṭa Bảo Hiến Đức thách thức Liên Hiệp Châu Âu


    Các thẩm phán Ṭa Bảo Hiến Đức ngày 05/05/2020 yêu cầu Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu giải tŕnh chính sách mua nợ năm 2015. AFP - SEBASTIAN GOLLNOW
    Minh Anh
    Thứ Ba, 05/05/2020, Ṭa Bảo Hiến Đức ra tối hậu thư yêu cầu Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (BCE) trong ṿng ba tháng phải giải thích rơ về chương tŕnh mua nợ đưa ra năm 2015. Năm ngày sau, 10/05/2020, trong một thông cáo, Ủy Ban Châu Âu cho biết xem xét khả năng mở một vụ kiện chống Đức. V́ sao Đức và Liên Hiệp Châu Âu lại đọ sức với nhau vào lúc này ? Đâu là những rủi ro cho tương lai khu vực đồng euro ?

    Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu vượt quá thẩm quyền ?

    Ṭa Bảo Hiến Đức vừa đặt một quả bom nổ chậm ngay dưới chân nền tảng của khối đồng tiền chung euro, Le Monde ngày 07/05 thẳng thừng nhận xét. Các thẩm phán Đức ra hạn định Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu có ba tháng để giải tŕnh về chính sách trên, bằng không họ có thể ra lệnh cho Bundesbank (Ngân hàng Trung ương Đức) – cổ đông lớn nhất của BCE, ngưng tham gia vào chương tŕnh mua lại trái phiếu công.

    Với báo Le Monde phán quyết lạnh lùng này của thẩm phán Đức chẳng khác ǵ như « cú đánh trời giáng » đe dọa đến sự độc lập của Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu, có trụ sở tại Frankfurt, được thiết kế theo mô h́nh của Bundesbank.

    Chuyện ǵ đă xảy ra cách nay năm năm ? Tại sao Ṭa Bảo Hiến Đức lại đ̣i BCE phải giải thích vào lúc này ? Chuyên gia kinh tế Anne-Laure Delatte, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Gia Pháp, Trung Tâm Nghiên Cứu Triển Vọng và Thông Tin Quốc Tế (CEPII), trên đài RFI nhắc lại vụ việc :

    « Sau cuộc khủng hoảng tài chính lớn năm 2008, Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (BCE) cũng như các ngân hàng khác trên thế giới đă đưa ra một chính sách tiền tệ rất đặc biệt mà người ta gọi là ʺQuantitative easingʺ (tạm dịch là chương tŕnh nới lỏng định lượng), nghĩa là người ta mua phiếu nợ trên thị trường để cung cấp thanh khoản.

    Đến năm 2015, BCE c̣n tiến thêm một bước nữa là đi mua các trái phiếu công trên thị trường thứ cấp. Nói ngắn gọn, BCE mua các loại phiếu nợ của các chính phủ, của các nước thành viên khối sử dụng chung đồng euro. Những nước khác họ cũng làm như thế như FED (Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ), Ngân Hàng Trung Ương Anh Quốc nhưng ở mức độ thấp hơn.

    Kể từ năm 2015, Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu thực hiện chương tŕnh này và điều này rất quan trọng, bởi v́ trên thực tế, BCE chi phối việc mua trái phiếu. Dần dà, bảng tổng kết của BCE ngày một ph́nh to, đă tăng lên gấp 3 lần trong những năm gần đây. Việc mua loại trái phiếu được biết đến nhiều nhất PSPP (Public Sector Purchase Programme – Chương tŕnh mua trái phiếu khu vực công) hiện chiếm đến gần như phân nửa chương tŕnh mua phiếu nợ được ghi trong bảng tổng kết tài sản của Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu. »

    Một cách cụ thể, các thẩm phán Đức trách cứ Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu năm 2015 đă vượt quá thẩm quyền, thực thi một chính sách tiền tệ « quá bành trướng », « tỷ lệ thuận » với các rủi ro, có nguy cơ gây tác động đến vấn đề chủ quyền kinh tế của một quốc gia.

    Chỉ có điều phán quyết được đưa ra không đúng thời điểm. Ngay giữa lúc nhiều nền kinh tế châu Âu đang kiệt quệ v́ dịch bệnh Covid-19 hoành hành, Liên Hiệp Châu Âu vừa thông qua một « kế hoạch khẩn cấp chống đại dịch » PEPP – Pandemic Emergency Purchase Programme. Cụ thể là Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu mua lại các khoản nợ công của các nước thành viên, trị giá 750 tỷ euro, nhằm vực dậy các nền kinh tế sau dịch bệnh.

    Theo nhận định của ông Frederik Ducrozet, chuyên gia kinh tế ngân hàng tư nhân Pictet, khi trả lời phỏng vấn báo Le Monde, quyết định này của các thẩm phán Đức c̣n ngầm nhắc lại những quy định do chính Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu tự áp đặt vào năm 2015 khi đưa ra kế hoạch mua lại nợ. « Một trong những nguyên tắc đó là Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu không nên chiếm giữ quá 33% mức nợ của một nước. Vậy khi người ta gộp cả hai chương tŕnh PSPP và PEPP, họ đang tiến gần một cách nguy hiểm đến mức giới hạn này. Từ đây đến cuối năm 2020, BCE sẽ có nguy cơ nắm giữ đến hơn 33% nợ của nước Đức ».

    Xung đột pháp lư giữa Đức và Liên Hiệp Châu Âu

    Chính sách tiền tệ của BCE luôn là một chủ đề nhậy cảm tại Đức. Là những người rất tiết kiệm, người dân Đức cảm thấy bị thiệt hại nhiều bởi các chính sách tiền tệ của BCE từ 10 năm qua, nguồn cội của việc lăi suất thấp. Đây chính là điểm khiến cho những thành phần bảo thủ và cực hữu tại Đức, những người hoài nghi châu Âu khai thác tối đa cho các mục tiêu chính trị như nhận xét của nữ kinh tế gia Anne-Laure Delatte với đài RFI :

    « Trên thực tế, có một bộ phận chính trị gia Đức phản đối ư tưởng dự án châu Âu, hay khối đồng euro theo mô h́nh liên bang. Ẩn sau thách thức chính trị này, những người dựa vào Ṭa Bảo Hiến Đức là ai ? Đó là những thành viên của đảng CSU (Liên Minh Xă Hội Kitô Giáo Bayern), và nhất là đảng cực hữu AfD (Alternative für Deutschland – Con đường khác cho nước Đức). Có một sự liên minh đặc biệt giữa những người có xu hướng bảo thủ và phe cực hữu để chống đối chính sách tiền tệ này của Liên Hiệp Châu Âu ».

    Đây không phải là lần đầu tiên Tư Pháp Đức tấn công BCE. Ngay từ năm 2015, Ṭa Bảo Hiến Đức đă phản đối chương tŕnh PSPP. Nhưng đến tháng 12/2018, Ṭa Án Công Lư Liên Hiệp Châu Âu (CJUE) khẳng định là chính sách tiền tệ này là hợp lệ. Dù vậy, các thẩm phán Đức vẫn cho rằng « những năm gần đây, Ṭa Án Công Lư Châu Âu ngày càng đi quá đà trong việc diễn giải các hiệp ước như Maastricht (1993) hay Lisboa (2009) » theo như b́nh luận của một chuyên gia am tường trong lĩnh vực này với báo Le Monde.

    Các thẩm phán Đức c̣n nghiêm khắc chỉ trích Ṭa Công Lư Châu Âu đă thiếu các biện pháp nhằm giám sát các chương tŕnh hành động của BCE. Về điểm này, một nhà ngoại giao giải thích với nhật báo Pháp rằng « các thẩm phán Đức tại Ṭa Bảo Hiến có một quan niệm rất nghiêm ngặt trong việc phối hợp giữa luật pháp quốc gia và luật châu Âu ». Theo phân tích của ông Guntram Wolff, kinh tế gia và giám đốc Viện Bruegle trên đài RFI, bất đồng quan điểm pháp lư trong cách diễn giải các hiệp ước chính là vấn đề cốt lơi của vụ việc này.

    « Đây mới chính là vấn đề trọng tâm theo như quan điểm của Ṭa Bảo Hiến Đức. Việc đưa ra những quyết định cần thiết này từ một trong số các thẩm phán nhằm khẳng định rằng chính họ là người diễn giải giới hạn các thẩm quyền, rằng luật của châu Âu chỉ dành cho các định chế của Liên Hiệp Châu Âu. Các thẩm phán ở Luxembourg, Ṭa Công Lư Liên Hiệp Châu Âu không thể diễn giải các giới hạn của luật hiến pháp Đức, theo đó, chính họ mới là người trao các thẩm quyền cho Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu.

    Đây chính là điểm xung đột. Bởi v́, theo quan điểm của Liên Hiệp Châu Âu, bắt đầu từ điều luật của Liên Hiệp và trong lô-gic của cách diễn giải này, chính Ṭa Công Lư Châu Âu mới là bên chịu trách nhiệm diễn giải hiệp ước. Nhưng lô-gic quốc gia cho rằng yếu tố chủ quyền đất nước mới tạo dựng nên nền tảng cơ bản cho mọi h́nh thức chủ quyền châu Âu. Cuộc xung đột này mới chính là tâm điểm của cuộc tranh luận hiện nay. »

    Nguy cơ khủng hoảng 2010 – 2012 tái diễn ?

    Trước quyết định của Ṭa Bảo Hiến Đức, Ủy Ban Châu Âu cho biết có thể mở một quy tŕnh pháp lư kiện nước Đức. Chuyên gia Anne-Laure Delatte cảnh báo vụ việc này có nguy cơ vượt quá khuôn khổ chính sách kinh tế, tiền tệ và thương mại. « Ở đây c̣n có một thách thức chính trị thật sự nhằm phá vỡ các dự án hội nhập của Liên Hiệp. Trên thực tế, người ta đang tạo điều kiện cho các phe chủ nghĩa dân túy tại Hungary và Ba Lan cũng như tất cả những ai phản đối tiến tŕnh hội nhập Liên Hiệp Châu Âu ».

    Vẫn theo nữ kinh tế gia này, phán quyết này của Ṭa Bảo Hiến Đức có nguy cơ để lại nhiều rủi ro cho tương lai khu vực đồng euro.

    « Điểm quan trọng ở đây chính là cuộc khủng hoảng nợ công như những ǵ xảy ra trong giai đoạn 2010 – 2012, đă tái xuất hiện ngay từ tháng Ba. Thậm chí từ cuối tháng Hai, người ta đă thấy là nhiều khoản vay của Ư, lăi suất rủi ro của Ư, rủi ro mà các nhà đầu tư chấp nhận để cho chính phủ Ư vay tăng vọt. Quả thật người ta rất lo sợ là cuộc khủng hoảng 2010 -2012 lại tiếp diễn.

    Trên thực tế, bà Christine Lagarde và đương nhiên là BCE đă làm mọi cách cần thiết để hạ nhiệt căng thẳng và đă có phản ứng rất nhanh. Thế nên, khi đặt nghi vấn chính sách tiền tệ vào lúc này, đây quả thật là cực kỳ mạo hiểm bởi v́ đây chính là người lính cứu hỏa duy nhất trong khu vực đồng euro hiện nay. Rủi thay là Hội Đồng Châu Âu và tất cả các định chế khác bên cạnh Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu lại không có một phương tiện nào để dập lửa như BCE đă làm ».

  9. #119
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Phương Tây yêu cầu Trung Quốc tôn trọng quyền tự chủ của Hồng Kông


    Biểu t́nh ngày 23/05/2020 tại Đài Bắc ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông, sau khi dự luật an ninh được đưa ra xem xét ở Quốc Hội Trung Quốc REUTERS - BEN BLANCHARD
    Thu Hằng
    Dự luật về an ninh quốc gia đă được tŕnh trước Quốc Hội Trung Quốc ngày 22/05/2020 nhằm chống các hành vi « phản bội, ly khai, phản loạn và lật đổ » và « can thiệp của nước ngoài ». Ngay lập tức, văn bản trên đă bị các nhà đấu tranh đ̣i dân chủ ở Hồng Kông lên án mạnh mẽ. Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và nhiều nước phương Tây đồng loạt lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh « tôn trọng quyền tự chủ của Hồng Kông ».


    Thông tín viên RFI Anne Corpet tường tŕnh phản ứng của Washington :

    "Luật an ninh mà Trung Quốc muốn áp đặt để lách quy tŕnh lập pháp của Hồng Kông có thể sẽ là một đ̣n chí mạng cho quyền tự chủ mà Bắc Kinh hứa với Hồng Kông". Ngoại trưởng Mỹ nhận định như trên trong một bản thông cáo, đồng thời yêu cầu Trung Quốc xem xét lại dự luật mà ông đánh giá là « tai hại ».

    Tổng thống Mỹ th́ ít dông dài hơn và chỉ tuyên bố : « Nếu luật này được áp dụng, chúng tôi sẽ hành động cứng rắn ». Ông Donald Trump chưa bao giờ tỏ ra bận tâm thực sự về t́nh h́nh nhân quyền. Ông từng giữ im lặng rất lâu trước các cuộc trấn áp người biểu t́nh ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông vào mùa hè năm ngoái. Dù nguyên thủ quốc gia Mỹ cáo buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về đại dịch vượt ngoài tầm kiểm soát, th́ ông vẫn cố giữ quan hệ tốt với đồng nhiệm Trung Quốc, thường được ông coi là một người bạn.

    Ngược lại, Quốc Hội Mỹ lại rất nhạy cảm về vấn đề nhân quyền. Ngay thứ Năm 21/05, các thượng nghị sĩ Dân Chủ và Cộng Ḥa đă dọa bỏ phiếu các biện pháp trừng phạt Bắc Kinh nếu dự luật về an ninh quốc gia được áp dụng ».

    Phương Tây phản đối, Hồng Kông biểu t́nh
    Ngay ngày 22/05, trong một thông cáo được cả 27 nước thành viên thông qua, Liên Hiệp Châu Âu đă yêu cầu Trung Quốc « tôn trọng quyền tự chủ của Hồng Kông » theo quy chế « một quốc gia, hai chế độ » và cho biết tiếp tục « theo dơi sát sao diễn tiến t́nh h́nh ».

    Trong khi đó, Anh Quốc, Úc và Canada, thông qua tuyên bố chung của ngoại trưởng ba nước, đă bày tỏ « quan ngại sâu sắc », đồng thời nhắc lại rằng tuyên bố chung « mang tính ràng buộc pháp lư, được Trung Quốc và Anh Quốc kư » có đề cập đến « các quyền và quyền tự do, trong đó có nhân quyền tự do báo chí, hội họp và nhiều quyền khác được quy định trong luật pháp của Hồng Kông ».

    Bất b́nh về dự luật an ninh của chính quyền trung ương, trong khi lănh đạo đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố sẵn sàng « hợp tác hoàn toàn » với Bắc Kinh, người dân Hồng Kông ủng hộ dân chủ quyết tâm xuống đường phản đối vào Chủ Nhật 24/05.

    Ông Jimmy Sham, lănh đạo hội Mặt trận dân sự về nhân quyền, một trong những người kêu gọi biểu t́nh, so sánh dự luật an ninh của Bắc Kinh là « vũ khí nguyên tử lớn nhất chưa từng được đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng để phá hủy Hồng Kông ». C̣n Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), gương mặt hàng đầu của phong trào sinh viên, lên án Trung Quốc trên mạng Twitter : « Bắc Kinh đang cố bịt miệng bằng vũ lực và sợ hăi những tiếng nói của người dân Hồng Kông chỉ trích họ».

  10. #120
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Châu ÂU muốn duy tŕ hiệp ước « Bầu trời mở »


    Ảnh minh họa. Chiến đấu cơ Eurofighter của Đức thao dượt với máy bay không quân Bỉ ngày 12/09/2019 trong khuôn khổ các cuộc tập trận của NATO. REUTERS - Francois Lenoir
    Anh Vũ
    Sau khi Mỹ thông báo đơn phương rút khỏi hiệp ước “ Bầu trời mở” kư năm 1992, hôm qua, 22/05/2020,các thành viên NATO đă họp khẩn cấp tại Bruxelles. Cho dù không thể ngăn cản được quyết định của Mỹ, các thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương muốn tỏ rơ quan điểm phải duy tŕ hiệp ước giải trừ vũ khí. Nhiều nước châu Âu đă kêu gọi Washington xét lại quyết định



    Thông tín viên Pierre Benazet từ Bruxelles tường tŕnh:

    "Tổng thư kư NATO Jens Stoltenberg đă ra một thông cáo dài trong đó nhấn mạnh thực sự Nga đă tự tách ḿnh ra khỏi các nghĩa vụ của hiệp ước « Bầu trời mở » với việc áp đặt các hạn chế bay trên vùng trời biên giới của họ với Gruzia hay vùng Kaliningrad.

    Tất cả các đồng minh đều nhất trí về điểm này. Nhưng một phần quan trọng nhất của thông cáo nói lên tâm trạng của các thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, cho biết các đồng minh sẽ tiếp tục ủng hộ, tôn trọng và thúc đẩy giải trừ vũ khí, kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí. NATO nhấn mạnh là quyết định của Mỹ chỉ có giá trị trong 6 tháng.

    Mười một nước châu Âu đă chính thức kêu gọi Mỹ xét lại quyết định, trong số đó có Pháp, Đức, Ư và cả Anh và Ba Lan. Đó là những nước vẫn mong muốn có sự bảo đảm an ninh của Mỹ với khối NATO.

    Một số nước chỉ trích việc rút khỏi hiệp ước « Bầu trời mở » là một quyết định mang tính ư thức hệ của ông Donald Trump, sẽ làm khó khăn thêm cho việc thiết lập trật tự thế giới trên cơ sở quan hệ đa phương.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 24-11-2014, 11:23 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 22-08-2013, 05:07 PM
  3. Ba phim châu Á trên các màn ảnh lớn Liên hoan Cannes
    By Dac Trung in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 22-05-2012, 04:13 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 08-05-2012, 08:13 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 15-02-2011, 05:41 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •