Page 12 of 24 FirstFirst ... 2891011121314151622 ... LastLast
Results 111 to 120 of 231

Thread: ANH HÙNG BẮC CƯƠNG

  1. #111
    Member
    Join Date
    27-09-2011
    Location
    Hà Nội -Việt Nam
    Posts
    1,669
    Mỹ-Linh cau mày:
    - Dư an-phủ sứ có quên không? Tôi được lệnh cô mẫu tức vua Bà Bắc-biên sai đi cùng anh Thiệu-Thái đón chân mệnh Thiên-tử. Nào ngờ chân mệnh chính thị Vương-gia. Vương gia truyền chúng tôi theo hầu. Khi ở dưới thuyền, Vương-gia được Hy-Văn tiên sinh đón đi. Anh em chúng tôi tưởng Vương-gia bị bắt cóc, vội xuống mủng, ngh́n dặm t́m chúa. Rồi ban năy, chúng tôi núp ở bụi cỏ, cứu giá kịp thời. Chứ chúng tôi đâu có chủ tâm tranh kho tàng?
    Triệu Thành nghe Mỹ-Linh nói, mặt y hiện lên vẻ hân hoan không bút nào tả xiết. Y điểm lại việc Mỹ-Linh, Thiệu-Thái cứu giá, rồi khuất phục bang Nhật-hồ cho y. Ḷng y tràn đầy thiện cảm với nàng.
    Mỹ-Linh tiếp:
    - Khi chúng tôi đến đây, anh Thiệu-Thái truyền lệnh cho giáo chúng Lạc-long giáo từ nay nhất nhất chỉ tuân chỉ Vương-gia. Khi giáo chúng thấy Giáo-chủ tới, họ tụ về xin trị Chu-sa độc tố. Chứ anh Thiệu-Thái đâu có truyền lệnh cho họ tranh kho tàng?
    Khai-Quốc vương dơ tay ra hiệu cho Dư Tĩnh, Mỹ-Linh im lặng:
    - Dư an phủ sứ! Theo tôi nghĩ, kho tàng Tần-Hán chắc không có. Cô gia ngờ rằng người xưa truyền ngôn với ngụ ư ǵ đó, mà chúng ta chưa hiểu. Bây giờ thế này...
    Vương ngừng lại một lúc rồi cầm tay B́nh-Nam vương:
    - Giữa chúng ta, trước kia có chỗ hiểu lầm. Bên Đại-Việt chúng tôi đi bước trước: Giải Chu-sa độc chưởng cho Vương-gia cùng quư vị. Lại vừa rồi, chúng tôi ra tay cứu Vương-gia cùng quư vị khỏi bị bọn Nhật-hồ thảm sát. Cuối cùng thu phục bang Nhật-hồ từ Lưu hậu về với Vương-gia. Như vậy, chúng tôi tỏ thiện chí nhiều rồi.
    Phạm Trọng-Yêm đứng dậy chắp tay xá Khai-Quốc vương:
    - Anh em bên chúng tôi không bao giờ quên ân đức Vương-gia, cùng các vị. Tuy nhiên, Vương-gia cứu chúng tôi là cá nhân. Chúng tôi không thể v́ cá nhân, mà bỏ đại cuộc.
    Thanh-Mai gật đầu:
    - Hy-Văn tiên sinh thực xứng đáng nhân tài lỗi lạc Đại-Tống. Tiên sinh khỏi cần rào trước, đón sau. Chúng tôi xin đề nghị thế này: Dù Vương-gia lên ngôi cửu ngũ, dù Vương-gia giữ trọng quyền, xin Vương-gia dùng uy tín ḿnh, đừng để triều đ́nh, biên cương trọng thần gây hấn với Đại-Việt. Sao cho Hoa, Việt sống những ngày thanh b́nh.
    -Minh-Thiên chắp tay:
    - A-Di Đà-Phật.
    Khai-Quốc vương tiếp lời Thanh-Mai:
    - Ngược lại về phía Đại-Việt chúng tôi cũng làm tương tự.
    B́nh-Nam vương nh́n Phạm Trọng-Yêm, Minh-Thiên, rồi gật đầu:
    - Tôi xin hứa như vậy.
    Bảo-Hoà nh́n lên trời, nói bâng quơ:
    - Hai anh tài, cùng v́ quốc sự. Gốc cơ thể cùng từ vua Thần-Nông. Không biết ai là anh, ai là em?
    Dư Tĩnh sợ bên Đại-Việt chiếm tiên cơ, y nói:
    - Dĩ nhiên B́nh-Nam vương-gia là anh.
    Y tưởng bên Đại-Việt sẽ lên tiếng chống đối. Nào ngờ Khai-Quốc vương vỗ vai y:
    - An phủ sứ nói vậy thực phải. B́nh-Nam vương-gia là anh. Cô-gia là em.
    Phía bên Tống nghe Khai-Quốc vương nói đều kinh ngạc, mở to mắt nh́n vương.
    Từ Triệu Thành cho tới Dư Tĩnh, Vương Duy-Chính cho đều không hiểu cũng phải. Bởi Khai-Quốc vương là học tṛ của cao tăng đắc đạo. Tuy Vương chưa thụ giới, chứ sự thực Phật pháp rất uyên thâm. Cho nên đối với vương, anh hay em cũng vậy, chẳng có ǵ khác lạ cả. Điều quan trọng là lấy nghĩa đăi nhau.
    Thanh-Mai hỏi Vương Duy-Chính:
    - Vương chuyển-vận sứ! Vương có biết tại sao B́nh-Nam vương gia là anh, c̣n phu quân tôi lại là em không?
    - Tại v́ Tống lớn. Việt nhỏ.
    - Vương đại nhân lầm rồi. Vương đại nhân nên nhớ rằng, vua Thần-Nông sinh ra hai con. Ngài phong cho con lớn là vua Đế-Nghi làm vua phương Bắc, nay thành Trung-nguyên. Ngài phong cho con nhỏ là Lộc-Tục làm vua phương Nam, nay thành Đại-Việt. V́ vậy nay B́nh-Nam vương làm chúa phương Bắc đương nhiên ở vai anh. Khai-Quốc vương làm chúa phương Nam, đương nhiên làm em. Lư do thứ nh́, xét về tuổi tác, B́nh-Nam vương lớn hơn Khai-Quốc vương đến mười hai tuổi, xứng đáng làm anh cả, chứ đừng nói là anh.
    Đông-Sơn lăo nhân đứng dậy chắp tay hướng hai vương:
    - Bần đạo lớn mật, dám xin đề nghị một điều.
    Từ khi mới gặp, Khai-Quốc vương thấy Đông-Sơn lăo nhân, Minh-Thiên tuy bị vơ lâm Đại-Việt đánh bại, mà cả hai luôn bàn nhiều điều có lợi cho t́nh hoà hảo Hoa, Việt. Nay lăo muốn đề nghị, Vương vui ḷng:
    - Xin đạo sư chỉ dạy.
    - Vương gia quá lời. Bần đạo nghĩ, sao hai Vương không kết làm anh em, có phải phúc cho hai tộc Hoa, Việt không?
    Mọi người đều vỗ tay hoan hô.
    B́nh-Nam vương nắm tay Khai-Quốc vương:
    - Thiên duyên chúng ta gặp nhau. Lời của Đông-Sơn đạo sư thực phải.
    Ngô Cẩm-Thi sai bầy bàn thờ Phục-Hy, Thần-Nông, Nữ-Oa. Hương khói nghi ngút. Hai Vương cùng quỳ xuống khấn:
    - Hôm nay, ngày mười ba tháng mười một, năm Nhâm-Tư, bên Đại-Tống, niên hiệu Thiên-Thánh thứ năm. Bên Đại-Việt, niên hiệu Thuận-Thiên thứ mười tám. Triệu Nguyên-Nghiễm, Lư Long-Bồ xin thề trước liệt tổ Phục-Hy, Thần-Nông, thái mẫu Nữ-Oa rằng: Cả hai xin dùng hết sức ḿnh tránh gây chiến tranh giữa hai nước. Cả hai cùng kết làm anh em. Ai bội phản lời ước này, sẽ chết dưới muôn ngh́n gươm đao.
    Hai người hướng vào nhau, lạy bốn lạy.
    Last edited by Hắc Y Hiệp Nữ; 09-11-2011 at 01:51 PM.

  2. #112
    Member
    Join Date
    27-09-2011
    Location
    Hà Nội -Việt Nam
    Posts
    1,669
    Khai-Quốc vương kêu:

    - Đại ca.

    B́nh-Nam vương gọi:

    - Nhị đệ.

    Tùy tùng hai bên đều dơ tay thề theo.

    Thanh-Mai tiếp:

    - Về vấn đề kho tàng, kể từ nay bên Đại-Việt không tranh dành. Trái lại, bên Đại-Việt sẵn sàng giúp đại ca t́m kiếm. Tiểu muội nhắc lại, kể từ ngày hôm nay. Đại-Việt chỉ t́m kiếm khi Tống bỏ cuộc.

    Triệu Thành gật đầu:

    - Đa tạ nhị muội.

    Phạm Trọng-Yêm thành thực:

    - Bên phía Khai-Quốc vương, dường như không gặp khó khăn ǵ. Ngược lại bên B́nh-Nam vương có nhiều vấn đề nan giải. Mong bên Đại-Việt trợ giúp.

    Thanh-Mai mỉm cười:

    - Việc của B́nh-Nam vương là việc của Khai-Quốc vương. Hy-Văn tiên sinh đừng ngại ngùng. Xin cứ nói ra.

    Triệu Thành đưa mắt nh́n Mỹ-Linh:

    - Dường như Lưu hậu giữ chức vụ ǵ tối cao trong bang Nhật-hồ Trung-nguyên. V́ vậy bà có hành tung rất bí mật. Theo cô-gia nghĩ có lẽ bà bị kiềm chế bằng Chu-sa độc chưởng. Xin Công-chúa nói với Thân thế-tử trị cho Lưu hậu. Khi trị bệnh cho bà, công-chúa ra điều kiện Lưu hậu phải rút lui khỏi chính trường.

    Mỹ-Linh đưa mắt nh́n chú, hỏi ư kiến. Khai-Quốc vương gật đầu:

    - Đại ca! Đại ca thử nghĩ xem, có nên trị cho bà không? Bởi trị cho bà rồi, bà trở mặt th́ sao? Không lẽ bấy giờ chúng ta lại dùng Nhật-hồ độc chưởng đánh bà? Đại ca cũng như đệ, đều theo học những thiền sư đạo cao, đức trọng, đâu có thể làm việc đó?

    - Ư nhị đệ thế nào?

    - Thôi thế này vậy: Đệ ở xa, không hiểu nhiều về Trung-nguyên. Đệ cho Mỹ-Linh, Thiệu-Thái theo giúp Vương huynh. Vương huynh coi chúng như con cháu, tùy nghi sai bảo.

    Nghe Khai-Quốc vương nói, Triệu Thành mừng qúa. Vương nắm tay Khai-Quốc vương gật mạnh, tỏ vẻ cảm ơn. Vương hỏi lại Khai-Quốc vương:

    - Dường như hiền đệ trên đường đi sứ Tống triều th́ phải?

    - Đúng thế. Khi tới biên thùy được đại thần trong kinh ra đón với đoàn thị vệ. Đệ nhận thấy trong đoàn thị vệ có mười trưởng lăo bang Nhật-hồ. Vơ công họ thực cao thâm không biết đâu mà lường. Thế rồi khi đi đường bang Trường-giang xuất hiện. Trường-giang song quỷ chỉ đánh mấy chiêu đă bắt hết các trưởng lăo bang Nhật-hồ đi.

    Phạm Trọng-Yêm kinh ngạc, mở to mắt ra:

    - Có việc đó ư?

    - Hơn thế nữa, bang Trường-giang bắt cả đại thần phụ trách tiếp sứ, cùng đoàn thị vệ. Cuối cùng họ bắt sứ đoàn dẫn đi t́m kho tàng.

    Triệu Thành cười:

    - Chắc họ bị đánh cho thua chạy dài.

    - Không, khi nhập Tống cảnh, đệ ra lệnh cho Thanh-Mai cùng năm trẻ tuyệt đối không được xử đụng vơ công trên đất Trung-nguyên. V́ vậy đệ để cho họ bắt.

    Phạm Trọng-Yêm than:

    - Sự việc như thế này: Lưu hậu bị bang Nhật-hồ khống chế. Bà nhận mười trưởng lăo giả làm thị vệ, hầu thi hành mạng lệnh của bà. Trong bang chỉ có bang trưởng, Tả, Hữu hộ giáo, ngũ sứ biết việc đó. Ngược lại Trường-giang song quái lại âm thầm qui phục Lưu hậu. V́ vậy Lưu hậu bầy ra tṛ cho bang Trường-giang bắt mười trưởng lăo bang Nhật-hồ, ra cái điều triều đ́nh đă hộ tống bằng lực lượng lớn, mà vẫn không bảo vệ được sứ đoàn. Trong khi đó bọn Trường-giang bắt sứ đoàn đi t́m kho tàng cho bà. C̣n lực lượng bang Nhật-hồ đi đào kho tàng là hư.

    Phạm Trọng-Yêm đề nghị với Khai-Quốc vương:

    - Bây giờ xin Vương-gia cùng các vị nhập với sứ đoàn của B́nh-Nam vương đi Biện-kinh. Hiện Lưu hậu thu dụng khá nhiều vơ lâm cao thủ. Trong cuộc tranh tài Biện-kinh, người phía Đại-Việt trổ thần oai, tỉa bớt vây cánh của bà. Như vậy vừa tỏ cho bọn chủ xâm chiếm Đại-Việt kinh sợ, lại trợ giúp uy thế cho Vương-gia của chúng tôi.

    Trời dần sáng. Nắng ban mai chói chang trên núi rừng vàng úa. Ngô Cẩm-Thi mời mọi người đi nghỉ. Qua một đêm mệt mỏi, ai nấy lăn ra ngủ.

    Đến gần trưa, Thiệu-Thái, Đặng Đại-Bằng trở về ngôi dinh thự họ Ngô. Thiệu-Thái thấy năm ngư nhân ngồi với nhau một chỗ.

    Chàng nghĩ thầm:

    - Th́ ra năm ngư nhân này vốn người nhà. Họ đi cùng với cậu mợ hai, hẳn không có ác ư ǵ với Lạc-long giáo.

    Chàng cùng Mỹ-Linh đến gần, chắp tay xá:

    - Năm vị huynh đệ! Hai vị trưởng lăo của chúng tôi có chỗ vô phép với năm vị, bị năm vị bắt đi. Mong năm vị đại xá cho.

    Ngư nhân mũ đỏ cười khúc khích, y cầm chân ngư nhân mũ trắng giật mạnh. Chân đứt làm hai. Thiệu-Thái kinh ngạc nh́n lại: Th́ ra đó chỉ là đôi guốc cao nghệu.

    Mỹ-Linh chửi thầm:

    - Ḿnh đáng chết thực. Đám ngư nhân này toàn trẻ con. Chúng làm chân gỗ cao đi vào. Thành ra ḿnh cứ tưởng rằng chúng dị h́nh: Ḿnh ngắn, chân dài. Quái, chúng c̣n trẻ con, mà sao vơ công kỳ diệu đến không tưởng tượng nổi.
    Cả năm ngư nhân cùng cười hô hố. Họ thè lưỡi nhát Mỹ-Linh. Mỹ-Linh nổi giận rút kiếm ra. Ánh kiếm loé lên, chân giả năm ngư nhân đều bị tiện đứt.

    Nàng uất nhất là ngư nhân mũ đỏ, bởi từ đầu tới cuối, nàng bị y trêu nhiều nhất. Kiếm vung lên, ngư nhân mũ đỏ đứng im không tránh. Mặt nạ rơi xuống. Mỹ-Linh á lên một tiếng.

    Y chính là Trần Tự-Mai.

    Nàng nổi giận:

    - Được lắm! Th́ ra cậu. Suốt mấy ngày cậu trêu chị như thế đấy.

    Tự-Mai thè lưỡi ra nhát Mỹ-Linh. Mấy hôm nay, uất ức v́ bị ngư nhân trêu chọc, làm nàng phải lo nghĩ, lao đao vất vả. Bây giờ nảy ra y chính là cậu em mà nàng yêu quư như yêu chính ḿnh.

    Nổi giận, nàng vung kiếm lên hướng ngư nhân mũ trắng. Mặt nạ rơi xuống.

    Y chính là Tôn Đản.

  3. #113
    Member
    Join Date
    27-09-2011
    Location
    Hà Nội -Việt Nam
    Posts
    1,669
    Nàng lia kiếm liên tiếp, hiện ra ngư nhân mũ đen là Lê Thuận-Tông. Ngư nhân mũ xanh là Hà Thiện-Lăm. Ngư nhân mũ vàng là Lê Văn.

    Cả năm bao vây nàng, thè lưỡi ra nhát. Mỹ-Linh uất quá, nàng quẳng kiếm xuống đất, chạy tới bờ suối bưng mặt khóc. Tự-Mai, Tôn Đản đuổi theo. Mỗi đứa cầm một cánh tay nàng, đưa lên miệng cắn bàn tay.

    Cả năm đứa xúm vào đấm lưng, bóp chân tay cho nàng.

    Trời sinh ra tâm tính Mỹ-Linh thuần hậu, lại thấm nhuần đạo Phật, v́ vậy giận đấy, rồi lại bỏ qua. Nàng nắm tai Tôn Đản, Tự-Mai kéo thực mạnh, rồi cười:

    - Hai thằng này cầm đầu, chứ Thuận-Tông, Thiện-Lăm, Lê Văn cho ăn kẹo cũng không dám trêu bà chị.

    Tự-Mai chĩa ngón tay điểm một cái vào cùi chỏ Mỹ-Linh. Hai cánh tay nàng tê liệt. Nàng rùng ḿnh hỏi:

    - Vơ công này của các em, gọi là vơ công ǵ vậy?

    Tự-Mai bóp sẽ tay Mỹ-Linh một cái, tay nàng hết tê. Nó cười:

    - Gọi là điểm huyệt.

    - Các em học ở đâu vậy?

    - Anh cả, chị Thanh-Mai với bọn em mới chế ra đấy thôi.

    Mỹ-Linh vẫy tay kéo năm cậu em phá trời lại gần, rồi hỏi:

    - Phép điểm huyệt như thế nào? Mau nói cho chị nghe. Bằng không th́ ốm đ̣n.

    Tự-Mai quay lưng lại phía Mỹ-Linh:

    - Chị ngon quá ta! Muốn hỏi người ta, mà lại hăm dọa ư? Không nói. Nhất định không nói.

    Mỹ-Linh đấu dịu:

    - Thôi Tự-Mai ngoan như con hùm, Tự-Mai dễ thương như con gấu chó. Tự-Mai dịu dàng như con đười ươi. Tự-Mai nói cho chị nghe đi.

    - Chị phải đấm lưng cho em, em mới nói.

    Mỹ-Linh nắm hai tay đấm lưng cho Tự-Mai. Trong khi đó Thuận-Tông, Thiện-Lăm đấm lưng cho nàng. Tôn Đản, Lê Văn hái hoa cúc dại kết lại thành ṿng đeo lên cổ Mỹ-Linh.

    Tự-Mai khoan thai kể.

    Đoạn trên kể hành trạng của Thiệu-Thái, Mỹ-Linh khởi hành từ Thăng-long. Vậy cũng trong thời gian đó Khai-Quốc vương, Vương-phi và 5 trẻ làm ǵ? Xin đọc đoạn dưới.

    Sau hôm đại hội Thăng-long, Thuận-Thiên hoàng-đế cử lễ cưới linh đ́nh cho Khai-Quốc vương với Thanh-Mai. Thanh-Mai được phong Vương phi ngay từ lúc làm lễ bái Quốc-tổ, Quốc-mẫu.

    Mọi việc xong xuôi, Thuận-Thiên hoàng-đế, thể theo ư kiến Trần Tự-An, để Khai-Quốc vương đi sứ Trung-quốc hầu kết thân với nhân sĩ, vơ lâm Tống. Bằng mọi giá phải cho họ biết Đại-Việt vốn yêu hoà b́nh. Tống, Việt có cùng tổ tiên, không thể tiếp tục gây chiến. Đối với bọn chủ chiến quá khích, cần sao để họ hiểu tộc Việt không thiếu nhân tài. Nếu họ muốn gây ác cảm với ta, ta há sợ sao?

    Phía Khai-Quốc vương, Tạ-Sơn đă cho Mỹ-Linh, Thiệu-Thái thi hành một phần kế hoạch, bám sát Triệu Thành. Bảo-Ḥa, Thông-Mai lên Bắc-biên, thống nhất 207 khê động, sau đó sang Lưỡng-Quảng, cùng đi t́m kho tàng. Vương phối trí Lê Ngọc-Phách, Lê Thiếu-Mai để cho Tống bắt cóc. Hầu thi hành một phần kế hoạch khác.

    Vương lại sai hai bang trưởng bang Hồng-hà Sử Anh, bang Đường-lang Tào Minh, thi hành phần khác kế hoạch.

    Sau khi phối trí xong, vương truyền trao việc Khu-mật viện cho sư phụ Huệ-Sinh, thêm quốc trượng Trần Tự-An làm cố vấn. Tạ Sơn trực tiếp điều khiển. Tổng trấn Trường-yên cho Ngô An-Ngữ. Việc thống lĩnh mười đạo quân cho Lê Phụng-Hiểu, Lư Nhân-Nghiă, Dương B́nh, Quách Thịnh. Vương dẫn Tôn Đản, Tự-Mai, Lê Thuận-Tông, Hà Thiện-Lăm lên đường Bắc-du.

    Trong khi dự lễ cưới Khai-Quốc vương, Hồng-Sơn đại phu, với tư cách người đỡ đầu cho Vương, cùng phu nhân Lâm Huệ-Phương về ngồi ghế chủ vị. Lê Văn cùng ngang tuổi với đám Tôn Đản. Gặp nhau, thân nhau ngay. Thế là Thuận-Thiên cửu hùng thành thập hùng.

    Khai-Quốc vương cùng Vương-phi lên đường. Tùy tùng chỉ có năm ông mănh Tôn Đản, Tự-Mai, Thiện-Lăm, Thuận-Tông, Lê Văn. Vương định khi đến Bắc-biên, họp với vua bà là công chúa Lĩnh-Nam Bảo-Hoà, pḥ mă Thân Thừa-Quư. Rồi mới sang Tống, Đại-lư. Vương đem theo năm cặp chim ưng làm phương tiện liên lạc.

    Thủ đô Bắc-biên đóng ở động Giáp. Khi c̣n cách xa động Giáp hơn mười dặm, đôi chim ưng bay trên trời kêu lên mấy tiếng vui hoà.

    Tự-Mai chỉ lên trời nói lớn:

    - Ḱa đoàn chim ưng Bắc-biên đang tiếp đón chúng ta ḱa.

    Mọi người nh́n lên trời, quả có năm đoàn chim ưng đang bay tới. Năm đôi chim ưng gặp bạn, lập tức kêu mấy tiếng chào đón, rồi bay trở lại. Tự-Mai ngửa mặt lên trời đếm. Nó la lớn:

    - Có năm đoàn, mỗi đoàn mười con.

    Đoàn chim ưng lượn một ṿng trên đầu phái đoàn, rồi cùng ca hót nhịp nhàng.

    Vương nói với Thanh-Mai:

    - Bà chị hai dàn quân đón chúng ḿnh đấy.

    Thanh-Mai vốn kính phục bà chị chồng từ lâu. Ḷng nàng rộn lên, v́ sắp gặp vua Bà Bắc-biên. Nàng chỉ về phía trước:

    - Ḱa, chị hai tới ḱa.

    Vua Bà cỡi trên bành voi trắng. Có tàn vàng che. Thân pḥ-mă cỡi ngựa ô đi cạnh. Phía sau, một đoàn hổ, báo, voi, đười ươi, chó sói, hàng lối ngay thẳng.

    Khác với Khai-Thiên vương thích lễ nghi, kiểu cách. Khai-Quốc vương giản dị, đơn sơ. Vương hỏi chị:

    - Cú rừng với Thanh-Trúc về chưa?

    - Về rồi. Không biết cậu sai chúng làm ǵ. Chị hỏi, chúng chỉ lắc đầu. Chúng mệt quá đi không nổi, vừa tới nhà cả hai lăn ra ngủ như chết. Vừa rồi có tin cậu mợ tới, cho đánh thức. Chúng vẫn nằm trèo queo ra ngủ.

    Nghe chị kể, Vương bật cười:

    - Chúng mệt thực chứ không phải mệt giả đâu. Hai đứa lê được về đến đây, em cho rằng may lắm rồi.

    Pḥ mă Thân Thừa-Quư ghé tai Vương hỏi:

    - Cậu định sao về Thiệu-Thái, Mỹ-Linh cùng Thiệu-Cực với Thanh-Trúc. Chúng ngang tuổi nhau, lại cùng một chí hướng. Cậu thả chúng đi với nhau như vậy, ắt chúng có t́nh ư. Mà có t́nh ư, liệu cậu chu toàn cho chúng được không?

    - Sao lại không? Anh chị phải hiểu rằng tuổi chúng c̣n nhỏ, mà hành sự mẫn cán như thế, không phải do tài năng, mà do sự cố gắng hiệp đồng lứa đôi. Một Thiệu-Thái thành công năm, một Mỹ-Linh thành công năm. Hai đứa hợp lại kết quả không phải năm với năm là mười, mà thành hai mươi lăm. Em mong cho chúng thương yêu nhau c̣n không được.

    - Cậu chấp thuận t́nh trạng trai gái tương thuận không cần cha mẹ sao? Luật nước rất nghiêm.

    Thời bấy giờ trai gái tuyệt đối không được gần nhau. Việc hôn nhân, cha mẹ hoàn toàn định đoạt, con cái chí được hỏi ư kiến mà thôi. Dân chúng đă vậy. Huống hồ Mỹ-Linh, Thiệu-Thái ở vai Công-chúa, Thế-tử, mà phạm tội, e khó châm chước.

    - Chúng đâu có phạm luật nước? Em được phu- hoàng ủy quyền coi Khu-mật viện. Khi chúng tuân lệnh em tức tuân chỉ phụ-hoàng. Trong khi ban lệnh, em đă dự trù trường hợp này xẩy ra rồi. Như thế chúng thương yêu nhau, cũng do tuân chỉ mà thành.

    - Liệu cậu cả có đồng ư không?

    - Không đồng ư cũng phải đồng ư. Ông ấy đem Mỹ-Linh cho em làm con. Như vậy em toàn quyền gả chồng. Rể em chọn là Thiệu-Thái. C̣n Thiệu-Cực với Thanh-Trúc, chính em t́m cách ghép lại đấy chứ. Thân phụ Thanh-Trúc trao nó cho em. Em định liệu hết.

  4. #114
    Member
    Join Date
    27-09-2011
    Location
    Hà Nội -Việt Nam
    Posts
    1,669
    Vào kim trướng dinh tổng trấn Bắc-biên. Các quan văn vơ của triều đ́nh Bắc-biên tề tựu đầy đủ.

    Lễ nghi tất.

    Triều đ́nh Bắc-biên không tổ chức như triều Lư, triều Tống, mà giữ nguyên như triều đ́nh Lĩnh-Nam. Trước hết trên có vua Bà, rồi tới tam công gồm tư đồ, tư không, tư mă. Dưới có lục vị thượng thư. Triều đ́nh thống lĩnh 207 khê động, coi như 207 nước nhỏ. Mỗi khê động có tổ chức riêng biệt.

    Nguồn gốc khê động do di sản thời Lĩnh-Nam c̣n lại. Thời vua Hùng phong cho một trăm con cai trị trăm vùng khác nhau, bao quát từ phía Nam núi Ngũ-lĩnh xuống tận cùng biển Nam-hải. Ngày nay gồm Quảng-đông, Quảng-tây, Vân-Nam bên Trung-quốc. Toàn bộ lănh thổ Việt-nam, Thái-lan, Cao-miên, Ai-lao hiện tại. Sau đó các Hoàng-tử lại cắt lănh thổ ḿnh thành nhiều mảnh nhỏ phong cho con cháu. Mỗi mảnh đó, do một lạc hầu cai trị, theo chế độ cha truyền con nối. Khi vua Trưng thành đại nghiệp, vẫn duy tŕ chế độ đó.

    Mă Viện chiếm được Lĩnh-Nam, y băi bỏ chế độ lạc hầu, lạc tướng, v́ đó là nguồn gốc duy tŕ tinh thần tộc Việt. Nhưng Viện chỉ thành công ở vùng đồng bằng. C̣n vùng núi non, các lạc hầu vẫn biên thùy một cơi. Truyền đến đời Lư, c̣n 207 lạc ấp, sử gọi là khê động, nằm trấn biên giới phía Bắc Đại-Việt. Đây là thành tŕ bảo vệ biên giới Hoa-Việt trong hơn ngh́n năm Bắc thuộc không bị đồng hoá.

    Các khê động vẫn giữ tinh thần cũ, họp nhau, tôn một phụ nữ làm vua. Thời vua Đinh, Lê vẫn tôn trọng, không đổi. Khi vua Lư Thái-Tổ lên ngôi, phong con gái thứ nh́ làm:

    Lĩnh-Nam bảo quốc hoà dân công chúa gọi tắt bằng danh xưng công chúa Bảo-Hoà, gả cho Thân Thừa-Quư. Công chúa dùng đức, thống nhất khê động, được tôn làm vua Bà Bắc-biên.

    Về quân đội, Bắc-biên có hai loại. Một là quân của các động chủ, lạc hầu. Loại quân này, vừa làm ruộng, vừa tuần pḥng trộm cắp. Hai là quân của Bắc-biên, có năm đạo mang tên Tiền-đạo, Tả-đạo, Hữu-đạo, Trung-đạo và Hậu-đạo. Mỗi đạo có bẩy ngàn hai trăm người. Đơn vị nhỏ nhất là một Thập, gồm mười người. Ba thập Bộ, một thập Kị, một thập Thú thành một Lượng. Ba lượng Bộ, một lượng Nỏ thành một Đội. Mỗi đội có hai trăm người. Một Lữ có ba đội Bộ, một đội Kị, một đội Thú. Cộng tám trăm người. Một Sư có ba Lữ. Một Đạo có ba Sư. Ngoài ra c̣n ba Thủy-đội, và đạo Tế-tác hơn ngh́n người. Tổng cộng năm vạn.

    Trong đại sảnh đường, hơn 207 Động-chủ khê động đều tề tựu, chờ đón Vương.

    Vương ngỏ lời chào mừng các Động-chủ rồi nói:

    - Lănh thổ tộc Việt hiện giờ chia làm nhiều khu vực khác nhau. Thuộc hẳn Tống như Quảng-nam lộ. Quảng-nam lộ chia làm hai khu vực Quảng-nam Tây-lộ, Quảng-nam Đông-lộ. Thường gọi tắt bằng Quảng-Tây, Quảng-Đông. Tây-Bắc Quảng-nam lộ thuộc Đàm-châu, khu vực đất linh phát tích tộc Việt cũ, tức Trường-sa, hồ Động-đ́nh. Sau gần ngh́n năm Bắc thuộc, tộc Việt tại đây đă nhiều lần nổi lên dành tự chủ được một thời gian, rồi bị xâm chiếm.

    Vương ngừng lại cho cử tọa theo kịp, rồi tiếp:

    - Khu phía Tây, tức lănh thổ Tượng-quận cũ. Người Việt nổi lên thành lập nước Đại-lư, trải mấy trăm năm. Họ Đoàn được tôn lên làm vua. Các vua đời trước, đă nhiều công liên lạc tộc Việt tại những vùng khác, mong thống nhất, mà chưa đạt được. Phía Nam gồm hai nước Chiêm-thành, Chân-lạp. Thời Triệu Đà chiếm Âu-lạc, các Lạc-hầu phía Nam Nhật-Nam dựa vào núi non hiểm trở, hùng cứ một phương, rồi thành lập hai nước.

    ... Cho đến thời Lĩnh-Nam, vua Trưng thành đại nghiệp, cử sứ vào bàn việc thống nhất. Vua Chiêm từ chối, v́ nghĩ rằng ḿnh vốn nhỏ bé, thống nhất sẽ bị Lĩnh-Nam khống chế. Chiêm-vương c̣n đem quân giúp Hán đánh phía sau Lĩnh-Nam, bị anh hùng Lại Thế-Cường, Trương Thủy-Hải, Trương Đằng-Giang đánh bại. Chân-lạp ở phía Nam Chiêm-quốc, thành ra không thể thống nhất với Lĩnh-Nam.

    Vương đưa mắt nh́n bộ tộc Thái, rồi tiếp:

    - Tộc Việt giữ được nguyên thủy tính hiền hoà phải kể gịng Thái, hậu duệ của ngài Lang-Tiêu, tổ bánh chưng, bánh dày. Gịng Thái hiện chiếm đa số ở Đại-lư, và bao trùm vùng Lăo-qua, Xiêm-la. Các nơi ấy, thành lập hai nước khác nhau. Tuy hai nước khác, song họ vẫn là con rồng cháu tiên như chúng ta.

    Vương nh́n pḥ mă Thân Thừa-Quư:

    - Lạc hầu, Lạc tướng các nơi đều đă biến mất, để thành quốc-gia. Duy khu vực Bắc-biên ta, vẫn duy tŕ được Lạc-hầu, nay gọi bằng danh xưng khê động. Bây giờ tôi muốn biết rơ t́nh h́nh 207 khê động ra sao?

    Thân Thừa-Quư vẫy tay ra hiệu. Hai viên quan đem ra cuộn trục lớn, treo lên trên tường. Trục lụa mở ra, trên vẽ tấm bản đồ Bắc-biên lớn hơn cái chiếu.

    Ông chỉ lên bản đồ:

    - Bắc-biên bao gồm toàn thể khu rừng núi phía Bắc Đại-Việt. Kể từ bể, Bắc giáp châu Khâm thuộc Quảng-Tây lộ, chạy dài sang Tây thuộc châu Ung, rồi tới Đại-lư. Như vậy biên giới Bắc-biên hai phần giáp Tống, một phần giáp Đại-lư. Phần giáp Tống hoàn toàn thuộc Quảng-Tây lộ.

    Trong năm thiếu niên theo Khai-Quốc vương, Lê Thuận-Tông vốn tính thâm trầm nhất. Trong những ngày ở Thăng-long, nó ăn ở ngay trong Khu-mật viện, ngày đêm đọc các tấu chương về Bắc-biên.

    Nó dơ tay xin hỏi:

    - Thưa Pḥ-mă! Trước kia Đại-lư, Quảng-Tây đều thuộc lănh thổ ḿnh. Thời vua Trưng, từ Tả-giang, Hữu-giang trở xuống thuộc Giao-chỉ. Sự phân chia biên giới hiện thời do đâu mà có. Có từ bao giờ? Mà đến nỗi biên giới Đại-Việt phải lùi xuống Nam đến hơn hai trăm dặm như vậy?

    Mọi người trố mắt nh́n đứa trẻ tuổi mười lăm, mười sáu, mà có câu hỏi thực sâu sa.

    Thân Thừa-Quư đáp:

    - Cháu hăy nh́n hai con sông Tả-giang, Hữu-giang. Từ biên giới Hoa-Việt đến đây thuộc đồng bằng. Thời vua Hùng, vua An-Dương, vua Trưng thuộc Giao-chỉ. Sau khi Mă Viện chiếm Lĩnh-Nam, y vẫn duy tŕ biên giới đó.

    Thuận-Tông hỏi tiếp:

    - Cháu có thắc mắc nữa. Từ khi Tống lên ngôi, họ thường sai sứ sang t́m di tích cột đồng trụ trên lănh thổ Đại-Việt. Mà hồi Mă Viện chiếm Lĩnh-Nam. Y trồng một cây đồng trụ ở biên giới Quế-lâm và Giao-chỉ. Bấy giờ biên giới là sông Hữu-giang. Vậy muốn t́m cột đồng trụ, phải t́m ở khu này, chứ có đâu ở măi vùng biên giới hiện tại?

    Suy luận của Lê Thuận-Tông làm cả đại sảnh đường đều mở to mắt ra kinh ngạc. Chính Khai-Quốc vương cũng tự chửi thầm:

    - Người xưa nói rằng: Lời trẻ con ứng như thần ứng không sai. Ừ nhỉ, bao lần sứ Tống sang kiếm truyện đ̣i t́m cột đồng trụ, hầu định biên giới Hoa-Việt, mà cả triều đ́nh không t́m ra lẽ từ chối. Bây giờ Thuận-Tông mới khai sáng ra. Lần sau họ sang, đuổi họ về vùng Tả-giang mà t́m.

    Thân Thừa-Quư tiếp:

    - Biên giới hiện tại bắt đầu từ thời vua Ngô. Trước đó, Hoa-Việt không có biên giới. V́ tất cả đều thuộc Hoa, th́ phân ra làm ǵ? Khi vua Ngô đánh đuổi Nam-Hán, chúng chạy về Bắc, vượt qua núi non hiểm trở th́ ngừng lại. Vua Ngô muốn đem quân truy kích lên Tả-giang, nhưng đem quân qua rừng núi, rất khó khăn. Trong khi vùng Tả-giang thuộc đồng bằng thông với lănh thổ Nam-Hán. Quân Nam-Hán dễ dàng tấn công ta. V́ vậy từ đó về sau biên giới Hoa-Việt lấy vùng núi non làm ranh giới.

    Ông chỉ lên bản đồ tiếp:

    - Ta có 207 khê động. Tất cả thuộc Việt tộc. Thường mỗi trại do một họ sinh sống. Nhưng những khê động gần Tống, thường bị quan Tống uy hiếp, nên trại trưởng theo Tống. Quanh những khê động này, Tống cho đồn quân đề pḥng. Đây, kể từ biển, các động Hợp-phố, Như-tích, Để-trạo bị Khâm-châu khống chế, thành ra thuộc Tống. C̣n trại Vĩnh-an, thuộc Việt. Đau một điều cả bốn trại đều thuộc họ Hoàng. Do Hoàng Lư thống lĩnh. Họ Hoàng rất trung thành với Đại-Việt. Kế tiếp trại Thiên-long, Cổ-vạn, Tư-minh bị Ung-châu khống chế. Mà những trại đó, cũng như những châu bên Đại-Việt như Tô-mậu, Na-dương, Đ́nh-lập, An-châu đều do họ Vi sinh sống. Thủ lĩnh hiện thời là Vi Thủ-Đan. Hôm nay Vi huynh có về đây họp, xin Vi huynh tŕnh bầy với Khai-Quốc vương.

    Một trung niên nam tử, thân thể hùng vĩ đứng dậy hành lễ với cử tọa, rồi nói:

    - Họ Vi chúng tôi đời đời sống trong vùng bẩy châu Thiên-long, Cổ-vạn, Tư-minh, Tô-mậu, Na-dương, Đ́nh-lập, An-châu. Bốn châu sau thuộc Đại-Việt, v́ vậy chúng tôi tổ chức thống nhất thành châu Tô-mậu, cai quản ba động Na-dương, Đ́nh-lập, An-châu. C̣n ba động Thiên-long, Cổ-vạn, Tư-minh thuộc Tống, họ chia rẽ, không cho thống nhất. Đă vậy họ bắt học tiếng Quảng, không cho học, nói tiếng Việt. V́ vậy lâu ngày, ba châu này gần như thành người Hoa cả.

    Khai-Quốc vương hỏi:

    - Tôi nghe thủ lĩnh bốn châu Vĩnh-b́nh, Tây-b́nh, Lộc-châu thuộc Ung-châu bên Tống, mà nhất định chống Tống. Việc đó ra sao?

    Một trung niên nam tử, dáng người như thư sinh đứng dậy hành lễ:

    - Thần Vi Đại-An xin tham kiến Vương-gia. Đúng như Vương-gia phán. Quan nhà Tống không cho thần thống nhất bốn châu thuộc quyền. Thần nhất định căi, tổ chức thống nhất quân đội, giáo dục, thương mại. Cho nên hiện quan Tống đang đe dọa. Mong Vương-gia định liệu cho.

    Khai-Quốc vương vừa dứt lời, cử tọa vỗ tay vang dội. Vương tiếp:

    - Bốn châu của Vi Đại-An tiếp giáp với Lạng-châu, Quang-lang, Môn-văn, Vạn-nhai của Đại-Việt. Bốn châu này hiện do ai thống lĩnh?

    Thân Thừa-Quư chỉ vào một người mặt đen như nhọ chảo, nhưng giống ông như hai giọt nước. Ai trông thấy cũng biết là hai anh em:

    - Thống lĩnh bốn châu này là chú Thân Thừa-Phú. Chú Phú hiện lĩnh chức Binh-bộ thượng-thư Bắc-biên.

    Thân Thừa-Phú đứng dậy hành lễ.

    Khai-Quốc vương hỏi vua Bà Bắc-biên:

    - Em nghĩ anh Phú lĩnh chức Binh-bộ thượng-thư quá bận rộn. Vậy ta cho thống nhất năm châu của anh với bốn châu của Vi Đại-An làm một, trao cho Vi Đại-An cai quản. Như vậy thử xem quan Tống có dám gây sự không? Nếu họ gây, anh Phú lấy cớ bảo vệ đất ḿnh, mang đại quân ra chống.

    Nùng Dân-Phú chỉ lên bản đồ:

    - Họ Nùng của thần sinh sống trong châu Thất-nguyên bên Đại-Việt gồm bẩy mươi động. Châu Thái-b́nh gồm ba mươi sáu động thuộc Ung-châu nhà Tống. Do vậy mới có nạn chia ra Nùng Việt, Nùng Tống. Lại c̣n nạn Nùng Quảng-nguyên, Tư-lăng nữa.

    Khai-Quốc vương kinh ngạc:

    - Tại sao c̣n có nạn ấy?

    Thân Thừa-Quư đáp:

    - Họ Nùng rất lớn, c̣n sống ở vùng Quảng-nguyên, Tư-lăng, Thượng-dung, Hạ-dung. Bốn châu này thống thuộc Lưu Nguyên. Lưu Nguyên tuy người Việt, nhưng được Tống phong chức. Lăo cai trị ba châu Hoành-sơn, Ôn-nhuận, Qui-hoá. Nghiă là y cai trị bốn châu thuộc Việt, ba châu thuộc Tống. Trong bốn châu đó họ Nùng sinh sống. Ba châu sau họ Lưu sinh sống. Hiện y bị đau nặng. Theo luật lệ, y cho tổ chức đấu vơ, tuyển người thay thế.

    - Thể lệ tuyển như thế nào?

    - Tất cả thiếu niên tuổi từ mười hai, tới mười bẩy, con cháu của dân chúng trong 207 khê động đều được tham dự.

  5. #115
    Member
    Join Date
    27-09-2011
    Location
    Hà Nội -Việt Nam
    Posts
    1,669

    Anh Hùng Bắc Cương - Hồi 23 : Chính Sách Bắc-cương

    Anh Hùng Bắc Cương

    Hồi 23

    Chính Sách Bắc-cương

    -

    Tự-Mai ngồi im từ năy đến giờ. Chợt nó hỏi:
    - Pḥ mă! Bao giờ tuyển vơ đài?
    - Chỉ c̣n hai tháng nữa?
    - Theo Pḥ-mă, kỳ này những ai hy vọng thắng cuộc?
    - Khó biết lắm. Có ít nhất mười người ghi danh. C̣n phải chờ đến giờ chót.
    Thân Thiệu-Cực chỉ vào Lê Thuận-Tông, Hà Thiện-Lăm hỏi vua Bà Bắc-biên:
    - Mạ mạ! Hai em này được mạ mạ nhận làm con nuôi. Vậy chúng có thể tranh vơ đài làm châu trưởng không?
    Thiệu-Cực khác hẳn Thiệu-Thái. Thiệu-Thái chậm chạp, mô phạm, đạo mạo. Ngược lại Thiệu-Cực tinh khôn linh lợi, phàm hành sự không câu nệ tiểu tiết, miễn thành công th́ thôi. Thường ngày chàng gọi bọn Tôn Đản, Tự-Mai, Thuận-Tông, Thiện-Lăm, Lê Văn bằng danh tự: Năm thằng giặc trời, năm ông mănh, năm ông thiên lôi. Nhưng đôi khi làm việc, chàng gọi chúng bằng em, rất ngọt ngào.
    Câu hỏi của Thiệu-Cực làm mọi người tỉnh ngộ:
    - Ừ nhỉ? Tại sao không cho hai đứa này tham dự?
    Thân Thừa-Quư tiếp:
    - C̣n nữa, châu Bảo-lạc bên Đại-Việt, giáp với châu Lôi-hoả, Đặc-ma bên Tống. Cả ba châu hiện do họ Hoàng thống lĩnh. Thành ra họ Hoàng chân trong chân ngoài, nửa Tống, nửa Việt. V́ vậy Hoàng Sùng-Anh muốn rút lui. Y cũng tổ chức vơ đài vào cùng ngày, tuyển người thay thế.
    Khai-Quốc vương quyết định:
    - Tất cả 207 khê động đều thuộc Đại-Việt. Chúng ta không thể để cho bọn biên thần nhà Tống làm lộng. Hôm nay, tôi quyết định như thế này.
    Mọi người im lặng, nghe vương ban chỉ dụ.
    Vương tiếp:
    - Chúng ta có bẩy điều cần ghi nhớ.
    Vương chỉ Hoàng Lư:
    - Thứ nhất. Các châu bị Tống khống chế như Hợp-phố, Như-tích, Để-trạo thuộc Khâm châu, cùng các châu Vĩnh-an, Triều-dương, Miếu-sơn thống nhất làm một. Xin Hoàng huynh thống lĩnh cho.
    Hoàng Lưu đứng dậy chắp tay lĩnh mệnh.
    - Thứ nh́. Các châu Thiên-long, Cổ-vạn, Tư-minh bị Ung châu khống chế hợp với các châu Tô-mậu, Na-dương, Đ́nh-lập, An-châu bên Đại-Việt, thống nhất làm một. Xin Vi Thủ-Đan huynh thống lĩnh cho.
    Vi Thủ-Đan đứng dậy lĩnh mệnh.
    - Thứ ba. Các châu thuộc Tống khống chế như V́nh-b́nh, Tây-b́nh, Lộc-châu, Tư-lăng trước do Vi Đại-An thống lĩnh. Các châu trên tiếp giáp với Lạng-châu, Quang-lang, Môn-văn, Vạn-nhai, trước do Thân Thừa-Phú thống lĩnh. Nay thống nhất tám châu, do Vi Đại-An thống lĩnh, Thân Thừa-Phú làm phó.
    Tài, đức, vơ công Vi Đại-An thua Thân Thừa-Phú xa. Dân chúng, tài nguyên của bốn châu thuộc y không thể so sánh với bốn châu của Thừa-Phú. Nay y được coi cả tám châu, được đặt lên trên Thừa-Phú, y mừng vô vùng, vội chắp tay tạ Khai-Quốc vương.
    Trong khi đó, Thừa-Phú lại hiểu rằng:
    - Ḿnh cầm quân toàn vùng Bắc-biên, mà thống nhất đất ḿnh với Đại-An, có khác ǵ đem đất y cho ḿnh?
    V́ vậy Thừa-Phú vui mừng hiện lên nét mặt.
    - Thứ tư. Châu Quảng-nguyên, Tư-lăng, Thượng-dung, Hạ-dung, Thất-nguyên, Ân-t́nh thuộc Đại-Việt thống nhất với châu Thái-b́nh do Tống khống chế trao cho lăo sư Nùng Dân-Phú thủ lĩnh.
    Nùng Dân-Phú cung tay hành lễ.
    Khai-Quốc vương tiếp:
    - Thứ năm. Ai muốn kết tội Lưu Nguyên thế nào th́ kết. Cô-gia quyết định đem các châu bị Tống khống chế là Hoành-sơn, Ôn-nhuận, Qui-hoá, Lôi-hoả, Đặc-ma thống nhất với châu Bảo-lạc bên Đại-Việt, trao cho Lưu Nguyên thống lĩnh.
    - Thứ sáu. Đối với triều Tống, ta hoàn toàn mềm dẻo, tiến cống, dùng hậu lễ, lời khiêm tốn, để giữ hoà hiếu. C̣n đối với bọn biên thần hung hăng. Một mặt ta thẳng tay dùng sức mạnh khiến chúng ghê sợ. Mỗi khi một viên quan mới tới, cần điều tra tính t́nh y ra sao? Quê quán ở đâu? Nếu trị chúng tại biên giới khó khăn, ta sai người về kinh phao vu chúng ăn hối lộ, để các quan trong triều dèm pha chúng.
    Tôn Đản dưa tay xin nói. Vương hỏi:
    - Em có ư kiến ǵ?
    - Đối với bọn kinh tởm này, chúng ta có nên cho người vào thành ám sát vợ con chúng hay không? Có nên cho người về quê chúng đào mồ cuốc mả cùng giết cha mẹ chúng hay không?
    Khai-Quốc vương cúi đầu suy nghĩ. Chợt vương ngửng đầu dậy, tỏ vẻ cương quyết:
    - Ta lấy vơ đạo thời Lĩnh-Nam: Cái thân c̣n không tiếc. Tiếc chi cái tiếng vô danh hăo. Nếu cần, ta làm bất cứ việc ǵ, miễn giữ được nước.
    Cử toạ vỗ tay rung động hội trường.
    Vương tiếp:
    - Thứ bẩy. Mọi việc, đều đo triều đ́nh Bắc-biên tự quyết. Trừ những ǵ quá sức, mới phải tấu về Thăng-long.
    Vua Bà Bắc-biên đứng lên nói:
    - Các Khê-động của ta nằm suốt một giải phía Tây-Nam Quảng-Tây lộ đều bị Tống chiêu dụ, đe dọa mà theo họ. Trong thời gian qua, chúng ta đă mất 57 khê động. Con dun đạp măi cái đầu phải quằn. Ta không thể chịu được nữa. Với bẩy điểm Khai-Quốc vương ban ra, tôi quyết định như thế này.
    Mọi người hồi hộp, im lặng theo dơi.
    - Tư-mă Bắc-biên Thân Thừa-Phú điều Tiền-đạo yểm trợ Động-chủ châu-mục Hoàng Lư. Châu mục Hoàng Lư cho mời tất cả thủ lĩnh khê động thuộc Tống, Việt tới họp, ban bố chính sách, yêu cầu động Hiệp-phố, Như-tích, Để-trạo về với Đại-Việt. Ai không tuân, ta cho quân tiến vào, truất phế động chủ xuống, lập người khác lên thay.
    Hoàng Lư hỏi:
    - Nếu quân Tống đóng gần đó can thiệp th́ sao?
    - Động chủ khỏi lo. Việc xâm lấn ḿnh do bọn hiếu chiến trong triều Tống. Đứng đầu là Lưu hậu với Tào Lợi-Dụng, Trương Sĩ-Tổn, Lư Điệt, Vương Tùy, Lư Ty, Vương Đức-Dụng. V́ vậy bất cứ việc ǵ biên quan cũng phải tấu về cho An-vũ sứ Quảng-Tây. An-vũ sứ Quảng-Tây chuyển về triều. Triều đ́nh nghị sự xong rồi ban lệnh. Tấu chương đi, lệnh trở về ít nhất bốn tháng. Trong bốn tháng đó, biên quan Tống muốn dùng vũ lực th́ ta đă tổ chức xong nội trị các khê động mới chiếm lại. Họ muốn can thiệp phải dùng trọng binh. Với chức An-vũ sứ, họ không đủ khả năng. Vả nếu biên thần Tống làm liều xua quân can thiệp, th́ cánh Tiền-đạo của ta sẽ phản ứng.
    Bà ngừng lại suy nghĩ, rồi tiếp:
    - Thiệu-Cực điều Tả-đạo đến đóng tại phía Nam châu Thiên-long, Cổ-vạn, Tư-minh, yểm trợ cho châu mục Vi Thủ-Đan. Châu-mục Vi Thủ-Đan cũng làm tương tự như châu mục Hoàng Lư.
    Bà chỉ lên bản đồ:
    - Khu Thái-b́nh, tôi nghĩ lăo sư Nùng Dân-Phú dư sức ép châu trưởng trở về với Đại-Việt. Chỉ có khu V́nh-b́nh, Tây-b́nh, Tư-lăng hơi khó. Tôi đă sai Thân Bảo-Ḥa cùng Trần Thông-Mai tiến quân vào từ hôm qua. Mọi việc tốt đẹp.
    Nùng Dân-Phú thắc mắc:
    - Tôi mới nhận được tin lạ, rất quan trọng, xin tâu cùng vua Bà.
    - Xin lăo sư cứ nói.
    - Từ hơn tháng nay một số biên quan Tống gặp không biết bao nhiêu tai bay vạ gió. Kẻ tự nhiên trúng độc lăn ra chết, người th́ bị ám sát. Cũng có kẻ con bị giết, vợ bị bắt cóc đi. Lại có kẻ nhà cửa ở quê quán bị cháy rụi. Mà những viên quan đó đa số thuộc phe Lưu hậu, chủ chiếm Đại-Việt. Như viên tướng chỉ huy trại Thái-b́nh của Tống không hiểu tại sao bị gian nhân ám sát ngay tại trại quân
    __________________
    Hắc Y Nữ Hiệp
    8.5Thành Hỏa Hầu
    Tướng 1 Sao

    Bên hiên nhỏ ,gió hờn cành trúc ngoài song cửa
    Trong cơn mơ quay về Hà Nội xưa
    Mười dặm thác Bản Dốc , Chốn hoa nở thẳm sâu
    Bóng nguyệt soi cung đàn u nhă
    Thấp thoáng dáng người ngọc ngoảnh đầu
    Nắm tay chàng đi giữa mưa khói Ải Nam Quan

  6. #116
    Member
    Join Date
    27-09-2011
    Location
    Hà Nội -Việt Nam
    Posts
    1,669
    Y bị chưởng lực cực kỳ bá đạo đánh, cơ thể c̣n nguyên, trong khi tạng phủ nát nhừ. Tướng chỉ huy trại Hợp-phố cũng bị ám sát bằng chưởng lực, xương bị nát ra như bột. Hai tướng này đều thuộc phe chủ xâm lăng ta. Quân sĩ trong hai đồn đều cho rằng gian nhân do An-vũ sứ Quảng-Tây sai giết, để cử người thân thay thế.
    Khai-Quốc vương gật đầu:
    - Họ giết lẫn nhau như vậy càng hay cho ta.
    Dưới chỗ ngồi, Lê Văn hỏi sẽ Tự-Mai:
    - Anh nghĩ sao?
    - Chú khờ qúa. Chưởng lực bá đạo như vậy chỉ bà Bảo-Ḥa mới có. Tuy hôm nay anh cả mới quyết định về chính sách Bắc-cương, mà thực ra anh đă cho bà Bảo-Ḥa với ông Thông-Mai thi hành trước rồi. Tôi sợ giờ này tất cả các biên thần chủ xâm lăng Đại-Việt không bị bị giết chết, th́ vợ con cũng bất toàn.
    Lê Văn lắc đầu:
    - Hơi ác.
    - Đối với bọn cướp nước, ác ǵ ḿnh cũng phải làm.
    Buổi họp chấm dứt, theo thông lệ vua Bà Bắc-biên hỏi cử tọa:
    - Ai có cao kiến ǵ khác không?
    Tự-Mai đứng dậy xin phát biểu.
    Các thủ lĩnh Bắc-biên đến họp, họ hơi ngạc nhiên khi thấy năm đứa trẻ từ Thăng-long lên cũng được ngồi tham dự. Hỏi ra được biết chúng là em kết nghĩa của Khai-Quốc vương với Vương-phi. Họ cho rằng nhờ thế Vương, đám trẻ được nâng lên. Nào ngờ trong khi họp, chúng kiến giải sự việc minh mẫn, phát tŕnh bày có căn bản vững chắc, lư luận mạch lạc. Bây giờ thấy Tự-Mai phát biểu ư kiến, họ lắng tai nghe.
    Vua Bà Bắc-biên hỏi:
    - Trần công tử có cao kiến ǵ?
    - Hồi năy Khai-Quốc vương đang ban chỉ dụ, cháu không dám xen vào. Bây giờ cháu xin đưa ra một số chi tiết về chính sách của ta đối với Tống. Ư kiến này chỉ phụ với ư kiến của Vương mà thôi.
    Đa số thủ lĩnh Bắc-biên đều đă dự đại hội đại hội Thăng-long, họ đă thấy vơ công Tự-Mai rất cao cường, lại can đảm, mưu trí khác thường. V́ vậy họ đều lắng tai nghe.
    Tự-Mai nói thực lớn:
    - Nhiều người trong chúng ta thường coi người Hoa như những kẻ thù truyền kiếp. Nhất là gần đây, Hồng-thiết giáo nêu khẩu hiệu bài Hoa. Hễ đi đến đâu có người Hoa, lập tức thẳng tay chém giết. Bọn du thủ du thực nhân đó đốt nhà cướp của Hoa-kiều thực tàn nhẫn vô cùng. Họ không cần biết đến người Hoa phải tha phương cầu thực, sang kiều ngụ ở bên ta chẳng qua v́ phải trốn tránh bọn vua quan tàn ác. Họ chăm chỉ làm việc, nên ít lâu sau trở thành giầu có. Hồng-thiết giáo thù hận họ về việc này. Ngu! Thực ngu hết chỗ nói. Họ làm việc, xây nhà, phá rừng tuy tư hữu của họ. Nhưng tài sản ấy có phải của Tống đâu? Chung qui vẫn của Việt ḿnh. Rút cục, họ chỉ ăn ngày có hai bữa cơm. Giết họ thực ngu!
    Hầu như cả hội trường đều phát ra tiếng ồ, rồi tiếng huưt sáo phản đối:
    - Giết. Phải giết hết bọn chệt, bọn Tàu-ô, bọn Xạ-phang, bọn ghẻ Tầu. Giết không tha một đứa.
    Vua Bà Bắc-biên xua tay ra hiệu cho mọi người im lặng:
    - Hăy để Trần công tử nói hết đă.
    Tự-Mai vốn giống bố về ḷng can đảm, tính ngang tàng. Nó nói lớn hơn:
    - Tôi ở miền xuôi, thường nghe đồn rằng, mỗi khi quân Tống vượt biên sang cướp phá. Các Động-chủ, Châu-trưởng lại xua quân sang giết người, đốt nhà, cướp của để trả đũa. Người nào càng làm mạnh, càng chém giết trả thù nhiều, càng được các động chủ, châu trưởng khác kính phục. Có đúng thế không?
    - Đúng thế!
    - Như vậy là lấy bạo tàn thay bạo tàn, trái ngược với chủ đạo tộc Việt.
    Nùng Dân-Phú cười nhạt:
    - Trái đạo là thế nào! Từ trước đến giờ, bọn biên trấn chúng tôi lấy đường lối ấy làm phương châm bảo quốc. Công tử cho rằng sai ư? Chúng tôi xin rửa tai nghe công tử dậy bảo.
    Vi Đại-An cũng nói:
    - Như vậy ư Trần công tử muốn chúng tôi cứ ngồi nh́n quân Tống sang cướp của, giết người, hiếp đàn bà con gái, rồi đưa cổ cho chúng chặt đầu bêu lên cây, phơi gan ruột ra cho quạ mổ, cho thú ăn thịt chắc?
    Mọi người vỗ tay vang dội.
    Tự-Mai thấy người người phản đối. Nó càng thêm can đảm, tự nhủ thầm:
    - Hôm nay ta mà không giảng giải rơ chủ đạo tộc Việt cho những người này, e rằng Đại-Việt sau hơn trăm năm nữa, không c̣n.
    Nó dơ tay vẫy mọi người:
    - Xin các vị bớt nóng nảy.
    Mọi người im lặng trở lại.
    Tự-Mai vận nội lực nói thực lớn:
    - Trước khi nói về chủ đạo tộc Việt. Tôi xin bàn về việc quân Tống sang cướp phá đă. Tôi đă ăn ngủ tại Khu-mật viện gần năm nay. Bao nhiêu tin tức về triều Tống, tin tức Nam-biên đại thần trấn vùng Lưỡng-Quảng, cùng quân sĩ của họ, tôi theo dơi rất kỹ. Tôi cũng nghiên cứu kỹ tấu chương của họ gửi về triều, cùng chỉ dụ của triều đ́nh ban xuống cho biên thần. Tôi lại cũng đọc chỉ dụ bản triều gửi cho quư vị, cũng như tấu chương của quư vị gửi về. Tôi t́m ra được một khiếm khuyết lớn của chúng ta trong chính sách Bắc-biên.
    Thanh-Mai thấy em lư luận vững chắc,
    nhưng nàng có cảm tưởng nó sẽ bác bỏ bẩy chỉ dụ của chồng. Nàng ngồi nghe mà trong ḷng lo lắng.
    Tự-Mai tiếp:
    - Trước kia tôi không rơ. Tôi chỉ kể từ khi Hoàng-thượng lên ngôi. Tính đến nay trải mười tám năm. Trong mười tám năm có sáu mươi sáu lần quân Tống vào cướp phá. Trong sáu mươi sáu lần đó, ba mươi hai lần do các Trại-chủ, Động-chủ Tống có hiềm khích với trại chủ, châu trưởng bên Việt. Nguyên do, đôi khi chỉ v́ con chó chạy lạc, con ḅ ăn lúa của nhau mà ra. Thảng hoặc, con em chơi với nhau rồi căi cọ, đưa đến đánh nhau. Phụ huynh hai bên không biết răn đe con, đem quân đánh giết loạn lên. Đây thuộc lỗi hai bên.
    Các Động-chủ, Châu-trưởng thấy điều Tự-Mai nói không sai chút nào. Họ nh́n nhau, có vẻ ngượng ngập. Tự-Mai biết đă giảm được khí thế hùng hổ của họ. Nó tiếp:
    - Trong hai mươi bốn lần c̣n lại, có mười bẩy lần do vơ quan Tống dung dưỡng quân sĩ ăn cướp. Biên thần đă trách phạt người chỉ huy. Nhưng họ tấu về triều rằng quân ta sang cướp, binh Tống phải đánh đuổi. Đây hoàn toàn lỗi về phía Tống. Chỉ có bẩy lần, biên thần Tống đa sự, đem quân vào đất Việt thu thuế, bị chúng ta đánh đuổi. Bẩy lần đó mới đúng lỗi về Tống.
    Nó thở dài:
    - Nếu các vị khéo léo đôi chút, tôi nghĩ giờ này Tống không dám có ảo vọng chiếm Đại-Việt.
    Vi Thủ-An hỏi:
    - Công tử bảo khéo léo. Thế nào là khéo léo?
    - Các vị nên chia Trung-nguyên làm ba loại người. Một là triều đ́nh. Hai là Biên-thần. Ba là dân chúng. Từ trước đến giờ, chủ trương xâm chiếm Đại-Việt ta, hoàn toàn do triều đ́nh Trung-nguyên, hoặc biên thần, chứ dân Hoa, không bao giờ có ư đó. V́ họ đâu ngu dại ǵ mà lăn ḿnh vào chỗ chết, hoặc bỏ nhà theo quân làm phu khuân vác? Từ Tần Thủy-Hoàng đánh Âu-lạc do tham vọng thống nhất Thiên-hạ, đến Quang-Vũ diệt Lĩnh-Nam v́ sợ Lĩnh-Nam mạnh, quay lên chiếm Trung-nguyên. Tống đánh ta, do đám quan lại hiếu sự mà ra. Từ sau trận Chi-lăng, tất cả những rắc rối ở Bắc-biên, đều do biên thần Tống hiếu sự. Có đúng thế không?
    Pḥ mă Thân Thừa-Quư rất cảm t́nh với phái Đông-a, với Tự-Mai. Ông hỏi:
    - Xin công tử cho biết, bằng chủ đạo tộc Việt, ta phải ứng phó ra sao ?

    Thưa pḥ mă, Khai-Quốc vương đă ban chỉ dụ rồi. Đối với triều Tống, ta cần mạnh. Mạnh để cho cái ông con trời trong đầu vua quan Tống phải kinh sợ. Ta lại dùng nhu, tuế cống đầy đủ, lời lẽ nhũn nhặn. Như vậy có nghĩa: Ông với tôi là anh em. Ông để tôi yên, ông có bạn tốt ở phương Nam. Ông muốn gây sự, ông sẽ có kẻ thù đủ sức mạnh đối phó với ông.

    Nó nói lớn hơn:

    - Đối với biên thần Tống, như Khai-Quốc vương ban chỉ dụ. Ta chia họ làm hai. Những người chịu để ta yên, ta hậu lễ, lời ḥa, giao hảo với họ. C̣n đối với bọn hiếu sự gây truyện, ta thẳng tay. Họ cho quân lấn đất, cướp phá, ta phản công thực mạnh. Chúng đánh một chiêu, ta đánh mười chiêu. Chúng bắn một mũi tên, ta bắn trăm mũi. Ta cho cao thủ nhập thành giết họ, giết cả vợ con, tôi tớ, chó mèo, gà vịt. Ta cho người về quê, giết bố mẹ họ hàng, đào mồ cuốc mả lên. Như vậy mỗi khi một biên quan Tống tới trấn nhậm, họ thấy gương trước mà kinh sợ. Nhưng...

    Nó im lặng để mọi người chờ đợi, rồi tiếp:

    - Tuyệt đối không đụng chạm đến dân chúng. Dân chúng vô tội. Vả dân Nam-biên Tống đều thuộc tộc Việt cả. Ta không thể tàn sát họ. Tàn sát họ trái với chủ đạo tộc Việt.

    Vi Thủ-An hỏi:

    - Đối với những vụ các khê động thuộc Tống vào cướp phá, chúng tôi phải đối phó ra sao?

  7. #117
    Member
    Join Date
    27-09-2011
    Location
    Hà Nội -Việt Nam
    Posts
    1,669
    Tự-Mai chỉ vào bản đồ biên cương Tống-Việt:

    - Bỏ vấn đề Bắc-biên xưa của ta tới hồ Động-đ́nh. Chỉ kể biên giới thuộc Giao-chỉ cũ thôi. Biên giới Giao-chỉ tới Quế-lâm, kể từ sông Tả-giang trở xuống. Sau vua Ngô dựng lại tự chủ, ngài chỉ giữ được vùng núi rừng, khê động phía Bắc. C̣n vùng đồng bằng từ các khê động tới Tả-giang trống trải, không giữ được. Thế nhưng từ đó tới giờ, Tống cho người đến các khê động đe dọa, dụ dỗ. Ngày nay phân nửa khê động theo Tống. Họ theo Tống là bất đắc dĩ, chứ bản tâm họ nào muốn bỏ tộc Việt, theo tộc Hán? Các vị có đồng ư với tôi rằng dân chúng từ hồ Động-đ́nh tới Bắc-biên này, tuy thuộc Tống. Có nơi nói tiếng Hán, có nơi nói tiếng Việt. Nhưng họ đều là người Việt không?

    - Đúng thế!

    - Quả vậy!

    - Họ là người Việt. Thế nhưng mỗi khi có va chạm với quan quân Tống, các vị xua quân qua cướp phá, chém giết họ. Vậy có phải các vị chém giết đồng bào, chém giết người Việt, trái hẳn chủ đạo tộc Việt không? Các vị chém giết họ. Họ trút oán lên đầu các vị. Họ càng phải trung thành với quan quân Tống. Họ xích lại gần Tống để được bảo vệ. Trong khi đó quan quân Tống khoan khoái trong ḷng: Bọn Việt chúng bay cứ chém giết nhau đi, thù hận nhau đi. Ta ngồi cao ôm gối sung sướng.

    Hội trường im lặng, không một tiếng động. Tự-Mai tiếp:

    - Đối với các cuộc đụng chạm giữa các khê động. Tôi xin các vị nhịn nhục, dùng ôn ḥa giải quyết với nhau. Chứ các vị cứ chém giết nhau, phân ra khê động Tống, khê động Việt. Thực sự đều là người Việt, c̣n ǵ đau ḷng hơn? Cứ đà này, dần dà nay mất một khê động, mai mất một khê động. Ít năm sau, 207 khê động thuộc Tống cả. Bấy giờ họ chỉ cần một đạo quân, có thể vào Thăng-long. Họa vong quốc lại đến, lần này không thể phục hồi được nữa.

    Vua Bà Bắc-biên hướng Tự-Mai:

    - Đa tạ Trần công tử đă dùng chủ đạo tộc Việt giảng giải, chỉ cho rơ đường lối giải quyết xung đột với Tống. Kể từ nay, tôi xin các vị lấy lời Trần công tử làm khuôn mẫu trong việc biên pḥng.

    Cho đến nay, trải hơn ngh́n năm, người sau đọc sử Tống, Lư đều không hiểu nổi chính sách Bắc-biên của Đại-Việt. V́ về phương diện ngoại giao, triều Lư tiến cống rất hậu. Sứ thần sang Tống gồm toàn người văn mô vũ lược, lời lẽ mềm dẻo, lễ cống hậu hĩnh. Trong khi các quan biên trấn Đại-Việt tỏ ra cực kỳ cương quyết. Hơi có đụng chạm, quân Việt phản ứng khốc liệt.

    Chỉ độc giả Anh-hùng Bắc-cương biết rơ sách lược đó do ai thiết lập. Thiết lập trong trường hợp nào.

    Hôm đó Vương dự tiệc đăi động chủ 207 khê động.

    Tối trở về cung vua Bà Bắc-biên. Thanh-Mai hỏi Thiệu-Cực:

    - Cháu cầm lực lượng Tế-tác Bắc-biên. Cháu cho mợ biết rơ hơn về việc tuyển người thống lĩnh thay thế Lưu Nguyên cùng Hoàng Sùng-Anh.

    Thiệu-Cực đưa mắt hỏi mẹ. Công chúa Lĩnh-Nam Bảo-Hoà nói:

    - Mợ có ư định ǵ về việc này chăng?

    - Em nghĩ, hai đứa trẻ Thuận-Tông, Thiện-Lăm, chị truyền lệnh đưa về Thăng-Long nuôi cho ăn học. Phí tổn do chị đài thọ. Chúng nghiễm nhiên trở thành con chị. Là con chị, chúng có toàn quyền dự cuộc tranh tài, tuyển người thống lĩnh thay thế Lưu Nguyên cùng Hoàng Sùng-Anh.

    Vua Bà Bắc-biên đưa mắt hỏi Thuận-Tông, Thiện-Lăm:

    - Các con học vơ đến đâu rồi? Mạ mạ nghe Lăm được đạo sư Nùng-Sơn tử thu làm đồ đệ. Thuận-Tông được Thái-cô Tịnh-Huyền dạy dỗ. Lâu nay mạ mạ không có thời giờ gần các con để hỏi cho rơ.

    Hà Thiện-Lăm thấy mẹ nuôi cực kỳ oai phong, nhưng bà lại ôn nhu với nó c̣n hơn mẹ đẻ. Nó cảm động lắm:

    - Sư phụ dạy con căn bản nội công Tản-viên, cùng tất cả quyền cước. Sau này chị Bảo-Hoà dạy con Phục-ngưu thần chưởng. Gần đây con được anh Tự-Mai dạy con quyền pháp Đông-a cùng nội công Đông-a.

    Thuận-Tông đáp:

    - Con được sư phụ dạy vơ công Mê-linh. Người dạy cả tiễn thuật phái Hoa-lư xưa nữa. Gần đây anh Đản dạy con vơ công Cửu-chân. Chị Mỹ-Linh dạy kiếm thuật.

    Pḥ mă Thân Thừa-Quư gật đầu:

    - Hay lắm. Các con áp dụng đúng cổ nhân dạy Học thầy không tầy học bạn. Ở Bắc-biên này, thiếu niên ngang tuổi với các con đều luyện vơ. Vơ công của họ có hai loại. Một là của phái Tây-vu. Hai là của Trung-quốc. Thế này, nếu đối thủ xử dụng vơ công Trung-quốc, để cho Thuận-Tông xuất hiện. V́ vơ công Tông thuộc phái Mê-linh, khắc chế vơ công Trung-quốc. C̣n họ xử dụng vơ công Tây-vu, để Thiện-Lăm xuất thủ. V́ vơ công Tản-viên ưu thắng nhất trong các vơ công Đại-Việt. Ngày mai, hết hạn ghi danh tranh tài. Vậy Thiệu-Cực dẫn hai em đi ghi danh ngay mới kịp.

    Vua Bà Bắc-biên hỏi Tự-Mai:

    - Trần công tử. Hôm đại hội Thăng-long, tôi được chứng kiến vơ công của công tử không phải tầm thường. Vậy công tử thử giảo nghiệm vơ công Thiện-Lăm, Thuận-Tông xem công lực chúng đến đâu rồi.

    Bà nói với Thanh-Mai:

    - Trong chúng ta đây, vơ công em cao nhất. Phụ thân em nổi tiếng bác học, vơ học Đại-Việt em hiểu hết. Vậy em điều khiển cuộc khảo nghiệm này dùm chị.

    Thanh-Mai vâng dạ lĩnh mệnh.

    Bà nói với Tự-Mai:
    Trần công tử. Công tử khảo nghiệm Thiện-Lăm trước cho.

    Từ lúc đến Bắc-biên, Tự-Mai phải ngồi cấm khẩu. V́ khi nói, nó không biết xưng hô với vua Bà Bắc-biên ra sao. So với Thiệu-Thái, Bảo-Hoà, nó thuộc hàng con cháu. So với Thanh-Mai, nó thuộc vai em. Bây giờ bị vua Bà Bắc-biên hỏi, nó luống cuống không biết xưng hô thế nào?

    Thanh-Mai hiểu em ḿnh là con két. Bất cứ h́nh phạt nào nó cũng không sợ. Nó chỉ ngán bị phạt ngồi tĩnh tâm. Khi tới Bắc-biên, thấy em ngồi im, nàng đă đoán ra cái khó khăn của nó trong cách xưng hô. Nàng nghĩ thần:

    - Càng tốt. Như vậy nó khỏi xạo, nhức đầu.

    Bây giờ thấy em luống cuống, nàng gỡ rối cho nó:

    - Tự phải coi ḿnh ngang vai với anh Thiệu-Thái. Chứ không được trèo cao!

    Được chị giải thoát, Tự-Mai khoan khoái. Nó vẫy Thuận-Tông, Thiện-Lăm:

    - Nào bây giờ Lăm đấu với anh trước.

    Tự-Mai, Thiện-Lăm hướng vào cử toạ hành lễ rồi đứng thủ thế.

    Thanh-Mai hô:

    - Xuất thủ!

    Thiện-Lăm lùi một bước, nó xuất chiêu Ác ngưu nan độ tấn công. Tự-Mai chuyển thân dùng Đông-a chưởng pháp đỡ. Bộp một tiếng. Thiện-Lăm bật lui ba bước. Khí huyết đảo lộn. Nó biết Tự-Mai mới xử dụng có ba thành công lực. Bằng không nó đă bị bật tung lên cao rồi. Tự-Mai tấn công liền ba chưởng.
    __________________

  8. #118
    Member
    Join Date
    27-09-2011
    Location
    Hà Nội -Việt Nam
    Posts
    1,669
    Đến đó, có thân binh hành lễ với vua Bà Bắc-biên:

    - Khải tấu vua Bà. Có một vị ni sư pháp danh Tịnh-Huyền xin cầu kiến.

    Từ vua Bà Bắc-biên, Thân pḥ-mă cho tới Khai-Quốc vương, đều thất kinh. Thanh-Mai hô lên:

    - Ngừng tay!.

    Rồi nàng vẫy chúng theo vua Bà ra tiếp cô mẫu Tịnh-Huyền. Tới cổng thành, vua Bà hô lớn:

    - Thần nhi xin tham kiến cô mẫu.

    Sư thái Tịnh-Huyền vẫy tay không cho mọi người hành đại lễ. Bà tiến lên nắm tay vua Bà Bắc-biên, Thân pḥ-mă rồi hướng Khai-Quốc vương:

    - Ta biết các con đang hội họp, nên dẫn Kim-Thành, Trường-Ninh ngao du cho rộng kiến thức.

    Phía sau sư thái, Quận-chúa Kim-Thành, Trường-Ninh tiến lên hành lễ với vua Bà Bắc-biên, Thân pḥ-mă, Khai-Quốc vương, cùng Vương-phi Thanh-Mai.

    Tịnh-Huyền vuốt tóc pḥ mă Thân Thừa-Quư như mẹ vuốt tóc con, dù ông tuổi đă bốn mươi:

    - Song thân con đâu? Cô muốn gặp.

    Thân pḥ-mă kính cẩn:

    - Hôm trước đây, có thư của quyền chưởng môn phái Tản-viên báo cho biết: Lực lượng phái Hoa-sơn do Hoa-sơn tứ lăo cầm đầu, sẽ viếng thăm tổng đàn phái Tản-viên, cùng lễ thánh Sơn-Tinh. Sau đó tới đây lễ Hồ tiên cô cùng chư thánh Tây-vu. V́ vậy song thân con lên tận biên giới đón cho phải đạo vơ lâm với nhau.

    Tịnh-Huyền hỏi lại:

    - Từ trước đến giờ, vơ lâm Trung-quốc có tới hành hương như vậy bao giờ chưa?

    - Thưa cô-mẫu, rất thường. Năm trước phái Nga-mi, rồi phái Không-động. Ngược lại vơ lâm Đại-Việt cũng thường hành hương tổng đàn các vơ phái Trung-nguyên.

    Thanh-Mai thấy quầng mắt Kim-Thành, Trường-Ninh hơi thâm. Biết chúng đang lo nghĩ về việc vương phi Khai-Thiên mất tích. Nàng tiến lên nắm tay hai cháu:

    - Hai cháu đừng lo. Vương mẫu hai cháu hiện rất an toàn. Với vơ công Mỹ-Linh, Thiệu-Thái đi bên cạnh bà, không dễ ǵ ai hại nổi Vương-mẫu đâu.

    Thân pḥ-mă tŕnh bầy với sư thái Tịnh-Huyền về mọi việc đang diễn ra.

    Bà mỉm cười:

    - Được đấy. Nào Tự-Mai tiếp tục khảo nghiệm vơ công Thiện-Lăm, Thuận-Tông.

    Tự-Mai lại phát chiêu tấn công Hà Thiện-Lăm. Thiện-Lăm ung dung trả đ̣n. Đấu được trên năm mươi hiệp, Thanh-Mai hô:

    - Ngừng tay!

    Hai người lui lại hành lễ, rồi về chỗ ngồi. Thanh-Mai đưa mắt nh́n vua Bà:

    - Chị thấy thế nào?

    - Vơ công Thiện-Lăm tiến mau thực. Hiện khắp vùng này khó kiếm ra đối thủ của chúng. Có điều khê động của ḿnh vốn hỗn tạp vừa Hoa, vừa Việt. Chị sợ biên thần nhà Tống sẽ sai người của họ len lỏi vào tranh dành. Để hỏi Thiệu-Cực mới rơ được.

    Thân Thiệu-Cực đứng hầu phía sau. Chàng cung kính hành lễ, rồi đáp:

    - Thưa mợ, tin tế tác của ḿnh ghi nhận, Tống cho sáu thiếu niên trà trộn vào tranh tài.

    Khai-Quốc vương hỏi:

    - Sáu người đó gốc tích ra sao?

    -- Thưa cậu, hai người xuất thân phái Thiếu-Lâm tên Đào Bật, Quách Quỳ. Tuổi chúng khoảng mười sáu, mười bẩy. Vơ công chúng thuộc loại hiếm có. Chúng do Khu-mật viện sai xuống.

  9. #119
    Member
    Join Date
    27-09-2011
    Location
    Hà Nội -Việt Nam
    Posts
    1,669
    Nghe đến tên Quách Quỳ, bọn Tự-Mai đưa mắt nh́n nhau, cùng gật đầu.

    - Hai người kế tiếp tên Khúc Chẩn, Triệu Tiết, do biên thần Vương Duy-Chính đưa ra. Chúng thuộc phái Hoa-sơn. Vơ công chúng tương đương với bọn Quách Quỳ. Hai người nữa tên Yên Đạt, Tu Kỷ, chúng thuộc phái Vơ-đang. Hai tên này do Lưu-hậu sai xuống.

    Khai-Quốc vương hỏi vua Bà Bắc-biên:

    - Chị nghĩ sao?

    - Theo chị biết ba toán của Lưu hậu, biên thần cùng Khu-mật viện không biết nhau. V́ vậy ta phải tính kế sao cho tụi chúng chém giết lẫn nhau. Khi chúng mệt mỏi, cho người bên ḿnh xuất hiện, mới hy vọng thắng thế. Thôi! Ta khảo nghiệm vơ công Thuận-Tông đă.

    Thanh-Mai bảo Thuận-Tông:

    - Đến lượt em. Em xuất chiêu đi.

    Lê Thuận-Tông hành lễ rồi đứng đối diện với Tự-Mai. Thanh-Mai hô:

    - Xuất chiêu!

    Thuận-Tông phát chiêu Loa-thành nguyệt ảo trong Cửu-chân chưởng pháp tấn công trước. Tự-Mai nhảy lui tránh. Nó trả bằng một chiêu vơ công Thiếu-Lâm. Nó đánh cầm chừng, mục đích cho sư đệ hiển lộ hết bản lĩnh. Được trên trăm chiêu. Thanh-Mai hô:

    - Ngừng tay!

    Hai người lùi lại, hành lễ rồi về chỗ.

    Thanh-Mai hỏi vua Bà:

    - Chị xem bản lĩnh hai đứa như vậy có đủ không?

    - Hiệm trên vùng Bắc-biên, các thiếu niên ngang tuổi với chúng, không ai vượt nổi chúng. Tuy nhiên ngoài ṿm trời này, c̣n ṿm trời khác. Khó có thể đoán nổi.

    Khai-Quốc vương gọi Thiệu-Cực, Thanh-Trúc lại gần, ban chỉ dụ:

    - Việc phái Hoa-sơn hành hương tổng đàn phái Tây-vu, Tản-viên. Ư cháu thế nào?

    Thiệu-Cực nghe cậu hỏi, mắt chàng sáng lên:

    - Ông nội với mạ mạ cho rằng lẽ thường. C̣n con. Con cầm đầu Khu-mật viên Bắc-biên con nghĩ khác. Phái Hoa-sơn đă chuẩn bị cho hai thiếu niên tranh chức động trưởng của ta. Như vậy họ đương nhiên đối đầu với Đại-Việt. Việc hành hương này, chỉ với mục đích dọ thám t́nh h́nh mà thôi.

    - Đúng thế. Cháu mượn cớ dẫn năm ông mănh cùng Kim-Thành, Trường-Ninh văng cảnh, rồi thăm thú t́nh h́nh Tản-lĩnh xem sao. Trước khi đến đây, cậu sai chim ưng đem thư lên Tản-lĩnh triệu Đào Nhị, Tam-Bách đến hội, mà giờ này họ chưa tới. Cậu nghĩ núi Tản có sự.

    Thiệu-Cực vâng lệnh Khai-Quốc vương, chàng gọi một số thuộc hạ dặn ḍ, rồi giả bộ rủ đám trẻ dạo chơi.

    Sáng hôm sau. Trong đám trẻ, Thiệu-Cực, Thanh-Trúc lớn tuổi hơn hết. Hai người dẫn năm ông mănh Đản, Mai, Lăm, Tông, Văn cùng Kim-Thành, Trường-Ninh dạo chơi khắp suối rừng vùng Lạng-châu.

    Thiện-Lăm, Thuận-Tông trước đây đă được Mỹ-Linh cho ăn cỗ Trung-thu với Kim-Thành, Trường-Ninh. Tuy cả bốn tuổi chưa ai quá mười bẩy, nhưng trong ḷng họ đă sớm nảy ra mối nhu t́nh nhẹ nhàng. Thế rồi từ đấy đến giờ, cả bốn không có dịp gặp nhau. Bây giờ họ được tự do truyện tṛ, hỏi c̣n ǵ hạnh phúc hơn?

    Tôn Đản, Tự-Mai, có lần kể về mối t́nh chớm nở giữa Thiện-Lăm với Trường-Ninh; Thuận-Tông với Kim-Thành cho Thiệu-Cực, Thanh-Trúc nghe. V́ vậy Thiệu-Cực chia cho Thuận-Tông, Kim-Thành đi chung một voi. Thiện-Lăm, Trường-Ninh đi chung một voi. Bẩy người đi trên bốn voi.

    Thiện-Lăm, Thuận-Tông ǵ mà không hiểu hảo ư của Thiệu-Cực. Cả hai nguyện thầm trong ḷng:

    - Hôm trước trong ḷng chị Mỹ-Linh nở ra bông sen tươi hồng, ban cho ḿnh ngồi ăn cỗ với Kim-Thành, Trường-Ninh. Bây giờ tới anh Thiệu-Cực. Ḿnh đă niệm Nam mô Mỹ-Linh bồ tát. Bọn ḿnh là những đứa trẻ rắn mặt thôn dă. Chỉ v́ nhờ phụ huynh dạy kỹ lưỡng về chủ đạo tộc Việt, rồi gặp kỳ duyên, cùng nhau lo quốc sự. Bây giờ được gần công-chúa cao quư biết bao.

    Bất giác nó đưa mắt nh́n Thiệu-Cực, trong ḷng thấm niềm biết ơn sâu sa vô kể. Sáu mắt giao nhau. Thiệu-Cực như đọc được tâm tư hai đứa em. Chàng cười, nói bâng quơ:

    - Anh hùng đâu quản xuất thân. Ông ngọai anh khởi đầu làm người chăn trâu cho chùa để kiếm miếng ăn.

    Lăm, Tông kính cẩn:

    - Đa tạ đại ca chỉ dạy.

    Bàn về vơ công, Thiệu-Cực không cao. Nhưng chàng là người tinh minh mẫn cán, thông minh tuyệt thế. Lại nữa, thay bố mẹ cầm đầu hệ thống tế tác Bắc-biên, nơi Tống, Việt xẩy ra cuộc tranh dành ảnh hưởng 207 khê động. Có thể nói, hôm nay khê động này c̣n trung thành với Việt. Hôm sau bừng mắt dậy, đă biến ra của Tống. Hoá cho nên chàng thành người cẩn thận, tinh tế vô cùng. Dù đi chơi, chàng cũng mang theo đàn chim ưng tuần tiễu trên trời, cùng cặp chó sói pḥng gian nhân hăm hại.

    Vừa đi trên voi, chàng vừa chỉ suối, đồi giảng giải cho các em nghe. Thỉnh thoảng chàng nh́n lên trời quan sát động tĩnh của đàn chim ưng bay tuần pḥng. Chàng chỉ lên đỉnh ngọn núi cao chót vót:

    - Các em hăy nh́n: Trước mặt chúng ta có ngọn núi Tản-viên. Núi này chưa từng ai lên nổi. Xung quanh núi Tản-viên có bốn ngọn núi chầu vào, đều mang tên núi vua Bà.

    Trường-Ninh ngước mắt nh́n lên. Trước mặt nàng, một ngọn núi cao chót vót, h́nh dáng như cái bát úp. Đỉnh thóp lại, rồi ph́nh ra, vượt lên cao, giống như trái bầu. Đỉnh núi, mây trắng che khuất, mờ mờ không nh́n rơ. Nàng hỏi Thiệu-Cực:

    - Hồi c̣n bé, vương mẫu kể cho em nghe rằng: Đời vua Hùng thứ tám mươi tám, có công chúa Mỵ-Nương xinh đẹp vô cùng. Vua truyền vơ lâm thiên hạ tới đấu vơ tuyển pḥ mă. Cuối cùng có hai vơ sư thắng khắp anh hùng. Một người làm nghề đốn củi. Một người làm nghề câu cá. Vua truyền hai người đấu với nhau. Đấu đến hơn ngh́n hiệp, vẫn bất phân thắng bại. Vua sợ đấu nữa, ắt có một người chết, khiến đất nước mất một anh tài. Vua truyền ai mang lễ vật tới trước, vua gả công chúa cho.

    Nghe truyện ngồ ngộ, Thuận-Tông hỏi:

    - Lễ vua đ̣i gồm những ǵ?

    - Một đôi voi trắng, một đôi cá sấu lớn. Mười con ngựa câu lông đỏ, mười con rùa to. Năm hũ rượu, phải là thứ rượu có tăm bốc lên.

    - Vua cũng công bằng đấy chứ? Ngài đ̣i vừa thú rừng vừa hải sản, cho ông câu, ông tiều có dịp thi thố tài năng. Thế ai đem lễ tới trước?

    - Ông tiều! Chỉ mấy ngày sau, ông tiều nộp đủ lễ số. Vua truyền gả Công-chúa cho. Ông tiều mang Công-chúa lên núi Tản-viên hưởng thanh phúc. Khi ông ngư kiếm đủ lễ vật đem tới, đă trễ mười ngày. Ông ngư nổi giận, đi thuyền dọc sông tới đây t́m ông tiều. Hai bên đại chiến hơn tháng. Ông tiều dẫn Công-chúa lên đỉnh núi ở. Từ đấy về sau, mỗi năm, mùa nước lớn, ông ngư t́m ông tiều trả hận. V́ vậy dân chúng đồn ông ngư dâng nước lên đánh ông tiều, làm dân chúng bị lụt.

  10. #120
    Member
    Join Date
    27-09-2011
    Location
    Hà Nội -Việt Nam
    Posts
    1,669
    Thuận-Tông hỏi tiếp:

    - Thế ông ngư, ông tiều tên ǵ?

    - Không ai biết. V́ ông ngư ở dưới sông, dân chúng đặt cho ông tên Thủy-Tinh. Ông tiều ở núi, được đặt tên Sơn-Tinh. Ông Thủy-Tinh ra sao, không ai rơ. C̣n ông Sơn-Tinh thu đệ tử lập ra phái Tản-viên.

    Lê Văn nh́n lên núi, nó chau mày lại hỏi Thiệu-Cực:

    - Đỉnh núi thắt thế kia, bố ai lên cho được. Làm cách nào cụ Sơn-Tinh đưa Công-chúa tới đỉnh nổi? Không lẽ cụ biết bay?

    Thiệu-Cực nháy mắt cười:

    - Có nhiều đường lên theo hang bí mật. Hang xuyên trong ḷng núi lên đỉnh. Xưa kia, chỉ chưởng môn phải Tản-Viên mới biết hết những hang, đường mà thôi. Sau núi bị Đỗ Xích-Thập mưu chiếm ngụ. Chưởng môn Đặng Đại-Khê chống trả biết bao lần. Từ khi mạ mạ về đây, ông trao múi cho mạ mạ. Mạ mạ phái đạo quân hơn trăm con hổ canh giữ, Xích-Thập mới bỏ ư định chiếm. Từ sau đại hội Thăng-long, Xích-Thập qui phục anh Thiệu-Thái. Mạ mạ truyền trả núi lại cho phái Tản-viên. Bảo-Hoà làm chưởng môn, nhưng v́ quốc sự, trao cho Đào Nhị, Đào Tam-Bách trông coi.

    Trường-Ninh đề nghị:

    - Anh Thiệu-Cực à! Anh dẫn bọn em lên núi lễ thánh Tản-viên đi.

    Trường-Ninh vốn dịu dàng, lời nói của nàng ngọt ngào nhu ḿ, ai nghe cũng phải động ḷng. Thiệu-Cực gật đầu:

    - Ừ, anh sẽ đưa các em lên lễ tổ sư phái Tản-viên. Nhất là Thiện-Lăm. Chú được đạo sư Nùng-Sơn tử thu làm đồ đệ, chú đă lên tổng đàn bái tổ lần nào chưa?

    - Có, sư phụ dẫn em lên hai lần tất cả. Người nói, có nhiều đường lên lắm. Tất cả đều phải thông qua hang đá rất hiểm trở. Tản-viên là nơi chôn cất kho tàng Âu-Việt, v́ vậy, những con đường này đều có cạm bẫy. Không được người trong phái dẫn lên, e bị đá đè chết.

    Nó nhấn mạnh: Sư phụ nói: Người ngoài muốn lên lễ thánh Tản phải xin phép. Chị Bảo-Ḥa đang cùng anh Thông-Mai bận quốc sự vắng nhà. Trên đỉnh do anh em họ Đào thay thế chưởng quản. Tuy anh là anh chị Bảo-Ḥa, song em nghĩ, anh cũng nên viết thư sai chim ưng đem lên xin phép cho phải đạo.

    Cả bọn ngửa mặt nh́n lên. Đỉnh núi ẩn hiện trong làn mây trắng. Thiệu-Cực viết mấy chữ vào tờ giấy, bỏ vào ống tre dưới chân chim ưng, rồi sai đi. Đôi chim ưng tung cánh biến vào đám mây trắng trên bầu trời xanh.

    Chợt nhớ ra điều ǵ, Tự-Mai hỏi Lê Văn:

    - Này chú mười. Hôm trước bố anh nói, dường như tháng này Đại-Việt ngũ long họp nhau trên Tản-lĩnh bàn việc đào kho tàng. Chú có nghe bác nói họp ngày nào không?

    - Không! Từ sau đại hội Thăng-long, bố bảo việc đất nước bố trao cho anh cả, việc nhà giao cho anh Hoàng Giang. C̣n em, em lớn rồi, bố không cần quản chế nữa. Bố dắt bà Huệ-Phương ngao du tứ phương, trị bệnh cho thiên hạ. Em đâu có gần mà nghe bố nói?

    Thiệu-Cực nhớ ra điều ǵ, chàng hỏi Tự-Mai:

    - À anh quên hỏi, cuộc thi vơ của triều đ́nh vừa rồi, những ai trúng cách. Họ được bổ vào chức vụ ǵ?

    - Trước khi thi, bố em đề nghị rằng: Thi cử là ǵ? Là giúp cho nhân tài thôn dă, núi rừng có dịp xuất hiện, góp công bảo vệ đất nước. V́ vậy phàm đệ tử danh môn, tài đương nhiên có. Khi đất nước hữu sự, bổn phận phải cầm gươm, v́ vậy không nên dự thi. Thành ra những người trúng tuyển, toàn khuôn mặt mới không à. Đa số họ thuộc Lạc-long giáo.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 4
    Last Post: 29-10-2012, 07:45 PM
  2. MUỐN ĂN GẮP BỎ CHO NGƯỜI GẮP QUA GẮP LẠI thái san
    By ttv2007 in forum Thơ Văn Tự Sáng Tác
    Replies: 0
    Last Post: 09-02-2012, 09:20 AM
  3. CHẾ ĐỘ TRUNG CỘNG CHẮC CHẮN SẼ SỤP ĐỔ
    By nguoibatcao in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 27-06-2011, 11:12 AM
  4. Replies: 54
    Last Post: 20-12-2010, 02:27 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •