Thủ Tướng VC Tuyên Bố 'Việt Nam Vẫn Là Nước Nghèo' Trong 5 Năm Tới VN Cần Cộng Đồng Quốc Tế Hổ Trợ Cho 300 Tỷ USD
Việt Nam đă bước vào ngưỡng thu nhập trung b́nh, nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng đất nước c̣n nghèo và tiếp tục cần hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, trong đó có ADB và các nước thành viên.
Việt Nam cần 300 tỷ USD
"Phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Thường niên ADB lần thứ 44 trưa nay ( 5/5/2011 ) tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam đang tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô h́nh tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế... thông qua việc thực hiện Chiến lược Phát triển Kinh tế xă hội giai đoạn 2011-2020. Riêng 5 năm tới sẽ là giai đoạn kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi, với mục tiêu tăng trưởng b́nh quân 7% một năm và tỷ lệ hộ nghèo giảm 2% qua các năm. Việt Nam cũng đặt mục tiêu thu nhập khu vực nông thôn 5 năm tới sẽ tăng gấp đôi 2010.
10 năm qua, kinh tế Việt Nam tăng trưởng b́nh quân 7,26% mỗi năm, tỷ lệ đói nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống dưới 10% năm 2010.
"Tuy đạt được nhiều thành tựu, Việt Nam vẫn là một nước nghèo, chặng đường phát triển phía trước c̣n rất nhiều khó khăn. Việt Nam sẽ huy động và sử dụng tốt nhất nội lực của ḿnh, đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ có hiệu quả hơn nữa của cộng đồng quốc tế, của các nhà tài trợ, trong đó có ADB và các nước thành viên", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.Tính đến tháng 3 năm nay, ADB đă cam kết cung cấp cho Việt Nam gần 10 tỷ USD cho Việt Nam, với hơn 100 chương tŕnh và dự án, tập trung vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, nông thôn, năng lượng và giáo dục.
"Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao nhất nguồn vốn quư báu này. Việt Nam tin tưởng vững chắc vào con đường hướng tới mục tiêu giảm nghèo và phát triển bền vững, và rất vui mừng v́ luôn có một người bạn đồng hành thực sự là ADB", Thủ tướng nhấn mạnh.
Chúc mừng Việt Nam đă bước vào ngưỡng quốc gia có thu nhập trung b́nh, Chủ tịch ADB Haruhiko Kuroda cho biết Việt Nam cũng như nhiều nước khác trong khu vực c̣n đối mặt với nhiều thách thức, cho dù châu Á đang gia tăng vị thế của ḿnh trong nền kinh tế toàn cầu.
Theo ông Kuroda, trước mắt, các nước châu Á sẽ chịu ảnh hưởng ngắn hạn của thảm họa sóng thần tại Nhật Bản. Sau khi tăng trưởng b́nh quân 9% trong năm ngoái, các nước đang phát triển ở châu Á sẽ tăng trưởng chậm lại với tốc độ dự kiến 7,8% năm nay và 7,7% trong năm tới. Lạm phát sau khi duy tŕ ở mức thấp 4,4% trong năm ngoái, năm nay sẽ bùng phát trở lại do sự tăng trưởng nóng ở một số nền kinh tế và cú sốc giá lương thực, nhiên liệu.
"Các nhà hoạch định chính sách cần cân nhắc cẩn trọng các biện pháp kiểm soát lạm phát bởi những công dân nghèo nhất trong các quốc gia sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi điều này", Chủ tịch ADB khuyến cáo và không quên nhắc lại thực tế là châu Á hiện c̣n hàng trăm triệu người thuộc diện nghèo nhất thế giới. Vấn đề lạm phát đă được ông Kuroda và nhiều diễn ra khác đề cập tại nhiều phiên thảo luận trước đó của ADB, như một trong những thách thức lớn nhất của châu Á hiện nay.
Chia sẻ quan điểm này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng kinh tế thế giới vẫn biến động khó lường do tác động của cuộc khủng hoảng c̣n kéo dài, trong khi nguy cơ tŕ trệ và suy thoái vẫn tiềm ẩn. Theo Thủ tướng, đây là những hệ quả không mong muốn của chính sách kích thích kinh tế ở nhiều nước và lạm phát cao đang xảy ra tại nhiều quốc gia trên thế giới, nợ công và thâm hụt tài khóa ở Châu Âu, nguy cơ thất nghiệp và phục hồi kém bền vững của một số nền kinh tế lớn, sự tàn phá nặng nề của các thảm họa thiên nhiên, bất ổn chính trị ở một số nước Bắc Phi và Trung Đông....
"Trong bối cảnh đó, chúng tôi mong muốn ADB đóng vai tṛ chủ động và tích cực hơn nữa trong việc hỗ trợ phát triển, giảm nghèo bền vững, thúc đẩy hội nhập, hợp tác thương mại và đầu tư ở khu vực; đóng góp thiết thực vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế toàn cầu", Thủ tướng nói.
Trong bài phát biểu của ḿnh, ông Kuroda đă gợi ư 5 vấn đề chủ chốt đóng vai tṛ thiết yếu nhằm khai thông tiềm năng phát triển của khu vực như: nâng cao vai tṛ lănh đạo và cam kết quản trị điều hành hợp lư, t́m kiếm nguồn vốn đầu tư khổng lồ, cải tổ hệ thống tài chính, chia sẻ kinh nghiệm phát triển, đồng thời gia tăng hợp tác và hội nhập khu vực.
Theo tính toán của ông Kuroda, từ nay đến 2020, mỗi năm châu Á cần khoảng 750 tỷ USD cho đầu tư phát triển hạ tầng, kể cả phần cứng lẫn phần mềm. Trước đó, Việt Nam cho biết sẽ cần 300 tỷ USD vốn đầu tư trong 5 năm tới, trong khi Ấn Độ cho biết số vốn cần trong 10 năm là 3.000 tỷ USD."( Theo Song Linh/ VN EXPRESS )
Bookmarks