Page 10 of 11 FirstFirst ... 67891011 LastLast
Results 91 to 100 of 109

Thread: Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

  1. #91
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Trung Quốc cho thử loại máy bay tàng h́nh mới





    Trung Quốc đă cho bay thử loại máy bay tránh né radar thứ nh́, một dấu hiệu cho thấy tŕnh độ hàng không của họ đă tinh vi hơn.

    Các ảnh đưa lên Internet hôm thứ Năm cho thấy máy bay đă đáp xuống thành phố Thẩm Dương, có hai máy bay phản lực tác chiến J-11 do Trung Quốc chế tạo đi kèm.

    Các chuyên viên hàng không quốc tế nói đây là loại J-31, dường như nhỏ hơn loại J-20 được bay thử năm ngoái ở Thành Đô.

    Mặc dù được thiết kế theo loại tàng h́nh, các bộ phận chủ lực của cả hai loại máy này vẫn chưa rơ, ví dụ như bộ phận cảm biến, các lớp vỏ bọc có thể hấp thu sóng radar.

    Các chuyên viên cũng chưa rơ hai loại máy bay này có được sản xuất hàng loạt hay không, và nếu có th́ khi nào.

    Hoa Kỳ đă bỏ rất nhiều công sức và tiền bạc để khắc phục các trở ngại do loại máy bay tàng h́nh gây ra.

    Một thách thức khác cho Trung Quốc là phải chế động cơ đáng tin tưởng cho loại máy bay hiện đại này.

    Trung Quốc vẫn dựa vào Nga để có động cơ cho các máy bay loại J-10, J-11, và J-15, hai loại sau được triển khai từ máy bay oanh tạc-chiến đấu Sukhoi của Nga.

    Nguồn: AP,AFP

  2. #92
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Trung Quốc chúc mừng ông Obama tái đắc cử tổng thống




    Các nhà lănh đạo Trung Quốc đă chúc mừng Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama về việc ông được tái đắc cử, giữa lúc Bắc Kinh đang dồn mọi nỗ lực cho cuộc chuyển giao quyền hành diễn ra trong tuần này.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho báo chí biết rằng Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và người sắp lên kế nhiệm là Phó Chủ tịch Tập Cận B́nh, mong muốn được làm việc chúng với ông Obama để thăng tiến các mối quan hệ Mỹ-Trung.

    Ông Hồng Lỗi nói “Duy tŕ một sự phát triển lành mạnh và ổn định cho mối quan hệ Mỹ-Trung phù hợp với những quyền lợi cơ bản của hai nước và hai dân tộc, và có lợi cho ḥa b́nh, ổn định và phát triển của khu vực Á châu Thái b́nh dương và của thế giới. Trung Quốc sẵn sàng làm việc chung với Hoa Kỳ, cùng nhau hướng tới tương lai và tiếp tục thực hiện những nỗ lực để có thêm tiến bộ cho việc xây dựng các mối quan hệ hợp tác Mỹ-Trung, mang lại những lợi ích to lớn hơn cho nhân dân hai nước và nhân dân trên toàn thế giới.”

    Các nhà lănh đạo Trung Quốc đă không công khai ủng hộ ông Obama hay đối thủ Mitt Romney của ông, trong lúc cả hai ứng cử viên này đều hứa sẽ có thái độ cứng rắn đối với Trung Quốc nếu họ đắc cử.

    Một bài b́nh luận hôm thứ ba trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc bày tỏ hy vọng là sự kết thúc của chiến dịch vận động tranh cử cũng chấm dứt điều mà họ gọi là “tṛ chơi bài xích Trung Quốc” của hai ứng cử viên tổng thống Mỹ.Các nhà lănh đạo Trung Quốc đă chúc mừng Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama về việc ông được tái đắc cử, giữa lúc Bắc Kinh đang dồn mọi nỗ lực cho cuộc chuyển giao quyền hành diễn ra trong tuần này.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho báo chí biết rằng Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và người sắp lên kế nhiệm là Phó Chủ tịch Tập Cận B́nh, mong muốn được làm việc chúng với ông Obama để thăng tiến các mối quan hệ Mỹ-Trung.

    Ông Hồng Lỗi nói “Duy tŕ một sự phát triển lành mạnh và ổn định cho mối quan hệ Mỹ-Trung phù hợp với những quyền lợi cơ bản của hai nước và hai dân tộc, và có lợi cho ḥa b́nh, ổn định và phát triển của khu vực Á châu Thái b́nh dương và của thế giới. Trung Quốc sẵn sàng làm việc chung với Hoa Kỳ, cùng nhau hướng tới tương lai và tiếp tục thực hiện những nỗ lực để có thêm tiến bộ cho việc xây dựng các mối quan hệ hợp tác Mỹ-Trung, mang lại những lợi ích to lớn hơn cho nhân dân hai nước và nhân dân trên toàn thế giới.”

    Các nhà lănh đạo Trung Quốc đă không công khai ủng hộ ông Obama hay đối thủ Mitt Romney của ông, trong lúc cả hai ứng cử viên này đều hứa sẽ có thái độ cứng rắn đối với Trung Quốc nếu họ đắc cử.

    Một bài b́nh luận hôm thứ ba trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc bày tỏ hy vọng là sự kết thúc của chiến dịch vận động tranh cử cũng chấm dứt điều mà họ gọi là “tṛ chơi bài xích Trung Quốc” của hai ứng cử viên tổng thống Mỹ.

  3. #93
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chiến đấu cơ thế hệ thứ năm của Trung Quốc: Đột phá kỹ thuật hay kết quả hoạt động gián điệp không gian mạng?

    © Collage: «The Voice of Russia»



    Máy bay chiến đấu mới J-31 thế hệ thứ năm của Trung Quốc đă hoàn tất thành công chuyến bay thử nghiệm thứ nhất. Chiến đấu cơ sẽ đi vào lịch sử như nguyên mẫu thiết bị quân sự tinh vi đầu tiên có được nhờ sự thành công của hoạt động gián điệp mạng Trung Quốc. Chuyên gia Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga Vasily Kashin là người chia sẻ ư kiến này.
    Ngay khi xuất hiện những h́nh ảnh của máy bay chiến đấu Trung Quốc thế hệ thứ năm, có thể nhận thấy quá rơ nguồn cảm hứng của các nhà thiết kế Tập đoàn công nghiệp hàng không Thẩm Dương. Ảnh chụp chuyến bay đầu tiên ghi lại chiến đấu cơ ở các góc độ khác nhau đă không để lại bất cứ nghi ngờ về những đường nét trùng lặp với F-35 của Mỹ.
    Chẳng thể nói rằng, sự xuất hiện chiến đấu cơ Trung Quốc “phong cách” F-35 đă là một bất ngờ lớn. Từng có thông tin được biết đến rộng răi về vụ bẻ khóa năm 2009 với nguồn gốc lănh thổ Trung Quốc, thông qua mạng vi tính một công ty phát triển F-35 các hacker đă thâm nhập vào hệ thống Lầu Năm Góc và trộm khối lượng lớn các dữ liệu về F-35. Tất nhiên, đă có nhận xét là ngay cả khối lượng lớn thông tin bị đánh cắp vẫn sẽ không đủ để người sao chép chế tạo F-35. Dù cung cấp số liệu chính xác về h́nh khối và tính năng chiến đấu cơ, cũng như cho phép phát triển các phương pháp đối phó với vũ khí mới. Mặt khác, rất có thể đă xảy ra những trường hợp trộm dữ liệu F-35 khác mà cơ quan t́nh báo Mỹ không hay biết hoặc né tránh công bố.
    Chuyên gia Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga, Vasily Kashin cho rằng, khó nói là người Trung Quốc đă sao chép được hoàn toàn nguyên bản F-35. Để làm điều này, phải nắm vững qui tŕnh công nghệ chế tạo động cơ, thiết bị radio định vị các hệ thống điều khiển. Tŕnh độ kỹ thuật hiện đại của các cấu phần này vốn vượt xa khả năng của ngành công nghiệp Trung Quốc. Trên nguyên mẫu J-31 dự đoán đă bố trí động cơ RD-93 mà Nga bán cho Trung Quốc để trang bị phương án FC-1 xuất khẩu.
    Hoạt động chế tạo động cơ của Trung Quốc tương đương với RD-93, được biết đến dưới kư hiệu Taishan WS-13, đă diễn ra liên tiếp trong nhiều năm nhưng c̣n rất xa đích. Tại thời điểm này, có lẽ Trung Quốc cũng không có các cấu phần quan trọng khác dành cho chiến đấu cơ thế hệ thứ năm, đặc biệt là trạm vô tuyến định vị hiện đại với radar quét mảng pha chủ động.
    V́ vậy, J-31 cũng như J-20 cất cánh trước đó một năm rưỡi nhiều phần là những sản phẩm biểu thị mẫu h́nh thử nghiệm, c̣n chờ đợi khá lâu sự trang bị những động cơ và hệ thống cần thiết. Hơn nữa, nếu J-20 nói chung là một thiết kế gốc th́ J-31 lại là bản sao h́nh khối, các thông số cơ bản và có khả năng cả loạt giải pháp thiết kế của nguyên mẫu nước ngoài.
    Thiếu vắng sự sáng tạo của nhà phát triển, J-31 sẽ trở thành biểu tượng dễ thấy nhất của thời đại gián điệp máy tính, - chuyên gia Vasily Kashin nói. Có vẻ như là một thành công. Nhưng theo nhà nghiên cứu, việc sao chép các giải pháp kỹ thuật nước ngoài không hẳn không có hại đối với Trung Quốc. Khó thể coi sự phát triển dựa trên công nghệ vay mượn (được mua lại hoặc đánh cắp) là một chiến lược dài hạn và thành công. Thói quen vay mượn cản trở tư duy sáng tạo, làm chậm lại tốc độ tích lũy kinh nghiệm tự lực trong thực hiện các dự án độc lập.

    theo Blog Phamvietdao
    ( Tiếng nói nước Nga )

  4. #94
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Thử thách cho lănh đạo mới tại Trung Quốc
    Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA

    2012-11-07

    Trong khi cả thế giới chú ư vào kết quả tổng tuyển cử tại Hoa Kỳ th́ Đại hội khóa 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức khai mạc vào ngày 08 tháng 11 này.


    Quảng trường Thiên An Môn, nơi diễn ra Đại hội khóa 18 của ĐCS Trung Quốc khai mạc vào ngày 08 tháng 11 năm 2012

    Sau Đại hội, một thế hệ lănh đạo thứ năm sẽ nhận lănh di sản do thế hệ Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo để lại. Di sản này có quá nhiều nan đề lưu cữu từ đă lâu nên sẽ là những thách đố cho lớp lănh đạo mới. Diễn đàn Kinh tế t́m hiểu về những nan đề này qua phần trao đổi sau đây của Vũ Hoàng với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
    Thế hệ thứ năm

    Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, sau nhiều năm chuẩn bị và nhiều lần đ́nh hoăn, và sau Hội nghị kỳ bảy của Ban chấp hành Trung ương khóa 17 vừa kết thúc tuần qua, Đại hội khóa 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ chính thức nhóm họp ở Bắc Kinh vào mùng tám này. Đây là một biến cố quan trọng v́ 10 năm mới có một lần, là khi đảng sẽ đưa ra một lớp người lănh đạo mới lên thay thế những người đă được đề cử từ Đại hội khóa 16 vào năm 2002.

    Người ta ưa gọi lớp người mới này là "Thế hệ thứ năm" sau các thế hệ của Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu B́nh, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Được tuyển chọn từ cả chục năm trước, hai ông Tập Cận B́nh và Lư Khắc Cường sẽ là tiêu biểu cho thế hệ đó trong vai tṛ Tổng bí thư đảng và Thủ tướng. Kỳ này chúng ta t́m hiểu xem là họ thừa hưởng di sản ǵ và xoay trở ra sao với quá nhiều vấn đề ngổn ngang của Trung Quốc. Trước hết và như mọi khi, xin ông tŕnh bày cho quư thính giả của chúng ta bối cảnh của những vấn đề mà ông đă theo dơi từ lâu.

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa ông, hai người mà ông vừa nêu tên, Tập Cận B́nh và Lư Khắc Cường, là khuôn mặt tiêu biểu của thế hệ lănh đạo thứ năm. Họ sẽ lên lănh đạo đảng, nhà nước rồi quân đội Trung Quốc trong cả chục năm tới, nếu như không có sự biến nào khác. Họ sẽ lănh đạo trong một cơ chế tối cao của Bộ Chính trị là Thường vụ Bộ Chính trị gồm năm người khác, nếu như số Ủy viên trong Thường vụ được giảm từ chín xuống bảy người theo nhiều tin đồn vào giờ chót. Sự việc cơ chế tối cao này có bao nhiêu người và gồm những ai lại chưa được xác định có cho thấy một chi tiết là sau mấy năm chuẩn bị và nhiều cuộc vận động ngầm ở bên trong từ mấy tháng nay, lănh đạo đảng Cộng sản vẫn chưa đạt dược sự đồng thuận. Đấy là một vấn đề.

    Chuyện thứ hai, di sản mà thế hệ thứ năm nhận lănh từ thế hệ trước có nhiều vấn đề mới, loại vấn đề mà thế hệ Hồ Cẩm Đào Ôn Gia Bảo không gặp. Nhưng ch́m sâu bên dưới lại có những nan đề có thể nói là muôn thuở mà tầng lớp Hồ-Ôn giải quyết không nổi sau 10 năm lănh đạo. Các vấn đề nan giải này c̣n trở thành trầm trọng hơn và đấy mới là thách đố cho thế hệ mới. Chi tiết đáng chú ư nhất là Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đều đă nói đến yêu cầu cải tổ và chuyển hướng mà sau cùng họ gây thất vọng và nay đang trút sự thất vọng đó cho lớp người sẽ lên.

    Vũ Hoàng: Chúng ta sẽ lần lượt đi vào từng chi tiết của các vấn đề này. Đầu tiên, xin ông tŕnh bày lại cho thính giả của chúng ta rơ về t́nh h́nh Trung Quốc khi họ có một lớp lănh đạo mới từ Đại hội 16, từ 10 năm trước.

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Mười năm về trước, Trung Quốc có vẻ trưởng thành hơn sau kế hoạch cải cách của Đặng Tiểu B́nh thời 1979 và sau quyết định của họ Đặng từ chuyến "Nam tuần", thăm thú các tỉnh miền Nam vào năm 1992 sau vụ thảm sát Thiên an môn năm 1989. Năm đó, Đặng Tiểu B́nh đă vượt qua khủng hoảng chính trị từ vụ Thiên an môn và quyết định là tiếp tục cải cách về kinh tế cho cởi mở hơn, nhưng cũng kiểm soát về chính trị cho chặt chẽ hơn.

    Đa số dân chúng đă thấy ra và bất măn v́ t́nh trạng bất công và tệ nạn tham nhũng. Họ biểu t́nh phản đối ngày một đông làm lănh đạo e sợ nguy cơ động loạn.
    Nguyễn-Xuân Nghĩa

    Từ 1992 đến 2002, dưới sự lănh đạo của Giang Trạch Dân, Lư Bằng và Chu Dung Cơ, Trung Quốc tiếp tục đổi mới và c̣n được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Năm 2002 đó, Tổng sản lượng kinh tế xứ này ở quăng một ngàn 450 tỷ Mỹ kim và lợi tức b́nh quân một đầu người đă vượt cái ngưỡng trung b́nh của ngàn Mỹ kim. Đấy là di sản mà thế hệ Hồ-Ôn tiếp nhận được từ thế hệ trước. Và từ tŕnh độ kinh tế của nước Anh, họ vượt qua nước Đức rồi nước Nhật và trở thành nền kinh tế hạng nh́ thế giới kể từ năm 2010 với Tổng sản lượng tăng gấp năm lần, nay đă vượt bẩy ngàn 250 tỷ đô la.

    Nhưng trong di sản họ tiếp nhận, các khó khăn kế thừa từ địa dư h́nh thể và từ chiến lược phát triển theo kiểu Đông Á - chủ yếu là lấy xuất khẩu làm đầu máy tăng trưởng – đă ngày càng tỏ lộ.

    Từ địa dư h́nh thể, t́nh trạng "nhất quốc tam kinh", một quốc gia có ba nền kinh tế, đă đặt ra bài toán phát triển cân đối cả ba khu vực địa dư. Đó là 1) vùng duyên hải, 2) các tỉnh lạc hậu bị khóa trong lục địa và 3) cả khu vực hoang vu bát ngát trong vùng biên trấn. Thế hệ Giang-Chu có phát động kế hoạch "Tây Bộ Đại Khai Phát" để đầu tư vào sáu tỉnh và năm đặc khu tự trị ở bên trong mà không thành. Thế hệ Hồ-Ôn càng thấy ra mối nguy của chiến lược hướng ngoại để xuất khẩu kiểu Đông Á mà họ tiếp nhận từ Đặng Tiểu B́nh và Giang Trạch Dân. Chỉ v́ các tỉnh duyên hải mở ra buôn bán với bên ngoài càng bỏ xa các tỉnh lạc hậu bên trong.

    Thế hệ trước để lại ǵ


    Một người đàn ông đang nh́n các bức chân dung của cựu lănh đạo Trung Quốc (từ trái sang) Chu Ân Lai, Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ khi ông đi ngang qua một studio ở Bắc Kinh vào ngày 06 tháng 11 năm 2012. AFP
    Vũ Hoàng: Như ông vừa tŕnh bày th́ một mặt, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh trong 10 năm qua và vượt xa các cường quốc kinh tế đi trước như Anh, Đức, Nhật. Mặt khác, họ càng phát triển lại càng đào sâu những dị biệt bên trong xuất phát từ địa dư h́nh thể lẫn chiến lược phát triển hướng ra ngoài. Thế hệ Hồ-Ôn đă làm những ǵ và có thành công không?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Từ năm 2003, họ chủ trương tập trung quyền lực kinh tế và chính trị về trung ương để tái phân bố lại phương tiện cho các tỉnh nghèo thay v́ để các đảng bộ địa phương có quá nhiều quyền hành và sáng kiến và gây ra t́nh trạng phát triển bất công và không cân đối.

    Một cách cụ thể th́ có hai kế hoạch. Họ tính khôi phục vùng Đông Bắc với ngành công nghiệp nặng bị tàn tạ mà họ gọi là "Chấn Hưng Đông Bắc Lăo Công Nghiệp Cơ Địa" gồm ba tỉnh của khu vực xưa gọi là Măn Châu và một phần của Nội Mông. Tham vọng kia là phát triển sáu tỉnh trung bộ mà họ gọi là "Kế Hoạch Quật Khởi Trung Bộ". Hai kế hoạch này đi cùng yêu cầu phát triển hài ḥa và tái phân lợi tức là những chủ điểm của chiều hướng cải cách trong tinh thần chuyển lượng thành phẩm mà Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo muốn tiến hành. Rốt cuộc th́ cũng không xong và gánh họa đó đang được trao cho thế hệ mới.

    Vũ Hoàng: Theo như ông nhận xét th́ v́ sao lại không xong?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết, dưới cái vẻ tập trung quyền lực vào một tập thể và lấy quyết định theo tinh thần đồng thuận th́ tập thể đó không đồng nhất v́ chỉ là một tập hợp của nhiều phe nhóm quyền lợi khác nhau. Họ chỉ đồng thuận ở mẫu số chung nhỏ nhất, là thay đổi những ǵ không xâm phạm vào quyền lợi riêng. Những ǵ có thể đi ngược quyền lợi th́ bị cản trở hay phá ngay từ bên trong. Đấy là nguyên nhân cốt lơi nhất nằm trong bản chất chính trị của chế độ.

    Thứ hai, sau khi củng cố được quyền lực từ Đại hội 16 để dám đưa ra những yêu cầu lớn lao hơn sau Đại hội 17 vào năm 2007 th́ họ lại gặp mối họa ngoại nhập. Đó là vụ khủng hoảng tài chính năm 2008 và nạn Tổng suy trầm toàn cầu 2008-2009. Khi đó, bài toán mà Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đưa ra là hăy tạm hăm đà tăng trưởng để cải cách cơ chế, bài toán đó trở thành bất khả v́ đà tăng trưởng có thể sụt giảm nặng hơn dự tính. Kết quả th́ thay v́ nhắm vào phẩm chất của tăng trưởng, họ lại trở về mục tiêu nguyên thủy là tăng trường bằng mọi giá. Cuối năm 2008, lănh đạo Trung Quốc ào ạt tăng chi và bơm tím dụng để kích thích kinh tế hầu bù đắp vào sự thiếu hụt của xuất khẩu v́ t́nh trạng đ́nh trệ đồng loạt của các thị trường Âu-Mỹ-Nhật.

    Di sản mà Tập Cận B́nh và Lư Khắc Cường đang nhận lănh là một hệ thống chính trị không có khả năng giải quyết các vấn đề kinh tế của một quốc gia quá phức tạp.
    Nguyễn-Xuân Nghĩa

    Một chỉ tiêu cải cách mà họ đề ra là nâng cao khả năng tiêu thụ của thị trường nội địa để bớt lệ thuộc vào thị trường quốc tế và nhất là cho cuộc sống của người dân được dễ thở hơn, chỉ tiêu đó không thành. Trong khi ấy, thế giới lại trầm trồ ngợi khen đà tăng trưởng ngoạn mục của kinh tế Trung Quốc khi các nước công nghiệp tiên tiến đều suy trầm và Trung Quốc vượt qua Nhật Bản! Đây là một nghịch lư che giấu những vấn đề chúng ta có thể gọi là mới.

    Vũ Hoàng: Hậu quả là thế hệ lănh đạo mới ngày nay lại cùng lúc gặp các vấn đề muôn thuở lẫn những vấn đề mà ông gọi là mới. Đó là loại vấn đề ǵ?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết, dị biệt về lợi lức và nhất là về nhận thức giữa các thành phần dân chúng tại thôn quê và thành thị lẫn các địa phương bên trong và bên ngoài tiếp tục đào sâu. Trong khi ấy, đa số dân chúng đă thấy ra và bất măn v́ t́nh trạng bất công và tệ nạn tham nhũng. Họ biểu t́nh phản đối ngày một đông làm lănh đạo e sợ nguy cơ động loạn. So với t́nh h́nh của 10 năm trước th́ nguy cơ này đă thành trầm trọng hơn. Huống hồ, nhu cầu kích thích kinh tế bằng công chi và tín dụng lại thổi lên bong bóng đầu cơ và chất thêm một núi nợ cao tới chừng nào và bên trong bị ung thối ra sao th́ chưa ai biết.

    Cùng vấn đề xă hội có đặc tính bất công đó c̣n có mâu thuẫn chính trị giữa hai quan điểm. Một số lănh đạo và đảng bộ các địa phương có giao tiếp với bên ngoài th́ muốn Trung Quốc phải tăng trưởng mạnh và tiếp tục hội nhập vào môi trường quốc tế để có thể cạnh tranh thắng lợi với các quốc gia đă công nghiệp hóa. Một số lănh đạo khác lại chủ trương là phải ưu tiên cải cách để thăng tiến nông thôn và các tỉnh nghèo, và tài nguyên thu thập được từ các tỉnh hướng ngoại và các thành phố phải được san xẻ để có được mạng lưới an sinh xă hội cho dân nghèo, nếu không th́ loạn to.

    Nhiều vấn đề nan giải


    Một người phụ nữ soi bóng dưới một vũng nước lớn tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh ngày 05 tháng 11 năm 2012. AFP photo
    Vũ Hoàng: Như vậy, có phải là hai quan điểm đối nghịch đó trên thượng tầng và những bất ổn ở bên dưới đang là thách thức mới cho thế hệ lănh đạo thứ năm hay chăng?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng ngoài yếu tố thuộc về cá tính và tội ác trong gia đ́nh của viên Bí thư Trùng Khánh là Bạc Hy Lai, vụ khủng hoảng chính trị này ít nhiều là biểu hiện của mâu thuẫn về quan điểm và chiến lược trên thượng tầng lănh đạo. Đáng chú ư hơn cả là vụ khủng hoảng lại là cơ hội tranh đoạt quyền bính giữa các phe phái để cài người vào trong Bộ Chính trị và đưa người vào Thường vụ. Đằng sau, các thái thượng hoàng tiếp tục tác động vào khả năng xoay chuyển của thế hệ lănh đạo đang lên mà không dứt khoát nổi về chiến lược đối phó với t́nh trạng nguy ngập mà cả Hồ Cẩm Đào lẫn Ôn Gia Bảo cùng xác nhận từ năm ngoái. Đó là kinh tế gặp t́nh trạng bất công, bất ổn, thiếu cân đối và không bền vững.

    Chính là trong bối cảnh chính trị bất trắc đó ở bên trong, người ta c̣n thấy ra một vấn đề khác từ bên ngoài. Đó là khối kinh tế công nghiệp hóa là Hoa Kỳ, Âu Châu và Nhật Bản sẽ c̣n mất nhiều năm sa sút để giải quyết các vấn đề nội tại. Nghĩa là nguy sơ tổng suy trầm lại có thể tái diễn, chứ t́nh trạng chung không được sáng sủa như mấy năm trước.

    Vũ Hoàng: Như vậy, quả là di sản kinh tế mà thế hệ thứ năm đang nhận lănh có quá nhiều vấn đề nan giải, có phải vậy không?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thật ra di sản mà Tập Cận B́nh và Lư Khắc Cường đang nhận lănh là một hệ thống chính trị không có khả năng giải quyết các vấn đề kinh tế của một quốc gia quá phức tạp. Và v́ môi trường quốc tế không c̣n thuận lợi, các vấn đề kinh tế này càng trở thành trầm trọng hơn vào những năm tới. Trong hoàn cảnh đó việc cải tổ và chuyển hướng để thoát cơn khủng hoảng do thế hệ trước để lại quả là cái gân khó nhá.

    Vũ Hoàng: Xin trân trọng cảm tạ ông Nguyễn-Xuân Nghĩa về cuộc trao đổi này.

  5. #95
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Trung Quốc dự tính trang bị vũ khí nguyên tử
    RFA 08.11.2012

    TQ xem chừng như trong ṿng hai năm nữa sẽ trang bị vơ khí nguyên tử phóng từ tàu ngầm, một bản dự thảo phúc tŕnh 2012 của Uỷ ban Duyệt xét về An ninh và Kinh tế trong mối quan hệ Mỹ-Trung, đệ nạp lên Quốc hội Mỹ, cho biết như vậy.

    Theo bản dự thảo phúc tŕnh này th́ trong số những quốc gia thủ đắc vơ khí nguyên tử trước tiên, gồm Hoa Kỳ, Nga, Anh, Pháp và TQ, th́ chỉ có TQ là đang ra sức phát triển lực lượng nguyên tử.

    Bản phúc tŕnh lưu ư thêm rằng Bắc Kinh đang trên đà đạt tới 3 loại vơ khí nguyên tử đáng ngại gồm phi đạn liên lục địa đặt trên bộ, phi đạn đạn đạo phóng từ tàu ngầm và bom nguyên tử thả từ phi cơ.

    Chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào đă đề ra ưu tiên hiện đại hoá hải quân TQ, mà theo chủ tịch họ Hồ, thuộc trong “trọng trách chiến lược” của công cuộc hiện đại hoá của Hoa Lục.

  6. #96

    Join Date
    07-11-2011
    Posts
    1,447
    TQ chơi dao th́ có ngày đứt tay, gậy ông đập lưng ông thôi.
    Vũ khí nguyên tử chưa kịp bay tới nước địch, th́ đă rớt ngay tại TQ rồi!!!

  7. #97
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523
    Quote Originally Posted by ForexNews View Post
    TQ chơi dao th́ có ngày đứt tay, gậy ông đập lưng ông thôi.
    Vũ khí nguyên tử chưa kịp bay tới nước địch, th́ đă rớt ngay tại TQ rồi!!!
    Xác xuất rất cao là sẽ "đúng như vậy"!

    o0o



    Người ta và cả Tàu cộng luôn, thường ví von và tự xem họ (Trung cộng) như 1 con rồng đỏ.
    Rồng theo quan niệm của Đông phương là con vật linh thiêng, đứng đầu trong tứ linh: Long Lân Qui Phụng. Nhưng theo Tây phương (đa số) th́ rồng là biểu tượng 1 trong những con vật hung tợn.
    Napoleon th́ ví von : China như một con sư tử đang ngủ (và đừng nên đánh thức nó dậy).

    Nhưng rất tiếc, là Mỹ (mà đại diện điễn h́nh là ông tổng thống Mỹ nghe lén bị băi chức - Watergate- Richard Nixon và cái thằng Mỹ gốc Do thái mũi két, gian ác, điếm chảy Henry Kiss- Ass) v́ quyền lợi riêng tư đă đánh thức nó dậy trước khi nhân loại có khả năng "thuần hóa".

    Nhân nào quả đó. Gieo hạt nào , trồng cây nào, sẽ phải "nếm" quả đó - dù là trái bổ dưỡng hay độc được. Mỹ sẽ phải trả cái "nợ" này và dù Mỹ có trả nổi th́ USA cũng sẽ phải hao tổn rất nhiều "nội lực và nguyên khí" .

    Theo nhận xét riêng của tui (căn cứ vào nhưng ǵ đă và đang thấy) th́ đúng là con rồng đỏ Trung hoa đă tỉnh giấc. Nhưng rồng đỏ Trung Hoa chưa tu luyện đủ để có công/ nội lực, để "tự chế" và trở thành "con rồng linh thiêng" ( được sùng bái và nể trọng như trong quan niệm đông phương) mà đang là con rồng đỏ Trung cộng hung tợn, dữ dằn khiến nhân loại có thể sợ hăi và chán ghét => V́ vậy, nhân loại sẽ t́m cách "get rid off" kể cả chính dân Trung Hoa luôn.

    Theo "góc nh́n & phân tích" của tui th́ con rồng đỏ Trung cộng đang "tự cắn đuôi" của nó => V́ vậy, không thể nào bay cao và đủ khả năng để "hô phong hoán vũ" (làm mưa làm gió với thế giới đâu) mà có thể c̣n bị rớt và chết thảm trong cái "đầm đầy độc dược China" do chính Chinese Comies tạo dựng ra.

    Last edited by SilverBullet; 09-11-2012 at 11:50 AM.

  8. #98
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Trung Quốc không tỏ dấu hiệu có thay đổi về tranh chấp lănh hải


    16.11.2012
    Các vụ tranh chấp lănh hải và lănh thổ của Trung Quốc với các nước láng giềng dự trù sẽ đứng đầu nghị tŕnh thảo luận khi các nhà lănh đạo khu vực, trong đó có các nguyên thủ quốc gia của Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và các nước khác họp tại Campuchia trong những ngày sắp tới.

    Trong số 10 quốc gia ASEAN dự định họp vào ngày chủ nhật tới, 4 nước đang có bất đồng với Trung Quốc về lănh hải trong vùng biển nằm về phía Nam Trung Quốc.

    Một vấn đề chủ chốt được đưa ra trong các cuộc họp sắp tới là liệu ASEAN có đồng ư về cái được gọi là bộ quy tắc ứng xử nhằm ngăn tránh các xung đột về các khẳng định đ̣i chủ quyền chồng chéo nhau hay không.

    Bắc Kinh đă vận động chống lại bộ quy tắc này, và muốn giải quyết các tranh chấp trên căn bản từng nước với nhau. Hôm thứ sáu, phát ngôn viên bộ ngoại giao Bắc Kinh không tỏ dấu cho thấy giới hữu trách Trung Quốc thay đổi lập trường.

    Ông Đỗ Kế Phong, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu châu Á Thái B́nh Dương thuộc Học viện Khoa học Xă hội Trung Quốc được chính phủ hậu thuẫn nói rằng đó không phải là điều lạ, ngay cả với một ban lănh đạo mới sắp lên nắm quyền. Ông nói:

    “Mặc dù đă thay đổi lănh đạo, quan điểm vẫn chưa thay đổi. Các nước ASEAN nằm một vai tṛ rất quan trọng trong quan hệ ngoại giao của Trung Quốc, do đó sẽ không có thay đổi lớn trong lập trường của Trung Quốc.”

    Hoa Kỳ đă kêu gọi các nước chấp nhận bộ quy tắc ứng xử để tránh các hành động thù nghịch. Nhưng giới truyền thông Trung Quốc vẫn hoài nghi về các ư định của Hoa Kỳ trong khu vực, và lên án chính quyền của ông Obama là t́m cách can thiệp vào nội bộ châu Á.

    Tuần này Hoàn cầu Thời báo đăng một bài xă luận lên án Hoa kỳ là mang đầu óc thời Chiến tranh Lạnh.

    Vùng nước nằm giữa đường ven biển phía đông nam Trung Quốc và Malaysia, Philippines, Việt Nam, Brunei và Đài Loan đang bị tranh chấp gay gắt một phần v́ các tài nguyên dồi dào và cho đến giờ này chưa được khai thác nằm bên dưới. Các vùng này c̣n là con đường thương mại thiết yếu cho tàu bè quốc tế.

    Giáo sư Đỗ Kế Phong nói ông tin rằng bất chấp những cảnh báo của Hoa Kỳ về cái được gọi là trục xoáy Thái B́nh Dương, điều đó không có nghĩa là Washington dự định can thiệp vào các tranh chấp lănh hải cụ thể. Ông nói:

    “Hoa Kỳ có quyền lợi lớn về an ninh trong khu vực nhưng đồng thời lập trường chính thức của họ là duy tŕ tính trung lập trong các vụ tranh chấp và cũng để giải quyết các vấn đề một cách êm thắm.”

    Trung Quốc nói Thủ tướng Ôn Gia Bảo sẽ đại diện Bắc Kinh tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Phnom Penh vào tuần tới.

  9. #99
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    'Hộ chiếu lưỡi ḅ' của Trung Quốc bị chỉ trích

    Duy Ái



    25.11.2012
    Giới hữu trách Ấn Độ mới đây đă bắt đầu đóng dấu bản đồ của ḿnh vào thị thực nhập cảnh cấp cho người Trung Quốc. Hành động trả đũa của New Dehli được thực hiện sau khi Manila và Hà Nội chính thức phản đối việc Trung Quốc cho in trong hộ chiếu mới một bản đồ bao gồm những khu vực mà Bắc Kinh đang có tranh chấp chủ quyền với Ấn Độ, Việt Nam, Philippines và các nước khác. Các nhà quan sát nói rằng hành động khiêu khích không cần thiết của Bắc Kinh chỉ khuấy động thêm những mối tranh chấp và làm gia tăng sự kháng cự từ các nước láng giềng.

    Một trang trong "hộ chiếu lưỡi ḅ" của Trung Quốc
    ​​Hộ chiếu mới của Trung Quốc, trong đó có in ch́m tấm bản đồ mà Trung Quốc cho là cương thổ của ḿnh, đă bắt đầu được cấp phát hồi trung tuần tháng 5; và theo ước tính dựa trên số đơn xin hộ chiếu mỗi tháng, cho đến nay Bắc Kinh đă cấp khoảng 6 triệu hộ chiếu mà phía Việt Nam gọi là hộ chiếu lưỡi ḅ.

    Trong bản đồ này, ngoài đường lưỡi ḅ -- là đường đứt khúc chín đoạn nêu lên yêu sách chủ quyền đối với hầu như toàn bộ khu vực Biển Đông, c̣n có đảo Đài Loan và hai khu vực ở Ấn Độ đang do New Dehli kiểm soát mà Trung Quốc cho là lănh thổ của ḿnh.

    Ông John Blaxland, một nhà nghiên cứu về các vấn đề an ninh và quốc pḥng của Đại học Quốc gia Australia, cho rằng việc in bản đồ như vậy trong hộ chiếu là một thủ đoạn tinh ma. Ông phát biểu như sau trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho đài VOA:

    "Điều này trên cơ bản sẽ buộc các nước có yêu sách chủ quyền thừa nhận yêu sách của Trung Quốc qua việc đóng dấu vào hộ chiếu mới. Đây là một việc làm khá tinh ranh. Nhưng nó sẽ làm cho nhiều người bực bội và làm gia tăng sự kháng cự của các nước láng giềng đối với cách thức mà Trung Quốc sử dụng để đạt được mục tiêu của ḿnh ở Biển Đông."

    Sự kháng cự mà ông Blaxland nói tới đă được thể hiện qua những hành động trong vài ngày qua của các chính phủ Việt Nam, Philippines, Ấn Độ và Đài Loan.

    Bên cạnh việc gởi công hàm ngoại giao để phản đối, giới hữu trách Hà Nội đă quyết định chỉ cấp thị thực nhập cảnh cho du khách Trung Quốc trên tờ rời chứ không đóng dấu vào hộ chiếu mà họ cho là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
    ​​

    ​​Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam của Đại học New South Wales, cho đài VOA biết rằng tin về hộ chiếu mới của Trung Quốc đă gây xôn xao dư luận Việt Nam, là nước đang chịu áp lực nặng nhất trước những hành động hung hăn của Bắc Kinh ở Biển Đông trong những năm gần đây.

    Ông nhận xét như sau về điều mà một số nhà phân tích nói là hành vi khiêu khích không cần thiết của Trung Quốc:

    "Đây chỉ là một tṛ chính trị khác nữa của Trung Quốc hay một sự khẳng định dần dần về quyền quản hạt của họ. Điều này không hề thay đổi thực tế tại chỗ. Vấn đề giờ đây tùy thuộc vào việc Việt Nam và Philippines có muốn làm cho t́nh h́nh leo thang hơn mức hiện nay hay không. Bản đồ quan phương có thể được sản xuất để khẳng định yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa thông qua hăng hàng không Việt Nam. Vietnam Airlines đă có bản đồ nêu rơ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Cho nên hộ chiếu này chỉ là một hành động khác nữa của Trung Quốc để chứng tỏ quyền quản hạt trong một nỗ lực đang tiếp diễn để t́m cách khẳng định chủ quyền và quyền quản hạt của ḿnh."

    Trong khi đó, tại Manila, Ngoại trưởng Albert del Rosario đă kháng nghị với đại sứ quán Trung Quốc và tố cáo Bắc Kinh vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông. Thứ trưởng Ngoại giao Raul Hernandez khẳng định Philippines không thừa nhận bất cứ công dân Trung Quốc nào sử dụng hộ chiếu lưỡi ḅ.

    Tại New Dehli, giới hữu trách Ấn Độ đă bắt đầu đóng dấu bản đồ của ḿnh lên thị thực nhập cảnh cấp cho người Trung Quốc. Bản đồ này cho thấy hai khu vực Arunachal và Aksai Chin là thuộc về Ấn Độ.

    Tại Đài Bắc, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc – là chính phủ đă vạch ra đường lưỡi ḅ vào năm 1947, cũng chỉ trích việc Bắc Kinh in đảo Đài Loan và hai thắng cảnh du lịch của đảo quốc này trong hộ chiếu mới. Tổng thống Mă Anh Cửu tuyên bố Bắc Kinh không nên “đơn phương gây tổn hại cho sự ổn định phải vất vả lắm mới có được ở eo biển Đài Loan.”

    Ủy ban Hoa lục của nội các Đài Loan cho biết chính phủ ở Đài Bắc không chấp nhận bản đồ này và tố cáo Trung Quốc đă bất chấp sự thật và khuấy động những vụ tranh chấp.

    Về phần Nhật Bản, là nước đang xảy ra một vụ đối đầu rất căng thẳng với Trung Quốc về vấn đề chủ quyền của một dăy đảo không người ở ở Biển Đông Trung Hoa, một viên chức của bộ ngoại giao ở Tokyo nói rằng Nhật Bản đă chú ư tới việc quần đảo Senkaku không nằm trong bản đồ đó nên không b́nh luận hay than phiền ǵ.

    Ông Michael deGolyer, giáo sư chính trị học của Đại học Báp tít Hồng Kông, cho biết ư kiến như sau về việc Trung Quốc không bao gồm quần đảo Điếu Ngư trong bản đồ trong hộ chiếu mới:

    "Họ có ư chọn Việt Nam và Philippines làm đối tượng để gây gỗ v́ hai nước này yếu hơn và cả hai đều có một quá khứ có nhiều vấn đề với Hoa Kỳ. Trong khi đó, quan hệ giữa Nhật Bản với Hoa Kỳ khá vững mạnh và đặt cơ sở trên một hiệp ước pḥng thủ chung. Nếu họ có những hành vi mạnh tay với Nhật Bản để khẳng định yêu sách như hiện nay th́ chắc chắn sẽ có sự leo thang căng thẳng giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc, và đó là điều mà hiện giờ Trung Quốc đang muốn né tránh."
    Sẽ là một điều thiếu khôn ngoan nếu chúng ta nghĩ rằng có một sự khác biệt lớn ở Trung Quốc giữa giới lănh đạo cũ và giới lănh đạo mớ


    Vụ xích mích liên quan tới hộ chiếu lưỡi ḅ bùng ra không lâu sau khi Trung Quốc tiến hành cuộc chuyển giao quyền lănh đạo mười năm một lần. Một số các nhà phân tích nói rằng hàng ngũ lănh đạo mới của ông Tập Cận B́nh, một nhân vật tương đối cởi mở hơn so với người tiền nhiệm là ông Hồ Cẩm Đào, có thể sẽ có thái độ mềm mỏng hơn trong những vụ tranh chấp chủ quyền.

    Giáo sư deGolyer không tán đồng nhận định này:

    "Đó là một điều hiện chưa rơ ràng. Nhưng theo tôi, sẽ là một điều thiếu khôn ngoan nếu chúng ta nghĩ rằng có một sự khác biệt lớn ở Trung Quốc giữa giới lănh đạo cũ và giới lănh đạo mới. Bởi v́ đây chỉ là một quá tŕnh duy tŕ quyền lực và ảnh hưởng của những nhân vật lănh đạo trên danh nghĩa là đă về hưu. Thí dụ như trong cuộc chuyển giao vừa rồi, chúng ta thấy ông Giang Trạch Dân tuy đă nghỉ hưu cả mười năm nay nhưng ông ấy cũng đă phát huy những ảnh hưởng rất lớn trong hàng ngũ lănh đạo được cho là mới. V́ vậy, khi cho rằng những việc này được thực hiện bởi chế độ cũ, người ta có lẽ muốn chừa chỗ cho việc giảm thiểu tranh chấp trong tương lai. Nhưng khó ḷng có thể nói là đây là việc làm của chế độ cũ và chế độ mới không có một lập trường như vậy. Thực tế là cả hai đều có chung một lập trường."

    Giáo sư Blaxland của Đại học Quốc gia Australia cũng cho rằng hộ chiếu lưỡi ḅ là một phần của mưu đồ lâu dài của Trung Quốc. Ông nói thêm như sau:

    "Chúng ta mới chứng kiến một cuộc chuyển giao quyền lănh đạo ở Trung Quốc. Họ có thể chờ đợi. Họ có thể hành động một cách khoan thai, chậm răi và dần dà đạt được mục tiêu của họ. Nhưng chưa có nước nào thật sự sẵn sàng để đối phó với vấn đề này một cách nghiêm túc. Philippines đang nói tới việc mua sắm thêm các loại khí tài quân sự và gia tăng quyền tiếp cận của hải quân và không quân Mỹ. Nhưng điều không may là những việc đó không có nhiều hiệu quả."

    Hôm thứ 6 vừa qua (23-11-2012), bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói rằng bản đồ trong hộ chiếu mới “không nhắm vào một nước cá biệt” và “Trung Quốc sẵn ḷng thảo luận với các nước liên hệ.”

    VOA

  10. #100
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Truyền thông Trung Quốc: Việt Nam 'ăn cắp tài nguyên' ở Biển Đông



    Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc cho rằng 'so với các nước khác, Việt Nam là nước thăm ḍ-khai thác dầu khí táo bạo nhất ở Biển Đông'


    12.12.2012
    Báo chí nhà nước Trung Quốc tố cáo Việt Nam ‘ăn cắp các nguồn tài nguyên’ của Trung Quốc trên Biển Đông với sự trợ giúp của một ‘nước thứ ba’.

    Bài b́nh luận nhan đề ‘Việt Nam đánh giá thấp ư chí bảo vệ chủ quyền’ của Trung Quốc đăng trên Hoàn Cầu thời báo ngày 11/12 cho rằng so với các nước khác, Việt Nam là nước thăm ḍ-khai thác dầu khí táo bạo nhất ở Biển Đông.

    Dù không nêu đích danh ‘nước thứ ba’, nhưng bài báo tố cáo rằng qua việc hợp tác với các công ty từ một nước thứ ba, Việt Nam thường xuyên t́m cách mở rộng hoạt động khai thác dầu khí trong khu vực nằm trong bản đồ đường lưỡi ḅ của Trung Quốc ở Biển Đông mà quên là họ đang đánh cắp các nguồn tài nguyên của Trung Quốc tại đây.

    Bài báo dọa rằng đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền, Trung Quốc cương quyết hơn bao giờ hết và yêu cầu Việt Nam nên tự kiềm chế hành vi cho lợi ích lâu dài v́ chắc chắn là Trung Quốc sẽ không ngồi yên trước các hành động của Việt Nam và Philippines.

    Tờ Hoàn Cầu thời báo c̣n khẳng định rằng cho dù tàu cá Trung Quốc có cắt cáp tàu thăm ḍ địa chấn của Việt Nam như tố cáo, th́ nhân dân Trung Quốc vẫn ủng hộ việc làm đó.

    Bài b́nh luận nói Hà Nội và Manila kỳ vọng Bắc Kinh phải lùi bước trước áp lực quốc tế, nhưng nên hiểu rằng ư kiến của quần chúng nhân dân Trung Quốc mới là yếu tố quyết định.

    Bài báo nhấn mạnh bảo vệ chủ quyền Trung Quốc là ư chí của toàn thể 1,3 tỉ dân Trung Quốc và Bắc Kinh sẵn sàng đương đầu với các vấn đề trong khu vực, không để ảnh hưởng tới sự phát triển chung của quốc gia.

    Vẫn theo bài báo, Việt Nam và Philippines nên từ bỏ ảo vọng dùng sức mạnh để đối chọi lại với thế mạnh của Trung Quốc.

    Báo Trung Quốc nói rằng dù bầu không khí chính trị ở Biển Đông trở nên phức tạp do sự can thiệp của Hoa Kỳ, nhưng Trung Quốc sẽ không thua cuộc chỉ v́ một vài động thái ngoại giao trong khu vực.

    Nguồn: Global Times, PTI

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •