7. 7
"I come here to get Capone..."
Elliot Ness gơ ba tiếng vào cánh cửa pḥng ông trưởng pḥng cảnh sát đặc vụ nha ngân khố Liên Bang Hoa Kỳ. Tiếng bà thư kư nói vọng ra:
-Xin mời vào.
Khi nh́n thấy Eliot Ness, bà thư kư nở một nụ cười tươi như hoa:
-Kính chào ông Ness. Lâu lắm rồi mới lại thấy ông.
Eliot Ness lịch sự:
-Kính chào bà.
Như mọi công chức đứng tuổi khác đă "hiến dâng trọn cuộc đời" làm việc cho chính phủ liên bang Hoa Kỳ kể từ lúc c̣n là một thiếu nữ, sau mấy chục năm, con người bà thư kư đă trở thành một cái đồng hồ hen rĩ. Đă từ hơn 30 năm, qua mấy triều đại tổng thống, dưới quyền hàng chục ông trưởng pḥng cảnh sát đặc vụ khác nhau, cứ 8 giờ sáng là bà cắp ô vô, 5 giờ chiều là bà cắp ô về. Những ngày xa xưa, lúc bà c̣n là một thiếu nữ mănh mai trẻ đẹp ở lứa tuổi hai mươi, cuộc đời c̣n có nhiều thú vị với những cú tán tỉnh của mấy anh chàng cùng sở hay của những nhân viên cảnh sát đặc nhiệm đẹp trai ĺ lợm. Rồi theo năm tháng, bà lấy chồng, sinh con đẻ cái, ngày hai buổi nh́n thời gian đi qua trước cái cửa sổ cũ kỹ của văn pḥng thư kư ông trưởng pḥng cảnh sát đặc vụ. Theo luật đào thải của thời gian, người cũ đi, người mới tới. Những nhân viên đặc nhiệm lừng lẫy một thời với bà bây giờ hoặc đă bỏ ḿnh v́ công tác, hoặc đă trở thành những ông già lụ khụ. Nhiều người được giao cho một chức vụ khác an nhàn ở một xó xỉnh nào đó, nhiều người khác đă về hưu. Tất cả mọi vật và mọi người đều đổi thay, chỉ có bà là không bao giờ thay đổi. Cũng cùng một công việc đó, cùng trách nhiệm đó, cùng cái bàn viết cũ kỹ đó, bà vẫn c̣n là bà. Cái làm cho bà nhớ nhất là những anh chàng cảnh sát đặc vụ trẻ tuổi sau này không c̣n ai đến đùa cợt hay tán tỉnh bà nữa. Nhiều lúc bà buồn lắm, nhưng vẫn ở lại làm việc. Không phải v́ bà ham tiền hay ham danh lợi. Bà chỉ thích làm việc, thích hoạt động. Bà rất có cảm t́nh với những nhân viên đặc vụ trẻ tuổi đẹp trai và đầy nhựa sống như Elliot Ness.
Bà coi bọn trẻ như những đứa con trai của bà. Nó làm cho bà nhớ lại cái thời huy hoàng của ḿnh. Đặc biệt với Eliot Ness, chẳng những thương mà bà c̣n kính phục chàng. Chàng là một trong những nhân viên đặc vụ trẻ tuổi tài ba nhất của tổng nha Ngân Khố toàn quốc.
Có lẽ Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất trên thế giới mà tổng nha ngân khố quốc gia có cảnh sát riêng của ḿnh. Loại cảnh sát này, hay c̣n có thể gọi là nhân viên đặc vụ tổng nha ngân khố, có nghạch trật ngang hàng và được ưu đăi như bất cứ nhân viên cảnh sát liên bang nào của Mỹ. Vào thời xưa, lúc cơ quan FBI chưa ra đời, Hoa Kỳ thường bị quấy nhiễu bởi những bọn cướp xuyên bang. V́ mỗi tiểu bang có luật lệ khác nhau, và hệ thống truyền tin liên lạc chưa được thịnh hành như bây giờ, các đảng cướp với những hành động cướp bóc rồi di chuyển từ tiểu bang này sang tiểu bang khác, tiểu trừ chúng quả là một chuyện khó nhọc. Một trong những sở trường của bọn này là làm bạc giả. Bộ tài chánh phối hợp với bộ tư pháp thành lập một đội cảnh sát đặc nhiệm để lo vụ này. Hoạt động một thời gian, thấy kết quả khả quan, lực lượng đặc vụ được bành trướng, giao khoán luôn cho những nhiệm vụ khác có dính dáng tới tội ác. Từ giết người cho đến buôn lậu, đến đĩ điếm v.v.., nghĩa là bất cứ cái ǵ có liên quan đến tội ác mà cảnh sát địa phương không giải quyết được th́ cảnh sát ngân khố nhảy vào can thiệp. Và từ đó, cảnh sát tổng nha ngân khố tồn tại qua nhiều triều đại, ngày một bành trướng cho đến hôm nay.
(Năm 1904, bộ tư pháp Hoa Kỳ thành lập ra một sở gọi là "Bureau of Investigation of the Justice Department", tức là tiền thân của FBI. Những ngày ấy, họ chỉ chuyên lo những vụ điều tra đặc biệt và rất giới hạn. Năm 1924, ngành này được đổi tên là "Division of Investigation of the Justice Department" do "hung thần" Hoover đứng ra đảm trách. Tuy có thêm nhiều trách nhiệm nhưng cơ quan này cũng chưa dính tới những vụ tội ác về luật cấm rượu hay những trọng tội khác. Phải chờ đến năm 1935, lúc cơ quan được biến cải thành Federal Bureau of Investigation, gọi tắt là FBI th́ họ mới bắt đầu làm việc như là những cớm liên bang chính hiệu cho đến ngày hôm nay.)
Ngày 27 tháng 1 năm 1920, lịch sử của Hoa Kỳ bước sang một khúc rẽ mới khi quốc hội thông qua đạo luật cấm bán rượu của ông nghị sĩ đảng Cộng Ḥa tên Volstead, gọi là Volstead Act. (Prohibition Law) Cấm rượu th́ dĩ nhiên phải cấm nấu, cấm tàng trữ, cấm buôn lậu rượu. Không hiểu cái luật vô lư này có giúp ǵ được cho nước Mỹ không, nhưng kể từ hôm đó, nước Mỹ đi qua một khúc quanh mới. Các tay anh chị khắp nơi trên toàn quốc tự nhiên có một cơ hội ngàn vàng để hốt bạc: Nấu và bán rượu lậu.
Từ khắp nơi, các ḷ nấu rượu lậu mọc lên như nấm. Nấu công khai không được th́ thiên hạ nấu lén trong nhà. Nấu trong nhà không được th́ đem vô ...cầu tiêu hay đem ra ngoài rừng nấu. Đă có biết bao nhiêu vụ hỏa hoạn hay tai nạn xảy ra chỉ v́ cái luật quái quỷ này? Đó là những mối làm ăn lẻ tẻ của dân nghèo hay các anh chàng nghiền rượu. Một khi các tay anh chị bự Mafia đă nhúng tay vào th́ làm có ǵ có vụ chừng vài ba nồi rượu lậu. Đă mất công nấu là phải nấu làm sao để chất đầy từng ...chục xe cam nhông một lần mới đáng. Toàn quốc chỗ nào cũng có cái nạn này, không làm sao tiểu trừ cho hết được. Nhưng mạnh nhất, tàn bạo nhất, giàu nhất, có quy cũ nhất th́ phải kể đến 2 nơi là New York hay Chicago. Hai nơi này là thiên đàng của đảng bàn tay đen, của các tay anh chị bự...
Eliot Ness vừa mới đi một chuyến công tác từ New York về, và được gọi lên tŕnh diện ông trưởng pḥng cảnh sát nha ngân khố liền cấp kỳ.
Bà thư kư nh́n Eliot Ness. Nh́n mà như ngắm đứa con trai đi xa lâu ngày mới về kỹ càng từ đầu đến chân. Cũng như các công chức lương ba cộc ba đồng của chính phủ khác, Eliot Ness đóng một bộ áo vét nâu rẻ tiền. Cái áo sơ mi trắng hơi cũ được ủi rất thẳng nếp chứng tỏ vợ Eliot Ness là một người nội trợ đảm đang. Khuôn mặt chàng cương nghị với những nét rắn rỏi xương xương đẹp như nét điêu khắc của các tượng đá dân La Mă thời xưa. Nhưng cái bà thích nhất là cặp mắt của Eliot Ness. Cặp mắt trong sáng như sao, lộ vẻ thông minh và quyết liệt lạ lùng. Cái nh́n chiếu ra như bắn đi những tia hào quang sáng chói.
Eliot Ness đưa mũ cho bà thơ kư:
-Thưa bà vẫn b́nh thường chứ ạ.?
Bà thư kư gật đầu:
-Ông trưởng pḥng đang bận điện thoại, mời anh ngồi. Tôi khoẻ lắm, anh đừng có lo cho tôi. Cái thân già này ngồi trong pḥng giấy đâu có bao giờ chết được. Tôi chỉ lo cho những người xông pha như anh, không biết bao nhiêu là nguy hiểm đợi chờ....
-Coi vậy chứ nếu ḿnh khéo léo th́ chẳng có ǵ nguy hiểm lắm, thưa bà.
-Xin anh đừng có tự hạ ḿnh quá như thế. Tôi thỉnh thoảng vẫn đọc hồ sơ của anh luôn. Lại c̣n báo chí nữa, anh biết báo họ gọi anh là ǵ không?
-Tôi có nghe nhà tôi nói mà quên rồi
-Họ gọi anh là "The number one cop of America"
Eliot Ness cười dễ dăi:
-Bà cứ tin mấy ông phóng viên bá láp. Để rồi bà xem, hôm nay th́ vậy nhưng ngày mai th́ họ lôi tôi mà ném xuống bùn cho bà coi...
Một tiếng chuông dóng lên nghe "boong" nơi bàn giấy bà thư kư. Bà ta biết ông trưởng pḥng sẵn sàng tiếp Eliot Ness, liền đứng dậy tới hé mở cánh cửa văn pḥng của ông ta:
-Thưa ông có thanh tra Eliot Ness đợi.
-Good, good, xin bà mời hắn vào.
Cửa mở, vừa thấy Eliot Ness, ông Trưởng pḥng đă đứng hẳn dậy giơ hai tay lên trời đón mừng:
-Chào anh chàng "The Best Cop in America"
-Kính chào ông.
Sau cái bắt tay, ông trưởng pḥng vô đề liền, khỏi có trời trăng mây nước xa xôi chi cho mất công:
-Anh biết công tác mới ở đâu chưa?
-Thưa, tôi không có thói quen tập đoán những nơi ḿnh sắp đi nên không biết.
Ông Trưởng pḥng bật cười:
-Khôn ngoan, khôn ngoan. Không đoán th́ ḿnh không mong đợi, không mong đợi th́ khỏi sợ bị thất vọng... Tôi phải bắt chước anh để kỳ nghỉ hè này tôi sẽ không đoán là ḿnh sẽ đi nghỉ mát ở đâu hết. Năm ngoái tôi đóan là bà xă muốn đi chơi ở Canada th́ rốt cuộc phải xuống miền Nam. Thật là thất vọng.. ha..ha...
Đúng là ông già lẩm cẩm, Eliot Ness không cảm thấy tức cười chút nào trước cái câu pha tṛ trống trải này, nhưng cũng ráng nhe răng một chút cho ông trưởng pḥng khỏi buồn.
Chờ Eliot Ness vừa ngồi xuống là ông thảy trước mặt chàng một tập hồ sơ:
-Mở ra xem thử coi Eliot Ness.
Eliot Ness dở tập hồ sơ, ngoài một mớ h́nh ảnh và những bài báo được cắt từ các tờ nhật tŕnh khắp nơi trên nước Mỹ với cái tên Al Capone tổ bố, chàng nh́n thấy một xấp giấy báo cáo đóng dấu "Tối Mật" của Toà Án Liên Bang tại Chicago. Eliot Ness nh́n lướt qua mấy bản tin, gấp b́a lại:
-Nếu tôi đóan không lầm th́ chuyến này sẽ là Chicago.
-Hà hà, đúng y bong. Chicago.
Ông đứng dậy, vớ cái tẩu thuốc, nhồi một nụm rồi đi đi lại lại trong pḥng, ống tẩu đưa lên đưa xuống:
-Tuần trước, ông bộ trưởng ḿnh có dịp gặp tổng thống Hoover tại toà bạch ốc. Tổng thống có nhắc đến cái tên Al Capone ở Chicago.
Ông tiến tới bàn giấy, chống hai tay lên mặt bàn, vừa nói vừa lắc đầu ra vẻ ... thương hại lắm:
-Chỉ có thế thôi mà ông bộ trưởng nhà ḿnh về đến nhà là đă bấn xúc xích lên.
Ông quát tháo, ông chỉ thị, ông la lối, ông xài xể tùm lum...
-Th́ công chuyện là công chuyện mà..
Ông trưởng pḥng bây giờ mới chịu nhét cái ống vố vào miệng:
-Công ǵ? Cứ công chức như ḿnh th́ chẳng có ǵ phải lo. Ḿnh chẳng có dính líu ǵ đến chính trị chính em ǵ hết nên chẳng bao giờ sợ mất việc, sợ bị sa thải. Tổng thống nào th́ ḿnh cũng là công chức nhà nước hết. Đảng Cộng Hoà th́ ḿnh là nhân viên cảnh sát, c̣n đảng Dân chủ th́ ḿnh là thầy đội cảnh sát... mà thôi, để tôi trở lại vấn đề: Chuyến này anh khăn gói lên Chicago dẹp thằng Al Capone cho tôi.
Eliot Ness hầu như đă đoán được kết quả buổi hội kiến hôm nay, nhưng cứ thử làm một quả phản đối ... cầu may:
-Tại sao phải tôi xếp? Tôi đi New York gần năm mới vừa về mà.
-"Phi Eliot Nesss, bất thành đại sự..." Ông tổng giám đốc và tôi đă bàn qua rồi. Thằng Al Capone này không phải là loại găng tơ thông thường như những hạng khác. Nó c̣n là một triệu phú, là một tay doanh thương đại tài, một thiên tài về vấn đề tổ chức và điều hành, một "businessman" có nhiều tài nghệ hơn cả mấy tay tài phiệt ấm ớ ở New York. Cú này không có chú mày th́ không xong được.
Ông hạ ống vố, dở tập hồ sơ đọc một chút rồi tiếp tục:
-Cách đây khoảng mười lăm năm, nó xuất thân chỉ là một thằng ma cô chuyên gác động đĩ ở Brooklin, New York. Ở đó c̣n hồ sơ cảnh sát có ghi tên nó là "Al Mặt thẹo". Vào tù một lần v́ tội bị t́nh nghi dùng gậy Baseball đập vỡ sọ một thằng đă lường gạt nó 2 đô la. Nhốt nó mấy tuần, đem ra ṭa, chẳng có ai ra làm chứng nên lại được thả ra. Ra khỏi tù, nó bị cánh Iatrino bên khu đường 89th cho người đi kiếm. Trốn măi chịu không nổi, nó dọt về Chicago để làm ăn với hai bàn tay trắng. Cũng một thằng đó, nếu ở New York th́ cà bơ cà bấc như chó đói mà không hiểu sao về đến Chicago th́ lại ăn nên làm ra. Chỉ mấy năm thôi, nó đă trở thành một một tay anh chị khét tiếng ở vùng đất mới. Sau khi kết nạp được một thằng hung thần khác tên là Frank Nitti, cựu hạ sĩ Thủy Quân Lục Chiến ...đào ngũ, thợ giết người, chuyên viên thượng thặng về vũ khí và chất nổ. Với thằng quái này dưới trướng, biết đă có đủ sức mạnh, nó mở một cuộc đại tấn công đẫm máu nhứt lịch sử Chicago, chiếm trọn tất cả 6 khu lớn thành phố. Trong ṿng 5 năm, số người chết liên quan đến các cuộc tranh chấp này là gần 700 mạng, trong đó có ít nhất là vài chục cảnh sát và đặc biết nhất là có cả ông McSwiginn, một biện lư nổi tiếng là "Gang-buster" của toà án Chicago....
Eliot Ness lớn giọng cắt lời ông trưởng pḥng, mắt tóe lửa ra:
-Một ông biện lư của ṭa án Hoa Kỳ bị tụi Al Capone bắn gục?
-Đúng!
Eliot Ness thấy hai thái dương ḿnh giựt giựt. Gần mười năm trong nghề, chàng đă gặp đủ thứ đầu trộm đuôi cướp, đối phó với những thằng liều có gan làm nhiều chuyện gian ác nhưng chưa bao giờ nghe nói có băng cướp nào dám đụng đến ông biện lư của chính phủ Hoa Kỳ. Theo hiến pháp, mọi công dân tại Hoa Kỳ đều được bảo vệ và đối xử ngang hàng với nhau trước mặt luật pháp. Cảnh sát không được quyền bắt ai nếu người ta không quả tang phạm pháp hoặc không có án lệnh của ṭa. Ṭa án lại là một nơi "chí công vô tư". Ông biện lư là người đại diện chính phủ (đúng ra là nhân dân) để ḥ hét thuyết phục ông chánh án rằng cái thằng đang đứng trước mặt ông là kẻ có tội, xin hăy tặng nó một h́nh phạt đích đáng. Phía bên kia, ông luật sư của bị cáo cũng to tiếng không kém để ráng thanh minh với ông ṭa rằng cái thằng đáng thương đó không có tội ǵ hết. Quan ṭa, sau khi nghe hết hai bên, thấy kẻ nào có lư th́ ngă theo mà tuyên bố nạn nhân có đáng ôm chiếu đi nằm tù hay không. V́ vậy, trong hệ thống ṭa án, người quan trọng nhất nhiều khi không phải là ông quan ṭa mà là ông biện lư. Ông muốn truy tố ai th́ ṭa phải xử, c̣n nếu ông xuề x̣a bỏ qua một vụ nào đó th́ ông quan ṭa coi như cũng không biết.
Eliot Ness đă nghe chuyện cớm bị bắn, đă thấy cảnh nhân chứng bị cho đi ṃ tôm dưới đáy ḷng sông, nhưng chưa bao giờ có chuyện một ông biện lư tiểu bang lại bị bắn chết khơi khơi ngay giữa thành phố. Chưa ra quân đă thấy máu muốn dồn lên cổ, Eliot Ness không muốn tin những ǵ ḿnh vừa nghe là một sự thật, nên gỡ gạc:
-Chúng nó bắn lầm hay cố ư?
-Lầm thế nào được mà lầm. Nếu chúng nó lầm th́ Tổng Thống Hoover đâu có kêu ông bộ trưởng nhà ḿnh lên xài xể làm ǵ. Tất cả mọi người ở Chicago, đến con nít cũng biết chuyện này. Chuyện đó xảy ra như sau:
Biện Lư McSwiginn sinh trưởng trong một gia đ́nh có máu cớm ba đời. Ông nội và thân sinh của McSwiginn đều là những cảnh sát gương mẫu của Chicago. McSwiginn lớn lên, muốn theo gương cha nên ghi danh vào học luật tại đại học Chicago. Sau khi tốt nghiệp, McSwiginn âm thầm về cộng tác với nhóm luật sư Fabeck, là một nhóm chuyên căi cho bọn lưu manh ăn cướp. Sau sáu năm, học hết được những mánh khóe của bọn ma đầu, ông rút lui đi đầu quân cho toà án Chicago với chức vụ phụ tá biện lư. Nhờ những mánh khóe học được của bọn bất lương trong sáu năm, bất kỳ vụ án nào mà phụ tá McSwiginn đứng ra truy tố, bọn ăn cướp luôn luôn bị kêu án rất nặng. Bao nhiêu nghề của bọn nó McSwiginn đă biết hết, chạy đi đâu? Tội sơ sơ như giựt bóp giựt đồng hồ mà gặp phải ông này th́ nhẹ nhất là sáu tháng, khỏi có cái vụ án treo hay cảnh cáo làm ǵ cho mất công.
C̣n giết người hay hiếp dâm th́ khỏi nói, lên ghế điện là cái chắc. Chỉ trong ṿng vài năm McSwiginn nổi tiếng trong giới pháp đ́nh Chicago là "McSwiginn treo cổ" (Hanging McSwiginn).
Ngày bầu cử đến, thấy thời cơ đă tới, ông ta ra tranh cử biện lư thành phố. Al Capone là một thằng tinh đời. Nó biết nếu cha nội McSwiginn mà làm biện lư th́ có ngày không những đàn em thôi mà ngay chính nó sẽ bị lôi ra ṭa nên chuẩn bị đề pḥng. Theo tin tức riêng của sở th́ vừa biết đươc, Al Capone đă cho người nửa hăm dọa nửa điều đ́nh với McSwiginn. Nếu ông ta đổi ư chỉ cần không ra tranh cử thôi, sẽ được đền ơn liền lập tức 200 ngàn đô la, và c̣n sẽ được ăn lương tháng dài dài từ đó về sau...
Ông trưởng pḥng ngưng một giây, gơ cái ống vố vào gạt tàn thuốc vài lần:
-Nhưng McSwiginn là một tay ngoại hạng. Là một phụ tá biện lư lại có máu cớm ba đời trong người th́ đâu biết sợ là ǵ. Chẳng những không nhận tiền, tay luật sư trẻ tuổi này c̣n tuyên bố với báo chí là trong nhiệm kỳ của ông, ông sẽ làm sạch thành phố Chicago, hứa hẹn sẽ lôi thằng Al Capone ra ṭa. Kể ra, nếu ngay sau khi McSwiginn đắc cử, tôi cử anh xuống dưới đó để hợp tác với ông ta th́ có lẽ t́nh h́nh chưa đến nỗi nào. Ḿnh phải công nhận chính quyền liên bang hơi chậm trễ trong công việc này.
Chừng vài tháng sau khi đắc cử biện lư, một hôm đang đi dạo ngoài đường th́ có một em điếm trẻ tuổi chạy ào từ trong cái building ra nắm lấy áo ông ta khóc lóc ầm ĩ. Hỏi cho ra lẽ th́ được biết em ở nhà quê, bị bọn đàn em của Al Capone hứa hẹn lừa cô bé lên Chicago làm việc. Công việc đâu chẳng thấy, bị chúng nhốt em vô cái nhà thổ, hảm hiếp rồi bắt em tiếp khách. Mới đầu em chống cự nhưng bị đánh đập quá chịu không nỗi đành phải vâng lời. Em khai đă bị nhốt trong đó gần một năm. Thế là người hùng McSwiginn có chứng cớ để đập thằng Al Capone. Trong ṿng 3 tuần lễ, gần 60 cái động điếm ở Chicago bị hành quân cảnh sát cày nát. Giới giang hồ Chicago rúng động, không làm ăn ǵ được với "McSwiginn treo cổ" này. Ngay cả cảnh sát dù ăn lương ngập mặt của Al Capone cũng chịu thua. Vụ hành quân nào cũng đích thân ông biện lư chỉ huy, ḥ hét chỉ chỏ cứ như là một ông tướng con th́ cảnh sát nào mà dám không bắt, cho dù đă được ăn lương ngập mặt của bọn này? Báo chí đăng là những cuộc hành quân này đă giải thoát được gần 200 em con nhà lành khỏi địa ngục.
-Bao nhiêu đó chưa đủ bằng cớ cho McSwiginn tṛng vào cổ thằng Al Capone một cái cùm nặng vài trăm cân sao?
Ông trưởng pḥng đứng lên, gậm gậm cái ống tẩu không có lửa, đi đi lại trong pḥng:
-Tại sao trên đường đời lại có nhiều chữ nếu. Tôi ghét nhất cái chữ này. Nếu McSwiginn sống lâu thêm chừng một năm nữa th́ có thể, nhưng lúc ấy, ông ta chỉ lôi được một ít thằng đàn em của nó ra ṭa. Anh c̣n lạ ǵ cái màn khủng bố hăm dọa của tụi Mafia. Có đứa nào dám đứng ra để làm chứng đâu? Không có nhân chứng th́ ṭa án đâu có buộc tội được ai. Vừa được giải thoát là em nào cũng chỉ muốn xin một cái vé tàu hỏa để dọt về nhà, xa khỏi cái địa ngục ḿnh đă sống bấy lâu càng sớm càng tốt, c̣n chuyện ǵ đă xảy ra th́ các em chỉ thỏ thẻ: "Em không biết". Thế mới chán đời. Một số ít c̣n lại khi nghe hỏi tới là lắc đầu nguầy nguậy, xuất khẩu đúng luật Amerto: "Em không nghe, không thấy, không biết".
Tiếng chân của ông Tổng Thanh Tra vẫn nện cộp cộp xuống nền nhà:
-Kể ra th́ không thành công được bao nhiêu nhưng McSwiginn đă đập được Al Capone một búa đẹp ra ǵ. Hàng bao nhiêu vốn "thịt" đă đầu tư dành dụm từ nhiều năm bỗng bị ngọn gió McSwiginn thổi một cái, cuốn đi gần sạch. Cả vốn lẫn lời, Al Capone coi như bị lỗ gần triệu đô la. Được cái tinh thần phấn khởi của McSwiginn, mấy ông cha nhà thờ cũng hô hào con chiên xuống đường tuần hành, đả đảo tội ác tại nhiều nơi trong thành phố. Có một lúc, người ta tưởng rằng Al Capone phải bỏ xứ mà đi. Báo chí toàn quốc lại một lần nữa quay đầu về Chicago để viết phóng sự điều tra.
Nhưng thằng Al Capone đâu có ngồi im để nh́n những con thỏ dại khờ kia biểu diễn uy quyền trước hang cọp của ḿnh. Nó nhịn vài tuần để lập kế hoạch rồi phản công đích đáng. Mấy cái vụ biểu t́nh lỉnh kỉnh của cố đạo th́ giải quyết quá dễ. Một ngày nọ, các cha đang ngồi giải tội th́ chúng nó cho người ló đầu vào, vừa khóc vừa xưng tội như sau:
-Xin cha tha tội cho con v́ con sắp sửa giết người.
Ông cố đạo giựt ḿnh. Xưa nay thiên hạ chỉ kể tội ḿnh đă phạm, có ai xưng tội ḿnh sắp làm? Chưa kịp nói ǵ th́ thằng nọ phạng luôn một câu:
-Nếu mấy cái vụ biểu t́nh lẩm cẩm không chấm dứt ngày mai th́ tối con sẽ trở lại vào đúng giờ này để đặt dưới cái ṭa giải tội này một trái bom nặng cỡ 200 cân. Cha biết không, 200 cân bom mà nổ oành ra đây một phát th́ con bảo đảm là cái ṭa giải tội này sẽ bay bỗng lên tới ...trời. Cha sẽ về với Chúa sớm vài chục năm. Xin cha chúc lành cho kẻ có tội này...
(c̣n tiếp)
Bookmarks