Page 14 of 17 FirstFirst ... 41011121314151617 LastLast
Results 131 to 140 of 163

Thread: Chuyện Bên nhà VN

  1. #131
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Từ đâu sinh ra những quy định lạ đời?

    - Văn Quang

    Như bạn đọc đă biết kiểu thi tuyển công chức “loạn” thế nào rồi. Ở ngay tại thủ đô Hà Nội, chuyện chạy hàng trăm triệu cho các quan giám khảo gần như công khai. Và bây giờ, mỗi ngày một phát triển nên không c̣n là “chạy chức” nữa mà là “đấu thầu chức”. Nh́n vào những cuộc thi cử càng thấy chán ngán.

    Cũng bởi cái “kỹ nghệ thi cử và chạy chọt” ấy nên thi tuyển cán bộ chỉ tuyển được quá nhiều anh dốt. V́ có nhiều cán bộ “không đủ khả năng” nên mới phát sinh ra nhiều quy định “trái khoáy, vạy đuôi”. Các ông “cán” này ư kiến ư c̣ với các sếp hoặc chính các ông ấy bày ra nhiều “quốc sách” dở ẹc khiến người dân lo lắng, hoang mang, đến ngay cả các “cơ quan chức năng” cũng bối rối cành hoa, không biết phải thực thi nhiệm vụ như thế nào.

    Hầu như khi soạn thảo những quy định mới đó, người soạn không cần biết đến luật pháp hiện hành và không chú ư đến việc nó sẽ gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân như thế nào. Nếu có cũng chỉ là lam qua loa chiếu lệ, miễn là cái quy định ấy được chào đời để gọi là có “sáng kiến” cải tổ, có “phương án” đóng góp vào sự văn minh tiến bộ của xă hội. Sáng kiến trở thành “tối kiến”. Một phần lớn là do việc tuyển chọn “người bất tài” ra giúp nước đă và đang gây ra những hậu quả tai hại khôn lường.





    Không c̣n là “chạy chức” mà là “đấu thầu chức”

    Cho đến hôm nay, chuyện chạy tiền vài trăm triệu để “ra giúp nước”, cùng với chuyện 30% cán bộ (hay hơn nữa) không đủ khả năng ở hầu hết các cơ quan nhà nước đang được dư luận khắp nơi hâm nóng ngày càng sôi nổi. Nhiều người dân “bức xúc quá” phải lên tiếng trên các diễn đàn, các báo chí hoặc “bàn luận” công khai tại các quán cà phê b́nh dân, các bến xe đ̣… Sau đây chỉ là một số trong hàng trăm, hàng ngàn ư kiến của nhiều thành phần dân chúng:

    - Ông Lê Văn Cuông, nguyên phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa - một trong những “ông nghị” chất vấn nhiều nhất trên diễn đàn Quốc hội về chuyện chạy quyền, chạy chức, ông kể: “Có lần tôi chất vấn bộ trưởng Bộ Nội vụ th́ bị chất vấn ngược lại là hăy chỉ cho ông ấy biết đó là ai. Sau đó, tôi có chỉ ra 2 công dân chuyển cho tôi 2 lá thư, tôi đă chuyển cho bộ trưởng nhưng bộ trưởng lại chuyển xuống địa phương, địa phương báo cáo lại và bộ trưởng gửi cho tôi”.

    Đúng là “nghịch cảnh” thiệt! Như thế mọi chuyện… cứ như không hề có, không có chất vấn và cũng chẳng có trả lời. Đâu hoàn đấy. Dzui như đi xem kịch vậy.

    Ông Cuông nói tiếp: “Giờ ở Thanh Hóa thôi, tôi nghe nhiều phản ánh cũng tới hàng trăm triệu, Hà Nội mà bỏ ra 100 triệu đồng để làm công chức là c̣n ít đấy”. Theo ông Cuông, “bây giờ không phải “chạy” nữa mà đă là “đấu thầu”, ai bỏ tiền cao hơn th́ được ngồi vào vị trí đó. Vị trí càng nhiều bổng lộc th́ giá “đấu thầu” càng cao”.

    Nói như rồng leo, làm như mèo mửa

    - Bạn Nguyễn Sỹ Tỉnh xin bổ sung: “Khoảng 30% không làm được việc + 30% không chịu làm việc. Những đối tượng này đă không làm việc nhưng lại thích hưởng thụ, ăn nhậu, chơi bời, picnic, chùa chiền, chơi golf, đánh tennis, một số th́ đua đ̣i, làm đẹp, thời gian ở siêu thị, tiệm thời trang, cửa hàng làm đầu nhiều hơn ở công sở. Nếu có làm tư việc th́ đ̣i hỏi chế độ nọ, chế độ kia, “Nói như rồng leo, làm như mèo mửa”, “Làm th́ láo, báo cáo th́ hay”, “Nịnh trên, lừa dưới” … Muốn kinh tế, xă hội phát triển, đất nước phát triển, th́ phải cải cách hành chính một cách thực sự, khơi thông các nút thắt, thanh lọc, loại bỏ những cán bộ, công chức …dởm.

    - Chị Nguyễn Thị T kể thêm: “phải có t́nh” mới có chức có quyền được.



    Rất đúng. Ngay cơ quan tôi cũng thế. Có tiền, thậm chí có t́nh là có chức có quyền. C̣n không th́....dẹp. Có anh giám đốc xí nghiệp chưa có bằng phổ thông rồi đùng đùng nộp bằng đại học, rồi được đi học chuyên viên chính và bây giờ mức lương cao ngất ngưởng. Có con bé ngày trước chỉ là công nhân xí nghiệp, có ông chú làm trưởng pḥng tổ chức,sau được lên làm nhân viên pḥng Tổ chức, rồi cặp kè với xếp, phục vụ xếp chu đáo hơn phục vụ chồng con ở nhà. Rồi đùng đùng lên làm Phó Pḥng Kế hoạch đầu tư. Thiết nghĩ mà ngán ngẩm nên dù ḿnh bằng ĐH chính quy hẳn hoi cũng chẳng muốn phấn đấu. V́ có phấn đấu mà không có tiền, không có " Chút t́nh" với các xếp th́ cũng zeerroo. Ôi....buồn!

    Đấu giá từ chức tước từ phó ban đến trưởng pḥng

    - Bạn Thiếu Sơn lại bổ túc việc đấu giá chức tước:

    “Con số 30% tôi e là c̣n khiêm tốn. Hiện tượng mua việc làm (bỏ ra khoảng 100 đến 200 triệu) để xin vào một cơ quan nào đó... Rồi lại một khoản như vậy nữa khi đến kỳ thi tuyển công chức... Tệ nạn này dân biết, cán bộ, quan chức đều biết. Rồi đến chuyển nhân viên tham giá đấu giá các chức phó pḥng, phó ban. Các phó lại tham gia đấu giá cái ghế trưởng pḥng ... Hỏi rằng công chức và lănh đạo địa phương (không phải tất cả nhưng có lẽ trên 50 %) như vậy th́ trên cả nước ta con số 30% công chức không đủ yêu cầu có lẽ c̣n do thống kê chưa đầy đủ”.

    - Bạn Công Tâm chưa đồng ư: “Tôi chưa đồng ư lắm v́ thực tế là trên 50% công chức không làm được việc, 40% lănh đạo ngồi vào vị trí cho oai”.

    - Bạn Đoàn Anh Duy tăng tỉ lệ lên 70%: "Thi công chức với giá trên 100 triệu th́ 30% không làm được việc là không đúng đâu, tôi nghĩ những trường hợp thi bằng tiền để ngồi vào ghế công chức th́ phải đến 70% là không biết làm việc mới đúng”

    - Bạn Lương Đ́nh Quang nêu sự việc cụ thể:

    Tôi xin đơn cử 1 vài ví dụ điển h́nh về việc tuyển dụng như sau: Ở 1 trường đại học nọ tại Huế, con của 1 vị tiến sĩ làm trưởng ban đào tạo sau đại học học ko có tŕnh độ ǵ cả, ấy thế mà vị đó đă dùng nhiều ma thuật để con ḿnh ở lại trường, các vị thanh tra có muốn hỏi tôi xin cung cấp thông tin cho. Một giảng viên dạy về tin học cho 1 môn chuyên nghành, ấy vậy mà vị giảng viên ấy c̣n chưa biết môn ḿnh dạy sử dụng phần mềm ǵ. Ở Thanh Hóa, có con 1 vị nọ, tốt nghiệp đại học loại khá,ra trường sau 20 ngày có việc, hẳn nhiên là chạy chọt mà tôi biết rất rơ, trong khi đó 1 sinh viên loại giỏi ra trường đă 2 năm, cái ông xin việc cho chàng sinh viên loại khá kia nói, mày đưa chú 50 triệu chú xin cho mày (quá rẻ!?). Ở Ninh B́nh, có 1 cô nọ chạy chọt được vào viên chức (không phải công chức) đâu nhé, tŕnh độ th́ không làm được việc... Thực ra vấn đề này mà nói ra th́ nhiều lắm, nhưng v́ tôi không có thời gian, mà cũng không muốn nói nữa! Nay bức xúc quá nên mạn phép bày tỏ đôi lời, có ǵ mong các bác thể t́nh lượng thứ!

    Sáng kiến thành tối kiến

    Không nói là c̣n nhiều hơn như ư kiến của các bạn đă nêu, nếu con số 30% là chính xác th́ hậu quả của nó đă thật khủng khiếp. Không chỉ trả lương hàng tháng cho hàng triệu kẻ ăn không ngồi rồi, nhà nước mà cụ thể là tiền thuế của dân phải c̣ng lưng gánh thêm rất nhiều các khoản chi khác như điện nước, pḥng ốc, xăng xe cùng hàng loạt các khoản bảo hiểm, ốm đau, lễ tết…. Và không chỉ ngày hôm nay mà măi măi về sau, cả khi họ đă về hưu vẫn tháng tháng lĩnh lương.

    Đó là chưa kể những kẻ lười biếng thường kèn cựa với người chăm chỉ. Kẻ bất tài thường ghen ghét với người có năng lực. Đó là bi kịch! Có anh dốt lại cố bày ra “sáng kiến” này chủ trương nọ để tỏ ra ḿnh… cũng có tài.

    Những quy định khiến người dân choáng váng

    Môt phần v́ thế, thời gian gần đây, chỉ trong một thời gian ngắn, hàng loạt quy định “lạ đời” được ban hành hoặc đề nghị ban hành. Từ quy định “xe chính chủ”, “thịt 8 giờ”... cho đến gần đây quy định về đổi chứng minh nhân dân mẫu mới 12 chữ số, rồi ư tưởng “nhà hàng chỉ tổ chức tiệc cưới khi có giấy kết hôn”. Những quy định thiếu tính thực tế, “không khả thi” được đưa ra liên tiếp khiến người dân ngơ ngác.

    Người dân c̣n nhớ đến những quy định từng “gây sóng gió”, bất b́nh trong dư luận như “thấp bé, nhẹ cân, ngực lép… không được lái xe” theo quyết định của Bộ Y Tế, “đi xe theo ngày chẵn lẻ” theo đề nghị của Sở Giao thông Vận tải TP Sàig̣n, nhất là lệnh “khâu miệng túi áo những cán bộ đứng ở trạm kiểm soát giao thông” khiến không ai nhịn được cười. Mời bạn đọc “ôn cố tri tân” lan man một tí về cái lệnh mà người dân gọi là “lệnh lạc chết tiệt” này để có dịp cười… bằng thích nhân dịp vui Giáng Sinh đón Năm Mới.

    Nhớ lại cái lệnh “khâu túi áo”

    Vào khoảng tháng 6 năm 2006, Khu quản lư Đường bộ II (Cục Đường bộ, Bộ Giao thông vận tải Việt Nam) đă “phát minh” một biện pháp “chống tiêu cực” rất ly kỳ, có thể gọi là hết sức quái đản: yêu cầu tất cả cán bộ, nhân viên của các trạm thu phí phải khâu túi quần, túi áo của ḿnh lại! Lắm người c̣n tưởng là chuyện khôi hài, cho đến khi thấy tận mắt những ông ở trạm kiểm soát tự khâu túi áo túi quần mới dám tin là có “lệnh” thật.

    Trước quy định của cấp trên, anh T.M.T không biết phải “báo cáo” với cô vợ mới cưới như thế nào, nhờ mẹ th́ lại càng dở. Tính toán măi, đến đêm hôm trước ngày quy định có hiệu lực, T. phải tự làm lấy. Nửa đêm chờ vợ ngủ, T. mới lọ mọ dậy t́m kim chỉ tự khâu túi quần, túi áo của ḿnh. Chiếc túi quần mới khâu được một nửa, cô vợ thức giấc. T. giải thích thế nào vợ anh cũng không tin, cho rằng T. bị mộng du. Khi biết đó là quy định của cơ quan, vợ T. chép miệng: “Đúng là ngớ ngẩn!”.

    Anh T.B.C lại gặp phải sự khó xử khác. Anh than thở: “Tôi có hai đứa con, đứa lớn 13 tuổi, đứa nhỏ 10 tuổi. Nếu chúng nh́n thấy tôi tự khâu túi quần, túi áo lại, chắc chắn sẽ thắc mắc, thậm chí nghĩ bố ḿnh ăn cắp, ăn trộm nên cơ quan mới bắt làm như thế. Đành phải đợi chúng ngủ rồi nhờ vợ khâu giúp. Nói măi vợ tôi mới tin, tin rồi th́ bà ấy lại ôm bụng cười”.

    Cũng may mà cái lệnh “chết tiệt” kia vừa ra, gặp phản ứng dữ dội quá nên đă phải xóa sổ làm lại. Khu quản lư Đường bộ II đă ra thông báo gửi các đơn vị quản lư và sửa chữa đường bộ yêu cầu dừng ngay việc khâu túi của cán bộ, nhân viên các trạm thu phí.

    Dù sao đây cũng là một chuyện khôi hài nhất trong lịch sử “dựng nước và giữ nước” của dân tộc ta, đáng ghi vào sách Guiness của thế giới về những cái lệnh ngốc nghếch nhất trên thế giới.

    Nếu cái lệnh được thực hiện trong toàn quốc với các cơ quan khác, sẽ có lúc các quan chức phải khâu luôn cái miệng. Nhưng khâu cái miệng chắc là chưa đủ? C̣n phải khâu nhiều thứ khác. Bởi những anh tham nhũng không chỉ có “ăn” mà c̣n “chơi” nữa. Cái khoản “chơi” này mới dữ hơn “ăn”. Vậy các cụ thử lẩm cẩm tính xem chống tham nhũng như thế th́ các quan chức (kể cả quan ông và quan bà) ngồi ở các vị trí “nhạy cảm” c̣n phải khâu những cái ǵ nữa?!

    Tôi đề nghị bạn đọc nhớ lại chuyện này để chứng minh rằng “thứ lệnh lạc ba trợn” nào cũng có thể có được trong thời buổi này.

    Đổi Chứng Minh Nhân Dân mới

    Mọi chuyện đang yên lành, bỗng cả nước nghe tin sẽ đổi lại Chứng Minh Nhân Dân (CMND) mới. Đây là chuyện đang làm các cơ quan lúng túng nhất kể từ khi ban hành nghị định 170/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05/1999/NĐ-CP về CMND. Nghị định này đă nhanh chóng được làm thí điểm tại 3 quận, huyện ở Hà Nội là Tây Hồ, Từ Liêm và Hoàng Mai. Theo Tổng cục Cảnh sát quản lư hành chính về trật tự an toàn xă hội (Tổng cục VII) - Bộ Công an th́ không ai phàn nàn ǵ nên từ nay đến hết năm 2013, sẽ tiếp tục cấp CMND mới trên toàn TP và mở rộng ra nhiều địa phương phía Bắc như Hải Pḥng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái B́nh…

    Nhưng thực tế cho thấy, ngay sau đó đă gặp phản ứng mạnh mẽ từ phía người dân và ngay cả những người hiểu biết pháp luật và cơ quan pháp luật cũng nhận thấy quyết định này vi phạm quyền công dân, làm phiền cho dân, không mang lại hiệu quả ǵ mới,. Hăy nghe dư luận của ngừoi dân trước

    Làm khó người dân như thế nào?

    Ông Chu Văn Khanh, Trưởng Pḥng Công chứng A1, Chủ tịch Hội Công chứng Hà Nội, cho biết đă có không ít người dân gặp rắc rối trong lúc làm các thủ tục mua bán tài sản khi CMND mới có 12 số thay v́ 9 số như trước đây. Nhiều trường hợp công chứng vẫn làm xong nhưng khi gửi sang Pḥng Tài nguyên - Môi trường th́ bị trả lại, yêu cầu phải bổ sung giấy tờ chứng minh việc thay đổi CMND. Ông Khanh nêu thực trạng:

    “Khổ nhất là những trường hợp trước đây làm giấy tờ ủy quyền tài sản nhưng bây giờ muốn làm thủ tục sang tên th́ cơ quan Nhà nước yêu cầu phải có xác nhận thay đổi CMND của cả người ủy quyền”. Bạn Thanh Lan nêu nhiều chuyện phiền hà khác:

    “Việc cấp lại CMND quá tốn kêm, quá mất việc, qua phiền hà trong giao dịch. Sổ đỏ, Hợp đồng kinh tế, giấy tờ xe, giấy tờ tài sản, đăng kư kết hôn, bằng đại hoc..... và rất nhiều thứ khác đều mang số CMND cũ. Bây giờ bắt thay CMND mới chỉ ghi thêm tên BỐ MẸ. Thật khổ mà tốn kém. Cả nước làm lại CMND mất hết 4 ngh́n 900 tỷ đồng. Chưa nói mất công, mất sức.

    - Bạn đọc Nguyễn Gia Huy cho rằng, đại diện Bộ Công an cho rằng “Con cái nên tự hào việc đưa tên cha mẹ vào CMND” là chỉ mới thấy mặt thuận lợi. C̣n mặt trái của vấn đề này phức tạp hơn nhiều. Ví dụ: mồ côi cha mẹ th́ cứ mỗi lần nh́n thấy CMND của ḿnh th́ một lần phải nhắc lại nỗi đau này. Hoặc cha mẹ là tử tù, hoặc sinh ra từ ống nghiệm... th́ điều này sẽ luôn đè nặng lên tâm trí họ. Bạn đọc này cho rằng CMND mới thuận lợi nhất cho những ai là “con ông, cháu cha”, có thể ḷe thiên hạ, tận dụng tên tuổi của cha mẹ để “ứng phó” với xă hội, thực hiện những giao dịch trong cuộc sống.

    - Bạn đọc tên Cu Li, dẫn chứng sự bất cập của CMND mới: “Dân số Việt Nam khoảng trên 80 triệu người, ước chừng bằng nước Pháp, ít hơn nước Mỹ gấp 3 lần, ít hơn Trung Quốc đến mười mấy lần vậy mà CMND của các nước đó có cần phải ghi nhiều như vậy đâu? Vậy mà họ vẫn làm việc được như thường. C̣n ở ta th́ sao lại rối rắm như thế”.

    Đến mặt pháp lư cũng sai

    - Theo TS Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp), sau khi nghiên cứu quy định cho phép đưa tên cha mẹ lên CMND, cục đă phát hiện điều này trái với Bộ Luật Dân sự và Công ước Quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đă kư tham gia từ năm 1989.

    Hơn nữa, điều 38 Bộ Luật Dân sự 2005 về quyền bí mật đời tư th́ người mẹ có quyền giữ kín thông tin về người cha và nếu thủ tục hành chính yêu cầu ghi tên cha mẹ đứa bé th́ sẽ xâm phạm quyền bí mật đời tư được quy định tại điều này.

    Phải dừng ngay

    - TS Nguyễn Đ́nh Lộc, nguyên bộ trưởng Bộ Tư pháp, cho rằng việc đưa tên cha mẹ lên CMND là không cần thiết và phải dừng ngay. Ông nói:

    “Việc đưa nguồn gốc con người lên CMND rất dễ gây xúc động, tâm lư không tốt với nhiều người đă có cha mẹ mất từ lâu, thiếu cha, mẹ hoặc sinh ra đă không biết cha mẹ là ai. Dù Bộ Công an giải thích những trường hợp này có thể để trống nhưng thử hỏi khi ấy công dân sẽ cảm thấy tủi thân, xấu hổ ra sao khi đưa CMND ra cho người khác xem.

    “Quan điểm của tôi là không thể thực hiện quy định này. Bây giờ vẫn đang trong thời gian thí điểm, tác động chưa nhiều tới đông đảo dư luận nhân dân nên Chính phủ vẫn có thể yêu cầu dừng lại.

    Bộ Tư pháp sẵn sàng nhận khuyết điểm

    - Đại diện Bộ Tư pháp cho biết lănh đạo bộ đă giao các cục, vụ chức năng nghiên cứu kỹ về tính hợp pháp, hợp lư của Nghị định 170/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05/1999/NĐ-CP về CMND. Nếu xét thấy việc thẩm định Nghị định 05 và sau đó là Nghị định 170 có sơ suất, để lọt quy định cho phép CMND ghi họ tên cha mẹ công dân th́ Bộ Tư pháp sẽ không chối bỏ trách nhiệm của ḿnh và sẵn sàng thừa nhận khuyết điểm với Chính phủ.

    Vi phạm nguyên lư sơ đẳng

    Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Kỷ, một cán bộ là cán bộ nghiên cứu lâu năm trong ngành công an về nhận dạng vân tay và ứng dụng để điện tử hóa các hệ thống căn cước cho rằng ông đă có văn bản gửi cơ quan chức năng đề nghị ngừng ngay việc cấp CMND mới v́ nó vi phạm các nguyên lư sơ đẳng của hệ căn cước. Ông Kỷ cho biết: Thứ nhất: Khi đă được điện tử hóa, kết nối thông tin với nhiều phân hệ khác, chúng ta sẽ có hàng trăm thông tin về công dân chứ không riêng ǵ tên cha mẹ.

    Thứ hai: Số CMND cũ 9 chữ số đă bám rễ sâu trong tất cả các ngành, trong hộ tịch, hộ khẩu, sổ đỏ, mă số thuế, thẻ ngân hàng, bằng lái xe, hộ chiếu... Nay nếu thay đổi số mới là phá hoại mọi thành quả 36 năm qua và phải mất 36 năm nữa để theo kịp hôm nay.

    Thứ ba: CMND mới vẫn dùng 9 chữ số như cũ, không phải chuyển sang 12 chữ số, v́ với 2 kư tự đầu làm mă serie cấp tỉnh ta có thể đánh số thoải mái, đủ cho dân số cả trái đất….

    Bế tắc, tiến hay lùi?

    Xem ra vụ CMND mới này đang gặp bế tắc, đă làm thí điểm ở 3 quận Hà Nội rồi, tất nhiên việc chuẩn bị cho tất cả các nơi khác cũng đă xong, nghe đâu chi phí hết 4 ngàn 900 tỷ đồng. Bỏ đi là quá phí phạm, giữ lại không biết để làm ǵ. Ngưng hay tiếp tục đang làm đau đầu cả quan và dân. Những nghị định quan trọng đến toàn dân như thế mà c̣n dằng co giữa đúng và sai, giữa nên và không quả thật là một chuyện rất lạ. Lạ hơn cả chuyện “may túi áo mấy bác ở trạm thu phí” bởi dù sao cái quy định đó chỉ ảnh hưởng tới một số ít người. C̣n đây là chuyện lớn của quốc gia.

    Trong kỳ sau tôi sẽ phân tích đến một số quy định khác đang làm dư luận xôn xao.

    - Văn Quang

  2. #132
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Những chuyện mê tín dị đoan trong nước


    - Đoàn Dự ghi chép



    I. Nỗi đau ḷng của người mẹ

    Chị Đỗ Thị Sáu là vợ của anh Lê Đ́nh Dũng, hai vợ chồng đều là người xă Hải An, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thah Hóa. Năm nay chị Sáu 32 tuổi, hồi đầu tháng 12 – 2012 vừa rồi chị mới sinh thêm một lần nữa, con trai. Cậu bé sinh ra nặng 3 kg, hết sức xinh xắn, dễ thương. Chị yêu quư con lắm, rất sung sướng được làm mẹ. Nhưng đến ngày thứ 4, thừa lúc cô y tá vừa quay lưng đi, chị bèn cầm bàn tay trái con lên, đưa ngón tay trỏ của bé vào miệng ḿnh và nhắm mắt, nghiến răng cắn đứt hai đốt ngón tay trỏ của bé, máu chảy dầm dề khiến bé khóc thét đến mức da dẻ xám ngắt. Cô y tá nghe tiếng bé khóc thét, ngạc nhiên quay lại và kinh hoảng la lớn cho mọi người tới cứu. Tại sao chị lại làm như vậy? Đầu óc chị vẫn b́nh thường, chị yêu con lắm và hết sức đau ḷng nhưng bắt buộc phải làm v́ có một lời nguyền kỳ lạ trong gia đ́nh nhà chồng của chị…

    Hai vợ chồng chị Sáu chẳng giàu có ǵ song sống rất hạnh phúc. Chị nằm tại giường sản phụ sau sinh của Bệnh viện Đa khoa thành phố Biên Hoà tỉnh Đồng Nai.



    Như trên đă nói, quê chị ở huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa. Quê anh cũng ở đấy. Hai bên lấy nhau cách đây mấy năm, sống rất êm ấm, ít lâu sau th́ chị có thai. Bé gái đầu ḷng ra đời trong niềm vui của vợ chồng lẫn hai bên nội ngoại. Rồi chuyện không may xảy ra, 9 ngày sau khi chào đời, tự nhiên bé mất đột ngột, không có triệu chứng ǵ cả, chỉ hơi quấy khóc một chút rồi mất. Vợ chồng chị rất bàng hoàng. Cả bố mẹ chồng cũng rất bàng hoàng nhưng riêng mẹ chồng th́ hiểu, bà nói nhỏ với chị về lời nguyền độc địa trong gia đ́nh nhà ḿnh: nếu không bị mẹ cắn đứt đốt ngón tay trỏ rồi nuốt vào bụng coi như “ăn” trước con ma th́ đứa trẻ sinh ra sẽ không thể sống được do bị ma bắt. Bà Lâm Thị Hồng – mẹ chồng chị Sáu – cũng cho biết anh Lê Đ́nh Dũng tức chồng của chị Sáu và các anh chị của anh Dũng người nào cũng cụt đốt ngón tay trỏ bên trái do chính bà cắn, v́ vậy họ mới sống được. Chị Sáu kinh hoảng về lời kể đó, từ đấy chị bị ám ảnh không thể nào nguôi…

    Thế rồi nghèo quá, vợ chồng chị bỏ quê nhà vào thành phố Biên Ḥa tỉnh Đồng Nai trong miền Nam t́m cách sinh sống. Anh Dũng làm phu hồ trong công ty xây dựng, c̣n chị th́ xin được chân công nhân trong xí nghiệp dệt. Cuộc sống của hai vợ chồng tuy cũng nghèo túng như mọi gia đ́nh khác khi rời bỏ quê hương vào miền “đất hứa”, sống bằng lao động chân tay nhưng cả hai đều siêng năng, nhất là hết sức tiết kiệm nên mỗi tháng cũng dành dụm được chút đỉnh chờ ngày chị sinh nở. Lương chị gần hai triệu đồng một tháng, c̣n nghề phu hồ của anh khi công ty có việc th́ làm, công ty không có việc th́ nghỉ, ở nhà đi chạy xe ôm. Nhưng anh chị bằng ḷng với cuộc sống đó. Xa quê hương, anh chị tạm quên đi nỗi buồn mất đứa con gái đầu ḷng xinh xắn cùng với cái “dớp” (trong Nam gọi là cái “huông”) kỳ lạ trong gia đ́nh nhà chồng.

    Khi đă nguôi ngoai nỗi đau mất đứa con gái ở nơi quê nhà, chị có thai lần thứ hai. Đầu tháng 12 – 2012 vừa rồi, chị trở dạ. Anh đưa chị vào Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai chờ sinh. Hôm sau, con trai chị chào đời, nặng 3 kg, mạnh khoẻ b́nh thường, hết sức xinh xắn. Rồi người ta đưa mẹ con chị về pḥng sản phụ để chị chăm sóc con. Chồng chị vui mừng gọi điện thoại về quê báo tin với mẹ. Mẹ chồng chị chờ một lát rồi gọi điện thoại vào bệnh viện hỏi thăm con dâu và cháu bé, đoạn hạ thấp giọng nhắc lại: “Con có nhớ lời mẹ dặn không?”.

    Câu chuyện tưởng đă quên đi bỗng dưng trở lại. Nỗi đau đớn gần như bị mất tinh thần về cái chết lạ lùng không nguyên cớ của đứa con gái bé nhỏ đầu ḷng cũng trở lại. Chị suy nghĩ như người mất hồn rồi nghiến răng, quyết định chờ cô y tá vừa quay lưng đi khỏi, bèn cầm bàn tay nhỏ bé c̣n đỏ hỏn của đứa con trai vừa mới sinh, đưa ngón tay trỏ của bé vào miệng ḿnh, nhắm mắt cắn mạnh…

    Cô y tá ở Bệnh viện Đồng Nai kể rằng, sau khi bác sĩ thăm khám cho các cháu bé như thường lệ, cô vừa theo bác sĩ quay lưng định đi ra khỏi pḥng, bất ngờ nghe tiếng cháu bé khóc thét, bèn vội vàng trở lại th́ chứng kiến cảnh tượng khủng khiếp: miệng chị Vân đang nghiến chặt ngón tay bé, c̣n cháu th́ khóc đến tím người. Cô bóp chặt mũi chị Sáu để bắt buộc chị phải há miệng, rồi vạch miệng chị, lôi tay cháu bé ra th́ phát hiện hai đốt ngón tay trỏ của cháu đă bị mẹ cắn gần như đứt ĺa, chỉ c̣n dính da.

    Chị Sáu khóc và nói với bác sĩ: “Cháu thương con cháu lắm nhưng đây là tục lệ gia đ́nh nhà chồng. Cháu muốn con của cháu sống sót th́ phải cắn đứt một đốt ngón tay cháu bé th́ nó mới sống được. Cháu đă mất đứa con gái đầu ḷng là chị của cháu bé này, phải cắn hai đốt ngón tay của cháu để bù cho chị nó một đốt chứ không phải một…”.

    Các bác sĩ ở bệnh viện Đồng Nai sợ đầu óc chị có ǵ không b́nh thường nên đă cách ly hai mẹ con và chuyển cháu bé sang Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai để cứu chữa. Sau khi xem xét, các bác sĩ ở đấy quyết định giải phẫu, nối lại xương hai đốt ngón tay cho cháu.

    Bác sĩ giám đốc cho biết, bệnh viện đă đề pḥng trường hợp do bị mẹ cắn, cháu bé có thể bị nhiễm trùng chỗ cắn nhưng trường hợp này không xảy ra, t́nh trạng cháu hiện nay đă tiến triển tốt đẹp, trong ṿng một tuần lễ nữa cháu sẽ được xuất viện.



    Anh Dũng chồng chị Sáu thương vợ lắm. Sợ mọi người dị nghị, chê trách chị là hạng tàn nhẫn, ngu dốt, tin tưởng hoang đường, anh luôn luôn giơ ngón tay trỏ bị cụt ra cho mọi người thấy và nói rằng trong gia đ́nh anh, cả hai người anh trai lẫn hai người chị gái đều bị mẹ cắn cụt một đốt ngón tay bên trái như vậy, riêng người anh cả th́ bị cắn hai đốt v́ trước người anh đó có một người chị bị chết khi mới sinh ra do mẹ không cắn.

    Ngay chính bác sĩ giám đốc Bệnh viện Đa khoa cũng không hiểu chuyện này như thế nào v́ đó là vấn đề tâm linh, ḿnh không phải người trong cuộc nên không hiểu rơ. “Nhưng nếu tôi là chị Sáu th́ tôi không làm như vậy”- ông nói. Ông cũng cho biết, sự việc xảy ra tại bệnh viện nên bệnh viện phải báo cho công an biết để điều tra nhưng ông không đề nghị công an truy tố chị Sáu ra toà. “Vấn đề thuộc phạm vi tín ngưỡng mà! Cái tôi biết rơ là chị Sáu làm như vậy chị ấy cũng đau ḷng lắm chứ chẳng phải không. Người ta đă đau ḷng mà ḿnh c̣n chê trách người ta nữa, không nên”.

    Bà Lê Thị Mẫn (50 tuổi, một người bà con với bà Hồng) không biết chính xác tục cắn ngón tay trong họ hàng đă có từ bao giờ mà chỉ biết bà cũng bị mẹ cắn đứt đầu ngón trỏ của bàn tay phải khi mới ra đời. Ngón tay đó sau rụng một đốt do bị nhiễm trùng.

    Theo bà Mẫn, 3 người anh chị của bà cũng mất sớm khi mới lọt ḷng. Tin là bị ma ám, mẹ bà cũng cắn đứt ngón tay con gái. Dù vậy, hễ có người hỏi, bà Mẫn không dám nói thật mà chỉ bảo bị dao chặt phải.

    Bà nói: “Trước, các cụ sinh con trong điều kiện khó khăn, nhiều trẻ bị chết sớm nên nghĩ là do ma bắt. Bây giờ y tế đă tiến bộ rồi th́ không nên làm như thế nữa”. Bà cho biết tuy cùng họ với bà Hồng nhưng các cháu nhà bà không đứa nào bị cắn đứt ngón tay.

    II. Thi hài chôn gần 200 năm vẫn c̣n rỉ máu

    Cha xứ Nguyễn Đức Trọng, Chủ tịch Hội đồng giáo xứ Lác Môn, xă Trực Hùng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, cho biết: “Giáo dân Phêrô Đỗ Tựu sống vào thời vua Tự Đức, tức khoảng từ năm 1838 đến năm 1867, cách đây chừng 145 đến 174 năm. Trong thời kỳ đó, theo lệnh cấm đạo của triều đ́nh th́ “những ai theo đạo Gia Tô đều bị tội chết”. Ông Đỗ Tựu cùng 7 giáo dân trong vùng không tránh khỏi cái chết oan nghiệt đó. Sau khi bị chém, ông được dân chúng đem chôn cùng với 7 người kia tại xă Trực Hùng. Đến năm 1958, hài cốt của cả 8 ông bị chính quyền Nam Định cho đào lên, chôn tập trung để lấy đất làm nông nghiệp nhưng không mở quan tài”.

    Cho đến đầu tháng 7/2009, Giáo xứ Lác Môn có chủ trương mở rộng khuôn viên nhà thờ, mộ của 8 vị giáo dân nói trên nằm trong phần đất sẽ được mở rộng kế hoạch nên phải di dời đến nơi khác.

    Ông Nguyễn Văn Huấn (65 tuổi), người tham gia việc đào bốc 8 ngôi mộ tại giáo xứ Lác Môn hôm đó nhớ lại sự việc với sự kinh hăi như mới hôm qua: “Bảy ngôi mộ kia chúng tôi làm suông sẻ không gặp khó khăn ǵ. Riêng mộ của ông Đỗ Tựu th́ nằm phía cuối nên được bốc sau cùng. Khi đào tới quan tài th́ trong đó bỗng chảy ra một thứ dung dịch có màu đỏ giống như máu và có mùi máu. Lúc phát hiện ra đó là máu, tôi ngất lịm. Hơn 40 năm làm nghề bốc mộ thuê, chưa bao giờ tôi gặp trường hợp kỳ lạ như việc cải táng ngài Đỗ Tựu tại giáo xứ Lác Môn cả” – Ông Huấn tuy không phải là người trong làng nhưng đổi giọng gọi ông Đỗ Tựu bằng ngài.

    Có tin rằng nhiều người đă sờ vào “máu” từ di cốt của ông Đỗ Tựu có lịch sử gần 200 năm và khỏi được bệnh kinh niên. V́ vậy, nhiều người cho rằng ông Đỗ Tựu đă “làm phép lạ, ban phước” cho những người trong vùng. Khách đến cầu nguyện xin ngài chữa bệnh đông nườm nượp. Có người từ Hà Nội, có người từ Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Quảng B́nh, Quăng Trị… Thậm chí có cả Việt kiều hay người nước ngoài cũng về đây cầu xin mong được khỏi bệnh. Dân chúng tự động tôn ông Đỗ Tựu lên làm “thánh” dù ngài chưa hề được Giáo hội La mă phong thánh. Hiện nay, hài cốt của ngài được lưu giữ rất cẩn trọng trong chiếc áo quan bằng gỗ quư có mặt kính, đặt trong một lăng mộ tuy nhỏ nhưng rất khang trang, hiện đại tại Giáo xứ Lác Môn, xă Trực Hùng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Theo dân chúng cho biết, những người được “thánh Tựu” ban phép không phân biệt nam nữ, tuổi tác, tôn giáo, quê quán ..., miễn sao khi đến cầu khẩn phải tin tưởng vào sự linh thiêng của ngài.

    Bà Vũ Thị Tư, người bán hàng nước ở ngay trước cổng Giáo xứ Lác Môn, kể: “Tôi vốn bị bệnh thấp khớp từ hồi 35 tuổi do công việc đồng áng phải ngâm chân dưới nước lâu. V́ nghèo, không có tiền chữa bệnh nên khi về già, bệnh của tôi ngày càng nặng, tối đến là các khớp đầu gối tê rần, đau nhức không sao chịu nổi. Tôi đă đi các bệnh viện, uống bao nhiêu thứ thuốc nhưng bệnh chỉ hơi thuyên giảm chứ không khỏi hẳn. Năm kia, tôi vào lăng mộ của thánh Tựu cầu khẩn, sau đó lấy chiếc khăn mặt trắng lau lên mặt kính, bên dưới có hài cốt ngài. Lau đi lau lại vài lần, chiếc khăn tay trắng của tôi tự nhiên nổi những vết màu đỏ trông giống như máu. Tôi đem chiếc khăn đó về nhà, hàng ngày xoa lên đầu gối, hai hôm sau thấy đỡ đau nhức, khoảng chừng nửa tháng th́ khỏi hẳn, đi lại b́nh thường, bây giờ tôi không c̣n bị thấp khớp nữa”.

    Ông Nguyễn Văn Khánh, trưởng Xóm 2 xă Trực Hùng khẳng định: “Việc mọi người từ các nơi đổ về giáo xứ Lác Môn cầu nguyện, chữa bệnh là hoàn toàn có thật. Ba năm trước, các con đường ở đây lúc nào cũng chật kín xe cộ, các hàng quán mọc lên san sát. Nhưng thời gian gần đây, mọi người bắt buộc phải đi thành từng đoàn nên t́nh h́nh an ninh trật tự cũng ổn định hơn. Không biết việc bộ hài cốt có khả năng chảy máu, chữa lành bệnh thật hay không nhưng người ta gắn cả bia đá lên đằng sau nơi đặt hài cốt để tỏ ḷng biết ơn”.

    Báo Nông Thôn Ngày Nay ở ngoài Bắc đăng tải như vậy c̣n sự thật ra sao chúng ta chưa biết rơ.



    III. Giết con v́ mê tín dị đoan

    Bị ám ảnh về giấc mơ đứa con gái thứ hai 7 tuổi tên Quàng Thị Kim là "con ma", nhân lúc chồng đi vắng, chị Cà Thị Ón trùm khăn lên đầu cháu Kim, dùng dao chém, sau đó lấy gạch đập vào đầu cháu khiến cháu bị ngất xỉu…

    Một đêm đầu tháng 4 - 2012, sau khi đi công việc về, anh Quàng Văn Hặc, người bản Pợ, xă Mường Khiêng, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, hốt hoảng v́ thấy vợ là chị Cà Thị Ón, 29 tuổi, và hai con gái tên Quàng Thị Kim, 7 tuổi và Quàng Thị Diên, 3 tuổi, đi đâu mất, kiếm không thấy. Anh đánh thức cháu lớn nhất tên Quàng Thị Cương, 10 tuổi, đang ngủ, dậy để hỏi th́ cháu cũng không biết mẹ và hai đứa em đi đâu.

    Suốt đêm hàng xóm láng giềng đốt đuốc đi t́m giùm ba mẹ con chị Ón nhưng không thấy. Sáng hôm sau, mọi người được biết cháu bé 3 tuổi Quàng Thị Diên đang ở nhà bà ngoại của cháu tức mẹ đẻ của chị Ón, cách đó khoảng nửa cây số.

    Mẹ chị Ón cho biết, chiều hôm trước chị Ón đem cháu Diên đến gửi ở nhà bà nhưng không nói gửi để đi đâu, bao giờ th́ đến đón con về.

    Gần trưa, khi cuộc t́m kiếm hai người c̣n lại là chị Ón và cháu Kim tưởng như vô vọng th́ dân chúng trong bản phát hiện ra cháu Quàng Thị Kim trên người bị nhiều vết chém rất nặng, đang cố sức ḅ về bản.

    Sau khi được cấp cứu, cháu Kim kể rằng, tối hôm trước, khi cháu vừa tắm xong th́ bị mẹ trùm một chiếc khăn lên đầu, sau đó mẹ lấy dao chém và cầm gạch đập lên đầu làm cháu ngất đi. Khi tỉnh dậy, cháu vô cùng hoảng sợ bởi v́ chung quanh là một màn đêm dày đặc, cháu thều thào gọi nhưng không có ai đến cứu. Cháu cố sức cởi dây trói, thoát ra được nhưng lại lịm đi phần v́ kiệt sức, phần v́ sợ hăi thấy ḿnh bị vứt trong rừng, sợ các con vật đến ăn thịt. May đêm hôm đó trời không mưa và cũng không có thú dữ nào lẩn khuất ở gần đấy. Sáng hôm sau, dù bị thương nặng nhưng cháu cũng ḅ về được tới gần bản và được dân bản cứu giúp, bồng giùm về nhà.

    Việc một cháu gái 7 tuổi bị thương nặng, khắp người đầy máu, thoát chết, ḅ từ trong rừng về tới được bản khiến mọi người đều mừng. Nhưng c̣n chị Ón? Chị đi đâu? Tại sao sự việc lại xảy ra như vậy? Anh Hặc bèn đi báo công an và chính quyền xă, nhờ t́m giùm vợ ḿnh. Cuối cùng, họ đă t́m được chị Ón đang trốn tại nhà một người quen ở xă Chiềng Ngần, cùng huyện Mường La thuộc tỉnh Sơn La.

    Người mẹ trông rất suy sụp, gầy và xanh xao sau những ngày trốn chạy. Theo lời tŕnh bày của chị Ón th́ chính chị là thủ phạm định sát hại con gái ḿnh. Một đêm, chị ngủ mơ, thấy bố chồng hiện về nói nếu muốn gia đ́nh êm ấm, và được sung sướng th́ phải trừ khử “con ma” ở trong nhà đi. Chị hỏi “con ma” là ai, bố chồng nói đó là con Kim, đứa con gái thứ hai, 7 tuổi, để nó lớn gia đ́nh sẽ gặp xui xẻo. Chị Ón tỉnh dậy, rất lấy làm suy nghĩ. Trong ba đứa con gái, đúng là anh Hặc lúc nào cũng chiều chuộng con bé Kim nhất. Thời gian gần đây, hai vợ chồng thường hay căi nhau, đôi khi nguyên nhân cũng bắt đầu từ những việc có liên quan đến con bé Kim. Càng nghĩ chị Ón càng nhất quyết rằng lời nói của bố chồng trong giấc mơ là sự thật, phải diệt “con ma” đó đi mới được!

    Buổi chiều hôm ấy chị Ón biết chồng đi vắng hôm sau mới về nên đem đứa con gái nhỏ sang gửi ở bên nhà mẹ cho rảnh tay để dễ bề hành động, rồi buổi tối, chờ lúc đứa con gái lớn ngủ say, chị đợi “con ma” tắm xong, trong lúc nó không để ư, chị trùm khăn lên đầu nó, bịt chặt miệng cho nó khỏi kêu rồi dùng dao chém, dùng gạch đập lên đầu nó, cuối cùng là cột bên ngoài chiếc khăn bằng dây ny-lông rồi đem nó ra rừng vứt, “may ra” thú dữ sẽ ăn thịt nó!

    Bất ngờ anh Hặc về ngay hôm đó chứ không phải hôm sau như đă dự định. Chị Ón sợ tội nên bỏ trốn. Chị nhịn đói, đi lang thang từ bản này sang bản khác rồi sang ở nhờ nhà người quen ở bên Chiềng Ngần cùng huyện Mường La.

    Chị Cà Thị Ón đang chờ ngày ra toà về tội mưu định giết người.



    IV. TIN LỜI THẦY BÓI, VIỆT KIỀU ÚC BỊ LỪA HƠN 7 TỶ ĐỒNG

    Bà Hứa Thị Điều (49 tuổi) và ông Cao Văn Anh (52 tuổi) là hai vợ chồng vừa bị truy tố về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác.

    Vợ chồng nói trên là nông dân ở vùng nuôi tôm sú của xă Gia Ḥa 2, huyện Mỹ Xuyên,tỉnh Sóc Trăng. Hàng ngày Hứa Thị Điều (ở quê thường gọi Út Điều) luôn luôn tổ chức đồng bóng, xem bói xem tướng cho hàng xóm láng giềng rồi tự xưng là “ông cậu” từ cơi trên xuống trần gian giúp dân diệt ma quỷ.

    Giữa năm 2010, cô Phạm L.Q. bên Úc được người quen giới thiệu Điều xem bói cho cô Q. qua điện thoại. Biết cô Q. mê tín dị đoan, Út Điều phán rằng vị nữ Việt kiều này bị ma ám và hăm hại đường t́nh duyên cũng như công việc làm ăn, cần phải gửi tiền về cho vợ chồng Điều lập am thờ cúng và giải hạn giùm.

    Không chỉ có vậy, “ông cậu” Hứa Thị Điều c̣n bịa chuyện, nói rằng muốn trừ đuổi ma tà đeo bám, cô Quyên phải gửi tiền về để “ông cậu” rước thầy cao tay ấn lập đàn giải hạn giùm. Với các chiêu lừa đảo nói trên, trong hai năm qua “ông cậu” Hứa Thị Điều đă nhận của cô Q.41 lần, gồm 5.2 tỉ đồng tiền Việt và 91,700 đồng vừa tiền Úc vừa tiền Mỹ, tổng cộng khoảng hơn 7 tỉ đồng, tất cả đều do cô Q. gửi qua dịch vụ hoặc nhờ người quen đem về.

    Số tiền nói trên vợ chồng Điều đă mua nhà, đất, ôtô, tiêu xài cá nhân và gửi ngân hàng cũng như cho người thân vay mượn. Khi cô Q. từ Úc về chơi, có nhiều điều khiến cô nảy sinh nghi ngờ bèn cùng người nhà làm đơn tố cáo. Hiện vợ chồng Hứa Thị Điều - Cao Văn Anh đă bị bắt, chờ ngày ra toà.

  3. #133
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Hàng bún ḅ cô Thắm


    - Duy Thức



    Cửa hàng của cô Thắm là một cái sạp kê trước nhà trong hẻm nhỏ. Trong khi ở đầu đường có quán ḿ, cà phê của người Tàu, có quán bánh cuốn, bánh ướt mỗi sáng đều đă dẹp v́ ế ẩm. Thế nhưng cái hàng bún ḅ của cô th́ quá đắt hàng càng ngày càng đông khách. Chưa tới chín giờ đă hết sạch.

    Mỗi tô bún ḅ chỉ bán mười bảy ngàn, gặp người lớn tuổi kêu ít bún một chút, cô lấy 15 ngàn thay v́ mỗi tô bún hay phở của hàng lớn gần đó 25 ngàn trở lên mà nấu như luộc bún, ít thịt ít bánh, lợt lạt không ngon miệng bằng. Nước lèo xương ống ngọt giọng, mỗi tô một khúc gị heo vừa đủ ăn béo ngậy. Chị làm kế toán ngoài đầu đường dáng như cô giáo thùy mị nghiêm trang ấy vậy mà bưng tô bún mọc về chưa tới nhà đă kê miệng húp gần hết nước.

    Sạch, rẻ và ngon miệng hơn hẳn mấy cái quán lâu năm ngoài phố. Chén đũa rửa xong lại tráng nước sôi sạch sẽ là sự vệ sinh vô cùng hiếm hoi ở hàng ăn b́nh dân!



    Cô Thắm bán hàng có duyên, gương mặt phúc hậu trắng hồng dễ ưa cũng là một điểm đặc biệt thu hút khách nam giới.

    Buổi sáng, anh chàng mổ heo sau khi xong công việc, đă nhanh nhảu có mặt. Có lẽ anh mở hàng cho cửa hàng ăn sáng này siêng năng nhất. Kế tiếp là anh chàng ở Cali về lấy vợ Việt Nam cũng thức dậy từ sáng sớm, anh tập qua loa vài động tác thể dục với ông hàng xóm rồi cũng mon men tới cái bàn gỗ dài đặt dọc theo hàng ba của nhà mẹ chồng cô Thắm. Khách tới đây có nhiều người từ Thủ Đức đi làm sớm đậu xe lại, mấy chú xe ôm ở đầu hẻm, mấy chị bán hàng ở chợ nhỏ, có chị bán quần áo rũ ở Thị Nghè chạy xe lên lót dạ sớm. Kẻ ngồi người đứng chờ, hẻm chật mà xe đậu khít rịt như nêm không có chỗ len chân vào để mua một, hai tô để ăn sáng cho mau. Kinh tế khó khăn, thức ăn đắt đỏ quá nên hàng quán chỗ nào coi như vừa ngon vừa rẻ, tiết kiệm đồng nào hay đồng nấy là thiên hạ rỉ tai kéo tới ngay.

    Anh chàng thất nghiệp hay nói láp dáp phụ cô Thắm khiêng nồi, khiêng bàn, đem thức ăn cho khách từng nhà từ hẻm ra tới tận ngoài lộ. Hôm nào anh vắng mặt th́ có mấy cô hàng xóm bu lại giúp. Người múc nước lèo cho vào tô, người chạy lấy rau chanh ớt, đứa em từ quê lên giúp chị buổi sáng tới trưa mới đi làm, hàng xóm mỗi người tự động lấy tô, bốc bún rồi sắp hàng chờ cô Thắm xắt thịt sắp từng miếng lên tô, rải thêm đậu phộng và hành phi thơm ngát. Ai cũng nhúng tay vào, thành thử sạp hàng bún ḅ cô Thắm vui như hội.

    Một bà già chống gậy có đứa cháu gái dắt đi tập thể dục về. Chưa tới nơi đă gọi lớn:

    -Bún ḅ chỉ lấy thịt heo thôi nhé.

    Đó là bà sợ ḅ dai hơn heo.

    Suốt thời gian vừa qua, người ta kiểm tra các trại chăn nuôi, bắt phạt nhiều nơi nuôi heo bằng cám trộn thuốc tạo nạc. Nhiều người không dám ăn thịt heo khiến heo bị rớt giá. Lúc cao điểm nhiều hàng ăn ế ẩm rồi cũng như dịch gia cầm, bánh phở có formol… rồi từ từ người ta vẫn ăn ầm ầm. Chứ đề pḥng kỹ quá th́ biết ăn cái ǵ cho hạp vệ sinh bây giờ.

    Cô Thắm mủm mỉm cười tươi như hoa, dáng người thấp đậm nét đẹp Hậu Giang ở vùng sông nước ngọt phù sa Cửu Long. Đúng hơn cô là thôn nữ làm ruộng rẫy ở Cao Lănh Đồng Tháp, lấy chồng Sài G̣n bỏ nghề làm ruộng.

    Cô Thắm bán không hở tay, mồ hôi rịn đầy trán và mặt, tay liền liền thái thịt, quay tới quay lui ở nồi nước lèo và các rổ rau. Bà mẹ chồng khó tính cứ nheo nhéo lên nhưng thấy không có người phụ, bà cũng lăn vào bếp lo rửa tô rửa đũa muỗng. Khách ngồi hai hàng ghế chật đường hẻm nhưng ai cũng thông cảm đợi tới phiên. Anh chồng sáng lo chạy mấy mối xe ôm cho khách quen, tới khá trưa hàng bán đă hết mới về, chỉ c̣n thằng Tí con cô mới lên mười tiếp mẹ làm đủ thứ lặt vặt, nó vừa làm vừa kèo nhèo với mẹ.

    Không khí náo nhiệt hấp dẫn thực khách khiến hàng ăn cô Thắm lúc nào cũng có người ngồi đồng.

    Trước tiên là chị Lài vốn nghề lắc bầu cua, quay bông vụ ở trước cửa trường tiểu học, bây giờ bị đau đầu gối nên không đi lắc dụ con nít nữa. Lúc nào chị cũng ngồi kể vang đủ thứ chuyện hấp dẫn nghe được khi phải ngồi hằng buổi đợi khám bệnh ở bệnh viện. Nào là bán máu chuyên nghiệp lấy tiền nuôi con, vị thành niên đi phá thai ngày càng nhiều, đói nghèo v́ thủy điện… Toàn là tin nóng cả, gần đây là tin bà con ở quê xa bán gà vịt trâu ḅ lấy tiền hối hả ăn xài, kẻo ngày tận thế đến, chết uổng mà chưa kịp biết mùi đời.

    Trong lúc chị đang ong óng kể th́ một xe ba bánh chở dạo chuối chạy qua dừng lại. Chị Lài hỏi anh chàng bán chuối có phải lấy hàng ở chợ đầu mối Tam B́nh Thủ Đức không? Anh ta trả lời ghe chở chuối theo sông Sài G̣n từ Bến Tre lên đến cầu B́nh Triệu. Tôi ở bên kia cầu gần chợ B́nh Triệu. Bà già góp chuyện gần cầu B́nh Triệu mỗi buổi chiều người ta bán ghẹ thật rẻ tôi mua về luộc ăn một bữa thật đă đời. Anh chàng bán chuối nói:

    -Chuối Bến Tre thơm ngon lắm. Chuối sứ và chuối già, bây giờ ở Bến Tre bớt dừa mà trồng chuối bán có tiền hơn. Dừa bị thương lái Trung quốc sang mua rồi ép giá rẻ mạt, nông dân không bán được nên dừa để lên mộng hết.

    Th́ cũng như khoai lang Nhật, dưa hấu, đuôi trâu, ốc bươu vàng… Trung quốc sang VN mua móng trâu giá cao. Dân chúng đua nhau chặt móng đem bán, thế là con vật cũng chết queo. Trong thời gian ngắn chẳng c̣n con trâu nào làm ruộng. Khi ấy thương lái Trung quốc mới bắt đầu lù lù xuất hiện bán trâu và máy kéo. Mua ong bầu khiến cây mất giống, mua rễ sim khiến rừng tan hoang… Những chuyện như thế xảy ra thường xuyên, lập đi lập lại mà vẫn đề pḥng không xuể.

    Rồi có tiếng rao bánh ḿ đặc ruột thơm ngon đây!

    Chị này trước bán bánh cam bánh ṿng. Loại bánh cổ truyền này ngày càng ế, không ai muốn ăn nên gần đây chuyển sang bán bánh ḿ. Chị rao lanh lảnh, tay bưng cái sàng nhỏ đựng giấy và bao b́, tay trái kéo lôi cái giỏ cần xé đựng bánh ḿ phủ tấm bao tải giữ nóng.

    Khách ngồi ăn bún ḅ khá đông, họ tốn thêm ổ bánh ḿ hai ngàn rưỡi, xé ra, bỏ vào với nước bún ḅ. Chỉ cần ăn như vậy là đủ no tới trưa.

    Ngoài đường cái buổi sáng có bán phở, bánh canh gị heo nhưng rất ế. Duy có chỗ bán bánh ḿ thịt quay mười ngàn một ổ ban đầu đắt hàng. Sau nghe tin thịt heo bệnh, heo chết tẩm gia vị quay ḍn, người ta bỏ không ăn heo quay nữa, xe bánh ḿ ế ẩm chỉ bán được vài ổ bánh ḿ cá ṃi mà thôi.

    Khách phàm ăn từ mấy ngày qua thường lên ngă tư Hàng Xanh ăn nhậu các loại ṣ, ốc, tôm, cua rất đông. Lúc rày Saigon rộ lên phong trào ốc. Từ sáng tới tối đi đâu trong thành phố cũng gặp hàng ốc. Từ ṣ huyết, chem chép, ốc dừa, ốc mỡ, ốc bươu, ốc leng… nướng xào luộc hấp đủ kiểu. Càn quét kiểu này e có ngày đồng ruộng không c̣n con ốc!

    Một anh chàng chở một xe đủ loại ốc vừa rao lớn vừa ngừng lại tấp vào ăn sáng ở quán ăn cô Thắm, vừa mời mọi người mua ốc.

    Anh chàng ở Cali về cũng ngồi đó chợt đứng lên hỏi con ốc ṿi voi. Dĩ nhiên làm sao hàng rong hẻm có loại ốc mấy trăm ngàn một kư đó, loại ốc chỉ nằm trong nhà hàng cho khách sang thôi.

    Ngày nào anh chàng cũng ăn nhậu với chồng cô Thắm, anh rất chịu chi tiền mua rượu và mồi, rồi chồng cô Thắm rủ bạn nhậu đến lai rai cả đêm. Anh chàng xem chừng rất ḥa hợp với láng giềng khoản nhậu nhẹt. Trong xóm có mấy cô suốt ngày không làm ǵ chỉ trang điểm mắt xanh môi đỏ, mặc quần short áo hai dây ngồi hàng cô Thắm buổi sáng, chiều xề qua gỏi cuốn, bánh xèo, tối đi cà phê, vũ trường… Thế mà có mấy cô câu được chồng ngoại kiều, Việt kiều rồi đấy, nên chi các cô khác trông vào, ḷng đầy hy vọng…

    Anh chàng bán ốc bươu, ốc gạo đă ngồi năy giờ nhưng nhường cho một ông già cầm cái ca nhựa đi tới. Đó là ông già sửa xe đầu đường. Ông gầy c̣m hom hem đâu có biết sửa xe, chỉ bơm và vá xe lượm tiền xu thôi. Ông mua ba ngàn nước lèo về, hai vợ chồng già không con cái chan với cơm nguội ăn một lần gộp chung cả hai bữa điểm tâm và bữa trưa.

    Có nhiều người đến hàng, gọi đi gọi lại cả chục lần, cô Thắm luôn tay bán không xuể. Tuy nhiên cô vẫn đứng lầm lũi làm, không v́ khách đông mà rối trí. Cái dáng dấp nửa nhà quê, nửa thanh thản của cô rất được khách thương mến, kéo tới không ngại đợi lâu. Cô bỏ tiền vào cái ngăn tủ luôn để hớ hênh mà chẳng có ai để ư hay lấy trộm cả.

    Cuộc buôn bán ăn uống ồn ào náo nhiệt đó chỉ diễn ra mỗi ngày chừng vài tiếng đồng hồ là xong. Dẹp rửa đường xá, lau chùi quầy hàng, rồi cô Thắm bắt đầu đi chợ buổi sáng.

    Cứ một ḿnh thui thủi làm việc, đâu phải cô chỉ bán từ sáu giờ sáng, mà cả buổi chiều mua rau cải, thịt thà về lo hầm xương trước, cùng người nhà lặt rau sửa soạn cho ngày mai.

    Ngày nào cũng vậy, đến gà gáy sáng ba giờ sáng đă nghe bay mùi khét từ cái ḷ mới nhúm đỏ rực than hồng. Thắm cứ lục đục xắt thịt, pha tương… Mùa khô c̣n đỡ chứ mùa mưa rất cực v́ phải che bạt tránh mưa tạt tứ bề. Có lần cô bị nước sôi có mỡ nóng đổ vào người khiến nguyên cánh tay đỏ au lên như bị luộc. Thắm cứ im lặng chăm chỉ làm, không kêu ca than thở ǵ cả. Đó là tính t́nh của cô gái miệt vườn Nam Bộ, đă quen lối sống ruộng đồng cơ cực từ sớm tinh sương đă lâu rồi.

    Cô nuôi một đứa con lúc nào cũng ngỗ nghịch và hay tru tréo quanh mẹ. Công việc hàng ăn liên tục từ sáng sớm đến tối mịt nên cô không có nhiều th́ giờ theo dơi để dạy con, c̣n anh chồng chạy xe ôm lúc nào cũng qui tụ hằng vài mươi tên giang hồ mơ làm ca sĩ, suốt ngày nghêu ngao các bản nhạc không ai muốn nghe. Anh ta luôn t́m cơ hội tụ chúng bạn lại ăn nhậu la hét và ca hát mở loa thật lớn khiến đinh tai nhức óc hàng xóm. Chẳng ai ưa nổi anh chàng chuyên hát ở đám ma, đám giỗ ấy cả. Anh ta chạy xe ôm không giúp được ǵ cho gia đ́nh mà c̣n ṿi tiền vợ để đăi mấy tay côn đồ du đăng. Cứ mỗi lần trong hẻm có đám th́ bọn này bu tới đông nghẹt ăn nhậu ca hát vang dội khiến hàng xóm ngán ngẩm.

    Dường như cô Thắm lấy chồng là một định mệnh, không hợp chút nào với cái duyên dáng và siêng năng của cô. Sau mỗi cữ ăn nhậu của chồng và đám bạn, cô lại cặm cụi dọn dẹp tới sáng đến bơ phờ hốc hác.

    Có ngày cái hàng bán bún ḅ này sẽ dẹp luôn v́ cô kiệt sức mất. Tuy nhiên đắt hàng đông vui nên cô Thắm cũng quên cả mệt.

    Các ngày rằm, mùng một, cô nghỉ bán. Khách hàng thấy vắng vẻ có chiều nhớ. Người đợi người trông như ngày nào không ăn hàng của Thắm họ thấy buồn buồn trong miệng. Chắc là nhớ món ăn phần nhỏ nhưng phần lớn nhớ cái không khí đông đúc chộn rộn của hàng ăn nhỏ bé quen thuộc. Đủ hạng người, đủ loại chuyện tṛ vô số tin tức dưới gầm trời này giống như đàn ông ngồi quán cà phê nhưng chắc chắn vui hơn quán cà phê.

  4. #134
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Sàig̣n - mùa đông nóng


    - Saigon cô nương



    Sàig̣n đang có một mùa đông nóng.

    Thật ra Sàig̣n chẳng có mùa đông. Nhưng thường như mọi năm, hết mùa mưa, vào tháng 12 tây, gió mùa Đông Bắc về mang chút gió heo heo mát mẻ. Ra phố, ai nấy áo gió, áo dài tay. Cũng coi như Saigon mùa đông.

    Nhưng năm nay Sàig̣n đang có một mùa đông nóng.



    Thời gian cuối năm, ngày có ngắn đi một chút nhưng vẫn nóng quá. Mới hơn bảy giờ sáng, ra khỏi nhà mà nắng đă chang chang như muốn cháy da. Đến tận giữa đêm vẫn nóng.Tuy vậy, đa số các thiếu nữ Saigon vẫn có nước da trắng trẻo v́ trang bị chống nắng đến tận răng. Nào khẩu trang che kín mặt và cổ, găng tay dài đến vai, vớ chân, nếu mặc váy th́ thêm khăn choàng che chân

    Nhiều cửa hàng trang hoàng cảnh mùa đông ôn đới. Có cây thông treo quả châu, có màu trắng tuyết rơi lác đác sơn trên cửa kính quán cà phê, h́nh ông già Noel giơ tay mời khách hàng bước vào tiệm… Nh́n mát mắt một chút giữa thời tiết thành phố quá nóng bức.

    Chắc tại người ta miệt mài chặt cây, băm nát rừng để đốn gỗ lậu, xây nhà máy thủy điện… Ngoài sông biển th́ dùng kích điện, lưới cào mắt nhỏ như kim tận diệt tôm cá. Rừng vàng biển bạc cạn kiệt ô nhiễm, rồi hiệu ứng nhà kính… khiến khí hậu thay đổi, trái đất ấm dần lên…

    Đó là chuyện xa. C̣n chuyện gần th́ đă sang mùa khô, không mưa gió băo lụt nhưng chỉ cần thủy triều lên đủ làm nhiều khu vực ngập nặng. Ao hồ kênh lạch đều bị chiếm đất cho nhà cửa mọc lên. Khu vực quận 7 vốn là vùng trũng thoát nước cho thành phố bị san bằng để phân nền, xây chung cư. Một khu đô thị mọc lên, đổi lại thành phố ngập triền miên. Trời mưa ngập, không mưa cũng ngập. Gặp lúc vừa mưa vừa thủy triều lên th́ lụt to. Cho nên sống ở thành phố mà cứ nghe tin bể bờ bao hoài như là sống giữa Đồng Tháp Mười sông nước.

    Đó là khí hậu, về mặt kinh tế, xă hội nóng không kém.

    Thời gian qua, do trại giam quá tải, tù nhân được thả nhiều nên tội phạm gia tăng mạnh. Cướp giật trắng trợn, đâm chém dă man và già nửa số tội phạm này đều dính dáng đến ma túy.

    Nóng bỏng là kinh tế suy giảm, đời sống người dân ngày càng quá khó khăn. Sàn chứng khoán đ́u hiu, bất động sản đóng băng, vàng tăng hơn giá thế giới, chủ doanh nghiệp ngoại quốc nợ lương công nhân lặng lẽ chuồn về nước bỏ của chạy lấy người… là những tin nóng cuối năm.

    Năm nào cũng vậy, cứ đến gần tết ai nấy nháo nhác v́ lương lậu. Nhiều hăng xưởng công nhân nóng ruột như lửa đốt. Không dám mong đợi ǵ khoản lương thưởng tết nữa, chỉ cầu mong đ̣i được phần lương nợ mấy tháng chưa trả là may lắm rồi.

    Đâu đó có tin lương thưởng tết cả vài chục, vài trăm triệu nhưng chỉ là cá biệt một vài doanh nghiệp, có vốn đầu tư nước ngoài hoặc công ty sản xuất độc quyền của nhà nước như điện, nước… hay là giám đốc, lănh đạo chứ hầu hết người đi làm lănh lương ba cọc ba đồng th́ mặt méo xẹo.

    Đồng thời công ty Điện lực công bố năm nay không thưởng tết cho nhân viên mà chỉ ứng lương. Cách đây hai năm, lương b́nh quân của ngành điện đă hơn chục triệu mỗi tháng trong lúc công nhân khu công nghiệp chỉ lănh ba triệu tṛn trịa. Nhà giàu như vậy mà bây giờ không có tiền tết th́ công nhân hạng bét c̣n biết trông chờ vào đâu.

    Tuy nhiên anh nhân viên đi thu tiền điện của công ty Điện lực bỏ nhỏ:

    -Cỡ tui được khoảng hơn 20 triệu tiền ăn tết.

    Thấy người hỏi tỏ vẻ ngạc nhiên v́ nghi anh “nổ”, anh này nói ngay:

    -Thiệt mà, khoản nào bí mật mới dấu chứ cái vụ này công ty cho công khai trong… nội bộ mà.

    Nghành điện phân bua đó là khoảng ngắt ra từ tiền lương mỗi tháng, gộp lại cuối năm đưa thành tiền tết chứ không phải họ chơi trội đâu.

    Các ngành từng “hot” như nhà đất, chứng khoán, ngân hàng… coi bộ việc chi tiền thưởng tết im ĺm.

    Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) – là người ngoại quốc- gửi “tâm thư” cho toàn thể nhân viên nhấn mạnh 2012 là một năm thực sự khó khăn cho ngân hàng nên chỉ có lương tháng thứ 13 chứ không có tiền thưởng tết. Dùng chữ nghĩa khác để tránh né chữ khen thưởng, thưởng tết… kẻo mọi người nghe lại ganh tỵ.

    Cô Dương- nhân viên của một ngân hàng- điện thoại cho người thân:

    -Mấy chị giúp em với. Chị nào có tiền dư th́ qua gửi ngân hàng em. Ông sếp ra tiêu chuẩn thi đua phải có định mức tiền gửi tiết kiệm một tỷ th́ mới có tiền thưởng tết! Ông c̣n hăm giảm biên chế nữa.

    V́ thế nhân viên ngân hàng hớt hải đi kêu gọi bà con, bạn bè làm ơn gửi tiền vào ngân hàng để lấy điểm.

    Không chỉ người đi làm mà học sinh năm cuối cũng lên cơn sốt mùa đông.

    Ty học lớp 12 đang bù đầu học thi học kỳ I. Như đa số bạn cùng trang lứa, Ty đặt kế hoạch thi đại học vào ngành Quản trị kinh doanh để sau này ra làm… giám đốc. Nhưng vừa qua, bộ Giáo dục ra thông báo từ kỳ thi tới- 2013- sẽ ngừng tuyển sinh đại học vào các ngành ngân hàng, kế toán, quản trị kinh doanh v́ những ngành này đă thừa… văn bằng, thừa trường. Sau thời gian dài khiến thiên hạ đổ xô học ngành ngân hàng th́ nay ngành này mới bày ra chuyện lỗ lă khiến nhân viên chới với. Có vẻ thời hoàng kim của ngân hàng đă qua.

    Không làm giám đốc cũng không ngồi nhàn nhă đếm tiền trong quầy th́ học ngành ǵ bây giờ? Học ngành kỹ thuật th́ cực thân, dang nắng… Ai cũng khoái có bằng kỹ sư, cử nhân lận lưng chưa kể phong trào “thạc sĩ” tràn lan, nên mới có t́nh trạng “thừa thày, thiếu thợ”. Hè sang năm mới là mùa thi đại học nhưng giờ này nhiều trường đă hoàn tất sớm chương tŕnh để lao vào luyện thi đại học. Lũ học sinh năm cuối trung học náo loạn hỏi nhau vậy chứ không học ngân hàng, quản trị kinh doanh… th́ biết học cái ǵ bây giờ? Chọn một nghành đang “hot”, tới khi ra trường th́ nguội. Ai mà tiên đoán nổi bốn năm sau thế nào.

    Trước t́nh cảnh khó khăn, nhà nước cũng giảm bớt chi tiêu.

    Mọi năm Sàig̣n có hai đợt trang hoàng “phố tỏa sáng” nghĩa là giăng đèn kết hoa vài con đường trung tâm: Nguyễn Huệ, Lê Lợi... Nghèo th́ nghèo, mấy con đường đó là bộ mặt thành phố, người ta trông vào nên Tết Tây th́ kết nơ đỏ, giăng đèn h́nh hoa tuyết. Được vài ngày hết tết tây th́ gỡ hoa tuyết xuống, căng hoa mai, hoa đào đón tết ta. Năm nay trong “tinh thần tiết kiệm”, nhà nước chăng hoa màu hồng tím, lá chuối xanh từ cuối tháng 12 trước tết tây qua tháng 1 tết ta. Trang trí một lần để đón cả hai cái tết chứ làm hai lần tốn kém quá.

    Ai cũng lo, c̣n hơn tháng rưỡi nữa là tết. Bao nhiêu thứ trông vào tết. Đă có thông báo thịt heo, thịt gà… tăng giá. Vé xe đ̣ tăng thêm từ 20 đến 30%. Một anh người Hà Nam bán xe bắp xào cho biết:

    -Mọi năm tôi bán đến cận tết mới nghỉ. Năm nay người ta tiết kiệm quá, quà vặt chẳng ai ăn. Tôi sửa soạn về quê v́ ở lại cũng chẳng bán được mà về muộn quá th́ vé xe tăng giá từng ngày.

    T́nh trạng buôn bán ế ẩm thấy rơ khắp nơi. Từ cuối tháng 12 trở đến tết ta là cao điểm mùa mua sắm. Thế nhưng năm nay xem chừng t́nh h́nh im ắng. Các cửa hàng điện máy, hàng gia dụng, nhất là y phục thời trang đều kêu trời. Chưa tới thời gian xả hàng nhưng rất nhiều cửa hàng đều trưng bảng bán xon, đại hạ giá. Nhiều chương tŕnh khuyến măi đưa ra giảm giá đến 50-60%, mua 2 tặng 1, mua 3 tặng 2…mà khách hàng vẫn không mặn mà. Ai nấy chỉ tập trung vào nhu yếu phẩm mà thôi.

    Nhà buôn hy vọng thay v́ mua sắm từ Tết tây th́ năm nay có thể khách hàng sẽ chuyển tập trung sắm sửa vào tết ta. Tuy nhiên với lương lậu và giá cả như hiện nay th́ t́nh h́nh chẳng có vẻ ǵ khả quan.

    Mùa đông nóng. Nóng ruột từ người nghèo đến cả người có tiền.

    Ông cụ sống nhờ con ở ngoại quốc gửi tiền về cũng than:

    -Con tôi làm công nhân, bao nhiêu năm nay chỉ gửi vậy, không hơn. Trong khi vật giá tăng phi mă, riêng “thu nhập” của tôi lại giảm. Năm ngoái giá đô hơn hai mươi hai ngàn mà năm nay chỉ c̣n hai mươi lẻ tám hai!

    Mọi người thắc mắc tại sao giá xăng dầu trên thế giới giảm mà xăng trong nước vẫn nhất định không xuống. Mọi hàng hóa đều dính líu đến xăng dầu nên xăng không giảm th́ làm sao hàng hóa giảm được. Ế th́ ế hàng tết vẫn rục rịch tăng.

    Thêm một cú giáng cho thị trường là thông báo tăng giá điện từ ngày 22 tháng 12, năm nay tăng hai lần cũng như năm ngoái.

    Xăng c̣n có khi lui một bước để tiến ba bước nhưng điện th́ chưa bao giờ giảm chút ít cho vui mà lúc nào cũng hùng dũng tiến lên.

    Bận lo đến cái tết trước mắt khiến dân chúng tạm thời dẹp mấy chuyện nóng khác qua một bên: Vỡ đập Darkrong 2 do xe vận tải đụng mới phát giác bên trong bê tông là củi mục, động đất ở thủy điện Sông Tranh 2 và mới đây nhất là đập thủy điện Đak Mek 3. Xây thủy điện mà sơ sài như dựng túp nhà. Một công tŕnh thủy điện có thể khai thác 50 đến 70 năm trong khi chỉ 4 hay 5 năm đă hoàn vốn. Hỏi sao người ta không đua nhau làm thủy điện.

    Bao nhiêu thứ cần chi tiêu hằng ngày, trong lúc cả nước có gần một triệu người thất nghiệp và hơn triệu người thiếu việc làm. Sẽ có nhiều tệ nạn xă hội xảy ra. Năm mới xem chừng nóng quá.

  5. #135
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Cả nước bị điện giật

    - Văn Quang



    Đúng ngày tận thế, chiều 21-12-2012, ông Điện lực VN (tên giao dịch quốc tế là Vietnam Electricity, viết tắt là EVN) thông báo tăng giá điện, tính cả năm hai lần tăng là 10%. Nụ cười của người Việt vừa thoát khỏi ngày tận thế chưa rời khỏi khóe môi đă héo lại v́ bị “tận thu”. Cái số người dân Việt bây giờ v́ thế ít khi nào có nụ cười trên môi. Xin đừng đặt câu hỏi v́ sao một số người Việt bây giờ lại “vô cảm” đến thế. Lư do giản dị bởi c̣n chạy gạo hộc x́ dầu, không có tiền th́ vợ con đói, bố mẹ không có thuốc, chưa biết chết lúc nào, nên đành phải “mắc bệnh vô cảm” vậy, dù lương tâm có bị cắn rứt cũng phải chịu. Công việc nhà chúng em c̣n nhiều lắm, ông thông cảm hay không cũng chẳng ảnh hưởng ǵ tới “cơm gạo áo tiền” nhà chúng em. Nhưng c̣n một ông lớn mắc bệnh vô cảm nặng hơn, công khai thách thức dư luận.

    Ông Điện Lực VN mắc bệnh vô cảm nặng

    Cái thời buổi này nó thế, nhất là dịp năm hết tết đến này, người dân có hàng chục thứ phải lo. Công nhân đi làm xa, lo lấy cái vé tàu về quê cũng ăn chực nằm chờ suốt đêm vẫn chưa mua được, lại phải nhờ đến c̣ chợ đen. Nỗi lo lương thưởng tết không có, lấy ǵ mua bánh cúng ông bà, lấy ǵ mua cho con manh áo mới. Chưa nói đến một số doanh nghiệp nợ lương từ tháng này qua tháng khác, tháng này không biết c̣n nợ nữa không. Rồi vẫn lo cái xe gắn máy cà tàng sắp phải đóng thuế “phí sử dụng đường bộ”. Ông ngân hàng nhà nước cũng “nhân dịp cuối năm” này ép hạ lăi suất gửi ngân hàng xuống thêm 1% nữa. Nỗi lo hơn nữa là thất

    nghiệp. Mấy cô cậu làm trong ngân hàng đang nơm nớp lo bị “cắt giảm nhân sự”. Nói cho đúng, làm ở sở càng lớn, lương càng cao, càng lo. Công nhân các công ty xí nghiệp càng nhỏ, lương cành “hẻo”, càng lo, chưa biết năm sau công ty sẽ đi về đâu, nỗi lo thất nghiệp vẫn canh cánh bên ḷng. Ấy thế mà vẫn tăng giá điện gấp gáp, bất ngờ, có ông ví von như một cú gí diện vào lưng nhân dân. Như thế ông điện lực c̣n mắc bệnh vô cảm nặng hơn nhiều!

    Người lao động và đại gia cũng cùng bị điện giật

    Thế cho nên khi được tin tăng giá điện, cả nước nhảy nhổm y chang bị điện giật. Có hàng ngàn câu nói cửa miệng của người lao động thốt ra. Mấy cái doanh nghiệp cũng thất thần, hăng nào cũng phải sử dụng điện trong khi hàng ế ẩm, bán giá cũ chưa ai mua, nay lại tăng giá nữa, làm sao bán hàng? Cho thợ nghỉ hàng loạt hay cho thợ làm 3 ngày một tuần, vẫn chưa giải quyết được vấn đề. Chỉ c̣n nước đóng cửa. Đóng kiểu nào c̣n tùy theo t́nh h́nh. Đóng theo kiểu bán hết máy móc thiết bị, ông chủ bỏ nhà không vườn trống, chạy mất tiêu là gọn nhất. Tha hồ cho mấy anh thợ đứng chờ như ḥn vọng phu. Kiểu đó không thiếu ǵ ông chủ đă và đang áp dụng có hiệu quả tại VN.

    Nhưng t́nh trạng của người lao động c̣n thê thảm hơn nhiều. Vậy xin chứng minh cụ thể tiếng nói của người dân trước. Trong số hàng ngàn ư kiến trên hầu hết các trang báo cho người dân “x́ hơi”, đa số ư kiến đều cho rằng EVN làm ăn thua lỗ những năm trước không phải do lỗi của người tiêu dùng nên không thể bắt họ phải chịu trách nhiệm. Mời bạn đọc những tâm sự rất ngắn gọn nhưng đầy đủ ư nghĩa:

    Thà tận thế cho khỏe

    - Bạn Lao Đao thất vọng quá đến mức phải thốt lên: Vừa vượt qua được cái tận thế lại đụng ngay cái tận thu của anh Điện, tuần sau anh Giao Thông cũng sẽ tận vét với cái phí giao thông cho các loại xe! Thà tận thế thiệt cho khỏe!!!

    - Bạn Phạm Văn Lâm than bóp đă xẹp: Những ngày cuối cùng của năm 2012 giá điện tăng “hốt hụi chót”... Bóp của dân thực sự đă xẹp lép, làm ǵ c̣n tiền để đóng “phí bảo tŕ đường bộ” ngay đầu năm đây hỡi những ông Quan ơi?...

    - Bạn Tiếng xưa nh́n nồi cơm nhà ḿnh: Người dân đă oằn ḿnh với bao thứ thuế, Sở Điện lực cũng ráo riết ra tay. Nồi cơm lại vơi đi rồi, Sở Điện lực ơi!

    - Bác Bảy Đại Ca hỏi thăm các nhà làm kinh tế vĩ mô và “siêu tiến sĩ” VN: Đây là kinh tế vĩ mô và người dân sẽ ngộp thở, là nhờ các siêu tiến sĩ làm luận án, tăng lăi để bù lỗ và người dân ngóc đầu lên không nổi.

    - Bạn Năm Khang sâu sắc hơn: Cái mất nhiều hơn: Hết biết, hết biết, hết biết! Trong khi, Chính phủ mới có chỉ đạo trong phiên họp tháng 11 là phải tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô; kềm chế lạm phát. Và tại sao phải tăng giá để bù lỗ do tự ḿnh kinh doanh yếu kém. Thật sự không c̣n biết tin vào cái ǵ nữa. Dân phải ép ḿnh mà trả thêm tiền điện, trả thêm phí bảo tŕ đường bộ mà tâm không phục, khẩu không phục. Có thêm tiền, nhưng cái mất là nhiều hơn!

    - Bạn TBDKN nói đến nguyên tắc ngược đời trong kinh doanh: Theo nguyên tắc cung cầu của thị trường th́ mua càng nhiều, giá càng giảm nhưng EVN th́ không! mua càng nhiều càng bị “chém”. Một ḿnh một chợ muốn làm ǵ th́ làm. Chẳng có ngành nghề nào kinh doanh sướng như EVN, thua lỗ th́ nhà nước cứu, c̣n lợi nhuận th́ đem chia nhau xài. Bó tay.

    - Bạn Hiep, email hiep63@mail.vn lại tỏ ra khôi hài: Đúng là 5 anh em trên 1 chiếc xe ‘tăng’: ‘xăng tăng -điện tăng -nước tăng -gaz tăng -vàng tăng’ mà lương…chậm tăng!

    - Bạn có địa chỉ email tuanhonglac@... đặt câu hỏi “Tăng giá điện là điệp khúc được lặp đi lặp lại nhiều năm. EVN độc quyền bán điện rồi độc quyền tăng giá, lại c̣n nói “Không tác động lớn”. Cơ sở nào để các ông nói là không tác động lớn? Thử làm dân nghèo xem có tác động hay không khi mà người dân đă cắt giảm rất nhiều khoản chi tiêu, nay giá điện lại tăng th́ lấy khoản nào bù vô? Đó là chưa kể giá điện tăng sẽ làm giá hàng hóa tăng theo. Tại sao làm ăn lỗ lại bắt khách hàng gánh cho ḿnh?”.

    - Cụ Lăo Nạp kết luận: Người dân không bị tận thế th́ cũng bị tận... số với các ông: Điện, giao thông, xăng dầu!

    Chỉ nghe bằng ấy lời “tả oán” của người dân, bạn đọc đă có thể nh́n rơ được tâm trạng của người dân Việt hiện nay “mười phân vẹn mười” như thế nào, khỏi cần b́nh luận thêm, phải không bạn?

    Không chỉ người dân nghèo than khổ, các đại gia chủ doanh nghiệp cũng than khổ.

    Tiếng kêu của các đại gia trong các doanh nghiệp

    * Ông Đỗ Phước Tống (giám đốc Công ty TNHH cơ khí Duy Khanh): Quá ngán giá điện:

    Phải nói là quá bất ngờ. Trước đó, hầu như tôi chưa nắm được thông tin nào về việc tăng giá điện bắt đầu từ hôm nay (22-12). Thú thật, tôi đă quá ngao ngán về vấn đề này. Doanh nghiệp, người tiêu dùng than quá nhiều về giá điện nhưng Bộ Công thương có bao giờ nghe.

    Từ đầu năm đến nay, nhiều loại chi phí đầu vào tăng giá mạnh, nhưng sản phẩm bán ra không thể tăng giá. Trong ngành cơ khí chúng tôi, phần điện rất nặng. Hầu hết các khâu sản xuất đều phải dùng điện.

    Tại Công ty Duy Khanh, chi phí tiền điện chiếm khoảng 4% trong tổng chi phí sản xuất. Việc tăng giá điện có tác động rất lớn đến hoạt động của công ty. Trong khi đó ở thời điểm này không thể tăng giá đầu ra v́ c̣n phụ thuộc vào sức mua, doanh nghiệp phải tự gánh khoản tăng giá điện lần này.

    Ép dân và các doanh nghiệp quá đáng

    Thời gian thông báo tăng giá điện chỉ trong ṿng một ngày. Đúng là chỉ có công ty điện lực được nhà nước bao cấp mới có khả năng làm như vậy để ép dân chúng tôi. Tôi chỉ vừa nghe tin tăng giá điện hôm qua, vậy mà hôm nay nhân viên điện lực đă đến cơ sở sản xuất của tôi để chốt giá điện báo tăng giá.

    Dân chúng tôi xài điện, đóng tiền điện - cũng xem như là khách hàng của công ty điện, nhưng liệu chúng tôi có được sự tôn trọng như là khách hàng?

    Thử hỏi nếu là một doanh nghiệp muốn báo tăng giá sản phẩm th́ cũng phải thông qua một thời gian thông báo trước để khách hàng có tâm lư chuẩn bị và tính toán lại. Đằng này thấy ép chúng tôi quá. Dường như ngành điện giờ trở nên quá độc đoán nên chỉ trong một ngày thông báo tăng giá là ngày mai áp dụng ngay, để dân chúng không kịp có tiếng nói ǵ.

    Chính phủ có thẩm quyền th́ chỉ yêu cầu EVN bù lỗ nhưng không yêu cầu rơ chính sách bù lỗ hay biện pháp hạn chế sự độc đoán của EVN, thay v́ bằng việc cải tổ lại bộ máy hoạt động sao cho hiệu quả tránh thất thoát hơn th́ EVN chỉ đơn giản nhất là móc túi dân, bắt người dân như chúng tôi - những người làm ăn cực khổ ngày đêm thiếu ăn thiếu ngủ để tính toán sao cầm cự được v́ không thể tăng giá đầu ra nhưng phải đủ sức nuôi thợ có công ăn việc làm ổn định, phải gồng gánh hết thuế này thuế nọ. Rồi lại phí này phí kia, rồi hết điện tăng rồi có ngày xăng, nước lại tăng, giá nguyên liệu tăng theo... Mỗi thứ tăng một ít 5%, 3%, 4% th́ chúng tôi chỉ c̣n biết dẹp tiệm....



    T́m mọi lư do để móc túi dân

    Bây giờ bạn đă hiểu tại sao doanh nghiệp VN đóng cửa lu bù, công nhân thất nghiệp, nạn trộm cướp hoành hành dữ dội, mại dâm từ chân dài thành thị đến con gái nhà quê mọc lên như cỏ hoang… và c̣n nhiều những hệ lụy khác làm băng hoại xă hội phát sinh từ những quy định thiếu thực tế, chỉ lo đến cái ngân sách của ngành ḿnh, của cơ quan ḿnh hơn là đời sống của dân. Các ông làm kinh tế vĩ mô, các nhà “siêu tiến sĩ” như bác Bảy Đại Ca đă “xưng tụng” bỏ quên mất đời sống của người dân sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào. Hoặc là cố bám víu lấy một chỉ thị của cấp trên để thi hành máy móc theo kiểu “cố t́nh hiểu sai, hiểu lầm” nhanh chóng đưa ra những quyết định “bảo hoàng hơn vua”. Viện ra đủ đủ lư do để móc túi dân cho nhanh.

    Thí dụ “EVN công nhận năm 2012 lăi khoảng 3.500-4.000 tỉ đồng, nhưng vẫn phải tăng giá điện để bù các khoản lỗ trước đây”. Lỗ v́ ngành điện lực sẵn tiền trong tay, mang đầu tư ngoài lănh vực chuyên môn của ḿnh như bất động sản, viễn thông, chứng khoán..., để lỗ hơn 20.000 tỉ, lỗi này hoàn toàn do sự quản lư yếu kém của EVN. Đầu tư không đúng chức năng, làm thất thoát tài sản của nhà nước th́ trách nhiệm trước hết thuộc về lănh đạo EVN, phải bỏ tiền túi ra mà đền. Không thể bù các khoản lỗ bằng cách tăng giá điện, đánh vào người tiêu dùng, họ không có tội.

    Theo một chuyên gia, giá điện đă có thể không gánh nhiều áp lực tăng như thế, nếu EVN quản lư tốt hơn, tiết giảm nhiều chi phí đầu vào cấu thành giá điện. Đặc biệt là tổn thất điện năng nhiều năm qua dù đă có yêu cầu phải giảm nhưng vẫn đứng ở mức cao (trên 9%). Theo vị này, chỉ cần giảm 1% tổn thất điện năng th́ mỗi năm ngành điện đă tiết kiệm thêm được cả ngàn tỉ đồng. Đỡ khổ cho dân biết mấy.

    Lại đến những chuyện bất hợp lư từ ngân hàng

    Và cũng nhân “dịp đặc biệt” này, chỉ sau 1 ngày giá điện tăng, ông Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN), bèn ra ngay cái quyết định giảm lăi suất, trước hết là giảm đầu vào tức là giảm tiền lời của dân, bù đắp cho ngân hàng để giảm lăi suất cho doanh nghiệp vay. Cơ quan này thừa nhận t́nh h́nh doanh nghiệp c̣n gặp nhiều khó khăn, do sức mua của thị trường vẫn ở mức thấp, hàng tồn kho ở mức cao, khả năng hấp thụ vốn tín dụng ngân hàng hạn chế.

    Việc giá tiêu dùng được kiềm chế ở mức thấp cũng là điều kiện để lăi suất tiếp tục giảm. Dự kiến cả năm nay, lạm phát chỉ tăng khoảng 7% so với năm ngoái.

    Như vậy đây là lần thứ 4 liên tiếp trần lăi suất tiền gửi VNĐ giảm, từ mốc 14% vào đầu năm. Các loại lăi suất điều hành khác c̣n được điều chỉnh với tần suất dày đặc hơn, mặc dù suốt 25 tháng qua, NHNN giữ nguyên lăi suất cơ bản 9% một năm.

    Dự báo của các ông có tính đến việc tăng giá điện, mọi thứ sẽ tăng theo, lạm phát và tiêu dùng có c̣n giữ được mức đó không? Cho nên ông NHNH mới vội đưa ra quyết định giảm lăi suất cho “hợp thời trang”. Nếu để vài hôm, giá tăng đùng đùng mới đưa quyết định ra sẽ là bất hợp lư. Đúng là một quyết định khôn ngoan của các ngài làm kinh tế vĩ mô! Khôn hơn dân là cái chắc. Nhưng vẫn có những bất hợp lư không che giấu được.

    Quưt làm cam chịu

    Một bất hợp lư dễ thấy là những doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước, làm ăn thua lỗ, sao lại bắt dân chịu? Thí dụ những DN, từ hàng chục năm trước đây, vay vốn ngân hàng kiểu “tay không bắt giặc”, mua 1m2 đất chỉ có vài trăm ngàn đồng, khi bán cả triệu đồng, lời hàng ngàn tỉ, dân được hưởng cái ǵ? Đến khi xây nhà, xây siêu thị, lại lời thêm một lần nữa, xây vài trăm triệu, bán cả chục tỉ, ai ăn? Dân được cái ǵ?

    Thế mà khi nhà đất xây ra rồi để đó định kiếm lời vái trăm tỉ nữa, nhưng gặp lúc “đóng băng”, ế dài. Dân lại chịu đủ kiểu để “tháo gỡ” cho các “vua nhà đất”, nói chung là những “doanh nghiệp đang gặp khó khăn”. Khi ăn th́ đại gia ăn hết, khi thua th́ lấy tiền dân bù vào có hợp t́nh hợp lư không?

    C̣n ngân hàng khi cho các doanh nghiệp vay nặng lăi trên 20%, khi đó doanh nghiệp có ăn, trả lăi đầy đủ cho ngân hàng. Ai ăn? Khi vỡ lở ra, ngân hàng không đinh giá kỹ hoặc móc ngoặc với doanh nghiệp, cho doanh nghiệp không vốn hoặc ít vốn vay, bây giờ không đ̣i được nợ thành “nợ xấu”. Lỗi này hoàn toàn thuộc về ngân hàng, dân có tội ǵ? Ngân hàng có bổn phận phải tự cứu ḿnh. Mang tiền dân ra “cứu nguy” lại là điều bất hợp lư khác nữa. Chung quy quưt làm cam chịu, người dân có tí tiền gửi tiết kiệm, thơm như quả cam đỏ hồng, bị “gí” mà không nói năng ǵ được.

    Phần khác, khi viện dẫn lạm phát bao nhiêu phần trăm là tự các ông nói thôi, người dân hoàn toàn mù tịt, không thể biết lạm phát lên xuống ra sao. Theo suy luận giản dị của người dân, chỉ căn cứ vào giá cả cứ tăng, đời sống ngày một khó khăn hơn hay dễ thở hơn, đó là lạm phát tăng hay giảm. Cho nên người dân không khỏi bất b́nh về cách “áp đặt”này của NHNN. Ông NHNN đă căn cứ vào chỉ thị của chính phủ là phải hạ lăi suất, đó là điều ai cũng mong cho giá cả hạ nhiệt. Nhưng cách làm của NHNN là cứ cái ǵ “đè” được th́ “đè” cho nó nhanh gọn, không có sáng kiến t́m ra giải pháp khác và không có lư lẽ thuyết phục.

    Lúc này mọi việc đầu tư đều khó khăn, người dân chỉ có lựa chọn là gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Thôi th́ nay hạ, mai hạ lăi suất, không kiếm được tí tiền lời như trước cũng gỡ được cái vốn không bị hao ṃn v́ đồng tiền mất giá. Ăn tiêu vào tiền lời gửi ngân hàng tức là ăn vào vốn của ḿnh hay nói theo cách của người b́nh dân là ḿnh cắn vào tay ḿnh.

    Ngay cả việc gửi tiền vào ngân hàng, có người cho rằng như thế cũng là “liều” v́ chưa biết lúc nào ngân hàng có thể vỡ nợ. Họ tin vào sẽ không có ngân hàng nào vỡ nợ trong thời gian này cả v́ nếu một ngân hàng vỡ nợ th́ các ngân hàng khác cũng vỡ theo, nên ngân hàng phải cứu nhau. Nhưng đấy chỉ là niềm tin mỏng manh trong từng thời điểm mà thôi, ngày mai có thể khác, đó là nhận định của một chuyên gia kinh tế.

    Bạn Van viết trên báo Thanh Niên ngày 23-12-2012:

    “Muốn nói ǵ th́ nói, lạm pháp quá cao, cái ǵ cũng tăng. Từ điện, gas, nước, xăng, thực phẩm, thu phí cầu đường v.v... Tất cả đều tăng như ngựa phi, tiền đang mất giá. Ngân hàng trả lăi suất tiết kiệm quá thấp, người dân phải rút tiền tiết kiệm ra mua vàng, ngoại tệ để pḥng thủ. Chứ biết làm sao bây giờ! Doanh nghiệp than, nhưng kiếm tiền rất bộn. Muốn mượn tiền với lăi suất thấp nhưng làm giàu rất mau. Chuyện kinh doanh là chuyện của họ, có dính dáng ǵ đến người dân mà phải hy sinh cho các đại gia này làm giàu. Cứ nghèo hoài cho họ giàu à!!!!”

    Nếu có một bất cứ một “kênh” nào gửi tiền có lời hơn 8%, họ sẽ rút tiền ra ngay. Thí dụ nhà đất ấm lên, có lời, người ta lập tức đầu tư vào chỗ khác, hơn là gửi ngân hàng nay ép mai ép. Lúc đó sợ ngân hàng không phản ứng kịp, t́nh h́nh sẽ ra sao?

    Trong khi đó chẳng biết NHNN có kiểm soát được triệt để các ngân hàng cho doanh nghiệp vay đúng như quy định không và ngân hàng có “đi đêm”, lách lăi suất không? Điều này ông Thống đốc NHNN biết hay không biết?

    C̣n một số quy định sẽ được áp dụng từ đầu năm 2013 đang làm người dân đau đầu. Tôi xin bàn đến vào những ngày đầu năm.

    Xin chúc bạn đọc cùng gia quyến năm mới 2013 AN KHANG – THỊNH VƯỢNG.



    - Văn Quang

    Viết từ Sài G̣n

  6. #136
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Về quê lần cuối



    Văn Quang và linh mục Thao

    Văn Quang

    Rất bất ngờ, vào dịp cuối năm 2012, các ông Nhất Giang và Vi Túy từ Úc gọi điện thoại cho tôi với một câu hỏi cũng rất “giật gân”:

    “Anh có muốn về Thái B́nh không?”

    Tôi nghĩ hai ông này định dỡn mặt với ḿnh đây. Tôi c̣n đang phân vân t́m cách đối phó để khỏi rơi vào bẫy việt vị, Nhất Giang nói ngay:

    “Thật đấy, chuyến này báo Văn Nghệ sẽ đi làm từ thiện ở Thái B́nh, quê hương anh đấy. Anh thấy thế nào?”

    Tôi trả lời không cần suy nghĩ:

    – Các anh làm từ thiện từ Đồng Bằng sông Cửu Long đến Campuchia, rồi Huế, Pleiku, Kontum, chỉ c̣n thiếu miền Bắc. Đồng bào đói khổ th́ ở đâu cũng là người Việt ḿnh cả. Sao lại không ra miền Bắc một chuyến nhỉ.

    Vi Túy hỏi rất thành thật:

    – Theo anh, miền Bắc c̣n nhiều gia đ́nh nghèo lắm không?



    – Ở đâu cũng có người nghèo trên khắp giải đất VN này. Ở miền Bắc, họ hàng tôi c̣n nhiều, nhất là ở tỉnh Thái B́nh mà các anh vừa đề cập tới. Có những người “trên không chằng, dưới không rễ”, nói rơ ra là họ không có người thân, không có họ hàng hang hốc với chính quyền địa phương, phần đông c̣n nghèo khó là cái chắc, chẳng khác ǵ những người ở các vùng quê miền Nam đâu. Chưa nói đến trường hợp như mấy đứa cháu tôi, sự nghèo khổ c̣n thê thảm hơn, kéo dài suốt từ năm 1954 tới bây giờ. Tôi kể lại sơ lược sự thật đó để các anh hiểu rơ hơn.

    Nỗi khổ từ “muôn năm cũ”

    Năm 1954, sau khi gia đ́nh tôi vào Nam, anh cả tôi ở lại miền Bắc bởi anh theo kháng chiến chống Pháp từ những năm 1949. Như tôi đă có lần tường thuật với bạn đọc về cái chết oan uổng của ông anh cả tôi. Anh đang là chính trị viên, nhưng anh bị sốt rét nên sau khi đi bệnh xá, được nghỉ phép về làng dưỡng bệnh. Gặp ngay đợt cải cách ruộng đất, phong trào đấu tố được “phát huy” lên đỉnh điểm. “Chỉ tiêu” của làng tôi là phải đấu tố 3 anh địa chủ. Thế là ông anh tôi, vốn là con ông chánh tổng, bị lôi ra đấu tố rồi xử bắn. Để lại vợ và 3 đứa con nhỏ, có cháu mới 2 tuổi, cháu lớn nhất mới 6 tuổi. Bà vợ anh không chịu nổi cảnh nhục nhă này nên đă đâm đầu xuống ao nhà tự tử. Mấy đứa con nhỏ bị đuổi ra ở một túp lều lá trong khu vườn chè nhà tôi. Cả làng, kể cả người thân trong họ, cũng không dám giúp đỡ bất cứ thứ ǵ cho các cháu. Một lần các cháu ṃ cua bắt ốc, bắt được mấy con cá nhỏ ngoài đồng, mang về đến gần nhà, vô phúc gặp một anh dân quân du kích bắt đứng lại khám xét. Thấy mấy con cá, anh dân quân này quả quyết rằng hai đứa ăn cắp cá, anh ta mang đổ ngay mấy con cá xuống ao làng. Mấy đứa cháu tôi sống nheo nhóc trong hoàn cảnh đó. Tôi không muốn dài ḍng về nỗi khổ này của các cháu. Chỉ biết rằng nỗi nghèo khổ đó đă theo đuổi các cháu từ năm 1954 đến nay. Một cháu đă mất tại Nam Định, một cháu bỏ làng ra Hà Nội sống cuộc sống lầm than cho đến bây giờ.

    Tôi kể lại chuyện này để các anh hiểu thêm ở miền Bắc c̣n nhiều gia đ́nh nghèo khổ, cái nghèo “tích lũy” lại từ bao năm nay, đôi khi hơn cả miềnNam. Ở những làng quê Thái B́nh không thiếu những gia đ́nh như thế. Các anh đại diện cho bà con người Việt ở nước ngoài phát quà cho bất cứ tỉnh nào ở miền Bắc cũng sẽ gây xúc động cho bà con nghèo trong nước và gây được một tiếng vang đáng kể đấy. Một việc nên làm và không phải ai cũng làm được.

    Ông Nhất Giang kết luận một câu hỏi gọn lỏn:

    – Vậy anh có đi không? Chúng tôi lấy vé máy bay nhé.

    Tôi “nóng máy” gật ngay: “Đi th́ đi”.

    Kinh Kha qua sông Dịch

    Thế là chuyến đi bất ngờ của tôi về quê hương được ấn định từ ngày 25 đến 27-12 vừa qua. Thật ra từ mấy năm trước, mỗi lần báo Văn Nghệ về VN tặng quà, tặng nhà t́nh thương cho đồng bào nghèo, tôi vẫn c̣n đủ sức “chiến đấu” với anh em, từ Lộc Ninh đến Biển Hồ Campuchia, đến Tiền Giang, Đà Lạt tôi đều có mặt. Nhưng mỗi năm tuổi một cao, sức yếu không c̣n đủ sức “trường chinh” nữa. Năm nay đă 80, tưởng rằng anh em cho yên thân “dưỡng già” trong cái chung cư mục nát này. Nhưng tiếng gọi của quê hương, của những người nghèo khó lại bất ngờ bật dậy, nói theo kiểu chữ nghĩa linh tinh ở đây là nó bật dậy “đột xuất”!

    Tôi theo dơi tin thời tiết trên truyền h́nh, miền Bắc đang vào đợt rất lạnh, có hôm dưới 13 độ C, tôi hơi lo cho “cái thân già” này. Nhưng nhớ lại những ngày nằm trong trại tù cải tạo ở Sơn La, trời lạnh 3 độ C mà chiều vẫn phải tắm nước suối lạnh buốt c̣n chịu được th́ có xá ǵ cái lạnh Hà Nội. Thế là thêm “dũng khí” ra đi, cứ như Kinh Kha qua sông Dịch vậy. Đi chuyến này rồi về có “bỏ mạng nơi sa trường” cũng đáng lắm.

    Xin bạn đừng cho rằng tôi “quan trọng hóa” chuyến đi này. Ở vào tuổi tôi, nhiều bạn tôi đă ra đi, nhiều bạn mới năm trước c̣n dong chơi đây đó, nay đă nằm bẹp, muốn đi đâu cũng không đi nổi. Bây giờ, tôi đi bộ hàng ngày chỉ 15 phút đă thở “bở hơi tai”. Biết ḿnh sức yếu rồi, chỉ c̣n điều an ủi cuối cùng là “làm được cái ǵ th́ cứ làm, đi được đến đâu th́ cứ đi”. Chẳng có điều ǵ báo trước cho cỗ máy xài đă 80 năm, không hư chỗ nọ cũng hỏng chỗ kia, lắp vá lung tung, đến lúc nó “bung” là hết lết nổi. Do vậy mà chuyến đi của tôi hoàn toàn nằm ngoài dự tính và ngoài cả ư muốn, nhưng cũng phải “liều”. Bạn đă đọc câu chuyện vui tôi gửi đến quư bạn tuần trước: Ở VN “không liều th́ không sống được”. Cho nên tôi đi chuyến này cũng là liều. Bởi tôi biết rất rơ, đi với “cánh Văn Nghệ Úc” là đi liên miên, ngồi xe vào đường làng xóc như nhảy mambo, cuốc bộ đường ruộng hàng vài cây số, đi liên miên để đến được nhiều nơi.

    Đầu năm, cho tôi được tậm sự đường dài với bạn đọc thân mến của tôi thế thôi. Năm sau chẳng biết c̣n đủ sức, đủ minh mẫn để hầu chuyện bạn đọc nữa không.

    Người Sài G̣n tiết kiệm cả đêm Giáng Sinh

    Đêm 24-12, tôi đón Giáng Sinh ở Sài G̣n, vốn lười đi và tiết kiệm nên nằm nhà coi Ti Vi. Từ ngày phố xá Lê Lợi, Nguyễn Huệ trang hoàng đón Giáng Sinh và Năm Mới, tôi chưa hề bước chân ra đến mấy con phố chính rộn ràng đó. Dường như với người già ở thành phố này, nói chung, họ vẫn nghĩ năm nào cũng như nhau thôi, có đi xem cũng chẳng thấy ǵ khác. Vả lại năm nay đời sống quá khó khăn, những thứ đèn đóm xa hoa, năm nào cũng phải có cho đủ “lệ bộ” thôi, chứ khó mà vui nổi khi c̣n trăm thứ lo bù đầu. Vô t́nh, những thứ đó dành cho những người giàu hay ít ra cũng đủ ăn đủ mặc. Dân nhà nghèo năm nay lo chạy gạo, lo thất nghiệp, tiết kiệm cả đến một cuốc xe đi hưởng thú vui không mất tiền, tức là không mất “phí”. Cái ǵ chứ nghe đến “phí” là dân nghèo hết hồn rồi. Mất tiền đổ xăng, chẳng lẽ không uống ly nước mía, thôi, thà ở nhà, tiết kiệm được cho gia đ́nh bữa ăn sáng, để dành tiền nộp phí sử dụng đường bộ. Đấy là một sự thật, ít ai nghĩ đến.

    Tôi chỉ dám thức đến 11g đêm bởi sáng sớm hôm sau, 05giờ đă phải thức dậy ra máy bay. Coi như phải “bỏ quên đêm Giáng Sinh”. Chuyến Jestar cất cánh từ Tân Sơn Nhất lúc 07g30 phút, sau 1g45 phút sẽ đến sân bay Nội Bài. Jestar là hăng hàng không giá rẻ nhất tại VN bây giờ. Nếu lấy vé trước 1 tháng hoặc 1 tuần, giá sẽ rẻ hơn nhiều. Chỉ bằng nửa giá Air VN và ngang với giá xe lửa có giường nằm. Khoảng hơn 1 triệu đồng 1 lượt Saigon –Hanoi. Tất nhiên bạn lấy vé khứ hồi sẽ c̣n được bớt thêm nữa. Máy bay lớn, khoang hành khách chật chội, tất nhiên không “sang” bằng những hăng khác, nhưng cũng không tệ. Khi máy bay sắp hạ cánh, phi hành đoàn thông báo nhiệt độ tại Nội Bài là 14 độ C. Cô gái ngồi cạnh tôi lè lưỡi rùng ḿnh. Cô vận chiếc quần soọc để khoe cặp đùi dài trắng nhễ nhại. Có lẽ cô ra Hà Nội lần đầu.

    Tôi “trang bị” khá kỹ, áo khoác dầy cộm, khăn len quàng cổ, những thứ hàng “son” mua ở chợ Đà Lạt từ mấy năm trước, nằm kỹ trong đáy tủ, bây giờ mới “phát huy tác dụng”.

    Về quê hương mà chưa biết đó là quê ḿnh

    Từ sân bay Nội Bài, chiếc xe 16 chỗ chạy thẳng một lèo về Thái B́nh. Con đường khá dài, ngồi ê ẩm mới tới nơi tôi đă sinh ra và lớn lên rồi bỏ xứ ra đi. Gần 3 tiếng sau chúng tôi tới giáo sứ Phục Lễ. Ngôi nhà thờ rất lớn, với những hàng cây được nắn tỉa công phu quanh những khu vườn sạch sẽ làm tôn thêm vẻ trang nghiêm của nơi này. Người đón tiếp chúng tôi là cha Thao, rất lịch lăm, trẻ và đẹp trai không kém ǵ tài tử màn bạc. Cha đăi đoàn một bữa cơm khá thịnh soạn. Mọi chương tŕnh đă được hoạch định từ trước cả chỗ ăn chỗ ngủ. Nhưng để khỏi làm phiền nơi tôn nghiêm và có tự do hơn, chúng tôi xin phép cha cho ra nghỉ ở khách sạn bên ngoài.

    Đó là một kiểu “nhà nghỉ” ở giữa những con đường lớn. Có nơi treo bảng là “nhà ngủ” cho tiện việc sổ sách. Pḥng chật hẹp, cũng có máy lạnh, toilet nhưng có vẻ hơi bầy hầy, bạn kiếm miếng xà bông cũng không ra. Đêm giữa đồng quê nghe ếch nhái kêu cũng vui tai. Tôi chợt nhớ ra là tôi rời quê ra đi vào năm 1950, đến nay đă hơn 60 năm tôi mới được ngủ lại ở chính quê hương ḿnh. Nh́n khung cảnh đồng quê trước mặt mơ hồ trong ánh đèn đêm, dường như nó vẫn vậy, không có ǵ thay đổi. Thay đổi chăng là ở con người. Tôi thật sự xúc động khi nhớ lại những con đường, những mái nhà, những ngôi trường tôi đă từng ê a học và những khuôn mặt từ xa xưa. Tất cả như c̣n đang lẩn khuất đâu đây và đang chờ đợi ngày chúng tôi trở về. Nhưng đồng thời với cảm tưởng ấy là ư nghĩ thực tế hơn, có lẽ đây là lần cuối tôi nghỉ lại nơi này. Niềm vui và nỗi buồn đan xen trong cái đêm “hội ngộ” hi hữu này. Đêm đó dù rất mệt nhưng tôi vẫn không tài nào nhắm mắt ngủ yên được.

    Sáng hôm sau trở lại nhà thờ Phục Lễ, nghe các giáo dân nói chuyện tôi mới biết giáo sứ này thuộc xă Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái B́nh. Vậy mà từ hôm qua tôi cứ tưởng giáo sứ thuộc huyện khác, măi đến lúc đó tôi mới biết xă này thuộc huyện ḿnh. Cách huyện lỵ Quỳnh Côi có 4 km, tức là cách làng An Hiệp của tôi 9 km. Bỗng dưng tất vả trở nên thân thuộc quá.

    Buổi phát quà tại giáo sứ Phục Lễ


    Đồng bào Thái B́nh xếp hàng nhận quà

    Đúng 9 giờ sáng buổi phát quà bắt đầu ngay tại sân sau nhà thờ Phục Lễ. Chúng tôi thấy việc tổ chức phát quà cho đồng bào nghèo ở một nơi như thế này là rất phù hợp. Nếu tổ chức ở một trụ sở hay ủy ban nào cũng bất tiện v́ khẩu hiệu cờ quạt lung tung… Buổi phát quà cho cả đồng bào theo đạo Thiên Chúa và đạo Phật, không hề có sự phân biệt nào. Hơn 100 người đă tề tựu đông đủ, vài người “giàu lắm” cũng chỉ có chiếc xe đạp cũ. Phần quà gồm 2 gói thực phẩm và 100 ngàn tiền mặt. Đến nhận quà, hầu hết là các cụ già, các cô gái và em nhỏ vừa đủ tuổi xách được gói quà khoảng 4 kg. Quan sát những người dân ở đây, tôi không thấy điều ǵ khác biệt với những người dân ở các địa phương miền Nam mà tôi đă từng đi qua. Có lẽ người nghèo ở đâu cũng giống nhau cả thôi, quần áo “thời đại si đa” đủ mốt, đủ màu, đủ quốc tịch, chữ ăng lê trên ngực áo đủ kiểu kể cả kiểu “I ♥ you” trên áo các em nhỏ chưa đủ lớn khôn. Khác một chút là mùa lạnh nên ai cũng mặc vài ba chiếc áo chằng đụp nên có vẻ có da có thịt hơn.

    Tôi cũng được anh em cử ra đứng phát tiền sau khi các cụ đă lănh quà. Có cụ bê không nổi, rớt lung tung, người khác phải tới “khuân” giúp. Có cụ quên cả lănh tiền, dù đă được nhắc nhở, tôi phải kéo áo cụ lại mời cụ lănh giùm cho. Có cụ nói “các ông cho nhiều quá, chưa có “ông” nào cho nhiều như thế”.

    Tiếng gọi nhau í ới, vài người xúm lại “thồ” mấy phần quà trên chiếc xe đạp cũ. Họ vẫn c̣n quen với kiểu phương tiện vận chuyển thời chiến tranh đi tản cư, di cư.

    Ngay hôm đó đoàn lại tiếp tục đi đến 4-5 nhà thờ khác nằm trong địa phận cai quản của cha Thao ở giáo xứ này. Đường làng nhỏ hẹp như bờ ruộng, có nơi xe gắn máy đi c̣n chật. Chúng tôi cuốc bộ từng chặng chừng 1-2 cây số. Thú thật, nếu không có mấy ông bạn mang giúp hành lư, tôi không đi nổi. Ở nơi nào bà con cũng có vẻ lạ lẫm với đoàn làm từ thiện từ nước ngoài về. Thậm chí có nhiều người chẳng biết nước Úc ở đâu, nếu không giải thích, họ vẫn cứ nghĩ rằng đó là nước Mỹ. Bà con ở miền này biết đến nước Mỹ và đồng đô la chứ quả t́nh không biết đồng đô la Úc hoặc đô laCanada. Xin bạn hiểu là rất nhiều người biết có đồng đô la chứ chưa nh́n thấy hoặc chưa được cầm đến bao giờ. Đó là điều ngược hẳn với dân Hà Nội. Ai cũng biết giá trị của từng đồng đô la và nhiều người định giá trị nhiều món hàng bằng đô la và tiêu bằng đô la mạnh tay hơn các cụ từ nước ngoài về VN đấy. Suy ra từ đấy, ở miền Bắc sự cách biệt về giàu nghèo giữa thành thị và thôn quê quá xa. Xa hơn cả miền Nam.

    Trở lại chính nơi chôn rau cắt rốn

    Buổi chiều chúng tôi lại lên đường trở về Hà Nội. Trên đoạn đường đó, chúng tôi đi qua huyện Quỳnh Phụ và qua cầu Hiệp. Đúng ra tên huyện cũ của tôi là Quỳnh Côi, nhưng sau này, các ông “nhà nước mới” sát nhập hai huyện Phụ Dực và Quỳnh Côi là một, đổi thành huyện Quỳnh Phụ. Rồi nhiều huyện, nhiều tỉnh thấy sự cai trị bất tiện nên lại tách lại các tỉnh huyện như cũ. Như Hà – Nam- Ninh, Vĩnh – Phúc – Yên…. Nguyên cái việc sửa tới sửa lui này cũng tốn hết biết bao tiền của công sức của nhân dân. Giấy tờ đều phải làm mới để rồi làm lại như cũ. Sự thiếu nghiên cứu, thiếu kinh nghiệm, với những bộ óc thích “đổi mới vô tội vạ” đă làm điêu đứng người dân không ít.

    Ngày nay, cái phố huyện nhỏ xíu bây giờ được nâng lên thành thị trấn và đặt lại cái tên Quỳng Côi quen thuộc, nhưng huyện th́ vẫn là huyện Quỳnh Phụ.

    Đi qua con đường đúng 5 cây số từ thị trấn về phố Bến Hiệp, tôi bồi hồi nhớ đến những năm tháng từ phố tôi đi học trường huyện. Con đường trải đá, hai bên đă ṃn nhẵn, mỗi ngày có hai chuyến xe đ̣ chạy từ Bến Hiệp đến tỉnh lị Thái B́nh. Con đường đă in đậm thuở ấu thơ của tôi, thuở mới tập và thích làm người lớn, thuở bắt đầu biết yêu vụng nhớ thầm cô hàng xén hoa khôi của phố Hiệp. Bốn năm dài như thế, mỗi ngày đạp xe đi trên con đường cái quan này. In đậm trong khối óc trẻ thơ của tôi là vào năm 1943, hai bên bờ cỏ, dọc theo con đường này có rất nhiều người chết đói, nằm la liệt bên đường. Có những xác chết, v́ không chôn kịp, đă cháy đen v́ nắng như bị hỏa thiêu. Hầu hết họ là những người từ phương xa đến xin ăn ở huyện tôi. Nhà tôi đă bắt tôi phải nghỉ học cả tháng để tránh bệnh tật lây lan từ quăng đường kinh hoàng này. Bây giờ trở lại, đó là những h́nh ảnh bi đát nhất vẫn c̣n như trước mắt tôi.

    Chùa làng Sơn Đồng và ông sư tự thiêu

    Đi gần hết quăng đường này, chúng tôi v́ ṭ ṃ ghé vào làng Sơn Đồng thăm ngôi chùa có vị sư mới tự thiêu cách đây hai tháng. Làng này cách làng tôi vài cái bờ ruộng và một lũy tre thưa. Bà chị ruột tôi lấy chồng ở làng Sơn Đồng. Anh chị tôi có chừng 7- 8 đứa con hiện ở cả bên Mỹ. Các cháu đề nghị tôi ghé qua chùa thăm lại cảnh xưa có đúng như bức ảnh đă được đưa lên internet không và lư do nào nhà sư đă tự thiêu.

    Chúng tôi đến ngôi chùa Sơn Đồng vào buổi quá trưa “trời không nắng cũng không mưa, chỉ hiu hiu gió cho vừa nhớ nhung”. Không khí chùa ngoài vắng lặng, không một bóng người. Tôi lần ra phía sau chùa văn cảnh, bất ngờ gặp được sư thầy, có lẽ là vị sư tạm thời trụ tŕ ở chùa này sau khi vị sư chính tự thiêu. Tôi gợi lại vài kỷ niệm cũ chứng tỏ ḿnh là người cũ của địa phương này. Hồi đó bố tôi thường sai tôi sang chùa này mời cụ sư Hinh sang nhà tôi đàm đạo. Cụ sư Hinh rất phong khoáng trẻ trung nên tôi nhớ măi tính cách đặc biệt của cụ. Vị sư thầy trụ tŕ mới này nhận ra ngay tôi là “người nhà”. Vị này tự giới thiệu tên thật là Phạm Tiến Hường.

    Sư thầy ra gặp anh em trong đoàn và thuật lại chuyện vị sư đă tự thiêu. Thầy nói khá chi tiết. Tôi chỉ có thể tóm tắt vài điểm then chốt. Vị sư tự thiêu là thầy Thích Thanh Hoằng; tên tục là Nguyễn văn Mười. Thầy viết thư tuyệt mệnh nói rằng “Thầy không oán trách phật tử, tự thầy oán trách thầy”. Nhưng theo thầy Phạm Tiến Hường th́ một buổi sáng thức dậy, thầy Thích Thanh Hoằng bị “người ta” lấy hết toàn bộ đồ dùng của thầy, trong đó có cả máy vi tính và nhiều sách vở. Thầy buồn lắm nên tự thiêu. Tôi không thể suy luận hai chữ “người ta” đây là sư thầy Hường đă ám chỉ nhân vật nào hay cơ quan nào. V́ một lư do nào đó, thầy Hường cũng chỉ nói hai tiếng “người ta”, nhưng bạn đọc thừa thông minh có thể hiểu đó là ai và tại sao thầy Hường không thể nói rơ hơn được. Thầy Hường chính là người đă ở bên và giúp đỡ săn sóc cuộc sống cho thầy Thích Thanh Hoằng từ 10 năm nay nên biết rất rơ. Thầy Hoằng đă đổ 10 lít xăng lên người để tự thiêu vào buổi sáng. Sau đó vài ngày, chùa định làm một đám tang lớn nhưng lại được phường xă đề nghị cho đám táng đi ṿng quanh con đường phía ngoài chùa rồi an táng thầy phía sau miếng đất của chùa Sơn Đồng.

    Cây cầu Hiệp mới, nối liền Hải Dương- Thái B́nh

    Chúng tôi dừng lại chùa Sơn Đồng khoảng hơn 1 tiếng, buổi chiều anh tài xế trẻ đưa đoàn ra Bến Hiệp. Đây chính là nơi tôi đă sống suốt thời thơ ấu. Dăy phố có chừng vài chục căn nhà lầu, nơi có một số gia đ́nh người Hoa làm ăn buôn bán cùng người Việt. Ngày nay chỉ c̣n lại là những dẫy nhà tranh hai bên đường. Chỉ có cái cầu Hiệp mới làm xong, đó cũng là đặc điểm nổi bật nhất của tỉnh Thái B́nh.

    Cầu Hiệp bắc qua sông Luộc, nối liền đường bộ giữa 2 tỉnh Hải Dương – Thái B́nh, cầu này thuộc 2 xă Hưng Long (huyện Ninh Giang) Hải Dương và Quỳnh Giao (huyện Quỳnh Phụ) Thái B́nh, được khởi công xây dựng từ năm 2008. Cầu Hiệp có chiều dài 542,5m, rộng 12m. Buổi chiều trời mưa dăng nhẹ như mưa phùn mùa đông, cây cầu uốn cong nổi lên trên nền trời khá hùng vĩ giữa vùng quê nghèo. Tôi nhớ đến những lần bọn nhóc chúng tôi trần như nhộng, bơi qua sông Luộc giữa mùa nước lớn, ḍng phù sa đỏ quạch chảy cuồn cuộn, sang bên kia sông ăn trộm vài trái bắp với cái lư do ngây ngô rằng bắp Hải Dương mới ngon. Và chỉ bơi qua sông chạy trốn về bờ nhà khi có người đuổi theo hô hoán, đứng trên bờ chửi theo. Tuổi trẻ ngỗ nghịch có vài phút sống lại.

    Cây cầu này khiến tôi nhớ tới cây cầu Bo, lối bắt đầu vào tỉnh lỵ Thài B́nh, nơi bà ngoại tôi sinh sống. Mỗi lần tôi được “lên tỉnh”, nh́n thấy cây cầu Bo như nh́n thấy môt thiên đường mới. Đó mới là ấn tượng sâu đậm nhất trong tôi về quê ngoại. Tôi nhớ đến mấy câu vè của bọn học tṛ vẫn hát om x̣m: “Thái B́nh có cái Cầu Bo. Đêm đêm trai gái lại ḅ lên chơi. Cứ 5 mét lại một đôi”.

    Bây giờ Thái Bính có tới 2 cây cầu Bo, một mới và một cũ, nằm song song, nhưng chuyến đi này tôi không đi qua cầu Bo. Chiếc cầu Hiệp đă thay thế, nhiều xe chạy đường Hà Nội đă thay đổi lộ tŕnh chạy qua đường cầu Hiệp sang Hải Dương ngắn hơn và đường xá tốt hơn.

    Buổi tối về đến Hà Nội, chúng tôi quá mệt mỏi chỉ c̣n nước lăn ra ngủ. Trong chuyến đi của đoàn có một ông bạn từ Cali cũng tháp tùng. Ông Tiến, tục gọi là Tiến râu, người nằm chung pḥng với tôi và mang vác hành lư, giúp đỡ tôi rất nhiếu trong suốt cuộc hành tŕnh này. Thế là có cả độc giả từ Mỹ về cùng làm từ thiện cho vui vẻ. Hà Nội đối với tôi chỉ là một trạm dừng chân đợi tàu xe. Nhưng cũng có nhận xét rất “vô tư” rằng người Hà Nội giàu hơn người miền Nam. Có rất nhiều nguyên nhân lư giải điều này sau khi tôi t́m gặp một vài người bà con, kẻ giàu nứt đố đổ vách, người nghèo kiết xác như đứa cháu tôi ở giữa ḷng Hà Nội.

    Buổi tối chúng tôi trở về Sài G̣n trên chuyến bay cất cánh vào 19g30 hoàn tất chuyến đi làm từ thiện lần đầu tiên ở miền Bắc. Thưa thật với bạn đọc, ba hôm sau hai bắp đùi tôi vẫn c̣n đau, leo lên cầu thang lầu 1 chung cư không muốn nổi. Thế mới thấy rơ ḿnh đă “quá đát” và ngồi tiếc nuối thời trai trẻ. Nhưng dù thế nào tôi cũng bằng ḷng với ḿnh v́ đă “làm được ǵ cứ làm, đi được đến đâu cứ đi”. Đó chính là cuộc sống “có lư” của tuổi già, phải không bạn?

    Văn Quang – 04-1-2013

  7. #137
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Những phong tục lạ ở mạn thượng du Bắc Việt


    - Đoàn Dự ghi chép



    I. Tục “coong tŕnh” của người Dao Đỏ ở Sa Pa

    Ở Sa Pa, người Dao Đỏ có dân số đứng thứ hai sau người H'Mông (Hơ Mông, hay c̣n gọi là người Mông). Họ cũng có nguồn gốc từ Vân Nam, Trung Quốc, và là một bộ phận nhỏ của tộc người Dao di cư vào Việt Nam từ thế kỷ XIII đến những năm 1940 của thế kỷ trước. Họ sống tập trung đông nhất ở các xă Tả Ph́n, Nậm Cang, Thanh Kim, Suối Thầu, Trung Chải...

    Theo các nhà nghiên cứu th́ người Dao có quan hệ mật thiết với người H'Mông. Trước đây, hai nhóm này được cho là có cùng nguồn gốc, nhưng sau khi thiên cư từ Trung Hoa vào Việt Nam th́ hai cộng đồng này đă h́nh thành những đặc điểm khác nhau. Ngày nay, đến Sa Pa chúng ta có thể nhận ra sự khác biệt giữa người Dao và ngươi Hơ Mông về h́nh dáng, trang phục, cách sinh hoạt v.v..., nhưng họ vẫn chung sống tại cùng một vùng núi mặc dầu nơi cao nơi thấp khác nhau.

    Nếu người H'Mông thường chọn những nơi núi cao để ở th́ người Dao lại chọn thung lũng hoặc lưng chừng núi ở để tỉa ngô, trồng lúa và thảo quả. Các lái buôn thường đến tận nhà thu mua, mang bán sang Trung Quốc nên cuộc sống của họ cũng khá. Nhiều nhà có xe máy, tivi, thậm chí là cả xe hơi, máy kéo dùng trong nông nghiệp.

    Tộc người Dao có nhiều nhóm, nhưng sinh sống ở Sa Pa chủ yếu là người Dao Đỏ, bởi phụ nữ thường quấn khăn đỏ hay đội mũ đỏ, áo màu xanh đen nhưng có nhiều hoa văn đỏ và trắng ở cổ, ở vạt áo và tà áo. Trang phục của họ được xem là đẹp nhất ở Sa Pa. Phụ nữ Dao Đỏ c̣n có tục tỉa bớt chân mày và tóc phía trên trán cho đẹp. Họ cũng có chữ viết riêng dựa theo chữ Hán cổ gọi là chữ Nôm Dao, nhưng loại chữ này nay chỉ người cao tuổi mới đọc, hiểu và viết được.





    Người Dao có tín ngưỡng rằng loài chó là tổ tiên của họ nên chó luôn luôn được quư trọng. Ngoài ra, đàn ông chỉ được coi là trưởng thành sau khi đă chịu lễ cấp bằng sắc của nơi thờ cúng. Họ cũng có các tục lệ khác như gia đ́nh nào đang nấu rượu th́ cắm một cành cây trước cửa, không cho người lạ vào v́ quan niệm rằng hễ có người lạ vào là rượu sẽ chua và khê. Khi thấy có dấu hiệu cắm lá trước cửa nhà người Dao, người ta kiêng không vào. Trong gia đ́nh có phụ nữ sinh nở cũng cắm cành lá trước cửa để không cho người lạ vào, sợ đứa trẻ mới sinh sẽ khóc nhiều.

    Họ cũng có tục kiêng sờ đầu trẻ con. Khi cắt tóc, cạo đầu cho trẻ họ để một chỏm tóc ở đỉnh đầu v́ cho rằng đó là nơi trú ngụ của hồn vía con người, để chỏm tóc như vậy trẻ sẽ không hay ốm đau. Họ cũng quan niệm là nam và nữ khi chưa kết hôn th́ không được chụp h́nh chung. Khách du lịch muốn chụp tốt nhất là hỏi trước họ.

    Mỗi năm người Dao cũng có những lễ hội đặc biệt như: “Hội tết, nhảy múa” tổ chức vào ngày Mồng một và Mồng hai tháng Giêng; “Hát hội giao duyên” vào ngày Mồng mười tháng Giêng ở bản Tả Ph́n, cách thị trấn Sa Pa khoảng 12km. Bản này nổi tiếng với các loại thổ cẩm đủ màu sắc và kiểu dáng do bàn tay khéo léo của phụ nữ H'Mông hoặc phụ nữ Dao tạo nên. Đặc biệt, họ có bài thuốc tắm bằng lá cây rừng của tổ tiên người Dao Đỏ truyền lại đến ngày nay, rất tốt cho du khách đi đường xa mệt mỏi.





    Thiếu nữ Dao Đỏ thoải mái ngủ với người lạ

    Người Dao Đỏ không coi quan hệ “không phải vợ chồng” là vô đạo đức. Họ gọi chuyện đó là “coong tŕnh”, thậm chí càng “coong tŕnh” với nhiều đàn ông càng tốt.

    Bản Tân Phong ở tỉnh Lào Cai là nơi có nhiều người Dao Đỏ sinh sống. Cách đây ít lâu, một sinh viên Nông Lâm ngoài hai mươi tuổi, mới ra trường, được cử về phụ trách kiểm lâm tại địa phương nên chưa hiểu ǵ về phong tục tập quán của người Dao Đỏ. Tới cơ sở, cậu được giới thiệu tạm thời ăn ngủ tại nhà ông trưởng bản. Đêm ấy, sau khi chủ nhà mổ gà, mời cán bộ kiểm lâm một chầu rượu say, cậu lăn ra ngủ.

    Chừng nửa đêm, có hai cô gái tuổi độ 17-18 đến bên giường kéo áo cậu lôi dậy. Cậu chưa hiểu ra sao th́ các cô th́ thầm vào lỗ tai cậu: “Cán bộ ra rừng ngủ với chúng tao đi. Chúng tao thích cán bộ mà. Dậy đi ra rừng ‘coong tŕnh’...”

    Cậu kiểm lâm cố rụt đầu vào trong chăn th́ hai cô gái càng lôi cậu mạnh hơn khiến cậu vô cùng sợ hăi. Trước khi lên vùng thượng du, người ta đă kể với cậu chuyện ma cà rồng hút máu người. Ma cà rồng hiện h́nh qua các cô gái xinh đẹp, đêm đêm đi tới các ngôi nhà, chờ thiên hạ ngủ say rồi cắn vào cổ, hút máu người đang ngủ. Ai bị ma cà rồng hút máu th́ da vàng bủng v́ mất máu rồi chết.

    Trong ánh lửa từ ḷ nấu cám lợn và ngọn đèn đốt bằng mỡ trâu đặt trên giá của chiếc cột giữa nhà hắt tới, gương mặt hai cô gái Dao đẹp hoang dại, rực rỡ như hai đóa hoa rừng, cậu sợ quá hét lên. Nghe tiếng kêu, ông trưởng bản trở dậy. Thấy hai cô gái, ông bật cười nói ǵ đó với họ, họ cười rồi bỏ đi.

    Sáng hôm sau, ông trưởng bản giải thích về tục “coong tŕnh” của người Dao Đỏ cho cậu nghe rồi cười bảo cậu: “Mấy đứa con gái nó thích thanh niên miền xuôi nên muốn kéo cán bộ ra rừng ngủ với tụi nó đấy mà”. Cậu kiểm lâm trẻ tuổi bấy giờ mới tiếc hùi hụi! (Nhưng hai cô một lúc, hơi... mệt! – ĐD).

    Tháng 3 năm sau, hạt kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lễ cúng rừng và làm thủ tục để người dân kư hợp đồng nhận khoán, bảo vệ rừng. Buổi tối, cậu kiểm lâm trẻ tuổi rủ cô gái Dao Đỏ xinh nhất trong bản vào rừng. Nhưng vừa mới ôm cô gái vào ḷng th́ cô ta hét toáng lên rồi vùng bỏ chạy về bản. Th́ ra, cô gái không đồng ư “coong tŕnh” với chàng kiểm lâm nên chàng bị phạt vạ.

    Theo phong tục, chàng kiểm lâm phải mua hai con gà trống và hai chai rượu để gia đ́nh cô gái cúng ma, gọi hồn cô gái lạc ngoài rừng về.

    Kể lại chuyện này, anh chàng kiểm lâm cười kh́ kh́: “Hồi ấy ḿnh c̣n trẻ, chưa biết ǵ về phong tục của họ chứ bây giờ th́ cứ cô nào thích là ḿnh “coong tŕnh” đại, chả tốn một đồng nào cả, lỡ có bị phạt cũng... rẻ!”. “Thế lỡ cô ấy có con th́ sao?”. “Th́ cô ta nuôi. Cô ta “coong tŕnh” với bao nhiêu người, đâu biết là con của ai”.

    Ông Đặng Văn Tâm, hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Lục Yên và ông Hoàng Cửu Tung, trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Tân Phong nói rằng Tân Phong là nơi có tới 96% dân chúng là người Dao Đỏ. Kể lại chuyện của ḿnh, ông Tung cười: “Năm 2006, tôi được phân công phụ trách địa bàn xă Tân Phong. Hôm ấy đă muộn, tôi nghỉ lại tại nhà của một gia đ́nh ở thôn Khiểng Khun. Chủ nhà mổ gà tiếp đăi tôi rất niềm nở. Cả chủ lẫn khách đều uống rượu say quá chừng. Người vợ của chủ nhà nh́n tôi với đôi mắt long lanh lạ lắm. Đêm ấy đă khuya, tôi đang ngủ th́ thấy một phụ nữ chui vào trong mùng rồi ôm lấy tôi. Tôi giật ḿnh tỉnh dậy th́ thấy người ôm ḿnh là vợ chủ nhà. Chị ta th́ thầm vào lỗ tai tôi: “Ḿnh thích cán bộ, cán bộ ‘coong tŕnh’ ḿnh đi!”. Tôi hoảng quá bèn mở cửa chạy ra ngoài v́ sợ chủ nhà tỉnh dậy, nhưng anh ta vẫn ngủ say như chết. Anh ta uống rượu say quá! Vậy là tôi bèn quay trở lại mùng và “coong tŕnh” cho vừa ư vợ chủ nhà...”.



    Sự phóng khoáng trong chuyện “coong tŕnh”

    Chuyện quan hệ t́nh dục của người Dao Đỏ khá phóng khoáng. Có người giải thích rằng do cuộc sống khép kín của cộng đồng người Dao Đỏ, nên quan hệ hôn nhân cận huyết khiến nhiều cặp vợ chồng vô sinh hoặc có những đứa trẻ sanh ra dị dạng hay kém phát triển về trí tuệ cũng như thể h́nh. Chính v́ thế nên phụ nữ Dao Đỏ có phong tục duy tŕ ṇi giống bằng cách quan hệ với nhiều đàn ông khác có vóc dáng cao to, đẹp trai, để sinh ra những đứa con khỏe mạnh, xinh đẹp.

    (Người Eskimo ở Bắc cực cũng vậy, cuốn “The Eskimos” của Mục sư Peter Jergens người Mỹ nói rằng khi khách tới igloo (nhà h́nh ṿm xếp bằng các tảng băng của người Eskimo) th́ được mời ngủ chung với vợ chủ nhà. Hàng xóm đi săn trên tuyết mà vợ không đi theo được th́ có thể “mượn” vợ của bạn gần đấy, và người đàn bà này sẽ phục vụ mọi chuyện kể cả việc “thay thế người vợ” một cách tự nhiên bất cứ lúc nào, không hề mặc cảm. Nếu may mắn có con, đứa trẻ sẽ thuộc về người chồng đă cho mượn vợ chứ không phải thuộc về người đi mượn.- ĐD).





    Tập tục “coong tŕnh” đă có từ lâu đời, chợ t́nh Sa Pa của người Dao Đỏ phải chăng là để giao lưu t́nh cảm, thỏa măn nhu cầu t́nh dục hay sâu xa là cải tạo giống ṇi? Điều này các nhà khoa học sẽ nghiên cứu tiếp để giải đáp. Nhiều người kinh ngạc khi nh́n thấy các cô gái Dao Đỏ xinh đẹp lạ thường, họ cho biết: “Các cô gái đó đẹp chẳng khác ǵ tiên sa. Không ai hiểu họ có phải là sản phẩm trong những đêm “coong tŕnh” do mẹ của họ với những người đàn ông khỏe mạnh, đẹp trai ở nơi khác đến hay không?”.

    Ông thợ săn tên là Bàn Phúc Châu sau khi nghe phóng viên hỏi về phong tục “coong tŕnh” và hỏi thật rằng trong đời ông đă “coong tŕnh” với bao nhiêu phụ nữ rồi. Ông cười, rung đùi đầy hứng khởi: “Ô, không nhớ hết đâu. Ḿnh xấu trai, các cô gái ít cô thích. Nhưng nếu vợ người ta thích th́ ḿnh cũng “coong tŕnh” luôn”. “Lỡ chồng họ bắt được?”. “Th́ ḿnh bị nộp phạt hai con gà và một chai rượu, rẻ thôi mà”.

    Ông cười khoái trá rồi lại kể tiếp: “Vợ ḿnh chắc nó cũng đi “coong tŕnh” với nhiều đàn ông khác lắm nhưng ḿnh không biết th́ chịu, không được bắt phạt gà, rượu. C̣n nếu nó có con với người ta th́ cũng chả sao, đứa con đó gọi ḿnh là bố chứ có gọi người kia là bố đâu. Có người không có con c̣n phải mua con nuôi nữa kia mà. Người Kinh bảo cá vào ao nhà ta là cá của ta, th́ có ǵ mà phải buồn”.



    Chị Triệu Thị Luyến, người hàng xóm của ông Bàn Phúc Châu, được ông mời sang chơi, uống rượu, nghe chuyện “coong tŕnh” th́ cứ cười khúc khích. Khi được hỏi ba đứa con của chị Luyến có mấy đứa là con của chồng? Chị Luyến cười, không biết nói thật hay dối: “Cả ba đứa đều là con của chồng em”...

    Chị Đặng Thị Tâm, phó chủ tịch xă, cười ư nhị, bảo: “Ba đứa con của Luyến đều gọi chồng của nó bằng bố đấy. C̣n em là người bên xă Tân Lĩnh, lúc c̣n con gái cũng hay “coong tŕnh” nên gặp được chồng em rồi về làm dâu bên xă này”.



    II. Tục “kéo vợ” của người Dao Đỏ

    Trời Tây Bắc vào xuân, thiên nhiên giao ḥa, cây cối nảy lộc, cũng là lúc những chàng trai Dao Đỏ ḥa vào điệp khúc mùa xuân – điệp khúc của t́nh yêu– đang tràn ngập trên khắp núi đồi với tục lệ riêng của người Dao Đỏ: “Kéo người ḿnh thương về... làm vợ!”.

    Từ những ngày giáp Tết đến hết tháng Giêng, khi nhà nào thóc cũng đă đầy bồ, thịt đă treo kín trên ránh bếp, người người được nghỉ ngơi chuẩn bị cho vụ mùa năm tới th́ cũng là lúc trai gái đến tuổi trưởng thành hướng theo tiếng gọi của t́nh yêu đôi lứa, lo chuyện xây dựng mái ấm gia đ́nh.

    Nếu các dân tộc thiểu số khác thuộc vùng Tây Bắc có tục “ngủ thăm”, “chọc sàn”, “bắt vợ” v.v... để chàng trai có thể lấy được người con gái mà ḿnh yêu về làm vợ th́ dân tộc Dao Đỏ có tục kéo vợ.

    Truyện kể rằng, ngày xưa có một chàng trai nhà nghèo đem ḷng say mê một cô gái xinh đẹp con nhà giàu. Không đủ bạc trắng, không có trâu, dê để cưới hỏi cô, chàng chỉ biết thầm thương trộm nhớ, c̣n cô gái th́ hoàn toàn không đoái hoài ǵ tới chàng.

    Thế rồi một ngày kia, tấm chân t́nh của chàng đă thấu tới thần, Phật và đấng linh thiêng. Thần đă báo mộng cho chàng rằng hăy làm sao bắt cóc được cô gái về, nhân duyên sẽ thành. Chàng làm theo và đă bắt được người ḿnh yêu về giữ trong nhà ḿnh. Tính t́nh ương ngạnh của cô gái đă được t́nh cảm chân thành của chàng cảm hóa, họ yêu nhau, sống với nhau, sinh con đẻ cái và sống đến trọn đời.

    Chuyện xưa thể hiện ước mơ của những người nghèo túng không có khả năng trả nổi tiền cưới để lấy được người ḿnh yêu. Tính “hợp lư” của câu chuyện đă có từ xa xưa và được thể hiện đầy đủ trong cuộc sống của thanh niên dân tộc Dao Đỏ cho đến ngày nay.

    Giữa lưng chừng những vách đá c̣n phủ sương sớm, các chàng trai, cô gái người Dao Đỏ dường như đă hẹn ḥ từ trước, ngồi bên nhau, trao nhau những lời nói yêu đương, t́nh tứ. Chờ đến chiều, dường như đă hiểu nhau hơn, chàng trai cùng với bè bạn của ḿnh bắt đầu “kéo” người ḿnh yêu về làm vợ.

    Theo giải thích của người Dao Đỏ, không phải cứ thấy cô gái nào xinh xắn, giỏi giang là kéo về nhà ḿnh làm vợ. Thật ra, trước khi “kéo vợ”, đôi nam nữ đă t́m hiểu nhau rất kỹ, rồi ưng nhau. Kéo vợ chỉ là phong tục “bắt buộc phải có” để người con gái chính thức bước chân về nhà chồng.

    Sau khi bị “kéo” về nhà chàng trai, cô gái được giữ ở trong nhà 3 ngày và vẫn sinh hoạt b́nh thường, được cha mẹ chàng trai xem như con cái trong nhà.

    Sau 3 ngày, nếu ưng thuận, cô gái Dao Đỏ sẽ cắt bớt tóc và trở thành người vợ chính thức trong gia đ́nh, chờ đến khi nào kinh tế khá giả họ mới tổ chức đám cưới, c̣n nếu không ưng th́ lại trở về nhà ḿnh. Chính v́ thế, phong tục “kéo vợ” có tính hợp lư trong sinh hoạt của người Dao Đỏ.



    III. Tục “cạy cửa ngủ thăm” của người Dao Tiền

    Dao Đỏ là người Dao mà phụ nữ thường đội khăn hay mũ đỏ, mặc áo màu xanh đen có các nẹp cũng màu đỏ. Y phục của phụ nữ Dao Đỏ đẹp nhất trong các dân tộc thiểu số trên vùng thượng du Bắc Việt. C̣n Dao Tiền là người Dao mà phụ nữ thường đeo ṿng cổ hay ṿng tay chân có các đồng tiền bằng đồng hay bằng bạc, khi cử động chúng kêu leng keng thánh thót rất hay. Trên đất nước Việt Nam có 54 sắc tộc (thường gọi là “dân tộc”) cùng chung sống. Mỗi dân tộc có những phong tục, tập quán mang nét độc đáo, rất riêng. Quư bạn đă từng nghe nói đến Lễ bỏ mả ở Tây Nguyên, Chợ t́nh (ở Khâu Vai - Hà Giang) v.v..., chúng tôi muốn giới thiệu với quư bạn một phong tục đặc biệt của người Dao Tiền ở vùng Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ: tục “cạy cửa ngủ thăm”.

    Bản Cỏi thuộc xă Xuân Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, nằm dựa lưng vào núi. Một bên giáp huyện Đà Bắc tỉnh Ḥa B́nh, phía bên kia giáp với huyện Phù Yên của tỉnh Sơn La. Bản Cỏi được bao quanh bởi suối và các núi non hùng vĩ. Nơi đây tập trung các dân tộc Dao, Mường... sinh sống. Cả bản có 66 hộ dân với 350 nhân khẩu.

    Theo sự giải thích của người dân nơi đây, “ngủ thăm” có nghĩa là con trai, con gái đến tuổi trưởng thành đều có thể “cạy cửa ngủ” để thăm nhà nhau. Tuy nhiên, theo phong tục và quy định riêng của người Dao và người Mường từ bao đời nay, chỉ con trai người Mường mới được lấy vợ người Dao, c̣n con trai người Dao không được lấy gái Mường.

    Các cô gái đến tuổi trưởng thành, ban ngày đi làm công việc đồng áng, tối đến thắp một ngọn đèn, buông mùng sớm và nằm trong đó. Các chàng trai có nhu cầu t́m hiểu người con gái ḿnh sẽ lấy làm vợ, có thể t́m đến thăm nhà cô gái. Nếu thấy đèn trong buồng cô gái c̣n sáng, nghĩa là chưa có ai đến ngủ thăm, chàng trai phải tự cạy cửa để vào trong nhà, nằm xuống bên cạnh cô gái, cô này sẽ tắt hoặc vặn nhỏ ngọn đèn. Hai người chỉ tṛ chuyện, tâm sự mà không được đụng chạm vào người nhau.

    Sau một thời gian t́m hiểu, cô gái có quyền quyết định xem có nên cho chàng trai đó “ngủ thật” hay không. Nhưng trước khi đi tới “ngủ thật”, hai người phải thưa với bố mẹ để bố mẹ coi có hợp tuổi với nhau không. Nếu hợp tuổi, gia đ́nh sẽ cho phép đôi bạn trẻ “ngủ thật” với nhau.





    Sau khi thời gian “ngủ thật” bắt đầu cũng là lúc chàng trai phải đến làm công cho gia đ́nh cô gái. Cứ ngày đi làm cùng gia đ́nh, tối về ngủ với cô gái ḿnh có ư định t́m hiểu. Trong thời gian này, chàng trai không được về nhà ḿnh, muốn về phải được gia đ́nh cô gái cho phép. Nếu cô gái không thích chàng trai nữa th́ cô ta sẽ gói quần áo cùng với một gói cơm nắm cho vào cái địu và bảo chàng trai: “Anh cứ về thôi!”, như thế có nghĩa là cô gái đă từ chối. Hoặc cũng có khi, cô gái bảo: “Hôm qua, em nằm mơ thấy không thể chung sống với anh được”, đó cũng là một cách từ chối nhẹ nhàng.

    Nếu bạn là người Kinh, bạn vẫn có thể đến “ngủ thăm” ở nhà bất cứ một cô gái nào bạn thích, miễn là cô gái ấy chưa có ai đang “ngủ thăm” đêm hôm đó hoặc đă có người “ngủ thật”; và phải nhớ là bạn không được làm một điều ǵ... “thiếu trong sạch” khi muốn thử cái phong tục rất độc đáo này. Cũng có trường hợp cô gái để cho hai chàng trai đến “ngủ thăm” ở hai bên cạnh ḿnh. Phong tục của họ cho phép như vậy. Trong trường hợp này, cả hai chàng trai cùng chuyện tṛ, tâm sự với cô gái, ai nói giỏi hơn th́ người đó thắng.

    Cho đến thời điểm này, các hăng du lịch vẫn chưa có các tour đưa du khách đến Bản Cỏi. Tuy nhiên, càng ngày càng có nhiều du khách tự động thuê xe đến đây để khám phá thiên nhiên hoang sơ và những phong tục tập quán kỳ lạ... có một không hai này!

    Để đến được Bản Cỏi, người ta có thể mua vé xe tuyến Hà Nội - Phú Thọ ở bến xe Kim Mă Hà Nội (giá vài chục ngàn đồng/vé), xuống xe tại thị trấn của huyện Thanh Sơn.

    Ở chợ của thị trấn Thanh Sơn có rất nhiều mặt hàng của đồng bào các dân tộc quanh vùng mang đến bán hoặc trao đổi hàng hóa như: thổ cẩm, đồ lưu niệm, hàng tiêu dùng, đặc biệt là các loại thuốc Nam. Giá nhà nghỉ ở đây tương đối rẻ, khoảng 50-100 ngàn đồng/pḥng giường đôi, c̣n nhà trọ th́ 10-20 ngàn đồng/người/ngày. Trung tâm thị trấn cũng có nhiều điểm vui chơi với giá cả rất rẻ và người dân ở đây hết sức thật thà, mến khách.

    Từ thị trấn Thanh Sơn người ta có thể thuê xe ôm đến Bản Cỏi, khoảng 50-70 ngàn đồng/xe chở 2 người. Cánh xe ôm ở đây tay lái rất vững, khách có thể yên tâm dù cho quăng đường đồi núi gập ghềnh.

    Tuy Bản Cỏi chưa có khách sạn và nhà nghỉ nhưng khách có thể đến gơ cửa bất cứ một ngôi nhà nào, bảo đảm không phải trả tiền mà c̣n được chủ nhà coi như thượng khách.



    IV. Đi “ṃ đêm” nhà sơn nữ người Thái

    Căn nhà sàn của cô gái Thái vẫn c̣n bật đèn, bố mẹ cô chưa đi ngủ, A Lư tiến vào khẽ gơ lên cửa một lát th́ cánh cửa mở ra... Sau đây là lời kể của một phóng viên ngoài Bắc...



    Tục lệ diễm t́nh hoang sơ

    Trong chuyến công tác ở xă Suối Bàng, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, sau khi tôi đă xong công việc th́ cũng là lúc trời bắt đầu xâm xẩm tối. Bởi vậy tôi đành đến xin ngủ nhờ tại nhà của một người dân trong bản. May mắn là dân chúng trong làng Pưa Lai này đều là những người tốt bụng, hiếu khách. Thế nên, tôi được ngủ nhờ ở nhà anh Đinh Văn Thắng và chị Lường Thị Giang, họ là đôi vợ chồng trẻ mới cưới nhau chưa đầy hai năm.



    Bữa cơm thết đăi khách có thịt trâu và rượu ngô thơm nồng, đối với tôi quả thật là ăn mày vớ được xôi gấc, v́ sau một ngày lăn lội đường đồi, đường núi, lại chẳng có quán xá nào để tạt vào ăn lót dạ, đến giờ đă sắp đói lả, ấy vậy mà vợ chồng anh Thắng vẫn ái ngại, sợ bữa ăn đạm bạc quá, không phải lễ với khách.

    Ngồi nhâm nhi chén rượu ngô, tôi hỏi anh Thắng vùng này có phong tục ǵ đặc biệt. Anh Thắng cười, hỏi lại: “Anh đă nghe nói tới tục “đi ṃ” chưa?”

    Thật t́nh là khi nghe anh Thắng nói thế, tôi ngỡ anh nói ṃ ốc, ṃ cua ǵ đó. Có lẽ đoán được sự hiểu lầm của tôi, anh cười, bảo: “Đấy là một tập tục đă có từ lâu đời của người Thái Đen ở bản này. “Đi ṃ” là một kiểu t́m kiếm bạn t́nh, cũng giống như người Thái Trắng có tập tục “chọc sàn”, người Dao có tục “cạy cửa ngủ thăm”, người Mông có tục “đánh mông” chắc anh đă nghe qua...”.

    (Chú thích: người Thái c̣n gọi là người Tày. Thái Đen hay Tày Khao: chuyên mặc đồ đen. Thái Trắng hay Tày Đăm: chuyên mặc đồ trắng. Họ chiếm tới 55% dân số tỉnh Sơn La và có liên hệ về chủng tộc với người Thái Lan.– ĐD).

    Anh cho biết, con trai ở bản Pưa Lai này cứ đến khoảng 15-16 tuổi là bắt đầu biết “đi ṃ” rồi, đứa nào không chịu khó đi ṃ th́ chỉ có nước ế vợ. Họ có thể “đi ṃ” theo kiểu đánh lẻ hoặc từng nhóm. Nếu đi theo nhóm th́ cứ việc đàng hoàng đến nhà cô gái mà ḿnh ưa thích rồi gơ cửa, bố mẹ cô gái sẽ ra mở, mời vào nhà uống nước và tṛ chuyện. V́ “đi ṃ” là một phong tục nên dù có đến muộn bố mẹ cô gái cũng chẳng cảm thấy phiền hà. Sau khi đă chuyện tṛ, rào đón với “phụ huynh” dăm ba câu, đợi họ đi ngủ, cả nhóm sẽ kéo nhau về, để lại một anh chàng có t́nh ư với cô gái để hai người bắt đầu giai đoạn “t́m hiểu”.





    Đối với những chàng trai thích “một ḿnh xung trận” th́ phải hẹn với cô gái trước. Đợi khi cả nhà đă đi ngủ, chàng trai đến gơ nhẹ vào cửa hoặc vào vách nơi cô gái ngủ làm hiệu, cô gái sẽ biết ư ra mở để chàng trai vào.

    Ngược lại, đă thích một cô nào đấy nhưng nếu không hẹn trước, tối khuya chàng trai cứ t́m đến, lẳng lặng dùng dao lách vào khe cửa, bẩy cái chốt lên để vào nhà, đến buồng cô gái. May mắn được đồng ư, cô gái sẽ im lặng và cho vào giường. C̣n nếu không được sự đồng ư, chàng trai vẫn cố ư chui vào giường để “t́m hiểu” rất dễ bị cô gái hô hoán cho bố mẹ đuổi về. Tuy nhiên, ở bản này chưa bao giờ xảy ra chuyện trai bản bị “muối mặt” như vậy.

    Những chàng trai khi đă t́m được đối tượng để gửi gắm t́nh cảm, sau những lần “đi ṃ” rồi được cô gái ưng thuận cho ngủ lại th́ sau đó sẽ về thưa chuyện và nhờ bố mẹ đến hỏi cưới. Tuy nhiên, trước khi lấy vợ, chàng trai phải đến nhà cô gái làm giúp một thời gian, nhanh th́ ba tháng, chậm th́ một năm. Trong lễ cưới, nhà trai phải là người lo hết mọi chi phí của đám cưới, từ của hồi môn cho đến việc cỗ bàn thết đăi khách bên nhà gái.

    Kể xong anh Thắng nh́n sang vợ, chị Lường Thị Giang, và cười kh́ kh́: “Nói đâu xa, cách đây hai năm tối nào tôi cũng cùng đám thanh niên đi ṃ đêm suốt ở cái bản Pưa Lai này, thậm chí là sang cả bản bên cạnh nữa. Cuối cùng là “ṃ” được cô ấy đấy”.

    Thấy tôi háo hức muốn đi cho biết, anh Thắng giục vợ dẹp bát đũa, cùng tôi ra ngồi uống nước trà rồi bảo: “Cứ uống nước xong đi là vừa. Tí nữa ḿnh gọi mấy thằng em ở bản, tối nào chúng nó cũng đi, cho cậu đi cùng luôn thể”.



    Tôi đi “ṃ”

    Tối hôm ấy, người em họ của anh Thắng tên là A Lư khoảng chừng 16 tuổi cùng mấy đứa bạn của nó cũng cỡ tuổi đó đến dẫn tôi đi. Đường đèo đầu mùa đông, lạnh giá. Đang đi, A Lư khẽ bảo tôi: “Tụi em dẫn anh vào nhà con bé tên Luyến xinh lắm. Nó là “hoa chưa có chủ” v́ mới cỡ 16 tuổi, đẹp nhất bản. Anh xem nếu nó đồng ư th́ tụi em để lại anh ở đấy, tụi em có chỗ khác. Nó mới lớn, tán nó hơi khó, tụi em không thích”.

    Căn nhà sàn của gia đ́nh cô gái tên Luyến vẫn c̣n sáng ánh đèn, bố mẹ cô chưa đi ngủ. A Lư khẽ gơ lên cửa, một lát th́ cánh cửa mở, cả bọn kéo tôi vào. Chúng tôi ngồi uống trà với bố mẹ của Luyến, c̣n cô th́ ngồi e ấp trên giường của ḿnh ở góc nhà sàn.

    Thấy tôi lạ mặt, bố của Luyến hỏi chuyện. Tôi không dám nói thật ḿnh là người Kinh ở dưới xuôi lên mà trả lời rằng là bà con của anh Thắng, hôm nay đến đây được mấy cậu em dẫn đi chơi.

    Sau vài ba câu chuyện, bố mẹ Luyến biết ư, đi nghỉ và bảo chúng tôi cứ ngồi chơi. Tôi đang e ngại v́ chưa hiểu t́nh thế ra sao, không biết nên về hay nên ở th́ A Lư rủ rỉ vào tai tôi: “Con bé Luyến có vẻ “kết” anh rồi đấy. Từ năy đến giờ nó cứ nh́n anh chằm chặp”. Nghe vậy, tôi để ư th́ thấy đôi mắt tṛn xoe, đen lay láy của Luyến đang nh́n tôi với g̣ má ửng hồng, không hiểu v́ thời tiết lạnh hay v́ bản năng riêng của con gái người dân tộc. Thấy tôi nh́n, cô bé mỉm cười quay đi. Thấy vậy, cả bọn cười, vỗ nhẹ vào vai tôi ra chiều chúc mừng rồi kéo nhau đi. A Lư bảo tôi: “Tụi em cũng loăng quăng ở gần đây thôi. Nếu có ǵ không ổn, anh muốn về sớm th́ cứ ra bên ngoài, ho lên mấy tiếng là em biết, sẽ dẫn anh về”.

    Đâm lao th́ phải theo lao, đợi Lư đi xong, tôi mạnh dạn đến bên chiếc giường lót rơm làm nệm của Luyến, ngồi xuống cạnh giường. Bất ngờ, Luyến thả mùng xuống, cài chung quanh rồi kéo tôi vào trong mùng, ôm chầm lấy tôi, áp mặt vào ngực tôi và cười khúc khích: “Hồi chiều em đă gặp anh rồi”. Hỏi ra mới biết, lúc chiều tôi đi loanh quanh trong bản chụp h́nh, thấy một đám sơn nữ đang địu ngô trên lưng từ đằng xa đi tới, tôi giơ máy ảnh ra chụp vài bức, té ra trong đám có Luyến mà tôi không biết.

    Cũng nhờ “quen trước” như vậy nên tôi với Luyến nằm bên cạnh nhau, chuyện tṛ với nhau cởi mở hơn. Tôi thành thật kể cho Luyến nghe rằng ḿnh là người Kinh ở dưới xuôi lên, Luyến cười: “Em biết rồi. Anh là nhà báo”. Tôi rất ngạc nhiên: “Sao em biết?”. “Tại v́ anh có máy ảnh to loại chuyên nghiệp. Với lại nhà báo th́ anh mới đi một ḿnh chứ nếu là khách du lịch họ đi cả đoàn”. “Thế anh là người lạ, em không sợ à?”. “Không. Tối nào các trai bản cũng đến nhà em, có vài người quen mặt nhưng cũng có người lạ mặt, em không sợ đâu. Với lại con gái th́ phải để người ta đến mới lấy được chồng, tục lệ ở đây là như vậy”.

    Câu nói của Luyến khiến tôi cảm thấy thương nàng. Luyến có cảm t́nh với tôi. Tôi biết rơ điều đó. Các cô sơn nữ thường thích những chàng trai Kinh. Cũng có người đă ở lại đây, ăn đời ở kiếp với nhau, sống cuộc sống b́nh dị có thể coi là hạnh phúc. Nhưng tôi th́ không, tôi sẽ phải trở về Hà Nội. Người ta bảo “ngủ thăm”, “ṃ đêm”, hoặc “chọc sàn” th́ không được phép làm điều ǵ không trong sạch trước khi cô gái đồng ư và sẽ phải tính đến chuyện lâu dài. Riêng tôi th́ khác, tôi là chàng trai người Kinh, tôi biết nếu tôi tiến tới, cô bé sẽ phá bỏ tục lệ, sẵn sàng chấp nhận nhưng tôi không thể làm như thế được...

    Đợi cho Luyến ngủ yên, tôi rón rén trở dậy, cố gắng không gây tiếng động kẻo làm Luyến thức giấc. Trước khi chui ra khỏi mùng, dưới ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn nhỏ đặt trên chiếc giá ở giữa nhà, tôi thấy gương mặt cô bé trông thật hiền dịu và thật dễ thương, đôi môi hé mở trong giấc ngủ như một đóa hoa rừng. Tôi đặt nhẹ lên má nàng một chiếc hôn từ biệt. Chợt, tôi giật ḿnh: trên hai g̣ má nàng có hai ḍng nước mắt chảy dài nhưng Luyến vẫn giả bộ ngủ. Các cô sơn nữ là như thế, rất quư trai Kinh nhưng cũng hiểu khó có chuyện lâu dài nên đành im lặng chia tay...<

  8. #138
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Câu chuyện bà Trần Thị Hài
    Phong Thu, thông tín viên RFA
    2013-01-15

    Ngày 9 tháng 12 năm 2007, cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc diễn ra rất lớn tại Sài G̣n và Hà Nội.

    AFP photo

    Bà Trần Thị Hài trong cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 9 tháng 12 năm 2007

    Hàng ngàn người đă xuống đường giăng biểu ngữ và hô vang khẩu hiệu lên án hành động ngang ngược xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Trung Cộng. Nhiều tấm h́nh đă được đăng tải trên liên mạng. Trong số đó, có một tấm h́nh của một người phụ nữ cao lớn, miệng hô khẩu hiệu, cánh tay đưa về phía trước, khuôn mặt hiện rơ cảm xúc trong khí thế xuống đường thể hiện ḷng yêu nước. Tấm h́nh đă lưu truyền trên mạng trong nhiều năm liên tục. Người phụ nữ trong bức h́nh độc đáo đó, chính là bà Trần Thị Hài, một dân oan đă đội đơn đi gơ cửa khắp nơi trong 12 năm ṛng ră để đ̣i lại mảnh đất của gia đ́nh đă bị chính quyền thu hồi vô lư và bất công.
    Bà Trần Thị Hài là ai

    V́ sao bà lại cùng người dân Hà Nội xuống đường biểu t́nh chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa? V́ sao bà đi theo dân oan để đ̣i đất? Và v́ sao cuối cuộc đời của một người vào Đảng cộng sản từ khi 17 tuổi đă phải trả lại thẻ Đảng và bị công an đến nhà c̣ng tay giam vào ngục tối? Bao nhiêu câu hỏi đó chính là ch́a khoá để mở rộng cánh cửa công luận t́m ra ánh sáng của những oan kiên mà bà đă tranh đấu suốt 12 năm trong vô vọng. Ông Đỗ Thành Huấn, chồng bà Hài cho biết bà Hài sinh ra trong một gia đ́nh nông dân đông anh em. Gia đ́nh nghèo, mẹ mất sớm phải sống với người mẹ kế. Cuộc sống của bà cũng rất vất vả từ khi c̣n thiếu thời. Sinh ra lớn lên ở Miền Bắc nên phải theo cộng sản tham gia những sinh hoạt Thanh Thiếu Niên. Ông Đỗ Thành Huấn cho biết như sau:

    "Hồi chị Hài c̣n trẻ ở ngoài Bắc, Hà Nội, là kiện tướng trung đội bèo hoa dâu, Trung Đội Phó Trung Đội bóng pḥng không,tức là thả hai cái bóng bự hai đầu cầu vào ban đêm để pḥng không, rồi Bí Thư Liên Chi Đoàn của Huyện Đông Anh. Năm sáu mươi mấy kết nạp đảng khi chưa đủ tuổi, mới có 17 tuổi. Sau nầy làm Y Tá công ty Bách Hoá Hà Nội. Năm 75 anh đi vào trong nầy bà làm ở công ty Cấp Ba Thị Xă, Phó Pḥng Hành Chánh Sở Thương Nghiệp Thị Xă Thủ Dầu Một, tỉnh B́nh Dương.”

    Mẹ con tốt bụng mà hiền lắm. Mẹ không muốn mích ḷng ai. Mẹ là người đàn bà rất hiếu khách, hiền lành. Sự thất vọng nó làm thay đổi một con người kinh khủng như vậy.
    Cô Đỗ Khánh Ly

    Nhiều năm trôi qua, người Việt trong và ngoài nước đều nhớ bài hát “Quê Hương” của cố nhạc sĩ Giáp Văn Thạch và bài hát “Xin Đừng Trách Đa Đa” của nhạc sĩ Vơ Đông Điền. Nhưng không ai biết ông Đỗ Thành Huấn là một nhạc sĩ trong nhóm nầy. Ông sinh ra lớn lên ở Cần Thơ, mồ côi cả cha lẫn mẹ. Ông đi theo cộng sản từ năm 1949, đến năm 1954 ông tập kết ra Bắc. Lúc đó, ông chỉ là cậu bé 16 tuổi. Ông vào Đảng cộng sản khi ông chưa đến 18 tuổi. Ông tốt nghiệp kỹ sư Khoa Cơ Khí ở Học Viện Nông Nghiệp Ucoren (*) tại Nga năm 1965. Và ông đă cưới bà Trần thị Hài vào giai đoạn chiến tranh rất ác liệt. Họ có 4 người con 3 gái, 1 trai. Sau năm 1975, bà theo chồng vào Nam. Ông Huấn về B́nh Dương làm Giám Đốc Công Ty Cơ Khí Nông Nghiệp Huyện Bến Cát. Một nơi khỉ ho, c̣ gáy, vất vả quanh năm.

    Bạn bè của ông đa số là văn nghệ sĩ, nghèo xác xơ, túi rỗng không tiền. Họ yêu mến tính t́nh hiền hoà, tốt bụng, trọng t́nh nghĩa của ông. Mỗi lần ông mời bạn đến nhà chơi, bà Hài chào hỏi, săn đón, nấu nướng đăi khách lịch sự và ân cần. Sau đó, bà rút lui vào trong bếp để cho mọi người được tự nhiên. Bà vốn là một phụ nữ ít nói, trầm tĩnh và không giao du bên ngoài. Bà Lê Như Mai, một văn nghệ sĩ đă quen biết vợ chồng bà Hài lâu năm nhận xét về bà như sau:

    “Người ta nhận xét về chị rất là tốt. Người ta thân t́nh hơn nên người ta nhận xét tốt về chị. C̣n riêng Mai th́ Mai nhận thấy như vầy nè. Có nghĩa là chị rất là hiếu khách. Bạn bè anh Huấn đến chơi th́ chị tiếp đăi rất là nồng hậu. Đó th́ ḿnh nhận xét tốt về chị thôi.”

    Nhưng v́ sao, một người đàn bà chỉ biết làm ăn, lo cho chồng con bỗng bị công an bắt bỏ tù hai lần? Cô Đỗ Khánh Ly, con gái của bà Hài buồn bả nói:

    “Con sốc lắm! Con hổng ngờ mẹ con thay đổi như vậy. Từ một người rất dễ thương, hiền. Mẹ con hiền lắm! Mẹ con tốt bụng mà hiền lắm. Mẹ không muốn mích ḷng ai. Mẹ là người đàn bà rất hiếu khách, hiền lành. Sự thất vọng nó làm thay đổi một con người kinh khủng như vậy. Mẹ con không phải người như vậy.”

    Khánh Ly cho biết những bất công chồng chất, những phi lư của toà án Nhân Dân tỉnh B́nh Dương xét xử những người chiếm đất của gia đ́nh đă làm cho cô có cái nh́n khác đối với xă hội mà cô đă sinh ra và lớn lên. Cô nói tiếp:

    “Con có muốn mua một tài sản ǵ nhỏ xíu con cũng phải có rất nhiều giấy tờ. Con phải có nhiếu giấy tờ kư cóp công chứng lung tung hết. Đàng nầy không có một giấy tờ lộn lưng ra toà người ta cứ khẳng định là của người không có giấy tờ. Trong khi ba con có giấy tờ th́ lại thua kiện. Con mới thấy cuộc đời không phải như ḿnh nghĩ.”

    V́ đâu nên nỗi


    V́ bị cướp trắng đất đai, bị ức hiếp, bị chà đạp một cách bất công. Bà Hài đội đơn đi kiện liên tục, công ăn việc làm bỏ dỡ, nợ nần ngập đầu. Vợ chồng phải sống nhờ vào trợ cấp của các con. Anh Đỗ Ngọc Hợp đă kể lại t́nh cảnh cha mẹ:

    "Ba má con mua miếng đất đó nợ tùm lum hết. Má con phải vay ngân hàng vớt lăi xuất cao để đầu tư mua. Ba má con phải vô rừng rú, rừng sâu nước độc vào Bù Da Mập, biên giới Lộc Ninh để làm đường nuôi tụi con, để đầu tư vô miếng đất đó. Ba con hồi làm cơ quan liêm khiết, không có tiền đâu, nghèo lắm. Má con phải chạy đầu nầy đầu kia để vay mượn đầu tư vô miếng đất. Bây giờ về già cũng không có miếng đất nào để dưỡng già hết, bị người ta chiếm hết rồi. Cống hiến cả đời bây giờ đầu hai thứ tóc bị ở tù. Ba con đau tim phải ở nhà đau khổ chờ vợ. Biết vợ ḿnh đúng mà không làm ǵ được. Con nghĩ lại con thấy cuộc đời ba má con khổ thật. Con thấy sợ.”

    Cả một đời làm việc vất vả, rồi đem tiền đầu tư vào mua đất để dành sau khi già c̣n có tiền sinh sống v́ lương hưu không đủ trả nợ và không đủ sống. Nhưng nay, mảnh đất mà vợ chồng bà chắt chiu với bao hy vọng bị chiếm đoạt. Bà Hài đội đơn đi kiện khắp nơi suốt 12 năm. Chẳng những Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh B́nh Dương không xét xử mà c̣n ra quyết định thu hồi miếng đất mà vợ chồng bà đă mua và được phép sử dụng trong ṿng 50 năm. Bà Hài làm đơn kêu cứu th́ kết quả là bị công an bắt nhốt vào tù 5 tháng 24 ngày, vào tháng 8 năm 2006. Lần nầy, sau khi bà tham gia biểu t́nh vào ngày 9 tháng 12 năm 2012 tại Hà Nội, khi bà trở về, công an vào nhà c̣ng tay đem nhốt vào nhà tù Bến Lớn. Toà án Nhân Dân Tỉnh B́nh Dương đă mở phiên toà Phúc Thẩm, ngày 27 tháng 12, kêu án bà 9 tháng tù giam. Ông Đỗ thành Huấn cho biết thêm nguyên nhân của cuộc trả thù nầy:

    “Năm 2006 chị Hài đi tù. Tỉnh ra quyết định băi bỏ quyết định sử dụng đất và thu hồi hết đất. Cái quyết định giao quyền sử dụng đất 16 năm rồi bây giờ nói cái quyết định đó sai, thu hồi lại, băi bỏ. Từ đó bà Hài đi kiện riết, kiện riết. Vừa rồi, cách đây 1 tháng bà Hài viết chữ trên áo là “yêu cầu Chủ Tịch Lê Thanh Cung đối thoại” th́ nó bắt bả rồi kêu án chị 9 tháng tù. Nó vô nhà c̣ng tay. Lần nầy nó vô nhà nó xét nhà, khám nhà. Lần trước nó cũng khám tung nhà lên hết, lần nầy nó cũng khám tung nhà lên hết. Rồi nó c̣ng tay chị Hài chở đi nhốt ở Bến Lớn. Ngày 1 anh có đến thăm một lần, thấy chị gầy hơi xanh nhưng tinh thần rất kiên cường. Bả nói bả ra tù rồi bả sẽ đi nữa. Bả nói coi “9 tháng tù như một giấc ngủ trưa.”

    Trên bước đường gian truân đi t́m công lư, bà Hài đă quen biết rất nhiều dân oan. Đa số họ là phụ nữ. Nhiều người mất hết đất đai nhà cửa khiến gia đ́nh đói rách, lang thang phải sống vất vưởng nơi đầu đường, xó chợ. Họ là những người đàn bà yếu đuối nhưng ư chí rất mạnh mẽ. V́ cùng chung cảnh ngộ nên thông cảm nhau. Những phụ nữ dân oan quen biết bà Trần Thị Hài đă thân mật gọi bà là Chị Cả. Cô Trần Ngọc Anh, một phụ nữ đă đi đ̣i đất bị chính quyền cướp đoạt hơn 11 năm. Cô đă kể lại cuộc biểu t́nh chống Trung Cộng ngày 9 tháng 12 năm 2012 vừa qua đă có cớ để công an đến nhà c̣ng tay bà Hài đem giam vào tù:

    Má con phải chạy đầu nầy đầu kia để vay mượn đầu tư vô miếng đất. Bây giờ về già cũng không có miếng đất nào để dưỡng già hết, bị người ta chiếm hết rồi.
    Anh Đỗ Ngọc Hợp

    “Chị Hài là chị kết nghĩa của con. Chế độ ǵ mà bất công quá đi! Nó không biết làm ǵ chị Cả của con th́ nó gài vào cái tội “gây rối an ninh trật tự công cộng”. Những lần Chị Cả đấu tranh rất là mạnh mẽ. Chị Cả không bao giờ lùi bước, không nhân nhượng bọn quan tham nầy. Quyết đấu tranh tới cùng nên nó thù vặt nó mới bắt chị. Ra Hà Nội đợt vừa rồi, con với chị giăng biểu ngữ lên nói sự thật là “Một Đảng cầm quyền, người dân không có quyền kiểm soát quyền lực của Đảng th́ dân làm sao có quyền tự do và hạnh phúc. Yêu cầu cái đảng cầm quyền hăy trả lại quyền tự do, quyền sống đúng nghĩa cho người dân Việt Nam. Nó giựt cái biểu ngữ đó. Ba mươi phút sau, con với chị làm lại cái biểu ngữ khác, nó giựt ba lần như vậy. Sau đó, chị em con đi biểu t́nh chống Trung Quốc th́ trên con đường về con biết có công an, an ninh vẫn đi theo. Khi về B́nh Dương ngày Chủ Nhật, sang Thứ Hai nó ập vô nhà bắt Chị Cả và Mai Anh.”

    Cô Anh cũng bị công an bắt giam và đánh đập dă man trong tù. Cô cho biết cái giá phải trả cho cuộc tranh đấu không cân sức giữa những người dân oan và lực lượng công an có dùi cui, súng đạn:

    “Trời ơi! Đấu tranh mà bị đánh. Đánh Chị Cả con mà là phụ nữ đó nghen, đánh tét lưng luôn máu chảy xuống. C̣n con nằm vật vờ nó kéo vô bệnh viện nằm vật vờ bất tỉnh đến ba ngày trời mới tỉnh dậy. Con hỏi d́ thấy có một chế độ nào mà đánh phụ nữ như thế không? Từ đó, con với Chị Cả quyết tâm chấp nhận hy sinh để nói lên một tiếng nói cho mọi người trên thế giới Việt kiều, thanh niên, sinh viên trong nước ngoài nước đấu tranh đ̣i lại nhân quyền thật sự, đúng nghĩa cho người dân Việt Nam.”
    Nhiều bất công, uất ức

    Esf8yCRhzIcMr9hn-250.jpg
    Bà Trần Thị Hài trong khí thế xuống đường thể hiện ḷng yêu nước. AFP photo
    Kể từ khi vác đơn đi kiện, gia đ́nh bà Hài đă trải qua biết bao tai biến. Ông Huấn bị xe tông găy tay, xém chết vào năm 2006. Cũng năm đó, bà ngồi tù khi ông đang mổ tim. Đứa con gái út có chồng đang sống tại Đức, cô đang học Kiến Trúc Sư, thấy mẹ quá khổ cực nên muốn bảo lănh mẹ sang Đức chăm lo cho các cháu và tránh xa những đau khổ, bất trắc có thể xảy ra. Nhưng hai lần ra sân bay, hai lần bị công an Tỉnh B́nh Dương ra lệnh không cho xuất cảnh. Ông Đỗ Thành Huấn nói:

    “Nó mua cái nhà ở bên Đức rồi nó sửa. Nó muốn chị Hài sang bên đó trông con giùm nó để nó học Kiến Trúc mà. Xin passport đàng hoàng. Nó mua vé máy bay rồi, lên sân bay rồi. Đồ khám hết qua tới pḥng cách ly rồi. Hỏng biết tại sao ách chị Hài trở lại. Hai đứa cháu ngoại nó khóc quá trời. Không có bà ngoại đi nó khóc. Trước khi đi, công an có mời anh chị, rồi mời cháu Anh, mời cháu Hợp đến cam kết là ra nước ngoài không có phỏng vấn, không có trả lời phỏng vấn không có nói ǵ ảnh hưởng đến người Việt Nam. Làm xong rồi đi, tới khi xuống dưới rồi ách lại không cho đi. Sau làm đơn nữa, rồi chị Hài lại đi mua vé, xuống đó nó lại đuổi một lần nữa. Lúc đó cháu Anh đă đi về Đức rồi. Chớ đừng có nói đi, không đi được đâu. Đừng có mơ ước.”

    Ông nói sự bất công, đàn áp không làm cho vợ chồng ông chùn bước. Họ sẵn sàng hy sinh mạng sống để đi t́m công lư.

    Một ḿnh trong căn nhà vắng lặng, ông đau khổ, lo lắng cho vợ hiền. Ông đọc cho tôi nghe bài thơ thương nhớ vợ:

    Em là thiên thần

    Em trong tù chỗ biệt giam

    Nhắn ra ngoài chỉ hỏi thăm

    Anh có khoẻ?

    Em một ḿnh giữa trùng dương sóng cả

    Lo về anh nơi bờ bến b́nh yên

    Em là Mẹ

    Là Chị

    Là Em

    Là gộp lại bao nỗi niềm trắc ẩn

    Mẹ sinh anh dưỡng nuôi vài năm tháng

    Em một đời lận đận những lo toan

    Nào lẽ phải công bằng

    Nào anh

    Nào con

    Em là thiên thần giữa trần gian tù ngục

    Đỗ Thành Huấn

    (Viết trong bệnh viện Thống Nhất Sài G̣n

    vào tháng 8 năm 2006 sau ca mổ tim thay van 10 ngày)

    Chú thích:

    *Lư lịch trích ngang của nhạc sĩ Đỗ Thành Huấn trong tập thơ nhạc “Sau Cơn Mưa” (1989) do Hội Văn Học Văn Học Nghệ Thuật tỉnh B́nh Dương ấn hành. Theo tài liệu Wikipedia th́ gọi là nước Ukraine, sát biên giới Nga. Liên Xô đă sáp nhậpTây Ukraine vào Liên Bang Nga vào ngày 15 tháng mười một năm 1939. Ukrainne được trả độc lập từ Liên bang Xô viết vào 24 tháng 8 năm 1991.

  9. #139
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chuyện nhà thi sĩ, 16 người phụ nữ và 24 đứa trẻ



    - Đoàn Dựghi chép



    Thi sĩ Nguyễn Đăng Hành sinh năm 1951, quê quán tại thôn Khoan Tế, xă Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Anh tự nhận ḿnh là “người bệnh tật và cô đơn nhất thế gian”. Ô hay, “phục vụ” được tới 16 bà vợ, “sản xuất” ra 24 đứa con chính thức, c̣n số con không chính thức th́ không biết bao nhiêu mà kể, vậy mà là người “bệnh tật” và “cô đơn nhất thế gian” ư?

    Để t́m hiểu câu chuyện, các phóng viên đă tới xă Đa Tốn, gặp ông Nguyễn Lê Vũ, phó chủ tịch UBND xă đồng thời cũng là người cùng làng với anh chàng thi sĩ ḍng giống Lạc Long Quân và bà Âu Cơ này. Ông Nguyễn Lê Vũ nói: “Đúng, Nguyễn Đăng Hành có nghề chính là nghề thợ mộc và đúng là có 16 vợ, 24 đứa con. Ở địa phương hay một tỉnh nào đó ông ta có một vài bà, bà nào cũng có cưới hỏi, cỗ bàn đàng hoàng nhưng không đăng kư kết hôn hay làm giấy tờ hôn thú bao giờ cả. Tính nết ông ta cởi mở, sống rất nghệ sĩ c̣n làm thơ hay hay dở th́ tôi không biết. Thơ của ông ta thường đăng trên các báo Hà Nội và mỗi lần đăng người ta đều có gửi nhuận bút về xă. Chúng tôi thấy ông ta không vi phạm luật lệ, luôn luôn vui vẻ, không đụng chạm ǵ đến ai nên chúng tôi cũng không đụng chạm tới ông ta”. “Có 16 vợ và 24 đứa con mà là không vi phạm luật lệ?”. “Ông ta nhiều vợ nhưng không làm giấy hôn thú nên trên nguyên tắc vẫn được coi như người độc thân dù năm nay đă 60 tuổi. Ngoài ra, với mỗi bà vợ ông ta chỉ có một hay hai đứa con, chúng mang họ mẹ, không có tới đứa thứ ba nên không thể nói ông ta vi phạm luật lệ mỗi gia đ́nh chỉ có 1 tới 2 con được”. “Vậy th́ ông ta quá khôn?”. “Không ai biết ông ta khôn hay dại nhưng rất xốc nổi, đối với ai ông ta cũng vui vẻ, thân mật, tớ tớ cậu cậu luôn miệng. Có một điều lạ là mỗi lần ông ta cưới vợ đều có các bạn thơ đến tham dự và đi đón dâu đàng hoàng. C̣n “cô dâu” th́ có thể là một bà ở tỉnh này hay tỉnh khác rất giàu, hoặc một cô giáo. Nếu ông ta là một tên sở khanh xấu xa th́ đâu có được như vậy”. Đúng là thật kỳ lạ. Nhưng khi đă xuống tới thôn Khoan Tế và đến nhà thi sĩ “thợ mộc” Đăng Hành (c̣n có bút hiệu Kinh Thi và nhiều bút hiệu khác), các phóng viên lại càng ngạc nhiên hơn khi thấy đó chỉ là một căn nhà nhỏ tí teo, trống tuềnh trống toàng, chủ nhân đi đâu không cần khóa cửa.







    C̣n bên trong nhà, ôi chao, thật là một băi chiến trường, vô cùng lộn xộn. Rác rưởi, bát đĩa, soong nồi, rổ lồng bàn, chai lọ... ngổn ngang. Cưa, đục, vỏ xe gắn máy treo lủng lẳng chung với quần áo ở trên vách tường.



    Một bà hàng xóm nhà ở ngay sát bên cạnh thấy có khách đến chạy sang. Bà cho biết bà tên Nguyễn Thị Kỷ, chị ruột của thi sĩ Đăng Hành. Trong câu chuyện, bà luôn miệng chê trách cậu em trai đă 60 tuổi là một thằng vô tích sự, vô trách nhiệm, cái thân nó đầy bệnh tật nó cũng chẳng để ư đến, cái nhà nó c̣n để như nhà hoang th́ nó c̣n biết lo lắng cho ai nữa.

    Sau này, lúc gặp thi sĩ Đăng Hành, các phóng viên kể lại lời chê trách của bà chị và hỏi bà nói thế là đúng hay sai, thi sĩ cười x̣a: “Đúng đấy, tớ th́ bừa băi lắm, láo toét lắm chứ chẳng tốt đẹp một tí nào cả”.

    Về tội vô trách nhiệm, thi sĩ kể rằng có lần ngồi uống rượu với một ông bố vợ ở Văn Giang (một huyện thuộc tỉnh Hưng Yên, gần Hà Nội - ĐD), ông nói: “Mày vô trách nhiệm lắm, con mày đứa nào cũng xinh xắn, ngoan ngoăn, học giỏi, vậy mà mày chả trông nom đến đứa nào cả, có khi mày cũng chẳng nhớ tên tụi nó nữa”. Sau đó thi sĩ cười: “Hàng bao nhiêu đứa th́ tớ nhớ thế đếch nào được. Riêng cái bà ở Văn Giang, đẻ xong bà ấy bế con đi, tớ ít đến thăm nên không nhớ nó là trai hay gái, được mấy tuổi rồi, ông bố vợ mắng tớ vô trách nhiệm tớ đâu có căi”.



    Thỉnh thoảng, gặp các con, thi sĩ Đăng Hành lại dặn rằng nếu có ai bảo bố mày nhiều vợ, không biết đến con cái th́ chúng mày nói giùm cho bố một câu: “Dạ thưa, tại bố chúng cháu là một nhà thơ. Nhà thơ th́ phải như thế chứ ạ!” (May quá, Đoàn Dự không phải nhà thơ!).

    Cứ nh́n căn nhà của thi sĩ Đăng Hành và bên trong của nó th́ biết anh chàng nghèo như thế nào. Đến cái kệ dùng làm chỗ đặt bếp đun nấu cũng không có, phải lôi mấy tấm bia mộ người ta bỏ đi, đem về kê lên làm chỗ đun. Anh ta khéo tay, làm thợ mộc rất giỏi nhưng ít khi làm, nên mỗi tháng chỉ kiếm được gần triệu bạc, đủ ăn là tốt. Thơ anh tháng nào cũng có đăng báo hoặc phát trên đài nhưng thu nhập chẳng bao nhiêu, đôi ba trăm ngàn không đủ uống rượu với các bạn. Lạ lùng là hết tiền th́ ráng chịu nhưng hễ có tiền là anh ta lại đi kiếm các bạn để ăn uống, b́nh thơ, hoặc đi thăm vợ, thăm con, gặp ai nghèo th́ anh ta cho, cho hết. Không c̣n tiền, trở về làng tiếp tục làm nghề thợ mộc hoặc đi đóng gạch thuê cho một ḷ gạch quen ở gần nhà, kiếm vài chục ngàn, vẫn vui như thường!

    Thơ của Đăng Hành có thể gọi là hay. Ngoài những khi bốc đồng, đôi lúc anh cũng buồn, cũng xót xa về cái nghèo của ḿnh, không thể đem thơ ra xào nấu thành món ăn được. Anh tự trào thân phận hẩm hiu qua bài thơ Đường luật sau đây:



    Tự hứng

    Làm thầy, làm thợ, lại làm thơ

    Làm lắm cho nên mới xác xơ
    Nhiều lúc vểnh râu lên lớp phó
    Lắm phen trợn mắt bật tràng thơ

    Nhừ tay đục đẽo, mồ hôi tóe
    Nát óc nghiến nghiền, thần sắc trơ
    Đa nghiệp, đa nghề, đa dạ lép
    Đáng đời thầy thợ, đáng đời thơ.


    Cũng có khi anh mượn lời con nhỏ, nói lên nỗi chua chát mà ứa nước mắt:



    ...Thôi bố ạ
    Bố đừng làm thơ nữa
    Thơ chẳng ăn được đâu
    Bố làm bánh, làm kem
    Lúc đói con ăn, lúc thèm con mút
    Kẹo, kem mẹ c̣n bán
    Thơ chẳng bán được đâu.
    (Trích: Lời con nhỏ)


    Ở trang b́a thứ 2 của tập thơ “Hỏi”, thi sĩ Nguyễn Đăng Hành tự nhận ḿnh là “người cô đơn”. Có 16 vợ, 24 đứa con mà c̣n cô đơn, thế phải có bao nhiêu vợ mới hết cô đơn?

    Bà chị Nguyễn Thị Kỷ kể, vợ nào cưới được một thời gian sinh xong đứa con nó cũng đuổi đi. Lư do: vợ nói, con khóc nó không làm thơ được (!).

    Đăng Hành giải thích rằng trước khi cưới vợ anh đă giao hẹn rồi, anh thích tự do, không thích ràng buộc v́ anh là một nhà thơ. (Biết rồi, khổ lắm, nói măi, cứ “nhà thơ” hoài! – ĐD). “Này, cả 16 bà đều mê tớ lắm đấy nhé! Có nhiều bà tranh nhau đ̣i bán nhà, bán đất, đem tiền về xây biệt thự ở chung với tớ. Đất ở Thường Tín, Văn Giang, Gia Lâm, Long Biên của các bà ấy đều bạc tỉ cả đấy nhưng tớ đếch chịu. Tự do của tớ chỉ đáng bạc tỉ thôi à?”.



    Mỗi lần cưới vợ, Nguyễn Đăng Hành cho phép tân nương được quyền lựa chọn một trong hai trường hợp: hoặc cô dâu ở lại nhà Đăng Hành, hoặc Đăng Hành đến nhà cô dâu ở rể. Tuy nhiên, dù ở nhà hay đến ở rể, hễ vợ có con rồi là thi sĩ sẽ bái bai để trở lại với đời sống tự do và với bầu rượu, túi thơ, không ai được quyền ghen. Về điểm này, thi sĩ có bài thơ vui, ư thơ hơi lạ:



    Ở rể
    Em vợ chửi
    Mẹ vợ rủa
    Mụ vợ xua

    Anh cười:
    Đắc đạo!

    Rước vợ về quê
    Rau
    Cháo
    Nâng trứng
    Hứng hoa
    Làng xóm chê:
    Thằng cha sợ vợ
    Không
    Không
    Tớ là
    Nhà thơ

    (Trích: Nhà thơ)



    Nói về những bà vợ, thi sĩ Đăng Hành thường gọi họ là đồ ế, đồ thiu, đồ rau già cá ươn, nhưng khi kể về những đứa con th́ thi sĩ không giấu nổi vẻ tự hào. Có đứa là kỹ sư, có đứa là luật sư, có đứa đang học đại học, có đứa là học sinh giỏi nhiều năm liền, có đứa thỉnh thoảng lại ghé qua thăm bố, dúi cho bố ít tiền uống rượu, đổ xăng để đi gặp bạn thơ. Cũng có lúc, cả chục đứa tề tựu đông đủ, nhưng cũng có lúc chả thấy đứa nào đến. Đăng Hành hănh diện là các con của ḿnh đứa nào cũng xinh xắn mặc dầu chúng mang họ mẹ và hắn chỉ có công giúp mẹ chúng đẻ ra chúng c̣n th́ hoàn toàn vô trách nhiệm.

    Đôi khi anh cũng nhớ các con da diết:



    Thế là khê cháo, ôi cơm
    Thằng Tễu quay ngoắt, thằng Bờm quay đi
    Thằng Đức nào nói năng ǵ
    Thằng Tài biếng nhác, ĺ ĺ trơ trơ
    Hậu, Hiền, hy vọng, trông chờ
    Càng mong càng mất, càng mơ càng buồn
    Lại c̣n Lan, Huệ, Hùng, Hương
    Bái bai, vút vút, bùng bùng, bái bai
    Điểm danh c̣n một xâu dài
    Thôi thôi chiến tích một thời đă qua...
    (Trích: Giúp đời)


    Rồi:



    Phượng ơi, cái Chiến nó chuồn
    Lê, Nga chạy trốn, Loan, Xuân tảng lờ
    Tớ c̣n mỗi rượu và thơ
    Nếu Phượng tâm đắc cùng chờ xuân sang
    (Trích: Tang t́nh)



    Vậy đấy, một bầy gồm 16 bà vợ và 24 đứa con chính thức, nhưng Nguyễn Đăng Hành lúc lớn tuổi vẫn thấy cô đơn với căn nhà đơn giản và hai cây ổi chẳng chịu ra hoa. Có một nhà văn Tây phương nói rằng đàn ông càng yêu nhiều, càng quen biết nhiều càng cảm thấy cô đơn, và cuộc hành tŕnh t́m cách lấp đầy những nỗi cô đơn chỉ làm cho ḷng họ thêm trống rỗng. Và như vậy, cuộc đời thi sĩ Đăng Hành cũng chẳng sung sướng ǵ. Anh thường bảo Đăng Hành tức là lên đường, tức là bị trời hành. Có lẽ, cũng nhờ những nỗi cô đơn nên đôi khi anh có những câu thơ rất hay:



    Hỏi rằng ai nắng ai mưa
    Ai khô ai ướt ai chưa đèo ḅng
    Hỏi người ai nhớ ai mong
    Ai chờ ai đợi ai ḷng hiểu ai

    Hỏi đêm tối, hỏi canh dài
    Hỏi chiếc khuy bấm đă cài lại chưa?

    (Trích: Hỏi)


    Sau đây chúng ta thử nghe một người ở Hà Nội kể về nhà thơ Đăng Hành để hiểu tại sao thi sĩ lại có những hành động kỳ lạ như vậy.

    “Nhà tôi ở xă Đông Dư, cách thôn Khoan Tế của nhà thơ Nguyễn Đăng Hành gần 2 cây số. Hằng ngày tôi vẫn đi chợ Bún, cái chợ khá sầm uất nằm ngay đầu đường dẫn vào nhà thi sĩ Đăng Hành, chính v́ thế tôi biết về gia đ́nh ông khá rơ. Khen ngợi ông hay chê trách ông, cả hai đều không thể được. Con người ta h́nh như có cái số. Số ông đào hoa th́ nó dẫn đến như vậy chứ ông có làm hại ai đâu mà chê trách. Tuy nhiên, không chỉ xă hội ta mà cả thế giới văn minh đều chẳng ai khuyến khích đàn ông lấy hơn một vợ, v́ vậy khen ông cũng không thể được, có khi bị thiên hạ chửi ḿnh.

    Cho đến một hôm, cùng nhà thơ đi uống bia, ăn thịt dê ở chợ Đa Tốn, tôi ướm hỏi: “Anh thấy thế nào nếu đưa chuyện vợ con, thê thiếp của anh lên báo cho thiên hạ biết?”. Không ngờ, Nguyễn Đăng Hành bảo: “Chuyện của tớ chả có ǵ đáng tự hào, cũng chả có ǵ đáng xấu hổ. Gọi tớ là nhà thơ cũng được, thợ mộc cũng được, Chí Phèo cũng được, tớ không cần căi”. Rồi anh nói tiếp: “Làng xóm bảo tớ là Hành điên, Hành đểu... Ờ, th́ họ nói đúng cả. Tớ nhổ nước bọt vào mặt mấy cái thằng ngủ với gái nhoanh nhoách rồi quất ngựa truy phong mà cứ lên mặt đạo đức, làm ra vẻ ta đây tử tế. Nếu xă hội bảo thằng Đăng Hành này đểu th́ mặc kệ xă hội, nhưng với những người đàn bà của tớ, cả thảy 16 người, họ nghĩ tớ là thằng tốt, thằng tử tế là được rồi. Chí Phèo cũng có cái tử tế của Chí Phèo, ít ra là với Thị Nở. Cậu có tin là 16 bà vợ tớ đều yêu tớ, coi trọng tớ không? Tớ bấm điện thoại cho cậu nói chuyện nhé?”. “Thôi thôi, không cần, không cần”.

    Quả thực, tuy nói không cân nhưng tôi rất ngỡ ngàng. Một người đàn ông có vợ, chỉ cần léng phéng với ai đó sơ sơ “ṿng ngoài” là đă có thể bị cắt mất toi cái của quư, đằng này Nguyễn Đăng Hành có tới 16 bà vợ mà anh khẳng định cả 16 bà đều yêu quư anh th́ không ngạc nhiên sao được? Có điều ǵ đó rất lạ phía sau người đàn ông “đại đa thê” này.

    Một ngày cuối tuần, tôi t́m đến nhà Nguyễn Đăng Hành. Căn nhà cấp 4, cả cửa chính lẫn cửa nghách đều thông thống, không có khóa. Màn vẫn c̣n mắc trên giường, trên đ́nh màn có mấy tấm xốp để hứng nước mưa dột. Bát đĩa ăn dở vứt dưới nền nhà. Nguyễn Đăng Hành đi vắng.

    Tôi loay hoay sang nhà hàng xóm. Chị gái của nhà thơ Đăng Hành là bà Kỷ. Bà là thầy cúng, nói chuyện bốp chát nhưng rất lôi cuốn. Từ đầu đến cuối bà cứ lôi cậu em trai ra mà khích bác nhưng trong giọng nói vẫn có ǵ yêu thương người em út ấy: “Nó khổ nhất nhà, long đong nhất nhà”.

    “Tôi chán ăn cỗ cưới của nó lắm rồi. Lần một lần hai th́ c̣n đi đón dâu cho nó, chứ tới lần thứ 15-16 th́ kệ, tôi cóc thèm đi nữa. Nó cưới người chứ cưới chó cũng mặc kệ! Để tôi tính xem nào... con đầu tiên ở Thạch Bàn, con thứ hai ở Mỹ Hào, con thứ ba ở làng Rồng, con thứ tư ở Văn Giang, con thứ năm ở Công Luận, con thứ sáu, con thứ bảy... tôi không nhớ hết, nhưng con cuối cùng, tức thứ 16 là ở Bắc Ninh, mới cưới được mấy năm nay”.

    Sau khi liệt kê “thành tích” của cậu em trai, bà chê: “Cái thằng Hành này c̣n kém xa cụ Nguyễn Du nhé. Cụ Nguyễn Du làm thơ hay gấp ngh́n lần nó, lấy vợ cũng hoành tráng hơn nó nhiều. Năm 21 tuổi cụ có vợ, vậy mà khi mất, mới 31 tuổi đă có vô số vợ và 18 con. Thằng Hành năm nay gần 60 tuổi mới có 24 đứa, c̣n kém xa cụ!”. (Xin đính chính: cụ Nguyễn Du mất năm 56 tuổi chứ không phải 31, c̣n số vợ con của cụ th́ không thấy sách vở nào nói đến- ĐD).

    Bà Kỷ nói tiếp: “Nó có 16 vợ, cưới 16 lần nhưng tôi chỉ nhớ được mấy đứa thôi. Vợ đầu của nó là con Lê ở Thạch Bàn. Hồi cưới nhau thằng Hành 21 tuổi, con Lê 23. Chúng nó có với nhau 2 thằng con. Ở với nhau được mấy năm th́ thằng Hành đuổi. Con Lê bỏ vào trong Nam. Chả ai nuôi con cho chúng nó nên tôi phải nuôi. Bây giờ một thằng làm việc ở Tây Bắc, cũng khá thành đạt, thỉnh thoảng cho bố tí tiền tiêu vặt, c̣n thằng thứ hai th́ mới đi công tác vào trong Nam”.

    “Con vợ tiếp theo của nó ở Mỹ Hào, cũng đẻ một trai, một gái, đất đai, nhà cửa rộng lắm. Hồi cưới nhau, cũng mổ lợn ăn uống linh đ́nh. Nhưng con này ở với nó cũng chỉ được vài năm là nó đuổi”.

    “Đuổi con đó đi th́ nó cưới con làng Rồng. Ở với nhau những 10 năm. Nhưng trong lúc cưới con này th́ nó lại tằng tịu với con khác ở Văn Giang, cũng đón dâu, cũng đông đủ họ hàng. Con này là giáo viên đàng hoàng chứ không phải thứ ngu dốt...”.

    Tôi hỏi bà Kỷ: “C̣n những người khác không ra ǵ hay sao mà anh Hành lại đuổi?”. “Không, tôi thấy vợ nó đứa nào cũng tử tế, cũng tốt, có nhiều đứa gia đ́nh rất giàu. Có lần tôi hỏi, nó bảo có đàn bà với trẻ con ở trong nhà nó không làm thơ được nên phải đuổi”. Th́ ra vậy, đuổi vợ để được yên tĩnh... làm thơ!

    Tuần sau, tôi lại t́m đến làng Khoan Tế. Lần này th́ chiếc xe máy Trung Quốc cóbảng nhưng... không có chữ số, dựng ở cổng, tức thi sĩ Đăng Hành đang có mặt ở nhà. Tôi rủ anh đi nhậu.





    Trong lúc chén chú chén anh thân mật, tôi hỏi một câumà có lẽai cũng muốn hỏi: “Anh có bí quyết ǵ mà chị em chết như ngả rạ thế?”. Đăng Hành lắc đầu: “Tớ chẳng có bí quyết ǵ cả mà cũng không hề tán tỉnh phụ nữ, chẳng qua chỉ là do các cô ấy giới thiệu nhau với tớ mà thôi”. Tôi rất kinh ngạc: “Các bà ấy giới thiệu nhau với anh?”. “Đúng thế. Cái này tớ nói riêng với một ḿnh cậu. Như cậu đă biết, ở nước ngoài th́ ḿnh không hiểu ra sao chứ c̣n trong nước ḿnh, v́ đời sống quá khó khăn, làm không đủ ăn, phái nam đâm ra e ngại không dám lấy vợ nên phái nữ bị ế rất nhiều. Chẳng phải tại họ xấu xí hoặc kém cỏi ǵ đâu, nhiều người rất có điều kiện nhưng do họ không gặp gỡ vậy thôi. Quan niệm của tớ là phải hy sinh, phải giải quyết cho các bà ấy được tới đâu hay tới đó. Bất cứ bà nào dù già, dù nghèo, dù xấu xí như ma chê quỷ hờn mà muốn liên lạc với tớ, xin tớ “cho” một đứa con để sau này có chỗ nương tựa tớ cũng sẵn ḷng. Riêng 16 cô tớ cưới là do các cô ấy không muốn mang tiếng chửa hoang, gia đ́nh lại sẵn tiền, nhờ tớ làm cái đám cưới để các cô ấy tránh tiếng. Chính các cô ấy, sau khi sống với tớ ít lâu lại giới thiệu bạn đấy, cậu ạ. Bởi vậy nên các cô ấy chẳng ai ghen tuông hay muốn chiếm đoạt tớ làm của riêng ḿnh mà đối xử với nhau rất tử tế. Trong khi đó th́ mọi người không hiểu lại bảo tớ là thằng đểu, thằng sở khanh, thằng ham mê sắc dục, nay cưới bà này, mai cưới bà khác tớ cũng mặc kệ. Ngay cả bây giờ nếu cậu chỉ vào mặt tớ, chửi tớ như mọi người vẫn chửi tớ cũng im lặng... Việc ḿnh ḿnh làm, họ chửi, ḿnh phải chịu đựng th́ sự hy sinh của ḿnh càng có ư nghĩa, đúng không?”.

    Hắn mở chiếc túi dết lấy ra tập thơ có cái tên cu ky là “Hỏi” do Nhà xuất bản Lao Động ấn hành mà tôi đă từng biết, chỉ cho tôi coi bài thơ “Giúp đời” rồi hắn tự đọc lấy, không để tôi đọc:



    Giúp đời
    Đâu v́ mây gió nguyệt hoa
    Xót đời cám cảnh nên ta giúp đời
    Là cây phải nảy búp chồi
    Nụ hoa phải đáng một đời nụ hoa
    Là con th́ phải có cha
    Là gái hợp cẩn giao ḥa âm dương
    Sao đời bất hạnh vô duyên
    Bao cây không rễ bao thuyền bơ vơ
    Hương hoa phảng phất, ngẩn ngơ
    Ai ḍm, ai ngó, ai tơ, ai t́nh
    Tủi buồn hoa vẫn trắng trinh
    Hận đời, hận kiếp, hận ḿnh, hận duyên
    Ta đây dẫu chẳng thánh hiền
    Cũng liều mang cái khùng điên giúp đời.
    Nguyễn Đăng Hành

    Bây giờ th́ tôi đă hiểu, nhà thơ Đăng Hành, hay Lăn Tử, hay Kinh Thi, Đăng Lam, Tú Huyết... không khùng điên, không sở khanh, không vợ nọ con kia như chúng tôi tưởng”.



    Cuối cùng, người bạn đó kết luận:

    “Để kết thúc câu chuyện về thi sĩ Đăng Hành với kiểu “giúp đời” chẳng giống ai hết, tôi chợt nghĩ đến bà chị họ tôi ở quê nhà. Bà chị tôi nay đă ngoài 40 tuổi, gầy c̣m, nhan sắc kém, bố chết, mẹ chết, nhà lại quá nghèo. Chả người đàn ông nào để ư đến chị. Thời con gái chị cũng b́nh thường như các cô gái khác, nhưng giờ th́ có vẻ lẩn thẩn. Chị sống lầm lũi trong ngôi nhà giữa vườn chuối hoang. Thật tội nghiệp cho chị. Anh em ai có phận nấy, không biết sau này chị dựa vào ai. Nếu một người đàn ông nào đó cho chị một đứa con, rồi kể cả bỏ mặc mẹ con chị, chắc tôi cũng không coi anh ta là kẻ đểu giả!”.<

  10. #140
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    TPHCM đề xuất làm thí điểm khu đèn đỏ
    RFA 21.01.2013

    Sở Lao động và Thương binh Xă hội thành phố HCM cho biết đă đề xuất lên UBND thành phố một kế hoạch thành lập khu đèn đỏ nhằm thí điểm giảm thiều t́nh trạng mại dâm cũng như những hoạt động ngoài pháp luật núp bóng giấy phép các loại để mua bán dâm trên địa bàn thành phố.



    Theo ông Lê Văn Quư, Phó chi cục Pḥng chống tệ nạn xă hội cho biết t́nh h́nh mại dâm tại thành phố đă lên đến mức nghiêm trọng. Có ít nhất 15 ngàn người nữ bán dâm hành nghề qua nhiều cách khác nhau mà lực lượng an ninh không thể nào theo dơi hay bắt giữ. Với sự bùng nổ Internet hiện nay người bán dâm có thề lên mạng để trao đổi thông tin với người mua một cách kín đáo và an toàn, bên cạnh đó những kiều nữ ra nước ngoài bán dâm cũng không thể kiểm soát ngày một nhiều hơn.

    Yếu tố làm cho hoạt động này ngày một lan rộng là do Quốc hội thông qua đạo luật không xem việc mua bán dâm là tội phạm h́nh sự và không cần phải giáo dục họ tại nơi cư trú.

    Theo bà Huệ một cán bộ thuộc sở Lao động Thương binh Xă hội cho biết nếu thành phố chấp thuận thông qua đề án này th́ nên theo mô h́nh của Thái Lan tuy cho phép mở khu đèn đỏ nhưng vẫn không công nhận đây là một nghề nghiệp chính thức trong xă hội, điều này sẽ giảm những chống đối từ những người bảo thủ trong xă hội ngày nay.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 27-09-2011, 01:31 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 19-07-2011, 07:35 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 02-11-2010, 11:33 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •