Page 9 of 9 FirstFirst ... 56789
Results 81 to 86 of 86

Thread: Remdesivir rút ngắn thời gian điều trị COVID-19

  1. #81
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Tranh căi về việc dùng thuốc sốt rét trị Covid
    23/05/2020

    Nhu cầu về thuốc hydroxychloroquine hiện đang tăng vọt ở Mỹ


    Tranh căi về việc dùng thuốc sốt rét trị bệnh Covid-19 được ‘hâm nóng’ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 18/5 tiết lộ ông đang dùng thuốc hydroxychloroquine (HCQ) để tự vệ trước virus corona và đă tham vấn với bác sỹ riêng.

    Kể từ đầu mùa dịch Covid-19, Tổng thống Trump đă nhiều lần đề cao công dụng của loại thuốc sốt rét này trong điều trị Covid-19 cho dù giới chuyên môn c̣n nghi ngờ về công dụng hoàn toàn của thuốc và cảnh báo về tác dụng phụ.

    Thuốc bán ra ‘tăng vọt’

    Doanh số của thuốc HCQ đă ‘tăng gấp đôi’ trong ṿng một năm, từ tháng Ba năm 2019 đến tháng Ba năm nay và đă đạt trên 50 triệu đô la, theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường IQVIA được CNN dẫn lại.

    Theo đó th́ các nhà thuốc bán lẻ ở Mỹ đă bán loại thuốc này cho 830.000 toa thuốc bác sỹ kê trong tháng Ba năm nay, tăng lên so với gần 460.000 đơn thuốc trong cùng kỳ năm ngoái.

    Đó là trước khi Cơ quan Quản lư Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ FDA đưa ra cảnh báo là không nên sử dụng loại thuốc này cho các bệnh nhân Covid-19 trừ khi được sử dụng trong các bệnh viện cho các bệnh nhân nặng.

    Măi lực tăng vọt khiến cộng đồng y khoa lo ngại về sự thiếu hụt thuốc hydroxychloroquine cho các bệnh nhân cần được chữa trị các căn bệnh nghiêm trọng khác không phải Covid-19.

    Trao đổi với VOA, bà Cristina Cao, một dược sỹ gốc Việt có thâm niên trong ngành dược 15 năm, từng làm trưởng khoa Dược ở các bệnh viện và hiện đang làm việc tại Bệnh viện Tim Bakersfield, thành phố Bakersfield, bang California, nói rằng bản thân bà không xem lời tuyên bố của ông Trump là ‘lời khuyên mọi người nên làm theo’.

    “Ông Trump đă có nói lời nào khuyên mọi người làm theo ông ấy đâu?” bà lập luận. “Chúng ta toàn là người lớn. Chúng ta phải tự ḿnh quyết định cho ḿnh chứ.”

    Ngay cả những người nếu v́ tin tưởng ông Trump mà ra nhà thuốc t́m mua thuốc HCQ cũng không mua được v́ ‘phải có đơn thuốc của bác sỹ’, bà nói.

    “Khi quyết định cho bệnh nhân sử dụng loại thuốc này th́ dĩ nhiên các bác sỹ phải xem xét có nguy cơ hay không, có những căn bệnh khác ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân không,” dược sỹ Cristina tiếp lời.

    Ông Trump tuyên bố tại Toà Bạch Ốc hôm 18/5 rằng ông ‘đă nghe rất nhiều điều hay về HCQ và nếu như nó không có tác dụng, tôi sẽ nói với quư vị rằng tôi sẽ không bị thương tổn ǵ’.

    Dù đă ban hành lệnh cho phép dùng khẩn cấp một cách thích hợp thuốc chống sốt rét đối với những bệnh nhân Covid nhập viện, nhưng FDA kêu gọi cẩn trọng trong việc dùng thuốc này để điều trị Covid bên ngoài bệnh viện hoặc bên ngoài thử nghiệm lâm sàng v́ nguy cơ gây rối loạn nhịp tim.

    FDA cảnh báo người dân không nên mua thuốc này từ các nhà thuốc nếu chưa được bác sĩ kê toa và cho biết họ đă được báo cáo về ‘những tác động nghịch nghiêm trọng đến tim và thậm chí là tử vong’ ở những bệnh nhân Covid được chữa trị bằng HCQ.

    Một cuộc nghiên cứu với các bệnh nhân vốn là cựu chiến binh ở Mỹ cho thấy những ai dùng thuốc này có tỷ lệ tử vong là 27,8% so với 11,4% ở nhóm bệnh nhân c̣n lại. Tổng thống Trump đă gọi nghiên cứu này là ‘giả dối’ (phony) và do ‘những người chắc chắn không phải là bạn của chính quyền thực hiện’. Ông cho rằng nghiên cứu này tiến hành trên những bệnh nhân ‘đă quá già’ và ‘sắp chết’.

    Mới đây nhất, cuộc nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa The Lancet hôm 22/5, phân tích dữ liệu từ 671 bệnh viện và quan sát hơn 96.000 người nhập viện v́ Covid-19, cho thấy những ai được chữa trị bằng hydroxychloroquine hay thuốc chloroquine tương tự có nguy cơ tử vong cao hơn khi so sánh với những người không dùng thuốc này.

    Các tác giả cuộc nghiên cứu nói họ không thể xác nhận rằng việc uống thuốc này có đưa tới kết quả nào có lợi nơi bệnh nhân Covid-19 hay không và khuyến cáo không nên dùng thuốc vừa kể để trị Covid bên ngoài các cuộc thử nghiệm lâm sàng cho tới khi có được kết quả thử nghiệm lâm sàng để xác nhận tính an toàn và hiệu nghiệm của thuốc đối với bệnh nhân Covid-19.

  2. #82
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    TT Trump ‘đă uống đủ độ thuốc hydroxychloroquine để chống COVID-19’
    May 24, 2020 cập nhật lần cuối May 24, 2020

    Thuốc Hydroxychloroquine. (H́nh: George Frey/AFP/Getty Images)
    WASHINGTON, DC (NV) – Tổng Thống Donald Trump cho hay ông đă hoàn tất chương tŕnh uống hydroxychloroquine, loại thuốc chuyên chống sốt rét vẫn được ông cổ vơ dùng chống COVID-19, dù rằng có sự lo ngại từ giới chuyên gia y tế về khả năng trị bệnh của thuốc cũng như các biến chứng nguy hiểm khác.

    “Đă xong, mới vừa xong,” ông Trump cho biết trong cuộc phỏng vấn dành cho chương tŕnh “Full Measure with Sharyl Attkisson” của hệ thống Sinclair Broadcast Group, vốn được thu h́nh hôm Thứ Sáu và phát hôm Chủ Nhật, 24 Tháng Năm, theo bản tin của Bloomberg News.

    Tổng Thống Trump nói thêm rằng: “Theo tôi biết th́ tôi vẫn c̣n sống đây.”


    Hiện không có nhiều chứng cớ về hiệu quả của thuốc hydroxychloroquine để chống lại COVID-19. Cơ quan FDA hôm 24 Tháng Tư đưa ra bản khuyến cáo không nên dùng thuốc này để trị COVID-19, ngoại trừ trong bệnh viện hay trong một cuộc nghiên cứu được chấp thuận, do các rủi ro về loạn nhịp tim có thể xảy ra.

    Ông Trump, năm nay 73 tuổi, ở trong nhóm tuổi đặc biệt dễ bị nguy hiểm nếu nhiễm COVID-19, khởi sự uống thuốc này sau khi tham khảo với bác sĩ Ṭa Bạch Ốc, tiếp theo việc tùy viên báo chí của Phó Tổng Thống Mike Pence, bà Katie Miller, thử dương tính với virus hôm 8 Tháng Năm. Một nhân viên phục vụ cho cá nhân Tổng Thống Trump tại Ṭa Bạch Ốc cũng nhiễm virus cùng thời gian đó.

    “Tôi tin tưởng mạnh mẽ vào thuốc này đến nỗi tôi khởi sự uống, v́ tôi có hai người dương tính trong Ṭa Bạch Ốc. Tôi nghĩ uống thuốc là điều tốt,” theo Tổng Thống Trump.

    “Quư vị biết là tôi uống trong khoảng thời gian ngắn, tôi nghĩ là hai tuần lễ, tuy nhiên thuốc này rất tốt, rất nhiều người khen ngợi,” cũng theo lời ông Trump. (V.Giang) (kn)

  3. #83
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Covid-19 : Brazil không bỏ chloroquine, bất chấp quyết định của WHO

    .
    Nhân viên nhà tang lễ chuyển người quá cố v́ virus corona tại Rio de Janeiro, Brazil, ngày 18/05/2020. REUTERS/Ricardo Moraes
    Trọng Thành
    Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) vừa quyết định « đ́nh chỉ » sử dụng dược phẩm chloroquine trong các thử nghiệm thuốc trị Covid-19, do các hậu quả nguy hiểm. Tuy nhiên, chính quyền Brazil hôm qua, 25/05/2020, khẳng định sẽ không từ bỏ loại thuốc này.


    Theo AFP, sau quyết định của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, đại diện bộ Y Tế Brazil trong một cuộc họp báo cho biết quốc gia này sẽ không có bất cứ thay đổi nào trong chính sách sử dụng thuốc hydroxychloroquine, một dẫn xuất của chloroquine, trong việc điều trị người mắc virus corona chủng mới.

    Dưới áp lực của tổng thống Jair Bolsonaro, bộ Y Tế Brazil hồi tuần trước đă chính thức ra hướng dẫn, cho phép dùng chroloquine, kể các đối với các trường hợp nhiễm virus corona ở thể lành tính, bất chấp việc cho đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy thuốc có công hiệu. Quyết định nói trên gây phẫn nộ trong giới khoa học Brazil.

    Nhiều nước Nam Mỹ không có chính sách thống nhất chống Covid-19
    Châu Mỹ Latinh đang trở thành một tâm dịch Covid-19 mới của thế giới. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, chính quyền nhiều quốc gia Nam Mỹ đă hoàn toàn không có chính sách thống nhất. T́nh h́nh đặc biệt nghiêm trọng tại Brazil, khi chính tổng thống liên tục chống lại các biện pháp phong tỏa, giăn cách xă hội, ngăn ngừa dịch bệnh của địa phương. Hôm Chủ Nhật, 24/05, trong lúc cả nước ghi nhận hơn 22.600 người chết, tổng thống Bolsonara đă tham gia vào một cuộc tập hợp đông người, không mang khẩu trang, bắt tay nhiều người…

    Hiện tại, theo số liệu chính thức, tính đến 19 giờ hôm 25/05, châu Mỹ Latinh và vùng vịnh Caribê có hơn 40 ngh́n người chết do dịch, đứng thứ hai sau khu vực Bắc Mỹ (hơn 107 ngh́n người chết) và châu Âu (hơn 172 ngh́n người chết).

    Tổng thống Mêhicô cảnh báo đất nước này đang ở vào thời điểm « khốc liệt nhất của dịch bệnh », và khủng hoảng y tế này có thể sẽ dẫn đến hơn 1 triệu việc làm bị mất trong năm nay. Tổng thống Chilê cho biết hệ thống y tế quốc gia đă rất gần với mức băo ḥa. Tại Achentina, nơi phong tỏa là bắt buộc cho đến ngày 07/06, số lượng ca nhiễm tăng gấp 5 lần ở thủ đô trong ṿng hai tuần.

    Riêng tại Uruguay, quốc gia nhỏ bé với 3,5 triệu dân, chính quyền nước này cho biết hiện tại bệnh dịch vẫn nằm trong tầm kiểm soát, với tổng cộng 769 ca nhiễm, 22 người tử vong v́ Covid-19. Hiện tại, có 129 bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị. Hôm qua, Uruguay thông báo siết chặt kiểm soát biên giới với láng giềng Brazil.

  4. #84
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỬ VONG CAO -Thuốc cứu mạng - để điều trị viêm phổi ĐCSTQ

    Covid-19: Hồi kết cho cuộc tranh cãi về liệu pháp dùng Chloroquine?


    Bất chấp khuyến cáo của WHO/OMS, thuốc Chloroquine vẫn được chính quyền Brazil sử dụng như liệu pháp trị Covid-19. Ảnh minh họa chụp tại Porto Alegre (Brazil) ngày 25/05/2020. REUTERS - DIEGO VARA
    Trọng Nghĩa
    Những diễn biến liên quan đến đại dịch Covid-19 tiếp tục được báo chí Pháp ra ngày 27/05/2020 đưa lên tựa lớn trang nhất, đặc biệt là hồ sơ Chloroquine trên báo Libération, và quan điểm thận trọng thời hậu phong tỏa trên Le Figaro. Riêng hai tờ Le Monde và Les Echos thì tập trung trên chính sách kinh tế tại Pháp, trong lúc La Croix nhìn rộng ra toàn thế giới, lo lắng về nạn đói có thể xẩy ra sau nạn dịch.



    Về hồ sơ thuốc chloroquine chuyên trị sốt rét được nhiều người trong thời gian gần đây cho là “thần dược” trị bệnh Covid-19, Libération đã chạy một tựa rất hóm hỉnh trên trang nhất: “Chloroquine - Viên thuốc không có hôm sau?”, nguyên văn tiếng Pháp là “la pillule sans lendemain” chơi chữ trên từ ngữ “la pillule du lendemain”, tạm dịch là “viên thuốc của hôm sau”, trước đây được dùng để chỉ thuốc ngừa thai!

    Theo nhận định của Libération, thì sau một bài nghiên cứu nghiêm túc vừa được đăng trên tạp chí y học Anh Quốc nổi tiếng The Lancet và hai thông báo đề nghị dừng thử nghiệm lâm sàng đến từ Tổ Chức Y Tế Thế Giới và Hội Đồng Cấp Cao về Y Tế Công Cộng Pháp, liệu pháp trị bệnh Covid-19 được giáo sư Pháp Didier Raoult bảo vệ - từng được coi là niềm hy vọng thực thụ khi dịch bệnh mới bắt đầu - càng lúc càng gây thêm tranh cãi.

    Chloroquine: Bộ phim y học - chính trị - truyền thông nhiều tập

    Bài viết chính trong một hồ sơ 4 trang của tờ báo thiên tả Pháp cho rằng bộ phim nhiều tập vừa y học, vừa chính trị, vừa truyền thông về chất hydroxychloroquine đã bắt đầu tập cuối mang tựa đề “Cú chấm dứt”.

    Libération trước hết nêu bật nội dung chính của bài nghiên cứu của tạp chí The Lancet, đã kết luận rằng chất chloroquine (hay chất phái sinh hydroxychloroquine, được giáo sư Didier Raoult quảng bá ở Pháp) không chỉ không hiệu nghiệm trong việc chữa trị những người đã phải nhập viện vì nhiễm virus corona, mà còn làm tăng tỷ lệ tử vong và các trường hợp bị rối loạn nhịp tim.

    Theo tờ báo, do việc tạp chí Lancet nổi tiếng là rất nghiêm túc, và quy mô to lớn của công trình nghiên cứu được công bố (đã xem xét bệnh án của 96.032 bệnh nhân), bài báo khoa học đã gây được tiếng vang ngay lập tức, và các khuyến cáo dừng chữa trị hay thử nghiệm chất chloroquine càng lúc càng nhiều.

    Libération dĩ nhiên đã nhắc đến phản ứng gay gắt của giáo sư Raoult, vào hôm 25/05 vừa qua, đã lớn tiếng chỉ trích bài nghiên cứu trên tạp chí The Lancet, cho đấy chỉ là những “quan sát” lộn xộn, vô giá trị.

    Tuy nhiên, theo tờ báo Pháp, ông Denis Malvy, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, đã nhấn mạnh trên tính chất nghiêm túc của công tŕnh được công bố trên tạp chí y khoa Anh Quốc mà theo ông, là “một nghiên cứu được tổ chức nghiêm ngặt từ đầu đến cuối, trong giới hạn của những ǵ một phương pháp quan sát có thể cung cấp.”

    Giáo sư Jean-François Timsit, trưởng khoa hồi sức tại bệnh viện Bichat, Paris, cũng cho rằng không thể hoài nghi về kết luận của công trình, theo đó chất chloroquine không có hiệu quả đối với bệnh nhân Covid-19.

    Tranh luận y học biến thành ấu đả chính trị

    Trong bài xă luận, Libération đã tự hỏi là có thể ghi từ “kết thúc” vào câu chuyện dài nhiều tập sôi động về chất chloroquine hay chưa, để trả lời ngay rằng “chưa đâu”. Tuy nhiên nhà bình luận của tờ báo cho rằng những ai có chút suy nghĩ đều phải sẽ hoài nghi về hiệu quả thực thụ của phân tử này.

    Đối với Libération, cuộc tranh cãi đang diễn ra rốt cuộc đă biến thành một cuộc ấu đả. Thay v́ một cuộc tranh luận khoa học người ta đă chứng kiến một cuộc đấu đá được chính trị hóa một cách khác thường.

    Một bên là phe ủng hộ giáo sư Raoult, “những người thấp cổ bé miệng” chống lại « những người ăn trên ngồi chốc”, còn bên kia là phần lớn những người đầu đàn trong lãnh vực y học mà người ta không thấy tại sao họ lại từ chối sử dụng một phương thức trị liệu tốt cho bệnh nhân nếu không có hoài nghi thực sự về hiệu quả của nó.

    Libération cho là đă dến lúc chấm dứt tṛ hề này. Chỉ có một nghiên cứu theo đúng quy tŕnh, với một nhóm nhân chứng mới cho phép đưa ra quyết định dứt khoát. Trong khi chờ đợi th́ nên thận trọng và khiêm tốn.

    Le Figaro: Liệu dịch bệnh sắp chấm dứt?

    Cũng liên quan đến dịch Covid-19, nhật báo Le Figaro đã đặt thành tựa lớn trang nhất câu hỏi: “Có nên tin tưởng rằng dịch bệnh sắp chấm dứt hay không?”

    Tờ báo ghi nhận là hai tuần sau khi dở bó phong tỏa, tất cả những chỉ số đều chuyển sang màu xanh cho thấy là Covid-19 đă lùi bước trên toàn lănh thổ Pháp.

    Mỗi ngày chỉ c̣n 300 ca nhiễm mới ghi nhận trên toàn nước Pháp, ít hơn đến gần 20 lần so với đỉnh cao tháng Tư. Và kể từ ngày bắt đầu dở bỏ phong tỏa hôm 11/05, mọi biểu đồ đều cho thấy là dịch bệnh đang lùi bước, và việc nới lỏng phong tỏa, hoạt động xă hội gia tăng trở lại có vẻ như đă không làm cho việc lây nhiễm tăng cao trở lại.

    Tuy nhiên phần đông các chuyên gia dịch tễ vẫn kêu gọi thận trọng, sợ rằng t́nh h́nh có thể xấu đi trở lại, gây tắc nghẽn trong các khoa hồi sức tại các bệnh viện trước khi bắt đầu mùa hè.

    Trong tình hình các sinh hoạt tại Pháp đang dần dần trở lại bình thường, Le Figaro ghi nhận là giới chức y tế đă gia tăng khả năng chẩn đoán và theo dơi các trường hợp có tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19, và cũng đang cố ngăn chặn lây lan tại 46 ổ dịch nhỏ đã được phát hiện trên toàn quốc từ đầu tháng đến nay.

    Tiến trình nới lỏng phong tỏa suôn sẻ tại Đức và Áo

    Theo Le Figaro, tại Đức, chính quyền vẫn tiếp tục phương pháp đă cho phép nước này ngăn chặn dịch bệnh từ tháng 3, tiếp tục xét nghiệm dân chúng.

    Trái với Pháp, Đức càng lúc càng cho thấy là họ không mấy thiên về việc sử dụng ứng dụng trên mobile để kiểm soát dịch bệnh, nhưng lại vẫn chủ trương thúc đẩy việc mọi người mang khẩu trang và giữ khoản cách an toàn.

    Về tình hinh nước Áo, Le Figaro nêu bật tính chất thận trọng của quốc gia này trong việc gỡ bỏ từng bước các biện pháp phong tỏa, từ việc cho phần lớn các cửa hàng mở cửa từ trung tuần tháng 4, sau đó đến lượt các hiệu hớt tóc, các cơ sở thương mại hơn 400 m2 vào giữa tháng 5 và đến ngày 29/05 tới đây là các quán cà phê, quán rượu, nhà hàng, khách sạn.

    Điều khiến tờ báo chú ý là tính kỷ luật và cảnh giác của Áo. Một ví dụ: Ở khắp nơi, từ việc đi nhà thờ cho đến đi mua sắm, mọi người đều phải mang khẩu trang.

    Le Monde: Pháp chuẩn bị giảm tài trợ cho chế độ thất nghiệp bán phần

    Tựa lớn trang nhất báo Le Monde được dành cho kinh tế Pháp: “Thất nghiệp bán phần : Nhà Nước khởi sự giai đoạn giảm tài trợ”. Trong bài phân tích bên trong, Le Monde giải thích là sau khi hào phóng cho áp dụng chế độ “thất nghiệp bán phần” kể từ giữa tháng Ba, nhận chi trả toàn bộ các khoản trợ cấp mà các công ty xí nghiệp phải ứng trước cho số nhân viên của họ bị buộc phải nghỉ làm - do đó không có lương - vì các biện pháp phong tỏa chống dịch Covid 19, chính phủ Pháp đã bắt đầu dần dần giảm bớt phần tài trợ của mình.

    Theo nhật báo Pháp, ngay từ 01/06, doanh nghiệp nào dùng đến biện pháp này, sẽ không còn được tài trợ 100%, mà phải gánh vác 15% trên những khoản trợ cấp đã chi ra. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp trong những lãnh vực nhu du lịch hay nhà hàng, vẫn phải chịu tác hại nặng nề do các biện pháp y tế nghiêm ngặt hiện hành, các quy định mới chưa được áp dụng

    Đối với Le Monde, quyết định kể trên nhằm khuyến khích các doanh nghiệp “không còn bị các biện pháp y tế ràng buộc” tái lập hoạt động, đồng thời bảo vệ các công ty xí nghiệp chưa thể hoạt động lại.

    Nguy cơ thất nghiệp tăng cao

    Vấn đề, theo Le Monde, là với tình trạng đình đốn kinh tế nói chung hiện nay, nguy cơ các doanh nghiệp sa thải thực thụ các nhân viên của họ rất lớn do việc họ không còn được hưởng các khoản tài trợ của chính phủ, và trong số 8 triệu người chịu cảnh thất nghiệp bán phần trong thời gian qua, sẽ có nhiều người trở thành thất nghiệp hoàn toàn.

    Trong một phóng sự kèm theo bài phân tích về việc giảm chế độ thất nghiệp bán phần, Le Monde ghi nhận lời chứng của nhiều người bị công ty của mình xếp vào diện này, trên nguyên tắc không phải lao động, nhưng trong thực tế vẫn bị chủ công ty bắt phải làm việc.

    Theo một nghiên cứu của hãng tham vấn Technologia, trong khoảng thời gian hai tháng Ba và Tư, có đến 24% người bị “thất nghiệp bán phần” đã bị chủ doanh nghiệp của họ bắt làm việc”. Nhiều người khẳng định rằng khi khiếu nại, họ đã bị người chủ dọa sa thải.

    Les Echos: Pháp muốn đẩy mạnh sản xuất xe hơi chạy bằng điện

    Liên quan đến nước Pháp, báo Les Echos chạy trên trang nhất tựa lớn “Một kế hoạch để thúc đẩy mạnh ngành sản xuất ô tô điện”

    Tờ báo kinh tế Pháp ghi nhận chỉ tiêu rất cao mà chính phủ Pháp đề ra: Đó là làm sao để cho từ nay đến năm 2025, sẽ có một triệu chiếc xe hơi điện được sản xuất tại Pháp.

    Để làm điều này, có hai biện pháp được chính phủ Pháp khuyến khích: Chi ra hơn một tỷ euro để tài trợ cho những người mua xe mới, và thành lập thêm nhiều quỹ đầu tư mới để giúp đỡ các doanh nghiệp.

    La Croix: Sau dịch Covid-19 là nạn đói?

    Sau cùng, nhật báo Công Giáo La Croix đã dành trang nhất cho một chủ đề quốc tế với hàng tựa lớn: “Nạn đói, một nguy cơ đại dịch mới”.

    Theo La Croix, ở Chilê, Thái Lan, Liban, thậm chí ở Hoa Kỳ, những lời chứng về thảm trạng đang rình rập ngày càng nhiều: Nạn đói đang trở lại trong những cộng đồng cho đến nay chưa bị đe dọa.

    Trong tình hình đáng báo động đó, giới chuyên gia cho rằng các chính phủ và tổ chức quốc tế nên đặt ngay trọng tâm trên vấn đề giúp các tầng lớp dân chúng được tiếp cận dễ dàng với lương thực.

  5. #85
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Vác-xin chống Covid-19 : « Một vũ khí giành ảnh hưởng không ǵ sánh bằng »


    Một loại vác-xin chống Covid-19 của hăng dược AstraZeneca của Anh Quốc. © Dado Ruvic
    Minh Anh
    « Ai đến trước, được phục vụ trước ». Cuộc chiến chống virus corona chủng mới giờ không chỉ đơn giản là một cuộc chạy đua với thời gian v́ sức khỏe cộng đồng, mà c̣n là một cuộc tranh giành mang tính địa chính trị.



    Nhật báo Công giáo La Croix ngày 15/05/2020, nhắc lại câu nói của Louis Pasteur, một nhà khoa học Pháp thế kỷ XIX: « Khoa học không có biên giới ». Trong cơn đại dịch hiện nay, câu nói này ít nhiều có ư nghĩa, khi hầu hết các nhà khoa học đều kêu gọi hợp tác chống virus corona chủng mới.

    Theo ghi nhận của nhà nghiên cứu Nathalie Coutinet, Trung Tâm Kinh Tế đại học Paris – Nord trên đài phát thanh France Culture, hiện tại trên thế giới đă có khoảng 100 vác-xin đang được nghiên cứu. Trong số này có khoảng từ 70 – 75 loại vác-xin dường như có công hiệu. Nhiều cuộc thử nghiệm lâm sàng cũng đă được tiến hành tại Mỹ và Trung Quốc.

    Vác-xin : Vũ khí gây ảnh hưởng hiệu quả ?
    Tuy phải c̣n mất từ một đến hai năm nữa mới có thể phát hành rộng răi vác-xin chống virus corona chủng mới, theo như ước tính của giới chuyên môn, một số lănh đạo quốc gia cũng nhận thấy những thách thức địa chính trị quan trọng trong cuộc đua t́m thuốc điều trị và vác-xin. Cuộc đua này hiện do hai ông khổng lồ nhất hành tinh là Mỹ và Trung Quốc dẫn đầu, và theo sau là Liên Hiệp Châu Âu.

    Cuộc cạnh tranh đă trở nên căng thẳng khi vào ngày 13/05/2020, FBI cáo buộc Trung Quốc âm mưu đánh cắp các dữ liệu nghiên cứu vác-xin và thuốc điều trị Covid-19. Bởi v́ với Trung Quốc, cuộc chiến chống đại dịch c̣n là cách để quảng bá mô h́nh quản lư của Trung Quốc, biến cuộc đua chế tạo và sản xuất vác-xin chống Covid-19 thành một thách thức ưu tiên. Một vũ khí gây ảnh hưởng hiệu quả như nhận xét của nhà nghiên cứu kinh tế học Carine Milcent, Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Gia Pháp (CNRS) trên đài France Culture.

    « Cuộc đua vác-xin đang trở thành một công cụ địa chính trị để thể hiện sức mạnh. Hoa Kỳ cũng như Trung Quốc t́m cách trở thành nước đầu tiên được hưởng hay chí ít là sở hữu vác-xin, bởi v́ hiện nay chúng được xem như là một vũ khí, một vũ khí dịch tễ, một loại vũ khí bất đắc dĩ. Do vậy, vác-xin là một nguồn gây ảnh hưởng không ǵ sánh bằng.

    Ở đây cũng nên xem xét đến một lập trường trung dung: đâu là đường hướng do Tổ chức Y Tế Thế Giới chọn và đường hướng của Mỹ. WHO chủ trương vác-xin có được phải dành cho tất cả mọi người ở mức giá ai cũng có thể mua được. Thế nên ẩn sau tất cả những điều đó c̣n có một câu hỏi : Cái ǵ là vác-xin ? Cái ǵ là tài sản y tế ? »

    Nhưng Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Liên Hiệp Châu Âu và một số cường quốc khác như Mỹ và Trung Quốc không có cùng cách nh́n về khái niệm « tài sản y tế » chung này. Nhà nghiên cứu Carine Milcent giải thích tiếp :

    « Điều này khá phức tạp. Sức khỏe cũng có thể được ví như là một tài sản cá nhân, như một đôi giày thể thao chẳng hạn, mà trường hợp của Mỹ là một ví dụ, hay như sức khỏe là một tài sản xă hội chung, thuộc tất cả mọi người.

    Khái niệm ʺTất cảʺ, theo nhăn quan của Trung Quốc c̣n có thể mang một ư nghĩa khác. ʺTất cảʺ ở cấp độ của Trung Quốc hay ʺTất cảʺ ở những nước liên minh với Trung Quốc và đi theo lập trường của Trung Quốc.

    Như vậy, đó sẽ không c̣n là một loại vác-xin có sẵn dành cho ʺTất cảʺ mà không có điều kiện nữa, mà đó là một nước trong vị thế thống trị và đang sử dụng các khả năng của ḿnh để chiếm giữ một loại vác-xin như là một năng lực gây ảnh hưởng đối với những nước khác.

    Rơ ràng là chúng ta đang đối mặt với một lập trường khác biệt, mỗi nước xem việc sản xuất vác-xin như là một loại vũ khí như bao thứ vũ khí khác. Đây thật sự là rất ấn tượng ! »

    Tuy nhiên, Antoine Bondaz, thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược (FRS), trên báo La Croix, nhấn mạnh nghiên cứu t́m vác-xin c̣n là một cuộc chạy đua công nghệ khoa học toàn diện. « Trở thành nước đầu tiên phát triển thành công một vác-xin nhờ vào các nhà khoa học của ḿnh, đó c̣n là một thách thức quan trọng cho Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ngày nay, nếu có một lĩnh vực nào mà Trung Quốc có thể qua mặt được Mỹ, đó chính là các ngành khoa học mũi nhọn và công nghệ. Thậm chí đây đă là một thách thức quan trọng hàng đầu của Bắc Kinh từ nhiều năm qua. »

    Vẫn theo Antoine Bondaz, nếu cường quốc hàng đầu châu Á này phát triển được một loại vác-xin, Trung Quốc sẽ có được một uy tín đáng kể trên trường quốc tế. « Trung Quốc sẽ tạo ra được điều mà người ta có thể gọi là một tác động Spoutnik. Trong những năm 1950, Liên Xô từng đứng sau Hoa Kỳ về công nghệ không gian. Nhưng khi đưa người đầu tiên lên không gian, Liên Xô đă thành công trong việc gieo rắc mối ngờ vực trong tâm trí công luận và các nhà hoạch định chính sách của Mỹ. Đồng thời gieo rắc dần ư nghĩ là Liên Xô đă ʺqua mặtʺ Hoa Kỳ. Điều này rất có thể xảy ra tương tự với vác-xin và Trung Quốc hiện nay ».

    Liên Hiệp Châu Âu : Chú lùn giữa hai người khổng lồ ?

    Trong cuộc đua công nghệ tân tiến này, nước Mỹ của Donald Trump cũng bị nghi ngờ muốn áp dụng học thuyết « American First » cho vác-xin chống Covid 19. Nếu như CureVac của Đức tránh được sức cám dỗ một tỷ đô la của chủ nhân Nhà Trắng muốn chiếm hữu bản quyền chế tạo vác-xin ngừa Covid-19, th́ hăng Sanofi của Pháp đă bị đồng đô la Mỹ « đánh gục ».

    Ông Paul Hudson, tổng giám đốc người Anh của hăng dược phẩm Sanofi, đứng hàng thứ 4 trong nhóm 40 doanh nghiệp hàng đầu của Pháp (CAC40) có niêm yết trên sàn chứng khoán, ngày 13/05/2020, trả lời hăng tin Bloomberg, đă tuyên bố : « Người dân Mỹ sẽ được ưu tiên đặt hàng trước, bởi v́ họ đă mạo hiểm tài trợ cho những nghiên cứu này trước những nước khác ngay từ tháng Hai ».

    Phát biểu này của ông Hudson đă bị chính phủ Pháp phản đối gay gắt, cho rằng sức khỏe là « tài sản chung », đồng thời nhắc lại nguyên tắc « quyền được tiếp cận vác-xin công bằng cho tất cả và nằm ngoài quy luật thị trường ».

    Về điểm này, nhà kinh tế học El Mouhoub Mouhoud, trường đại học Paris – Dauphine, trước tiên giải thích:: « Đúng là trong lĩnh vực này, phương thức cạnh tranh có tính chất quyết định giữa các hăng dược chính là cuộc đua công nghệ và đưa vào thị trường các ḍng sản phẩm mới, bất kể là thuốc men hay vác-xin. Đương nhiên, chi phí cho nghiên cứu và phát triển là rất tốn kém. »

    Chuyên gia kinh tế này nh́n nhận là Hoa Kỳ cũng có trong tay một công cụ hỗ trợ đắc lực : Cơ quan Barda (Cơ quan dành cho Nghiên cứu và Phát triển y sinh cấp tiến), được thành lập năm 2006 để hỗ trợ các hăng dược, các pḥng nghiên cứu tư nhân trong công cuộc chống dịch bệnh. Chính Barda thông báo đầu tư một tỷ đô la trong chương tŕnh hợp tác công – tư để t́m vác-xin ngừa Covid-19.

    Thế nên, theo nhà kinh tế học El Mouhoub Mouhoud, cuộc tranh căi Sanofi c̣n làm lộ rơ những yếu kém của Liên Hiệp Châu Âu, một "chú lùn" trong cuộc đua giữa hai ông khổng lồ, bất chấp nguồn quyên góp được trị giá đến 7,4 tỷ euro.

    « Cơ chế tài trợ của Mỹ nhanh hơn và dồi dào hơn rất nhiều. Đây chính là lợi thế của Mỹ trên phương diện tài trợ cho các chương tŕnh Nghiên cứu và Phát triển (R&D) có rủi ro. C̣n tại châu Âu, chúng ta nh́n thấy có một sự chia rẽ giữa các nước. Do vậy, đấy cũng có thể là chiến lược của Sanofi nhằm thúc đẩy các nước thành viên phối hợp huy động nhiều hơn các nguồn lực để có thể đối phó với h́nh thức tài trợ to lớn này, bởi v́ khoảng cách là quá lớn. (…)

    Có một câu hỏi đang được đặt ra : châu Âu đă làm được những ǵ để có được một nền tảng tài chính vững chắc. Nhưng cần phải thoát ra khỏi t́nh trạng thiếu thống nhất, điều phối công nghiệp thực sự tại châu Âu. Đây là một khuyết điểm của khu vực, bởi v́ châu Âu có những chính sách mang tính cạnh tranh, gây cản trở và nghiêm cấm một số cách thức hoạt động, trong khi mà sự thống nhất, điều phối về Nghiên cứu và Phát triển ở cấp độ châu Âu lại c̣n quá hạn chế. Chính từ quan điểm này mà Sanofi có một chiến lược t́m cách đổ lỗi về phía Liên Hiệp Châu Âu. »

  6. #86
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    T

    Virus dần biến mất - Thử nghiệm Vaccine Covid-19 ở Anh có nguy cơ thất bại
    B́nh luậnThanh Long • 13:00, 27/05/20• 1357 lượt xem

    Tỷ phú Bill Gates bày tỏ sự ủng hộ đối với Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại virus Vũ Hán và cam kết tài trợ khẩn cấp 100 triệu đô la, giúp quốc gia này tăng cường nghiên cứu, phát triển vaccine, phương pháp điều trị và chẩn đoán... (GettyImages)

    Một thử nghiệm vaccine COVID-19 ở Anh đă ước tính cho kết quả thành công 80%, nhưng nay đă giảm xuống chỉ c̣n 50%...

    Giáo sư Adian Hill là đồng tác giả của nghiên cứu thử nghiệm vaccine pḥng virus Vũ Hán tại Anh Quốc, và theo lời ông nói với tờ Telegraph: “Đây là một cuộc đua, vâng. Nhưng nó không phải là cuộc đua với con người. Đây là một cuộc đua chống lại virus và chạy đua với thời gian”.

    Vaccine được đưa vào thử nghiệm này có tên là ChAdOx1 nCoV-19 (AZD1222) và được cho là thuộc top đầu trong cuộc đua chống lại virus Vũ Hán. Trước đó, dữ liệu sơ bộ có được từ thử nghiệm trên động vật cho thấy: cứ tiêm 1 mũi vaccine này cho 6 con khỉ th́ sẽ có 1 con sinh kháng thể chống virus sau 14 ngày, và cả 6 con đó sẽ có kháng thể chống virus sau 14 ngày tiếp theo.

    Tháng 4 vừa qua, nghiên cứu này đă chuyển đối tượng thử nghiệm vaccine sang người và nhóm thực hiện là đến từ Đại học Oxford do GS Hill dẫn đầu. Vào thời điểm đó, ít có loại vaccine nào đạt được bước tiến xa như vậy và tỷ lệ thành công của thử nghiệm sẽ là 80% theo ước tính ban đầu.

    Tuy nhiên, con số này nay đă tụt xuống 50% và nghiên cứu đang phải đứng trước nguy cơ phá sản. Theo lời giáo sư Hill: “Trước đây, chúng tôi dự đoán thử nghiệm sẽ có tỷ lệ thành công 80% và chúng ta sẽ có vaccine vào tháng 9... nhưng tại thời điểm này, chúng tôi có thể sẽ không thu được bất cứ kết quả nào”.

    Giáo sư cho biết thử nghiệm giai đoạn cuối này cần tiến hành trên khoảng 10.000 người lớn và trẻ em tại Anh Quốc, nhưng virus Vũ Hán đang biến mất nhanh chóng tại đây và nghiên cứu có thể sẽ thất bại.

    Kỳ vọng và hiện thực
    Virus biến mất là một tin tốt cho cộng đồng, nhưng sẽ là một tổn thất lớn cho Viện nghiên cứu Jenner của Đại học Oxford - đơn vị mà giáo sư Hill làm giám đốc và nhận lời hợp tác với Công ty dược AstraZeneca để phát triển vaccine AZD1222.

    Trước đó, ông Mene Pangalos là một giám đốc của AstraZeneca đă kỳ vọng: “Thử nghiệm vaccine mới tiến tới giai đoạn cuối đă cho thấy đột phá trong nghiên cứu khoa học của Đại học Oxford”.

    Thậm chí cả Giám đốc điều hành Pascal Soriot của AstraZeneca cũng hy vọng nghiên cứu có thể cho kết quả sớm nhất vào tháng 6 hoặc tháng 7.

    Thế nhưng, trước t́nh thế hiện nay, khi mà lây truyền trong cộng đồng đă giảm xuống, Đại học Oxford cho biết giai đoạn III của thử nghiệm có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn. Điều này cũng kéo dài thời gian mua 100 triệu liều vaccine mà Chính phủ Anh hứa hẹn nếu nghiên cứu thành công.

    Đại diện của Đại học Oxford cho biết: “Nếu số ca lây nhiễm vẫn c̣n cao, chúng tôi có thể nhận đủ dữ liệu trong một vài tháng để xem vaccine này có thể hoạt động (thử nghiệm) hay không, nhưng nếu mức truyền nhiễm giảm, việc này có thể sẽ mất tới 6 tháng”.

    Điều này càng áp lực hơn cho AstraZeneca khi gần đây đă công bố một thỏa thuận trị giá 1,2 tỷ đô la với chính phủ Hoa Kỳ để sản xuất 400 triệu liều vaccine thử nghiệm.

    Tiêm virus để tăng cỡ mẫu?
    Áp lực của việc giảm tỷ lệ lây truyền cộng đồng và không thể đưa ra vaccine đă khiến một số nhà khoa học và chính trị gia cân nhắc việc cố t́nh lây nhiễm virus trên người để thực hiện thử nghiệm vaccine.

    Phương pháp này được gọi là nghiên cứu thử thách ở người (HCS: Human challenge studied) vốn đă gây tranh căi nhưng càng nhạy cảm hơn trong bối cảnh hiện nay. Trong HCS, các t́nh nguyện viên khỏe mạnh sẽ được tiêm vaccine hoặc giả dược, sau đó là bị chích virus bị suy yếu vào cơ thể.

    Đọc thêm: Nên hay không nên tiêm virus Vũ Hán để thử nghiệm vaccine?

    Ba mươi lăm nhà lập pháp Hoa Kỳ đă gửi thư (pdf) đến Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh và Cục Quản lư Thực phẩm và Dược phẩm vào tháng trước kêu gọi xem xét áp dụng bất kỳ phương pháp nào để đẩy nhanh việc phát triển và sản xuất vaccine, bao gồm cả HCS.

    Ngược lại, nhiều quan chức y tế cho rằng không nên xem thường mạng sống của con người, đặc biệt khi cố t́nh lây nhiễm cho họ một căn bệnh chưa hề có phương thức chữa trị hữu hiệu.

    Thanh Long
    - Theo The Epoch Times.

    *Thử nghiệm vaccine giai đoạn cuối: Vaccine được tiêm cho người đang sống trong vùng có dịch bệnh có tỷ lệ lây nhiễm cao để so sánh với nhóm người ở chung không được chích. Tỷ lệ lây nhiễm ở Anh đang giảm thấp nên gây khó khăn cho việc thử nghiệm vaccine.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 4
    Last Post: 15-02-2020, 02:40 AM
  2. Replies: 10
    Last Post: 02-02-2020, 05:54 AM
  3. Replies: 7
    Last Post: 27-01-2020, 02:46 AM
  4. Replies: 42
    Last Post: 12-01-2015, 10:09 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 14-02-2012, 09:47 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •